chị tonka nói đúng á. Lanthanh có nhiều cái để người ta ganh. Có thể mấy "bà" này nghĩ trong bụng mình qua đây làm...
see mother luôn, còn nó chỉ ở nhà cà nhỏng được chồng nuôi. Trẻ hơn, đẹp hơn, cao hơn là đã bị ganh rồi, nói chi là sướng hơn, rảnh hơn, đảm hơn.... Lanthanh thích làm món này món nọ đem cho, riêng cái chuyện khác khẩu vị người ta không thích đã bàn đến rồi, còn một khía cạnh khác là làm cho người nhận có thể bị... chạm tự ái vì nghĩ rằng Lanthanh đang muốn nói họ đoảng, không biết nấu món này món nọ. Người ta chê chưa chắc vì đồ của Lanthanh dở, mà là... ngon hơn của người ta đó.
Mỗi thứ Bảy gặp nhau, không tránh mặt được thì cũng có thể ngồi chung, nhưng Lanthanh đâu cần phải 888 với họ. Ngồi im luôn thì họ sẽ nói là Lanthanh "chảnh", nói nhiều thì có chuyện, cho nên tốt nhất là ngồi nghe, lâu lâu hưởng ứng vài câu đại khái xã giao. Ai hỏi gì Lanthanh không muốn nói thì một là lảng sang chuyện khác một cách cố ý để cho họ biết là Lanthanh không thích trả lời, hai là trả lời trớt quớt, phang ngang, thử coi họ có bớt không.
À còn cái vụ cho đồ, có thể là đãi bôi, cũng có thể là nói cho có nhưng không có ý lèo hay xạo. Nhiều khi họ nói cho, rồi sau nghĩ lại thấy ngại sợ Lanthanh chê đồ của họ nên im luôn. Hoặc họ nói nhưng không hứa. Ví dụ, QA nói "nhà mẹ chồng em có bơ, hôm nào em hái cho chị". Hai chữ "hôm nào" đó có nghĩa là "tùy hứng", nhớ thì hái, hái rồi rảnh thì đưa, không rảnh thì... thôi, chứ không có nghĩa là nay mai em sẽ có bơ cho chị ăn. Có thể QA nói câu này xong rồi cũng sẽ quên bẵng đi vì nghĩ rằng người kia sẽ không ngồi nhà chờ mấy trái bơ của mình. Nhiều người được nói cho họ cũng ừ rồi thì cũng sẽ quên luôn không đợi mình cho thật, nhưng yes, có người sẽ ngồi chờ mình đưa bơ tới, và trong trường hợp đó thì QA trở thành người hứa lèo

đành chịu thôi...
Đôi khi QA cũng nói để sắp đồ cũ cho người này người nọ vì thấy đồ của mình còn quá tốt, nhưng nhiều khi sắp rồi lại ngại không biết có nên đưa hay không, vì nhiều khi người ta cũng là cám ơn một cách khách sáo chứ không muốn lấy đồ cũ của mình, thành ra mình đưa cho họ, họ lại nghĩ trong bụng "bà coi thường tui quá, tưởng tui nghèo cần đồ cũ của bà hay sao". Do đó có khi người hứa cho cũng kẹt, mà người được hứa cho cũng kẹt luôn. Tốt hơn hết là thẳng thắng giống như xv, mất lòng trước, được lòng sau.