Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages<12
Tin tức Khoa Học - Y Học mới...
viethoaiphuong
#21 Posted : Thursday, September 13, 2012 11:28:44 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Các nhà nghiên cứu quay ra biển để tìm thuốc mới



Sinh vật và san hô trong lòng biển

VOA
Từ thời cổ, loài người đã tìm các loại thuốc trong thiên nhiên. Vào thời kỳ công nghiệp hóa, các nhà khoa học lùng kiếm trong những khu rừng nhiệt đới để tìm các hóa chất chống lại bệnh tật. Hiện nay, các khoa học gia tìm đến một nơi khác, các đại dương.

Ít nhất có 26 loại thuốc được chế tạo từ những sinh vật của biển hiện đang bán trên thị trường hay đang được phát triển. Các nhà khoa học đang làm việc để chế tạo nhiều hơn nữa.

Chuyên viên hóa học Mande Holford có một đối tác bất thường trong việc nghiên cứu của bà, một con ốc biển ăn cá. Bà nói lưỡi con ốc như một cái vòi có thể gây tử vong. Loại ốc này dùng vòi để chích vào con mồi một chất lỏng chứa một amino axít độc có tên là peptide. Bà Mande Holford nói:

“Những con ốc này sản xuất ra một loại bom chùm. Trong mỗi nọc độc này có khoảng từ 50 đến 200 chất peptide khác nhau. Và tất cả những chất peptide này tấn công những điểm chính yếu dọc hệ thống thần kinh. Một điểm chất này tấn công là tín hiệu đau đớn. Khi chúng làm cho tín hiệu đau đớn không hoạt động, con mồi không chiến đấu hay vùng vẫy.”

Cá nằm yên, ngay cả khi bị ăn thịt. Các nhà hóa học đã đạt được một thành công quan trọng trong việc sử dụng chất peptide, chế được một thứ thuốc có tên Prialt làm giảm đau đối với những bệnh nhân HIV và ung thư.

Ông David Newman là Trưởng ban Sản phẩm Thiên nhiên của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ. Sau nhiều năm thu thập các sinh vật trên đất liền, toán của ông hiện chỉ thu thập sinh vật biển, gồm cả bọt biển và san hô. Ông nói vì những sinh vật này không di chuyển, chúng phụ thuộc vào chiến tranh hóa học. Ông nói:

“Tôi được nổi tiếng vì tuyên bố là vũ khí giết người hàng loạt đang sống động và sống mạnh trên vĩa san hô, nếu bạn ngẫu nhiên là một miếng bọt biển đang cố xâm nhập lãnh thổ của sinh vật khác hay là bạn là một con sao biển đang cố ăn miếng bọt biển. Tất cả những sinh vật này rất độc vì ảnh hưởng làm loãng của nước biển.”

Những hóa chất mạnh như vậy đang mời chào bất cứ nhóm nào đang tìm phương cách giết các tế bào ung thư. Sâu dưới những vĩa san hô là những chất hứa hẹn nguồn dược phẩm nhiều hơn: đó là bùn.

Ông William Fenical nói gần 70% mặt trái đất là bùn sâu dưới đáy biển. Ông điều khiển Trung tâm Thuốc sinh học và Công nghệ sinh học thuộc Viện Hải dương học Scripps tại California. Toán của ông đang tìm những vi sinh vật sống tại đáy biển. Ông Fenical nói:

“Trong 50 năm qua, vi sinh vật có mặt trên đất đã được khai thác để sản xuất kháng sinh, thuốc chữa ung thư, và thuốc làm giảm chất mỡ trong máu. Chúng tôi tin rằng đại dương là một nguồn hoàn toàn mới cho những sản phẩm vi sinh như vậy."

Toán của ông Fenical đã có hai loại thuốc đang được phát triển và ông thấy những loại thuốc có nguồn gốc đại đương là vô tận.
viethoaiphuong
#22 Posted : Thursday, January 31, 2013 1:58:24 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Binh sĩ Mỹ được ghép 2 cánh tay mới nói 'thật là kỳ diệu'



Anh Brendan Marrocco, 26 tuổi, nói với các phóng viên báo chí rằng thật là một “điều kỳ diệu” khi có lại được hai cánh tay.


VOA - 30.01.2013
​​Một binh sĩ Hoa Kỳ bị mất toàn bộ tứ chi trong cuộc chiến tranh Iraq vừa được xuất viện gần thủ đô Washington hôm thứ Ba với hai cánh tay mới được cấy ghép.

Ðây là một ca cấy ghép tứ chi hiếm thấy trong ngành y.

Anh Brendan Marrocco, 26 tuổi, nói với các phóng viên báo chí rằng thật là một “điều kỳ diệu” có lại được hai cánh tay sau khi anh bị mất cả hai tay trong một vụ nổ bom gài bên đường năm 2009.

Anh Marrocco là binh sĩ Hoa Kỳ đầu tiên từ chiến trường Iraq và Afghanistan còn sống sau khi đã bị mất cả hai tay và hai chân.

Anh Marrocco trải qua cuộc giải phẫu dài 13 tiếng hôm 18 tháng 12 để cấy ghép 2 cánh tay mới, và đang hồi phục dần kể từ đó.

Anh Marrocco nói với các phóng viên báo chí rằng anh chấp nhận dùng đôi chân giả, nhưng cảm thấy thật thiếu thốn khi không có đôi tay.

Anh Marrocco sẽ tập luyện để khôi phục các chức năng cơ thể trong những năm tới trong lúc cải thiện khả năng thích nghi với đôi cánh tay mới.

Các ca ghép cánh tay và bàn tay

2012: Brendan Marocco trở thành người thứ 7 ở Hoa kỳ được ghép thành công hai cánh tay.

2008: Ca ghép hai cánh tay lần đầu tiên trên thế giới được thực hiện đầu tiên ở Ðức.

2000: Ca ghép hai bàn tay lần đầu tiên trên thế giới được thực hiện ở Pháp.

1999: Ca ghép bàn tay lần đầu tiên được thực hiện ở Hoa Kỳ và Trung Quốc.

1998: Các bác sĩ Pháp thực hiện ca ghép bàn tay, bàn tay được gỡ bỏ ba năm sau theo lời yêu cầu của bệnh nhân.

1964: Các bác sĩ ở Ecuador thực hiện ca ghép bàn tay, hai tuần sau bị phản ứng thải ghép.
viethoaiphuong
#23 Posted : Saturday, March 2, 2013 7:01:07 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Phát minh loại giấy xét nghiệm giúp phát hiện ung thư tụy


HTMT dịch báo Pháp - 01.03.2013 / Yahoo FR
Đó là công trình phát minh một loại giấy xét nghiệm đáng tin cậy và rẻ tiền đối với ung thư tuyền tụy.


Jack Andraka thuyết trình phát minh tại Intel International Science and Engineering Fair tại Hoa Kỳ
Cậu thiếu niên đã có một bài thuyết trình chỉ 15 phút và đã được vỗ tay khen ngợi vang dội khắp hội trường.

Một xét nghiệm có độ tin cậy tới 90%, Jack Andraka, chỉ mới vừa tròn 15 tuổi , vừa mới phát minh một cách kiểm tra ung thư tuyến tụy. Cậu thiếu niên Mỹ, ở Crownsville, thuộc Maryland, đã tìm ra một phép thử nghiệm mới để phát hiện ung thư tuyến tụy, chỉ mất 3 xu tiền Mỹ (2 xu tiền euro) và trong 5 phút. Bằng cách nhúng vào chút máu hoặc nước tiểu một cái que nitrocellulose và độ dẫn điện sẽ bị thay đổi khi có mặt mésotheline, một dấu hiện ung thư tuyến tụy, buồng trứng và phổi.

Cậu thiếu niên đã kể làm thế nào để tìm ra điều này trong một cuộc hội thảo về Khoa Học, Kỹ Nghệ tại Long Beach, ở California, thứ Tư vừa rồi. Dự án nầy xuất hiện trong ý nghĩ của cậu thiếu niên, sau cái chết của một người bạn gia đình, được cậu coi như người bác. "ông bị ung thư tuyến tụy. Tôi đã đi tìm hàng tấn các nghiên cứu và tôi đã có ý tưởng tốt để đảm bảo việc phát hiện sớm", nhà khoa học trẻ giải thích.

Khởi đầu câu chuyện phát minh trên như sau: Một hôm, trong lớp học về sinh học, Andraka tự nhiên chú ý tới bài viết về ống nano carbon sử dụng như là một cảm biến sinh học và bài học về kháng thể bị cậu nghe với 1 bên tai.


Computer model of a carbon nanotube.

Tìm kiếm một protéine

Qua Google, cậu thiếu niên khám phá ra loại ung thư này thường chỉ được phát hiện rất muộn tới 85% trường hợp, trong số những người bịnh đó chỉ có 2% thoát chết. Lý do: xét nghiệm để định bịnh nầy hiện tại rất đắt, các bác sĩ chỉ có thể chỉ định thử khi nghi ngờ bịnh nhân đã mắc bịnh. Vì thế mà quá muộn để cứu sống.

Cậu thiếu niên đã tìm tòi một phép xét nghiệm mới. Trước hết, cậu tìm một loại protéine đặc hiệu đối với ung thư tuyến tụy được tìm thấy ở tất cả các bịnh nhân bị bịnh nầy, trong đó bao gôm cả những bịnh nhân được phát hiện sớm. Sau khi xem qua 4000 protéines / tổng số 8.000 , cậu đã tìm ra
protéine có tên là mésothéline. Và thế là cậu nghĩ ngay việc tiến hành một công thức xét nghiệm máu trên giấy "cũng đơn giản như công thức làm bánh cake chocolat", cậu nói vậy.

Phương pháp sẽ được sử dụng để phát hiện ung thư buồng trừng và phổi ?

Vì không thể làm các xét nghiệm tại nhà, cậu đã viết thư cho 200 nhà khoa học, để đề nghị họ cho phép cậu tiến hành công việc trong labo của họ. Sau khi bị 199 người từ chối, một giáo sư tại đại học Johns Hopkins, ở Baltimore, bang Maryland, đã chấp nhận. Tại đây, cậu thiếu niên cuối cùng đã kết thúc dự án của mình, với kết quả 168 lần nhanh hơn, 26.000 lần rẻ hơn và 400 lần nhạy cảm hơn so với phép xét nghiệm đang có trên thị trường.

Jack Andraka đã có ý nghĩ xét nghiệm cách nầy cũng có thể áp dụng cho việc phát hiện ung thư buồng trừng và phổi, và chỉ cần thay đổi loại protéine đặc trưng đối với xét nghiệm, nó cũng cho phép xác định một họa đồ tiểu biểu của các loại bịnh khác như tim mạch, hoặc cả đối với Sida. Phát minh này đã giúp cậu thiếu niên đoạt giải nhất của l’Intel International Science and Engineering Fair (Intel ISEF). Và giải thưởng là 75.000 đô la (hơn 57.000 euros).

viethoaiphuong
#24 Posted : Sunday, April 14, 2013 12:07:54 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Canada : Học sinh 16 tuổi đoạt giải thưởng về trị liệu chữa ung thư



Kỹ thuật tiêu diệt tế bào ung thư với phân tử nano vàng, được làm nóng, đã thu được nhiều thành công trong thực nghiệm.
DR

Trọng Thành - RFI
Ngày 09/04/2013, hãng bào chế dược phẩm Sanofi tuyên bố một sinh viên 16 tuổi ở Calgary, miền tây Canada, được trao giải thưởng cho nhà nghiên cứu trẻ, đã có công phát triển một trị liệu sử dụng các phân tử nano vàng tiêu diệt các tế bào ung thư.
Anh Arjun Nair, học sinh trung học, gốc Ấn Độ, đoạt giải nhất trong cuộc thi sáng tạo khoa học mang tên Sanofi BioGENEnius Challenge của Canada. Có tổng cộng 208 học sinh trung học, với 123 dự án khoa học, đã tham gia vào cuộc thi hàng năm này.

Một hội đồng gồm các nhà nghiên cứu, đứng đầu là bác sĩ Luis Barreto, cựu chủ tịch của Sanofi Pasteur, một tập đoàn nghiên cứu và bào chế dược phẩm nổi tiếng, đã nhóm họp tại Hội đồng Khoa học Quốc gia Canada (ở Ottawa) để thẩm định các nghiên cứu dự thi.

Arjun Nair đã nhận giải nhất trị giá 5.000 đô la Canada (tương đương gần 5.000 đô la Mỹ). Học sinh trung học Canada gốc Ấn Độ cũng nhận được một giải đặc biệt cho dự án có tiềm năng thương mại hóa lớn nhất.

Quán quân của giải thưởng khoa học của Sanofi đã làm việc hai năm để hoàn thiện trị liệu chống ung thư với các phân tử nano vàng. Tiêu diệt các tế bào ung thư bằng phân tử nano vàng, với sự hỗ trợ của kỹ thuật photothermie, một trị liệu được giới y khoa quốc tế phát triển từ một vài năm gần đây. Photothermie là phương pháp dùng tia hồng ngoại chiếu vào các phân tử nano vàng, được đưa vào trong các tế bào ung thư, nhằm làm nóng các phân tử này lên. Ở nhiệt độ cao, phân tử nano có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư từ bên trong, mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào lành xung quanh.

Năm 2005, một số thực nghiệm trị liệu này trên chuột đã thành công. 100% chuột tham gia thực nghiệm đã khỏi bệnh ung thư.

Tuy nhiên, cho đến nay, một trong những trở ngại làm giảm hiệu quả của phương pháp trị liệu photothermie trong cuộc chiến tiêu diệt các tế bào bệnh là sự kháng cự của các tế bào ung thư, với việc các tế bào này tạo ra các « protéine de stress », tức các protéine đặc biệt nhằm giúp tế bào ung thư tự bảo vệ trước môi trường nhiệt độ tăng cao.

Đóng góp đặc biệt của Arjun Nair trong việc cải thiện kỹ thuật trị liệu này là sử dụng thuốc kháng sinh 17-AAG để vô hiệu hóa hệ thống phòng ngự của các tế bào ung thư, trong cuộc chiến kháng cự lại « các viên đạn nano », và như vậy giúp cho phương pháp trị liệu mới này có hiệu quả hơn.

Trong thời gian hai năm tìm tòi và hoàn thiện kỹ thuật trị ung thư bằng phân tử nano vàng, Arjun Nair đã có một thời gian được làm việc tại hai phòng thí nghiệm của đại học Calgary, và nhận được các tư vấn của những người lãnh đạo hai cơ sở thực nghiệm này. Đây là cơ hội rất hiếm có đối với một học sinh trung học.

Trả lời phỏng vấn AFP, quán quân của giải Sanofi cho biết anh quan tâm đến lĩnh vực này, sau khi chứng kiến bà mình phải chịu nhiều đau đớn vì căn bệnh ung thư. Arjuin Nair đã đọc nhiều về bệnh ung thư và về các trị liệu. Nhà quán quân tương lai cũng hiểu rằng các trị liệu ung thư, với phương pháp sử dụng các phân tử nano vàng, có một vị trí quan trọng trong các cuộc thi nghiên cứu khoa học tại Canada.

Trong tương lai, sẽ còn phải có thêm nhiều nghiên cứu bổ sung để phương pháp do Arjuin Nair tạo lập có thể trở thành sản phẩm thương mại. Tuy nhiên, người học sinh Canada gốc Ấn tin tưởng rằng khả năng này là nằm trong tầm tay.

Sau khi trao giải cho nhà nghiên cứu khoa học nghiệp dư trẻ tuổi, ông Jon Fairest - chủ tịch của Sanofi Canada - phát biểu rằng : « Đối với người thanh niên này, đây chính là điểm khởi đầu cho một hành trình nghiên cứu ngoạn mục ».
viethoaiphuong
#25 Posted : Friday, June 28, 2013 11:11:38 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Anh cho sinh trẻ từ gen của ba người


BBC - Cập nhật: 14:55 GMT - thứ sáu, 28 tháng 6, 2013


Công nghệ IVF giúp nhiều cặp nam nữ sinh được con

Anh Quốc sẽ là nước đầu tiên cho phép dùng cấu trúc di truyền (DNA) từ ba người để tạo ra trẻ theo phương thức thụ tinh ống nghiệm IVF.
Chính phủ Anh hôm nay 28/6 tuyên bố ủng hộ công nghệ này và sẽ đưa ra luật lệ phù hợp trong vòng hai năm nữa.
Giới chuyên gia nói cách thụ tinh ống nghiệm dùng DNA từ ba người khác nhau có thể xóa được bệnh hiểm nghèo di truyền ti thể (mitochondrial diseases) từ mẹ sang con.
Nhưng những người phản đối nói quy trình này là “trái luân lý” và khiến Anh Quốc bước vào lĩnh vực nhiều lỗ hổng chưa lường trước.
Họ cũng nói việc này không cần thiết vì các cặp muốn có con mà không thụ tinh được có thể nhận con nuôi hoặc nhận trứng từ người hiến tặng.

Sinh bệnh hiểm nghèo

‘Mitochondria’ hay ti thể được coi là ‘nguồn năng lượng’ cho tế bào và được truyền từ mẹ sang con qua đường trứng.
Bệnh rối loạn ti thể xảy ra với 1 trên 6500 trẻ và có thể khiến các em thiếu năng lượng, và có thể gây ra các bệnh nan y khác, thậm chí gây mù lòa cho trẻ.
BBC News trong khi đưa tin này cũng đăng một số bài phỏng vấn với các bà mẹ ở Anh không sinh được con mạnh khoẻ vì rối loạn ti thể.
Một ví dụ là trường hợp của bà Sharon Bernardi, người đã mang thai bảy lần nhưng con đều bị chết chỉ vài giờ sau khi chào đời vì một bệnh di truyền hiểm nghèo ở hệ thần kinh trung ương.
Sau khi con trai thứ tư của bà là Edward ra đời, các bác sỹ xác định cậu bé bị bệnh do ti thể của bà Sharon Bernardi có lỗi.
Edward được thay máu và cho dùng nhiều loại thuốc nhằm chống lại bệnh tạo ra nhiễm độc máu đã giết chết các con khác của bà Bernardi.
Edward dù lớn lên được tới tuổi trưởng thành cuối cùng đã qua đời ở tuổi 21.
Nay bà Sharon Bernardi muốn tìm cách thay ti thể có lỗi trong trứng của mình bằng ti thể lấy từ phụ nữ khác và đem ghép vào trứng của bà trong quá trình thụ tinh ống nghiệm.
viethoaiphuong
#26 Posted : Sunday, June 30, 2013 3:14:20 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Bé gái 10 tuổi khỏe mạnh sau hai lần thay phổi

Friday, June 28, 2013 4:45:33 PM

PHILADELPHIA (AP) – Một bé gái 10 tuổi ở tiểu bang Pennsylvania vừa được giải phẫu thay phổi lần thứ hai, sau khi bị thất bại vào lần đầu. Cha mẹ em hôm Thứ Sáu cho hay em có thể tự thở được phần nào.


Bé Sarah Murnaghan chụp hình chung với cha mẹ,
mừng ngày thứ 100 bé ở lại trong bệnh viện Children's Hospital of Philadelphia.
(Hình: AP/Murnaghan Family)

Mẹ của bé Sarah Murnaghan cho biết, chỉ vài giờ sau cuộc giải phẫu đầu tiên vào hôm 12 Tháng Sáu tại Children's Hospital of Philadelphia, các lá phổi không hoạt động được và em phải cần đến sự trợ lực của máy thở. Ba hôm sau, em được giải phẫu thay thế với bộ phổi mới.

Bà Janet Murnaghan nói trong cuộc họp báo vào chiều Thứ Sáu: “Họ cho chúng tôi biết … rằng cháu sẽ không sống được.” Bà giải thích lý do vì sao lần thay phổi thứ nhì đã không được công bố trước công chúng. Bà tiếp: “Chúng tôi không thể cho thiên hạ biết rằng con tôi đang chờ chết.”

Mẹ của bé Sarah cho biết, bé phải cần đến máy trợ thở trở lại sau khi màng cơ hoành phần nào bị tê liệt. Đây là một biến chứng của giải phẫu khiến cho phổi không thể nở lớn được. Bé sẽ trải qua một cuộc giải phẫu khác vào Thứ Hai tới để điều chỉnh lại màng cơ hoành. Bà Murnaghan nói: “Trước mắt chúng tôi vẫn còn muôn vàn khó khăn. Tuy nhiên bé Sarah là một người chiến đấu kiên cường. Cháu vẫn luôn là một người can đảm.” (TP)/NV
viethoaiphuong
#27 Posted : Sunday, December 22, 2013 7:33:35 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tim nhân tạo – 100% Made in France



Tim nhân tạo tự vận hành do công ty Carmat sáng chế (© Carmat)

Anh Vũ - RFI - 21.12.2013
Ngày hôm qua (20/12/2013) các nhà khoa học Pháp thông báo lần đầu tiên cấy ghép thành công quả tim nhân tạo cho một người bệnh tại bệnh viên Georges – Pompidou , Paris. Các báo Pháp ra ngày hôm nay đồng loạt thông tin về sự thành tựu y học lớn này một cách hoan hỉ.

Lần đầu tiên trên thế giới, một quả tim nhân tạo hoàn toàn đã đập trong lồng ngực của con người. Báo Le Figaro không khỏi vui mừng nhận xét với thành công này, không chỉ « giấc mơ của tất cả các bác sĩ tim mạch » thành hiện thực mà trái tim nhân tạo sẽ mang lại sự sống cho rất nhiều bệnh nhân đang chờ ghép tim. Niềm vui này xen lẫn tự hào vì đây là thành tựu của y học Pháp, của các nhà khoa học Pháp.

Ca ghép tim nhân tạo "tự vận hành" này thay thế hoàn toàn tim người đã diễn ra thành công tại bệnh viện George-Pompidou, Paris và do công ty Carmat chế tạo bằng những công nghệ hiện đại nhất thế giới. Quả tìm nhân tạo có khả năng thích nghi được với hoạt động thể chất của con người quan những chi tiết công nghệ mới cực kỳ tinh vi.

Với Giáo sư Yves Jullières, Phó chủ tịch Hội tim mạch Pháp thì việc sử dụng tim nhân tạo trong tương lai sẽ là tất yếu. Nhưng tim nhân tạo còn phải chứng minh được hiệu quả. Theo ông, ca ghép tim nhân tạo thành công vừa rồi chưa nói lên hết được kết quả.

Cần phải đợi thêm ít nhất một tháng nữa để đánh giá liệu mọi chức năng của tim có hoạt động tốt hay không. Nhưng theo giáo sư Jullières thì việc hai ngày sau phẫu thuật cấy ghép, bệnh nhân đã thở được không cần hỗ trợ và đã nói chuyện được là một tín hiệu rất tích cực về hiệu quả của tim nhân tạo.

Đối với Libération, đây không chỉ là thành tựu đột phá của y học và công nghệ Pháp mà còn là một cuộc phiêu lưu tuyệt vời của một con người, bác sĩ Alain Carpentier, nhà phẫu thuật tim mạch hàng đầu của Pháp. Ông đã theo đuổi giấc mơ này từ hơn 10 năm qua và năm nay ông đã bước vào tuổi 80.

Theo Libération, làm thế nào để có được một quả tim nhân tạo để cấy ghép vào cơ thể và hoạt động độc lập không cần nguồn điện ở ngoài là một thách thức khoa học vô cùng lớn. Vì tim người là một cơ quan vô cùng quan trọng và phức tạp trong duy trì sự sống. Để giải quyết hàng nghìn vấn đề đặt ra của cơ chế sinh học tim nhân tạo, các nhà tim mạch và công ty Carmet đã phải nhờ cậy đến các kỹ sư của tổ hợp hàng không vũ trụ châu Âu EADS và Airbus.

Dự án của các nhà tim mạch và công nghệ Pháp đã tới đích đầu tiên. Ngay ngày hôm qua, Bộ trưởng Y tế Pháp, bà Marisol Touraine đã ca ngợi thành tựu « đầu tiên trên thế giới này là niềm tự hào lớn của nước Pháp, niềm tự hào đó của chúng ta có được là nhờ vào tài năng sáng tạo của các bác sĩ, các nhà nghiên cứu, các bệnh viện và của các nhà công nghiệp Pháp ».
viethoaiphuong
#28 Posted : Wednesday, December 25, 2013 6:44:38 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Pháp tự hào với trái tim nhân tạo tự động 100% Made in France


Thụy My - RFI - điểm báo Pháp - 23.12.2013
Trái tim nhân tạo tự vận hành 100% sản xuất tại Pháp, một thành tựu vang dội được tất cả các báo Paris ca ngợi hôm nay. Đây là trái tim nhân tạo tự động đầu tiên trên thế giới hoàn toàn Made in France, vừa được ghép thành công cho một bệnh nhân.

Le Figaro chạy tựa trang nhất : « Tim nhân tạo : Các chìa khóa cho sự thành công của Pháp ». Tờ báo cánh hữu dành hai trang lớn bên trong để nói về « Sự phiêu lưu của Carmat, sản xuất trái tim nhân tạo Pháp từ A đến Z ». Nhật báo công giáo La Croix giải thích « Tim nhân tạo, một kỳ tích công nghệ và y tế », còn tờ báo kinh tế Les Echos nói đến khả năng « Trái tim nhân tạo của Carmat sắp đập trong lồng ngực các bệnh nhân khác ».

Trong bài xã luận mang tựa đề « Bài học của Giáo sư Carpentier » Le Figaro cho rằng người Pháp vốn có thói quen tràn ngập đại lộ Champs-Elysée ở Paris để mừng thắng lợi của đội bóng, có thể xuống đường để chào mừng kỳ tích này của Giáo sư Carpentier và ê-kíp của ông. Từ 25 năm qua, ông đã âm thầm làm việc trong phòng thí nghiệm để cho ra đời trái tim nhân tạo tự vận hành này, mang lại hy vọng cho biết bao bệnh nhân – một món quà Giáng sinh tuyệt vời !

Bài học đầu tiên : sự quyết tâm. Bài học thứ hai, là niềm tin vào tiến bộ, vào thời điểm người ta nghi ngại mọi thứ. Bài học thứ ba chứng minh rằng việc chấp nhận rủi ro thường được đền bù. Bảo vật kỹ thuật của Giáo sư Carpentier là một sản phẩm 100% Pháp, nhờ công ty Carmat kiên trì theo đuổi dự án và thuyết phục được một số đối tác công nghiệp trong cuộc phiêu lưu này.

Theo tờ báo, nước Pháp có nhiều ưu thế nhưng không biết quảng bá đầy đủ, mà nghiên cứu y học là một ví dụ. Ca ghép tim đầu tiên tại châu Âu tiến hành năm 1968 do các giáo sư Pháp thực hiện tại bệnh viên Pitié-Salpétrière. Việc phát hiện virus HIV một phần nhờ kết quả nghiên cứu của ê-kíp Pháp ở Viện Pasteur vào đầu thập niên 80.
viethoaiphuong
#29 Posted : Saturday, January 18, 2014 5:55:44 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Kính sát tròng thông minh kiểm tra lượng đường của Google



Những con chip và các bộ cảm biến tí hon, cùng với ăngten mỏng hơn một sợi tóc của con người, có thể được lồng vào trong vật liệu của kính sát tròng


VOA - 17.01.2014
Người bị bệnh tiểu đường mỗi ngày phải vất vả theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu mà nếu không kiểm soát có thể dẫn đến thương tổn dài hạn về mắt, thận và tim.

Hầu hết các xét nghiệm lượng đường được thực hiện bằng cách lấy một giọt máu, tuy nhiên các nhà khoa học đang nỗ lực tìm những cách thức dễ dàng hơn để thực hiện bằng cách thử nghiệm chất lỏng trong cơ thể, chẳng hạn như nước mắt.

Công ty mạng khổng lồ Google cho biết họ hiện thử nghiệm xem liệu có thể chế tạo ra kính sát tròng “thông minh” có thể cảnh báo bệnh nhân khi lượng đường trong máu của họ tuột xuống hay không.

Viết trên blog của mình, công ty này cho biết những con chip và các bộ cảm biến tí hon, cùng với ăngten mỏng hơn một sợi tóc của con người, có thể được lồng vào trong vật liệu của kính sát tròng mềm. Ðeo kính này vào mắt, nó sẽ giám sát lượng đường thường xuyên mỗi giây một lần.

Google cho biết các nhà khoa học của họ đã hoàn tất nhiều nghiên cứu lâm sàng và bây giờ đang thử nghiệm nguyên mẫu với các đèn LED nhỏ xíu nhấp nháy khi lượng đường tuột xuống. Các nhà nghiên cứu cũng hình dung ra một ứng dụng mới sẽ giúp đưa thông tin lên mạng để cả bệnh nhân và cả bác sĩ của họ có thể tìm thấy dễ dàng.

Google nói công nghệ này hiện vẫn đang còn được thử nghiệm nhưng công ty này tin rằng một ngày nào đó, nó sẽ dẫn đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tốt hơn và dễ dàng hơn.
viethoaiphuong
#30 Posted : Friday, November 23, 2018 2:56:22 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

The Lausanne University Hospital (CHUV) shows David Mzee, who suffered full paralysis of his left leg after an accident in 2010, at the Lausanne University Hospital in Spring 2018EPFL / AFP

Xung điện tủy cột sống : Phương pháp mới trị chứng liệt hai chân

Minh Anh - RFI - Thứ Tư, ngày 21 tháng 11 năm 2018
Bệnh nhân mắc chứng liệt chi dưới do tổn thương tủy sống có thể đi lại được nhờ vào liệu pháp mới « kích thích tủy cột sống bằng xung điện ». Một nhóm các nhà khoa học Thụy Sĩ vừa công bố kết quả công trình nghiên cứu này trên tạp chí khoa học có uy tín Nature ngày 01/11/2018.

Một tin vui mang lại nhiều hy vọng cho các bệnh nhân bị liệt chi dưới do các chấn thương tủy sống. Nghiên cứu được thực hiện dưới sự điều hành của ba nhà khoa học lớn : bà Jocelyne Bloch - bác sĩ phẫu thuật thần kinh người Thụy Sĩ thuộc Trung tâm Đại học Y khoa Lausanne (CHUV) ; Grégoire Courtine – giáo sư khoa học thần kinh người Pháp và nhất là Fabien Wagner, kỹ sư người Pháp, người phát triển phần mềm kích thích xung điện. Ông Fabien Wagner còn là người đưa ra ý tưởng cho dự án, bởi vì chính bản thân ông cũng là một người tàn tật. Báo Le Monde (07/11/2018) cho biết thêm cả hai chuyên gia người Pháp hiện đang giảng dạy tại trường đại học Bách khoa Liên bang (EPFL) tại Lausanne, Thụy Sĩ.

Tham gia công trình còn có sự đóng góp nhiệt tình của ba bệnh nhân tình nguyện : Sebastian Tobler - 48 tuổi, David Mzee - 30 tuổi và Gert-Jan Oskam – 35 tuổi. Cả ba người này có cùng điểm chung là đều bị chấn thương tủy cột sống sau một tai nạn thể thao dẫn đến tình trạng bị liệt hai chân từ nhiều năm nay. Đây cũng là lần đầu tiên các bệnh nhân tham gia thí nghiệm lâm sàng chấp nhận trả lời báo chí công khai, không giấu danh tính như luật pháp quy định.

Phương pháp trị liệu

Việc điều trị được thực hiện như thế nào ? Trên đài RFI, bà Jocelyne Bloch trước tiên lưu ý phần não chỉ huy của cả ba bệnh nhân may mắn không bị tổn thương. Điều này cho phép các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm liệu pháp xung điện tủy cột sống để phục hồi chức năng vận động. Bà cho biết:

« Ba bệnh nhân mà chúng tôi nói đến đều đã bị tổn thương ở tủy cột sống, phần ở giữa lưng. Nhưng não bộ của họ không làm sao và vẫn có khả năng đưa ra các mệnh lệnh. Hai chân của họ cũng như tủy cột sống phần dưới vẫn nguyên vẹn.

Vấn đề ở đây là có một sự gián đoạn trong hệ thống dây thần kinh chạy từ não xuống chân. Do vậy, chúng tôi đã dùng điện kích thích vào phần tủy cột sống, phía dưới phần bị tổn thương, để thúc đẩy các cơ bắp hoạt động, tạo thuận lợi cho việc cử động, bước đi.

Có nghĩa là phần não chỉ huy vẫn hoạt động tốt, nhưng lại không có đủ các thần kinh sợi để truyền mệnh lệnh, cho phép bệnh nhân đi lại. Việc kích thích điện vào tủy cột sống tạo thuận lợi cho bệnh nhân đi lại.»

Trước khi bước vào giai đoạn kích xung điện, cả ba bệnh nhân phải trải qua một cuộc phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ cài đặt một mảnh ghép ở phần thắt lưng, sát với tủy sống, trước điểm bị tổn thương và lắp một máy phát ở lồng ngực. Được điều khiển từ xa qua máy vi tính hay máy tính bảng, chiếc máy phát này sẽ truyền tải đến mảnh ghép các tín hiệu điện để kích hoạt mảnh ghép, để rồi từ đó kích thích các sợi thần kinh điều khiển các cơ chân. Bà Jocelyne Bloch cho biết tiếp :

« Điều mới ở đây là chúng tôi đã hiểu được cơ chế cho phép bệnh nhân bước đi. Do vậy, chúng tôi dùng điện kích thích vào các vùng khác nhau của tủy cột sống để lần lượt kích hoạt động tác co, duỗi, tạo dễ dàng cho việc bước đi.

Điểm khác biệt lớn là khi luyện tập cho bệnh nhân bị liệt như vậy, chúng tôi nhận thấy là sau vài tuần luyện tập dồn dập, với những bài tập dài, bệnh nhân đã phục hồi được các chức năng cơ bắp, sau nhiều năm bị liệt. »

Với ông Gregoire Courtine, thời điểm này có ý nghĩa quan trọng. Việc luyện tập giúp khôi phục lại tính đàn hồi tế bào thần kinh, nghĩa là kích thích khả năng tái tổ chức các đường truyền thần kinh. « Bệnh nhân sẽ phải kích thích các cơ bắp. Cùng một lúc, hoạt động này sẽ kích thích vùng tương ứng ở tủy cột sống. Sự trùng hợp này cho thấy là các sợi thần kinh đang hồi phục ở điểm này », theo như giải thích của ông Gregoire Courtine với báo Le Monde.

Đây chính là điểm khác biệt so với các công trình nghiên cứu của Mỹ cũng được công bố trong năm nay. Ngày 24/09/2018, hai nhóm nghiên cứu của Mỹ – một tại Mayo Clinic (Minnesota) và nhóm thứ hai Susan Harkema, thuộc trường đại học Louisville (Kentucky), nổi tiếng trong lĩnh vực này – cùng loan báo đã làm cho ba bệnh nhân khác bị liệt chi dưới đi lại được.

Tuy nhiên, các phương pháp của các nhà khoa học Thụy Điển dường như có phần tinh vi hơn so với các nghiên cứu của đồng nghiệp Mỹ. Các nhà khoa học tại Hoa Kỳ chủ yếu dựa vào việc dùng xung điện kích thích tủy cột sống liên tục, kèm theo một chương trình tập luyện kéo dài. Một chiến lược mà ông Gregoire Courtine đánh giá là « theo kinh nghiệm », chỉ cho phép bệnh nhân « đi lại trong những khoảng cách ngắn, với điều kiện xung điện vẫn đang hoạt động », và nhất là kết quả chỉ đạt được sau nhiều tháng dài hồi phục chức năng.

Một cuộc phiêu lưu tương lai

Đối với các nhà khoa học và những người tình nguyện tham gia thí nghiệm, chương trình nghiên cứu này chẳng khác gì một cuộc phiêu lưu khoa học và đậm chất nhân bản. Cuộc phiêu lưu này có được nhờ vào sự nhiệt tình và bền bỉ của ba bệnh nhân. Hiếm có một cuộc thí nghiệm lâm sàng nào mà người tham gia dấn thân nhiệt tình đến như thế.

Tuổi còn trẻ là một yếu tố quyết định. Ở các bệnh nhân lớn tuổi, việc hồi phục chắc chắn sẽ khó khăn hơn. Kết quả đạt được còn khiêm tốn, nhưng lại đáng khích lệ. Các nhà khoa học cũng lưu ý là mức độ tự lập của từng bệnh nhân hiện nay vẫn rất khác nhau do tình trạng tê liệt của mỗi người mỗi khác. Có người có thể đi được vài bước không cần xung điện, nhưng hiện tại họ cảm thấy đi lại dễ dàng hơn khi có xung điện và có thể đi đến 2 km.

Với kết quả đạt này, các nhà khoa học Thụy Sĩ hy vọng sắp tới sẽ đạt được tiến bộ hơn. Thí nghiệm lâm sàng sẽ được mở rộng ra cho nhiều đối tượng khác. Các tác giả tin rằng nếu được điều trị sớm, khả năng hồi phục chức năng đi lại càng cao và nhanh. Bà Jocelyne Bloch nói:

« Đương nhiên, chúng tôi mới chỉ bắt đầu và cố gắng đưa ra một quan niệm. Ý tưởng của chúng tôi là trong tương lai, sẽ áp dụng phương pháp này để chữa trị. Nhưng liệu giới bác sĩ có chữa cho các bệnh nhân bị liệt có thể đi lại được, như chúng tôi đã làm hay không ? Có thể là không và còn cần có thêm các công trình nghiên cứu khác nữa. Nhưng trong mọi trường hợp, giới chuyên gia cần cố gắng để làm việc này một cách tốt nhất.

Tôi nghĩ rằng một trong những điều chủ chốt là cần phải bắt đầu chữa trị rất sớm. Trong trường hợp ba bệnh nhân mà chúng tôi miêu tả, thì họ đã trải qua từ 3 đến 7 năm bị liệt sau khi bị chấn thương. Theo tôi, cần phải bắt đầu chữa trị ngay sau khi xẩy ra tổn thương ở tủy cột sống và luyện tập trong những điều kiện tốt nhất. Đó là tiến bộ đầu tiên cần phải đạt được.

Điều thứ hai là cần cải thiện hệ thống kích thích để cho bệnh nhân có thể sớm thích ứng với cơ chế vận động của mỗi người và trong lĩnh vực này, cần phải đạt được thêm những tiến bộ kỹ thuật. »

Liệu giải pháp này có thể mở rộng sang các bệnh tê liệt vì những nguyên nhân khác ? Về điểm này, bà Jocelyne Bloch khẳng định đây là điều còn hạn chế của các nghiên cứu hiện nay:

« Các loại bệnh thoái hóa thì hơi khó bởi vì đó là những bệnh liên tục phát triển. Ngược lại, có những bệnh liên quan đến vận động, chẳng hạn những người bị tai biến mạch máu não, hoặc bị parkinson, gặp khó khăn vận động, tôi nghĩ chắc chắn là công trình nghiên cứu này có thể cải thiện khả năng vận động, đi lại. »

viethoaiphuong
#31 Posted : Wednesday, February 20, 2019 8:20:43 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Minh Anh - RFI - Thứ Tư, ngày 20 tháng 2 năm 2019

Chỉnh sửa gien trên phôi thai: Tiến bộ hay hiểm họa ?


Sơ đồ gien CRISPR-Cas9, một loại enzyme chuyên dùng vào việc cắt ADN,
một khám phá của nhà khoa học Pháp Emmanuelle Charpentier.CARLOS CLARIVAN/SCIENCE PHOTO LIBRARY/NTB Scanpix


Ngày 26/11/2018, ông Hạ Kiến Khuê (He Jiankui), giáo sư trường đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam, thành phố Thâm Quyến, trên mạng Youtube thông báo đã cho ra đời một cặp bé gái song sinh có chỉnh sửa gien. Đầu năm nay, chính quyền Trung Quốc thông báo một ca mang thai thứ hai mà phôi thai đã có chỉnh sửa gien. Sự việc đã gây chấn động giới khoa học và làm dấy lên một cuộc tranh cãi về « đạo đức sinh học » trong vấn đề chỉnh sửa gien trên phôi người.

Thông báo gây tranh cãi là vì nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng một công cụ công nghệ sinh học tân tiến nhất hiện nay là kỹ thuật CRISPR-CAS9, do hai nhà khoa học Pháp và Mỹ, Emmanuelle Charpentier và Jennifer Doudna, đồng phát hiện, để thực hiện việc chỉnh sửa và thay đổi bộ gien trên phôi thai trước khi cấy vào tử cung người mẹ. Một bước nghiên cứu này cho đến giờ vẫn bị cấm.

CRISPR-CAS9 : Công cụ truy tầm hiệu quả

Để hiểu rõ vì sao thông báo này của nhà khoa học Trung Quốc đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích, giáo sư sinh học, Carine Giovannangeli, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp CNRS, chuyên gia về công nghệ CRISPR, trước hết giải thích với RFI Tiếng Việt các tính năng của kỹ thuật sinh học này.

« CRISPR-CAS9 giống như chiếc kéo thần kỳ. Chúng có khả năng đến nhận dạng toàn bộ một bộ gien tại một điểm cụ thể nào đó. Chúng có thể đến cắt những bộ gien đó. Một khi đã cắt, những hệ thống sửa chữa đứt gãy bẩm sinh tồn tại trong mọi tế bào đều có khả năng kích ứng các chỉnh sửa về gien.

CRISPR đã được sử dụng nhiều để tiến hành những chỉnh sửa rất chính xác tại các bộ gien. Đó là một công cụ để truy tầm rất tuyệt vời bởi vì chúng vận hành rất rất tốt ở nhiều hệ thống khác nhau. Điều đó cho phép thúc đẩy nghiên cứu một cách nhanh hơn rất nhiều so với những gì chúng có thể làm mà không có CRISPR. Đối với nghiên cứu, đây quả là một công cụ độc nhất vô nhị hiện nay. »

Công nghệ CRISPR-CAS9 được hai nhà khoa học Pháp – Mỹ nói trên phát hiện vào năm 2012 tại trường đại học Berkeley, bang California. Từ đó, đến nay công nghệ này đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về gien người. CRISPR mang lại cho các nhà khoa học khả năng xác định dễ dàng, nhanh chóng và một chính xác các bộ gien không lành mạnh, bị đứt gãy hay bị tổn thương.

Vẫn theo nhà khoa học Carine Giovannangeli, tiến bộ công nghệ này đã thật sự mang lại một sự phấn khởi cho cộng đồng khoa học và cho phép hiểu rõ hơn những căn bệnh hiểm nghèo, phát triển các loại thuốc và tìm ra những liệu pháp cho nhiều bệnh hiếm hiện vẫn chưa tìm được cách chữa trị.

« CRISPR đang được sử dụng và đã đưa vào thí nghiệm lâm sàng. Khoảng 20 thí nghiệm đã được công bố. Nhưng các thí nghiệm này chỉ được thực hiện ở người lớn. Ví dụ, một trong số những trường hợp được sử dụng phổ biến nhất là lấy mẫu những tế bào như bạch huyết bào, tế bào tủy sống, những tế bào của người bệnh, rồi đem đi xử lý trong phòng thí nghiệm bằng công cụ CRISPR để chỉnh sửa.

Một khi đã chỉnh sửa xong, người ta có thể cấy ghép trở lại cho bệnh nhân trong một số trường hợp. Nếu mọi việc suôn sẻ, tùy theo từng căn bệnh mà người ta có thể có được những thông tin hữu ích về những căn bệnh đó. »

Lằn ranh đỏ

Trở lại với thông báo của nhà khoa học Trung Quốc, việc cho ra đời những đứa trẻ có gien bị chỉnh sửa đã thật sự gây sốc. Một làn sóng chỉ trích đã dấy lên từ phía cộng đồng khoa học cho đến nhiều định chế quốc tế, cho rằng nghiên cứu này của nhà khoa học Trung Quốc là « vô trách nhiệm ». Ủy ban tham vấn đạo đức tại Pháp bày tỏ quan ngại rằng « một lằn ranh đỏ đã bị vượt qua ».

Trên thực tế, cho đến lúc này, việc thực hiện các thí nghiệm lâm sàng chủ yếu được tiến hành trên một vài tế bào cơ thể ở người lớn. Nghiên cứu chỉnh sửa gien trên phôi thai chỉ được cho phép hạn hẹp ở những phôi thai không thể phát triển tiếp được nữa.

Nhà nghiên cứu Carine Giovannangeli lưu ý tại Pháp các thí nghiệm về chỉnh sửa gien trên phôi thai để cho ra đời trẻ sơ sinh là bị nghiêm cấm. Vấn đề ở đây có thể là Trung Quốc đã không tham gia ký kết Công ước Oviedo, công ước về bảo vệ nhân quyền và nhân phẩm có liên quan đến các ứng dụng về sinh học và y tế.

Công ước này, được 29 nước ký kết vào ngày 04/04/1997 tại thành phố Oviedo, Tây Ban Nha, trong đó có nước Pháp, nhưng không có Mỹ và Anh, nghiêm cấm mọi sự thay đổi dòng chủng hệ. Vậy tại sao nhiều nước lại muốn cấm chỉnh sửa gien trên phôi thai ? Nhà khoa học Pháp giải thích :

« Hiện nay người ta nghĩ rằng nếu chúng ta chỉnh sửa gien trên phôi thai chúng ta sẽ cho ra đời những đứa trẻ có bộ gien đã bị biến đổi. Và như vậy chúng ta đang làm thay đổi giống người bởi vì những đứa trẻ đó sau này sẽ truyền lại những bộ gien chỉnh sửa đó cho con cháu của chúng. Đây quả thật là một vấn đề cực kỳ quan trọng.

Bởi vì, mọi người đã suy nghĩ đến khía cạnh này ngay từ buổi đầu xuất hiện công nghệ CRISPR, mọi người biết rằng câu hỏi này rồi sẽ được đặt ra. Ai cũng biết là hiện tại công nghệ này chưa đủ mạnh để có thể dùng một cách đúng đắn và chính xác do chúng có thể có những tác dụng phụ mà chúng ta hiện chưa rõ.

Hơn nữa, việc sửa đổi ADN trọn đời sao cho có thể truyền lại được cho những thế hệ sau, cho dù là chúng ta có thể làm một cách rất hoàn chỉnh và chính xác, cũng cần phải suy nghĩ kỹ trước khi tiến hành. Chỉ nên áp dụng trong những trường hợp mắc những chứng bệnh nặng và hiếm mà chúng ta thật sự không còn cách nào khác.

Trở lại với trường hợp nhà khoa học Trung Quốc, những đứa trẻ được tạo ra chẳng có bệnh tật gì hết, và ông ấy thay đổi bộ gien chẳng qua chỉ để phòng ngừa cho những đứa trẻ đó được miễn nhiễm SIDA. Đây quả thật là một trường hợp đánh chê trách ! »

Theo giới khoa học, công nghệ CRISPR vẫn chưa hẳn chính xác 100% và có thể gây ra những biến đổi bất ngờ không những ngay trong bộ gien được nghiên cứu bộ gien khác. Giới chuyên gia cho rằng nhà khoa học Trung Quốc đã không kiểm chứng nghiêm túc những khuyết tật tiềm tàng trước khi cấy phôi thai vào tử cung người mẹ.

Nếu như thí nghiệm của ông Hạ Kiến Khuê đã bị giới khoa học phản đối mạnh mẽ cho là « thiếu trách nhiệm » và « không tuân thủ với các chuẩn mực quốc tế », vụ việc này cũng làm dấy lên một mối bận tâm khác : Thiếu khung quy định pháp lý rõ ràng và đồng nhất.

Luật liên quan đến nghiên cứu gien trên phôi thai thay đổi theo từng quốc gia. Tại Anh, Bỉ và Mỹ, do được luật cho phép, các nhà khoa học có thể tiến hành chỉnh sửa gien phôi thai, nhưng sau đó phải những phôi thai đó phải bị tiêu hủy vài ngày sau đó. Ngược lại, Ba Lan, Ailen và Nga nghiêm cấm hoàn toàn các nghiên cứu dạng này.

Tại Pháp, dẫu biết rằng nghiên cứu chỉnh sửa gien trên phôi thai là được cho phép trong một chừng mực nào theo của luật pháp, nhưng giới chuyên gia vẫn lấy làm tiếc rằng các văn bản luật vẫn còn quá mơ hồ. Cùng với sự tiến triển nhanh chóng của công nghệ sinh học và nhất là với cú sốc trẻ sơ sinh có gien bị chỉnh sửa ra đời ở Trung Quốc, lằn ranh đỏ này có nguy cơ bị lung lay.

Cộng đồng khoa học thế giới có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét và điều chỉnh lại các quy định sao cho phù hợp với sự tiến triển của khoa học, như nhận xét của bà Anne Cambon, bác sĩ và thành viên của Nhóm Châu Âu về đạo đức khoa học và công nghệ mới trên La Croix : « Nếu như quy định cấm biến đổi phôi thai và giao tử nhằm mục đích tái cấy vào tử cung từ lâu được xem như là một lằn ranh đỏ, về mặt kỹ thuật mà nói đó là vì điều này trước đây không thể thực hiện. Sự có mặt của CRISPR-CAS9 trong các phòng thí nghiệm đã thay đổi diện mạo. Những gì trước đây chỉ là những giả thuyết xa vời giờ đã trở thành điều có thể ».
viethoaiphuong
#32 Posted : Saturday, March 2, 2019 3:08:34 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thùy Dương - RFI - Thứ Sáu, ngày 01 tháng 3 năm 2019

Vật kết nối chăm sóc sức khỏe: Thị trường tiềm năng tại Pháp


Các vật được kết nối là hàng loạt các đồ vật nhỏ bé mà người ta có thể mang theo, thậm chí là đeo áp vào da, và cho phép cung cấp các thông tin về chỉ số sức khỏe.OMS / S.Volkov

Từ vài năm gần đây, vật kết nối để chăm sóc thể lực, sức khỏe có xu hướng phát triển nhanh. Báo Le Figaro cho biết từ giữa năm 2018 là số đồ vật kết nối chăm sóc sức khỏe bán được tại Pháp năm 2017 mới chỉ là 180.000, nhưng đã tăng 57% so với một năm trước đó và có dấu hiệu sẽ tăng nhanh. Theo một thăm dò ý kiến, 70% người được hỏi tỏ ra tin tưởng vào lợi ích của đồ vật kết nối để phòng ngừa bệnh tật, đa phần hiệu thuốc đều có bán đồ vật kết nối.

Nhưng đồ vật được kết nối trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là gì ? Trả lời phỏng vấn trên trang mạng của báo Les Echos, ông Laurent Levasseur, nhà đồng sáng lập, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Bluelinea, chuyên về đồ vật kết nối để chăm sóc sức khỏe, giải thích : « Xét cho đến cùng, thì hiện nay các vật được kết nối là hàng loạt các đồ vật nhỏ bé mà người ta có thể mang theo, thậm chí là đeo áp vào da, và cho phép cung cấp các thông tin về chỉ số sức khỏe. Các vật có kết nối này khá hấp dẫn, chúng cho phép tất cả mọi người từ nay có thể quan tâm, chú ý hơn đến bản thân mình. Người ta có thể đo được nhịp tim, đếm được số bước chân đã đi, trực tiếp đo huyết áp và nhiều yếu tố khác (…)

Các vật có kết nối nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe có thể được lắp đặt ở nhà, cũng có thể được đeo ngay trên người. Quý vị có thể để trong túi quần, túi áo. Vật được kết nối cũng có thể ở dạng vòng đeo tay. Điều quan trọng là có được tối đa thông tin trực tiếp ».

« Được kết nối » không chỉ có nghĩa là các đồ vật được nối mạng internet mà còn là được kết nối với các thiết bị nối mạng khác qua wifi, bluetooth …, chẳng hạn với điện thoại smartphone, máy tính bảng, máy tính, thậm chí là cả ti vi, nhờ các ứng dụng đặc biệt.

Các đồ vật kết nối chăm sóc thể lực, sức khỏe rất phong phú : cân sức khỏe thông minh, đo cân nặng và tính chỉ số cơ thể, đo lượng mỡ, nước, cơ bắp … và thông tin cho người dùng lượng calorie lý tưởng cần nạp, mặt nạ kết nối đánh giá và phân tích bụi bẩn trong không khí, thiết bị kết nối cảnh báo chất gây dị ứng trong thực phẩm, thiết bị nhắc liều lượng và giờ uống thuốc, tã bỉm thông minh cho trẻ em phát tín hiệu báo cho phụ huynh khi bỉm đã đầy, máy theo dõi và cải thiện chất lượng giấc ngủ…

Chăm sóc sức khỏe điện tử - Khám bệnh từ xa

Đồ vật được kết nối là một phần không thể thiếu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe điện tử. Ông Guy Fagherazzi, chuyên gia về bệnh tiểu đường và các vật dụng có kết nối để chăm sóc sức khỏe, thuộc Viện chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu y khoa quốc gia trả lời trên đài BMF Economie : « Chăm sóc sức khỏe điện tử là việc sử dụng các công nghệ thông tin và giao tiếp mới vào mục đích chăm sóc sức khỏe. Thực tế là các vật dụng được kết nối có thể dùng để phòng bệnh, theo dõi sức khỏe hay tình hình của những người bệnh ở nhà sau một thời gian nằm viện. Các công nghệ mới có thể được dùng trong mọi phạm vi chăm sóc sức khỏe (…)

Khi người ta nói đến các đồ vật kết nối, chủ yếu là nói đến cân sức khỏe được nối mạng để một người theo dõi cân nặng của bản thân, nhờ một ứng dụng cài trên điện thoại thông minh của họ, hay là các máy đo huyết áp được kết nối, các vòng đeo tay hay đồng hồ kết nối. Tất cả những cái đó đều là chăm sóc sức khỏe điện tử ».

Tuy nhiên, chuyên gia Guy Fagherazzi nhấn mạnh : « Cần phân biệt rõ hai loại : tất cả những thứ liên quan đến sự thoải mái, chẳng hạn các ứng dụng, những chiếc đồng hồ kết nối, vòng đeo tay kết nối. Đó là thuộc lĩnh vực khiến người ta thoải mái, chúng bị kiểm tra, kiểm soát ít hơn so với những thứ được gọi là các thiết bị y tế. Trong lĩnh vực này, châu Âu có các quy định thực thụ. Cần phân biệt rõ hai loại như vậy ».

Vậy các vật kết nối này dùng để làm gì ? Ông Laurent Levasseur giải thích cụ thể : « Có hai khả năng và cần đến hai câu trả lời. Thứ nhất, rất đơn giản, là hiện nay, tất cả những người ở độ tuổi 40 đều có thể sống đến 70-75 tuổi. Tại sao ? Đơn giản là họ ngày càng quan tâm, chú ý hơn đến cơ thể của chính họ. Cũng hơi giống như kiểu quý vị không thể nghĩ tới việc vào trong một chiếc xe hơi mà không có bảng điều khiển. Từ nay trở đi, các vật được kết nối sẽ là một bảng điều khiển thực thụ. Mọi thứ là để phục vụ mỗi người.

Mặt khác, các vật có kết nối là để phục vụ những người mất dần khả năng tự chủ, đó là những người có tuổi, những người rất già. Đối với những người này, vật dụng được kết nối hỗ trợ họ, và có thể hỗ trợ các nhân viên chăm sóc họ, có thể bảo vệ họ và có thể phân tích các chỉ số và cho phép họ duy trì khả năng tự chủ được lâu hơn. Thực tế là như vậy ».

Kể từ ngày 15/09/2018, Bảo Hiểm Y Tế Pháp thanh toán chi phí trả cho bác sĩ khám bệnh từ xa cho bệnh nhân, cũng giống như đối với các buổi khám bệnh kiểu truyền thống từ trước tới nay tại phòng khám, bệnh viện. Phương thức khám bệnh từ xa cần đến các thiết bị kết nối như máy đo huyết áp, nhịp tim, đường huyết, ống nghe, máy soi màng nhĩ, khám họng … Hiện nay,phương thức khám bệnh từ xa đã được triển khai nhiều tại các trại dưỡng lão, nhất là các cơ sở chăm sóc người già sống phụ thuộc - EHPAD.

Nhưng liệu các vật kết nối chỉ là để chăm sóc sức khỏe cho người già yếu ? Bà Nathalie Gateau, giám đốc bảo trợ, hoạt động xã hội và phòng ngừa của APICIL, tập đoàn bảo hiểm xã hội lớn thứ năm ở Pháp nhấn mạnh : « Tôi nghĩ là trên thực tế vật được kết nối có thể phục vụ tất cả mọi người. Người ta thậm chí có thể nghĩ ra các dịch vụ mới cho các em nhỏ, nhưng chúng tôi thì đặc biệt quan tâm đến công nhân viên của các doanh nghiệp, họ có nhiều nguy cơ bị stress, ngủ không ngon. Chúng tôi vẫn nói với nhau là nhờ có hệ thống các vật có kết nối mà chúng tôi có thể đồng hành giúp đỡ họ.

Đối với chúng tôi, vật được kết nối cũng cũng có thể có ích cho những người mới nghỉ hưu, vì họ đối mặt với những thay đổi bất trắc rất có hại cho sức khỏe. Rồi sau đó là những người đã về hưu lâu và quen với cuộc sống hưu trí, thậm chí là đang dần lệ thuộc vào sự chăm sóc của người khác. Đối với những người này, có thể có rất nhiều dịch vụ tại nhà cho họ sẽ đươc mở ra. Và tất nhiên là phải nói tới những người bệnh ở mọi lứa tuổi, bởi vì cuối cùng thì các vật kết nối này có thể làm trung gian kết nối họ với các nhân viên y tế, xã hội ».

Vật kết nối và những bất trắc

Đặc điểm của đồ vật kết nối trong chăm sóc sức khỏe là thu thập và cập nhật dữ liệu một cách liên tục và trực tiếp. Trên thực tế, các đồ vật kết nối cho phép thu thập được một khối lượng thông tin khổng lồ về sức khỏe, thói quen sinh hoạt và đặc điểm xã hội của người sử dụng. Chính vì thế, sản phẩm công nghệ mới này cũng có thể tạo ra nhiều bất trắc.

Trong một bài viết đăng trên trang mạng The Conversation ngày 03/12/2018, kỹ sư Walter Peretti và Gael Chareyron, phụ trách Khoa Giảng Dạy và Nghiên Cứu Tin Học, Big Data và đồ vật kết nối của trường đại học đào tạo kỹ sư Leonard de Vinci, thuộc Liên Đoàn các Đại Học Tư Nhân UGEI của Pháp, nói đến khả năng mạng lưới đồ vật kết nối sẽ tạo ra một hình thức tội phạm mạng mới, hay khủng bố mới trên mạng, thông qua việc ăn cắp dữ liệu được lưu trữ hay chia sẻ từ các vật kết nối để đòi tiền chuộc, đòi đáp ứng một yêu sách nào đó, hay làm sai lệch thông tin về thể lực, sức khỏe của người sử dụng, chẳng hạn đưa thông tin sai về nhịp tim, huyết áp, lượng insulin trong máu khiến người sử dụng hoặc lo lắng, hoặc chủ quan, báo động nhầm cho cơ quan y tế, và trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể đẩy nạn nhân vào tình huống nguy hiểm cho sức khỏe hay tính mạng.

Không phải vô cớ mà ngay từ năm 2014, Europol - Cơ quan cảnh sát châu Âu đã cảnh báo : « Bởi vì ngày càng có nhiều đồ vật được kết nối và với sự ra đời của nhiều loại hình cơ sở hạ tầng mới, chúng tôi cho rằng sẽ có ngày càng nhiều vụ tấn công nhắm vào đó, cũng như ngày càng có nhiều hình thức mới liên quan đến các vụ dọa dẫm, cưỡng ép, chiếm đoạt, đánh cắp dữ liệu, gây tổn hại về sức khỏe và thậm chí là có thể gây tử vong ».

Trong bài viết đăng trên trang mạng Stylisme ngày 17/12/2018, chuyên gia nghiên cứu thị trường và công nghệ số trích dẫn một thăm dò ý kiến do trang mạng chuyên về sức khỏe điện tử e-santé.fr công bố theo đó, 24% số người được hỏi dè chừng về việc dữ liệu cá nhân của họ sẽ bị sử dụng trái phép. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác khiến những người được hỏi ngần ngại sử dụng đồ vật kết nối để chăm sóc sức khỏe : 59% cho rằng các sản phẩm này quá đắt, 50% nghi ngờ về mức độ đo chính xác, 29% sợ là các sản phẩm len sâu vào cuộc sống hàng ngày của họ và 22% lo ngại là không biết sử dụng thiết bị kết nối.

Cơ hội phát triển

Tuy nhiên, theo dự báo của giới chuyên gia, thị trường đồ vật kết nối để chăm sóc sức khỏe, nhất là các thiết bị y tế kết nối đang có nhiều tiềm năng, trong bối cảnh người dân ngày càng quan tâm tới việc giữ gìn thể lực, bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, tỉ lệ người sở hữu điện thoại thông minh rất cao. Theo số liệu của CREDOC - Trung Tâm Nghiên Cứu và Quan Sát Điều Kiện Sống của Pháp được trang dữ liệu mở Ariase của Pháp công bố ngày 03/12/2018, 80% số điện thoại di dộng người Pháp dùng là smartphone, 98% dân số có mạng 4G.

Mặt khác, vật kết nối thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều doanh nghiệp Pháp. Đài LCI hôm 15/01/cho biết trong triển lãm công nghệ quốc tế lớn nhất thế giới được tổ chức tại Las Vegas (CES) 08-11/01/2019, đồ vật kết nối trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã vượt qua lĩnh vực thể thao và trang thiết bị trong nhà.

Sức khỏe cũng là lĩnh vực được các hãng công nghệ của Pháp tham gia triển lãm quan tâm nhất và ghi điểm tại triển lãm CES 2019. Đáng chú ý là sản phẩm kết nối mới của Withings, một trong những công ty Pháp hàng đầu thế giới về vật kết nối chăm sóc sức khỏe : dụng cụ kết nối tích hợp nhiều chức năng như đo huyết áp, điện tim và ống nghe, không chỉ để đo huyết áp mà còn cho phép phát hiện các bệnh tim nguy hiểm có liên quan đến bệnh huyết áp cao.


viethoaiphuong
#33 Posted : Saturday, October 5, 2019 9:06:53 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Brazil thử nghiệm vi khuẩn chống sốt xuất huyết Dengue

Thanh Phương - RFI - ngày 02-10-2019
Theo hãng tin AFP hôm nay, 02/10/2019, một phòng thí nghiệm ở Rio de Janeiro đang thử nghiệm một loại vi khuẩn được đưa vào các con muỗi để ngăn chận sự lây lan của virus bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Các nhà nghiên cứu của Viện Fiocruz đã nuôi những con muỗi mang vi khuẩn Wolbachia, giúp cho chúng có sức đề kháng mạnh hơn đối với virus bệnh sốt xuất huyết. Đó là muỗi mang tên Aedes aegypti, vốn là vector truyền virus sốt xuất huyết Dengue, cũng như virus bệnh zika và chikungunya.

Khi những con muỗi mang vi khuẩn nói trên đến tuổi trưởng thành, chúng sẽ được thả ra thiên nhiên với hy vọng là chúng sẽ giao cấu với các con muỗi khác và truyền vi khuẩn cho những con muỗi đó, rồi cứ thế truyền cho các thế hệ tương lai. Như vậy, con cháu của những con muỗi này sẽ có rất ít khả năng truyền virus bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Muỗi đã được thả thường xuyên kể từ năm 2015 tại Niteroi, một thành phố có mật độ dân số rất cao, nằm gần Rio de Janeiro. Các kết quả đạt được rất khả quan, với số ca sốt xuất huyết Dengue và chikungunya tại các khu được thử nghiệm đã sụt giảm mạnh. Kết quả xét nghiệm cũng có thấy có đến 90% muỗi tại những khu đó mang vi khuẩn Wolbachia trong mình.

Bộ Y Tế đang dự trù thử nghiệm chương trình này tại các địa phương khác để xem có sẽ đạt những kết quả tương tự trong những môi trường khác hay không. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Luciano Moreira, người điều phối dự án của viện Fiocruz, báo trước là sau tháng 12 sẽ không còn các đợt thả muỗi nào khác, do ngân sách bị cắt giảm. Việc cắt giảm này lại đúng vào lúc mà trong những tháng đầu năm nay, đã có đến 1,4 triệu ca sốt xuất huyết Dengue được ghi nhận trong những tháng đầu năm nay, tăng đến 600% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo AFP, những nước khác như Việt Nam cũng đã thử nghiệm phương pháp dùng vi khuẩn Wolbachia, được đưa ra tại Úc vào năm 2011.

Nhưng đối với nhà nghiên cứu Luciano Moreira, vi khuẩn này không phải là giải pháp duy nhất, mà trước hết phải giảm những nơi có nước tù đọng, nơi mà muỗi sinh sôi nẩy nở dễ dàng.

viethoaiphuong
#34 Posted : Thursday, October 10, 2019 12:26:06 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Pháp : Khai mạc hội nghị quốc tế tài trợ chống sida, lao và sốt rét

Mai Vân - RFI - ngày 09-10-2019
Hôm nay, 09/10/2019, hội nghị lần thứ sáu nhằm khôi phục lại Quỹ Thế Giới chống sida, lao và sốt rét khai mạc tại thành phố Lyon, miền nam nước Pháp. Đây là lần đầu tiên Pháp đăng cai tổ chức hội nghị này, với hy vọng huy động được ít nhất 14 tỷ đô la tài trợ.

Hội nghị, diễn ra 3 năm một lần, khai mạc với sự hiện diện của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đã đề ra mục tiêu huy động khoản tiền nói trên để có thể chiến thắng được ba loai bệnh kể trên từ nay đến năm 2030, những chứng bệnh đã khiến 3 triệu người thiệt mạng mỗi năm trên thế giới.

Về bệnh sida, số người nhiễm virút HIV mỗi năm mỗi giảm, nhưng các tiến bộ trong chữa trị đã chậm lại. Theo giới y khoa, phương thức phòng chống, trị liệu đều có đủ, chỉ thiếu tiền, đến mức mà nhiều người lo ngại rằng số bệnh nhân sẽ tăng cao trở lại.

Chính vì vậy mà chỉ tiêu huy động được ít ra 14 tỷ đô la cần thiết cho 3 năm tới đây đã được đề ra tại hội nghị Lyon. Trong số cả chục lãnh đạo quốc gia đến tham gia hội nghị Lyon, phần đông là lãnh đạo châu Phi.

Nhìn chung, 70% tiền huy động được sẽ chi cho các nước châu Phi, như Nigeria, Tanzania, Congo (RDC), Mozambique, Zimbabwe. Hai nước châu Phi Nigeria và Nam Phi, đồng thời là những quốc gia đóng góp cho Quỹ Thế Giới chống sida, lao và sốt rét.

Tuy con số 14 tỷ đô la có vẻ cao – hội nghị trước cách đây 3 năm, đã huy động được 12,2 tỷ - nhưng theo các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ, số tiền đó có lẽ sẽ không đủ để diệt trừ các bệnh này.

Ngoài ra, đây mới là chỉ tiêu đề ra, còn đặt được hay không thì phải chờ đến khi hội nghị kết thúc vào ngày mai, 10/10.



Users browsing this topic
Guest (18)
2 Pages<12
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.