Võng mạc điện tử có thể giúp người mù nhìn thấy hình dạng
Người mù sáng mắt
LONDON (Reuters) - Lần đầu tiên, các khoa học gia đã có thể giúp các bệnh nhân trước đó bị mù hồi phục một phần thị lực nhờ sử dụng các vi mạch nhạy cảm với ánh sáng được cấy bên dưới bề mặt của võng mạc. Họ nói dụng cụ này có thể trở thành thông dụng đối với vài loại mù trong 5 năm tới.
Mô hình con mắt có gắn võng mạc điện tử.
(Hình: Boston Retinal Implant Project/New York Times)
Các chuyên viên mô tả các kết quả thử nghiệm như rất lớn lao và nói dụng cụ, được các khoa học gia Ðức phát triển, có thể cuối cùng làm thay đổi đời sống của một con số lên tới 200,000 người trên khắp thế giới - những người đau khổ vì mù lòa do một bệnh thoái hóa mắt được gọi là retinitis pigmentosa.
Dụng cụ - được cấy phía dưới võng mạc - hoạt động bằng cách trực tiếp thay thế các tế bào tiếp nhận ánh sáng hình que và hình nón ở võng mạc, bị mất vì bệnh thoái hóa võng mạc.
Sau giai đoạn phát hiện ánh sáng, nó sử dụng các chức năng xử lý hình ảnh tự nhiên của mắt để tạo ra một hình ảnh có thể nhìn thấy được.
Ông Eberhart Zrenner, chủ tịch của bệnh viện nhãn khoa của trường Ðại Học Tuebingen ở Ðức và là giám đốc của một công ty nhỏ được gọi là Retina Implant AG, là công ty phát triển dụng cụ này, nói các kết quả thực nghiệm là một bằng chứng cho thấy giá trị của ý niệm và sẽ được thử nghiệm thêm với khoảng 25 đến 50 bệnh nhân ở Âu Châu.
“Chúng tôi đã chứng tỏ rằng bệnh nhân có thể được cung cấp đủ thị lực hữu ích cho đời sống hàng ngày,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn.
Theo cuộc nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B, một bệnh nhân mù, người được cấy dụng cụ, đã có thể nhận diện và tìm các đồ vật được đặt trên một chiếc bàn ở trước mặt của ông ta, và đã có thể tự mình bước quanh một căn phòng.
Ông ta có thể đọc được một mặt đồng hồ và phân biệt được bảy màu xám, theo các nhà nghiên cứu. Những cuộc thử nghiệm được thực hiện từ ngày thứ bảy đến ngày thứ chín sau khi dụng cụ được cấy.
Dụng cụ cấy ghép, hoàn toàn nằm trong mắt, là một phiến nhỏ xíu, diện tích chỉ hơn 3 mm vuông và dầy khoảng một phần mười millimét, có khoảng 1,500 bộ cảm ứng ánh sáng được nối với những bộ phận khuếch đại và các điện cực.
Những loại cấy võng mạc khác, được gọi là cấy epitetina, nằm ngoài võng mạc. Và vì chúng bỏ qua các cấu trúc nhạy cảm ánh sáng vẫn còn nguyên vẹn trong mắt, chúng đòi hỏi bệnh nhân phải mang một máy ảnh bên ngoài và bộ phận xử lý dữ kiện.
Ông Robert Maclaren, một giáo sư nhãn khoa tại Ðại Học Oxford của Anh và là một cố vấn giải phẫu võng mạc tại bệnh viện mắt Oxford, người không liên hệ tới cuộc thử nghiệm này, nói ông rất kích động trước các kết quả của ông Zrenner.
Nó chứng tỏ rằng, ở một bệnh nhân đã bị mù trong nhiều năm và không thể nhìn thấy bất cứ thứ gì, các thần kinh thị giác có thể được đánh thức để họ có thể nhìn thấy trở lại. Nó có ý nghĩa lớn lao trong phạm vi đó, ông nói.
“Ði từ tình trạng bị mù hoàn toàn trong nhiều năm, sang khả năng đọc được một vài bức thư và nhìn thấy hình dạng, là một bước tiến lớn lao.”
Retinitis pigmentosa là một bệnh mắt di truyền đưa tới mù lòa và ảnh hưởng khoảng 1 trong 4,000 người trên khắp thế giới.
Ông Zrenner nói những cuộc thử nghiệm thêm về việc cấy võng mạc sẽ được hoàn tất trong hai tới ba năm và nếu những thử nghiệm đó tỏ ra thành công, dụng cụ có thể được đưa ra thị trường và được cung cấp cho hàng ngàn bệnh nhân trong thời gian 5 năm.
Ông tỏ ra thận trọng về những khả năng áp dụng rộng rãi hơn, nhưng nói rằng nếu nó được phát triển thêm, một ngày nào đó dụng cụ có thể được dùng để giúp các bệnh nhân bị thoái hóa giác mạc trầm trọng liên quan đến tuổi tác, nguyên nhân hàng đầu đưa đến mùa lòa ở người già.
Không phải tất cả người mù đều có thể hưởng lợi nhờ dụng cụ này, kể cả các trường hợp trong đó sự hư hại thần kinh thị giác hoặc não bộ là nguyên nhân làm cho họ mù lòa, hoặc khi võng mạc bị phá hủy hoặc không có đủ máu lưu thông. (n.n.)
(Người Việt)