Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

4 Pages123>»
Những Thành Tựu Mới của Khoa Học
viethoaiphuong
#1 Posted : Thursday, February 12, 2009 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
MỘT HIỆN TƯỢNG KHÔNG THỂ TIN NỔI !

Xin mời Quý vị click vô link dưới đây để xem bức hình chụp ngày tuyên thệ lễ nhậm chức của Tổng Thống Obama bằng kỹ thuật Super Hi-Def. Quý vị sẽ ngạc nhiên!
Dù hình này chụp panorama nhưng khi zoom lại gần, bạn sẽ nhìn rõ khuông mặt từng người: Obama, Bush....
Nhấn chuột 2 lần vào chỗ bạn muốn coi (zoom). Hinh hơi mờ nên đợi một giây cho hình rõ(focus) rồi zoom tiếp…đợi focus…

http://gigapan.org/viewG...3ee899496648c2b4b06233c

Nhấn chuột 2 lần vào chỗ bạn muốn coi (zoom). Hinh hơi mờ nên đợi một giây cho hình rõ(focus) rồi zoom tiếp…đợi focus…

Máy chụp hình này là loại máy chụp hình quan sát (surveillance camera ) của hãng Canon có độ phân 1474 megapixel (tức là gấp khoảng 295 lần của một máy hinh 5 megapixel) cùng lúc chụp 200 vị trí khác nhau để tạo thành một bức hình

* sưu tầm trên Net
viethoaiphuong
#2 Posted : Tuesday, February 8, 2011 8:20:10 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


NASA phát hiện thêm một thái dương hệ mới



tin RFI - Pháp

Libération hôm nay cho biết, kính viễn vọng mang tên nhà thiên văn học Kepler, của trung tâm Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ NASA, đã phát hiện thêm một thái dương hệ mới với 6 hành tinh. Thông tin này được công bố trên tạp chí Nature, ngày 4/2. Phát hiện mới này là một thành tích trong cuộc săn đuổi các hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Hiện tại, giới thiên văn đã phát hiện được 529 hành tinh, trong đó có 64 « thái dương hệ» mới, bao gồm ít nhất hai hành tinh.

Mặc dù, lý thuyết về sự tồn tại của các hệ hành tinh ngoài thái dương hệ của chúng ta đã có từ lâu, việc nghiên cứu các hành tinh này chỉ thực sự bắt đầu vào năm 1995, khi ê kíp Pháp-Thụy Sĩ tiến hành các quan sát đầu tiên, với các kính thiên văn hiện đại. Trong khoảng thời gian từ 1.995-2.000, các nhà thiên văn chỉ phát hiện được có 50 hành tinh. Trong khi đó, kể từ năm 2.000, cuộc tìm kiếm đã tăng tốc, với khoảng 500 hành tinh mới được tìm ra.

Được phóng lên quỹ đạo, kính thiên văn Kepler có thể quan sát tốt hơn các vật thể trong vũ trụ. Các nghiên cứu ngày càng chính xác hơn về các hành tinh ngoài trái đất cho thấy chúng vô cùng đa dạng, từ các hành tinh chỉ toàn là khí như sao Diêm Vương hay sao Thổ, cho đến đất đá, như Trái Đất, hay sao Kim. Cũng có hành tinh chỉ là băng giá. Ngược lại, có hành tinh luôn cháy bỏng. Các quỹ đạo của chúng cũng hết sức khác nhau.

Để biết được liệu trên các hành tinh vừa được phát hiện, có các điều kiện cho sự sống hay không, cần phải từ 10 đến 20 năm nữa, với sự ra đời của một thế hệ ống kính thiên văn mới mạnh hơn.

viethoaiphuong
#3 Posted : Monday, February 14, 2011 7:23:03 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)



Boeing ra mắt máy bay 747 phiên bản mới



747-8 Intercontinental

Hãng chế tạo máy bay Boeing của Hoa Kỳ vừa cho ra mắt phiên bản mới 747-8 Intercontinental với sức chứa gần 500 hành khách.
Máy bay mới này có 467 chỗ ngồi, nhiều hơn loại 747 hiện tại là 51 ghế, và sử dụng ít nhiên liệu hơn.
Thế nhưng Boeing mới chỉ có 33 đơn đặt hàng cho loại máy bay này từ các hãng hàng không Lufthansa và Korean Airlines.
Phiên bản chở hàng của loại máy bay mới thì đã được ra mắt từ trước và bán được 74 chiếc.
Máy bay mới đã được ra mắt tại một buổi lễ với sự tham gia của 10.000 nhân viên Boeing, gia đình họ cùng khách mời, tại đúng nơi chiếc Boeing 747 đầu tiên được 'trình làng' năm 1968.
James Albaugh, trưởng bộ phận máy bay thương mại của Boeing, phát biểu: "Trong tất cả các loại máy bay mà chúng tôi đã thiết kế, loại 747 là gắn bó với thương hiệu Boeing nhất".
Trong các chi tiết mới khác của loại mới Intercontinental có mẫu cánh mới, mũi máy bay nhọn hơn, động cơ vô cùng hiện đại và khoang lái kiểu mới.
Tuy về sức chở, nó kém Airbus A380, nhưng về độ dài thì lại nhất thế giới.
Boeing tỏ ra tự tin rằng trong tương lai sẽ bán được nhiều máy bay hơn, sau khi loại 747-8 Intercontinental được chính thức tung ra thị trường.
Khách hàng đầu tiên đặt mua loại máy bay này là một yếu nhân giấu tên.
Boeing cũng hy vọng hai máy bay trong phi đội chuyên cơ của Tổng thống Hoa Kỳ - Air Force One - sẽ được thay bằng loại 747-8.
Chiếc Boeing 747 đầu tiên ra đời 42 năm trước, tổng cộng 1.400 chiếc đã được khách mua cho tới khi loại 747-400 bị ngừng bán hồi năm ngoái.
Phiên bản mới nhất này được xem như cạnh tranh của máy bay Airbus A380.
Thế nhưng nhiều phân tích gia cho rằng các hãng hàng không chuộng loại phi cơ nhỏ hơn như Boeing 787 và Airbus A350, vốn được thiết kế để vận hành tại các sân bay bận rộn và các điểm đến địa phương.
Thứ Hai 14/02, Boeing cũng sẽ cập nhật thông tin về loại 787 Dreamliner đã bị chậm trễ lâu nay và ảnh hưởng uy tín của chính hãng.
viethoaiphuong
#4 Posted : Monday, March 28, 2011 5:50:48 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Chơi đàn guitar trên áo




Nếu bạn yêu âm nhạc và bàn tay cứ muốn khảy đàn mỗi khi nghe tiếng nhạc, đàn guitar ảo do công ty FauvelKhan (Anh) thiết kế có thể khiến bạn ưng ý. Nó khác lạ ở chỗ là không có dây và bộ khuếch đại mà nằm hoàn toàn trên mặt trước áo thun (ảnh). FauvelKhan cho biết chiếc áo thun kỳ diệu này được thiết kế với công nghệ mã vạch. Nó sẽ biến thành công cụ chơi nhạc nếu được hỗ trợ bởi máy tính và phần mềm đặc biệt. Do đó, nếu cảm hứng âm nhạc bất ngờ trỗi dậy, bạn chỉ việc bước tới đứng trước webcam máy tính (ảnh). Khi ấy, bạn có thể thỏa sức lướt các ngón tay trên “dây đàn”, máy tính sẽ lập tức ghi nhận và phát ra âm sắc tương ứng.
Nhà sản xuất cho biết ban đầu chiếc áo guitar ảo này được thiết kế với mục đích phục vụ quảng cáo. Tuy nhiên, sau đó nó được gửi tham gia Hội chợ âm nhạc SXSW Accelerator hằng năm tại Texas (Mỹ). Hiện phát minh này đang là đại diện duy nhất của châu Âu được đề cử Giải Công nghệ liên quan đến âm nhạc.

NHƯ HOA (Theo Daily Mail, Newslite)
viethoaiphuong
#5 Posted : Friday, April 8, 2011 2:43:39 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Lá cây nhân tạo sản xuất điện gia dụng


Quá trình quang hợp (ảnh Wikipedia)

Đức Tâm - rfi - Thứ sáu 08 Tháng Tư 2011

Các nhà khoa học Viện Công nghệ Massashusetts – MIT – Hoa Kỳ đã thành công chế tạo một loại «lá cây» có khả năng sản sinh năng lượng nhanh hơn lá cây tự nhiên gấp 10 lần. Phát minh này là một bước tiến mới trong công nghệ khai thác năng lượng mặt trời.
Gọi là « lá cây », bởi vì vật liệu mới này được chế tạo dựa theo nguyên tắc quang hợp của lá cây tự nhiên.

Chúng ta đều biết, lá cây có chất diệp lục, hấp thụ năng lượng ánh sáng, gây phản ứng hóa học, tạo ra những chất hữu cơ để nuôi cây. Quá trình này, được gọi là quang hợp, đồng thời cũng sản sinh ra oxy cho trái đất của chúng ta.

Theo báo Daily Mail Reporter, cuối tháng ba vừa qua, tại hội nghị hàng năm của Hiệp hội Hóa học Mỹ ở California, giáo sư Daniel Nocera, đã trình bầy công trình nghiên cứu và giới thiệu sản phẩm mẫu của ông. Lá cây nhân tạo có kích cỡ chỉ bằng một quân bài, được thả nổi trong một thùng nước. Nó hấp thụ ánh sáng mặt, tiến hành tách hai thành tố chính của nước ra là oxy và hydro. Hai chất này sau đó được tích trữ trong một khoang nhiên liệu và được sử dụng để sản xuất ra điện.

Đây không phải là lần đầu tiên, giới khoa học chế tạo ra lá cây nhân tạo hoạt động theo nguyên tắc quang hợp. Cách nay trên một thập niên, chuyên gia John Turner thuộc Phòng Thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia Mỹ, đã làm được việc này. Nhưng sản phẩm được chế tạo từ những vật liệu hiếm và rất đắt, chỉ hoạt động được trong vòng chưa đầy một ngày và rất không ổn định.

Trong khi đó, lá cây nhân tạo do giáo sư Norcera làm ra, có quá trình quang hợp ổn định, khi tiếp xúc với nước và ánh sáng mặt trời. Trong những thí nghiệm ban đầu, phản ứng hóa học tách oxy và hydro đã diễn ra liên tục trong suốt 45 giờ mà không bị gián đoạn.

Lá cây nhân tạo được sản xuất từ chất silicone của silicium và có gắn các mạch điện tử. Tuy nhiên, sáng chế này có tính khả thi, là nhờ vào việc phát hiện ra những chất xúc tác mới có khả năng hoạt động mạnh, lại rẻ tiền, sẵn có và dồi dào trên trái đất như :nikel, cobalt.

Giáo sư Norcera cho biết, với bốn lít nước, một chiếc lá nhân tạo có thể sản xuất ra điện đủ để dùng trong một ngày cho một gia đình tại các nước đang phát triển, hoặc đủ để sưởi ấm trong một ngày cho mỗi gia đình tại các nước phát triển.

Nếu mỗi gia đình trên hành tinh, mỗi ngày dùng một lá cây nhân tạo và khoảng 4 lít nước, thì sản lượng điện toàn thế giới sẽ tăng thêm 14 terawatt – tức là 14 tỷ Kw.

Phát minh này thu hút sự chú ý của giới công nghiệp. Theo báo chí Anh, tập đoàn Tata của Ấn Độ đã ký thỏa thuận với vị giáo sư của MIT để sản xuất trạm phát điện có kích cỡ bằng chiếc tủ lạnh, trong vòng 18 tháng tới.

Giáo sư Norcera cho biết, hướng chú ý của ông là các nước đang phát triển. Ông nói, « mục đích của chúng tôi là mỗi gia đình có một trạm phát điện riêng. Chúng tôi mường tượng là trong một tương lai gần, các khu làng ở Ấn Độ và ở châu Phi có thể mua được các máy sản xuất điện cơ bản và rẻ tiền, nhờ vào công nghệ này ».

viethoaiphuong
#6 Posted : Thursday, May 5, 2011 10:05:31 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Cập nhật Thứ Năm, 05 tháng 5 2011

NASA phóng viễn vọng kính nhìn thấu quá khứ

Ánh sáng từ các thiên hà cách chúng ta hàng tỉ năm ánh sáng mờ nhạt đến nỗi chúng chuyển từ quang phổ nhìn thấy được thành một đoạn tia sáng hồng ngoại và trở thành sức nóng. Ánh sáng này chỉ có thể phát hiện được bằng những thiết bị làm lạnh đến số không tuyệt đối. Cơ quan quản trị hàng không và không gian Hoa Kỳ đang chế tạo một viễn vọng kính không gian mới có thể làm lạnh theo đúng ý nghĩa của từ này.
George Putic | Washington


Hình: NASA: Chris Gunn
Phần quan trọng nhất của viễn vọng kính là những tấm gương mạ vàng đặc biệt cấu thành tấm gương chính lớn

Trong “phòng sạch” của NASA tại Trung tâm Không gian Goddard, bên ngoài Washington, các kỹ sư đang chế tạo một viễn vọng kính không gian hồng ngoại tuyến mới được đặt tên theo giám đốc thứ nhì của NASA James Webb. Những kỹ sư hy vọng khi được lắp đặt vào năm 2014, viễn vọng kính này sẽ giúp nhìn trở ngược lại quá khứ hàng tỉ năm ánh sáng.

Ông Jonathan Gardner, khoa học gia phụ tá cao cấp của dự án, nói đường kính rộng 6,5 mét của viễn vọng kính sẽ có khả năng phát hiện những tín hiệu hồng ngoại rất mờ nhạt, bởi vì kính này được giữ ở nhiệt độ rất lạnh, gần mức không tuyệt đối tức là -459 độ F. Một màn ảnh rộng giảm nhiệt, bằng một sân quần vợt, sẽ che chắn viễn vọng kính khỏi sức nóng của mặt trời và trái đất.

Nhưng làm thế nào để các khoa học gia có thể nhìn vào quá khứ?

Ông Jonathan Gardner giải thích: “Chúng ta có thể nhìn trở lại bởi vì ánh sáng cần có thời gian để đi từ đó đến đây. Do dó khi chúng ta nhìn xa, xa hơn nữa, ánh sáng cần có một thời gian rất dài để đi từ nơi xuất phát đến đây và chúng ta có thể nhìn ngược thời gian. Và nếu chúng ta nhìn đủ xa, chúng ta nhìn ngược lại lúc vũ trụ trẻ hơn ngày hôm nay, khi ánh sáng phát xuất từ những thiên hà này. Chúng ta nhìn vào vũ trụ khi vũ trụ còn trẻ hơn và chúng ta nhìn trở ngược lại đến Vụ Nổ Lớn gọi là Big Bang."

Ông Gardner nói các khoa học gia muốn biết khi nào những thiên hà đầu tiên hình thành, chúng giống như thế nào, có những đặc tính gì và những ngôi sao được thành hình như thế nào. Nhiều người cũng hy vọng tìm thấy một số những gì mà ngay chúng ta cũng chưa biết chúng hiện hữu.

Viễn vọng kính sẽ được trang bị ba máy thu hình hồng ngoại tuyến rất tinh nhạy, chưa từng có trước đây. Tuy nhiên phần quan trọng nhất của viễn vọng kính là những tấm gương mạ vàng đặc biệt cấu thành tấm gương chính lớn.


Viễn vọng kính không gian James Webb

Ông Jonathan Gardner nói: “Tấm gương chính được cấu thành bằng 18 tấm gương 6 cạnh, như bạn có thể thấy trên hình mẫu. Mỗi một tấm này được đỡ bằng những giá di động được. Do đó trong suốt thời gian hoạt động của viễn vọng kính trên quỹ đạo, chúng ta có thể gởi những mệnh lệnh di chuyển những tấm gương này và đó là cách chúng ta có thể thường xuyên giữ chúng thẳng hàng, theo một trọng điểm chung.

Ông Jonathan Gardner nói viễn vọng kính mới sẽ được các khoa học gia trên toàn thế giới sử dụng và những dự án được chọn tùy theo giá trị khoa học của những dự án này.

Ông Gardner nói: “Chúng tôi sẽ yêu cầu các nhà thiên văn đưa những đề nghị. Bất cứ nhà thiên văn nào, ở bất cứ trường đại học, tại bất cứ quốc gia nào cũng có thể viết đề nghị muốn làm gì với viễn vọng kính. Một Ủy ban, có thể gồm hàng trăm nhà thiên văn sẽ xem xét những đề nghị này, và sẽ đọc tất cả những đề nghị và chọn đề nghị nào tốt nhất để thực hiện trong năm đó.

Ông Gardner nói tiến trình này đảm bảo là viễn vọng kính sẽ làm công tác khoa học tốt nhất có thể được, trả lời những câu hỏi hiện nay quan trọng nhất, có liên hệ đến vấn đề nhất.

Viễn vọng kính mới dự trù sẽ được phóng đi vào năm 2014 và hy vọng sẽ hoạt động khoảng 10 năm.

Thời gian hoạt động của viễn vọng kính bị giới hạn vì số lượng nhiên liệu trong máy để điều chỉnh theo định kỳ, vị trí trong không gian của viễn vọng kính. Viễn vọng kính sẽ được đặt ở khoảng cách một triệu năm trăm ngàn kilômét cách trái đất, vì thế các phi hành gia sẽ không thể đến thăm và tiếp tế thêm nhiên liệu.
viethoaiphuong
#7 Posted : Sunday, May 8, 2011 1:00:37 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Cập nhật Thứ Sáu, 06 tháng 5 2011 RSS

Phi thuyền Endeavour sẽ lên đường sớm nhất là ngày 16 tháng 5



Hình: AP
Phi thuyền con thoi Endeavour trên giàn phóng tại Trung tâm Không gian Kennedy ở Mũi Canaveral, bang Florida

Hôm Thứ Sáu, cơ quan NASA Hoa Kỳ loan báo phi thuyền con thoi Endeavour sẽ được phóng đi sớm nhất là ngày 16 tháng 5.

Phi thuyền này lẽ ra phải được phóng đi hôm 29 tháng Tư nhưng vụ phóng đã được hoãn lại chỉ được báo trước vài giờ, vì bộ phận làm ấm nhiên liệu không hoạt động.

NASA cho biết, các kỹ thuật viên sẽ sửa và thử lại đường dây điện gây ra vấn đề này.

Đây sẽ là phi vụ cuối cùng của phi thuyền con thoi Endeavour và cũng là chuyến công tác kế chót của đoàn phi thuyền con thoi Hoa Kỳ.

NASA sẽ đình chỉ hoạt động của đoàn phi thuyền con thoi này để tập trung triển khai thế hệ phi thuyền không gian kế tiếp, với ý định vượt quá quỹ đạo thấp của Trái Đất.

Mục tiêu chính trong phi vụ 14 ngày của phi thuyền Endeavour là đem một máy đo phổ từ trường alpha lên Trạm Không Gian Quốc Tế.

Máy đo này là một thiết bị tinh vi sẽ giúp các nhà khoa học khảo cứu về sự thành lập vũ trụ.
viethoaiphuong
#8 Posted : Tuesday, May 10, 2011 11:16:21 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Xe chạy bằng whisky



Martin Tangey, giám đốc Trung tâm nghiên cứu nhiên liệu đại học Edinburgh Napier
REUTERS

Thanh Phương - RFI - Thứ ba 03 Tháng Năm 2011

Một ngày đó sẽ có những chiếc xe hơi, thay vì nhả mùi xăng nồng nặc, thì sẽ để lại phía sau mùi thơm ngây ngất của rượu whisky. Đó là viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra, với việc các nhà nghiên cứu của ở Scotland vừa chế ra một loại nhiên liệu mới từ mạch nha, nguyên liệu sản xuất whisky, và có thể trở thành một trong những nhiên liệu của tương lai.


Theo những nghiên cứu của Trường Đại học Edinburgh Napier, whisky, món « quốc hồn quốc túy » của Scotlland sẽ là một nguồn năng lượng rất hiệu quả và không bao lâu nữa sẽ được dùng để thắp sáng cho gần 16 ngàn hộ gia đình ở Anh Quốc và mạch nha cũng sẽ có thể được dùng làm nhiên liệu cho xe hơi.

Theo tờ nhật báo The Times của Anh quốc, số ra gần đầy, hãng sản xuất rượu whisky Speyside của Scotland, thông qua việc sản xuất rượu whisky, sẽ có thể cung cấp năng lượng cho một trạm điện 7 megawatt. Thật ra, điện năng này không phải là được sản xuất từ rượu whisky mà là từ những dư chất của quy trình sản xuất whisky, cụ thể là pot ale, tức là chất lỏng tụ lại ở đáy các lò chưng cất rượu ở giai đoạn chưng cất đầu tiên, và chất « draff », tức là những chất rắn sót lại từ các hạt mạch nha sau khi chưng cất.

Nhưng đáng ngạc nhiên hơn cả là loại nhiên liệu này có thể được sử dụng cho xe hơi, mà chẳng cần phải thiết kế lại động cơ hay bình xăng của xe, khác với nhiên liệu methanol. Mặt khác, « nhiên liệu whisky » tạo ra năng lượng nhiều hơn 30% so với methanol. Một điểm khác cũng cần phải ghi nhận, đó là để sản xuất methanol, người ta phải trồng rất nhiều ngũ cốc, chủ yếu là bắp, trong khi « nhiên liệu whisky » được sản xuất từ những dư chất của quá trình sản xuất whisky, tức là không tốn thêm một nguồn năng lượng nào khác. Ấy là chưa kể xe chạy bằng whisky ít ô nhiễm hơn nhìều so với xăng hay dầu diesel, mà lại thơm hơn nhiều.

Các nhà nghiên cứu Trường Đại học Edinburgh Napier thậm chí không loại trử khả năng là « nhiên liệu whisky » sẽ được dùng cho cả máy bay hoặc làm cơ sở để sản xuất những hóa chất như acetone.

Ngay chính giám đốc Scotland của Quỹ bảo vệ thiên nhìên WWF cũng đã hết lời khen ngợi phát minh của các nhà nghiên cứu Trường Đại học Edinburgh Napier, bởi vì theo ông, nguyên liệu để sản xuất whisky là xuất phát từ môi trường trong lành của xứ Scotland và nếu ngành sản xuất whisky giúp cho Scotland giảm bớt khí thải gây hiệu ứng lồng kính thì hay biết bao.

Dự án sản xuất loại nhiên liệu sinh học từ các lò chưng cất rượu whisky theo dự kiến sẽ được thực hiện từ đây đến năm 2013 và sẽ mang lại nguồn thu nhập hàng năm từ 6,5 đến 9 triệu euro. Các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Edinburgh Napier sẽ thành lập một công ty để phân phối loại nhiên liệu này.

Nên nhớ rằng whisky hiện đã là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Scotland, năm ngoái đã đạt mức xuất khẩu kỷ lục là gần 5 tỷ đôla và tính trong 10 năm gần đây đã tăng tổng cộng 45%.
viethoaiphuong
#9 Posted : Saturday, May 14, 2011 5:47:05 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Máy bay năng lượng mặt trời thành công chuyến bay quốc tế đầu tiên


Solar Impulse, máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời - ảnh Reuters


Trọng Thành - RFI - Thứ bảy 14 Tháng Năm 2011

Ngày 13/05/11chiếc máy bay Solar Impulse, hoàn toàn sử dụng năng lượng mặt trời, đã hạ cánh an toàn tại Bỉ sau 13 giờ bay. Cất cánh từ sân bay quân sự Thụy Sĩ Payerne lúc 6 giờ 40 phút, Solar Impluse đã hạ cánh tại Bruxelles vào lúc 19 giờ 40 phút, vượt qua chặng đường 500 km.

Sải cánh của máy bay Solar Impulse là 64 mét, tương đương với chiếc Airbus 340, nhưng toàn bộ máy bay chỉ nặng có 1,6 tấn. Chiếc máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời này đã đi vào lịch sử ngành hàng không, khi thực hiện một chuyến bay liên tục trong 24 giờ chỉ với năng lượng mặt trời vào tháng 7/2010.

Chiếc Solar Impulse mang tới 12.000 pin quang điện (photovoltaique). Solar Impulse lần này bay cao hơn lần trước, độ cao nhất đạt tới là 3.600 mét, và có lúc tốc độ đạt 70km/giờ.

Trả lời phỏng vấn AFP, ngay sau khi hạ cánh, nhà chế tạo Solar Impulse ông Bertrand Picard nói : Với chuyến bay này, ông muốn cổ vũ các nhà lãnh đạo chính trị theo đuổi các chính sách sử dụng năng lượng tái tạo một cách táo bạo hơn. Ông cho biết, vào lúc tất cả máy bay thắp sáng tối đa, lượng điện tiêu thụ của máy bay chỉ bằng một chiếc bóng đèn 100 watts, và Solar Impluse hạ cánh êm ru không một tiếng động.

Mục tiêu của nhóm chế tạo máy bay trong thời gian tới là làm ra một chiếc Solar Impulse mới, hoàn hảo hơn, có khả năng vượt Đại Tây Dương. Nhóm này chủ trương tiến hành thử nghiệm một chuyến bay vòng quanh thế giới, được chia làm năm chặng, vào khoảng năm 2013 hay 2014.

Nhà chế tạo máy bay nhấn mạnh, bây giờ thật là điên rồ, nếu cho rằng có thể đưa máy bay dùng năng lượng mặt trời vào sử dụng để kinh doanh, nhưng cũng thật là ngớ ngẩn nếu như cho rằng đây chỉ là một điều hoang tưởng.

Bertrand Picard nổi tiếng vì đã từng đi vòng quanh thế giới bằng khinh khí cầu. Ông xuất thân từ một gia đình đã sinh ra nhiều nhà du hành nổi tiếng.

Hoàng tử Philippe, người có triển vọng trở thành quốc vương Bỉ tương lai vốn rất hâm mộ ngành hàng không và bản thân cũng là phi công, đã theo sát chuyến bay của Solar Impulse trên một chiếc trực thăng.
viethoaiphuong
#10 Posted : Monday, May 16, 2011 3:12:58 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Cập nhật Thứ Hai, 16 tháng 5 2011

NASA phóng phi thuyền con thoi Endeavour



Hình: NASA
Phi thuyền Endeavour được phóng lên không gian từ Trung tâm Không gian Kennedy ở bang Florida, ngày 16/5/2011


Cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA phóng phi thuyền con thoi Endeavour hôm nay. Đây là chuyến bay cuối cùng của phi thuyền trước khi ngưng hoạt động.

Vài tiếng đồng hồ trước giờ phóng phi thuyền, NASA cho biết tất cả các phi hành gia đã lên tàu và không có sự cố về kỹ thuật hay thời tiết có thể làm trì hoãn kế hoạch phóng phi thuyền con thoi Endeavour.

Phi vụ của tàu Endeavour lẽ ra đã bắt đầu hồi cuối tháng 4 vừa qua nhưng các sự cố về điện đã khiến phải trì hoãn nhiều lần.

Chuyến bay vào Trạm Không gian Quốc tế do phi hành gia Mark Kelly chỉ huy. Ông Kelly là phu quân của nữ dân biểu Gabrielle Giffords.

Bà Giffords đã bị bắn trọng thương trong vụ nổ súng bừa bãi tại bang Arizona hồi tháng Giêng năm nay.

Hôm qua, bà Giffords đã đáp máy bay tới bang Florida để tham dự buổi phóng phi thuyền con thoi Endeavour hôm nay vào lúc 8:56 phút (giờ miền Đông Hoa Kỳ) tại Trung tâm Không gian Kennedy cùng với khoảng 500.000 người dự khán khác.

Phi hành đoàn gồm 5 người Mỹ và 1 người Italia sẽ tiến hành các cuộc đi bộ ngoài không gian, chuyển giao linh kiện và các thiết bị vật lý cho Trạm Không gian Quốc tế, cũng như thực hiện công tác bảo trì cho trạm không gian trong chuyến bay kéo dài 16 ngày.

NASA kết thúc chương trình tàu con thoi với vụ phóng tàu Atlantis dự kiến vào tháng 7 năm nay.

Một phi thuyền con thoi thứ ba tên là Discovery đã trở về mặt đất sau chuyến bay chót hồi tháng 3.
viethoaiphuong
#11 Posted : Friday, May 27, 2011 4:55:28 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
---------- Forwarded message ----------
From:
Date: 2011/5/27
Subject: [Hoalu] Fw: Làm đường xe lửa ở Mỹ



Mời các anh chị và bạn xem người Mỹ làm đường xe lửa bằng cơ giới. Những loại máy móc nầy chỉ có 2 trên thế giới, 1 ở Mỹ và 1 ở châu Âu thôi.


For those who live in the Springfield area and have seen all the machines running up and down the tracks, here is a link to a video that shows you how the concrete ties and rail are put in place. The road bed was raised 13 inches to accommodate for the new high speed rail line between St. Louis , MO. and Chicago , IL .. There are only two of these track laying machines in the world, one here and one in Europe . *

Ever see a train lay its own tracks?
I wonder what all those laborers who laid the first cross country tracks would think if they could only see this!

http://www.wimp.com/traintrack/

viethoaiphuong
#12 Posted : Tuesday, May 31, 2011 11:36:28 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Cập nhật Thứ Tư, 01 tháng 6 2011

Phi thuyền con thoi Endeavour hoàn tất sứ mạng cuối cùng



Hình: NASA
Phi thuyền Con thoi Endeavour hạ cánh xuống Trung tâm Không gian Kennedy, bang Florida

Phi thuyền con thoi Endeavour của Hoa Kỳ đã trở về trái đất sáng sớm hôm nay, sau khi hoàn tất chuyến bay cuối cùng đến Trạm Không gian Quốc tế.

Chỉ huy trưởng Mark Kelly cùng phi hành đoàn đã hạ cánh an toàn xuống Trung tâm Không gian Kennedy ở bang Florida. Đây là lần thứ 25, cơ quan không gian NASA của Hoa Kỳ hạ cánh phi thuyền con thoi trong trời tối, chiếm khoảng 1/5 tổng số các phi vụ.

Ông Kelly nói rằng “thật luyến tiếc phải chứng kiến phi thuyền Endeavour hạ cánh lần cuối cùng,” nhưng Endeavour “để lại một gia sản vĩ đại.”

Phi thuyền Endeavour nay sẽ được đưa đến trưng bày tại một viện bảo tàng ở bang California.

Tàu Endeavour đã ở trong không gian hơn 2 tuần, trong nhiệm vụ chuyển một thiết bị trị giá 2 tỉ đôla để dò tìm tia vũ trụ, và các phụ tùng cho trạm không gian.

Cuộc hạ cánh hôm nay chấm dứt nhiệm vụ kéo dài 19 năm của tàu Endeavour, và Endeavour trở thành chiếc thứ hai trong tổng số 3 phi thuyền con thoi của Hoa Kỳ ngưng hoạt động.

NASA nói rằng Endeavour đã bay tất cả 198 triệu kilômét trong tổng số 25 phi vụ.

Tàu con thoi Atlantis dự trù sẽ được phóng vào không gian vào tháng 7, và đó sẽ là chuyến bay cuối cùng của chương trình phi thuyền con thoi kéo dài 30 năm của Hoa Kỳ.
viethoaiphuong
#13 Posted : Sunday, June 26, 2011 1:34:28 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Dẹp Quách NASA ? - Mời xem những điều Bạn chưa bao giờ biết !


Bùi Thanh Liêm là bút hiệu của Tiến sĩ Bruce Long Vu, một khoa học gia gốc Việt trong ngành khoa học không gian Hoa Kỳ. Trong năm 2002, ông đã được vinh danh về công trình góp phần vào các dự án hệ thống phòng thủ phi đạn quốc gia, giải pháp di chuyển an toàn cho phi thuyền Con Thoi, kỹ thuật vi học (natotechnology) giúp sản xuất các tế bào điện toán dùng cho phẫu thuật cực vi của Lục Quân Hoa Kỳ.

Với bút hiệu Bùi Thanh Liêm, ông đã viết nhiều truyện ngắn trên tạp chí Văn do nhà văn Mai Thảo chủ trương. Ông cũng là tác giả bài viết "Mùa Hè Năm Ấy", tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000 và đã được trao tặng giải danh dự.

Ông tên thật là Vũ Thành Long, sinh năm 1962 tại Vũng Tàu, tốt nghiệp tiến sĩ tại Mississippi State University, Starkville, với luận án "The Use of Non-Uniform Rational B-Splines (NURBS) in Overset Grid Generation", tạm dịch "Ứng dụng chốt trục Bezier hữu tỷ bất đồng trong thuật chia lưới đảo lộn".

Từ 2002,ông là khoa học gia hệ thống phóng (launch systems), NASA Kennedy, Florida, trách nhiệm nghiên cứu về phương pháp giảm chấn động và cường độ âm thanh khi phóng phi thuyền.

***

Hè này tôi được giao cho trách nhiệm làm cố vấn (mentor) cho một sinh viên đến làm tập sự ở trung tâm Kennedy trong 10 tuần lễ mùa hè. Cậu là sinh viên năm thứ 4 đang theo học ở đại học Purdue, tiểu bang Indiana . Đại học Purdue là một trong những đại học tên tuổi của nước Mỹ, được xếp hạng cao về ngành kỹ thuật cơ khí và không gian. Ernesto, tên của cậu, đã không làm hổ thẹn trường Purdue. Chỉ mới đến đây mới có một tuần mà cậu đã chứng minh cho mọi người thấy khả năng tiếp thu nhanh chóng và không ngại khó khăn của một sinh viên giỏi.


Hôm đầu mới đến, Ernesto được tôi dẫn đi vòng vòng để giới thiệu những đồng nghiệp trong nhóm kỹ thuật cơ khí. Cho đến khi chúng tôi gặp Richard, một kỹ sư trong nhóm hệ thống cơ lưu chất (Fluids System) thì một cuộc nói chuyện thú vị bắt đầu, và đó cũng là điều mà tôi muốn chia sẻ với bạn hôm nay.


Tôi không nhớ rõ câu chuyện bắt đầu chỗ nào, nhưng đến một thời điểm nào đó thì Richard tâm sự:

Ông bạn trẻ có biết không, tớ có một vài người bạn học cũ từ thời trung học, mất liên lạc một thời gian dài, gặp lại nó hỏi tớ đang làm ở đâu, khi biết tớ đang làm cho NASA thì nó nói gì bạn trẻ có biết không?

Chắc là khâm phục lắm! Ernesto trả lời Richard.

Hì hì! Ngược lại thì đúng hơn. Nó nói dẹp quách cái trung tâm NASA cho xong, phí tiền quá! Nghe nó nói vậy tớ nóng mặt hỏi nó. Richard chuyển giọng nói tiếp một tràng dài:


Mày có xài cell phone không? Thằng bạn nói có, và tớ nói ngay: không có chi!

Mày có xài laptop không? Thằng bạn gật đầu, và tớ tiếp tục: không có chi!

Mày có TV màn hình mỏng LCD không? Thằng bạn gật đầu, và tớ: không có chi!

Mày có xài máy lạnh trong xe hơi không? Thằng bạn gật đầu, và tớ: không có chi!

Vợ mày có xài máy sấy tóc, ép tóc không? Thằng bạn nói hình như có, và tớ lại: không có chi!

Mày có đi du lịch bằng máy bay không? Thằng bạn gật đầu, tớ lại: không có chi!

Mày có để tiền trong nhà bank không và kiểm tra tiền online không? Thằng bạn lại gật đầu, và tớ: không có chi!

Mày có uống nước và thở không khí không? Thằng bạn nói tất nhiên, và tớ: không có chi!

Richard nói đến đó xong, mĩm cười và bỏ đi, để cho Enersto tự suy nghĩ tiếp.

Thật ra chẳng có gì phải đáng suy nghĩ, những điều Richard nói hoàn toàn đúng sự thật, chỉ có điều là Richard chỉ kể ra một ví dụ điển hình của những tiện nghi mà nhân loại đang thừa hưởng, và ít có ai biết được các tiện nghi này là kết quả của các công trình nghiên cứu từ trung tâm hàng không và không gian Hoa Kỳ, gọi tắt là NASA.


Đúng đấy bạn ạ! Con chip Integrated Circuit (IC) cực nhỏ lần đầu tiên được chế tạo bởi công ty Texas Instrument, dưới đơn đặt hàng của NASA trong chương trình Apollo vào những năm của thập niên 60. Nếu không có con chip IC này thì đã không có cuộc cách mạng điện tử và làm gì có điện thoại di động, máy computer, và TV cho bạn xài!

Còn cái vụ máy lạnh trong xe hơi, tôi đoán là ông bạn Richard muốn ám chỉ đến một ứng dụng tự charge khí Freon vào trong xe hơi do NASA bảo trợ. Bình charge Artic Freeze vừa rẻ, vừa an toàn cho môi trường được bán trên thị trường hiện nay. Với 20 đô-la bạn hiền có thể tự charge cho máy lạnh xe hơi của mình thay vì mang ra ngoài tiệm sửa xe phải tốn ít nhất $100.


Còn chuyện máy ép tóc là một thứ công nghệ nano, do tiến sĩ Dennis Morrison của trung tâm Johnson Space Center chế tạo năm 2001, sau đó ông Farouk Shami, chủ công ty Farouk Systems Inc, mượn sáng kiến này để áp dụng vào đồ ép tóc. Điều đặc biệt là những thanh kim loại này khi được làm nóng lên ở nhiệt độ không cao lắm (khoảng 180 độ C) sẽ tiết ra những ion làm cho tóc mềm hơn và do đó dễ tạo các kiểu mẫu hơn.


Một ảnh hưởng lớn của NASA là trực tiếp vào ngành kỹ nghệ du lịch hàng không. Những chuyến bay ngày nay an toàn hơn, bộ phận động cơ ít tạo ra tiếng ồn hơn, máy bay lướt trong không khí êm hơn, cất cánh và hạ đáp nhẹ nhàng hơn, tất cả đều được cải tiến nhờ những công trình nghiên cứu từ NASA chuyển qua cho Boeing và các công ty chế tạo phi cơ khác trên toàn thế giới.


Còn chuyện kiểm soát và quản lý chương mục trong nhà bank dùng hệ thống online ngày nay tiện lợi và bảo đảm an toàn hơn là nhờ phần mềm Java Pathfinder (JPF). Phần mềm này lúc đầu viết ra để kiểm soát các sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa. Hiệu quả của nó mang lại quá cao đến nỗi các ngân hàng phải học hỏi để nâng cao hệ thống an ninh mạng của họ.


Mục tiêu của NASA hiện nay không chỉ nghiên cứu không gian mà còn cải tiến môi trường sống trên quả địa cầu. Với những nổ lực không ngừng của nhóm khoa học địa cầu ở trung tâm NASA, nguồn nước uống và không khí được nâng cao về mặt chất lượng để đem đến cho chúng ta nước sạch và không khí trong lành. Các nghiên cứu ở trạm không gian quốc tế để khảo sát tầng ozone và chất lượng không khí vẫn đang tiếp tục. Những nghiên cứu ở NASA về năng lượng sạch như sinh học, mặt trời, gió, vân vân đang diễn ra ở ngoài không gian và ngay trên trái đất chắc chắn sẽ mang lại những phúc lợi đáng kể cho nhân loại.


Richard chỉ nêu lên một vài ví dụ điển hình thôi, còn có biết bao nhiêu phát minh từ NASA đã ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Một điều rõ ràng là cơ quan NASA không chỉ đơn thuần nghiên cứu và phát triển kỹ thuật, mà còn có nhiệm vụ hợp tác và bảo trợ các công ty tư nhân. Hàng năm NASA bỏ ra hàng tỉ đô-la để tài trợ các công ty nhỏ, từ đó các phát minh của các công ty này ảnh hưởng trực tiếp nhân loại. Trường hợp điển hình là cái máy khoan xài pin của hãng Black and Decker, qua sự hợp tác nghiên cứu của NASA và Black and Decker, ngày nay cái máy khoan cầm tay này có thể xài lâu hơn mà không sợ hết pin. Một công ty khác cũng được hưởng lợi tự sự hợp tác nghiên cứu với NASA là Dustbuster, hãng chế tạo máy hút bụi.


Bạn có biết rằng ngày xưa khi các nhà khoa học ở NASA muốn đo mức độ phóng xạ của các vì sao và các hành tinh, họ đã nghĩ ra cái nhiệt kế, và đó là cái mà các bác sĩ bỏ vào tai hoặc dưới lưỡi của bạn mỗi khi họ muốn đo nhiệt độ cơ thể của bạn. Bạn có để ý thấy những loại nệm giường ngủ sau này không dùng lò xo, được gọi là nệm Tempur-Pedic. Mấy miếng nệm này hồi xưa do NASA chế tạo cho ghế ngồi trên phi cơ và mũ bảo hiểm của các phi công.


Còn nhiều lắm, không kể hết đâu bạn hiền ơi! Chẳng hạn như kính thủy tinh không bị trầy, gậy đánh golf làm bằng hợp kim, pin năng lượng cao, kính mát chống tia cực tím, con chuột máy computer, thực phẩm được giữ kín bằng phương pháp hút chân không. Tất cả đều là từ NASA mà ra!


Như vậy thì bạn có nghĩ là chúng ta nên dẹp bỏ NASA hay không?

Không có chi!

BTL
viethoaiphuong
#14 Posted : Tuesday, June 28, 2011 8:39:39 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Ba, 28 tháng 6 2011

Phi thuyền con thoi sẽ thực hiện chuyến bay cuối vào ngày 8 tháng 7



Hình: ASSOCIATED PRESS
Phi hành đoàn phi thuyền con thoi Atlantis, các phi hành gia (từ trái) Sandy Magnus, Dough Hurley, Rex Walhiem và Chris Ferguson thực tập tại Trung tâm Không gian Kennedy, bang Florida

Các giới chức Cơ quan quản trị hàng không và không gian Hoa Kỳ NASA bỏ phiếu đồng thanh chấp thuận 8 tháng 7 là ngày phóng phi thuyền con thoi cuối cùng.

NASA loan báo việc này ngày thứ Ba trên Twitter.

Phi thuyền con thoi Atlantis sẽ thực hiện phi vụ cuối cùng của chương trình tàu con thoi kéo dài 30 năm nay.

Atlantis sẽ đưa một phi hành đoàn gồm 4 người lên Trạm Không gian Quốc tế cùng với một khoang đa dụng chất đầy những hàng tiếp liệu và những bộ phận thay thế để duy trì những hoạt động của trạm không gian một khi phi thuyền con thoi của Mỹ ngưng hoạt động.

Chuyến bay của Atlantis dự trù kéo dài 12 ngày.

Sáu phi hành gia, 3 người Nga, 2 người Mỹ và 1 người Nhật Bản hiện đang có mặt trên trạm không gian.

Sáng ngày thứ Ba, một mảnh rác không gian không xác định rõ tiến gần đến trạm không gian buộc các phi hành gia phải vào trú ẩn trong một tàu cứu hộ.

Tin cho hay mảnh rác không gian này bay chỉ cách trạm không gian 250 mét.
viethoaiphuong
#15 Posted : Thursday, June 30, 2011 8:44:15 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


"Cri-Cri" - chiếc máy bay chạy điện và "thân thiện môi trường" !

Với đôi cánh rộng 5 mét, chiều dài 4 mét, chim cu nhỏ có tên gọi "Cri-Cri" là mô hình máy bay đầu tiên nhẹ nhất trên thế giới.

Thiết kế bởi kỹ sư hàng không Michel Colomban, chiếc máy bay nhỏ này đã cất cánh từ sân bay ở Royan vào ngày 25 tháng 10 năm 2010.

Với thành công của dự án "máy bay màu xanh lá cây, được gọi là" Green Cri-Cri " đã bay trong hơn 10 phút và đạt tốc độ 200 km / h - một cuộc thao diễn đầy ngoạn mục

Điểm đáng nói là máy bay này là không có tiếng động của động cơ

Nhưng máy bay này chỉ có pin để đủ bay trong vòng 30 phút, nên máy bay "thân thiện môi trường" sẽ không được thiết kế cho sản xuất công nghiệp hoặc các chuyến bay du lịch.

Cri-Cri trị giá 180 000 euro, được tập hợp bởi một số công nghệ mới như : cấu trúc sợi carbon nhẹ, bốn động cơ điện và pin lithium cánh quạt.

Nhờ máy bay dùng những vật liệu rất nhẹ nên đã tiết kiệm được năng lượng.

Chiếc máy bay của tương lai này là kết quả của việc thực hiện để đi tới đích chế tạo ra các máy bay ngày càng thân thiện hơn với môi trường

HTMT - VHP s/t yahoo.fr 31/10/2010


PS.
Tại Triển lãm làm không Le Bourget, Paris 2011. Phi công Hugues Duval đã khiến người xem thích thú với màn trình diễn trên chiếc Cri-Cri "máy bay điện tí hon".

viethoaiphuong
#16 Posted : Thursday, July 21, 2011 11:43:57 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Khám phá vệ tinh mới bay chung quanh sao Diêm Vương


VOA - Thứ Năm, 21 tháng 7 2011



Hình: NASA, ESA, M. Showalter
Viễn vọng kính Không gian Hubble của NASA chụp 2 bức ảnh cách nhau khoảng 1 tuần cho thấy 4 vệ tinh của Sao Diêm Vương

Viễn vọng kính không gian Hubble của NASA đã phát hiện một vệ tinh tí hon thứ tư bay chung quanh sao Diêm Vương, một hành tinh nhỏ bé băng giá ngoài rìa của Thái dương hệ, cách mặt trời 5 tỉ kilômét.

Cơ quan không gian Mỹ tạm thời gọi vệ tinh này là P-4 cho đến khi các nhà thiên văn học đồng ý một tên chính thức mới cho vệ tinh này.

NASA nói Hubble hướng vào sao Diêm Vương vào ngày 28 tháng 6 vừa qua để tìm những vòng đai tương tự như vòng đai chung quanh sao Thổ thì máy thu hình của viễn vọng kính nhận ra được vệ tinh tí hon này.

P-4 với đường kính chỉ từ 13 đến 34 kilômét là vệ tinh nhỏ nhất được biết đến của sao Diêm Vương. Vệ tinh này nằm giữa quỹ đạo của hai vệ tinh nhỏ khác của sao Diêm Vương là Nix và Hydra. Hai vệ tinh này có đường kính từ 32 và 113 kilômét.

Vệ tinh lớn nhất của sao Diêm Vương là Charon chỉ có đường kính khoảng 1.000 kilômét - khoảng 80 lần lớn hơn P-4. Sao Diêm Vương chỉ có 2.300 kilômét đường kính, bằng 2/3 mặt trăng.

Các nhà khoa học tin là vệ tinh tí hon thứ tư của sao Diêm Vương có thể là một mảnh vỡ của vụ va chạm giữa sao Diêm Vương và một vật khác có kích thước bằng một hành tinh cách đây hơn 4 tỉ năm, khi Thái dương hệ mới được hình thành.

Hầu hết các nhà thiên văn nghĩ mặt trăng cũng được thành hình tương tự như vậy.

Viễn vọng kính không gian Hubble đang chụp bề mặt của sao Diêm Vương để chuẩn bị cho những chuyến bay của Chương trình Chân trời Mới của NASA gởi phi thuyền do rô bô điều khiển đến khu vực này của không gian vào năm 2015
viethoaiphuong
#17 Posted : Sunday, July 24, 2011 6:05:05 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Nữ sinh gốc Việt khám phá sao Hỏa cùng NASA


Ngô Mai Thy, sinh viên gốc Việt ngành Toán và Kỹ thuật tại Cao đẳng cộng đồng Portland, Mỹ, đã giành được một suất trong Chương trình Học giả không gian dành cho các trường cao đẳng của NASA.


Ngô Mai Thy, sinh viên trường Cao đẳng cộng đồng Portland, Mỹ.

Theo chương trình này, cô được học tập, nghiên cứu và thiết kế các robot thăm dò trên vũ trụ. Đầu năm nay, cô đã tới dự hội thảo chuyên môn tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion Laboratory (JPL) của NASA tại Pasadena, bang California và được trang trải toàn bộ chi phí.
Theo trang web của trường Cao đẳng cộng đồng Portland, Mai Thy là một trong 80 sinh viên cao đẳng cộng đồng ở 28 bang tại Mỹ và Puerto Rico tham gia vào hai hội thảo của NASA ở Pasadena và Trung tâm vũ trụ Johnson ở Houston. Chương trình này của NASA nhằm khuyến khích sinh viên theo đuổi sự nghiệp trong ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM). Hơn 330 sinh viên trên toàn nước Mỹ đã đăng ký chương trình này.
"Tôi rất biết ơn khi nhận được cơ hội này", Ngô nói. "Điểm nổi bật của chuyến đi là tôi được dự hội thảo video với các kỹ sư và nhà khoa học tại NASA, xem qua những kết quả thu được từ robot Opportunity đang khám phá sao Hỏa. Chúng tôi được chứng kiến họ lên kế hoạch cho sứ mệnh như thế nào và ra lệnh cho robot ra sao để thực thi nhiệm vụ trong vài ngày tới. Mặc dù hầu hết chúng tôi không hiểu tường tận công nghệ kỹ thuật và 'ngôn ngữ không gian', nhưng tôi thực sự được mở rộng tầm mắt khi chứng kiến toàn bộ quá trình".

Ngô Mai Thy tham gia hội thảo của NASA.

Ngô đang dự định chuyển tiếp lên Đại học bang Portland để lấy bằng cử nhân về toán học. Cô được chọn tham gia chương trình sau khi hoàn thành một bài tập trên mạng và một bài luận văn trong suốt năm học. Khi tham gia hội thảo, cô phải hoàn thành một bản tóm tắt các mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian, ngân quỹ và phác thảo sơ bộ cho robot thăm dò và các sứ mệnh trên sao Hỏa.
"Chúng tôi cũng có cơ hội liên lạc với các kỹ sư NASA qua chat trên mạng, để họ giúp chúng tôi trong các bài học trực tuyến", Ngô nói. "Ban đầu khi tới đó, chúng tôi được chia thành 4 nhóm khác nhau và cùng thực hiện một dự án xây dựng robot tưởng tượng. Mỗi đội có một kỹ sư NASA đồng hành để tư vấn. Điều này làm cho dự án trở nên thực tiễn hơn".
"Robot của chúng tôi được thiết kế để đi qua mọi loại địa hình và chướng ngại vật khác nhau trên sao Hỏa, rồi thu về các loại đất đá để xét nghiệm dấu hiệu của sự sống trên hành tinh đỏ", Ngô nói thêm. "Chúng tôi làm việc từ sáng sớm cho tới tối mịt. Tôi biết rất ít về sao Hỏa và các robot thăm dò. Giờ đây, tôi hiểu về sao Hỏa hơn bất cứ hành tinh nào, trừ trái đất".
Mục tiêu của NASA là tiếp tục đầu tư vào các chương trình giáo dục để thu hút và giữ chân sinh viên trong ngành STEM - điều sống còn trong các sứ mệnh tương lai của NASA.
"Trải nghiệm này giúp sinh viên hiểu được những gì họ học trên giảng đường và áp dụng vào các câu hỏi trong đời thực, mô phỏng lại những gì mà các kỹ sư và nhà khoa học NASA vẫn làm hằng ngày", Leland Melvin - cán bộ phụ trách giáo dục tại NASA phát biểu. "Nó sẽ giúp các em phát triển những kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề trong tương lai".
Diệu Minh
viethoaiphuong
#18 Posted : Sunday, July 24, 2011 8:47:10 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Hai, 11 tháng 7 2011
Sắp có xe hơi bay thứ thiệt

Giấc mơ sắp thành hiện thực? Một công ty ở Massachusetts định tung ra thị trường loại xe hơi bay đầu tiên vào cuối năm tới.
June Simms | Washington DC


Hình: tarrafugia.com
Xe bay Transition


Ngay từ đầu thế kỷ thứ 20, người ta đã có khái niệm về một loại phương tiện chuyên chở vừa đi trên đường lộ vừa bay trên trời. Một số khái niệm đã được cụ thể hóa nhưng chưa thành công.

Giờ đây, ông Carl Dietrich, Giám đốc công ty Terrafugia ở Massachusetts tuyên bố sẽ trình làng chiếc xe hơi bay tên Transition đầu tiên vào cuối năm 2012.

Ông cho biết: “Chiếc Transition trước nhất được thiết kế giống như các máy bay loại nhỏ, như Cessna chẳng hạn, nó có chong chóng, có thể gập cánh lại để lái trên đường phố và đậu trong garage của nhà.”

Chỉ cần 20 giây ta có thể chuyển từ máy bay thành xe hơi, giống như chiếc xe hơi mui trần thì ta cuốn mui vải lại vào bên trong xe, còn xe bay thì gấp cánh lại.

Công ty ông Dietrich bắt đầu triển khai chiếc Transition vào năm 2006, và các cuộc thử nghiệm bắt đầu vào năm 2009.

Cơ quan an toàn xa lộ liên bang Hoa Kỳ buộc Transition phải đáp ứng một số điều kiện, vì thế nó đã được chỉnh đi chỉnh lại mấy lần.

Mới tháng trước, công ty đã được cơ quan này chứng nhận là kính của xe bay Transition cũng có sức chịu đựng và an toàn giống như xe hơi bình thường.

Ông Dietrich nói xe bay của ông có thể bay cao hơn 3 kilomet, chở được 2 người với tốc độ trên 160 km/giờ trên bầu trời. Ở dưới đất, nó có thể đạt tốc độ tối đa trên xa lộ, khoảng 110 km/giờ.

Transition cần một phi cảng để cất và hạ cánh, nhưng nó dùng loại xăng của xe hơi.

Theo lịch, quy trình chế tạo sẽ hoàn tất trong vài tháng tới. Kế tiếp là chương trình thí nghiệm ráo riết kéo dài cả năm.

Công ty Terrafugia dự định chiếc Transition có mặt trên thị trường cuối năm 2012 với giá độ 250.000 đôla.

Giám đốc Dietrich cho biết đã có gần 100 người đăng ký mua, ông hy vọng những năm đầu tiên có thể bán 1.000 đơn vị một năm.

Ông nói tiếp: “Con số đó sẽ không gây chú ý hay ảnh hưởng gì cho hệ thống không lưu hiện nay. Nhưng biết đâu trong 20 năm tới sẽ như thế nào?”

viethoaiphuong
#19 Posted : Monday, July 25, 2011 4:33:17 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Ba, 19 tháng 7 2011

Nga phóng viễn vọng kính không gian mạnh nhất


Hình: wikimedia commons - Tigovik
Viễn vọng kính Spektr-R được phóng vào quỹ đạo Trái Ðất hôm 18/7/11

Nga đã phóng một viễn vọng kính không gian được các chuyên gia coi là lớn nhất và mạnh nhất từ trước tới nay.

Các nhà khoa học Nga nói viễn vọng kính Spektr-R được phóng đi từ giàn phóng tại Kazakhstan hôm thứ Hai và ít lâu sau đó bắt đầu bay vào quỹ đạo chung quanh trái đất.

Những người chế tạo Spektr-R nói viễn vọng kính được thiết kế để nhìn ngược thời gian hàng tỉ năm ánh sáng trong một nỗ lực khám phá những bí mật của vũ trụ.

Khoa học gia dẫn đạo Vladimir Bobyshkin nói chúng ta ở trên trái đất chỉ biết một phần nhỏ những gì chung quanh những hành tinh và mặt trời. Ông nói nghe có vẻ như là khoa học giả tưởng nhưng ông tin là chúng ta không thể là những sinh vật duy nhất hiện hữu trong không gian.

Ông Bobyshkin nói những hình ảnh viễn vọng kính gởi trở lại chắc chắn sẽ nới rộng những giới hạn về sự hiểu biết của con người và bắt đầu một cuộc cách mạng trong ngành vật lý thiên thể khi những hiện tượng như những lỗ đen và những vật chất đen có thể quan sát được.

Các nhà khoa học hy vọng công bố được những hình ảnh đầu tiên vào cuối năm nay.
viethoaiphuong
#20 Posted : Friday, May 4, 2012 7:18:54 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Sáu, 04 tháng 5 2012

Công ty Đài Loan dùng xác cà phê để chế các loại vải tốt hơn

Một nhà sản xuất vải Đài Loan thêm xác cà phê xay vào các loại vải của họ để làm cho vải khô nhanh hơn và khử được mùi hôi. Xí nghiệp này kiếm được hơn 6,6 triệu đô la một năm phần lớn bằng cách sản xuất các loại vải xử lý xác cà phê cho các hiệu quần áo chính.
Ralph Jennings | Taipei



Hình: ASSOCIATED PRESS

Một xí nghiệp Đài Loan có thời đã gặp khó khăn tài chính trong ngành vải sợi truyền thống thì nay lại phát triển mạnh bằng cách sử dụng xác cà phê xay, làm gia tăng giá trị của vải.

Kể từ năm 2009, Công ty Singtex được lấy miễn phí xác cà phê từ hai hệ thống cửa hàng cà phê và sử dụng nó để làm giầy, áo khoác, quần và túi xách tay. Công ty cho biết cà phê xay khử được mùi hôi, giúp vải khô nhanh hơn bình thường và chống tia tử ngoại.

Ông Chiang Po-wei của công ty Singtex nói ý tưởng này đến từ thói quen sử dụng xác cà phê xay để khử mùi thường áp dụng trong đời sống.

Ông nói người ta thường coi xác cà phê xay như đồ phế thải nhưng thật ra xác cà phê có thể dùng để khử mùi rất hữu hiệu trong các tủ để giầy, ngay cả trong các tủ lạnh và tại những khu vực hút thuốc. Ông Chiang nói đưa ý tưởng đó lên tầm mới, công ty Singtex đã khảo cứu trong bốn năm để xem nó có tác dụng đối với vải hay không.

Singtex thành lập năm 1989 và liên doanh tại Trung Quốc trong thập niên 1990 để giảm bớt chi phí, cho tới khi công ty này nhận thấy các công nhân được huấn luyện kém đã sản xuất ra loại vải kém phẩm chất. Sau khi rút khỏi Trung Quốc, Giám đốc điều hành Jason Chen đã quyết định nâng cấp thị trường, sử dụng số nhân viên 220 người để sản xuất loại vải đắt hơn và thân thiện với môi trường. Ông đã thực hiện điều đó kể từ năm 1994.

Một ngày nọ, khi ông Chen và vợ, cũng là một đối tác doanh nghiệp, đang uống cà phê, họ tự hỏi liệu cà phê xay có thể được sử dụng trong vải để khử mùi hay không. Năm 2006 nhân viên của xí nghiệp bắt đầu khảo cứu.

Ngày nay, Singtex sử dụng 5 phần trăm cà phê xay đối với loại vải polyester. Muốn vậy, phải có 500 kilôgram cà phê xay mỗi ngày tại nhà máy của họ ở Đài Loan, năm ngoái sản xuất 10 triệu mét vải. Lượng cà phê gia tăng khi có độ 100 khách hàng muốn có thêm cà phê vào vải bán cho họ. Các khách hàng gồm có hãng giầy Asics, nhà sản xuất quần áo ngoài trời Timberland, và nhà thiết kế đồ lót phụ nữ Wacoal.

Có điều là không ai có thể ngửi thấy mùi cà phê và cũng không nhìn thấy dấu vết cà phê trên quần áo. Công thức này cũng ít ảnh hưởng tới giá cả, nhưng nó đã đem lại cho Singtex rất nhiều lợi nhuận đến độ công ty không muốn nêu lên số lượng vì sợ các công ty cạnh tranh ghen tị.
Users browsing this topic
Guest (4)
4 Pages123>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.