Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages12>
PHONG TỤC NGÀY TẾT
suong mai
#1 Posted : Sunday, January 11, 2009 4:00:00 PM(UTC)
suong mai

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,113
Points: 234

Thanks: 3 times
Was thanked: 19 time(s) in 19 post(s)
Phong tục ngày tết





CHÚC TẾT VÀ MỪNG TUỔI

Sáng sớm mồng một Tết hay ngày "Chính đán", mọi sinh hoạt ngừng lại, các con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng và mừng tuổi lẫn nhaụ Theo tục lệ, cứ năm mới tới, kể cả người lớn lẫn trẻ con, mỗi người tự nhiên tăng lên một tuổị Bởi vậy ngày mồng một Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà và các bậc cao niên; và các người lớn thì "mừng tuổi" các trẻ em một cách cụ thể bằng những đồng tiền mới bỏ trong những "phong bao". Tục này ở Nam Phần Việt Nam quen gọi là "lì xì". Tiền mừng tuổi mà mình nhận được trong ngày tết gọi là "Tiền mở hàng". Xưa còn có lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ (chứ không phải là tiền chẵn). ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiềụ
Về chúc Tết, trong ba ngày Tết, những thân bằng quyến thuộc, hoặc những người phải chịu ơn người khác thường phải đi chúc Tết và Mừng Tuổi gia chủ; sau đó xin lễ ở bàn thờ Tổ Tiên của gia chủ. Tục này ngày nay ít còn, vì thì giờ eo hẹp, đường xá xa xôi cho nên đã được thay thế bằng những thiệp "Chúc Mừng Năm mới" hay "Cung Chúc Tân Xuân".
LÌ XÌ
Chữ lì xì được phiên âm từ tiếng Quảng Đông sang tiếng Việt, nguyên là chữ lợi thị (tiền bạc, lợi lộc) trong Hán tự. Để mừng tuổi các em, những người lớn trong gia đình, họ hàng, bạn bè của cha mẹ tặng các em những món tiền nho nhỏ (lì xì) và chúc các em chóng lớn, học hành đỗ đạt.... Những món tiền này được cho vào phong bao màu đỏ trơn hoặc có văn hoa vàng. Cũng như màu hồng thắm, màu đỏ hoặc các màu có sắc đỏ được tin là tượng trưng cho sự may mắn. Thuở trước, sau khi nhận những lời chúc thọ, các vị cao niên trong gia đình lì xì tất cả con cháu bất kể tuổi tác với những món tiền nho nhỏ, vừa bạc lẻ vừa tiền chẵn, ngụ ý chúc con cháu làm ăn phát đạt, tiền bạc sinh sôi nảy nở trong năm.
XUẤT HÀNH VÀ HÁI LỘC



Đầu năm mới, người mình còn có tục xuất hành nữạ Xuất hành là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần....
Thường thường, người ta theo các hướng tốt, xuất hành đi lễ chùa, đền hoặc đi chúc Tết các bậc huynh trưởng, thân quyến hay bằng hữụ Đối với nhà nông ngày xưa, đầu năm mới xuất hành còn để chiêm nghiệm thời tiết nữạ Vào những ngày đầu năm, khi mặt trời mọc người ta đi ra khỏi nhà xem chiều gió thổi, người ta có thể đoán được năm mới hên hay xui, chẳng hạn:

- Gió Nam: chỉ đại hạn
- Gió Tây: chỉ cướp bóc loạn lạc
- Gió Tây Nam: chỉ bệnh dịch tả
- Gió Bắc: chỉ được mùa vừa phải
- Gió Tây Bắc: chỉ được mùa đỗ, đậu
- Gió Đông: chỉ có lụt lớn....

Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người mình còn có tục bẻ lấy một "cành lộc" để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục "hái lộc." cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành xi, cây xương rồng... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mớị Cành lộc này thường đem về cắm ở bàn thờ Tổ Tiên.
Tục Xông Đất
Tục lệ xông đất đã có lâu đời ở nước tạ Người dân Việt Nam quan niệm ngày mồng Một là ngày đầu của một năm. Họ cho rằng vào ngày mồng Một, nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, mau mắn thì cả năm cũng sẽ được tốt lành thuận lợị Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối một năm, mọi người có ý tìm xem những người nào vui vẻ, linh hoạt, đạo đức, và thành công trong bà con hay láng giềng để nhờ sang thăm. Tục này gọi là tục xông đất.
Người khách đến xông đất phải đến thăm sáng sớm ngày mùng Một (vì muốn là người khách đầu tiên), mang theo quà biếu như trái cây, bánh mứt, và tiền lì xì cho trẻ con trong nhà. Chủ nhà, do đã sắp đặt trước, sẽ tiếp đón niềm nở và nhận những lời chúc tốt lành. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc Tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thong suốt.
Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước. Người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới.
KHAI BÚT TÂN XUÂN





Vào những ngày đầu Xuân, các người có văn học còn có tục "khai bút Tân Xuân" nữạ
Sự "khai bút" này nhằm mong mỏi đón nhận được mọi sự tốt lành nhân năm mới tớị Thường thường người ta phải chọn ngày và giờ tốt để khai bút. Nhiều khi sự khai bút cũng chỉ có tính cách tượng trưng mà thôi; chẳng hạn như viết lên giấy hồng điều vài chữ: ngày, tháng, năm.... "khai bút đại cát" hay "tân Xuân đại cát" (nghĩa là đầu năm mới khai bút để gặp được những điều tốt lành lớn).
Đối với những danh sĩ thì đôi khi khai bút bằng cách làm một bài thơ đầu Xuân bày tỏ nguyện vọng hoặc ý chí của mình. Những bài thơ khai bút này được viết lên giấy hồng điều (giấy màu đỏ) hoặc trên giấy hoa tiên (giấy có vẽ hoa) rồi dán bài thơ lên tường để thưởng Xuân. Sau dây là bài thơ nổi tiếng của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến:

Tuổi thêm, thêm được tóc râu phờ,
Nay đã năm mươi, lẻ có ba
Sách vở ích gì cho tuổi ấỷ
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già!
Xuân về, ngày loạn còn lơ láo,
Người gặp, khi cùng những ngẩn ngơ!
Lẩn thẩn lấy chi đền tấc bóng?
Sao con đàn hát vẫn say sưả

Những người có chức vụ lớn như Tổng Đốc, Tuần Phủ, Tri Phủ, Tri huyện.... thì có lên Khai ấn và Khai triện nữạ Tục này cũng được thực hiện ở các bộ đường ở kinh đô Huế dưới triều Nguyễn nữa (tục khai ấn, triện này mô phỏng của nhà Thanh)

Ấn và triện là những con dấu của những người giữ chức vụ chỉ huy trong chính quyền. Các vị này nhân đầu năm làm lễ khai ấn, triện bằng cách đóng dấu vào những giấy tờ công văn để cầu mong cho "thiên hạ thái bình" và dân chúng được "an cư lạc nghiệp" Lễ khai ấn và khai triện thường được cử hành vào ngày khai hạ mồng 7 tháng giêng âm lịch. Đối với các quan võ thì có tục Khai Kiếm nghĩa là dùng gươm chọc huyết (trâu bò) hay cắt tiết (lợn, gà, vịt) các con vật dùng trong các tế lễ....
Còn dân chúng thì tùy theo nghề nghiệp của mình cũng làm lễ Khai trương cửa hàng hay công việc của mình bằng lễ cúng các vị tổ của các nghề gọi là "lễ cúng Tiên Sư" (thường là vào ngày mồng 9 tháng Giêng âm Lịch).
Tranh Tết



Cũng để trang hoàng nhà cửa và mừng Xuân mới, người mình còn có thú trưng bày và thưởng thức tranh tết nữa Những tranh mày được in bằng mộc bản (bản in bằng gỗ khắc) với những màu sắc và hình vẽ hết sức đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa...
Để cầu mong cho năm mới được sung túc, thịnh vượng, nguời ta ưa treo những tranh tết "đàn lợn, mẹ và con"... "đàn gà, mẹ và con". Ngụ ý được dồi dào sức khỏe để làm việc quanh năm người ta thích tranh "Con gà trống gáy sáng" hay tranh "người nông phu" ngồi nghỉ ở dưới gốc trâu nằm.... Ước vọng tới sự giàu sang nhiều tiền thì có tranh "tiền tài, tiến lộc" về hình hai vị thần mặc triều phục cầm bảng có đề chữ "tiến tài" (mang lại tiền bạc) và "tiến lộc (mang lại bổng lộc) hoặc là tranh Tiền là tranh vẽ có những đồng tiền xếp liền nhau ngụ ý sự ăn nên làm ra và được nhiều tiền nhiều bạc...
Khuyến khích các trẻ em chăm chỉ học hành có tranh "thầy đồ cóc dạy học"(với quan cảnh nhà trường), tranh "Lý Ngư vọng tuyệt" (tức cá chép trong trăng) ý nói người học trò mong mỏihọc tập rồi thi đỗ ví như "cá vượt vũ môn" hóa thành rồng vậỵ Lại có cả tranh "đám cưới chuột" hay "trạng Nguyên chuột vinh quy bái tổ" nhằm khuyến học nữạ
Cũng có người thích tranh các vị thần linh anh hùng dân tộc như "Sơn Tinh Thuỷ Tinh", "Phù đổng Thiên Vương", "Trọng Thủy Mỹ Châu", "Bà Trưng Trắc", "Bà Triệu", "đinh Tiên Hoàng", "Lý Thường Kiệt".v..v.. Chịu ảnh hưởng Trung Hoa thì có những tranh "Tứ Bình" (tức bốn bức tranh) như: Mai, Lan, Cúc, Trúc; Ngư (người đánh cá), Tiều (người đốn củi); Canh (người làm ruộng), Mục (kẻ mục đồng), tranh ông Lã Vọng (tức Khương Tử nha câu cá ở Tây Kỳ) và các tranh dựa trên các truyện tích Tàu và Ta như "Tam Quốc Chí", "Chinh Đông Chinh Tây" tranh "Quan Âm Thị Kính" tranh "Nhị Độ Mai" tranh "Thạch Sanh Lý Thông".v..v.. .đặc biệt những tranh Tết trào lộng và thuần túy Việt Nam được nhiều người ưa thích là tranh trai gái "đánh đu" (Trai ôm gối hạc khom khom cật, gái uốn cong lưng ong ngửa ngửa lòng!) tranh "hứng dừa" (với hình một thanh niên đang trèo hái dừa ở trên cây và hình một thiếu nữa đứng dưới gốc dừa đang "tốc váy" lên để hứng lấy trái dừa to người con trai hái và bỏ xuống) và tranh "đánh ghen" giữa người vợ cả và vợ lẽ...
KIÊNG KỴ TRONG NGÀY TẾT
Đặc biệt ngày Tết người ta kiêng không dùng những tiếng hay làm những hành động xấu có thể đem lại sự không may cho mình. Sự xui hay không may này sẽ làm cho mình bị "giông" cả năm.
Đầu năm mới, người ta tránh chửi bới, giận dữ hay cãi lộn. Người ta cũng cố tránh làm đổ vỡ những đồ vật. Vận quần áo đen hay trắng, nhân năm mới là xui vì đó là màu của tang tóc, tối tăm. Người ta tránh không đòi nợ (hay bắt nợ). Ngày tết, mọi sinh hoạt thường nhật đều dình chỉ, người ta "kiêng" không quét nhà và đổ rác vì sợ sẽ đổ hay vứt bỏ mất những sự may mắn tốt lành tới nhà mình trong năm mớị Thường thường người ta phải đợi đến ngày "động thổ" mới tiếp tục đổ rác và quét nhà!
Đặc biệt, nếu có tang thì không nên đi xông nhà hay đi mừng tuổi người khác (để tránh cho người khác không bị xui như mình). Cũng vậy, đàn bà có thai thường "kiêng" không đi đâu cả trong những ngày đầu năm mới vì tục ngữ có câu: "sinh dữ, tử lành!"
Ngày xưa, ở chốn thôn quê còn có tục "kiêng" để cối xay gạo trống không vào những ngày đầu năm. Bởi vậy, người ta phải đổ một ít lúa vào cối xay ngụ ý cầu mong năm mới lúc nào cũng có lúa gạo sung túc.
CÂU ĐỐI TẾT



Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên thường được gọi chung là câu đối đỏ. Những chữ nghĩa ở các câu đối này thường là những chúc tụng nhân năm mới, chẳng hạn như:

- Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)

- Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)

Hay là:

- Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ (Trời đất ngày gia tăng ngày tháng ví như con người mỗi năm tăng thêm tuổi thọ)

- Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường (mùa xuân về đầy trong Trời Đất ví như hạnh phúc đầy nhà)

Câu đối cũng còn được gọi là liễn nữạ Liễn thường là những dải giấy màu đỏ hay hồng đào, hai đầu dải giấy có làm trục bằng gỗ hay bằng tre để khi treo lên thì dải câu đối được ngay ngắn. Cũng có khi liễn không cần có trục và chỉ là những giải giấy để tiện dán vào những nơi cần treo như ở hai bên bàn thờ, các cột nhà cửa, cổng hay ngõ...
Trước đây ở chốn thôn quê, mỗi khi Tết đến, người ta còn cẩn thận dán liễn đỏ ở nơi các cửa chuồng lợn, trâu, bò hoặc ở thân cây dừa, nhãn, ổi, nạ... để ngụ ý cầu mong cho mọi sự được tốt đẹp như lợn, trâu, bò hay ăn chóng lớn, sinh đẻ đầy đàn... các cây thì sai tráị. Những nhà không có đủ khả năng và phương tiện viết câu đối ăn Tết thường phải nhờ những cụ đồ Nho chuyên viết và bán những câu đối Tết, những năm trước chiến tranh 1939-1945 đã được thi sĩ Vũ Đình Liên mô tả trong bài thơ bất hủ "Ông Đồ"

Các văn nhân nhân dịp Tết cũng thường làm câu đối để bày tỏ ý chí của mình hoặc chỉ trích những thói hư tật xấu của người đờị Chẳng hạn như :

Thiên hạ xám rồi còn đốt pháo
Nhân tình bạc thế, lại bôi vôi
(Trần Tế Xương)

Hay:

Tối ba mươi khép cánh càn khôn
Ních chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới
Sáng mồng một, lỏng theo tạo hóa
Mở toang ra, cho thiếu nữa đón xuân vào

(Hồ Xuân Hương)

Tục Tảo Mộ Tết

Phong tục thuần tuý Việt Nam khác trong dịp Tết là tục tảo mộ cuối năm hay vào những ngày đầu năm mới (Tảo mộ nghĩa đen là quét mộ) Vào những ngày cuối năm hay đầu năm, các gia đình thường tụ họp ở nghĩa địa để sửa sang, quét dọn phần của tổ tiên va `những thân quyến quá cố. Họ đem hương hoa lễ vật bày ở mộ và "cung thỉnh" hương hồn những người quá vãng về nhà ăn Tết cùng con cháụ..
Tục tảo mộ Tết này, trước các thời kỳ chiến tranh vẫn còn được duy trì nhiều nơi ở Bắc Phần và nhiều tỉnh ở Trung Phần Việt Nam như ở Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình định, Phú Yên, Khánh Hòạ.v...v.. Theo sách "đại Nam thống Chí" nhiều nơi ở Bắc Phần nhất là quanh vùng Hà Nội còn có tục cả họ (nghĩa là tất cả mọi người trong cùng một gia tộc) tụ họp nhau lại để cùng đi tảo mộ tổ tiên và thân quyến quá cố, vaò những ngày trước tết... Có nơi thì đi thăm mộ vào những ngày đầu năm. Tục tảo mộ Tết này được gọi là Lễ Tổ Lạp.
Tục tảo mộ Têt này cho thấy ta khác với Tàu, vì chính lễ Thanh Minh tảo mộ của Trung Hoa là vào tháng Ba âm lịch, do đó thơ Kiều mới có câu:

"Thanh minh trong tiết tháng Bạ
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh..."

Táo Quân (Vua Bếp)

Không khí Tết nhộn nhịp bắt đầu kể từ ngày "tiễn táo quân về chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 23 tháng 12 Âm Lịch)
Theo tục cổ truyền của người Việt thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ, "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người mình ngày xưạ Vào ngày nói trên, Táo quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay Ông Trời) Táo quân cũng còn gọi là Táo Công là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp nữạ Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về Chầu Trời rất là trọng thể. Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Tái bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấỵ Màu sắc của mũ, áo hay hia ông công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Thí dụ:

+ Năm hành kim thì dùng màu vàng
+ Năm hành mộc thì dùng màu trắng
+ Năm hành thủy thì dùng màu xanh
+ Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ
+ Năm hành thổ thì dùng màu đen

Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo công.
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữạ Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhei^`u nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!
Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc Việt Nam người ta còn cúng một con cá chép hãY còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông táo về trờị Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).
Ở miền Trung Việt Nam thì người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở Nam Phần Việt nam thì giản dị hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...v...v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v...v..) để tiễn táo Công.
Sự tích Táo quân bắt nguồn từ Trung Hoa, cho nên truyện đã được "Việt Nam hóa" với nhiều tình tiết khác nhaụ Tuy nhiên, các câu truyện vẫn nói lên "tình nghĩa yêu thương" giữa một người vợ và hai người chồng cũ và mớị Chính vì những mối ân tình đó mà ba người đều đã quyên sinh vì nhaụ.. Thượng đế thông cảm mối tình sâu nghĩa đâ,m này đã cho về bếp núc ở gia đình... Bài vị thờ vua Bếp thường được ghi vắn tắt là "Định Phúc táo Quân" nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc.

(Trích Một Trăm Ðiều Nên Biết Về Phong Tục VN)



Ngày Tết ở Việt Nam và một số nước Châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc….bắt đầu vào ngày mùng 1 âm lịch……

…ở những miền quê thường có tục trồng cây nêu, mở các cuộc thi gói bánh chưng,
….múa lân ngày Tết…..


ĐẶNG CAO NGUYÊN



viethoaiphuong
#2 Posted : Monday, January 12, 2009 10:05:19 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
SMai ơi,
HP đọc xong bài này mới biết mình chỉ như là người khách đi qua quãng hương khói ngày Tết VN mà thôi. Khi còn bé thì đâu có để ý gì mấy chiện người ta viết tỉ mỉ trên đây? Lớn lên một chút thì hồn mộng lại bay theo mây gió và bước chân tha hương...!!
Thế SMai đã chuẩn bị Tết bên đó chưa?
Chúc an vui nha và nhớ lì xì cho mấy đứa cháu rời rộng hỉ?
Thân mến,
Roseheart
HP
viethoaiphuong
#3 Posted : Friday, January 16, 2009 6:52:51 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Sưu tầm Tết

Người Huế ăn Tết


Khoảng 27, 28 Tết, mọi nhà đều lo gói bánh tét, bánh chưng và và các loại bánh khác. Bánh chưng chỉ gói độ vài đôi để trưng lên bàn thờ cho đẹp, còn phần lớn là bánh tét. Bánh tét được gói bằng lá chuối hột với những nguyên liệu như bánh chưng gói thành từng đòn như bó giò.

Khi ăn phải bóc lá, cắt thành từng khoanh rồi sắp lên đĩa. Ngoài bánh tét, bánh chưng, người Huế còn thích ăn một số bánh khác như bánh su sê, bánh măng, bánh sen chấy, bánh dừa mặn...

Bánh su sê hay phu thê làm bằng bột sắn có nhân đậu xanh ngào đường dừa hay tôm chấy (tôm chấy là tôm tươi được rang xát cho nhỏ tơi ra), gói lá dừa đem hấp cách thủy. Còn bánh sen chấy làm bằng hạt sen nấu chín, ngào với đường đem láng cho mỏng, nướng lên cuộn tròn, để vừa thẩu đậy kín để ăn dần. Bánh dừa mận thì dùng xôi nếp giã nhuyễn ngào với dừa và nước đường, đem cán mỏng, cắt thành miếng vuông vức, ngoài bọc lớp mè (vừng) rang, gói lại bằng giấy bóng. Bánh măng thì làm bằng măng tươi thái chỉ đem rim kỹ với đường, nấu lẫn với bột nếp. Sau đó cắt miếng phủ lớp bột hoàng tinh bên ngoài rồi bọc giấy bóng.

Các món ăn mặn cũng được các mệ, các o xứ Huế chuẩn bị chu đáo từ vài hôm trước Tết. Trong các món ăn, dưa món là thứ không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Huế. Dưa món gồm dứa (thơm) và củ cải thái miếng đem phơi săn trộn với ớt chín, cà muối, đu đủ, tỏi, cà rốt, nước mắm và đường. Món này phải làm trước Tết độ tuần lễ cho ngấm. Tiếp đến các món chả tôm, nem bò lụi, chả da, xà lách gân bò, chả tré, hành dầm giấm, chả lụa...

Hành dầm giấm là hành củ phơi nắng cho héo đem muối với đường trước Tết vài ba hôm, lúc ăn trộn thêm ớt và tỏi. Chả tré thì làm bằng thịt bò và thịt ba rọi rán vàng thái chỉ, trộn với riềng, ớt, tỏi, muối, đường, thính. Món này ăn với bánh tráng mè và rau ngò thơm. Còn muốn ăn tré chua thì gói chặt tré thành từng gói nhỏ bằng lá chuối hột, bên trong lót lá ổi. Để vài ba hôm tré sẽ có vị chua. Nem bò lụi dùng thịt bò nạc thật tươi giã nhuyễn trộn với hàn the, bì lợn, thính, đem viên thành từng viên, nướng vàng. Khi ăn dùng bánh tráng (bánh đa) cuộn nem, xà lách, rau thơm, chuối chát non, khế, chấm với nước lèo. Nước lèo là một thứ nước chấm hỗn hợp gồm tương ngọt, nước mắm, hành phi, gan lợn giã đun lẫn hành, tỏịTrước khi ăn còn rắc thêm đậu phộng rang giã nhỏ. Nem bò lụi cũng là một món ăn hỗn hợp của gần 20 thứ khác nhau. Một món ăn khác là chả tôm làm bằng tôm tươi lột vỏ giã nhuyễn, trộn mỡ, hàn thê, lòng trắng trứng, cho tôm lên mặt lá chuối hấp chín ăn với dưa món và nước chấm. Muốn ăn chả tôm chiên (rán) thì sau khi hấp đem rán chả lên ăn với rau sống. Ngoài ra, món tôm chua cũng là món ăn rất được người Huế ưa thích. Tôm được chọn làm món chua là loại tôm sông, tôm đồng. Tôm đem dầm rượu, cho vô thạp cùng với nước mắm, củ riềng và đường, đậy kỹ, đem đặt ngoài nắng chừng năm hôm thì dùng được.

Có thể chia món ăn Huế làm ba loại: Chay, bình dân và ngự thiện. Ngự thiện là những món ngon vật lạ trong cung đình dành riêng cho vua chúa và hoàng thân quốc thích. Sau này, món ăn ngự thiện bình dân hóa như món tré nộm, chả giò, nem...Món chay là những món ăn đơn giản, với tài sáng tạo và bàn tay khéo léo của phụ nữ Huế đã chế biến các loại thực vật bình thường như hoa chuối, nấm rơm, hạt sen, đậu phộng, tầu hũ, nước dừa, củ đậu... thành nhiều món ăn thơm ngon, lạ miệng để cúng vào buổi sáng đầu năm. Món chay được người theo đạt Phật ưa thích.

Ngày Tết, người Huế rất thích uống trà. Nhiều loại hoa được ướp thành trà để dùng như hoa nhài, hoa sen, hoa sói... Hoa được ướp trong trà bằng một nghệ thuật cầu kỳ và cẩn thận.

Việc ăn uống của người Huế đã góp phần vào nền văn hóa ẩm thực của nước nhà càng thêm đa dạng và phong phú...


(Khám Phá Huế)

&_&

Món ăn may mắn ngày xuân

Những niềm tin về thực phẩm may mắn ngày xuân thực ra không còn mang ý nghĩa duy tâm nữa. Nó là truyền thống mà người Việt vẫn theo: Đầu năm trong nhà phải có dưa hấu đỏ, có mâm quả " cầu ,dừa, đủ, xoài, sung"... thì năm mới thực sự may mắn

Chưa cần đến lúc mai đào rộn ràng khoe sắc, cứ bắt đầu từ rằm tháng Chạp, người ta đã thấy lòng mình nôn nao chờ đợi Tết. Tết của người Việt trang trọng lắm, bởi đó là khoảng thời gian người ta dành trọn cho gia đình, bạn bè, là dịp để người ta nhớ về cội nguồn, nhớ đến ông bà tổ tiên. Ngày Tết - ít nhất là mùng một Tết - mà không có mặt ở nhà, không những người đi xa buồn lòng mà người ở nhà cũng trông mong muộn phiền ghê gớm, bởi đó phải là ngày đoàn tụ cả gia đình.

Trong những ngày Tết, người duy lý nhất cũng phải chú ý đến những điều kiêng kỵ và khái niệm về sự may mắn. Người ta chú ý đến hướng xuất hành, đến người “xông đất” đầu năm. Đó là bởi quan niệm hướng khởi hành đầu năm hợp thì cả năm đó sẽ được may mắn, làm ăn tấn tới. Còn người viếng thăm nhà đầu năm nếu xởi lởi, nhanh nhẹn thì cả năm mọi việc xảy đến với gia chủ sẽ suôn sẻ thuận lợi. Đặc biệt, với các món ăn, niềm tin và thói quen mưu cầu sự may mắn càng rõ rệt.

Sắc màu may mắn

Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Hoa tự ngàn xưa nên người Việt cũng xem màu đỏ là màu đem lại may mắn, đặc biệt là trong những ngày Tết. Ngay từ khung cảnh không gian Tết, ta đã có thể thấy những câu đối đỏ được chưng trang trọng trên tường, những phong bao lì xì đỏ rực mà trẻ nhỏ cầm tay trong những ngày Tết. Ngay cả sắc hồng thắm của đào cũng tượng trưng cho điều may mắn mà mọi người vẫn mong ước sẽ gặp trong năm.

Ngày Tết, dù nghèo khó mấy, nhà nào cũng phải có quả dưa hấu để chưng trên bàn thờ. Và người ta tin rằng một quả dưa hấu với lớp ruột đỏ au rực rỡ sẽ là điềm may mắn phát tài cho gia đình suốt cả năm. Thế nên người ta vẫn kỹ lưỡng ngay từ khâu chọn dưa. Trái dưa to tròn, chắc tay, vỗ vào nghe tiếng trầm đục. Như thế dưa mới có nhiều khả năng ruột đỏ và chắc. Lại còn phải canh thời gian để cắt dưa cho đúng lúc. Nếu cắt quá trễ, dưa để lâu bị ủng thì xem như xui xẻo cả năm. Nếu cắt đúng lúc, dưa đỏ và ngọt, nhiều nước và nhiều cát sẽ mang lại may mắn cho gia chủ, bởi nước tượng trưng cho tiền bạc, và “cát” đồng nghĩa với sự may mắn.

Xôi gấc màu đỏ cam hay lọ dưa hành màu hồng ngọc cũng được ưa chuộng trong dịp Tết. Lại còn lạp xưởng căng tròn đỏ au. Ngay cả hạt dưa hấu vốn màu đen cũng được nhuộm đỏ. Bởi người ta cho rằng màu đen là điềm xui xẻo, nên hạt dưa được nhuộm màu để tránh màu đen trong dịp lễ Tết.
Một cây quất trĩu quả vàng rực cũng được xem là điềm may cho chủ nhà. Vì màu vàng được quan niệm là màu của vàng son, vua chúa. Cây quất tròn trịa, sum suê cũng tượng trưng cho sự dồi dào sung túc, và những lá non mơn mởn của cây là biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở. Thế nên rất nhiều gia đình từ trong Nam đến ngoài Bắc đều chưng quất trong nhà những ngày đầu năm.

Tên gọi và điềm may

Cũng như những hạt “cát” trong quả dưa hấu, vốn đồng nghĩa với từ “cát” là những điều tốt lành trong tiếng Hán, có rất nhiều món ăn được ưa chuộng trong những ngày Tết chủ yếu vì chúng đồng âm với những điều mong ước của mọi người trong năm mới. Như món “khổ qua” nhồi thịt thường dùng trong ngày Tết. Ngoài lý do đó là món hầm có thể để lâu hoặc hâm đi hâm lại, lý do chính để người ta vẫn có món ăn đó trong nhà là vì người ta mong ước trong năm mới, mọi nỗi “khổ” họ đã gặp trong năm cũ sẽ “qua” đi. Một cách chơi chữ ngộ nghĩnh khi đánh đồng một từ Hán Việt với từ thuần Việt. Nhưng không ai thắc mắc tính hợp lý của câu chữ ở đây, mọi người chỉ theo niềm tin đó như một thói quen không cần lý giải.

Mâm ngũ quả ngày xuân cũng dựa trên một câu như lời mong ước, khấn khứa: “Cầu vừa đủ xài sung túc”. Với mâm ngũ quả thì chất lượng món ăn không còn là điều tiên quyết. Người ta chỉ cần chưng những quả mãng cầu xiêm còn xanh non cùng với quả dừa lửa, một quả xoài, một quả đu đủ và một chùm sung, thế là đủ. Trái cây có thể xanh, có thể không ăn được, nhưng quan trọng là ý nghĩa của mâm quả. Cách gọi trại đi của từng loại trái cây lại ghép lại thành lời cầu khấn cho một năm mới sung túc, không cần dư dả, chỉ vừa đủ xài thôi. Một mong ước thật khiêm tốn mà mọi người đều mong mình sẽ đạt được.

Cũng vì thế mà những món ăn chưng trên bàn thờ hoặc trong nhà những ngày này người ta có phần chọn lựa hơn. Ở miền Nam, cam hay lê sẽ không được ưa chuộng, vì nó gợi nhớ đến sự cam chịu và lê la khổ nhọc. Không chỉ Việt Nam ta mới tin tưởng vào những món ăn mang lại sự may mắn. Rất nhiều nước trên thế giới cũng tin rằng có những món ăn, những thực phẩm giúp con người gặp may mắn. Đa số đều mang những ý nghĩa tượng trưng khác nhau, như người Hungary cho rằng thịt thỏ và súp cá sẽ mang lại sức khỏe và giúp trôi đi mọi muộn phiền của năm cũ. Người Hàn Quốc lại ăn kim chi với niềm tin rằng món ăn truyền thống này sẽ mang lại nhiều điềm lành và niềm vui…

Còn người Việt ta, ngoài những món ăn có màu sắc hoặc tên gọi được tin rằng sẽ đem lại may mắn, ngày Tết mọi gia đình còn không thể thiếu món bánh chưng, bánh tét. Đó là món ăn truyền thống có từ ngàn xưa, gắn liền với sự tích bánh chưng bánh dày. Bánh chưng mang đầy đủ tinh túy của đất trời với hạt nếp no tròn, nhân đậu xanh vàng ươm và thịt mỡ béo ngậy. Bánh là lời mong ước một năm mới dồi dào no đủ, sung túc và thịnh vượng. Hình vuông của bánh còn tượng trưng cho đất, được gói bằng lá xanh với nhân trong ruột, như hình ảnh cha mẹ chở che đùm bọc con cái. Đó cũng là cách để người ta nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và tỏ lòng tôn kính người trên mỗi độ xuân về.

&_&

Bánh Tết xứ Quảng



Những ngày giáp Tết, vùng Quảng Nam - Đà Nẵng thường thấy xuất hiện các loại bánh tét, bánh tổ, bánh nổ, bánh in - bốn loại bánh chủ lực trong những ngày đầu năm mới ở xứ Quảng.




Bốn loại bánh này hầu như không nhà nào ở vùng quê Quảng Nam - Đà Nẵng không làm vào dịp Tết. Gặp gỡ nhân ngày đầu năm, trao đổi, chuyện trò công việc đồng áng, mùa màng..., chủ nhà thường mời khách bát nước chè xanh hoặc bát nước lá gối (vối) cùng với các loại bánh trên.

Các cụ cũng luận bàn may mắn, hên xui dựa trên các loại bánh đó. Cứ theo quan niệm dân gian, bánh tét vàng được xem là không tốt cho nhiều việc trong năm, còn bánh trắng, đẹp báo hiệu cho nhiều điều may mắn suốt cả năm mới. Còn với các loại bánh khô nếu cứng mà không xốp, đường không kéo thành sợi như tơ được xem là chưa đạt kỹ thuật làm bánh. Chính vì vậy, việc chuẩn bị gói bánh tét hay làm bánh tổ, bánh nổ, bánh in và các loại bánh khác là hết sức quan trọng.

Bánh tét

Bánh tét chiên ăn với củ kiệu


Để có một đòn bánh tét "đạt tiêu chuẩn" không phải dễ. Nếp dùng làm bánh phải được chọn lựa kỹ, ngâm nước vừa đủ sao cho khi nấu chín, tét ra từng lát không thấy lợm cợm những hạt gạo lẫn vào nếp, bánh không quá dính cũng không quá rời.

Gói bánh phải chú ý sao cho nhân đậu nằm ngay ở giữa và tròn đều để khi tét ra, lát bánh là một vòng tròn lớn có màu xanh của nếp chín bao bọc chung quanh một vòng tròn đậu xanh màu vàng mỡ. Lại phải chú ý đến khâu nấu, sao cho bánh không ngả vàng mà có màu xanh nhạt.

Và cuối cùng là tét bánh thành từng lát bằng một sợi dậy nhợ (nay dùng dây cước) - chính sợi dây này sẽ góp phần làm cho lát bánh trơn láng, đẹp mắt. Ngày xưa, các cô, các bà trước tết phải kiếm cho được một nhánh lá gai, vài lá thơm tước lấy chỉ làm dây nhợ để dành tét bánh.

Có người gọi bánh tét là bánh chưng tròn, chính vì sự tương đồng gần như hoàn toàn về chất liệu giữa hai thứ bánh này, chỉ khác ở chỗ: tỷ lệ thịt mỡ trong nhân và tỷ lệ nhân so với nếp ở bánh tét ít hơn bánh chưng. Song ngày trước nhân bánh tét thường chỉ là mè rắc vào giữa bánh. Mè được rang chín, bóc vỏ sạch, trộn với muối khi gói bánh để bánh được sánh và đậm đà hơn.

Riêng ở vùng Đại Lộc nhân bánh tét còn làm bằng đậu xanh đãi vỏ, hong chín, có thêm một ít muối ăn và tiêu nhưng hoàn toàn không có mỡ, được gói bằng lá chuối sứ nên rất thơm ngon và giữ được lâu ngày. Những nhà giàu có thường làm vài ang nếp để gói bánh tét, bánh để lâu ngày đem chiên giòn, ăn nửa buổi khi đi làm đồng áng. Có gia đình dùng đến tháng hai mới hết bánh tét.

Bánh tét thường phải có dưa món ăn kèm. Nếu các tỉnh phía Bắc có dưa hành thì đến vùng Quảng Nam, ngoài dưa hành có thêm củ kiệu, đu đủ, gần đây có cả củ cà rốt trong lọ dưa món, tất nhiên có cả ớt; thêm nhiều màu sắc, hương vị phong phú. Tên gọi dưa món cũng không ngoài ý nghĩa ấy: phong phú, đa dạng, nhiều món.

Bánh tổ

Loại bánh mang đậm hồn quê kiểng này có thể ra đời từ thời Lê Thánh Tôn. Khi đó, những người từ miền Bắc di cư vào vùng đất mới Quảng Nam nhớ về quê cha đất tổ, nên vào dịp tết họ làm một loại bánh bằng chất liệu sẵn có tại địa phương dâng cùng tổ tiên, tạ ơn trời đất đã được bình yên sau một năm cày sâu cuốc bẫm trên những cánh đồng vừa mới khai phá không lâu.

Bánh tổ, có nơi gọi là bánh ổ, được làm từ đường đen và nếp hương. Đường đen là loại đường bát, cứng, sản xuất từ các lò đường thủ công trong làng, còn nếp chọn loại dẻo, thơm ngon. Người ta thắng đường bát ra nước, lọc hết các tạp chất; nếp vo thật sạch, để ráo rồi đem xay mịn thành bột. Hai chất liệu ấy trộn với nhau theo tỷ lệ thích hợp, có pha thêm chút nước gừng để bánh có hương vị thơm hơn. Dùng một cái giỏ đan bằng tre (như cái rọ bịt mõm bò) miệng rộng hơn đáy, lót lá chuối chờ sẵn.

Đổ bột làm bánh vào giỏ, xong đưa vào nồi có lót một cái vỉ tre nhỏ gần với đáy nồi. Đổ nước vào nồi, cách chừng 5-6cm, chụm lửa cho sôi đều đến khi bánh chín. Khi vớt bánh ra rải ít hột mè lên mặt bánh cho đẹp rồi phơi nơi thoáng mát đến chừng bánh ráo trên mặt thì đem cất, dùng trong các ngày Tết; có thể xắt từng lát ăn ngay hoặc đem chiên giòn, kiểu nào cũng có cái thơm ngon riêng.

Bánh nổ

Đặc trưng của vùng nông nghiệp lúa nước, với thành phần gạo nếp là chủ yếu. Gạo nếp được rang lên cho nổ đều, hạt nở to, bung ra khỏi vỏ, bỏ những hạt nổ này vào cối đá (hoặc gỗ) giã cho mịn vừa phải. Thắng đường bát loại tốt, ngọt thanh, cho thêm ít gừng. Lửa đun riu riu đến lúc đường kéo thành sợi là có thể ép bánh được. Đổ bột nổ vào đường trộn đều, rắc thêm một chút vani, rồi tất cả đưa vào khuôn, ép lại thành bánh. Khuôn để ép bánh phổ biến có hình chữ nhật, dài chừng 10 cm và rộng 6 cm, dày chừng 2-3 cm.

Bánh in

Làm bánh in cũng hết sức công phu. Nếp thơm, dẻo vuốt với nước sạch, vớt ra giữ độ ẩm thích hợp đến khi ráo nước. Dùng một cái trã (nay người ta dùng chảo) rang nếp cho chín, phồng lên, ngả màu vàng mật, thoảng mùi thơm của nếp là được. Cho nếp vào cối đá hoặc gỗ, giã mịn (bây giờ đã có máy xay bột vừa nhanh vừa tiện lợi). Bột mịn, khô xốp nên cần phải phơi một hoặc hai sương cho có độ ẩm thích hợp.

Kế đó, đường bát cũng được nạo thành bột mịn, trộn đều vào bột bánh. Để bột có thể in thành lát được, người ta dùng tay hoặc một đoạn gỗ nhồi thật kỹ, thật đều, cho tới đường - đến khi có thể nắm thành từng viên là được, lúc đó mới có thể cho bột vào khuôn in được.

Nhẹ tay úp khuôn bánh lên nong, nia có lót giấy hoặc lá chuối cho sạch, để lấy bánh ra. Để bánh được cứng hơn, có thể phơi một nắng, hoặc dùng than củi nướng qua một lần, bánh sẽ cứng hơn và có mùi thơm hòa quyện của đường và nếp. Nay, phổ biến là bánh in có trộn thêm bột đậu xanh. Cũng có loại bánh in chỉ làm hoàn toàn bằng bột đậu xanh đã được rang chín xay mịn, trộn với đường đã thắng keo lại.

Ngoài bốn loại bánh trên, ở Quảng Nam - Đà Nẵng dịp Tết còn có vài loại bánh khác như bánh rò, bánh khô, bánh gừng...

Bánh rò

Được làm trong các ngày kỵ giỗ, đám tiệc trong năm nên đến ngày Tết nó chỉ xuất hiện vài chiếc trên bàn thờ tổ tiên, còn thì nhường chỗ cho một loại bánh anh em ruột: bánh tét. Từ quê hương đồng bằng Bắc bộ, chiếc bánh chưng khi vào đến vùng Quảng Nam có thể đã trở thành chiếc bánh rò. Chất liệu hoàn toàn giống nhau, chỉ có khác thay vì hình dạng vuông vắn, bánh rò được gói thành hình tháp, mặt trên nhỏ hơn mặt dưới, mô phỏng các tháp của người Chăm!

Bánh khô

Rất phổ biến ở vùng Hòa Vang, Đà Nẵng. Về mặt hình thức, có hai loại: bánh mè và bánh nổ và đều được làm rất công phu. Một cái bánh khô ngon là khi bẻ đôi mà nổ hoặc mè không rơi rụng, xốp, giòn (do công đoạn nướng và độ ẩm thích hợp mà có).
Ở Quảng Nam, nếp ngon có ở Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Quế Sơn, còn ở Đà Nẵng có cánh đồng xã Hòa Liên thuộc huyện Hòa Vang trồng được loại nếp thơm. Nếp dẻo và thơm dùng gói bánh tét, làm bánh khô, bánh nổ, bánh in rất ngon. Nhưng nơi sinh thành của chiếc bánh khô lại là làng Quan Châu thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang (phía nam TP Đà Nẵng).

Bánh gừng

Bánh làm bằng bột nắn thành hình trông như củ gừng, đem chiên dầu cho phồng lên và có màu vàng như màu gừng. Người ta cắm những củ gừng ấy vào tăm tre nhỏ rồi đem đặt thành hình tháp chung quanh một cái lõi làm bằng thân cây chuối. Tất cả đặt trên chiếc mâm gỗ trông như một khối tháp, toàn khối như vậy gọi là "quả bánh gừng".

Bên cạnh bánh gừng còn có khối bánh thuẩn, bánh ngũ sắc, bánh quai vạc, bên cạnh lát bánh khô, bánh rò, bánh in còn có xôi đường. Tất cả đều góp phần tạo nên phong vị Tết Quảng Nam - Đà Nẵng thêm phong phú. Rất nhiều loại bánh tết xứ Quảng có thể dự trữ lâu, dễ mang xách. Mang theo vài đòn bánh tét, vài cái bánh tổ là có thể yên trí ngao du vài ngày xem hội đua ghe, hát bội đầu xuân. Ra giêng, đi làm ngoài đồng, ngoài bãi có thể mang theo ít bánh khô để "uống nước" nửa buổi, kéo dài hương vị ngày xuân...


(Sưu tầm)


viethoaiphuong
#4 Posted : Sunday, January 25, 2009 12:42:08 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
NGÀY TẾT VIỆT NAM

Những người ngoại quốc đã từng sống ở Việt Nam hẳn không thể nào quên được ngày Tết. Đó là một ngày lễ đặc biệt, người Việt Nam sẽ nhớ mãi bầu khí vui tươi và thơ thới, nét duyên dáng và vẻ đẹp quyến rũ của ngày Tết. Tiến trình của ngày đầu năm đã chứng minh rõ ràng cái ý niệm mà người Việt Nam đã có từ cuộc sống: cuộc đời là niềm vui và niềm hân hoan. Cho nên, cứ mỗi khi bắt đầu cho một giai đoạn mới trong cuộc đời, người Việt Nam phải tận hưởng. Trong ngày Tết, khắp nơi người ta nhảy múa và ca hát vui vẻ. Mọi người luôn tươi cười và cố quên đi những mối âu lo, phiền muộn trong quá khứ. Ngày Tết không một ai buồn bã cả! Mọi người hân hoan bởi vì tất cả lại là một sự khởi đầu, tất cả là một sự đổi mới. Thiên nhiên đổi mới trước tiên, bởi vì Tết là ngày lễ của mùa xuân.
Cuộc sống xã hội cũng đổi mới: ngày 30 tết người Việt Nam cố hoàn tất cho xong các dự tính của mình, người ta muốn thanh toán tất cả những công việc còn dang dở để bước vào năm mới với sự tin tưởng và sự ổn định.
Cuộc sống cá nhân và cuộc sống gia đình cũng đều đổi mới: người Việt Nam may quần áo mới, sửa sang nhà cửa, soạn tiền mới… Người ta muốn trở nên những con người mới, cho phù hợp với sự đổi mới của thời gian và không gian.
Người Việt Nam cũng mong muốn bắt đầu một năm mới trong sự tốt lành: những người chịu tang chế không được đi thăm viếng ai cả, bởi vì đi “xông nhà” có nghĩa là sẽ mang đến cho bạn bè điều tốt lành hay sự xui xẻo, tuỳ thuộc vào tính chất và hoàn cảnh của người khách đến “xông nhà”.
Ngày Tết không một người nào có vẻ nghèo cả! Mọi người đều có một chút gì để mà “ăn Tết”. Người ta chấp nhận mang công mắc nợ để rồi sau đó sẽ vất vả làm lụng để trả nợ, nhưng vào ngày Tết người ta cần phải tận hưởng. Mọi người đều có quyền “ăn Tết”, mọi người đều cảm thấy có bổn phận vui hưởng Tết.
Bị vây hãm bởi chiến tranh, nghèo nàn và đau khổ, người ta mong chờ ngày Tết để được sống thật sự trong vài ngày! Tết chính là cái khoảng thời gian kỳ diệu, chính là một thời kỳ mà tất cả mọi người có thể thưởng thức được một chút gì hấp dẫn của kiếp sống con người.
Vậy, sự quyến rũ của ngày Tết bắt nguồn từ đâu?
Câu trả lời rất dễ dàng: Vẻ duyên dáng quyến rũ của ngày Tết là do chính người ta tạo ra! Ngày Tết rất dễ thương chính là vì người Việt Nam rất dễ thương! Tết là một vật thụ tạo đặc trưng cho dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam đã tạo ra một ngày lễ diễn tả hình ảnh của chính con người họ. Không một điều gì khác hơn có thể diễn đạt được tinh thần của người Việt Nam bằng ngày Tết cả.
Tất cả những người ngoại quốc đã từng sống ở Việt Nam đều nhận thấy nơi con người Việt Nam có một cái gì lôi cuốn họ. Tốt bụng, lịch thiệp, nhã nhặn, lễ phép, dễ thương, đó là những đức tính đã lôi cuốn linh mục Cristoforo Borri, chỉ sống ở Việt Nam có ba năm thôi, từ 1618 đến 1621, và ngài đã công bố tại La Mã vào năm 1631, sự khăng khít đầu tiên với đất nước Việt Nam.
“Phát xuất từ bản tính tự nhiên của mình người Việt Nam rất lịch thiệp và nhã nhặn trong cách cư xử với người Tây phương, mặc dù họ có một quan điểm khá cao về giá trị cá nhân của họ. Họ nghĩ rằng buông xuôi theo sự nóng giận là một sự hạ thấp phẩm giá. Trong lúc tất cả các nước Đông phương khác khiếp sợ người Tây phương, đến nỗi khi chúng tôi đặt chân lần đầu tiên ở một nơi nào đó trên nước họ, họ đã vội vàng chạy trốn; còn ở Việt Nam thì trái ngược hẳn, họ đến vây quanh chúng tôi thật đông đảo, họ hỏi chúng tôi không kịp đáp, họ mời chúng tôi dùng bữa với họ, và họ đến thăm viếng chỗ ở của chúng tôi với tất cả sự nhã nhặn thân tình và rất lịch thiệp…”
Eliancin Luro, một người Pháp, năm 1906 đã viết như sau: “Việt Nam dưới con mắt người Tây phương vốn đã là miền đất phồn vinh, quê hương của một dân tộc dù gặp trăm ngàn đắng cay, nhưng vẫn vui sống tràn đầy nhựa sống. Đâu đâu cũng chỉ thấy đậm đà tình người. Tuy dáng bên ngoài lãnh đạm, người An Nam vốn linh động, thích chuyện trò vui tươi, dí dỏm…”
Theo Pazzi, một người Ý, từng sống 20 năm ở Việt Nam, thì: “… Đôi mắt, cái miệng người Việt Nam có một sức sống kỳ lạ, cái duyên kỳ lạ. Về đôi mắt họ, tôi nghĩ đó là một sự thông minh tiềm tàng trải qua nhiều đời, dồn chứa thành một cái nhìn vừa mau, vừa sâu…” (Độc Lập, số 11&12-1983, trang 21).
Tôi tin rằng những đức tính được nêu trong những đoạn dẫn chứng trên cũng giải thích được một phần lớn cái vẻ quyến rũ của ngày Tết Việt Nam.
1. Năm 1631, linh mục C.Borri đã viết: “Người Việt Nam nghĩ rằng buông thả theo cơn nóng giận là một điều hạ thấp phẩm giá…” Từ sự cố gắng để mà kềm chế lại cơn nóng giận đã phát sinh ra sự trầm tính ổn cố của người Việt Nam. Buông xuôi theo cơn nóng giận là một điều hạ thấp phẩm giá. Đúng vậy! Điều đó cũng thật thấp kém giống như khi uống rượu say sưa; bởi vì trong cả hai trường hợp, người ta đánh mất đi sự tự chủ. Người Việt Nam giữ sự trầm tĩnh, nụ cười và một thái độ bình thản trong mọi trường hợp, cho tới nỗi là hình như các điều đó là chuyện thường tình đối với họ vậy! Xét theo bề ngoài, hình như là người Việt có một bản tính khác biệt với người Tây phương. Thực ra, họ cũng vậy, họ là những con người. Người Việt cũng biết giận dữ một cách khủng khiếp. Nhiều lần từ Giáo hoàng Học viện ở Đà Lạt, chúng tôi nghe thấy hai người đàn bà hoặc hai người đàn ông cãi nhau thật dữ tợn, ho la hét và họ chửi rủa lẫn nhau. Điều đó chứng tỏ rằng sự trầm tính và nụ cười thường xuyên trên môi họ là cả một sự khắc phục chứ không phải là một chuyện tự nhiên mà có. Đó chính là kết quả của nền văn hóa và nền giáo dục của họ. Đó là một giá trị đã được hun đúc và giáo dục từ thuở ấu thơ. Nụ cười luôn nở trên môi của người Việt chính là kết quả của sự tự chủ.
Sự nỗ lực đó được thể hiện thật rõ nét vào dịp Tết. “Đêm Giao Thừa, còn được gọi là đêm Trừ Tịch (đêm trừ bỏ mọi thói hư tật xấu). Mỗi một người sẽ tự cố gắng, kể từ nửa đêm, trở nên “một con người mới” trong mọi lời nói và hành vi. Người Việt Nam chỉ trao đổi với nhau những lời tốt lành, e rằng những người bị chửi rủa sẽ bị “rông” suốt năm, còn người chửi rủa thì sẽ bị thúc đẩy nói lên mãi những tác hại ấy. Người Việt Nam tỏ ra tốt bụng và rộng lượng để mong suốt cả năm sẽ gặp toàn chuyện tốt lành cho họ.” (Nguyễn Huy Lai).
2. Tính vui vẻ: người Việt Nam có một tính tình hiếu động, vui vẻ, lanh lợi và tự nhiên. Đặc biệt tính tình đó được thấy rõ nơi các đứa trẻ, điều làm cho chúng tôi rất quyến luyến các em. Hai chữ “vui” và “chơi” là những chữ được xử dụng nhiều nhất trong các kho ngôn từ của các em. Chỉ cần nhìn những khuôn mặt bé bỏng, dễ gợi cảm, rất cởi mở và tươi cười của các em là chúng ta đủ biết các em đang hưởng trọn niềm vui sống và đang bước vào đời một các vô tư như đang bước vào trong một cuộc chơi vậy.
Niềm vui, đó mới là một sự tìm kiếm nằm trong quốc sách của người Việt Nam! Trong tất cả lời nói và việc làm, họ đều tìm kiếm niềm vui và sự vui thích. Niềm vui chính là cái báu vật quốc gia của người Việt Nam, sự khao khát tự nhiên và nhu cầu khẩn thiết nhất của họ.
Vậy nói một cách đúng nghĩa, Tết là ngày lễ của niềm vui. Thuở trước, Tết kéo dài cả một tháng trường tháng đầu tiên của năm mới được dành trọn vẹn cho hưởng thụ và vui chơi. Đó là một thời kỳ của cuộc sống thật sự. Sau 11 tháng trường làm việc không ngừng và thiếu thốn, thì vào Tết, người Việt có thể mặc sức mà vui chơi và giải trí.
Trước năm 1975, Tết chỉ thu gọn lại trong ba ngày, nhưng mà đúng là ba ngày để hội hè, để thăm viếng, để cờ bạc đỏ đen, ba ngày rảnh rỗi và náo động (vì tiếng pháo). Tôi nhớ lại đêm giao thừa Tết Mậu Thân, cái Tết đầu tiên mà tôi đã hưởng ở Việt Nam, và cũng là cái Tết cuối cùng còn tự do và còn thoải mái tự nhiên, trước khi có cuộc tấn công của Việt cộng. Con đường Trương Minh Giảng giống như một khu chợ, mọi người đổ tràn ra đường phố, tiếng pháo nổ đinh tai nhức óc, khắp nơi người ta bày bán các loại bánh mứt, bánh chưng. Vượt trên cái quang cảnh huyên náo và hỗn độn ấy, người ta cảm nhận được sự gắn bó với cuộc sống của cả một dân tộc đang bị đè nặng bởi các vấn đề và nỗi sợ tận cùng cho một tương lai kể như không có, chỉ còn hiện tại với cái phần vui tươi duy nhất, bởi vì cuộc sống hoàn toàn nằm trong hiện tại, cuộc sống không còn thuộc về quá khứ cũng như chưa có ở tương lai.
3. Trí thông minh: Ông Pazzi đã mô tả cái nhìn của người Việt Nam biểu lộ “một sự thông minh tiềm tàng trải qua nhiều đời…”
Sự thông minh của người Việt không cần phải được chứng minh: nó rất hiển nhiên như mặt trời vậy! Nhưng ở đây, tôi không nói đến sự thông minh cá nhân của từng người. Đúng hơn, tôi chỉ muốn nói đến sự thông minh cộng đồng của dân tộc Việt Nam. Sự thông minh của một dân tộc được thể hiện rõ rệt nhất qua sự cân bằng của những yếu tố khác biệt, cấu tạo thành nền văn hóa của họ. Không có sự cân bằng này một dân tộc có thể đi đến chỗ diệt vong.
Đối với tôi, hình như tính tình của người Việt là một nét chính yếu của nền văn hóa Việt Nam, biểu hiện một sự thông minh cộng đồng của dân tộc Việt Nam. Bởi vì niềm vui mà họ luôn tìm kiếm mà là một yếu tố thiết yếu cho sự cân bằng chung trong cuộc sống của họ. Cuộc sống con người là một sự cân bằng giữa sức khoẻ và bệnh tật, niềm vui và đau khổ, giữa lao động và nghỉ ngơi, giàu có và nghèo nàn, v.v… Khi sự cân bằng đó mất đi bởi vì một yếu tố (thí dụ sự đau khổ, sự lao động) trở nên lấn lướt hơn so với yếu tố kia, con người sẽ bị khủng hoảng.
Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé nằm sát cạnh đất nước Trung Hoa khổng lồ. Lịch sử của Việt Nam trải qua các cuộc ngoại xâm, các cuộc chiến tranh, các nỗi đau khổ, rên xiết, tuyệt vọng và lao lực. Cái lịch sử đau buồn ấy vẫn còn được tiến diễn cho đến tận ngày nay. Cuộc sống của người Việt đã và còn có một dáng dấp bi thảm. Làm sao có thể chịu đựng một cuộc sống như vậy mà chẳng có một chút gì là niềm vui? Con người được tạo dựng để thụ hưởng niềm vui niềm hạnh phúc, chứ đâu phải sự khổ đau và bất hạnh. Cuộc sống của một dân tộc sẽ trở nên phong phú và có nhân tính nếu như cái dáng dấp bi thảm của khổ đau quân bình với cái hình dạng của niềm hân hoan và hạnh phúc.
Vậy thì, đối với tôi, hình như là chính ngày Tết đã chu toàn vai trò tạo sự quân bình trong cuộc sống người Việt Nam. Ngày xưa, trước lúc giao thiệp, tiếp xúc với phương Tây, người Việt Nam không biết đến ngày Chủ nhật, nghĩa là một ngày nghỉ ngơi hằng tuần. Họ làm việc quần quật suốt 11 tháng mà không ngừng nghỉ. Và trong một thời gian mà kỹ thuật chưa đạt được những tiến bộ đáng kể, cho nên công việc lao động rất là vất vả nhọc nhằn. Trong hoàn cảnh như thế, ngày Tết chính là một khoảng thời gian cần thiết để nghỉ ngơi. Tết khôi phục lại sự quân bình trong cuộc sống và làm cho cuộc sống trở nên dễ chịu.
Thời đại ngày nay của chúng ta cũng có phần nào giống như vậy. Sự tìm kiếm niềm vui đó làm cho cuộc sống con người trở nên dễ chịu nó giảm thiểu và xoa dịu cái dáng dấp bi thảm và khổ đau của cuộc sống. Tôi nhớ vào năm 1979 ở Kuku, các bác sĩ người Pháp đã rất kinh ngạc vì số lượng rất thấp của những căn bệnh rối loạn tâm trí giữa một số lượng đông đảo người tỵ nạn đang sống trong một tình cảnh bi đát. Tôi tin rằng sở dĩ có được điều này là do cái tâm tính vui vẻ và thơ thới của người Việt, được biểu lộ một cách đặc biệt vào dịp Tết.
Chính ngay điều đó, chứng tỏ được rằng sự thông minh của người Việt đã biết cách tạo dựng nên những điều kiện lý tưởng để cho cuộc sống của họ, dù rằng đôi khi đắng cay và bi thảm trở nên thật sự có nhân tính.
Nhân tính, đó mới chính là phẩm chất mà theo tôi, tâm hồn người Việt Nam có thể tóm gọn vào hai chữ đó. Người Việt Nam có rất nhiều nhân tính. Họ không khát một sự thánh thiện cao siêu, một nếp sống hào hùng hay những khám phá phi thường. Lý tưởng của họ là một nếp sống an nhàn, tràn đầy niềm vui đơn sơ và bình dị của con người, chẳng hạn như một nụ cười, tình yêu thương, sự tử tế. Suốt cả năm có được một chút hương vị của ngày Tết, đó mới là sự khao khát của người Việt.
Chính cái nhân tinh đó làm cho người ngoại quốc rất ưu ái và gắn bó rất chặt chẽ với dân tộc Việt Nam. Nhất là người Tây phương rất cần đến cái nhân tính đó của người Việt Nam và vì họ đã biến đổi cuộc sống thành một cuộc chạy đua điên cuồng trong lãnh vực tiến bộ khoa học và kỹ thuật, một sự tiến bộ đã làm cho cuộc sống nhân loại khổ sở biết chừng nào!
Tác giả Lm. Gildo Dominici Đỗ Minh Trí, sj.
viethoaiphuong
#5 Posted : Sunday, January 25, 2009 12:44:02 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
NGÀY XUÂN, ĐI TÌM CHIẾC BÁNH DẦY CỦA TIẾT LIÊU...

Nguyễn Trọng

Tục truyền vua Hùng Vương thứ 6, trong một cuộc họp với các con, có bảo rằng: “Nếu trong các con, người nào có lòng hiếu thảo, biết kiếm những của ngon vật lạ về dâng ta và làm cho ta vừa ý thì ta sẽ truyền ngôi lại cho người đó”.
Các hoàng tử giàu có đã thuê người đi khắp nơi tìm mọi loại sơn hào hải vị, nem công chả phượng, dâng lên vua cha, mong được thừa kế ngai vàng. Nhưng vua cha sau khi nếm thử, lắc đầu buồn bã, vì thức ăn không hợp khẩu. Các món ăn này nhà Vua đã nhiều lần ngự thực, chẳng có gì mới lạ, hấp dẫn.
Hoàng tử Tiết Liêu, nghèo hơn cả, băn khoăn, lo lắng, không kiếm đâu ra tiền để thuê người đi tìm những món ngon vật lạ, thì một đêm nằm mơ thấy một vị Thần hiện ra bảo: “Lòng hiếu thảo xưa nay của Hoàng tử đã khiến ta động lòng. Hoàng tử đừng phải tìm kiếm đâu xa, hãy về lấy nếp, đậu, thịt là những thứ sẵn có ở trong nước, rồi đem chế biến thành một món ăn đặc biệt dâng Vua, chắc chắn Vua sẽ hài lòng...”
Vợ chồng Hoàng tử Tiết Liêu nghe lời Thần dạy, lấy làm mừng rỡ liền đem gạo nếp thổi xôi, giã nhuyễn làm thành chiếc bánh dầy hình tròn để tượng trưng cho Trời; rồi lại lấy nếp, đậu, thịt gói thành chiếc bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho Đất.
Vua cha nếm thử bánh dầy, bánh chưng rất hợp khẩu, lấy làm hài lòng. Không những hai chiếc bánh thơm ngon dùng toàn sản vật ở trong nước mà còn mang ý nghĩa sâu xa kết hợp Trời và Đất một cách hài hòa, cho nên Vua cha đắc ý và truyền ngôi cho Tiết Liêu.
Về sau, người Việt chúng ta mỗi khi có hội hè, tết nhất, đặc biệt là vào dịp Tết nguyên đán, thường có thói quen gói bánh dầy để cúng lễ Tổ Tiên và Thần Thánh để thưởng thức trong gia đình hay để đi biếu người trên hoặc những người mình chịu ơn, trong đó có các thầy cô. Tục lệ tốt đẹp này ngày nay ở trong nước vẫn không thay đổi mặc dù đất nước ta đã phải đi vào một trang sử đen tối đang từ từ khép lại. Còn ở hải ngoại, đối với gần hai triệu người Việt tản cư trên 40 quốc gia khắp thế giới, tục lệ này vẫn còn nguyên vẹn và càng xa nhà lâu năm, tục lệ đó càng trở nên tha thiết đối với kẻ tha hương luôn luôn muốn bảo trì nó như bảo trì “hồn thiêng” của đất nước và “tinh hoa” của dân tộc.
Lòng hiếu thảo
Người Việt chúng ta thường nhắc tới hai chữ “hiếu thảo” nhất là trong 3 ngày Tết. Ngoài các vị Thần Linh trên Trời và Tổ Tiên đã về bên kia thế giới, cha mẹ còn sống là mục tiêu của lòng hiếu thảo, tôn kính của con cháu trong gia đình.
Nếu không có bóng dáng của cha mẹ trong ba ngày Tết, thì cảnh mừng Xuân hầu như mất đi rất nhiều ý nghĩa thi vị và truyền thống. Lòng hiếu thảo này, Tiết Liêu lúc nào cũng đầy ắp và trọn vẹn đối với Vua cha, mặc dù cho về của cải và tài sản, Tiết Liêu là người con bị thiệt thòi nhất. Nhưng không phải vì bị thiệt thòi thua kém anh em mà tấm lòng hiếu thảo của ông bị sứt mẻ hay sao lãng. Nếu vua cha không biết được điều đó thì Thần Linh trên Trời đã biết. Thần Linh là những bậc Thánh, đánh giá trị con người trên phương diện luân lý và đạo đức, không đánh giá trị con người trên của cải và địa vị.
Thần linh đã thấy được tấm lòng hiếu thảo của Tiết Liêu, và chính nhờ lòng hiếu thảo đó mà ông đã được bàn tay Thần Linh sắp sếp, an bài và khuyến khích vua cha mở ra cuộc thi tìm vật ngon của lạ để có dịp truyền ngôi lại cho con.
Nếu không có Thần Linh bày mưu hiến kế trong giấc mơ thì chắc chắn ngôi báu không lọt vào tay ông Hoàng tử nghèo nàn này. Và nếu không có chiếc bánh dầy bánh chưng ngày Tết - một sáng kiến của Trời ban cho - thì có lẽ ngôi báu đã lọt vào tay các Hoàng tử giàu có, dâng lên nhà Vua những thức ăn cực kỳ mới lạ, cực kỳ khoái khẩu. Nhưng bàn tay Thần Linh đã tiên liệu từ trước. Và bởi vậy Tiết Liêu đã vâng theo ý Trời mà làm chiếc bánh chưng hợp với khẩu vị của Vua cha và được truyền lại ngôi báu.
Tại sao Tiết Liêu lại làm bánh dầy để cúng Trời? Bánh dầy hình tròn và ngày xưa hình tròn ám chỉ vòm trời cao hình tròn, nơi ngự trị của các bậc Thần Linh. Trước khi tỏ lòng hiếu thảo với Vua cha, Tiết Liêu phải tỏ lòng hiếu thảo với Trời, với các bậc Thần Linh và vì vậy ông đã làm chiếc bánh hình tròn để dâng lên các Ngài. Đây là ý nghĩa siêu nhiên, ý nghĩa thiêng liêng và cũng là ý nghĩa luân lý của chiếc bánh dầy Việt Nam, từ ngàn xưa truyền lại cho con cháu ngày nay. Chiếc bánh dầy đó mới là gia sản của bốn ngàn năm văn hiến, chiếc bánh dầy đó mới là hồn dân tộc, chiếc bánh dầy đó mới là món ăn quốc hồn quốc túy, đi sâu vào dòng máu con cháu Lạc Hồng để tạo thành Con Người Việt Nam đứng riêng biệt trong Trời Đất và trong lịch sử.
Bánh Chưng và Văn Hóa
Nếu chiếc bánh dầy hình tròn tượng trưng cho vòm trời trên cao thì chiếc bánh chưng lại có hình vuông, tượng trưng cho mặt đất ở dưới thấp. Ngày xưa người ta tưởng rằng mặt đất hình vuông như một thửa ruộng lớn cho nên mới có câu vuông như mặt chữ điền, điền là ruộng. Tiết Liêu dùng bánh dầy để cúng Trời và dùng bánh chưng để dâng lên vua cha vì vua cha không ở trên trời mà vua cha cai trị trên mặt đất. Món bánh dầy bánh chưng này quả thật là sự hài hoà giữa Đất và Trời, sự hài hoà của Thần Khí và cũng là sự hài hòa của Hơi Thở trong dòng mạch sự sống của muôn loài.
Có một nhiếp ảnh gia người Mỹ đã chụp được cái “hồn dân tộc Việt Nam” trong bức hình một gia đình nhà quê quây quần trong bếp, chung quanh nồi bánh chưng ngày Tết. Bà mẹ cặm cụi gói bánh, mấy đứa con xếp lá và chẻ lạt buộc. Nhiếp ảnh gia này là ông Mark Sindler ở New Orleans, một người biết thưởng thức nước mắm và chả giò.
Sản phẩm nội hóa
Hồn dân tộc không những chỉ biểu lộ trong hình tròn của chiếc bánh dầy và trong hình vuông của chiếc bánh chưng, hồn dân tộc còn ẩn náu và tiềm tàng trong nội dung của hai chiếc bánh. Nội dung ở đây là cái nhân bên trong. Trong khi hình dáng tròn vuông chỉ là cái vỏ bên ngoài, cái nhân mới là linh hồn của cái bánh. Bánh dầy không có nhân, nó đơn giản thuần nhất và thanh khiết như các bậc Thần Linh ở trên Trời đang nhìn xuống trần gian để phù hộ nhân loại trong kiếp luân hồi mong manh ảo ảnh. Nhưng bánh chưng tượng trưng cho Mặt Đất, cho Vua Cha và cho Con Người thì lại có nhân. Nó phức tạp và khó thực hiện một cách hoàn hảo và khoái khẩu như chiếc bánh dầy.
Cái nhân của chiếc bánh chưng mới làphần cốt lõi và quan trọng. Nhân bánh chứng không được làm bằng những sơn hào hải vị nem công chả phượng mà được làm bằng những sản phẩm rất bình dân, rất phổ thông và tương đối rẻ tiền như đậu và thịt heo tươi. Người bình dân Việt Nam nào cũng đã biết mùi đậu xôi và thịt heo luộc. Nhưng dùng hai thứ này làm thành nhân của bánh chưng thì chiếc bánh tự nhiên trở thành khoái vị vô cùng, có một sức quyến rũ thần thánh từ đời Vua Hùng Vương thứ 6 cho tới tận ngày hôm nay. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, chiếc bánh chưng của hoàng tử Tiết Liêu, về sau là Vua Hùng Vương thứ 13 đã biến thành món ăn “quốc hồn quốc túy” của 3 ngày Tết nguyên đán, không bao giờ thay đổi, không bao giờ thêm bớt vì nó đã đạt được đỉnh cao tuyệt hảo. Trong các loại bánh Việt Nam chúng ta, có lẽ không có loại bánh nào tồn tại lâu dài và phổ biến rộng rãi như bánh dầy, bánh chưng. Bởi vậy, cứ nói đến bánh dầy, bánh chưng là nói đến ngày Tết và cứ nói đến ngày Tết là phải có bánh chưng bánh dầy. Hai chiếc bánh này luôn luôn cặp đôi với nhau như Trời và Đất, như Sông và Núi, như Vợ với Chồng và như Cõi Trần Gian với Cõi Thần Linh vô hình. Thiếu một cái bánh không tạo thành ngày Tết và ngày Tết nào cũng phải có đủ cặp bánh của Tiết Liêu, cặp bánh do Thần Linh bầy vẽ cách thực hiện để được truyền ngôi báu của Vua cha.
Đi tìm chiếc bánh dầy của Tiết Liêu
Vào dịp lễ giao thừa Kỷ Sửu, người viết bài này đã lên Chùa và tới Nhà Thờ Công giáo để tìm lại những nét văn hóa dân tộc lồng trong khung cảnh đạo giáo trầm mặc và siêu nhiên. Lần đầu tiên, sau 33 năm sống nơi xứ người, người Việt được nghe tiếng pháo giao thừa nổ ran trong đêm lạnh, bên tượng Đức Phật dựng trong sân chùa. Khói pháo phủ mờ pho tượng từ bi, khói pháo quyện lấy lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ bay trong gió và khói pháo thấm vào lòng khách thập phương đứng co trong đêm tối, giữa cảnh trời đất bao la...
Tôi đi tìm chiếc bánh dầy của Tiết Liêu mà không thấy, chỉ thấy có bánh chưng.
Trong Thánh lễ đón Xuân tại nhà thờ, tiếng hát trầm bổng của các bản thánh ca bằng tiếng Việt với nhạc điệu dân tộc, có các em nhỏ, mặc quốc phục màu sắc sặc sỡ, dâng lên Chúa những cặp bánh chưng đặt trên trã cổ.
Tôi vẫn thấy thiếu bóng bánh dầy, chiếc bánh dầy cội nguồn Việt tộc.
Tôi tâm sự với Linh mục Trần Cao Tường ở New Orleans, là một người bạn văn. Linh mục là tác giả của 10 cuốn sách, phần lớn viết để ca tụng vẻ đẹp văn hóa của quê hương dân tộc. Linh mục nói bằng một giọng buồn rầu, qua đường dây điện thoại: “Tôi cũng đang đi tìm chiếc bánh dầy của Tiết Liêu trong 3 ngày Tết mà không thấy...”
Con người vẫn có khuynh hướng đi tìm những gì không còn tồn tại. Để ngậm ngùi. Để nhớ tiếc. Như tôi, đã bao năm nay cứ mãi đi kiếm tìm chiếc bánh dầy muôn thuở của hồn thiêng Việt tộc. Cũng chỉ để ngậm ngùi, và nhớ tiếc mà thôi!

Tác giả Nguyễn Trọng
viethoaiphuong
#6 Posted : Sunday, January 25, 2009 8:18:35 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Ảnh Tết của người Mông


Phiên chợ đầy màu sắc mở đầu cho ngày Tết tại huyện vùng cao Lóng Luông, Sơn La.

Với người Mông, đi chợ Tết cũng là dự một ngày hội lớn.

Những gánh hàng rong người Kinh cũng tìm đến góp niềm vui.


Tiếng hát, điệu múa của các thiếu nữ làm mê mẩn lòng người.

Các em nhỏ say sưa xem hội cùng bạn bè.

Hong xôi chuẩn bị giã bánh dày.

Giã bánh.

Các em nhỏ thích thú với trò ném pao.

Thanh niên chơi quay...


... và tiếng khèn rộn vang khắp các bản làng chào đón mùa xuân.
viethoaiphuong
#7 Posted : Tuesday, January 27, 2009 2:33:14 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
PHONG TỤC NGÀY TẾT

Ai cũng biết câu tục ngữ: "Có lửa mới có khói" mà tổ tiên đã nói sau biết bao suy niệm và kinh nghiệm dựa theo luật Càn Khôn của Trời Đất Vũ Trụ, đó là cái luật "giá sắc" tức luật "gieo gặt" hay "nhân quả" như mọi người đều biết.
Để nói rằng phong tục tập quán của người mình, cũng là khói của hương thơm, là những điều hay ý đẹp mà mình phải đem áp dụng vào đời sống để thể hiện cái Tính con người, nên tổ tiên mới gọi là thuần phong mỹ tục.
Vì không có gì trong vũ trụ thoát ra khỏi cái Thường Hằng siêu việt mà người ta còn gọi là Vô Cực, Vô Thường, Hư Vô, Hư Linh, hay là Như Lai, là Diệu Hữu, là Chúa, là Thượng Đế,... hay là KHÔNG, là ĐẠO. Vì như tổ tiên đã nói: "Đạo là Đạo (mà mình) không thể xa lìa giây phút" (Đạo dã giả bất khả tu du ly dã). Vì Đạo là Không Thể diễn tả, vì là siêu việt vượt khỏi sức tưởng tượng của lý trí; nhưng lại chứa đựng cả vũ trụ và nếu phải định cái nghĩa thì chỉ có thể nói được là "một âm một dương" như câu: "nhất âm nhất dương chi vị Đạo"(H.T.), và đó là chân lý nền tảng của mọi biến dịch của thiên địa vũ trụ vạn vật, nên không có gì thoát khỏi Đạo.
Vì vậy mà văn hoá dân tộc với phong tục tập quán đều phát xuất từ gốc Đạo và cái phong tục mà người mình vẫn giữ đến nay trong đời sống vào những dịp lễ gia tiên: quan, hôn, tang, tế, cũng như vào dịp các lễ Tết, đó là mâm "ngũ quả". Ngày nay, qua kỹ thuật thời đại với phương tiện truyền tin toàn cầu (internet), nghĩa là chưa tới một giây thì tin tức ở VN đã qua tới Mỹ và đi khắp thế giới, vì vậy mà "văn hoá cội nguồn" đã trở thành "văn hoá toàn cầu" nghĩa là khỏi cần "thận tư", tức là khỏi cần suy nghĩ: đọc sao hiểu vậy, nghe sao nói vậy, sai bậy không màn, miễn sao là mình biết tin tức để cho mình biết cách cư xử giống người ta cho mình khỏi bị cười chê !
Với "văn hoá toàn cầu" thì ý nghĩa về phong tục tập quán cũng đã được toàn cầu hoá theo kiểu hứng chí "xuất khẩu thành văn", mà đâu biết "văn" là nhân, là cội, là nguồn để "hoá" thành "nhân". Cho nên "văn hoá toàn cầu" có thể nói là văn hoá kiểu "google" với "wikipédia" nên cứ tưởng những gì tìm thấy trên internet là đúng, nhất là khi có người thêm vào những chữ để cho đúng thêm như: thừa thãi, lỗi thời, lạc hậu, hủ tục, phong kiến,... thì làm sao mà không đúng được, nếu khi mình không có nền tảng để thận tư ? Nên mình mới nông cạn để tin theo suy luận tưởng tượng của lý trí rồi cứ tưởng thiệt cắm đầu đi "copy & paste"(copier & coller), vô mục văn hoá của trang web mình hay của diễn đàn người Việt, để cho bà con hiểu biết mà thật ra chính mình có hiểu biết gì đâu !
Vì vậy mà "văn hoá toàn cầu" có thể nói là như "mì ăn liền" còn gọi là "mì gói", mà mì gói thì có đủ vị, đủ loại, đủ hiệu... và được đặc biệt sản xuất tứ tung ở Á châu từ Tàu, Nhật, Ấn, Thái, Hàn, Đài (Loan), Hồng (Kông), Việt (Nam),... Tương tự, ý nghĩa văn hoá cội nguồn với phong tục tập quán Việt Nam cũng được diễn giải đủ kiểu bởi trí thức vong bản, giống như là biến chế mì ăn liền vậy ! Để dẫn chứng cho điều tôi vừa nói, sau đây là một trong những ví dụ về "mâm ngũ quả" được cắt nghĩa theo "văn hoá toàn cầu":
Mâm Ngũ Quả
Mỗi năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, trên bàn thờ mọi gia đình người Việt đều bày mâm ngũ quả. Với màu sắc rực rỡ, hình dáng độc đáo cùng những ý nghĩa sâu xa, mâm ngũ quả làm cho ngày Tết sinh động hơn, thiêng liêng hơn...
Theo quan niệm của người phương Đông xưa, thế giới được tạo nên từ 5 bản nguyên - gọi là "ngũ hành": kim (kim loại), mộc (gỗ), thuỷ (nước), hoả (lửa), thổ (đất). Tư tưởng cùng hình ảnh "ngũ hành" xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của các dân tộc phương Đông với rất nhiều biểu hiện - một trong số đó là tục lệ thờ mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt Nam
Mâm ngũ quả truyền thống của người Việt thường chỉ gồm 5 loại quả, được xếp kiểu hình tháp lên đĩa to hoặc mâm, đặt trên bàn thờ. Ngày nay, cuộc sống hiện đại cùng sự giao lưu phong tục làm cho mâm ngũ quả ít nhiều biến đổi: số quả có thể nhiều hơn 5, cách xếp tự do hơn, trang trí hoa lá, cắm nến để tạo ánh sáng, kết những dây đèn điện tử nhiều màu xung quanh... Tất cả các loại quả trong dịp Tết đều có thể đem bày: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, trứng gà, hồng xiêm, táo v.v... Mỗi loại quả mang một ý nghĩa riêng: nải chuối, phật thủ như bàn tay che chở; bưởi, dưa hấu căng tròn, mát lành hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn; hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt...
Mâm ngũ quả ở miền Bắc nhìn chung nhỏ hơn mâm ngũ quả ở miền Nam và không thể thiếu 3 loại quả: chuối, bưởi, quýt (hoặc cam). Mâm ngũ quả miền Nam thì khó có thể thiếu cặp dưa hấu và 4 loại quả: mãng cầu (na), dừa, đu đủ, xoài, bởi vì cầu - dừa - đủ - xoài theo tiếng người miền Nam có nghĩa là "cầu vừa đủ xài" - mong ước phổ biến nhất của họ trong năm mới ! Một số nhà lại bày thêm trên mâm ngũ quả bình thường một chùm sung và quả đu đủ với ngụ ý cầu mong cuộc sống gia đình sẽ luôn "đầy đủ, sung túc".
Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hoà với màu xanh mát của dưa hấu, đỏ rực của hồng, nâu mịn của hồng xiêm, vàng tươi của bưởi, cam, dứa... Nó thể hiện sinh động ý nghĩa triết học - tín ngưỡng - thẩm mỹ ngày Tết cùng những ước vọng lạc quan mà mỗi gia đình mang theo khi bước vào năm mới.
(http://www.dainam.net/forums/showthread.php?t=39870)


Những ý nghĩa mà mỗi người diễn tả theo mơ ước, sở thích, tình cảm hay tin tưởng của mình, nhân dịp đầu năm như "cầu vừa đủ xài" hay "đầy đủ, sung túc, tròn đầy",... thì nói chung đó là khát vọng hạnh phúc của mọi người chớ không chỉ vì "Tư tưởng cùng hình ảnh "ngũ hành" xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của các dân tộc phương Đông với rất nhiều biểu hiện".
Vì Ngũ Hành không phải là "tư tưởng hay hình ảnh với 5 bản nguyên: Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ, để tạo thành thế giới", mà là cơ cấu chân lý nền tảng của Minh Triết Việt tộc, còn gọi là Đạo. Vì Đạo như đã nói ở trên là Vô cực nhưng lại là Thái cực (vô cực nhi thái cực) sinh ra lưỡng nghi, là càn khôn, là trời đất, là thiên hạ, là âm dương, với âm là Không dương là Có, nghĩa là Không mà Có như ngôn ngữ mỗi ngày mà người Việt mình luôn nói trong câu để hỏi là "có không"(?) và đáp lại trong câu trả lời là "không có" (!). Đó là nền tảng âm dương của Đạo mà mình sống qua tiếng nói thường ngày, nhưng đâu có mấy ai nhận thức để mà ý thức Không là Có ?!
"Xin xem lại bài Nét Song Trùng ở quyển Kinh Hùng để biết đó là nét đặc trưng của Việt lý, nó khó vô cùng: vì tính cách hàm hồ căn bản của nó là có-không, không-có. Nếu chỉ hẳn "có là có" như triết Tây, hoặc "không là không" như triết Ấn Độ thì là sự thường. Còn có mà lại không, không mà lại có thì chỉ thấy cách hệ thống nơi Việt tộc với nền siêu hình gọi là "Đạo Trống". Chữ Trống bao hàm cả Có lẫn Không, tức phải Có cái gì mới Không được: cái hang trống, cái nhà trống. Nói Đạo Trống phải hiểu là tâm trí phải được trống trơn không bận tâm đến những gì xảy ra tới hay nghĩ ngợi về những gì đã xảy ra. Đó là điều kiện rất tốt để đạt tâm linh.
Nguyên Nho đã công thức nổi Đạo Trống trong hai chữ âm dương: âm là Không, dương là Có. Về sau Không và Có được mở rộng trong câu nói thời danh là "vô cực nhi thái cực" vô cực mà vẫn thái cực. Đó là dấu Nguyên Nho bảo tồn nổi tính chất hàm hồ của Việt Đạo. Hãy đọc lại câu sách trên sẽ rõ: "bất biến nhi chương, bất động nhi biến, Không, nhưng Không mà lại Có, vì Có mới chương ra được. Bất động là Không, nhưng lại biến được nên là Có. Vô vi là Không nhưng Không mà lại thành, nên là Có: vì Có mới Thành được chứ.
Chính từ trong tư tưởng Có mà Không, Không mà Có này mà nảy ra câu ngạn ngữ "chân không diệu hữu", để sửa lại lối hiểu không là không có gì, mà phải hiểu rằng cái Có với Không đang nói đến ở đây phải hiểu trên đợt siêu hình tâm linh, chứ không được hiểu ở đợt hiện tượng, nơi đây có là có, không là không phân minh rành rọt. Cái có với không này mọi người đều biết và phải dùng hằng ngày trong cõi hữu hình. Muốn đạt "Có Không" kiểu siêu hình phải đi ngược chiều. Muốn Có lại phải đi tìm Không, tìm cho tới cái Chân Không mới trông đạt Diệu Hữu." (Kim-Định, trích tác phẩm "Trùng Phùng Đạo Nội")
Vì vậy Một là thái cực mà cũng là (một) mình với Hai là âm dương, là càn khôn, là trời đất, nên Một với Hai mới là Ba (1+2=3), ở đây xin đừng hiểu theo nghĩa toán học với giá trị tuyệt đối mà phải hiểu với nghĩa huyền số, nghĩa là nghĩa siêu linh, tức một cũng là nghĩa hai ba bốn năm... hay là ngàn với vạn, vì là "vạn vật nhất thể". Cho nên cũng là nghĩa con Người với Trời và Đất là ba ngôi vị, còn gọi là Tam Tài mà là Nhất Thể. Nên từ nền tảng Âm Dương (2) với Tam Tài (3) mới thành ra Ngũ Hành (2+3=5). Chính từ gốc vũ trụ quan đó mà tiếng Việt mình nói "vài ba, lưỡng tham" còn Nho nói là "tham thiên lưỡng địa"; nên đem áp dụng Đạo vào đời qua ngôn ngữ, mới nói là "hai ba" thứ, hay thường nói là "vài ba" cái, nghĩa là nhiều hơn hai...
Nên: "Ngũ hành thành bởi bộ số "vài ba, tham lưỡng". Số 2 là số đất đã rút nhỏ lại cho đỡ duy vật: từ 4 rút xuống 2, còn gọi là vài để chỉ sự biến hóa hầu gảy ra ngoài vũ trụ quan cố định (fixisme). Số 3 Nhân chủ là nhờ con người có nhân chủ tính mới giữ được hai thái cực như trời cao đất thấp. Nhờ đó người có thể và phải giữ vai trò chủ nhân ông trong tiểu thiên địa của mình, thì mới đáng lên bậc là một Tài trong Tam Tài. Trời là vua, Đất là vua, thì rồi Người cũng phải là vua. Phải như sách Trung Dung (câu 10) nói "trung lập nhi bất ỷ" là tự lực không được ỷ lại vào đâu. Số 5 là tâm linh ở tại việc đưa linh thiêng xưa kia vốn ở ngoài con người để đem đặt cả vào lòng mình gọi là "thiên lý tại nhân tâm", biến con người thành thần linh "homo homini deus" người là thần linh cho người (chống homo homini lupus: người là chó sói cho người). Đem chữ Lễ vốn dành riêng cho Thượng Đế áp dụng vào cả con người nữa: khi sống cũng như khi chết: sống là hai lễ quan, hôn, chết là hai lễ tang, tế gọi gọn là lễ gia tiên. Thành thử chọn Trời cũng là Con Người, chọn Người cũng là chọn Trời. Bởi thế bên Việt Nho không có vấn đề hữu thần với vô thần."(Kim-Định, trích TPĐN)
Vì vậy Ngũ Hành là cơ cấu của triết lý nhân sinh với quan niệm con người là trung tâm của vũ trụ (vũ trụ chi tâm) không phải theo nghĩa "tôi" (ego) là cái rốn của vũ trụ, mà phải hiểu với nghĩa hai chiều đó là Tâm tôi là của vũ trụ và vũ trụ là Tâm tôi (ngô tâm tiện thị vũ trụ).
Hay nói cách khác nếu không có tôi thì làm sao có vũ trụ (của tôi) và nếu không có vũ trụ thì làm sao có tôi ?
"Bởi thế Lục tượng Sơn là một Việt Nho mới nói. "Ngô tâm tiện thị vũ trụ". Xin đừng coi đó là một câu văn chương sáo ngữ, nói lên để tự quan trọng hóa mình; nhưng cần phải hiểu những hệ quả của nó, tức là với quan niệm này, con người coi muôn vật đều bắt rễ nguồn nơi mình "vạn vật giai bị ư ngã" như thế có nghĩa ta lớn vật nhỏ, nên ta mới chứa nổi chúng. Nếu con người đã lớn hơn sự vật thì con người cần sai sử sự vật, bắt sự vật phụng sự mình, nếu để mình bị vật sai sử là tiểu nhân (Đại nhân sử vật, tiểu nhân sử sự vật - Tuân Tử).
Quan niệm người sai sử vật là hệ luận của quan niệm Nhân chủ mà hậu quả lớn hơn hết là tâm trạng vui sống và tổ chức cuộc đời có sinh thú tao nhã. Sinh thú nói đây phải hiểu tự thấp lên cao, từ sinh lý đến tâm thức. Vì "vũ trụ tiện thị ngô tâm" nên nếu điều hợp được tâm tình tức là vũ trụ có hướng. Đời sống cũng vì đấy mà có hướng, là cái gây nên cảnh vui sống. Đó là nét đặc trưng nhất trong nền văn minh Việt nho. Đặc trưng và sâu đậm đến nỗi tuy là miền bị cái nghèo dày vò nhất mà cũng không phá nổi cái "lạc thú ở đời". Tất nhiên đây nói về vũ trụ quan truyền thống của tiên tổ chúng ta.
Còn hiện nay thì người Viễn Đông đang bị xâm chiếm bởi những ý hệ coi đời là vô nghĩa, đầy phi lý… làm bằng khắc khoải lo âu, tâm thần bất an, cám cảnh với cái sống thừa mứa không nơi trú ngụ, không chốn hướng về… Những cảm nghĩ về đời sống đen tối kiểu đó, những quan niệm về con người ti tiện nhỏ nhen đó dù mang tên bất cứ ý hệ nào thì đều bắt nguồn từ quan niệm không gian thời gian đứng độc lập bên ngoài sự vật, kể cả con người.
Lẽ tất nhiên vì bị chứa đựng nên con người trở thành bé nhỏ hơn không thời và bị không thời đóng cũi. Và như thế là bị khuôn đúc theo mô dạng (forme) của sự vật, hoặc nói như nhóm "cơ cấu luận" ngày nay thì "không phải tôi nói, nhưng là sự vật nói qua tôi" (je ne parle pas, je suis parlé). Nói khác đi tôi là bồi cho sự vật bởi vì khi dùng óc điện tử thí dụ để suy nghĩ thay cho con người thì con người chỉ còn việc thu nhặt tài liệu, làm các thống kê đưa nạp cho máy và ngồi chờ kết luận. Lý luận máy kiểu đó có thể hay cho việc làm cơ khí xây nhà lập xưởng buôn, nhưng đem áp dụng cho tình người là đẩy xa thêm đà nô lệ, làm sâu đậm thêm thảm trạng con người bị vong thân." (Kim-Định, trích tác phẩm Chữ Thời)
Từ vũ trụ quan với chân lý nền tảng bất dịch (âm dương) nhưng biến dịch với cơ cấu tam tài và ngũ hành, đó là triết lý Nhân của Đạo, nên khi áp dụng vào đời sống (sinh) con người thì phải cho thành quả, là ý nghĩa của thành Nhân. Cho nên mâm "ngũ quả" phải có trên bàn thờ gia tiên vào mọi dịp Lễ Tết là để nhắc cho mình và mọi người trong gia đình cái nghĩa "khắc kỷ phục lễ" đó. Vì Lễ không phải là nghĩa lễ lạy để cầu xin khấn vái, cho an khang thịnh vượng với hạnh phúc tràn đầy, vì khấn xin gì nữa khi Trời Đất đã phú cho mình cái Tính bản nhiên với Thiên Mệnh rồi, nghĩa mình cũng là Trời Đất với "đầu đội Trời chân đạp Đất" rồi, có cả vũ trụ cho mình rồi còn đòi gì nữa ?! Nên nếu mình còn khấn còn xin thì là tại mình không có Tính vì mình không biết Tính, nên mình chưa phải (là) Tài mà mình chỉ là tài phiệt, tài xế, tài xỉu... chớ không phải là tài nghệ với tài đức, tài ba (trí-nhân-dũng). Nên "Lễ" phải hiểu với nghĩa "tế tự" là nghĩa quy tâm để nhận thức và ý thức cái đức Nhân nơi mình để tự kính, tự trọng, tự chủ để làm cho lớn cái đức Nhân mà đem lòng thương yêu mọi người. Đó là cái đích tối cao của Lễ vì: "Giáo dân tương ái, thượng hạ dụng tình, lễ chi chí dã" (Kinh Lễ 21.3), hay nói cách khác Lễ nghĩa là có ý cho dân biết hỗ tương yêu quý nhau, trên dưới dụng tình hơn lý.
Ngoài ra những phong tục như đón giao thừa, trồng cây nêu, đốt pháo, mừng tuổi, lì xì, xuất hành, xông đất,... thì tôi thiết tưởng từ nay mọi người có thể tự suy diễn thêm ra theo ý nghĩa nền tảng và cơ cấu của Đạo vừa nói trên, là ý nghĩa Thái Hoà với sự tương giao, thông hiệp, hoà đồng tiết nhịp giữa con người với vũ trụ vạn vật (thiên địa vị yên, vạn vật dục yên). Nên tất cả hành động phải đều quy về đối tượng và cứu cánh là con người với vũ trụ là Một, chớ không có chuyện bái vật với khấn lạy thần linh và cúng vái bất cứ thần nào, hay là xua tà ma đuổi quỷ nào hết; vì Minh Triết xây trên con người lấy minh Tâm làm đường đi, lấy thành Tính làm chỗ đến là đã vượt qua giai đoạn bái vật và ý hệ, nên cũng là gọi là Đạo, tức là phải: "chu tri hồ vạn vật nhi đạo tế thiên hạ, cố bất quá": biết vạn vật đến chỗ tròn đầy thì mới là con đường tế thế mà không rơi vào quá đáng.
Nên Đạo mới là thuốc cứu, là ngải, là bùa cho con người vượt lên khỏi những tư tưởng mê tín dị đoan làm ngãng bước tiến hoá mà tận cùng là nhân tính tức là tiến đến chỗ làm con người cho hết các chiều kích của người để đáng gọi là "nhân linh ư vạn vật". Vì vậy mà tôi mới nói những diễn giải ý nghĩa văn hoá phong tục theo dư luận tin tưởng của quần chúng với suy luận biện chứng của lý trí là văn hoá "mì ăn liền", nghĩa là muốn nói sao nói thì đó chỉ là chân lý đúng với, chân lý của... hay còn gọi là chân lý đối tượng. Vì là chân lý là Chân Không, nghĩa là "Không Có" gì hết, không có đối với cũng không có đối tượng.

Đón Giao Thừa
Chữ Giao viết với bộ thủ chữ Hán là (âm) Hào (như 2 dấu nhân, trên nhỏ dưới lớn) tức là "giao nhau" theo nghĩa câu trong Kinh Dịch: "Thiên địa giao nhi vạn vật thông, thượng hạ giao nhi kỳ chí đồng", nghĩa là "Trời đất giao mà vạn vật thông, trên dưới giao mà chí giống nhau". Giao ở đây cũng có nghĩa là khoảng trước và sau giao tiếp với nhau, tức là thời điểm cũ và mới giao tiếp nhau để nối tiếp (nghĩa chữ thừa) việc "sinh sinh hóa hóa" của trời đất vũ trụ vạn vật. Chớ không phải là nghĩa giao lại năm cũ rồi tiếp (thừa) nhận năm mới, thì đó mới chỉ là nghĩa ở vòng ngoài theo lý trí con người, chứ Trời Đất nào đâu có cũ với mới, có đầu với đuôi, có năm với tháng,… nghĩa là "vô thủy vô chung": không có đầu không có cuối.
Nên ở đây phải hiểu với nghĩa con người là Giao của chỉ Trời đức Đất để thành hình Người, rồi tiếp tục biến đổi và sinh hóa theo luật biến dịch và bất dịch của Trời Đất, bằng cách hành (động) nghĩa là tài tác với tài đức cho tài nghệ. Vì chữ Thừa cũng được viết với bộ thủ (tay) ở giữa, là nghĩa con người muốn tài tác thì phải dùng tới tay và tất cả động tác để thành công đều do tay làm ra, và như vậy mới là tài. Vì ý nghĩa (tương) Giao này là nền tảng của Đạo Trời, như bài thơ sông Tương sau đây :
Sông Tương chảy hai chiều
Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thủy.

Hình ảnh sông Tương nói lên ý nghĩa tương giao hai chiều của vạn sự và vạn vật trong trời đất. Như Quân là chàng ở đầu sông, và Thiếp là nàng ở cuối sông. Chàng và nàng nhớ (nghĩ đến) nhau nhưng không thấy mặt nhau, mà lại cùng nhau uống nước giòng sông Tương. Chàng và Nàng ở đây là Âm Dương, là lưỡng cực, lưỡng nghi, là con Người với Trời Đất Vũ Trụ, nhớ nhau nhưng không thấy nhau, tức là con người từ khi hiện hữu đến lúc tan biến, luôn đi tìm về với nhau để cùng nhau uống nước, tức để sống với nhau, là ý nghĩa con người với Trời Đất là tương đồng, tương xứng,... nên cần có nhau để tương giao hoà hợp.
Vì sông là Nước, "Thủy vi vạn vật chi nguyên": Nước là nguyên thủy của vạn vật... Tương là tương giao, tương sinh, tương đối, tương khắc, tương đồng, tương hợp, tương kiến, tương tư,… và ý nghĩa đó cũng đã thể hiện vào đời sống của Việt tộc từ ngàn xưa qua ca dao như :
Miếng trầu là nghĩa tương giao.
Muốn chờ đây đấy duyên vào hợp duyên.
hay :
Đôi ta là nợ là tình,
Là duyên là kiếp đôi mình kết giao
Em như hoa mận hoa đào
Cái gì là nghĩa tương giao hỡi chàng
hay :
Bao giờ tài sắc tương giao
Thì ta mở khóa động đào đón nhau

Tương tự, ý nghĩa Hành là tài tác với hai tay để xách nước, để bắt cá, đề hái dưa, hay để lạy, để xá… cũng đều được diễn tả một cách tài tình qua ca dao như :
Đi ngang nhà má,
Hai tay con xá,
Hai cẳng con quì
Lòng thương con má
Xá gì thân con.
hay
Hai tay xách nước tưới trầu,
Trầu bao nhiêu lá, dạ sầu bấy nhiêu.
hay
Chợ chiều nhiều khế ế chanh
Nhiều con gái quá nên anh chàng ràng
Chàng ràng bắt cá hai tay
Cá kia sẩy mất, chim bay về rừng
hay
Hai tay cầm bốn trái dưa
Trái ăn, trái để, trái đưa cho chàng
Tay cầm cuốn sách bìa vàng
Sách bao nhiêu chữ, dạ thương chàng bấy nhiêu

Và đó là nghĩa của "giao"… để cảm (giao cảm), để thông (giao thông), để đồng (đồng giao), để ước (giao ước), để hòa (giao hòa), để kết (giao kết), để hợp (giao hợp), để hoan (giao hoan), để tụ (giao tụ) về một điểm (giao điểm),… là Nhất Thể, là Thái Cực, là Tình Yêu, là Hạnh Phúc.



Cây nêu
Là cây tre đã tỉa lá thường cao năm thước (ngũ hành) dựng thẳng đứng (nét dọc=trời) ở sân đất (nét ngang=đất) trước nhà hay đầu hè như ca dao còn nói:

Dựng nêu thì dựng đầu hè
Để sân gieo cải, vãi mè ăn chung

ở trên chóp đầu cây thường gắn một vòng tròn để luồn sợi dây rồi treo những biểu tượng có ý nghĩa thông hiệp với Trời Đất lên như hình cá chép (ý nghĩa hoá rồng) cho ông Táo quy thiên (về Trời), hay lá ngải (và mời bạn chịu khó đọc tiếp phần trích dẫn dưới đây để hiểu ý nghĩa lá ngải là gì để đừng có tin kiểu u mê nữa thì chỉ là mê tín rồi phản loạn đi chê mỹ tục là hủ tục):

"Còn bên triết Việt Nho thì Thôi Vĩ rơi xuống hạng sâu đã được con rồng chở lên mặt hang rồi đi lấy được một vợ rất đẹp như Minh triết. Câu chuyện như sau: Một nàng tiên đánh vỡ bình, được Thôi Vĩ cởi áo đền thay cho. Tiên đền ơn cho Thôi Vĩ bằng cho một lá ngải bảo giữ cẩn thận vì chữa được bệnh nhục ảnh. Đến sau Vĩ bị người ta bắt để tế cho thần Xương Cuồng, trong khi đi trốn nhỡ chân rơi xuống một cái hang sâu không lên được, ở trong có một con rắn trắng dài trăm thước mỏ vàng miệng đỏ, vảy bạc, dưới cằm có một cái bướu thịt, trên trán có ba chữ "Vương tử xà" bò ra ăn thạch nhũ ngửa mặt thấy Vĩ thì muốn nuốt đi, Thôi Vĩ sợ quá quỳ xuống thưa: "thần bị nạn rơi xuống đây, đói bụng nên có ăn trộm vật, thực là có tội. Dưới cằm Vương có một cái nhọt, thần xin lấy ngải cứu lành. Bạch xà lập tức ngẩng đầu lên cho Vĩ cứu cái nhọt liền tiêu ngay, rắn khom mình bảo Vĩ cỡi lên lưng rồi bò ra khỏi hang để Vĩ lên bờ. Vĩ trở về lấy được vợ Tiên và được ban cho viên ngọc Long Toại, trở nên giàu sang… (xem chi tiết trong Việt Tỉnh, Lĩnh Nam). Câu chuyện đầy ý nghĩa và rất dễ đọc ra, chỉ cần ghi ít lời chú thích như sau:
1) Thôi Vĩ: Thôi là lớn mạnh. Chữ Vĩ làm liên tưởng đến cái gì tế vi, hoặc là đuôi tức cái gì cùng cực. Hai chữ Thôi Vĩ chỉ người chú ý đến cái tế vi, chú ý đến Đạo. Đạo là chỗ chí cực của vật (đạo vật chí cực).
2) Ngải cứu: ai cũng biết là một vị thuốc mà tự dạng lại gồm có chữ nghệ tức là nền tảng kinh Dịch và là hai nét Trời và Đất giao thoa. Có lẽ vì lá ngải là vị thuộc rất hay và có tính chất phổ biến nên người xưa đã viết cách cao trọng như vậy. Có điều chắc là từ rất lâu xưa đã có niềm tin rằng lá ngải hái lúc gà vừa gáy ngày mồng 5 tháng năm rồi cho vào cái túi treo trước cửa nhà thì tránh được sét đánh (Danses 532). Chúng ta dễ nhận thấy những tin tưởng dị đoan này có thể phát xuất do biểu tượng lá ngải là đất có số 2 gặp trời số 3 là 5 tức là tinh hoa của nền Minh triết nông nghiệp (bộ thảo) nhờ nó mà chữa được cái bệnh nhục ảnh.
3) Nhục ảnh: là những ý nghĩa tai hại che khuất lý trí không cho thấy sự thực, nó có hại một là cuồng tín gọi là Xương Cuồng và hai là như ý hệ, gọi là rơi xuống hang.
4) Thần Xương Cuồng: hay nữa là ý tưởng của lũ đông, tức những tin tưởng dị đoan, những vu tưởng, những ý nghĩ của lưu tục.
5) Rơi xuống hang: có thể chỉ những ý hệ hay cả những dư luận suy tưởng của lũ đông nó làm nên một thứ hang giam giữ tâm trí con người. Thôi Vĩ cũng tin theo như ai nhưng may mắn thóat được là nhờ có lá ngải và do đấy làm quen được với con rắn.
6) Con rắn: dài trăm thước mỏ vàng miệng đỏ là vật tổ Long của Bách Việt, có màu cờ của Si Vưu nền vàng có miếng tròn đỏ ở giữa. Đó cũng là cái Long đức của Kinh Dịch, ai hiểu được thì có thể cỡi sáu rồng mà đi lên trên đường tiến hóa tâm linh để đạt Minh Triết nói bóng là lấy được vợ và được ngọc Long Toại.
Đó là câu truyện Việt Tỉnh, là một trang huyền sử của nước ta. Huyền sử kể truyện hôm qua để nói về hôm nay cũng như về mai hậu. Vì nó vượt thời gian nên đầy tính cách thời sự: nó nói tiên tri bi trạng nước ta hiện nay. Nhưng nó cũng là Việt Nho không bao giờ chịu thúc thủ, nên cũng chỉ luôn ra phương thuốc để chữa bệnh, bệnh là nhục ảnh, thuốc là ngải cứu tức Kinh Dịch. (Kim-Định, trích tác phẩm Dịch Kinh Linh Thể)

Đốt pháo
Ai cũng tưởng đốt pháo là để xua đuổi tà ma quỷ ác để cho năm mới mình đừng bị ma nhập quỷ ám hay phá rối công chuyện của mình. Nói như vậy là ma quỷ bỏ chạy hết mỗi lần nghe tiếng pháo nổ, rồi khi nào hết pháo nổ thì ma quỷ trở về lại hay sao? Như vậy thì phải đốt pháo mỗi ngày như tụng kinh gỏ mõ mới đúng chứ ? Cũng có học giả cho rằng tiếng pháo nổ giống như tiếng sấm sét là để cầu Trời cho mưa xuống vào đầu mùa Xuân cho cây cỏ tươi phát khi đâm mầm nứt lá; nghĩa lý này nghe cũng tạm được đối với một dân tộc sống nghề nông nghiệp, nhưng theo tôi nó không có đượm ý nghĩa Thái Hoà.
Vì với quan niệm con người là:
Ở đâu mà chẳng biết ta
Ta con ông Sấm, cháu bà Thiên Lôi
Xưa kia ta ở trên Trời
Đứt dây rơi xuống làm người thế gian
(ca dao)
nên khát vọng mà cũng là cứu cánh của con người là trở về với chính mình, tức là trở về nguồn như hình ảnh ông Táo quy thiên (hay E.T. go home), đó là ý nghĩa của "lá rụng về cội". Thì với tiếng pháo nổ như sấm chính là niềm vui và hạnh phúc khi nhận thức và ý thức được mình là con ông Sấm và cháu bà Thiên Lôi, tức con người là giao chỉ của đức Trời đức Đất, là Nhân với Tính Thiên Mệnh.

Vì chữ "pháo" qua chữ Hán viết với bộ thủ là Hỏa (ở trước) ghép với bộ "bao" là bao bọc (ở trên) với bộ "kỷ" (ở dưới) là thân mình, chứ không hẳn là bộ tiết là nghĩa dấu ấn, vì bộ "kỷ" với bộ "tiết" viết rất giống nhau, nên theo tôi chữ Pháo phải hiểu theo với nghĩa Nhân Tài. Nhưng tại sao pháo nổ mà là nghĩa nhân tài ?

Thưa, như trong bài "Ông Táo là ai" tôi đã cắt nghĩa chữ Hỏa được viết bằng chữ "nhân" với hai nét nhỏ hai bên (như hai tay), tức ý nghĩa con người là cái đức của trời đất, là giao điểm của âm dương, là nơi quỷ thần tụ hội, là cái khí tinh tế của ngũ hành.

Theo vật lý ai cũng biết là điện âm với điện dương ở một cường độ nào đó mà giao (chạm) nhau thì nổ như sấm sét, và đó là hiện tượng tự nhiên của thiên nhiên. Tương tự, Pháo là ý nghĩa con người như thuốc súng là Tính Khí của Trời và Năng Lực của Đất, được pha trộn với nhiều chất là Ngũ Hành, và được bao bọc bởi cái vỏ lốt người, để khi con người sống quy tâm, thành Đại Ngã, tức là làm sao cho đạo Trời đức Đất quy tụ nơi tâm mình, lòng mình để thành quả, thành hạt (nguyên tử, với nghĩa "nguyên con") là Nhân, là Đức (énergie spirituelle), là ngòi nổ (Hoả), thì sẽ cháy sáng và nổ tung với chiều kích vô biên, đó là Đại Ngã Tâm Linh. Sống được như vậy mới là Tài, là Đức, là Nghệ thì đúng là Nhân tài. Vì bản Tính mình giống sấm, giống pháo cho nên khoái "nổ"(!), nhưng tại vì mình chưa biết "khắc kỷ" để biến cái tiểu ngã của mình thành đại ngã để "nổ" như sấm với chiều kích vô biên, thì lại theo luật bù trừ nên mới đi làm pháo, làm bom, làm đạn để cho nổ đở ghiền…, nhưng quên mất là khói pháo làm cay mắt, mùi pháo làm ngộp thở… thì nói gì đến biết bao tang tóc… của bom đạn do con người chế tạo ra, thì cũng chỉ vì khoái "nổ" !

Mừng Tuổi (hay chúc Thọ).

Vì Tết là lễ sinh nhật của con người cùng với vũ trụ, là ý nghĩa Tam Tài với thiên-địa-nhân, nên nhân cũng là nhân tài là con người biết tài tác, với tài đức và tài nghệ, nghĩa là tự "sắp đặt" vũ trụ vạn vật để dành cho mình một chỗ đứng quan trọng. Đây là một quan niệm nhân sinh thuận lợi cho cuộc sống của con người, mà ngôi vị của con người được sánh ngang hàng với Trời Đất, nên mới gọi là Nhân Hoàng như Thiên Hoàng, Địa Hoàng, và trong vũ trụ con người lại giữ vai trò then chốt nên gọi là "vũ trụ chi tâm" (trái tim của vũ trụ). Và đó là nền tảng trong Nhân Chủ, và cũng là điều đã bị quên lãng, nên gọi là vong thân, tức là nói vong đi, quên mất, làm mất chiều kích vô biên đó của Tâm Linh.

Cho nên muốn "sắp đặt" vũ trụ con người phải "khắc kỷ phục lễ", tức phải quy tâm (sống nội tâm) để nhận thức ra chiều kích vô biên đó và ý thức mình cũng là tâm của vũ trụ, để nuôi dưỡng cho chiều kích đó lớn lên mãi, lớn tới cái mức của vũ trụ, để thành Đại Ngã tức thành Nhân, thành Thánh. Quan niệm này đã làm cho người mình được: "ăn với đất vui với trời" như câu "giao thực hồ địa, giao lạc hồ thiên", vì có "trời che đất chở" nên không phải lo lắng quá sức, mà chỉ lo hành không vì bắt buộc (cưỡng hành), nhưng là tài cho nghệ, cho hay mà không hề chờ được khen, được thưởng, được lợi (lợi hành), mà vì là chuyện đáng làm cho thỏa chí say mê vui thích (an hành). Đó là triết lý sống của Việt tộc mà triết gia Kim-Định đã khôi phục lại và đặt tên là triết lý An-Vi.

Nên với nhân sinh quan đó, con người là giao chỉ của đức Trời và đức Đất, nên Việt tộc mới thờ người (đạo ông bà), vì con người là Nhân, là Đức, là Tính của Trời Đất. Nên để biểu lộ Nhân Đức đó cách cụ thể thì phải sống hai đức Hiếu và Đễ, vì Hiếu là trọng cái nguồn gốc sự sống là Trời Đất, tức cha mẹ là những người đã truyền sinh cho mình, và Đễ là trọng kính sự sống nơi con người nào đã bảo toàn được sự sống lâu hơn mình, hầu để học hỏi kinh nghiệm sống. Cho nên ca dao đã có những câu rất hay để chỉ dạy cho mình cách sống cho Hiếu cho Đễ, như :

Thờ cha kính mẹ hết lòng
Ấy là chữ Hiếu dạy con luân thường

Chữ Đễ nghĩa là chữ nhường
Nhường anh nhường chị lại nhường người trên

Ghi lòng tạc dạ chớ quên
Con em phải giữ lấy nền con em

Nên phong tục Mừng Tuổi hay chúc Thọ là để "Cung Kính", tức là để Trọng mình và Kính người. Vì "Tu kỳ dĩ kính. Tu kỷ dĩ an nhơn. Tu kỷ dĩ an bá tánh" (LN. XIV.45), nghĩa là: "Tu thân mình bằng lòng kính tôn người. Tu thân như thế là cách an hòa với người khác với mọi người." Do đó người quân tử phải "hành đốc kính"(LN. XV.5), nghĩa là phải hết lòng mở mang đức kính trong mình.

Lì Xì
Còn "lì xì" là tiếng Hán nói trại ra từ chữ "lợi thị" với nghĩa là lợi lộc, tiền của, hay giàu có với sự mua bán đổi chác… vì người ta hay hiểu theo kiểu vật chất bề ngoài. Nhưng chữ "lợi thị" chữ "thị" ở đây viết với bộ thủ (âm) "kỳ" mà bộ kỳ là nghĩa thần đất, như vậy theo tôi phải hiểu theo nghĩa "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", tức là nghĩa thuận lợi và tốt đẹp bền vững cho mọi chuyện (mỹ lợi), là nghĩa hòa hợp những cái thích nghi cân xứng ("lợi" là 1 trong 4 đức tính của quẻ Càn: nguyên, hanh, lợi, trinh), và đó là nghĩa may mắn mà người mình thường chúc cho nhau. Vì vậy bao lì xì luôn luôn là màu đỏ tức màu Hỏa, vì Hoả biểu tượng ánh sáng hoả châu soi cho "tâm thức" con người để biết đường sống Đạo. Nên người ta hay nói "số đỏ" là số hên, là số có lợi với ý nghĩa biết hoà hợp để thích nghi và tiến hoá, để thành Tài thành Nhân. Vì vậy mà giấy bạc (tiền) mới trong bao lì xì là ý nghĩa cầu chúc cho mình có "lợi" lộc trong năm mới.

Xuất Hành
Như đã nói ở trên Đạo Việt không có mê tín vì tất cả đều phải Biết vì: "tri nhân tất tri thiên tri địa", nên nếu tin tưởng vào ý nghĩa xuất hành theo hướng, theo tuổi theo mạng là để đón thần tài, thần lộc, thần mộc, thần kim, thần hoả, thần thủy, thần thổ, thần may hay thần sầu đi nữa, thì đều là mê tín ! Nhưng phải hiểu "xuất hành" ở đây là ý nghĩa "suất Tính", tức là phải noi theo Tính thiên mệnh để mà sống Nhân Tính nghĩa là Hành. Như trên đã nói tức là Hành động mà không có đối tượng để tránh cho lòng khỏi chấp vào đâu cả, đặng thong thả tiến lên cõi Đạo là cái toàn thể bao la gồm cả Trời Đất Người chứ không quy hướng vào một đối vật bé nhỏ nào hết.

Xông Đất
Xông đây là chữ Xung đọc trại, mà Xung (chữ Nho) viết với bộ "hành" có nghĩa là xông thẳng lên, dựng thẳng lên, xông ra, sấn thẳng vào, đụng vào, chạm vào, hướng về, con đường lớn thông ra chung quanh. Còn Xung viết với bộ "thủy" ghép với chữ "trung" là nghĩa trống rỗng, tức nghĩa Đạo là nghĩa hoà hợp sâu thẳm (chí trung hoà). Nên phong tục xông đất phải hiểu với nghĩa là mình phải quy về, hướng về, xông vào, sấn vào tận sâu thẳm để hoà hợp với vũ trụ, đó là nghĩa Chí Trung Hoà để đạt Thái Hoà với Trời Đất vạn vật. Nói một cách cụ thể nghĩa là phải mừng đón Chúa Xuân với hết ý tình chí để mình được An Vui Hạnh Phúc ở đây và ngay bây giờ. Chớ không phải chờ ai có phước đức hay mang tên phước đức, hạnh phúc, giàu sang để dậm đất nhà mình như vậy là xông đất đâu, thì đó rõ là dị đoan mê tín !
Còn nhiều thói tục khác trong ba ngày Tết như không quét nhà ra ngoài hay không đổ rác, vì sợ quanh năm tiền của ra khỏi nhà mất, hay không xách nước vì động giếng, không sát sinh, hay không la hét to tiếng, v.v... thì đó là những dị đoan mà người ta tưởng tượng rồi gán ghép không nền tảng. Nhưng thiệt ra tất cả những kiêng kỵ mà người ta bày vẽ ra trong ba ngày Tết đặc biệt là ngày mồng một cũng tự nhiên thôi, vì trong tiềm thức với sự kính trọng Nhân Tính mà Trời phú cho con người, bắt đầu ở tất cả những gì mới phát sinh (thiên sinh ư tý) từ nơi mỗi người đến toàn vạn vật. Vì vậy không nên quét nhà, đổ rác, xách nước, v.v... là để kính trọng mầm khí mới sinh của vạn vật vũ trụ mà con người cũng thuộc về; vì vậy mà mới nói là người quân tử phải "hành đốc kính"(LN. XV.5).

Đó là những ý nghĩa từ cội nguồn văn hoá và phong tục tập quán là phong cách và tập tục để sống Đạo làm người, nên còn gọi là mỹ tục và vì đã là mỹ tục thì không đời nào có thể biến thành hủ tục. Nhưng vì mình bị mất nguồn, mất gốc nên vong bản đâm ra vong thân rồi mới đi chê phong tục tập quán và cho là hủ tục, lỗi thời hay đị đoan mê tín thì tại vì mình u mê mà thôi. Nên tôi hy vọng từ nay mỗi người Việt mình nhận thức được cái dân tộc tính qua những phong tục ngày Tết, để sống ý thức với nhân tính bằng cách thông giao hoà hợp với Trời Đất trước bàn thờ gia tiên, nhân dịp Tết Nguyên Đán và cũng là lễ sinh nhật con người, để vui với Trời và ăn với Đất qua cái bánh chưng, bánh dầy, bánh tét,... bằng cách sống chia sẻ ý nghĩa này với con cháu cho vuông tròn, hầu mong cho một ngày gần đây, con cháu mình sẽ hãnh diện để trở về xây đắp lại quê hương trong tinh thần dân tộc đó là:
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn (!)

Viết xong ngày 22/01/2009
(tức 27 tháng chạp năm Mậu Tý)

Tác giả...
viethoaiphuong
#8 Posted : Sunday, February 1, 2009 7:28:50 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
[quote]Gởi bởi Vi_Hoang

Bánh Tét



Dùng nồi lớn vào cao, ít nhất là cao hơn chiều dài của bánh bắt lên bếp ( Tốt nhất là nấu bằng củi ngoài sân vì trong lúc nấu phải thêm nước và có thể nước sẽ trào ra.





Củi phải đốt cho đều, và đợi nước sôi mới bỏ bánh vào theo chiều đứng.


Nước phải luôn luôn ngập bánh và luôn sôi. Bánh nấu ít nhất phải là 16 tiếng đồng hồ. Sau khi với bánh ra, để cho rỏ nước và bánh còn mềm, không nên để chồng lên nhau, cũng không để đồ vật gì đè lên trên.
viethoaiphuong
#9 Posted : Tuesday, January 19, 2010 3:48:50 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
MỘT THỜI KỶ-NIỆM:
NHỮNG CÁI TẾT Ở TRÀ-VINH NGÀY TRƯỚC


TRỊNH HẢO TÂM


Trong những ngày Xuân nơi đất khách, hồi-tưỡng những cái Tết ngày nào ở quê-hương Trà-Vinh khiến lòng bồi-hồi luyến tiếc. Tết ngày xưa sao rộn-ràng, tưng-bừng, nao-nức, nhộn-nhịp, rất là vui. Giờ này tất cả đã trở thành kỹ-niệm, mỗi khi nhắc lại, những người Trà-Vinh xa xứ bâng-khuâng lưu luyến...

Cu kêu ba tiếng cu kêu,
Trông mau tới Tết dựng nêu ăn chè.
(Ca-dao)

PHỐ XÁ GẦN TẾT

Khi lúa đã gặt xong cũng là mùa chim cu tìm bạn, chúng gọi nhau tíu-tít ở các cánh đồng, cũng là lúc nông-dân Trà Vinh chuẫn bị ăn Tết. Ðầu tháng Chạp không khí đã rộn ràng trên phố xá chợ Trà-Vinh. Các tiệm sách như Nam-Cường, Ngọc-Minh, Nam-Huê, Kim Anh, Thanh-Tâm đã treo những tấm lịch màu sắc rực-rỡ, vui tươi in hình những thắng-cảnh miền Nam như Chợ Bến-Thành, Lăng Lê-Văn-Duyệt, nhà thờ Ðức-Bà hay những nghệ-sĩ cải-lương, danh ca tân nhạc được nhiều người mến mộ như Thanh-Nga, Kim-Cương, Thẫm-Thúy-Hằng, Túy-Hồng, Túy-Phượng, Kim-Vui, Kim-Tuyến...Lịch muôn màu, muôn vẽ, người nào cũng xinh, cô nào cũng đẹp. Ngoài lịch tháng khỗ lớn, còn lịch nhõ gở từng ngày như Lịch Tam-Tông-Miếu hay lịch sách của các tờ báo. Ngoài lịch, dân Trà-Vinh ăn Tết còn phải đọc báo Xuân nên các tiệm sách cũng bày la-liệt những tờ báo Xuân khổ lớn. Hình bìa báo Xuân cũng trình-bày đẹp-đẽ không thua gì lịch vì nhiều người mua báo Xuân cũng vì thích tấm hình bìa. Báo Xuân Sài-Gòn Mới và Phụ-Nữ Diễn Dàn của bà Bút-Trà đưa cả hình của ái-nữ là cô Kim-Châu làm hình bìa vì cô cũng là một nhà văn được nhiều người mến mộ.

Các dãy phố quanh chợ, các tiệm bazar như Tường-Ký, Kim-Chung, Dũ-Long, Triều-Hưng-Lợi, Công-Bình... ban đêm đốt đèn sáng rực. Hàng hóa được trưng bày nào là áo lạnh, áo thêu, đồng hồ treo tường hiệu ODO, đồng hồ đeo tay, radio xách tay, đèn pin, viết máy bôm mực, đèn ngủ, tượng thờ...Các tiệm bách-hóa khác bán hàng hóa thông-dụng hơn như Quãng-Dũ-Thành, Công-Hưng treo những tranh in tứ thời trên giấy dài hay tranh cổ-tích như Tấm Cám, Thạch Sanh Chém Chằng để các vùng quê người ta mua về dán trên vách đến khi vàng úa thì thay tranh khác. Ðồ trang hoàng trong những ngày Tết còn có những sợi bông giấy dúng như đờn accordeon tua-tụi, nhiều màu kết cờ những nước trên thế giới để treo trên trần nhà. Những tiệm này còn bán cờ tướng, cờ cá ngựa, bộ bầu cua cá cọp, pháo v.v...Sang qua những tiệm chạp phô, hàng xén như Nghĩa-Hưng-Long của ông Ban Ngô-Khương, La-Xương-Ký, Kê-Ký của Chú Cấy thì quang cảnh còn nhộn nhịp hơn nữa, đậu xanh, đậu đen, đường thẽ, đường cát, bột mì, bột bán, bột khoai, bún Tàu, hột dưa, chà là, mứt bí, mứt dừa đựng trong những thùng thiết, những bao bố tời để tận ra tới hàng ba. Những tiệm chạp-phô này thường là đại-lý bổ hàng xỉ từ Chợ Lớn nên họ phải làm luôn việc phân phối về các chợ quận, nên quang cảnh thật tấp nập, kẻ ra người vào, cân đo đong đếm, vác lên xe hàng, chất lên xe ba bánh. Thật là chộn-rộn, ì-xèo, đông vui, háo-hức! Người người chuẫn bị đón Xuân, nhà nhàlo ăn Tết!

Những tiệm bánh, tiệm rượu như Hiệp-Phong, Vĩnh-Xương, Minh-Lợi, Minh-Phát, những tiệm trà như Vinh-Phát hiệu con cua, Cẫm-Ký, bánh hộp, rượu ngoại quốc mắc tiền để đầy chật tủ. Những tiệm radio và sau này có thêm truyền-hình như Huỳnh-Ðịnh-Ký, Thanh-Quang, Phục-Hưng mở radio với âm-thanh thật lớn phát những bản nhạc Xuân như Ly Rượu Mừng, Ðón Xuân, Câu Chuyện Ðầu Năm...khiến cho không-khí càng thêm vẽ Tết. Các tiệm vải như Tường-Nguyên, Tín-Nguyên, Lưỡng-Phước, Lưu-Nhuận-Thái khách hàng chật tiệm để mua vãi về may hay đem đến những tiệm may để cắt những bộ Âu-phục vừa ý. Các tiệm may thật đắt khách, thợ may bận rộn suốt ngày, nhiều nơi phải đốt đèn sáng may đến một hai giờ khuya. Nhiều tiệm may đến hai mươi tháng Chạp là từ chối không nhận đồ may nữa. Những tiệm may gần chợ là các tiệm Hồng Huỳnh, Kim-Toàn, Minh-Vân, Văn-Minh...Trà-Vinh cũng có hai, ba tiệm đóng giày tập trung gần ngã tư tiệm radio Huỳnh-Ðịnh-Ký, gần Tết các tiệm này rất đắt khách không thua gì các tiệm may.

Sang đến các tiệm vàng, thường tập-trung xung quanh chợ như các tiệm Ngọc-Thành, Hiệp-Thành, Phước-Thành, Tín-Thành, Thuận-Quang, Kim-Cương, Kim-Huê, Việt-Hưng...nữ trang làm sẵn bằng vàng 18 trưng bày trong những tủ kiến, rọi đèn vàng hực, trông rất lộng-lẫy. Người ta sắm nữ trang trước đeo ăn Tết, sau là làm của vì vàng rất dễ bán mỗi khi túng hụt cần tiền.

Gần đến ngày Tết, khoảng 25 tháng Chạp trở đi các tiệm hớt tóc, uốn tóc rất đông khách vì ai cũng muốn có một mái tóc mới để đón mừng năm mới. Thường trong những ngày này hớt tóc cũng uốn tóc đều tăng giá nhưng không ai phàn nàn vì "một năm mới có một lần".

Phố-phường cận Tết người ta đi lại rất đông, trong các tiệm nước bán cà-phê, hũ-tíu cũng chật khách hàng. Những tiệm gần chợ là Túy-Hương, Hớn-Hồ, Lạc-Viên, Vĩnh-Lạc, ở bến xe đò là Ðông-Mỹ, Vinh-Lạc, Dân-Chúng. Gần rạp hát là Hồng-Lạc, xa hơn một đổi là Hồng-Hoa-Lệ. Buổi chiều các tiệc tất niên được tổ-chức ở các nhà hàng như A-Lý, Hương-Lan, quán nhậu Lai-Rai ở Tri-Tân, xe gắn máy dựng chật đường và người ta ăn uống rất tưng bừng, náo-nhiệt. Trước bến xe đò là quán cơm Ban-Mai, cơm bình-dân nhưng nấu rất ngon, quân-nhân, công-chức độc-thân thường ăn cơm tháng ở đây. Kế đó trước cửa Chùa Ông Bổn là một xe cháo trắng và những xe thịt phá-lấu, bò-viên, hương-vị rất thơm ngon.



BA ÐÊM CHỢ TẾT

Chợ đêm Tết luôn luôn nhóm 3 đêm, bắt đầu từ đêm 27, nếu năm nhuần không có 30 thì bắt đầu nhóm đêm 26. Trước ngày chợ đêm nhóm, nhà cầm quyền tỉnh đã cho vẽ những lằn vôi trắng ấn định chổ bày hàng và lối đi cũng như giăng đèn ở phía ngoài nhà lồng chợ cho sáng sủa.

Chợ Trà-Vinh có 3 nhà lồng, nhà lồng phía trên gần bồn-binh thì bán vãi. Những sạp vải trong chợ cố định, ban đêm nếu không bán người ta cất vải dưới sạp, khóa lại. Những sạp vải hay những gian hàng bán tạp-hóa, đường đậu, kim chỉ phía ngoài nhà lồng, ban đêm phải đẩy sạp về. Nơi chợ vải lại có một sạp cho mướn tiểu-thuyết của anh tên Tiếu. Nơi đây các tiểu-thuyết đường rừng của Sơn-Nam, xã-hội tinh-cãm của Bà Tùng-Long, Dương-Hà, Trọng- Nguyên, Chu-Tử, Duyên-Anh đều có hết. Nhiều người nằm đọc sách luôn tại chổ! Nhà lồng thứ hai bán thịt, nơi đây có những thớt thịt đặt trên cao cho vừa tay người bán và mỗi thớt được ngăn cách bằng lưới sắt, có lẽ để ngăn ngừa trộm thịt. Chợ này cũng bán luôn thịt chín như thịt heo quay, vịt quay, lạp-xưỡng. Chợ cuối cùng gần bờ sông là chợ cá. Chợ cá thì trống lỗng, không có quầy hay sạp gì hết. Người bán đựng cá trong rỗ hay thau nhôm và ban đêm chợ cá biến thành rạp chiếu bóng của ông Huỳnh-Ðịnh-Ký cũng có ghế ngồi đàng-hoàng. Phim thì chiếu những phim củ mà Sài-Gòn đã chiếu trước đó cả năm. Phim Âu Mỹ, Tàu, Ấn-Ðộ gì cũng có và cả phim Việt-Nam như phim "Phật Thích Ca Ðắc Ðạo" với tài-tử La-Thoại-Tân đóng vai Phật và phim "Lý-Chân-Tâm Anh Hùng...Cởi Củi"!

Du khách đến Trà-Vinh thường thấy những băng ngồi xi-măng đề chữ nhà thuốc Lâm-Thành-Ý tự Em Ba Ý đều muốn được xem nhà thuốc này to lớn thể nào mà quãng-cáo khắp Trà-Vinh. Nhà thuốc không to lớn, đồ-sộ như người ta tưỡng mà chỉ là một căn phố lụp-xụp bên hong chợ cá, bán đủ thứ hàng mà lại đốt đèn dầu leo-lét!

Bên ngoài 3 nhà lồng thì người ta bày bán đũ thứ nhưng cũng chia ra khu vực từng loại mặt hàng. Miếng đất tráng xi-măng có nền cao gần các tiệm vàng là các xe hủ-tíu, mì, cà-phê, nước đá. Trước chợ ban ngày bán bông, trái cây, ban đêm bán đồ ăn như bánh mì thịt, xá-xíu, phá-lấu, kem, xâm-bổ-lương, bánh giá, bánh bò, bánh tiêu, xà-cháo-quảy. Bên hong chợ ban ngày bán những món ăn hàng cho các bà nội-trợ như bún, chè, cháo, bánh canh, xôi, bắp nấu. Ban đêm thì để trống nhưng trong 3 đêm chợ Tết thì nơi đây bán rau cải, gà vịt, bầu bí, khoai bắp. Sau nhà lồng bán thịt là nơi bán đồ đan bằng tre như rỗ, thúng, nia, sàn, nôm cá, chiếu, chén bát và vật dụng nhà bếp.

Bên hong chợ cá trong những đêm chợ Tết là chợ dưa hấu vì gần bến sông. Dưa hấu Trà-Vinh được trồng miệt Ba-Ðộng, Long-Toàn, trái tròn có vỏ màu xanh đậm, ruột đỏ, bón bằng khô cá nên rất ngọt. Dưa hấu được chở lên chợ Trà-Vinh bằng ghe nên chợ dưa nằm gần bờ sông cho tiện bề chuyễn vận. Dưa hấu là một thứ không thể thiếu trong ba ngày Tết để chưng cúng trên bàn thờ ông bà. Dù cho có nghèo không tiền sắm Tết, người ta cũng phải mua một cặp dưa hấu để trên bán thờ.

Dọc bờ sông là chợ bông. Cũng giống như dưa hấu, bông cũng được chuyên-chỡ bằng ghe. Thường bông được trồng ở xóm ngoài Vàm, cách chợ chỉ vài ba cây-số nhưng cũng có những người trồng bông ở xa hơn, tận bên Bến Tre. Chợ bông rất tấp-nập vừa người mua cũng như người đi xem. Những tiệm buôn nhất là các tiệm vàng thường phải mua bông để trang hoàng cửa tiệm trong những ngày Tết. Hoa mắc nhất là những chậu mai vàng nở đúng trong ngày Tết, kế đến là thược-dược, cúc đại đóa có nhiều cánh, cây tắc có những trái chín vàng, những cây ớt kiễng đầy trái đỏ và rẽ nhất là bông giấy, bông vạn-thọ vì dễ trồng. Thanh-niên đi học Sài-gòn về ăn Tết hay đi từng nhóm với bạn bè vừa xem hoa Tết cũng vừa ngắm những bông hoa...biết nói, đó là những cô gái đi với cha mẹ lựa mua hoa hay chính những cô gái bán hoa.

Chợ đêm rất đông vui, náo nhiệt nhứt là những năm cho đốt pháo, tiếng pháo lẽ nổ đì-đùng. Các cô gái giựt mình la oai-oái còn các thanh-niên nghịch-ngợm cười thõa-thích. Người ta đi chợ suốt đêm, xe đò, xe lam 3 bánh chạy suốt sáng, chở người, chở hàng hóa từ các vùng quê lên chợ và ngược lại. Những năm trúng mùa lúa dân quê càng ăn Tết lớn, mua sắm càng nhiều.



TRÀ-VINH CHIỀU 30 TẾT

Sáng 30 Tết quang-cảnh đã có vẽ nhộn-nhịp, hối hã. Xe chạy đầy đường và bóp chuông, bóp còi inh-ỏi. Ai nấy đều hấp-tấp muốn xong việc đang làm để về nhà sớm để dọn-dẹp nhà cửa, sân vườn chuẩn bị nghi-thức Rước Ông Ba� và Cúng Giao-Thừa. Mười hai giờ trưa khi tiếng ốc-hụ phát ra từ Nhà Việc Làng Long-Ðức là mọi người buôn bán trong chợ hối-hả dọn-dẹp hàng hóa để về nhà. Những thầy phú-lít thổi tu-hít đốc thúc bạn hàng phải dọn cho nhanh để nhân-công hốt rác còn dọn dẹp. Rác thật là nhiều có cả những rau cãi, trái cây héo dập người bán bỏ lại ngoài chợ không muốn "chỡ củi về rừng". Dưa hấu và bông Tết nếu còn thì bán giá rất rẽ. Nhiều người ít tiền chờ đến trưa 30 để mua đồ Tết cho rẽ. Nhưng có những năm hàng ít mà người mua thì đông, những người chờ đến giờ chót mới mua, đành xách giõ không ra về!

Phố xá người ta thu dọn, rữa nhà, rữa cửa và bày biện bông hoa, bánh mứt, rượu trà trên bàn. Ðến chiều đường phố vắng lặng, thĩnh thoãng vài tiếng pháo nổ đì-đùng đâu đó. Ở bến xe đò, vài chuyến xe khách cuối năm đỗ khách xuống. Ðó là những người từ phương xa về ăn Tết muộn. Họ xách theo những túi quà để biếu người thân hay đôi khi chỉ là những ổ bánh mì làm quà cho lũ nhỏ. Ba giờ chiều, tiếng trống lân đã văng vẵng từ xóm Lò Heo. Hai ba đoàn lân xuất hành, dừng lại trước chùa Ông Bổn để lạy ba lạy để rồi tới dinh Ông Chánh Tỉnh múa ra mắt, chúc Tết Tỉnh-Trưởng sau đó trở về xóm Lò Heo.

Buổi chiều 30 Tết là một buổi chiều đoàn-tụ, những� đứa con đi làm ăn xa đã trở về ngồi quanh bếp lửa nấu bánh tét. Dưới ánh lửa hồng ấm áp, ông bà, cha mẹ, con cháu hàn huyên những mẫu chuyện vui buồn trong năm, nhắc nhở những kỹ-niệm gia-đình ngày nào.

Giờ giao-thừa đến, pháo nổ vang rền khắp mọi nơi, mùi trầm hương ngào-ngạt khắp không-gian. Trên bàn thờ gia-tiên khói bay nghi-ngút, người ta đang cúng giao-thừa, rước hương linh ông bà, cha mẹ trở về ăn Tết. Giờ giao-thừa cũng là thời-khắc người ta tin rằng là giờ bàn giao giữa con vật cầm tinh cho năm củ và năm mới.

Sau khi cúng giao-thừa xong, nhiều nhà giữ tục-lệ đi chùa để cầu Trời Phật phù-hộ cho năm mới an vui, may mắn. Những chùa như Phước-Hòa trên Cây Dầu Lớn, Chùa Long-Khánh gần chợ, chùa Lưỡng-Xuyên ở Thanh-Lệ, chùa Tịnh-Ðộ ở Long-Bình đông-đảo người đến hái lộc, xin xâm cho đến gần sáng.



MỒNG MỘT TẾT

Sáng Mồng Một Tết quang cảnh phố-xá vắng vẽ hơn ngày thường. Chợ búa không nhóm, bến xe trống trãi không một chiếc xe đò nào. Không khí thật yên-tịnh chỉ mùi nhang trầm tản-mác khắp nơi. Lâu lâu một tràng pháo nổ giòn. Khi nắng đã lên người ta bắt đầu ra đường để đi chúc Tết, mừng tuổi lẫn nhau. Ai cũng mặc quần áo mới, giầy mới, guốc mới. Ngoài đường tiếng guốc khõ trên mặt lộ nghe cồm cộp. Có những người quanh năm không mang guốc hay giày, bây giờ mang vào thấy đau chân nên tháo ra, xách trên tay đi cho thoãi mái. Con nít xúng xính trong bộ đồ mới còn thẵng nếp dẫn nhau ra chợ mua đồ ăn sáng.

Trong gia đình, con cháu mừng tuổi cha mẹ, ông bà. Mừng tuổi là dịp để con cháu biễu lộ sự vui mừng vì cha mẹ, ông bà được sống lâu. Ông bà, cha mẹ được con cháu mừng tuổi thì đáp lại bằng những món tiền mới đựng trong phong bao nhỏ màu đỏ gọi là "lì-xì". Nhờ những món tiền lì-xì này mà con cháu mới có dịp quây-quần với nhau để chơi "bầu cua cá cọp" hay bài cào thật là vui-nhộn suốt mấy ngày Tết. Ông bà lấy sự quây-quần, chơi đùa của con cháu làm niềm vui an-ủi tuổi già.

Ngoài đường người ta đi chúc Tết lẫn nhau, chúc Tết hàng xóm, láng-giềng cho có vẽ xã-giao, lịch-sự mặc dù ngày thường vì cạnh tranh nghề nghiệp không ưa nhau. Người ta chúc Tết người làm ơn, giúp đỡ cho mình, chúc Tết bà con họ hàng vai vế lớn hơn. Dân chúc Tết quan, quan nhõ chúc Tết quan lớn. Các ty sở trưỡng mặc đồ lớn, thắt cà-vạt, hẹn nhau vào chúc Tết quan Tỉnh Trưỡng.

Các chùa người ta đi cúng bái, cầu xin phước lộc thật đông. Tiếng chuông mõ, câu kinh, tiếng kệ hòa huyện với nhau như khúc nhạc trầm-bỗng. Nhà thờ giáo-dân đi lễ Mừng Tuổi Chúa lúc 8 giờ, sau đó ông Trùm đại-diện giáo-dân chúc Tết chasơ.� Trưa một chút cha sở lại đi thăm và chúc tết những giáo-hữu già cả, đau yếu. Nhà thờ Tin-Lành trên Cây Dầu Lớn mặc dù tín-hữu không đông lắm nhưng cũng tập-trung nghe giãng và hát thánh ca cho đến trưa.

Ngoài chợ khi mặt trời đứng bóng thì người ta đi rất đông. Các quán cà-phê, nước đá, xe mì, hủ-tíu đều chật người ngồi ăn có khi khách còn phải đứng chờ bàn trống. Gần các tiệm vàng, các sòng "bầu cua cá cọp" tụ tập trên vĩa hè ăn thua rất huyên náo. Các đoàn lân đến từng hiệu tiệm để múa chúc mừng gia-chủ đầu năm và được gia-chủ treo món tiền thưởng bằng những tờ giấy bạc mới ở trên cao kèm theo vài cọng rau xà-lách. Lân phải trèo lên một thân tre lớn và chắc để lên ngoặm tiền trong lúc ông địa đứng phía dưới tay phe phẫy quạt và chỉ món tiền sợ lân không thấy. Lúc lân múa đến hồi cao-điểm, gia chủ đốt vài tràng pháo, tiếng pháo nỗ dòn tan khiến cho lân múa càng hăng đúng với câu: "Lân gặp pháo, Rồng gặp mây". Pháo tốt phải là pháo nổ tiếng lớn và dòn, không lép, xác pháo phải tan thành từng mảnh nhỏ với sắc hồng ngập cả sân nhà.

Rạp hát bóng ở đường số 1, gần ngõ vô xóm Lò Heo, một ngày chiếu liên tục từ sáng đến khuya vẫn đầy rạp. Chiếu trong mấy ngày Tết không phải một phim mà 4, 5 phim xen kẽ với nhau. Nội dung phim nào khúc đầu cũng éo-le, gay-cấn, trái-ngang nhưng đến hồi kết cục phải là một đoạn kết có hậu, oán trả ơn đền, trùng-phùng hội-ngộ thì mới đắt khách. Ngày đầu năm khán giả tin rằng xem những vở tuồng vui, "happy ending" thì mới vui và hạnh-phúc suốt năm.

Ngày Tết nhân dịp gia-đình đoàn-tụ, người ta cũng thường tới các tiệm chụp-hình để chụp một bức ảnh gia-đình làm kỹ-niệm. Các cô gái độc-thân muốn ghi lại nét đẹp tuổi thanh-xuân cũng đến tiệm chụp hình, chụp một bức chân dung để tặng bạn bè, dán trong tập "Lưu Bút Ngày Xanh" với những dòng thật thà, cãm-động:

Thân nhau mới tặng ảnh này,
Dù cho ảnh có phai màu,
Xin đừng xé bỏ đau lòng bạn thân!

Những tiệm chụp hình thường phía trước có một tủ kiếng chưng những hình mẫu với những người đẹp xứ Trà-Vinh trong tư thế đứng ngồi đũ kiễu. Nào nét mặt u-buồn với cặp mắt nhìn xa-xăm. Nào miệng cười tươi như hoa hường mới nở. Kiểu nữ-sinh, áo dài trắng, tay nghiêng nghiêng nón, tay e ấp ôm cặp trước ngực. Kiểu thể-thao, áo thun, quần sọt, tay cầm vợt tennis, chân mang... guốc cao gót đứng nghiêng nghiêng. Kiểu nghệ-sĩ ôm đàn guitar. Những tiệm chụp hình kể từ hướng Tri-Tân trở ra chợ là các tiệm Tân-Tân, Hoa-Nam, Phương-Dung, Mỹ-Lai, Nam-Việt và Anh-Hà dưới nhà đèn.

Người ta còn rủ nhau đi chơi Xuân nhất là những nhóm thanh-niên, thiếu-nữ. Từng nhóm đi xe đạp, cởi xe gắn máy hay bao xe lam để lên Ao Bà Om chụp-hình, ăn mía, ăn bún nước lèo. Lên Càng-Long viếng chùa Nguyễn-Văn-Hảo, vô chợ Vũng-Liêm ăn bún nem chua. Khách du Xuân còn đi vườn dừa Thanh-Lệ hay ra Vàm hóng gió mát, đi Bến Ðáy, Ba-Ðộng tắm biển, mua dưa hấu, đuông chà-là...

Chiều tối trở về nhà, nếu ngán những món ăn hàng quán thì nhà nào trên bếp cũng đầy món ăn như thịt kho nước dừa ăn với dưa giá, dưa cải. Canh xà-bần cải nấu với giò heo, lòng heo. Ngoài ra còn bánh tét nhưn chuối, nhưn đậu, bánh ít nhưn đậu, nhưn dừa:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Người dân Trà-Vinh ăn Tết như vậy suốt 3 ngày. Sáng Mùng Bốn Tết chợ bắt đầu nhóm trở lại nhưng rất lưa thưa cho đến trưa thì cũng tan chợ vì người ta vẫn còn ăn Tết. Nhiều người ăn Tết kéo dài cho đến hết Mùng Mười hoặc ăn luôn nguyên tháng cho đúng câu:

Tháng Giêng là tháng ăn chơi,
Tháng Hai trồng đậu, tháng ba trồng cà...

Những cái Tết Trà-Vinh ngày trước, bây giờ đều trở thành kỹ-niệm. Kỹ-niệm nào cũng quý-báu và càng quý hơn nữa đối với những người Trà-Vinh xa xứ, vì vận nước phải ra đi trôi nổi trên xứ người. Nay ăn Tết ở hải-ngoại, nơi đây cũng đủ hết không thiếu món gì nhưng tất cả dường như nhạt nhẽo, không hương-vị, thiếu vắng một cái gì đó. Có lẻ thiếu tình nước, tình quê đã bao năm ấp-ủ chúng ta từ ngày còn nằm võng đong-đưa kẻo-kẹt trong những trưa hè.

Nhắc lại những kỹ-niệm, những hình bóng quê nhà với tâm-tình cùng đồng hương giữ thơm quê mẹ. Nhắn gởi lại thế-hệ con em rằng quê-hương Trà-Vinh là một nơi chốn rất đẹp, người dân rất chân tình, mộc-mạc. Dù có nỗi trôi chân trời góc biển nào. Dù có nói bằng ngôn-ngữ nào. Ðã gốc Trà-Vinh thì Trà-Vinh vẫn đợi chúng ta về...

TRỊNH HẢO TÂM


viethoaiphuong
#10 Posted : Wednesday, January 27, 2010 2:26:59 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

ÐUA THUYỀN NGÀY TẾT TỪ QUẢNG NAM VÀO TỚI SÓC TRĂNG

MƯỜNG GIANG





Ðua thuyền và những sinh hoạt trên sông nước VN đã gắn liền với lịch sử Hồng Lạc, từ buổi bình minh dựng nước cho tới nay, đã giúp cho thủy quân nước ta đầy hiển hách, qua những chiến thắng vang lừng của Ngô vương Quyền Ðại Ðế đánh tan giặc Nam Hán, trên Bạch Ðằng Giang năm Mậu Tuất 938. Tiếp theo là Ðại Tướng Lý thường Kiệt đời Hậu Lý, tiêu diệt quân Tống trên sông Như Nguyệt.



Nhưng lừng lẫy nhất vẫn là Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn, Thượng tướng Trần Quang Khải.. đã tiêu diệt quân Nguyên Mông tại Chương Dương, Vân Ðồn, Bạch Ðằng vào năm 1288. Gần 500 năm sau, Ðại Ðế Quang Trung Nguyễn Huệ, cũng dùng thủy chiến và hỏa công đốt cháy 300 tháp thuyền của quân Tiêm La tại Rạch Gầm, Xoài Mút tỉnh Ðịnh Tường vào năm 1785.



Ngoài ra thủy quân Ðàng Trong do Thế tử Nguyễn Phúc Nguyên và Nguyễn Phúc Tần, đã đốt cháy và đánh đắm nhiều tàu chiến của Tây Ban Nha và Hòa Lan vào thế kỷ XVII tại bờ biển Hội An. Thời vua Gia Long, lần nữa thủy quân Nhà Nguyễn lại chiến thắng Hải quân Anh Cát Lợi tại Phố Hiến, Hưng Yên (Bắc Việt).



Khi thực dân Pháp xâm lăng nước ta, nghĩa quân đã đốt nhiều tàu Tây trên Lô Giang ở đất Bắc cũng như trận hỏa hồng do Nguyễn Trung Trực chỉ huy tại sông Vàm Cỏ tỉnh Long An. Cuối cùng vào những ngày Tết 1974 nhằm 19/1 dương lịch, Hải quân VNCH dù bị Mỹ trói tay, nhưng cũng đã bắn cháy nhiều chiến hạm của Trung Cộng có VC đồng lõa, trong trận hải chiến Hoàng Sa đẳm đầy máu lệ.



+ ÐUA THUYỀN TRÊN SÔNG THU BỒN CỦA PHỤ NỮ QUẢNG NAM :



Từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, Ðại Việt thật sự đã chia thành hai quốc gia đối nghịch, lấy sông Gianh làm ranh giới thiên nhiên, kình chống nhau suốt 300 năm máu lửa. Do trên, các đời chúa Nguyễn đều tăng cường quân bị để chống lại quân Trịnh. Chúa Nguyễn phúc Nguyên (1614-1635), tăng quân từ 30.000-160.000. Ðời Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687), quân đội được chia thành 3 loại : quân túc vệ đóng tại kinh đô, quân chính quy phòng thủ các dinh và thổ binh coi an ninh tại các làng xã. Tại các dinh, quân được phân thành dinh, cơ, đội, thuyền. Tóm lại quân đội Ðàng Trong gồm nhiều binh chủng, trang bị đầy đủ và hùng hậu. Bắt đầu từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã có xưởng đức súng, sân bắn và trường huấn luyện voi, ngựa trận.. Tại kinh đô đã thành lập Ty Nội Pháo Tượng và hai đội tả hữu pháo, coi việc đúc trọng pháo và súng cá nhân. Thuyền chiến có tới 200 chiếc và thủy quân Ðàng Trong rất mạnh, nên hai lần đánh bại hải quân Tây Ban Nha và Hòa Lan trên Ðông hải.



Năm 1592 Nguyễn Hoàng được lệnh vua Lê đem quân đánh nhà Mạc tại miền bắc, con thứ sáu của ông là Nguyễn Phúc Nguyên thay thế, trấn giữ Thuận-Quảng. Thời gian này sự giao hảo giữa Chân Lạp, Bồ và Tây Ban Nha rất tốt đẹp. Năm 1593, vua Tiêm La Prah Rama tấn công kinh đô Oudong, vua Chân Lạp Chan Pouha Tan cầu cứu Toàn quyền Tây Ban Nha Ruiz de Heman Gonzalez, đóng tại Manila, Philippine nguyên là thuộc địa củ của Bồ Ðào Nha bị chiếm vào năm 1565.



Tại Âu Châu, từ năm 1580 , vương triều Soliman của Bồ Ðào Nha cũng sụp đổ và bị Tây Ban Nha chiếm, do trên lực lượng hải quân nước này rất hùng hậu và mạnh hơn Hòa Lan nhiều. Lúc đó vì toàn quyền Gomez sắp đánh Moluques nên không giúp được Chân Lạp. Tới tháng 10-1593, Tây Ban Nha mới sang giúp và hạm đội do chính Toàn quyền chỉ huy, gồm 4 chiến thuyền rời Manila nhưng chỉ hai hôm sau thì xảy ra biến loạn. Hơn 250 phu chèo người Trung Hoa đã nổi loạn, cướp thuyền, giết Gomer và hơn 80 lính Tây Ban Nha, đồng thời cướp vũ khí và một chiến thuyền trốn về Tàu.



Do hậu quả trên, Tây Ban Nha đã thảm sát hơn 27.000 người trong số 30.000 Hoa kiều tại Phi Luật Tân vào năm 1603. Kế tiếp những năm 1639, 1660,1662,1668, 1755.. có gần hàng trăm ngàn di dân Trung Hoa bị giết tại thuộc địa này. Riêng chiếc tàu của những người Trung Hoa kể trên không may bị bão trôi vào và mắc cạn tại bờ biển Quảng Nam. Sau đó họ được chính quyền Ðại Việt giúp đỡ cho nhập tịch, còn tàu và vũ khí bị giữ lại.



Tháng 1-1596, con trai của Gomez là Louis Perez lên thế làm toàn quyền tại Philiipine, liền mang ba chiến thuyền sang cứu Chân Lạp, đồng thời đi tìm dấu vết những người Hoa phản loạn. Hạm đội do thiếu tướng hải quân Juan Xuares Gallinato chỉ huy, cùng đi còn có hai tu sĩ Thiên chúa dòng Ða Minh. Nhưng vì bảo tố nên ba chiến thuyền thất lạc mãi tới tháng 5-1596 mới gặp lại nhau tại cửa sông Tiền, thì được tin vua Pouha Tan đã bị quân Tiêm đánh bại phải trốn sang Lào.



Rắc rối đã xảy ra khi tân quân Chân Lạp không chấp nhận các yêu sách của Tây Ban Nha, nên chiến tranh đột phát. Quân Tây Ban Nha thiện chiến nhưng ít nên cuối cùng phải bỏ Oudong chạy. Trên đường về, hạm đội này tắp vào duyên hải của Chiêm Thành cướp giựt lương thảo. Tháng 8-1596, hạm đội tới Quảng Nam và neo thuyền ở cửa Hàn, được chính quyền Ðàng Trong giúp đỡ, tặng nhiều lương thực để tiếp tục cuộc hành trình. Riêng hai giáo sĩ xin được phép ở lại để sang Vạn Tượng tìm vua Chân Lạp.



Giữa lúc đó thì Tây Ban Nha phát hiện được chiếc thuyền bị người Trung Hoa cướp năm xưa, đang mắc cạn ở ven biển Quảng Nam, nên cho người tới thẳng Thăng Long, yêu sách Vua Lê, chúa Trịnh phải trả thuyền, vũ khí và những người Hoa làm loạn nhưng bị từ chối, đồng thời triều đình còn ra lệnh trục xuất hạm đội Tây Ban Nha ra khỏi Ðại Việt.



Thế là chiến tranh xảy ra vào tháng 9-1596 giữa hai bên. Thế tử Nguyễn Phúc Nguyên được lệnh tấn công thủy quân Tây Ban Nha. Theo tài liệu của Cabaton đăng trong Revue d’histoire des colonie, xuất bản năm 1913, cho biết trong trận thủy chiến dữ dội năm đó, một chiến thuyền Tây Ban Nha đã bị thủy quân Ðàng Trong đốt cháy, những chiếc còn lại phải chạy trốn ra khơi.



Chính gíáo sĩ Aduarte là người chứng kiến và kể lại trong hồi ký năm 1693 cũng xác nhận, quân thủy bộ của Ðại Việt rất hùng mạnh, các chuyến thuyền phải khó khăn lắm mới trốn khỏi vòng vây ra khơi. Riêng giáo sĩ Jimernes kẹt ở trong bờ, bị bắt làm tù binh nhưng được đối xử tử tế. Sau đó, Tây Ban Nha mang vàng bạc tới Quảng Nam xin giảng hòa và chuộc tù binh. Nguyễn phúc Nguyên đồng ý nhưng chỉ đòi bòi thường thiệt hại bằng một khẩu súng hỏa mai.



Người Tây Ban Nha lấy đó làm nhục nên bỏ về Philiipine vào cuối tháng 6-1596. Tuy vậy ít lâu sau, chúa Nguyễn cũng cho phép giáo sĩ Jimernez về nước, nhân có một thương thuyền Bồ Ðào Nha ghé vào Hội An buôn bán. Mối thù vẫn dai dẳng và 15 năm sau, toàn quyền Tây Ban Nha lại muốn trả thù nhưng vua chúa Madrid biết lực lượng Ðàng Trong rất mạnh, nên không chấp thuận.



Hiền vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) nổi danh là một chiến tướng khi còn là thế tử, qua trận thủy chiến lịch sử giữa Ðại Việt và hạm Ðội Ðông Ấn của Hòa Lan. Trong cuộc phân tranh Trịnh Nguyễn, Hiền Vương là vị chúa duy nhất vượt Nam Bố Chính, tấn công Bắc Hà vào năm Ất Mùi 1655. Nhưng sự nghiệp để đời của NGÀI là mở rộng bờ cõi vào năm 1653 tới tận bờ sông Phan Lang, đặt Dinh Thái Khương gồm hai phủ Thái Khương ( Ninh Hòa) và Diên Ninh ( Diên Khánh). Năm 1658, tình hình Chân Lạp hỗn loạn sau khi quốc vương Prea Chey Chetta II (chồng công chúa Ngọc Vạn) băng hà. Nặc Ông Chân tranh ngôi vua với quốc vương Batom Reacha Pontana Reja (con trai Ngọc Vạn). Mượn cớ bảo vệ dân Việt, Hiền Vương sai tướng Nguyễn Phúc Yên đem 3000 quân vào Miên đóng tại Mõ Xoài. Năm 1674 lại tranh giành ngôi vua, Hiền Vương sai Cai cơ Nguyễn Dương đem quân chiếm Sài Côn, Gò Bích, Nam Vang, chia Chân Lạp thành hai nước với hai kinh đô Oudong và Sài Gòn. Năm 1679 các tướng nhà Minh là Dương ngạn Ðịch, Hoàng Tiến, Trần thượng Xuyên, Trần An Bình cùng 50 chiến thuyền, vì không đầu hàng Mãn Thanh, nên sang Ðàng Trong, xin phục tùng nhà Nguyễn. Dịp đó, Hiền Vương sai họ vào khai khẩn đất hoang tại Biên Hòa và Ðịnh Tường, năm đó ông qua đời thọ 68 tuổi.



Sông Thu Bồn là một đại giang trong tỉnh Quảng Nam, phát nguyên tận Kontum chảy qua nhiều thôn xóm đồng ruộng màu mỡ của các quận Ðại Lộc, Duy Xuyên, Ðiện Bàn và ra biển Ðông tại cửa Ðại Chiêm ở Thị xã Hội An cổ kính.



Khi vương quốc Chiêm Thành còn cường thịnh, đã xây dựng tại tỉnh Quảng Nam hai công trình kiến trúc nổi tiếng, tới nay vẫn còn lưu lại với thời gian. Ðó là Thánh địa Mỹ Sơn và kinh đô Trà Kiệu, đều nằm trên lưu vực sông Thu Bồn. Ngoài ra suốt vùng còn có nhiều tháp, lăng, miếu thờ Thiên Y Ana, một vị nữ thần của người Chàm, đã được Việt hóa thành một Thánh Mẫu qua thơ văn cũng như trong khung cảnh lung linh huyền ảo của Tam giáo, với danh hiệu “ Bà Chúa Ngọc Diễn Phi “ , được người Việt địa phương thờ kính. Tại làng Thu Bồn, xã Duy Tân, quận Duy Xuyên , dân làng lập miễu thờ bà chúa trên, mà bản địa gọi là Bà Thu Bồn hay Poh Poh Phu Nhân. Hằng năm ở đây đều có tổ chức vào những ngày Tết “ Hội Vía Bà “ vói những cuộc vui, trong đó trang trọng nhất vẫn là cuộc đua thuyền của phụ nữ trên sông Thu Bồn.



Tham dự cuộc đua gồm có các xã ở dọc hai bờ sông Thu như Duy Tân, Duy Châu, Duy Thu (thuộc quận Duy Xuyên) và Ðại An, Ðại Cường, Ðại Nghĩa (quận Ðại Lộc).. Mỗi thuyền gồm 24 nữ trạo phu, đa số là các thiếu nữ khòa mạnh nhưng hai người chỉ huy trước lái và sau mũi thuyền, luôn luôn là phụ nữ trung niên lanh lợi, có đầy kinh nghiệm sông nước.



Người chỉ huy đầu chít khăn màu, lưng buộc thắt lưng ngủ sắc. Riêng các nữ trạo phu đều mặc đồng phục. Ðể tỏ lòng tôn kính thần linh, những người tham dự trước nhiều ngày đều chay tịnh, tắm rửa sạch sẽ, ăn vận đẹp đẽ lịch sự. Cuộc đua vô cùng sôi nổi hào hứng không kém gì các cuộc đua thuyền của nam giới. Lòng sông hẹp, đường lại dài, các đối thủ phải vận động hết kỹ thuật chèo chống để mong chiếm giải. Tiếng chiêng trống, pháo nổ chen lẫn lời cổ võ hò hét hai bên bờ đại giang, làm cho dòng sông cũng vui lây trong ngày hội.



+ ÐUA GHE TẠI THÀNH PHỐ PHAN THIẾT



Ðối với cả nước, Phan Thiết xưa nay vẫn là một địa danh quen thuộc và nổi tiếng về ngư nghiệp cũng như nghề sản xuất nước mắm, chế biến hải sản. Cái tên công ty Liên Thành, một thương hiệu đầu tiên của người VN làm chủ trong thời Pháp thuộc, chẳng những lừng danh trong thương trường mà còn rạng rỡ trong dòng Việt sử cận đại, qua sự liên hệ với phong trào Duy Tân, do các chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng .. đề xướng và hoạt động vào những năm đầu của thế kỷ XX.



Ba trăm năm qua, ngư nghiệp vẫn là ngành kinh tế hàng đầu của Bình Thuận. Nhưng dù có dùng thuyền buồm lá buông từ nửa thế kỷ trước hay được trang bị nửa thế kỷ sau, bằng thủy động cơ tối tân, thì ngư dân Phan Thiết vẫn chia phân bang hội rõ ràng như Mành đèn Nam Nghĩa, Manh chà Thủy Tú, Câu khơi Nam Hải, Rớ Phú Trinh, Câu thúng và Rọ ốc Ðức Long.



Các hội chài trên dù lớn hay nhỏ, đều có Dinh, Vạn hay Chùa thờ Nam Hải Ðại Tướng Quân (Cá Ông). Ngoài ra mỗi Dinh, Vạn đều có một đội thuyền đua nhưng bao đời mạnh nhất vẫn là hai đội Thủy Tú và Nam Nghĩa. Một huyền thoại đep có liên quan tới việc đua thuyền tại Phan Thiết, đó là câu chuyện của một nữ Mạnh Thường Quân tại Ðức Nghĩa tên Chút của 100 về trước, đã cưu mang và bảo trợ cho đội thuyền đua của Vạn Mành Mòi Nam-Nghĩa tại phường Ðức Nghĩa. Vì vậy từ trước đến nay, cứ mỗi lân tham gia cuộc đua, đội này luôn noi theo tập quán cũ, là bơi quanh một vòng trước nhà của người quá cố ở xóm Cồn Cỏ, bên bờ sông Cà Ty, đối diện với khu Văn Thánh Phú Trinh. Mục đích là tưởng nhớ tới tấm lòng vàng , đã giúp cho họ đoạt được nhiều giải thưởng trong quá khứ.



Theo quan niệm của người Bình Thuận cũng như các ngư dân sống ven duyên hải từ Hà Tĩnh vào tới Hà Tiên, thì đua ghe trong các các cuộc tế lễ cầu ngư theo truyền thống là sự cầu xin các đấng thủy thần giúp mưa hòa gío thuận, biển cá đầy khơi, đời sống ấm no hạnh phúc. Ðây cũng là dịp người sống siêu linh tịnh độ cho những kẻ bất hạnh, đã chết oan uổng vì thiên tai bảo tố, cá mập, đẻn độc trên biển sóng lúc hành nghề. Do đó trước các cuộc đua thuyền, Dinh-Vạn nào cũng đều cúng tế linh đình, sau đó là cuộc rước thuyền trên bộ , từ các chùa Hội quán tới sông Cà Ty, chảy giữa thành phố Phan Thiết. Ðám rước thật trang trọng, có Hò Bá Trạo và Ðoàn Lân , nên lúc nào cũng thu hút nhiều người tham dự.



Ðua thuyền là một nghệ thuật nhưng thắng hay bại vẫn do yếu tố kỹ thuật quyết định, tức là chiếc thuyền đua và người tổng lái chỉ huy. Không giống như các loại thuyền rồng đóng theo kiểu thuyền ngự của vua chúa ngày xưa, tại các tỉnh miền Trung và Bắc Hà. Thuyền đua của người Bình Thuận đóng với gỗ bằng lăng nhẹ, thân thuyền dài, mũi nhọn, lái thon. Tóm lại đóng sao để toàn thân chiếc thuyền khi nhìn có cảm giác như một con thoi đang nhẹ lướt trên khung cửi, có như vậy thuyền đua mới vượt qua được dòng nước chảy xiết và gió thổi ngược. Còn các đồ để bơi như dầm phách, dầm ngang, dầm xeo cũng được đẽo với gỗ bằng lăng. Nhưng quan trọng nhất vẫn là cây chèo dài của tổng lái, cũng là người chỉ huy thuyền, phải làm bằng một loại gỗ đặc biệt, có sức uốn mạnh và chịu đựng dẻo dai, khi tói các khúc cua ngặt nghèo. Toàn thân thuyền được sơn phết rất đẹp, riêng cặp mắt được kẽ theo mắt của loài chim phụng hoàng với đuôi mắt thật dài, con ngươi tròn, viền trắng, tạo cho thuyền có khí phách của một kình ngư đang vẫy vùng nới biển cả.



Ba trăm năm qua,địa điểm đua ghe vẫn là khúc sông chảy ngang Tháp nước (Chateau D’eau) , đến đồn Hải Thuyền sát cửa Thương Chánh, dài chừng 1km và phải lượn nhiều vòng. Trước tháng 5-1975, cuộc dua thường diễn ra giữa bốn Vạn chài lớn trong thị xã Phan Thiết là Thủy Tú (Ðức Thắng), Nam Nghĩa (Ðức Nghĩa), Hiệp Hưng (Bình Hưng) và Hưng Long. Tuy vậy lần nào cũng thực là hào hứng và sôi nổi, vì bốn vạn gần như ngang tài. Tiếng chiêng trống, vổ tay, hò hét xen lẫn giọng hò dô ta của các trạo thuyền, cơ hồ muốn xé nát không gian nơi dòng sông Mường Mán.



Trên bờ ai cũng hồi họp theo dõi cuộc đua, nhất là lúc các thuyền tranh nhau quẹo khúc cua 180 độ, nơi cọc tiêu cắm nơi hai đầu đoạn đường đua ấn định. Sông hẹp mà thuyền lại dài nhưng nhờ các trạo đều là những thanh niên khỏa mạnh, đầy kinh nghiệm chèo chống, nên đã tránh được những va chạm chèn ép hay lật thuyền. Thuờng hai vạn Thủy Tú (Chà ) và Nam Nghĩa (mành) thay nhau đoạt giải, chứ không bao giờ tới phiên hai vạn Hiệp Hưng và Hưng Long, nên người điạ phương gọi đó hai ghe ‘ Cô ốCậu ‘.



Sau này hội đua ghe được mở rộng khắp tỉnh Bình Thuận, chứ không còn dành riêng cho thành phố Phan Thiêt, dù địa điểm vẫn là khúc sông Cà Ty, chảy trước vườn hoa Ðộc Lập. Vì vậy ngoài các Vạn chài cũ, còn có sự tham dự của các Hội Long Hương, Phan Rí Cửa, Mũi Né, La Gi và Phú Quý, nên càng hào hứng , làm cho ngày Tết thêm khởi sắc. Ðây cũng là dịp để mọi người quên bớt muộn phiền đeo đẳng cả năm vì chén cơm manh áo.



+ ÐUA THUYỀN TRÊN SÔNG NƯỚC MIỀN NAM :



Nam phần VN kênh rạch chằng chịt, lại có nhiều sông lớn như Ðồng Nai, Cửu Long, Vàm Cỏ.. nên hầu như ai cũng biết bơi lội và chèo thuyền, vì vậy suốt 300 năm qua, các hội đua thuyền phát triển rất mạnh. Nếu ở miền Bắc, đua thuyền nói lên tinh thần thượng võ chống xâm lăng của dân tộc Ðại Việt, miền Trung đua ghe cầu biển gió thuận mưa hòa thì ở Nam phần, lễ hội đua ghe lại gắn chặt với lễ cầu mưa tưới ruộng đồng, vuờn tược nhất là những năm trời hạn hán. Ðó là sự thống nhất về ý nghĩa của dân tộc Việt, dựa theo điều kiện về địa lý, lịch sử và tín ngưỡng dân gian của một quốc gia sống chủ yếu về nền nông nghiệp trồng lúa nước và làm biển.



Tại những vùng sống bằng nghề đánh cá biển, các cuộc đua thuyền thường tổ chức vào dịp cúng nghinh Ông Nam Hải, tuỳ theo tập quán địa phương như Vàm Láng (Gò Công) vào ngày 16-6 âm lịch, Cần Giờ ngày 16-8 ÂL, Vàm sông Ông Ðốc (Cà Mâu) ngày 16-2..



Ở Cần Ðước, Cần Giuộc, Vàm Cỏ (Long An) thường tổ chức đua ghe vào dịp cúng cầu mưa. Ghe đua ở đây đan bằng tre trét chai, thon dài có 20 tay bơi. Cuộc đua có khi tổ chức giữa các làng trong quận hay giữa các quận nên có nhiều hội tham dự, làm cho không khí thêm sôi nổi hào hứng. Cũng giống như các nơi khác, trên mỗi chếc thuyền đua, ngoài các thanh niên khoẻ mạnh chèo, còn có một người chỉ huy đứng đằng mũi, một người chèo lái và một người đứng giữa đánh trống.



Trên bờ dọc theo sông cờ xí chiêng trống vang lừng, mọi người tham dự vỗ tay cổ võ, làm cho quang cảnh ngày hội thêm náo nhiệt. Ngoài ra còn có nhiều địa phương, tổ chức cuộc đua ghe trên bờ, giống như Hò Bá Trạo ở Phan Thiết. Các tay trạo chừng 20 thanh niên lực lưỡng còn độc thân, mặc áo bà ba đen, chít khăn rìu xanh, lưng buộc đai điều để thòng hai múi dài. Có đội mình trần chỉ mặc quần túm ống, xếp đội hình như trên chiếc ghe đua. Dẫn đầu đám rước là ông Ðịa, từ Ðình Làng thờ Thành Hoàng, đi về hướng sông hay kênh rạch tại điạ phương, với các động tác như đang bơi thuyền, qua sự chỉ huy của người cầm lái, vừa đi vừa chèo, vừa hò hát cùng với sự phụ họa của mọi người, theo điệu Lý của Miền Nam , rất vui nhộn.



- ÐUA GHE NGO TRONG NGÀY HỘI ÔK-ÔM-BOK TẠI SÓC TRĂNG :



Tỉnh Ba Xuyên hay Sóc Trăng trước tháng 5-1975 thuộc Vùng IV chiến thuật, nằm giữa Phong Dinh và An Xuyên bên hữu ngạn sông Hậu, ruộng đất cò bay thẳng cánh nên ngoài lúa gạo còn có hai đặc sản rất được người cả nước ưa chuộng, đó là lạp xưởng và rượu đậu nành. Ðiều này cũng dễ hiểu, vì Sóc Trăng ngoài người Việt, còn có nhiều người Khmer và Minh Hương gốc Triều Châu sinh sống . Hai sản phẩm trên là của người Tiều, thường sản xuất vào những ngày Tết Nguyên Ðán. Ngoài ra vùng này cũng có nhiều đồng bào Việt gốc Miên sinh sống lâu đời



Hằng năm người Khmer sống ở Châu Ðốc, An Giang, Kiên Giang, An Xuyên và Ba Xuyên (trừ Vĩnh Bình) , đều có chung ngày lễ Ôk-Ôm-Bok hay Hội cúng trăng, tổ chức vào tháng 12 theo Phật lịch rất long trọng và náo nhiệt. Dịp này có tổ chức đua ghe Ngo trong cộng đồng người Việt gốc Khmer sinh sống tại Nam phần.



Ghe Ngo có mũi cong, đóng bằng một thân cây lớn, có chiều dài từ 30-40m, khoét giữa làm chỗ ngồi cho khoảng 50 tay chèo. Ðầu ghe chạm trổ hình rồng rắn, toàn thân ghe được sơn phết nhiều màu sắc, lại còn vẽ thêm nhiều hình kỷ hà học. Ðịa điểm xưa nay đều tổ chức tạiVàm Tho (Pomkentho) thuộc quận Mỹ Xuyên, gần tỉnh lỵ Khánh Hưng (Sóc Trăng).



Ðây là một vùng kênh rạch chằng chịt, nơi hội tụ của sông Cổ Cò, rồi từ đó mới chảy ra biển Ðông tại cửa Tranh Ðề. Do trên nơi này rất thuận tiện , để các ghe Ngo tứ xứ kéo tới tham dự cuộc thi. Ðoạn sông này lại thẳng tắp, dòng nước luôn chảy chậm , hai bên bờ có nhiều làng xóm chợ búa, nên quang cảnh rất náo nhiệt đông vui. Trong ngày hội, ngoài dân bản địa, còn có khách tứ xứ theo các ghe Cà Châu, Cà Chai, giống như đò dọc ở Tam Kỳ, Hội An hay miền trung châu Bắc Việt, ăn ở luôn dưới ghe suốt cuộc lễ, cho tới khi tan hội mới trở về xứ.



Từ khi VC chiếm miền Nam VN, hội đua ghe Ngo được dời về thị xã Sóc Trăng, để các tín đồ Phật giáo nguyên thủy (Theravada), đi lễ bái tại các chùa Mã Tộc, Kh’Leang, Ðất Sét.. Mấy năm gần đây, mỗi lần đua ghe Ngo, thu hút vài trăm ngàn người Miên, lẫn Việt và Hoa kiều, khắp miền Nam, kể cả Thủ đô Sài Gòn về Sóc Trăng tham dự.



Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

Giêng 2010.

MƯỜNG GIANG.
viethoaiphuong
#11 Posted : Friday, January 29, 2010 3:19:21 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Nỗi Lòng Người Xa Xứ

Tác giả: Vũ Thị Bích

Đã bao năm rồi, tôi không được len lỏi giữa chợ hoa, vào những ngày cuối năm, ở quê nhà. Giữa không gian ngập tràn "mùi Tết" ấy, tâm hồn tôi chợt mở rộng, reo vui....Tôi làm sao quen được nét hân hoan, giọng nói tiếng cười chan hòa sức sống, Tất cả đều rộn ràng, âm thanh và mầu sắc. Trên khúc đường Nguyễn Huệ ngày xưa, hoa chen nhau khắp lối, hoa tụ tập bên nhau, khoe sắc, khoe hương. Riêng những nhánh mai, bị đẩy đến cuối đường, mãi đến tận bến sông!

Nơi đây, mùa thu vừa đi qua, để lại những nhánh cây khẳng khiu, trụi lá. Nếu không có những cây thông rải rác đó đây, thì cảnh vật sẽ hoang tàn biết bao! Mùa xuân còn lâu mới trở về. Chỉ thấy cỏ cây đang bị dập nát, dưới những lớp băng lạnh, mỗi sáng sớm. Mùa đông đang khiến người người co ro trong áo rét, chim chóc thảng hoặc mới thấy lao vút từ một nơi nào đó, rồi biến mất thật nhanh, ngay cả những chú sóc con, vẫn dùa giỡn ven gốc cây hay leo trèo trên những nhánh ba, cung ít thấy thập thò đây đó.

Cứ mỗi lần cái rét trở về, cảm giác tái tê vì lạnh, khiến tôi luôn nhớ dến ấm áp quê nhà! Ồ, thì ra Tết sắp dến rồi! Mọi người rồi sẽ quây quần bên nồi bánh chưng, bánh tét. Mọi người rồi sẽ rộn ràng lau nhà, rửa cửa. Moi người rồi sẽ xênh xang áo mới. Mọi người rồi sẽ la vang bên sòng bạc nhỏ. Moi người rồi sẽ tìm nhau nâng cốc chúc lành. Mọi người rồi sẽ xum vầy, hàn huyên, chuyện năm qua, chuyện sắp đến. Ôi, cái không khí nghiêm trang trước bàn thờ tổ, cái nét trân trọng của giây phút giao thừa, của khói hương. Tôi vẫn thường tủm tỉm cười, khi sáng sớm mùng một, nhìn ra ngoài, nhà nhà đóng cửa im lìm, sau đêm giao thừa chúc tụng xôn xao. Ôi, mọi người đang hồi hộp, chờ xem người xông đất! Những viên pháo lẻ lẹt đẹt đó đây.

Trẻ con sau này, không còn được cảm thấy chất ngất say sưa vì tiếng pháo đua nhau nổ ròn rã, từng dớm lửa tóe sáng lẫn trong tiếng đi đùng pháo nổ. Khắp nơi phao vang vang, rượt đuổi nhau. Lòng người như mở hội, hân hoan đón chờ năm mới! Tôi vẫn nhớ, vào lúc giao thừa, mẹ tôi thì thầm khấn vái, nét mặt trang nghiêm, như đang thật sự đối mặt với Trời Phật, tổ tiên. Tôi vẫn tự hỏi, không biết cụ nói gì nhỉ? Nói dân giả như thế, có phải phép không? Liệu có được chứng giám không? Chỉ biết là, sau khi khấn xong, thì mẹ tôi nét mặt thanh thản hơn, không còn căng thẳng như khi cụ đang loay hoay bày mâm cúng. Sau đó, cụ diu dàng, tươi cười, kêu gọi con cháu lại lì xì. Mẹ tôi rất sợ ngày đầu năm, trong nhà có người nhăn nhó, nhất là lại cãi cọ, thì cụ sẽ không thể nào vui được! Chúng tôi thì sung sướng với các bao giấy đỏ, sau đó tha hồ mà ầm ĩ, chơi tam cúc, chơi "xì-lác cát-tê", hay chơi cá ngựa, chơi bầu cua cá cọp!

Ôi, nhớ ơi là nhớ! Ở nơi xa xôi này, chúng tôi rồi sẽ chẳng có Tết. như ở quê nhà. Có chăng là vài ngày Hội Chợ, mà ban tổ chức, là những người nặng tình với quê hương. cố gắng mang lại hình ảnh nào đó của văn hóa Việt Nam, để chia sẻ với nhau, để gieo vào lòng hậu bối, chút tình dối với quê cha đất tổ, để nói với mọi người, hôm nay là Năm Mới của dân tộc Việt Nam chúng tôi đây.
Những người xa xứ như chúng tôi, vẫn luôn nhớ về cội nguồn, vẫn luôn nhớ về quê hương, về mái nhà xưa, về người thân. Chỉ mong sao, ở nhà, mọi người được sống trong no đủ vá đang hân hoan đón Tết. Dù bận rộn với áo cơm, chúng tôi vẫn canh sao cho đến lúc giao thừa ở quê nhà, gọi về, để dược nghe tiếng nói nói của người thân. Như thế cũng đã sưởi ấm thật nhiều, tâm hồn của kẻ tha hương, nơi vùng đất lạnh lẽo xa xôi này!


* nguồn Văn Tuyển
viethoaiphuong
#12 Posted : Wednesday, February 3, 2010 4:47:28 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Tục Lệ Ngày Tết
Ngày Tết có những phong tục gì?


Dân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết Thương Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, TrungThu... Ngày tết nêu ở đây tức là nói tắt Lễ tiết Nguyên Đán (ngày đầu năm).

Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ đến già ai ai cũng biết, không nhắc thì thanh thiếu niên cũng mua cho được cành hoa bánh pháo, nghèo cũng có chiếc bánh chưng, chai rượu. Vì vậy xin miễn liệt kê dài dòng, để trao đổi một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

Tống cựu nghênh tân: cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, đình chùa, đường sá phong quang, tắm giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.

Nhiều gia đình nhắc nhở, dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi không quấy khóc, không nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy, không vứt rác viết vẽ bừa bãi. Cha mẹ, anh chị cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở dầu lạ dầu quen.

Đối với bà con xóm giềng dù trong năm cũ có điều gì không hay không phải, điều nặng tiếng nhẹ hay xích mích gì đều xúy xoá hết. Dầu có thực lòng hay không nhưng không để bụng, cũng không ai nói khích bác hoặc bóng gió, ác ý gì trong những ngày đầu năm. Dẫu mới gặp nhau ít phút trước, nhưng sau phút giao thừa coi như mới gặp, người ta chúc nhau những điều tốt lành.

Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khỏe tiến bộ, thành đạt hơn năm cũ. Lộc tự nhiên đến, đi hai lộc (chỉ là một cành non ở đình chùa, ở chốn tôn nghiêm mang về nhà), tự mình xông nhà hoặc dặn trước người "Nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Bạn nào vinh dự được người khác mời đến xông thì nên chú ý, chớ có sai hẹn sẽ xúi quẩy cả năm đối với gia đình người ta và cả đối với bạn. ở thành thị thời trước, sáng mồng một, có một số người nghèo gánh một gánh nước đến các gia đình giầu có lân cận và chúc họ "Lộc phước dồi dào". Những người này được thưởng tiền rất hậu. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng phải dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay đổ tại mình "Nặng vía". Chính vì vậy, đáng lẽ sáng mồng một đông vui lại hoá ít khách, trừ những nhà đã tự xông nhà, vì tục xông nhà chỉ tính người đầu tiên đến nhà, từ người thứ hai trở đi không tính.

Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Ông bà cha mẹ cùng chuẩn bị một ít tiền để mừng tuổi cho con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc có ca có kệ hẳn hoi nhưng xem người ta thích nhất điều gì thì chúc điều đó, chúc sức khoẻ là phổ biến nhất. Chú ý tránh phạm tên huý gia tiên, tránh nhắc tới lỗi lầm sai phạm cũ, xưng hô hợp với lứa tuổi và quan hệ thân thuộc. Chúc Tết nhưng người trong năm cũ gặp rủi ro tai hoạ thì động viên nhau "Của đi thay người", "Tai qua nạn khỏi", nghĩa là ngay trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Kể cả đối với người phạm tội vẫn với thái độ nhẹ nhàng, khoan dung. Nhưng, nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

Quanh năm làm ăn vất vả, ít có điều kiện qua lại thăm hỏi nhau, nhân ngày Tết đến chúc mừng nhau, gắn bó tình cảm thật là đặm đà ý vị; hoặc điếu thuốc miếng trầu, hoặc chén trà ly rượu, chẳng tốn kém là bao. Hiềm một nỗi, nhiều người còn quá câu nệ, công thức ruờm rà, không chủ động được kế hoạch. Nhiều vùng nông thôn, hễ đến chúc Tết nhau nhất thiết phải nâng ly rượu, nếm vài món thức ăn gì đó chủ mời vui lòng, năm mới từ chối sợ bị giông cả năm.

Quà Tết, lễ Tết: Bình thường qua lại hỏi thăm nhau có khi cũng có quà, biểu lộ mối ân tình, nhưng phong tục ta đi lễ Tết vẫn có ý nghĩa hơn, nhất là đi trước Tết càng quý. Loại trừ động cơ hối lộ quan trên để cầu danh cầu lợi thì việc biếu quà Tết, tổ ân nghĩa tình cảm là điều đáng quý. Học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà Tết đó không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó, câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: Không có quà, ngại không dám đến. Dân tộc ta tuy nghèo nhưng vẫn trọng nghĩa tình, "Lời chào cao hơn mâm cỗ".

Lễ mừng thọ: ở các nước Tây Âu thường mừng thọ vào dịp kỷ niệm ngày sinh, ở ta ngày xưa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thấp tuần, cửu tuần... tính theo tuổi mụ. Ngày tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.

Cũng vào dịp đầu xuân, người có chức tước khai ẩn, học trò sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở hàng lấy ngày: Sĩ, Nông, Công, thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thôn làm ăn suôn sẻ, đầu xuân chọn ngày tốt đẹp, bắt tay lao động sớm, tránh tình trạng cờ bạc, rượu chè, hội hè đình đám, vui chơi quá đà. Sau ngày mồng một, dù có mãi vui tết, hoặc còn kế hoạch du xuân, đón khách, cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mồng một là ngày tốt thì chiều mồng một đã bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ hoàng đạo bắt đầu không kể mồng một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình mình một sản phẩm, dụng cụ gì đó (nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn). Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì ông bố cho phép vui chơi, có cả trẻ con người lớn những nhà hàng xóm, những gia đình thân cận cùng vui. Tam cúc, cơ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Đế lế khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn khi hoá vàng.

Tóm lại, ngày Tết là ngày tiêu biểu cho truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Giá như phát huy thuần phong mỹ tục đó, từ gia đình ra xã hội, ai ai cũng đối xử với nhau trên thuận dưới hoà, kính giá yêu trẻ... thì đất nước quê hương sẽ tươi đẹp, giàu mạnh, bộ máy pháp luật bớt đi bao nhiêu khó khăn.


* s/t Net
viethoaiphuong
#13 Posted : Thursday, February 4, 2010 5:47:08 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Chợ Tết quê tôi


(Theo Báo đất Việt )

Bao năm đã trôi xa, dù đi nhiều nơi, biết nhiều thứ ở đời nhưng mỗi khi những ngày tháng Chạp đến, tôi lại nhớ về chợ nhỏ của tuổi thơ.

Bánh tổ ơi, nhớ lắm...
Trốn Tết...

Tôi lớn lên ở một vùng quê yên bình xứ Quảng. Tốc độ đô thị hoá khá nhanh đã cuốn vùng quê này trở thành một thị tứ phát triển. Nói vậy không có nghĩa mọi thứ của ngày xưa đã vào quên lãng. Mà ngược lại những ngày này, khi sắc xuân tràn ngập khắp các nẻo đường, thì những ký ức ngày xưa về cái chợ quê tôi lại hiện về.

Thường những ngày trung tuần tháng chạp là lúc chợ đã tấp nập những người mua, kẻ bán. Chợ quê tôi không lớn như những chợ ở thị trấn, thị xã, chỉ đông từ lúc tờ mờ sáng cho tới lúc quá trưa. Song những ngày này, không khí tấp nập và náo nhiệt hẳn lên. Tất cả các loại hàng hoá đều có mặt, chúng được đưa về từ thành phố Đà Nẵng cách đó chỉ vài chục km. Từ những thực phẩm hằng ngày như heo, gà, cá, vịt… cho đến các loại hàng hoá, áo quần, nước giải khát, bia rượu, xoong nồi, rổ, chậu… Rồi cơ man nào là những những cành mai, chậu tắc (quất), thược dược, lay ơn, cúc vàng…với đủ các màu sắc, tạo nên một không khí ấm áp, sắc xuân về ngày càng gần hơn.

Hàng khắp nơi đưa về lúc cận Tết, nhiều người phụ nữ chân lấm tay bùn với đồng áng, tiết kiệm những ngày thường. Giờ họ cũng hào sảng hơn, sắp xếp đến chợ để tìm mua những vật dụng chuẩn bị cho đám tất niên, rồi rước ông bà và cho cả ba ngày Tết. Những ngày này dù khó khăn đến mấy, họ cũng chạy vạy mua sắm để chuẩn bị trong nhà. Cho có cái gì đó gọi là sung túc, mới mẻ, lòng thầm mong sang năm sẽ khấm khá hơn.

Từ xa xa, những quán cà phê nhạc mở xập xình, âm thanh cũng lớn hơn so với thường nhật. Gần đến chợ, tiếng người mua bán trao đổi râm ran, nhộn nhịp. Những hàng quán sửa, rửa xe gần chợ cũng đông khách hơn, người ra kẻ vào tấp tấp nập. Tâm lý ai cũng muốn những ngày đầu năm mới, xe cộ đi lại an toàn, êm ái. Rồi những tiệm cắt tóc, bao nhiêu nam thanh nữ tú cũng muốn mình sẽ đẹp hơn trong mắt mọi người những ngày đầu xuân. Chưa kể những quán nhậu gần đó, những khách nhậu cũng ngày một nhiều hơn. Họ muốn quên đi những ngày tháng vất vả, xả hơi để chuẩn bị cho một năm mới sắp đến.

Tôi vẫn còn nhớ khi còn nhỏ xíu, theo bà nội đi chợ để được bà sắm cho vài bộ đồ mới, một đôi giày hay chiếc nón mới. Mặc thử chếc áo mới hay mang thử đôi giày mà chân nam đá chân chiêu, vui cười tít mắt. Một cảm giác ngượng ngùng mà sung sướng. Ba tôi cũng biết tận dụng những ngày này để kiếm thêm thu nhập. Ông gắn chiệc cối xay bột vào trước chiếc xe công nông có tiếng nổ “bành bạch, bành bạch…” để máy bột làm bánh in, bánh da, bánh ổ… Thứ bánh mà giờ đây, bọn trẻ chẳng thiết ăn nữa...

Những ngày cận Tết xôn xao, song tôi cảm thấy lòng mình lặng đi khi đến ngày cuối cùng của năm. Bởi ngày ấy, chợ chỉ đông đến trưa là dứt rồi tất cả mọi người đều quay về nhà, chuẩn bị những công việc cuối cùng để đón một năm mới sang. Vào buổi chiều này, nhà tôi nằm trước chợ, không khí buồn hiu, vắng hoe. Bởi những gì cần mua bán thì đã được mua bán từ sáng rồi,

Buồn là vậy, nhưng vẫn thầm mong ngày mùng một Tết mau đến để được mặc chiếc áo mới, quần mới, mang đôi giày đẹp đi khắp xung quanh nhà rồi được nhận tiền lì xì của ông bà, ba mẹ. Chạy ra đường hoà cùng đám bạn đi đến những hội chợ được tổ chức ở trung tâm xã. Cái chợ chiều hôm qua quạnh quẽ, sáng ngày mồng một bỗng vui hẳn lên. Những trò chơi dân gian như bài chòi, đánh bầu cua được dựng lên. Người xe qua lại, nói cười í ới và không quên những lời chúc tốt đẹp đầu năm. Bọn trẻ chúng tôi chạy tung tăng hết nơi này đến chốn khác, tay cầm những chiếc bong bóng bay hay những con thú bằng nhựa…
viethoaiphuong
#14 Posted : Sunday, February 7, 2010 5:58:12 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Mâm ngũ phẩm đầu năm

Thiên Ðức

Người Việt Nam có một phong tục truyền thống tốt đẹp, đó là vào những ngày tết bất cứ gia đình nào dù giàu hay nghèo, ở vào tầng lớp xã hội nào cũng đều có chưng một mâm ngũ phẩm trên bàn thờ.

Nội dung mâm ngũ phẩm thay đổi tùy theo mỗi vùng của đất nước. Ví dụ ở miền Bắc mâm ngủ phẩm thường có 5 loại quả như chuối, bưởi, đào, hồng, quýt.


Hình minh họa số 1:
Mâm ngũ quả miền Bắc
Nguồn: Báo Ðất việt

Thời gian tết ở miền Trung rơi vào mùa đông nghiệt ngã, lại chịu nhiều bão lụt, cây trái đặc sản địa phương rất hiếm, thường nhập từ nơi khác, mâm ngủ quả gồm phần chủ lực là nải chuối xanh, sau đó tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia chủ mà chưng thêm các loại đặc sản địa phương khác như cam, quýt, sung, dưa hấu, bưởi, sung, mãng cầu, thanh long... Do vậy mâm ngũ quả không có nét đặc trưng nhất định của địa phương


Hình minh họa số 2
Mâm ngủ quả miền Trung
Nguồn: Phụ nữ

Riêng miền Nam thời tiết nóng ấm quanh năm, nên trái cây đặc sản địa phương không thiếu thứ gì, lại thêm trái cây ngoại nhập dễ dàng nên mâm ngũ phẩm rất đa dạng và phong phú. Nhiều người có cái thú chưng mâm ngũ phẩm theo một ước nguyện riêng tư của mình.


Hình minh họa số 3:
Mâm ngủ quả miền Nam
Cầu, dừa (vừa), đủ, xoài (xài), thơm (danh )
Nguồn: Phật pháp

Dưới cái nhìn phong thủy, màu sắc mâm ngũ phẩm như trắng xanh, lục, đỏ vàng có ý nghĩa của vòng tương sinh khép kín biểu tượng cho may mắn như kim, thủy mộc hỏa thổ. Về mặt hiếu đạo, mâm ngũ phẩm cúng bàn thờ tổ tiên biểu tượng cho tứ thân phụ mẫu bảo bọc cho gia đình gia chủ chính giữa ấm cúng đoàn viên. Về xướng danh theo tên gọi trái cây có thể nói lên ước vọng hạnh phúc thầm kín của gia chủ ví dụ như: Cầu, dừa, đủ, xài, thơm danh.

Mâm ngũ phẩm xướng danh này được thông dụng lưu truyền tại miền Nam trong nhiều giới, thế nhưng mấy ai hiểu hết ý nghĩa của mâm ngủ phẩm này để không trở thành nạn nhân theo lời cầu nguyện của chính mình?

Thật vậy, ước vọng “cầu vừa đủ xài thơm danh” là một ước vọng khó đạt thành. Thực tế, ít ai mong muốn ở trong hoàn cảnh này. Ý nghĩa mâm ngũ phẩm này nói lên tâm tư thầm kín của những kẽ sĩ tiết tháo ngày xưa, hay tại miền Nam trước đây, do tình hình chiến tranh hay kinh tế lạm phát, cuộc sống kinh tế có phần chật vật, nhưng cá nhân kẽ sĩ vẫn cố gắng gìn giữ danh tiết không bị vẫn đục bởi đồng tiền. Mâm ngũ phẩm của giới “an bần lạc đạo”.

Ngày nay, đa số cán bộ công nhân viên nhà nước, mang danh kẻ sĩ dùng đồng tiền mua bằng cấp, mua ghế thì có thể nào chưng bày mâm quả phẩm nay không? Những kẽ có quá nhiều tham vọng vượt trên tài năng tự có, làm sao thỏa mãn ước nguyện “cầu đủ xài”, họ cần có bao nhiêu mới cho là đủ. Nếu chỉ đủ xài thì lấy tiền đâu chung chi cho cái ghế trong mỗi kỳ đại hội đảng? Những kẻ ăn cướp, tham nhũng trên xương máu của dân nghèo làm sao mà thơm danh được.

Ðối với người làm kinh tế, sử dụng mâm ngũ phẩm này lại càng tai hại, vì một cơ sở kinh tế mà “cầu đủ xài” thì chỉ có từ chết tới chết mà thôi. Vì chủ nhân chỉ mong đủ xài, công nhân chắc là chết đói. “Cầu vừa đủ xài” thì lấy tiền đâu lót tay cho quan tham hối lộ, bôi trơn chính quyền trong mọi dịch vụ kinh doanh? Cơ sở lập ra là mong phát triển mỗi ngày chứ không mong “vừa đủ xài”.

Ðối với giới bình dân không chức quyền, chạy gạo từng bữa, lời khấn nguyện đầu năm “cầu vừa đủ xài” rất thích hợp, và an phận cho vị trí không may mắn của mình trong xã hội. Thế nhưng giới bình dân làm gì có danh tiếng để được “thơm” tho. Do vậy trái thơm trong trường hợp này tự nó đã đổi thay ý nghĩa là mắc mứu hay gai góc. Mâm ngũ phẩm trở thành: Ước nguyện “cầu dừa đủ xài” thật là một đoạn đường “gai góc” phải vượt qua. Nên thay đổi trái thơm bằng những trái sung, sẽ thích hợp hơn. Cầu dừa đủ xài sung sướng (hạnh phúc)


Hình số 4: Cầu dừa đủ xài sung sướng.
Nguồn: Yêu trái cây

Những người Hoa ở miền Nam, làm kinh tế, hiếm khi chưng mâm ngủ phẩm “cầu, dừa đủ, xài, sung mãn”. Mâm ngũ phẩm thường được thay thế bằng 5 trái quýt. Trái quýt tiếng Hoa gọi là cách, kiết có ý nghĩa may mắn. Quýt lớn gọi là tài cách tức là đại kiết. Vì thế mâm ngũ quả này còn được gọi là “ngũ đại kiết”. Năm trái quýt biểu tượng cho năm điều may mắn theo lời khấn nguyện:

Ðại kiết về tiền tài
Ðại kiết về hạnh phúc gia đình, con cái
Ðại kiết về quan hệ xã hội
Ðại kiết về sức khỏe dồi dào, không bịnh hoạn, sống lâu.
Ðại kiết về công việc làm ăn suông sẻ, không nạn tai


Hình minh họa số 5: “Ngũ đại kiết“
Nguồn: Thiên Ðức

Một mâm ngũ phẩm thật là giản đơn nhưng lại trọn vẹn ước mơ trong cuộc đời.

Ngoài ra còn có một mâm quả phẩm đầy tham vọng về loại xướng danh đó là:


Hình minh họa số 6:
Cầu, dừa, đủ, xài, thơm (danh), sung (sướng), đại kiết, đại lợi (quýt)
Nguồn: Báo đất Việt

Ðây là một mâm quả phẩm nhiều tham vọng trong cuộc đời. Thế nhưng mấy ai đạt được, vì nội dung của nó không còn mang ý nghĩa mâm ngủ phẩm nữa mà là thất phẩm. Trong chữ thất còn có ý nghĩa là mất. Con người không ai có thể gom tất cả mọi điều hạnh phúc trong xã hội đem về cho riêng mình cả. Và chính trong mâm thất phẩm này cũng tiềm ẩn một sự mâu thuẫn nội tại đó là : “cầu vừa đủ xài” làm sao có thể có “đại kiết đại lợi” (quýt) được?

Ngoài ước vọng tiền tài kể trên, mâm ngũ phẩm cũng có thể nói lên ước vọng hạnh phúc của con người.

Trong một buổi nhậu cuối năm, bàn về mâm ngũ phẩm, hai người bạn trẻ trong nước là Vũ Trọng Quang và nhà thơ Phạm Phương Lan (6) đã có sáng kiến đưa ra hai mâm ngũ phẩm nhằm nói lên ước vọng hạnh phúc của riêng mình như là:


Hình minh họa số 7:
Măn, vú (sữa), vải (giải), sầu (riêng)
Nguồn: Vũ Trọng Quang


Hình minh họa số 8:
Măn, chuối, vải (giải), sầu (riêng)
Nguồn: Nữ sĩ Phạm Phương Lan

Rất tiếc hai bạn trẻ này đã gói gọn ý nghĩa mâm quả phẩm trong phạm vi một cuộc phiếm bàn hơn là thật sự giải quyết một nhu cầu hạnh phúc thực tế đó là “sầu riêng” của cuộc sống lứa đôi. Vì thế mâm quả phẩm đã không hoàn mỹ, chưa thể trở thành một hình tượng của ước mơ hạnh phúc đời người qua hai khuyết điểm như sau:

1)- Măn vú hay măn chuối để giải sầu mà không nói rõ trạng thái của vú hay chuối thì làm sao giải sầu được. Giả dụ như vú lép (lãnh cảm), hay chuối héo (trên bảo dưới không nghe) lúc nào cũng chỉ 6 giờ thì chẳng những không giải được sầu, mà sầu lại càng trở nên sầu. Sầu không còn là “sầu riêng” mà đã trở thành “sầu chung” của gia đình. Ðây chính là ước vọng hạnh phúc lứa đôi, một nhu cầu thực tế đời thường, cần phải quan tâm.

2)- Mâm ngũ phẩm chỉ có 4 thứ là tứ phẩm. Người hoa gọi tứ là xi. Xi có nghĩa là chết tức là mâm phẩm vật chết hay héo mòn. Làm sao có được may mắn trong ước mơ hạnh phúc.
Nên chăng các bạn thêm vào những trái sung cho đủ ngủ phẩm. Ước vọng hạnh phúc gia đình sẽ là:
Măn, vú, giải, sầu, sung (sướng) hay măn vú sung (sức/độ) giải được sầu. Măn, chuối ... cũng vậy.
Phải không các bạn?
viethoaiphuong
#15 Posted : Sunday, February 7, 2010 6:05:07 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Ngày 23 tháng Chạp, Ông Táo về trời

Tú Chao


Sách cổ chữ Hán chỉ ghi nhận mùng 5, 14, 23 là ngày Nguyệt kỵ và không một lời giải thích. Trong truyền thuyết dân gian Việt thì cho rằng "Đó là những ngày vua đi, nên kiêng ra đường".

Tôi đã chứng minh trong một tiểu luận rằng: Đây chính là phép du niên phiên tinh ngày, tính theo tháng. Ngày của sao Ngũ Hoàng nhập trung theo chu kỳ cửu cung. "Vạn vật qui ư thổ" hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì đây chính là ngày kết thúc chu kỳ của Ngũ Hành vào tháng cuối cùng trong Năm.

Kết thúc chu kỳ Ngũ hành vào ngày 23, đồng thời cũng là kết thúc chu kỳ của 64 quẻ Dịch. Hành thổ thuộc trung cung thuộc ngôi Hoàng cực chi phối Ngũ Hành - Theo Lý học Đông phương - thuộc về Hoàng tộc, nên là ngày của Vua Bếp - Táo Quân về trời.(TuChao)


Y phục của Táo Quân và vì sao Táo Quân không mặc quần?

Bức tranh dân gian Việt ở trên vẽ ba vị Táo Quân, đều mặc quần nghiêm chỉnh, với những hàng chữ Hán phía trên. Bức tranh này hẳn được sáng tác kể hàng ngàn năm sau khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ ở miến Nam sông Dương Tử. Bởi vì, trong phong tục còn giữ lại được đến ngày nay trong dân gian Việt thì Táo Quân không mặc quần. Điều này cũng giống như hàng ngàn năm trôi qua, những con rối nước trong văn hóa dân gian Việt được vẽ cái vạt áo bên phải vậy. Hiếm lắm, trong kho tàng chất những con rối nước cổ bỏ đi, may ra còn những con rối xưa cài vạt áo bên trái. Vậy Táo Quân không mặc quần có ý nghĩa gì trong truyền thống Việt?

Lịch sử Trung Hoa ghi lại: Chính cái quần là của các dân tộc phía Bắc Trung Hoa và không thuộc về y phục Hán cổ. Vào cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc, Triệu Vũ Vương mới đưa cái quần vào làm y phục chính thức của nước Triệu. Và y phục này thích hợp với các chiến binh trong các cuộc chiến liên miên giữa các quốc gia so với vải quây che phần thần dưới trước đó. Sau này chiếc quần mới phổ biến trong thất Quốc và do các chiến binh mặc và trở thánh y phục của Trung Hoa.


Hình người trên trống Đồng Lạc Việt
với mũ có hình đầu rồng(bên phải) và hai dải mũ cao vút.

Qua sự minh chứng và phân tích ở trên, chúng ta cũng nhận thấy rằng: Đằng sau một phong tục cổ truyền của dân tộc Việt - tục cúng "Ông Táo về trời" là cả một sự minh triết liên quan chặt chẽ đến nền Lý học Đông phương - mà từ lâu tôi đã minh chứng - thuộc về nền văn hiến huyền vĩ Việt, một thời huy hoàng ở miến Nam sông Dương Tử. Có thể nói rằng: Không phải ngẫu nhiên mà có sự trùng khớp hợp lý gần như toàn bộ nhứng nét chính của phong tục cúng ông Công, ông Táo với những quan niệm có tính nguyên lý của Học thuật cổ Đông phương. Sở dĩ có sự trùng khớp hợp lý đến kỳ lạ này, chính vì nó là hệ quả của nền minh Đông Phương thuộc về nền văn hiến Việt được đưa vào cuộc sống văn hóa Việt qua phong tục cúng đưa "Ông Công, Ông Táo về trời".

Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây. Khí chính chiếc mũ Ông Công, Ông Táo được bán đầy ở khắp kẻ chợ , thôn quê ngày nay lại là một hình tượng được cách điệu bằng giấy của chiếc mũ các vua Hùng trên trống đồng Lạc Việt:

Kỳ diệu thay nền văn hiến Việt. Mong rằng các thế hệ sau đừng vội quên đi nguồn cội của thời Hùng Vương dựng nước mở đầu cho tập Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến

viethoaiphuong
#16 Posted : Sunday, February 7, 2010 7:10:47 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
CÁC NGÀY TẾT TRONG PHONG TỤC VIỆT NAM

khuyết danh

Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niệm "ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhớ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ...

Giao thừa

Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa. Giao thừa là gì? Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại - mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch.

Ngày Tết của các dân tộc Việt Nam

Nước Việt Nam là một cộng đồng các dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có một kiểu ăn Tết riêng, đôi khi kéo dài rất dài ngày tạo thành mùa gọi là mùa Tết. Mỗi kiểu ăn Tết đều biểu hiện nét đặc trưng văn hoá riêng của dân tộc mình.

Tục Lễ đầu Xuân

Tục lễ Ðộng thổ bắt đầu ở Trung Quốc sau truyền sang Việt Nam. Ðộng thổ nghĩa là động đất, và trong khi động đất phải có lễ cúng Thổ Thần để trình xin bắt đầu động đến đất cho một năm mới.

Tết Thanh minh

Thanh Minh là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đã được người phương Ðông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết Thanh Minh (thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là đầu tháng tư âm lịch tuỳ từng năm).

Tết Ðoan Ngọ

Ở nước ta, Tết đoan ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Ðán. Vì vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Học trò tết thầy, con rể tết bố mẹ vợ... quanh năm cũng chỉ tập vào hai lễ Tết đó.

Tết Hàn Thực

Theo phong tục cổ truyền, ngày mồng 3 tháng 3 tức Tết Hàn Thực, ta làm bánh chay. Tết này có xuất xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông Giới Tử Thôi (một hiền sĩ thời Xuân Thu có công phò Tần Văn Công), bị chết cháy ở núi Ðiền Sơn. Cũng như ngày mùng năm tháng năm tết Ðoan Dương cũng xuất xứ bên Trung Quốc là giỗ ông Khuất Nguyên (đời Xuân Thu, thờ vua Sở Hoài Vuơng) gieo mình chết trôi ở sông Mịch La. Ðành rằng dân ta theo tục đó nhưng khi cúng chỉ cúng gia tiên nhà mình.

Tết Thượng nguyên (Tết nguyên tiêu)

Tết Thượng nguyên (tết nguyên tiêu) vào đúng Rằm tháng Giêng - ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền…. Thành ngữ "Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" xuất phát từ đó. Sau khi đi chùa mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ.

Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy)

Rằm tháng Bảy theo tín ngưỡng là ngày xá tội vong nhân, nghĩa là bao nhiêu tội nhân ở dưới âm phủ ngày hôm đó đều được tha tội. Bởi vậy trên dương thế mọi gia đình đều làm cỗ bàn, đốt vàng mã cúng gia tiên và đồng thời cúng những linh hồn bơ vơ không được ai chăm sóc. Người ta cũng thả chim lên trời, thả cá xuống sông, để làm điều phúc đức. Với Phật giáo, Tết Trung Nguyên là Lễ Vu Lan, ngày báo hiếu song thân và cửa huyền thất tổ. Lễ này dựa trên nội dung kinh “Vu Lan Bồn” do Đức Phật dạy Tôn giả Mục Kiền Liên cách cứu thoát Mẹ ngài là bà Thanh Đề bị đoạ vào địa ngục do ác nghiệp.

Tết Trung thu

Tết Trung thu vào Rằm tháng Tám. Trung thu là Tết của trẻ con nhưng người lớn cũng nhân đây họp mặt, uống rượu, uống trà, ngắm trăng... Thường ban ngày người ta làm lễ cũng gia tiên, tối mới bày hoa quả, bánh kẹo, chè cháo để trẻ con vui chơi, phá cỗ, trông trăng rước đèn... Nhiều nơi còn tổ chức hát trống quân (trai gái hát đối đáp trong tiếng trống đệm nhịp).

Tết Hạ nguyên (Tết cơm mới)

Tết Hạ nguyên vào Rằm hay mồng Một tháng Mười. Ở nông thôn, Tết này được tổ chức rất lớn vì đây là dịp nấu cơm gạo mới của vụ vừa xong - trước là để cúng tổ tiên, sau để thưởng công cầy cấy.

Tết Trùng cửu

Mồng Chín tháng Chín (âm lịch) là Tết Trùng cửu. Tết này bắt nguồn từ sự tích của đạo Lão. Thời Hán, có người tên gọi Hoàn Cảnh, đi học phép tiên. Một hôm thầy Phí Tràng Phòng bảo Hoàn Cảnh khuyên mỗi người trong nhà nên may một túi lụa đựng hoa cúc, rồi lên cao mà tạm trú ngụ. Quả nhiên, ngày Chín tháng Chín có lụt to, ngập hết làng mạc. Nhớ làm theo lời thầy, Hoàn Cảnh và gia đình thoát nạn. Từ xưa, nho sĩ Việt Nam đã theo lễ này, nhưng lại biến thành cuộc du ngoạn núi non, uống rượu cúc - gọi là thưởng Tết Trùng dương.

Tết Trùng thập

Tết của các thầy thuốc. Theo sách Dược lễ thì mồng Mười tháng Mười (âm lịch) cây thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời (Xuân-Hạ-Thu-Ðông) trở nên tốt nhất. Ở nông thôn Việt Nam, đến ngày đó người ta thường làm bánh dày, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc (chứ không mấy quan tâm đến cây thuốc, thầy thuốc).

Tết Táo quân

Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Cứ phiên chợ 23 tháng Chạp, mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bằng giấy và 3 con cá chép làm "ngựa" (chuyện cá chép hoá rồng) để Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông...

Cây nêu ngày Tết

Có nhiều truyền thuyết, ca dao, tục ngữ về tục dựng cây nêu trước nhà của các dân tộc Việt Nam mỗi dịp Tết Nguyên đán, song trong đời sống, nó vẫn lạ lẫm với nhiều người bởi ngày nay tập tục xưa đã không còn nữa. Cây nêu được coi là cây vũ trụ nối liền đất với trời, do tín ngưỡng thờ thần mặt trời của các dân tộc cổ sơ, hàm chứa ý thức về lãnh thổ của người Việt. Dựng nêu ngày Tết là để trừ ma, quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên.

Mâm ngũ quả

Ngày Tết, gia đình nào cũng có mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên, ông bà. Mâm ngũ quả bên cành đào, câu đối đỏ, bức tranh Tết, bánh chưng xanh... tạo nên khung cảnh ấm áp của mỗi gia đình khi Tết đến xuân về. Không biết phong tục này có từ bao giờ, phải chăng vì đất nước ta vốn bốn mùa hoa trái, nhất là vào mùa Xuân hoa quả càng rộ. Hoa qủa là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc Xuân càng quý. Dâng lộc trời, cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu Xuân thật là một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn.


viethoaiphuong
#17 Posted : Monday, February 8, 2010 8:03:11 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Đầu năm xông đất

(TN/BacKy54) Theo vòng quay của càn khôn, bốn mùa thay nhau. Mùa đông lạnh lẽo vừa qua để nhường chỗ cho mùa xuân ấm áp báo hiệu cái Tết đang cận kề.
Nếu chữ Tết bắt nguồn từ chữ “tiết” tức thời tiết của đất trời thì tuy trong năm có nhiều "lễ tiết" nhưng cái Tết quan trọng nhất được xem như quốc lễ của chúng ta chính là Tết Nguyên đán.

Nguyên đán có nghĩa là buổi sáng đầu tiên của năm, lúc mọi thứ đều được bắt đầu, mới mẻ tinh khôi. Chính vì vậy mà sau thời điểm giao thừa lúc 12 giờ đêm cuối năm (âm lịch), bước vào những giờ phút đầu tiên của năm mới người Việt Nam từ xưa rất coi trọng tục “xông đất đầu năm”.

Người “xông đất”, gọi theo miền Bắc hay “đạp đất” theo miền Trung tức người khách đầu tiên bước vào cửa nhà ta sau giờ khắc giao thừa. Theo quan niệm dân gian, người xông đất có ảnh hưởng quan trọng đến hậu vận của cả nhà trong năm mới. Người ta có thể nhìn người khách đầu năm này mà đoán công việc làm ăn, sự rủi may trong cuộc sống của gia đình. Thế nên các cụ ngày xưa rất vui mừng khi được những người có tên hay, đẹp như Cát, Lộc, Kim, Ngân, Phúc, Thọ, An Khang… xông đất nhà mình trong ngày đầu năm mới. Tốt hơn nữa là những người có số phận hanh thông, thành đạt, viên mãn trong cuộc sống.

Có thể nói qua tục “xông đất” đầu năm này ta có thể thấy được khát vọng về sự thịnh vượng, an khang của người xưa khi bước sang năm mới. Từ mơ ước đó nên có nhiều gia đình cứ đóng chặt cửa buổi sáng mồng một Tết, đợi đến khi có người được xem là có thể đem may mắn đến mới chịu mở cửa nhà. Thậm chí có nhà còn nhờ những bạn bè có tên tốt hay có danh phận, sự nghiệp "ngon lành", gia đình hạnh phúc đến “xông đất” sớm cho nhà mình. Sướng nhất mấy ngày này là các vị tên Tài, Phúc, Lộc… đi đến đâu cũng được chào mời rôm rả, ai cũng muốn kéo vào nhà mình để “lấy hên”! Và, dĩ nhiên cũng không ít trường hợp bi hài ngày đầu năm bởi những vị khách không mời mà đến khiến cả nhà cứ nơm nớp sợ “xui” cả năm.

Theo cùng thời gian, những phong tục tập quán xưa có nhiều thứ mất đi hoặc mờ dần cùng những thay đổi phát triển của cuộc sống hôm nay. Tục “xông đất” cũng vậy. Dĩ nhiên chúng ta vẫn còn nói về nó, vẫn đi xông đất nhà bà con, bạn bè. Nhưng đa phần như một niềm vui nho nhỏ ngày Tết chứ không nặng chuyện may rủi, hậu vận như trước đây. Vì vậy cả người xông đất và nhà được xông đất đều thoải mái, nhẹ nhàng. Dẫu sao thì những người có tên Hỉ Lạc, Cát Tường hay Phúc, Lộc, Thọ gì đó chắc sẽ được hoan nghênh hơn phải không?

Ngày Tết Nguyên đán, nghĩ về tục xông đất đầu năm để càng cảm thông cho khát vọng muôn đời của nhân dân ta khi trời đất vào xuân: Khát vọng thịnh vượng, an khang, hạnh phúc!

Từ Net

viethoaiphuong
#18 Posted : Wednesday, February 24, 2010 9:46:21 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Thiếp kể chàng nghe:

Truyện bánh Dày, bánh Chưng





Anh yêu, quê nhà hôm nay đã là tối mồng một Tết, còn nơi xứ lạ “Tạp Chủng Quốc” này, mới là sáng mồng một thôi.

Hồi tối, em và đám bạn đi chùa, vừa lễ Phật vừa xin chút lộc, đồng thời lắc một quẻ xăm xem năm nay vận số hên xui ra sao, công danh sự nghiệp thế nào, và nhất là thiếp có mau được gặp chàng không? Nói để anh mừng, quẻ lên tốt lắm nha anh, nhưng anh phải ráng cầu Trời khấn Phật thêm nữa đó, mới mong gặp được gót hài của em. Trước khi ghé chùa, tụi em có vô thăm Hội Chợ Tết do Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam, Nam Cali tổ chức. Gớm, người đi đông như trẩy hội, nam thanh nữ tú dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước, áo quần như… mới trả tiền ở trong mall ra. Dù đi với mấy bạn, nhưng, trông người lại nhớ đến ta, tự thấy mình cô đơn trong lòng nên ước chi chàng có mặt ở đây để cùng thiếp sánh bước. Hạnh phúc biết bao chàng nhỉ.

À, mấy cô mấy cậu trong Tổng Hội Sinh Viên tuy xa quê từ nhỏ, hoặc có người sanh bên đây, nói tiếng Việt còn bập bẹ lắm, vậy mà chu đáo ra phết: trên bàn thờ tổ tiên cũng lư hương, hoa quả, rượu trà, đèn nến, ngạc nhiên nhất là còn có cả bánh dày, bánh chưng nữa, làm em cũng bớt thấy nhớ quê hương, bớt nhớ anh đi.

Anh đã ăn bánh chưng chưa? Chắc là có. Em cũng đã thủ sẵn ba cái nhỏ bằng lòng bàn tay, dễ thương lắm. Thêm một đòn bánh Tét nhân chuối, năm cái bánh dày nhỏ xíu kẹp chả chiên, một cây chả lụa, một giò thủ, hai cây chả chiên, một vỉ nem chua, thêm mớ chè đủ loại cộng với trái cây (chưa kể hộp mứt và khô bò nữa). Vậy là ba ngày Tết này anh khỏi lo em chết đói ở cái xứ tư bản dãy chết này nha anh. Anh và các bạn anh đừng vội cười mà lầm, em vẫn thon thả và đẹp như nàng Kiều Nguyễn Du, vì tuần ba bốn bận ghé spa nhảy nhót bơi lội ì xèo trong đó, mồ hôi ra như tắm, bao nhiêu mỡ tan hết. Anh đừng lo. Sức mấy mà mấy cô VN bì nổi em. Em còn dấu món võ… yoga thiền nữa đó.

Nhân dịp đầu Xuân, thiếp xin kể chàng nghe về ý nghĩa truyện bánh Dày bánh Chưng nha. Truyện xưa kể rằng:

“Vua Hùng muốn truyền ngôi, nên định ngày hễ hoàng tử nào tìm được lễ vật thích đáng nhất dâng cúng Tổ Tiên, thì được làm vua.

Trong khi các anh em bôn ba đi khắp nơi tìm của quý vật lạ, thì hoàng tử Tiết Liêu lại chỉ tìm quanh quẩn ở nhà. Nhưng một đêm, Tiết Liêu thấy một cụ già quắc thước hiện ra dạy cách dùng gạo làm bánh để cúng. Theo đó, Tiết Liêu gói gạo nấu thành bánh chưng và giã xôi thành bánh dày.

Tới ngày hẹn, Tiết Liêu dâng hai cái bánh và được làm vua.

Từ đó, bánh chưng bánh dày được dùng để cúng tế trong những ngày lễ tết.”

Anh yêu, chuyện bánh dày bánh chưng kể lại việc thi tài để được truyền ngôi vua nên chứa đựng nhiều bài học hữu ích cho những người chăm lo việc nước, tức những kẻ tham dự vào việc thiết kế đời sống quốc dân, mà ta hiểu là những người tham gia chính quyền.

Theo phong tục xa xưa thời phong kiến, ngôi vua thường được truyền cho trưởng nam hoặc hoàng tử nào có công trạng nhất, thường được đánh giá bằng những chiến công hay bằng việc đánh chiếm các nước láng giềng. Ai giết được nhiều người nhất, cướp được nhiều tiền của đất đai nhất, coi như xứng đáng được truyền ngôi vua.

Thế nhưng, chữ nhưng này mới đẹp nha anh, điều kiện để vua Hùng chọn người kế vị không nhắm vào tài múa kiếm bắn cung, cũng không là tài điều binh khiển tướng, cũng không dành cho trưởng nam, mà cho ai tìm được lễ vật ý nghĩa nhất dâng chúng tổ tiên, tức chú trọng tới tài trí cũng như đức độ của con người đứng đầu đất nước, mà không trao phó cho sự may rủi của người trưởng nam.

Anh có nhận ra sự trổi vượt của văn hóa Việt không? Và cũng chính sự khác biệt này đã làm cho nền quân chủ Việt khác hẳn mọi nền phong kiến khác.

Khi đặt ra điều kiện cho các hoàng tử lo việc thờ cúng tổ tiên, là nhằm cho người trị nước, ngày nay là một hoặc nhiều đảng, biết rằng mình không phải là chúa tể, mà trong việc an dân cùng với ông ta, và trên ông ta/đảng ta, còn có các vị khuất mặt, luôn theo dõi mọi việc ông ta/đảng ta làm.

Như vậy, không phải ông ta có toàn quyền quyết định tối hậu mà còn có những vị xét đoán, khen thưởng hoặc quở trách ông, làm cho ông hiểu rằng còn những đấng trên đầu trên cổ mà ông có bổn phận phải lo sợ, không dám làm điều sai trái, tự mãn thái quá, mang ảo tưởng mình là độc tôn xuất chúng, là đỉnh cao trí tuệ, hay là thần thánh, con trời. Ngày nay, những ai là người có tư cách pháp nhân để kẻ cầm quyền phải kinh hãi nghe theo? Đó chính là nhân dân, người chủ thực sự của đất nước, có toàn quyền cầm lá phiếu truất phế nhà hoặc đảng cầm quyền, nếu không đáp ứng được nguyện vọng của toàn dân.

Chính nhờ hạn chế sự tự tôn và lộng quyền này mà suốt dòng lịch sử phong kiến nước ta đã tránh được nạn độc tài chuyên chế thống trị, so với nhiều nước khác, mà vua tôi luôn trên dưới một lòng hầu phát triển và giữ vững bờ cõi, thoát nạn bạo chúa độc tài gian ác, coi mạng dân như cỏ rác, bắt “mọi người vì mình” hay phải phục dịch mình.

Văn hóa Việt đã xác tín rằng trong mọi chuyện liên quan, ảnh hưởng đến những người khác, như làm vua làm quan, đều phải nhờ đến công đức của tổ tiên. Nhờ phúc ấm ông bà mới được làm vua, làm quan. Và qua việc thờ kính tổ tiên, ông cha ta muốn nhắn gởi rằng đất nước được gầy dựng bởi bao công lao, xương máu của cả dân tộc, của mọi người dân, trải hằng trăm đời kế tục nhau. Nhà nước cùng toàn dân phải tiếp nối và phát huy sự nghiệp cha ông, chứ không phải làm quan để vui chơi, đàn đúm hưởng thụ.

Vua Hùng đặt ra việc “tìm kiếm” lễ vật thích đáng nhất để truyền ngôi, tức phải vận dụng tối đa tài trí, sự khôn ngoan sáng suốt để đạt mục tiêu, chứ không phải “bê nguyên con” một chủ nghĩa ngoại lai nào về bắt dân xài! Và “lễ vật” cũng phải thể hiện lòng thành kính và tâm tư cuộc sống của người dâng cúng, tức phải phản ánh đầy đủ quan niệm an dân thịnh nước đúng đắn nhất, biết rõ việc nước nhất, của một ông vua.

Sự việc các hoàng tử đổ xô “đi khắp nơi” tìm kiếm lễ vật, đã chứng tỏ lòng nhiệt thành của họ, nhằm hoàn thành sứ mệnh ban ra. Nhưng, nhìn ở khía cạnh khác, họ ít quan tâm tới những gì có sẵn trong nước, trong đời sống quốc dân, mà cho rằng những gì ngon ngọt đều ở nơi khác. Tiết Liêu, ngược lại, chàng chỉ tìm quanh quẩn “ở nhà”, tức chàng tin tưởng và nghiệm ra rằng muốn an dân thịnh nước thì phải nhìn vào chính cuộc sống nhân dân.

Và nhờ vậy, chàng được ưu đãi, được “Cụ Già quắc thước” hiện ra chỉ dạy cho chàng.

Cụ già đó là ai anh biết không?

Ở truyện Tiên Rồng, cha rồng đã dặn rằng, “khi cần thì gọi, ta về ngay”; ở truyện Phù Đổng, vua Hùng đã lập đàn cầu Tổ, và tổ đã về giúp (thiếp xin hẹn sẽ kể chàng nghe các truyện này sau nha). Còn ở đây, Tiết Liêu suy tư về việc nước, thì lại được cụ già hiện ra. Chàng ý thức được nhiệm vụ khó khăn và trọng đại của người làm việc nước, đã lòng thành cầu khẩn Tổ về giúp. Và tổ đã hiện ra qua hình ảnh cụ già kia. Cụ già là biểu tượng của hồn nước, của sức sống và tinh hoa văn hóa dân tộc.

Các hoàng tử đã đi khắp nơi để tìm kiếm sơn hào hải vị xa xôi, nhưng cụ già lại dạy Tiết Liêu “dùng gạo” làm bánh. Gạo là thức ăn thường ngày, có gì là quý phải chăng anh? Không. Gạo quý không phải vì hiếm hoi hay hào nhoáng, mà vì là thức ăn chính của người dân mà vua quan phải biết đến và phục vụ nhu cầu chính yếu của dân, và phải biết rõ thực trạng của nước.

Cụ dạy làm bánh chưng bằng cách gói gạo thật chặt trong lá xanh, tức dặn vua quan phải giúp dân kết tụ chung sống trong xanh tươi của ruộng đồng phì nhiêu. Rồi phải chăm sóc chu đáo cho lửa hồng tình nghĩa yêu thương luôn hừng cháy để hạt gạo dâng trào nhựa sống thành dẻo thơm ngon ngọt, tức vua quan phải giúp người dân gia tăng sức sống và dính chặt vào nhau, hợp nhất thành một khối đó anh. Có như vậy bánh mới nền, mới không bấy và thơm ngon, biểu tượng cho cuộc sống thanh bình và đất nước thịnh trị.

Cụ còn dạy Tiết Liêu muốn làm bánh dày thì phải đồ xôi cho khéo, giã cho thật nhuyễn, cho hạt xôi trộn lẫn, quánh lại với nhau. Khi đồ xôi cho chín, tức khi cuộc sống muôn dân đã đầy đủ ấm no, còn phải giã cho hạt xôi hoà lẫn vào nhau, nhằm làm mọi người chia sẻ cùng một cảnh sống. Có nghĩa là vua quan phải biết dùng luật pháp để giảm bớt những mất cân bằng trong đời sống quốc dân; phải sửa trị, ngăn cản những kẻ đục khoét của công, làm hại cuộc sống chung, và còn phải tạo cơ hội đồng đều cho mọi người dân tham gia việc nước.

Anh ơi, còn gì thích đáng hơn Tiết Liêu, biểu tượng cho những người làm việc nước, tức các nhân viên chính quyền, dâng lễ vật biểu trưng tài thịnh quốc an dân? Còn gì đảm bảo hơn lễ vật dâng cúng Tổ Tiên được chính Cụ Tổ chỉ dẫn cách thức chuẩn bị và thực hiện? Tiết Liêu đã tâm thành thực thi. Và chàng xứng đáng được truyền ngôi vua.

Anh xem, chỉ một câu chuyện nhỏ thôi mà chúng mình học được biết bao là bài học trị nước, an dân. Đi tìm đâu cho xa xôi phải không anh? Anh và các bạn hãy ráng học thuộc rồi truyền bá ra nhen.

Thiếp thương và nhớ chàng ghê lắm. Hôn chàng.

(Viết và phỏng theo sách “Kinh Việt” của tác giả Nam Thiên, Hoa Tiên Rồng phổ biến)

© Lý-Trần Anh Thư

viethoaiphuong
#19 Posted : Thursday, December 23, 2010 3:08:21 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tục Lệ Đầu Năm.


Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa.
Giao thừa là gì? Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch.

* Lễ trừ tịch
Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt nam theo cổ lệ có làm lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

* Cúng ai trong lễ giao thừa
Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.
Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.

* Sửa lễ giao thừa
Người ta cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư gia. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển.
Ðến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn. Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.

* Tại sao cúng Giao thừa ngoài trời
Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật...Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi thứ khổ.
Các cụ hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được) thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà Trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.
Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà..

* Lễ cúng Thổ Công
Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa.

* Mấy tục lệ trong đêm trừ tịch
- Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện.
- Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.
- Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.
- Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là "lấy lộc" của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.
- Hương lộc: Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình hương bàn thờ nhà mình.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.
- Xông nhà: Thường người ta kén một người "dễ vía" trong gia đình ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và ngưòi này sẽ tự "xông nhà" cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi.

Nguồn : tuviglobal.


viethoaiphuong
#20 Posted : Sunday, December 26, 2010 5:12:13 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

LỄ HỘI NGÀY XUÂN CỦA DÂN TỘC CHÀM

THINH QUANG

Văn hóa Việt Nam là một trong cơ tầng văn hóa nguyên thủy của vùng Đông Nam Á. Theo Đông Nam Á Sử Lược của D.G.E. HALL thì Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa và một chừng nào đó của Ấn Độ. Chính hai dòng văn hóa Ấn-Hoa đã tích cực tranh giành nhau đem ảnh hưởng của mình xâm nhập vào đời sống của dân tộc Việt Nam từ thời đại xa xưa.

Kể từ khi có sự hiện diện của người Bồ Đào Nha vào cuối thời đại trung cổ tại vùng Đông Nam Á thì nền văn hóa ở đây chia ra thành hai lĩnh vực, chịu ảnh hưởng của Ấn – được gọi là Ngoại Ấn – (L Inde Exterieure) – trong đó có cả Việt Nam và các quốc gia khác nữa như vương quốc Ấn Độ hóa, Chiêm Thành v.v... Chiêm Thành cũng còn gọi là Chămpa, là một quốc gia có từ thời cổ đại, ngày nay là vùng Trung và Nam Trung Việt. Cư dân của Chiêm Thành thuộc ngữ hệ Mã Lai – Nam Đảo. Từ những năm đầu Công Nguyên Chămpa đã thành lập các tiểu quốc Lâm Ấp và Panduranga. Mãi đến thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ 15 mới thống nhất được các tiểu quốc vào thành vương quốc Chiêm Thành có diện tích kể từ phía Bắc tức các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Nha Trang, Phan Rang và Phan Thiết (tức Bình Thuận). Kinh Đô Chiêm Thành không ở nguyên một nơi mà đã thiên đô đến nhiều nơi như Trà Kiệu, Po-Nagar, Đồng Dương (Quảng Nam), Chà Bàn tức là Vijaya thuộc tỉnh Bình Định. Sở dĩ nhiều lần thiên đô như vậy vì luôn luôn xảy ra nhiều diễn biến phức tạp với các nước láng giềng. Do các biến cố này khiến cho biên cương bờ cõi bị thu hẹp dần.

Đa phần các cuộc chiến diễn ra giữa Việt Nam và Chiêm Thành, tuy vậy từng có một thời kỳ hai quốc gia láng giềng này liên minh về mặt quân sự chống trả lại sự xâm lược của quân Nguyên. Tưởng đâu, sự liên kết như vậy được đời đời bền vững, nhưng rồi bắt đầu cuối thế kỷ 14 dẫn đến nửa đầu thế kỷ 15, hai nước bắt đầu lạnh nhạt dần, để rồi vào những năm 1471-78, vua Chế Bồng Nga sau khi huấn luyện được các đạo binh hùng mạnh tiến quân đánh nước Đại Việt. Đến năm 1471 Lê Thánh Tông xua đại binh tấn công Vijaya. Sau đó Chiêm Thành bị suy yếu dần và bị chia thành ba tiểu quốc. Mãi đến năm 1693 thì đất nước này bị hoàn toàn sát nhập vào lãnh thổ Đàng Trong của Chúa Nguyễn. Tưởng cũng nên biết nền kinh tế của Chiêm Thành là cổ xúy việc trồng lúa nước, đặc biệt phát triển về thủy lợi và gỗ trầm hương... Dân Chiêm tôn sùng vua chúa như thần thánh! Về phong tục tập quán họ thuộc chế độ mẫu hệ. Văn hóa phong phú có phần chịu ảnh hưởng với nền văn hóa Ấn Độ. Chiêm Thành có văn tự riêng, và có cả lịch pháp riêng... Về tôn giáo đa phần theo đạo Hindu, đạo Phật và đạo Hồi. Nghệ thuật điêu khắc được xem là phát triển. Các tượng điêu khắc gồm tượng Thần, Phật, Tiên Nữ và Vũ Nữ... Đặc biệt là các Tháp Chàm ngày nay vẫn còn, xem là công trình tuyệt mỹ hiện còn dọc theo quốc lộ 1...

Nghệ thuật điêu khắc Chàm nói lên được sắc thái độc đáo của một nền văn minh có sức sáng tạo tuyệt vời. Quả thật Chiêm Thành xứng đáng là một quốc gia có sắc thái đặc thù của một dân tộc, có biên cương, bờ cõi, có một nền văn hóa riêng tư, cùng nằm trong một khu vực cùa các quốc gia Đông Nam Á.

Theo nhà biên khảo nổi tiếng – ông Hall – đã khuyên những nhà viết sử cũng như các biên khảo gia là không nên quá chú trọng về vai trò của nền văn hóa du nhập từ bên ngoài mà xem thường nền văn hóa bản xứ...

Trong hai dòng văn hóa Ấn-Hoa du nhập vào đất nước Việt Nam, thật ra văn hóa Ấn Độ không gây ảnh hưởng được mấy với dân chúng bản địa, trong lúc đó văn hóa Trung Hoa lại dễ dàng hòa nhập trên mọi lĩnh vực, chẳng những trong đời sống của xã hội mà còn luôn cả về phương diện chính trị nữa. Nhưng đối với dân tộc Chàm khó lòng các dòng văn hóa ngoại lai xâm nhập được dễ dàng.

Quả thật Chiêm Thành tuy không hoàn toàn khác nhau với các quốc gia Đông Nam Á, nhưng nó có những sắc thái đặc biệt riêng rẻ, chứng tỏ rằng dân tộc này có một nền văn hóa hoàn toàn độc lập! Cứ theo Đông Nam Á Sử Lược – các nhà khảo cổ gần đây ! Cứ theo Đông Nam Á Sử Lược – các nhà khảo cổ gần đây tìm thấy qua những di tích hiện còn nguyên vẹn tại miền Trung và miền Đông Nam phần Việt Nam với những Tháp Chàm, những bia đá, hình tượng của các Nữ Thần... nằm rải rác suốt dải đất nổi tiếng có lắm hồn thiêng của mà Hời.

Có nhiều tập tục mà các nhà khảo cổ tìm thấy như tục chôn người đã quá cố chẳng hạn. Như tại cánh đồng Chum ở Lào có tục táng trong chum vại, tất nhiên là họ đặt trong tư thế ngồi, tại cồn cát Sa Huỳnh cũng có tục y như vậy. Họ xem các chum vại là một loại quan tài bằng đất nung. Ngoài ra họ còn dùng cả thân cây khoét lỗ làm hòm, song không bằng như các thi hài chôn trong các chum vại, cho dù trải bao nhiêu niên đại đi nữa các hài cốt vẫn còn nguyên vẹn.
Vừa rồi các nhà khảo cổ phát hiện cả "Cánh Đồng Chum" tại một vùng đất nước Lào. Sự phát hiện này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Bản tin loan đi được viết như sau: "Toán bộ số chum của Cánh Đồng Chum nằm rải rác trên địa phận tỉnh Xieng Khouang của Lào. Theo số liệu của những nhà khảo cổ, hiện nay số chum khổng lồ tìm được vào khoảng 700 chiếc. Điều đặc biệt ở những chiếc chum này là ở khối lượng và kích thước của chúng. Những chiếc chum được làm từ đá cẩm thạch, đá ong, đá vôi với hình dạng khác nhau: miệng lồi, miệng tròn và nặng trung bình 6 tấn, đường kính 0.8m và cao tới 2,5m. Sau khi được đo carbon, số chum khổng lồ này được xác định có niên đại cách ngày nay khoảng 3,000 năm..."

Xin nhắc lại: "Vào khoảng năm 1932, tại Sông Vực còn gọi là Sông Hồng, hay Sông Vực Hồng – dòng sông nhánh chảy từ Sông Cái tức Sông Vệ đổ về ngang qua các Bến Cây Xanh, xã Tân Quang, nơi có khu Rừng Cấm nổi tiếng lắm chuyện ma quái. Qua khỏi Tân Quang đổ về địa phận xã Phước Long và suốt cả chiều dài của làng Hà Khê giáp ranh với phố nhỏ Thu Xà... người ta đã phát hiện ra được nhiều chiếc chum nằm sâu dưới lòng đáy vực. Vì địa bộ này thuộc khu tiểu nhượng địa được cai quản của viên Đồn Tây Thu Xà, trực thuộc tòa Sứ Pháp, nên ngay sau khi được báo cáo, các toán lính Tập và Khố Đỏ được phái đến ngăn chặn không cho dân địa phương bén mảng đến gần bờ sông Vực – nơi có các Chum nung thuộc thời cổ đại".

Trong số Chum được vớt lên có chứa kim loại (có tin đồn là vàng thẻ) và cũng có một số chum chứa cả hài cốt người. Tất nhiên những hài cốt đó là của người Chiêm Thành, vì Quảng Ngãi là một trong các tỉnh thuộc lãnh thổ Chămpa. Không những chỉ riêng Sông Vực mà tại ngay khu Rừng Cấm ở xã Tân Quang, vào năm 1930 dân chúng địa phương cũng phát giác được một số "Chum Vại" chôn sâu dưới cánh rừng bứa. Theo sự loan truyền của Phủ Tư Nghĩa lúc bấy giờ thì các chum họ phát hiện đó chỉ toàn là hài cốt của người bản xứ. Cũng có nhiều nhiều nguồn tin đưa ra khác biệt nhau, là các chum vại tại khu Rừng Cấm này chứa toàn các của quý của hàng quan lại từ triều Chế Bồng Nga cất giấu!

"Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chính thức về xuất xứ của cánh Đồng Chum, điều đó càng tạo cho cánh Đồng Chum một sức hút mảnh liệt của những bức màn bí ẩn che phủ. Cánh Đồng Chum đã bị tàn phá nặng nề trong cuộc chiến, bị phi cơ Hoa Kỳ rải bom xuống biên giới Việt Lào. Với những giá trị khảo cổ đặc biệt và được coi là dấu ấn của một nền văn minh đã mất, đáp ứng tiêu chí 111 trong Luật Di Sản Văn Hóa Thế Giới."

Theo bài báo gần đây cho biết:... "Cánh Đồng Chum đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2001. Sau ba thiên niên kỷ giữa mưa dập gió vùi, thời gian và chiến tranh khắc nghiệt, cánh đồng Chum vẫn sừng sững trở thành biểu tượng của đất nước Triệu Voi".
Ngoài ra họ còn có các lễ khác dành cho người qua đời, như lễ "bỏ mả", lễ "dựng nhà mồ" các dân tộc thiểu số các nước Đông Nam Á đều có lối tổ chức tương tự như vậy. Điểm này chứng tỏ các cư dân của toàn thể vùng Đông Nam Á đều có tập tục chẳng có gì khác nhau mấy, chứng tỏ họ có cùng chung một cơ tầng văn hóa nguyên thủy từ hàng ba nghìn năm nay hay còn có thể lâu hơn.

Nói về nền văn hóa Bắc Sơn và Hòa Bình ở Bắc Việt, nhà biên khảo Hall đã phân tích ghi nhận như sau: "... Còn nhiều di tích chứng xác cho nên văn hóa thuộc thời Trung thạch còn lưu lại đến ngày nay. Người ta gọi là văn hóa Bắc Sơn và Hòa Bình (Bắc Việt), lấy tên hai tỉnh, nơi mà người ta tìm ra nhiều nhất những dụng cụ làm bằng đá trong thời ấy. Đặc biệt của những khí cụ làm bằng đá này là chỉ được mài một bên mà thôi. Với dụng cụ này, người ta còn tìm thấy bát, chén làm bằng xương người tìm thấy, được ghi nhận là thuộc một giống người nhỏ nhắn, da đen, chủng tộc Mọi Úc. Veddoid – tìm thấy ở bán đảo Ấn-Hoa, di tích của một dân tộc cổ Mã Lai, Melanosoid".

Các cư dân của khu vực Đông Nam Á thuộc nhiều dân tộc khác nhau, sống xen kẽ và gồm nhiều nhóm ngôn ngữ như Nam Đảo (autronesien) nhóm Hán-Tạng (Sinotibetain), nhóm Tày Thái (Tai), Nam Á Autroasiatique, nhóm Việt Mường, nhóm Travidien, nhóm Ấn Âu (Indo-Europien)... Tộc đa số sinh sống ở đồng bằng còn thiểu số thì ở các vùng cao như núi non, nương đồi v.v...

Nhiều bằng chứng cho thấy cư dân của các sắc tộc ở Đông Nam Á, tập quán, phong tục giống nhau. Tục uống rượu cần vẫn còn thấy ở các sắc dân miền núi: Tây Miến Điện là người Chin, Tây Bắc nước ta thì đồng bào Thái, Tây Nguyên người Ê Đê, Bornéo người Dayak v.v... Tục ở nhà sàng cũng vậy, đồng bằng ngày nay không còn tục này, song tại các vùng núi non vẫn còn giữ nguyên nề nếp truyền thống của họ...

Cứ mỗi lần nắng mới chan hòa trên mọi nẻo là y như các lễ hội gắn liền với con người từ bao nhiêu đời được dịp bộc phát. Không phải chỉ riêng có người Chàm hay các dân tộc Việt, Miên, Lào đón rước năm mới mà bất cứ dân tộc nào dù Tây hay Đông cũng đều vui đón cảnh Xuân sang. Các lễ hội được bày ra để mọi người vui đùa thỏa thích mà quên đi những ngày đầu tắt mặt tối vì sự sống hàng ngày. Như tại Ấn Độ chẳng hạn – ở vùng Mathura cách thủ đô Delhi lối 150 cây số, dân chúng cứ vào dịp xuân về là y như họ vui mừng đón Tết một cách nhiệt tình.

Tại Mathura – một vùng cách thủ đô Delhi xứ Ấn 150 Km về phía Nam, nơi đây nổi tiếng là người dân khao khát đón mừng Mùa Xuân mới một cách nhiệt thành. Dân chúng ở đây quan niệm là Mùa Xuân là mùa của Tình Yêu, của muôn hoa đua nở, của lộc mới đơm cành, của nước trong lành ngọt lịm và... của cả một sự ấm no tràn đầy khắp bốn phương trời... đầy bướm lượn ong vờn, cũng như hàng bao nhiêu tiếng chim líu lo ca hót v.v...

Người Chiêm Thành trước kia đón xuân sang bằng những tiếng kèn thánh thót, tiếng trống vang lên dậy đất trời, cùng với những vũ điệu của toàn thể dân chúng dâng lên trong lễ đón thần Krishna, là thần Ái Tình... Đây là mùa của đàn bà trả thù đám mày râu cho bằng thích! Nếu bạn có dịp đến Tây Ban Nha trong dịp mùa lễ hội ngày xuân tại Huelva, nơi từng thu hút hàng triệu con người mê vũ từ năm châu bốn bể và ngay luôn cả trong nội địa của xứ sở "nhảy bò" này, sẽ thấy cái chơi cho thỏa chí tang bồng nó ra làm sao! Chắc chắn là lúc ấy các bạn sẽ nhìn thấy những con tuấn mã cao bằng cả một tòa nhà sáu tầng. Bạn có thể tin được không? Có thật vậy. Nhưng đó chỉ là con tuấn mã làm bằng loại bìa cứng và sơn phết trong y hệt như con ngựa tía,.. xanh lè lè... Các chú tuấn mã này được khiên ra từ sáng sớm tinh sương, để cho dân chúng khắp nơi chiêm ngưỡng, đợi đúng nửa đêm ngày 19 tháng 3 thì bắt đầu châm lửa đốt. Ngọn lửa lúc bấy giờ được xem là ngọn lửa có sức mạnh linh thiêng... có thể ban phát cho thiên hạ đến với nó nhiều ơn phước lớn. Chuyện gầy đám lửa hồng cho ngùn ngụt bốc lên cao, là nhiệm vụ của đám thanh niên được dịp phô bày tài trí và lòng dũng cảm của mình để mong... được lọt vào mắt xanh xủa những nàng thiếu nữ từ bốn phương kéo lại chiêm ngưỡng.

Ngoài chuyện "hỏa thiêu tuấn mã", còn có trò chơi "Tháp Người" của các chàng thanh niên thi tài công kênh nhau tạo thành một cái tháp cao đến hơn 10 thước. Đặc biệt là bên trên đỉnh tháp là một cậu bé lên sáu hay bảy tuổi. Trò chơi xây tháp bằng người được thiên hạ xem là biểu tượng của lòng dũng cảm. Tuy nhiên, trong các lễ hội tại nơi này đều không bằng so với lễ "ném cà chua" ở thị trấn Bunol mà người Tây Ban Nha thường gọi là Tomatina.

Ngày xa xưa người Chămpa cũng có những lễ hội na ná như vậy. Họ không có tháp chuông của nhà thờ để ra lệnh xuất phát trò chơi, nhưng họ được người già làng đánh vào trống đồng treo ở xế tháp của làng. Thời gian hành lễ vui chơi này cũng chẳng khác như Tây Ban Nha, người Chămpa cũng đợi đến khi Mặt Trời đứng bóng là vị chi vị bô lão này phát lệnh. Đồng thời tiếp theo đó là hàng ngàn tiếng chuông, tiếng trống, tiếng phèng la, tiếng chụp chõa vang dậy liên hồi. Thế là đám đông già có, trẻ có, gái có, trai có, già sồn có, già cụp rụp cũng có, đều đổ xô nhau ra nhảy múa vũ điệu mừng Xuân. Lúc bấy giờ không còn phân biệt già trẻ gái trai, tôn ti trật tự, bất chấp bắt gặp ai ngay trước mặt là ôm nhau nhảy múa.

Người Chiêm thành thời cổ đại cũng có "lễ gieo hạt" như dân làng Arou ở Châu Phi. Đây là loại lễ độc đáo, kéo dài hai ngày, thay vì tại Phi Châu thường kéo đến 5 ngày như vậy. Người Chiêm Thành cũng tin tưởng như dân Phi Châu, đến ngày lễ này, tin là thần linh nhập vào hạt giống luôn cả vào những hạt nước mưa được xem là những giọt nước cam lồ. Lễ này cữ hành xong là được xem như là mùa màng năm ấy sẽ bội thu, nước nôi năm này ngập đầy ruộng lúa. Người Chiêm Thành đều ra sức nhảy múa, nhảy càng dẻo dai, càng ấm no, càng mạnh bạo càng khang an, trường thọ... Ngày lễ này họ không cần phải nhảy đẹp mà chỉ đòi hỏi nhảy sao cho dẻo dai, cho mạnh bạo. Các vị già làng thì tìm kiếm những câu hát hay để hát lên cho mọi người thưởng thức, họ có những câu cùng nghĩa với với dân ca cổ Hung Nô, như sách Hán Thư đã ghi:

"Nhật xuất nhi tác,
Nhật nhập nhi tức.
Tạc tỉnh nhi ẩm,
Canh điền nhi thực,
Để lực ư ngã,
Hà hữu tai."

Có nghĩa:

"Mặt trời mọc thì làm việc,
Mặt trời lặn thì nghỉ.
Đào giếng lấy mà uống,
Cày ruộng lấy mà ăn.
Sức vua giúp ta
Thì không hề có..."

Hay bài:

Vong ngã Yên Chi Sơn,
Sử ngã phụ nữ vô nhan sắc.
Vong ngã ki liên sơn,
Sử ngã lục súc bất phiền tức.

Có nghĩa:

Làm mất núi Yên Chi Sơn,
Khiến cho phụ nữ chúng tôi mất đi nhan sắc,
Làm mất núi Kỳ Liên Sơn,
Khiến cho súc vật của chúng tôi,
Bớt đi đông đảo...

Cũng như Tây Ban Nha, người Chiêm Thành cổ xưa thích ăn bận áo quần đủ màu sắc rực rỡ. Đây là dấu hiệu của sự phong phú, sung mãn. Hô có những điệu vũ "Mặt Trời Chói Chang", và "Mặt Trăng Âm Thầm", họ cũng lắm điệu vũ như muôn vì tinh tú v.v... Họ có lễ "Đâm Trâu" – ngày nay tục này còn thấy ở Tây Nguyên. Sau đâm trâu là lễ đeo mặt nạ vũ điệu... Cũng có một vài lễ giống hệt như của Iran mà ta thường nghe là lễ Now Rouz tức là lễ "Đón Tất Niên". Tại xứ sở Iran thì có khác hơn, các bà, các cô, từ hai tuần trước khi mở hội đón Tết, kéo nhau ra phố để... nghe lén chuyện thiên hạ mà suy ra... về hậu vận của mình, khác với dân Trung Hoa và Việt Nam ta là bói toán, xem Tử Vi để tò mò đoán thử hậu vận mệnh của mình trong năm.

Người Chiêm Thành có nhiều điệu múa được khắc trên các bia đá thật điêu luyện. Như các bức tranh "Người múa đài thờ Mỹ Sơn", Thần Siva, Mỹ Sơn, Siva múa, Bích La, Siva Vũ Phong Lệ, Trà Kiệu, hay nàng vũ nữ Trà Kiệu.

Điệu múa mà người Chàm ưa thích nhất là điệu: "Mã Vũ" tức "Múa Ngựa" (Riding on horse) đặc biệt tại Quảng Ngãi, làng Chánh Lộ có tượng điêu khắc "Uma Vũ" (Uma Dancing) có chiều cao 1,64m, khác hẳn với bức tượng Uma Dancing. Po Nagar ở Nha Trang...

Có thể nói Chiêm Thành là một quốc gia có nền mỹ nghệ cao nhất so với các quốc gia Đông Nam Á. Trung tâm cơ cấu của triều đại Chiêm Thành lúc bấy giờ nằm trong tỉnh Quảng Nam. Cũng như về những chuyện thần kỳ huyền nhiệm thì đa phần nằm ở các địa phương Quảng Ngãi, trong đó có khu Rừng Cấm và giữa lòng Sông Vực Thu Xà
Users browsing this topic
Guest
2 Pages12>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.