Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

24 Pages«<21222324>
Nhac & Bảo Tàng tranh ảnh nghệ thuật...
viethoaiphuong
#441 Posted : Wednesday, January 8, 2020 4:04:48 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Paris mở thêm bảo tàng trong năm 2020


Toà nhà "Bourse du Commerce" xây vào năm 1767 được biến thành bảo tàng "Fondation Pinault". REUTERS/Charles Platiau

Trên phương diện văn hóa Pháp, năm 2020 sẽ được đánh dấu bởi nhiều sự kiện quan trọng. Thủ đô Paris sẽ tiếp đón ít nhất là ba viện bảo tàng mới, cộng thêm việc khai trương nhiều không gian triển lãm mở rộng sau đợt tân trang các di sản kiến trúc. Ngoài ra, ba viện bảo tàng cổ kính cũng chuẩn bị mở cửa trở lại sau một thời gian trùng tu.

Sự kiện nổi bật hàng đầu, được giới truyền thông đặc biệt quan tâm là ngày khánh thành Viện bảo tàng Fondation Pinault vào tháng 6 năm 2020. Viện bảo tàng này được đặt tại một tòa nhà đồ sộ có vòm kính lộng lẫy, do hai kiến trúc sư François-Joseph Belanger et Henri Blondel xây dựng vào thế kỷ 18. Trước kia, tòa nhà này là Sở giao dịch thương mại (Bourse de Commerce) nằm bên cạnh nhà thờ Saint Eustache trong khu vực Les Halles.

Cuộc chạy đua giữa hai bảo tàng Vuitton và Pinault

Đây là dự án đầy tham vọng do nhà tỉ phú François Pinault 83 tuổi tài trợ (tài sản của ông được ước tính lên tới 33,4 tỉ đô la). Viện bảo tàng nghệ thuật đương đại này, đồng thời là một trung tâm văn hóa đã được kiến ​​trúc sư Nhật Bản Tadao Ando thiết kế, để tạo ra một không gian trưng bày hoành tráng xứng đáng với bộ sưu tập khổng lồ do nhà tỉ phú Pháp dày công sưu tầm từ nhiều thập niên qua.

Giới phê bình nghệ thuật cho rằng Viện bảo tàng Fondation Pinault một khi được khai trương, sẽ cạnh tranh trực tiếp với Bảo tàng Fondation Vuitton nằm ở rừng Boulogne của nhà tỉ phú Bernard Arnault (tài sản của tổng giám đốc tập đoàn LVMH hiện lên tới 108 tỉ đô la). Bảo tàng Fondation Louis Vuitton nằm ở vùng ngoại ô phía Tây gần Paris. Trong khi Bảo tàng Fondation Pinault, đã cố tình chọn một địa điểm nằm ngay trung tâm Paris, để giành lấy ưu thế trong cuộc chạy đua giữa hai bộ sưu tập có nhiều uy tín.

Cũng vào mùa hè năm 2020, Hôtel de la Marine thời xưa là cơ quan hành chính của Bộ Hải quân tọa lạc ngay trên quảng trường Concorde, sau gần bốn năm trùng tu sẽ mở cửa trở lại, dưới dạng một viện bảo tàng dành các bộ sưu tập nghệ thuật của hoàng gia Al Thani trị vì Qatar. Hôtel de la Marine hoạt động theo mô hình của một không gian triển lãm, và hoàng gia Al Thani đã thuê một phần để trưng bày đồ cổ và tác phẩm nghệ thuật trong vòng 20 năm.

Khởi công xây dựng Bảo tàng "Đại Thế Kỷ"

Một dự án có tầm cỡ khác là kế hoạch khởi công xây dựng Viện Bảo tàng ‘‘Grand Siècle’’ (Đại Thế Kỷ) tên gọi thông dụng của thế kỷ 17, triều đại quân chủ chuyên chế của vua Louis 14, còn được gọi là Vua Mặt Trời (1643-1715). Theo dự kiến, toà nhà lớn hình chữ L có tên là Doanh trại Sully (trước kia được dành cho đoàn kỵ binh của nhà vua) nằm ven bờ sông Seine, ở vùng Saint-Cloud sẽ được sửa chữa để biến thành một viện bảo tàng dành riêng cho thế kỷ 17 và đồng thời trưng bày bộ sưu tập của nhà nghiên cứu Pierre Rosenberg, chuyên gia về trường phái hội họa Pháp thế kỷ 17 và 18 qua các gương mặt tiêu biểu là Nicolas Poussin, Antoine Watteau và Jacques-Louis David.

Về phía các bảo tàng cổ kính đã phải đóng cửa trùng tu trong vài năm qua, có viện bảo tàng Carnavalet chuyên về lịch sử Paris, bảo tàng nghệ thuật thời trang Palais Galliera, phòng triển lãm của Thư viện Quốc gia Pháp (BNF) trên đường Richelieu, bảo tàng Victor Hugo tại quảng trường Place des Vosges. Các địa điểm này đều mở cửa trở lại kể từ đầu năm 2020 trở đi, điểm chung là các không gian triển lãm đã được mở rộng, được nâng cấp với nhiều ứng dụng công nghệ mới.

Sự kiện Paris mở thêm bảo tàng và phòng triển lãm (dù là công cộng hay tư nhân) cho thấy sức hấp dẫn của thủ đô Pháp trên lãnh vực văn hóa. Tuy nhiên, mức độ tập trung các tụ điểm văn hóa có trọng lượng về cùng một chỗ lại tạo ra tình trạng mất cân xứng so với các tỉnh thành lân cận, cũng như các vùng miền xa.

Chênh lệch giữa Paris và các tỉnh thành

Theo bà Célia Vérot, giám đốc điều hành Quỹ bảo vệ Di sản kiến trúc, quả thật là một điều đáng mừng khi các dinh thự đền đài lịch sử được sửa lại thành những viện bảo tàng. Tuy nhiên nên chăng đầu tư vào việc làm sống lại các nhà hát, các bảo tàng gia đình, các biệt thự thời xưa của giới văn nghệ sĩ ở ngoài khu vục trung tâm Paris. Điều đó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế cũng như tạo thêm công ăn việc làm tại những nơi có nhu cầu. Các hiệp hội bảo vệ di sản luôn ủng hộ sự phát triển cũng như thúc đẩy các dự án tại các vùng có nhiều tiềm năng nhưng lại ít được khai thác hay bị bỏ quên.

Cho tới giờ, để tạo thế đối trọng với Paris và như vậy cân bằng lại mức chênh lệch quá lớn giữa thủ đô và các tỉnh thành, nhiều dự án quan trọng như Trung tâm văn hóa Pompidou-Metz, Bảo tàng Louvre-Lens và gần đây hơn nữa trung tâm nghiên cứu Louvre-Liévin (ở vùng Pas-de-Calais), đã lần lượt ra đời. Bên cạnh đó thành phố Marseille đầu tư vào việc xây dựng bảo tàng lớn MUCEM, thành phố Lyon tự hào với Bảo tàng lịch sử tự nhiên Musée des Confluences, thành phố Bordeaux có Cité des Vins. Các trường hợp này cho thấy chính sách chủ động đầu tư của các hội đồng cấp tỉnh, tuy nhiên những nỗ lực ấy vẫn chưa đủ.

Biến khuyết điểm thành ưu thế

Theo ông Jean-Christophe Castelain, giám đốc của tạp chí nghệ thuật Journal des Arts, mặc dù các bảo tàng ở các tỉnh thường xuyên tổ chức nhiều cuộc triển lãm có chất lượng cao, nhưng các cơ chế này vẫn phải luôn nỗ lực cạnh tranh với Paris. Bởi vì những tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất vẫn luôn được trưng bày tại thủ đô, do vậy luôn thu hút sự chú ý của giới truyền thông báo chí. Vậy thì phải nên làm gì ? Theo ông Jean-Christophe Castelain, các địa phương nên biến khuyết điểm của mình thành một thế mạnh : thay vì cố gắng tập hợp các tác phẩm của các tên tuổi lớn để cạnh tranh với thủ đô Paris, họ nên chọn những chủ đề triển lãm bổ sung với những góc nhìn hay cách đọc khác lạ hơn.

Điều này có thể giải thích tại sao Viện bảo tàng Monnaie de Paris, nằm ven bờ sông Seine, đã quyết định "định hướng lại" chương trình triển lãm của mình trong năm nay. Sau nghệ sĩ ‘‘Kiki Smith’’, bảo tàng này ngưng hẳn các cuộc triển lãm nghệ thuật đương đại dựa trên tác phẩm của cùng một tác giả. Và kể từ tháng Ba năm 2020 sẽ giới thiệu các cuộc triển lãm với chủ đề thích hợp hơn với nhiều đối tượng người xem, chẳng hạn như triển lãm nhân sinh nhật lần thứ 60 của anh hùng truyện tranh Astérix.

Tuấn Thảo - RFI - 07/01/2020
viethoaiphuong
#442 Posted : Monday, January 27, 2020 7:25:20 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
(AFP) - Billie Eilish ngôi sao sáng chói trên bầu trời âm nhạc Mỹ.
Trong lễ trao giải Grammy 2020 đêm 26/01/2020 tại Los Angeles, nữ ca sĩ Billie Eilish 18 tuổi đoạt bốn giải thưởng quan trọng nhất của làng nhạc Hoa Kỳ. Đó là các giải dành cho đĩa hát hay nhất (với album When We All Fall Asleep, Where Do We Go ?) ; giải thưởng dành cho tác phẩm có chất lượng thu âm tốt nhất (với Bad Guy) ; giải thưởng dành cho bài hát xuất sắc nhất và giải dành cho tài năng mới trong năm. Billie Eilish là nghệ sĩ trẻ tuổi nhất đoạt cùng lúc bốn giải lớn tại Grammy Awards và mới 18 tuổi, cô đã đánh bại nhiều nghệ sĩ đàn chị từ Ariana Grande, Taylor Swift, Lana Del Rey hay Lady Gaga.

viethoaiphuong
#443 Posted : Thursday, January 30, 2020 9:57:22 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

(AFP) - Pháp : Liên hoan truyện tranh tổ chức tại thành phố Angoulême lần thứ 47 khai mạc.
Từ ngày 30/01 đến 02/02/2020 thành phố Angoulême, miền tây nước Pháp là điểm hội tụ của giới mê thích truyện tranh.Trước giờ khai mạc ban tổ chức trao giải thưởng đặc biệt vinh danh sự nghiệp của họa sĩ Emmanuel Guibert. Ông là tác giả loạt truyện tranh mang tên La guerre d'Alan, lấy nguồn cảm hứng từ một người bạn Mỹ nhiều lần vào sinh ra tử trên chiến trường. Năm 2019, giải thưởng lớn của ban giám khảo festival truyện tranh Angoulême đã được trao tặng cho nữ họa sĩ Nhật Bản Rumiko Takahashi. Bà là một gương mặt nổi bật trong thế giới manga với những tác phẩm như Ranma hay Ngôi nhà của Ikkoku.

viethoaiphuong
#444 Posted : Friday, January 31, 2020 11:26:06 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

(AFP) - Đại lộ Walk of Fame ở Hollywood gắn sao ca sĩ nhạc Rap Mỹ 50 Cent.
Tham dự buổi lễ gắn ngôi sao mang tên 50 Cent trên đại lộ nổi tiếng diễn ra ngày 30/01/2020 còn có Eminem và Dr. Dre, hai người bạn, kiêm nhà sản xuất và những người đỡ đầu của ngôi sao nhạc Rap trong thập niên 2000. 50 Cent, tên thật là Curtis Jackson, là ngôi sao thứ 2.686 trên đại lộ Walk of Famenổi tiếng, thu hút rất nhiều du khách.

viethoaiphuong
#445 Posted : Monday, February 3, 2020 10:09:28 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

(AFP) - Nhà văn Mỹ Mary Higgins Clark qua đời.
Được mệnh danh là « bà hoàng truyện trinh thám », nhà văn Clark qua đời ngày 31/01/2020, thọ 92 tuổi. Theo nhà xuất bản của bà, Simon and Schuster, bà qua đời trong vòng tay gia đình và bạn bè thân thiết. Sau thời kỳ khởi nghiệp khó khăn, nữ nhà văn Mỹ đã viết khoảng 50 tác phẩm, trong đó có tác phẩm, tạm dịch là « Rình rập » giúp bà nổi tiếng từ năm 1975. Sách của bà bán được bán vài trăm triệu bản trên khắp thế giới, trong đó có hơn 80 triệu bản tại Mỹ.


(AFP) – Truyện tranh « Cách Mạng » đoạt giải Dã Thú Vàng. Florent Grouazel và Younn Locard đồng tác giả bộ truyện tranh « Révolution » (tạm dịch và Cuộc Cách Mạng) ngày 01/02/2020 đã được ban tổ chức Liên hoan truyện tranh Angoulême trao giải Dã Thú Vàng (Fauve d’Or). Đây là tập đầu tiên trong bộ truyện tranh đầy tham vọng gồm ba tập dày 336 trang (26 euro) và được dựa theo nhiều nguồn tư liệu. Quyết định này trao giải này cho hai tác giả trẻ còn phản ảnh cho thấy các họa sĩ và nhà viết kịch bản truyện tranh ngày càng khó sống bằng nghề, và mong muốn một sự cải thiện về kinh tế và xã hội.

RFI




viethoaiphuong
#446 Posted : Tuesday, February 4, 2020 9:20:22 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
(Yonhap) - Nhóm nhạc BTS Hàn Quốc đứng đầu bảng xếp hạng tuần thứ 164 liên tiếp.
Như vậy, theo kết quả được đăng trên website ngày 03/02/2020 của tạp chí Mỹ, BTS trở thành nhóm nhạc/ca sĩ giữ vị trí đứng đầu bảng Social 50 của Billboardlâu nhất, đánh bại cả kỷ lục của ca sĩ Canada Justin Bieber, với 163 tuần liên tiếp vào năm 2011. Bảng xếp hạng này dựa theo sức ảnh hưởng trên internet và dựa vào số lượng người đăng ký theo dõi trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter và YouTube.
RFI - 04/02/2020

viethoaiphuong
#447 Posted : Wednesday, February 5, 2020 12:51:36 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Pháp kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Matisse


Tuấn Thảo - RFI - 04/02/2020
Nước Pháp năm nay tổ chức chương trình tưởng nhớ 150 năm ngày sinh của danh họa Henri Matisse. Do ông sinh ra vào ngày 31/12 năm 1869, cho nên các sinh hoạt kỷ niệm đã bắt đầu từ cuối năm qua và sẽ kéo dài trong năm nay, ở các tỉnh cũng như tại Paris kể từ tháng 02/2020.

Tại thủ đô Pháp, Trung tâm văn hóa Pompidou vinh danh họa sĩ người Pháp với một cuộc triển lãm lớn kể từ tháng 5, được xem như là một trong những sự kiện văn hóa quan trọng nhất trong năm 2020. Cuộc triển lãm Matisse tại Beaubourg giới thiệu với công chúng một nghệ sĩ đa tài, sáng tác trong nhiều bộ môn khác nhau.

Ngoài là một họa sĩ sáng tác dồi dào, Matisse còn luôn thử nghiệm tìm tòi. Ông sử dụng nhiều kỹ thuật trong các tác phẩm điêu khắc, thiết kế, in thạch bản, in trên vải hay khắc gỗ, ông sáng tác phối hợp ngôn ngữ màu sắc biểu cảm qua nhiều trường phái khác nhau như tượng hình, trừu tượng, dã thú. Chính cũng vì thế Henri Matisse từng được xem là một trong những nhân vật tiên phong trong nghệ thuật hiện đại thế kỷ XX.

Triển lãm tác phẩm điêu khắc của Matisse

Thành phố Nice nơi yên nghỉ cuối cùng của danh họa người Pháp tổ chức từ 14/02 đến đầu tháng 05/2020 một cuộc triển lãm để giới thiệu các tác phẩm điêu khắc của Matisse. Sinh thời, ông là một trong những cánh chim đầu đàn của trường phái dã thú và từng nổi tiếng nhờ cái tài sử dụng màu sắc trong hội họa, đường nét nguyên sơ mà đầy cảm xúc sâu sắc.Tuy nhiên, công chúng không biết gì nhiều về các tác phẩm điêu khắc của ông.


Có lẽ cũng vì vậy mà nhân dịp này, Viện bảo tàng Matisse thành phố Nice tổ chức trưng bày 84 bức tượng do ông thực hiện trong vòng nửa thế kỷ, từ năm 1900 đến 1950, tức là 4 năm trước khi ông qua đời (năm 1954). Hầu hết các bức điêu khắc được giới thiệu trong cuộc triển lãm lần này đều có quan hệ ít nhiều, nếu không nói là bổ sung hay gợi hứng từ các bức tranh nổi tiếng của Henri Matisse.

Cũng chính tại thành phố Nice mà danh họa người Pháp đã ký tặng vào năm 1951, hai bức tranh cho Viện bảo tàng Cateau-Cambrésis, nơi ông từng sinh ra và lớn lên. Thành phố nguyên quán của họa sĩ gồm khoảng vài ngàn dân nằm cách Valenciennes 28 km và Lille 67 km. Vào thời bấy giờ, ủy ban thành phố Cateau-Cambrésis rất mong thành lập một bảo tàng nghệ thuật hiện đại với các bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật của Cartier-Bresson, Herbin, Claisse, Tériade và dĩ nhiên là của Matisse, nhân vật nổi tiếng nhất trên thế giới đã chào đời tại nơi này.

Viện bảo tàng Matisse ở nguyên quán

Danh họa Matisse đồng ý hiến tặng theo di chúc một số tác phẩm của ông cho thành phố nguyên quán với điều kiện là các tác phẩm của ông được trưng bày trong một nơi đàng hoàng. Rốt cuộc, Hội đồng Cateau-Cambrésis đã khánh thành Viện bảo tàng Matisse vào tháng 11/1952 tại điện Fénelon, một dinh thự được xây cất từ năm 1695 đến 1715. Trước khi ông qua đời năm 1954, Matisse đã chính thức tặng cho viện bảo tàng này một bộ sưu tập gồm 82 tác phẩm. Có thể xem đây là viện bảo tàng mà ông đồng ý cho thành lập lúc ông còn sống.

Nhân 150 năm ngày sinh của Matisse, thị trấn Cateau-Cambrésis đã tổ chức triển lãm với chủ đề "Devenir Matisse", tập hợp 250 tác phẩm của Henri Matisse trong đó có 10 tác phẩm chưa từng được phổ biến song song với 50 tác phẩm của các nghệ sĩ đã từng truyền cảm hứng cho Matisse, từ các danh họa bậc thầy thời trước như Rembrandt hay Delacroix, cho tới những nghệ sĩ cùng thời như Gauguin hoặc Cézanne.

Theo ông Patrice Deparpe, giám đốc bảo tàng Cateau-Cambrésis, ban tổ chức triển lãm đã mất 5 năm trời để tập hợp nhiều tác phẩm quý hiếm về cùng một một nơi, trong đó có các tác phẩm có giá trị mượn từ các bảo tàng có uy tín như Louvre ở Paris hay là MoMA ở New York và bảo tàng Tate ở Luân Đôn.


Triển lãm "Devenir Matisse" trưng bày các tác phẩm có giá trị mượn từ Louvre Paris, MoMA New York và Tate Luân Đôn REUTERS/Luke MacGregor

Qua hàng tựa "Devenir Matisse", triển lãm muốn cho thấy hành trình nghệ thuật của danh họa người Pháp, từ những cảm xúc đầu đời cho tới bước khởi nghiệp, dấn thân vào nghề hội họa. Có thể nói là Matisse vào nghề ‘‘bất đắc dĩ’’. Ông xuất thân từ một gia đình thợ dệt, và khi mắc bệnh phải nằm liệt giường, ông mới khám phá niềm đam mê hội họa. Ông bỏ nghề công chứng viên để đến Paris theo học trường nghệ thuật, một điều hoàn toàn khác xa với nguyện vọng của gia đình ông thời bấy giờ.

Triển lãm cho thấy những tác phẩm đầu tiên của Matise, từ các bức tranh tĩnh vật với những quyển sách luật khoa, hay là những bức phác họa những người phu quét đường hay phu lái cỗ xe ngựa ở Paris thời xưa, Matisse đã dày công học tập với thầy là danh họa Gustave Moreau, người đã từng bảo ông "hãy vẽ cuộc sống" ở trước mắt và chịu khó đi ra bên ngoài xưởng vẽ để quan sát thực tế.

Tuân theo lời dạy bảo của thầy, Matisse học vẽ với ánh sáng tự nhiên và đồng thời người nghệ sĩ trẻ này khám phá tại Louvre các bậc thầy vĩ đại trong làng hội họa. Sau này, khi gặp mặt các nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng lớn trong thời đại của ông như Van Gogh hay Cézanne, Matisse cũng học hỏi rất nhiều từ các ‘‘đồng nghiệp’’ ít ra trong cách dùng ánh sáng. Thế nhưng với thời gian, Matisse đã tự thoát ra khỏi cái bắt chước bậc thầy, hay là làm giống như bạn để tìm ra một hướng đi cho riêng mình để rồi bản thân ông cũng ‘‘Trở thành Matisse’’ (Devenir Matisse), một bậc thầy của làng hội họa.

viethoaiphuong
#448 Posted : Thursday, February 6, 2020 12:34:50 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

50 năm tình khúc "Close To You"

Tuấn Thảo - RFI - 01/02/2020
Chỉ cần những nốt nhạc dạo đầu trỗi lên là giới yêu nhạc biết ngay đó là bài hát gì cho dù ca khúc có được trình bày trong nguyên tác tiếng Anh hay là qua các bản phóng tác tiếng Pháp và tiếng Việt. Tình khúc ‘‘Close To You’’ thuộc vào hạng kinh điển, từng nổi tiếng trên thế gilới qua phần trình bày của nhóm The Carpenters.

Phiên bản cực kỳ ăn khách của hai anh em Karen và Richard (The Carpenters) năm nay vừa tròn 50 tuổi, bài hát từng được phát hành vào tháng 5 năm 1970. Trong nguyên tác ca khúc "(They Long to Be) Close to You" do hai tác giả Burt Bacharach và Hal David đồng sáng tác. Người đầu tiên hát bài này là diễn viên kiêm ca sĩ Richard Chamberlain, ông ghi âm ca khúc làm nhạc nền cho bộ phim Mỹ ‘‘Twilight of Honor’’ (tựa tiếng Pháp Le Motel du Crime) của đạo diễn Boris Sagal, phát hành vào năm 1963. Bài hát ít được ai chú ý vì chỉ được phát hành trên mặt B của đĩa nhạc "Blue Guitar" của nghệ sĩ Richard Chamberlain.

Một năm sau, Dusty Springfield cũng có ghi âm bài này mà đáng lẽ ra để làm ca khúc chủ đạo, nhưng rốt cuộc mãi đến năm 1967, bài hát mới được phát hành trên đĩa nhựa (trên tập nhạc Where Am I Going). Về phần mình, ban nhạc The Carpenters ký hợp đồng ghi âm với hãng đĩa A&M Records vào năm 1969, nhóm này bắt đầu thu hút sự chú ý nhờ ghi âm lại ca khúc ‘‘Ticket to Ride’’ của nhóm Tứ Quái The Beatles. Theo lời kể của Richard Carpenter, khi ghi âm bài hát này trong phòng thu thanh, Karen vừa hát vừa chơi trống và điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến cách hát của cô.

Phiên bản Carpenters đoạt giải Grammy

Sau vài lần ghi âm thử nhưng không thành công, nhà sản xuất (Herb Alpert) mới đề nghị Karen đừng chơi trống và chỉ tập trung vào phần hát. Phần đánh trống được giao cho Hal Blaine, Richard chơi đàn piano, Joe Osborn đánh đàn bass, đoạn kèn solo chuyển tiếp là của Chuck Findley. Toàn bộ ca khúc được phối với phong cách soft jazz, nhịp điệu càng chậm rãi khoan thai, càng giúp cho tiếng hát toàn bằng giọng ngực ấm áp của Karen có những nốt trầm tung bay, nốt cao vẫn đầy.

Một khi đã tìm ra nhịp điệu và cách phối, bài hát như thể lột xác thành một giai điệu thoạt nghe đơn giản nhưng càng nghe càng cảm nhận nét tinh tế ngời sáng. Điều đó giải thích vì sao ‘‘Close To You’’ (Mãi bên anh) trở thành một khúc nhạc kinh điển của pop, jazz và easy listening. Được phát hành vào năm 1970, tình khúc ‘‘Close To You’’ là ca khúc đầu tiên của The Carpenters chiếm hạng đầu thị trường Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada). Bài hát còn gặt hái khá nhiều giải thưởng trong đó có giải Grammy dành cho nhóm trình diễn xuất sắc nhất trên tổng số 4 đề cử quan trọng tại lễ trao giải Grammy năm 1971.

Kể từ giữa những năm 1970 cho tới nay, bản nhạc "(They Long to Be) Close to You" đã có thêm hàng trăm phiên bản khác nhau trong khá nhiều thứ tiếng. Trong tiếng Anh, trong các phiên bản quen thuộc sau đó, có Dinah Washington, Andy Williams, Bobby Womack, Diana Ross, Frank Sinatra, Harry Connick Jr, Johnny Mathis, Michael Bolton và gần đây hơn nữa có dàn ca sĩ diễn viên của loạt phim truyền hình Glee…

Trong số các ca sĩ hát tiếng Pháp ghi âm lại bài này có Lara Fabian (trên tập nhạc "Every Woman in Me"), Tina Arena, Claudine Longet hát trong cả hai thứ tiếng Pháp và Anh trên album ‘‘We've Only Just Begun’’ (1971). Nam danh ca Sacha Distel từng là bạn thân của Dionne Warwick và Burt Baccarach đã chấp bút đặt thêm lời tiếng Pháp khác cho bài hát này thành nhạc phẩm ‘‘Comme Moi’’. Còn trong tiếng Việt ‘‘Close to You’’ từng được phóng tác thành ca khúc ‘‘Tình Mộng Mơ’’ qua tiếng hát của ca sĩ Kiều Nga.

Giai điệu khó phai, khắc ghi tâm trí

Sau hơn một thập niên thành công trên tột đỉnh, ban nhạc The Carpenters (không hẳn là song ca) với ca sĩ chính là Karen Carpenter, còn người anh trai là Richard Carpenter chủ yếu chơi đàn và phụ trách phần hòa âm phối khí, lại đột ngột kết thúc vào năm 1983, với cái chết bất ngờ của Karen Carpenter. Cô qua đời chủ yếu vì chứng bệnh biếng ăn (anorexia). Trong thời gian sự nghiệp khá ngắn ngủi, ban nhạc đã ghi âm trên dưới 100 nhạc phẩm, trong đó nhiều bài cực kỳ nổi tiếng đủ để làm hai hay ba tuyển tập gồm những tình khúc ban đầu được xem hay nhất những năm 1970, nhưng với thời gian, nhóm này được xem như là một trong những ban nhạc pop có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới như Abba và Bee Gees.

Cả ba ban nhạc này mỗi nhóm một phong cách đều từng đeo đuổi cùng một mục đích, đi tìm những giai điệu dễ nhớ khó phai, nghe qua là in ngay trong tâm trí, chứ không cần phải ghi chép lại. Nhóm The Carpenters từng nói : nếu đó thật sự là một giai điệu hay, thì nghe hôm này tới hôm sau ta vẫn còn nhớ, còn nếu như đã quên rồi thì điều đó có nghĩa là giai điệu chẳng có gì là nổi bật, quên cũng không sao. Sở dĩ có những bài hát trường tồn, sống lâu đến như vậy, được hát được nghe cho tới tận ngày nay, là vì trái tim người hâm mộ vẫn luôn nhớ mãi.


viethoaiphuong
#449 Posted : Friday, February 7, 2020 8:53:32 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Nam diễn viên Mỹ Kirk Douglas qua đời, thọ 103 tuổi

Thanh Hà - RFI - 06/02/2020
Ngôi sao điện ảnh cuối cùng của thời kỳ hoàng kim Hollywood, Kirk Douglas từ trần hôm 05/02/2020. Ông để lại khoảng 100 bộ phim với những tác phẩm nổi bật như Spartakus hay 20 vạn dặm dưới đáy biển.

Xuất thân từ một gia đình nghèo, bố mẹ là người Nga gốc Do Thái, Kirk Douglas sinh ra tại New York và từ bé đã ấp ủ giấc mơ điện ảnh. Tham gia Thế Chiến Thứ Hai, khi trở về Mỹ, Kirk Douglas bắt đầu lui tới các phim trường. Phim Champion năm 1949 trong đó Kirk Douglas thủ vai một cầu thủ quyền anh, đã chinh phục thế giới điện ảnh Hollywood. Tiếp theo đó, ông đã cộng tác với những tên tuổi lớn như Stanley Kubrick, Vincente Minnelli....

Dù là một huyền thoại của làng điện ảnh Hoa Kỳ vào thập niên 1950, thời kỳ vàng son của Hollywood, nhưng phải đợi đến năm 1996 ông mới được trao tặng giải Oscar danh dự. Ngoài những bộ phim để đời trong rất nhiều thể loại, từ tình cảm đến phim cao bồi, phim thám hiểm ... Kirk Douglas trước hết là một nghệ sĩ dấn thân. Ở vào những năm 1950-1960 dưới thời nước Mỹ truy lùng những người thân cộng sản, mang tên thượng nghị sĩ Joseph McCarthy, Kirk Douglas đã mời một nhà viết kịch bản có tên trong danh sách đen cộng tác. Gần đây hơn, khi đã gần 100 tuổi, nam tài tử điện ảnh Kirk Douglas lại bước ra đấu trường vận động người Mỹ không bỏ phiếu cho Donald Trump.

viethoaiphuong
#450 Posted : Sunday, February 9, 2020 2:36:02 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Giọng ca trẻ vấn vương tình khúc Pháp

Tuấn Thảo - RFI - 08/02/2020
Trên thị trường khối Pháp ngữ, một trong những giọng ca trẻ tuổi ăn khách nhất hiện giờ là cô ca sĩ người Bỉ Angèle. Trong hai năm vừa qua, nhờ vào album đầu tay, cô đã đoạt trên dưới 10 giải thưởng âm nhạc lớn nhỏ, kể cả giải D6bels của Bỉ và giải Victoire de la Musique của Pháp.

Thế nhưng, một trong những bản nhạc thịnh hành trên các làn sóng phát thanh của Pháp hiện nay chính là phiên bản của Angèle hát lại tình khúc ‘‘La Madrague’’. Bản nhạc của tác giả Gérard Bourgeois ban đầu do thần tượng điện ảnh Pháp Brigitte Bardot thu thanh và trình bày vào năm 1963 cho một show truyền hình đặc biệt nhân ngày lễ đầu năm. Giờ đây, ca khúc này được ca sĩ Angèle ghi âm lại cho tuyển tập ‘‘Những Kỷ niệm Mùa hè’’ (Souvenirs d’été).

Tình khúc Bardot theo kiểu French Touch

Tình khúc này có giai điệu mộc mạc, được đệm bằng đàn piano, nay đã có thêm hàng loạt phiên bản hòa âm phối khí điện tử hòa nhập không gian điện ảnh của Brigitte Bardot với dòng nhạc French Touch, rất hợp với thị hiếu nghe nhạc của giới trẻ thời nay. Một cách tương tự, nữ ca sĩ Juliette Armanet cũng đã ghi âm lại nhiều tình khúc xưa, trong đó có ‘‘Y’a pas que les Grands qui rêvent’’ và nhất là ‘‘Boule de Flipper’’ song ca với thần tượng nhạc trẻ những năm 1960 Christophe.

Về phần mình, Rita Tabbakh có thể còn hơi xa lạ với khán thính giả Pháp, nhưng giọng ca của cô lại gần gũi quen thuộc với giới hâm mộ vùng Québec, Canada, do cô đã từng tham gia cuộc thi hát truyền hình La Voix, phiên bản tiếng Pháp của The Voice. Lớn lên tại Canada, Rita Tabbakh sinh trong một gia đình người Acadie gốc Liban. Cô bắt đầu hát khi còn là một thiếu nữ và tiếp tục học về âm nhạc cho đến khi tốt nghiệp trường Đại học Québec ở Montréal.

"La Bohème" với âm hưởng Đông Phương

Rita Tabbakh bắt đầu sự nghiệp sân khấu qua việc tham gia vào các đoàn biểu diễn nhạc kịch, trong đó có vở nhạc kịch Dracula, giữa tình yêu và cái chết (2006) bên cạnh nam ca sĩ Bruno Pelletier cũng như vai chính trong vở nhạc kịch Shéhérazade, một ngàn lẻ một đêm (Les Mille et Une Nuits /2009). Sau vòng lưu diễn Canada, Rita Tabbakh lần đầu tiên đến Paris biểu diễn vào năm 2011 tại nhà hát Folies Bergère. Ba năm sau, cô lại xuất hiện trong vai cô gái du mục, một trong những vai chính vở nhạc kịch Don Juan.

Mãi đến khi Rita Tabbakh tham gia cuộc thi hát truyền hình La Voix (cho dù cô không đoạt giải mùa thứ hai năm 2014) thì lúc đó tên tuổi của cô mới trở nên gần gũi với công chúng. Sau cuộc thi hát này, cô đã tham gia biểu diễn tại nhiều liên hoan ca nhạc như Festivoix hay là lễ hội văn hóa thế giới Drumondville. Hiện giờ, Rita tiếp tục đi hát trong các vở nhạc kịch hay là cabaret, thể loại sở trường của cô, trong đó có các vở kịch theo chuyên đề như Les Crooners, Cabaret Burlesque, PianoMen, Paris Romance, La Méditerranée en Chansons …

Tuyển tập "Sous le Ciel de Paris"

Qua việc trình diễn trên sân khấu một répertoire gồm khá nhiều bản nhạc kinh điển có từ những năm 1950, mà Rita Tabbakh mới có ý định thực hiện bộ tuyển tập nhạc Pháp với tựa đề ‘‘Sous le ciel de Paris : hommage aux chansons françaises’’. Tình khúc "Dưới bầu trời Paris", một trong những sáng tác ăn khách đầu tiên của tác giả Hubert Giraud (Mamy Blue, Il est mort le Soleil, Parlez moi de lui), mà năm 2020 đánh dấu 100 năm ngày sinh của ông. Ca khúc "Dưới bầu trời Paris" cũng từng được Julien Dassin, con trai của cố ca sĩ Joe Dassin ghi âm lại cách đây vài năm trên tuyển tập tưởng nhớ thần tượng Yves Montand.

Tuyển tập Sous le Ciel de Paris gồm toàn là những bài hát hay của Pháp, và lại là album đầu tiên của cô ca sĩ Rita Tabbakh cho dù cô đã có hơn 15 năm tay nghề. Chất giọng đầy đặn của cô với cách luyến láy mang nhiều âm hưởng Đông phương tạo ra những sắc thái khác lạ trong khá nhiều ca khúc nhất là những bản nhạc có cách phối như nhạc phim hay âm nhạc thế giới. Điều đó giải thích sự thành công của album này, một trong những tuyển tập Pháp ngữ ăn khách nhất trên thị trường Canada.

Về phần mình, Paul Manandise là một ca sĩ người Bỉ chuyên hát tiếng Pháp khá nổi tiếng ở Đông Âu, nhất là tại Ukraina. Thời niên thiếu, anh đã từng đoạt giải nhất khoa thanh nhạc của Nhạc viện Hoàng gia Bỉ tại thủ đô Bruxelles. Anh bắt đầu tự học hát từ khi còn nhỏ, sau đó mới được đào tạo bài bản qua trường lớp. Mặc dù đứng đầu lớp khi anh còn học ở nhạc viện, nhưng Paul do tánh tình nhút nhát, lại ít khi nào hát solo trong thời gian đầu mà chủ yếu hát chung với ca đoàn và như vậy anh đỡ phải đứng một mình trên sàn diễn.

Phiên bản mới ‘‘Et si tu n’existais pas’’

Sinh trưởng trong một gia đình có hai dòng máu, bố người Ý còn mẹ là người Pháp, từ nhỏ Paul đã thừa hưởng niềm đam mê nghệ thuật của song thân. Năm 20 tuổi, Paul đến Paris lập nghiệp, nơi anh trau giồi tài năng và bắt đầu hợp tác với các hãng thu âm. Anh chủ yếu tham gia các liên hoan và các show diễn địa phương, tuy nhiên vẫn chưa tìm thấy được một hợp đồng nào giúp cho tài năng của anh có thêm cơ hội tỏa sáng.

Kể từ năm 2015, Paul lập gia đình và sống với vợ tại Ukraina. Nhờ vào các show biểu diễn chủ yếu bằng tiếng Pháp, tiếng Anh và gần đây hơn nữa bằng tiếng Ukraina, anh trở nên nổi tiếng là ca sĩ Pháp có khả năng hát chuẩn nhiều ngoại ngữ. Paul Manandise có một chất giọng khá đặc biệt thuộc vào hạng ténor lyrique, tức là giọng nam cao trữ tình, nhưng thay vì chọn đi theo thể loại pop-opéra hay là bán cổ điển, Paul lại chọn hát theo hướng nhạc rock. Phiên bản ‘‘Et si tu n’existais pas’’ của Paul Manandise khác với những gì thường được nghe, khi giai điệu slow dũng mãnh khai thác nhịp chắc và chậm của nhạc rock cường điệu, khi thì luân chuyển, lúc thì phiêu diêu.
viethoaiphuong
#451 Posted : Wednesday, February 12, 2020 5:03:09 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

30.000 vé miễn phí cho triển lãm Léonard de Vinci

Tuấn Thảo - RFI - 11/02/2020
Viện bảo tàng Louvre ở Paris vừa thông báo hôm 09/02/20120 tặng 30.000 vé miễn phí cho khách tham quan nào muốn xem cuộc triển lãm ‘‘Léonard de Vinci’’ trong ba đêm cuối cùng. Được khai trương từ hôm 20/10/2019, cuộc triển lãm sẽ kết thúc vào ngày 24/02/2020 và theo dự đoán đã thu hút khoảng nửa triệu lượt khách trong vòng 4 tháng.

Một cách cụ thể, Viện bảo tàng Louvre sẽ tặng vé vào cửa miễn phí trong ba đêm cuối cùng là 21, 22 và 23/02/2020. Khách xem triển lãm nên truy cập vào mạng ticketlouvre.fr để đăng ký lấy vé và chọn trước thời điểm thăm viếng bảo tàng. Trang này chính thức khai mạc chương trình tặng vé vào lúc 12g trưa (giờ Paris) hôm thứ Ba 11/02/2020.

Điểm đặc biệt ở đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Viện bảo tàng kể từ ngày được thành lập, các gian triển lãm của điện Napoléon tại Louvre sẽ mở cửa suốt đêm từ 21g30 cho tới 8g30 sáng. Theo lời giám đốc bảo tàng, ông Jean-Luc Martinez, đây là cơ hội hiếm thấy để xem nhiều kiệt tác nghệ thuật của thời Phục Hưng trong bầu không khí khác thường của ban đêm.

Nhân dịp này, ban tổ chức cũng cho mở các quầy giải khát miễn phí, tặng cà phê, trà, nước lọc và bánh ngọt cho khách xem triển lãm. Đó cũng là một cách, theo ông Jean-Luc Martinez, để đền đáp lòng trung thành của công chúng, cho tất cả những ai chưa được xem hay muốn xem lại cuộc triển lãm về thiên tài người Ý Leonardo da Vinci (tiếng Pháp là ‘‘Léonard de Vinci’’).

Cách đây một thập niên, Viện bảo tàng Grand Palais ở Paris cũng đã từng tổ chức một chương trình tương tự gọi là ‘‘Đêm trắng‘’. Vào thời bấy giờ, bảo tàng Grand Palais bế mạc cuộc triển lãm lớn về danh họa Monet với nhiều sinh hoạt mang tính lễ hội ban đêm trong năm 2010. Khác hay chăng là chương trình gồm ba ‘‘Đêm trắng‘’ của Viện bảo tàng Louvre hoàn toàn miễn phí và đặc biệt nhắm vào các đối tượng ít đi xem triển lãm hay là giới trẻ thích khám phá viện bảo tàng nhưng với một lối tiếp cận mới mẻ, góc nhìn khác lạ.

Ban tổ chức chương trình sinh hoạt tại viện bảo tàng Louvre sẽ chờ đến khi kết thúc cuộc triển lãm về ‘‘Léonard de Vinci’’, mới chính thức công bố số lượng khách đi xem triển lãm. Mặc dù đợt đình công trong suốt tháng 12/2019 vừa qua đã ảnh hưởng rất nhiều đến lượt khách tham quan cũng như doanh thu của các viện bảo tàng, nhưng trước mắt cuộc triển lãm đồ sộ về ‘‘Léonard de Vinci’’ có tham vọng lập lại thành tích của cuộc triển lãm về danh họa Delacroix vào năm 2018 với hơn 540.000 lượt khách tham quan.

Viện bảo tàng Louvre không chỉ thu hút đông đảo khách tham quan nhờ vào cách tổ chức các cuộc triển lãm theo chuyên đề, hay các chương trình sinh hoạt khác thường (chẳng hạn như kết hợp các buổi hòa nhạc baroque với việc trưng bày tác phẩm hội họa thế kỷ 17 và 18). Cũng như một nhà hàng dọn món ăn cho thực khách, điều quan trọng đầu tiên không phải là cách trang trí khéo tay hay trưng bày đẹp mắt, mà chính là chất lượng của món ăn dọn ra trên bàn.

Thành công của Viện bảo tàng Louvre khi tổ chức cuộc triển lãm lớn nhân 500 năm ngày giỗ của thiên tài ‘‘Léonard de Vinci’’ trước sau vẫn là giá trị của các tác phẩm. Để thực hiện điều này, ban tổ chức ngoài kho lưu trữ của Louvre, còn phải vay mượn nhiều tác phẩm từ các viện bảo tàng nổi tiếng của Anh, Mỹ, Ý hay là Nga, cũng như từ các quỹ tư nhân. Phần đóng góp quan trọng nhất đến từ Tòa thánh Vatican, Quỹ Bill Gates và bộ sưu tập hoàng gia “Royal Collection Trust” của Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị.

Rốt cuộc, Viện bảo tàng Louvre đã tập hợp về cùng một nơi 160 tác phẩm quý hiếm của danh họa người Ý Léonard de Vinci, trong đó có 90 bức họa cũng như bức phác thảo và 9 bức tranh ít khi nào được phổ biến với công chúng, do các kiệt tác này được cất giữ ở trong kho lưu trữ vì vấn đề an ninh cũng như bảo tồn. Theo ông Vincent Delieuvin, trưởng ban quản lý kho di sản, rốt cuộc Louvre đã mất mười năm trời để thuyết phục được tất cả các đối tác tham gia vào cùng một dự án. Kết quả là ‘‘Léonard de Vinci’’ trở thành cuộc triển lãm đồ sộ và ngoạn mục nhất từ trước tới nay về thiên tài người Ý thời Phục Hưng. Mười năm trời nhưng không hoài công mong đợi qua việc trưng bày các tác phẩm vô giá, tuyệt vời.


viethoaiphuong
#452 Posted : Sunday, February 16, 2020 3:24:08 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Tập nhạc tình "Frenchy" của Thomas Dutronc


Tuấn Thảo - RFI - 15/02/2020
Vào đầu mùa xuân năm 2020, ca sĩ Thomas Dutronc trình làng một tuyển tập gồm toàn là những tình khúc Pháp mang tựa đề ‘‘Frenchy’’. Sau khi bạn đồng nghiệp của anh là Benjamin Biolay đã ghi âm tưởng nhớ tác giả Charles Trenet, nay đến phiên Thomas Dutronc dành nguyên một album để vinh danh các nghệ sĩ Pháp nổi tiếng nhất ở nước ngoài.

Đây là album phòng thu thứ năm của Thomas Dutronc do hãng đĩa Decca phát hành. Bao gồm tổng cộng 14 ca khúc, tuyển tập ‘‘Frenchy’’ là cuộc hành trình xuyên thời gian, đưa người nghe tìm lại hơn nửa thế kỷ nhạc Pháp qua những giai điệu thân quen, thậm chí thuộc lòng đối với nhiều thế hệ khán thính giả. Từ những tình khúc đầu tiên của giai đoạn huy hoàng dòng nhạc hiện thực lãng mạn của Pháp cho tới những giai điệu quen thuộc của dòng nhạc jazz hay nhạc phim do các nghệ sĩ Pháp sáng tác. Bản thân Thomas Dutronc đều đã từng ghi âm trong cả ba thể loại này.

Ngoài việc sáng tác cũng như ghi âm chuyên kết hợp nhạc jazz du mục và nhạc nhẹ, Thomas Dutronc còn tham gia biểu diễn với đoàn nghệ sĩ ‘‘Các quán ăn tình thương’’ (Les Restos du Cœur). Nhờ chương trình này, anh hợp tác và song ca với những nghệ sĩ nổi tiếng như Adamo, Nolwenn Leroy hay Imelda May. Bên cạnh đó, anh đã sáng tác 6 album nhạc phim, kể cả phim truyện và phim hoạt hình. Trong số các bài hát nhạc phim mà anh ghi âm lần này cho album mới có ‘‘Un Homme et Une Femme’’ của Michel Legrand hay ‘‘The Good Life’’ (La Belle vie) của Sacha Distel viết cho Roger Vadim trong bộ phim ‘‘Bảy trọng tội’’ (Les sept péchés capitaux).

Về dòng nhạc hiện thực lãng mạn của Pháp, hầu hết các ca khúc đều được sáng tác vào cuối những năm 1940, đầu thập niên 1950. Ngoài các ca khúc kinh điển như La Vie en Rose, If You Go Away (Ne Me Quitte Pas), Autumn Leaves (Les Feuilles Mortes), Thomas Dutronc cũng đã khéo chọn bài La Mer (Beyond the Sea) vốn không xuất hiện trên album của Benjamin Biolay (và như vậy anh tránh đụng hàng với đồng nghiệp).

Ca khúc trích đoạn đầu tiên từ tuyển tập ‘‘Frenchy’’ là nhạc phẩm ‘‘C'est si bon’’ do tác giả Henri Betti sáng tác vào năm 1947, từng ăn khách qua giọng ca của Yves Montand hay Louis Armstrong. Lần này, phiên bản của Thomas Dutronc được ghi âm chung với hai thần tượng Diana Krall và Iggy Pop, chuẩn bị cho đợt trình diễn cuối tháng 6 năm 2020 tại nhà hát La Cigale ở Paris.

Nếu là tuyển tập nhạc Pháp, vậy thì tại sao album này lại mang tựa đề là ‘‘Frenchy’’. Trước hết là vì đây là một album tập hợp một dàn nghệ sĩ quốc tế hùng hậu trong đó có các ngôi sao đến từ Anh, Mỹ, Canada cũng như Hàn Quốc qua các gương mặt tiêu biểu như Haley Reinhart, Stacey Kent, Diana Krall, Billy Gibbons, Jeff Goldblum hay là Youn Sun Nah. Đa số các ca khúc dưới dạng song ca ở đây thường là những phiên bản song ngữ, đan xen tiếng Anh và tiếng Pháp.

Không phải ngẫu nhiên mà Thomas Dutronc đã vay mượn một danh từ (đặc ngữ) tiếng Anh để làm tựa đề cho một album tiếng Pháp (từ ‘‘frenchy’’ cũng thường được dùng trong tiếng Pháp), bởi vì anh muốn cho thấy đó là những bài hát rất quen thuộc với người nước ngoài. ‘‘La Vie en Rose’’ cũng như ‘‘My Way’’ (Comme d’Habitude), đã có hơn cả ngàn phiên bản ghi âm trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới, nổi tiếng và quen thuộc đến nổi nhiều người không còn nghĩ đó là nhạc Pháp.

Tuy nhiên, nhạc Pháp ăn khách ở nước ngoài không chỉ dừng lại vào những năm 1970. Trái với các tuyển tập chuyên ghi âm lại những bài hát thuộc vào hàng di sản nhạc Pháp (patrimoine de la chanson française), Thomas Dutronc cũng đã muốn vinh danh thế hế nghệ sĩ mới nổi danh sau này như ban nhạc Air (Playground Love) hay là Daft Punk (Get Lucky) do âm nhạc của họ không còn có (rào cản tâm lý) hay giới hạn về mặt ngôn ngữ, điều đó càng tạo điều kiện thuận lợi, giúp cho dòng nhạc French Touch của Pháp chinh phục thế giới.

Dù là nhạc xưa hay nhạc mới, Thomas Dutronc vẫn không quên mối tình đầu đời là dòng nhạc jazz du mục. Sinh trưởng trong một gia đình mà cả bố lẫn mẹ đều là nghệ sĩ cực kỳ nổi tiếng (hai ca sĩ Françoise Hardy và Jacques Dutron đều là thần tượng nhạc trẻ Pháp những năm 1960), Thomas lúc đầu không muốn nối bước song thân. Anh chọn theo đuổi nghề nhiếp ảnh sau khi tốt nghiệp trường kỹ thuật điện ảnh. Thomas thật sự chọn nghề sân khấu sau khi khám phá tài nghệ chơi đàn ghi ta của Django Reinhardt.

Tuy học đàn ghi ta khá trễ từ năm 18 tuổi, nhưng Thomas do đam mê nghệ thuật biến tấu đã chọn dòng nhạc jazz du mục làm hướng đi. Bài hát do chính anh sáng tác đã từng đoạt giải Victoires de la Musique vào năm 2009 dành cho ca khúc hay nhất trong năm, mang tựa đề "Comme un Manouche sans guitare" (Như kẻ du mục không đàn).

Lần này, trên tuyển tập ‘‘Frenchy’’, anh đã muốn vinh danh các nghệ sĩ bậc thầy như Django Reinhardt và Stéphane Grappelli qua bài ‘‘Minor Swing’’, Sidney Bechet và Henri Salvador trong bài ‘‘Petite Fleur’’ (Little Flower), để rồi nối bước các nghệ sĩ như Eva Cassidy, Miles Davis hay Eric Clapton trong nhạc phẩm ‘‘Autumn Leaves’’ (Les Feuilles Mortes). Những giai điệu ấy tưởng chừng như lá vàng phai úa theo năm tháng, nhưng rốt cuộc lại trường tồn xanh mãi qua bao mùa thời gian.

viethoaiphuong
#453 Posted : Wednesday, February 19, 2020 4:08:58 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Sylvain Tesson, nhà văn Pháp được đọc nhiều nhất

Tuấn Thảo - RFI - 18/02/2020
Hàng năm, tuần báo L'Express công bố danh sách các tác giả viết tiếng Pháp được đọc nhiều nhất vào trung tuần tháng Hai. Trong vòng 20 năm liền, L'Express luôn lập ra danh sách này và điều đó đã trở thành một thông lệ. Năm nay, Sylvain Tesson lần đầu tiên đã giành lấy ngôi vị quán quân, nhờ vào sự thành công của tác phẩm ‘‘La Panthère des neiges’’ (Con báo tuyết).

Do nhà xuất bản Gallimard phát hành, tác phẩm ‘‘La Panthère des neiges’’ (Con báo tuyết) đã được viết nhân chuyến thám hiểm dãy núi Hy Mã Lạp Sơn. Chuyến phiêu lưu này chẳng những được tác giả Sylvain Tesson kể lại trong quyển ‘‘sổ tay hành trình’’, mà còn được phản ánh qua bộ ảnh chụp của Vincent Munier. Chính nhà nhiếp ảnh này đã mời Sylvain Tesson cùng đi quan sát những con báo tuyết hiếm hoi, cuối cùng ở vùng biên giới Tây Tạng. Chuyến đi này giúp cho nhà văn khám phá loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị diệt chủng, đồng thời qua cách tường thuật khiến cho độc giả phải trực diện và suy ngẫm về sức tàn phá của con người.

Tesson, nhà văn thích mạo hiểm phiêu lưu

Được mệnh danh là nhà văn có tâm hồn phiêu lưu, Sylvain Tesson thường dùng ngòi bút để đưa người đọc đi khám phá các vùng đất lạ. Trong vòng 20 năm, anh đã sáng tác 15 quyển sách, gồm cả tiểu thuyết và tập truyện ngắn. Một số tác phẩm của anh cũng từng được dựng thành phim (Dans les forêts de Sibérie / Trong những cánh rừng Siberia) và nhờ vậy tên tuổi của Sylvain Tesson càng thêm gần gũi với công chúng. Với hơn 500.000 quyển ‘‘Con báo tuyết’’ bán chạy trong năm qua, Sylvain Tesson sau khi đoạt giải thưởng văn học Renaudot, lại về đầu danh sách các tác giả viết tiếng Pháp được độc giả hưởng ứng nhất.

Đứng hạng nhì trên danh sách là nhà văn Jean-Paul Dubois, từng đoạt giải thưởng văn học Goncourt năm 2019 cho tác phẩm ‘‘Tous les hommes n'habitent pas le monde de la même façon’’ nhà xuất bản Éditions de l'Olivier (Mọi người không sống trong thế giới như nhau). Còn hạng ba là tác giả Michel Houellebecq với quyển tiểu thuyết thứ 7 của ông mang tựa đề là ‘‘Sérotonine’’ (nhà xuất bản Flammarion) từng được bán hơn 370.000 theo thống kê của cơ quan nghiên cứu thị trường GfK (Gesellschaft für Konsumforschung).

Sức sáng tác dồi dào của các nữ tác giả

Nhìn vào danh sách của tuần báo L'Express, các nhà văn chuyên viết tiểu thuyết hay tiểu luận đều được xếp hạng cao nhờ bán rất nhiều sách trong năm 2019. Trong số này về phía các nhà văn nữ có Amélie Nothomb (hạng 4) từng vào vòng chung giải Goncourt với tác phẩm "Soif" (‘‘Khát’’ của nhà xuất bản Albin Michel), Delphine de Vigan (hạng 6), Karine Tuil (hạng 9) sau khi đoạt giải văn học Interallié với tác phẩm ‘‘Les choses humaines’’ (nhà xuất bản Gallimard). Trong số những nhân vật gây bất ngờ trên danh sách, có quyển tiểu luận ‘‘Sorcières, La puissance invaincue des femmes (nhà xuất bản Zones) của nhà văn Thụy Sĩ Mona Chollet (hạng 8).

Bên cạnh đó, còn có gương mặt mới Victoria Mas (hạng 12) lần đầu tiên xuất hiện trên bảng xếp hạng. Quyển tiểu thuyết "Le Bal des folles" của cô đã từng đoạt nhiều giải văn học trong đó có các giải Stanislas, Première Plume và giải Renaudot des Lycéens, dành cho tiểu thuyết đầu tay. Tựa sách này sẽ được nữ diễn viên kiêm đạo diễn Mélanie Laurent chuyển thể lên màn ảnh lớn. Sự hiện diện của đông đảo các gương mặt này phản ánh sức sáng tác sinh động dồi dào của các nhà văn nữ.

Các ngòi bút chuyên viết tiểu thuyết best seller

Về phần các tác giả thường xuyên có tác phẩm ăn khách (best seller) tuy năm nay cũng lọt vào danh sách nhưng không đứng hạng cao như những năm trước. Trong năm 2019, Guillaume Musso đứng hạng 5 nhờ tác phẩm ‘‘La vie secrète des écrivains’’ Cuộc đời bí mật của các nhà văn (nhà xuất bản Calmann-Lévy) hay là tác giả Marc Levy, năm nay đứng hạng 14 với tiểu thuyết ‘‘Ghost in Love’’ (nhà xuất bản Robert Laffont / Versillio), riêng nữ tác giả chuyên viết tiểu thuyết trinh thám Fred Vargas đứng hạng 17 với quyển ‘‘L'humanité en péril’’ (Nhân loại lâm nguy).

Gương mặt chuyên lập nhiều kỷ lục vẫn là nhà văn người Bỉ Amélie Nothomb. Côl là nhân vật duy nhất trong vòng 20 năm qua luôn có tên trên bảng xếp hạng, kể từ khi tuần báo L'Express thành lập danh sách các tác giả viết tiếng Pháp được đọc nhiều nhất. Cô cũng nổi tiếng là nhà văn sáng tác đều đặn dồi dào và nhờ vậy gầy dựng được cho mình một lượng người hâm mộ đông đảo. Theo thăm dò của tuần báo chuyên đề Livres Hebdo, hầu hết các tác giả có mặt trong bảng xếp hạng năm nay đều đă bán ít nhất là 100.000 cuốn sách, cao nhất là khoảng nửa triệu quyển .....

Tuy nhiên nếu phải so sánh, thì ngành xuất bản tiểu thuyết (hay sách truyện) vẫn còn gặp một số khó khăn. Trên lãnh vực truyện thiếu nhi hay truyện tranh, một tựa sách ăn khách có thể dễ dàng đạt tới ngưỡng một triệu quyển trở lên. Trường hợp gần đây nhất là tập thứ 38 mang tựa đề ‘‘La fille de Vercingétorix’’ (Con gái thủ lĩnh Vercingétori) của loạt truyện Astérix của nhà xuất bản Albert René, đã bán được hơn một triệu rưỡi quyển truyện chỉ trong vòng 8 tháng, tức cao gấp ba lần so với các quyển tiểu thuyết bán chạy nhất.

viethoaiphuong
#454 Posted : Sunday, February 23, 2020 12:22:40 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Những bài ca ăn khách sau giải Victoires

Tuấn Thảo - RFI - 22/02/2020
Buổi lễ trao giải thưởng âm nhạc Victoires de la Musique của Pháp năm 2020 đã công nhận sự xuất hiện của nhiều tài năng mới về phía các giọng ca nữ. Trong số 11 giải quan trọng đã được trao, có tới 6 giải về tay các nữ nghệ sĩ. Các giải thưởng đã được phân chia đồng đều, chứ không có gương mặt nào thật sự thắng đậm, qua việc giành cùng lúc nhiều giải.

Cũng như trận chung kết giải SuperBowl tại Mỹ vừa qua đã làm tăng vọt số bán các đĩa hát của Shakira và Jennifer Lopez, một cách tương tự lễ trao giải Victoires de la Musique lần thứ 35 của Pháp đã tạo thêm sự chú ý đối với các nghệ sĩ cũng như các dự án hợp tác ghi âm của họ. Ca sĩ người Bỉ Angèle từng đoạt giải năm trước, nay lại được trao thêm giải dành cho Đợt trình diễn hay nhất, hai nữ nghệ sĩ trẻ tuổi là Suzane và Pomme mỗi người đoạt một giải dành cho tài năng đầy hứa hẹn.

Tuy nhiên, gương mặt nữ thành công vượt trội nhất năm nay vẫn là Clara Luciani, album đầu tay của cô đã từng đoạt khá nhiều giải trong đó có giải thưởng lớn của Hiệp hội các tác giả ở Pháp (Grand Prix de la Sacem) cũng như giải NRJ Music Award. Năm nay, Clara Luciani lại giành lấy danh hiệu Giọng ca nữ xuất sắc nhất nhờ tập nhạc mang tựa đề ‘‘Sainte Victoire’’, một sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng rất có duyên vì đây là tên của một ngọn núi ở vùng Provence (Mont Venturi / Montagne Sainte Victoire) mà Victoire có nghĩa là ‘‘Chiến thắng’’.

Alain Souchon đoạt giải "Album trong năm"

Về phía các nam nghệ sĩ, giải album hay nhất trong năm về tay Alain Souchon nhờ tập nhạc ‘‘Âmes Fifties”. Alain Souchon đã lên sân khấu nhận giải với hai đứa con trai lớn (Ours và Pierre Souchon) vì album này là một dự án hợp tác giữa ba bố con đều là nghệ sĩ. Về phần mình, Philippe Katerine đoạt giải nam nghệ sĩ xuất sắc nhất có lẽ là nhờ vào lối sáng tác tối thiểu khác lạ trên “Stone avec toi” trích từ album mang tựa đề ‘‘Confessions’’, nhiều hơn là nhờ vào giọng hát.

Riêng về ca khúc hay nhất trong năm, đây là một trong những giải quan trọng hàng đầu vì là giải thưởng theo bình chọn của công chúng. Lần này, danh hiệu bài hát hay nhất trong năm 2020 đã được trao cho đôi nghệ sĩ Vitaa & Slimane. Cặp bài trùng này được xem như là ban song ca thành công nhất hiện nay và tiếp tục khai thác album ‘‘hợp tác’’ của họ với nhiều nghệ sĩ khác mang tựa đề là “VersuS” (chữ V cho Vitaa và chữ S cho Slimane).

"Bài hát hay nhất" theo bình chọn của công chúng

Khi lên sân khấu nhận giải, cả hai nghệ sĩ Vitaa & Slimane đã ngỏ ý tặng giải này cho các đồng nghiệp như Soprano, Maître Gims, M. Pokora hay Kendji Girac, những nghệ sĩ được nhiều khán thính giả yêu chuộng nhưng lại ít được giới phê bình hưởng ứng.Thành công vượt bực của tập nhạc “VersuS” đáng ghi nhận ở chỗ, album này được phát hành từ năm 2019 và đến nay đã được tái bản nhiều lần sau khi đoạt nhiều giải thưởng liên tục.

Các dự án hợp tác ghi âm ‘‘tập thể’’ quy tụ cùng lúc nhiều nghệ sĩ, cũng như các album song ca giữa một nghệ sĩ bậc đàn anh với nhiều ca sĩ thuộc thế hệ trẻ dường như đang trở thành mô hình thu thanh và sản xuất các đĩa hát thời nay. Một trong những trường hợp điển hình là nam danh ca Christophe, tiếp tục khai thác hai album song ca gần đây của mình với bản nhạc mang tựa đề ‘‘Daisy’’ hát chung với nữ diễn viên kiêm người mẫu Laetitia Casta.

Về phần mình, nam danh ca người Mỹ Gregory Porter năm nay 49 tuổi đã được làng nhạc Pháp vinh danh cùng lúc với nhạc sĩ Henri Texier qua việc trao tặng một giải thưởng danh dự (tương đương với Giải thành tựu sự nghiệp) nhân kỳ Victoires của làng nhạc Jazz Pháp vừa qua. Gregory Porter từng đoạt giải Grammy năm 2014 dành cho giọng ca nhạc jazz hay nhất nhờ đĩa nhạc ‘‘Liquid Spirit’’.

Giải thành tựu nhạc jazz cho Gregory Porter

Sinh trưởng tại bang California trong một gia đình mà mẹ là mục sư Tin Lành, Gregory Porter thời còn nhỏ đã từng học hát dòng nhạc Phúc âm (gospel). Ngoài ra, ông còn mang nhiều ảnh hưởng của các dòng nhạc soul, rhythm & blues cũng như pop jazz. Từ thời niên thiếu, ông đã thấm nhuần cách hát của Nina Simone và Nat King Cole vì ông luôn nghe đi nghe lại hai giọng ca mà ông cực kỳ ngưỡng mộ (ông ghi âm nguyên một album Nat King Cole & Me để vinh danh thần tượng của mình).

Gregory Porter nổi tiếng tại Mỹ từ đầu những năm 2010, nhưng mãi tới gần đây, ông mới thu hút sự chú ý của công chúng tại châu Âu, nhờ hợp tác ghi âm với hãng đĩa Blue Note cũng như với nhiều nghệ sĩ Pháp, Anh hay Đức, đôi khi là nhạc jazz thuần chất hay là nhạc pop phối theo điệu jazz. Bản song ca Purple Rain với Helene Fischer cho thấy ngoài chất giọng baryton ấm áp trung trầm, Gregory Porter còn có sở trường hát tình ca (balad), điển hình là trong bài ‘‘Purple Rain’’ ông hát khúc mưa tím hoàng hôn với tất cả cảm xúc tâm hồn.



viethoaiphuong
#455 Posted : Tuesday, February 25, 2020 5:28:45 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Virus corona - Covid-16: Điện ảnh thế giới bị cảm lạnh

Tuấn Thảo - RFI - 25/02/2020
Ngày công chiếu phim đành phải dời lại, phim trường ngưng hoạt động, nhiều rạp xinê đóng cửa vì vắng khách. Tại Hoa lục, ngành sản xuất phim là một trong những nạn nhân của virus corona. Các dự án hợp tác châu Âu-Trung Quốc buộc phải đình chỉ. Điện ảnh Hoa Kỳ cũng bị vạ lây, do khoảng 25% doanh thu của phim Mỹ là nhờ thị trường Trung Quốc.

Theo tờ báo Huffington Post, khu vực xung quanh các rạp xinê Megabox ở trung tâm Bắc Kinh vào những ngày cuối tuần thường đông nghịt chật kín, nay lại vắng vẻ một cách lạ thường. Tại Bắc Kinh cũng như tại nhiều thành phố lớn, các rạp hát đều phải đóng cửa kể từ ngày 24/01/2020 và ngày mở cửa trở lại vẫn chưa được ấn định, chừng nào dịch bệnh còn lây lan.

Vấn đề là kỳ nghỉ Tết Nguyên đán ở Trung Quốc là một trong những thời điểm thuận lợi nhất để khai thác phim. Rất nhiều bộ phim bom tấn (blockbuster) của Trung Quốc hay của Mỹ thường được cho ra mắt khán giả vào mùa này. Cho tới giờ, hai hãng phim lớn là Hoành Điếm (Hengdian Studios) và Thanh Đảo (Qingdao Movie) đều vẫn đóng cửa, ảnh hưởng tới việc công chiếu 7 phim blockbuster, trong đó có tác phẩm ‘‘The Rescue’’ của đạo diễn Lâm Siêu Hiền (Dante Lam) và bộ phim ‘‘Vanguard’’ của Thành Long (Jackie Chan). Về phần mình, đạo diễn Vương Gia Vệ (Wong Kar Wai) đành phải ngưng kế hoạch quay phim ‘‘Blossoms’’ trong tháng Hai.

Doanh thu các rạp phim Trung Quốc giảm 800 lần

Để dễ so sánh, doanh thu của các rạp xinê Trung Quốc nhân mùa Tết âm lịch tương đương với 30% doanh thu của nguyên một năm. Theo ông Wilson Chow, chuyên gia thuộc Văn phòng kiểm toán PwC, doanh thu mồng một Tết năm ngoái từ mức 240 triệu đô la trong một ngày đã giảm đến 800 lần, xuống còn 300 ngàn đô la năm nay. Cứ theo đà này, theo ông Wilson Chow, các rạp chiếu phim nào đang gặp khó khăn tài chính, có nguy cơ phải đóng cửa luôn.

Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc (China Film Group Corporation) vốn là hãng phim quốc doanh sẽ không bị phá sản, nhờ vào nguồn tài trợ của nhà nước, thế nhưng tập đoàn này sẽ bị thua lỗ nặng, vì ngoài doanh thu dịp Tết, hầu hết các kế hoạch hợp tác làm phim cho hai ngành điện ảnh và truyền hình đều bị gián đoạn, mất luôn nguồn kinh phí đã đầu tư vào việc thực hiện.

Hãng phim Huanxi Media thay vì dời lại ngày công chiếu ở rạp bộ phim hài ‘‘Lost in Russia’’ đã quyết định trình làng bộ phim này trên mạng. Do Huanxi đã từng nhận 90 triệu đô la từ tập đoàn thông tin Bytedance để có độc quyền chiếu phim trực tuyến (trên hai mạng Douyin và Toutiao), cho nên hãng phim Huanxi khó thể nào dời lại ngày ra mắt mà không vi phạm hợp đồng.

Cổ phiếu các hãng phim Trung Quốc bị mất giá

Ngoại trừ trường hợp kể trên, hầu hết các hãng phim Trung Quốc đều dời lại vô thời hạn việc ra mắt phim mới, đồng thời các dự án quay phim (ngoài khâu hậu kỳ) đều bị đình chỉ. Trị giá cổ phiếu của công ty sản xuất phim Vạn Đạt (Wanda Film) đã mất 25% trong chưa đầy một tuần trên thị trường chứng khoán Thâm Quyến. Hoạ người phúc ta, mạng chiếu phim trực tuyến iQiyi lại ‘‘hốt bạc’’ trước nhu cầu xem phim tăng vọt tại các thành phố có lệnh cấm các hộ gia đình không được phép rời khỏi nhà.

Còn theo phụ trang văn hoá báo Le Figaro, virus Corona chẳng những làm tê liệt guồng máy sản xuất và khai thác phim Trung Quốc, mà còn làm cho các nước Âu Mỹ cũng bị cảm lạnh. Giới sản xuất Tây phương cũng bị tác động dây chuyền trớc sự lan truyền của virus corona. Hầu hết các phim blockbuster của Mỹ đều dành cho thị trường Trung Quốc một vị trí quan trọng : đôi khi phim Mỹ thất bại trên thị trường nội địa, nhưng nhờ thành công tại Trung Quốc, lại “gỡ gạc” được mức thua lỗ. Đó là trường hợp trước đây của Warcraft, Expendables 3 hay là Pacific Rim ….

Pháp duy trì việc quay phim Astérix tại Trung Quốc

Hệ thống phân phối phim Imax Corporation, trụ sở tại Canada cho biết bị thất thu gần đến cả trăm triệu đô la do các rạp xinê có dùng công nghệ Imax bị đóng cửa. Điệp viên 007 thường thì chẳng bao giờ lại sợ ‘‘trời sập’’, nay cũng phải ngất ngư choáng váng. Tập thứ 25 của loạt phim James Bond với tựa đề ‘‘No Time To Die’’ (tạm dịch Chưa tới số chết) cũng buộc phải dời lại các buổi công chiếu tại Trung Quốc đầu tháng Tư 2020.

Về phía Pháp, hãng phim Pathé qua thông cáo báo chí cho biết ‘‘liều thần dược’’ của người Gô Loa mạnh hơn virus, ý muốn nói rằng trước mắt hai hãng phim Pathé và Les Productions du Trésor vẫn không hoãn lại dự án quay phim hài ‘‘Chuyến phiêu lưu của Astérix tại Trung Hoa’’ với nam diễn viên Guillaume Canet trong vai chính. Tuy nhiên, tình hình vẫn có thể thay đổi trong trường hợp dịch bệnh vẫn dây dưa kéo dài trong khi đoàn làm phim Astérix chỉ dự trù bấm máy tại Trung Quốc vào mùa hè năm 2020.

Tập đoàn Disney đành chịu thất thu

Hãng phim bị tác động mạnh nhất vẫn là Disney. Tập đoàn này dự trù cho ra mắt phim Hoa Mộc Lan (Mulan) phiên bản live-action vào cuối tháng Ba, đầu tháng Tư. Năm ngoái ‘‘Aladdin và cây đèn thần’’ đã cán mốc một tỷ đô la doanh thu, thành công rực rỡ đủ để cho Disney thông báo quay phần kế tiếp với Will Smith. Disney cũng hy vọng phiên bản mới của Hoa Mộc Lan sẽ thành công hơn thế nữa, và sẽ lập nhiều kỷ lục tại các phòng chiếu phim Trung Quốc do nhân vật Hoa Mộc Lan rất gần gũi với khán giả ở Hoa Lục.

Tuy nhiên, virus corona đã làm xáo trộn lịch phát hành phim, trong khi các công viên giải trí của Disney tại Hồng Kông và Thượng Hải đều bị đóng cửa vô thời hạn. Trên thị trường Trung Quốc, các rạp chiếu phim đã thu về 9,2 tỷ đô la trong năm 2019, tức là doanh thu đã tăng gấp 6 lần so với một thập niên trước (1,5 tỷ đô la vào năm 2009). Giới chuyên gia từng hy vọng rằng doanh thu ngành điện ảnh Trung Quốc trong vài năm nữa sẽ đuổi kịp Hollywood. Nhưng rốt cuộc, dịch virus corona đã khiến cho niềm hy vọng này tiêu tan thành mây khói.
viethoaiphuong
#456 Posted : Monday, March 2, 2020 12:30:00 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Âm thanh yêu đời của nhóm Bon Entendeur

Tuấn Thảo - 29/02/2020
Lần đầu tiên nghe qua các bản hoà âm của nhóm Bon Entendeur, ta có thể tưởng lầm rằng họ là những nhạc sĩ thuộc lứa tuổi cao niên, chủ yếu cũng vì các bài hát được họ ghi âm lại đều là những giai điệu xưa, đa phần là của thập niên 1960. Nào ngờ đâu, họ vẫn còn khá trẻ, ba thành viên của nhóm chỉ mới ở độ tuổi 26,27.

Được thành lập cách đây 8 năm, ban nhạc Bon Entendeur gồm ba thành viên ngoài đời là bạn thân. Nicolas Boisseleau, Arnaud Bonet và Pierre Della Monica từng gặp nhau vào năm 2005 tại thành phố Aix-en-Provence. Họ chơi thân với nhau vì cả ba đều có cùng một sở thích : dày công sưu tầm nhạc xưa trên mạng internet và rồi hoà âm lại qua phần mềm vi tính để tạo thành những bản remix khác thường mới lạ. Nhóm Bon Entendeur chủ yếu tập trung vào việc hòa âm lại các bản nhạc ăn khách nhiều thập niên trước trong làng nhạc Pháp.

Các giai điệu xưa, tưởng chừng như đã quên hẳn, nay bỗng nhiên tìm lại một sức sống mãnh liệt. Đó là trường hợp của "L'amour l'amour l'amour" do cặp bài trùng Jack Arel và Yves Stéphane sáng tác vào năm 1963 cho nam ca sĩ Marcel Mouloudji (đĩa nhựa Vogue 45 vòng). Theo hãng đĩa Sony Music, phiên bản này đã giúp cho bài hát ăn khách trở lại, hơn nửa thế kỷ sau ngày ra đời. Do giai điệu cũng được dùng làm nhạc nền phim quảng cáo, cho nên trong thời gian gần đây, khán giả ở Pháp khó thể nào mà không nghe nhạc phẩm này mỗi lần xem truyền hình.

Hiện tượng mới của phong trào French Touch

Trong việc sử dụng phần mềm của máy vi tính để tạo ra những bản remix khác lạ, hầu hết các tay DeeJay hoà âm chuyên nghiệp đều làm như vậy, thế nhưng nhóm Bon Entendeur lại tạo ra được một nét gì đó khá độc đáo cho riêng mình, khi kết hợp thêm giọng nói của các nhân vật nổi tiếng với một nền nhạc âm thanh điện tử trau chuốt lọt tai (qua các chương trình hoà âm dài dưới dạng mixtape). Giọng nói ở đây có thể là phần trích đoạn từ các bài phỏng vấn, lời thoại quen thuộc trong bộ phim kinh điển hay các đoạn văn qua cách đọc của các diễn viên nổi tiếng.

Cũng như bài diễn văn của mục sư Martin Luther King hay của cựu tổng thống Obama từng được minh hoạ bằng âm thanh tiếng nhạc, nhóm Bon Entendeur đã dùng cách này để thực hiện các bản hòa âm với giọng nói của các nhân vật nổi tiếng trong đó có các diễn viên Jeanne Moreau, Nathalie Baye, Jean Paul Belmondo, Gérard Dépardieu hay Jean Dujardin, cựu cầu thủ bóng đá Éric Cantona, nhà làm bánh ngọt Pierre Hermé, trong giới chính khách có bà cựu bộ trưởng Simone Veil hay cố tổng thống Jacques Chirac ….. Gần đây hơn, nhóm này đã hợp tác với các tên tuổi như nhà báo Patrick Poivre d'Arvor, nhạc sĩ Oxmo Puccino, diễn viên Pierre Niney và họ trở thành một hiện tượng đáng chú ý trong phong trào nhạc điện tử French Touch.

Khi mới vào nghề hòa âm, cả ba thành viên nhóm Bon Entendeur đã đơn thuần phổ biến các bản phối của họ trên kênh YouTube cá nhân, nhưng rốt cuộc bị chặn lại vì lý do tác quyền. Nhóm này chuyển sang các mạng khác để thực hiện các blog âm nhạc (như mạng SoundCloud hay SquareSpace). Cả nhóm thích sưu tầm dòng nhạc xưa trước hết có lẽ là để tránh rắc rối về mặt tác quyền. Khi bắt đầu thành công trên mạng, (video của họ thu hút gần 50 triệu lượt người xem) nhóm này mới mở rộng sự hợp tác với nhiều nghệ sĩ khác và việc xin khai thác bài hát xưa với người nắm giữ tác quyền cũng trở nên dễ dàng hơn.

Chuyến đi "Khứ Hồi" trong thời gian

Nhóm Bon Entendeur thành danh từ năm 2016 trở đi, khi các bản hòa âm của họ bắt đầu được phổ biến rộng rãi trên các mạng âm nhạc trực tuyến. Các thành viên trong nhóm dung hòa công việc thường ngày (họ làm việc trong ngành truyền thông và mạng tin học) với chương trình biểu diễn tại các liên hoan nhạc điện tử như ‘‘Calvi on the Rocks’’ hay là ‘‘Big Festival in Biarritz’’ tại Pháp. Đồng thời, nhóm cũng thường đi biểu diễn hoà âm ở nước ngoài cho các cộng đồng Pháp kiều tại Montréal và Luân Đôn.

Trên đà thành công, nhóm Bon Entendeur trình làng album đầu tay vào cuối năm 2019. Mang tựa đề ‘‘Aller-Retour’’, tuyển tập này gồm 14 ca khúc nổi tiếng hòa âm lại và đúng như tên gọi của nó, album đưa người nghe thực hiện một chuyến đi ‘‘khứ hồi’’ xuyên qua bốn mùa, ngược dòng năm tháng. Thời gian tựa như một sân chơi đủ rộng lớn, để cho ba thành viên nghịch đùa, nhào nặn âm thanh một cách tinh ranh láu lỉnh.

Lối hoà âm của Bon Entendeur luôn tươi tắn, trong sáng vì theo lời của nhóm bạn trẻ, họ không mang tâm trạng của những kẻ chạnh lòng lưu luyến hoài niệm theo kiểu ‘‘bao giờ cho đến ngày xưa’’. Ngược lại, họ rất thích dòng nhạc của những thập niên trước, trong cách nắm bắt những cảm xúc tức thời, thể hiện những khoảnh khắc yêu đời trong niềm lạc quan tuyệt vời.

viethoaiphuong
#457 Posted : Tuesday, March 10, 2020 12:52:29 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


2020, năm của danh họa Raphaël

Tuấn Thảo - RFI - 09/03/2020
Nếu như trong năm 2019, Ý và Pháp đã tưởng niệm trọng thể 500 năm ngày giỗ của thiên tài Leonardo da Vinci thì năm 2020 được dành riêng cho danh họa Raphaël (tên tiếng Ý là Raffaello) do ông qua đời vào mùa xuân năm 1520, tức cách đây vừa đúng 5 thế kỷ.

Cùng với Michel-Ange (Michelangelo) và Léonard de Vinci (Leonardo da Vinci), Raphaël được xem là bậc thầy vĩ đại của làng hội họa thời Phục Hưng. Sinh thời, ông đã là một nghệ sĩ nổi tiếng. Ra đi quá sớm vì bạo bệnh (ở tuổi 37) trước ngày lễ Phục Sinh, tên tuổi của Raphaël đi vào huyền thoại, các bức tranh của ông qua bao thế kỷ liền vẫn luôn được ngưỡng mộ, đến nỗi tác phẩm đi vào dòng văn hóa đại chúng từ lúc nào không hay.

Raphaël sinh trưởng tại Urbino, một thị trấn nhỏ nằm cách Bologna và Firenze khoảng 150 cây số về phía đông nam. Thời trẻ, ông đã từng dùng nghệ danh là Ubinas, để bày tỏ sự gắn bó lòng tôn kính của mình với nguyên quán cũng như với hai người thầy của ông đều là họa sĩ Ý nổi tiếng vào thế kỷ XV : Paolo Uccello và Piero della Francesca.

Tài năng được hai đức giáo hoàng ân sủng

Tuy là thị trấn nhỏ, nhưng Urbino cũng như thành phố Firenze (Florence), lại là một trong những chiếc nôi nghệ thuật của thời Phục hưng. Môi trường ấy rất thuận lợi trong việc đào tạo tay nghề của một họa sĩ có nhiều tham vọng. Tuổi trẻ tài cao, Raphaël có thêm cơ hội phát huy tài năng của mình khi về học vẽ với thầy là danh họa Pietro Perugino (Le Pérugin).

Khi đến lập nghiệp tại Florence, Raphaël đã từng có cơ hội tiếp xúc với Leonardo da Vinci (năm sinh 1452) và Michelangelo (1475), có thể xem như là hai bậc đàn anh do Raphaël nhỏ tuổi hơn rất nhiều (1483). Thế nhưng trong ba gương mặt này, Raphaël lại được xem như là tài năng có cơ hội tỏa sáng sớm nhất. Ông ký hợp đồng đầu tiên vào năm 17 tuổi, và chưa đầy 6 tháng sau, ông đứng đầu một xưởng vẽ nhờ sớm được đào tạo với nhiều thầy rất giỏi. Có người cho rằng trong các tên tuổi lớn thời Phục Hưng, Raphaël sinh sau mà lại về đầu.

Thật vậy, chỉ trong vòng vài năm, Raphaël đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong làng hội họa thời bấy giờ. Tuy mới 25 tuổi, nhưng ông lại được giáo hoàng Julius II giao trọng trách trang trí các gian phòng trong cung điện giáo hoàng ở tòa thánh Vatican và sau này được gọi là "thánh thất của Raphaël’’. Đức giáo hoàng Leo X (người kế vị Julius II) sau đó cũng đã ủy thác cho Raphaël việc xây dựng nhà thờ Thánh Phêrô với tư cách là kiến trúc sư. Tài năng của Raphaël lại càng đáng khâm phục vì sinh thời, ông đã được công nhận khá sớm như một tài năng xuất chúng. Cái chết đột ngột của ông ở tuổi 37 càng tạo thêm vầng hào quang bí ẩn mà lộng lẫy cho các bức kiệt tác của Raphaël, tạo thêm nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ phương Tây, nhiều thế kỷ sau ngày ông qua đời.

Các sinh hoạt lớn trong năm Raphaël

Khá nhiều họa sĩ lớn từng ca ngợi nét hài hòa tuyệt đối trong các bức tranh của ông. Danh họa Delacroix từng nói rằng : chỉ cần nghe cái tên của Raphaël, người ta đều nghĩ tới một trình độ thượng thừa nếu không nói là cao nhất trong làng hội họa. Còn danh họa Ingres bày tỏ sự ngưỡng mộ tuyệt đối của mình với Raphaël. Giới yêu hội họa có thể tìm thấy nét gần gũi cũng như sự đối đáp giữa các tác phẩm của danh họa Ingres và bậc thầy.

Nhân 500 năm ngày giỗ của Raphaël, Roma Luân Đôn hay Paris đều sẽ tổ chức nhiều cuộc triển lãm về danh họa thời Phục Hưng, cho dù bệnh dịch Covid-19 đang gây rất nhiều khó khăn cho các ban tổ chức trong việc duy trì các sinh hoạt thay vì đơn thuần hủy bỏ, do đã đầu tư rất nhiều. Sau Bảo tàng lịch sử Ambrosiana trực thuộc thư viện cùng tên tại thành phố Milano, đến phiên dinh thự Palazzo Ducale ở Urbino mở cuộc triển lãm quan trọng về Raphaël và thời Phục Hưng với hơn 80 tác phẩm được trưng bày.

Kể từ đầu tháng 3 cho tới tháng 6 năm 2020, thủ đô Roma cũng khai mạc chương trình sinh hoạt hoành tráng nhân năm Raphaël, riêng cuộc triển lãm ‘‘Raffaello’’ tại Viện bảo tàng Di sản Scuderie del Quirinale đối diện với Dinh tổng thống tập hợp hơn 200 tác phẩm đủ loại, trong đó có các bức vẽ phác thảo cho các bức bích họa trưng bày tại thư phòng tòa thánh Vatican. Bức kiệt tác khổ lớn này có từ 5 thế kỷ và lần đầu tiên được trưng bày cho công chúng sau hơn bốn năm trùng tu.

Bộ sưu tập tranh Raphaël của Pháp

Sau Ý, nước Pháp cũng sẽ tham gia vào năm Raphaël trước hết vì bảo tàng Louvre hiện nắm giữ một trong những bộ sưu tập tranh và bản vẽ của Raphaël quan trọng nhất trên thế giới, tính tổng cộng là 14 bức nguyên tác khổ lớn cộng thêm nhiều bản phác họa khác, trong đó có các bức vẽ chân dung như "Castiglione", "Tranh tự họa với một người bạn" hay là hoàng hậu "Marguerite de Naples", các bức tranh với chủ đề tôn giáo như "Vương miện xanh của Đức Mẹ Đồng Trinh", "Thánh Jean-Baptiste giữa sa mạc" hay tranh vẽ về điển tích các Thánh Georges, Thánh Marguerite hay Thánh Michel. Viện bảo tàng Strasbourg cũng như Bảo tàng Condé ở Chantilly cũng khá phong phú, với nhiều bức tranh sưu tầm, nổi tiếng nhất là bức "Les Trois Grâces".

Có một điều mà đa số các du khách có thể chưa biết là khi họ đến thăm Roma và mua quà lưu niệm, có rất nhiều món quà tạc hình các vị thiên thần nho nhỏ xinh xắn với khuôn mặt bụ bẫm. Những thiên thần tí hon ấy thật ra là một chi tiết của bức tranh ‘‘Đức Mẹ Sistina’’ (La Madone Sixtine vẽ vào năm 1513) nay hiện diện ở khắp nơi, in trên áo thun, ô dù, chén đĩa, tách trà, hộp bút chì, vỏ điện thoại di động hay nam châm dán trên tủ lạnh ….. hình tượng này của Raphael đã trở nên nổi tiếng không thua gì bức La Joconde (Mona Lisa) của Léonard de Vinci hay là bức bích họa Thiên Chúa tạo người đàn ông đầu tiên trên vòm nhà nguyện Sistina của thiên tài Michel-Ange.
viethoaiphuong
#458 Posted : Thursday, March 26, 2020 8:45:07 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

‘‘Festival Sofa’’ gây quỹ giúp đỡ giới y tế Pháp

Tuấn Thảo - 26/03/2020
Dịch virus corona đã làm đảo lộn toàn bộ các sự kiện văn hóa trong ba tháng đầu năm. Các viện bảo tàng phải đóng cửa trong khi các liên hoan ca nhạc có uy tín đều bị hủy bỏ. Về điểm này, chi nhánh Pháp của hãng đĩa Warner đã tung ra chương trình ‘‘Festival Sofa’’ phát trên mạng các buổi biểu diễn ca nhạc cho tất cả những ai phải ở nhà trong thời gian phong tỏa.

Chương trình liên hoan ‘‘Festival Sofa’’ bắt đầu kể từ hôm nay và sẽ diễn ra theo dự kiến trong 4 ngày (26/03 và 27/03 và sau đó là vào ngày 02/04 và 03/04). Khán thính giả không cần phải mua vé để xem các buổi biểu diễn, nhưng mỗi hộ gia đình được đề nghị đóng góp 30€. Số tiền thu được dùng để trợ giúp giới nhân viên y tế đang ở tuyến đầu trong nỗ lực chống dịch virus corona. Gia đình nào có nhiều phương tiện tài chính dĩ nhiên có thể đóng góp nhiều hơn.

Theo công ty Warner Music France, liên hoan ‘‘Festival Sofa’’ hy vọng quy tụ hàng ngàn khán thính giả, có thể ngồi trên ghế sofa trong phòng khách để xem chương trình biểu diễn ca nhạc. Toàn bộ số tiền quyên góp từ liên hoan này sẽ được dùng để tài trợ các bệnh viện công cộng ở Pháp gọi tắt là AP-HP (Assistance Publique - Hôpitaux de France). Trước mắt, liên hoan ‘‘Festival Sofa’’ đã tập hợp được khoảng 30 nghệ sĩ Pháp tham gia biểu diễn trong những ngày đầu.

Chương trình âm nhạc khá đa dạng về mặt thể loại : nhạc pop thì có Alain Souchon, Chistophe Maé, Lea Paci hay Barbara Carlotti, nhạc rap thì có Alliel, Kpoint, Andriamad, nhạc điện tử có các tay hòa âm Alvan, Boris Way hay là Stone Van Brooken, nhạc cổ điển có nghệ sĩ vĩ cầm Renaud Capuçon và hai chị em Camille & Julie Bertholet, từng đoạt giải nhất cuộc thi tài năng truyền hình Prodiges đài France 2. Trong trường hợp lệnh phong tỏa phải kéo dài, hãng đĩa Warner cho biết sẽ tiếp tục mời thêm nhiều nghệ sĩ khác tham gia vào chương trình của liên hoan.

Đây có lẽ là một điều tương đối dễ thực hiện, do hầu hết các nghệ sĩ đều có hợp đồng biểu diễn trong năm, trong khi các liên hoan ca nhạc đều đã bị dời lại hay bị hủy vì dịch Covid-19, điển hình là liên hoan ca nhạc Mùa Xuân thành phố Bourges (Printemps de Bourges) ở Pháp, liên hoan nhạc rock nổi tiếng Glastonbury ở Vương quốc Anh. Trước khi có ‘‘Festival Sofa’’, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Neil Young hay Chris Martin, ca sĩ chính của nhóm nhạc rock Coldplay, đã đề nghị tổ chức các buổi biểu diễn phát trực tiếp trên mạng xã hội. Cũng như diva nhạc pop Madonna, nhạc sĩ Neil Young đang trên đường lưu diễn tại Pháp đành phải hũy bỏ những đêm biểu diễn cuối cùng, nên ông đề nghị trình diễn cho những người hâm mộ không có cơ hội xem ông diễn trên sân khấu.

Tương tự, ban nhạc Tryo từng biểu diễn tại Paris nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày ban nhạc được thành lập, rốt cuộc đã hát trên sân khấu trong một nhà hát hoàn toàn thiếu vắng các khán giả do có lệnh phong tỏa. Buổi trình diễn đã được rút ngắn lại từ 2 giờ chỉ còn 40 phút và đã được phát trực tuyến để cảm ơn giới hâm mộ trung thành trong nhiều thập niên qua.

Tại Anh, Mỹ, Ý hay Pháp, giới nghệ sĩ đã phản ứng khá nhanh chóng trong việc bày tỏ tình đoàn kết đối với các bệnh nhân cũng như đối với tất cả các nhân viên ngành y tế trên tuyến đầu chống dịch virus corona. Nam danh ca Bono, ca sĩ chính của ban nhạc rock U2 đã sáng tác nhạc phẩm « Let your love be known » để bày tỏ sự ủng hộ của nhóm này với nước Ý. Ca sĩ nhạc rap Soprano ở Pháp ghi âm lại video cho bài hát của anh : « À nos héros du quotidien » để nhắc nhở mọi người những anh hùng thực thụ trong cuộc sống thường nhật chính là giới bác sĩ, y tá, nhân viên cấp cứu hay lính cứu hỏa.

Nam ca sĩ Calogero về phần mình đã sáng tác và ghi âm một ca khúc mới mang tựa đề « On fait comme si » để tặng cho giới nhân viên ngành y tế công cộng. Các fan hâm mộ có thể tải miễn phí bài hát này, còn các đài phát thanh truyền hình khi sử dụng bài hát sẽ trả tiền tác quyền, và phần quyên góp ấy được trao tặng cho các hội y khoa.

Châu Âu hiện là tâm dịch Covid-19. Tình hình dịch bệnh ở Pháp cũng nghiêm trọng không kém gì các nước láng giềng Ý hay Tây Ban Nha, đủ để cho một trong những nghệ sĩ hàng đầu của Pháp là Jean-Jacques Goldman phải lên tiếng. Tuy hầu như năm nào, anh cũng được bình chọn là nghệ sĩ được dân Pháp yêu mến nhất, nhưng Jean-Jacques Goldman đã giải nghệ từ nhiều năm qua và ít khi nào anh còn xuất hiện trước công chúng hay trả lời phỏng vấn báo chí.

Một cách bất ngờ, Jean-Jacques Goldman đã phá vỡ sự im lặng của mình, anh đã ghi âm và thu hình một đoạn phim video trên mạng xã hội. Trong đó anh đã viết lại toàn bộ lời ca khúc « Il changeait la vie » thành nhạc phẩm «Ils sauvent des vies» để bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với đạo quân áo trắng, bất kể mọi hiểm nguy, hy sinh cuộc sống gia đình, làm việc tận tụy để cứu sống bao sinh mạng con người …


viethoaiphuong
#459 Posted : Sunday, March 29, 2020 1:13:49 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Covid-19 : Tham quan trực tuyến các bảo tàng

Tuấn Thảo - RFI - 27/03/2020
Ngồi xem các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng mà vẫn ở nhà không rời khỏi phòng khách. Điều này giờ đây đã trở nên dễ dàng, khi mà các viện bảo tàng thường tổ chức các cuộc triển lãm trực tuyến, nhờ vào công nghệ số. Trong thời gian phong toả do virus corona, việc tham quan các viện bảo tàng ảo cũng là một cách để ngồi yên ở nhà, tránh đại dịch.

Viện bảo tàng Mỹ thuật thành phố Lyon là một trong những bảo tàng có nhiều tác phẩm nghệ thuật đầy giá trị, đã dự trù khai mạc triển lãm lớn dành riêng cho danh họa Picasso. Rốt cuộc, chương trình này đã bị hũy bỏ. Thay thế vào đó, Bảo tàng Mỹ thuật Lyon đã mở kho lưu trữ của mình và mời công chúng cùng khám phá ‘‘kho báu’’ cất giữ từ lâu nay. Trong số các tác phẩm quan trọng, ngoài các tác phẩm của Picasso, bảo tàng này còn nắm giữ nhiều kiệt tác trong thể loại tranh tượng hình hay trừu tượng với nhiều chi tiết màu sắc của các trường phái biểu tượng, lăng mạn, ấn tượng, lập thể của các danh họa như Ingres, Bonard, Monet, De Staël và nhiều tên tuổi khác.

Còn tại Paris, Orangerie mời khách tham quan ảo xem các bức bích họa khổng lồ vẽ các cụm hoa súng Nymphéas trên hồ nước của Monet với cảnh quay 360°. Trung tâm văn hóa Pompidou đã cung cấp một loạt phim ngắn đăng trên mạng, về các trường phái nghệ thuật quan trọng nhất của thế kỷ XX. Mười bốn viện bảo tàng của thành phố Paris dùng công nghệ số để giới thiệu với công chúng hơn 320.000 tác phẩm đủ loại với màu sắc cực kỳ rõ nét thông qua một cổng thông tin chung. Trên YouTube hoặc Dailymotion, hơn 450 phim video gia đình cùng với các ứng dụng dành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng, tạo điều kiện cho khách tham quan thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, vào xem triển lãm ảo dễ dàng hơn.

Bảo tàng Mỹ thuật Lyon là một trong những bảo tàng gần đây đã nâng cấp các trang thiết bị, để thích nghi với thời đại công nghệ số. Cũng như đa số các bảo tàng lớn trên thế giới, bảo tàng này đã triển khai các công cụ hiện đại, làm giàu các nội dung tương tác hầu khuyến khích các chuyến tham quan qua ứng dụng. Bảo tàng Mỹ thuật Lyon đã tham gia vào chương trình hợp tác với Google Arts & Culture và qua đó, bạn chẳng những có thể xem các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng, mà còn được dịp khám phá lịch sử của tòa nhà này có từ thế kỷ 17, trước kia là một tu viện dòng thánh Biển Đức nay được trùng tu lại thành một cơ sở trưng bày hàng ngàn tác phẩm hội họa, điêu khắc từ thời cổ đại cho đến nghệ thuật đương đại.

Google Arts & Culture là hậu thân của Google Art Project giống như một bảo tàng lớn trực tuyến, nơi mọi người có thể truy cập và xem miễn phí các tác phẩm nghệ thuật với những hình ảnh có độ phân giải rất cao vì mỗi hình ảnh có đến cả tỉ pixel (gigapixel). Được khởi xướng cách đây gần một thập niên, dự án này ban đầu đã nhận được sự hỗ trợ của 17 viện bảo tàng có uy tín nhất trên thế giới, chẳng hạn như Tate Gallery ở Luân Đôn; Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan của New York, Rijksmuseum của Hà Lan hay là Bảo tàng Hermitage ở thành phố Saint Petersburg, Nga.


Với thời gian, tập đoàn Google đã mở rộng hợp tác với khoảng 150 viện bảo tàng cũng như các phòng triển lãm hay các tổ chức nghệ thuật tại 40 nước trên thế giới, trong đó có Bảo tàng Nghệ thuật Hồng Kông, Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo tại Qatar, Phòng trưng bày nghệ thuật của bang Ontario, Viện bảo tàng nghệ thuật đương đại của Hoàng hậu Sofia Tây Ban Nha, còn thường được gọi là trung tâm văn hóa Beaubourg tại thủ đô Madrid.

Trong số các phần đóng góp quan trọng vào dự án bảo tàng trực tuyến mở rộng, có sự tham gia của Viện bảo tàng quốc gia Tây Ban Nha El Prado. Bảo tàng này đã hợp tác với Google Earth, để giới thiệu một bộ sưu tập ảo, gồm ảnh chụp của 14 bức tranh kiệt tác của Prado, trong đó có tranh của Goya, El Greco và nhất là bức tranh tam liên vẽ trên gỗ của danh họa Bosch.

Do mỗi tác phẩm ở đây có tới 14 tỉ pixel, cho nên bạn có thể xem từng chi tiết của bức tranh, dù được đặt dưới góc độ nào cũng cực kỳ rõ nét. Sáng kiến này đã gợi hứng cho viện bảo tàng Louvre và cung điện Versailles của Pháp thực hiện vào năm 2012 các bộ sưu tập ảo. Còn vào mùa xuân năm 2018, nhân năm văn hóa Mêhicô, cuộc triển lãm toàn tập đầu tiên đã được dành cho danh họa Frida Kahlo với hơn 800 tác phẩm của nghệ sĩ này được tập hợp trên cùng một cổng thông tin.

Một dự án quan trọng khác là Bảo tàng ảo The Virtual Museum of Canada

Nguyên là một bộ sưu tập ảo đã tập hợp về cùng một chỗ hàng chục ngàn tác phẩm lưu trữ của hầu hết các viện bảo tàng địa phương cũng như quốc gia tại Canada. Đây là dịp để cho cho chúng ta học hỏi thêm, chỉ bằng cách xem mỗi ngày một tác phẩm tiêu biểu của một viện bảo tàng, chẳng hạn như Alte Nationalgalerie của Berlin (Đức), Bảo tàng Kampa tại Praha (Cộng hoà Séc), National Gallery tại Luân Đôn (Anh).

Trong số các kiệt tác đã đi vào dòng văn hóa phổ thông đại chúng, có bức tranh ‘‘The Starry Night” (Đêm đầy sao) được danh họa người Hà Lan Vincent van Gogh vẽ theo trí nhớ, trong lúc ông nằm trong phòng bệnh ở miền Nam nước Pháp. Bức tranh này hiện nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng nghệ thuật hiện đại (Museum of Modern Art) ở New York. Nổi tiếng không kém là bức tranh khổng lồ “The Night Watch” (Phiên gác đêm) của họa sĩ Rembrandt tiêu biểu cho thời hoàng kim của trường phái hội họa Hà Lan, vừa được trùng tu và trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Rijksmuseum.

Thần Vệ Nữ ra đời (Nascita di Venere) là bức tranh nổi tiếng nhất của danh họa Boticelli. Được sáng tác vào những năm 1480, tác phẩm này hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Uffizi tại Firenze (Florence) ở Ý đã trở thành thước đo nét đẹp tiêu chuẩn trong cách vẽ cơ thể phụ nữ của thời kỳ Phục Hưng, cũng như bức kiệt tác Nụ hôn ‘‘The Kiss’’(1907) của Gustav Klimt tại Bảo tàng Belvedere ở thủ đô nước Áo, được xem như là đỉnh cao nghệ thuật, tuyệt phẩm mang biểu tượng của niềm khát khao dục vọng lại càng có thêm ý nghĩa trong thời gian tự cách ly, tự ‘‘giam lỏng’’.
viethoaiphuong
#460 Posted : Monday, March 30, 2020 1:36:10 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Thế giới này sẽ không có Mozart nếu như ...

.
Chân dung Mozart (áo đỏ), chị gái và người cha Leopold Mozart. Wikimedia

Hoài Dịu - RFI - 29/03/2020
Để lại hơn 600 tác phẩm trong 35 năm ngắn ngủi của cuộc đời, có những sáng tác đầu tay ra đời khi ông chỉ là một câu bé lên 5 tuổi, Wolfgang Amadeus Mozart trở thành một trong 3 tượng đài của trường phái cổ điển Vienna được toàn nhân loại ngưỡng phục. Những giai thoại về thiên tài Mozart cũng như cái chết bí ẩn của ông vẫn là đề tài muôn thuở không hồi kết. (Tạp chí phát lần đầu ngày 07/01/2017).

Wolfgang Amadeus Mozart không là thần đồng duy nhất của thế kỷ XVIII. Ngược dòng lịch sử, có những tài năng xuất chúng khác cũng hé nụ như : William Crotch de Norwich ( thế kỉ 18) đã trình diễn một buổi độc tấu đàn orgue tại Chapel Royal năm 3 tuổi. Hay nhà soạn nhạc, nghệ sỹ violon Thomas Linley (con), người có cùng năm sinh với Mozart, cũng bộc lộ thiên khiếu thần đồng khi còn rất nhỏ. Như vậy, nhân tố mà ông trời đã ban tặng cho nhà soạn nhạc kiệt xuất Mozart không đủ để lý giải thỏa đáng cho hàng trăm tuyệt tác và danh tiếng lừng lẫy rộng khắp Châu Âu của ông.

Leopold Mozart, người cha, người thầy và ông bầu nhìn xa trông rộng

Được sinh ra trên mảnh đất Salzbourg, thuộc nước Áo ngày nay, nơi hấp thu khá nhiều tinh hoa của những nền văn hóa lớn như Đức, Ý, và tuyệt vời hơn cả là được tắm mình trong khu vườn tràn đầy âm thanh của gia đình từ khi còn trong nôi, âm nhạc mang tên Wolfgang Amadeus Mozart cứ tuôn chảy tự nhiên như suối nguồn vô tận.

Có thể loài người sẽ không bao giờ được nghe vô vàn giai điệu yêu kiều và trữ tình của những bản concerto, sẽ không có cơ hội tận hưởng những phút giây phóng khoáng của hàng chục sáng tác giao hưởng, nhạc kịch của thần đồng Mozart, và tên tuổi của ông chỉ được biết đến trong giới hạn nhỏ hẹp, nếu như không có sự dẫn dắt và tầm nhìn xa rộng của người cha vĩ đại, Leopold Mozart.

Vốn là một nhạc sỹ của Hoàng Gia, một nhà sư phạm âm nhạc nổi tiếng với tập « Traité de violon » (Chuyên luận về đàn violon, 1756), Leopold Mozart sớm phát hiện ra món quà quý giá mà Chúa ban tặng cho, đó là khả năng thẩm âm siêu việt và trí nhớ đáng kinh ngạc của hai người con : Maria-Anna Mozart và Wolfgang Mozart. Một cách tự nhiên, ông đã tự nguyện trở thành người gia sư tận tụy, duy nhất nuôi dạy các con.

Theo lời kể của người thân, trong những buổi học đàn clavecin của chị gái Maria-Anna với cha, như những đứa trẻ khác, cậu bé Wolfgang đứng nhìn. Và ngay sau đó, cậu ấy mon men đến cây đàn và ở lại đó rất lâu, cậu ấy xem ra rất thích thú khi tìm, và đánh lên những quãng ba trên đàn. Mozart đã được cha dạy chơi đàn clavecin, violon, orgue, pianoforte ( tổ tiên của piano ngày nay) và thanh nhạc. Mozart biết thị tấu (xướng âm và chơi những bản nhạc lạ), biến tấu trước khi biết đọc chữ và cũng là tác giả của một loạt tiểu phẩm cho đàn piano như : Allegro giọng đô trưởng, hay Menuet giọng Fa trưởng lúc mới lên 5 tuổi.

Những chuyễn lưu diễn đầu đời

Không chỉ dừng lại ở vai trò người cha, người thầy, tham vọng của Leopold còn muốn tên tuổi của con trai thần đồng được nhắc đến ở nhiều thủ đô danh tiếng và quyền lực nhất bấy giờ như Đức,Ý, Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ... Leopold đã trở thành ông bầu, đứng ra tổ chức chuyến lưu diễn vòng quanh châu Âu cho hai chị em nhà Mozart. Đây là một ý tưởng táo bạo và mới mẻ, vì phương tiện đi lại lúc đó rất khó khăn chưa kể đến Maria-Anna và Wolfgang vẫn còn rất nhỏ, cũng như sự tốn kém khá lớn về tài chính.

Chuyến lưu diễn bắt đầu từ năm 1762 đến mùa xuân năm 1773. Nhờ vào tài tổ chức và ngoại giao của cha, cũng như khả năng thiên bẩm của mình, Mozart, một đứa trẻ dễ thương, ngoan ngoãn và có phần ranh mãnh đã thu phục nhiều trái tim của các hoàng nương, công chúa từ triều đình Munich hay những khán phòng quý tộc ở Vienna đến cung điện Versailles, Pháp…Từ đây, Leopold đã mở rộng nhiều mối quan hệ với các bậc thông thái đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc, điều mà sau này có nhiều ảnh hưởng lớn đến phong cách sáng tác khá cởi mở và đa dạng của Mozart.

Trong suốt chuyến lưu diễn đầu tiên đó, có lẽ cuộc diện kiến của Mozart cuối năm 1763 tại Versailles với vua Louis XV là kỉ niệm thơ ấu tuyệt đẹp nhất đời. Theo lời của nhà nghiên cứu âm nhạc Eric Blom, tên tuổi của Mozart vẫn còn xa lạ với giới Hoàng gia Pháp nếu như không có sự giới thiệu của nhà ngoại giao người Đức Friedrich Melchior Grimm, một người bạn của Leopold Mozart.

Vào lễ Giáng Sinh năm đó, gia đình Mozart hân hạnh được hoàng hậu Marie Leszczinska và vua Louis XV mời dự yến tiệc. Cuối bữa tiệc, vua Louis XV có nhã ý muốn nghe Mozart biểu diễn đàn orgue, mặc dù đã thỏa thuận thời gian vào ngày hôm sau. Thế nhưng, nhà vua không thể kiên nhẫn hơn, đã đứng dậy và đi về phía nhà thờ Hoàng gia, tất cả mọi người theo sau. Và cậu bé thần đồng ấy tấu lên một nốt nhạc ngân dài, rồi một nốt khác, rồi một cơn đại hồng thủy những hòa thanh nối tiếp nhau. Vị vua thật sự sửng sốt và kinh ngạc.

Một tháng sau, Wolfgang đã viết bản sonate cho đàn clavecin và violon và đề tặng Victoire-Anne-Marie de Savoie, cô con gái thứ hai của vua Louis XV, rồi thêm một tác phẩm khác dành tặng nữ bá tước Tessé. Đó là những tác phẩm lớn đầu tay của Mozart, chúng được ấn hành ngay sau đó, cùng với nhiều buổi hòa nhạc của ông liên tiếp diễn ra. Wolfgang Amadeus Mozart trở thành đề tài trung tâm của giới quý tộc Paris lúc bấy giờ.

Có thể nói, Leopold Mozart là một người cha vĩ đại, là người thợ kim hoàn tận tụy, đã dày công gọt dũa viên ngọc Wolfgang Amadeus Mozart ngày một chói sáng. Để ngày hôm nay, nhân loại ngất ngây trong muôn vạn cảm xúc mang tên Mozart, đó là sức mạnh, vẻ yêu kiều, niềm thống thiết, sự hóm hỉnh và nét duyên dáng, tất cả đã hội tụ và tỏa sáng trong hơn 600 kiệt tác, mang giá trị muôn đời.

Và vượt lên trên hết, người cha già Leopold đã khiến thế giới mãi nghiêng mình trước một vĩ nhân, Wolfgang Amadeus Mozart, người đã từng nói với hậu thế rằng « Một thiên tài không trái tim thì quả là vô nghĩa. Bởi không phải vì do trí tuệ cao siêu, không phải do có trí tưởng tượng tuyệt vời, cũng không phải cả hai làm nên thiên tài. Tình yêu ! Tình yêu ! Tình yêu ! Đây mới là linh hồn của một thiên tài ».


Users browsing this topic
Guest (25)
24 Pages«<21222324>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.