Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

24 Pages«<1920212223>»
Nhac & Bảo Tàng tranh ảnh nghệ thuật...
viethoaiphuong
#401 Posted : Saturday, August 10, 2019 7:15:14 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tuấn Thảo - RFI - Thứ Bảy, ngày 10 tháng 8 năm 2019

Mùa hạ ngập tràn ký ức nhạc Pháp


Khung cảnh mùa hạ trên hải đảo Porquerolles, miền nam nước Pháp
Ảnh: Tuấn Thảo / RFI

Kỷ niệm mùa hè "Souvenirs d'été" là tựa đề hai tuyển tập ca khúc chọn lọc với chủ đề mùa hạ. Bộ sưu tập này gồm tổng cộng 32 bài hát, đa phần là nhạc Pháp ăn khách trong những thập niên gần đây, qua phần thể hiện tái tạo phá cách của thế hệ nghệ sĩ trẻ thời nay.

Đối với những người yêu nhạc Pháp, bộ sưu tập "Souvenirs d'été" hẳn chắc sẽ gợi lại cho giới hâm mộ rất nhiều kỷ niệm đẹp với mùa hè, bởi vì có khoảng một phần ba các bài hát ghi âm riêng cho hai tuyển tập này đều cùng khai thác chủ đề ‘‘một thời yêu đương’’ và đó thường là những ca khúc thịnh hành từ đầu những năm 1960 trở đi.

Angèle, cô ca sĩ trẻ tuổi người Bỉ từng đoạt danh hiệu tài năng mới nhân kỳ trao giải thưởng âm nhạc Victoires de la Musique năm 2019, trở lại lần này với ca khúc ăn khách La Madrague của Brigitte Bardot. Clara Luciani, giọng ca hiện tượng của năm nay, từng được so sánh như một thần tượng Françoise Hardy thời đại, ghi âm lại ca khúc ‘‘Sous le soleil exactement’’ (Ngay dưới nắng gắt) của Serge Gainsbourg. Ban song ca Pépite tìm lại khung cảnh mùa hạ trên hòn đảo ngoài khơi vịnh Napoli để ngỏ "Lời chia ly" với thành phố Capri (Capri c'est fini).

Bộ sưu tập "Kỷ niệm mùa hè" (Souvenirs d'été) ra đời theo đề xuất của mạng nghe nhạc trực tuyến Deezer của Pháp. Thay vì đơn thuần phân phối các album và các bài hát sẵn có qua hình thức tải nhạc trực tuyến, mạng Deezer đã triệu mời giới nghệ sĩ trẻ của Pháp thời nay ghi âm lại các tình khúc mùa hè mà họ từng yêu thích, trong số này, có các gương mặt như Juliette Armanet, Thérapie Taxi, Kiddy Smile, Marie-Flore, hay là Bilal Hassani, ca sĩ từng đại diện cho nước Pháp nhân kỳ thi hát truyền hình châu Âu Eurovision 2019.

Nhờ vậy, mạng nghe nhạc này có được thêm những nội dung độc quyền, các bản nhạc không được phát hành qua CD mà chỉ được phổ biến trên mạng. Điều đó giúp cho Deezer tạo thêm một nét gì đó khá riêng biệt (rất là Pháp) so với các mạng phân phối khác như Spotify hay là Apple Music. Có lẽ cũng để tránh vướng mắc các vấn đề liên quan tới tác quyền, có khá nhiều ca khúc ghi âm cho dự án này chủ yếu xuất phát từ thập niên 1960 và nhất là những năm 1980.

Còn trong những thập niên gần đây có bài "Partir un jour" của nhóm 2Be3 và "Au Soleil" của nữ ca sĩ Jenifer. Về phía các bài hát ăn khách vào thập niên 1980, có L’Amour à la plage của nhóm Niagara hay là Duel au Soleil, một trong những tình khúc cực kỳ nổi tiếng của Étienne Daho qua phần thể hiện của ban nhạc trẻ BB Brunes.

Có một điều đáng ngạc nhiên là hầu hết các ca khúc trong bộ sưu tập "Kỷ niệm mùa hè" đều có lối hòa âm phá cách, và rốt cuộc khi nghe liền một mạch toàn bộ các bài hát, kết quả lại có vẻ rời rạc, khập khiễng, thiếu tính nhất quán. Nếu như về nội dung, sợi chỉ đỏ xuyên suốt vẫn là trời hạ, nắng ấm, biển xanh (Le Ciel, le Soleil et la Mer) và hầu như tất cả các hình ảnh đều xoay quanh vũ điệu biến tấy của mùa hè, thì ngược lại về mặt âm thanh lối chuyển thể phá cách lại không được êm ái nhẹ nhàng, lọt tai dễ dàng.

Ca sĩ Kiddy Smile ghi âm lại "Les Sunlights des Tropiques" của Gilbert Montagné theo điệu R&B, thay vì chọn điệu zouk của quần đảo Antilles. "L’Amour à la plage" được nhóm Alice & Moi chuyển từ cha cha sang thể điệu reggae. Còn ban nạc Thérapie Taxi ghi âm bản tình khúc bất hủ Aline (Gọi tên người yêu) của nam danh ca Christophe, nhưng không thể sánh bằng phiên bản phóng tác gần đây của Julien Doré hay là của chính tác giả Christophe.

Nhìn chung, bộ sưu tập "Kỷ niệm mùa hè" ngoài việc sử dụng các bản phối điện tử (và đôi khi nhóm sản xuất dùng hơi nhiều các phần chỉnh sửa âm thanh) cũng như lối phá cách, cho nên khi nghe giai điệu không còn được gần sát với nguyên tác, khiến cho giới yêu nhạc vàng những năm 1960 hay 1980 hơi bị hụt hẫng. Tuy nhiên vẫn có một số bài rất đạt nhờ vào tài nghệ hoà âm của các nhóm nhạc trẻ như Ofenbach và nhất là Bon Entendeur, đem lại một luồng gió thoáng mát dịu dàng, trong ký ức mùa hạ ngập tràn.
viethoaiphuong
#402 Posted : Monday, August 12, 2019 5:28:14 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

100 năm ngày danh họa Renoir qua đời

Tuấn Thảo - RFI - ngày 12-08-2019


En 2012 déjà, le Musée d'Orsay présentait une exposition de Pierre-Augustin Renoir, mais sans le fils. Ici «Madame Charpentier et ses enfants».
AFP/Joël Saget

Năm 2019 đánh dấu đúng 100 năm ngày danh họa Auguste Renoir vĩnh biệt cõi trần. Nhiều viện bảo tàng ở Pháp nhân dịp này cùng lần lượt tổ chức các sinh hoạt để vinh danh bậc thầy Renoir, một trong những nhân vật tiêu biểu của trường phái Ấn tượng.

Cách đây một thế kỷ, danh họa Renoir (1841-1919) qua đời tại Cagnes-sur-Mer, hưởng thọ 78 tuổi. Từ năm 60 tuổi trở đi, do sức khỏe ngày càng yếu vì chứng bệnh viêm khớp, nên danh họa Renoir đã mua ở miền nam nước Pháp một căn biệt thự (Domaine des Collettes) để an hưởng những năm tháng cuối đời.

Sau ngày ông mất, biệt thự này trở thành Viện bảo tàng Renoir. Ngoài việc tổ chức hai cuộc triển lãm theo chuyên đề "tuổi thơ", bảo tàng Renoir còn tổ chức trong mùa hè nhiều cuộc thi vẽ có trao giải thưởng. Vào đúng ngày giỗ của ông (03/12), một cây cổ thụ 100 tuổi sẽ được trồng ngay trong vườn của Domaine des Collettes.

Về phía các bảo tàng ở vùng Yvelines, có tổng cộng 5 thị trấn (Port-Marly, Chatou, Croissy-sur-Seine, Louveciennes và Bougival) đã cùng hợp tác với nhau để thực hiện một chương trình kỷ niệm có trọng lượng ngang tầm với sự kiện. Trong khoảng thời gian 1868-1910, danh họa Renoir vẫn thường xuyên về thăm bố mẹ ông ở Louveciennes.

Tìm nguồn cảm hứng trong những ngôi làng bên bờ sông Seine

Cũng như nhiều bạn hữu hay nghệ sĩ cùng thời, trong đó có Sisley, Pissarro, Morisot hay Monet, danh họa Renoir đặc biệt yêu chuộng các ngôi làng hay thị trấn hiền hòa bên bờ sông Seine. Các nghệ sĩ trường phái Ấn tượng đã vẽ rất nhiều về phong cảnh bờ sông thơ mộng, đến nỗi giờ đây ở hai vùng Hauts-de-Seine và Yvelines đều có những ‘‘Lối dạo chơi của các họa sĩ ấn tượng’’ (La Promenade des Impressionistes).

Bản thân danh họa Renoir thường xuyên lui tới quán chèo thuyền Grenouillère tại Croissy-sur-Seine, các đêm khiêu vũ ngoài trời (Bal des Canotiers) tại Bougival, nhà hàng Fournaise trên đảo Chatou nay đã trở thành một viện bảo tàng.

Những tháng năm hạnh phúc ấy đã gợi hứng cho Renoir vẽ hơn 50 bức tranh để thể hiện một nghệ thuật sống. Đỉnh điểm của giai đọan này là bức tranh Le Déjeuner des Canotiers (Bữa tiệc trưa của khách du ngoạn trên thuyền), đã trở thành một trong những bức tranh sơn dầu nổi tiếng nhất mọi thời đại.

Trong chương trình sinh hoạt của 5 thị trấn từng được Renoir vẽ trong tranh, có cả triển lãm hội họa, các xưởng sáng tạo, các chuyến tham quan lần theo vết chân của họa sĩ, các buổi chiều hè chèo thuyền du ngoạn, bên cạnh các buổi liên hoan ca nhạc và khiêu vũ ngoài trời. Mục đích vẫn là tái tạo khung cảnh thời các họa sĩ Ấn tượng, các hàng quán guinguette dọc bờ sông, nơi thực khách thưởng thức nhâm nhi một chút rượu trắng dưới giàn hoa leo.

Về phía thị trấn Essoyes, viện bảo tàng vùng Aube tuy không lớn bằng các địa phương khác, nhưng vẫn tổ chức một liên hoan để tưởng nhớ nghệ sĩ đã đem lại cho ngôi làng này một lượng khách tham quan đáng kể vào mỗi dịp nghỉ lễ. Trong vòng ba thập niên, vào mỗi mùa hè, danh họa Renoir đều cùng với vợ (Aline Charigot) về Essoyes nghỉ ngơi. Thị trấn này là nguyên quán của vợ ông, và đôi vợ chồng đã mua một căn nhà lớn từ những năm 1890. Sau này, khi sức khỏe yếu dần, ông mới về sống ở miền nam nước Pháp.

Sáng tác cho đến hơi thở cuối cùng

Lúc sinh tiền, danh họa Auguste Renoir đã vẽ hơn 4 ngàn bức tranh. Sức sáng tạo của ông không còn được dồi dào sau khi chứng bệnh viêm khớp phát sinh năm ông ngoài 60 tuổi. Do căn bệnh ngày càng trầm trọng, ông đã buộc phải thay đổi bút pháp để thích nghi với bệnh tình. Ông kẹp bảng màu vào thành ghế xe lăn, cây cọ thì được cột chặt bằng dây vào cánh tay họa sĩ.

Giai thoại kể rằng, trước khi ông mất, ông đã muốn vẽ một lần cuối dù nằm liệt trên giường bệnh, chiếc bình hoa đặt bên khung cửa sổ, nắng xế chiều càng làm cho màu sắc thêm rực rỡ, đem lại chút ấm áp giữa bầu trời mùa đông. Cho dù tác phẩm ấy không được hoàn thành, nhưng ông vẫn nở một nụ cười mãn nguyện, vì chưa bao giờ ông nhìn thấy một ánh sáng lung linh dịu dàng đến như vậy.

viethoaiphuong
#403 Posted : Wednesday, August 14, 2019 5:49:03 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Minh Anh - RFI - Thứ Tư, ngày 14 tháng 8 năm 2019

Những lá bài « lạ lùng » tại bảo tàng Issy-les-Moulineaux


Bảo tàng các trò chơi đánh bài của Pháp, Issy-les-Moulineaux.RFI/Tiếng Việt

Mùa hè đến rồi ! Đây cũng là lúc giở các hộp bài cũ kỹ cất trong các góc tủ, ngách ngăn kéo, để vui thú cùng gia đình và bạn bè một ván bài ta-rô, một ván tú lơ khơ, hay xì dách gì đó. Nhưng bạn có biết rằng những chất bài (cơ, rô, chuồn/tép/nhép và bích) và hai lá joker (phăng teo) cũng như các mặt hình là đến từ đâu hay không ?

Không gian kiến trúc hiện đại, cách thức trình bày mô phạm, bảo tàng các trò đánh bài của Pháp nằm tại Issy-les-Moulineaux, ngoại ô phía Tây Paris. Đây là một trong những bảo tàng hiếm hoi trên thế giới về lịch sử các quân bài. Ông Gwenael Beuchet, phụ trách bảo quản di sản, cho RFI Tiếng Việt biết bảo tàng được thành lập từ một phát hiện rất tình cờ:

« Ý tưởng thành lập bảo tàng bắt nguồn từ phát hiện của một cựu quản thủ bảo tàng, tên là Agnès Barbier. Bà tìm thấy trong sở lưu trữ một kho cất giữ các bộ bài do một nhà sưu tập sống tại Issy , ông Louis Chardonneret trao tặng. Trong số này, tuy không nhiều, người ta tìm thấy một vài bộ bài khá hấp dẫn. Đặc biệt là bản khắc in bài theo mẫu vẽ Paris đầu thế kỷ XVI.

Trên bản khắc này, chúng tôi thấy có hình vẽ các quân bài chữ đã được đặt tên. Trong các quân bài của Pháp hiện nay, điểm đặc biệt là các quân bài chữ như Già (R/K tùy theo tiếng Pháp hay tiếng Anh), Đầm (D/Q) và Bồi (V/J) đều có một cái tên.

Sau đó, một cuộc triển lãm đã được tổ chức năm 1986. Và chính quyền thành phố, sau cuộc triển lãm này, đã quyết định thành lập một bảo tàng về bộ bài chơi vào năm 1989. Và bảo tàng được khánh thành vào tháng 12/1997. »

Trò tiêu khiển, đối tượng sáng tác

Hơn 15.000 hiện vật được trưng bày tại bảo tàng, trong đó có khoảng gần 9.000 trò đánh bài, cùng với nhiều hiện vật khác, triển lãm của bảo tàng Issy-les-Moulineaux cùng với sự kết hợp của Thư viện Quốc gia BnF, được chia thành hai không gian chính.

Phần không gian thứ nhất dành để giới thiệu các bộ bài « biến tấu » (dùng cho mục đích sư phạm, quảng cáo, tuyên truyền...), các trò chơi tập thể như trò Người Sói hay trò Bảy gia đình hay những bộ bài nghệ sĩ... Tại đây, người xem không chỉ được chiêm ngưỡng những lá bài do nhiều nghệ sĩ tên tuổi thực hiện, mà còn được ngắm những vật dụng có hoa văn trang trí là những lá bài, vài bộ trang phục lấy cảm hứng từ những mẫu vẽ các lá bài, chẳng hạn như bộ trang phục tuyệt đẹp được thiết kế riêng cho dàn múa ballet Nga…

Sáng tạo nghệ thuật đã có ngay từ những ngày đầu xuất hiện trò chơi. Đó có thể là do những bộ bài này được thực hiện theo yêu cầu của giới quý tộc hay giới tiểu tư sản, những người có điều kiện tài chính. Một trong những báu vật của bảo tàng là một lá bài được vẽ bằng tay rất khéo có từ những năm 1450. Có thể nói, « đó là một món đồ chơi hấp dẫn đến mức làm cho nhiều nghệ sĩ để ý tới. Họ biến đổi các gương mặt, các chữ số để tạo ra những bộ bài độc đáo ».

Đặc biệt, sự sáng tạo dồi dào đã tạo nên nét đặc trưng cho các bộ bài trong thế kỷ XIX. Người xem có thể nhận thấy có hai cách sử dụng không ngờ đến : Thứ nhất là những lá bài hình lõa thể trong suốt chỉ có thể nhìn thấy dưới ánh đèn thật sáng và thứ hai là những lá bài để cười hay giải trí. Có thể nói, với giới nghệ sĩ, bộ bài chơi không chỉ là vật dụng tiêu khiển nữa, mà còn là một đối tượng nghệ thuật.

Nguồn gốc Trung Hoa ?

Không gian thứ hai dành để nói về các kiểu loại bài trên thế giới, quy trình sản xuất, các vật dụng đi kèm với trò chơi, và nhất là lịch sử xuất hiện các trò đánh bài. Theo ông Gwenael Beuchet, châu Âu và châu Á vẫn là những chiếc nôi lớn của các trò chơi này: « Những chiếc nôi chính của trò đánh bài chủ yếu là châu Âu và châu Á. Ở châu Á, có những nước chính như Iran, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản... Đây là những cơ sở chính có truyền thống lâu đời sáng tạo ra các trò đánh bài mà chúng tôi giới thiệu ở đây ».


Bản khắc bằng đá bài Ta-rô.
RFI/Tiếng Việt

Theo khảo cứu từ những văn bản cổ, tại châu Âu, trò đánh bài được nhắc đến lần đầu từ nửa cuối thế kỷ XIV.

« Những bộ bài đầu tiên có lẽ xuất hiện tại châu Âu trong những năm 1360 – 1370. Nhưng chúng tôi vẫn chưa tìm được một bằng chứng cụ thể nào có từ thời kỳ này. Chúng tôi chỉ thấy đề cập đến trong các văn bản cổ. Nhưng chúng tôi cũng nhận thấy là trò chơi này xuất hiện lần đầu, đúng hơn là được đề cập đến tại Tây Ban Nha, Ý rồi sau đó được phổ biến nhanh chóng ra toàn châu Âu, như Thụy Sỹ, Pháp, Đức hay Anh Quốc ».

Có một câu hỏi luôn được đặt ra và cho đến giờ các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được lời giải đáp thỏa đáng : Trò chơi này thật sự bắt nguồn từ đâu ? Về điểm này, ông Gwenael Beuchet cho biết giới nghiên cứu hiện vẫn còn rất mù mờ: « Bản thân những bộ bài này người ta cũng không rõ bắt nguồn từ đâu. Nhưng có một số tác giả thời kỳ đó có nói về những bộ bài đến từ các xứ sở Hồi Giáo, chủ yếu là từ đế chế Mameluk, trải rộng từ Ai Cập đến Syria. Những trò đánh bài này rất có thể đến châu Âu, qua những con đường giao thương với Venise, Vienna hay Barcelona ».

Nhưng cũng những giả thuyết cho rằng nguồn gốc của trò chơi này là đến từ Trung Quốc: « Sớm hơn nữa có lẽ đến từ Trung Quốc, nhưng rủi thay chúng tôi lại thiếu các bằng chứng xác thực. Hiện tại, những bộ bài cổ mà chúng tôi có được, trong bộ sưu tập các bộ bài trên thế giới, tất cả những bộ xưa nhất đều được tìm thấy ở châu Âu ».

Những mẫu bài độc đáo

Bất kể nguồn gốc có là từ đâu, nhưng khi đến châu Âu những trò chơi này đã bị biến đổi về mẫu vẽ và quy tắc chơi sao cho phù hợp với văn hóa từng quốc gia, thậm chí từng vùng miền ở mỗi nước mà trò chơi này đi qua. Tại châu Âu, người ta tìm thấy nhiều biến thể khác nhau, tập trung xung quanh ba ngữ hệ chính với những biểu tượng hình mẫu đặc trưng.


Bài theo ngữ hệ Đức có các chất: Chuông, Cơ, Lá, Tua.
RFI/Tiếng Việt

Xuất hiện đầu tiên hết là ngữ hệ Latinh có các chất : Cây gậy, đồng tiền, thanh gươm và chiếc cốc (Tây Ban Nha, Ý). Tiếp đến là ngữ hệ Đức với các chất : chuông, cơ, lá, tua (một số vùng ở Đức, ở Ý, Hungary, Cộng hòa Séc, Slovakia). Cuối cùng là ngữ hệ Pháp mà các chất như cơ, rô, chuồn/tép/nhép, bích vốn dĩ rất quen thuộc với người Việt Nam (Pháp, Bỉ, Hà Lan, các nước nói tiếng Anh, các nước Bắc Âu, một số địa phương ở Đức và Ý...).

Hình chân dung trên các lá bài có ý nghĩa gì ? Bài Tây biểu tượng cho sự khác biệt về xã hội với thời kỳ Trung Cổ, đứng đầu là quân Vua (Già trong cách gọi của người Việt Nam), quân Hậu (Đầm) và Hiệp sĩ (Bồi). Điều đáng chú ý là có những cái tên gắn liền với các hình chân dung. Đó là những gương mặt dũng sĩ (nam hay nữ), được trích từ các tập sách nhân vật anh hùng trong các tiểu thuyết thời Trung Cổ.


Bộ khắc hình người theo mẫu vẽ Anh - Mỹ.
RFI/Tiếng Việt

Về điểm này, ông Gwenael Beuchet cho rằng ý nghĩa của các gương mặt trên các lá bài cũng không rõ ràng : « Những hình người trên các bộ bài Pháp phần đông mang tên các nhân vật như Charles, Alexandre, Cesar, Hector… chủ yếu đến từ các tiểu thuyết trung đại. Những nhân vật này được cho là trích từ bộ sưu tập các nhân vật anh hùng, những người hiệp sĩ. Nhưng có đến 12 gương mặt, rồi còn có cả quân Hậu nữa, và người ta không có đủ hình ảnh các dũng sĩ trên các lá bài. Do vậy, đây có lẽ chỉ là một nguồn cảm hứng, nhưng điều này cũng chưa đủ giải thích hết tất cả. »

Rồi theo thời gian, những cái tên trên lá bài cũng thay đổi, hòa trộn giữa các nền văn hóa cho đến khi ra đời một mẫu mới vào thế kỷ XV gọi là mẫu Paris thịnh hành chủ yếu ở Paris và các vùng miền bắc nước Pháp. Và đến thế kỷ XIX, dưới triều đại Napoleon III, mẫu Paris trở thành mẫu chung phát hành ra toàn quốc và xuất khẩu ra nước ngoài. « Trước khi đến Việt Nam, bộ bài Pháp xuất khẩu sang Anh Quốc ở đó họ cũng chơi bộ bài có các chất cơ, rô, chuồn, bích, hay như sang Bỉ, Hà Lan, phía bắc nước Đức, các nước Bắc Âu, rồi Nga nữa. Sau đó nữa thì ra toàn thế giới. »


Bộ bài 100 thi sĩ của Nhật Bản.
RFI/Tiếng Việt

Không chỉ là trò tiêu khiển, bài để chơi còn là những công cụ tuyên truyền. Trong suốt cuộc Cách Mạng Pháp, các quân bài Vua, Hậu không còn vương miện, thay vào đó là những chiếc mũ đỏ phơ-ri-gi (xứ Phơ-ri-gi, tiểu Á, nhưng là biểu tượng của cách mạng Pháp).

Ngoài những bộ bài cổ của Pháp, người xem còn được khám phá nhiều bộ bài kỳ lạ chẳng giống như những gì được thấy như hiện nay, tùy theo từng vùng địa lý. Chẳng hạn như bài chơi của Tây Ban Nha, lá Đầm được thay bằng hình Kỵ sĩ. Ở Ấn Độ là những lá bài thẻ hình tròn. Người Nhật Bản còn độc đáo hơn là đánh bài bằng thi ca. Bộ bài 100 thi sĩ bao gồm 200 lá, được trưng bày cùng với chiếc hộp bằng gỗ sơn thếp vàng trông rất thanh lịch.

Thời bình có những bộ bài thời bình. Đến thời chiến, bộ bài cũng được tỉa gọt gọn gàng, nhưng không kém phần xinh xắn để có thể song hành cùng người lính trong mỗi chiến dịch !


Một bộ bài bằng gỗ do một người lính khắc vẽ trong cuộc Thế Chiến lần II.
RFI/Tiếng Việt

viethoaiphuong
#404 Posted : Sunday, August 18, 2019 6:46:17 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Minh Anh - RFI - Thứ Bảy, ngày 17 tháng 8 năm 2019

Woodstock 1969 : ''Ba ngày hội vì âm nhạc và hòa bình'' náo loạn !


Áp phích cho lễ hội âm nhạc Woodstock năm 1969.Wikimedia Commons

Năm 1969, trong ba ngày 15 -17/08, gần 500.000 người hippi trên khắp mọi miền nước Mỹ lũ lượt đổ về Bethel (New York) tham dự lễ hội « kỳ lạ, khó hiểu » : Festival Woodstock. Ba ngày hội vì âm nhạc và hòa bình, nhưng cũng là ba ngày náo loạn !

Một dấu ấn khó phai trong nền văn hóa đại chúng của Mỹ và thế giới. Những ai sống qua giai đoạn này, hẳn sẽ không thể nào quên được hình ảnh những dòng người hippi, tóc tai bờm xờm lũ lượt đổ về dự lễ hội âm nhạc Woodstock do Michael Lang, một nhà sản xuất đĩa nhạc trẻ đồng tổ chức.

Không ai có thể hình dung cảnh tượng, trên mảnh đất trang trại của ông Max Yasgur, rộng có 243 ha với sức chứa tối đa là 50 ngàn người, bất chấp mưa gió, sình lầy, sự vắng bóng của nhiều ban nhạc nổi tiếng như The Beatles, Rolling Stones hay Bob Dylan, nửa triệu người vẫn đứng ngồi chen chúc, theo dõi các chương trình biểu diễn của 32 ban nhạc tại Woodstock.

Giao thông tắc nghẽn, thiếu nước, thiếu lương thực rồi sử dụng chất gây nghiện là những hình ảnh ấn tượng, « hãi hùng » khiến xóm giềng phản đối. Rồi quân đội phải nhập cuộc để tiếp tế thực phẩm, thuốc men và chở nghệ sĩ đến nơi diễn. Thống đốc bang New York thời ấy, ông Nelson Rockefeller phải ban bố sắc lệnh vùng thảm họa.

« **** », « Freedom »… những giai thoại

Barry Milton, khi ấy là cây đàn ghi ta điện cho nhóm nhạc Country Joe and the Fish, trong một lần trả lời phỏng vấn chương trình La Marche du Monde – Bước tiến Nhân loại của RFI cách nay 10 năm hồi tưởng lại cảnh tượng khó quên này.

Ông nói : « Tôi ngồi trực thăng cùng với Joe Cocker. Từ trực thăng, chúng tôi ngắm cảnh tượng khoảng 100 ngàn người có mặt tại chỗ và còn có khoảng 100 ngàn người khác tập trung xung quanh điểm lễ hội. Trong phim Woodstock, người xem không thấy cảnh tượng đám đông đang đi, cũng như là không thấy những đoàn người khác trong các khu rừng xung quanh, vì không thể đến gần mà chỉ thấy cảnh khán giả tại địa điểm lễ hội. Cả đời tôi chưa bao giờ thấy cảnh tụ tập đông người đến như vậy. Quả thật, từ trực thăng người ta thấy rõ có khoảng nửa triệu người. »

Rồi người ta tự hỏi tiếp : Điều gì đã thôi thúc những người trẻ tuổi này đến tham dự Woodstock ? « Chống chiến tranh, Tôn vinh tự do, âm nhạc và quyền công dân cho mọi người dân ». Đó là một thông điệp giới trẻ Mỹ thời ấy muốn đưa ra trong một nước Mỹ cực kỳ bạo lực, đang tham chiến từ 5 năm qua ở Việt Nam và bên bờ bùng nổ xung đột chủng tộc, một năm sau ngày vụ ám sát mục sư Luther King.

Thế nên mới có giai thoại « Give me a F, Give me a U, Give me a C, Give me a K » của ban nhạc Country Joe and the Fish. Barry Milton cho biết tiếp:

« Những năm 1960, chính là thời điểm người ta muốn phá vỡ nhiều rào cản, nhất là những gì cản trở chúng tôi tự do phát biểu. Tự do ngôn luận tuy được ghi trong Hiến Pháp, nhưng trên thực tế không phải vậy. Tôi phải nói rõ là chúng tôi bị truy tố tại bang Massachusett, đơn giản chỉ vì đã phát âm từ này trên sân khấu. Đương nhiên, trong bối cảnh lễ hội Woodstock, từ này chẳng nêu lên ý nghĩa gì cả, chẳng qua chỉ là một đòi hỏi. Nhưng khi chúng tôi phát ra từ này chỉ nhằm đánh sập hàng rào kiểm duyệt tự do ngôn luận ».

Cây đàn ghi ta điện Barry Milton còn thích thú giải thích làm thế nào ông lách được sự kiểm duyệt của chính quyền tại Woodstock.

« Gimme a F, Gimme a U, Gimme a C, Gimme a K. Tự khán giả đã phát âm toàn bộ chữ này chứ không phải là chúng tôi. Ý tưởng đưa ra là, để không bị bắt, chúng tôi đánh vần từ này với công chúng. Ít ra điều này cho phép có một lập luận trước tòa án, rằng không ai trong chúng tôi nói điều gì xấu xa cả. Chính công chúng là người đã nói lên chữ đó. Nếu họ cần thủ phạm thì cứ việc bắt hết khán giả. Đó chính là điều tôi muốn nói với họ ».


Cảnh tượng người chen chúc theo dõi các chương trình biểu diễn tại lễ hội Woodstock năm 1969.
Wikimedia Commons.


Giới trẻ Mỹ chia rẽ


Trên đài RFI, nhân 50 năm sự kiện Woodstock, nhà báo và nhà văn Michka Assayas nhấn mạnh có một sự chia rẽ sâu sắc trong giới trẻ Mỹ thời kỳ này.

« Đầu tiên hết, không chỉ có một thế hệ trẻ duy nhất, mà nhiều thế hệ trẻ khác nhau. Tôi nghĩ là ở đây có một điểm quan trọng cần nhấn mạnh đó là chỉ có vài thế hệ trẻ là có mặt ở Woodstock. Và thế hệ trẻ này đối lập với một thế hệ trẻ khác, vốn dĩ chưa bao giờ tỏ ra nghi ngờ về lòng yêu nước, việc Mỹ tham chiến của Mỹ tại Việt Nam và trong một số chủ đề gai góc, họ cũng chưa bao giờ nghĩ đến vấn đề kỳ thị chủng tộc.

Khi người ta nói rằng thế hệ trẻ Mỹ này tôn vinh hòa bình, phản đối chiến tranh, bảo vệ quyền công dân, vì sự bình đẳng cho người da Trắng và người da Đen, quý vị hiểu ngay là có điều gì đó mang tính xung đột.

Mặc dù lễ hội Woodstock tự định ra ba ngày vì hòa bình, âm nhạc và tình yêu, nhưng công tác chuẩn bị lễ hội này bên bờ đông nước Mỹ năm 1969 không hẳn mang tính hòa bình và đáng yêu chút nào. Bởi vì, có một sự phản đối mạnh mẽ từ những người dân sống xung quanh khu vực.

Một lễ hội âm nhạc ngoài trời như vậy đúng là chưa bao giờ diễn ra với ngần ấy người tham dự. Ngoài những người tóc tai bờm xờm, còn có những người nghiện ngập, thậm chí có nhiều người đến từ California để thử chất gây nghiện mới thời ấy là LSD. Và điều đó quả thật đã làm cho người dân xung quanh khiếp hãi. »

Woodstock: Bệ phóng sự nghiệp

Nên vậy mới có một Freedom của Richie Havens, tiếng B-52 gầm thét cùng với tiếng rú bom đạn qua tiếng đàn ghi ta điện của Jimi Hendrix khi chơi lại bản quốc ca Mỹ « The Star Spangled Banner » (Tạm dịch : Lá cờ lấp lánh ánh sao). Nhưng Woodstock không chỉ là một diễn đàn « phản chiến », một diễn đàn chính trị đòi hỏi công bằng cho những nghệ sĩ và giới trẻ Mỹ dấn thân, mà còn là bệ phóng sự nghiệp cho nhiều tên tuổi khác sau này như Joe Cocker, Santana, Joan Baez và nhiều người khác nữa.

Năm nay, tròn 50 năm, nhiều tham vọng tái hiện sự kiện nhưng bất thành. Với tạp chí Rolling Stone, Woodstock vẫn là một trong số 50 sự kiện âm nhạc lớn nhất thế kỷ XX. Như nhà báo Michka Assayas khẳng định, « những ai tham gia lễ hội này đã thật sự có một trải nghiệm đúng nghĩa : Mang tính tập thể, có gì đó tổng thể, nhưng cũng rất hiện sinh, bí ẩn, thậm chí hơi tôn giáo ». Nhưng có một điều chắn chắc đó là ba ngày hội âm nhạc vì hòa bình … náo loạn nhất !

viethoaiphuong
#405 Posted : Saturday, August 24, 2019 6:04:27 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tuấn Thảo - RFI - Thứ Bảy, ngày 24 tháng 8 năm 2019

Nhạc Pháp hay nhất qua các giọng ca mới


Nhóm "Les Petites Canailles" hát lại ca khúc nhạc trẻ thập niên 1960http://kidsvocal.over-blog


au hai tuyển tập nhạc Pháp với chủ đề ‘‘Kỷ niệm mùa hạ’’, các dự án ghi âm đậm chất hoài niệm vẫn được phát hành trong mùa hè 2019. Các bản nhạc quen thuộc như "Những con múa rối" (Les Marionnettes) của Christophe, "Khi xưa ta bé" (Bang Bang) qua giọng ca Sheila, "Sao đành vĩnh biệt" (Comment te dire adieu) của Françoise Hardy đều có thêm những phiên bản mới.

Hầu hết các nhóm nhạc trẻ ở đây đều vừa mới xuất hiện trong làng nhạc Pháp. Điểm chung giữa các thành viên ban nhạc là họ thường xuất thân từ các cuộc thi hát truyền hình. Đó là trường hợp của nhóm mang tên là Les Petites Canailles gồm 5 thành viên chưa đầy 18 tuổi. Các ca sĩ trẻ tuổi này (Carla, Ermonia, Hindy, Lilian và Madison) đã từng gây nhiều ấn tượng qua các vòng thi giấu mặt của chương trình The Voice Kids.

Cho dù họ đã không giành lấy giải quán quân cuộc thi, nhưng tất cả đã ký được hợp đồng ghi âm với một hãng đĩa lớn (MCA/Universal). Dự án ghi âm đầu tiên của nhóm này là những ca khúc ăn khách nhất thời Salut les Copains (Thân chào các bạn) đánh dấu sự bùng phát của phong trào nhạc trẻ từ đầu những năm 1960 tại Pháp. Album gồm toàn các bản ghi âm lại vừa được phát hành vào trung tuần tháng 8, tập hợp các bản cover nhạc pop của Pháp thịnh hành cách đây nửa thế kỷ.

Hầu hết các tình khúc nhạc xưa này đều có thêm những bản phối mới, lối biểu hiện diễn đạt thường hay phá cách, lối hòa âm mang nhiều tầng lớp điện tử hợp với gu nghe nhạc của giới trẻ thời nay. Hiện giờ, có hai ca khúc trích đoạn từ album này đang được phổ biến trên mạng internet. Đầu tiên hết là bài ‘‘J'attendrai’’ ăn khách vào năm 1966 qua giọng ca của Claude François, được tác giả Vline Buggy phóng tác từ ca khúc Mỹ ‘‘Reach Out I'll Be There’’ của nhóm The Four Tops. Ca khúc thứ nhì là nhạc phẩm ‘‘Les Marionnettes’’ của nam danh ca Christophe. Bản nhạc này cũng đang được chính tác giả Christophe ghi âm lại cho tuyển tập song ca thứ nhì, mà theo dự kiến sẽ được phát hành vào năm tới.

Song song với album khai thác Salut les Copains, dòng nhạc trẻ của Pháp những năm 1960, có tuyển tập của nhóm Les Enfants de la Terre (Những đứa con của địa cầu). Album này được chi nhánh Smart của hãng đĩa Sony phát hành nhằm gây quỹ trợ giúp tổ chức thiện nguyện cùng tên do gia đình của cựu vô địch quần vợt người Pháp Yannick Noah sáng lập. Sau khi giải nghệ làng tennis, Yannick Noah đã chuyển sang nghề ca hát và đã gặt hái khá nhiều thành công tại Pháp qua các album kết hợp nhịp điệu reggae, pop rock với âm nhạc thế giới. Có lẽ cũng vì thế mà 5 thành viên của nhóm Les Enfants de la Terre (Estéban, Leeloo, Nathan, Norah và Sahna) đã ghi âm lại hầu hết các ca khúc ăn khách của Yannick Noah.

Kể từ khi thân mẫu của anh qua đời vào năm 2012, Yannick Noah cùng với cô em gái (Nathalie Noah) đã tiếp tục điều hành tổ chức từ thiện này chuyên giúp đỡ các gia đình nghèo và trẻ em cơ nhở. Trích đoạn đầu tiên của album này là ca khúc "Métis(se)", nhắc tới những đứa bé sinh ra và lớn lên trong hai nền văn hóa, hai dòng máu hoà quyện thành một màu da ngâm ngâm, rám ánh nắng mặt trời. Các bài hát của ban nhạc ‘‘Những đứa con của địa cầu’’ đều ca ngợi những màu sắc cuộc sống hài hòa pha trộn, mà họ hy vọng là ở mọi nơi, một số ca khúc của nhóm này có sự tham gia của chính nghệ sĩ Yannick Noah.

Album thứ ba là tuyển tập nhạc Pháp chọn lọc qua phần thể hiện của nhóm song ca Philippine & Théo. Thành danh nhờ chương trình The Voice, phiên bản tiếng Pháp, cả hai nghệ sĩ này đã hợp sức với nhau để cùng ghi âm một album chủ yếu khai thác dòng nhạc folk của Pháp cũng như các bản nhạc tình những năm 1970. Hai giọng ca nam và nữ chủ yếu chọn lối hát xen kẽ nhiều hơn là hòa quyện hai tiếng hát với nhau thành một giọng duy nhất (như trường hợp của ban song ca Brigitte).

Trên sân khấu, cả hai nghệ sĩ có lối biểu diễn rất mộc, họ ăn ý với nhau như thể họ là hai anh em lớn lên trong cùng một môi trường nghệ thuật. Tiêu biểu nhất là liên khúc kết hợp các tình khúc nổi tiếng những năm 1970, chẳng hạn như bài ‘‘So Far Away from L.A’’ của Nicolass Peyrac và ‘‘Le Premier Pas’’ của Claude Michel Schonberg. Thế mạnh của nhóm song ca này là cả hai đều là nhạc sĩ biết chơi cùng lúc nhiều nhạc khí. Lối hát liên khúc vì thế càng rất đạt, khéo léo tài tình trong những phần chuyển tiếp.

Dù muốn hay không, các cuộc thi hát truyền hình như The Voice, France Got Talent và gần đây hơn nữa là Eurovision Junior đã cho ra đời mỗi năm hàng loạt ca sĩ mầm non và các hãng đĩa lớn thường hay tuyển các giọng ca này để thực hiện các dự án ghi âm solo hay tập thể. Sau trường hợp của nhóm Kids United, ăn khách với hơn 2 triệu đĩa hát bán chạy trong vòng 4 năm, đã có rất nhiều dự án tương tự lần lượt ra đời, trong số này đã có các nhóm New Poppys hay là Max & Mango đều đã gặp thất bại. Về phía ban nhạc New Gypsies, nhóm này được quảng cáo như thế hệ tiếp nối của nhóm Gipsy Kings cũng đã không thành công như mong đợi, cho dù họ cùng khai thác các bí quyết của Kendji Girac. Có khá nhiều ‘‘tài năng mới’’ ra đời cùng lúc, nhưng chưa chắc gì các ca sĩ mầm non này có thể trụ lại được lâu, nhất là khi làn sóng trước dễ bị đè bẹp bởi làn sóng sau.

viethoaiphuong
#406 Posted : Sunday, August 25, 2019 6:26:47 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Pháp: Liên hoan quốc tế sân khấu đường phố Aurillac

Trọng Thành - RFI - Thứ Bảy, ngày 24 tháng 8 năm 2019
Từ ngày 21 đến 24/08/2019, tại Aurillac, một thị xã nhỏ với 60.000 dân ở tỉnh Cantal, miền trung nước Pháp, diễn ra Liên hoan sân khấu đường phố quốc tế lần thứ 34 mang tên Aurillac. Liên hoan Aurillac, thu hút hơn 100.000 du khách, được coi là liên hoan sân khấu đường phố lớn nhất châu Âu. Liên hoan Aurillac rất đa dạng, với hơn 1.000 trình diễn các loại một ngày, hoàn toàn miễn phí với công chúng, đóng góp tùy tâm. Năm nay có gần 700 đoàn diễn đến từ khắp nơi trên thế giới.


Đoàn sân khấu đường phố "Freres Troubouch" biểu diễn tại Liên hoan quốc tế Aurillac, ngày 23/08/2019.
Thierry Zoccolan / AFP

Trả lời đài Pháp TV5 Monde, tân giám đốc Liên hoan Frédéric Remy hào hứng cho biết : Điểm nổi bật của cộng đồng Aurillac, trong bốn ngày tụ hợp chớp nhoáng rồi chia tay này, là trạng thái tâm thức sống động, phóng khoáng, tình người lan tỏa, cùng tinh thần nghiêm khắc sáng tạo không bao giờ lặp lại mình. Nhiều nghệ sĩ Pháp, nhân dịp khai mạc Liên hoan, tiếp tục đưa ra thông điệp chính trị nhắm vào những bất bình đẳng nam - nữ vẫn còn tồn tại ngay chính trong môi trường nghệ thuật. Phóng sự của đặc phái viên RFI Amélie Beaucour tại Aurillac :

« Nhân vật chính đã đến, với dáng vẻ chiến thắng, ngự trên một chiếc thuyền bơm hơi, được mang đi bởi một nhóm người ‘‘Áo Vàng’’ (trang phục được coi là biểu tượng cho phong trào phản kháng làm rung chuyển nước Pháp trong nhiều tuần lễ cuối năm 2018). Người kỵ sĩ mang giáp phục đến đây để thét vang lên những thông điệp lên án các bất công của thời đại, đặc biệt là chống lại những bất công mà những nữ nghệ sĩ cùng hội cùng thuyền phải gánh chịu.

Anh nói : ‘‘Tôi tin rằng tân giám đốc Liên hoan phải là một phụ nữ, đúng vậy hay không ? Không phải vậy ! Lại là một gã đàn ông ! Anh ta thậm chí cũng không phải là một người đồng tính, mà lại là một kẻ da trắng có định hướng tính dục trùng với giới tính bẩm sinh (cisgender). Chúng ta còn chờ đợi gì nữa ! Đã hai triệu năm nay như vậy rồi, liệu có phải đợi thêm ba chục năm nữa hay không…. ?!’’.

Frédéric Rémy, tân giám đốc nghệ thuật của Liên hoan, hiểu rõ vấn đề này, ông tìm cách đảo ngược tình thế : ‘‘Trong chương trình chính thức, hiện nay chúng tôi gần như đạt được tình trạng nam nữ ngang nhau. Điều rất căn bản là chúng ta đến đây để chào đón và ủng hộ các nghệ sĩ. Điều cơ bản là ý thức rõ được chuyện này’’.

Trong số các nghệ sĩ có mặt hàng đầu trong chương trình chính thức, có Édith Amsellem, đoàn diễn Erd’O. Đối với cô, những bất bình đẳng đã ăn sâu vào loại hình sân khấu đường phố.

Édith Amsellem tâm sự : ‘‘Tôi có ấn tượng là vị trí của phụ nữ khó được khẳng định hơn rất nhiều trong các hoạt động ngoài trời, và khi mà công chúng là đàn ông’’. Vở diễn của Édith Amsellem, mang tên ‘‘Tôi sợ khi màn đêm buông xuống’’ (lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích Cô bé quàng khăn đỏ), vẽ nên chân dung bốn người phụ nữ. Bốn nhân vật phức tạp, được xây dựng công phu, khác hẳn với nhiều vai mang tính khuôn mẫu, mà nữ diễn viên sân khấu đường phố vẫn còn thường trình diễn, kiểu như ‘‘người mẹ đảm đang’’ hay ‘‘cô nàng đỏm dáng’’ ».
viethoaiphuong
#407 Posted : Monday, August 26, 2019 5:16:28 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Paris : 100 năm ngày thành lập Bảo tàng Rodin

Tuấn Thảo - RFI - ngày 26-08-2019


"Người suy tư" trong khuôn viên Bảo tàng Rodin tại Paris, Pháp
REUTERS/Philippe Wojazer

Cách đây một thế kỷ, Viện bảo tàng Rodin đã được khánh thành ở số 79 đường Varenne tại Paris, mở cửa đón tiếp khách tham quan vào mùa hè năm 1919, đúng theo di chúc của nhà điêu khắc Rodin. Sinh thời, ông Auguste Rodin đã từng chọn dinh thự Biron làm nơi trưng bày toàn bộ các tác phẩm sau ngày ông qua đời.

Sở dĩ nhà điêu khắc đã chọn dinh thự này làm viện bảo tàng mang tên ông, là vì Rodin đã từng sống và làm việc tại đây trong vòng hơn một năm, trong các xưởng sáng tác cùng lúc với hai nghệ sĩ Henri Matisse và Jean Cocteau. Do kiến trúc sư Jean Aubert xây dựng vào cuối những năm 1730, dinh thự này mang tên vị chủ nhân nổi tiếng nhất là Thống chế Biron (Louis Antoine de Gontaut-Biron 1701-1788). Sau nhiều lần đổi chủ, dinh thự này cuối cùng đã được nhà nước Pháp mua lại vào cuối thế kỷ 19.

Vào những năm 1909-1910, chính phủ Pháp dự trù bán lại dinh thự Biron cho một công ty đầu tư. Nhà điêu khắc Rodin đã vận động giới văn nghệ sĩ để chống lại dự án này. Ông Rodin viết thư nhờ đến sự giúp đỡ của ông Paul Escudier, luật sư và cũng là một chính trị gia. Trong bức thư, ông Rodin ghi rõ là ông sẵn sàng tặng cho nhà nước Pháp toàn bộ các tác phẩm của ông gồm các pho tượng đồng, đá hoa cương hay các bản thạch cao, ông tặng luôn các món đồ cổ mà ông đã sưu tầm trong hai thập niên cuối đời.

Đổi lại, ông yêu cầu nhà nước Pháp giữ nguyên dinh thự Biron và khuôn viên rộng tới ba hécta để làm nơi trưng bày các tác phẩm của mình, trong đó có các ‘‘chân dung’’ của nhiều nhân vật nổi tiếng như bức tượng bán thân của văn hào Victor Hugo, pho tượng nguyên thân của nhà văn Balzac, hay đài tưởng niệm kịch tác gia Henri Rochefort …..


Nhờ vào sự can thiệp của luật sư Escudier, mà kể từ năm 1916, ông Rodin đã ký ba văn bản hiến tặng cho nước Pháp các tác phẩm của ông, cùng với hai bộ sưu tập đồ cổ, thư viện cá nhân cũng như toàn bộ các thư từ trao đổi với giới trí thức cũng như văn nghệ sĩ. Vào đầu tháng 8 năm 1919, ông Louis Lafferre, Bộ trưởng Pháp chuyên trách Mỹ thuật và Giáo dục phổ thông thời bấy giờ đã khai trương Viện bảo tàng Rodin, gần hai năm sau ngày nhà điêu khắc qua đời.

Với gần 33.000 tác phẩm đủ loại trong kho lưu trữ, Viện bảo tàng Rodin hiện là nơi cất giữ lớn nhất trên toàn thế giới các tác phẩm của Rodin. Trong số các tác phẩm này, có một phần ba là bộ sưu tập nhiếp ảnh của Rodin, gồm hơn 10.000 bức ảnh chụp, ít khi nào được trưng bày cho công chúng do các tấm hình dễ bị hư hỏng dưới ánh sáng.

Điều đó cho thấy là lúc còn sống, nhà điêu khắc Pháp quan tâm nhiều đến ngành nhiếp ảnh, một hình thức vừa xuất hiện đầu thế kỷ 19 nhưng theo ông đầy tiềm năng nghệ thuật. Nhà điêu khắc Auguste Rodin đã hợp tác nhiều với các nhiếp ảnh gia thời bấy giờ như Eugène Druet, Edward Steichen, Stephen Haweis, Henry Coles hay là Jean-François Limet, thuộc phong trào ‘‘pictorialisme’’ chụp ảnh với cách sắp đặt bối cảnh tựa như những bức tranh vẽ …..


Trong những năm cuối đời, Rodin đã sưu tầm gần 6.500 món đồ cổ, có từ thời cổ đại Hy La, rồi Ai Cập, Ba Tư, Lưỡng Hà, Trung Mỹ, Ấn Độ cũng như Viễn Đông kể cả Trung Quốc, Nhật Bản, Cam Bốt hay Indonesia …. Các bảo vật này khi được trưng bày trong các buổi triển lãm theo chuyên đề thường nằm trên khu vực tầng một.

Dĩ nhiên, bộ sưu tập có giá trị nhất tại Viện bảo tàng Rodin vẫn là các bức điêu khắc của chính tác giả, bên cạnh các tác phẩm của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác mà ông từng sưu tầm, trong đó có các bức tranh của Van Gogh, Renoir, Monet, Edvard Munch, Jacques-Émile Blanche hay là các pho tượng tuyệt đẹp của bà Camille Claudel, người từng là ‘‘học trò’’ và cũng là mối tình đầy sóng gió của Auguste Rodin.

Trong một bài viết về Viện bảo tàng Rodin nhân ngày khánh thành vào mùa hè năm 1919, nhà phê bình nghệ thuật Arsène Alexandre (1859-1937) đã ghi nhận sức sống phi thường trong các tác phẩm của Rodin, tượng tạc bằng đồng hay mài dũa phiến đá nhưng vẫn vô cùng sống động, đến nổi tác phẩm gây nhiều ấn tượng và cảm xúc khó phai trong trái tim người xem. Điều đáng ghi nhận là tên gọi quen thuộc của các bức tượng nổi tiếng nhất của Rodin là do công chúng đặt ra chứ không phải là của nhà điêu khắc.

Chẳng hạn như bức kiệt tác ‘‘Le Penseur’’ (Người suy tư) ở trong thế chống cằm ngồi trầm tư suy ngẫm. Kế đến là bức tượng ‘‘Le Baiser’’ (Nụ hôn), qua đó một cặp tình nhân đang say đắm hôn nhau, quấn quýt ghì chặt, vòng tay tha thiết. Cả hai bức điêu khắc này trong nguyên tác đều có tên khác nhau, nhưng đến khi được trưng bày đã khiến cho công chúng phải trầm trồ thán phục, họ đặt tên bức tượng theo cảm nhận đầu tiên.

Khách đến xem tác phẩm khen ngợi bàn tay của nhà điêu khắc, khéo tạc tượng Người suy tư nên người xem cũng trầm ngâm theo. Còn bức ‘‘Nụ hôn’’, tuy chỉ là một chi tiết nhỏ gợi hứng từ Thần Khúc của Dante (Divina Commedia), nhưng lại dạt dào tuôn chảy muôn niềm đam mê, cuồng nhiệt nóng bỏng còn hơn lửa địa ngục.

viethoaiphuong
#408 Posted : Friday, August 30, 2019 7:14:57 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

(AFP) – Venise bước vào mùa liên hoan phim quốc 2019.
Bộ phim La Vérité của đạo diễn Nhật Bản, Kore Eda, được chiếu trước lễ khai mạc đêm 28/09/2019. Hai ngôi sao điện ảnh Pháp Catherine Deneuve và Juliette Binoche thủ vai chính trong tác phẩm đầu tiên Kore Eda thực hiện ở hải ngoại. Năm nay có tổng cộng 21 phim tranh giải tại liên hoan phim Venise. Trong số này có J'accuse của đạo diễn Pháp gốc Ba Lan, Roman Polanski. Ông này nằm trong tầm ngắm của tư pháp Hoa Kỳ về một cáo buộc hãm hiếp một thiếu nữ hồi năm 1977.


(AFP) – Lễ hội nhạc Jazz năm 2019 tại Paris đã chính thức khai mạc.
Lễ hội âm nhạc thường niên được tổ chức tại La Villette, Paris sẽ chính thức khai mạc tối 29/08/2019. Theo dự kiến, lễ hội diễn ra trong 12 ngày và thu hút khoảng 30.000 người. Không gian lễ hội được chia làm 3 phần với 3 buổi hòa nhạc. Nhiều nghệ sĩ nhạc Jazz nổi tiếng sẽ tham gia biểu diễn, chẳng hạn nghệ sĩ saxophone Archie Shepp, rapper Yasiin Bey, nghệ sĩ kèn trumpet đến từ Chicago Marquis Hill.

RFI - 30/8/2019

viethoaiphuong
#409 Posted : Friday, August 30, 2019 7:20:41 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Ca sĩ Nancy Holloway qua đời ở tuổi 86

Tuấn Thảo - RFI - ngày 29-08-2019


Ca sĩ Nancy Holloway từ trần ở Paris, hưởng thọ 86 tuổi
STEPHANE DE SAKUTIN / AFP

Trong số các ca sĩ nước ngoài nổi tiếng trong làng nhạc Pháp, Nancy Holloway là một trong những gương mặt nổi bật. Giọng ca của bà từng ăn khách vào những năm 1960, thành danh cùng thời với các thần tượng nhạc trẻ cho dù không thuộc vào phong trào ‘‘yé yé’’. Nancy Holloway vừa từ trần ở Paris hôm 28/08/2019, hưởng thọ 86 tuổi.

Theo lời ông Christophe Mouty, nhà xuất bản nắm giữ tác quyền và cũng là con nuôi của nữ ca sĩ, bà Nancy Holloway đã qua đời tại tư gia ở Paris quận 9, sau một thời gian dài lâm bệnh, sức khỏe ngày càng yếu kém. Chính cũng vì lý do này mà bà đã quyết định giải nghệ, rút lui sân khấu vào năm 2008, mặc dù vào lúc đó bà đang thành công trở lại trong giai đoạn giữa những năm 2000.

Kể từ năm 2005 đến năm 2008, ban tổ chức đợt lưu diễn "Âge tendre et Têtes de bois" đã tập hợp trên cùng một sân khấu nhiều giọng ca, đã từng ăn khách vào những năm 1960, rồi đưa họ đi biểu diễn vòng quanh nước Pháp. Cũng như các nam danh ca xuất hiện cùng thời với bà trong đợt trình diễn này llà Richard Anthony (500 Miles) hay là Demis Roussos (Rain & Tears), Nancy Holloway (1932-2019) giờ đây đã không còn nữa.

Sinh trưởng tại thành phố Cleveland, bang Ohio (Hoa Kỳ), Nancy Holloway đã đến Paris lập nghiệp từ giữa nữhng năm 1950. Ban đầu bà chỉ ký hợp đồng biểu diễn trong vòng một năm. Đất lành chim đậu, rốt cuộc Nancy Holloway định cư luôn tại Paris và sinh sống trên đất Pháp trong hơn nửa thế kỷ.

Nancy Holloway vào nghề ca hát từ đầu những năm 1960, vào thời bùng phát phong trào nhạc trẻ của Pháp. Tuy là người Mỹ, nhưng Nancy Holloway thành công chủ yếu nhờ hát tiếng Pháp. Rất nhiều ca khúc Anh Mỹ thịnh hành vào những năm 1950-1960 từng được phóng tác sang tiếng Pháp, theo đề nghị của bà, đặc biệt nhất là các nhạc phẩm “Ne t’en va pas comme ça” (Don’t Make Me Over của Dionne Warwick), “Tu es mes souvenirs” khác với phiên bản của Richard Anthony “Tu m’étais destinée” (You are my Destiny của Paul Anka), “Dernier Baiser” (Sealed with a kiss, phiên bản ăn khách qua giọng ca của Brian Hylan).

Thành danh chủ yếu nhờ hát nhạc nhẹ, nhưng thể loại sở trường của Nancy Holloway vẫn là soul và blues. Sinh thời, bà đã từng hợp tác với nhiều tên tuổi lớn trong làng nhạc jazz, tiêu biểu nhất vẫn là Quincy Jones, Sammy Davis Junior và Dizzy Gillespie. Để biết thêm chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của Nancy Holloway, mời qúy thính giả và các bạn đón nghe tạp chí ‘‘Góc vườn âm nhạc’’ hôm 31/08/12019

viethoaiphuong
#410 Posted : Saturday, August 31, 2019 8:36:25 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tuấn Thảo - RFI - Thứ Bảy, ngày 31 tháng 8 năm 2019

Nancy Holloway, giọng ca Mỹ với tâm hồn Pháp


Ca sĩ Nancy Holloway lập nghiệp tại Paris từ năm 1957melody.tv

Tên tuổi của nữ ca sĩ Nancy Holloway có lẽ rất xa lạ đối với giới trẻ thời nay, nhưng lại khá quen thuộc đối với giới yêu nhạc Pháp những năm 1960. Thành danh cùng thời với các thần tượng nhạc trẻ, Nancy Holloway tuy là ca sĩ người Mỹ nhưng chủ yếu thành công nhờ hát tiếng Pháp. Bà vừa từ trần ở Paris hôm 28/08/2019, hưởng thọ 86 tuổi.

Thành danh từ đầu những năm 1960 chủ yếu trong làng nhạc nhẹ, nhưng công chúng Pháp lại ít biết rằng thể loại sở trường của Nancy Holloway vẫn là soul và blues. Sinh thời, bà đã từng hợp tác với nhiều tên tuổi lớn trong làng nhạc jazz, tiêu biểu nhất vẫn là Quincy Jones, Sammy Davis Junior và Dizzy Gillespie.

Sinh trưởng tại thành phố Cleveland, bang Ohio (Hoa Kỳ), Nancy Holloway (tên thật là Nancy Brown) xuất thân từ một gia đình nghèo đông con, bà có 9 anh chị em, bố làm đầu bếp, mẹ là giáo viên. Nancy thừa hưởng năng khiếu hát nhạc phúc âm từ thân mẫu, do mẹ của bà thường đi hát gospel ở nhà thờ Tin lành. Để đỡ bớt gánh nặng cho gia đình, bà bắt đầu đi làm rất sớm, bà kết hôn rời khỏi gia đình, dù chưa đủ tuổi trưởng thành.

Bà Nancy Holloway rời Cleveland đến New York lập nghiệp, ban đầu làm đủ mọi nghề để kiếm sống chạy bàn, rửa xe, bán hàng …. Nancy tình cờ gặp nhà sản xuất Larry Steele, ông thuyết phục bà gia nhập đoàn múa "Beige Beauties" chủ yếu bao gồm các vũ công da màu, vào cái thời mà các diễn viên da trắng và da đen không được quyền đóng chung trên cùng một sân khấu.

Khát vọng tự do, đổi đời khiến Nancy Holloway chọn tham gia đoàn vũ kịch, tuy nhiên Nancy không được đào tạo qua trường lớp, vì thế bà mất 6 tháng trời để luyện tập đêm ngày các động tác múa cho đến khi thật nhuần nhuyễn thuần thục. Nhân một đợt biểu diễn tại thủ đô Pháp vào năm 1954, Nancy lúc ấy mới 22 tuổi đã ký được một hợp đồng độc quyền biểu diễn với Mars Club, vốn là quán nhạc jazz nổi tiếng nhất Paris thời bấy giờ, bà hợp tác sau đó với các bộ tứ tấu nổi tiếng như Art Simmons, Michel Gaudry hay Kenny Clark ….

Nancy Holloway chính thức chọn nghề ca hát từ năm 1957, liên tục đi biểu diễn tại nhiều quốc gia như Đức, Anh, Bỉ, Hà Lan, Liban. Ngoài nghề múa, bà còn có một chất giọng khá đặc biệt và nhờ vậy mà lọt vào mắt của nhà sản xuất kiêm diễn viên André Pousse, làm việc cho nhà hát Moulin Rouge. Nhờ vào sự dìu dắt hướng dẫn của ông, mà Nancy Holloway lần đầu tiên xuất hiện trên đài truyền hình Pháp vào năm 1961, để giới thiệu ca khúc ghi âm đầu tay của mình.

Kể từ năm 1963 trở đi, Nancy Holloway thành danh chủ yếu nhờ các bản phóng tác tiếng Pháp từ những ca khúc Anh Mỹ thịnh hành thời bấy giờ, điển hình là các nhạc phẩm “Tu es mes souvenirs” lời khác với phiên bản của Richard Anthony “Tu m’étais destinée” (You are my Destiny của Paul Anka), “Dernier Baiser” (Sealed with a kiss, phiên bản ăn khách qua giọng ca của Brian Hylan) và nhất là ‘‘Ne t’en va pas comme ça’’ (Don’t Make Me Over của Dionne Warwick). Bản nhạc này trong tiếng Pháp từng được nhiều nghệ sĩ ghi âm lại trong đó có Nana Mouskouri và ban nhạc Les Surfs. Còn trong số những bài hát được viết riêng cho Nancy Holloway có các ca khúc như "J'ai découvert Paris", "Tu n'es pas venu", các bản hợp tác có ‘‘La Maison près de la fontaine’’ hay là "Dis-lui que je ne suis pas là" song ca với Nino Ferrer.

Nổi tiếng một cách nhanh chóng cùng thời với nhiều thần tượng nhạc trẻ, Nancy Holloway cũng được mời tham gia các bộ phim, xuất hiện bên cạnh các ngôi sao cực kỳ nổi tiếng thời bấy giờ như Sylvie Vartan, Johnny Hallyday hay Eddy Mitchell, chỉ có điều là Nancy Holloway lớn hơn các thần tượng nhạc trẻ đến 10 tuổi, cho nên bà không dễ gì ‘‘nhập bọn’’ mà không sợ bị chê là ‘‘phá đám’’. Sau một thập niên thành công nhờ ca hát cũng như đóng phim (dù chỉ là vai phụ), Nancy Holloway đột ngột rút lui, xa lánh ánh đèn sân khấu sau một thảm kịch gia đình, đứa con gái đầu lòng mới có 18 tháng tuổi lại qua đời vì tai nạn.

Mãi đến giữa những năm 1980, Nancy Holloway mới xuất hiện trở lại, nhưng chủ yếu đi hát trong các quán nhạc jazz, biểu diễn tại các liên hoan chứ không còn có hợp đồng ghi âm thu đĩa. Vòng lưu diễn của các giọng ca một thời vang bóng, với nhiều tên tuổi xuất thân từ những năm 1960, là dịp để cho Nancy Holloway tìm lại tình cảm ưu ái của công chúng, tuy đã bao năm mà vẫn chưa quên giọng hát của bà, đặc biệt trong cách ngắt chữ, có duyên trong cách luyến láy phát âm tiếng Pháp với một chút giọng Mỹ.

Cũng như các nghệ sĩ nổi tiếng khác là Joséphine Baker và Joe Dassin, Nancy Holloway đã chọn nước Pháp làm quê hương thứ hai, quan hệ tình cảm của bà đủ gắn bó với thủ đô Paris để ở lại trong hơn nửa thế kỷ, trong tâm hồn vẫn có một chút gì rất là Pháp dù trọn đời, bà Nancy vẫn mang quốc tịch Mỹ.

viethoaiphuong
#411 Posted : Saturday, September 7, 2019 8:06:07 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tuấn Thảo - RFI - Thứ Bảy, ngày 07 tháng 9 năm 2019

Tình khúc L'Avventura qua lời kể của tác giả


Ban song ca Stone & Charden biểu diễn cuối năm 1972 tại OlympiaAFP

Đâu là điểm chung giữa một bài hát dí dỏm vui nhộn của Joe Dassin, một tình khúc da diết trầm buồn của Michel Delpech và điệu valse tình tứ trong bài L'Avventura của ban song ca Stone & Charden ? Cả ba bài hát đều ra đời dưới ngòi bút của Jean Michel Rivat. Tác giả người Pháp năm nay ăn mừng sinh nhật 80 tuổi.

Sinh trưởng tại Vesoul, Jean Michel Rivat đến Paris lập nghiệp sau khi ông tốt nghiệp ra trường. Từ thuở niên thiếu, ông đã có năng khiếu sáng tác, lúc đầu ông đã thử ghi âm một số bài hát của chính mình nhưng không thành công. Cái duyên với nghề sân khấu chỉ đến với ông vào giữa những năm 1960 sau khi tác giả này gặp mặt nam ca sĩ Joe Dassin. Cùng với nhóm tác giả (trong đó có Frank Thomas) chuyên soạn nhạc và phóng tác sang tiếng Pháp các ca khúc ngoại quốc cho danh ca gốc Mỹ, Jean Michel Rivat đã viết những bài hát quan trọng trong giai đoạn đầu sự nghiệp của Joe Dassin như ‘‘Les Dalton’’, ‘‘La bande à Bonnot’’ hay là ‘‘Siffler sur la colline’’ ……

Đầu thập niên 1970, tài nghệ sáng tác của Jean-Michel Rivat và Frank Thomas lọt vào tai nhà sản xuất Charles Talar, ông yêu cầu cặp bài trùng này viết lời cho ca khúc chính, dự trù phát hành trên album đầu tay của hai vợ chồng Stone & Charden. Theo lời kể của Jean-Michel Rivat, nhóm này vừa được thành lập, nhưng thật ra Éric Charden không thật sự hài lòng cho lắm. Lý do là vì Éric Charden đã là một ca sĩ ăn khách từ năm 1964, anh thành công rực rỡ vào năm 1968 với tập nhạc thứ ba ‘‘Le Monde est gris, le Monde est bleu’’.

Cho dù vợ anh cũng là ca sĩ, cô lấy nghệ danh là Stone do có kiểu tóc y hệt như Brian Jones tay đàn ghi ta của nhóm The Rolling Stones, nhưng Éric Charden nghĩ rằng cả hai đều có thể hát solo, chứ không nhất thiết phải hợp thành một ban song ca. Có lẽ cũng vì thế mà tuy loay hoay mãi, nhưng Éric Charden vẫn không tìm ra lời ca thích hợp cho điệu valse anh sáng tác cho nhóm. Trước sức ép của hãng đĩa, hai tác giả Frank Thomas và Jean Michel Rivat được yêu cầu tìm ra những ca từ thích hợp để ‘‘lăng xê’’ sự nghiệp của ban song ca.

Trong quyển sách mang tựa đề ‘‘Les Tubes, ça s’écrivait comme ça’’ của tác giả Baptiste Vignol (hiểu theo nghĩa Những ca khúc ăn khách từng được viết như vậy), tập hợp những giai thoại của tác giả Pháp nổi tiếng nhất, đồng tác giả Jean-Michel Rivat cho biết là ông đã tìm được tựa đề cũng như lời bài hát nhờ vào bộ phim Ý ‘‘L'Avventura’’ của đạo diễn Michelangelo Antonioni với ngôi sao màn bạc trong vai chính Monica Vitti.

Nhân một buổi chiều đi dạo ở Paris quận 5, ông tình cờ đi ngang qua Champollion, rạp xinê chuyên chiếu phim nghệ thuật trong khu phố La Tinh. Rạp phim lúc bấy giờ đang chiếu lại tác phẩm L'Avventura, và tác giả này nhận thấy rắng từ ngữ ‘‘phiêu lưu’’ trong tiếng Ý có cách viết (với hai chữ V) thật khác lạ. Việc lăng xê một ban song ca mới cũng là một cuộc mạo hiểm phiêu lưu, cũng như đôi tình nhân trong bài hát cùng bước trên đường đời thênh thang, cùng khám phá thế giới đang mở rộng trước mắt.

Cho dù nội dung ca khúc ‘‘L'Avventura’’ không ăn nhập gì với bộ phim cùng tên, nhưng ý tưởng chủ đạo ấy đủ mạnh để gây ấn tượng nơi khán giả. Ca khúc này đã lập kỷ lục số bán với hơn hai triệu bản bán chạy trong mùa hè năm 1971, Stone & Charden trở thành ban song ca ăn khách nhất làng nhạc Pháp trong một thập niên liền, trước khi thoái trào nhường chỗ lại cho dòng nhạc pop của Pháp kể từ đầu những năm 1980. Tình khúc ‘‘L'Avventura’’ sau đó được phóng tác sang nhiều thứ tiếng khác nhau. Trong tiếng Việt, bài có hai lời khác nhau ‘‘Phiêu Lưu’’ theo cách đặt lời của tác giả Phạm Duy, ‘‘Lãng Du’’ theo cách đặt của tác giả Nguyễn Duy Biên.

Tuy được nhiều người so sánh như là nhóm Sony & Cher theo kiểu Pháp, nhưng ban song ca Stone & Charden đã gây bất ngờ khi tung ra các bài hát đậm đặc chất Pháp, từ phong cách hình ảnh cho đến cách cài đặt những địa danh hay biểu tượng của nước Pháp vào trong các ca khúc của họ (Made in Normandie, Il y a du Soleil sur la France, T'as un air de France, Comme le meunier fait son pain …..)

Về phần tác giả Jean-Michel Rivat, sau gần một thập niên làm việc với nhóm sáng tác cho Joe Dassin, thành công của bài ‘‘L'Avventura’’ giúp cho ông trở thành một trong những tác giả hàng đầu, sau ban song ca Stone & Charden, ông hợp tác với rất nhiều tên tuổi lớn như Claude François (Le lundi au soleil), Alain Chamfort (Géant) hay là quan trọng hơn nữa là bài ‘‘Voyage, Voyage’’ mà ông từng sáng tác cả nhạc lẫn lời cho ca sĩ Desireless. Bản bạc này phát hành vào năm 1986 là một trong những ca khúc Pháp chinh phục thị trường quốc tế, chiếm hạng đầu tại 11 quốc gia châu Âu.

Kể từ đầu những năm 1970 trở đi, Jean-Michel Rivat trở thành tác giả ruột của Michel Delpech, ông đã hợp tác với nhóm tác giả chuyên viết rất nhiều ca khúc ăn khách cho ca sĩ này chẳng hạn như Les Divorcés (1973), Ce lundi-là (1973), Le Chasseur(1974), Quand j’étais chanteur (1975), Le Loir-et-cher (1977) …… Nhưng dường như ít có ca khúc nào đã thành công vang dội như bài ‘‘L'Avventura’’. Có nhiều ca khúc mà đôi khi phải mất đến vài tháng mới tìm ra được lời hay ý đẹp (như lời kể của tác giả Robert Nyel cho bài Déshabillez-moi) còn có những bài được sáng tác rất ngẫu nhiên, một mạch viết liền, chỉ cần chấp bút là thành lời khi ngẫu hứng vừa chợt tới.




viethoaiphuong
#412 Posted : Thursday, September 12, 2019 2:50:14 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tuấn Thảo - RFI - Thứ Bảy, ngày 24 tháng 2 năm 2018

50 năm giai thoại bài Il est mort le Soleil


Nicoletta ăn mừng 50 năm sự nghiệp ca hát.Mehdi Fedouach / AFP


Tuy nổi tiếng vào giữa những năm 1960, nhưng so với các thần tượng nhạc trẻ khác, Nicoletta lại ít quen thuộc hơn đối với những người Việt yêu nhạc Pháp. Dù vậy, có hai bài hát của cô từng được đặt thêm lời Việt. Bài Mưa trên biển vắng của tác giả Nhật Ngân (Je ne pourrai jamais t'oublier) và bài Nắng đã tắt do tác giả Phạm Duy phóng tác từ nhạc phẩm Il est mort le Soleil.

Được phát hành vào năm 1968, tức cách đây đúng nửa thế kỷ, bản nhạc Il est mort le Soleil do Hubert Giraud soạn nhạc và do Pierre Delanoë đặt lời. Nữ ca sĩ Nicoletta ghi âm bài này năm cô 24 tuổi, sau khi thành công với hai đĩa hát đầu tay (trong đó có bài La Musique phóng tác từ nhạc phẩm Angelica).

Bản nhạc Il est mort le Soleil cũng đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa ca sĩ Nicoletta và thiên tài nhạc jazz Ray Charles. Hai người gặp nhau lần đầu tiên vào mùa hè năm 1967, nhân một kỳ liên hoan ca nhạc ở thành phố Montréal, Canada. Khi được biết ca sĩ Ray Charles có mặt trong cùng đêm diễn, Nicoletta đề nghị ban tổ chức sắp xếp cho đôi bên gặp nhau sau giờ biểu diễn, do cô rất ngưỡng mộ bậc đàn anh.

Đến buổi hẹn đêm hôm ấy, Ray Charles mới mời Nicoletta đi ăn tối chưa. Vào giữa những năm 1960, Ray Charles đã là một tên tuổi lớn trong làng nhạc, trong khi Nicoletta chỉ mới bước chân tập tễnh vào nghề. Về vai vế, Ray Charles lớn hơn Nicoletta 14 tuổi, thế nhưng ông không hề ra vẻ ta đây, mà lại đối xử rất đàng hoàng với đồng nghiệp, dù họ còn non tay nghề.

Tuy chỉ gặp nhau một lần, nhưng buổi hẹn hôm ấy để lại cho Nicoletta nhiều kỷ niệm đẹp, mà cô sau đó cô có kể lại chi tiết cho báo Paris Match. Điều gây ấn tượng đối với cô là tuy ông khiếm thị, nhưng Ray Charles lại kể vanh vách cho cô nghe những bộ phim mà ông từng ‘‘được xem’’, như thể chỉ cần nghe các phần đối thoại cũng như các âm thanh tiếng động trong phim, ông có thể nhờ vào sức tưởng tượng hình dung ra toàn bộ câu chuyện một cách mạch lạc rõ ràng, chi tiết.

Sau cái lần gặp gỡ ấy, Nicoletta tưởng chừng như cô không còn cơ hội trở lại Bắc Mỹ. Thế nhưng chưa đầy một năm sau, cô nhận được một cú điện thoại từ bang Ohio, Hoa Kỳ. Khi bắt máy, cô vui mừng nhận ra ngay giọng nói của Ray Charles. Trong buổi nói chuyện, Ray Charles cho biết ông vừa được nghe bản nhạc Il est mort le Soleil do cô ghi âm, ông rất thích giai điệu bài hát này, nhưng ông lại không nắm bắt được hết ý tứ của bài hát do ông không thành thạo tiếng Pháp.

Sau khi nghe Nicoletta giải thích thêm về ý nghĩa bài ca, Ray Charles mới ngỏ ý ông muốn ghi âm bản nhạc này bằng tiếng Anh với điều kiện là lời dịch gần với nguyên tác, một điều mà có lẽ vượt qua ngoài sự chờ đợi của Nicoletta. Tác giả Ann Gregory người đã từng phóng tác thành công nhạc phẩm La Musique cho Nicoletta, lần này phải làm công việc ngược lại, đặt toàn bộ lời tiếng Anh dựa vào nguyên tác tiếng Pháp.

48 tiếng đồng hồ sau cú điện thoại, Nicoletta nhận được trong hộp thư một vé máy bay khứ hồi hạng nhất Paris New York. Cô liền bay sang Mỹ gặp lại Ray Charles, vừa đi chơi, vừa bàn thêm về chuyện ghi âm. Trong nguyên tác, Il est mort le Soleil là một ca khúc ăn khách tiếng Pháp, nhờ có thêm phiên bản tiếng Anh của Ray Charles, bản nhạc này được đi vòng quanh thế giới. Sau Ray Charles sẽ có nhiều phiên bản khác nữa qua các giọng ca lẫy lừng như Shirley Horn, Tom Jones hay Peter Campbell ...

Lúc sinh tiền, bản thân Ray Charles cho biết ông rất thích bài hát này, hình tượng của mặt trời đã chết, ánh nắng đã tắt gợi lại cho ông một biến cố đau thương trong cuộc đời, thời ấu thơ ông bị mù năm lên 7, gia đình ông lúc đó quá nghèo không có tiền chữa trị dù biết rằng ông mắc bệnh. Có lẽ vì vậy mà trong tâm trí của mình, Ray Charles luôn nhớ mãi hình ảnh của những buổi chiều hè muộn, hoàng hôn trước khi tắt nắng phản chiếu muôn sắc rực rỡ trên mặt nước hồ buông.

Còn trong nguyên tác tiếng Pháp, bản nhạc Il est mort le Soleil là một trong những ca khúc đẹp nhất nói về một mối tình tan vỡ. Trên giai điệu da diết (của Hubert Giraud), tác giả Pierre Delanoë đặt thêm những lời lãng mạn tha thiết kết hợp cùng lúc nhiều giác quan : ánh sáng ban ngày không còn về bên song cửa, cho bóng tối thêm mịt mù, cho đời lạnh lẽo âm u. Vắng một người mà cả vũ trụ đìu hiu, khi mặt trời đã chết lúc tình yêu vừa hết, u ám cõi nhân gian tắt lịm ánh dương quang...

viethoaiphuong
#413 Posted : Saturday, September 14, 2019 1:30:39 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Ca sĩ nhạc kịch Jeff Fenholt qua đời

Tuấn Thảo - RFI - ngày 13-09-2019



Jesus Christ Superstar cũng như Les Misérables nằm trong danh sách các vở nhạc kịch hay nhất mọi thời đại
AFP

Làng nhạc kịch Broadway vừa đánh mất một tên tuổi lớn. Danh ca Jeff Fenholt đã qua đời vì bạo bệnh tại tư gia ở California hôm 10/09/2019, hưởng thọ 67 tuổi. Nguồn tin này được Tristan Fenholt, con trai của nam ca sĩ công nhận hai ngày sau trên mạng xã hội. Jeff Fenholt ra đi chỉ vài hôm trước khi đến ngày sinh nhật 68 tuổi.

Trong làng giải trí, Jeff Fenholt trở nên nổi tiếng vì ông là người đầu tiên thủ vai Đức Chúa Giêxu trong vở nhạc kịch cực kỳ ăn khách mang tựa đề ‘‘Jesus Christ Superstar’’ do hai tác giả Andrew Lloyd Webber và Tim Rice sáng tác và dàn dựng trên sân khấu Broadway vào năm 1971. Đây là vai diễn ‘‘xuất thần’’ tới mức để đời của Jeff Fenholt, tên tuổi của ông từ đó được gắn liền với vai ‘‘Đức Chúa Giêxu’’. Không một diễn viên nào khác sau đó có thể nhập vai này một cách xuất sắc như ông. Bản thân Jeff Fenholt cũng không tìm lại được một vai diễn khác có tầm vóc và giúp cho ông thành công đến như vậy.

Sinh trưởng tại Colombus, bang Ohio, Jeff Fenholt (tên thật là Jeffrey Craig Fenholt) từ thuở thiếu thời đã đam mê nhạc rock. Sau một thời gian tham gia vào các ban nhạc rock địa phương, ông cùng với ban nhạc The Fifth Order lọt vào bảng xếp hạng (Billboard Top 40) thị trường Mỹ với ca khúc ghi âm ‘‘Goin' Too Far’’, Jeff Fenholt lúc đó chỉ mới 14 tuổi. Năm ông tròn 20 tuổi, tài nghệ ca hát của ông thu hút sự chú ý của giới sản xuất. Ông được tuyển làm vai chính trong vở nhạc kịch ‘‘nguyên tác’’ của Andrew Lloyd Webber và Tim Rice, được biểu diễn lần đầu tiên một năm sau tại nhà hát Mark Hellinger Theatre.

Thành công của vở nhạc kịch này với hơn 700 buổi biểu diễn trên sân khấu Broadway đã giúp cho đĩa hát lập kỷ lục số bán : hơn 12 triệu album được bán chạy trên thị trường, vòng lưu diễn khắp nước Mỹ với Carl Anderson trong vai Judas và Yvonne Elliman trong vai Mary Magdalene, cũng được công chúng nhiệt tình hưởng ứng. Giọng ca Jeff Fenholt được nâng lên hàng thần tượng, tiêu biểu cho sự trỗi dậy của phong tào hippie thời bấy giờ.

Tầm ảnh hưởng lớn mạnh của phong trào này khiến cho tạp chí Time dành trang bìa cho hiện tượng Jeff Fenholt. Thành công của vở nhạc kịch kéo dài trong gần 5 năm. Đến năm 1973, đạo diễn Norman Jewison (sau bộ phim The Thomas Crown Affair) đã chuyển thể vở nhạc kịch ‘‘Jesus Christ Superstar’’ lên maàn bạc, bộ phim được công chiếu ở khắp nơi chủ yếu nhắm vào đối tượng nào còn chưa được dịp xem vở kịch. Tuy nhiên, vai diễn của Ted Neeley trong vai Đức Chúa, càng cho thấy tài nghệ diễn xuất của Jeff Fenholt.

Trong quyển tiểu sử viết về ông, Jeff Fenholt thừa nhận là sự thành công vượt bực của vở nhạc kịch ‘‘Jesus Christ Superstar’’ đã khiến cho ông sau đó trải qua một thời kỳ trầm cảm. Ông tìm cách bù đắp cảm giác trống trải thiếu vắng bằng ma túy và ruợu. Cũng trong khoảng thời gian này, ông trở thành một nhà ‘‘truyền bá phúc âm’’ vì như ông nói, ông đã thoát khỏi cái vòng lẫn quẩn nhờ niềm tin nơi Đức Chúa.

Trong những thập niên sau đó, cuộc đời và sự nghiệp của Jeff Fenholt bị dằng co giữa một bên là tiền tài danh vọng và một bên là cuộc sống tâm linh. Ông bị vướng vào tai tiếng với dự án hợp tác với ban nhạc rock metal Black Sabbath, điều đó đã gây ra nhiều tranh luận ở Hoa Kỳ. Một số giai điệu do ông viết bị cho là đã bị nhóm này sử dụng, cho dù không có bằng chứng cụ thể nào chứng mình, ông từng ghi âm với nhóm Black Sabbath vào năm 1985.

Về mặt truyền giáo, ông từng làm việc cho các kênh tivi thiên chúa giáo như CBN (Christian Broadcasting Network). Đồng thời ông cũng ghi âm 5 tập nhạc solo với đài truyền hình truyền bá phúc âm TBN và đã bán gần 3 triệu rưỡi đĩa hát. Jeff Fenholt giải nghệ từ đầu những năm 2010 trở đi.

Vào năm 2016, độc giả tạp chí Rolling Stone từng bình chọn ‘‘Jesus Christ Superstar’’ vào danh sách các vở nhạc kịch hay nhất mọi thời đại bên cạnh các tác phẩm như Chorus Line, The Rocky Horror Show, Cabaret, Rent hay là Les Misérables.
viethoaiphuong
#414 Posted : Sunday, September 15, 2019 12:24:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tuấn Thảo - RFI - Thứ Bảy, ngày 14 tháng 9 năm 2019

Nữ hoàng salsa Celia Cruz


Sinh thời, Celia Cruz từng được mệnh danh là nữ hoàng salsa© celiacruz.com

Tuy không hẹn, nhưng nhiều đĩa hát phát hành gần đây đều tưởng nhớ sự nghiệp của danh ca Celia Cruz, từng được mệnh danh là nữ hoàng dòng nhạc salsa. Điều đáng ngạc nhiên ở đây là năm 2019 không phải là dịp kỷ niệm ngày sinh hay là ngày giỗ năm chẵn của nghệ sĩ quá cố.

Trong số các album vừa được xuất bản, có tập nhạc mang tựa đề "Celia" của nữ ca sĩ Angélique Kidjo, cô đối chiếu dòng nhạc salsa của bậc tiền bối với dòng nhạc afro-beat từ châu Phi và cho thấy là dòng nhạc salsa có nhịp điệu bắt nguồn từ châu Phi. Tuy salsa đã ra đời cách đây hàng thập niên, nhưng dòng nhạc này vẫn có thể được tái tạo, khoác thêm lớp áo tân thời. Về phần mình, ca sĩ Puerto Rico Linda Viera Caballero còn có nghệ danh là La India được xem như là người thừa kế di sản âm nhạc của bà Celia Cruz, cũng đã ghi âm nhiều ca khúc để tưởng nhớ giọng ca bậc thầy. Lúc sinh tiền, hai nghệ sĩ này đã từng hát chung trong phòng thu hay trên sân khấu nhiều lần với nhau.

Sinh trưởng ở Cuba (1925-2003), Celia Cruz xuất thân từ một gia đình đông con ở Santos Suárez, sống tại một khu phố nghèo ở thủ đô La Havana. Thời còn nhỏ, Celia không được ăn học tới nơi tới chốn, gia đình bà nghèo đến nỗi không có tiền để mua giày cho con, suốt ngày bà phải đi chân trần. Đổi lại, Celia được trời ban cho một giọng ca chắc nhịp khỏe khoắn, làn hơi đẩy dài đầy đặn. Cô bé kiếm tiền nhờ hát rong trên vỉa hè, nhờ khách du lịch ngoài đường phố mà mua được đôi giày da đầu tiên trong đời.

Thân phụ của Celia không muốn cô vào nghề ca hát, ông khuyên con gái tiếp tục đi học để sau này trở thành giáo viên. Celia chịu nghe lời ông cho đến ngày một cô giáo nói với Celia rằng, với một giọng ca thiên phú như vậy, cô sẽ kiếm được nhiều tiền, lương giáo viên trong cả năm chưa chắc gì đã bằng tiền thù lao cô kiếm được trong một ngày. Celia Cruz có lẽ không bao giờ quên lời nói này, bà bỏ học chữ để thi vào Nhạc viện thành phố.

Sau khi tốt nghiệp khoa thanh nhạc, Celia Cruz bắt đầu đi hát cho đài phát thanh thủ đô. Vào năm 25 tuổi, bà trở nên nổi tiếng khi gia nhập nhóm La Sonora Mantacera, vốn là ban nhạc nổi tiếng nhất Cuba thời bấy giờ. Celia Cruz được tuyển vào nhóm để thay thế cho giọng ca chính là Myrta Silva người Puerto Rico.

Nhờ vào giọng ca của Celia Cruz, ban nhạc này thành công rực rỡ trong hơn một thập niên liền (1950-1961), cũng trong giai đoạn này bà ghi âm hầu hết các ca khúc La Tinh kinh điển của hai loại nhạc thịnh hành nhất thời bấy giờ là mambo và cha cha. Giới hâm mộ thời bấy giờ mến tặng cô ca sĩ có nước da ngăm đen cái biệt danh Café con Leche (cà phê sữa), còn trên sân khấu Celia Cruz thường hay hát đùa, hô to chữ Azúcar! (có nghĩa là Đường).

Vào những năm 1959-1960, thời điểm cuộc cách mạng Cuba, Celia lúc ấy đang trên đường lưu diễn với nhóm La Sonora Mantacera, bị kẹt tại Mexico. Vào cùng một thời điểm, thân phụ của bà Celia qua đời vì bạo bệnh, nhóm này nếu trở về có nguy cơ không được xuất ngoại. Celia và cả nhóm chọn cuộc sống lưu vong, sang định cư tại Hoa Kỳ. Năm 1962, bà nhận được thông báo chính thức từ phía chính quyền Cuba cấm bà trở về quê hương. Cho dù sau đó bà đã nhiều lần xin phép về thăm mẹ khi hay tin bà cụ đang lâm bệnh nặng. Rốt cuộc, hai mẹ con cũng không được dịp gặp lại nhau một lần cuối. Mẹ của Celia qua đời tháng Tư năm 1962. Ba năm sau, Celia Cruz chính thức trở thành công dân Mỹ, sau khi hoàn tất thủ tục nhập tịch, năm 1965.

Đây cũng là thời điểm quan trọng trong sự nghiệp của Celia, khi bà quyết định tách ra riêng, đoạn tuyệt với quá khứ và chọn nghiệp hát solo. Gia cảnh của Celia càng có nhiều chuyện buồn bao nhiêu, thì sự nghiệp của bà càng thăng hoa bấy nhiêu.

Celia ký hợp đồng ghi âm với các hãng đĩa lớn, hợp tác với những tên tuổi trứ danh nhất thời bấy giờ, trong đó có bộ đĩa gồm 8 album thực hiện (kể từ năm 1966 với những ca khúc bất hủ như Guantanamera, Bemba Colorá, Aquarius & Let the Sunshine in, Sway Quien será) ….. với Tito Puente, còn được mệnh danh là ‘‘ông hoàng kiểng đồng’’, nhạc khí sở trường này kết hợp với bộ gõ La Tinh tạo ra một âm thanh có một không hai. Cho dù về mặt số bán, các album này không phải là những tập nhạc ăn khách nhất, nhưng Celia và Tito đã đặt ra ‘‘khuôn vàng, thước ngọc’’ cho tất cả các thế hệ nghệ sĩ đi sau, kể cả Gloria Estefan, Jennifer Lopez, Shakira hay Thalia …

Trong suốt 4 thập niên, sự nghiệp của Celia Cruz liên tục thành công trên đất Mỹ. Năm 1974, Celia Cruz gia nhập dàn nhạc Fania All Stars, bao gồm những nhạc sĩ giỏi nhất của hãng đĩa Fania, cùng với nhóm bà thực hiện nhiều vòng lưu diễn tại châu Âu, Tây Phi và Nam Mỹ. Trong suốt những năm sau đó, ngoài việc tham gia các dự án ghi âm của nhiều ca sĩ khác, Celia Cruz còn xuất hiện trong các bộ phim Hollywood như bộ phim ca nhạc ‘‘Salsa’’ với Robi Draco Rosa vào năm 1988, và trong bộ phim '' Mambo Kings '' với Antonio Banderas vào năm 1992.

Nhân một chuyến biểu diễn tại Mexico năm 2002, sức khoẻ của bà đột ngột suy giảm một cách trầm trọng. Bác sĩ phát hiện một khối u trong não của bà, Celia Cruz buộc phải trải qua một cuộc giải phẫu. Biết rằng bệnh tình nguy kịch nan giải, khó thể nào qua khỏi, Celia Cruz vẫn tiếp tục ghi âm với tất cả niềm đam mê của người nghệ sĩ. Vào tháng 7 năm 2003, bà thanh thản qua đời ở tuổi 77, được chôn cất theo di chúc tại nghĩa trang Woodlawn, The Bronx, New York (Hoa Kỳ).

Album cuối cùng của Celia Cruz với tựa đề "Món quà tâm hồn" (Regalo del Alma) ghi âm vài tháng trước khi bà mất, trở thành một bản di chúc đầy ý nghĩa. Bà xuất hiện trước công chúng lần cuối cùng trong chương trình truyền hình được thực hiện với Gloria Estefan, Marc Anthony, La India, Gloria Gaynor, Patti LaBelle và nhiều nghệ sĩ khác. Được phát hành sau ngày bà qua đời, album này giúp cho Celia đoạt thêm nhiều giải thưởng âm nhạc quan trọng vào năm 2004.

Ra đi ở tuổi 77, Celia Cruzz đã để lại khoảng 40 album studio và cho thấy là bà đã hát hầu như tất cả các thể loại âm nhạc đến từ Cuba như salsa, guaracha, latino pop, guaguanco, rumba, bolero hay là son cubano. Thời còn trẻ bà được mệnh danh là ‘‘nữ hoàng salsa’’, nhưng Celia Cruz thật ra đã đăng quang rồi ngự trị trên ngai vàng của toàn dòng nhạc La Tinh.
viethoaiphuong
#415 Posted : Sunday, September 22, 2019 12:14:37 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tuấn Thảo - RFI - Thứ Bảy, ngày 21 tháng 9 năm 2019

Jean Baptiste Guégan, giọng ca giống hệt Johnny Hallyday



Album đầu của Jean Baptiste Guégan nhanh chóng trở thành đĩa vàngTuấn Thảo / RFI

Cách đây một năm, hầu như chẳng có ai biết đến tên tuổi của Jean-Baptiste Guégan. Năm nay 35 tuổi, giọng ca này thật sự nổi danh sau khi đoạt giải quán quân cuộc thi ‘‘Nước Pháp tìm kiếm tài năng’’ nhờ có giọng ca giống hệt như thần tượng Johnny Hallyday, người mà anh cực kỳ ngưỡng mộ từ khi còn nhỏ.

Sau khi đoạt giải nhất cuộc thi, Jean-Baptiste Guégan đã ráo riết chuẩn bị ghi âm album đầu tay mang tựa đề ‘‘Puisque c’est écrit’’ (Vì số phận đã ghi). Được phát hành vào cuối tháng 8 năm 2019, tập nhạc đã nhanh chóng trở thành đĩa vàng. Sự thành công này khá bất ngờ, riêng trên thị trường Pháp, anh ngự trị trên hạng đầu bảng xếp hạng, vượt qua mặt các tên tuổi như Taylor Swift, bộ đôi Vitaa & Slimane với album song ca và nhất là (album mới của) Lana del Rey được giới phê bình đồng loạt tán thưởng khen ngợi.

Đồng thời, Jean-Baptiste Guégan chuẩn bị một vòng lưu diễn nước Pháp, đợt biểu diễn này dự trù vào đầu tháng 10 tại Grenoble và kết thúc vào tháng Tư năm 2020, đi một vòng các sân khấu lớn từ nhà hát Zénith thành phố Lille cho tới nhà hát La Seine Musicale ở Paris. Vé đi xem các buổi trình diễn của anh đều được bán rất chạy. Có người cho là giọng ca Jean-Baptiste Guégan là một hiện tượng nhất thời do anh hát y hệt như Johnny, nhưng cũng có ý kiến cho rằng anh có nhiều khả năng trụ vững được lâu, bởi vì trước khi thành danh nhờ thi hát, anh đã từng đi biểu diễn trong một thời gian khá dài.

Sinh trưởng ở vùng Côtes d’Armor (Saint Brieuc) miền Bretagne, Jean-Baptiste Guégan năm lên 9 tuổi, được bố mẹ dẫn đi xem Johnny Hallyday trình diễn tại Cung thể thao Paris Bercy (bây giờ mang tên là AccorHotels Arena). Cậu bé hoàn toàn bị sốc sau khi xem buổi biểu diễn của ca sĩ nhạc rock số 1 của Pháp, và từ đó anh chọn con đường sân khấu. Jean-Baptiste không được đào tạo qua trường lớp, mà chủ yếu tự học hát ở nhà. Thời niên thiếu, trong khi các bạn học cùng lứa chơi game hay đá bóng, anh chỉ muốn tập hát, luyện đi luyện lại một bài ca cho đến khi thật thuần thục nhuần nhuyễn.

Đến tuổi trưởng thành, Jean-Baptiste Guégan kiếm sống nhờ đi hát trên các sân khấu địa phương. Anh lấy nghệ danh là Johnny Junior, tuy nhiên trái với những người chuyên bắt chước Elvis Presley hay là Johnny Hallyday, Jean-Baptiste Guégan không hóa trang từ đầu tóc cho tới trang phục để giống như các thần tượng nhạc rock. Anh giữ nguyên phong cách ăn mặc, chỉ có giọng ca mới thật sự là giống với Johnny gần như là 99%. Khi hát, giọng ca này trong cách lấy hơi ngắt chữ giống y hệt từng phát âm như bản gốc. Ngay cả các fan trung thành nhất, khi nhắm mắt lại, họ không thể nào phân biệt được hai giọng ca Jean Baptiste Guégan và Johnny Hallyday.

Nhờ giành chiến thắng trong vòng chung kết cuộc thi ‘‘Nước Pháp tìm kiếm tài năng’’2018 (tên chính xác là La France a un incroyable talent) phiên bản tiếng Pháp của "Britain’s Got Talent", Jean-Baptiste Guégan đã đoạt giải thưởng bằng hiện kim, nhưng quan trọng hơn nữa anh ký hợp đồng ghi âm với hãng đĩa lớn Sony. Theo đề nghị từ phía hãng đĩa, nhà quản lý của Jean-Baptiste Guégan (ông Christophe Porquet) mới liên lạc với tác giả Michel Mallory, người đã từng viết hơn 150 ca khúc cho Johnny và cũng là bạn thân của Sylvie Vartan. Ông đã từng sáng tác "La Musique que j’aime", "Un jour viendra" và bản song ca "J’ai un problème" cho Johnny và Sylvie khi họ còn sống chung vói nhau. Phản ứng đầu tiên và cũng rất tự nhiên của Michel Mallorry là khăng khăng ‘‘từ chối’’.

Theo tác giả này, ông đã từng sống và làm việc chung với Johnny trong nửa thế kỷ, không có lý do gì mà ông phải nghe một giọng ca bắt chước, bản sao không thể nào hay hơn bản gốc. Vợ ông cũng như những bạn thân của ông dù có thuyết phục cách mấy, ông vẫn không chịu nghe, mãi tới khi ông được nghe giọng ca của Jean-Baptiste Guégan qua các bản ghi âm thử (dù chưa gặp mặt) thì lúc ấy ông mới xiêu lòng.

Cũng cần biết rằng tác giả Michel Mallory từng gặp Johnny lần cuối vào mùa hè năm 2017, nhân sinh nhật 74 tuổi của nam danh ca. Vào lúc ấy, Johnny tuyên bố rằng ông muốn hợp tác một lần nữa với Michel Mallorry, một album dự trù thực hiện tại Nashvile. Khi trở về nhà (gần Calvi trên đảo Corse), tác giả này bắt đầu sáng tác, ông soạn được 5 ca khúc cho Johnny thì nam danh ca này lại đột ngột qua đời. Michel Mallory có thể vì ông là bạn thân ngoài đời của Johnny lẫn Sylvie, cho nên ông đã không được mời đi dự tang lễ. Trong gần hai năm ông đã giữ im lặng về chuyện này.

Khi được dịp bắt tay Jean-Baptiste Guégan, tác giả Michel Mallory hoàn toàn bị choáng váng, vì chàng trai rất khác với những gì ông hình dung : vóc dáng thon gầy, mái tóc nâu sẫm, khuôn mặt thì lại giống như một diễn viên phim Ý, tức là hoàn toàn khác với hình tượng và phong cách của Johnny. Tác giả Mallory mới chỉnh sửa ca từ trong 5 ca khúc mà ông đã viết cho Johnny, cộng thêm 7 bài hát mới. Mục đích của tác giả này là tìm kiếm người xứng đáng thừa kế ngai vàng bỏ trống của Johnny và đồng thời cho thấy Jean-Baptiste Guégan có đủ sự dày dặn từng trải và tài năng của anh đủ chín muồi trong cách diễn đạt chứ không đơn thuần là một ca sĩ chuyên hát karaoke.

Để thực hiện phần ghi âm, Jean-Baptiste Guégan đã đến Nashville cùng với êkíp của tác giả Michel Mallory và nhạc sĩ Philippe Russo, người đã từng thực hiện tập nhạc country của Sylvie Vartan. Tác giả Michel Mallory cho biết cùng với nam danh ca Johnny, ông từng được phong làm ‘‘công dân danh dự’’ của thành phố này do cả hai từng ghi âm hơn một chục lần tại Nashville, tại phòng thu Emporium của thành phố, đều có ảnh chụp của ông và Johnny với nhiều nghệ sĩ quốc tế nổi tiếng.

Xen kẽ nhạc rock, nhạc blues, country và các bản tình khúc power ballad, (nhạc slow trữ tình nhưng không kém phần dũng mãnh trong tiết tấu nhịp điệu) tập nhạc đầu tay của Jean-Baptiste Guégan đã chinh phục được ngay công chúng Pháp. Rất khó mà tiên đoán được rằng giọng ca hiện tượng này sẽ trụ lại được bao lâu, nhưng một điều chắc chắn là trong giới hâm mộ trung thành nhất rocker số một Johnny Hallyday, có khá nhiều fan đã chấp nhận Jean-Baptiste Guégan như là giọng ca xứng đáng thừa hưởng di sản, để rồi tiếp nối con đường (La Voie de Johnny) của một thần tượng.

viethoaiphuong
#416 Posted : Tuesday, September 24, 2019 5:43:43 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Hội chợ Comic-Con Paris mừng 80 tuổi của Marvel

Tuấn Thảo - RFI - ngày 23-09-2019
Hội chợ Comic-Con Paris lần thứ 5 sẽ diễn ra tại cung triển lãm Grande Halle de la Villette từ ngày 25/10 đến 27/10/2019. Đây là phiên bản Pháp của hội chợ Comic-Con San Diego (Hoa Kỳ), được xem là liên hoan lớn nhất thế giới kể từ năm 1970 về dòng sản phẩm liên quan tới truyện tranh.

Do năm 2019 là dịp kỷ niệm cùng lúc nhiều sự kiện quan trọng, Hội chợ Comic-Con Paris dự trù tổ chức một chương trình sinh hoạt phong phú dày đặc hơn : ngoài khu vực triển lãm, hội chợ còn dựng thêm một sân khấu với 1.300 chỗ ngồi, chủ yếu để quảng cáo cãc tác phẩm mới, qua các suất chiếu phim đặc biệt trước khi phim ra mắt công chúng ở rạp. Bên cạnh đó, còn có các buổi giới thiệu phim tài liệu hay các tập phim truyền hình. Nhân dịp này công chúng được dịp xem trước mọi người tập nhì của bộ phim điện ảnh Zombieland, các tập phim truyền hình mới của Amazon Prime mang tựa đề ‘‘Jack Ryan et The Expanse’’ cũng như hai tập phim hoạt hình ‘‘Rick and Morty’’.


DC Comics và 80 năm ngày khai sinh Batman, nhân vật quan trọng trong bộ ba Trinity bên cạnh Wonder Woman và Superman
REUTERS/Mike Blake

Năm nay được xem là một năm có nhiều ý nghĩa, vì 2019 đánh dấu cùng lúc hai sinh nhật năm chẳn. Trước hết là 80 năm ngày hãng DC Comics khai sinh nhân vật Batman trong truyện tranh, đây là nhân vật mang tính ‘‘con người’’nhất trong bộ ba siêu việt (Trinity) gồm Wonder Woman, Superman (Siêu Nhân) và Batman (Người Dơi). Đồng thời 2019 cũng là 80 năm thành lập hãng Marvel (tháng 8 năm 1939) với tên gọi công ty ban đầu là ‘‘Timely Comics’’. Nhân dịp này, số đặc biệt của tập truyện tranh "Marvel 1000" đã được tái bản.

Tập truyện này gồm 80 trang và mỗi trang do một nhóm nghệ sĩ thực hiện, kể lại lịch sử hình thành các siêu anh hùng cực kỳ nổi tiếng như Spider-Man (Người Nhện), Iron Man (Người Sắt), Captain America, Wolverine (Người Sói) trong nhóm Dị Nhân X-Men, Black Panther (Báo Đen), Captain Marvel, Fantastic Four (Bộ Tứ Siêu Đẳng), bên cạnh các nhân vật ít quen thuộc hơn như Blue Marvel hay là Night Thrasher.

Do là sinh nhật lần thứ 80 của Batman và Marvel, ban tổ chức đã mời một dàn sao hùng hậu tề tựu về Paris cùng lúc. Danh sách khách mời gồm hơn 200 nhân vật có liên quan đến ngành phim ảnh và truyện tranh. Trong số các tên tuổi được giới hâm mộ trung thành chờ đợi nhiều nhất có ngôi sao Karen Gillan, thủ vai Nebula trong hai tập phim ‘‘Guardians of the Galxy’’ (Vệ binh giải Ngân hà), vai diễn của cô đã trở nên quan trọng hơn trong hồi hết của Biệt đội Siêu anh hùng (Avengers Endgame).


Comic-Con San Diego (Hoa Kỳ) là liên hoan quốc tế lớn nhất kể từ năm 1970 về dòng sản phẩm truyện tranh
REUTERS/Mike Blake

Ngoài ra còn có nam diễn viên Alexander Ludwig thành danh nhờ đóng phim Hunger Games và Vikings. Morena Baccarin xuất hiện trong Deaapool và Homeland. Bên cạnh đó, còn có các diễn viên như Callan Mulvey & Ben McKenzie nổi tiếng nhờ các bộ phim truyền hình nhiều tập như Hartley hay là Gotham, thành phố tội lỗi. Các diễn viên này đến Paris tham gia Comic-Con cùng với các đoàn làm phim gồm giới đạo diễn, các nhà biên kịch bản.

Về phía truyện tranh, một trong những nhân vật thu hút nhiều sự chú ý nhất là họa sĩ Jorge Jimenez tác giả của nhiều tập truyện Superman và Liên minh New Justice, đại diện cho hãng DC Comics. Ông cùng tham gia hội chợ với họa sĩ Chris Claremont, một trong những tác giả của loạt truyện tranh X-Men. Chris Claremont tham gia buổi ký sách cùng với tác giả Jim Starlin, người đã khai sinh nhân vật ‘‘hung thần’’ Thanos và Chiếc găng tay Vô cực.

Ngoài ra, còn có họa sĩ hàng đầu Roy Thomas, đồng tác giả của Avengers, X-Men và Conan (Người hùng Barbarian). Ông Roy Thomas đã từng thay thế hai ông Stan Lee và Ryan Meinerding để ngồi vào ghế tổng biên tập loạt truyện Marvel và hiện đang phụ trách mảng Marvel Studio, hầu phóng tác chuyển thể các tập truyện thành phim điện ảnh hay truyền hình. Ông Roy Thomas hẳn chắc sẽ không tránh khỏi các câu hỏi tò mò của giới hâm mộ liên quan tới nhiều chủ đề : giai đoạn thứ tư trong kế hoạch phát triển và mở rộng Vũ trụ điện ảnh Marvel (MCU) với nhiều nhân vật mới tiêu biểu nhất qua bộ phim "The Eternals" với Angelina Jolie thủ diễn một trong những vai chính.

[IMG]https://i962.photobucket.com/albums/ae101/hoangngocmai/Cinema-Musee-Music/cinema_DC%20Comics_3.jpeg[/IMG]
Người Sắt Iron man, một trong những nhân vật tiêu biểu nhất của Avengers, sẽ trở lại trong giai đoạn 4 của Marvel
AFP/BERTRAND GUAY

Cũng có nhiều ý kiến thắc mắc xung quanh việc đưa nhân vật Iron Man xuất hiện trở lại trên màn bạc, mặc dù nhân vật Người Sắt đã tự hy sinh trong trận đánh long trời lỡ đất với hung thần Thanos. Một câu hỏi khác quan trọng không kém là Marvel (cùng với Disney) sẽ làm thế nào để sát nhập nhân vật Người Nhện Spider-Man vào các tuyến truyện tương lai của Marvel, khi mà những bất đồng về quyền khai thác nhân vật này còn tồn tại giữa hai tập đoàn Disney và Sony.

Cho dù giới hâm mộ sẽ ít có được những câu trả lời trước biết bao câu hỏi, nhưng Comic-Con Paris kỳ này hứa hẹn là một kỳ hội chợ xôm tụ và hoành tráng hơn trước. Comic-Con hy vọng thu hút 35.000 khách tham dự tức là tăng thêm 10% so với năm trước. Hội chợ năm nay còn tổ chức giải Vô địch Cosplay, qua đó các fan hóa trang thành những nhân vật quen thuộc trong làng truyện tranh. Một khi trở thành Vô địch Pháp vào cuối tháng 10, người trúng giải sẽ đại diện cho nước Pháp nhân kỳ thi Vô địch Cosplay thế giới tổ chức tại thành phố Chicago vào năm tới.


viethoaiphuong
#417 Posted : Monday, September 30, 2019 12:11:03 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tuấn Thảo - RFI - Thứ Bảy, ngày 28 tháng 9 năm 2019

40 năm ngày thành lập nhóm Rita Mitsouko


Nhóm Rita Mitsouko biểu diễn tại nhà hát La Cigale, 12/05/1987.AFP/Bertrand Guay

Rita Mitsouko là tên gọi ngộ nghĩnh của ban nhạc rock người Pháp nổi tiếng từ thập niên 1980. Hai thành viên của nhóm này từng gặp nhau vào năm 1979. Nhà hát giao hưởng Philharmonie de Paris tổ chức 3 buổi trình diễn từ 27/09 đến 29/09/2019 để kỷ niệm 40 năm ngày ban nhạc ra đời.

Ban đầu gồm hai thành viên, ban nhạc Rita Mitsouko nay chỉ còn có một thành viên duy nhất là ca sĩ Catherine Ringer, sau ngày qua đời của Fred Chichin, tay đàn guitar và cũng là tác giả chính của nhóm. Trên sân khấu, tất nhiên ca sĩ Catherine Ringer một lần nữa tưởng nhớ người từng là bạn diễn và bạn đời, Fred Chichin đã ra đi quá sớm hơn mười năm trước, vào cuối năm 2007.

Thành danh vào năm 1985 nhờ nhạc phẩm ‘‘Marcia Baila’’, nhóm Rita Mitsouko trong hai thập niên liền đã chứng tỏ tính sáng tạo của họ qua 7 album phòng thu và nhiều ca khúc ăn khách gắn liền với phong trào nhạc rock Pháp (dấu gạch nối giữa nhạc pop thương mại và nhạc rock luân chuyển). Nhóm này không chỉ nổi bật qua âm nhạc, mà còn đặc biệt sáng tạo qua các hình thức nghệ thuật khác như múa hay video. Riêng bản nhạc ‘‘Marcia Baila’’, một trong những ca khúc nổi tiếng nhất trong thập niên 1980, cũng đã có thêm nhiều phiên bản khác được các nghệ sĩ quốc tế ghi âm lại, trong đó có Ricky Martin, ban nhạc Chico & The Gypsies hay là nhóm Nouvelle Vague...

Theo lời kể của Catherine Ringer, cô gặp nhạc sĩ guitar Fred Chichin tại Paris vào năm 1979, thời cả hai đều mới vào nghề. Vào lúc ấy, cô là diễn viên nhạc kịch, còn Fred Chichin, từng là thành viên của nhóm Gazoline, vừa mới mãn án tù vì tội dùng ma túy. Cả hai được tuyển qua casting để biểu diễn trong một vở nhạc kịch, nhưng khi thấy nhiều thành viên trong đoàn kịch không được trả thù lao, cho nên họ mới rủ nhau bỏ hẳn chuyện diễn tập, rời đoàn kịch để thành lập riêng một ban nhạc rock. Trong thời gian đầu, bộ đôi này sáng tác những ca khúc đầu tiên của họ (dưới nghệ danh ban nhạc Sprats) và chủ yếu đi hát trong các nhà hàng, quán bar, hay các sân khấu nhỏ (Gibus).

Catherine Ringer và Fred Chichin thu hút sự chú ý của giới phê bình qua việc sáng tác nhạc trong các vở múa hiện đại đầu những năm 1980, trong đó có tác phẩm "Au limites de la Mer" của đạo diễn Armando Llamas với diễn viên múa Marcia Moretto trong vai chính. Họ trở thành bạn thân với nhau và nhạc phẩm ‘‘Marcia Baila’’ đã được sáng tác để tưởng niệm Marcia Moretto, qua đời sau đó vì bệnh ung thư. Sau khi ký hợp đồng ghi âm đầu tiên với hãng đĩa Virgin, nhóm này lấy nghệ danh là Rita Mitsouko và sự nghiệp của họ cất cánh từ năm 1985 trở đi.

Theo lời kể của Catherine Ringer, cặp bài trùng này đã chọn nghệ danh "Rita Mitsouko" qua việc kết hợp hai tên riêng nửa La Tinh, nửa châu Á. Rita là nghệ danh của một vũ nữ thoát y tên là "Rita Renoir", còn Misouko là tên của mùi nước hoa nổi tiếng của Guerlain. Thật ra họ đã thảo ra danh sách các mùi hương của Guerlain, nhưng trong số các tên gọi như Jicky (1889), Chypre de Coty (1918), Shalimar (1925), chỉ có cái tên Mitsouko (1919) mới nghe lọt tai khi được kết hợp với chữ Rita. Mùi hương Mitsouko ra đời cách đây đúng một thế kỷ (1919) do Jacques Guerlain chế biến và tên gọi của nó được đặt theo nhân vật chính cùng tên trong quyển tiểu thuyết ‘‘La Bataille’’của tác giả Claude Farrère.

Ngay từ album đầu tay, nhóm Rita Mitsouko thành công rực rỡ với Marcia Baila (video clip minh họa bài hát do Philippe Gautier đạo diễn), còn phần thiết kế trang phục là của nhà may trứ danh Jean-Paul Gaultier. Hai nghệ sĩ này thường hay bị người ta nhầm lẫn với nhau. Bài hát này mở đường cho ban nhạc chinh phục thị trường châu Âu qua nhiều ca khúc khác như ‘‘Andy’’, ‘‘C’est comme ça’’, ‘‘Le Petit Train’’ hay là ‘‘Don’t forget the Nite’’…

Trong vòng hai thập niên, ban nhạc này thành công trong việc pha trộn hòa quyện trên đĩa hát cũng như trên sân khấu nhiều dòng nhạc khác nhau, kể cả pop rock, funk, new wave, hip-hop. Theo lời kể của Catherine Ringer, đằng sau những giai điệu vui tươi, nhóm này, trong cách đặt ca từ, thường nói về các chủ đề nghiêm túc hơn, đôi khi hơi bi thảm, chẳng hạn như căn bệnh ung thư của một người bạn trong "Marcia Baila", hay là nạn nhân các trại tập trung Đức quốc xã trong nhạc phẩm ‘‘Le Petit Train’’. Sau khi Fred Chichin qua đời vì bệnh ung thư vào năm 2007, ở tuổi 53, Catherine Ringer tiếp tục đi biểu diễn tại các liên hoan và từng hợp tác ghi âm với nhiều nghệ sĩ tên tuổi như Bernard Lavilliers hay là ban nhạc Gotan Project.

Đêm trình diễn 27/09/2019, mang chủ đề "Amitsouko" kết hợp hai từ (Amis và Mitsouko) có nghĩa là ‘‘Những người bạn của Rita Mitsouko’’, chủ yếu tập hợp các nghệ sĩ và ban nhạc có tư tưởng gần với hai thành viên Catherine Ringer và Fred Chichin. Còn hai đêm 28/09 và 29/09, Catherine Ringer cũng với dàn nhạc Philharmonie sẽ trình bày các ca khúc nổi tiếng nhất của nhóm qua những bản phối mới đậm chất rock giao hưởng.

Sự kiện một nhà hát lớn như Philharmonie de Paris mời Catherine Ringer biểu diễn nhân ‘‘sinh nhật’’ năm chẵn của ban nhạc rock đủ cho thấy vị trí của Rita Mitsouko trong làng nhạc Pháp. Với thời gian, các giai điệu cũng như nội dung các ca khúc của Rita Mitsouko về mặt sáng tạo vẫn mang một nét gi đó khá là mới, có lẽ cũng vì vậy mà 40 năm sau vẫn chưa lỗi thời.

viethoaiphuong
#418 Posted : Wednesday, October 2, 2019 3:15:20 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Ngôi sao opéra Jessye Norman qua đời ở tuổi 74

Tuấn Thảo - RFI - ngày 01-10-2019


Jessye Norman biểu diễn nhân Lễ kỷ niệm 200 năm Cách mạng Pháp.
AFP/Joel Robine

Nổi tiếng trên toàn thế giới nhờ giọng hát soprano đầy kịch tính, diva người Mỹ Jessye Norman vừa từ trần hôm 30/09/12019 tại New York, ở tuổi 74. Theo nguồn tín từ phía gia đình, bà Jessye Norman đã qua đời vì bị nhiễm trùng máu, do các biến chứng sau một vụ chấn thương cột sống cách đây bốn năm.

Qua lời phân ưu đăng trên mạng chính thức và loan tải qua các mạng xã hội, Nhà hát Metropolitan Opera tại New York đã vô cùng thương tiếc Jessye Norman, một trong những ‘‘giọng ca soprano vĩ đại nhất’’ trong nửa thế kỷ qua. Theo lời ông giám đốc Peter Gelb, nhà hát Metropolitan Opera tại New York đã từng tiếp đón nhiều giọng ca trứ danh của làng kịch opéra trên thế giới, nhưng Jessye Norman là một trong những nghệ sĩ hiếm hoi đã biểu diễn tại Metropolitan Opera hơn 80 lần.

Trên sân khấu, bà đã diễn các vai quan trọng trong nhiều vở kịch opéra khác nhau. Điều đó cho thấy khả năng nhập vai của Jessye Norman, có thể diễn đạt tài tình các tác phẩm lớn ngay cả những giai điệu khó nhất từ Wagner, Bartok, Poulenc, Strauss, cho đến Schönberg. Về điểm này, ông Peter Gelb nhấn mạnh, trong số các nghệ sĩ từng hát trên sân khấu Metropolitan Opera, giọng ca Jessye Norman thuộc vào hàng vĩ đại nhất.

Thành công nhờ giọng ca thiên phú và ý chí nghị lực

Sinh ngày 15/09/1945 tại Augusta, bang Georgia, thời kỳ chính sách kỳ thị chủng tộc còn hiện hành ở các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ, Jessye Norman, xuất thân từ một gia đình có 5 anh chị em. Bố mẹ của bà đều hoạt động trong tổ chức NAACP (Hiệp Hội Quốc gia vì sự thăng tiến của người Da Màu) đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người Mỹ gốc Phi. Từ nhỏ, bà Jessye học hát dòng nhạc Phúc Âm tại nhà thờ. Khi lớn lên, bà bắt đầu luyện tập cách hát opéra qua việc nghe đi nghe lại các vở kịch opéra trên đài phát thanh, đặc biệt là các vở kịch từng được biểu diễn tại nhà hát Metropolitan Opera, nơi mà bà sau này sẽ trở thành một trong những ngôi sao lớn.

Nhờ giọng ca thiên phú, Jesye Norman thu hút sự chú ý của thầy cô. Thế nhưng, để có thêm cơ hội rèn luyện năng khiếu, bà phải buộc rời bỏ bang Georgia còn phân biệt đối xử một cách nghiêm khắc đối với người da đen, để đến những tiểu bang có luật lệ ‘‘cấp tiến’’. Bà đã giành được một học bổng tại Đại học Howard, được thành lập tại Washington để được đào tạo về âm nhạc. Sau khi tốt nghiệp, Jessye Norman vào năm 23 tuổi (năm 1968) được tuyển vào Nhà hát lớn ‘‘Deutsch Oper’’ tại thành phố Berlin (Tây Đức). Bà thành công ban đầu nhờ vai diễn trong tác phẩm "Tannhäuser" của Wagner. Nhưng chính tại Pháp, bà nổi danh trên thế giới 5 năm sau đó nhờ diễn vai chính trong vở kịch nổi tiếng "Aïda" của Verdi.

Jessye Norman và mối duyên với nước Pháp

Đất lành chim đậu. Kể từ năm 1969, Jessye Norman chọn định cư trong vòng 2 năm tại Paris, ở phố Montmartre. Quyết định này ban đầu là vì bà chủ yếu đi diễn ở nhiều nơi tại châu Âu trên các sân khấu lớn hay tại các liên hoan nhạc cổ điển tại Áo, Đức, Ý hay là Pháp. Sau đó, Jessye Norman vẫn thường xuyên qua lại hai bên bờ Đại Tây Dương, chủ yếu cũng vì Châu Âu và Bắc Mỹ vẫn là nơi bà biểu diễn thường xuyên nhất

Với thời gian, mối quan hệ giữa Jessye Norman và nước Pháp càng trở nên gắn bó. Trong lần trả lời phỏng vấn báo Anh The Guardian năm 2014, Jessye Norman tuyên bố "Người Pháp luôn ủng hộ tôi rất nhiều". Không phải ngẫu nhiên mà vào ngày Quốc khánh năm 1989, Jessye Norman đã được mời trình diễn trên quảng trường Concorde ở Paris, nhân Lễ Kỷ niệm 200 năm Cách mạng Pháp. Trên sân khấu, bà đã hát bài quốc ca Pháp "La Marseillaise". Có lẽ cũng vì thế mà người Pháp luôn nhớ mãi hình ảnh của một diva mặc áo ba màu, giống như màu cờ của nước Pháp trong phần biểu diễn bản quốc ca.
viethoaiphuong
#419 Posted : Saturday, October 5, 2019 1:21:32 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thùy Dương - RFI - Thứ Sáu, ngày 04 tháng 10 năm 2019

“Paris lãng mạn, 1815-1848” : Cuộc dạo chơi kinh đô ánh sáng nửa đầu thế kỷ 19


Bức tranh « Scène de Carnaval, place de la Concorde » của Eugène Lami vẽ năm 1834.Musée Carnavalet / Roger-Viollet

Paris thường được mệnh danh là xứ sở của các bảo tàng, triển lãm. Trong những tháng qua, có rất nhiều triển lãm lớn thu hút đông đảo người xem. Đối với những ai ưa tìm hiểu về văn hóa, lịch sử Paris thì không thể không nói tới triển lãm « Paris lãng mạn, 1815-1848 ».

Được tổ chức trong vòng gần 4 tháng, từ cuối tháng 05 đến cuối tháng 09/2019, triển lãm « Paris lãng mạn, 1815-1848 » gồm hai không gian trưng bày, một tại Petit Palais, bảo tàng Mỹ Thuật thành phố, một tại bảo tàng về Cuộc Sống Lãng Mạn tại Paris.

Nếu như đến với bảo tàng Cuộc Sống Lãng Mạn, công chúng được chìm đắm vào một không gian văn học nửa đầu thế kỷ 19, xoay quanh khoảng 100 hiện vật, thì tại bảo tàng Mỹ Thuật Petit Palais, người xem sẽ có một chuyến dạo chơi qua những địa điểm nổi tiếng của Paris, để có cái nhìn toàn cảnh về đời sống chính trị, văn hóa, nghệ thuật tại « kinh đô ánh sáng » cách nay trên dưới 2 thế kỷ.

Tấm gương phản chiếu toàn cảnh Paris

Hơn 600 hiện vật trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật, từ hội họa, điêu khắc, đến phục trang, đồ trang sức, đồ nội thất … được trưng bày trong 8 khu vực chính tại bảo tàng Petit Palais. Không gian triển lãm được bố trí không phải theo lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật mà theo các khu phố nổi tiếng của Paris thời đó. Các nhà tổ chức đã thiết kế cho du khách một chuyến đi mà mỗi chặng tham quan tương ứng với một thời điểm trong ngày, từ lúc bình minh tới khi màn đêm buông xuống.

Người xem ngược dòng lịch sử thong thả dạo bước ở khu phố La-tinh, Palais Royal, dạo quanh nhà thờ Đức Bà, ngắm nhìn nội thất sang trọng nơi sinh sống của hoàng tộc bên trong điện Tuileries, chiêm ngưỡng phòng trưng bày nghệ thuật tại điện Louvre, khám phá xưởng sáng tác của các nghệ sĩ cách nay hai thế kỷ, tận hưởng không khí náo nhiệt tại các khu phố thời thượng hay thả bộ đến khu phố tập trung nhiều rạp hát.

Nhưng Paris không chỉ có những nơi chốn hào nhoáng, mà đâu đó thấp thoáng những con phố nhếch nhác, những em bé chân tay lấm lem, ăn mặc rách rưới. Paris đâu chỉ là chốn hội hè, phồn hoa mà có cả những thời khắc lịch sử rối ren.

Về cách bố trí, sắp đặt, trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ, bà Cécilie Champy-Vinas, quản đốc về điêu khắc của bảo tàng Petit Palais, một trong các chuyên gia phụ trách công tác tổ chức, giám sát triển lãm « Paris lãng mạn 1815-1848 » giải thích kỹ hơn :

« Như chị đã nói, triển lãm rất phong phú, đa dạng. Vì thế, để đơn giản hóa mọi chuyện và làm cho chuyến tham quan thú vị, vui vẻ hơn, chúng tôi đã tưởng tượng ra một cuộc dạo chơi trong Paris. Lộ trình tham quan triển lãm được sắp xếp thực sự như một chuyến đi dạo trong Paris. Du khách được dẫn dắt từ điểm này đến điểm khác.

Quý vị biết đấy, đầu thế kỷ 19 đã có rất nhiều cẩm nang du lịch mô tả thành phố Paris. Thủ đô thời đó đã được chia thành các khu phố, cũng gần giống như ngày nay, mỗi khu phố có một nét đặc thù riêng. Dựa vào điều này, chúng tôi đã gắn cho mỗi nơi một lĩnh vực sáng tạo.

Chẳng hạn, chúng ta bắt đầu từ Tuileries. Đây từng là một cung điện nhưng nay thì không còn nữa. Điện Tuileries, nằm ngay gần điện Louvre, trước là nơi ở của các nhà vua. Tại khu vực trưng bày này, người xem biết thêm về triều đình, các hoạt động bảo trợ nghệ thuật của hoàng gia, các nhân vật chính trị nổi tiếng thời đó, chẳng hạn công tước vùng Orléan - con trai của vua Louis Philippe.

Tiếp theo, chúng ta thả bước đến điện Palais Royal, không xa cung điện Tuileries lắm. Palais Royal hiện vẫn còn. Vào thời bấy giờ, Palais Royal quả đúng là một trung tâm thương mại, có nhiều nhà hàng và các điểm vui chơi giải trí rất đa dạng. Mọi du khách đều đổ về đó. Vì thế, chúng tôi cho trưng bày về thời trang chẳng hạn. Vì ở đó có rất nhiều cửa hàng bán các đồ quý nên chúng tôi cũng giới thiệu nhiều hiện vật có liên quan đến thời trang và nghệ thuật trang trí.

Sau đó, chúng ta sẽ qua điện Louvre. Cung điện là nơi diễn ra các Salon - triển lãm. Vì thế, chúng tôi trưng bày các tác phẩm hội họa, điêu khắc, giới thiệu các nghệ sĩ nổi tiếng thời đó và tất cả các nghệ sĩ có tác phẩm được trưng bày ở thời kỳ đó, chẳng hạn công chúng có thể thấy các tác phẩm của danh họa Delacroix.

Tiếp nữa, chúng ta đi đến Notre Dame. Quý vị sẽ đi theo lộ trình kiểu như vậy, tất cả được chia thành 8 khu vực. Địa điểm cuối cùng là Grands Boulevards, khu phố của các nhà hát ».

Để có bộ sưu tập 600 tác phẩm quý giá trong nhiều lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, đưa người xem chìm đắm vào không gian Paris thế kỷ 19, ban tổ chức triển lãm đã được tổng cộng gần 100 bảo tàng, viện nghệ thuật cho mượn hiện vật, đa phần là trong nước Pháp, đặc biệt là bảo tàng Lịch Sử Paris Carnavalet. Chuyên gia phụ trách công tác tổ chức, giám sát triển lãm, Cécilie Champy-Vinas cho biết:

« Mục đích ban đầu của chúng tôi là tôn vinh các bộ sưu tập từ các bảo tàng của thành phố Paris. Vì thế mà phần lớn, không phải tất cả, nhưng đa phần các tác phẩm là từ các bảo tàng lớn của Paris, trong đó có Petit Palais và cả Carnavalet (bảo tàng về lịch sử thành phố Paris). Hiện giờ bảo tàng Carnavalet đang đóng cửa để tu bổ, nâng cấp để mở lại vào năm tới. Bảo tàng này cho chúng tôi mượn rất nhiều kiệt tác của họ. Tất cả các hiện vật như trang phục, phụ trang, giày dép đều do bảo tàng phục trang Galliera cho chúng tôi mượn. Đây đều là các bảo tàng trực thuộc thành phố Paris.

Ngoài ra, chúng tôi còn mượn tác phẩm từ các bảo tàng lớn của Pháp, có rất ít hiện vật mượn từ nước ngoài, chỉ một vài tác phẩm thôi, rất ít. Các bảo tàng của Pháp thì có Louvre, bảo tàng Nghệ thuật trang trí, bảo tàng của các vùng như Angers, Nantes, Lyon. »

Tại sao các nhà tổ chức lại chọn giai đoạn nửa đầu thế kỷ 19, cụ thể là từ năm 1815 đến năm 1848 ? Bà Cécilie Champy-Vinas trả lời:

« Ý tưởng tổ chức triển lãm là từ giám đốc Christophe Leribaut (giám đốc bảo tàng Petit Palais). Ông ấy muốn tổ chức một cuộc triển lãm về thời kỳ trước của thời đã được nói đến cách nay vài năm, cũng tại Petit Palais, vào năm 2014. Triển lãm đó có tên gọi Paris 1900, nói về thành phố Paris thời Triển Lãm Hoàn Cầu 1900. Petit Palais cũng được xây dựng đúng vào năm 1900 để phục vụ Triển Lãm Hoàn Cầu. Triển lãm lớn lần này cũng thể hiện tinh thần « Paris lãng mạn ».

Ý tưởng của chúng tôi là ngược dòng thời gian để trở về giai đoạn mà Paris ít được biết đến. Petit Palais là bảo tàng do thành phố quản lý. Đây là bảo tàng mỹ thuật của Paris. Chúng tôi có các bộ sưu tập rất phong phú về thế kỷ 19, và chúng tôi muốn tôn vinh giá trị của thời kỳ vừa lãng mạn vừa ít được biết đến này.

Tôi nghĩ rằng ở Pháp ai cũng được học ở trường về các bài thơ của Victor Hugo, Alfred de Musset nhưng đối với đa phần công chúng thì đó cũng là thời kỳ cách nay khá lâu. Chúng tôi muốn tôn vinh giai đoạn có rất nhiều sáng tác phong phú trong mọi lĩnh vực sáng tác nghệ thuật. Công chúng biết đến một vài tên tuổi nổi tiếng, như trong văn học thì có Victor Hugo, Gérard de Nerval, trong hội họa thì có Delacroix.

Về âm nhạc thì có thể mọi người biết thêm Liszt và Chopin. Đúng là các nghệ sĩ đó được nhắc đến nhiều trong công chúng. Cuộc triển lãm này cho thấy rõ là ngoài họ ra thì còn có rất nhiều nghệ sĩ khác, nhưng ngày nay dường như họ đang chìm vào quên lãng ».

1815-1843 là giai đoạn phong phú về văn hóa, nghệ thuật và có nhiều ý nghĩa về lịch sử, với nhiều biến động chính trị chỉ trong một thời gian ngắn. Nhưng đây lại là thời kỳ ít được biết đến.Chuyên giaCécilie Champy-Vinas lý giải phần nào :

« Vâng, đúng là như vậy, về mặt lịch sử, đó là một giai đoạn rất quan trọng, bởi vì đó là thời kỳ Cách Mạng kết thúc, hoàng đế Napoléon bị lật đổ, và chế độ Quân Chủ được thiết lập lại tại Pháp, nhưng lại bị ngắt quãng. Thực ra, đã có hai cuộc Cách mạng, Cách mạng 1830 và 1848, thậm chí còn dẫn tới nền Đệ Nhị Cộng Hòa ngắn ngủi. Đó là một giai đoạn đầy biến động về mặt chính trị. Điều này cũng giải thích tại sao giai đoạn này có thể không được biết đến nhiều như các thời kỳ khác, nó quá phức tạp về mặt lịch sử.

Vì thế, điều mà chúng tôi đề xuất không phải là tổ chức một kỳ triển lãm thực sự về lịch sử nước Pháp mà là nói về lịch sử của Paris nhưng thông qua khía cạnh về văn hóa, văn minh. Paris có nền văn minh xuất sắc, nổi bật. Chúng tôi làm điều đó bằng cách giới thiệu rất, rất nhiều tác phẩm trong mọi lĩnh vực, không chỉ hội họa và điêu khắc. Như chị đã xem, có nhiều trang phục, quần áo và đồ trang sức. Có rất nhiều hiện vật, nhiều nhạc cụ nữa … Đây quả thực là một cuộc triển lãm về nền văn minh ».

Sinh thời, hoàng đế Napoléon mơ ước đưa Paris trở thành thủ đô chính trị của cả châu Âu, sự ra đi của Hoàng đế Napoléon đương nhiên có những ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của kinh thành Paris. Tuy nhiên, không vì thế mà thành phố mất vẻ hấp dẫn. Paris vẫn biết cách giữ gìn vị thế là một trung tâm văn hóa, nghệ thuật hàng đầu thế giới, thu hút nhiều tài năng từ khắp nơi, trong đó phải kể tới các nghệ sĩ Rossini, Liszt, Chopin ...
viethoaiphuong
#420 Posted : Sunday, October 6, 2019 1:20:31 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tuấn Thảo - RFI - Thứ Bảy, ngày 05 tháng 10 năm 2019

Tưởng nhớ diva người Mỹ Jessye Norman


Jessye Norman, nhân kỳ biểu diễn tại liên hoan Montreux, Thụy Sĩ, năm 2010REUTERS/Denis Balibouse

Một giọng nữ cao đặc biệt đầy đặn và khoẻ khoắn. Một tiếng ca mộc huyền trong những nốt trầm nhưng lại lấp lánh sắc kim ở những nốt thật cao. Giọng hát soprano nổi trội ấy với khả năng hát xuyên dàn hợp xướng, giờ đây không còn nữa. Diva người Mỹ Jessye Norman đã từ trần hôm 30/09/2019, hưởng thọ 74 tuổi.

Những năm tháng cuối đời, sức khoẻ của Jessye Norman ngày càng yếu kém, buộc bà phải ngồi xe lăn. Nhưng không phải vì thế bà đánh mất niềm lạc quan. Trên môi lúc nào cũng có nụ cười, và dù lâm bệnh, bà vẫn tham gia các hoạt động từ thiện, giúp ích xã hội đặc biệt là đối với các nghệ sĩ trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn. Không phải ngẫu nhiên mà bà đã thành lập tại nguyên quán Augusta, bang Georgia một trường nghệ thuật miễn phí dành cho học sinh nghèo. Đó là cách để cho Jessye Norman đền đáp lại tất cả những gì cuộc đời đã ban cho mình.

Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, bố mẹ bà đều tham gia phong trào đấu tranh đòi quyền công dân cho người da màu, Jessye Norman từ nhỏ thường được mẹ dẫn đi hát phúc âm ở nhà thờ. Tuy nhiên, cho dù có năng khiếu cách mấy, có lẽ bà Jessye cũng sẽ chẳng bao giờ được đào tạo tới nơi tới chốn tại bang Georgia, miền Nam Hoa Kỳ, nơi các trường cao đẳng chỉ dành cho sinh viên da trắng. Nhờ giành được học bổng của trường đại học Howard tại Washington, bà Jessye Norman đã có thêm cơ hội để thăng tiến trong xã hội, thực hiện giấc mơ đổi đời.

Sau khi tốt nghiệp đại học Howard, bà được nhận vào nhạc viện thành phố Baltimore, bang Maryland. Nhờ chọn đi đúng hướng, Jessye có nhiều khả năng trở thành một giọng ca hàng đầu của làng nhạc kịch opera, tuy nhiên các thầy cô vẫn khuyên Jessye nên xuất ngoại, vì sự nghiệp của một soprano da màu khó mà cất cánh trên đất Mỹ, tiêu biểu nhất là trường hợp của Marian Anderson sinh tại Philadelphia năm 1897.

Marian Anderson, người mở đường cho các giọng ca cổ điển da màu

Nổi danh từ những năm 1930 nhờ chất giọng contralto, nhưng mãi đến năm 1955, bà Marian Anderson lúc đó đã 58 tuổi mới được biểu diễn lần đầu tiên tại nhà hát lớn Metropolitan Opera ở New York (trong khi Jessye Norman đã biểu diễn tại nhà hát Metropolitan Opera hơn 80 lần trong 40 năm sự nghiệp). Có thể nói giọng ca Marian Anderson đã mở đường cho Jessye Norman (cũng như cho Barbara Hendricks). Bà Jessye Norman có nhắc đến điều này trong quyển hồi ký "Stand Up Straight and Sing" xuất bản vào năm 2014, qua đó bà nói đến những phụ nữ đã truyền cảm hứng cho mình, để có đủ nghị lực đối phó với các hành vi kỳ thị mà bà Jessye phải hứng chịu từ khi còn nhỏ.

Jessye Norman đến định cư lập nghiệp tại châu Âu từ năm 1969, sau khi đoạt giải nhất cuộc thi của đài phát thanh Munich. Trong giai đoạn đầu, nhờ vào chất giọng soprano đầy kịch tính, có bề dày chắc nịch, lượng âm vang khỏe khoắn bẩm sinh, Jessye Norman đã đặc biệt thành công với các vở kịch opera cực kỳ nổi tiếng như tác phẩm "Aïda" của Verdi, kịch opera "Tannhäuser" hoặc là bộ tác phẩm trường thiên Der Ring des Nibelungen (Chiếc nhẫn của người Nibelung) của Wagner, bà đặc biệt yêu chuộng diễn vai nữ thần Sieglinde.

Trong các tác phẩm này, Jessye Norman có thể hát liên tục những đoạn cao trào mà vẫn không có vẻ mệt mỏi. Tính chất kịch tính xuyên suốt giai điệu, chứ không chỉ xuất hiện ở mỗi quãng cao như các giọng ca soprano khác. Chất giọng thiên phú ấy hợp với những vai phụ nữ gan lì hoặc là các nhân vật nữ đầy bãn lĩnh, khi thì can đảm, lúc thì mạnh mẽ. Hình tượng bất khuất ấy đã thuyết phục Bộ Văn hóa Pháp chọn Jessye Norman để biểu diễn tại Paris, nhân Lễ kỷ niệm 200 năm Cách mạng Pháp. Trên sân khấu, bà Jessye Norman đã mặc bộ áo màu quốc kỳ để hát bài quốc ca "La Marseillaise". Hình ảnh của Jessye Norman đối với công chúng Pháp, từ đó được gắn liền với giây phút quan trọng này.

5 giải Grammy trong hơn 40 năm sự nghiệp

Cũng như Nữ hoàng nhạc soul Aretha Franklin, Jessye Norman cũng đã nhiều lần được mời biểu diễn trong lễ nhậm chức của các tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Bill Clinton. Vào năm 2009, Jessye Norman từng được tổng thống Obama trao tặng Huân chương Nghệ thuật Quốc gia, vài năm trước khi bà giải nghệ vì lý do sức khoẻ. Lúc sinh tiền, Jessye Norman đã ghi âm hơn 90 album trong đó có gần một phần ba là các vở kịch opera trọn bộ. Phần còn lại là những giai điệu của các nhà soạn nhạc cổ điển. Bộ vựng tập ‘‘répertoire’’ của Jessye Norman chủ yếu là dòng nhạc cổ điển Đức và Pháp từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20

Kể từ đầu thập niên 1990, Jessye Norman cũng chuyển qua hợp tác với các tác giả kiêm nhạc trưởng nổi tiếng như John Williams (người Mỹ) hay là Michel Legrand (người Pháp) để thực hiện các album theo chuyên đề hoà quyện nhạc jazz, pop và soul, bao gồm các bài hát kinh điển của làng nhạc phim, các vở nhạc kịch, các bản nhạc ballad với lối phối giao hưởng.

Trong gần nửa thế kỷ sự nghiệp, bà đã từng đoạt 5 giải Grammy, trong đó có hai giải Ghi âm xuất sắc nhất dành cho tác phẩm của Wagner và một giải vinh danh toàn bộ sự nghiệp của bà vào năm 2006. Khi nhắc tới Jessye Norman, nhà văn quá cố Toni Morrison, giải Nobel Văn học 1993 từng nói rằng : giọng ca của Jessye Norman làm cho ta phải tan nát con tim, nhưng cũng chính giọng ca ấy lại chữa cho ta lành lặn bao vết thương tâm hồn.

Users browsing this topic
Guest (3)
24 Pages«<1920212223>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.