Rank: Advanced Member
Groups: Registered, Editors Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 5,044 Points: 3,390 Location: Lục điạ hình trái táo Thanks: 340 times Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
|
Nỗi lo sợ của phụ huynh về bệnh tự kỷ của trẻ em (Autism) (Nguyễn Phước) Lời giới thiệu: Nguyễn Phước nguyên là một bác sĩ y khoa có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề tại Việt Nam. Sau năm 1975, ra hải ngoại ông đóng góp những bài viết về y học và sức khỏe trên TiVi Tuần-san. Xin giới thiệu cùng bạn đọc
Một vấn đề tâm lý trầm trọng được nêu lên cho phụ huynh học sinh mẫu giáo và tiểu học hiện nay là bệnh tự kỷ (Autism). Đứa trẻ không thể phát triển một cách bình thường qua giao tiếp với những người khác bằng lời nói hay cử chỉ, chúng đề kháng mọi sự thay đổi, có những hành động khác lạ tự co mình vào cái tôi của nó. Bệnh tự kỷ được xem là sự rối loạn phát triển của não bộ, mặc dầu nguyên nhân gây bệnh chưa được xác nhận rõ ràng.
Các nhà nghiên cứu đang đề xuất để thảo luận nhiều nguyên nhân gây chứng bệnh này. Do đó chúng ta cũng nên phân tích để tìm hiểu một chứng bệnh trẻ em gây kinh hoàng cho các bậc cha mẹ.
* * *
Phụ huynh học sinh nếu có dịp đưa con cháu đến các trường Mẫu giáo hay tiểu học thường gặp những em bé dị tật được sinh ra với hội chứng DOWN. Đây là một bệnh rối loạn tâm trí nhưng có những phát hiện bên ngoài dễ nhận biết như: xương đầu nhỏ và tròn, trán ngắn, tai ở vị trí thấp hơn và hình thuẩn, mắt xếch, sống mũi bẹt, miệng luôn luôn há, lưỡi to, các ngón tay nhỏ. Hình dáng khuôn mặt giống người Mông cổ, nên còn được gọi là Hội chứng Mông cổ.
Đây là một bệnh do rối loạn di truyền của nhiễm thể thứ 21, khi trẻ sinh ra là được nhận biết ngay, do đó cha mẹ đã sẵn sàng chuẩn bị tư tưởng để săn sóc một đứa trẻ dị tật về lâu về dài.
Trong trường hợp bệnh tự kỷ (Autism) khi đứa trẻ sinh ra hoàn toàn bình thường trong vài năm đầu tiên. Cho đến khi trẻ bắt đầu biết nhận thức về thế giới bên ngoài, để có sự liên hệ với cha mẹ, anh chị em và bạn bè, thì người ta thấy ngay có sự rối loạn về phát triển cá tính.
Trẻ cảm thấy khó khăn khi phát biểu bằng lời nói, cử chỉ, để diễn tả ý thích của trẻ. Người thân có nói năng gì trẻ cũng chẳng hiểu hết ý nghĩa lại còn tỏ ra bướng bỉnh, ngỗ nghịch, chống đối. Trẻ chỉ thích chơi một mình, nếu có bập bẹ nói được thì cũng chỉ là những từ căn bản, những câu rất ngắn thực tế mà thôi. Trẻ chậm nói (hai, ba tuổi mà chưa nói được) thường là mối quan tâm của cha mẹ, do đó cần đưa trẻ đến bác sĩ tâm thần nhi khoa để thẩm định.
Bệnh tự kỷ được xem là bệnh rối loạn phát triển của não bộ mặc dầu nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng. Nhưng nguyên nhân được nói tới nhiều là do rối loạn di thể (genes), cũng như những tác dụng của các yếu tố gây nguy biến trong thời kỳ mang thai và chu vi sanh sản (perinatal risk factors). Và người ta cũng cho rằng bệnh là do nhiều căn bệnh nhẹ tác động đồng thời gây ra.
Sử dụng C.T.scans cho thấy có vài sự biến đổi hình thể, mặc dâu không chuyên biệt lắm. Khoa giải phẫu bệnh lý (histopathology) cho thấy vài sự tăng trưởng khác lạ của tế bào vùng Hippocampus và Amygdala, trong khi khoa thử nghiệm sinh hóa không tìm ra gì khác thường. Trẻ bị bệnh có thể bị kinh giật (epilepsy).
Dự phóng bệnh trạng thường căn cứ vào thử nghiệm trí thông minh IQ. Nếu trẻ biết nói năng lúc 5 tuổi thì IQ có thể bình thường, có khi trẻ còn có năng khiếu đặc biệt về hội họa, âm nhạc hay toán pháp. Phần nhiều trẻ tự kỷ đều chậm phát triển về tâm trí và kéo dài cho đến thời kỳ trưởng thành và trung niên. Chưa có loại thuốc cũng như phương thức tâm lý trị liệu nào để chữa trị hữu hiệu căn bệnh rối loạn tâm trí này.
Cách nay vài năm Richard Dawkins một nhà sinh học về thuyết tiến hóa ở Đại học Oxford đưa ra một giả thuyết về văn học tiến hóa của nhân loại mà ông cho rằng giống như thuyết tiến hóa sinh học của Darwin trước đây. Ông Dawkins nghĩ rằng có thể nào những dữ kiện văn hóa có thể được phân tích ra và truyền đạt giống như những di thể của di truyền chăng? Bệnh tự kỷ là do rối loạn truyền đạt di thể ấy.
Tại Anh quốc có nhiều nhà nghiên cứu tin rằng loại thuốc chủng đa bệnh MMR (measles, mumps, Rubella) ngăn ngừa bệnh sởi, quai bị và sởi Đức) có thể là nguyên nhân của Autism ở trẻ em. Tin này loan ra tại Anh khiến số trẻ em chủng ngừa MMR giảm từ 90% xuống còn 80% trong sáu năm, ngược lại số bệnh nhân bị sởi và quai bị đã gia tăng rất nhiều.
Kể từ thập niên 90 nhiều người tin rằng thuốc chủng ngừa MMR đã gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ em. Năm 1998 tờ y văn nổi tiếng Lancet dưới tên tác giả Andrew Wakefield thuộc bệnh viện Royal Free Hospital ở Luân đôn đã cho biết có 12 trường hợp trẻ em bị bệnh nhiễm trùng đường ruột và đồng thời mất đi những hành xử bình thường của một đứa trẻ. Trước đây chúng là những đứa trẻ hoàn toàn bình thường không có dấu hiệu khác lạ. Trong phần lớn các trường hợp nêu ra, trẻ được chẩn đoán bị bệnh tự kỷ. Có 8 trong số 12 trường hợp trẻ được chủng ngừa với thuốc MMR.
Tác giả minh thị rằng: “Chúng tôi không chứng minh được có sự liên hệ giữa thuốc chủng MMR và hội chứng bệnh tự kỷ”. Chính sự ám chỉ này đã quá đủ để gây sự lo ngại cho mọi người.
Một công trình nghiên cứu khác ở Phần lan, theo dõi các trẻ được chủng ngừa MMR trong khoảng thời gian 14 năm thì nhận thấy, chẳng có sự liên hệ nào giữa MMR và Austism cả.
Thêm một công trình nghiên cứu khác, lớn hơn, của Bs Wakefield ở trẻ em với bệnh tự kỷ để cho thấy, có sự liên hệ với siêu vi bệnh sởi (ban đỏ) hiện diện ở ruột của chúng thường hơn ở những trẻ khác. Yếu tố bệnh sởi trong thuốc chủng MMR có sự hiện diện của siêu vi sởi còn sống nhưng bị làm yếu đi, vì vậy người ta cho rằng đấy là nguồn gốc của siêu vi sởi tìm thấy ở ruột của trẻ em. Tuy nhiên, có sự hiện diện của siêu vi không có nghĩa đấy là nguyên nhân của căn bệnh tự kỷ.
Tại Mỹ cũng có dư luận tương tự, cho rằng thuốc chủng MMR có thể gây ra bệnh tự kỷ. Có điều khác biệt, người Mỹ cho rằng MMR gây bệnh là vì thành phần thủy ngân chứa đựng trong thuốc Thimeroral dùng để bảo quản thuốc chủng.
Ngày 20 tháng 2 năm 2204, tờ Lancet cẩn thận thông báo rằng, những điều Bs Wakefeild nêu ra trước đây cần được chú ý. Tờ báo gạt bỏ nhiều điều dị nghị sau khi có cuộc điều tra. Có điều Bs Wakefield đã không nói ra là thật sự có sự tranh chấp về quyền lợi. Do đó chủ bút tờ Lancet là Richard Horton cho hay, nếu ông biết trước có sự tranh chấp quyền lợi thì bài báo đã không được đăng tải, hoặc nếu có đăng thì cũng được sửa chữa trước.
Bs Wakefield đã nhận được 55,000 Anh kim (tương đương với 90,000 Mỹ kim) từ một tổ hợp luật sư biện hộ, muốn có bằng chứng rõ ràng sự liên hệ giữa MMR và Autism. Tổ hợp này muốn hổ trợ luật pháp cho các bậc cha mẹ bị thiệt thòi có con bị Autism mà nguyên nhân phải chăng do MMR?
Cả hai công trình của Bs Wakefield đều có chung một nguyên nhân, không biết có phải vì vô tình hay cố ý.
Hậu quả là các phụ huynh lo sợ là điều hợp lý để rồi cân nhắc có nên cho con em chủng ngừa MMR hay không?
Có điều nên biết, bệnh sởi là một bệnh có thể gây tai biến làm hư hại não bộ, điều này đã khiến cho lợi ích chủng ngừa MMR được coi trọng hơn là hậu quả Autism rất hiếm khi xảy ra sau khi chủng.
Các bậc cha mẹ còn có ý kiến yêu cầu giới chức y tế chỉ cho chủng ngừa từng bệnh một thay vì gộp lại thành một loại thuốc chủng. Đây cũng chính là quan điểm chủ trương của Bs Wakefield trong cuộc họp báo của tờ Lancet hồi gần đây.
Giới chức y tế cho rằng bệnh sởi là nguy cơ gây nguy hiểm họa Autism, vậy thì phụ huynh chẳng nên chờ đợi quá lâu để chậm chủng ngừa – Lại nữa thuốc chủng ngừa bệnh sởi với siêu vi sống và được làm yếu đi cũng chẳng ít nguy hại gì hơn thuốc chủng ngừa 3 loại bệnh MMR là bao nhiêu. Mặc dầu có quan điểm cho rằng loại thuốc chủng ngừa đa bệnh gây áp lực mạnh đối với hệ thống miễn nhiễm hơn là thuốc chủng độc bệnh.
Thường thường ở tuổi 14 tháng thì trẻ có triệu chứng của bệnh Autism, trùng hợp với lịch trình chủng ngừa liều đầu tiên MMR. Giới chức y tế cho rằng dầu có sự liên hệ giữa MMR và Autism thì cũng không thể cho rằng đấy là nguyên nhân.
Nguồn: TVTS
|