Chị ơi em gửi bài này vào đây được không..?nếu không được chị gỡ ra cho vào chỗ khác cho em nhe.Em cám ơn chị.MN
Đi thăm nơi Phật Bà Quán Thế Âm thị hiện ở thiền viện Chân Nguyên
Câu chuyện về một vùng đất khô cằn, giữa sa mạc cách khá xa thị tứ được một vị sư quyết tâm dựng lên một thiền viện, rồi ở đó từ mấy năm qua, đã là một điểm gây nhiều tò mò cho chúng tôi. Nhà văn Lâm Tường Dũ, người đã có dịp cùng vợ lái xe hơn 2 tiếng từ trung tâm Little Saigon để đến Thiền viện Chân Nguyên lễ Phật, chiêm ngưỡng những sự huyền diệu ở nơi đây, khi kể lại cho chúng tôi nghe, ông còn thêm thắt nhiều mẩu chuyện lạ lùng khác, lại càng kích thích trí tò mò, lòng hiếu kỳ của nhóm nghệ sĩ VAC (Việt Artists Club). Thế là sáng thứ Bảy, 26 tháng 4, 2008, chúng tôi rủ nhau, tất cả 6 người lên đường lái xe đến Thiền viện Chân Nguyên. Chúng tôi gồm có Họa sĩ Mạc Chánh Hòa, nhà thơ Hoài Mỹ, nhà thơ Dr. Yêu, vợ chồng nhà văn Lâm Tường Dũ và tôi (Etcetera) lái chiếc xe Van lên đường rời Bolsa vào lúc 9:30 sáng. Lộ trình đi như sau: Từ Little Saigon, lấy 22 E, đến 57 N, qua 91 E, tới 15 N, đến Bishop, qua tới 395N Hwy. Trên đường đi, phái đoàn của chúng tôi dừng lại để giải lao chừng 15 phút. Xong đâu đó, lên đường tiếp. Độ 12 giờ, tới nơi. Thiền viện Chân Nguyên nằm ở vùng sa mạc Adelanto, rộng 15 mẫu. Chỉ mới dựng được một bức tượng Phật Bà Quán Aâm cao 17 thước, có tòa sen soi bóng xung quanh. Một con đường lát xi măng dẫn từ đầu đường vào chân tượng do một vị Phật tử ở Washington DC. được chữa lành bệnh cúng dường. Hai bên con đường có 18 vị La Hán, mỗi vị tốn phí hết $2,400 cũng do một số Phật tử được chữa lành bệnh ung thư phát tâm cúng dường. Ngoài ra, chánh điện và khu thiền viện chưa có, trống hơ trống hốc. Vị sư trụ trì phải sống tạm thời trong một căn mobile home. Thấy chúng tôi đến, vị sư trụ trì ra đón. Cái nóng như thiêu đốt, giữa sa mạc mênh mông. May mà có gió, nên nóng có lúc hóa thành lạnh. Chúng tôi gặp, có dịp nói chuyện với thầy Thích Đăng Pháp, trụ trì của Thiền viện. Câu chuyện lý thú giữa chúng tôi và thầy được ghi lại như sau.
Đôi nét về thiền viện Chân Nguyên
VW: Miếng đất này thầy mua từ bao giờ?
Thích Đăng Pháp (TĐP): Các phật tử cúng dường, và chúng tôi mua cách đây khoảng 7 năm. Mới đến xây dựng từ 3 năm nay. Rộng khoảng 15 mẫu.
VW: Khi nào ngôi chùa mới được xây?
TĐP: Hiện nay, các Phật tử chỉ cúng dường các tượng Phật, đường đi mà thôi. Chưa có nhiều người phát tâm vào việc xây ngôi thiền viện. Thầy muốn dựng một nhà tăng với 18 phòng, trong đó mỗi phòng có khoảng 3 giường để các Phật tử đến đây tu tập, thiền quán. Phía trên, tầng trên là thiền đường, chỗ tụng niệm, giảng pháp. Căn nhà tăng này dự trù tốn kém khoảng $650,000-$700,000.
VW: Còn phần Chánh điện của Thiền viện, chi phí thế nào?
TĐP: Tòa chánh điện thì khác, chi phí khoảng 1.5 triệu-2 triệu đô la mới xây được.
VW: Phần đất này thầy đã trả tiền hết chưa?
TĐP: Đất của thiền viện đã được các Phật tử đóng góp, trả xong. Do Thiền viện đứng tên đất.
VW: Còn vấn đề điện, nước thế nào?
TĐP: Hiện nay chưa có điện. Thầy phải dùng một máy điện nhỏ, công suất thấp, chỉ đốt đủ điện mỗi đêm 2 tiếng trong chánh điện tạm, để đảnh lễ, cầu nguyện. Nếu muốn có điện kéo từ ngoài vào trong chùa, mất khoảng $20,000-$30,000. Phần này chưa có ai giúp. Còn nước, hiện nay một số Phật tử giúp cho một tài khoản đủ để đào một cái giếng, lấy nước để tiêu dùng và tưới cây.
VW: Trong khoảng bao lâu có thể khởi công xây chùa?
TĐP: Tất cả còn tùy thuộc vào số tiền các Phật tử đóng góp. Chưa biết đến bao giờ. Tuy nhiên, giấy phép xin cất chùa có thời hạn là 3 năm, kể từ năm 2008-2010 là phải xây cất cho xong.
VW: Thời tiết ở đây thế nào?
TĐP: Ở đây như anh thấy, là sa mạc. Thời tiết nóng bắt đầu từ tháng 6, cao điểm là tháng 10. Trung bình từ 100 độ-105 độ.
VW: Còn các cây xanh xung quanh chùa, theo thầy cần độ bao nhiêu cây?
TĐP: Tôi nghĩ cần khoảng từ 300-400 cây. Riêng cây Bồ đề tôi có thử trồng, nhưng đến mùa đông lạnh, nó không sống nổi. Mùa đông ở đây bị đông đá.
VW: Vì sao thầy lại chọn một nơi hoang vu, xa xôi hẻo lánh như thế này để dựng thiền viện?
TĐP: Ngày trước, đức Phật và các vị tổ đều chọn những nơi vắng vẻ, hoang vu để tu hành. Chính những nơi vắng, xa chốn hồng trần sẽ giúp cho việc tu hành phát nguyện nhanh hơn. Đối với tôi, những xáo căn, xáo trần cũng đỡ vướng mắc hơn. Nên tôi muốn dựng thiền viện này để thực hiện hạnh tu của mình. Sau nữa, tôi muốn dựng một thiền viện có tầm vóc hơn, để lại cho Phật pháp sau này. Đất sa mạc dù sao cũng rẻ hơn, rộng hơn để dựng thiền viện. Ai cũng biết chỉ có người sinh thêm, đất không sinh thêm, từ từ rồi các Phật tử cũng biết đến.
VW: Đời sống tu tập ở đây thế nào? Có nhiều Phật tử đến thăm thiền viện không?
TĐP: Tôi ở đây một mình. Lúc đầu tôi về xây dựng nên, Phật tử không ai biết hết. Có khi cả tháng không có một bóng người biết để đến. Tôi là nhà tu, đã kiên trì tu hành. Trước hết tôi muốn phát nguyện hạnh tu của mình, tôi nghĩ nếu mình tu hành đàng hoàng, các vị bồ tát sẽ hỗ trợ. Sau đó, có nhiều thuận duyên đã đến.
VW: Nhìn xung quanh, sau mấy năm xây cất, tuy có chút bóng dáng của ngôi chùa, nhờ có bức tượng Phật Bà, nhưng xem ra vẫn còn hoang vu quá.
TĐP: Đúng. Hoang vu, buồn bã lắm. Đến độ trước đây, tôi có nuôi một con chó, không biết có phải nó ăn chay không nổi hay không, mà rồi một hôm nó cũng bỏ tôi đi đâu mất. Rồi một người quen là Bác sĩ Mạc Biền cũng giới thiệu cho tôi một chư tăng trẻ đến ở, giúp chúng tôi. Thế nhưng vị tăng trẻ này cũng nói: “Bạch thầy, con không muốn bị biến thành một cây xương rồng ở chốn sa mạc này!” Vị tăng trẻ cũng không chịu nổi thời tiết khắc nghiệt, ngày nóng đêm lạnh ở đây. Một vài vị sư khác tới ở một hai tháng, cũng không chịu nổi, đành bỏ đi. Mùa đông lạnh lắm, nhất là gió, gió mạnh lắm. Thiếu nước, thiếu điện, đầy khó khăn. Thực sự, nếu có một quan niệm đúng về tu hành, như ngày xưa các vị tu hành phải đi vào những khu rừng già hàng tháng trời, trong điều kiện thiếu nước, thiếu ăn,… mà các ngài còn tu được, còn bây giờ, việc cũng dễ thôi. Đâu có thiếu ăn, thiếu uống, thiếu gì đâu. Không phải đi khất thực là hạnh phúc lắm rồi.
VW: Vấn đề ăn uống của thầy thế nào?
TĐP: Khi tôi kéo mobile home về đây sống, tu hành, vấn đề ăn uống không bao nhiêu. Tôi chỉ ăn chao, tương, mua rau ăn mà thôi. Con chó có lẽ ăn chao, ăn tương mặn quá, chịu không nổi. Tôi nói, “Này con, patê Việt Nam đây, con ăn đi…” Nó ăn một chặp chịu không nổi.
VW: Con chó tên gì?
TĐP: Nó tên là Lucky.
Những hiện tượng màu nhiệm ở thiền viện Chân Nguyên
VW: Thưa thầy, vì sao có nhiều chai nước lọc để trước chân tượng Phật Bà thế này?
Thích Đăng Pháp (TĐP): Các chai nước này là do các Phật tử có niềm tin, thỉnh xin từ thiền viện Chân Nguyên, mang đến chân tượng Phật Bà để cầu xin ơn trên cứu giúp gia đình, người thân của họ.
VW: Xin thầy kể cho nghe một vài trường hợp có phép lạ chữa bệnh.
TĐP: Đây là lư hương (thầy chỉ vào một lư hương bằng đá rất lớn) của một Phật tử pháp danh là Diệu Vân ở tận Las Vegas, có một người thân bị coma 3 năm, nằm yên không nói được. Người nhà tới đây xin nước, có lòng thành, mang về nhà cho người ốm uống, bỗng tỉnh ra, tay chân cử động, tuy chưa nói được. Gia đình đó đến tạ ơn, cúng dường cho Thiền viện lư này. Ngoài ra, một số người bệnh khác cũng đến cầu xin, uống nước, căn bệnh cũng thuyên giảm.
VW: Theo thầy, có sự tác động bởi sự cầu xin của thầy, hay ở đây hoàn toàn do niềm tin của bệnh nhân vào đấng tối cao?
TĐP: Các bệnh nhân có nhờ tôi cầu nguyện giúp họ, trợ duyên thôi. Còn cái chính, tôi nghĩ là do sự thành tâm của Phật tử, có duyên đối với Phật, hay nghiệp bệnh được biến mất là do sự cầu xin tha thiết quá.
VW: Còn bức tượng Phật Bà Quán Aâm, ai đã cúng dường?
TĐP: Đây là một phép lạ đã xảy ra cho một người Phật tử người Mã Lai. Hai vợ chồng giàu có không có con. Một lần vợ chồng đi hành hương ở Aán Độ, tới Nepal, hai vợ chồng thăm vườn Lâm Tỳ Ni, Ngũ Đài Sơn ở Trung Quốc để cầu tự. Phép lạ xảy ra, khi về nhà, bà vợ cấn thai, sinh ra một đứa con trai. Từ đó hai vợ chồng rất tin vào đức Phật, mặc dù họ theo Hồi giáo. Hai vợ chồng vui sướng là có con, nhưng niềm vui chưa thỏa, đứa con mắc bệnh, không nói được. Thế là hai vợ chồng đi Mỹ hành hương đất Phật. Đó là năm 2005, trong phái đoàn có tôi cùng đi. Sau khi nghe hai vợ chồng tâm sự, từ chuyện cầu tự đến chuyện con không nói được. Ông chồng cũng không giấu tôi là bị mắc bệnh ung thư. Tôi đã giảng giải về sự linh ứng và cứu khổ của ngài Quán Thế Aâm, khuyên ông ta nên thành tâm cầu nguyện. Tôi cũng hứa sẽ trợ duyên, cầu xin đức Phật Bà Quán Thế Aâm cho họ. Sau khi đi hành hương trở lại Mã Lai, tôi có gửi cho họ và đứa con trai một vài chai nước lọc được tôi đích thân cầu nguyện trên chánh điện của tổ đình thiền viện. Khoảng 3 tháng sau, ông này gọi điện thoại báo cho biết là uống nước thiêng mà đứa con đã nói được. Riêng ông Mã Lai này, căn bệnh ung thư thuyên giảm đến 60%! Thế là ông ta đã hứa sẽ cúng dường cho thiền viện Chân Nguyên trước mắt là hàng rào vòng đai miếng đất 15 mẫu, sau đó là bức tôn tượng Quán Thế Aâm bằng đá trắng. Hàng rào xung quanh được hoàn tất năm 2005, ông ta cùng thầy về Đà Nẵng tìm nhà điêu khắc, chọn hình ảnh tượng để tạc bức Quán Thế Aâm bồ tát. Mãi đến năm tháng 5, 2006 mới tìm được một khối đá vừa ý tại ngọn núi ở Đồng Hới, Vinh, chiều dài khoảng 8 thước 50. Cty điêu khắc chạm tượng từ tháng 5, 2006 và hoàn tất, chở bức tượng từ Đà Nẵng tới Hoa Kỳ tháng 12, 2006. Tôn tượng đặt trên bệ bê tông cốt thép sâu 6 mét, cao 3.5 mét, chiều cao tổng thể từ mặt đất là gần 12 mét. Tôn tượng dựng xong ngày 21 tháng 10, 2007. Chi phí toàn bộ cho bức Tôn tượng Phật Bà Quán Aâm hết gần $100,000 USD. Có thể xem đây là một phép lạ đến từ thiền viện Chân Nguyên.
VW: Nghe nói có một chú bé đến lễ Phật với hiện tượng lạ?
TĐP: Đúng, cho tới nay tôi không biết tên chú bé này. Chỉ biết là cha mẹ chú bé đưa đến lễ Phật ở chánh điện. Chú tự nhiên ngồi thiền theo thế kiết già, một thế ngồi rất khó, rất đau chân nếu ngồi không quen. Thế mà chú bé khoảng 3, 4 tuổi này ngồi tư thế này trong vòng 15 phút, không động đậy cục cựa gì. Ai cũng ngạc nhiên. Chưa hết, ra về, chú bé còn để lại đôi giày, nhất định không chịu mang giày về, cho dù cha mẹ có khuyên bảo cách nào cũng không chịu. Chú bé đi chân đất ra ngoài. Hiện nay thầy còn giữ đôi giày của chú bé làm kỷ niệm.
VW: Còn chuyện đức Quán Thế Aâm hiện ra thế nào, xin thầy kể lại?
TĐP: Chuyện thế này, vào lúc 5 giờ 30 sáng Chủ Nhật, ngày 25 tháng 11, 2007, tôi tập công phu trong chánh điện xong, tôi đi ra ngoài, thấy một ánh hào quang từ trên trời rọi xuống ngay điện thờ tôn tượng Phật Bà Quán Aâm. Hiện tượng lạ này làm tôi bật khóc, quì xuống cho tới 6 giờ sáng. Những cư dân trong vùng kéo đến khá đông. Họ bảo rằng “Đức Mẹ hiện về!” Tôi không phản đối ý tưởng của họ. Vì tôi nghĩ nếu họ tin là Đức Mẹ thì cũng được, vì người cũng là vị cứu khổ cho nhân loại. Hôm đó là ngày lễ Khánh thành bức tôn tượng Phật Bà QuánThế Aâm. Hào quang rọi sáng liên tục cho đến lúc buổi lễ chấm dứt lúc 11 giờ rưỡi. Aùnh hào quang tàn dần, trước sự chứng kiến của khoảng 500 người có mặt.
VW: Báo chí Mỹ địa phương có đến thu hình ảnh, viết bài không?
TĐP: Có tờ Daily Press ở đây tới viết bài, đăng đầy đủ hình ảnh. Nhiều người thấy cảnh này đã quì xuống lạy, khóc vì cảm động.
VW: Trong đời tu tập của thầy, có bao giờ thầy thấy hiện tượng lạ như vậy chưa?
TĐP: Tôi đọc trong sách vở thì nhiều, nhưng chưa bao giờ tận mắt thấy. Đó là lần đầu tiên tôi được chứng kiến Phật thị hiện ra trước mắt. Tôi rất mãn nguyện là trong đời tu hành của tôi, được một lần nhìn thấy hiện tượng lạ này. Đó là một niềm vui, củng cố niềm tin cho tôi vượt qua những khó khăn, thiếu thốn ở đây.
VW: Xin thầy cho biết đôi chút về thân thế của thầy cho Phật tử được biết?
TĐP: Nói về cái tôi là đáng ghét. Tôi xin phép miễn nói nhiều về mình. Tôi chỉ xin được vắn tắt thế này, tôi từng theo học trường Pháp, trong trường dòng được 12 năm. Tôi xin cha mẹ được rửa tội, cha mẹ tôi nói phải cân nhắc thật kỹ trước khi có quyết định. Tôi có hỏi một vị cha người Pháp một câu, nếu ngài đáp được cho tôi thỏa mãn, tôi theo đạo liền. Cha Pháp nói tôi cứ hỏi, tôi thưa rằng: “Thưa cha, nếu nói rằng trên đời này có nhiều nỗi khổ quá. Mỗi giống dân đều có nỗi khổ riêng, từ nghèo đói, chiến tranh, ngu dốt. Ngược lại có một số quốc gia như Mỹ lại quá sung sướng. Tại sao nỗi khổ niềm hạnh phúc không đồng đều?” Vị cha nói: “Đó là ý của trời!” Tôi không thỏa mãn câu trả lời. Tiếp đó, tôi đọc sách Phật, trong đó có giải thích cặn kẽ về duyên, nghiệp, tại sao có hạnh phúc, tại sao có khổ đau. Tại sao có người giàu kẻ nghèo, tại sao có người sướng kẻ khổ v.v. Đó là cái nghiệp. Nếu có nhân xấu, tất phải đón nghiệp xấu. Nếu làm ác, sẽ gặp ác. Tôi thấy có lý. Tôi đi tu theo Phật. Bây giờ tôi đã 65 tuổi, thấy nhiều, hiểu nhiều và nhận ra rằng, chính khoa học cũng chứng minh là có nghiệp. Như bỏ một viên sỏi vào hồ nước, tạo ra một làn sóng. Sóng này đi hết chu kỳ, rồi dội lại chính nó bằng chính lực mà nó phát đi. Hay khi chúng ta hô to trong sa mạc, tiếng vọng sẽ vọng lại chính ta.
Nỗi cô độc và những ma sống, ma chết hiện hình
VW: Thầy ở đây một mình, thầy có buồn không?
TĐP: Buồn thì không. Tu đâu có thấy buồn. Chỉ thấy cô đơn, cô độc, độc hành. Nhiều lúc đó, khi thấy lòng cô đơn, tôi càng gặm nhấm và hiểu nỗi cô đơn của đức Phật tu hành trước đây. Ngài cũng đã một mình chiến đấu ở rừng hoang, với thú dữ,… bằng bản năng của mình, ngài làm được. Ngài nói rằng, không có con đường trải thảm đỏ đi đến hạnh phúc. Con đường đến hạnh phúc phải gạn lọc, từ tinh thần tới vật chất. Những tham sân si sẽ nổi lên. Phải chiến đấu với nỗi cô đơn. Phải độc hành để đi, để thăng hoa trên đường tu. Ở đây, tôi không nghe tiếng xô bồ, mắt không nhìn thấy hình ảnh của cuộc đời nhiều. Aên uống qua loa, đạm bạc. Thân lúc nào cũng thanh tịnh.
VW: Nhiều ngôi chùa ở Little Saigon, đông đảo Phật tử đến cuối tuần, dịp tết, rằm, rất vui,… thầy thấy rằng tu ở nơi đông vui tốt hơn hay chỗ vắng vẻ tốt hơn?
TĐP: Tôi không dám phán xét ai. Mỗi vị có cách hành đạo riêng. Tôi có lẽ vì dại nên tìm nơi vắng vẻ, người khôn người tìm chốn lao xao… (cười).
VW: Nhưng theo thời gian, biết đâu thiền viện Chân Nguyên sẽ đông khách thập phương nghe tin, kéo nhau đến chiêm ngưỡng các hiện tượng lạ xảy ra ở đây, lúc đó thầy sẽ ở lại hay tiếp tục tìm nơi vắng vẻ?
TĐP: Năm nay tôi đã 65 tuổi. Cũng là cao tuổi rồi, không biết tới lúc anh nói, tôi sẽ ra sao (cười). Hạnh nguyện tu hành của tôi không biết bao lâu. Tôi luôn luôn nhớ ơn công sức của bá tánh giúp tôi tu hành, mỗi ngày ăn cơm của họ, tôi đều nghĩ tới ơn của họ và cố gắng tu tập. Chuyện thành hay bại, không quan trọng. Tôi có niềm tin bất thối là thiền viện sẽ thành tựu. Hiện tượng Phật Bà Quán Aâm hiện ra là một điều lạ rất đáng suy nghĩ.
VW: Ở đây một mình, có bao giờ thầy bị trộm, cướp đến phá rối hay không?
TĐP: Có. Một lần. Ở gần đây, tôi nghe nói có một trại tù, tôi không biết tên. Một lần đó, có một người trốn tù, nhảy qua hàng rào, vào trong thiền viện định ăn cắp xe của tôi. Thấy động, tôi đi ra xem tình hình thế nào. Chắc cũng nhờ chư thiên chư Phật độ trì. Tôi nói, “Thầy chỉ có một cái xe, để đi chợ mua đồ ăn. Nếu quí vị cần, tôi xin đưa ra bến xe bus, và xin tặng cho $100 để đi.” Ông ta suy nghĩ một lúc, rồi đồng ý để tôi đưa ra bến xe. Nhất định không lấy tiền, chỉ chào rồi đi. Ông ta là một người Mỹ, mũi cao, mắt sâu.
VW: Ngoài ra, khách vãng lai có ghé thăm thiền viện?
TĐP: Trước khi Phật Bà hiện ra, cả tháng không có ai đến. Sau đó, báo chí có viết về nơi này, hầu như tuần nào cũng có người lên thăm thầy, mang thêm thức ăn, đồ uống cho thầy. Nhiều người từ khắp nơi đến, từ San Diego, Santa Ana, Las Vegas v.v. Họ giúp tôi tài chánh đào giếng, mua máy phát điện v.v.
VW: Thầy tự nấu ăn?
TĐP: Cách đây độ 10 phút lái xe, có ngôi chợ Mỹ, có đầy đủ đậu hũ, rau trái. Tôi mua về ăn qua loa.
VW: Công việc chùa đang xây dựng khá nặng nề, thầy cần có người giúp chứ?
TĐP: Cũng may là tôi có sức khỏe, ơn trên cho tôi khá dồi dào. Tôi thuê xe cày, cứ thế mà cày, làm tất cả.
VW: So với ở Việt Nam, ở Mỹ tu hành khác nhau thế nào? Nơi nào dễ tu hành hơn?
TĐP: Tuy ở Việt Nam đời sống có khó khăn hơn. Nhưng tôi thấy người ta có niềm tin hơn. Bên này nhiều người bận rộn, không có thời gian nhiều để chăm lo đời sống tín ngưỡng của mình. Các vấn đề giao tế, dân sự ở Việt Nam cũng dễ hơn. Ở đây đi vào đời sống vật chất quá, vấn đề tôn giáo bị lãng quên, không được chú trọng nhiều
.
VW: Sống một mình ở chốn hoang vu, thầy có thấy những hiện tượng ma quái hiện ra hay không?
TĐP: Ma quỉ hiện ra nhiều lắm. Anh phải biết là chùa thường cúng cho cô hồn, người chết oan khuất, không nơi nương tựa, nên rất nhiều hồn ma xuất hiện ở nơi đây. Ngoài con đường kia, nhiều người bị đụng xe chết bất đắc kỳ tử, khi chết đột ngột quá, không biết đường về, cứ lang thang vất vưởng. Vong linh oan khuất nhiều lắm. Nói thế này, nhiều buổi chiều bận rộn, chưa kịp cúng, đám hồn ma hiện ra nói, “Thầy ơi, bọn con đói, thầy chưa cho ăn…”
VW: Họ là những hồn oan nhiều chủng tộc khác nhau?
TĐP: Đúng. Khi tôi thấy Mỹ đen, khi thấy Mỹ trắng, khi thấy Mễ. Có lúc tôi thấy hồn ma bị nát bấy cái đầu vì bị tai nạn xe. Chính tôi có lần phải xin: “Đừng cho thầy thấy, xin cứ nói, báo cho thầy biết là được rồi, đừng cho thấy hình tướng máu me, thầy thấy nhiều, bị yên trí những hình ảnh đó không tốt, mặc dù thầy không sợ… Nếu các con làm thầy lo lắng, không cúng được, các con đói cho mà xem.” Tôi phải nói như vậy.
VW: Những hồn oan này về thường xuyên?
TĐP: Nếu tôi cúng đều đặn, không có hồn nào về. Nếu quên cúng, là hiện về liền. Những hồn oan này cũng giúp phần nào cho tôi. Tôi biết. Có nhiều trở ngại xảy ra, có họ bảo vệ phần nào. Tôi kể một câu chuyện thế này. Một lần tôi thử “thách thức” họ, tôi nói, “Thầy cúng cho các con nhiều rồi, hôm nay hết gạo nấu cơm, nếu các con kiếm gạo đâu được cho thầy nấu, thử coi.” Thế là đúng 10 giờ sáng, có người mang gạo tới. Họ bảo vệ cho thầy như vậy đó. Có nhiều khi tôi đi ra ngoài vào ban đêm, tôi thấy nhiều bóng đen cũng đi đến phía tôi một cách vội vã, tôi làm nghiêm, nói đừng đùa thầy, bóng đen biến mất.
VW: Có hiện tượng nào lạ lùng, đòi hỏi những thứ khác ngoài chuyện ăn uống hay không?
TĐP: Đa số không đòi hỏi gì hết. Chỉ muốn ăn. Thầy cầu xin cho họ, mong họ đừng bám víu vào những nơi tạm bợ này. Thầy cầu xin cho vong linh họ sớm đầu thai, đi qua cảnh giới khác bớt đau đớn, đau khổ hơn. Hay trở về làm kiếp con người. Tôi nói nếu họ không đi đâu được, cứ về lại thiền viện để nương tựa, nghe kinh nghe kệ. Nhờ các vị bồ tát độ trì cho bớt khổ.
VW: Có vong linh người Việt nào về cho thầy biết tâm nguyện của họ hay không?
TĐP: Có. Gần đây có một cái vong đàn ông, về xin thầy dạy cho ngồi thiền. Vong này báo mộng cho tôi biết rằng khi còn sống, rất thích thiền. Bây giờ hồn chết, chưa siêu thoát, muốn học thiền. Xin tôi học thiền. Khi tôi tỉnh dậy, tôi chỉ nghĩ đó là giấc mơ như những giấc mơ khác. Nhưng một lần, buổi đêm, khi tôi đang ngồi thiền, nghe thấy tiếng rọt rẹt gần tôi. Trong nhà đóng kín cửa, không có ai, không có chút gió nào, tiếng động rọt rẹt gần đó là hồn ma muốn xin thiền. Tôi lên tiếng nói: “Nếu hồn muốn học thiền, ngồi im, đừng cục cựa như vậy là không phải ngồi thiền.” Khi tôi nói như vậy, tiếng động yên
.
VW: Vì sao thầy biết vong này người Việt?
TĐP: Vong này nói tiếng Việt, mặt bầu bĩnh, phúc hậu, tướng tốt lắm. Hồn này mới xuất hiện gần đây, độ vài ba tháng. Mỗi khi thầy ngồi thiền, để cho cái gối gần đó, dạy cho ông ta ngồi thiền. Có lúc nghe rột rẹt, tôi đều nhắc, tiếng động im. Lạ lắm.
(Câu chuyện với thầy Thích Đăng Pháp còn khá nhiều chi tiết lý thú, liên quan đến những hiện tượng siêu nhiên, thần bí mà thầy kể lại giọng thản nhiên, không có gì lạ lùng. Trong vòng 2 tiếng đến với thiền viện Chân Nguyên giữa sa mạc hoang vu, nóng hoa cả mắt, bỗng thấy chốn này không phải là nơi bình thường. Chính thầy Đăng Pháp cũng xác nhận rằng, một vị cao tăng người Tây Tạng đến thăm thiền viện, cho biết rằng khu đất của thiền viện nằm trên một hàm rồng, và cách đó không xa về hướng Tây bên kia xa lộ 395 là đất thuộc đuôi rồng. Vị cao tăng đó được một vị Phật tử ở San Diego mua cho 5 mẫu đất cúng dường, giúp vị cao tăng Tây Tạng dựng một tịnh xá để tu tập, trong tương lai sẽ xây chùa.
Đường tu hành khá gian nan, chuyện xây chùa, tạo nghiệp tạo đức cũng trùng trùng điệp điệp, không biết đâu mà lường. Chuyện Phật bà hiện ra, rồi con chó bỏ chủ, chuyện ma quỉ hiện đến xin ăn, đòi tập thiền,… tất cả như những vòng tròn xoáy sâu vào sự tò mò của tôi. Thầy Thích Đăng Pháp tiễn đoàn phóng viên, nghệ sĩ ra xe, còn nhắn nhủ, rủ rê rằng: “Ở đây vào những đêm trăng, đêm rằm, cảnh vật u huyền, đẹp không tả được, nếu có duyên, muốn ngắm trăng thanh, soi lòng mình, quí vị có thể trở lại…” Lời mời thật hấp dẫn. Sống lâu ở thành phố, hơn mấy chục năm chưa bao giờ thưởng thức ánh trăng, tại sao không làm một chuyến thứ hai, mang túi ngủ ra ngoài trời, giữa sa mạc để ngắm trăng, để nghe oan hồn rục rịch tìm về cõi dương?)ª