Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages12>
Sa la song thọ
gdt
#1 Posted : Thursday, April 26, 2007 4:00:00 PM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

gdt chụp hình này ở chùa Huệ Nghiêm (Saigon). Hoa thật lạ và đẹp









Vũ Thị Thiên Thư
#2 Posted : Tuesday, May 1, 2007 10:50:54 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)

http://www.phunuviet.org...topic.asp?TOPIC_ID=3361

gdt
Đàm Hoa , hay Vô ưu.
Cảm ơn em gởi hình vào
hongkhackimmai
#3 Posted : Tuesday, May 1, 2007 11:42:14 PM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
Trong bài thơ "Thắp Nến Hỏi Lòng" (đăng trong Thế Kỷ 21 năm 2001), HKKM có mấy câu như thế này :

"Hoa Vô Ưu xanh rêu suy tư
Rừng Vô Ái thắp tên cuồng nộ
Lòng hỏi lòng
.........."

Mà bây giờ mới biết là có lọai hoa tên Vô Ưu mọc ở chùa Huệ Nghiêm ! Thơ Văn nhiều khi lạ lùng bí hiểm thật...
Vậy bây giờ xin chị em nào locate Rừng Vô Ái giùm HKKM nhé
gdt
#4 Posted : Thursday, May 3, 2007 11:23:17 PM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

Cảm ơn chị Thư heart
Chào chị HKKM Rose

Không biết sao mấy thầy gọi cây này là cây sala chị ạ.
Tiện thể em cũng có đọc được một bài của tác giả Hoàng Hưng đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay, viết về loại hoa Vô Ưu. Mời chị tham khảo

HOA VÔ ƯU

Sách Phật giáo hay nói đến cây vô ưu, loài cây thiêng chỉ nở hoa ngàn năm một lần. Gần 2.700 năm trước, hoàng hậu Maya đã đứng vin một cành vô ưu trong vườn Lumbini (Lâm Tì Ni) mà sinh hạ thái tử Shiddarta (Tất Đạt Đa), người sẽ trở thành Phật Tổ Thích Ca. Cây vô ưu có thật hay chỉ là loại cây huyền thoại ?


Mùa xuân năm 2004, tôi có dịp sống ở Lumbini (Nepal) một tháng. Hầu như sáng nào cũng từ Việt Nam Phật Quốc Tự ra chiêm bái vườn thiêng, tôi tò mò tìm hiểu từng loại cây người ta trồng ở đó, vì nhiều cây có liên quan đến cuộc đời đức Phật. Không có bảng chỉ dẫn tên cây, tôi hỏi thăm các nhân viên làm việc trong vườn nhưng không phải ai cũng rành về cây cối. Cuối cùng phải tìm đến sách vở trong thư viện của Quỹ uỷ thác phát triển Lumbini.

May mắn tìm được cuốn sách “Lumbini, chốn nương náu thiêng liêng” nói chi tiết về những loại cây trong vườn Lumbini với ảnh chụp rõ ràng: cây papal (bồ đề), cây plaksha, cây apa (xoài), cây sal (long thọ) và cây ashok. Ashok tiếng Phạn có nghĩa là vô ưu, không lo buồn.

Vây là cây vô ưu có thật.

Thực ra một số sách về Phật giáo có nói Đức Phật ra đời dưới cây sal (các kinh điển Phật giáo cũng nói rằng Phật nhập Niết bàn dưới hai cây Long thọ), song căn cứ vào những tác phẩm mỹ thuật và những văn bản cổ tả lại cảnh sinh hạ của ngài ở vườn Lumbini, đa số khẳng định rằng ngài đản sinh dưới cây ashok.

Sách Vinayavastu viết ; “Khi bà (Maya Devi) vào vườn Lumbini, bà thấy một cây ashok với những bông hoa nở rất lớn. Bà ước mình sẽ khai hoa ở đó và thế là bà đến dưới gốc cây, tay bám vào cây”

Sách Divyavadana thống kê những truyền thống Phật giáo dưới thời hoàng đế triều Maurya là Ashok (A Dục vương, người bảo trợ đạo Phật lớn nhất trong lịch sử vào thế kỷ II trước CN) có nói rằng khi hoàng đế tới chiêm bái Lumbini, ông còn trông thấy chính cây ashok mà hoàng hậu Maya đứng khi sinh hạ thái tử (Xin lưu ý rằng tên vị Hoàng đế này trùng với tên cây, tức là ta cũng có thể gọi tên ông là Hoàng đế Vô Ưu)

Sách Thuỷ Kinh chú viết vào thời Tam Quốc (220 – 265) có đoạn: “ Cái cây kỳ diệu mà hoàng hậu bíu vào khi Đức Phật ra đời có tên là hsuko”, sau đó còn viết thêm rằng: “Khi cái cây già đã hết lộc, người ta lấy thân cây chết đem trồng, thế là nó lại tự sống lại cho đến bây giờ”

Sư Pháp Hiển từ Trung Hoa hành hương sang Tây Thiên, đến Lumbini vào thế kỷ V cũng viết rằng ông thấy cây ashok vẫn sống. Nhưng Hoà thượng Huyền Trang tới Lumbini vào Thế kỷ VII thì viết: “ Cách 24 hay 25 bộ về mạn Bắc (của hồ tắm dòng Sakya) là một cây ashok, bây giờ cây đã bị mục ruỗng, đó là nơi Bồ tát sinh hạ”

Vậy là không may mắn như cây Bồ đề ở Bodhgaya Ấn Độ, nơi Đức Phật thành đạo được tín đồ nhiều nơi bảo vệ, cuối cùng được chiết nhánh đem trồng ở Sri Lanka để đến hôm nay khách hành hương còn có duyên được chiêm bái cái “cây cháu” của nó, cây vô ưu thiêng liêng của Lumbini đã chết ít ra từ thế kỷ VII mà không để lại tăm hơi. Mấy cây vô ưu người ta mới trồng trong vườn thánh địa chỉ là những cây non bứng từ đâu đó trong vùng. Vì quá nhỏ nên cây chưa trổ hoa trong thời gian tôi ở đây.

Mùa xuân năm 2006 tôi lại có dịp hành hương Tây Trúc lần thứ hai, lần này thì ở Bồ Đề Đạo Tràng và thăm thú nhiều nơi trên đất Ấn Độ trong vòng hai tháng. Chính trong dịp này tôi đã vài lần được gặp cây vô ưu nở hoa.

Thì ra cây này khá phổ biến ở Ấn Độ, quê hương đích thực của nó. Thuộc loại cây tầm thước, nó thường chỉ cao 3 – 4m, ít khi cao tới 10m, cành lá xoè ra ra khắp phía và tạo thành một vòm tròn rậm rạp. Da của thân cây trơn nhẵn và có màu xám nâu. Lá cây màu xanh đậm và bóng, dài khoảng 30cm. Hoa vô ưu nở vào các tháng hai, ba, tư dương lịch, từng chùm màu đó cam rực rỡ và thơm ngát. Các cô gái Ấn còn giữ thói quen trang điểm bằng một chùm hoa vô ưu cài trên tóc. Hoa này cũng thường được dâng cúng ở đền Ấn giáo.

Các nhà nghiên cứu cho biết cây vô ưu vốn là loài cây hoang dại, người ta vẫn gặp nó mọc tự nhiên bên các dòng suối. Nó sớm được yêu mến và coi như loài cây thiêng từ thuở nào không rõ, chỉ biết nó được nhắc đến trong nhiều kinh sách cổ và các trường ca Ramayana, Mahabharata.

Theo một huyền thoại được kể trong sách Matsya Purana thì bà Parvati, vợ của thần Siva, có trồng một cây vô ưu non. Khi các thần khác hỏi việc trồng đây có ý nghĩa thế nào thì bà trả lời rằng: làm một cái giếng có bậc thang thì phúc bằng đào 10 cái giếng thường, đào một cái ao bằng đào 10 cái giếng, nuôi một đứa con trai bằng đào 10 cái ao, và trồng một cái cây bằng nuôi 10 đứa con trai.

Trong trường ca Ramayana, khi chúa quỷ Ravana bắt cóc nàng Sita đưa tới Lankapuri, nàng đã đòi được sống trong một khu vườn toàn cây vô ưu và nhờ thế mà giữ được tiết hạnh của mình. Từ đó người ta tin rằng loài cây thiêng kia có quyền năng giữ gìn trinh tiết cho các cô gái và cây được mang một tên nữa là Sita ashok.

Thơ văn Phạn ngữ nói nhiều đến cây vô ưu, cây được mô tả là cực kỳ nhạy cảm, đến mức nó chỉ nở hoa khi có một người đàn bà đẹp đụng vào. Trong thi phẩm Ritusambara, thi hào Kalidas viết rằng mùa hoa vô ưu nở là mùa các cô gái khao khát yêu đương. Vì thế mà hoa vô ưu được coi là biểu tượng của tình yêu trai gái và gắn liền với hình ảnh Thần tình ái Kamadeva (Kama có nghĩa là dục lạc; Kamasutra - cuốn sách dạy về thuật phòng trung của Ấn Độ có nghĩa là Dục lạc kinh). Vị thần này thường dùng hoa vô ưu làm tên bắn vào các cô gái cậu trai khiến họ say mê nhau.

Ngược lại, các tôn giáo cổ Ấn độ lại cho vô ưu một ý nghĩa cao quý thiêng liêng. Nếu kinh sách Phật giáo nói Đức Phật ra đời dưới cây này, thì Kỳ Na giáo (janaism), một tôn giáo đồng thời với Phật giáo lại nói ngài Mahavir, vị sáng lập đạo này, đã đạt đến sự toàn trí toàn giác dưới một cây vô ưu.

Có lẽ vì những lý do trên, cây vô ưu trở thành loài cây rất được quý chuộng ở Ấn độ cũng như Sri Lanka, Miến Điện (Myanmar) và Thái Lan. Cây được trồng ở công viên, vườn hoa, đặc biệt ở gần các đền thờ và tu viện. Lá và hoa của nó trở thành mô típ trang trí trong các điêu khắc, đặc biệt là ở các vùng trung tâm và phía đông Ấn Độ, phổ biến nhất vào thời kỳ Kushan (thế kỷ II trước CN - thế kỷ III). Những ngôi đền ở Mathura và vùng phụ cận, cũng như ở Sanchi và Bahrut còn lưu giữ nhiều đồ hình trang trí có mô típ hoa và lá vô ưu.

(Theo India Perspective)


Hình gdt chụp lại qua tạp chí




Sương Lam
#5 Posted : Friday, May 4, 2007 2:22:47 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chị gdt thân mê'n,
Ca'm ơn chị gdt đã cho post bài Hoa Vô Ưu của ta'c giả Hoàng Hưng. Cooling Thật là một tài liệu hữu i'ch cho những ai muô'n tìm hiểu về loài hoa qui' này.
SL sẽ post hình về cây Sala Song Thọ nơi Phật nhập Niê't Bàn trong topic Về Miền Đâ't Phật ở MCTNTL. Chị co' tài liệu gì về cây Sala xin cho SL và ca'c anh chị em trong PNV biê't luôn. Ca'm ơn chị.Smile

Chị HKKM thân mê'n,
Lâu rồi không gặp, chị vẫn khoẻ chư'? Xin gửi lời thăm hỏi sư'c khỏe đê'n chị cùng gia đình nhe'.Smile
Vũ Thị Thiên Thư
#6 Posted : Friday, May 4, 2007 12:46:23 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)

gdt
Cảm ơn em gởi Tài liệu cuả Hoa Vô Ưu
Rose
gdt
#7 Posted : Monday, May 7, 2007 8:59:23 AM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

Chào chị SL,

Bao giờ tìm được bài viết về cây Sala gdt sẽ post mời các AC xem. Gdt chờ xem chị post hình cây Sala. Cảm ơn
hongkhackimmai
#8 Posted : Wednesday, May 9, 2007 4:12:17 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam

Chị HKKM thân mê'n,
Lâu rồi không gặp, chị vẫn khoẻ chư'? Xin gửi lời thăm hỏi sư'c khỏe đê'n chị cùng gia đình nhe'.Smile




Hello chị SL,

Hai ông bà đi chơi sướng quá hén. Hôm trước HKKM có vù về Portland hai ngày, bận rộn quá vì được mời làm giám khảo thi Hoa Hậu áo dài Ô Lế Gần !!!!
Tiếc là lúc ấy chị đi đâu vắng nhà nên không được gặp để búa sua bà và nói chuyện ba xí ba tú .
Anh chàng Cù Lũ gì đó có đến Convention Center gặp HKKM nhưng thiên hạ đông ơi là đông, và ồn ào quá chẳng nói chuyện gì được !
Lúc này Oregon đông người Việt quá nhỉ , không nhận ra được ai với ai.
Chuyển lời thăm hỏi của ngộ với những ai thân quen nhé nhé
Chúc SL có thêm cháu nội để hun cho đã

HKKM




PC
#9 Posted : Saturday, September 1, 2007 8:06:38 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)







PC
#10 Posted : Sunday, September 2, 2007 5:20:47 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)



Tonka
#11 Posted : Monday, September 3, 2007 2:52:27 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
A, nó là trái Sala đó sao? Năm ngoái em đi Thái Lan thấy mấy người VN mua ăn mà chẳng ai biết nó là trái gì.
PC
#12 Posted : Tuesday, September 4, 2007 9:45:40 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Có lẽ sala bên Ấn Độ khác với sala bên Thái Lan chăng?

nguyen
#13 Posted : Tuesday, September 4, 2007 10:48:23 AM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9


Trái trong hình PC posted không phải trái của cây được nhắc đến trong sách của Phật giáo. Đó là trái của 1 loại dừa có gai.

Cây có liên quan đến cuộc đời của Đức Phật như là cây Sal hay Shorea robusta.

(PS: cái tựa của tiểu mục này nên sửa thành: Sala song thọ!)



gdt
#14 Posted : Wednesday, September 5, 2007 8:05:29 AM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

quote:
Gởi bởi nguyen
(PS: cái tựa của tiểu mục này nên sửa thành: Sala song thọ!)





Chào anh Nguyên,

Vậy ra không phải Long thọ là dịch từ chữ sala ra sao ạ?
Gọi là Song thọ chắc là vì cây này có 2 thân từ 1 gốc?
nguyen
#15 Posted : Wednesday, September 5, 2007 12:08:12 PM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9

Chào gdt:

Tôi nghĩ đây là 1 trường hợp tam sao thất bản!

Người đầu tiên viết về cuộc đời của Đức Phật dịch nguyên chữ Hán: Sala song thụ. Người khác không thích chữ "thụ" đổi ra : Sala song thọ. Người kế không biết chữ Hán nên không hiểu nghĩa chữ "song", viết sai thành: Sala Long Thọ (để nghe cho hay?) ... rồi... Sala = Long Thọ, v...v...?


Đây là hình chụp lại bức tranh trong chùa ở phố Tàu New York:










Sương Lam
#16 Posted : Wednesday, September 5, 2007 12:25:46 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)





Chào Anh Nguyên và gdt

SL có đến chiêm bái nơi Phật nhập niết bàn ở Câu thi Na Ân Độ. Anh Doãn Tần, tour guide, có giới thiệu hai cây sa la song thọ dưới dây và bảo rằng đó là nơi Phật nhập niết bàn. Đúng hay sai SL không biết được vì đây là lời giới thiệu của tour guide phái đoàn hành hương. SL xin post ra đây để mọi người cùng được biết nhé.Smile




Tonka
#17 Posted : Wednesday, September 5, 2007 12:33:45 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Anh Nguyen cắt nghĩa hay thật Blush
Cái bức tranh "Ông Phật nằm" đẹp quá.

Vậy thì cái trái có gai gai kia không phải là Sala, làm TK mừng hụt tưởng mình được ăn trái của một loại cây quý Big Smile

nguyen
#18 Posted : Wednesday, September 5, 2007 2:43:31 PM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9

Trái Tonka ăn là trái sala (có gai).




Trái salak hay snake fruit (gai ngắn hay vỏ trông như vẩy rắn):




Còn cây Sa la viết trong sách Phật giáo là Sal.





PC
#19 Posted : Wednesday, September 5, 2007 3:56:54 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi nguyen
(PS: cái tựa của tiểu mục này nên sửa thành: Sala song thọ!)


Theo truyến thuyết thì Phật nhập diệt dưới sala song thụ (thọ). Diễn Nôm thì là Đức Phật nhập diệt dưới hai cây sala.

Theo cấu trúc chữ Hán thì cụm từ sala song thụ có nghĩa là hai cây sala. Nói hai cây sala song thụ là thừa. Song thụ = hai cây. Như vậy tiểu mục muốn ghi cho đúng thì Sala mà thôi., không phải là sala (long thọ) hay sala song thọ.

Trước kia tôi còn mơ hồ cứ tưởng sala = song thọ, nhưng nay nhìn thấy tấm hình có hai cái cây thì đã rõ thêm song thụ = hai cây chớ không phải song thụ = sala.

gdt
#20 Posted : Wednesday, September 5, 2007 10:17:05 PM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

quote:
Gởi bởi nguyen


Còn cây Sa la viết trong sách Phật giáo là Sal.






Vậy gdt sửa lại là "Sal " thôi hén, để đừng nhầm với cây sala gai gì đó. Cảm ơn anh Nguyên và chị PC nghen Rose
Users browsing this topic
Guest
2 Pages12>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.