Teach him to scoff at cynics
and to beware of too much sweetness...
Xin dịch là:
Hãy dạy con đừng cả tin bọn hiểm ác
và cảnh giác những lời đường mật.
Cynicism là khuyển nho chủ nghĩa. Xin dành vài phút nói về triết lý này.
HOÀI NGHI CHỦ NGHĨA ( Cynicism).
Cynics là những người theo hoài nghi chủ nghĩa . Triết học Đông Phương gọi là Khuyển Nho. Tây phương gọi là Dog, phiên âm theo Tàu là "Kuon" tức là khuyển. Đặc điểm chính của thuyết này là hoài nghi và bi quan. Xin lỗi các bạn về cái từ hơi nặng nhưng tại người ta gọi thế.
Hoài nghi hay Khuyển Nho chủ nghĩa là gì ? Thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên 1 người đệ tử của Socrates tên Antithenes sáng lập và truyền bá chủ nghĩa này. Giống Socrates người Khuyển Nho tin rằng Đức hạnh là điều thiện cao quý nhất. Nhưng khác Socrates, họ phát triển tư tưởng này đến cực độ mà ta có thể tóm lược thành 5 điều như sau :
- Tự túc .
- Lấy cuộc sống mình làm gương mẫu.
- Phơi bày cái giả trá của tập quán suy nghĩ cũ.
- Phơi bày truỵ lạc và tánh kiêu ngạo.
- Sống theo thiên nhiên.
Antisthenes đi lang thang với 1 cái áo choàng cũ vì ông ta đã cho người ta mọi tài sản mà ông có. Một ngày Socrates gặp ông trên đường và bảo ông rằng đồ trang sức chiếu lấp lánh qua cái lỗ rách ở áo ông ta, Antisthens nói với các môn đệ đi tìm thầy khác và tự ông trở nên môn đồ của Socrates. Vài điểm tương đồng giữa Socrates và Antisthenes :
- Không quan tâm tới khoái lạc hay đau khổ vì cho rằng linh hồn thì quan trọng hơn thể xác , ta nên quên lãng thân xác vì lợi ích của linh hồn và đức hạnh thì tốt hơn vô hạnh bởi người đức hạnh sử dụng thích đáng những gì sẵn có .
Một trong những đệ tử của Antisthens tên Diogenes tiếp nối sự nghiệp và khai triển tư tưởng này đến cực độ. Người Nhã Điển (Athens thủ phủ Hy Lạp) thường gặp ông ta ăn mặc lôi thôi rách rưới, tay cầm cái đèn giữa ban ngày đi tìm người ... đức hạnh . Plato gọi ông ta là Socrates nhưng là Socrates mắc chứng khùng . Ông ta chỉ có 1 tài sản duy nhất là 1 cái thùng để ngủ và 1 cái gậy . Có 1 giai thoại không được chính xác lắm về lãnh vực sử liệu, biểu lộ cá tánh Diogenes :
Một ngày Diogenes ngồi trên 1 quả đồi cạnh cái thùng (dùng làm nhà để ngủ) phơi nắng . Đại đế Alexander bước tới hỏi có phải ông là người nổi tiếng của Nhã Điển ai cũng biết . Ông ta nói phải . Đại đế hỏi gặng :
- Có phải ông ta không có ước vọng điều gì không ?
Ông ta đáp :
- Có . Xin ngài tránh qua một bên để tôi phơi nắng.
Mặc dầu thái độ của Diogenes đôi khi khôi hài nhưng người Nhã Điển khinh ghét vì ông ta khuyến khích loạn luân và ăn thịt người .
Trong nhiều điều triết lý khuyển nho tương tự như thuyết nhà Phật của Thích Đạt Đa (Siddhartha Gautama). Thí dụ cả hai đều chối bỏ khoái lạc vì nó chẳng ích lợi gì cho chân hạnh phúc. Cả hai đều chủ trương một nền tảng căn bản đạo đức là con người phải quên nhục thể vì lợi ích của linh hồn. Cuối cùng là tu tâm dưỡng tánh để đạt được hạnh phúc (giải thoát trong đạo Phật)
Ở Á Đông ta cũng có thuyết này. Có lẽ ai trong chúng ta cũng nhớ đến chuyện Trang Tử nằm mơ thấy mình hoá ra bướm. Tỉnh dậy không biết mình là bướm hay là người . Để Meta lấy 1 thí dụ nói về triết học Trang Tử như sau :
Meta và bạn tranh cãi nhau, ai cũng cho rằng mình cao hơn người kia 5 phân. Trang Tử đi ngang phân giải rằng :
- Hai bạn không cần phải cãi nhau vì lúc nãy tôi đứng trên ngọn đồi tôi thấy ai cũng thấp cả. Như vậy tranh luận làm gì vô ích? Chẳng bằng coi như bằng nhau là hơn cả.
Ông nói câu : "Kẻ biện luận còn có chỗ chưa thấy được" mang ý nghĩa trên.
Học thuyết Trang Tử mới nghe qua rất có lý. Nhưng ông không biết rằng sự tiến bộ của học thức trên thế giới cũng chỉ nhờ vào việc tranh nhau cái đồng dị của "5 phân"; mọi duy tân xã hội, mọi cách mạng chính trị cũng chỉ nhờ vào việc tranh nhau cái "5 phân" ấy mà thôi.
Nói tóm lại, triết học của Trang Tử chỉ là một chủ nghĩa xuất thế .Vì rằng tuy sống với đời mà không lý đến phải trái, thiện ác, được mất, hoạ phúc, sống chết, vui giận, nghèo giàu ... mọi việc đều đạt quan, mọi việc đều "Y hồ thiên lý, nhân kỳ cố nhiên". Tuy sống với đời mà như không phải đang sống với đời, lúc nào cũng muốn siêu lên khỏi thế giới, siêu ra khỏi "hình hài chi ngoại". Đó là chủ nghĩa xuất thế.
Tới đây chắc người đọc không tránh khỏi băn khoăn: Ai mà chả có lúc như thế đặc biệt khi ta đứng trước một nan giải, một thất bại không cơ cứu vãn. Hãy tự hỏi những câu sau đây :
1 - Bạn thất nghiệp, làm việc quá sức hoặc được trả lương không xứng.
2 - Bạn mang tâm trạng 1 triết nhân cô đơn giữa đám thế nhân trần tục.
3 - Bạn chợt biết rằng xã hội không ưa người như bạn.
4 - Bạn khám phá ra những người xã hội trọng vọng có khuynh hướng tồi bại.
5 - Bạn muốn thấy tất cả những nhân vật tăm tiếng vào trại cải tạo.
6 - Bạn có vẻ ngại khi người ta nói đến tập thể, đội ngũ.
7 - Cực đoan chính trị làm bạn cười (hay khóc).
8 - Bạn chán ghét nghe rằng bất kỳ cái gì bạn ăn, nghĩ hay làm gây ra bịnh tim.
9 - Bạn tức giận khi nghe những siêu sao cầu thủ cằn nhằn về tiền lương quá ít.
10 - Bạn ước ao được sống vào một kỷ nguyên khác, thời kỳ tân thạch khí chẳng hạn.
11 - Bạn nghĩ văn minh nhân loại đang suy tàn.
12 - Bạn không quan tâm đến sự tồn vong nền văn minh ấy nữa.
13 - Bạn ước ao có thể tìm thấy vài kẻ có tư tưởng giống bạn.
Thừa nhận vài trong số những điều Meta vừa nêu thì bạn là người khuyển nho đấy.
Ngày nay chủ nghĩa khuyển nho không mất đi. Nó nằm trong vô thức của mỗi con người chúng ta. Nó đôi khi khiến chúng ta nói, làm những gì có vẻ ti tiện. Nó mang nghĩa bọn hiểm độc, bọn chống đối xã hội, chuyên chỉ trích, lên án những cái xấu của kẻ khác, tuy bản thân họ cũng xấu.
Có một lời nguyện như sau: Lạy Chúa nếu Ngài không thể giúp con trở nên giàu có, xin làm cho thằng hàng xóm của con nghèo đi.
Người mà ta ghét bỗng nhiên trúng số độc đắc, ta triết lý một câu: Ở đời này tiền bạc không nghĩa lý gì hết, chỉ có đạo đức và cái thanh cao của tâm hồn mới đáng kể.
Bạn nói chẳng sai nhưng bạn đang chống đối kẻ khác, phát xuất từ ganh ghét.
Metamorph.