Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

62 Pages<1234>»
Từ đầu đình đến cuối xóm
Tonka
#21 Posted : Tuesday, December 5, 2006 6:05:16 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Có một số đông người Hoa đến từ Trung Hoa lục địa và nhiều người Việt đến từ Việt Nam. Nghe họ nói chuyện thì biết được là những người Việt này đến từ Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Nam Ninh, Thanh Hóa..... và họ đã đến đây bằng đường hàng không.
Còn một số người Việt khác đến đây nhưng bằng....đường bộ Eight Ball Nghe kể rằng họ không được cấp giấy để có thể mua vé máy bay đi ra nước ngoài. Chính quyền ở đó thấy một số đông người xin đi Thái Lan làm họ bỗng dưng nghi ngờ điều gì đó nên đã từ chối cấp giấy. Không cho đi chính thức thì họ đi chui, nghe nói hành trình của họ cũng gian nan lắm để có thể đến được đây. Già trẻ lớn bé, nam phụ lão ấu có đủ. Tôi có gặp một nhóm người này ở phi trường khi trở về Mỹ, sẽ kể chuyện này sau.
Tk có nói chuyện với một người đến từ Mỹ thì anh ta cho biết vợ anh mang con về VN gởi rồi bay sang Thái. Vé máy bay bình thường khoảng trăm mấy nhưng tới khi đó thì bị lên giá hơn bốn trăm.


Thôi hết giờ rồi, mai tiếp Big Smile



Binh Nguyen
#22 Posted : Tuesday, December 5, 2006 6:58:16 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi tonka

Chị PC Wink

Năm người chúng tôi ở với nhau rất vui, hòa đồng và giúp đỡ lẫn nhau. Anita nói rằng chúng ta gặp nhau hôm nay ở đây không phải là một sự tình cờ, tôi gật đầu đồng ý như vậy. Đa số những việc xảy ra trong cuộc đời này của mỗi người như đã được viết sẵn trong một cuốn sổ rồi, nó cứ tuần tự từng trang một mà tiếp diễn nhau. Doris dễ mến lắm,



Toronto, người nào cũng dễ mến hết, hổng phải một mình chị Doris. Big Smile

Hay lắm chị Tonka, sắp sửa thành "nhà văn nữ" Tonka rồi, keep it up. Bình vẫn đang theo dõi. Có màn nào hồi hộp, mysterious không? Nôn quá.

BN.
Tonka
#23 Posted : Tuesday, December 5, 2006 11:04:39 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Đã nói từ từ xem mà. Chị PC đang bảo là tk "đi tu" thì hồi hộp cái gì nữa. Mysterious hở? Có đấy Blush
Hỏi Song Anh với GDT thì biết, tk kể cho họ nghe là đang bị bịnh và ho nhiều như thế nào. Cơn ho dai dẳng có đến tháng rưỡi trời và ho thật nhiều chớ không như những lần trước. Ho quàng quạc như quạ kêu Big Smile Thuốc ho thì cứ là cầm nguyên chai mà tu và đã nốc cạn chừng 5 chai 12 oz, ngậm kẹo ho không dưới trăm viên, đó là chưa kể còn dặm thêm thuốc cảm cúm beerchug Đi bác sĩ khám thì ông ta bảo rằng "Tất cả đều tốt, không có vấn đề gì cả."

Buổi tối hôm ra phi trường, tk còn đang ho tuy mười phần đã bớt 7, vẫn còn phải uống thuốc và ngậm kẹo ho. Ấy vậy mà từ khi lên máy bay đắp mền ngủ khò cho tới khi về Mỹ thì không thấy ho nữa, chỉ thỉnh thoảng tằng hắng chút thôi Cooling Thế có lạ không chứ Eight Ball

Kể cho con gái nghe thì nó cũng cười lắc đầu hết biết tại sao luôn bởi vì nó biết việc này đúng là như vậy Big Smile Bây giờ mấy chai thuốc ho đã đưa qua bố nó uống rồi Tongue



Tonka
#24 Posted : Tuesday, December 5, 2006 12:16:55 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Thêm một chuyện lạ nữa nhé Wink

quote:

Tôi có gặp một nhóm người này ở phi trường khi trở về Mỹ, sẽ kể chuyện này sau.



Một tao ngộ lý thú

Ba giờ sáng chúng tôi lên xe bus đi ra phi trường. Khi đã yên vị trên xe rồi, mỗi người được phát cho một túi đồ ăn để ăn dọc đường và trong khi chờ đợi ở phi trường. Trong mỗi túi có 1 gói cơm gạo lứt, 1 gói đồ kho khô (có lẽ cho dễ ăn), vô số trái cây, một chai nước và một gói lớn đủ thứ snack ăn vặt. Tôi chỉ lấy một gói snack thôi vì đồ ăn dư hôm trước tôi vẫn còn cất trong túi và cả nửa túi bánh mì nữa (con mắt tôi cũng to hơn cái bụng nhiều lắm Big Smile) Tại sao nhiều đồ dư như vậy thì tôi sẽ nói thêm sau này Tongue

Ra đi khi trời chưa sáng nên chỉ lát sau nhiều người trên xe đã ngủ gục tại chỗ. Xe đỗ lại trước cổng phi trường, tôi ngửng đầu lên nhìn thì thấy bên ngoài đã sáng tuy ông mặt trời vẫn chưa biết đang trốn ở đâu. Chị K chạy đi kiếm mấy cái xe để đẩy hành lý vì 2 cái valy cùng 2 cái xách tay của chị nặng không biết đâu mà nói Smile Hừm, còn những 10 tiếng nữa mới tới giờ bay nên chúng tôi không thể check in hành lý. Nghe nói cuối tuần đó là cả nước ăn mừng sinh nhật ông vua Thái nên tất cả chúng tôi phải rời khách sạn 12 tiếng trước giờ bay vì sợ bị kẹt xe hoặc bất cứ những trở ngại nào khác. Chúng tôi lang thang trong phi trường. Ở đây, tôi đã mua một con baby Donald duck cho tiểu tk. Sau khi kiếm được chỗ ngồi, chúng tôi mang đồ ăn ra thanh toán càng nhiều càng tốt. Các quầy hàng ăn vặt ở trong phi trường cũng đủ màu sắc và hấp dẫn. Họ bán bánh khoai mì hấp dẻo thơm mùi nước dừa, từng cái nho nhỏ xinh xinh xếp đầy trong cái đĩa bọc giấy kiếng. Bánh chuối nè, bánh khoai môn màu tim tím nè, những khoanh xôi nhiều màu khác nhau được gói bằng lá dứa xếp thành hình vuông mỗi cạnh chỉ dài chừng đốt ngón tay thôi, chè táo sọn nè, trái cây dầm nè, những cái bánh không biết tên là gì có nhân đậu xanh được làm thành hình trái cây hoặc rau cỏ với nhiều màu sắc trông thật thẩm mỹ và còn nhiều nhiều nữa. Người Thái dùng dừa trong nhiều món ăn của họ giống như người miền Nam mình vậy. Tất cả các món trên hình như đồng giá là 20 bạt mỗi đĩa. Quá rẻ so với giá cả ở Cali này. Mọi người mua về và người này mời người kia một miếng, đi giáp vòng thì cũng no kềnh cả bụng Big Smile Do đó mà đồ ăn mang theo cũng bị dư khá nhiều. Vì không còn bụng để chứa nên lòng chợt từ bi bất ngờ Tongue Họ gom góp một số trái cây mang cho những người lao công làm việc dọn dẹp trong phi trường.

Chị H đi lang thang đâu đó rồi cùng với một chị khác trở về chỗ tôi và chị K đang ngồi. Chị kia giải thích rằng đang giúp cho một nhóm 12 người đến từ Việt Nam mua vé máy bay sang Nam Vang. Họ đã vượt biên đến Thái bằng đường bộ. Trở về bằng đường bộ quá gian truân nên họ muốn bay đi Nam Vang rồi từ đó kiếm xe đò về Việt Nam. Họ đã ở phi trường từ sáng sớm, đã ăn hết đồ ăn và cũng không có dư dả cho cả phương tiện di chuyển lẫn ẩm thực. Tôi lôi túi snack ra, cùng với gói đồ chay và bánh mì, trái cây đưa hết cho chị. Chị H và chị K cũng lục túi lôi ra một mớ trái cây và bánh mì. Tôi móc ví rút ra một tờ giấy xanh xanh dúi vào tay chị nói để mua thêm đồ ăn cho họ. Chị cám ơn rồi mang tất cả đi. Không bao lâu sau, chị lại quay lại với một người đàn ông lớn tuổi dáng đen đủi gầy gò. Chị nói rằng "Bác này muốn cám ơn người nào đã cho họ tiền." Tôi đứng lên ôm vai bác vỗ vỗ vài cái, nghẹn giọng chúc bác cùng đoàn được nhiều may mắn và mắt tôi lại mờ đi.

Sắp sửa tới giờ check-in, chúng tôi từ từ đẩy hành lý tới quầy hãng bay. Tôi trò chuyện với chị H về hoàn cảnh của những người Việt đó. Gần tới nơi thì được biết chuyến bay bị trì hoãn gần 2 tiếng đồng hồ. Thay vì sốt ruột vì tin đó như chị K, tôi nói nhỏ với chị H: "Nếu vậy thì em muốn đi kiếm mấy người kia cho họ thêm ít tiền nữa." Chị H hỏi tôi: "Vậy you còn bao nhiêu?" Tôi móc ví đếm được trăm rưởi. Chuyến đi này không phải đi chơi nên tôi đã không mang nhiều tiền vì đâu có tính mua sắm gì đâu. Cầm hơn ba trăm bạc lúc đi, chỉ xài vặt vãnh và đóng thuế phi trường thế thôi. Tôi giữ lại chỗ lẻ để còn đi taxi về nhà hoặc nhỡ có việc gì đó nào ai biết trước được rồi nói với chị H: "Em còn $100." Chị H thêm vào $50 nữa Cooling Thế là sau khi đã check-in hành lý, hai chị em nói với chị K chờ một lát để chúng tôi đi kiếm những người kia. Ô hô ai tai, đi từ đầu phi trường đến cuối phi trường, chỉ thấy những người là người chen chúc nhau nên chúng tôi không thể nào tìm ra được họ nữa. Chị H chỉ biết là họ muốn đi Nam Vang chứ không biết họ đi hãng máy bay nào.


còn đang viết tiếp....




Sương Lam
#25 Posted : Wednesday, December 6, 2006 3:12:33 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Tonka ơi,
Hôm nay Tonka khỏe chưa?
Tonka kể chuyện đi tu Thiền ở Thailand hâ'p dẫn qua' đi chư'!Blush SL đang chờ Tonka kể tiê'p đây.
À này, kho'a tu Thiền này do ai tổ chư'c mà co' đông người tham dự qua' vậy? Hình như cả thê' giơ'i về tham dự vậy?Tongue
Chu'c Tonka vui khỏe nhe'.
Tonka
#26 Posted : Thursday, December 7, 2006 12:52:01 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Cám ơn chị SL thăm hỏi. Chuyến đi xa lần kỳ này không làm em bị jet lag hay mệt mỏi tí nào cả có lẽ nhờ vào tác dụng thần kỳ của...viên thuốc ngủ chị à Wink Cả ngày em chỉ có mỗi việc ăn no và ngủ kỹ thôi (và thỉnh thoảng đi chợ mua trái cây) Smile
Em đang bận việc công, phải làm cho xong trước khi nghỉ lễ nên chưa có thì giờ kể tiếp cho các chị nghe. Em cũng muốn ghi lại chuyến đi đó càng nhiều càng tốt trước khi trí nhớ bị "cuốn theo chiều gió" Smile


Tonka
#27 Posted : Thursday, December 7, 2006 3:47:36 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Một tao ngộ lý thú (tiếp theo)


Tôi đứng lại một chỗ để giữ mớ hành lý xách tay và nói chị H hãy thử dò bảng thông báo xem có chuyến nào đi Nam Vang không. Chị đi một lát và quay lại cho biết có một chuyến đi Nam Vang ở cổng C5. Thế là chúng tôi tạm thời chia tay với chị K vì C5 đi ngược hướng với chuyến bay của chúng tôi.

Hai chị em tôi ngừng lại ở phòng vệ sinh mất hơn 10 phút vì cái đuôi xếp hàng khá dài. Đoạn đường đi tới C5 vẫn xa vời vợi với những quầy sushi hoặc thức ăn đủ loại và hai bên là những cửa tiệm sang trọng. Có một khu trưng bày nghệ thuật đặc trưng của văn hóa Thái nhưng hai chị em không có thì giờ ngừng xem. Cái túi vải đựng đồ lỉnh kỉnh tôi đeo trên vai bây giờ trở nên quá nặng. Tôi thay đổi vị trí của nó bằng cách ôm ra phía trước và có cảm giác như mình có thể đi nhanh hơn lúc nãy. Sau đó chị H tìm được một chiếc xe đẩy và chúng tôi thơ thới vừa đi vừa nhìn hàng quán xung quanh. Đi hết dãy shopping, con đường hẹp lại và chúng tôi bước lên cái thang cuốn chạy thẳng (tên gọi của nó là gì nhỉ vì nó không phải escalator hay elevator và nó chỉ đi thẳng) tới checkpoint nơi chỉ có hành khách mới vào được.

Tới đây thì chúng tôi thấy thất vọng vì không thể đi qua bên kia và như vậy sẽ không thể gặp những người kia được nữa. Ngần ngừ lay hoay giây lát, hai chị em bảo nhau: "Dù gì thì mình cũng đã cố hết sức rồi, đành thôi...." rồi quay đầu đi ngược trở lại, vừa đi vừa thỉnh thoảng ngoái cổ nhìn lại phía sau nuối tiếc. Lớp lớp người đứng trên thang máy vẫn đều đều di chuyển ngược chiều với hai chị em. Bước đi được đâu mươi lăm bước, không hẹn mà nên, hai chị em cùng hướng mắt vào một nhóm người đang đi tới. Chị H hỏi tôi: "Có phải ông già đó không?" Tôi ráng vận dụng cái trí nhớ tồi xìn của mình về "ông già" mà tôi chỉ nhìn thoáng qua trong khoảng 2 phút. "Ơ...hình như ông kia không có đeo kiếng chị ơi..." và trong đầu tôi có chút nghi vấn về cái áo khoác đen mà người này đang mặc. Tôi nhìn theo phía sau của một ông già khác mặc áo trắng đi cách đó không xa. Hai chị em còn đang ngẩn ngơ ngơ ngẩn thì có tiếng nói vang lên đâu đó của một đứa bé: "Ô cái cô lúc nãy kìa!!!" Chị H giật mình vì câu nói và chợt nhận ra một người mặc áo màu hồng đậm đi trong đoàn. Chị ú ớ: "Hình như cái cô này...." và chị quay đầu chạy theo hỏi có phải là chị và họ đã gặp nhau không. Rồi chị vui mừng reo to, vẫy tay gọi tôi mau tới. Tôi mau mau trở đầu xe tiến về phía ông già mặc áo trắng là người tôi đã ôm vai vỗ vỗ. Chị H rối rít: "You lấy ra đi, đưa cho họ đi..." Tôi lúng túng móc ví ra số tiền hai chị em hùn nhau đặt vào tay ông và nắm chặt. Bây giờ mắt tôi đã nhạt nhòa qua một làn nước mỏng, có cái gì đó cứ dâng lên cổ làm tôi cứ phải nuốt xuống: "Tụi cháu có chút này gởi bác và mọi người trong đoàn. Bác dùng nó để lo cho tất cả mọi người ở đây...Chúc bác và mọi người được mọi sự may mắn." Ông già nói lời cảm tạ rồi chúng tôi vội vã chia tay. Chúng tôi vừa đi vừa ngoái đầu vẫy tay chào tạm biệt.

-- "Nãy giờ tui cầu nguyện quá trời!"
-- "Vậy sao? Em cũng vậy."
-- "You cầu cái gì?"
-- "Em cầu được gặp lại họ một lần nữa."

Một nỗi vui khôn tả trong lòng hai chị em. Sao lại có thể đúng lúc tới như vậy.
Nếu họ đã bước qua checkpoint vào C5 thì....
Nếu hai chị em không ngừng ở phòng vệ sinh đến 10 phút thì chúng tôi đã lạc mất nhau giữa khu shopping đông người qua kẻ lại....
Nếu đứa bé nào đó không nhận ra chị H....
Nếu chị H không nhận ra cô áo hồng....
Nếu hai chị em không thành tâm cầu nguyện....
Nếu họ không đi chuyến bay này....
Nếu họ thay đổi lịch trình trở lại đường bộ....
Và bao nhiêu cái nếu khác đã làm cho sự tao ngộ của chúng tôi trở nên một kỷ niệm đáng ghi nhớ trong chuyến đi.
Tạ ơn Trời.

Đoạn đường vừa mới đi qua bây giờ trở nên đẹp quá, hai chị em nhìn qua cửa kính bên ngoài phi trường là một sân cỏ có trồng hoa Rose thật đẹp. Ở một đoạn khác của phi trường thì họ làm giống như một cánh đồng lúa với những ụ lúa hay cỏ gì đó được trang trí với những con cò trắng giả bay la đà trên cánh đồng (chắc gạo Thái Lan mà chúng ta ăn được sản xuất tại đây). Big Smile

Tới khu trưng bày văn hóa Thái mà tôi nhắc ở trên, hai chị em dừng chân ngắm nghía và chụp hình. Có lẽ đây là một tượng thần của dân tộc Thái đứng trên lưng một con rùa. Có một con rồng 3 đầu thật dài quấn chân tượng thần. Có đâu năm bẩy tượng người nắm nửa phần trên con rồng và năm bẩy người bên kia nắm phần đuôi con rồng trong tư thế kéo co. Phía trước tượng thần là một bàn thờ nho nhỏ có nhang đèn.

Bước vào một tiệm bán hàng, tôi ngắm nghía những con voi đủ kiểu đủ màu. Chồng tôi từng sống ở Thái nhiều năm của tuổi ấu thơ nên hễ nhắc đến Thái Lan thì anh luôn có một cảm tình đặc biệt. Tôi chọn một con voi vải màu tím hoa cà, bốn chân có quấn ren kim tuyến, trên đầu có một miếng vải may kim tuyến để xeo xéo và lưng thì phủ một tấm trải có dây cột ngang bụng cũng có viền ren kim tuyến, chút quà cho chồng và TVy. Con voi dài hơn gang tay giá $35 USD và như vậy trong ví tôi chỉ còn $10.

Bước vào cổng nơi chờ đợi lên máy bay, hai chị em dáo dác tìm và thấy chị K đang ngồi trò chuyện với một bà ngồi trên xe lăn về một quyển sách nấu ăn. Trên chuyến bay này, ba chị em được ngồi với nhau. Chị K ca tụng cái máy bay này hết lời như chị đã đọc thấy trong quảng cáo trên báo, nào là rộng rãi, nào là mỗi người có một tivi riêng. Chúng tôi loay hoay mãi với cái tivi nhưng rồi cũng tìm cách mở nó lên được, ai muốn xem gì thì xem chứ không phải xem cùng một thứ như trong những chuyến bay khác. Chúng tôi tới Teipei trễ mất vài phút. Có lẽ vì chuyến bay kế là chuyến chót trong ngày với một số đông hành khách chuyển tiếp nên họ đã phải chờ chúng tôi. Lúc này tôi phải ngồi một mình vì máy bay hết chỗ và ba chị em không thể xin ngồi gần nhau được nữa.

Máy bay đáp xuống LAX sớm nửa tiếng. Bước xuống máy bay, tôi đứng lại chờ chị K và chị H vì họ bị xếp xuống gần chót. Vừa thấy mặt, chị K chìa cái phone cho tôi để gọi về nhà vì khi đi tôi đã không mang theo cái gì cả ngoài passport và bằng lái xe. Chị K đã tìm được người cho tôi quá giang về gần nơi tôi ở nhưng khi điện thoại cho chồng thì anh nói sẽ đi đón ở phi trường vì hai đứa nhỏ cũng nóng lòng gặp mẹ. Sao cũng được. Chị H và chị K lôi túi chôm chôm và nhãn để cùng thanh toán cho khỏi phí của giời. Kéo hành lý ra ngoài, tôi gặp gia đình chị K đã đứng chờ ở đó. Tới đây thì lạc mất chị H rồi vì tôi nóng lòng biết địa điểm chính xác để liên lạc cho chồng. Gia đình chị K đứng chờ người con trai ra parking lấy xe. Tôi cũng ngóng cái xe van quen thuộc của tôi. Rồi tôi nghe tiếng la ơi ới và thấy chồng tôi bên kia đường đứng giơ tay vẫy. Ây da, anh chàng không đi xe của tôi...đã thế lại đậu xe bất hợp pháp phía bên trái của con đường nữa chứ. Tôi vội vã kéo hai cái valy cùng xách tay, không kịp từ giã gia đình chị K, phóng qua đường. Ông cảnh sát ở đâu bỗng lù lù đi tới. Chồng tôi thảy vội một cái valy vào trong xe, ngồi vào và mở cốp phía sau. Tôi mở cốp định bỏ nốt đồ vào thì ông cảnh sát đã lạnh lùng xập đóng nó lại và rút cuốn sổ trong túi ra từ từ lật một trang mới sửa soạn ghi phạt. Tôi nghĩ bụng: "Phen này tiêu rồi!" Question Chiếc xe bỗng di chuyển nhanh về phía trước, tôi kéo valy rượt theo, ông cảnh sát cũng dợm bước nhưng rồi chẳng biết sao, thấy ông ngừng lại và quay đầu về chỗ cũ chắc là để chờ con mồi mới. Hú vía!!! Cooling

Bây giờ thì home sweet home floating



samantha
#28 Posted : Thursday, December 7, 2006 5:39:06 AM(UTC)
samantha

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 468
Points: 27

Thanks: 1 times
quote:
Gởi bởi tonka
Sam ơi, Song ơi, Bình ơi, các chị ơi... tk nhớ hết tất cả mọi người Kisses


Chị Tonka về rồi hả? Hổm rày bận quá vì vừa mới dọn nhà, và lo ghi danh nhập học cho hai con và cho cả sam nữa, nên không lên net được.
Sam cũng nhớ chị lắm đó! đi "cấm túc"??? là gì vậy chị?
thương mến!
Roseheart
Vi_Hoang
#29 Posted : Thursday, December 7, 2006 6:20:23 AM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
quote:
Chị H và chị K lôi túi chôm chôm và nhãn để cùng thanh toán cho khỏi phí của giời.

Trời! đám đem trái cây về Mỹ sao! Phạt nặng lắm đó.
Có 1 lần, người bạn đi chung chuyến bay với VH từ VN qua Mỹ, ăn còn sót 2 trái chôm chôm trong xách tay, khi hải quan hỏi mấy lần, bà ta nhất định nói là không có trái cây, tụi nó phạt bà ta $1050.00 đó. Thật là oan, bà ta nói không cố ý đâu, tại nó lọt xuống dưới đáy xách, không ngờ chó ngửi được!!!Black Eye
Tonka
#30 Posted : Thursday, December 7, 2006 11:18:51 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Vậy đó hở chị VH Question Để em nói lại cho mấy chị kia cho họ chừa Big Smile Không phải của em đâu nhưng ăn phụ hai chị ấy. Lúc đó là đang lấy hành lý, chắc là đã qua hải quan rồi phải không? Chỉ thấy mấy ông officer xem passport của mình rồi hỏi có đem trái cây không? Ngoài ra chẳng thấy một chỗ nào có vẻ như là khám xét cả Eight Ball
Phượng Các
#31 Posted : Thursday, December 7, 2006 5:13:59 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Không được mang trái cây và thịt không có giấy phép vào Mỹ! Bởi vậy ai muốn ăn trái cây tươi nhiệt đớ mới phải chạy tuốt qua Canada ăn cho đã rồi trở lại đó, tonka không nhớ sao! Hú vía há? Chắc nhờ bố thí cho nên được qua phà lần này.



Tonka
#32 Posted : Friday, December 8, 2006 1:08:05 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Em qua phà cái rột hà chị ơi Big Smile
Mắt em cũng lớn nhưng đã nhắm lại từ lúc ngồi ở phi trường Bangkok rồi Tongue Mấy người kia thì cho rằng còn 14 tiếng ngồi máy bay để thanh toán tang vật chớ em thì ngủ khò Cooling

Nhưng không biết là nếu bị bắt quả tang đang ăn giùm người khác thì có bị phạt không há? Eight Ball
Phượng Các
#33 Posted : Friday, December 8, 2006 1:41:38 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Nếu đi ngang hải quan mà miệng nhai nhóc nhách đồ cấm (không phải heroine nha!) thì nó cho qua, nhưng cầm cây trái thì bị phạt, có bà kia bị phạt một trái ổi là 50 dollars.
Lần nào dìa VN mình cũng ôm một mớ trái cây mang theo ăn dọc đường, gần tới nơi là phải tọng cho hết vô bụng. Có khi không hết nổi, phải liệng vô thùng rác ngay chỗ xuống phi trường mà tiếc quá....Nhất là nếu đi ngang qua mà custom bảo đi luôn khỏi xét là còn tiếc hùi hụi nữa. Mà hình như có passport lâu năm thì nói ít xét hơn thì phải.
Tonka
#34 Posted : Friday, December 8, 2006 2:06:55 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi samantha
Sam cũng nhớ chị lắm đó! đi "cấm túc"??? là gì vậy chị?


Sam à Sam ơi -
"cấm túc" = grounded

Trong phim đại hàn, ông vua mắng bà hậu một chập rồi "cấm túc" bả tức là "treo giò" bả, cấm bả đi ra khỏi cung nơi bả ở.

Ở các trường trung học ngày xưa, học sinh đi "cấm túc" tức là khi người khác được đi về thì học sinh đó phải ở lại trường làm một số công việc do bị phạt kỷ luật chi chi đó. TK giải thích cái này đúng không vậy mấy chị?

Nửa đùa nửa thật, trong một nghĩa thoáng hơn, tonka nói đi "cấm túc" nghĩa là tự mình trói chân mình lại không cho đi lung tung. Sam thấy đó, tk chỉ quanh quẩn từ phòng ngủ tới phòng ăn và phòng thiền. Lai vãng tới chợ chừng 2-3 lần. TK ráng "tu thân" đặng mà khi trở về có chút vốn để "tề gia" và rồi từng bước một, chậm nhưng chắc tiến lên "trị quốc" và "bình thiên hạ". Oai không?

Big SmileTongue
Tonka
#35 Posted : Friday, December 8, 2006 3:17:34 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Nước

Chị PC nói là có người hai hoặc ba ngày không cần tắm. Nếu vậy thì họ sẽ thích hợp trong hoàn cảnh sau đây lắm.
Không biết các khách sạn khác có bị ảnh hưởng hay không nhưng nơi tôi ở, nhà bếp và toàn bộ khu vực các phòng thiền nằm trong tình trạng thiếu nước trầm trọng. Thông báo được đưa ra kêu gọi mọi người phải tiết kiệm nước tối đa bằng mọi cách:

1. không được giặt quần áo trong phòng
2. không nên tắm gội mỗi ngày mà hãy dùng khăn ướt để lau người
3. không nên dùng nước để rửa chén mà nên dùng bao nylon bao bên ngoài đồ đựng thức ăn, ăn xong vất bao nylon đi
4. không nên xả nước sau mỗi lần đi tiểu cho đến khi người cuối cùng trong phòng xử dụng nó

Đại khái mấy điều chính yếu như vậy. Chuyện này xảy ra vào khoảng ngày thứ ba khi tôi đến thì phải. Có lẽ vì số lượng người đến đông hơn dự tính nên bất chợt nước đã không đủ sức cung ứng. Các vòi nước tắm bỗng chảy yếu xìu và không có nước nóng. Cũng may là ở Thái đang mùa nóng nên tắm nước lạnh cũng không sao. Gọi là lạnh chứ thực ra nó không "giá" như nước ở nhà tôi đang dùng. Anita luôn nhắc nhở mọi người phải tiết kiệm nước. Các điều 1, 3 và 4 nêu trên thì tôi thực hiện được nhưng cái khoản không tắm gội thì tôi chịu thua. Ở nhà vào mùa đông, tôi đi tắm mấy lần. Mùa hè thì dĩ nhiên khỏi nói. Vì tôi trực phòng ban ngày, nên lợi dụng không có ai ở nhà, tôi lén đi tắm. Tóc ngắn có lợi vô cùng. Trước khi đi Thái Lan, tôi đã cắt tóc cho gọn để khỏi phải lo xấy tóc. Với mái tóc ngắn, thay vì tắm 20 phút hay lâu hơn thường lệ, tôi nhanh chóng gội đầu và xối nhanh với cái vòi rỉ nước trong vòng 5-7 phút. Có một ngày tôi nhất định làm công dân gương mẫu nên bỏ một ngày không gội đầu. Chưa qua hết ngày thứ hai mà tôi cứ phải gãi đầu lia chia vì ngứa Shy Chịu thua, tôi phải đi gội đầu thôi Eight Ball Mất vài ngày như vậy và sau đó nước đã chảy mạnh hơn.


Ban vệ sinh

Những người trong ban vệ sinh thì suốt ngày thấy họ quét dọn hoặc lau chùi các hành lang, phòng ăn và phòng vệ sinh. Tôi đã nói rồi, người Việt mình không thích làm những chuyện này đâu. Vào những ngày thiếu nước, những người này làm việc thật cực khổ. Trở lại phòng vệ sinh công cộng ở phòng thiền trên lầu ba mà tôi có lần kể. Mỗi ngày có hàng đến hàng trăm người hay hơn vậy ra vào sử dụng nếu họ không thể về phòng riêng. Theo tinh thần tiết kiệm nước, không ai được xối nước cả. Nếu có ai đại tiện thì người phụ trách vệ sinh ở đó sẽ dùng một xô nước "recycled" xối vào. Nước "recycled" là nước người ta rửa tay và được hứng lại để dùng. Có lần các vòi nước không chảy được nữa, tôi thấy mấy người thanh niên kéo một phuy nước từ dưới nhà lên lầu ba. Người giữ vệ sinh sẽ múc từng chai nước nhỏ có giới hạn cho mọi người rửa tay. Và sau đó thì hình như không có cả nước rửa tay nữa nên có lẽ ai nấy cố gắng nhịn về phòng mình trừ phi không thể nhịn được nữa. Tôi vào đó một hai lần và có khi phải nín thở khi vào. Đó là chưa kể sàn nhà cũng sẽ bị dơ vì bất cẩn của người dùng. Hãy thử tưởng tượng người trực vệ sinh phải đứng ở trong môi trường như vậy một thời gian dài, hít thở chướng khí cùng làm cái công việc xối nước sau khi người khác dùng cầu. Nếu không phải đó là người thân của mình thì mấy ai trong chúng ta hoan hỉ làm việc này? Vậy mà tôi thấy họ, những người phụ nữ nhỏ bé, chỉ một hoặc hai người, đeo khẩu trang và găng tay lầm lũi làm việc. Hình như họ là người Hoa cả. Thỉnh thoảng có một hai người mắt xanh mũi lõ quét dọn hành lang chứ cũng không thấy trực nhà vệ sinh.

Tôi tán thán công đức của họ Approve Người Việt nào muốn có phước báu thì lần sau mau mau tới đây ghi danh, bảo đảm sẽ có vé hạng nhất lên niết bàn Big SmileTongue




Tonka
#36 Posted : Friday, December 8, 2006 4:42:54 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Nước uống

Nước uống thì không có vấn đề. Hôm đầu thì họ còn để những bình nước cao chừng sáu tấc ở ngay chỗ chúng tôi ở để mọi người tự rót vào chai hay đồ đựng của mình. Về sau nhu cầu tăng lên, họ dời tất cả qua phía gần nơi nấu ăn và ăn uống. Ở đó họ đặt đâu 6 cái bình nước khổng lồ, chắc là phải hai người ôm mới hết, trên những giá gỗ cao với những vòi nylon nhỏ để người lấy nước đỡ nhiểu nước ra ngoài. Và nếu có nhiểu thì cũng có những thau hứng đặt phía dưới để khỏi gây trơn trượt và để recyled dùng cho việc khác. Mấy ngày sau thì họ phân phát những chai nước 3-4 gallon chi đó cho mỗi phòng. Những chai nước này được mang lên mấy từng lầu (ở đây không có thang máy đâu) và đặt ở trước mỗi cửa phòng. Tôi và chị K, mỗi người xách một chai từ nơi nấu ăn về rồi leo lên cầu thang cũng muốn bở hơi tai. Một lần nữa tôi cám ơn những người làm việc ở đây.


Nhà bếp nấu ăn

Tôi không vào khu vực nấu ăn, nhưng có muốn vào chắc cũng không được. Đây không phải là nhà bếp của khách sạn mà có lẽ là một phần của khu đậu xe có mái che. Theo tôi biết thì thường họ dùng những lò bếp ga, thứ mà ở Cali người ta hay dùng ở ngoài sân khi nấu nướng những món bốc mùi và nhiều dầu mỡ. Nó giống như cái bếp than ngày xưa ở Việt Nam, có vòi gắn vào bình ga. Họ còn đặt một cái thùng không đáy bên ngoài bếp để có thể kê những những nồi súp thật lớn một cách vững vàng. Thức ăn từ đầu tuần tới cuối tuần cũng chỉ có một món súp như tôi đã kể. Tôi ăn hoài không thấy ngán. Ai đã từng ăn cơm ở chùa thì biết nó ngon như thế nào cho dù là ăn cơm nguội. Cũng cái recipe đó mà mang về nhà nấu sẽ không có cái vị đặc biệt như vậy. Người ta bảo cơm ở chùa có long thần hộ pháp gia trì cho nên mới ngon đặc biệt như vậy. Tôi nghĩ điều đó đúng. Những người đã từng tham dự những buổi họp mặt như thế này cho tôi biết thức ăn kỳ này sơ sài nhất vì số lượng người quá đông. Những lần trước thì chỉ chừng vài ngàn người tham dự mà thôi nên mỗi ngày ăn ba bữa, mỗi bữa 3 món được thay đổi thường xuyên. Tôi đặc biệt cám ơn những người trong khâu nhà bếp đã hy sinh thì giờ thiền của mình để những người như tôi có những bữa ăn ngon và có cơ hội đi thiền nhiều hơn (và cả đi chơi lanh quanh nữa). Tinh thần hy sinh phục vụ đại chúng của khâu nhà bếp đáng được tuyên dương trong tất cả các buổi họp mặt như thế này.


Thức ăn ngày cuối

Một ngày trước khi bế mạc, số lượng thức ăn lại gia tăng đáng kể. Có cả một thau đồ kho khô ở mỗi bàn ăn. Tôi vì lo xa nên đã lấy một túi lớn để ăn và chỗ còn dư thì cất tủ lạnh để dành khi ra phi trường vì tôi sợ không thể kiếm được đồ ăn chay ở bên ngoài. Và túi đồ ăn đó cũng đã được chuyển đến nhóm người Việt Nam mà tôi gặp ở phi trường trong tao ngộ kỳ thú. Tối thứ bẩy thì người ta ra vào khu nhà ăn nườm nượp. Người nào người nấy xách những túi đồ ăn cùng trái cây to tướng, vừa đi vừa ăn trông giống như một cảnh hôi của sau ngày 30 tháng tư. Thanh long ở đâu mà nhiều thế không biết, mỗi người có thể lấy vài trái. Ngoài ra còn có quít, hồng, táo, ổi, mận, chuối, v.v...

Tôi còn kể sót một món nữa là bánh kem. Mỗi người đáng lẽ được một miếng, nhưng tôi mắt nhắm mắt mở, đưa tay ra phía trước nhận một miếng bánh chocolate rồi dấu tay ra sau, đi tới phía trước chìa tay kia xin thêm miếng khác nhân trái cây. Tham quá sức tham mà, ai biểu bánh làm coi hấp dẫn quá đi thôi đã tạo cám dỗ cho tôi Big SmileTongue



Viết đầu, viết đuôi và bây giờ viết tiếp khúc...giữa Tongue
Tonka
#37 Posted : Friday, December 8, 2006 5:44:32 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Mưa, Áo dài và Văn nghệ

Tối thứ sáu, tôi thấy mọi người lên đồ. Trời nóng thế mà các ông lên áo sơ-mi trắng thắt cà-la-oách trịnh trọng. Các bà, các cô, các em nhỏ thay quần áo đẹp hoặc mặc y phục cổ truyền của từng sắc dân. Họ trang điểm như đi dự dạ tiệc trong truyện cô bé lọ lem. Các chị trong phòng chị K cũng đang sửa soạn. Người mặc đầm, người mặc áo dài. Họ còn mang theo bàn "là" (tiếng của các chị bắc kỳ ở đây) để ủi áo dài. Bao nhiêu đồ trang sức đẹp đẽ họ đeo lên. Tôi cứ ngồi đó ăn mặc lèng xèng như mọi khi và ngắm nghía mọi người. Họ hỏi tôi sao không thay đồ? Tôi ngần ngừ không muốn làm gì cả. Buổi trưa hôm nay trời đang nắng bỗng đột nhiên có sấm chớp đùng đùng và rồi mưa thật nặng hạt. Tôi còn chưa hết ngạc nhiên thì có người giải thích cho tôi nghe rằng đây là chuyện "bình thường". Một chị khác cũng tên H đến đây trước tôi một ngày. Chị nói ngày hôm chị đến cũng mưa thật lớn và mọi người phải ngồi chờ trên xe bus có đến 30 phút đến khi mưa nhẹ hạt rồi mới xuống kéo valy vào. Trong các buổi họp mặt như thế này trước đây, trời đều mưa ngày đầu và ngày cuối của chương trình. Mưa một lúc rồi tạnh và trời mát mẻ hơn nhưng đường xá thì vẫn chưa ráo nước. Tôi có mang áo dài nhưng ngại mặc vì sợ đi lết phết thì dơ hết. Các chị kia không ngừng đốc thúc nên rốt cuộc tôi phải quay về phòng lấy áo ra thay. Chị Ha là makup artist đã vẽ chân mày và kẻ mắt cho tôi để tôi không làm con quạ đen trong bầy phượng hoàng.

Rồi mọi người lũ lượt đi về phía phòng thiền. Lần này chúng tôi ngồi ở phòng toàn là người Việt. Ai cũng mặc áo thật đẹp. Một lúc sau thì trên màn hình lớn của phòng, người ta trực tiếp truyền hình buổi văn nghệ cây nhà lá vườn từ Diamond Hall, phòng thiền chính nơi có thiết lập một sân khấu nho nhỏ. Có đến mấy chục tiết mục ca hát và múa. Có hai màn đơn ca của hai người da đen mà họ tự biên tự diễn. Tôi cho họ điểm cao ApproveApprove. Mấy tiết mục ca múa cùng hoạt cảnh sống động và vui nhộn làm thiên hạ vỗ tay rần rần. Tiết mục biểu diễn quay nhiều cái dù bằng cả hai tay và hai chân của một cô nương đáng ghi nhớ. Xem ra chân cô còn khéo hơn tay của tôi nữa. Nghe nói màn kịch của nhóm Los Angeles lọt sổ vì ...diễu dở quá. Màn hồ quảng của người Hoa cũng không có gì đặc sắc. Tôi ngồi xem từ đầu chí cuối. Có người chê dở đã bỏ đi về từ sớm.

Về đến phòng, các cô người Hoa thấy tôi mặc áo dài, họ reo lên thích thú. Đây không phải là lần đầu tiên họ thấy áo dài nhưng họ vẫn còn nhiều thắc mắc về nó. Tôi phải xoay tròn mấy vòng cho họ xem cho mãn nhãn. Họ xin lỗi để được kéo tà áo dài lên và ngạc nhiên khám phá ra áo dài được mặc chung với quần. Họ luôn miệng "hủ lèng". Áo dài này đã được may theo kiểu mới, sát nách và áo với quần một màu, có hoa. Tuy nhiên vì cái quần đi chung dài quá sức nên tôi đã đổi bằng cái quần trắng để khỏi phải mang theo đôi giày cao gót mà valy tôi không có chỗ để. Người con dâu của chị tôi về Việt Nam đã mua cái áo dài may sẵn này cho bà mẹ "chồm" và bây giờ thì tôi làm chủ nó. Áo may sẵn nhưng thật vừa vặn, màu thật đẹp và mọi người (phòng tôi và phòng chị K thôi) đều trầm trồ.


Rose


mèo mù
#38 Posted : Friday, December 8, 2006 6:00:08 AM(UTC)
mèo mù

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 489
Points: 0

quote:
Gởi bởi Phượng Các

....Nhất là nếu đi ngang qua mà custom bảo đi luôn khỏi xét là còn tiếc hùi hụi nữa. Mà hình như có passport lâu năm thì nói ít xét hơn thì phải.



Đừng tiếc chị PC ui....hành lý của chị đã được mấy chú cẩu kiểm tra hết rồi. Ngay cả từ Hawaii vào trong nội địa cũng kiểm soát dữ lắm... trước 9/11 một nhóm người lớn nhỏ khoảng 40 người ngồi đợi tại phi trường Hawaii để về lại Cali, trong đó có gia đình M. thấy có mấy con chó lang thang trong phi trường, nghĩ là của người khác đưa vô ( trước 9/11 ai cũng được vô tới tận cổng phi cơ mà) có một con tới ngồi ngay trước mặt chị bạn, đuổi cách chi cũng không đi... được một lúc thì hải quan tới hỏi thăm, xét giỏ ngay tại chỗ, lấy ra được mấy miếng thơm họ bắt ăn trước mặt, đành liệng thùng rác. Tongue
M.
Phượng Các
#39 Posted : Friday, December 8, 2006 6:08:58 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chị Mèo kể chuyện cười muốn bể bụng! Chó gì mà khôn quá trời hé!

Vi_Hoang
#40 Posted : Friday, December 8, 2006 11:52:51 AM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Chó được huấn luyện của hải quan mà.
Trong khu khám xét đố, có mấy cái thùng rác rất là sạch sẽ. Nhiều người đem theo mấy đồ quốc cấm như khô bò, bánh trung thu.... bị bắt liệng vào thùng rác đó. Saugio72 làm việc, mấy anh hải quan an nam cứ thế mà đem về ăn thỏai mái...
Users browsing this topic
Guest (2)
62 Pages<1234>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.