Người Nam đọc và viết là xà bần chớ không phải sà bần. (PC)
Nguyễn Dư:
Miền Bắc có hẩu lốn thì miền Nam có Sà bần. Cũng như hẩu lốn, sà bần được nấu bằng nhiều thứ rau, thịt, cá còn thừa của bữa trước. Sà bần tương đương với hẩu lốn. Chỉ khác tên gọi và khẩu vị địa phương thôi.
Tại sao lại gọi là Sà bần ? Sà bần nghĩa là gì và từ đâu ra?
Danh từ sà bần chưa có trong các từ điển. Sà bần có 2 nghĩa :
- Các thứ sỏi đá, gạch ngói vụn, dùng để gia cố nền nhà, móng nhà.
- Món ăn nấu lẫn lộn nhiều thứ.
Cái nền nhà, móng nhà được gia cố bằng lớp sỏi đá, gạch ngói vụn, trộn với vữa tiếng Pháp là soubassement. Người miền Nam đã Việt hoá 2 âm đầu của soubassement thành sà bần. Sỏi đá, gạch ngói vụn để làm nền nhà được thợ hồ miền Nam gọi là sà bần.
Khi làm nhà, phải đổ một lớp sà bần cho chắc móng.
Món ăn nấu lẫn lộn nhiều thứ (thịt, cá, cà chua, khoai tây, tỏi tây v.v.) trông lổn nhổn như đống vật liệu xây cất kia nên được dân nhậu đặt tên là sà bần. Nghĩa rộng của sà bần là lộn xộn, rối rắm. Loạn sà bần ! Bấn sà bần !
Cũng như hẩu lốn, sà bần thường được múc sẵn ra bát.
http://chimviet.free.fr/33/nddg097.htm