Rank: Advanced Member
Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 1,407 Points: 48 Location: California, Santa An a Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
|
Thật ra thì mình ở những nơi gồm nhiều sắc dân, khi nói chuyện cũng có nhiều hiểu lầm tức cười lắm. Lúc trước Vh có người bạn tên Bích (em gái của VH cũng tên Bích), đến nhà chơi Vh chỉ kêu con "thưa bác" thôi; con VH đâu có biết bác tên gì. Nghe mẹ và bác nói chuyện một lúc, nó kêu VH ra riêng và hỏi: -Con thấy bác cũng nice lắm, sao mẹ cứ gọi bác là "bitch" hoài vậy? Biết sao đây, phải nói cho bạn nghe là con thắc mắc như vậy đó, và bà bạn phải đổi tên Mỹ luôn. Em trai của VH tên Dũng, cũng phải thêm chử Y phiá sau, dặt lại là Dungy (không biết có phải không? VH cũng bất mãn mấy đưá em đổi tên Mỹ khi vào quốc tịch lắm, nhưng biết nói sao, không lẽ mình bảo lãnh nó qua, rồi không cho nó đổi tên sao! Đi chùa, mấy tên ngoại quốc cũng cứ kéo ra hỏi: -Sao tuị bay trọng tôn giáo của tuị bay lắm, mà khi tụng kinh cứ luôn miệng "f...f..." hoài vậy? Thiệt là mình muốn giử, phát âm cho đúng, nhưng vẫn bị hiểu lầm. Đó là tiếng Mỹ, còn những tiếng khác, ngay cả người Á đông với nhau cũng vậy. Khi VH đi làm hãng, trong sở có nhiều sắc dân. Giờ ăn trưa, 1 cô bạn VH cứ mở hoài cái hôp đồ nguội không được. VH hỏi: -Bà làm gì mà "cà ạch, cà đuội" mở hoài không xong vậy? tức thì có 1 cô người Thái cười rú lên. VH vội hỏi: -Làm gì mà cười? Cô ta nói: -Tau không biết tuị bay nói gì, nhưng tau nghe tuị bay "cà ạch, cà đuội" là tau cười. -Tại sao? Cô ta ghé vào tai VH nói nhỏ và từ đó về sau VH không dám dùng chử đó nữa. Có nhiều chử, nếu mình biết được là nghĩa xấu của một ngôn ngữ khác, nếu tránh được thì tốt hơn. Ý của VH thôi, còn tuỳ mỗi người mỗi ý.
|