mừng sis LTT trở về bình an nha! sis thật tếu lâm, đáng tiếc lần trước chỉ được chiêm ngưỡng dung nhan thôi mà chưa có cơ hội nghe sis...thọt lét như sis VTTT đã từng nói!
Rừng Nauy-Murakami Haruki
Rừng Nauy, quyển sách dày 523 trang, lúc mới cầm về tưởng phải đọc...cả tháng mới xong. Vậy mà chỉ trong một weekend thôi, đã đọc tất tần tật, kể cả những lời bình in bìa trước bìa sau, và còn search trên nét...coi tiếp nữa! Đã lâu mới đọc được một cuốn sách lãng mạn đến như vậy!
"I once had a girl,
Or should I say
She once had me.
She showed me her room,
Isn’t it good?
Norwegian wood.
She asked my to stay and told me sit anywhere,
So I looked around and I noticed there wasn’t a chair.
I sat on a rug
Biding my time,
Drinking her wine.
We talked until two,
And then she said,
‘It’s time for bed’.
She told me she worked in the morning and started to laugh,
I told her I didn’t, and crawled off to sleep in the bath.
And when I awoke
I was alone,
This bird has flown,
So I lit a fire,
Isn’t it good?
Norwegian wood. "
( Beatles)
Một bài ballad đẹp và buồn đã làm nên nguồn cảm hứng cho Murakami Haruki? Một cô gái xinh đẹp, quyến rũ, bí ẩn, đưa chàng trai vào giấc mộng uyên ương đầy say đắm. Nhưng giấc mộng đó kéo dài không lâu. Chàng trai thức giấc thì cô gái đã biến mất rồi! Âm thầm rời khỏi anh, và biến mất khỏi cuộc đời đầy phức tạp và dối trá. Bởi vì, một tâm hồn trong trắng, thánh thiện, yếu đuối đã quen trong vòng tay bảo bọc của gia đình, của bạn bè, của người tình, thì một bước bước ra cuộc đời hỗn độn chẳng khác nào một cuộc tự sát!!!
Đọc Rừng Nauy thấy man mác một không gian buồn bã khắc khoải kiểu thường thấy trong những cuốn tiểu thuyết hiện sinh của Pháp, khi con người ta phải dằn vặt với sự bế tắc khi đi tìm bản ngã của mình và đôi khi thất vọng sâu sắc khi không thể hoà nhập cái bản ngã đó vào hiện thực đời sống. Cái tôi cô đơn và cái tôi thất vọng khi không thể liên kết được với những cá nhân khác trong cộng đồng. Lại thấy một chút hoang dại, buông thả, thoang thoáng giống phong trào hippy của giới trẻ Mỹ trong thập niên 60- 70. Luôn tù túng ngột ngạt trong thế giới đầy người và vật chất thừa mứa nên muốn quay về thiên nhiên để tìm bản ngã của mình. Chỉ có cuộc sống đơn giản, hoà mình với thiên nhiên, sự bình yên trong tâm hồn mới trở lại. Cả chuyện tình dục nữa, cũng giản dị như yêu và sống. Một lần nữa, tình dục không thể tách rời tình yêu. Tình yêu, đơn giản là yêu, thánh thiện, hồn nhiên như thuở hồng hoang. Và, tất nhiên một tác phẩm của người Nhật không thể thiếu cách giải quyết vấn đề theo kiểu Nhật: tự sát là lựa chọn duy nhất khi niềm tin đổ vỡ. Đa số các nhân vật đều chọn cho mình một kết thúc rất Nhật Bản như thế. Giải quyết mâu thuẫn, không gì hơn là triệt tiêu đi mặt đối lập. Nhưng một cá nhân làm sao triệt tiêu cả một xã hội, một cộng đồng? Cho nên, tự mình bỏ cuộc, để bảo vệ cái tôi, cái bản ngã của mình theo cái cách nó đáng được như vậy!!!
Rừng Nauy có những mẫu đối thoại rất giản dị song khá dí dỏm, dễ thương. Mỗi lời nói nghe ra đều rất tự nhiên, chân thành, mộc mạc.Như trong suy nghĩ chưa từng gợn chút dối gian...Yêu nhau, sống, chết hồn nhiên, như những trẻ thơ không bao giờ bị thế giới người lớn làm vẩn đục. Cho nên, chẳng lạ gì khi người ta đọc xong, cứ man mác một niềm tiếc nuối. Tiếc gì? Không rõ. Chỉ biết là tiếc lắm. Và, một chút mất mát. Cho những kỷ niệm, một thời đã qua, và qua mãi mãi...