Rank: Advanced Member
Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 1,407 Points: 48 Location: California, Santa An a Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
|
Pháp luật và mệnh lệnh của nhà nước, được tùy tiện xử dụng. Người ta xét sử tùy hứng, tình cảm cá nhân. Pháp lý không có chổ đứng 73 đâ. Nạn nhân là những kẻ thấp cổ bé họng, không kêu ca với ai được. Làm gì có sự công bình, khi mà đất nước được điều khiển bằng quyện lực. Thế là quán Cà phê Năm Râu của anh dẹp tiệm, số vốn bạn bè giúp đỡ kể như đi đời, Ngày đầu, anh chở con đi xem thình hình có thể buôn bán được gì không. Anh đi từ xa cảng Miền Tây, vòng quanh các chợ búa Sài gòn, Gia Định. Làm gì cũng cần vồn liếng, má anh thì đào đâu ra tiền. Chán nản, anh về nhà nằm nghỉ cách nào để sống cho qua ngày. Chiều, anh ra ngòai chợ Thanh Đa mua kí gạo, để nấu cơm cho cha con anh ăn. Anh thấy một người đi xe đạp, chở tới một bao cát gạo bỏ mối. Anh mon men tới hỏi thăm. Người nầy nhìn anh một hồi, rồi nói nhỏ: -Có phải thầy tên Bình không?" Anh giật thót người: -Đúng, tôi là Bình. Tôi làm cu-li chứ có thầy bà chi anh. Làm sao anh biết tôi? -Hồi trước cùng đơn vị với thầy. Binh nhứt Cẩm. Anh nhìn anh Cẩm một hồi lâu mới nhớ ra. Cẩm lúc đó mang đại liên cho đại đội của anh. Cẩm mời anh sang quán rượu bên cạnh, hai người làm vài xị rượu đế. Anh kể hoàn cảnh của mình hiện tại cho Cẩm nghe. Cẩm cũng nghèo rớt mùng tơi, nhưng còn xoay xở được. Anh thì hoàn toàn bế tắc. Cẩm thấy thương hại cho cha con anh, nên cho anh mượn ít tiền chỉ cách đi Long An buôn gạo. Cách buôn nầy cũng năm ăn năm thua. Xui xẻo bị Quản Lý Thị Trường, hay Thuế vụ bắt thì coi như đứt vốn. Còn may mắn trơn tru thì lãi gấp rưởi. Anh mừng hết lớn, không ngờ mình cũng còn quý nhân giúp đở. Anh lại gửi con cho hàng xóm, bốn giờ sáng thức dậy đạp xe đi Long An với Cẩm. Mỗi ngày anh mua hai giạ gạo, về bỏ mối cho các hàng bán gạo tại các chợ nhỏ. Anh đạp xe luồng lách để tránh các trạm kiểm sóat dọc đường. Về tới Sài Gòn, anh tìm các đường hẻm để đi. Vài tháng như vậy trót lọt. Anh và các con được ăn uống tử tế, mỗi ngày có quà biếu xén mấy bà hàng xóm giữ con, tối làm một xị đế để cho giản gân cốt.. Thấy làm ăn cũng được, anh và Cẩm dành dụm mua dược mỗi người một chiếc xe Gobel chạy dầu. Xe nầy tiéng nổ nghe nhức tai, khói ra còn hơn tàu lửa. Có một điều là khỏi phải còm lưng đạp, lại chở gạo tương đối nhiều. Ngày đầu tiên ra quân, chạy về tới xa cảng Miền Tây. Hai người chia hai ngã, anh vừa quạo vào một ngõ hẻm, nhìn lại phía sau thì thấy một đoàn quân Quản Lý Thị Trường chạy honda theo. Một người chạy lên đầu xe anh chận lại. Thế là, anh bị đưa về văn phòng lập biên bản tịch thu số gạo. Khi anh bước vào phòng, anh lỡ đụng tay vào bình nước trà để trên bàn, bị đổ. Nước chảy ra ướt giấy tờ, cán bộ lập biên bản thấy gai mắt rồi. Nên họ giải quyết tịch thu gạo, rồi tống cổ anh ra ngòai cho mau. Khi hỏi đến tên họ, anh khai tên Đỗ Bình. Người cán bộ mặt đỏ lên, tưởng anh chọc tức mình, chỉ vào mặt anh: -Đây là cơ quan, không phải chổ chơi để cho anh đùa giởn. -Thưa ông, tôi đúng tên là Đỗ Bình. Đây giấy tờ của tôi. Ông coi giấy tờ nói: -Trong giấy là Đỗ Binh, tại sao anh nói là Đỗ Bình -Quả thật tôi là Đỗ Bình, người làm giấy tờ ra trại quên thêm dấu huyền. -Tôi không cần biết điều đó. Tôi cảm thấy từ khi bước vào đây, anh có thái độ bất mãn với chúng tôi. Anh mới đi học tập trở về, mà không chấp hành luật nhà nước, chưa thông suốt đường lối cách mạng. Quen thói mánh mung, buôn bán chụp giự. Tôi đề nghị với công an nơi anh cư ngụ, gởi anh trở lại trại cải tạo. Đến đây thì anh bực mình, nói giọng cà xốc: -Tôi đâu muốn về, nhà nước bắt tôi về để nuôi con. Bây giờ ông cho tôi đi đâu cũng được, con tôi giao lại cho phướng nuôi lại. -À, anh thách thức tôi. Để rồi anh coi. Nửa giờ sau, xe công an Quận 11 chở anh về giam. Nằm trong phòng giam đến hai ngày, không ai hỏi han gì cả. Anh nòng ruột, chắc hai con anh ở nhà mấy ngày nay đói khát. Không biết mấy bà hàng xóm cho chúng nó ăn uống giuòm không. Đang suy nghĩ vơ vẫn, thì công an gọi lên phòng làm việc. Họ đưa cho anh vài tờ giấy bắt làm tờ kiểm điểm. Anh ngồi hý hóai viết, kể chuyện học tập được phường bảo lãnh về. Không tìm được việc làm, nên đi buôn gạo để kiếm tiền nuôi con. Tuyệt nhiên anh không viết về ăn năn hối hận gì cả. Anh nghĩ thế nào cũng bị hạnh họ lung tung, bị giảng giãi hăm dọa trước khi cho về. Không ngờ, ngồi một hồi, anh công an dẫn anh ra chỗ dựng chiếc xe Gobel, trên yên còn nguyên hai bịch gạo. Anh công an vừa đi vừa nói: -Anh buôn lậu mà đi xe tiếng nổ lớn gây ồn ào, khói tỏa mù mịt. Gây chú ý. Nên chúng nó bắt anh đúng thôi, Lần sau làm ơn đi xe đạp dùm cho. Anh "dạ". Rồi nhận giấy tờ thả. Leo lên xe chạy về nhà. Con cái được hàng xóm đem ra phường giao, tự nhiên phường có bổn phận tìm ra anh ở đâu. Anh nghĩ trong bụng chắc công an phường, hay quận can thiệp cho anh về. Anh ra nhận con, chủ tịch phường gọi vào hỏi: "Gạo anh nhận lại đủ không?" , tồi ông vừa nói đùa, vừa nói thật: "Chúng tôi nhờ công an quận can thiệp, thả ngay anh ra. Con anh đói gần chết". Ôm con vào lòng, bây giờ anh mới thấm thía và đau xót. Vì sự sống còn của gia đình, anh đem các con ra để làm trò tung hứng, mặc cả. Thế là những ngày sau, khi chở gạo về thành phố anh không phải vọt vô đường hẽm. Cứ đường chính chạy bon bon, mà chẳng cần tránh né. Thuế vụ, Quản Lý Thị Trường, Công an sau nầy đều nhẵn mặt anh. Anh nói với mấy bà hàng xóm, nếu không thấy anh về là cứ mang con ra phường giao. Tự động phường sẽ tìm anh ra ngay, không cần chi phải lo. Thời buổi đó, mọi gia đình đều ăn bo bo, gạo quý lắm. Nên chở được từ miền Tây về trót lọt, thì lãi tương đối khá. Sau nầy anh thấy gạo chỡ nhiều mà tiền lãi không bao nhiêu, nghe lời mấy bà bán thịt, anh đi Long An mua thịt heo về bán. Anh bắt đầu gia nhập vào chuyện buôn lậu thịt, anh cũng dạo một vòng các chợ để biết mối lái, giá cả. Trước khi bắt tay vào việc nầy. Anh lắng nghe các chuyện cười ra nước mắt, bằng đủ các trò để đưa thịt vào thành phố. Có bà quấn thịt dưới hai ống chân, mặt quần đen ống rộng phủ bên ngòai. Có bà dộn thịt ở bụng giả làm người mang bầu. Xe cứu thương hụ còi inh ỏi, không có người bị cấp cứu, chỉ toàn chở thịt lậu v..v...Thành phố Sài Gòn lúc ấy thiếu thốn đủ mọi thứ, tất cả mọi người chỉ còn lo lắng cho cái ăn. Dân chúng mỗi tháng chỉ được mua 100gram thiẹt cho một người theo giá chính thức. Muốn ăn thêm phải mua theo giá chợ đen. Lương bổng của công nhân viên chức, mỗi tháng chỉ đủ tiền mua được một con gà, họ phải chật vật chạy mánh mung ngược xuôi để nuôi gia đính. Người dân trong nước đều ở trong tình trạng phạm tội, từ cán bộ cấp nhỏ cho tới dân chúng mang một tâm trạng sợ sệt. ANh rời khỏi nhà lúc 2 giờ sáng. Đến lò sẻ thịt tại thị xã Tân An, lấy xong rồi quay về ngay> Sợ nắng lên, sẽ làm cho thịt bị hôi. Cứ thế, ngày nầy qua ngày khác anh vẫn đều đặn công việc làm ăn của mình. Ban ngày ở nhà chơi với con, hoặc chở con đi thăm bà con bạn bè. Một hôm, anh mang các con và9 chợ Bà Chiểu lấy tiền thịt bỏ mối, và luôn tiện cho chúng ăn uống. Cha con vừa ngồi xuống hàng bán cháo, thì thấy vợ anh đang đi lại. Chị ăn mặc rất sang trọng. Các con anh trông thấy mẹ gọi rối rít, chị quay lại chạy tới ôm chúng vào lòng, quen đi mình bây giờ, quên đi sự dòm ngó của người khác chung quanh. Nước mắt chị chảy ra, nghẹn ngào không nói gì được. ANh thì cuối đầu lặng lẽ. Đây là cái lúc đối diện thật oan nghiệt cho anh, cho chị. Tự nhiên anh thấy lòng mình chùng xuống. Những điều hận chị trước đây bỗng dưng bay đâu mất, anh cảm thấy thương chị. Đúng ra vì oán hờn chị, anh không cho chị lại gần các con. Nhưng không biết vì sao anh không thể làm điều đó được, các con anh cũng cần có tình thương của mẹ. Đôi mắt của chúng mở lớn sung sướng, vì được mẹ tới ôm hôn. Anh không thể ích kỷ, bắt các con thèm khát những vái mà anh không thể nào tìm ra được cho chúng. Anh vừa thấy xót xa, vừa thấy bằng lòng với sự yên lặng của mình. Chân bước đã quá xa, không thể nào quay lại được. Lầm lỡ nào cũng gây cho mình một cảm giác đau đớn. Trong lúc thừa mứa vật chất, bây giờ chị lại thèm khát một mái gia đình. Chị đã đánh vỡ mất những báu vật linh thiêng của cuộc sống. Chồng con chị ngồi đó, mà chị không dám nhìn. Lâu ngày gặp lại, đúng ra phải mừng, nhưng chị lại khóc. Đời sống họ tả tơi, tan tác, chị không giúp đỡ được. Mà chị có giúp thì họ cũng không thể ngữa tay ra nhận. Cái nghèo của họ thật đáng quý,đáng trân trọng. Anh chở con về nhà, dỗ cho chúng ngủ. Anh đến ngồi bên cửa sổ, hình ảnh chị ôm các con lại hiện ra lung linh. Trông chị bây giờ đẹp thật, da thịt mát rượi, đời sống sung túc đã thay đổi hẳn con người. Còn cha con anh, trông thật thê thảm, quần áo xốc xếch, ốm đói. Căn nhà trống vắng quá, đang thiếu một cái gì để khỏa lấp. Thiếu một bàn tay chăm sóc, thiếu một tiếng nói dịu dàng, để sưởi ấm lại gia đình. Gần cả năm nay vì phải lo chạy từng miếng ăn, phải lo cho đời sống các con, chăm sóc chúng, anh không còn nghĩ gì khác hơn. Bây giờ mọi thừ tạm ổn, mọi sinh họat vẫn đều đặn. Phải có một người đàn bà trong gia đình. Vâng, anh thầm nhủ như vậy.
|