Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Căn nhà, không có bóng đàn bà
Vi_Hoang
#1 Posted : Monday, November 22, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
VH mới nhận được cuốn sách "Bơi trên dòng nước ngược" của tác giả Phan Xuân Sinh mới xuất bản gởi tặng'; nên bây giờ ngồi gỏ lại 1 chuyện mà VH thấy thích để chia xẻ cùng các ACE.

Căn nhà, không có bóng đàn bà

Anh sống với vợ chừng hơn 4 năm, được hai mặt con thì Miến Nam bị mất. Anh học tập theo diện sĩ quan cải tạo. Vợ phải ra sức nuôi con, không còn trông vào những đồng lương của anh như lúc trước. Chị vha5y ngược chạy xuôi, buôn tảo bán tần để nuôi con còn thơ dại. Hai đứa con lúc đó còn quá nhỏ, nhưng vì không thể gởi cho ai được, mà bồng bế theo thì rất trở ngại. Thuê người giữ thì không có tiền trả, vì vậy chị cứ để hai đứa nhỏ ở nhà một mình, nhờ mấy bà con hàng xóm thỉnh thoảng qua lại coi chừng giùm. Hàng xóm cũng thương hoàn cảnh mẹ cút con côi của chị. Họ chăm sóc hai đứa bé mà không lấy một chút thù lao nào. Thỉnh thảong hôm nào khấm khá, chị mua biếu mấy bà già đó một ít quà tượng trưng lấy thảo, để đền bù cho công lao chăm sóc hai đứa bé khi chị vắng nhà.
Một hôm, mấy bà già hàng xóm bồng bế hai đứa nhỏ ra ngòai Ủy ban Nhân dân Phường, báo cáo là mẹ hai đứa nhỏ nầy đi đâu ba ngày nay chưa về. Chắc bị bắt vì buôn bán trái phép, nên xin Ủy ban tìm giùm. Ban Tương Bnh Xã Hội của Phường nhận lãnh hai đứa nhỏ để nuôi đỡ vài hôm, vì nghĩ rằng thế nào mẹ chùng nó vài ngày sau cũng sẽ trở về. Lúc đó họ sẽ bắt chị làm giấy cam đoan, không bỏ bê con cái bừa bãi v.v...để ép chị vào khuôn khổ của xã hội, đúng với đường lối của nhà nước cách mạng. Bà Trưởng Ban Xã hội nghiến răng, hăm he thế nào cũng cho chị một bài học nên thân. Nà phại bắt chị ra phường học tập, giảng giải cho chị hiểu thông suốt đường lối của nhà nước, trách nhiệm đối với gia đình con cái. Bà đã chuẩn bị một hơi dái những điều phải nhồi nhét vào đầu chị.
Gần một tháng chị vẫn biệt vô âm tín. Lúc đó không những Ban Xã hội Phường, mà Bí thư, Chủ tịch, nhân viên của Phường bấn lên. Đã gọi điện thọai cho Công An Thành Phố, các Công An của các quận, Huyện nội ngọai thành, xem thử chị có bị giữ nơi đâu để họ can thiệp cho chị trở về để nuôi con. Tất cả đầu không tìm ra manh mối của chị. Hai đứa nhỏ từ khi ra phường ở, được cho ăn uống đủ thứ nên chúng hay đau bụng, ĩa vải lung tung. Gây nhiều phiền hà cho mọi người, Văn phòng của Ủy ban Phường biến thành một nhà giữ trẻ. Tất cả mọi người chỉ chăm chú vào hai đứa nhỏ. Nhân viên đều trở thành những người bảo mẫu bất đắc dĩ.
Không tìm ra được chị. Không biết chị đang ở đâu hay chết mất xác rồi. Bây giờ họ quay qua tìm kiếm anh tại các trại cải tạo. Họ nghĩ, anh dễ tìm hơn, anh đang bị nhà nước quản lý, vì hoàn cảnh cấp bách có thể xin anh về nuôi con. Lần đầu họ nghĩ chỉ cần đưa tên anh lên Ban Quân Sự Quận, rồi chuyển lên Thành phố, Thành phố chuyển lên Quân khư. thếna2o cũng tìn ra được anh nhanh chóng, tồi thả ra cho về. Chuyện cũng đơn giản, không có gì nhiêu khê. Yên tâm ngồi chờ, ngày nầy qua ngày nọ vẫn vô hiệu quả. Không biết lá đơn đi chổ nào. Bà Trưởng ban Thuong Binh Xã hội, bực mình làm một tờ đơn thống thiết, Chủ tịch Phường ký tên, Bí thư chứng nhận. Chính đích thân bà thân chinh mang đơn đi, xin thả anh ra, để về nuôi con. Phường không còn kham nổi cái màn giữ trẻ nầy nữa, lỡ chúng nó đau ốm hay chết bất tử, thì ai chịu trách nhiệm lớn lao nầy; lại mang tiếng với dân chúng là Phường không chăm sóc chu đáo, để làm chết con của diện sỉ quan học tập cải tạo.
Trạm khởi đầu của bà tới là Quận. Bà ngồi chờ để dược Chủ Tịch Quận chứng nhận trong đơn. Chủ tịch bận tiếp khách. bà chờ dài cả cổ. Khi có chử ký thì xế trưa, bà phải đạp xe về nhà ăn cơm, nghỉ trưa rồi chiều tính tiếp. Chiều bà đạp xe ra Thành Phố. Ủy Ban đang hội họp không tiếp khách. Bà lại đạp xe trở về. Và cứ thế xin được mấy chử ký theo hệ thống từ dưới lên trên mất vài ngày. Bà đến Bộ Tư Lệnh Quân khu 7 ( lúc nầy đóng tại Bộ Tổng Tham Mưu cũ). Bà đưa đơn cho người lính gác cửa, và yêu cầu xin được gặp Thiếu Tướng Tư lệnh Quân Khu. Người lính đọc đơn xong nhình bà nói: Chuyện cỏn con ai giải quyết cũng được, cần gì tới Tư lệnh".
Bà trố mắt: "Trời ơi; chuyện nầy mà cỏn con sao? Thế thì theo chú chuyện gì mới là đại sự/" Người lính thấy lời nói chơi của mình bị bà nầy làm khóm nên giơ tay chỉ cho bà phòng tiếp khách để bà đi cho khuất.
Bà khóa xe cẩn thận bước vào bên trong, đến chổ nhận đơn trình bày lý do. Người nhậ đơn bảo bà ngồi chờ. Một lúc sau có người ra mời bà vào văn phòng. Ông Trưởng phòng tiếp tân, báo cáo cho bà biết đây không phải là nơi giải quyết chuyện cải tại viên. Ông chỉ bà đến phòng khác. Không biết ông chỉ dẫn thế nào, mà bà đạp xe lòng vòng cả buổi trong Bộ Tổng Tham Mưu cũ, vẫn không tìm được chổ giải quyết. Sau đó bà nhờ một anh bộ đội tìm giùm. Đơn của bà được chấp thuận, và họ hẹn tuấn sau bà tới đây lại sẽ cho biết kết quả.
Đúng ngày hẹn bà tới, họ đưa cho bà giấy giới thiệu đến Trảng Lớn Tây Ninh gặp Ban Quãn giáo trai5 để xin giải quyết. Ngày hôm sau bà lại đón xe đò đi Trảng Lớn. Bà trình bày mọi chuyện với người phụ trách, kèm theo lá đơn có đóng dấu của nhiếu cơ quan liên hệ. Cộn với những lời kính chuyển, mong giúp đỡ tận tình. Trưởng Ban Quản Giáo báo cho bà biết là nơi đây chỉ có quyền giam giữ, chứ không có quyền thả người. Bà phải trở lại Quân Khu 7 để xin giấy thả. Đến đây thì bà đã đuối sức, mới biết chuyện nầy không đơn giản, nhiêu khê quá chừng. Bà không còn kiên nhẫn, nịn nhục được nũa rồi. Bà nói thẳng với ông Trưởng Phòng:"Đồng chí ơi, tôi cũng là cán bộ, mà các ông hành tôi đi cả tháng nay như vậy. Huống chi dân chúng khổ biết chừng nào. "
Người cán bộ trả lời với bà:" Tôi chỉ làm theo mệnh lệnh, bà thông cảm cho tôi. T6oi cũng muốn thả hết họ về cho rồi, nhốt đây làm chi cho thêm cực. Bà phải gặp cho được Tư Lệnh hoặc Phó Tư Lệnh, đừng để cho tụi nó chỉ bậy bạ, chạy lòng vòng thêm mệt. Chỉ có hai ông nầy mới giải quyết được".
Kết quả thì bà kiên nhẫn cũng xin được anh ra khỏi trại cải tạo. Trảng Lớn, Quân Khu 7 đi đi lại lại nhiều lần, dĩ nhiên không kể thời gian phải chầu chực. Đôi lúc Bà cũng nãn lòng vì cung cách làm việc quan liêu, thế nhưng nếu bỏ cuộc thì mấy đứa nhỏ tính sao. Phường không có ngân khoản chi tiêu cho vụ nầy. Thôi thì ráng làm cho trót.
[Anh mặc bộ áo quần bằng bao cát, trên tay cầm bao nylong đựng vài vật dụng cá nhân. Tài sản của anh khi xuất trại vỏn vẹn có bấy nhiêu. Hành khách trên xe đò biết anh là dân cải tạo mới ra, nên nhiều người giúi vào tay anh một ít tiền, đồ ăn... anh tự nhiên xúc động. Ngồi trên xe đò, bà kể rõ mọi sự đã xảy ra của gia đình cho anh biết. Anh chỉ ngồi ôm mặt khóc, phần thương con, phần không biết bây giờ vợ ở đâu. Anh làm sao nuôi hai đứa con còn thơ dại, làm gì bây giờ để sống. Gần xuống xe đò, người tài xế nói vọng ra phía sau:"Lấy tiền bà cán bộ. Còn anh cải tạo vừa mới về, đừng lấy tiền ảnh". Mấy người trên xe cười ồ, cái cách phân biệt rất tự nhiên của người tài xế. Về đến Ủy ban Nhân dân Phường, anh nhìn thấy hai đứa con đang chơi ngòai sân thật vô tư. Anh lại ôm con khóc nức nở. Mấy người đi ngòai đường nhìn thấy, họ cũng mủi lòng.
Anh bồng bế con về nah2 cũ. Buóc vào buồng ngủ anh nhìn thấy vợ và người đàn ông lạ đang nằm ngủ mê man. Cơn ghen tức nổi lên, anh không còn biết mình là dân cải tạo mới ra. Anh bỏ con xuống sàn nhà, nhào lại túm đầu chị d8a1nh đá túi bụi. Người đàn ông thức giấc, ngồi dậy xô anh ngã ra sau. Hàng xóm chạy lại bênh anh, cũng nhào vô đánh chị và người tình của chị, miệng họ la lớn: Đánh chết gian phu, dâm phụ. Đánh chết thứ bỏ bê con cái theo trai:. Sau một hồi ấu đả, mặt mày chị và nguòi tình nhân sưng húp. Công an khu vực chạy lại can thiệp, dẫn tất cả ra phường.
Công an Phường e9a4 biết chị bỏ con đi mấy tháng nay, nên họ cũng bực mình. Người công an khu vực hòi chị:
-Chị về lúc nào? Mấy tháng nay chị đi đâu?
Chị trả lời:
-Mới về khuya nay. Đi ra Hải Phòng buôn bán.
-Chị có biết, chị bỏ bê con cái đói khát không?
-Biết, mà ở nhà với con lấy gì ăn, cũng chết vậy.
-Nhưng chị có trách nhiệm với con cái chứ? Nếu không có chúng tôi, con chị chết lâu rồi.
Chị cúi mặt, trả lời:
-Cám ơn các anh.
Người công an hỏi chị về anh kia. Chị trả lời mà không chút sượng sùng"
-Anh đó là bồ của tôi. Ảnh là cán bộ, giúp tôi làm ăn.
=Còn chồng chị đây thì sao?
-Ổng về rồi thì nuôi con, cả năm nay tôi khổ quá. Tôi giao lại nhà cửa, con cái cho ông lo. Tôi ra đi không lấy thừ gì hết.
-Thế chị không thương con sao?
-Dĩ nhiên là có. Nhưng người tình không thể bỏ được.
Thế là bắt đầu từ đó, chị chia tay với anh. Không chút bận bịu vương vấn gì cả.
Cái cảnh gà trồng nuôi con của anh thật tội nghiệp. Anh cũng tái diễ màn nhờ vả hàng xóm như chị trước đây. Mấy bà già nói đùa:
-Chớ dại bỏ con đi biệt tích như vợ mầy. Nó thì được, còn mầy lạng quạng là vô cải tạo lại ngay.
Anh cười, nói đùa lại:
-Đây cũng hơn gì cải tạo đâu.
Bạn bè giúp đỡ, anh có một số vốn nho nhỏ mở quán cà phê. Che cái lều gần nhà, công an cũng thông cảm làm ngơ. Vì có thể vừa trông con, vừa buôn bán. Không phải nhờ vả mãi hàng xóm được. Anh đặt tên quán là "cà phê Năm Râu". Từ khi cải tạo về, buồn tình anh để râu ria mọc um tùm trên mặt, chẳng thèm cạo. Những người chung quanh gọi anh bằng cái tên theo thứ tự gia đình, cọng thêm ít râu trên mặt. Người miền Nam hay gọi tên theo vóc dáng, Tư mập, Hai Lùn v.v.... nên gọi anh cũng vậy.
Quán bán lai rai cũng đủ sống qua ngày. Một hôm, ông Trưởng phòng Thông tin Văn Hóa Quận đi ngang qua, nhìn thấy tên quán. Ông lập tức về viết giấy mời, bắt anh phải có mặt, lý do cho biết sau. Anh vội vàng gửi con, nhờ bà hàng xóm trông coi giuwm quán cà phê. Anh đạp xe lên văn phòng Thông Tin Văn Hóa, cầm tờ giấy mời vào đưa cho cô thư ký tiếp khách. Một giờ sau đó, cô ra mời anh vào phòng ông Trưởng phòng.
Ông hỏi anh:
-Anh là chủ quán Cà Phê Năm Râu phải không?
-Dạ thưa, phải.
Anh có giấy phép mở quán không?
Anh ú ớ:
-Dạ thưa không có, tôi chỉ xin phép Phường. Hơn nữa quán lẹp xẹp, người ta bảo không cần tời Quận.
-Ngày mai anh về đóng cửa ngay. Lý do là tên cửa hiệu, không phù hợp văn hóa. Cái tên Năm Râu, nghe rất xấc xược và thiếu văn hóa hết sức. Thế mà anh trương nó lêncho mọi người trong thấy. Tướng râu ria của anh, đả thiếu văn hóa rồi. Anh lại bắt mọi người chú ý đến cái chuyện bê bối của anh hay sao?
-Dạ thưa Bác Hồ cũng có râu.
-A, anh dám cả gan so sánh với Bác à. Anh thật to gan. Râu của Bác đẹp, phong nhã như thần tiên. Nhìn kìa, râu của anh như một đống rác, gắn trên mặt. Đúng, anh là thứ thiếu văn hóa, phải cho anh một bài học mới được.
Ông trưởng phòng chậm rãi rút điếu thuốc, châm lửa rít một hơi dài. Lấy giọng, rồi cho anh một bài học về văn hóa tràng giang. Sồn phải đúng văn hóa để hòa đông với xã hội mới. Ông thao thao bất tuyệt, tự hào về cái xã hội văn hóa ông đang phục vụ. Rồi cuối cùng ông lên giọng:
-Anh về thực hiện điều tôi nói, tôi chỉ thị về Phường theo dõi anh.\-Dạ thưa đồng chí, tôi về hạ bảng ngay.
-Không những hạ bảng mà còn đóng cửa luôn. Thấy mặt anh để mọi người ngứa mắt sao? Mặt mày anh dơ dáy như vậy, thì làm sao anh đảm bảo giữ vệ sinh được.

Còn tiếp

Vi_Hoang
#2 Posted : Tuesday, November 23, 2004 6:51:53 PM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Pháp luật và mệnh lệnh của nhà nước, được tùy tiện xử dụng. Người ta xét sử tùy hứng, tình cảm cá nhân. Pháp lý không có chổ đứng 73 đâ. Nạn nhân là những kẻ thấp cổ bé họng, không kêu ca với ai được. Làm gì có sự công bình, khi mà đất nước được điều khiển bằng quyện lực.
Thế là quán Cà phê Năm Râu của anh dẹp tiệm, số vốn bạn bè giúp đỡ kể như đi đời, Ngày đầu, anh chở con đi xem thình hình có thể buôn bán được gì không. Anh đi từ xa cảng Miền Tây, vòng quanh các chợ búa Sài gòn, Gia Định. Làm gì cũng cần vồn liếng, má anh thì đào đâu ra tiền. Chán nản, anh về nhà nằm nghỉ cách nào để sống cho qua ngày.
Chiều, anh ra ngòai chợ Thanh Đa mua kí gạo, để nấu cơm cho cha con anh ăn. Anh thấy một người đi xe đạp, chở tới một bao cát gạo bỏ mối. Anh mon men tới hỏi thăm. Người nầy nhìn anh một hồi, rồi nói nhỏ:
-Có phải thầy tên Bình không?"
Anh giật thót người:
-Đúng, tôi là Bình. Tôi làm cu-li chứ có thầy bà chi anh. Làm sao anh biết tôi?
-Hồi trước cùng đơn vị với thầy. Binh nhứt Cẩm.
Anh nhìn anh Cẩm một hồi lâu mới nhớ ra. Cẩm lúc đó mang đại liên cho đại đội của anh. Cẩm mời anh sang quán rượu bên cạnh, hai người làm vài xị rượu đế. Anh kể hoàn cảnh của mình hiện tại cho Cẩm nghe. Cẩm cũng nghèo rớt mùng tơi, nhưng còn xoay xở được. Anh thì hoàn toàn bế tắc. Cẩm thấy thương hại cho cha con anh, nên cho anh mượn ít tiền chỉ cách đi Long An buôn gạo. Cách buôn nầy cũng năm ăn năm thua. Xui xẻo bị Quản Lý Thị Trường, hay Thuế vụ bắt thì coi như đứt vốn. Còn may mắn trơn tru thì lãi gấp rưởi. Anh mừng hết lớn, không ngờ mình cũng còn quý nhân giúp đở.
Anh lại gửi con cho hàng xóm, bốn giờ sáng thức dậy đạp xe đi Long An với Cẩm. Mỗi ngày anh mua hai giạ gạo, về bỏ mối cho các hàng bán gạo tại các chợ nhỏ. Anh đạp xe luồng lách để tránh các trạm kiểm sóat dọc đường. Về tới Sài Gòn, anh tìm các đường hẻm để đi. Vài tháng như vậy trót lọt. Anh và các con được ăn uống tử tế, mỗi ngày có quà biếu xén mấy bà hàng xóm giữ con, tối làm một xị đế để cho giản gân cốt..
Thấy làm ăn cũng được, anh và Cẩm dành dụm mua dược mỗi người một chiếc xe Gobel chạy dầu. Xe nầy tiéng nổ nghe nhức tai, khói ra còn hơn tàu lửa. Có một điều là khỏi phải còm lưng đạp, lại chở gạo tương đối nhiều. Ngày đầu tiên ra quân, chạy về tới xa cảng Miền Tây. Hai người chia hai ngã, anh vừa quạo vào một ngõ hẻm, nhìn lại phía sau thì thấy một đoàn quân Quản Lý Thị Trường chạy honda theo. Một người chạy lên đầu xe anh chận lại. Thế là, anh bị đưa về văn phòng lập biên bản tịch thu số gạo.
Khi anh bước vào phòng, anh lỡ đụng tay vào bình nước trà để trên bàn, bị đổ. Nước chảy ra ướt giấy tờ, cán bộ lập biên bản thấy gai mắt rồi. Nên họ giải quyết tịch thu gạo, rồi tống cổ anh ra ngòai cho mau. Khi hỏi đến tên họ, anh khai tên Đỗ Bình. Người cán bộ mặt đỏ lên, tưởng anh chọc tức mình, chỉ vào mặt anh:
-Đây là cơ quan, không phải chổ chơi để cho anh đùa giởn.
-Thưa ông, tôi đúng tên là Đỗ Bình. Đây giấy tờ của tôi.
Ông coi giấy tờ nói:
-Trong giấy là Đỗ Binh, tại sao anh nói là Đỗ Bình
-Quả thật tôi là Đỗ Bình, người làm giấy tờ ra trại quên thêm dấu huyền.
-Tôi không cần biết điều đó. Tôi cảm thấy từ khi bước vào đây, anh có thái độ bất mãn với chúng tôi. Anh mới đi học tập trở về, mà không chấp hành luật nhà nước, chưa thông suốt đường lối cách mạng. Quen thói mánh mung, buôn bán chụp giự. Tôi đề nghị với công an nơi anh cư ngụ, gởi anh trở lại trại cải tạo.
Đến đây thì anh bực mình, nói giọng cà xốc:
-Tôi đâu muốn về, nhà nước bắt tôi về để nuôi con. Bây giờ ông cho tôi đi đâu cũng được, con tôi giao lại cho phướng nuôi lại.
-À, anh thách thức tôi. Để rồi anh coi. Nửa giờ sau, xe công an Quận 11 chở anh về giam. Nằm trong phòng giam đến hai ngày, không ai hỏi han gì cả. Anh nòng ruột, chắc hai con anh ở nhà mấy ngày nay đói khát. Không biết mấy bà hàng xóm cho chúng nó ăn uống giuòm không. Đang suy nghĩ vơ vẫn, thì công an gọi lên phòng làm việc. Họ đưa cho anh vài tờ giấy bắt làm tờ kiểm điểm. Anh ngồi hý hóai viết, kể chuyện học tập được phường bảo lãnh về. Không tìm được việc làm, nên đi buôn gạo để kiếm tiền nuôi con. Tuyệt nhiên anh không viết về ăn năn hối hận gì cả. Anh nghĩ thế nào cũng bị hạnh họ lung tung, bị giảng giãi hăm dọa trước khi cho về. Không ngờ, ngồi một hồi, anh công an dẫn anh ra chỗ dựng chiếc xe Gobel, trên yên còn nguyên hai bịch gạo. Anh công an vừa đi vừa nói:
-Anh buôn lậu mà đi xe tiếng nổ lớn gây ồn ào, khói tỏa mù mịt. Gây chú ý. Nên chúng nó bắt anh đúng thôi, Lần sau làm ơn đi xe đạp dùm cho.
Anh "dạ". Rồi nhận giấy tờ thả. Leo lên xe chạy về nhà. Con cái được hàng xóm đem ra phường giao, tự nhiên phường có bổn phận tìm ra anh ở đâu. Anh nghĩ trong bụng chắc công an phường, hay quận can thiệp cho anh về. Anh ra nhận con, chủ tịch phường gọi vào hỏi: "Gạo anh nhận lại đủ không?" , tồi ông vừa nói đùa, vừa nói thật: "Chúng tôi nhờ công an quận can thiệp, thả ngay anh ra. Con anh đói gần chết". Ôm con vào lòng, bây giờ anh mới thấm thía và đau xót. Vì sự sống còn của gia đình, anh đem các con ra để làm trò tung hứng, mặc cả.
Thế là những ngày sau, khi chở gạo về thành phố anh không phải vọt vô đường hẽm. Cứ đường chính chạy bon bon, mà chẳng cần tránh né. Thuế vụ, Quản Lý Thị Trường, Công an sau nầy đều nhẵn mặt anh. Anh nói với mấy bà hàng xóm, nếu không thấy anh về là cứ mang con ra phường giao. Tự động phường sẽ tìm anh ra ngay, không cần chi phải lo. Thời buổi đó, mọi gia đình đều ăn bo bo, gạo quý lắm. Nên chở được từ miền Tây về trót lọt, thì lãi tương đối khá. Sau nầy anh thấy gạo chỡ nhiều mà tiền lãi không bao nhiêu, nghe lời mấy bà bán thịt, anh đi Long An mua thịt heo về bán.
Anh bắt đầu gia nhập vào chuyện buôn lậu thịt, anh cũng dạo một vòng các chợ để biết mối lái, giá cả. Trước khi bắt tay vào việc nầy. Anh lắng nghe các chuyện cười ra nước mắt, bằng đủ các trò để đưa thịt vào thành phố. Có bà quấn thịt dưới hai ống chân, mặt quần đen ống rộng phủ bên ngòai. Có bà dộn thịt ở bụng giả làm người mang bầu. Xe cứu thương hụ còi inh ỏi, không có người bị cấp cứu, chỉ toàn chở thịt lậu v..v...Thành phố Sài Gòn lúc ấy thiếu thốn đủ mọi thứ, tất cả mọi người chỉ còn lo lắng cho cái ăn. Dân chúng mỗi tháng chỉ được mua 100gram thiẹt cho một người theo giá chính thức. Muốn ăn thêm phải mua theo giá chợ đen. Lương bổng của công nhân viên chức, mỗi tháng chỉ đủ tiền mua được một con gà, họ phải chật vật chạy mánh mung ngược xuôi để nuôi gia đính. Người dân trong nước đều ở trong tình trạng phạm tội, từ cán bộ cấp nhỏ cho tới dân chúng mang một tâm trạng sợ sệt.
ANh rời khỏi nhà lúc 2 giờ sáng. Đến lò sẻ thịt tại thị xã Tân An, lấy xong rồi quay về ngay> Sợ nắng lên, sẽ làm cho thịt bị hôi. Cứ thế, ngày nầy qua ngày khác anh vẫn đều đặn công việc làm ăn của mình. Ban ngày ở nhà chơi với con, hoặc chở con đi thăm bà con bạn bè.
Một hôm, anh mang các con và9 chợ Bà Chiểu lấy tiền thịt bỏ mối, và luôn tiện cho chúng ăn uống. Cha con vừa ngồi xuống hàng bán cháo, thì thấy vợ anh đang đi lại. Chị ăn mặc rất sang trọng. Các con anh trông thấy mẹ gọi rối rít, chị quay lại chạy tới ôm chúng vào lòng, quen đi mình bây giờ, quên đi sự dòm ngó của người khác chung quanh. Nước mắt chị chảy ra, nghẹn ngào không nói gì được. ANh thì cuối đầu lặng lẽ. Đây là cái lúc đối diện thật oan nghiệt cho anh, cho chị. Tự nhiên anh thấy lòng mình chùng xuống. Những điều hận chị trước đây bỗng dưng bay đâu mất, anh cảm thấy thương chị. Đúng ra vì oán hờn chị, anh không cho chị lại gần các con. Nhưng không biết vì sao anh không thể làm điều đó được, các con anh cũng cần có tình thương của mẹ. Đôi mắt của chúng mở lớn sung sướng, vì được mẹ tới ôm hôn. Anh không thể ích kỷ, bắt các con thèm khát những vái mà anh không thể nào tìm ra được cho chúng. Anh vừa thấy xót xa, vừa thấy bằng lòng với sự yên lặng của mình.
Chân bước đã quá xa, không thể nào quay lại được. Lầm lỡ nào cũng gây cho mình một cảm giác đau đớn. Trong lúc thừa mứa vật chất, bây giờ chị lại thèm khát một mái gia đình. Chị đã đánh vỡ mất những báu vật linh thiêng của cuộc sống. Chồng con chị ngồi đó, mà chị không dám nhìn. Lâu ngày gặp lại, đúng ra phải mừng, nhưng chị lại khóc. Đời sống họ tả tơi, tan tác, chị không giúp đỡ được. Mà chị có giúp thì họ cũng không thể ngữa tay ra nhận. Cái nghèo của họ thật đáng quý,đáng trân trọng.
Anh chở con về nhà, dỗ cho chúng ngủ. Anh đến ngồi bên cửa sổ, hình ảnh chị ôm các con lại hiện ra lung linh. Trông chị bây giờ đẹp thật, da thịt mát rượi, đời sống sung túc đã thay đổi hẳn con người. Còn cha con anh, trông thật thê thảm, quần áo xốc xếch, ốm đói. Căn nhà trống vắng quá, đang thiếu một cái gì để khỏa lấp. Thiếu một bàn tay chăm sóc, thiếu một tiếng nói dịu dàng, để sưởi ấm lại gia đình. Gần cả năm nay vì phải lo chạy từng miếng ăn, phải lo cho đời sống các con, chăm sóc chúng, anh không còn nghĩ gì khác hơn. Bây giờ mọi thừ tạm ổn, mọi sinh họat vẫn đều đặn. Phải có một người đàn bà trong gia đình. Vâng, anh thầm nhủ như vậy.
Phượng Các
#3 Posted : Thursday, November 25, 2004 5:32:40 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Hồi đó tôi có bà hàng xóm thuộc lọai lang bang, nhưng mà anh chồng sau cùng cũng đành chịu, vì có chị thì nhà cửa mới còn người săn sóc, nếu đuổi chị đi thì lâm vào cảnh gà trống nuôi con. Vì ảnh là đàn ông nên cũng không nghe ảnh điều tiếng gì, chắc là cố gắng chịu đựng, hoặc có thể là anh ta cũng biết tánh vợ mình lẳng lơ như vậy ngay từ đầu nên dễ chấp nhận hơn chăng !?
Anh Ba
#4 Posted : Thursday, November 25, 2004 6:05:25 PM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

quote:
Gởi bởi Phượng Các

Hồi đó tôi có bà hàng xóm thuộc lọai lang bang, nhưng mà anh chồng sau cùng cũng đành chịu, vì có chị thì nhà cửa mới còn người săn sóc, nếu đuổi chị đi thì lâm vào cảnh gà trống nuôi con. Vì ảnh là đàn ông nên cũng không nghe ảnh điều tiếng gì, chắc là cố gắng chịu đựng, hoặc có thể là anh ta cũng biết tánh vợ mình lẳng lơ như vậy ngay từ đầu nên dễ chấp nhận hơn chăng !?


Một dẩn chứng hùng hồn cho luận án : " Đàn ông luôn là người khổ nhất trong đời sống gia đình " của Ba Rùa, chuyên viên Gở rúi tơ lòng...thòng trong kỳ bảo vệ luận án tốt nghiệp nhằm lấy bằng Thọt Sĩ năm 2005...Hihi...
Cám ơn mấy chị...Còn ai có thêm dẫn chứng nào hông?TongueTongue
Vi_Hoang
#5 Posted : Friday, November 26, 2004 5:12:04 PM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Anh Ba Ton sao lúc nào cũng than thở cho cái phận đàn ông của mình hết vậy. Đàn ông lúc nào cũng binh vục cho đàn ông. Sao tui dại quá hổng biết, lựa cái truyện nói xấu đàn bà đưa vào đây, nhưng mục đích của tui là nói đến những thủ tục hành chánh rườm rà của mấy tên cán bộ, thôi chắc tui tìm 1 truyện khác mà phần thua thiệt là đàn bà để xem thử anh nói sao cho biết. Sao ai cũng gọi anh là Ba rùa mà mấy cái việc nầy anh lẹ mồm lẹ miệng quá vậy, chị PC mới nói có chút xíu mà anh nhảy tót vô họng người ta anh ngồi rồi; cái điệu nầy chắc lại phải tìm cái tên khác cho anh quá. Tên gì hỉ??? hay là Ba phải đi.!!
ChieuHoang
#6 Posted : Friday, November 26, 2004 7:33:51 PM(UTC)
ChieuHoang

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 204
Points: 0

quote:
Gởi bởi Anh Ba
Một dẩn chứng hùng hồn cho luận án : " Đàn ông luôn là người khổ nhất trong đời sống gia đình " của Ba Rùa, chuyên viên Gở rúi tơ lòng...thòng trong kỳ bảo vệ luận án tốt nghiệp nhằm lấy bằng Thọt Sĩ năm 2005...Hihi...
Cám ơn mấy chị...Còn ai có thêm dẫn chứng nào hông?TongueTongue



Anh Ba,
Ủa, Anh hong biết sao hả? Người ta nói, phải tu...chín kiếp mới được làm đờn ông đó. Anh shung shu*ớng quá xá chời mà còn kêu than nỗi chi?

Đúng là có phước mà không chịu hưởng!!
Hihihi...Tongue

CH
Users browsing this topic
Guest (3)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.