Không biết chị HC đâu rồi, chỉ có kiến thức uyên bác, biện tài vô ngại có thể giúp mình hiểu thêm về những chuyện này. Em chỉ biết được một vài điều thôi, đôi khi chỉ nghe rồi nhập tâm chứ cũng không có điều kiện để tìm hiểu thêm về những nguyên nhân xâu xa (viết x đúng không đây
) phía sau.
Việc không ăn đồ cúng vong thì không biết có bao người biết đến. Ở chùa thì thức ăn nấu xong sẽ múc riêng cho chư tăng dùng. Một phần bưng lên để cúng vong. Phần còn lại tăng chúng hưởng. Thông thường thì những nhà có đám cúng vong sẽ mang đồ ăn đó xuống và cùng gia đình ăn. Đa số tín hữu không kiêng dè vì không biết nên họ vẫn ăn. Ăn không hết dọn đổ đi thì em biết ở cái chùa em thường đi, họ dồn lại rồi mang đến một nơi nào đó cho chim/vịt hay gì đó ăn. Đó là lời kể lại của một người làm công quả ở chùa. Em có nghe các bà làm công quả ở đây nói với nhau "Tôi không ăn đồ cúng vong đâu."
Đồ cúng cô hồn tháng bảy cũng vậy, ai không biết cứ ăn. Trước khi cúng, vị thày sẽ niệm chú gì đó để số lượng đồ cúng trên bàn tuy giới hạn như vậy nhưng có thể chiêu đãi được vô số cô hồn
Điển có phải là định lực tu hành của một cá nhân? Khi ở trên em nói: "Cũng tương tự như vậy đó chị. ", ý em muốn nói rằng khi nhìn thẳng mắt một chúng sinh, vô hình chung mình có thể tiếp nhận lực lượng phủ định hoặc khẳng định của chúng sinh đó vì mắt là cửa sổ của tâm hồn mà
Nếu người đối diện là đức Đạt Lai Lạt Ma, một người tu hành chân chính thì mình sẽ được hưởng những lợi lạc trong vô hình từ người đó tỏa ra. Làm mà không làm, bởi vì đức ĐLLM không chủ định làm việc đó nhưng nó cứ tự nhiên xảy ra, bao nhiêu người đổ xô đến để được diện kiến ngài, gần gũi ngài trong giây lát, để hưởng thụ cái từ trường êm ái, thương yêu không ngôn ngữ nào có thể diễn tả. Nếu người đối diện là người chuyên tu về thủ thuật, bùa chú, họ sẽ tỏa ra một từ trường phủ định làm cho người chung quanh hoặc đối diện cảm thấy không yên tâm thoải mái.
Nhớ tới đâu nói tới đó, nói lung tung xèng hết trơn
Thử nghĩ một phật tử như em nhé, cứ cho rằng em là phật tử đi
, một năm đi chùa vài bận vào những dịp lễ lớn. Vào những ngày này, phật tử lo lạy lạc tụng kinh, nhiều lắm là nghe được một thời pháp về cái ngày đặc biệt đó, rồi sau đó là thọ trai rồi...dông
Các bà làm công quả thì cũng chăm chỉ rị mọ ở dưới bếp nấu nướng, dọn dẹp, lau chùi. Khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy, có đủ để cho mình học được những điều gì? Có đủ để cho ông thày làm nghĩa vụ giảng dạy giáo lý cho chúng sanh để khai tâm? Có khi ông thày muốn giảng nhưng mình lại kiếm cớ bận việc, trốn
Vậy thì những điều mình chưa biết là vô số, đâu có gì là lạ. Nếu mình ngồi đó đọc bao nhiêu sách vở về tâm linh, cũng chỉ lãnh ngộ được một phần, nếu không có người giúp mở cánh cửa ra thì phần còn lại bí lù vẫn hoàn bí lù
Đừng cười lý sự cùn của em
Ý, chạy vô trở lại để sửa câu này: "Phần còn lại tăng chúng hưởng. " Đúng ra là phật tử hưởng