Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Hồ Điệp
Từ Thụy
#1 Posted : Sunday, January 15, 2006 4:00:00 PM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)
Chân dung của Hồ Điệp



Từ Thụy
#2 Posted : Sunday, January 15, 2006 8:26:30 PM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)
Mời quý vị nghe một số bài ngâm thơ của Hồ Điệp.

Xin Hãy Yêu Tôi
Thơ: Đinh Hùng

Xin hãy yêu tôi, những lòng thiếu nữ
Tôi chép thơ ca tụng miệng hoa cười
Ôi những nàng như liễu, mắt xa xôi
Yêu tôi nhé, tôi vốn người mê đắm

Xin hãy yêu tôi, những lòng hoa thắm
Xuân đã hồng, thu biếc, tôi làm thơ
Cửa phòng tôi giăng lưới nhện mong chờ
Buồn phơ phất mới trông chiều ngóng gió

Tôi vẫn nở một phòng sầu bé nhỏ
Riêng một đèn, một khối, một tình yêu
Đời của tôi là giấc mộng ban chiều
Tôi lấy bút vẽ con đường vũ trụ

Em có má hồng dạo lòng qua đó,
Bởi vô tình không biết đấy mà thôi
Trời của tôi mà Thu cũng của tôi
Để em tới em làm người khách lạ

Miệng kia xinh sao tình lơ đãng quá
Tôi không yêu sao có má em hồng?
Tôi không buồn sao có mắt em trong?
Tôi không mộng sao có lòng em đẹp?

Nay đến trước xin yêu hồn khép nép
Tự trời xanh rơi xuống để gần em
Một tờ hoa đính ước gởi tơ kèm
Si tình thế vậy mà hiu quạnh mãi

Yêu tôi với, tôi làm thơ ân ái
Để yêu người và cũng để người yêu
Để các em qua từng bước diễm kiều
Trong cảnh nước non tình tôi xếp đặt

Ngày hôm nay cánh bướm vàng phơ phất
Các em đi tha thướt, áo màu hoa
Đời đua vui, tôi buồn ở trong nhà
Tình chép mãi, thơ sầu như châu lệ

Các em dịu dàng sao tàn nhẫn thế
Mà lòng tôi hoài vọng cứ đa tình
Hãy yêu tôi vì tôi biết em xinh
Tôi biết khóc để cho tình cảm động

Hãy yêu tôi vì tôi làm nên mộng
Hãy yêu tôi vì tôi dệt nên trời
Em đi trong trời mộng đó em ơi
Theo áo nhẹ, bay cao hồn vũ trụ

Xin hãy yêu tôi, những lòng thiếu nữ
Một hôm nay tình ghé bến Thu Hồng
Tôi khổ rồi, em có thấy yêu không?

Từ Thụy
#3 Posted : Sunday, January 15, 2006 8:33:04 PM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)
Vạn Lý Tình
Thơ: Huy Cận

Người ở bên trời, ta ở đây
Chờ mong phương nọ, ngóng phương nầy
Tương tư đôi chốn, tình ngàn dặm
Vạn lý sầu lên núi tiếp mây

Nắng đã xế về bên xứ bạn
Chiều mưa trên bãi, nước sông đầy
Trông vời bốn phía không nguôi nhớ
Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay

Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt
Xa nhau chỉ biết nhớ vơi ngày
Chiếu chăn không ấm người nằm một
Thương bạn chiều hôm, sầu gối tay


Từ Thụy
#4 Posted : Sunday, January 15, 2006 8:42:20 PM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)


Cố Nhân
Thơ: Tạ Tỵ (?)

Người ôi, muôn lạnh để rồi
Cô đơn chảy xuống hồn tôi giọt sầu
Thiên tây chờ động gót hài
Thôi oanh oanh đến dệt bài thơ tiên

Nghìn thu vàng rụng triền miên
Nghìn đêm mộng trắng đỗ quyên gọi hồn
Đường khuya vó ngựa vó dồn
Ai xuôi vạn lý đắp mòn nhớ thương

Một ngày nao mới còn vương
Chừ sao trăng lạnh hoá hương bẽ bàng
Hồn nghe vọng sóng Mô Giang
Kép gươm hết máu bỗng tàn chìm sâu

Chày xưa còn hát nhịp cầu
Tình xưa biển mộng còn dâu bây giờ
Hát khoan gãy cánh cô mơ
Còn đây rượu nhạt mong chờ cố nhân

Hẹn nhau mộng ước sang Tần
Nửa đường hoa bỗng Bạch Vân qua đò
Thuyền trôi tìm hướng Tô Châu
Mỹ nhân vắng bóng trăng sầu bến hoang

Tầm dương mười ngón tay vàng
Đêm đêm thổn thức trên giàn dây tô?
Tay gươm dang dở bây giờ
Đàn treo vách lạnh gió hờ hững lay

Một mình ta hương nhớ say
Nửa đêm chợt tỉnh đời tay trắng rồi
Rót thơ vào chén ly bôi
Tìm hương xưa cố nhân ôi nghẹn ngào


Bài này Thụy nghe và chép lại, đôi chỗ không rõ lắm, nếu có anh chị nào thấy sai cho Thụy biết để sửa lại. Cám ơn.
Phượng Các
#5 Posted : Monday, January 16, 2006 1:27:07 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Cám ơn TT tìm đâu ra được hình chân dung của Hồ Điệp. PC nghe danh bà lâu nay mà chưa bao giờ biết mặt mũi bà ra sao..... Tại vì PC không thích nghe ngâm thơ nguyên bài dài nên cũng chưa bao giờ nghe hết một bài dài do ai ngâm. Vài câu mở đầu như Hoàng Oanh ngâm trước khi vô bài hát tân nhạc là thấy đủ rồi. Hồng Vân (trong ban tam ca Đông Phương) cũng có ngâm thơ đó, TT ạ.

Từ Thụy
#6 Posted : Monday, January 16, 2006 6:41:07 AM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)
Hôm qua Thụy đi tìm tài liệu về Hồ Điệp trên net mà chỉ có được mỗi cái hình đó thôi chị à. Thụy có thấy hình của bà trong một cái tape cassette hồi xưa rồi.

Chị nói đúng rồi, Hồng Vân cũng ngâm thơ rất nhiều. Thụy cũng định đưa các giọng ngâm thơ khác vào đây trong tương lai. Cuối tuần rồi Thụy có mua một CD của Hồng Vân, ngâm thơ Bùi Giáng, mà chưa nghe hết. Trong các tiệm nhạc ở đây, chẳng thấy bóng dáng 1 CD nào của Hồ Điệp Clown, nhưng của Hồng Vân thì nhiều lắm.
xv05
#7 Posted : Tuesday, December 17, 2013 9:29:58 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)



Nữ Nghệ Sĩ Hồ Điệp

HoangHac

Nữ nghệ sĩ Hồ Điệp sinh năm 1930. Trong các nghệ sĩ ngâm thơ trước 1975, nữ nghệ sĩ Hồ Điệp là một nghệ sĩ đàn chị và nỗi tiếng hơn cả. Bà có giọng ngâm tuyệt vời và xuất sắc trong mọi thể loại. Nữ nghệ sĩ Hồ Điệp cũng là người nghệ sĩ chịu đựng sự bất hạnh nghiệt ngã nhất sau 1975 vì bà đã mất tích trong rừng trên đường vượt biên bằng đường bộ qua ngã Miên vào năm 1987.

Một người tỵ nạn Việt Nam làm việc cho cơ quan Hồng Thập Tự tại trại tỵ nạn đường bộ Thái Lan đã kể trong trong bài tự thuật Cánh Bướm Bên Trời: “Chúng tôi nhận được một lá thư nhờ theo dõi dùm tin tức của một người thân đã rời Sài Gòn 1987. Thư cũng cho biết nhóm này gồm có 11 người, 5 người nam và 6 người nữ. Thư cũng nói là trong nhóm có cô Hồ Điệp….Ngày tháng qua đi, thư từ Mỹ qua vẫn tiếp tục hỏi về đoàn người đó và xác nhận chưa thấy họ quay về Việt Nam, như vậy có nghĩ là Cánh Bướm [Hồ Điệp] đã tan tác vì không một ai có thể ở trong rừng suốt 6 tháng mà sống sót được”.

Các con của cố nghệ sĩ Hồ Điệp hiện đang ở Mỹ và trong số họ có Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân, một nhà đấu tranh dân chủ tích cực. Cuối năm 2007, Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân đã về Việt Nam để trực tiếp tổ chức cuộc vận động phong trào dân chủ trong nước và bị Cộng Sản bắt giam 6 tháng.

Xin hãy cùng nhau thắp nén hương lòng tưởng nhớ nữ nghệ sĩ Hồ Điệp, giọng ngâm thiên phú của bà đã làm cho thi ca Việt Nam vốn độc đáo, thêm đậm đà hương sắc.

(NguoiVietBoston biên soạn)





Hồ Ðiệp (1930-1988), tiếng vàng trong không gian


Viên Linh



Nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp - biệt danh do thi sĩ Ðinh Hùng đặt cho cô trong chương trình Thi Ca Tao Ðàn của đài phát thanh quốc gia từ 1954 - đã vĩnh viễn biệt tăm trong cuộc hành trình đường bộ rời xa tổ quốc qua ngả Cao Miên vào một ngày Tháng Năm âm lịch Mậu Thìn (1988) - để xa lánh cộng sản, không còn để lại chút gì của bản thân trong cát bụi, nhưng người hoa khôi ấy của Nghệ thuật Ca trù Việt Nam, giọng ngâm vàng ngọc ấy của thi ca đất nước, còn mãi mãi trong không gian, nếu thỉnh thoảng lại có người muốn “nghe sênh phách thời Hồ Ðiệp,” hay muốn “ngâm thơ kiểu Tao Ðàn.”
Sáu bảy năm trước người viết bài này đã tổ chức một buổi Tưởng Niệm Tao Ðàn tại hội trường Người Việt, nơi chỉ có khoảng 300 ghế, mà người đến dự tới hơn 400, phải đứng vòng quanh các cửa bên ngoài. Một băng thơ Hồ Ðiệp đã được phát lại, dù chỉ nửa bài, thật ra dù chỉ nửa câu, người ta đã thấy bướm mộng bay về, không gian đã nghe giọng vàng lưu luyến.


Ca trù, bị gọi nôm na là hát ả đào, người ngâm hát bị gọi nôm na là cô đầu, chính thực là kho báu, là quốc túy của ta. Ai làm ra những bài hát nói, những bài thơ cho các cô đào ấy hát? Ai đàn, ai trống, ai đệm nhịp “tùng tùng cắc cắc” cho những giai nhân nghệ sĩ kia giãi tỏ tâm tình? Thưa đó là các nhà trí thức, các nhà thơ danh vọng, đó là những Nguyễn Du, Chu Mạnh Trinh, Tú Xương, Tản Ðà,... tác giả những từ khúc, thi phẩm cả thế kỷ qua được ghi vào chương trình giáo dục của quốc gia.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.(Nguyễn Công Trứ, Ngất Ngưởng)
Một khúc đêm khuya tiếng đã chầy
Nửa chen mặt nước nửa từng mây...
Từ xưa mặt ngọc ai là chẳng
Chén rượu bên đèn luống tỉnh say.(Nguyễn Khuyến, Tiệc Hát)
Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy
Tân thanh đáo để vị thùy thương.

(Chu Mạnh Trinh, Thúy Kiều Oan Trái)


"Chính ở ca trù chúng ta không những thấy được cái chân tướng con người sống động của giới trí thức Việt Nam xưa, mà chúng ta còn thấy được cái tài dung hợp Việt hóa nào Ðường thi, nào Từ nào Phú, nào Lục bát nào Song thất,... và màu sắc phong phú trăm hoa.” (Nguyễn Ðăng Thục, Khoa trưởng Ðại học Văn khoa, đề tựa Ca Trù của Ðỗ Bằng Ðoàn, Ðỗ Trọng Huề)

Cho nên nhiều người lầm lẫn cô đầu với nghệ sĩ ca trù, đã có thời vì thế ca trù bị quên lãng, người ca bị nhìn sai lệch.


Nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp là bạn quí của những tài danh như Vũ Hoàng Chương, Ðinh Hùng, Hà Thượng Nhân, Cao Tiêu. Bà tên thật là Nguyễn Thị Tý, tự là Nhu, sinh ngày 5 tháng 5 năm Canh Ngọ tức ngày 1 tháng 6, 1930 trong một gia đình nghệ sĩ tại làng Hiệp Lộc, tỉnh Sơn Tây. Gia đình bà nhiều người là các nghệ sĩ chầu văn, ca ngâm tại các đền chùa, hội hè ở Phủ Giầy, đền Hai Bà, đền Ðức Thánh Trần ở ngoài Bắc. Theo một bài viết của Vĩnh Tường đăng trên Khởi Hành, Hồ Ðiệp mất vào năm 1987, nhưng theo một bài viết của nữ sĩ Hoàng Hương Trang, có khác. “Di ảnh của Hồ Ðiệp hiện thấy được thờ ở chùa An Lạc, đường Phạm Ngũ Lão quận nhất thành phố Sài Gòn, trên di ảnh đề ngày mất 15 tháng 5 Mậu Thìn (1988). Có lẽ đó chỉ là ngày ra đi của Hồ Ðiệp chứ không phải là ngày mất thật sự.” (Hoàng Hương Trang, Nhớ Nghệ Sĩ Ngâm Thơ Hồ Ðiệp). Vẫn theo nhà thơ nữ, thì Hồ Ðiệp được thờ ở đây là do lòng hâm mộ của một thính giả, một người say mê giọng ngâm của bà ở Sài Gòn. Một nhà thơ, tiến sĩ ngữ học Ðại Học Prague, Tiệp Khắc, mệnh danh Hồ Ðiệp là Nữ Hoàng Thanh Sắc với hai câu thơ:

Thanh, sắc vọng mãi Ðất Trời
Nghìn thu cánh bướm vỗ hoài Hồn Thơ
.(Nguyễn Phan Cảnh, Dự báo Bùng nổ Thi Ca)

Giọng ngâm chính của Ban Tao Ðàn còn mãi trong không gian, trong lòng người, cụ thể là trong ba băng nhạc nhan đề Thi Nhạc Giao Duyên, Thục Vũ thực hiện năm 1971; băng Mây Hồng do Hồng Vân thu năm 1972; và băng Hồ Ðiệp do vài vị liên tài thực hiện cùng năm.

Bài trên còn viết: “Theo cô Thái Hằng [bà Phạm Duy], thì khi còn nhỏ Hồ Ðiệp là một cô bé rất xinh đẹp. Thái Hằng và Hồ Ðiệp có cùng một ông ngoại. Hồ Ðiệp lớn lên ở quê ngoại, còn Thái Hằng theo bố mẹ ra Hà Nội. Mỗi lần Thái Hằng về quê, Hồ Ðiệp chạy thật nhanh từ cổng nhà lên đến tận bờ đê đón các anh các chị với quà Hà Nội... Hồ Ðiệp có giọng cười trong như một dòng suối tinh khiết và đôi mắt rất đẹp, ngày đó chưa u ẩn và chưa buồn viễn xứ.” Sau 1954 tại Sài Gòn, “Thỉnh thoảng, Hồ Ðiệp hay ra sân quét vạt sân rụng đầy lá trứng cá. Cô hay mặc quần satin tuyết nhung, áo phin trắng nõn, gấu và cổ tay có thêu rua. Buổi tối đi hát, cô hay đeo kiềng vàng, mặc áo nhung đen rưng rức trơn một màu, không thêu, không vẽ. Cô choàng tấm khăn san mỏng, chân mang hài cong. Cô trang điểm rất ít, tóc bới cao hay quấn khăn vành dây. Cử chỉ cô cực kỳ khiêm cung, nhỏ nhẹ. Cô có cái đẹp cổ kính của một thục nữ cõi Bắc Hà.” [...] Theo lời bà Hồ Liễu (nữ đại tá QLVNCH), sau 1975 Hồ Ðiệp từ chối trình diễn, chỉ nhận lời ngâm thơ tại các chùa, hay tại nhà bạn hữu...

Như báo chí lâu nay vẫn loan tin, nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp vượt biên bằng đường bộ, và từ đó bặt vô âm tín. Không một nhân chứng nào xuất hiện, để thuật lại những gì đã xảy ra cho nữ nghệ sĩ; khác với trường hợp danh hài Khả Năng.

Nghệ sĩ Khả Năng cũng vượt biên đường bộ, và một nhân chứng là nhà thơ Trần Bát Nhã, sau này là chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Louisianna, là chứng nhân, đã thuật lại cái chết của anh, bị bắn chết trong cuộc rượt đuổi cạnh biên giới, như bài tường thuật trên cùng tờ báo.

Có thời người ta coi rẻ nhạc cải cách, có thời người ta coi nhẹ nhạc sến, có thời người ta cười vọng cổ, có thời người ta chê bai nhạc vàng, và có thời người ta ám chỉ “hát cô đầu.”

Giáo Sư Nguyễn Ðăng Thục coi ca trù là quốc hồn quốc túy, nó cũng như ca dao, tục ngữ, đều là những thứ “do cái hồn chung của đất nước tự nhiên sản xuất ra,” cho nên biết gìn giữ kho báu ấy thì văn hóa đất nước mới phong phú được. Dương danh nghệ sĩ chân chính cũng chính là gìn giữ văn hóa chung vậy.//
.
Phượng Các
#8 Posted : Wednesday, December 18, 2013 2:37:56 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Originally Posted by: xv05 Go to Quoted Post

Nghệ sĩ Khả Năng cũng vượt biên đường bộ, và một nhân chứng là nhà thơ Trần Bát Nhã, sau này là chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Louisianna, là chứng nhân, đã thuật lại cái chết của anh, bị bắn chết trong cuộc rượt đuổi cạnh biên giới, như bài tường thuật trên cùng tờ báo.

Mình có nghe là danh hài Khả Năng đi học tập cải tạo và bị đói chết, vì ông tuớng lớn con, phải ăn nhiều, mà trong tù thì làm gì có đủ thực phẩm để ăn. Những chuyện mất còn của phe bại trận rất nhiều tin đồn đãi. Riêng vuợt biên bằng đuờng bộ thì nguy hiểm hơn đuờng biển rất nhiều!
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.