Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

95 Pages«<6465666768>»
QUÁN ẾCH - Cùng nhau Chia Sẻ Nỗi Niềm
Binh Nguyen
#1301 Posted : Friday, February 12, 2010 2:38:13 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Ba Tê

Năm nay dĩa trái cây của chị có 3 quả thôi : cầu, đủ , xài !Blush



Blush Em cũng thế, khá đơn giản, Cầu Đủ Xài Thơm Hồng, thêm vài trái nho cho nó nho nhã! Blush Thêm một trái dưa hấu nữa kế bên. Vậy là Cầu Dư... a Đủ Xài, Thơm tho, Hồng hào, Nho nhã. Đã bảo Bình là trộn lẫn Trung Nam Bắc mờ. Wink Hí hí. Chúc các anh chị trong quán Ếch một mùa xuân vui tươi , một năm mới an khang và thịnh vượng.

BN.
Ba Tê
#1302 Posted : Friday, February 12, 2010 2:55:15 PM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
Như vậy là B có dĩa ngũ quả đúng theo truyền thống rồi còn gì hơn nữa !
Bộ muốn thập quả sao ta?Eight Ball
Chị cũng chúc BB luôn tươi thắm và mở cửa...tào lao thiên địa mỗi ngày [365 ngày không thiếu ngày nào nhá] Big SmileRose
Ba Tê
#1303 Posted : Saturday, February 13, 2010 3:29:57 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
Tonka
#1304 Posted : Saturday, February 13, 2010 4:27:48 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Nhờ chị 3T góp ý nên em làm thập quả như vầy:



Em mới ghé vô chùa, mua quá chừng đồ chay luôn.
floating

Binh Nguyen
#1305 Posted : Monday, February 15, 2010 12:06:46 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Tonka

Nhờ chị 3T góp ý nên em làm thập quả như vầy:



Cái trên hình như là double ảnh của ngũ quả chứ không phải thập quả thì phải. Tongue Để Bình cũng để hình hai mâm ngũ quả của nhà Bình lên cho mọi người coi hen? Mèn, hình thì có rồi, chỉ là không biết post lên, lại phải đi cầu dừa... ý quên, cứu!

Không có chuyện gì để nói, chỉ dzô báo cho mọi người biết Bình vẫn còn "sờ sờ" ra đây! Big Smile

BN.
Tonka
#1306 Posted : Tuesday, February 16, 2010 1:43:07 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
ơ hay, ngũ quả nhân đôi thì chẳng thập là gì. Cái gì cũng có đôi có cặp cho nó tốt cho nên mình phải làm 2 mâm đặt hai bên bàn thờ cho nó cân đối CoolingTongue

Ba Tê
#1307 Posted : Monday, March 15, 2010 2:19:20 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
Chào các bạn Smile

Ăn Tết xong 3T mải đi loanh quanh các chùa chiền...( hà hà , không phải đi tu đâu á Tongue). QE bị bỏ quên khá lâu , đã 1 tháng qua rồi nên lũ ếch ngáp ngáp từ từ...và sắp chết queo đây. Black Eye

Hôm qua, chủ nhật 14/3, 3T đã tham gia vào chuyến hành hương từ SD tới vùng Los Angeles. Đòan đã viếng được tất cả 7 chùa , trong đó có chùa Tây Lai ( Hsi Lai) tại Hacienda Heights. Có lẽ nhiều bạn đã đến viếng ngôi chùa Đài Loan đồ sộ này rồi? Từ nhiều năm nay, mỗi năm 3T đều theo đòan hành hương chỉ ghé qua đây trong khỏang thời gian hạn hẹp nên vẫn chưa viếng và khám phá được hết những nét đặc thù của ngôi chùa này.


P/S : Y ơi , K đi suốt ngày nên không nhận được tin của Y.
Đang ở đâu cho biết nha. Ngày mai K lên Bolsa đấy.
Tonka
#1308 Posted : Monday, March 15, 2010 6:14:31 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Ếch nhái sống lâu lắm và không bị...chết ngộp đâu chị Big Smile
Lần trước em đi hành hương ghéHsi Lai, mỗi người được một cây nhang dài, nghe nói thơm lắm. Năm nay không được chắc tại lu bu và đi đông quá. Em không đốt thử xem nó có thơm không sợ uổng Tongue, và cũng không nhớ đã để nó ở đâu rồi nữa.

Ngày mai em khá bận nhưng chị cứ gọi cho em biết như thế nào nha. Kisses
Ba Tê
#1309 Posted : Monday, March 15, 2010 6:51:27 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
Tonka, chị lên trễ trễ Tongue nên chắc dễ gặp nhau mà.Blush
PC
#1310 Posted : Thursday, March 18, 2010 5:16:18 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Ngày mùng một mà đi chùa, ăn chay thì Cooling
Ba Tê
#1311 Posted : Saturday, March 27, 2010 1:37:49 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
Quán Êch sẽ mở cửa vào sáng thứ hai 29/3/10 với nhiều hình ảnh và những chuyện góp nhặt , sưu tầm trên...trời. Mời các bạn nhớ đón xem Smile

Quán sẽ mở cửa rộng để các bạn vào đọc tin tức...mình và bình lọan thỏai mái.Blush

Chủ quán dán thông báo Cooling
Binh Nguyen
#1312 Posted : Sunday, March 28, 2010 6:55:43 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Em dzô ngồi chờ trước, trước khi chị Ba Tê mở quán. Em mở hàng bảo đảm đắt, chị Ba Tê nhớ cho Bình cái món nào ngon nhất và bự nhất nha. Rose

29 sinh nhật con em, thế quái nào mà em lại nhớ thành 27, tức là hôm qua. Kiểu này, mình cũng "mơ giai" mất tiêu rồi. Tệ thật! Shocked

Bình chờ rồi đó, chị Ba Tê có gì đem ra đi.

BN.
Ba Tê
#1313 Posted : Monday, March 29, 2010 2:43:46 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
Bình ơi ,
Chạy ngang qua (đi mô tô đóBig Smile) thấy B ngồi chờ nhưng chị dzọt luôn vì bận vài việc.
Chiều trở lại mở cửa hén Blush
Ráng canh đi , chị sẽ nhá hình cho xem để bù công chờ của B , hì hì...
Từ Thụy
#1314 Posted : Monday, March 29, 2010 6:21:54 AM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)
quote:
Gởi bởi Binh Nguyen
29 sinh nhật con em, thế quái nào mà em lại nhớ thành 27, tức là hôm qua. Kiểu này, mình cũng "mơ giai" mất tiêu rồi. Tệ thật! Shocked




Tại nhiều quá nên không nhớ đứa nào là đứa nào hở chị Bình? Tongue
Ba Tê
#1315 Posted : Monday, March 29, 2010 9:30:53 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
Ủa có TT ghé vô quán hé . Hế lô , khỏe hông TT Smile


Những cành đào nở muộn vẫn còn khoe sắc trong nắng ấm của Cali . Mời các bạn xem vài ảnh hoa đào miền nam Cali và đọc vài câu chuyện vui buồn thế sự . Chuyên này viết về một bông hoa biết nói cũng có tên là Anh Đào . Thật ra mình cũng chẳng biết là ai nhưng đoc xong mới biết là một tác giả của một cuốn sách chứ bộ. Có thể bạn đã đọc qua bài này rồi , nhưng đọc lại để …, để làm gì nhỉ? 






http://img.photobucket.c...thu/Flowers/IMG_0466.jpg[/img]










CON VI TRÙNG CỦA KHÚC RUỘT NGÀN DẶM – TRAXEL ANH ĐÀO TỰ THUẬT
* Đông Vân *


Có lẽ nhân vụ cô Tim Rebaud đi quyên tiền cho Nhà May Mắn vừa qua, cộng đồng người Việt ở Pháp mới có dịp nghe đến tên tuổi cô Anh Đào, con gái nuôi của cựu T.T. J.CHIRAC. Nghe nói đến cô ta chứ chẳng mấy ai biết rõ cô ta là người như thế nào mà ngang nhiên giúp giáo cho giặc và chống lại chúng ta không chút e ngại. Năm 2006 cô ta có “viết” một cuốn sách tự thuật (nhưng dư luận lúc bấy giờ cho là J. Chirac đã mớm để đề cao ông một tí trong dự tính ra tranh cử một lần nữa), và cô đã bật mí cho chúng ta biết đôi chút về con người của cô. Kể ra từ ngày (19-7-1979) cô được Pháp nhận cho vào tị nạn và may mắ́n được J.Chirac nhận làm con nuôi, cô đã tách rời hẳn cộng đồng người Việt tị nạn tại Pháp.

Nói vậy chứ thật ra cô ta chưa bao giờ hội nhập vào cộng đồng. Chuyện cổ tích Tấm Cám đã thành hiện thực đối với cô, nhưng thay vì Tấm hiền lành được lên tiên, thời đại mới đã cho Cám được thành công chúa ! Vì là Cám chứ không phải Tấm nên những đồng hương kém may hơn cô chẳng có mấy ai nghe, biết cô. Cá nhân tôi chưa một lần được gặp cô mặc dù tôi sinh hoạt cộng đồng suốt bao nhiêu năm dài. Gần đây nhân đọc cuốn sách của cô mà chắc chắn là do ai đó viết hộ cô theo lời cô kể, tôi mới khám phá ra thân thế của cô. Khi đã biết, chúng ta sẽ không lấy làm lạ về hành vi của cô trong vụ cô Tim Rebaud vừa qua.

Tôi xin lượt thuật một số dưữ kiện tiêu biểu nhất qua những gì cô kể trong sách nhầm giúp chúng ta biết cô rõ hơn.
Khi tôi đọc xong sách của cô và bài tường thuật cuộc phỏng vấn cô trên tuần san Le Figaro nhằm giới thiệu cuốn sách, tôi đã viết ngay một lá thư gởi cho Le Figaro vạch rõ những sai lầm trong sách cô viết về Việt Nam. Tuần san Le Figaro giữ im lặng, không phúc đáp thư của tôi. Tôi chẳng lấy gì làm lạ vì dư biết Pháp là một nước Xã hội chủ nghĩa, rất hèn nhát, chỉ sợ mất quyền lợi mà thôi. Ở Pháp chỉ có phe tả, không có phe hữu, RPR, UMP... chỉ là bên hữu của phe tả, trái ngược với Hoa Kỳ. Đó cũng là lý do tại sao Pháp chống Mỹ hơn VC.

Giới thiệu quyển sách cô xuất bản năm 2006, Anh Đào viết: “Mỗi chúng ta mang một sự thật; sự thật của tôi đến tự con tim, từ cuộc sống. Sự thật đó không biết nói dối.” Mới đọc qua ai không cho là ḥợp lý, nhưng khi xem lại mới thấy rằng “nói vậy mà không phải vậy”. Chúng ta thử đọc qua vài đoạn sách tiêu biểu của cô “Cám” được biến thành “công chúa”. Tôi nhắc lại là Cám chứ không phải Tấm đâu nhé.

Cô sinh năm 1957, trong một gia đình chín anh chic£ em. Cha mẹ đều là giáo viên tại Tân An, về sau cha cô được lên chức hiệu trưởng. Ở chức vụ nầy, cô cho biết là cha cô được chính phủ cung cấp nhà cửa, xe hơi và tài xế ! Chưa hết, cha cô còn được người Mỹ trọng dụng và “phải làm nhiều chuyến công du”, báo cáo thường xuyên cho người Mỹ. Tôi thật chưa hề biết thời buổi đó có một giáo viên tỉnh lẻ lại được “ưu đải” đến như vậy. Theo cô, người Mỹ đã tránh đụng độ với Tàu cộng vì dân số quá đông đến 600.000.000 (!) và bom nguyên tử. Học trò tỉnh lẻ nên dốt là chuyện thường, nhưng khi đã sang Paris mấy mươi năm rồi thì khó lòng tha thứ cái dốt đó.

Theo cô thì mẹ cô đã biết tiếng Pháp là nhờ các người Pháp ở Tân An dạy. Mẹ cô rất thích mấy cô đ̀ầm, cô thì sau nầy chỉ thích các thanh niên Pháp, thích đến độ ngày ngày cô ra trước cổng trường Pháp chờ xem học trò Pháp tan học về để ngắm dung nhan. Đây lại là một “sự thật” của Anh Đào cần được xét lại. Cô sinh năm 1957; khi cô đến tuổi ”động cởn” đến mức độ đó liệu còn trường Tây nào ở tỉnh lẻ nữa chăng. Đúng là nói dóc không có sách vở.

Còn một chuyện khá rùng rợn hơn khi cô tiết lộ rằng ở trường cô học, trong chương trình sinh lý, có chiếu phim và giảng dạy về sinh đẻ ! Một cô gái bị ám ảnh về sinh dục có khác, sức tưởng tượng rất dồi dào. Cũng còn khá một chút là cô ta chưa khoe rằng được thầy cô dạy cầm cu mặc áo mưa cho bạn trai.

Về những ngày thaÌng tư đen, cô viết: «cô và một nửa anh chị em phải di tản lên Sài Gòn, nhưng cũng phải cả ngày chui xuống “hầm rượu” để tránh VC pháo kích gần như suốt ngày vào trung tâm thành phố». Tôi tự hỏi cô ta có lầm với những ngày Tết Mậu Thân chăng. Nghĩ cũng buồn: người Việt viết về chuyện của Việt Nam mà cũng viết tầm bậy tầm bạ cho người ngoài hiểu sai là điều khó tha thứ. Đó là chưa nói đến chuyện cái “hầm rượu” ở nhà của người bà con tại Sàigòn. Ngoài những đại tửu lầu ra tôi thú thật chưa bao giờ biết có tư gia nào tích trữ nhiều rượu ̣đến phải có hầm rượu. Anh Đào đã lầm Sàigòn với Paris. Có lẽ do tự cắt đứt với cộng đồng nên cô không học hỏi gì được thêm về nước Việt cuh‰a cô.

Rồi đến ngày 30/4/1975, cô cho biết: vừa ăn sáng xong thì nghe trên đài phát thanh loan tin dinh Độc lập bị VC chiếm, trong lúc đó Dương Văn Minh chỉ ra lịnh đầu hàng vào lúc 10 giờ. Có lẽ cô ta tính viết cho Tây đọc thôi nên cóc cần đúng hay không.

Tiếp theo, cô có người anh trung úy QLVNCH bị bắt đi học tập cải tạo... ba tuần! Đến mức độ nầy thì chắc không ai có thể tha thứ được dù có dễ tính đến đâu. Nếu những người Pháp khi đọc thấy và quay ra bảo chúng ta... bố láo làm gì có chuyện học tập đến năm mười năm, liệu rồi chúng ta tính sao?
Đến 1976, vì sinh kế cô phải xuống Cần Thơ tìm việc và cái điều hết sức quái lạ là cô đã đi từ Long An xuống bằng auto stop. Tôi đã từng đi các tỉnh nhưng không bao giờ biết có chuyện auto stop vì một lẽ rất đơn giản: xe tư nhân dù có còn cũng chẳng có nhiên liệu để chạy rông đó đây. Các loại xe “lô” đưa đón khách có xe đã phải sửa đổi để có thể chạy bằng nước lã !

Khi mất việc ở Cần Thơ, cô mò lên Sàigòn làm ăn, tạm trú nhà một cô bạn và xin làm ca sĩ ở “tiệm GRAND REX” trên đường CATINAT ! Thế mới thấy cô ta rất bạo phổi, viết bất cứ gì không chút ngượng ngùng. Cô gái quê đó chắc chưa bao giờ biết Sàigòn, chỉ nghe thấp thoáng rồi nói bừa. Trước hết là không có tiệm ca nhạc nào có hiệu là Grand Rex, và trên đường Catinat cũng chả có tiệm REX nào hết ngoài rạp chiếu bóng REX ở công trường trước toà đô chánh. Chắc chắn là cô cầm nhầm Le Grand Rex ở Paris và đem đặt vào Sàigòn nghe cho oai.

Nhưng uy tín hơn hết như cô tiết lộ là trên sân khấu Grand Rex cô là một minh tinh ! Lý do rất đơn giản: cô chỉ hát toàn là nhạc Pháp, đặc biệt là những bản nổi tiếng của F. Hardy, S. Vartan, Sheila, J. Hallyday, S. Lama, G. Lenorman, F. Gall và cả Cl. François! Cái siêu ở đây không phải do danh sách trên, mà siêu ở chỗ một cô “ca sĩ” dốt đặc tiếng Pháp mà hát được như vậy. Đó là chưa nói đến chuyện vào những năm đó VC có chịu cho cô hát những loại nhạc đó hay không. Quả thật điếc không sợ súng. Láo khoét cỡ đó thì may ra có VC mới sánh kịp.

Rồi cô bị công an thành phố hỏi thăm sức khỏe: cô không có giấy tờ cho phép tạm trú tại thành phố. Muốn tiếp tục ca hát ở Grand Rex thì phải “biết điều”. Cô lại phải trở về Long An xin tiền của mẹ, trên đường trở lên thành phố cô lại làm auto stop. Lần nầy cô được hai chú Ba Tàu đứng tuổi đi xe có tài xế lái cho quá giang. Họ cho cô quá giang vì cô ̣đứng bên kia đường và không ra hiệu xin họ, nhưng nhìn thấy dáng vẻ của cô họ bảo tài xế ngừng lại đón cô lên xe và đưa cô xuống Mỹ Tho ăn trưa rồi mới trở về Sài gòn sau. Độ hai tuần lễ sau họ lại trở xuống nhà cô để nhận cô “làm việc nhà” cho họ tại Chợ Lớn. Chuyện thật hiếm có trong thời buổi loạn ly đó, có lẽ chỉ có trong truyện Tấm Cám, nếu không thì phải do một lý do thầm kín nào khác mà cô Anh Đào không tiện tiết lộ. Cô phải ở luôn trong nhà của Ba Tàu vì họ có việc cơ mật cần được giữ kín: họ đang chuẩn bị vượt biên. Nhờ đó cô Cám thời đại đã may mắn thoát ra khỏi nước với họ mà chỉ đóng có nửa phần tiền.

Sang tới Paulo Bidong cô lại tiếp tục nghề cầm ca trong một quán cóc do một vài nghệ sĩ tạo dựng, tạm sống qua ngày chờ được đi định cư. Khi một người Pháp, nhân viên của HCR, đến trại thì cô lại chứng nào tật đó: nỗi máu dê, nhìn anh chàng mê mệt. Cuối cùng cô được Pháp cho định cư. Và cô đã tới phi trường Roissy ngày 19/7/1979. Hôm đó trời xui quỉ khiến thế nào mà J. CHIRAC lại ra thăm phái đoàn tị nạn Việt Nam. Khi thấy trong đám đông ai cũng có vẻ “hồ hởi phấn khởi” chỉ trừ một cô gái tuổi đôi mươi lại ngồi một̀ mình khóc rưng rức, Đô trưởng Paris mới bước đến hỏi han và được biết cô bé không có thân nhân trên đất Pháp bèn nhận đem cô về làm dưởng nữ. Thế là chỉ trong giây phút đời cô lọ lem thay đổi hoàn toàn, từ chỗ SDF cô nghiễm nhiên thành một công nương, và rồi tiếp tục thành một công chúa khi Chirac đắc cử tổng thống. Và cuộc đời nhung lụa cứ thế mà trôi theo thời gian cho đến khi cô cảm thấy - lại cảm thấy - con heo nó cựa quạy trong lòng, cô bèn đi kiếm chồng.

Một anh chàng Michel họ Phạm nào đó lọt vào mắt cô và sinh được ba con. Nhưng đến năm 2000, gia đình đi nghỉ mát ở Cap d’ Agde. Vào một buổi trưa, trên bải biên bỗng có chuyện cấp cứu người ngoài khơi và anh chàng CRS nhân viên cấp cứu, mang vào bải biển một người đàn bà bị ngất. Chàng CRS, cao ráo thuộc loại “đẹp trai, học giỏi, cu dài v...v” theo lời mô tả của cô. Dù có đông người bu quanh để theo dõi cuộc cấp cứu “bouche à bouche”, cô cũng chỉ chú ý đến anh CRS đẹp trai cu dài kia thôi và mơ được nằm vào chỗ của nạn nhân. Đến lúc xe cứu thương chở người bị nạn đi nhà thương, kẻ hiếu kỳ đã tản mác, cô Anh Đào vẫn nán lại sau cùng để được một mình đối diện với “cú sét ái tình” theo như cô thú nhận và mời cho bằng được “người đẹp” đến phòng trọ ở khách sạn gọi là nhân dịp sinh nhựt của cô. Rồi mùa hè cũng qua, trở về Paris cô tìm cách liên lạc với anh CRS có tên là Emmanuel TRAXEL, để làm... tình và trổ tài thổi kèn với anh ta. Đọc tới đây tôi nghe nổi...gai trong người; gái Việt dễ có mấy ai. Anh Đào còn “hết xẩy” hơn nữa khi tháng năm năm sau cô xin ly dị chồng để cuốn gói theo tiếng sét ái tình ngay cuối năm đó. Rồi cô òn ỉ thế nào mà Emmanuel cuối cùng cũng ly dị vợ, anh ta có đứa con gái vừa được vài tháng. Đến tháng 9/2004 cô chính thức làm đám cưới với Emmanuel. Phải nói rằng đây là một thành tích mà cô rất hãnh diện, cô tự cho rằng mình đã thành Tây! Mà đúng vậy có gái Việt nào vô luân thế đâu, bỏ chồng bỏ cả ba đứa con thơ. Xưa ta hát “anh mê vợ bé bỏ bè con thơ” ngày nay đâm ra trật lất.

Vào đầu năm 2002, cô về Việt Nam. Khi đến thăm Nha Trang cô gặp một giáo sư người Pháp tên Yves DUPRET hoạt động trong tổ chức Soleil francophonie. GS Yves D. đã mời cô giữ chức vụ phó chủ tịch Hội. Từ đó cô về Việt Nam thường hơn, đem sách tiếng Pháp của Hội về phân phát cho học sinh.
Đến năm 2004, với sự giúp đỡ cuả E. TRAXEL, cô gia nhập hội Étoile européenne du D́evouement civil et militaire mà hội viên có danh ca Line RENAUD, bà G. de FONTENAY... Đến nay cô nghiễm nhiên là chủ tịch của hội nầy. Chỉ cần dựa hơi điện Élysée là uy tín lên tận mây xanh và trở thành một nhân vật quan trọng. Chỉ tiếc là phải ai khác mang tính dân tộc sâu đậm hơn, nặng tình yêu quê hương hơn... thì hay cho cộng động Việt Nam biết bao nhiêu. Nhưng thôi, thiên định cả!

Trên đây là một chút sơ lược để giúp các bạn gần xa biết thêm về Anh Đào. Một khi đã hiểu, đã biết mọi việc rồi thì cũng nên vứt bỏ vào xọt rát không nuối tiếc, không thắc mắc. Coi như ne pas, đỡ phải bận tâm, vô ích.

*****

[img]http://www.hvhnvtd.com/HVHNVTD/medias/imagesCAC02VAJ.jpg" alt=""/>




Binh Nguyen
#1316 Posted : Monday, March 29, 2010 1:33:29 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Từ Thụy

quote:
Gởi bởi Binh Nguyen
cũng "mơ giai" mất tiêu rồi. Tệ thật! Shocked




Tại nhiều quá nên không nhớ đứa nào là đứa nào hở chị Bình? Tongue



Thì thế chứ còn gì nữa. Con đông quá chẳng nhớ đứa nào với đứa nào. Tongue

Chị Ba Tê, bài viết trên chắc là của ông nào, mà ông này còn dùng từ ngữ còn trên ông KT một bậc. Tongue Nhưng cũng không biết được, nhiều khi gặp mấy người viết bài mà không chịu cân trước, nhắc sau, người khác đọc tức mình nên chẳng ngần ngại gì mà không thẳng thừng như vậy cho... bõ ghét! Tongue

BN.
Vũ Thị Thiên Thư
#1317 Posted : Monday, March 29, 2010 9:43:06 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Chị Ba

Shocked

Hết ý hén.
Ba Tê
#1318 Posted : Tuesday, March 30, 2010 1:59:00 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
BN: Có lẽ mấy ông ở bên Tây cũng thành Tây nên viết kiểu Tây (!) ấy mà Question
Thiên Thư : Còn nữa nè TT ơi Smile mấy người càng nổi thì càng "được" hay "bị" lôi lên vũ đài Tongue


Mời đọc một chuyện kỳ cục

Kính thưa Qúy vị ,

Gần đây... đọc một số bài Thi Sĩ DU TỬ LÊ viết. Tôi cũng xin ghi nhận ít dòng Về Thi Sĩ Du Tử Lê. Ghi nhận khi Ông còn sống... để nếu có gì sai thì Ông cho tôi hay để tôi còn kịp đính chính và xin lỗi.
Thưa...
Vào một buổi sáng sớm Sài Gòn, mưa rả rích...! Tôi không nhớ rõ ngày tháng năm. Nhưng năm đó là năm Thi Sĩ Du Tử Lê ra mắt tập Thơ TAY GÕ CỬA ĐỜI.
- Nghe tiếng gõ cửa, tôi ra mở xem ai thì... - một người đàn ông mặc quân phục - Hoa mai vàng đeo trên vai áo . Dáng gầy gầy, nhỏ con . Ông đậu cái xe vespas ở sân. Ông rất lịch sự yểu điệu nữa là khác, ông tự giới thiệu:
"Thưa chị! Tôi là Du Tử Lê...- chắc chị có nghe tên ? ! "
Tôi vội vàng thưa :
"Dạ thưa anh, hân hạnh được gặp anh - gặp một Đại Thi Sĩ! - Thưa anh, nhà tôi đi vắng! "
Du Tử Lê :
"Phan Lạc Giang Đông - anh ấy về ngay bây giờ - anh đi cùng tôi về đây nhưng còn rẽ vào mua cái gì ở quán đầu ngõ - Anh về ngay bây giờ".
Rồi Du Tử Lê tiếp: "Quả thực Giang Đông từ trại về qua tôi luôn nên tôi phải dạy sớm chưa kịp rửa mặt. Xin chị một thau nước ấm! Tôi cần đứng ngoài ngắm trời đẹp và đợi Giang Đông!" .
Tôi quay vào lấy ngay cho Du Tử Lê một thau nước có pha ngay một bình thủy bự nước nóng... Tôi để trên cái giá để Du Tử Lê rửa mặt - ngay tại gốc cây hoa đại. Thật đẹp.
- Chờ Du Tử Lê rửa xong tôi sẽ dẹp ngay để còn Giang Đông có về đòi rửa mặt thì có thau! Nhưng Du Tử Lê, bê thau xuống đầu hè ngồi có vẻ trầm ngâm, hai tay vẫn thả trong chậu nước ấm mà chưa chịu vắt khô khăn rửa mặt.
Tôi mở rộng cửa... thì Du Tử Lê mới sực tỉnh nói:
"Xin lỗi chị tôi làm mất thì giờ chị vì tôi đang tìm một Từ Ngữ thích hợp cho một câu thơ trong bài thơ tôi mới làm!".
Rồi Phan Lạc Giang Đông về tới. Xe của Giang Đông máy nổ như sấm vì cái xe gắn máy cũ ấy mà.
Giang Đông gặp Du Tử Lê khen ngay :
"Nè! Du Tử Lê giàu thế? - Cậu đi xe Vespas... mới - Nhất cậu đấy ".
Du Tử Lê:
"Xe này chị Tuệ mua đấy mà. Khi chị Tuệ đi đâu thì mình chở dùm chị. Còn bình thường thì mình tự do xử dụng!"
Giang Đông: "Chị Tuệ Mai - con gái của Cụ Trần Tuấn Khải... giúp cậu là hách lắm rồi- tiếng tăm sẽ bay vèo vèo".
Du Tử Lê và Giang Đông vào nhà ngồi uống cà phê. Hai chàng bàn tính chuyện này chuyện kia.
Du Tử Lê:
- Mình sẽ ra mắt tập thơ TAY GÕ CỬA ĐỜI nay mai. Nhưng mình mời khoảng độ Hai Chục ANH EM VĂN NGHỆ SĨ thôi. Cũng không có tiền nhiều nên chỉ nấu Xôi Vò Chè Đường và Bánh Ngọt, cà phê. Mình thấy có thể nhờ chị đây nấu dùm mình được không.
Du Tử Lê quay qua tôi: "Chị giúp Du Tử Lê ?!"
Tôi ngần ngại trả lời:
- "Thưa anh! Con nhỏ mà người giúp việc mới ra - Tôi đi dạy học nữa nên rất tiếc không giúp anh được!".
Du Tư Lê bàn qua chuyện nữa là chuyện Cưới Cô Châu...
Du Tử Lê:
- "Cái khó là Mượn Ai đứng Chủ hôn?
Tôi bỗng hỏi thực thà:
- "Uả nghe anh có vợ hai con rồi mà sao lại cưới cô Châu nào nữa?!"
Nhà tôi, biết tính tôi GHEN Dàn Trời nên nghe chuyện này có vẻ tôi không đồng tình lắm. Nên hối Du Tử Lê uống nốt tách cà phê và đi cho lẹ.
- Vưa đúng lên thì một Ông Thi Sĩ nữa tới - Ông cũng mặc đồ Quân Nhân... Đeo ba hoa mai vàng lận. Tôi nhớ (Ba hoa mai?!)
Ông vừa dựng xe tính vào nhà tôi thì Giang Đông và Du Tử Lê bước ra cửa ngay. Giang Đông :
- "A! Mai Trung Tĩnh - Thôi mình đi chỗ khác bàn tiếp - Rồi mình còn ra nhà in coi báo lên khuôn !"
Sau đó ít ngày thì Giang Đông mang về tập thơ TAY GÕ CỬA ĐỜI - đề tặng của tác gia: DU TỬ LÊ .
Tôi cầm đọc và trân qúy như mình hân hạnh được biết một Đại Thi Sĩ vậy!
Rồi Giang Đông kể là: Hắn (Du Tử Lê - gọi tính cách thân tình) đang tính cưới cô Châu - Cô này xinh đẹp - con nhà gia giáo, giàu có. Hắn mê lắm mà kẹt nỗi Hắn có vợ hai con rồi! Bây giờ không biết nhờ ai làm Cha Mẹ Gỉa hoặc Anh Chị Gỉa để Đứng Ra Xin Cưới cô Châu!
Tôi nghe mà bật ngửa vì Thần Tượng Đại Thi Sĩ đã Bê Bối!
Tôi bảo Giang Đông: "Anh dính vào chuyện này lam gì!"
Giang Đông: "Anh không dính nhưng VĂN NGHỆ là vậy - Thi Sĩ mà Em... Có vậy làm thơ tình mới hay!"
Bữa cơm hôm đó tôi ăn không ngon vì tôi nghĩ: "Bệnh Du Tử Lê sẽ lây qua Giang Đông mất! Giang Đông sẽ bắt chước!".
- Rồi...
Sau mãi đến năm 1995...- Khi Giang Đông đi sang Mỹ theo diện H.O.
Tất nhiên vợ là tôi sẽ lòng thòng đi cùng chứ.
Đúng vậy! Tôi đã theo Giang Đông đi Mỹ và định cư tại Seattle -
Giang Đông khoái làm báo lắm nên khi đến Seattle là vào ngay tờ báo Phương Đông Times - để Xả Hơi trên báo chí .
Viết không có một xu teng cũng thức toét mắt mà viết!
Độc giả khen chê. Rồi đấm đá tha hồ!
Rồi lại chính anh chủ báo này nhờ Giang Đông: "Anh Giang Đông! Du Tử Lê sẽ lên đây ra mắt sách... Tụi em nhờ anh giới thiệu. Anh mới qua thì dứt khoát sẽ đông người tới. Nhất là Giang Đông là bạn cũ của Du Tử Lê từ Sài Gòn nữa!"
Tôi như cái đuôi của Giang Đông cũng theo đi dự buổi ra mắt sách này.
Anh chàng chủ báo bảo tôi:
- "Cái khó cho tụi tôi là phải đài thọ tiền máy bay cho Du Tử Lê và Bà Vợ - một cô lấy từ CANADA sang (Tôi còn hình cô ta chụp hôm đó)!".
Cô ta độc thân gần ba chục tuổi - không đẹp - không có duyên! Trung bình! Tôi nhìn cô và bảo nhỏ ông chủ báo và Du Tử Lê: "Bà này đâu có đẹp đâu mà Du Tử Lê đổi vợ?!"
Du Tử Lê:
- "Trông cũng được nhưng mà mình cuối đời rồi cần ổn định cuộc sống - Du Tử Lê mệt mỏi lắm chị ạ!"
Rồi buổi ra mắt sách đã bắt đầu tại một nhà hàng ở Seattle - Ôi hình ảnh nhiều quá chụp cho lắm vào nay tôi còn giữ cho ông chồng đã Ra Đi Vĩnh Viễn!
Quyển sách ra mắt có tựa đề:
CHỖ MỘT ĐỜI
EM VẪN ĐỂ DÀNH
Tùy Bút
DU TƯ LÊ
(Tủ sách Văn Học Nhân Chứng)
* Sách Tặng Phan Lạc Giang Đông - (tôi đang để cạnh đây).
Sau khi "Gáy" cho Du Tử Lê ra mắt sách rồi thì... chia tay nhau, vợ chồng tôi lo đi cày để có tiền sinh sống và nuôi con cháu!
- Đùng một cái, ít lâu sau tôi còn đang ở trong một căn hộ Public Housing thì Giang Đông lại bảo tôi:
- "Em, hôm nay em nấu bún riêu nha. Anh sẽ có bà Châu, chủ báo sài Gòn Nhỏ lên đây. Bà ấy mời anh làm đại diện cho báo bà ấy ở Seattle - Nhưng anh ngại cộng tác với PHỤ NỮ - Phụ Nữ làm Xếp nắm đầu mình?! Vả lại anh còn đi làm không có thì giờ đi lấy quảng cáo, viết tin nữa...- Nên anh để cho Cao Xuân Hùng nhận việc này! - Vậy là có cả bà Châu và Cao xuân Hùng sẽ đến đây vào chiều mai".
Tôi nói: "Ra quán ăn đi , em nấu bún riêu dở lắm - Nhất là bà Châu - dân sang khó tính đấy!".
Nhưng ông xã tôi không đồng ý đi tiệm, Giang Đông bảo:
- "Em! Con cái, bà con, anh em đang nghèo đói ở Việt Nam kìa!"
... Rồi
Tôi đã gặp Bà Chủ báo Sài Gòn Nhỏ - và Cao Xuân Hùng tại căn hộ Public Housing mà vợ chồng tôi đang ở.
- Bà Châu : Dáng nhỏ nhắn như tôi, nước da ngăm ngăm. Rất Có Duyên. Nói cười liên tục và kể chuyện về Du Tử Lê cùng Cuộc Đời làm Báo của Bà. Bà kể:
- "Khi Cộng Sản đánh chiếm Sài Gòn vào ngày 30 tháng Tư - 1975 - thì Du Tử Lê một mình đã Bay mất ! Tôi ở lại một mình với hai đứa con nhỏ . Tôi ở với cha mẹ tôi . Vì ba má tôi có Quốc Tịch Pháp nên chờ đi Pháp chứ không đi vượt biên - Khi toà Đại Sứ Pháp phải dọn về thì ba má tôi và mẹ con tôi đi Pháp . Khi sang Pháp ở được ít lâu thì tôi nhận được thư ông Du Tử Lê viết THA THIẾT mong tôi và Hai Con qua Mỹ ở cho có vợ có chồng , con cái đoàn tụ với anh - anh nhớ hai con và em lắm lắm . Tôi đọc thư riết nên đã quyết định đem hai con sang Mỹ . Khi đến Mỹ thì tôi về nhà Du Tử Lê -căn hộ hẹp ! Và Du Tử Lê đi làm . Cứ sáng đi tối về . Mỗi khi về tới nhà thấy Du Tử Lê mệt mỏi và tay chân , quần áo lốc thốc dơ dáy ! Mà tiền anh ấy cho đi chợ chả đủ . Nhìn chồng như vậy tôi mới hỏi : Anh à , anh làm nghề gì mà thấy có vẻ vất vả quá mà tiền thì không có bao nhiêu . Nhưng Du Tử Lê không nói hiện đang làm gì ! Rồi Du Tử Lê không về nhà như mọi ngày sáng đi chiều về nữa mà một tuần mới về một lần ! Tôi mới thấy thế nào ấy nên đi ra ngoài khu Việt Nam thăm hỏi bạn bè anh ấy coi sao . Tôi được bạn anh Du Tử Lê cho hay là Du Tử Lê đang có Một Vợ Hai Con ! - Tôi đành chờ Du Tử Lê về và cũng nói thật là bạn anh cho hay như vậy . Tôi cũng nhỏ nhẹ nói với Du Tử Lê : Anh à - Anh có vợ và hai con rồi sao còn cứ viết thư bảo em cho hai con qua đây ? ! Bây giờ thì đành chia tay nhau để em lo tương lai cho hai con . Em nói thật chứ ngồi đây mà chết đói sao .
Du Tử Lê suy nghĩ và quyết định : Nếu em bỏ anh thì em phải làm một cái giấy xác nhận là HAI ĐỨA CON KHÔNG PHẢI CON ANH .
Tôi đau khổ đến tái mặt vì nghĩ KHÔNG NGỜ DU TỬ LÊ ĐÃ TỒI ĐẾN NHƯ VẬY . Nhưng tôi chợt nhận ra rằng : DU TỬ LÊ Sợ NHẬN HAI ĐỨA CON thì Sẽ Phải CHIA TIỀN để Nuôi ! Tôi liền trả lời : Đây tôi viết ngay trước mặt anh . Khi đưa cho Du Tử Lê cái giấy cho CHÀNG YÊN TÂM là không Phải Chu Cấp cho hai con ! Tôi dẫn hai con tôi ra khỏi nhà , trong tay có đúng HAI ĐÔ LA . Tôi tìm đến một chỗ Bán Fast Food xin việc . (Bà Châu còn nhấn Mạnh : Cao Xuân Hùng thấy hồi mới sang chị em mình khổ ? - Cao Xuân Hùng cũng làm nghề đó ) Cứ phải chạy theo xe đưa đồ ăn cho khách ! Có lúc muốn đứt ruột ! Nhưng thấy CUỘC ĐỜI THẤM THÍA và Ý VỊ .
Rồi đi học tiếng Anh - Con cái đi học ! - Một thời gian đi chợ thấy Báo Việt Ngữ ở chợ nhiều quá . Tôi mới nghĩ ra : Mình Làm Báo như họ nè . Dễ chứ khó gì . Tôi đổi nghề quay ra làm nghề CHỦ BÁO và Viết ... - Không ngờ cai nghề này kiếm ăn được . Báo mình bán chạy hơn nhiều báo khác . Thế là bắt đầu họ ganh ghét . Họ chửi : " Nào là Hoàng Dược Thảo nói phét - Làm gì có bằng Dược Sĩ ... ! " Thì tôi trả lời : Làm báo như mấy người , cần gì phải cái bằng Đại Học - mà khoe Dược Sĩ - Chỉ cần học hết lớp Năm thôi - Vì Báo Cắt Dán Không mà - Có viết đâu mà cần học cho cao ! " .
Bà khoe tiếp : Tôi đã đứng lên được và bây giờ bên phía Mỹ họ quen cho hay là nếu Phát Hành mỗi lần trên 8 ngàn (hay 10 ngàn ? !) số thì họ giúp giảm tiền chuyên chở phát hành xuống còn 40 % thôi . Tôi mừng quá nên cần nhiều đại diện ở các tiểu bang Mỹ . Con tôi các cháu đã lên đại học chúng chẳng cần sự giúp đỡ của tôi nhưng có một điều là Cái Tờ Giấy Bố chúng nó yêu cầu tôi xác nhận là Hai Đứa không phải là con cuả Du Tử Lê !!! " đã làm cho chúng nó bị va chạm tình cảm .
Bà tiếp : Tôi đã mua một biệt thự MỘT TRIỆU ĐÔ LA và Trồng Hoa Lan kiếm lời nữa .
- Cao Xuân Hùng đã nhận làm Đại Diện cho Báo Sài Gòn Nhỏ . Sau Hùng lại đi làm nghề khác ...
Từ đó đến nay Tôi không gặp lại Bà CHỦ BÁO SÀI GÒN NHỎ và cũng Không gặp Du Tử Lê !
Tôi viết lại không có tính cách...Bới Móc mà GHI NHẬN và Chúc Mừng Bà Sài Gòn Nhỏ quá Tài Giỏi - giàu Sang Quá rồi .
Chuyện THI SĨ Lắm Vợ NHIỀU ĐÀO thì thiếu gì nhưng chuyện KHÔNG NHẬN CON MÌNH chỉ vì Sợ Chia Ít Đồng Nuôi Con thì thật Hiếm Quá !!!

Cuối cùng tôi cũng XIN LỖI THI SĨ DU TỬ LÊ và Bà HOÀNG DƯỢC THẢO (Chủ báo Sài Gòn Nhỏ) - nếu có gì sai Xin CHO ĐÍNH CHÍNH ngay.
Xin cám ơn Qúy Vị

Ghi chú : bài này không thấy ghi tên tác giả , nhưng đọc qua chắc ai cũng biết là bà vợ của nhà văn (hay nhà báo) PLGĐ. Biết đâu cũng là một nữ văn nhân hay thi nhân gì đấy? có ai biết không vậy ta Question
Vũ Thị Thiên Thư
#1319 Posted : Tuesday, March 30, 2010 9:19:46 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)

Chị Ba
Thiên hạ sự nhiễu nhương hén
Ông anh ngày xưa hay phán , anh ấy cũng đã mang theo tiếng ngâm thơ hào sảng, bi hùng , cùng những câu dân ca ngọt ngào ...
Black Eye
Ba Tê
#1320 Posted : Wednesday, March 31, 2010 3:45:39 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
TT : Khi còn lên "đài" thì chưa rõ thực hư , đến khi không còn hơi thở thì hư ra hư , thực ra thực.
Mời xem qua lời tự thuật của nhà thơ của Màu Tím Hoa Sim



Vào lúc 19g00 ngày 18.3.2010, nhà thơ Hữu Loan, tác giả của bài thơ "Màu tím hoa sim" đã vĩnh viễn từ giã cõi đời khi sắp bước sang tuổi 95 (12.4.1916 – 18.3.2010)

Nhà Thơ HỮU LOAN

Ảnh : nguoi-viet.com

Nhà thơ Hữu Loan và vợ là Bà Phạm Thị Nhu

Ảnh : Hồ Trần


MÀU TÍM HOA SIM
Hữu Loan

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng đang xanh
Tôi người vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như yêu người em gái.
Ngày hợp hôn
Nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh bết bùn
Đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo

Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về
thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê......
Nhưng không chết
Người trai khói lửa
Mà chết
Người gái nhỏ hậu phương.
Tôi về không gặp nàng
Má ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phúp cuối
Không được nghe nhau nói
Không được nhìn nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa

Lời tự thuật của HỮU LOAN

Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa,chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà . Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung, tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học . Đến năm 1938 , lúc đó cũng đã 22 tuổi, tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốân quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn .Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy , trong đó có Nguyễn Đình Thi , Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn , Đỗ Thiện và ...Tôi - Nguyễn Hữu Loan.

Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái thị Ngọc Chất ,bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ , tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên . Ở Thanh Hóa, Bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới.

Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà .Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái - lúc đó mới 8 tuổi- mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: ' Em chào thầy ạ'Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằng sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu ấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một 'bà cụ non'. Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chỗ tôi ngồi ăn cơm lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn; những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt ...

Có lần tôi kể chuyện ' bà cụ non' ít nói cho hai người anh của em Ninh nghe, không ngờ chuyện đến tai em, thế là em giận! Suốt một tuần liền em nằm lì trong buồn trong, không chịu học hành... Một hôm, bà tham Kỳ dẫn tôi vào phòng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đã nói gì, tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đã nói rất nhiều, đã kể chuyện em nghe, rồi tôi đọc thơ...Trưa hôm ấy, em ngồi dậy ăn một bát to cháo gà và bước ra khỏi căn buồng. Chiều hôm sau, em nằng nặc đòi tôi đưa lên khu rừng thông. Cả nhà không ai đồng ý: ' mới ốm dậy còn yếu lắm, không đi được đâu' Em không chịu nhất định đòi đi cho bằng được. Sợ em lại dỗi nên tôi đánh bạo xin phép ông bà tham Kỳ đưa em lên núi chơi .....

Xe kéo chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc, tôi đuổi theo muốn đứt hơi. Lên đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên em.Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời, không biết lúc đó em nghĩ gì. bất chợt em hỏi tôi:

-Thầy có thích ăn sim không ?
Tôi nhìn xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuốn sườn đồi, còn tôi vì mệt qúa nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ... Khi tôi tỉnh dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những qủa sim đen láy chín mọng.
-Thầy ăn đi.

Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ: “Ngọt qúa.”
Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, qủa sim đối với chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ ăn những qủa sim ngọt đến thế!
Cứ thế, chúng tôi ăn hết qủa này đến qủa khác.Tôi nhìn em, em cười. hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì... tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo!

Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng ,em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi...Tôi quay đầu nhìn lại...em vẫn đứng yên đó ...Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa...

Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đã có nhiều chàng trai đên ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ ....

Chín năm sau, tôi trở lại nhà, về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em , hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn là cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp...

Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sơ,ï vì hai gia đình không môn đăng hộ đối một chút nào. Mãi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm'soạn kịch bản'.
Một tuần sau đó, chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, không đòi may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là:'yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả'. Tôi cao ráo, học giỏi, Làm thơ hay...lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long,huyện Nông Công, tỉnh Thanh Hóa của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng. Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói , hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết!

Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ. Hôm tiễn tôi lên đường, Em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ giờ em không còn cô bé Ninh nữa, mà là người bạn đời yêu qúy của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại...Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mát thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống.

Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn( thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối! Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại tôi nỗi đau không gì bù đắp nổi. Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sau thẳm trong trái tim tôi .

Tôi phải giấu kính nỗi đau trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn... Dường như càng kèm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong lòng tôi được bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, Tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra:

Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng có em chưa biết nói
Khi tóc nàng đang xanh ...
...Tôi về không gặp nàng....

Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa.. Anh bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh. Đó là bài thơ Màu Tím Hoa Sim.

Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2-4-1916 hiện tại đang 'ở nhà trông vườn' ở làng Nguyên Hoàn - nơi tôi gọi là chỗ 'quê đẻ của tôi đấy' thuộc xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.

Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay, nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi viết mới nổi những câu :

Chiều hành quân, qua những đồi sim
Những đồi sim, những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt
Và chiều hoang tím có chiều hoang biếc
Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.

Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi' hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi'. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi qúa! với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ qúa rồi!
Đó là thời năm 1955 - 1956, khi phong trào văn nghệ sĩ bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những kẻ bồi bút cam tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca ngợi cái này cái nọ để kiếm chút cơm thừa canh cặn. Làm thơ phải có cái tâm thật thiêng liêng thì thơ mới hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà không có tình, có tâm thì chả ra gì! Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó tôi lại đề cao tình yêu, tôi khóc người vợ tử tế của mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó tôi khóc như vậy họ cho là khóc cái tình cảm riêng...Y như trong thơ nói ấy, tôi lấy vợ rồi ra mặt trận, mới lấy nhau chưa được hơn một tháng, ở nhà vợ tôi đi giặt rồi chết đuối ở sông ...Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động.. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc?

Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu qúy, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi, đến nỗi tôi phải đi xe cút kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước, có hai cái càng ở phía sau để đủn hay kéo. Xe cút kít họ cũng không cho, tôi phải gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản, đi đến đâu cũng có công an theo dõi, cho người hại tôi....Nhưng lúc nào cũng có người cứu tôi! Có một cái lạ là thơ của tôi đã có lần cứu sống tôi ! Lần đó tên công an mật nói thật với tôi là nó được giao lệnh giết tôi, nhưng nó sinh ở Yên Mô, thường đem bài Yên Mô của tôi nói về tỉnh Yên Bình quê nó ra đọc cho đỡ nhớ, vì vậy nó không nỡ giết tôi.

Ngoài Yên Mô, tôi cũng có một vài bài thơ khác được mết chuộng. sau năm 1956 , khi tôi về rồi thấy cán bộ khổ qúa, tôi đã làm bài Chiếc Chiếu, kể chuyện cán bộ khổ đến độ không có chiếc chiếu để nằm!
Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954- 1955.

Lúc đó còn là chính trị viên của tiểu đoàn, tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học , lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản qúa, không còn hăng hái nữa. Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng. Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần năm trăm mẫu tư điền.
Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn ,nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông . Thế rồi, một hôm, Tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố . Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó, cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó , cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng .

Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ ,nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn.
Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Qúa xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi ; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói.

Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.

Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó , bữa đói bữa no....Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con - 6 trai , 4 gái- và cháu nội ngoại hơn 30 đứa!

Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ. Thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi mới mở cửa, tôi được ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm ra nhập làm gì.
Năm 1988, tôi ' tái xuất giang hồ' sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nghèo đèo heo hút gío. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức để đòi tự do sáng tác, tự do báo chí - xuất bản và đổi mới thực sự.

Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty Viek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyền bài Màu Tím Hoa Sim của tôi với gía 100 triệu đồng. Họ bảo, đó là một hình thức bảo tồn tài sản văn hóa. Thì cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu trừ thuế đi còn 90 triệu, chia 'lộc' cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu đồng, phòng đau ốm lúc tuổi gìa, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan.

Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán./.

Hữu Loan.

( Nguồn : Internet)



Users browsing this topic
Guest (44)
95 Pages«<6465666768>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.