Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

ĐÀLẠT một thuở...
viethoaiphuong
#1 Posted : Sunday, October 11, 2009 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


CÂU CHUYỆN VỀ ĐƯỜNG XE LỬA ĐÀLẠT

Vũ Lâm - Viết cho Đặc San ĐàLạt 2009 - Hội Cựu SVSQ - Trường Võ Bị Quốc Gia VN - San Diego phát hành



Tôi sinh ra ở miền Bắc Việt Nam, sống ở Ninh Bình, Hà Nội, Hải Phòng. Di cư vào Nam, suốt thời niên thiếu, đi học, lớn lên ở Sài Gòn, chỉ có những tháng Hè hoặc Tết, tôi mới được lên Đà Lạt sống với cô và các em con của cô tôi. Vậy mà tôi vẫn có cảm tưởng tôi là cư dân Đà Lạt, có lẽ vì kỷ niệm và tình yêu sâu đậm nhất của đời tôi gắn liền với Đà Lạt, cộng thêm những kỷ niệm của 4 năm thụ huấn tại quân trường Võ Bị.



Tuổi ngoài 60, tuổi già, hiện tại và tương lai là con đường bằng phẳng! Nên người ta thường ngoái cổ lại nhìn về quá khứ, sống với quá khứ. Như con bò buổi chiều về nằm nhai lại mớ cỏ nuốt vội vàng lúc ban ngày. Hình ảnh và hương vị của Đà Lạt vẫn còn đậm nét trong tôi, nên những buổi chiều buồn, những ngày mưa bão, tôi vẫn thường ngồi lặng lẽ một mình bên cửa sổ, trong một góc của căn phòng, trầm ngâm, mơ màng nhớ về những ngày tháng ở Đà Lạt. Đà Lạt những buổi sáng sương phủ trắng dưới thung lũng. Đà Lạt buổi chiều, buổi tối mù sương. Đà Lạt mây mù phủ trên rừng thông, đồi núi, mờ mịt đỉnh Lang Biang. Đà Lạt những ngày mưa bão lê thê, giá lạnh, ẩm ướt! Đà Lạt và người tình, Đà Lạt và nỗi buồn gậm nhấm hồn tôi suốt một đời.

Tôi nhớ con dốc từ khu chợ Hòa Bình dẫn xuống Hồ Xuân Hương, nhớ con đường ven hồ và đồi Cù, xa xa phía cuối hồ, ngọn tháp nhọn trường Lycée Yersin vươn cao in trên nền trời. Tôi nhớ bước chân lững thững trên những bậc thềm Palace, nhớ con đường dốc ven đồi phủ đầy lá thông khô và những hàng thông cao vút. Đà Lạt có một mùi thơm huyền hoặc suốt đời khó quên, mùi ẩm ướt của núi đồi, mùi rừng thông, nhựa thông, mùi ngo, mùi hoa Mimosa. Thời gian tôi sống ở Đà Lạt ít hơn ở Sài Gòn, nhưng Đà Lạt đã gói gọn những cảm xúc, rung động của đời tôi từ ngày bé, những ngày còn chạy nhảy, vui đùa, đá bóng với đám bạn nhỏ trong khu rừng thông bên trường Petite Lycée, băng rừng từ sau căn nhà ở đường Pasteur tìm đường ra thác Camly. Cho đến những ngày vừa đủ lớn để biết buồn, biết cất dấu hình người yêu trong ví lâu lâu lấy ra ngắm nhìn, biết ngồi Cà phê Tùng. Nên, một phần của lý do tại sao sau ngày xong tú tài phần hai, tôi không chọn làm giáo sư, luật sư, kỹ sư, bác sĩ, tôi cũng không chọn quân trường Hải Quân, Không Quân mà chọn trường Võ Bị Đà Lạt, nơi mà khi bước chân vào đã mường tượng đến một tương lai vô định, may rủi, chưa biết sẽ về đâu, một là xanh cỏ hai là đỏ ngực!.


Hôm nay, nhìn những tấm ảnh “Đà Lạt ngày nay”, đọc hàng trăm những bài viết về Đà Lạt, trên những trang Web, trên sách báo, tôi thấy nặng trĩu buồn, buồn bởi vì tôi thấy tôi mất mát quá nhiều, tôi mất một phần của đời tôi, mất Đà Lạt mất tình yêu!!!

Đà Lạt ngày xưa có nét đẹp thiên nhiên, trong lành, thác nước, hồ nước trong xanh, im vắng bên rừng thông, đồi núi ngút ngàn, Đà Lạt ngày nay, Đà Lạt nhân tạo, xanh xanh đỏ đỏ với những kiến trúc rẻ tiền của đám lãnh đạo có trình độ thấp kém, vô học, trong chế độ cộng sản. Kiểu kiến tạo giả dối, tiểu công nghệ, ăn xổi ở thì, chỉ mong mau tay móc túi du khách, kiểu xin tiền lẻ, moi bạc cắc. Đà Lạt ngày xưa như người con gái đẹp thơ ngây, hồn nhiên, mộc mạc không son phấn, Đà Lạt ngày nay như cô gái ăn sương, đứng chờ khách trong đêm tối, lòe loẹt phấn son!

Để nhớ thương Đà Lạt của những ngày xa xưa, tôi phỏng dịch tặng các bạn một đoạn trong “Tracing the forgotten path to the lost Shangri-La” nói về lịch sử con đường “Xe Lửa Răng Cưa Lâm Viên” chạy từ Phan Rang lên Đà Lạt, nay không còn nữa. Và, nói về cái ngu xuẩn của những người lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam cùng với sự phá hoại, tàn phá đất nước của họ.


Đa số người ta biết đến Đà Lạt có một nhà ga xe lửa Đà Lạt đẹp vào bậc nhất Đông Nam Á, đặc sắc với kiến trúc và xây cất theo kiểu Art-Deco, một kiểu kiến trúc được ưa chuộng và thịnh hành ở Âu Châu và cả thế giới vào đầu thế kỷ thứ 20 từ 1925 đến 1939. Nhưng không mấy ai chú ý đến một điều, đường xe lửa lên Đà Lạt là một đường xe lửa răng cưa (cog railroad), độc đáo và hiếm có trên thế giới. Bạn sẽ ngạc nhiên và kỳ thú khi nói đến đường xe lửa răng cưa! Đúng vậy, hệ thống đường rầy xe lửa loại này có thêm một đường rầy ở chính giữa có răng móc như lưỡi cưa, ăn khớp với bánh xe của đầu tầu kéo cũng có răng, được chế tạo đặc biệt không có ở các đầu tàu xe lửa loại thường, để kéo đoàn tàu lên dốc và để giữ cho đoàn tàu không bị tuột nhanh khi xuống dốc. Chúng ta hãy khảo sát qua để biết công trình khó khăn và làm thế nào để người Pháp đã thiết lập được hệ thống đường xe lửa lên Đà Lạt vào đầu thế kỷ thứ 20.


Năm 1903, người Pháp bắt đầu kiến tạo đường xe lửa nối liền thành phố Đà Lạt mát mẻ trên cao nguyên và thành phố Phan Rang nóng nực nằm ven duyên hải với mục đích tạo điều kiện giao thông thuận tiện cho các kiều dân Pháp lên sinh sống, làm việc hoặc nghỉ ngơi trên thành phố Đà Lạt có khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm. Đoạn đường xe lửa Đà Lạt-Tháp Chàm chỉ có 84 cây số. 41 cây số từ Tháp Chàm đến Sông Pha (Krong Pha) được hoàn tất và xử dụng từ năm 1919 còn 43 cây số từ Sông Pha lên Đà Lạt phải mãi đến năm 1932, 13 năm sau mới hoàn tất và xử dụng được, 43 cây số cuối cùng này là núi đồi dốc, 3 nơi phải làm hệ thống đường rày có móc răng cưa và 5 chỗ phải làm đường hầm xuyên qua núi. Tổng cộng công trình kiến tạo là 30 năm để hoàn tất 84 cây số đường xe lửa Phan Rang-Đà Lạt.

Tiến trình kiến tạo đường xe lửa Tháp Chàm-Đà Lạt:

Khởi đầu từ 1893 đến 1913:

- Từ Tháp Chàm (Tourcham) đến Tân Kỳ, 41 Km, hoàn tất và xử dụng năm 1913.

- 1919 hoàn tất từ Tân Mỹ đến Sông Pha (Krongpha)

- 1928 - - - từ Sông Pha đến Eo Gió (Bellevue)

- 1929 - - - từ Eo Gió đến Đơn Dương (Dran)

- 1930 - từ Đơn Dương đến Trạm Hành (Arbre Broye)

- 1933 - - - - từ Trạm Hành đến Đà Lạt

tổng cộng 84 Km từ Tháp Chàm (tourcham) đến Đà Lạt.



Năm 1932, hai kiến trúc sư người Pháp, ông Moncet và Reveron thiết lập đồ án nhà ga xe lửa Đà Lạt và thuê một công ty Việt Nam để xây cất cách Hồ Xuân Hương khoảng 2 Km. Nhà ga được thiết kế đặc biệt theo kiểu Tây phương cộng thêm một vài điểm đặc thù của vùng cao nguyên, phòng hành khách chính giữa mái cao và dốc. Nhà ga được chia làm ba gian nhà, mỗi gian đều rộng lớn với những cửa kính mầu và trần hình vòm cung.

Sau khi đường Hỏa Xa Lâm Viên với đường xe lửa có răng cưa (Cog railway) hoàn tất. Công ty Hỏa Xa “Chemin De Fer” (CFI) của Pháp nhập cảng đầu máy xe lửa chạy được trên đường xe lửa răng cưa vào Việt Nam làm hai đợt.

- Đợt đầu 7 đầu máy. 5 đầu tầu kiểu HG 4/4 của công ty Thụy sĩ SLM Winterthurand (Schweizerische Lokomotiv- und Maschinenfabrik Esslingen) và 2 đầu tầu cũng kiểu HG 4/4 do Công Ty của Đức (German MFE - Maschinenfabrik Esslingen) sản xuất.

- Đợt hai, giữa năm 1930 - 1947 công ty CFI mua được 6 đầu máy cũ (used locomotives) của công ty Swiss FO (Furka-Oberwald), 2 loại HG 4/4 (serial number CFI 40-308 và 40-309) năm 1930 và 4 kiểu HG 3/4 (serial number CFI 31-201 đến 31-204 ) năm 1947.


Trong thời gian Nhật chiếm đóng Đông Dương, công ty CFI bị lấy mất 3 đầu tầu HG 4/4 không giấy tờ. Số đầu máy còn lại sau này khi người Pháp rút lui khỏi Việt Nam được chuyển giao cho Hỏa Xa Việt Nam. Số hiệu (serial number) của các đầu máy vẫn giữ nguyên, chỉ thay đổi 3 chữ đầu là VHX (hỏa xa Việt Nam) thay vì CFI (Chemin De Fer).

Với kỹ thuật cổ xưa, đầu máy kéo chạy bằng hơi nước, nấu bằng than, có công xuất từ 600 đến 820 Mã Lực (CV - Chevaux Vapeur). Vì Việt Cộng liên tiếp phá hoại và đặt mìn nên cố gắng lắm hỏa xa Việt Nam mới duy trì được những chuyến xe lửa chạy trên tuyến đường Đà Lạt-Phan Rang cho đến năm 1968, sau đó đành phải ngưng hoạt động.

Phải mất đến một khoảng thời gian dài 30 năm, với nỗ lực cố gắng lớn lao của người Pháp trong thời kỳ Đông Dương mới kiến tạo được một tuyến đường xe lửa có răng cưa kỳ diệu này (extraordinary cog railway). Chỉ một năm sau ngày cộng sản chiếm miền Nam, năm 1976, Cộng Sản đã tuyên truyền cong queo láo lếu về lịch sử con đường xe lửa Lâm Viên (Langbian railway) và đổ tội cho người khác đã phá hủy con đường sắt lịch sử này. Chúng ta hãy đọc những bài viết lếu láo của Việt Cộng dưới đây:


“Đà Lạt được tạo dựng năm 1907 . . . .

Nhà ga Sông Pha và cây cầu sắt đen gần đó là dấu vết, tàn tích sự hiện diện của người Pháp tại Việt Nam.

Người Pháp dự định kiến tạo một đường hỏa xa từ Đà Lạt đến thành phố duyên hải Phan Rang. Con đường xe lửa này phải vượt qua những giải núi, những đèo đẹp nhất ở Việt Nam, Đèo Dran và Đèo Sông Pha mà người Pháp gọi là Đèo Bellevue. Đường xe lửa Sông Pha là một trong hai đường xe lửa răng cưa (Cog railway) duy nhất trên thế giới nhưng đã không được hoàn tất sau khi người Pháp rút lui (Was unfinish after the French withdrawal).

Mặc dù, vẫn còn có thể tìm thấy bên cạnh đường ..... rất nhiều dấu tích về con đường sắt ấy.


(nguồn Thanhnien Online - March 31,2008).

Và Việt Cộng đổ tội cho Đế Quốc Mỹ đã phá hoại con đường xe lửa răng cưa Đà Lạt trong chiến tranh:

“ ... Ngay sau khi nhà ga xe lửa Đà Lạt được xử dụng năm 1936, những chuyến xe lửa với đầu máy kéo mới toanh của Nhật chuyên chở hành khách và hàng hóa chạy trên ba tuyến đường: Tháp Chàm - Đà Lạt, Nha Trang - Tháp Chàm - Đà Lạt, và Saigon (nay là thành phố Hồ Chí Minh) - Tháp Chàm - Đà Lạt. Nhà ga Đà Lạt có ba đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước được đốt bằng củi, đun sôi 12 thước khối nước, hơi nước tạo sức kéo lên đến 700 tấn. Vì bị Mỹ ném bom, nên những chuyến xe lửa chuyên chở hành khách này chỉ kéo dài được đến năm 1972 sau đó hoàn toàn chấm dứt. Khoảng 20 năm về trước, hai trong ba đầu máy kéo loại chạy trên đường răng cưa này được bán ra ngoại quốc, người ta thấy được trưng bày tại bảo tàng viện ở Hòa Lan”.

Trên thực tế, những đầu máy xe lửa này được sửa chữa, tân trang và mới đây đã được xử dụng, hoạt động trên dường xe lửa răng cưa Furko của Thụy Sĩ.

(nguồn: Vienam Economic News Online) - Ghi chú: Web-page này đã bị xóa bỏ và tất cả dữ kiện viết trong bài đều hoàn toàn sai sự thật.



Sau khi Việt Cộng chiếm được miền Nam năm 1975, một điều đáng chú ý là, chính quyền Hà Nội khi phát triển đường xe lửa Thống Nhất Saigon-Hanoi, vì thiếu hụt đường rầy, họ đã ngu xuẩn quyết định tháo gỡ đường rầy đoạn đường Song Pha- Đà Lạt, tưởng rằng có thể giải quyết được việc thiếu hụt đường rầy để hoàn thành đường xe lửa Thống Nhất. Đây không phải chỉ là một sai lầm lớn mà là một sự ngu si đần độn của Cộng Sản Việt Nam. Bởi vì, đường rầy xe lửa của đoạn đường Sông Pha Đà Lạt là loại đường rầy được đặt chế tạo riêng cho đường xe lửa răng cưa với một kỹ thuật sáng chế đặc biệt dùng cho địa thế dốc, có thể chịu được lực ép, sức kéo lớn khủng khiếp khi leo dốc trong một khoảng thời gian dài và trục của đường rầy phải chế tạo toàn bằng loại thép tốt, rất cứng. Ngay cả đến những con ốc và “bu-loong” cũng đặc biệt, khác với loại đường xe lửa thường. Dĩ nhiên những đường rầy này không ăn khớp với loại đường rầy cho xe lửa chạy ở nơi bằng phẳng. Quá là ngu đần! Cuối cùng những đoạn đường sắt này thành sắt phế thải, quan chức Việt Cộng cưa vụn ra bán rẻ lấy tiền. Đúng là một thảm kịch của lịch sử hỏa xa Đông Dương! Nếu đường xe lửa này không bị tháo gỡ, thì ngày nay đã có thể dễ dàng sửa chữa, tân trang để có những chuyến xe lửa du lịch thú vị từ vùng duyên hải Nha Trang, Ninh Chu, Mũi Né lên Đà Lạt . . . . .


Đường Xe lửa Sông Pha – Đà Lạt cũng tạo thêm nét đẹp cho phong cảnh vùng Đông Nam Á Châu, đặc biệt với loại đầu máy xe lửa cổ điển chạy bằng hơi nước, kéo những toa tàu dài chở hành khách, ngoằn ngèo như con rắn không lồ, chạy ven theo vách núi, lượn theo những sườn núi toàn là thông mọc thẳng đứng. Khi đoàn tàu leo lên đèo Ngoạn Mục (Bellevue pass), hành khách sẽ có cảm giác kỳ diệu với cảnh trí một bên là triền núi xanh, một bên là khoảng không gian mênh mông, bất tận, trải dài đến chân trời mờ mờ phía xa là bờ biển Thái Bình Dương. Phong cảnh thay đổi ngoạn mục theo từng địa thế cho đến khi con tầu lên đến đỉnh, vùng cao nguyên Lâm Viên mù sương, mát dịu và bắt đầu thấy thoang thoảng mùi thơm của rừng thông, của nhựa thông hòa lẫn với mùi gỗ cháy mang theo từ những cột khói tầu phụt ra đen ngòm. Một cảnh trí thiên nhiên tuyệt vời khó quên.



Ngày nay, không còn cách nào để tái tạo lại đường xe lửa răng cưa Sông Pha–Đà Lạt này nữa! Nhất là với sự suy sụp của chế độ cộng sản. Một khi đã phá hủy thì chẳng còn hy vọng gì tạo dựng lại được nữa! Người Pháp đã tốn 30 năm để kiến tạo 84 cây số đường xe lửa Tháp Chàm–Đà Lạt, nhưng Việt Cộng trong thời bình sau năm 1975, chỉ tốn vài năm để “dọn sạch” dấu vết của con đường xe lửa tuyệt đẹp này, ngay cả “dọn sạch” cây cầu sắt lịch sử ở Đơn Dương (Dran) năm 2004 để lấy sắt vụn !!

Mời các bạn xem nhưng hình ảnh dưới đây, bạn sẽ khiếp đảm về sự phá hoại, tàn phá di tích lịch sử của chế độ Hà Nội trong thời bình. Sau một thời gian dài bỏ hoang phế, cỏ cây đã phủ kín dấu vết của con đường xe lửa ngày xưa. Nhưng, trong những ngày gió lộng, trên đỉnh cao nguyên Lâm Viên, từ trong những cánh rừng thông, hình như người ta còn mơ hồ nghe tiếng vọng lại lẫn trong tiếng gió hú, hồi còi tầu rúc lên, âm điệu sầu thảm như thương tiếc cho một thời của quá khứ đã mất đi.

Vũ Lâm



viethoaiphuong
#2 Posted : Sunday, October 11, 2009 9:22:20 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Hình ảnh Đà Lạt trước năm 1975





























* s/t by SaoLinh / MGP
PC
#3 Posted : Monday, October 12, 2009 6:24:42 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Nhớ về Đà Lạt năm xưa! Rose
viethoaiphuong
#4 Posted : Sunday, November 8, 2009 8:08:15 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Trần Ngọc Toàn

Ðà Lạt Ngày Xưa:

"Khi mới lớn lên, tôi nghe ông Chú của tôi kể lại ông và tất cả học sinh của thành phố Ðà Lạt được chính quyền vận động đi trồng những cây thông quanh bờ Hồ Lớn, sau này được đặt tên là Hồ Xuân Hương".
Lúc bấy giờ người Pháp đã xây đập chặn nước của dòng suối lớn Ðà Lạt chảy từ hướng Bắc về, qua các ghềnh thác lớn nhỏ rồi đổ xuống tận sông Ðà Rằng ở vùng Bảo Lộc, Ðịnh quán. Trong khi đó, ho cũng ngăn đập ở thượng nguồn làm hồ nước Suối Vàng với đập Thủy Ðiện Ðan Kia bên dãy núi Bà ở phía Bắc thành phố. Trên đường mở vòng quanh thành phố, họ đã chặn nước tạo nên hồ Than Thở và hồ Saint Benoit, sau này được đổi tên là Chi Lăng. Xa hơn, về hướng chính Bắc là hồ nước nhân tạo ở ấp Ða Thiện với dòng nước chảy về Thác Cam Ly. Riêng với Hồ lớn, họ đã phải dùng cốt mìn để khoét sâu thêm trước khi làm đập ngăn dòng nước trên đoạn đường từ hướng Nhà Thờ Con Gà qua dốc lên phố chính thương mại được mang tên là Khu Hòa Bình. Chiếc cầu trên đập nước được gọi là cầu Ông Ðạo. Sau này, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tức cảnh qua cầu nên thơ với tà áo trắng học sinh tung bay viết nên bản nhạc "Có một Dòng Sông". Khi ghé thăm Ðà Lạt, nhạc sĩ Lam Phương cũng viết bản nhạc "Thành Phố Buồn" góp mặt với một số bài ca của các nhạc sĩ khác như "Chiều Vàng", " Xứ Hoa Ðào" , "Ðà Lạt sương mờ" v.v...

Dòng suối từ cầu Ông Ðạo chảy xuôi theo thung lũng bên ấp Ánh Sáng mới được dựng lên sau năm 1955, mở rộng như một dòng sông nhỏ qua cầu Bá Hộ Chúc bằng gỗ, đến ấp nhỏ với vườn rau cải xanh mướt quanh năm rồi qua cầu Nhà Ðèn, khu "Abattoire" chuyên mổ lợn giết bò, qua xóm Lò Gạch rồi đổ về Thác Cam Ly với một ấp người Thượng gốc sắc tộc Kơ Ho với nhà sàn tập thể ở đầu nguồn. Với trợ cấp của một chủ nông trại người Pháp tên Farraut, còn chìm trong cảnh núi rừng hoang dã và nguồn nước chảy rất mạnh qua ghềnh đá nhấp nhô. Từ đây, người ta còn nghe tiếng nai bép xép và tiếng hổ gầm. Từ Thác đi về hướng Tây chừng hai trăm thước dẫn lên ngọn núi cao với rừng thông dày đặc xanh thẫm là lăng mộ của ông Nguyễn Hữu Hào, cha ruột của Nam Phương Hoàng Hậu, Chánh phi của Hoàng Ðế Bảo Ðại, cuối đời nhà Nguyễn. Chính phủ thuộc địa Pháp đã trao lại thành phố Ðà Lạt do Bác Sĩ người Pháp, tên Yersin khám phá và lập nên cho Nam Triều nên ông Vua Bảo Ðại đã lấy làm ỏõ Hoàng Triều Cương Thổ ỏõ dành cho Hoàng thân quốc thích và tất nhiên là người Pháp cai trị.

Ngược lên hướng Tây Bắc từ Thác nước là Phi trường Cam Ly, với đồi núi trùng điệp vây quanh, nhưng phi trường rất ít được sử dụng vì thời tiết mây mù và núi cao vây quanh. Từ đây, đi ngược về thành phố, trên một ngọn núi lớn với rừng thông già là khu trường nổi tiếng của các Bà Sơ là "Couvent des Oiseaux" với các nữ sinh xinh đẹp như mộng, trong bộ đồng phục váy đầm xếp nếp màu xanh Ðại dương từ những gia đình khá giả ở khắp miền Nam gửi đến nội trú. Ở phía Nam là ấp Du Sinh gồm những người Bắc di cư vào Nam trốn chạy Cộng Sản hồi năm 1954 lập nghiệp sinh sống tại đây. Qua một núi thấp với những ngôi biệt thự sang trọng nhìn về hướng thung lũng xóm Lò Gạch sẽ đến khu trường nội trú Tiểu học "Petit Lycée" với cơ sở khang trang nằm ẩn khuất trong rừng cây thơ mộng. Về hướng Ðông, qua nhà máy Ðiện thường được dân chúng gọi là Nhà Ðèn, qua Cầu Ðúc rồi leo dốc Duy Tân gần như thẳng đứng dẫn lên phố Hòa Bình. Nếu tiếp tục đi về hướng Ðông Nam sẽ qua những ngôi biệt thự lộng lẫy, kiêu kỳ hơn nữa trên con đường mang tên Bác Sĩ YERSIN với khu Tòa Án, rẽ vào Trung Tâm Thí Nghiệm Chủng Ngừa của Cố Bác Sĩ Yersin, vào Biệt Ðiện số 1 của Vua Bảo Ðại, gần bên rừng ái ân với cảnh trí thật thơ mộng và vắng vẻ.

Lúc còn học ở trường Tiểu Học Ðà Lạt, là trường Tiểu học duy nhất lúc ấy dạy tiếng Việt, vào năm 1951, tôi được đề cử cùng những học sinh khác vào Dinh Vua Bảo Ðại ở Biệt Ðiện số 1 để nhận quà Tết do chính tay ông Bảo Ðại trao cho. Dinh cơ nguy nga và tráng lệ như cảnh phim Vua Chúa của Tây Phương thời đó. Tôi cũng có được món đồ chơi duy nhất từ bé đến lớn là con gà con bằng nhựavới máy móc làm nó nhẩy từng bước trên hai chân.
Ở ngã ba rẽ vào Biệt Ðiện số 1 là cơ sở hành chánh của chính quyền, sau này có khi được lấy làm Tiểu Khu cho đến lúc dời lên cơ sở của Ðại Biểu Cao Nguyên Trung Phần do các ông Tôn Thất Hối và Nguyễn Văn Ðãi đảm trách đến ngày cuối cùng.

Ngay sau lưng đường Yersin là thung lũng sâu hẹp của ấp Xuân An, Dốc Nhà Bò, Suối Cát dẫn về Suối Tía xuống tận Núi Voi dưới chân đào Prenn. Một bên là trường Dòng Domaine de Marie tức là địa phận Ðức Bà, một bên là sân vận động nhỏ rồi đến ngôi Nhà thờ Con Gà với tháp chuông cao có hình con gà trên cùng.
Kế đến là khách sạn Du Parc với Tháp cao làm Ðài Phát Thanh, Ngân Khố, Bưu Ðiện và khách sạn Palace nằm trên đồi nhìn xuống hồ nước Xuân Hương với đường bậc cấp thoai thoải, rộng lớn đưa xuống đường vòng quanh Hồ với Nhà Thủy Tạ sơn trắng đứng trên doi đất chồm ra mặt nước. Một bên đường là Câu Lạc Bộ Thể Thao với sân quần vợt.Ở lưng đồi, có một khu biệt thự trước năm 1959 dành làm trường Quốc Gia Hành Chánh với khóa học đầu tiên.

Tòa Ðại biểu Chính Phủ Cao Nguyên Trung Phần là một dinh thự bề thế nằm ngay trên đỉnh đồi nhìn về phía Hồ nước với đường trải nhựa vòng cung và hàng rào sơn trắng uy nghi. Về hướng Ðông là ngã tư đầu dốc Prenn đổ dốc vào thành phố. Bên kia là ngọn núi dành cho Biệt Ðiện số 2 của Vua Bảo Ðại. Khoảng năm 1959, mới có cây xăng Kim Cúc được xây dựng ngay góc ngã tư này. Từ đây, đổ xuống dốc là hai dãy biệt thự đối mặt kéo dài xuống tận cuối dốc với khách sạn và nhà hàng PHÁP tên ỏõ Au sans soucis ỏõ. Khi ngược lên là mấy ngôi biệt thự nằm lẻ trong rừng thuộc tài sản của một người Pháp ở Ðà Lạt lâu đời tên là Farraut. Ngay tại đây, từ trước năm 1975, chính quyền đã phá núi làm bến xe cho các loại xe đò, xe chở hàng để giảm bớt lưu lượng trong thành phố. Quen thuộc nhất là Nghiệp đoàn xe đò Minh Trung với loại xe hiệu Peugeot của Pháp được biến cải để chở cả 9, 10 người khách.

Vào năm 52, gia đình tôi tạm trú ở căn biệt thự số 17 đầu dốc Preen, bên kia đường là nhà của Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Liên Quân lúc ấy là Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu và tư dinh của Chỉ huy trưởng Ngự Lâm Quân là Thiếu Tá Trần Bá. Lúc ấy, đám con của láng giềng tôi đều có xe đưa rước đi học, chỉ có anh em tôi phải lội bộ điến trường. Hơn nữa, họ đâu có thèm học trường Việt. Người giàu sang phải học "trường Pháp".
Ðường đèo dốc Preen dài ngoằn ngoèo cả 10 cây số. Ðường hẹp với một bên là bờ núi đá và một bên là dốc sâu thăm thảm. Lúc còn đi Hướng Ðạo ở Ðà Lạt, bọn trẻ nhỏ chúng tôi từng nhiều lần đổ dốc bằng xe đạp khi đi cắm trại. Ở khoảng cây số thứ 4 là thác nước Ða Tăng La, lúc xưa gọi theo tiếng Kơ Ho là Dantania, với dốc đá cheo leo khuất trong rừng sâu dày đặc. Vừa hết đèo dốc là thác nước Preen ngay bên trái với màn nước chảy chồm qua mỏm đá trong cảnh rừng núi đầy thơ mộng.

Thoạt tiên, khi người Pháp mở đường lên Ðà Lạt, trên Quốc Lộ 20 sau này, từ Bảo Lộc, Di Linh đi lên họ đã mở một đường đèo ngắn hơn nhưng nguy hiểm hơn song song với đèo hiện hữu xuyên lên khu trại Hầm. Ngay ngọn đèo đã bỏ hoang ấy, với đường rải đá loang lỗ, có một ngôi Chùa Sư Nữ với những cây mít lâu năm cằn cỗi và vườn mận trái ngọt.
Từ ngã bao đầu dốc Preen mới, qua Biệt Ðiện sẽ đến khúc Ðại lộ Trần Hưng Ðạo rộng gấp ba bốn lần những con đường trên Ðà Lạt, với những ngôi biệt thự hai bên đường sang trọng dẫn đến khu Villa Alliance của các nhà Truyền Ðạo Tin Lành ở ngay đầu dốc Preen cũ, liền với ấp trại Hầm nổi tiếng với những khu vườn Mận ngọt lịm chớm vàng ươm hoặc màu tím sẫm đen. Từ đây dẫn xuống Biệt Ðiện số 3 nằm khuất trong rừng núi sâu là nơi Vua Bảo Ðại làm chỗ đi săn bắn. Ðầu dốc đường vào trại Hầm, có một biệt thự làm Nitgh Club, mãi đến tập niên 60 mới dẹp bỏ. Từ đây đi về hướng Ðông là đường đi Phan Rang với đèo qua Trại Mát, Trạm Hành, Ðơn Dương, đèo Ngoạn Mục, Sông Pha. Bên trái, trước khi đến khúc quan nhìn xuống hồ Than thở là một biệt thự lúc xưa làm chỗ "Mãi Dâm" công khai cho lính Viễn chinh Pháp ( Borden Militaire ). Bên phải là hai trụ sơ Ưcủa Hướng Ðạo Pháp để lại. Trại Mát là một làng nhỏ bên đường với ngôi nhà thờ Cao Ðài khá lớn và vườn cây cà phê, rau cải. Bên trong xa có ghền và thác nước nhỏ rất ngoạn mục nhưng chưa được khai thác thương mại và xóm dân gần đa số di cư từ Quảng Nam, Quảng Ngãi vào. Từ Trạm Hành phải đổ con dốc 4, 5 cây số mới đến Ðơn Dương với Hồ nước Ðập Ða Nhim do người Nhật xây dựng thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm.

Song song với đường đi Trại Mát, nối dài đường vòng hồ Xuân Hương là con đường nằm ngang dưới chân biệt thự và phòng mạch của Bác sĩ Sohier, đã sống gần trọn đời tại nơi này, đưa vào Nha Ðịa Dư Quốc Gia và Trường Trung Học "Grand Lycée Yersin". Trường sở bề thế chiếm hẳn một chỏm núi rộng cả ngàn mét vuông với các dãy nhà hai tầng làm phòng ốc cho lớp học, nhà nội trú, phòng thể dục với sân rộng lớn hơn một sân bóng đá và một tháp chuông vươn lên khỏi chòm rừng thông, ở hướng Ðông, nhìn xuống hồ nước. Ðây là một cơ sở giáo dục lớn do Chính phủ Bảo hộ Thuộc địa Pháp xây dựng được đặt thống thuộc trực tiếp vớiBộ Giáo Dục của nước Pháp, với chương trình học, thi cử được sự công nhận của Mẫu Quốc với Chương trình học, Giáo sư và sách vở đến từ Pháp. Con em của dân Pháp thuộc địa và công chức Pháp đã gửi lên đây ở nội trú theo học cùng với các gia đình người Việt giàu có hoặc làm việc cho Pháp. Ngoài ra, còn có một số ít người Thượng của các sắc tộc trên Cao Nguyên được tuyển chọn cho vào học miễn phí trong kế hoạch lâu dài cho cuộc thống trị. Một số người Thượng gốc Kơ Ho, Ra Ðê còn được đưa qua Pháp du học để trở về phục vụ cho chính phủ thuộc địa Pháp. Ðây cũng là mầm mống đã nảy sinh ra Mặt Trận FULRO ở Cao Nguyên của người Thượng với sự tiếp tay của Lực Lượng Ðặc Biệt Mỹ sau này. Nơi này cũng thu hút nhiều nhà trí thức của Pháp muốn thay đổi không khí tìm đến dưới hình thức dạy học như Thi sĩ Jean O'Neil còn lăng mộ nằm sau lưng Nhà Thờ của địa phận Ðức Bà "Domaine de Marie" ở ấp số 4, Ða Nghĩa, trên một thế đất giữa thung lũng nhỏ với dòng nước bao quanh rất nên thơ.

Từ ngã ba vào Nha Ðịa Dư, đường vòng qua Ga Xe Lửa tọc lạc trên một mảnh đất khá rộng san bằng một chỏm núi với ấp Hồng Lạc nằm dọc theo khe nước. Ấp này mới thành hình từ năm 1951 với khu trại gia binh dành cho Ngự Lâm Quân đồn trú bảo vệ Hoàng Triều Cường Thổ. Ðường xe lửa chạy song song với đường bộ đi về Trại Mát đến Ðơn Dương. Ở những chặng đường đèo, xe lửa được giữ lại nbằng móc sắt ỏ giữa đường với thêm một đầu máy đẩy lúc lên dốc và hãm lại lúc xuống dốc. Sau này đường xe lửa ngưng chạy vì an ninh đã trở thành trụ sở của Hàng Không Air Việt Nam để lập thủ tục đưa hành klhách bằng xe ca về tận Phi trường Liên Khương ( cách 20 cây số về Nam ). Từ Ga xe lửa qua ấp Cô Giang, Cô Bắc là nơi có một biệt thự nghỉ mát cho Không Quân trước năm 75. Với nhiều biệt thự theo kiểu của Anh, Ý đến tận ngã rẽ vaò trường Võ Bị Ðà Lạt, trước khi vào khu phố Chi Lăng và hồ Than Thở ở phía Ðông, Trường Võ Bị được chính phủ Bảo Hộ Pháp thành lập để đào tạo cán bộ cho Quân đội thuộc địa. Bên cạnh là bệnh viện quân đội ỏõ Catroux ỏõ làm nơi chữa trị và dưỡng thương cho Sĩ quan Pháp từ các mặt trận chuyển về.

Bệnh viện với nhiều căn nhà trệt và một nhà lầu hai tầng bao quanh một sân rộng như sân bóng tròn, nằm trên một chỏm núi san bằng sâu vào bên trong, nối liền với cơ sở của trường Võ bị Liên Quân cũ. Bên ngoài là cơ ngơi của các Y sĩ, Sĩ quan phục vụ với gia đình. Vào năm 1960, trường Võ Bị Liên Quân được cải tổ thành trường Võ Bị Quốc Gia dưới thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, với cơ sở bề thế, khang trang mới được xây dựng trên ngọn đồi 1515 san bằng bên cạnh trang trại của Farraut và gần hồ Than Thở. Với Chính phủ Quốc Gia và chương trình Ðại Học 4 năm lồng trong việc huấn luyện quân sự lấy theo khuôn mẫu của trường Võ Bị West Point bên Mỹ, đã thu hút nhiều thế hệ thanh niên ở miền Nam từ năm 60 đến 75.

Với 4 khóa học cùng một lúc trong trường, vào ngày nghỉ được ra phố cuối tuần, các sing viên Sĩ Quan đã tô điểm thêm cho vẻ sang trọng của Thành phố với các bộ quân phục mùa Hè và mùa Ðông thẳng nếp chỉnh tề, đẹp mắt. Bên trái của Trường Võ Bị nằm trên một ngọn Ðồi Cù, bên hồ là trung Tâm Nguyên Tử Lực Cuộc được xây dựng vào năm 1960, đã cung cấp một số giáo sư du học từ Mỹ về cho trường Võ Bị và Trường Ðại Học Chính trị Kinh Doanh, Văn Khoa và Sư Phạm ở Ðà Lạt.

Cơ sở của Khu Ðại Học Ðà Lạt ở ấp Ða Thiện vốn là trường ốc nội trú của Thiếu Sinh Quân Pháp sau năm 1955 được chuyển về Vũng Tàu. Cũng như cơ sở của Trường Trung Học Trần Hưng Ðạo bên hồ nước nhân tạo bên ấp Ða Thiện cũng từ cơ ngơi của Thiếu Sinh Quân giao lại từ năm 1952 với tên trường Bảo Long là Hoàng Tử của Vua Bảo Ðại. Nằm trên sân Cù là nền đất đỏ san bằng ngọn núi thấp là trường Nữ trung Học Bùi Thị Xuân nguyên thủy là trường Trung Học Phương Mai tên của Công chúa con Vua Bảo Ðại, rồi được đổi thành Quang Trung khi Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm lên chấp chánh. Sau cùng, tất cả nam sinh được dồn về Trung học Trần Hưng Ðạo và cơ sở này dành cho Nữ sinh với tên trường là Bùi Thị Xuân với đồng phục áo dài màu xanh, quần trắng. Ðối diện với trường Bùi Thị Xuân là trường Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị được lập năm 1961 đã cung ứng Sĩ quan CTCT cho các đơn vị quân đội. Ðây nguyên là cơ sở của trường Huấn luyện Hiến Binh của Quân Ðội Liên Hiệp Pháp, về sau giải thể nhập chung vào ngành Quân cảnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Dưới thung lũng hẹp của ấp Ða Thiện gồm đa số người Việt di cư từ Nghệ An, Hà Tĩnh vào, chuyên trồng trái dâu tây. Kế đến là ngọn núi nghĩa trang thường được gọi là Mả Thánh được lập từ ngày có thành phố Ðà Lạt với mộ bia chồng chất từ dưới chân núi lên đến đỉnh phía Ðông là khu mộ Tử Sĩ của những thanh niên yêu nước chống Pháp đã hi sinh. Dưới chân núi phía Tây, theo đường lên núi Bà là làng Ða Nghĩa với ấp số 4, ấp số 6 gọi theo mốc cây số đường, lên đến Ðăng Kia, Suối Vàng với ngôi chùa Linh Sơn (1) lâu đời. Ở Ðan Kia, có một cao ốc Tu viện Thiên Chúa đồ sộ nổi lên giữa rừng núi của Dòng Ða Minh.
Cao sừng sững về phía Bắc là dãy núi Bà với hai chỏm núi gần như chìm trong sương mù quanh năm. Hàng năm, các khóa Võ Bị đã lần lượt vượt đồi núi chinh phục đỉnh Lâm Viên như một truyền thống trước khi chính thức trở thành Sinh viên Sĩ quan.

Từ ấp số 4 về khu phố Hòa Bình có hai đường gần như song song. Ðường trên các ngọnnúi nối liền chạy ngang trước mặt khu tu viện "Domaine de Marie" với ngôi nhà thờ Ðức Bà uy nghi trên đỉnh núi với bậc cấp rộng lớn, xoai xoải đưa lên cửa chính với các cơ sở nhà tu khang trang vây quanh dành cho các Nữ tu Dòng Thánh Mẫu Marie với cơ sở trường tiểu học đạo Thiên Chúa. Nằm khiêm nhừng bên dưới, bên đường Hai Bà trưng là trường Tiểu học Ða Nghĩa, bắt đầu bằng một ngôi nhà dành cho ba lớp sơ cấp từ năm 1945 đến 1959 mới phát triển thành trường Tiểu Học, Tiếp đến, trên đường Hai Bà Trưng bên dòng suối nhỏ chảy về Cam Ly là Cư xá công chức của Thị xã như Bưu Ðiện, Công chánh.v.v. . . Với các vườn rau cải dọc theo dòng nước tiếp liền qua đường Phan Ðình Phùng khởi đầu một khu phố buốn bán sầm uất. Gần nhà thờ Ðức Bà tọa lạc khu Nhà Thương dành cho quần chúng với sự chăm sóc nhân từ của các Sơ từ Tu Viện Domaine de Marie đến làm việc từ thiện bác ái.
Nhà Thương Ðà Lạt dành cho quần chúng nghèo và người Thượng từ các Buôn về. Dãy nhà lầu hai tầng rộng rãi cách khu nhà Thương chừng vài trăm mét về phía Nam là Bệnh viện Ðà Lạt với các Bác Sĩ, Y Tá người Pháp dành cho giới giàu sang. Về phía Tây, gần đấy là cơ sở nhà Ðoan đổ dốc nhỏ qua các biệt thự với vườn cây Mận dày đặc đưa lên ngọn núi với các cơ sở của Cảnh Sát và Công An đổ về miệt thác Cam Ly. Dưới chân núi Nhà Ðoan là xóm Lò Gạch, sau này đổi tên là đường Hoàng Diệu tiếp giáp đến khu nhà sàn định cư của một số người Kơ Ho làm việc cho Trang trị nhà Farraut. Các Bà Sơ dòng Tu cũng coÀ một thời mở một tiệm ăn ở đầu dốc gần nhà Ðoan để kinh tài với phong cách rất đặc biệt thu hút nhiều khách hàng từ xa đến.
Từ đường Phan Ðình Phùng, ở khoảng giữa, có ngả rẽ lên dốc với chùa Linh Sơn (2) trên lưng núi với cơ ngơi khá bề thế và trang trí đẹp mắt, hòa nhã nối tiếp qua con đường Võ Tánh đưa xuống hồ Ðội Có, là hồ nhỏ chứa nước dùng cho cả thành phố với nhà máy lọc nước. Từ đây đi ngược lên núi là đường độc đạo đưa lên Dinh Thị Trưởng, đường Hàm nghi dẫn vào phố chợ, trước được người Pháp bắt chước Tàu đặt tên là đường An Nam với ngôi nhà thờ Tin Lành hỏ gọn ở lưng chừng núi và rạp chiếu bóng nhỏ xíu nằm chênh vênh bên dốc đứng nhìn xuống đường Phan Ðình Phùng. Từ đây đi vào vào Bến xe cũ ngay dưới chân Dinh Thị Trưởng và Khu phố Chợ với Nhà Lồng Chợ ở giữa và tiêm buôn bán, nhà hàng bao quanh gồm một số đáng kể của người Tàu đã định cư lâu đời theo dân Pháp thuộc địa, nổi tiếng với những nhà hàng ăn sang trọng như Au Chic Sanghai, tiệm bánh mì Vĩnh Châu, tiệm thuốc Bắc, Tạp hóa xen lẫn một ít cơ sở buôn bán của người Việt vốn dòng dõi Hoàng tộc nhà Nguyễn. Các Ông thì đều là Tôn Thất và các Bà, các Cô đều là Tôn Nữ. Bà chủ tiệm vàng lâu đời Bùi Duy Chước vốn là Công Tằng Tôn Nữ. Ðấy là thời kỳ Hoàng Triều Cương Thổ. Ðến năm 54, những tiệm phở Bắc nổi lên với Phở Bằng ở đường Hàm Nghi, Phở Tín bên hông chợ và Càphê Tùng với cà phê Ban Mê Thuột và nhạc trào lưu mới quyện trong khói thuốc lá mịt mù. Vài năm sau có gia đình lưu lạc từ Nam Vang lên đây mở tiệm hủ tiếu Nam Vang lừng danh. Gần rạp chiếu bóng Ngọc Hiệp, đầu hẻm từ Phan đình Phùng đi qua đường Hai Bà Trưng là quán Mì Quảng với hương vị đặc biệt nổi danh lại do một ông người Bắc vào Nam từ những năm 1940 đứng nấu. Ngay góc đường đầu dốc Duy Tân có tiệm làm bánh mì Vĩnh Chân nóng giòn từ sáng sớm cho đến khuya. Sau này, vào khoảng năm 59, có người Do Thái "nhận nơi này làm quê hương" mở lò bánh mì ngon hơn hết. Về khuya, khi các tiệm tạp hóa đóng cửa, quanh khu chợ Hòa Bình và đường nhỏ trước mặt khách sạn Thủy Tiên đã mở ra các gánh bắp nướng, cháo gà, bún riêu, bún bò. . . cho khách đi chơi về đêm. Con đường nhỏ này chạy ngan cổng trường Tiểu học Ðà Lạt dẫn vòng theo triền núi qua Thư viện cũ, sân Quần Vợt, Cư Xá Sinh Viên Ðại Học Nữ và các biệt thự lên đến đỉnh núi với giao thông hào và hố chiến đấu còn sót lại từ thời quân Nhật chiếm đóng. Với một trang trại nhỏ của Farraut do mấy người Thượng ở trông coi. Ðầu dốc khu Hòa Bình, con dốc ngắn đổ xuống cầu ông Ðạo với hai hàng cây Mai Ðà Lạt nở hoa màu hồng tươi thắm rộ hai bên lề đường. Con đường phía trên qua dãy ỏõ Kiosque ỏõ nhỏ, đến rạp Ngọc Lan, với xe Phở Bắc nổi tiếng món phụ hành ngâm giấm và cải xà lách răng cưa, vòng ấp Ánh Sáng xuống cầu Bá Hộ Chúc. Năm 1958, Ấp này được lập cho dân nghèo với những căn nhà vách ván mái tôn. Ðầu ấp là Bến xe đò cũ sau ngày ngôi chợ mới được xây cất xong. Chợ mới này là công trình của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, khởi công vào năm 1958 với khúc Ðại Lộ ngắn nguyên là hẻm núi giữa khu phố Hòa Bình và chân núi xoải dài từ Dinh Thị Trưởng ra đến hồ Xuân Hương. Trên núi là Nhà Giam Chính của Ðà Lạt, với một số biệt thự nhìn xuống hồ như biệt thự của Bảy Viễn, Luật sư Hoàng Cơ Ðịnh. . . Kiến trúc ngôi chợ hai tầng dựa lưng vào vách núi với bậc thang rộng rất ngoạn mục dẫn lên Khu Hòa Bình với Phòng Trà ỏõ La Tulipe Rouge ỏõ vang bóng một thời với các Ca sĩ Mỹ Thể và Khánh Ly thuở còn chưa nổi tiếng, cùng một vài khách sạn và nhà Kiosque làm tiệm ăn, bán hàng Len,vật Kỷ niệm. Ðường vòng hồ Xuân Hương được tô điểm thêm, năm 1959 với vườn Bích Câu trồng đủ các loại hoa đẹp, rực rỡ quanh năm thu hút khách du lịch từ phương xa tới với bầy ngựa núi làm cảnh.
Từ hồ Xuân Hương đi lên trường Nữ Trung Học Bùi Thị Xuân là đường Võ Tánh với xóm nhà nhỏ và vườn cây đào, cây mận. Nơi này là chỗ sinh trưởng của Nhạc sĩ Lê Uyên với những khúc tình ca khác lạ với dòng nhạc đương thời làm rung động nhiều con tim của tuổi trẻ đang bước vào cuộc chiến ngày càng khốc liệt ở Một thành phần khác nữa là người Pháp thuộc địa và những kẻ làm việc cho họ hầu như đếu mang quốc tịch Pháp. Anh dấ gia nhập nhóm Tao Ðản. Ðải Phãt Thanh Saigon với giọng ngâm thơ truyền cảm và nức nở cùng với giọng ngâm Nữ Hồ Ðiệp.
Về người Ðà Lạt, ngoài người sắc tộc Ko Ho nguyên thủy, dưới triều đại Hoàng Triều Cương Thổ đời Vua Bảo Ðại, dân cư ai cũng có dính dáng đến Hoàng Tộc nhà Nguyễn di dân vào từ Huế.

Một thành phần khác nữa là người Pháp thuộc địa và những kẻ làm việc cho họ hầu như đếu mang quốc tịch Pháp. Trước năm 60, thành phố có khá nhiều trẻ lai Pháp ở các trường dòng Ðạo Thiên Chúa như Adran, Domaine de Marie. Sau năm 60, dưới thời hòa bình của Tổng Thống Diệm, việc trồng trọt rau cải được người Pháp mang giống sang từ lâu như bắp cải,sà lách, cà rốt .v.v . .. được phát triển mạnh với từng đoàn xe vận tải chở về bán tại Saigon, Nha Trang, một số khá lớn người từ vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi nghèo khó đã đến định cư và tạo thành một khối nhân lực đáng kể. Với sức chịu đựng lâu bền, cần cù, họ đã chăm chỉ khai thác tối đa những thung lũng, hẻm núi để tạo nên thành những thửa vườn rau tươi tốt quanh thành phố từ Trại Mát, ấp Thái Phiên, cây số 6, Lò Gạch, Cam Ly Thượng đến Suối Cát, Suối Tía.
Trong cuộc chiến tranh khốc liệt ở miền Nam từ năm 1965 đến 1975, lớp thanh niên sinh trưởng ở Ðà Lạt đã vào quân đội đi chiến đấu và hi sinh khá nhiều ở các mặt trận. Phần lớn, vốn thích mặc đẹp và oai hùng, họ đã gia nhập vào Không Quân và Hải Quân của Việt Nam Cộng Hòa.

Nhắc đến Ðà Lạt, cũng không thể thiếu những địa danh ở ngoại ô. Dưới chân đèo Ðơng Dương là đập nước Ða Nhim. Bên dưới dốc Preen, ở cây số 17 là đường vào La Ba, Ðức Trọng với thảo nguyên rộng mênh mông trên cao và hồ nước trong xanh nổi tiếng với một loại khoai lang mật ngọt như mật đường được xẻ phơi khô và chuối trái nhỏ vỏ mỏng, quả thơm trái lớn.
Ngày xưa, tôi từng có mộng về hưu về đây mở trang trại trồng trọt với thú săn bắn về đêm. Vài cây số về phía Nam là Phi trường Liên Khàng về sau được đổi gọi là Liên Khương với thác nước rộng lớn đổ xuống khu làng Tùng Nghĩa của các sắc dân miền Bắc di cư vào năm 1954 lập nghiệp sinh sống. Thác nước hùng vĩ và ngoạn mục hơn nằm xa trên Quốc Lộ 20 về phía Nam độ 30 cây số là thác Gougah và Pongour nằm sâu vào bên trong phía Tây Quốc Lộ. Về phía Ðông Bắc của thành phố, bên ấp Thái Phiên là con đường đất bỏ hoang do người Pháp thiết lập để nối từ Ðà Lạt về Nha Trang. Về sau, có một Buôn người Thượng định cư ở đây gọi là Ða Rơ Hoa.

Một số không ít đã gia nhập vào trường Võ Bị Quốc Gia tại Ðà Lạt và đã có hai Thủ Khoa. Chiến tranh chỉ nhớm chân ngoài rìa thành phố và một vài biểu tượng từ các Phi Hành đoàn Trực thăng của Không Quân ghé lại với chiến phục và súng đạn. Ngoại trừ, một vài lần vào năm Mậu Thân 68, một lực lượng yếu kém của Việt Cộng xâm nhập từ Ðan Kia, Suối Vàng về đến rạp Chiếu bóng trên khu phố Hòa Bình đã bị quân đội ở địa phương đánh đuổi ngay ngày hôm sau. Còn lại là những vụ pháo kích nhỏ, lẻ tẻ vào một vài nơi đồn trú của Quân Ðội. Dù vậy, chiến tranh cũng không để lại dấu vết nào đáng kể trên thành phố thơ mộng, êm đềm này.
Có nhiều nghi vấn về ngôi chùa Linh Sơn (3) đồ xộ, tráng lệ đã được xây cất lên sau 1975 ở vùng Suối Tía, từ đầu dốc Preen đi vào là nơi vốn là địa bàn hoạt động của Du kích Việt Cộng ngày xưa và trong lúc dân chúng nghèo đói cực khổ của một quốc gia được Liên Hiệp Quốc xếp hạng gần chót của các nước nghèo trên thế giới.

ÐÀ LẠT NGÀY NAY:

Sau năm 1945, trong cao điểm của thời kỳ chống Pháp với phong trào Việt Minh do Cộng Sản chủ mưu, một số thanh niên yêu nước đã hăng hái theo vào chiến khu rồi sau đó, ở thế kẹt, phải ra tận ngoài Bắc trong chiến dịch Tập Kết vào năm 1954. Một số lớn họ đã trở về Ðà Lạt sau năm 1975. Những người này với tinh thần ôn hòa đã cố giữ quê hương của họ tráng giai đoạn tàn sát của chủ nghĩa Cộng Sản cho đến thời kỳ được gọi là "Ðổi Mới".
Nhưng từ sau năm 1975 cho đến 79, 80, một số rất lớn những người có máu mặt, tiền của, trí thức đã chạy trốn khỏi Ðà Lạt. Ðặc biệt là những người có liên hệ đến chính phủ Pháp vốn có quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Hànội đã lần lượt được ỏõ Hồi Cư ỏõ về Pháp, để lại đằng sau những biệt thự rộng lớn, nguy nga, tráng lệ không có người ở, chăm sóc và cửa tiệm đóng cửa.
Năm 1984, khi được thả về từ Trại Tù Cải Tạo, tôi đã trở về thăm gia đình và lòng tràn đầy chua xót khi thấy ỏõ quê hương của mình đã mất ỏõ. Bây giờ chỉ còn người dân Ðà Lạt lam lũ, tất bật. Những người ở lại là những người sống bám theo những mảnh vườn rau cải. Ngoài ra,hơn 20 ngàn người từ miền Bắc được chính quyền mới đưa vào Nam với chính sách di dân khống chế Cao Nguyên Miền Trung đã phá rừng ở quanh khu lân cận thành phố khiến cho các dòng nước bị cạn, và thời tiết cũng không còn mát mẻ như xưa. Con đường Phan Ðình Phùng buôn bán thuỏ xưa, nay đã trở nên đông đúc, chật hẹp và ồn ào náo nhiệt như một khu phố của thành phố SàiGòn ngày trước. Với mức dân số tăng vọt sau chiến tranh, thành phố đã phát triển vô tổ chức, không kế hoạch đưa đến tình trạng bát nháo, từ khu vực Phan Chu Trinh, Nhà Ðèn đến Chi Lăng ăn vào tận Hồ Than Thở. Cơ sở của Trường Võ Bị nay tiêu điều, xơ xác như bị bỏ hoang. Các dòng nước bị ngăn chặn và lám cho các hồ Than Thở, Xuân Hương muốn cạn khô khiến vẻ đẹp thiên nhiên không còn nữa. Các loại xe máy nổ cũng tăng vọt làm cho không khí yên tĩnh của Ðà Lạt ngày xưa biến mất. Ðến thời kỳ đổi mới,người Nhật, người Tầu Ðài Loan, Hồng Kông đã đổ tiền vào khai thác như tu sửa khách sạn La Palace, làm sân Golf, xây khách sạn nghỉ mát trên vùng đồi núi bên hồ nước Suối Vàng. Ðà Lạt bỗng chốc biến dạng như một thiếu phụ đã luống tuổi vội vàng tranh điểm, thay đổi xiêm y. Một giai cấp mới được thành hình vừa ỏõ Rởm ỏõ lại vừa "lai căng". Tây không ra Tây, Tầu không ra Tầu. Ðà Lạt diễm kiều của ngày xưa nay đã mất. Thay vào đấy là cô gái Xã Hội Chủ Nghĩa đi giầy cao gót, đồng phục công nhân và mái tóc cắt ngắn đã được nhuộm màu vàng, đỏ với đôi mắt láo liên và đôi môi cong cớn. Ngọn núi nghĩa trang của Ðằ Lạt có từ những năm 30 đến nay đang bị đào xới và san bằng cho chương trình kế hoạch của người tư bản Nhật. Ở đấy, có cả một nhóm mộ ngày xưa được gọi là Mộ Tử Sĩ, ngày nay không còn ai công nhận để bị dẹp bỏ cho con đường đổi mới.
Những người cầm quyền như lưỡng lự đứng giữa ngã tư đường không biết nên đi theo hướng nào. Một thành phố Du lịch và Nghỉ mát có mâu thuẫn với Xã hội Chủ nghĩa không? Bây giờ dân số Ðà Lạt đã gấp ba lần trước năm 1975, chưa rõ phải sống trên nền móng kinh tế nào?
Cuộc khai thác du lịch như nửa mùa, quê kệch ở hồ Xuân Hương, Thác Cam Ly, Thác Da Tan La, Preen, Suối Tía, Rừng Ái Ân, Biệt Ðiện vua Bảo Ðại chỉ làm cho bộ mặt Ðà Lạt càng thêm diêm dúa như "gái đĩ về già".
Ðà Lạt ngày nay càng xói mòn vì mưa lở và khí hậu ngày cáng nóng bức vì trơ trụi mất rừng cây thông bạt ngàn bao quanh.

TRẦN NGỌC TOÀN



viethoaiphuong
#5 Posted : Thursday, January 28, 2010 12:29:55 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

NGỌN NÚI LANGBIANG HUYỀN THOẠI VÀ TÌNH TỨ ĐÃ TẠO NÊN VẺ THƠ MỘNG CỦA ĐÀ LẠT VỚI RỪNG THÔNG REO VÀ BIỆT THỰ TRÁNG LỆ



Nguyễn Trọng




Du khách ngoại quốc thường nói Đà Lạt có một vẻ đẹp Tây Phương, nói đúng ra là một vẻ đẹp Pháp quốc. Nói như vậy vì Đà Lạt do một người Pháp tìm ra, người đó là ông Alexandre Yersin. Tên ông sẽ còn mãi với ngôi trường dạy hoàn toàn theo chương trình Pháp là Lycée Yersin, với ngọn tháp cao 54 mét vượt khỏi hàng thông xanh, đứng từ xa cũng trông thấy.

Đây không phải là ngọn tháp chuông Thánh đường mà là một kiến trúc biểu tượng cho đỉnh cao của những người có văn hóa và kiến thức.

Vật liệu để xây ngôi trường độc đáo này hầu hết được chuyên chở từ Pháp và các nước Âu Châu sang, như gạch ép để xây tường và ngói ardroise màu xanh để lớp mái (xin xem hình).

Hiện nay, chung quanh công viên trường, có nhiều tấm bia nhỏ của các cựu học sinh ở rải rác nhiều nơi trên thế giới và hàng năm họ thường rủ nhau về thăm ngôi trường cũ để nhớ lại những kỷ niệm thời niên thiếu, trong khung cảnh Đà Lạt thơ mộng đầy hoa đẹp và ngàn thông reo vi vút.

Nói vậy thì nói vì họ bị ảnh hưởng bởi lớp người thích nói tiếng Pháp và quá đề cao văn hóa Pháp, còn những ai đã từng ở Đà Lạt lâu năm như người viết, lúc nào cũng cố giữ vững tâm hồn Á Đông của con người bình dân, thì Đà Lạt, xưa và nay bao giờ cũng mang một vẻ đẹp vừa Tây Phương vừa Việt Nam. Ngoài ra, Đà Lạt lại còn thêm một vẻ đẹp lạ lùng và huyền thoại nữa là vẻ đẹp của ngọn núi LangBiang mờ mờ ảo ảo như thiên tình sử của chàng K’lang và nàng Hơbiang.

Lấy hai tên gọi nầy ghép lại với nhau đọc là Langbiang, người Việt phiên âm là Lâm Viên. Tên gọi Đà Lạt hay tên gọi Langbiang không phát xuất từ tiếng Việt và cũng không phát xuất từ tiếng Pháp, do đó quang cảnh ngoạn mục của trung tâm du lịch đẹp nhất Đông Nam Á này mang một vẻ đẹp sơn cước của một miền dân tộc thiểu số mà người Việt chúng ta không biết ngôn ngữ và cũng không quen phong tục tập quán rất khác với người Kinh chúng ta.

Vẻ đẹp độc đáo của Đà Lạt không thuần túy là vẻ đẹp cao sang của các ngôi biệt thự của người Pháp mà vẻ đẹp của Đà Lạt còn là sức hấp dẫn huyền bí của ngọn núi Langbiang, cách Đà Lạt 12 cây số.

Kể về sự tích mối tình Langbiang, có lẽ không nhà văn nào mô tả đầy đủ và tỷ mỷ như nhà văn nữ Đức Hạnh trong cuốn Bờ Vai Ân Tình, một trong 3 tác phẩm của bà. Truyện kể như sau:

Huyền thoại về anh chàng K’lang và người con gái tên Hơbiang như sau:

“Nhà K’lang và Hơbiang đều ở dưới chân núi, họ tình cờ gặp nhau trong một lần đi hái trái cây rừng. Hơbiang gặp phải thú dữ và K’lang đã dũng cảm cứu nàng thoát chết. Tuy mới lần đầu gặp mặt nhưng cả hai đã bị tiếng sét ái tình đánh trúng tim, và rồi họ yêu nhau say đắm. Nhưng do lời nguyền của hai dòng họ mà Hơbiang không được kết hôn với chàng K’lang. Nhưng sau đó họ đã vượt qua tục lệ khắt khe ấy và đã tự do kết hôn. Họ dời lên đỉnh núi cao để xây tổ ấm. Chẳng may, Hơbiang lâm trọng bệnh, K’lang tìm mọi cách để chữa bệnh nhưng bệnh nàng càng ngày càng thêm trầm trọng, chàng đành quay về báo tin cho người làng biết để xin họ đến cứu chữa cho vợ. Nhưng không ngờ K’lang bị một người dương cung bắn với mũi tên có tẩm thuốc độc. Thấy thế, tuy còn yếu sức nhưng Hơbiang đã nhào ra đỡ lấy mũi tên oan nghiệt kia và nàng đã chết trong tay K’lang. Than ôi, còn gì đau lòng hơn là ôm xác người vợ hiền hấp hối trong tay. Trước khi nhắm mắt lìa trần, Hơbiang còn thều thào nói câu “em yêu anh!” rồi mới trút hơi thở cuối cùng! Nàng đã liều mình thế mạng cho chàng, cho nên chàng thương tiếc lắm! Chàng nức nở khóc than thảm thiết!... Nước mắt chàng tuôn ra thành suối mà ngày nay gọi là Đankia (Suối Vàng). Sau đó, K’lang buồn rầu héo hắt dần đi mà chết. Sau cái chết thảm thương của con gái, thân phụ nàng Hơbiang hối hận lắm! Ông đứng ra hô hào việc thống nhất hai bộ tộc thành một, có tên là K’ho. Kể từ đó, nam nữ trong hai dòng họ ấy không còn bị luật lệ khắt khe ngăn cấm nữa, họ được dễ dàng đến với nhau hơn.

Ngọn núi cao ở làng La Ngư Thượng, nơi chàng K’lang và nàng Hơbiang chết lúc bấy giờ được đặt tên là Langbiang, tên ghép của đôi trai tài gái sắc và để tưởng nhớ đến hai người yêu nhau với mối tình chung thủy.

Cách trung tâm thành phố Dalat khoảng 12 cây số về phía Bắc, thuộc địa phận huyện Lạc Dương, hai ngọn núi Langbiang cao sừng sững như một chứng tích thần kỳ! Núi có hai đỉnh nên được gọi là núi Ông và núi Bà. Người dân ở đây thường gọi là núi Bà do quan niệm về chế độ mẫu hệ. Những ngày trời nắng đẹp, đứng từ phía hồ Xuân Hương, ta có thể nhìn thấy hai ngọn núi đứng bên nhau như để che chở cho nhau. Người ta ví dãy núi ấy như người đàn bà nằm ngửa hai đỉnh núi như đôi gò bồng đảo căng tràn nhựa sống của thiên nhiên, của mạch rừng huyền bí... Con đường lên núi uốn lượn quanh co với những hàng thông reo vi vu...”


Leo lên đỉnh núi

Khi tôi còn ở Đà Lạt vào trước năm 1963, muốn lên tận đỉnh núi cao Langbiang, không có cách nào khác ngoài đi bộ. Tôi và các học sinh của tôi đã làm như vậy. Thầy trò đạp xe để ở dưới chân núi và cùng nhau leo bộ từ sáng đến trưa. Lúc đó, đỉnh núi còn trơ trọi, không có ghế ngồi mà cũng chẳng có hàng quán.

Nhưng ngày nay đã khác nhiều vì nhà cầm quyền địa phương đã biết cách khai thác du lịch để phô trương cảnh đẹp thiên nhiên thơ mộng, và cũng để kiếm tiền nuôi dân.

Ngày nay, du khách có thể thuê một loại xe hơi đặc biệt, có động cơ rất mạnh, có bốn chỗ ngồi để lên đỉnh núi. Xe chạy dốc cao một cách kinh khủng, bác tài phải giàu kinh nghiệm và nhanh trí lắm để tránh những xe từ đỉnh núi lao xuống chân núi. Nếu hai xe đụng nhau thì người và xe cùng rơi xuống vực sâu, không chết thì cũng bị trọng thương.

Trên đỉnh núi cao, ngày nay có nhiều ghế ngồi, có hàng rào chắn ngang để du khách tựa vào đó nhìn xuống Suối Vàng ở xa xa, cùng với thành phố Đà Lạt lúc nào cũng ẩn hiện trong sương mờ. Và còn nhiều hàng quán bán thịt dê nướng, thơm phưng phức.

Và trên một mặt phẳng nhỏ trên đỉnh núi, người ta đã đắp tượng chàng K’lang và nàng Hơbiang một cách rất mỹ thuật và tình tứ, tay cầm tay giữa bầu trời bao la bát ngát (xin xem hình).

Tôi và gia đình đã đứng trên đỉnh núi giờ lâu, không muốn rời chân, một phần vì khí hậu mát mẻ dễ chịu, một phần vì không muốn trở lại nơi phồn hoa đô hội với tiếng cười nói ồn ào khó chịu.

Trong hai lần về “Quê Cũ Làng Xưa” tôi đã một mình đứng lặng lẽ trên bờ biển cả hay trong những cánh đồng lúa mênh mông, nhưng không nơi đâu đẹp và thơ mộng cho bằng khi đứng trên đỉnh núi Langbiang nầy, nơi đã ghi lại mối tình đẹp như một bài thơ giữa hai người trai gái sắc tộc vùng Cao Nguyên.

Thảo nào, nhiều người đã chọn Đà Lạt để ghi lại mối tình tuần trăng mật hay để ghi lại mối tình tan vỡ, như ở Hồ Than Thở hay Đồi Thông Hai Mộ sau đây.


Hồ Than Thở

Hồ đã có từ mấy trăm năm qua, không biết bắt đầu từ bao giờ. Theo sách vở và người bản xứ kể lại thì nơi đây, thuở ban đầu chỉ là một cái hồ nhỏ, như hàng trăm chiếc hồ nhỏ vùng Cao Nguyên. Cho tới khi người Pháp tới đây phát triển thành phố Đà Lạt, họ cho xây đập chận nước từ cao chảy xuống, tạo thành một cái hồ lớn mà họ đặt tên bằng tiếng Pháp là Lac des Soupirs. Soupirs là than thở và vì thế người Việt chúng ta dịch là Hồ Than Thở. Có lẽ nơi đây có nhiều cây thông vi vút, quang cảnh chung quanh lại vắng lặng như một bãi tha ma cho nên có tưởng tượng tiếng vi vu của gió là tiếng Than Thở cũng không có gì là khó hiểu.

Khi còn ở Đà Lạt, người viết có tới thăm hồ nhiều lần, không phải vì có mối tình ngang trái phải than thở cùng mây trời sắc nước, mà than thở vì lòng nhớ miền Bắc xa xôi, nơi còn bóng mẹ già và em dại...

Hồ Than Thở nằm trên đồi cao, giữa rừng thông bát ngát, cách xa thành phố Đà Lạt khoảng 6 cây số. Nếu núi Langbiang mang một truyện tình lãng mạn và huyền bí thì Hồ Than Thở cũng mang ấn tích của một mối tình thơ mộng “anh tiền tuyến em hậu phương”, không phải của thời nay mà của thời xưa, dưới thời vua Quang Trung Nguyễn Huệ.

Theo sách “Dalat: Danh Thắng và Huyền Thoại” thì có truyền thuyết kể rằng: Bên hồ biếc, giữa núi rừng Langbiang, chiều chiều có đôi tình nhân Hoàng Tùng và Mai Nương hẹn hò kết mộng, chờ ngày nên duyên. Họ là người Việt ở miền đồng bằng theo cha mẹ lên đây lập nghiệp và gặp nhau quyến luyến như trầu với cau giữa miền Sơn qưốc này.

Năm 1879, vua Quang Trung từ Huế kéo quân ra Bắc đánh đuổi quân xâm lược nhà Mãn Thanh. Dịp này, nhiều nghĩa sĩ khắp nơi từ đồng bằng đến miền sơn cước, từ trấn Gia Định đến đất Thuận Hóa đều tòng quân tham gia đánh giặc, bảo vệ bờ cõi đất nước. Nơi vùng rừng núi Langbiang của Sơn quốc này, chàng Hoàng Tùng cũng chia tay nàng Mai Nương để đầu quân theo tiếng gọi của núi sông.

Nơi quê nhà, nàng Mai Nương ngày đêm trông ngóng bóng dáng người yêu trở về. Người không về, nhưng tin buồn lại đến: Hoàng Tùng đã hy sinh nơi chiến trường. Lòng đau đớn đến tuyệt vọng, nàng đã trầm mình trong lòng nước xanh, quyết chết theo chàng để giữ vẹn tình chung. Xác nàng được chôn cất cạnh hồ.

Mấy tháng sau, Hoàng Tùng đã không chết mà còn thắng trận trở về. Cảnh cũ còn đây nhưng người yêu đã mất, chàng đau khổ đến tận cùng nên gieo mình xuống hồ nước chết theo nàng Mai Nương để minh chứng cho lòng chung thủy sắt son”.

Câu chuyện thực hư thế nào làm sao mà biết được! Chỉ biết rằng chuyện tình rất lãng mạn và thơ mộng!...

Nguyễn Trọng

(Còn tiếp: Hồ Than Thở ngày nay)


Tác giả Nguyễn Trọng
viethoaiphuong
#6 Posted : Friday, March 5, 2010 8:37:21 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Hồ Xuân Hương Ngày Xưa





Nhà Thủy Tạ trên Hồ Xuân Hương Đà Lạt 1970




Đà Lạt - nét thơ mộng nay còn đâu!


Trở lại Đà Lạt sau nhiều năm, bất giác ngỡ ngàng với sự thay đổi của thành phố sương mù. Xứ sở ngàn hoa bây giờ đã vắng hẳn cái se lạnh của miền phố núi dễ làm hây hây đôi má thiếu nữ.
Du khách vẫn thích mặc áo ấm, choàng khăn, đội mũ len, nhưng đó cũng chỉ là một cách làm duyên của người Sài thành muốn lưu lại trong những bức ảnh chút gì đó của Đà Lạt. Bởi phố núi bây giờ đã không còn lạnh nữa. Người phố núi cũng không mấy người choàng khăn, những em bé Đà Lạt cũng không còn quẩn quanh bên gánh hàng rong của mẹ trong những tấm áo bông dày dễ thương đặc trưng của miền đất lạnh.

Có vẻ như Đà Lạt đang mất dần nét duyên dáng, quyến rũ đặc trưng của xứ sở ngàn thông. Cùng với sự “bê tông hóa” Đà Lạt còn mất dần vẻ thơ mộng ở nhiều yếu tố khác. Chợ Đà Lạt luôn là điểm đến của nhiều du khách khi đặt chân đến thành phố này. Nhưng tham quan một vòng khu chợ nổi tiếng của thành phố vào buổi sáng, khách như thấy một chút hẫng hụt bởi chợ Đà Lạt cũng không khác gì hơn những khu chợ nhếch nhác ở những nơi khác. Cũng rau vụn, nước thải, trái cây úa... đổ bừa ra lề đường không thấy người dọn dẹp. Khu chợ nhếch nhác thật sự đã làm nản lòng du khách muốn ghé tham quan, mua sắm. Những bậc thang dẫn lên con dốc khá thơ mộng ngày nào giờ đầy vết bẩn. Chưa kể, còn có những người ăn xin không trực tiếp chìa tay xin tiền nhưng lại đeo bám du khách theo một hình thức khác.

Cách đây vài năm, chợ Đà Lạt đêm vẫn còn giữ được những nét duyên nhẹ nhàng của phố núi với những gánh chè, gánh ốc nằm duyên dáng ở ven đường gần quảng trường. Hàng quán ven đường bây giờ đã to rộng hơn nhưng gần như vắng hẳn những lời mời chào đon đả, dịu dàng của các bà, các chị. Phố bày hàng lưu niệm cũng thưa thớt. Chỉ có chợ đồ cũ bày bán hàng may mặc là khá ồn ào và xô bồ. Không thiếu những tiếng mặc cả, to tiếng với nhau giữa người bán và người mua khi không thỏa thuận được mỗi món hàng. Nét đẹp phố núi cũng chừng như vơi thêm chút nữa.

Đi dạo quanh hồ Xuân Hương vào buổi tối lại thêm một cảm giác thiếu vắng khi không còn mấy ai hào hứng ngoạn cảnh quanh bờ hồ. Nếu không có những ánh đèn rọi xuống làm lung linh một khoảng hồ đêm thì khách đến đây chỉ có thể nhìn thấy một bờ hồ lềnh bềnh rác. Chợt nhớ đến câu ta thán của một người bạn đã từng nhiều lần đến Đà Lạt công tác mà ngậm ngùi: “Đâu chỉ có hồ Xuân Hương, thác Cam Ly cũng ít người lai vãng vì chính người Đà Lạt còn than phiền rằng thác Cam Ly bây giờ đã bị xem là ống cống của thành phố. Nét đẹp nên thơ đã bỏ Cam Ly đi rất lâu rồi”. Ngay cả Thung lũng Tình yêu bị nhân tạo hóa cũng đã không còn sức hút như trước nữa...

Đà Lạt – vẫn là “xứ sở sương mù” đẹp và thơ mộng trong hình dung của nhiều người. Nhưng, Đà Lạt - còn có một góc nhìn khác khiến lòng người chùng lại...

TIỂU QUYÊN
viethoaiphuong
#7 Posted : Monday, March 8, 2010 10:17:41 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Đà Lạt chất ngất bao kỷ niệm.

Năm 1959, tôi và một số bạn học cùng lớp cùng trường, đếm chắc cũng được 10 “trự” (Quý vị không phải là dân miền núi Ngự, sông Hương có biết “trự” là gì không nhỉ ? Trự xu là đồng xu, một đơn vị tiền tệ nhỏ nhít chỉ bằng một phần trăm của đồng bạc Viêt Nam thời trước và từ nghĩa này đă có chữ “trự” để chỉ một người thuộc đẳng cấp “phó thường dân, chẳng ra cái chi cả, một đấng cù lần hay là một anh “lỏi tì”, “một tên nhà quê chúa” nghĩa là không đáng một “trự tiền rưỡi”.) đă khăn gói lên Đà Lạt.Vâng, chúng tôi là những trự học trò nhà quê lên tỉnh tức là từ Huế quê hương nghèo khổ, đất cày lên sỏi đá, mưa nắng hai mùa, lụt lội liên miên, một quê hương bảo thủ số một trên đất nước Việt Nam dù là mang danh Cố Đô ngàn năm văn vật. Chúng tôi lên Đà Lạt nơi Hoàng Triều Cương Thổ, nơi mà dân Tây “chiếm đóng” để sống trong khí hậu mát lạnh gần giống với mẫu quốc Pha Lang Sa của họ. Chúng tôi tự nhận mình là nhà quê so với Đà Lạt tưởng cũng không có gì là khiêm nhượng thái quá vì từ những anh học trò trang phục đơn sơ, tứ thời, bát tiết, áo sơ mi, quần dài, chân mang sandales, họa hoằn lắm mới diện một đôi giày da đen vào những ngày Tết hay lễ lượt quan trọng. Bây giờ lên Đà Lạt học trường Tây thì phải trang phục theo Tây, nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc mà lị. Ngày Chúa Nhật những học sinh nội trú mặc complet màu xanh đậm, (Thời trang dạo đó) cổ thắt cà vạt, chân mang giày da láng cóng, đi dạo phố, nghênh ngang xem trời bằng vung, c̣òn “ngon lành” hơn cả sinh viên võ bị Đà Lạt cứng nhắc người trong lễ phục cuối tuần và trong kỷ luật nhà binh, chẳng dám bay bướm như chúng tôi, chẳng dám vào các nơi giải trí công cộng như các bàn Billard chẳng hạn.
Dân nội trú Yersin là một lũ Tây con, đi dạo phố với Tây, nói tiếng Tây như gió. Dân Huế như tụi tôi mới lên Đà Lạt không dám thế đâu, dẫu sao cũng còn giữ lại được những nét “nhu mì”, không kênh kiệu của đất Thần Kinh mặc dù chúng tôi có quyền hănh diện vì chúng tôi là những học sinh năm cuối của bậc trung học, tức là trình độ cao nhất vào thời bấy giờ tại Đà Lạt vì thuở đó chưa có đại học Đà Lạt và các sinh viên sĩ quan Đà Lạt cũng không bắt buộc phải có bằng Tú Tài Đôi.
Ngày đó, cuối tuần, dù có bận rộn bài vở đến đâu chúng tôi cũng thắng bộ vào để đi dạo phố Đà Lạt, ít nhất là một buổi sáng để “dợt l’air”, để lang thang nhìn ngắm các nữ sinh, hay la cà ở các bàn billard, các tiệm cà phê, các tiệm Phở Bằng, Phở Ngọc Lan, Phở Ngọc Diệp hay vào hai rạp ciné của thành phố. Tôi chỉ ở nội trú đúng một tháng, sau đó vì bị cuồng chân, cuồng cẳng trong kỷ luật của nhà trường, thiếu tự do, không được phóng túng nên đă viết thơ xin bố mẹ tôi cho ra ở ngoại trú, viện cớ là ở nội trú không đủ thời giở để “gạo” bài. Lý do quá chính đáng nên tôi được phép khăn gói quả mướp đến một nhà trọ ở ngay trước nha Địa Dư trong dảy nhà công chức của Đà Lạt, ngó xế qua khu nhà ga xe lửa. Thật là tiện lợi, đi học khỏi cần xe đưa rước như các học sinh con nhà giàu ở xa trường, chỉ cuốc bộ mấy phút là đến trường ngay. Một cái lợi khác quan trọng hơn là số tiền bố mẹ tôi gửi cho tôi đi “du học” Đà Lạt sau khi thanh toán tiền nội trú không c̣òn được bao nhiêu cho tôi tiêu pha, nay ở ngoại trú, giá thuê nhà và tiền ăn ít hơn nhiều nên tôi có khá dư tiền để tiêu phí. Sướng ơi là sưóng! Lúc ở Huế ăn học, làm gì có được một số tiền túi như thế để mà thấy mình là người lớn, là người trưởng thành sắp bước chân vào Đại học, sắp trở thành sinh viên nếu giật được mănh bằng Tú Tài Hai, niềm mơ ước thuở đầu đời. Dảy nhà công chức là một dảy nhà lầu (một tầng trệt và một tầng lầu). Chúng tôi, gồm 5 thằng, thuê một tầng lầu để ăn học.Gia đình chủ nhà ở tầng trệt. Bà chủ nhà lo luôn phần nấu cơm tháng cho tụi tôi. Sau lưng nhà là một khu rừng ngo rợp bóng mát. Chiều nào, chúng tôi cũng rủ nhau đi dạo trong rừng, trước bửa cơm tối. Con em của quý vị công chức cư ngụ ở đây phần nhiều là học sinh các trường theo chương trình của Bộ quốc gia giáo dục Việt Nam. Lúc chiều về, họ, cũng như chúng tôi, đi lang thang trong rừng để dạo mát hay hò hẹn cùng nhau. Chúng tôi cũng thầm mơ gặp được một vài mối tình thơ mộng lãng mạn cho bõ công đèn sách, cho bõ công mang chuông đi đánh xứ người, từ Huế đô xa xôi lên tận miền cao nguyên dùi mài kinh sử.

Chẳng biết vì tôi vô duyên với Đà Lạt hay vì vô tài bất tướng mà suốt một niên học ở Đà Lạt tôi không quen được một cô nàng nào để đưa "Em tìm động hoa...đào." Vì́ thế, tôi chưa có một cơ duyên nào để thầm so sánh đôi má ửng hồng hây hây của người yêu với màu hoa anh đào của quê hương Phù Tang với ngọn Phú Sĩ Sơn nổi tiếng qua những chuỵên tình lãng mạn trong đó có câu chuyện do soạn giả Hà Triều Hoa Phượng đă tạo dựng nên trong một tuồng cải lương đă từng làm xao xuyến bao con tim của lứa tuổi vừa chớm biết yêu: "Khi hoa anh đào nở". Tôi đă từng ao ước một chuyến viếng thăm Phù Tang để nhìn hoa Anh Đào nở trên Phú Sĩ Sơn mà đến nay vẫn chưa thực hiện được để xem có gì khác lạ và diễm tình hơn so với hoa Anh Đào bên bờ sông Potomac của Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn mà tôi đă có dịp thưởng ngoạn trong một chuyến ghé thăm miền Đông Hoa Kỳ và nhất là để so sánh với hoa Anh Đào của "Xứ Hoa Đào" trong ca khúc trữ tình "Ai lên xứ Hoa Đào" mà lời ca và âm điệu mãi mãi còn âm vang trong lòng chúng ta, những nguời yêu quê hương và những ai đă từng có ít nhiều kỷ niệm với Đà Lạt mù sương và đã bao lần ca nho nhỏ cho chính mình nghe :

"Ai lên xứ hoa đào dừng chân bên hồ nghe chiều rơi, nghe hơi giá len vào hồn người chiều xuân mây êm trôi.Thông reo bên suối vắng, lời dìu dặt như tiếng tơ...."

Thời gian học ở Đà Lạt tôi có thằng bạn biết thổi Harmonica, bài "ruột" của hắn chính là "Ai lên xứ hoa đào". Tôi mê bản nhạc và thán phục ngón nghề khẩu cầm của thằng bạn nên năn nỉ nó dạy cho tôi "biểu diễn" bằng khẩu cầm khúc ca bất hủ đó. Được nó đồng ý, tôi vội vàng ra khu Hoà Bình tìm mua chiếc khẩu cầm nhỏ xíu hiệu Picolo và về nhà miệt mài trau dồi nghệ thuật. Nhìn tên bạn của tôi "múa mồm" sao thấy dễ dàng và thoải mái quá, thế mà tôi thì nước mồm nước miếng tuôn tràn tùm lum ướt kèn, hai khoé miệng rách tét vì cạnh sắc của chiếc kèn. Bạn tôi chơi khẩu cầm nghe âm vang như tiếng phong cầm còn tôi thì chẳng ra ngô ra khoai gì ráo trọi.Tôi thổi "Ai lên xứ hoa đào" mà nhạc sĩ Hoàng Nguyên nghe được chắc ông ta xách chổi chà đưổi tôi chạy có ngù vì hoa đào đâu chẳng thấy mà chỉ thấy hoa môi tôi tươm máu, ăn cơm uống nước nghe đau buốt tận tâm can. Tự biết mình không có năng khiếu âm nhạc dù hồn nhạc đầy ắp trong tim, tôi bèn bắt chước các hiệp khách trong các truyện chưởng Trung Hoa "phong kiếm quy ẩn giang hồ" nói nôm na là " rửa tay gác kiếm", tôi quyết định "súc miệng cất kèn " bỏ cuộc nửa chừng trong sự vui mừng của thằng bạn vì khỏi phải ngày nào cũng "dợt" cho tôi thổi kèn. Cất kèn thật kỷ, tận đáy valise, chôn dấu kỷ niệm một thời mơ làm nhạc sĩ. Bạn tôi nay đã ra người thiên cổ, trả nợ núi sông trong màu áo hoa dù trên chiến trường Đồng Xoài, chẳng biết trên xác thân mang bao nhiêu vết đạn thù.

Giấc mơ thành nhạc sĩ thế là đứt đoạn “nửa chừng xuân”. Một hôm, ngồi trong thư viện Đà Lạt ở đầu dốc Nhà Bò, tôi bỗng thấy một gương mặt quen quen ngồi ở bàn đối diện, tôi cố nặn óc tìm trong ký ức xem đã gặp anh chàng này ở đâu. Và phúc đáo tâm linh, tôi nhớ ra thằng bạn đã cùng học với tôi ở tiểu học và cũng ở cùng xóm với tôi trong Thành Nội Huế. Chúng tôi đã từng dùng những thanh tre dẹp hay những cành cây keo, tuốt hết cành lá để giả làm kiếm cùng nhau đấu kiếm, dong ruổi giang hồ sau mỗi lần đọc được một truyện kiếm hiệp hấp dẫn như Chu Long Kiếm, Luc Kiếm Đồng, Hoàng Giang nữ hiệp, hay Huyết Hùng Tráng Sĩ, hay Nhất Chi Mai vv…Sau khi học xong lớp Đệ Lục, thằng bạn này đã lên Đà Lạt và chúng tôi đã không liên lạc với nhau kể từ dạo đó mãi cho đến hôm nay tôi mới tình cờ gặp lại nó. Thế là tay bắt mặt mừng! Bạn tôi nay đã là giáo viên 1 truờng tiểu học tại tỉnh Tuyên Đức. Nó đưa tôi về nhà, sau khi giới thiệu tôi với ông bố của nó, nó kéo tôi ra sau vườn nhà, dẩn tôi vào một túp lều tranh cất dựa lưng vào đá núi, cách thật xa căn nhà chính, biệt lập riêng một cõi trời. Trước nhà có một con lạch nhỏ nước trong veo trông thơ mông không chịu được. Bên trong nhà gồm một phòng ngủ đặt một cái giường và 1 tủ sách và bên ngoài phòng ngủ là phòng khách có một chiếc bàn vừa dùng làm bàn viết vừa làm bàn tiếp khách với mấy chiếc ghế nhỏ. Đúng là một giang sơn nhỏ bé như một cảnh tiên, xa cách nhân thế. Xa xa, trên triền núi là một khu rừng ngo xanh biếc, gió rì rào. Tôi mê quá trời! Bạn tôi vốn có tâm hồn thi sĩ và đã biết làm thơ ngay từ lúc còn học lớp Nhất (lớp Năm bây giờ) mà lại là thơ tình nữa mới ngon lành chứ.Tôi đă phục nó như điên khi được nó đọc cho nghe bài thơ gửi cho mối tình đầu của nó tức là bà chi của một thằng bạn của tụi tôi. Nó hơn tôi 2 tuổi nên đă lãng mạn sớm! Chẳng biết bà này có đáp lại tấm tình yêu của nó không, tôi quên mất tiêu. Chỉ biết là sau khi bạn tôi đi Đà Lạt một ít lâu thì bà này theo VC vào bưng vì ông bố là một giáo sư môn Sử và thuộc nhóm trí thức thiên tả.
Thấy tôi có vẻ mê căn nhà “thi sĩ “của nó, nó rủ tôi về ở nhà nó để ăn học vì cũng không xa trường là bao với lại ở gần nhà nó có người nấu cơm tháng cho học sinh ở xa về Đà Lạt học. Tiền thuê nhà dĩ nhiên là “free”! Máu giang hồ của tôi nổi dậy đùng đùng và tôi nhận lời ngay. Mà không nhận lời sao được! Tiện lợi trăm bề: khỏi trả tiền thuê nhà này, cơm tháng lại rẻ, lại được ở gần bạn, được bạn ngâm thơ cho mà nghe, không khí trong lành, cảnh vật nên thơ và nhất là tự do, dọc ngang nào biết trên trời có ai. Và gần mực thì đen, gần đèn thì…nóng, thế nào lại chả có lúc tôi cũng bắt chước bạn tôi làm năm ba câu thơ tình lai láng hạt châu để gửi người trong mộng. Vấn đề vệ sinh thật là tuyệt cú mèo! Buổi sáng ra suối đánh răng súc miệng, rửa mặt. Đệ tứ khoái thì́ nhà cầu lộ thiên.Tắm thì nấu một nồi nước đem vào buồng tắm dă chiến múc xối ào ào, khoẻ re. Tôi thích sống đạm bạc và tự do như thế này từ lâu! Thế là một lần nữa, một hai, ba, allez hấp, di cư liền tút xuýt! Đồ tuế nhuyễn của riêng tây chất đầy trên ngựa sắt, tôi và bạn tôi hì hục đạp xe leo dốc hướng về Nhà Bò. Tôi đã chọn đúng bạn mà chơi, tìm đúng nơi cư ngụ! Chỉ tiếc là không gian hoang lạnh như thuở hồng hoang mà chẳng gặp được nàng ma nào như trong truyện Liêu Trai dù có nhiều đêm tôi một mình ngồi học bài trong hoang vắng cô liêu vì bạn tôi đã lang thang đi tìm vần thơ ở suối nguồn, sông lạch nào mất tăm, mất tích đến một hai giờ sáng mới mò về nhà. Có hôm đã khuya lơ khuya lắc nó còn rủ tôi đạp xe lọc cọc ra tận vườn Bích Câu để ngắm trăng dù trăng treo trên căn nhà của nó cũng nên thơ đâu thua gì trăng trên vườn Bích Câu. Đúng là không hiểu nổi mấy ông “nội” thi sĩ! Có đêm tôi thức giấc vào lúc một hai giờ sáng thấy chàng thi sĩ ngồi bên ngọn đèn cầy tìm vần thơ. Không phải hắn sợ tôi mất ngủ mà không dám bật đèn điện đâu! Nó bảo đèn điện trông phàm tục không “thơ” chút nào hết, do đó phải thắp đèn cầy để rủ rê nàng Thơ đến.Thế thì cũng tốt vì́ đèn cầy ấm cúng và tôi khỏi phải choáng mắt khó ngủ. Có hôm, thấy nó ngồi làm thơ một mình tôi lại đem bài vở ra học và tán chuyện gẫu với nó. Thật là lợi cho việc học của tôi vô cùng! Cuối năm, giật được mănh bằng cũng là nhờ công ơn của nó. Chẳng biết bây giờ nó còn tu tiên trong “thảo lư” bên triền núi không? Biết bao là kỷ niệm với Đà Lạt! Muốn tìm về chốn cũ, nơi một thời tôi đă mơ làm thi sĩ mà sao vẫn bên trời lận đận mãi chưa thực hiện được niềm mong ước!

Như trên tôi đã kể, chiều chiều thơ thẩn trong rừng ngo mong "tìm một tà áo tím", một mối tình thơ mộng, rồi ngồi chong đèn đọc sách trong căn nhà vắng, hoang sơ, hy vọng gặp một mối tình liêu trai.Tất cả mọi mưu toan đều thất bại ê chề! “Thế rồi một buổi chiều” (tên của một cuốn tiểu thuyết hình như trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn”), tôi đang ngồi trên một chuyến xe buýt xuôi về chợ Hoà Bình lòng rộn ràng vì tên vừa được ghi” bảng vàng”, vừa mới qua được quan ải cuối cùng trước ngưỡng cửa Đại Học, nhưng đâu đó trong tôi, nghe như thoáng gợn một nỗi buồn bâng quơ vì sắp phải xa Đà Lạt nơi ghi dấu khá nhiều kỷ niệm của một thời xuân xanh. Bỗng tôi nghe tiếng ai gọi tên tôi thật dịu dàng, thân ái nghe như từ một tiền kiếp nào dấu yêu! Một thiếu nữ, nét đẹp Tây phương, khoẻ mạnh và duyên dáng, áo dài trắng đơn sơ, tóc thả dài đến tận bờ mông tròn như mặt trăng đêm ngày rằm, đang cười với tôi, vừa mắt vừa môi. Cô ta niềm nỡ hỏi tôi:
“Anh có đỗ không anh?”
Chao ôi là sung sướng! Hãnh diện biết là bao khi ấp úng trả lời:
“Vâng cảm ơn cô, tôi đỗ rồi!”

Hoàng hôn như vụt bừng lên nắng vàng rực rỡ! Lan, thiếu nữ tên Lan ở trong khu nhà vách gỗ ngay trước Nha Địa Dư mà gần như hôm nào tụi tôi lúc đi học về cũng thấy cô ta đứng trước hiên nhà nhởn nhơ. Cô đẹp trong dáng dấp khoẻ mạnh, da trắng hồng và đặc biệt là suối tóc dài óng mượt rơi đến tận bờ mông, mênh mông đồi thông bát ngát. Chúng tôi ai cũng trầm trồ chiêm ngưỡng nhan sắc nàng nhưng chẳng có thằng nào hé môi thả lời ong bướm vì nhát gái.Theo tò mò dò hỏi, hình như nàng Lan vì hoàn cảnh sao đó mà dang dở học hành, chỉ ở nhà phụ giúp gia đình. Nghe đâu cũng đã vài ba cuộc phiêu lưu tình ái lãng mạn với mấy chàng “công tử” Lycée Yersin và đây cũng là một lý do khiến chúng tôi không ai lân la làm quen với cô nàng. Sự tình nàng quan tâm đến việc thi cử của tôi chẳng qua cũng là vì tò mò hay lịch sự nhưng tôi thắc mắc tại sao cô nàng lại biết tên tôi. Đấy là điều làm tôi cảm động khôn cùng và vẽ ra trong tâm trí biết bao là “huyền thoại” khiến tôi đă suýt bỏ chuyến tàu tôi đă mua vé về lại Huế thân yêu của tôi sáng hôm sau. Tôi đã định tìm đến nhà nàng mời nàng đi ăn tối trước khi từ giả Đà Lạt để lưu lại một kỷ niệm đẹp trong đời và để hỏi nàng vì sao nàng biết tên tôi và nhất là để có dịp ngâm thơ tình của Nhất Tuấn:

Cũng tại anh mà trời Thu nổi gió
Mimosa phủ kín mặt đường khuya
Vuơng đầy tóc em, bắt đền anh đó.

Nhưng rồi lại do dự vì e ngại nàng từ chối ê mặt vì đã quen biết gì nhau đâu, đã làm gì được nhau đâu!!!, với lại tôi cũng không mấy tin vào tình cảm nàng dành cho tôi vì chưa hề thấy dấu hiệu gì thuận lợi cho tôi trong niềm vui chợt đến muộn màng này. Tôi đă bỏ qua một cơ hội bằng vàng hay tôi đă có một chọn lựa khôn ngoan? Mãi đến bây giờ tôi cũng không biết tôi đúng hay sai.
Vài năm sau, tôi trở lại Đà Lạt, tìm dến khu nhà Lan trú ngụ trước kia, hỏi thăm những người nơi đó thì chẳng ai biết nàng Lan là ai. Riêng tôi, vẫn nhớ mãi giọng nói ngọt ngào của thiếu nữ Bắc Kỳ, một cành Lan chứ không phải một nhánh hoa Đào đă cho tôi một buổi chiều với một kỷ niệm êm đềm, đẹp như mơ, một buổi chiều như trong thơ:

"Có những buổi chiều yên lặng quá,
Mênh mang nghe cả gió đi về.
Nghe mây đồng nội bay lên núi,
Nghe bóng chiều rơi lọt xuống khe."
(Thơ của nữ sĩ Thu Vân, bạn của văn hào Nhất Linh)

Nếu có ai cho là tôi dại gái, tôi cũng OK vì tôi biết rõ tâm hồn nhạy cảm của tôi.
Ôi, Đà Lạt trong tôi chất ngất bao niềm nhớ! Một thời mơ làm nhạc sĩ, một thời mơ làm thi sĩ và một thời mơ một cuộc tình.

Nhớ về Đà Lạt năm xưa
Bao nhiêu kỷ niệm nắng mưa trong đời
Niềm riêng biết tỏ cùng ai
Thời gian nay đã nhạt phai úa màu

Hoàng Đức
viethoaiphuong
#8 Posted : Friday, April 16, 2010 5:13:33 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

TÌNH SỬ HỒ THAN THỞ Ở ĐÀ LẠT -



Nguyễn Trọng.

Bài nầy viết để đánh tan cái lầm tưởng vô tình hay hữu ý của một số người vẫn cho rằng Đà Lạt có cái đẹp, cái huyền bí, cái thơ mộng và duyên dáng hữu tình của một thành phố miền rừng núi nước Pháp. Không, không hoàn toàn đúng như vậy! Đà Lạt được khám phá do một người Thụy Sĩ lai Pháp là BS Alexandre Yersin vào năm 1893, cách nay mới 116 năm. Kể từ đó, Đà Lạt được nhà cầm quyền cai trị người Pháp chọn làm nơi nghỉ mát, du lịch và hưởng tuần trăng mật của người Pháp và của những người Việt có quốc tịch Pháp. Và, cũng kể từ đó, Đà Lạt được dành ưu tiên cho những người Pháp tới tạm trú hay định cư, xây nhà theo kiểu Pháp, xây trường học dạy chương trình của “mẫu quốc”. Chính vì vậy mà người ta gọi Đà Lạt là một “Thành phố Paris ở Phương Đông”.

Dù cho đa số người cư ngụ ở Đà Lạt thời đó là người Pháp hay mang quốc tịch Pháp, dù cho chương trình giáo khoa ở Đà Lạt là chương trình của “mẫu quốc” và dù cho các ngôi nhà thời đó là biệt thự sang trọng của người Pháp thì ba hiện tượng nói trên không đủ để chứng minh rằng Đà Lạt là thành phố của người Pháp hay mang dấu ấn của một thành phố bên Pháp quốc. Trên thực tế, Đà Lạt chỉ bị ảnh hưởng quá sâu xa bởi văn hóa Pháp mà thôi.

Người viết bài này không sinh trưởng ở Đà Lạt nhưng đã ở Đà Lạt năm năm từ 1952-1957 trong ngành giáo dục lại cũng đã về thăm Đà Lạt hai lần trong mấy năm qua. Người viết có thể quả quyết rằng: Đà Lạt là lãnh thổ của người Việt Nam, về thiên nhiên, về rừng núi, về sắc tộc, về phong tục tập quán, về huyền thoại và cả về tôn giáo nữa.

Tình sử Hồ Than Thở

Đà Lạt có nhiều địa danh thơ mộng và huyền bí dễ thu hút lòng người, nhất là những người đi tìm sự yên lặng trong lòng để thả hồn về quá khứ hay về tương lai... Một trong các địa danh hấp dẫn, đầy thơ mộng và huyền bí nói trên đó chính là Hồ Than Thở mà người Pháp gọi là Lac des Soupirs.

Soupirs tiếng Pháp có nghĩa là tiếng thở dài. Gọi như vậy vì rừng thông chung quanh theo gió thổi, tạo thành những âm thanh rên rỉ hay tiếng thở dài của những người đau khổ hay thất tình...

Tên hồ Than Thở đã có từ lâu nhưng tình sử đau thương xảy ra gần hồ này mới có từ năm 1956, khi ấy người viết đang còn ở Đà Lạt. Nếu người viết nhớ không lầm thì cô giáo Lê Thị Thảo, người tình trong truyện, ở gần nhà người viết thuê trên đường Lò Gạch, cách chợ Đà Lạt không xa.

Theo sách “Đà Lạt, Danh Thắng và Huyền Thoại” và cũng theo nhiều người sinh trưởng ở Đà Lạt kể lại cho nghe thì hồ Than Thở mang một tình sử bi đát và thơ mộng như sau:

Tâm, một thanh niên gốc Vĩnh Long, sinh viên trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, đem lòng thương một thiếu nữ người địa phương, lúc đó là cô giáo tên Lê Thị Thảo. Mỗi ngày từ bãi tập về, Tâm thường ghé qua một ngôi nhà cạnh hồ Than Thở và đặt một lá thư tỏ tình dưới mái nhà tranh. Ngôi nhà này không phải là nơi cư ngụ của cô giáo Thảo, mà có khi chỉ là nơi dùng làm hộp thư bí mật của hai người yêu nhau mà thôi.

Buổi chiều đi dạy về, cô Thảo thường đến hộp thư bên hồ để đọc thư chàng gửi, và cũng để gửi thư cho chàng, đặt nó vào hộp thư bí mật.

Rồi một buổi chiều, trong tiếng thông reo vi vút và cạnh hồ nước sóng gợn lăn tăn, Tâm và Thảo đã cùng nhau hứa hẹn nên duyên vợ chồng, chờ ngày chàng ra trường mới làm lễ cưới.

Gia đình Tâm biết được chuyện tình lãng mạn của hai người trẻ nên tỏ vẻ ngăn cấm. Tâm tốt nghiệp trường Võ Bị, đeo lon Thiếu Úy và được gửi ra chiến trường chiến đấu. Thảo vẫn ở Đà Lạt, ngày ngày đi dạy học, nhưng buổi chiều không còn tới ngôi nhà nhỏ gần hồ, mong nhận được thư Tâm dưới mái tranh nghèo. Tâm đã đi rồi và Thảo ở lại một mình, ngày đêm trông chờ. Mối tình của nàng và Tâm chẳng khác nào như hai ngọn núi Langbiang, trông rất gần mà xa...

Bỗng nàng nhận được tin sét đánh là Tâm đã tử trận ở chiến trường xa, xác không biết bây giờ ở đâu, và nàng có được đến nơi nhận xác chàng hay không vì gia đình Tâm chưa công nhận Thảo là con dâu tương lai. Thảo chỉ còn một niềm an ủi độc nhất là ra hồ Than Thở, chỗ hai người thường gặp nhau, để nhớ lại những giờ phút tình tự bên nhau. Rồi vào một buổi chiều buồn, khi hoàng hôn phủ mờ cảnh vật chung quanh, nàng đã gieo mình xuống hồ nước để giữ trọn tiết trinh với người yêu bên kia thế giới.

Xông pha ngoài chiến trường, Tâm không hề biết tin người yêu đã tự vận vì nàng tưởng chàng đã anh dũng đền nợ nước, làm tròn nghĩa vụ “trai thời loạn”.

Chuyện sống chết trên chiến trường thường hay bị loan tin lầm lẫn, sống rồi chết đó, cũng như chết rồi sống lại. Bởi vậy mới có việc Tâm vẫn còn sống, chàng trở về Đà Lạt thăm người yêu như thường lệ thì hay tin nàng đã tự vẫn vì tưởng chàng đã ra người thiên cổ.

Chàng ra mộ nàng gần hồ Than Thở, than khóc một hồi lâu rồi lại trở về chiến trường, tiếp tục xông pha ngoài mặt trận. Trong một cuộc tử chiến với quân thù đông gấp 10 lần, chàng đã tử trận một cách oanh liệt. Theo lời trăn trối của chàng khi hấp hối, xác Tâm được đem về Đà Lạt để chôn bên cạnh người yêu chưa cưới. Ít lâu sau, gia đình Tâm, vốn không đồng ý với mối tình trẻ dại mong manh này, cải táng mộ chàng đem về chôn ở quê nhà là Vĩnh Long. Từ ngày đó, cô giáo Lê Thị Thảo nằm một mình gần hồ Than Thở, trong nấm mồ có ghi tên cô, ngày đêm nghe gió thổi vi vu trong rừng thông vắng... (Xin xem hình)

Hiện nay, ngay gần phần mộ của cô giáo Lê Thị Thảo, du khách còn thấy ngôi miếu nhỏ đặt bài vị thờ và tấm bia mộ ghi ngày mất của cô: 15 tháng 3 năm 1956.

Bên trong ngôi miếu nhỏ, đã bị ngày tháng phủ mờ rêu xanh, có khắc bài thơ của một người vô danh, khóc thương mối tình buồn:

“Nước biếc non xanh dù biến đổi
Mối tình chung thủy Thảo trong Tâm.
Chiều chưa xuống mà nắng vàng vội tắt
Đêm chưa về mà cỏ đã dầm sương.
Cả núi rừng ngấn lệ tràn tiếc thương.
Cho mối tình ngang trái của
Đôi uyên ương không thành...”

Hồ Xuân Hương

Ai ở Đà Lạt hay tới thăm Đà Lạt đều phải nhận rằng linh hồn của thành phố Đà Lạt không phải là những khách sạn sang trọng xây chung quanh hồ, trong đó có khách sạn Dalat Palace, xây từ năm 1922. Cũng không phải là những ngôi biệt thự nằm ẩn hiện trong rừng thông già hay ngôi trường Lycée Yersin quen thuộc với ngọn tháp cao đứng từ xa cũng trông thấy. Không, linh hồn của Đà Lạt không ở những kiến trúc do bàn tay con người tạo dựng. Cũng như linh hồn của đất Thăng Long Ngàn Năm Văn Vật không phải là Lăng Ba Đình, không phải là chùa Trấn Quốc hay con đường Cổ Ngư - nay mang tên là đường Thanh Niên. Linh hồn của Thăng Long là hồ Hoàn Kiếm, nơi có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn.

Vì thế, các lễ hội quan trọng của Thăng Long đều diễn ra chung quanh bờ hồ lịch sử. Thậm chí đến cả cô dâu chú rể, sau khi làm lễ thành hôn, cũng thường ngồi chung xe đi một vòng hồ, như cầu mong Thần Rùa chúc phúc lành...

Vậy linh hồn của Đà Lạt chính là hồ mang tên nữ sĩ Hồ Xuân Hương, người đã sáng tác những vần thơ oái oăm, khêu gợi, nửa kín nửa hở, in sâu vào tâm hồn mọi người Việt Nam chúng ta, chẳng khác nào những câu tục ngữ ca dao, hay chẳng khác nào câu truyện Kim Vân Kiều hồng nhan bạc mệnh...

Hồ Xuân Hương ở vị trí trung tâm thành phố, tựa hồ như hồ Hoàn Kiếm vậy. Hồ có hình dáng thơ mộng của mặt trăng lưỡi liềm, nước không trong như nước sông Hương nhưng lúc nào cũng lăn tăn gợn sóng, như những cành cây thông hay cây tùng trồng chung quanh hồ.

Hồ Xuân Hương không rộng bằng hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Tây ở Hà Nội, hồ này chỉ có diện tích 5 cây số vuông và có đường chu vi dài trên 6 cây số, có thể đi xe đạp hay xe ngựa chung quanh một cách dễ dàng thoải mái.

Theo người địa phương kể lại thì ngày trước Hồ Xuân Hương chỉ là một dòng suối nhỏ có các tộc người cư trú, như tộc Chink, Lachr hay K’ho.

Dưới thời Pháp thuộc, một đập được xây chắn ngang dòng sông Cam Ly, tạo thành một cái hồ nhỏ mà người Pháp gọi là Petit Lac. Rồi vào năm 1923, một chiếc đập nữa được xây ở phía dưới dòng sông, tạo thành một cái hồ lớn hơn mà người Pháp gọi là Grand Lac.

Nhưng vào năm 1932, một cơn bão lớn càn quét thành phố và những vùng chung quanh làm hai đập này bị vỡ, nước hai hồ chảy lênh láng vào nhiều nơi trong thành phố.

Cho tới năm 1935, một kỹ sư người Việt là Trần Đăng Khoa đã xây một chiếc đập đá lớn và vững chắc mà người địa phương gọi là Cầu Ông Đạo. (Gọi là Cầu Ông Đạo vì vào trước năm 1945, thành phố Đà Lạt được đặt dưới quyền cai quản của một đạo quân binh, tương đương với tỉnh trưởng ngày nay, tên là Phạm Khắc Hòe. Còn gọi là cầu vì cái đập đá này trông tựa như một cây cầu thì người dân quen miệng mà gọi như vậy!

Tất cả hoạt động có tính cách công cộng của thành phố đều diễn ra chung quanh hồ như Lễ Hội Hoa, đua xe đạp, đua ngựa hay chạy bộ.

Ngay trên bờ hồ, từ khách sạn 5 sao Đà Lạt Palace nhìn xuống, người ta thấy có nhà Thủy Tạ, nơi có bán rượu và cà phê rất ngon, người viết đã ngồi đây để ngắm cảnh hồ vào những buổi chiều hoàng hôn, khi về thăm Đà Lạt vào những năm 2007 và 2008.

Người viết không còn trẻ để vợ chồng dung dăng dung dẻ chung quanh hồ mà chỉ ngồi trong nhà Thủy Tạ sơn màu trắng ngắm những cặp vợ chồng hay tình nhân trẻ, ôm lưng nhau hay tay trong tay đứng bên hồ nước, để thả hồn về ngọn núi Langbiang mang một tình sử có một không hai ở vùng Cao Nguyên thơ mộng này.

Thành phố Đà Lạt có ba cái không: một là không có cảnh sát, hai là không có đèn đường, và ba là không có máy lạnh. Vì sống quá lâu ở Hoa Kỳ, nên các cháu nhỏ của người viết chịu nóng không quen, nên ban đêm phải mở cửa sổ để ngủ, vì không khí trong phòng ngủ khách sạn quá nóng đối với chúng.

Ngoài ra, đối với du khách, Đà Lạt để lại trong giác quan của họ những ấn tượng sâu xa như sau, càng đi xa lại càng nhớ nhung da diết...

Về thị giác, ai tới thăm Đà Lạt sẽ không bao giờ quên được vẻ thơ mộng của ngọn núi Langbiang, của ngàn thông cao và của những ngôi biệt thự ẩn hiện dưới thung lũng sương mờ.

Về thính giác, ai tới Đà Lạt sẽ không bao giờ quên được âm thanh buồn man mác của những rừng thông gió thổi, của những thác nước đổ ào ào xuống mặt đá, hay tiếng vó ngựa chạy chung quanh hồ Xuân Hương để chở du khách kiếm tiền.

Về khứu giác, ai tới Đà Lạt sẽ không bao giờ quên được mùi hoa mai, hoa đào và hoa mimosa. Nếu khi vào chùa, người ta bị mùi khói nhang làm cho đê mê trầm mặc, tưởng mình như lạc vào nơi bồng lai tiên cảnh thì du khách càng xa Đà Lạt càng thấy nhớ mùi thơm của các loài hoa Đà Lạt, như một hương vị quyến rũ mê ly, để ru người vào cõi mộng...

(Bài sau: Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử và Thung Lũng Tình Yêu)

Tác giả: Nguyễn Trọng
nguon: dunglac

viethoaiphuong
#9 Posted : Friday, July 30, 2010 8:07:22 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)



Hồng Đà Lạt... Có Gai!


Tô Văn Cấp

Trước khi vào Võ Bị, tôi cũng đã nhiều lần đến thăm Đà Lạt. Ra trường, đi đánh giặc khắp mọi miền đất nước, từ cao nguyên xuống đồng bằng, từ Bến Hải đến Cà Mau, nhưng chưa nơi nào tôi thấy dễ chịu dễ thương như Đà Lạt. Vì thế, nếu được chọn một nơi nào đó trên quê hương để làm việc và dưỡng già thì tôi không cần suy nghĩ, trả lời ngay: Đà Lạt.

Đà Lạt thời tiết dịu mát quanh năm, có thác Cam Ly, thác Prenn, có hồ Xuân Hương, hồ Than Thở và nhất là có “Suối Vàng” nữa, con người thì lịch sự hiền hòa. Đà Lạt là nơi quy tụ các quân trường hiện dịch, những chàng SVSQ làm thành phố thêm đẹp, khiến má các em thêm hồng. Hoa Đà Lạt muôn màu muôn sắc nhưng tôi yêu nhất là Hồng. Hồng là lý do khiến tôi muốn chọn Đà Lạt làm nơi dừng chân, tìm tổ ấm sau khi “trở về trên đôi nạng gỗ”.

Nhưng đó là Đà Lạt trước 30/4/1975, sau ngày mất nước thì thác Cam Ly cũng cạn khô, nhô lên những tảng đá đen sần sùi nằm chung cùng chất phế thải! Hoa hồng cũng bị nhuộm đỏ và nhất là sân Cù thì... không còn nữa!

Sân Cù là một ngọn đồi cỏ mịn xanh mướt, dốc thoai thoải nằm sát bờ hồ Xuân Hương, nơi hò hẹn lý tưởng của đôi trẻ mới quen, dìu nhau leo dốc, ngồi dựa vai dưới gốc thông già thì thầm tính chuyện tương lai. Vậy mà ngày nay người ta bao vây, che kín sân Cù, cấm người dân lai vãng đến gần!

Người ta che kín sân Cù để cấp cao trung ương cùng ngoại bang tới giải trí chơi trò ..banh lỗ (golf). Người dân Việt hỏi nhau banh lỗ là gì thì không ai biết, chỉ những tên “dám đốc” dám xúi xuất cảng “cô dâu” sang xứ Đoài, xứ Hàn thì tủm tỉm cười: “banh lỗ, hẩu lớ, hẩu sực lớ!”

Đà Lạt của tôi đã chết rồi, mộng ước bình thường tìm một nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi cũng không được! Thôi đành tìm về dĩ vãng, sống với kỷ niệm thời trai trẻ, sống với Đà Lạt thập niên 1960-1970 đầy thơ mộng và yêu thương.

Hè 19..., ông già tôi cho tôi đi “nghỉ mát” Đà Lạt. Gia đình tôi chẳng khá giả gì mà phung phí tiền bạc, nhưng tôi bị đi nghỉ mát chỉ vì có chị ruột trên đó và lý do chính vẫn là bố tôi muốn tách tôi ra khỏi đám bạn yêu... quái, cái đám bạn tối ngày lặn lội bờ sông Khánh Hội, leo lên tàu, bờ-lông-nhông xuống sông, chẳng chóng thì chày thế nào cũng có ngày chết vì nước.

Những ngày đầu tiên ở Đà Lạt sao mà buồn thế! Do chỉ thị của ông già, bà chị tôi kỷ luật thằng em hơi kỹ, không được xuống phố một mình, bà ấy bảo cao-bồi Đà Lạt dữ lắm(?). Ngày ngày nằm nhà học bài cho niên khóa tới! Ôi mớ sách ông già bắt mang theo nào có ích gì cho buổi ấy! Nhớ đám bạn ở bến Sáu Kho Khánh Hội, thèm nghịch ngợm, cái tuổi chưa biết yêu nhưng thích chọc gái, tuy lên Đà Lạt nghỉ hè nhưng chứng nào vẫn tật nấy, vì thế mà tôi đã làm buồn lòng cô hàng xóm.

Nhà anh chị tôi ở thuộc khu công chức nghèo, có khoảng chục căn, nằm trên đường Phạm Ngũ Lão, sau lưng là đồi cao có nhà thờ Con Gà, phía trước mặt, xuyên qua khuc vực trồng rau là đến ấp Ánh Sáng rồi tới rạp hát Ngọc Lan, từ rạp Ngọc Lan xuống vài bậc dốc là bến xe đò con-con Minh Trung Saigòn-ĐàLat. Những chi tiết này về sau tôi mới biết, còn những ngày đầu chỉ quẩn quanh trong vườn, bực dọc với những bụi hồng gai góc. Ghét hoa này lây sang hoa khác, khi trông thấy một “bông hoa” đi ngang qua trước cửa, quen miệng tôi chúm môi huýt sáo khiến cô bé giật mình quay lại lườm tôi, bỉu môi một cái thật dài.

Ngày qua ngày tôi bị cấm trại trong vườn với hoa, “gươm lạc giữa rừng hoa” còn cô nữ sinh kia vẫn đồng phục trắng, áo len xanh nước biển khoác ngoài, không còn đường đi nào khác để thoát thân nên vẫn phải ngày ngày đi qua cửa nhà chị tôi và tôi thì vẫn huýt sáo ghẹo chơi.

Chiều cuối tuần, bố cô gái sang thăm anh chị tôi, khi ông về, tôi bị bà chị dạy dỗ:

- Cậu quá lắm nghe không, bố cô Hồng mới sang mắng vốn tôi đó, cậu liệu hồn.

À ra tên cô ta là Hồng, một bông hồng nhung đẹp nhưng có gai. Bị mắng không oan, tôi chạm tự ái bèn xuống phố một mình. Từ hướng nhà thờ Con Gà, men theo đường Phạm Ngũ Lão tới ngã ba cầu Bạch Hổ, chỉ việc qua cầu là lên phố, nhưng lên phố làm gì? Tôi đi thẳng, ngang qua nhà Thủy Tạ, muốn vào ngồi ăn ly kem hay uống ly café nhưng lại thấy mấy ông SVSQ/VB cùng các bông hồng dập dìu vào ra khiến tôi phát rét bèn cúi đầu đi thẳng.

“Ôi ta buồn ta đi lang thang bởi vì đâu?” Tôi đã có dịp quan sát hồ Xuân Hương trên bản đồ thành phố Đà Lạt, hồ nhỏ chút xíu, cứ đi một vòng bờ hồ thì thế nào rồi cũng về chốn cũ, về tới cầu Bạch Hổ, thế là hai tay đút túi quần tôi cúi đầu đếm bước.

Giật mình vì tiếng thét còi tầu, ngước mặt lên, trời xâm xẩm tối, không một ai đồng hành, tôi cảm thấy lạnh. Khi ra khỏi nhà, vì giân mà phát nóng nên không mặc áo len. Còi tàu lại thét lên từng hồi kèm theo tiếng nổ xình-xịch, chắc là có nhà ga xe lửa đâu đây. Nhìn xa-xa phía trước, những bóng đèn đường vàng úa nối tiếp thành một vòng cung theo ven bờ hồ, tôi nương theo đèn đường mà tiến, quyết không lui, hù ông anh bà chị một phen cho bõ ghét.

Ngang qua công viên thấy chữ đề “Vườn Bích Câu”, thằng con trai lần đầu đến Đà Lạt giận hờn đi lang thang, bụng đói cật rét, mỏi mệt bèn dừng chân bó gối trên ghế đá. Hai tay vòng hai đầu gối ôm sát vào ngực, gục mặt xuống mà vẫn không giảm được tần số rung, tới khi cái đói bên trong rung cộng hưởng cùng cái lạnh bên ngoài thì “thằng nhỏ” lăn đùng xuống bãi cỏ!

Ánh đèn pin làm tôi chói mắt và giật mình, hai ông bú-lít đi tuần nghi tôi không là dân ăn cắp thì cũng xì-ke nên đòi xem “cạc-đăng-ti-tê” rồi dẫn tôi về bót. Ông anh rể đến lãnh tôi về và sáng hôm sau tôi quyết giã từ Đà Lạt. Trước khi lên xe, tôi mong gặp mặt “nhỏ Hồng” hàng xóm để mắng cho cô ta vài mắng vì cái tội “mét-bu”. Tôi có làm gì đâu, chỉ huýt sáo chơi thôi mà cô cũng đi mách bố! Con gái đẹp mà lắm chuyện! Lần đầu lên Đà Lạt đã đụng Hồng gai!

Giận thì giận, thương thì không thương nhưng mà sao trong lúc ngồi xe Minh Trung trên đường trở lại Saigòn, hình bóng nhỏ Hồng cứ luẩn quẩn trong đầu tôi mãi? Cô ta có cái gì hay hay kín đáo khó nói, không như những đứa bạn gái ở Khánh Hội, chúng mặc xà-lỏn tắm sông, đánh lộn và chửi thề như giặc. Hè năm sau tôi tự động xin ông già cho đi Đà Lạt để học thi(?) Hồng vẫn còn đó, trong xóm cũ, nhưng tôi chỉ dám núp sau cánh cửa nhìn theo mỗi khi cô ôm cặp trước ngực đi ngang qua cửa.

“Máu giang hồ của mày đâu rồi?” Tôi tự hỏi. Rồi một buổi sáng tôi dậy sớm đi xuống đường giả đò chạy bộ, chờ đúng giờ Hồng đi học, tôi đi ngược trở lên như vô tình đụng mặt, con hẻm chật hẹp làm sao em tránh, tôi dự định nói nhiều nhưng miệng chỉ còn lắp bắp:

- Xin lỗi cô Hồng về việc tôi huýt....

Hồng không nói gì mà né sang một bên rồi tiếp tục đi, em đi đường em, tôi đi đường tôi. Bực bội, mắc cở tôi quay lại chưa kịp rủa thầm thì đúng lúc tôi bắt gặp Hồng cũng quay ngược lại nhìn trộm rồi mỉm cười. Nụ cười khinh bỉ? Nụ cười ngạo mạn hay thương hại cho thằng nhỏ còn nhớ cái lỗi chọc gái hè năm ngoái? Kệ, bất cứ lý do gì đi nữa thì nụ cười của cô Hồng hàng xóm cũng đã làm tim tôi đập loạn nhịp.

Thế mới biết nụ cười của giai nhân là nguy hiểm, làm “đổ nước nghiêng thành”, nụ cười giai nhân đốt cháy bao “tướng công”. Hồng Đà Lạt đã đẹp lại thêm nụ cười chúm chím buổi sáng, hơi thở mờ mờ hơi sương thì dẫu sắt cũng phải mềm. Nụ cười của Hồng vào những mùa hè kế tiếp sau đó và thư đi tin lại làm tôi đầu quân vào Võ Bị.

Nói ra có vẻ nhụt chí làm trai, nứt mắt đã lụy vì gái mà thiếu lý tưởng phục vụ tổ quốc, nhưng thú thật Hồng gai Đà Lạt và những bộ Jaspé dạo phố mùa Đông của mấy ông Võ Bị đã làm tôi bỏ quyết định vào một quân trường khác mà chọn lò luyện thép đồi 1515 để tu thân.

Hồng hàng xóm không biết tôi vào Võ Bị. Ngày đi phố đầu tiên, sau 8 tuần tân khóa sinh, tôi súng sính trong bộ Worsted với cầu vai alfa đỏ. Xe GMC nhà trường thả tân sinh viên sĩ quan xuống khu chợ Hòa Bình, tôi thong thả xuôi dốc, qua cầu Bạch Hổ, theo đường Phạm Ngũ Lão, miệng thổi sáo, mang tâm trạng “áo gấm về nhà” với những lo âu cùng hồi hộp. Lo âu vì vô phúc mà đụng mặt ông niên trưởng trên đường thì chỉ có thác! Hồi hộp vì nghĩ tới lúc gặp Hồng, chắc cô hàng xóm sẽ ngạc nhiên khi thấy tôi bất ngờ là SVSQ/VB.

Khi đi ngang qua nhà Hồng, tôi không thấy bóng Hồng đâu nhưng lại thấy bố Hồng đang trà đàm, café đạo cùng mấy ông SVSQ đàn anh ngoài sân! Liếc nhìn những bộ Jaspé là tôi biết họ là đàn anh, nhưng không dám nhìn cặp alfa để biết họ là khóa mấy? Khoá 18, khóa 17 hay khóa 16 đây? Theo quyền sinh sát trong gia đình họ “Cùi” thì K18 là cha, K17 là ông nội, K16 là ông cố nội của K19 chúng tôi, tôi chỉ kịp than thầm: “Chết rồi!” Rồi lủi thẳng vào nhà mà quên đi một động tác bắt buộc, tối cần thiết là đưa tay lên chào các niên trưởng dù họ có nhìn thấy mình hay không.

“Lòng buồn cảnh có vui đâu bao giờ”! Đang hí hửng toan khoe người đẹp cặp alfa thì đã bị “ông cha, ông cố” chắn lối! Tôi lo lắng hồi hộp, quên hẳn bóng Hồng ngay bên cạnh mà nghĩ đến chuyện tương lai, tai ương sẽ không bao giờ thoát. Miệng đắng ngắt bữa cơm chiều trong phạm điếm, không ăn cũng phải đi tập họp đề sinh viên cán bộ điểm danh.

Sau vài động tác sơ khởi 4 món ăn chơi, tôi nghe tiếng thét của hung thần từ trên bục gỗ:

- SVSQ khóa 19 nào sáng nay ra phố gặp các niên trưởng đã không chào mà còn nghinh, hãy tự giác bước ra khỏi hàng!

Hai tiếng “tự giác” thật nhẹ nhàng nhưng là tôn chỉ của người SVSQ, thiếu tự giác thì chỉ còn con đường “thịt nát xương tan”! Tôi tự giác bước ra khỏi hàng. Tối mùa Đông Đà Lạt lạnh cóng mà sao trán tôi vã mồ hôi, hai đầu gối chúng không nghe lời mà cứ run lên bần bật.

Màn dạy dỗ của mấy “ông nội 17” kéo dài cho đến khi kèn báo giờ đi ngủ tôi mới được tha về phòng! Người tôi tã ra như cái mền rách nhúng nước, nằm vật xuống nền nhà, mặc cho 2 thằng bạn cùng phòng thay quần áo dùm, còn tôi chỉ biết thở dài than thầm:

- Nào ai dám nghinh! Vừa trông thấy các ông là tôi đã sợ té đ.. nên mới quên chào! Nào ai dám liếc các ông, tôi chỉ liếc xem cô hàng xóm có nhà hay không mà thôi! Nhưng than ôi! Hồng kia đã có chủ rồi! Thôi từ nay em xin chừa không dám liếc nữa.

Những Chủ Nhật sau đó, mỗi khi bất ngờ gặp Hồng ngoài sân, ngoài ngõ, tôi chỉ biết yên lặng gật đầu chào như chào một người chị và Hồng thì khẽ cười mím chi. Bà chị tôi biết ý hỏi:

- Cậu giận cô Hồng à? Cô ấy hỏi thăm cậu đấy!

Tự ái được vuốt, tôi lại thấy Hồng đẹp, Hồng hiền dễ thương hơn, nhưng tôi sợ, tôi sợ cái buổi tối sau cái hôm đi phố đầu tiên ấy. Hồng đã có gai nay lại còn thêm hai ba vòng “concertina” rào quanh nữa thì đàn em chỉ còn thở than than thở:

- Chí tuy còn mong tiến bước nhưng sức không kham nổi đoạn trường.

Hai năm quân trường với bao cay đắng khổ cực nhưng giúp tôi trưởng thành, hãnh diện và mãi mãi nhớ những kỷ niệm quân trường, bị hành xác và hành xác lại khóa sau như vũ điệu liên hoàn “nàng dâu mẹ chồng”. Nhớ ơn các niên trưởng, không mẹ chồng đố “mày” thành sinh viên sĩ quan trường võ bị

Hình ảnh bộ kaki với cặp alfa làm việc trên cầu vai, đôi găng tay và thắt lưng cổ truyền trắng muốt, cái mũ nhựa, đôi giày sô bóng loáng là nỗi kinh hoàng đối với bất cứ anh chàng dân chính nào vừa bước qua cổng Nam Quan. Không cần biết tính nết như thế nào, nhưng hễ ai mặc những thứ đó vào là cặp mắt tự dưng có lửa, long lên sòng-sọc, nụ cười tự dưng biến mất mà chỉ còn những la cùng hét. Nhưng cũng thật đẹp và oai, hạnh phúc cho những ai được mặc bộ kaki ấy, đó là biểu tượng của trường Võ Bị. Nếu một mai, có cựu sinh viên nào trở về làm chỉ huy trưởng trường VBQGVN thì tôi xin đề nghị CHT cho đúc một bức tượng SVSQ Cán Bộ đặt ngay trước cổng trường như bức tượng đồng đen ở trước TTHL/BĐQ/RNSL ở Dục Mỹ.

Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, trường đại học CTCT, các chàng sinh viên SQ là một thành phần tạo nên nét đẹp Đà Lạt. Câu chuyện anh em nhà Võ họ hành hạ nhau ra sao thì trăm họ đều biết, chuyện quân trường để lần sau, đề tài này tôi xin kể tiếp những bông Hồng gai.

Những ngày Chủ Nhật được đi phép, thay vì ra phố, nhưng lại thấy thằng em cứ nằm nhà, bà chị tưởng tôi thất tình bèn rủ em đi chợ Hòa Bình:

- Đi với chị, chị cho cậu coi cái này hay lắm.

Tôi theo chị vào chợ, thấy chị nói chuyện với bà chủ sạp vải, tôi trông dáng bà quen quen, phụ với mẹ tiếp khách là một cô tuyệt đẹp, tôi cũng thấy như quen quen. Tôi mỉm cười một mình, chàng thanh niên nào thoạt trông thấy người đẹp đều có cảm tưởng “quen quen”. Nhưng quen riết rồi thì làm bộ mặt lạ, quên cả đường đi lối về nhà em!

Ra khỏi chợ, bà chị hỏi tôi:

- Cậu có nhớ bà chủ sạp vải vừa rồi là ai không?

Không nghe tiếng tôi đáp lại, chị tôi có vẻ sốt ruột nên tự trả lời ngay:

- Bà Xuân đấy, hàng xóm của nhà mình ở phố Dinh, Hải Phòng đấy.

Tôi giật mình vội hỏi liền:

- Thế người ngồi cạnh bà Xuân là cô Hồng hay cô Phụng.

- Cô Hồng, cậu thấy sao? Hay lắm đấy.

Lại một bông Hồng nữa xuất hiện, Hồng này có cô em gái tên Phụng nên tạm xin gọi là Hồng-P. Hồng-P, Phụng và em trai tên Thiệp là những người bạn trong khu phố Dinh Hải Phòng của tôi thời 1954-55. Chúng tôi chơi thân với nhau, thường đánh bi đánh đáo, búng dây thung, chơi trò bịt mắt bắt dê, tối tối rủ nhau đi ăn “chí mà phù”, “lạc phá xang” ngoài bờ sông Cấm. Trong đám bạn ấy Hồng-P đẹp nhất và dễ thương, tôi thường về phe Hồng, bênh vực Hồng mỗi khi có tên nào chọc ghẹo, Hồng cũng thường cho tôi kẹo cam thảo. Nhớ lần tôi bị bịt mắt đi bắt dê, lạng quạng làm sao tôi chụp được Hồng rồi nghe Hồng ré lên, tôi vội kéo miếng vải bịt mắt xuống thì mới hiều lý do tại sao Hồng la, thay vì chụp sau lưng thì tôi lại chụp phía trước...!

Hồng đỏ mặt lườm tôi, tôi bối rối không biết nói gì nhưng không giận nhau. Thời gian ngắn sau, cả khu phố chúng tôi xuống tàu Marine Serpent di cư vào Nam, mỗi người một nơi, hơn 10 năm sau, nay bất ngờ gặp nhau đây mà không nhận ra bạn cũ!

Nhớ kỷ niệm xưa, tôi sinh ngẩn ngơ, dò tin tức biết gia đình Hồng ở khu dốc Nhà Bò, như vậy Hồng sẽ đi lễ nhà thờ Con Gà. Kể từ đó tôi siêng đi lễ ngày Chúa Nhật hơn và Chúa đã thương con chiên không ngoan đạo, tôi đã thấy Hồng “trong giáo đường đêm Noel ấy”.

Vẫn suối tóc dài chấm eo thon, nhưng Hồng không còn là một cô bé 12 nữa mà là một thiếu nữ đẹp, đẹp hơn ngày xưa nhiều lắm. Dần dần mỗi Chủ Nhật tôi tìm cách ngồi xích lại gần từ phía sau thêm một chút cho tới khi Hồng ngồi hàng ghế trước, tôi quỳ ngay phía sau, những lần như thế thì .. “mùi tóc em thơm là ngây ngất hồn anh”! Chúa ở trên cao còn người tôi yêu thì ngay trước mặt, tôi không nghe được lời giảng của linh mục mà chỉ nghe nhịp đập loạn xạ của tim. Ước chi thuở đó cũng có nghi thức bắt tay những người xung quanh như ngày nay ở hải ngoại khi Lm chủ tế nói: “Anh chị em hãy chúc bình anh cho nhau”.

Hồng-P đẹp như một pho tượng khiến tôi không dám lại gần hoặc vì “nhát gái” nên tôi cứ lẽo đẽo theo sau mỗi sáng Chúa Nhật để rồi khi vào trường là nhớ nhung mộng mơ cả tuần! Tới gần ngày mãn khóa thì tôi uống thuốc liều, sau thánh lễ tôi chận Hồng ngay cuối nhà thờ và thật khó mở đầu, tôi chỉ gọi được một câu: “Hồng”.

Có lẽ Hồng cũng đã nhiều lần từng bị các chàng SVSQ chận đường như vậy nên nàng hơi khựng lại, nghiêng đầu hất mái tóc qua một bên, nhìn xem người gọi là ai. Tuy thật bối rối nhưng không còn đường lui, rất nhanh, tôi nhắc chuyện ngày xưa. Khi nhận ra tôi, Hồng cười thật tươi và... bạn cũ không rủ cũng tới, thật tự nhiên Hồng đưa tay ra cho tôi bắt và nói:

- Mấy tháng nay Hồng biết có người theo dõi, nhưng không ngờ đó lại là Văn.

Hồng-P mời tôi về nhà, cũng gần đó thôi, ngay cuối dốc nhà Bò. Tôi nói với Hồng là tôi biết nhà từ lâu rồi, để tôi dẫn đường cho thì Hồng nháy mắt:

- Vẫn cái tật nghịch ngợm như ngày xưa ở Hải Phòng.

Tôi không biết Hồng còn nhớ cái vụ chụp nhầm khi “bịt mắt bắt dê” hay không, nhưng nghe Hồng nhắc kỷ niệm cũ tôi thấy cái bàn tay ngày ấy tê-tê, thấy ấm lòng và hồi hộp khi Hồng mời về nhà. Bước vào nhà chưa kịp hỏi thăm ông bà cụ và các em thì Hồng đã nói:

- Mẹ bán vải ngoài chợ, bố đi chơi xa, em Phụng đã có gia đình và ở riêng, còn em Thiệp thì đi Không Quân, hiện đang học ở Nha Trang.

Bạn bè hơn 10 năm mới gặp lại nhau làm sao kể cho hết kỷ niệm, Hồng-P giữ tôi ở lại ăn cơm với đọt su-su xào tỏi. Mộng ước theo đuôi bấy lâu chỉ mong có thế thôi, nay đang trong tầm tay, trời gầm cũng không nhả. Tôi giúp Hồng tước vỏ đọt su-su, ôn chuyện cũ, đôi khi như vô tình, hai tay chạm vào nhau khi cùng lấy đọt rau một lượt. Hồng đột ngột hỏi tôi:

- Tháng sau Anh mãn khóa rồi phải không?

Hồng-P bất chợt gọi tôi là anh thay vì Văn khiến tôi muốn ngộp, không trả lời câu nàng hỏi mà nhìn thẳng vào mắt nàng, không cần phải giả đò ứa lệ mà tôi cảm động thật sự, làm liều cầm tay em, tôi nói:

- Em vào dự lễ mãn khóa của anh nhá.

Có lẽ bàn tay chai đá vì hít đất nhẩy xổm xiết “búp măng” hơi chặt, tay Hồng-P hơi nhúc nhích như muốn gỡ ra nhưng lại vẫn để nguyên chỗ cũ rồi khẽ nói:

- Đây là lần đầu tiên em sẽ được dự lễ mãn khóa cùa một SVSQ Võ Bị.

Đúng hay sai chưa biết, nhưng rõ ràng Hồng-P muốn nói một điều gì đó mà chỉ những người để ý đến nhau mới hiểu: “em chưa có ai”. Chúng tôi xưng hô “anh em” từ lúc nào không hay, nói đủ chuyện trên trời dưới đất, trừ chuyện tình yêu. Khi bắt tay nhau để tôi về trường thì trời đã tối, đành gọi taxi, dùng dằng tay lại cầm tay, tiếng ai nghẹn ngào:

- Mình vừa gặp lại nhau thì đã..! Có thể lại xa nhau 10 năm như lần trước!

Hồng đến tham dự ngày mãn khóa và chúng tôi vui bên nhau như chưa bao giờ có, thân thiết nhau như “ngày xưa thân ái”. Rồi chúng tôi chia tay nhau trong tình bạn hoàn toàn trong sáng, tôi nói với Hồng-P ước mong sẽ quay lại chọn... Đà Lạt làm nơi dừng chân. Lệ tràn khóe mắt, tay nắm tay, Hồng-P chúc tôi lên đường bình an và sớm gặp lại.

Hôm đó là sáng ngày 30 tháng 11 năm 1964.

Sau 15 ngày phép mãn khóa, vừa khoác áo trận TQLC ra chiến trường thì thủ khoa Võ Thành Kháng đã hy sinh cùng Hùng, Thái Quan.. tại mặt trận Bình Giả, chưa kể một số bị trọng thương! Chiến tranh khốc liệt bắt đầu, những chàng trai Võ Bị lăn vào lửa đạn, thằng mất thằng du mình trên đôi nạng gỗ, không còn thời gian nào đề nghĩ đến bố mẹ, gia đình và cả người yêu, trước mắt chì còn đồng đội, đôi khi vừa gặp nhau chưa tàn điếu thuốc thì vuốt mắt cho nhau!

Những bông hồng Đà Lạt thường trách các anh mau quên lời hứa! Không phải thế đâu, nhớ lắm chứ, nhớ mà chưa có seo-phôn gọi về khiến càng nhớ thêm. Nằm võng viết thư cho người yêu bằng ánh sáng đèn pin, vừa nắn nót được câu: “Em yêu” thì nghe địch pháo kích, “ầm”! Buông “em yêu” để nhẩy ào xuống hố. Thôi hẹn em thơ sau để anh đi kiểm soát xem có ai bị thương không... và đã có người vừa vĩnh viễn ra đi sau tiếng nổ! Nhớ lắm chứ nhưng sao đành để em phải đội khăn tang, thôi đừng trách các anh nữa những bông Hồng gai Đà Lạt ơi.

Hồng-P và tôi tiếp tục thư từ qua lại và mí-mí chuyện tương lai, nhiều khi nhận được thư nhưng chưa kịp đọc vì đang lội sình, thư trên túi áo cũng bị ướt nhòe, mắt anh mờ không đọc được thư em. Thú thật nhiều lúc mong bị thương, bị nhẹ thôi, để có dăm ba ngày dưỡng thương về phép thăm người mình thương

Cầu được ước thấy, nhưng khốn nỗi, không nhẹ tí nào mà nặng ngàn cân, tôi bị loại khỏi vòng chiến! Chân thấp chân cao, tay bó bột tay chống nạng tôi trở về thăm trường cũ và người xưa sau hơn một năm nằm bệnh viện. Trường Võ Bị vẫn như ngày nào, tôi gặp lại niên trưởng K17 Võ Vàng cùng người bạn đồng khóa Nguyễn Xuân Huy và vài bạn khác nữa đang là cán bộ và huấn luyện viên của trường.

Huy dẫn tôi đi thăm một vòng doanh trại, đâu đâu cũng gặp những hình ảnh quen thuộc và nhớ thương. Nhìn căn phòng ngày xưa Huy và tôi ở là tôi nhớ ngay mỗi trưa thứ Bảy chúng tôi không dám ngả lưng trên giường mà nằm dưới sàn để chờ “hung thần” khám xét. Bước vô phạm điếm là nhớ cảnh TKS/19 ngồi thẳng lưng miệng nhai cơm với ớt, mắt trợn trừng vì cay, tai nghe bản nhạc “Biệt Kinh Kỳ” mà mấy ông K17 cố tình hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần đàn em!

Hình ảnh đẹp là các SVSQ trong quân phục tác chiến di chuyển nhanh nhẹn đầy sức sống, mặt lúc nào cũng ngước lên, hướng về tương lai cao hơn thay vì cúi xuống “lượm bạc cắc” như lời mấy ông cán bộ vu oan giá họa. Nhưng hình ảnh đẹp nhất vẫn là các chàng SVSQ trong quân phục dạo phố, những cặp alfa đỏ với hai hoặc ba vạch vàng “tay trong tay với những bông hồng” trông nó oai, nó đẹp làm sao! Tôi đã từng được giống như họ, tuy chỉ với “con cá một đuôi” mà còn thấy thấy mê huống chi những người khác... phái. Nếu như bây giờ trường VBQGVN lại tuyển mộ sinh viên thì tôi sẽ lại nạp đơn ngay, nạp thật sớm để là sinh viên đàn anh đón tiếp TKS khóa 17.

Tôi gặp lại Hồng-P khi còn là SVSQ và lời hứa năm xưa với Hồng-P là sẽ quay về chọn Đà Lạt làm nơi dừng chân, và tôi tin rằng trong tim Hồng vẫn là hình ảnh một SVSQ trong quân phục dạo phố mùa Đông, nhưng nay, sau 7 năm quay về với một thân xác “bệnh hoạn”, chân thấp chân cao thì làm sao dừng chân với em đây!

Gió lạnh trên đồi thông trước cổng câu lạc bộ Nhữ Văn Hải thổi mạnh làm một ống quần tôi lay động, bất giác tôi rùng mình và quyết định không trở lại quân trường nữa, thất hứa với Hồng-P không chọn Đà Lạt làm nơi dừng chân, không đủ can đảm gặp lại Hồng-P trong hoàn cảnh trớ trêu, giữ mãi cho nhau hình ảnh đẹp hơn là “anh trở về trên đôi nạng gỗ, anh trở về làm dang dở đời em”.

Tôi quay về với anh em đồng đội TQLC, ở đó anh em chúng tôi cần nhau và tôi cũng tự an ủi rằng mình còn may mắn hơn những đồng đội khác đã phải trở về trên chiếc xe lăn và hằng ngày, mỗi tuần, hằng trăm anh em trở về với hòm gỗ không có hoa cài, không có hai hàng nến trắng mà chỉ có những vành khăn tang.

Chúc Hồng, cả hai Hồng và những bông hồng gai Đà Lạt không phải nhìn thấy khăn tang và đừng trách các anh là người không giữ lời hứa.

viethoaiphuong
#10 Posted : Monday, August 9, 2010 7:25:09 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Nhan sắc Đà Lạt đã tàn phai

Người Đà Lạt bây giờ cũng thèm sương, thèm chính cái mà họ không bao giờ thiếu. Sương mù sắp thành hàng hiếm, vậy Đà Lạt còn gì?

Rất dễ nhận ra bóng dáng trầm mặc của những ngọn thông vươn thẳng trong nội ô đã vắng đi nhiều. Tôi lân la hỏi về một Đà Lạt ngày xưa, nhiều người cao tuổi chép miệng lắc đầu rồi buông một câu hững hờ: “Đà Lạt bây giờ...”.

Không hững hờ sao được khi diện mạo Đà Lạt đang khác đi từng ngày, như một cô sơn nữ e ấp sắp trở thành cô gái thị thành diêm dúa.

Mất dần phong vị

Đà Lạt trong ký ức của nhà Đà Lạt học Nguyễn Hữu Tranh là “nhỏ và xinh lắm”. Ông bảo hồi xưa cái gì cũng nhỏ nhỏ xinh xinh, đồi cỏ, rừng thông và hồ xanh ngăn ngắt.

Ngày bé đi học mẹ phải thoa vaseline lên má ông cho khỏi rát vì lạnh, phải mang găng tay, đội mũ len giữ ấm. Hầu như buổi sáng nào đi học trời cũng mù mịt sương, đến nỗi xe hơi chạy ban ngày còn phải bật đèn pha.

Hình ảnh ông nhớ nhất là mẹ ông mỗi lần đi chợ đều mặc áo dài trắng. Mấy o bán hoa hồng, hoa cúc, bán đậu hũ ngoài chợ cũng vận áo dài trắng. Sương mù bảng lảng và áo dài trắng quyện vào nhau hư hư thực thực.

Ông bảo mỗi lần nhớ lại hình ảnh đó luôn có một cảm xúc dịu dàng dâng lên trong lòng ông. Còn bây giờ, kiếm đâu ra hình ảnh tà áo dài trắng thấp thoáng trong sương mù vì trời vừa sáng, làn sương mù mỏng dính đã tan nhanh.


Thành phố sương mù đã không còn... mù sương

Ông Đoàn Văn Quỳnh, sống ở Đà Lạt từ năm 1966, nhớ lại: Đà Lạt lúc đó là một thành phố nhỏ - một tiểu Paris chìm trong sương mù, trong ngàn thông reo và cái lạnh gai gai da thịt.

Tuổi thanh xuân của ông đã bắt đầu ở nơi này khi công danh sự nghiệp chưa có gì, chỉ có đầy ắp những mộng mơ tuổi trẻ. Ông bảo, khí chất của Đà Lạt làm cho con người ta hiền hòa hơn, thơ hơn.

Đà Lạt ngày xưa của ông lão chạy xe ôm ở góc đường Lê Hồng Phong – Trần Phú ùa về qua ánh mắt rưng rưng: “Tôi chỉ yêu Đà Lạt ngày xưa thôi”.

Ông kể hồi đó trời lạnh lắm, sương mù dày đến nỗi nhìn mặt nhau cũng khó, đôi lúc ngay đầu rãnh mái tôn giọt nước còn bị đóng băng.

Ông thường đi tha thẩn vào sớm tinh sương để ngắm nhìn những ngôi biệt thự khuất sau những gốc thông, rất huyền ảo và... xa xỉ.

Bây giờ, ông vẫn nhìn về hướng những ngôi biệt thự ít ỏi còn sót lại nhưng ông bảo, không làm sao tìm lại được “mùi vị” của ngày xưa. Có lẽ do sự biến mất của lớp sương huyền ảo và những gốc thông xù xì mà ông từng tựa lưng.

Không nói nhiều về tình yêu Đà Lạt, người con của đồng bằng sông Cửu Long Lưu Vĩnh Phước chỉ cho biết rằng từ năm 9 tuổi, ông đã theo cha – vốn bị “hớp hồn” trong một lần lên Đà Lạt nghỉ mát – đến mảnh đất này và không thể ở chỗ nào khác nữa dù đã vài lần khăn gói bỏ đi, rốt cục cũng trở về Đà Lạt vì quay quắt nhớ những sớm mù sương ở nơi này. Ông cười đưa ngón tay lên, kêu: “Đà Lạt là số một!”.

...Và một Đà Lạt “xấu xí”

Đà Lạt phát triển. Phình to. Hiện đại, nhưng chỏi lỏi với những gì đang có. Họa sĩ Vi Quốc Hiệp – người yêu Đà Lạt đến từng ngọn cỏ, ngọn thông - than rằng, Đà Lạt đang “đi” nhanh quá, không hợp với Đà Lạt chút nào. Đà Lạt thay cái áo màu xanh của rừng thông thành cái áo đủ màu bê tông sắt thép.

Những người yêu Đà Lạt nhất lại là những người chê Đà Lạt nhất. Chê. Đau. Và bất lực. Ông T.N.Thắng, gia đình có 40 năm làm nghề bán báo ở khu Hòa Bình, bảo ngay cả cỏ trong Đồi Cù bây giờ cũng không đẹp, không xanh mướt như cỏ ngày xưa.

Ông quả quyết cỏ ngày xưa có 3 màu, lúc mưa xuống cỏ xanh màu mạ non, một thời gian sau cỏ chuyển màu xanh sẫm, khi cỏ ra đọt non chuyển sang màu tím phơn phớt.





Các kiến trúc sư than phiền kiến trúc Đà Lạt ngày càng chắp vá.
Những biệt thự xinh xắn như trên đường Trần Hưng Đạo này không còn nhiều

Kiến trúc sư Lữ Trúc Phương cho rằng những dãy nhà dân tự xây kiến trúc rất chắp vá, không đồng bộ. Ông ví von, kiến trúc ở Đà Lạt giẫm từ cái sai này sang cái sai kia. Những khoảng trống bất kiến tạo đáng lẽ phải được để dành, nay lại bị tận dụng triệt để.

Nhà Đà Lạt học Nguyễn Hữu Tranh lại cho rằng nhà ống nhà hộp có lợi thế tận dụng được quỹ đất nhưng chính sự trộn lẫn loại nhà này trong khu quy hoạch cũ đã làm Đà Lạt biến dạng.

Cái lạnh vẫn còn nhưng cái ôn hòa đã mất. “Khí hậu Đà Lạt vốn được ca tụng là mùa thu bất tận, nhưng bây giờ là mùa gì không biết”, ông Thắng than phiền.




Người đến Đà Lạt không còn "thú vui" trùm áo lạnh

Khí hậu “đỏng đảnh” đã làm một lão nông như ông Quỳnh đôi lúc cũng phải... bó tay vì đoán trật lất thời điểm cây ra hoa.

Ông lắc đầu: “Thời tiết thất thường làm cây ra hoa bất thường theo, có năm nở rộ có năm chỉ trổ lác đác, hồi xưa chỉ che lưới 50% nhưng giờ phải che lưới lên 70% mà vẫn còn sáng quá”. Ông bảo rằng bây giờ nhiều người cũng như ông, chỉ mặc áo lạnh theo thói quen từ xưa chứ không hẳn vì lạnh.

Trước đây, nói đến chuyện gắn máy điều hòa hoặc quạt máy ở Đà Lạt chẳng khác nào bị “hâm” nhưng bây giờ mọi chuyện đã khác.

Cách đây vài tháng, ông Thắng phải “rinh” về cái quạt máy để mỗi trưa cả nhà quây quần ăn cơm đem ra quạt cho đỡ nóng.

Lạ hơn là trường hợp nhà ông Phước (số 8 Phù Đổng Thiên Vương) đã được gắn quạt trần từ hồi năm 1998, ông bảo trời nóng mới gắn!

Quạt máy cũng hiện diện trong rất nhiều hàng quán ở Đà Lạt. Ít thì một cái, nhiều thì ba cái. Thậm chí, một số khách sạn lớn đã bắt đầu gắn máy lạnh để “phòng hờ” như khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt, Bệnh viện Hoàn Mỹ...




Khách sạn Sài Gòn - Đà Lạt trang bị hệ thống máy điều hòa.
Khách đến đây thường mở chế độ lạnh cho bớt ngộp và đỡ... nóng!




***


Sẽ ra đi như một cuộc tình



Rõ ràng Đà Lạt đang đi theo quy trình ngược, những chuyện rất lạ đã trở thành quen, còn những chuyện quen đã trở thành lạ. Sương mù và thông là hai thứ đặc trưng của Đà Lạt, vậy mà cũng sắp trở thành “hàng hiếm” vì sương mù lâu lâu mới có một đợt, còn thông ở trong nội ô thì cứ biến mất từng ngày, một phần vì bị đốn hạ, một phần bỗng dưng lăn ra chết!


Đà Lạt mất thông là mất đi một nửa hồn. Đà Lạt mất sương mù là mất đi nửa hồn còn lại. Liệu Đà Lạt sẽ ra sao khi chỉ còn là cái xác không hồn mà cũng không hoàn toàn lành lặn? Nói như ông thợ chụp ảnh Trần Ngọc Vinh: “Đà Lạt rồi sẽ ra đi như một cuộc tình”!


Bài và ảnh: Ánh Nguyệt

viethoaiphuong
#11 Posted : Friday, August 20, 2010 9:30:32 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Bác sĩ ALEXANDRE YERSIN
VÀ SỰ HÌNH THÀNH ĐÔ THỊ DALAT


Alexandre John Emile Yersin sinh ngày 22.9.1863 tại Lavaux, một vùng quê thuộc hạt Vaud, nước Thụy Sĩ: cha là người Thụy Sĩ, mẹ là người Thụy Sĩ gốc Pháp. Mồ côi cha, từ khi mới chào đời, Yersin đã trải qua thời niên thiếu tại thị trấn Morges nằm bên bờ hồ Léman xinh đẹp.

Sau một thời gian học đại học ở Lausanne (Thụy Sĩ), Marburg (Đức), Yersin sang Paris để học tiếp ngành y khoa và chính tại đây, ông được nhận vào làm việc tại phòng thí nghiệm phố Ulm do nhà bác học Louis Pasteur sáng lập. Năm 1894, Yersin khám phá ra vi trùng bệnh dịch hạch và sau đó trở thành một nhà bác học nổi tiếng thế giới. Là người Thụy Sĩ, nhập quốc tịch Pháp vào đầu năm 1889, nhưng trong phần lớn cuộc đời, Yersin lại sống và làm việc tại Việt Nam. Ông mất ngày 1.3.1943 tại Nha Trang, thọ 80 tuổi, và được an táng tại trại Suối Dầu, cách Nha Trang khoảng 20 km về phía Tây Nam.

Vai trò của bác sĩ Yersin đối với sự hình thành đô thị Đà Lạt có thể được xét đến trên hai vấn đề: thám hiểm cao nguyên Lang Biang và khai sinh đô thị Đà Lạt.

CAO NGUYÊN LANGBIANG TRƯỚC 1983

Cao nguyên Lang Biang trước năm 1983 là địa bàn cư trú của các tộc người Thượng, đông nhất là người Lat (Lạch). Trong toàn bộ vùng rừng núi Nam Trung Bộ, đây là vùng khó thâm nhập nhất đối với các nhà thám hiểm. Từ đồng bằng ven bờ biển miền Trung đi lên, người ta phải vượt qua tầng cao nguyên thứ nhất (với độ cao trung bình từ 900 đến 1.000m) trước khi lên đến cao nguyên Lang Biang (với độ cao trung bình 1.500m).

Người Chăm là những người đầu tiên tiếp xúc với các tộc người Thượng trên đất Lâm Đồng, và có thể đã đặt chân đến cao nguyên Lang Biang. Nhưng cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu công phu nào được thực hiện, do đó chúng ta vẫn chưa thể kết luận về vấn đề này một cách khoa học.

Về dấu vết của người Việt trên cao nguyên Lang Biang, một số tài liệu cho thấy người Việt có thể đã biết đến hoặc đã đặt chân đến cao nguyên này. Vào cuối năm 1880, một nhà thám hiểm người Pháp là bác sĩ Paul Néis, trên đường đi thám hiểm vùng rừng núi Nam Trung Bộ, có ghé đến phủ Bình Thuận. Quan tuần phủ người Việt ở đây đã nói với Néis rằng "người Việt biết rõ về núi Lang Biang, (...) biết đó là nguồn của con sông chảy qua Biên Hòa", nhưng vị quan này từ chối không chịu giúp nhà thám hiểm đi đến nơi đó [15.14]. Trong hồi ký Bảy tháng nơi xứ Thượng [20], bác sĩ Yersin có kể lại việc gặp gỡ hai nhóm người Việt trên đất Lâm Đồng. Đó là nhóm của Tong Vit Ca, một người Việt nhận khoán việc thu thuế ở vùng cao nguyên; và nhóm chính trị phạm do Thouk cầm đầu. Tài liệu của Yersin cho thấy người Việt vào thời đó (nhất là những người thu thuế, buôn bán, trộm cướp, chính trị phạm...) vẫn thường xuyên lui tới vùng cao nguyên bên dưới, xung quanh Đà Lạt (với độ cao trung bình từ 900 đến 1000m). Do đó, khả năng người Việt đặt chân đến cao nguyên Lang Biang không phải là không thể có.

Vấn đề đặt ra là: trước khi người Pháp đặt chân đến Việt Nam, người Việt đã biết về cao nguyên Lang Biang đến mức nào? Người Việt đã từng thám hiểm vùng đất này hoặc đã có ý định khai thác vùng đất này hay chưa?

Người Việt đầu tiên có ý định thám hiểm vùng rừng núi Nam Trung Bộ là Nguyễn Thông (1827-1884).

Nguyễn Thông quan niệm Sơn Quốc là toàn bộ vùng rừng núi ở nước ta. Ông đặc biệt chú ý đến phía Đông Nam của Sơn Quốc, vì vùng này "không có bãi xa truông rậm nguy hiểm, không bị đầm lớn sông dài chia cách". Ông đề nghị "nên chiếm lấy đầt ấy để mở rộng bờ cõi, cày lấy ruộng ấy để thêm nhiều lương thực" [Khai sơn quốc nghị ; 3, 243].

Nguyễn Thông bắt đầu quan tâm đến việc khẩn hoang vùng Sơn Quốc từ năm 1867. Lúc này, cả sáu tỉnh Nam Kỳ đều rơi vào tay quân Pháp, ông cùng một số sĩ phu "tị địa" ra Bình Thuận bằng đường biển (đây là lần tị địa thứ hai, lần tị địa thứ nhất là vào năm 1861 - sau khi đại đồn Kỳ Hòa và tỉnh Biên Hòa thất thủ). Ở Bình Thuận, Nguyễn Thông đã cùng một số bạn người Nam Kỳ bàn bạc việc tìm kiếm căn cứ địa để liên lạc với Biên Hòa. "Ông tổ chức việc đi thám hiểm các vùng cao nguyên La Ngư, Bà Dần, ghi địa hình, địa thế, khả năng khai hoang v.v... Ông chưa làm được gì thì lại đổi về Khánh Hoà (Nha Trang) rồi sau đó đi Quảng Ngãi và Huế" [1, 96].

Mặc dù kế hoạch bị bỏ dở, Nguyễn Thông vẫn tiếp tục ôm ấp ý đồ khẩn hoang vùng rừng núi Nam Trung Bộ. Năm 1876, triều đình Huế chuẩn y kế hoạch lập đồn điền, khẩn hoang vùng Sơn Quốc của ông và sang năm sau (1877), bổ nhiệm ông vào chức vụ dinh điền sứ tỉnh Bình Thuận, Nguyễn Thông "vào tới tỉnh lỵ, thì liền mắc bệnh thổ huyết, chết đi sống lại, nhưng vẫn cố sức tới dự hội đồng khám đất lập đồn khẩn được xong xuôi". [Ngọc Sơn thọ doanh chí; 3, 230].

Cuộc hội khám của Nguyễn Thông ở vùng Sơn Quốc được thực hiện vào năm Tự Đức thứ 30 (tức 1877), vào lúc sức khoẻ của ông đã yếu. Từ ngày 11.5 đến ngày 8.6 âm lịch, đoàn thám hiểm do ông và Trương Gia Hội (tuần phủ Thuận Khánh) chỉ đạo đã tiến hành khảo sát địa hình vùng La Ngư. Toàn bộ quá trình khảo sát đã được Nguyễn Thông trình bày lại trong bài "Sớ xin lập đồn điền khai khẩn vùng Thượng du" [Nghĩ thỉnh thượng du đồn khẩn sự nghi sớ ; 2, 192-208].

Kế hoạch khẩn hoang vùng La Ngư - Bà Dần của Nguyễn Thông về sau bị triệt bãi vì áp lực của Soái phủ Nam Kỳ (tức Phủ thống đốc Nam Kỳ). Lúc ấy sức khoẻ của Nguyễn Thông đã suy; từ đó đến cuối đời, ông không còn có dịp thực hiện kế hoạch hằng mơ ước.



Bản đồ lưu vực sông La Ngà

Vấn đề đặt ra là xác định địa bàn thám hiểm của Nguyễn Thông. Trong bài sớ nêu trên, Nguyễn Thông viết: "Đất La Ngư, phía đông bắt đầu từ rặng núi Ông, phía Tây đến núi Cà Tong, phía Bắc đến bờ sông La Ngư, phía Nam đến núi Ông, ruộng khai khẩn ước chừng trên 3000 mẫu". [bdd; 2, 194]. Vùng La Ngư chính là thung lũng Tánh Linh ven sông La Ngà, thuộc tỉnh Bình Thuận ngày nay. Bà Dần, theo chúng tôi, là làng Bà Giêng trên bản đồ ngày nay, nằm ở phía Đông Nam Tánh Linh. Căn cứ vào phần tiểu dẫn của bài thơ "Dữ Nam lai chư nhân vãng La Ngư mưu hưng điền chính" (Cùng những người từ trong Nam ra đến La Ngư tính việc làm ruộng), chúng ta thấy Nguyễn Thông dùng tên La Ngư để chỉ đoạn sông La Ngà từ Biển Lạc (Lạc Hải) trở về thượng nguồn [2, 119-120]. Vùng La Ngư - Bà Dần do đó có khi còn được gọi là La Ngư - Biển Lạc.

Đặc biệt, từ ngày 21.5 đến 22.6 âm lịch, một bộ phận do Nguyễn Văn Trị dẫn đầu đã tách khỏi đoàn để khảo sát các làng Thượng (Man sách) ở ven sông Dã Dương. Bài sớ nêu trên viết: "Ngày mùng 8 tháng 6 thì đến sông lớn Đà Đàn, rộng khoảng năm sáu mươi trượng, nước đục ngầu, giữa các đảo dài. Người Man gọi nước là "Đà", gọi lớn là "Đàn", cũng như người Việt nói là "sông lớn". Đà Đàn, người Việt gọi là sông Dã Dương, hạ lưu là sông lớn Thần Quy".[2, 197]. Sông Dã Dương chính là thượng lưu của sông Đồng Nai, trên bản đồ còn được gọi là Da Dung. Đảo dài chính là cù lao nằm giữa nơi hợp lưu của hai dòng sông Đạ Huoai và Đồng Nai. Từ đảo dài đến xã Thanh Sơn, sông Đồng Nai được gọi là sông Thần Quy; còn từ xã Thanh Sơn (nơi hợp lưu giữa sông La Ngà và sông Đồng Nai) xuôi về hạ lưu được gọi là sông Phước Long.

Cách đây bảy năm, có tác giả nêu giả thuyết "Nguyễn Thông đã tìm ra Đà Lạt trước Yersin 25 năm" [5]. Đây là một giả thuyết mơ hồ, thiếu căn cứ khoa học. Tác giả đã phạm nhiều sai lầm về phương pháp nghiên cứu và lẫn lộn các vị trí địa lý: coi đất La Ngư ở Bình Thuận là đất Đà Lạt - Lâm Đồng, coi đoạn sông Da Dung chảy ngang vùng Đạ Huoai là sông Đạ Đờn (ý nói đoạn sông Da Dung chảy ngang vùng Đức Trọng - Lâm Hà ngày nay). Đáng tiếc là trong nhiều năm liền, một vài nhà nghiên cứu đã ủng hộ thuyết này, gây nhiều ngộ nhận không đáng có.

Như vậy, Nguyễn Thông là người Việt đầu tiên đặt vấn đề thám hiểm và khai thác vùng rừng núi Nam Trung Bộ. Nhưng do bị thúc bách bởi nhu cầu chống ngoại xâm, ông đã tập trung sự chú ý vào vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Biên Hoà và Bình Thuận thời đó. Địa bàn thám hiểm chủ yếu của ông là vùng đất nằm giữa ba con sông: La Ngà, Đồng Nai và Đạ Huoai. Bộ phận đi xa nhất của đoàn thám hiểm đã đặt chân đến phía cực Nam của tỉnh Lâm Đồng, thuộc địa bàn huyện Đạ Huoai ngày nay.

Về phía người Pháp, ngay từ khi chiếm được sáu tỉnh Nam Kỳ (1867), họ đã quan tâm đến việc thám hiểm miền Đông Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ. Gần bốn năm sau cuộc thám hiểm của Nguyễn Thông họ đã thâm nhập vào vùng sâu nhất của cao nguyên Nam Trung Bộ.

Bác sĩ Paul Néis, y sĩ hạng nhất của hải quân Pháp, là một trong những nhà thám hiểm người Pháp đầu tiên thâm nhập vào vùng người Thượng ở Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Sau chuyến khảo sát vùng người Thượng ở xung quanh Bà Rịa, (tháng 5 và tháng 6 năm 1880), ông đã thực hiện hai chuyến thám hiểm ở vùng Nam Trung Bộ.

Chuyến thám hiểm thứ nhất diễn ra từ ngày 1.11.1880 đến ngày 8.1.1881. Địa bàn thám hiểm chủ yếu là vùng đất nằm giữa ba con sông: La Ngà, Đồng Nai và Đạ Huoai (gần trùng với địa bàn thám hiểm của Nguyễn Thông). Vượt qua dãy núi Tion-lay (tức Crong Laê) gần đèo Bảo Lộc ngày nay, ông dự định đi đến núi Lang Biang, vì người Thượng cho biết đây là đầu nguồn của sông Đồng Nai. Nhưng do đồng hồ ngưng chạy, không thể đánh giá chính xác lộ trình, thêm vào đó là tình trạng sức khỏe sa sút của một số người trong đoàn tùy tùng, Néis buộc phải thay đổi lộ trình, đi đến phủ Bình Thuận, sau đó trở lại Sài Gòn bằng đường biển [15, 5-14].

Từ ngày 11.2 đến giữa tháng 4 năm 1881, nhờ sự giúp đỡ của một tù trưởng người Mạ (Tioma) ở vùng hữu ngạn sông La Ngà tên là Patao, bác sĩ Néis đã thực hiện chuyến thám hiểm thứ hai đến tận đầu nguồn sông Đồng Nai. Cùng đi với Néis là một trung úy thủy quân lục chiến phụ trách về trắc địa tên là Albert Septans.

Báo cáo về chuyến thám hiểm này được viết xong vào đầu tháng 8 năm 1881 và được công bố trong năm. Qua báo cáo, chúng ta được biết đoàn thám hiểm đã rời dãy núi Tion-lay đi về phía Đông Bắc và chừng 11 ngày sau, gặp một dãy núi với hai ngọn: Delmann (tức Dam Han, hay Quan Du) và Mnil. Đây là điểm nút của một loạt ngọn đồi có cây cối; các ngọn đồi đó được nối tiếp về phía Đông bắc bởi "một cao nguyên thứ hai trơ trụi, bao gồm một loạt các quả đồi hoàn toàn trọc, có độ cao trung bình từ 30 đến 40m. Cao nguyên đó được bao quanh về phía Bắc bởi một dãy núi có hình dáng độc đáo, dễ nhận ra từ xa, phần phía Tây trơ trụi, phần phía Đông có rừng; đó là núi Lang Bian. Chính đó là đầu nguồn của sông Đồng Nai mà cho đến nay, vẫn chưa được biết đến". [16, 17-18].

Trong số các làng đoàn đã đặt chân đến, có một làng đáng chú ý: làng Late, nơi đoàn đã cư trú từ 16 đến 20.3.1881. Theo mô tả, làng này nằm cách điểm hình thành của dòng Da Dong (tức Da Dung) chừng 10 km, với một thác nước cao 4-5m, và nhiều ghềnh đá; nơi đây sông rộng trung bình 10m, sâu 1m, lòng sông lởm chởm đá [16, 19]. Làng Late nằm trên cao nguyên Lang Bian, nhưng ở phía Dankia - Ankroêt chứ không phải phía Đà Lạt ngày nay.

Chuyến thám hiểm của bác sĩ Néis và trung uý Septans đã mở đường cho nhiều nhà thám hiểm khác đi vào vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, như A. Gautier (1882), L. Nouet (1882), Humann (1884),... Đáng chú ý hơn cả là chuyến thám hiểm của thiếu tá Humann đến vùng đầu nguồn sông La Ngà, từ ngày 4.2 đến ngày 15.3.1884 [12]. Trong hồi ký "Bảy tháng nơi xứ Thượng", Yersin nhiều lần nhắc đến Néis và Humann và đã biết đến bản đồ của Humann.

Yersin biết đến Néis và Humann trước hay sau chuyến thám hiểm năm 1893 và đã thừa hưởng thành quả của hai nhà thám hiểm này đến mức nào? Đó là vấn đề cần được tiếp tục làm rõ. Nhưng với những chứng cứ nêu trên, chúng ta có thể tạm thời kết luận: Paul Néis và Albert Septans là hai nhà thám hiểm đầu tiên đã tìm ra cao nguyên Lang Bian. Sự kiện này xảy ra trước cuộc thám hiểm của Yersin 12 năm. Tuy vậy, cuộc thám hiểm này chỉ được biết đến trong giới các nhà thám hiểm, chưa được giới thiệu rộng rãi với công chúng. Hơn nữa, lúc này người Pháp còn đang bận tâm với việc chinh phục toàn bộ Đông Dương, do đó, cuộc thám hiểm của Néis và Septans nhanh chóng chìm vào quên lãng.

BÁC SĨ YERSIN VÀ CHUYẾN THÁM HIỂM NĂM 1893

Trước khi trở thành một nhà bác học danh tiếng và dành toàn bộ tâm lực cho nghiên cứ khoa học, Yersin đã dành nhiều năm lao vào các cuộc thám hiểm.

Vào đầu năm 1890 làm việc tại Viện Pasteur Paris. Ông đã tốt nghiệp trường y, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ y khoa, và đã có một vài công trình nghiên cứu ký tên chung với bác sĩ Emile Roux - người cộng sự nổi tiếng của L. Pasteur. Một tương lai rạng rỡ đang mở cửa ra trước mắt chàng thanh niên 27 tuổi này. Nhưng lòng say mê những chân trời mới lạ đã thúc đẩy ông rời khỏi phòng thí nghiệm. Yersin xin vào làm việc tại hãng tàu biển Messageries Maritimes với hy vọng sẽ được đến các xứ thuộc địa. Ngày 21.9.1890, ông lên tàu tại cảng Marseille để sang Việt Nam [14, 85].

Từ hạ tuần tháng 10 năm 1890, bác sĩ Yersin làm y sĩ phục vụ trên tuyến đường Sài Gòn-Manila: đến tháng 4 năm 1891, ông chuyển sang làm y sĩ trên tàu "Saigon", hoạt động trên tuyến đường biển Sài Gòn - Hải Phòng. Cuộc sống trên tàu hơi buồn tẻ, nhất là đối với một y sĩ. Để giết thì giờ, Yersin tập làm quen với khoa hàng hải. Ông đặt mua từ Pháp một máy kinh vĩ (théodolite) và trong lúc rảnh rỗi, ông tập sử dụng máy trên bến Nhà Rồng ở Sài Gòn.

Nha Trang là một trong những trạm dừng của tàu "Saigon". Ngay từ lúc đầu, cảnh đẹp của Nha Trang đã hấp dẫn Yersin. Rặng núi cao ở chân trời phía Tây quyến rũ ông, làm nảy sinh dự định táo bạo: dùng đường núi để đi từ Nha Trang đến Sài Gòn trong vòng mười ngày!

Ngày 29.7.1891, Yersin và người hầu được phép của thuyền trưởng rời tàu "Saigon". Theo lời khuyên của công sứ Pháp ở Nha Trang, Yersin dùng ngựa đi vào Phan Rang. Tại đây, ông hỏi thăm đường qua một vị linh mục người Pháp đã từng lánh nạn ở vùng núi phía Tây trong thời kỳ cấm đạo4. Đáng tiếc là vị linh mục này chỉ nhớ về cuộc lánh nạn một cách mơ hồ và khuyên Yersin vào Phan Rí để tìm người dẫn đường. Yersin đi theo đường cái quan vào Phan Rí. Vị quan người Việt ở địa phương tìm giúp cho ông một người hướng dẫn thông thạo các đường mòn dẫn đến dãy Trường Sơn.

Ngày chủ nhật 3.8.1891, Yersin cùng với người hầu và bốn phu khuân vác đi vào vùng núi. Lương thực mang theo chỉ có vài hộp thịt bò muối và vài hộp bánh quy khô, cộng thêm một số lương thực do các quan chức ngưòi Việt ở Phan Rí cung cấp thêm. Lúc đó đang vào mùa có gió mùa Tây Nam, mỗi ngày đều có mưa rào lớn. Yersin đi theo đường mòn từ làng Kalon ở chân núi qua Ta Ly đến Ta La (vùng phụ cận Djiring). Nơi đây, ông thấy không thể tiếp tục đi được nữa, vì cuộc hành trình đòi hỏi ít nhất từ 9 đến 10 ngày đi bộ trong khi đã cận ngày ông phải lên tàu đi Bắc Kỳ. Mặt khác, ông đang lâm vào tình trạng khá tồi tệ: giày vớ rách bươm, dáng vẻ mệt mỏi. Do đó, ông quyết định đi đến địa điểm gần nhất là Phan Thiết: từ đó ông trở về Nha Trang bằng ghe và kịp lên tàu đi Quy Nhơn {14, 99-100; 21}.

Chuyến thám hiểm bất thành năm 1891 không làm Yersin nản chí, ngược lại còn kích thích lòng say mê mạo hiểm nơi ông. Cuối năm 1891, ông rời hãng tàu Messageries Maritimes để thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên của mình.

Từ 28.3.1892 đến 9.6.1892, Yersin thực hiện một cuộc thám hiểm từ Nha Trang, băng qua vùng cao nguyên Daklak để đến Stung Treng- nằm bên bờ sông Mékong (thuộc địa phận nước Cam-pu-chia). Cuộc thám hiểm này được thực hiện theo yêu cầu của đại úy Cupet, một thành viên của phái bộ Pavie.

Tháng 10 năm 1892, Yersin đi Paris để đưa các kết quả khảo sát cho đại úy Cupet, đồng thời tìm cách vận động để được tiếp tục thám hiểm. Nhờ sự giúp đỡ của một số người quen (nhất là nhà bác học L.Pasteur và người bạn thân của ông là giáo sư Emile Duclaux), Yersin được Bộ giáo dục Pháp cấp kinh phí để thực hiện một nhiệm vụ khảo sát khoa học {14, 111-113}.

Bài hồi ký "Bảy tháng nơi xứ Thượng" {20}, giúp chúng ta hình dung được cuộc thám hiểm năm 1893 như sau:

Từ nước Pháp trở lại Sài Gòn vào tháng 1 năm 1893, Yersin đến gặp toàn quyền De Lanessan. Ông này chính thức giao cho Yersin nhiệm vụ khảo sát một tuyến đường bộ từ Sài Gòn xuyên sâu vào vùng người Thượng và kết thúc ở một địa điểm thuận lợi trên bờ biển Trung Kỳ. Ngoài ra, Yersin còn phải tìm hiểu về tài nguyên trong vùng: lâm sản, khoáng sản, khả năng chăn nuôi v.v... Địa bàn thám hiểm được chỉ định là "một vùng ở Nam Trung Kỳ, nằm giữa bờ biển và sông Mékong, là vùng đầu nguồn của các con sông Đồng Nai và Sé-Bang-Kane".

Cùng đi với Yersin có ông Wetzel, một trong những người gác rừng giỏi nhất ở Nam Kỳ, cũng là một thợ săn voi và tê giác rất gan dạ. Về phía nhân sự người Việt, có bốn người dân Sài Gòn: Bảy (người đã từng đi thám hiểm cùng Yersin năm 1892) và ba người phụ bếp do chính ông này chọn. Vật dụng được đựng trong nhiều chiếc rương nhỏ, chủ yếu bao gồm những vật dụng dùng để trao đổi với ngưới Thượng. Về dụng cụ thám hiểm, Yersin mang theo một máy kinh vĩ (théodolite) và ba thời kế (chronomètre) nhằm để xác định vị trí trong khi đi thám hiểm. Yersin cũng mang theo một số thuốc chủng bệnh đậu mùa để chủng ngừa cho dân các vùng ông đi qua.

Ngày 24.2.1893, Yersin rời Sài Gòn để thực hiện chặng đường đầu tiên: từ Sài Gòn đi Phan Thiết, băng qua vùng Tánh Linh. Theo gợi ý của Lanessan, Trà Cú hay Tánh linh sẽ là điểm mà con đường bộ trong tương lai sẽ đi qua.

Yersin gặp Wetzel ở Biên Hoà. Đoàn thám hiểm đi Tân Uyên bằng xe hơi, sau đó thuê thuyền độc mộc để đến Trị An. Đoạn đường Trị An - Trà Cú là đoạn đường gian lao đầu tiên của đoàn thám hiểm, được thực hiện bằng xe gỗ do trâu kéo, xuyên qua những khu rừng nhiều gỗ quý, nhất là bằng lăng.

Từ Trà Cú đi Tánh Linh phải đi bộ trong rừng ba giờ đồng hồ. Tánh Linh là một làng Chăm, gồm khoảng một chục xóm nhỏ nằm trong một cánh đồng lúa. Dòng suối Lạc tưới cho cánh đồng Tánh Linh, vào mùa mưa làm cho cả cánh đồng ngập nước7. Ở Tánh Linh, Yersin tiến hành chủng ngừa bệnh đậu mùa cho dân làng và cả những người Thượng ở các làng lân cận.

Ngày 18.3 Wetzel trở lại Sài Gòn, còn Yersin tiếp tục đi Phan Thiết. Con đường mòn từ Tánh Linh đi Phan Thiết chạy vòng qua phía Nam rặng núi Ông, phải đi bộ mất một ngày rưỡi. Không có làng mạc nào trên đoạn đường này. Lúc nghỉ đêm, để đề phòng cọp, đoàn thám hiểm phải làm một vòng lửa bảo vệ xung quanh địa điểm cắm trại.

Từ Phan Thiết, Yersin đi Nha Trang bằng đường cái quan để gặp công sứ Lenormand, sau đó trở lại Phan Rí. Nơi đây, theo yêu cầu của các quan địa phương, ông đã tiêm chủng cho 1.200 trẻ em người Việt và người Chăm.

Sáng ngày 8.4.1893, ông rời Phan Rí để thực hiện chặng đường thứ hai: Phan Rí - Tánh Linh, băng qua vùng núi. Lần này, đoàn lữ hành rất đông đảo: có đến 80 dân phu, 6 ngựa cưỡi và cả một con voi. Đoàn đi qua làng nào cũng làm mọi mgười kinh ngạc. Từ Phan Rí, Yersin đi đến làng Kalon-Madai, một làng Chăm nằm ở chân núi, vốn là một địa điểm giao lưu quan trọng giữa vùng núi và vùng xuôi. Từ Kalon, có hai con đường lên cao nguyên. Một con đường qua Ta Ly đến Ta La (hai ngày đường), chính là con đường Yersin đã dùng để lên cao nguyên vào năm 1891. Ông chọn con đường thứ hai, một con đường phải trèo dốc liên tục dẫn đến làng Lao Gouan (một ngày đường). Đây là một làng Thượng nằm sát vùng người Chăm. Cư dân trồng lúa nước và nói được cả tiếng Thượng lẫn tiếng Chăm8.

Đoàn thám hiểm được đón tiếp khá nồng hậu trong một ngôi nhà làng (maison commune) nằm hơi cách xa làng. Cũng như ở các làng Thượng khác, Yersin được đãi rượu cần trong nghi lễ cầu Yan (Giàng). Ở Lao Gouan, Yersin gặp Tong Vit Ca, một người Việt nhận khoán việc thu thuế ở các tổng người Thượng trực thuộc Phan Rí. Tong Vít Ca được mô tả là một người rất hà khắc, người Thượng rất sợ ông ta. Ông này tỏ ý muốn tháp tùng Yersin đến Ta La.

Ngày 14.4 đoàn rời Lao Gouan tiến về phía Bắc, vượt dòng Da Gnine (tức Da Nhim) - một trong hai nhánh chính của sông Đồng Nai, sau một ngày đi bộ, Yersin đến làng Rioung, nằm gần nhánh thứ hai của sông Đồng Nai: Da Dong (tức Da Dung). Rioung (có thể là làng Riong Bolieng ngày nay) là một làng Thượng chuyên sống về nghề rèn, một điểm giao lưu quan trọng vào thời đó. Cao nguyên xung quanh Rioung trơ trụi, những đàn nai đông đảo thường chạy qua đó. "Nếu từ Rioung, người ta tiếp tục đi về phía Bắc, điạ hình sẽ trở nên rất nhấp nhô và dâng cao dần cho đến núi Lang Bian. Núi này, cao hơn 2.000m, đã được các ông Néis và Umann thám sát. Đó là nơi phát nguyên của sông Đồng Nai"9.



Lộ trình của A. Yersin

Yersin hoãn cuộc khảo sát núi Lang Bian vào giai đoạn sau và tiếp tục đi về phía Tây Nam, với sự hướng dẫn của Tong Vit Ca.

Để đi đến Ta La, đoàn thám hiểm phải đi qua một số làng lớn (Kla Kar, Con Tan và La Ra) - nằm giữa một vùng cao nguyên trơ trụi phủ toàn cỏ tranh.

Ngày 25.4 Yersin đến Ta La "Diện mạo của cao nguyên thay đổi. Cao nguyên bao gồm rất nhiều ngọn đồi ngăn cách những thung lũng nhỏ. Dưới các thung lũng này là những ruộng lúa hoặc những thảm cỏ mịn và dày, rất tươi tốt mặc dù đang là mùa khô hanh". Rừng thông phủ dày các ngọn đồi. Rất nhiều làng mạc nằm thật ngoạn mục ở sườn đồi trong mỗi thung lũng. Ông chánh tổng cư trú ở Ta La, nơi có ngôi nhà làng dành cho khách lạ. Cạnh đó là dòng Da Riame, một chi lưu của sông La Ngà. "Dòng nước này tưới và làm phì nhiêu các ruộng lúa, chảy quanh co giữa những ngọn đồi".

Ta La nằm ở vùng phụ cận Djiring (Di Linh) là nơi Yersin đã từng đến vào năm 1891. Người Thượng ở vùng này rất giàu, có những đàn trâu đông đến vài trăm con. Họ có tục lệ đâm trâu vào những dịp lễ lớn, và cứ mỗi con trâu bị giết, lại dựng cạnh nhà một cây nêu bằng tre cao khoảng 20 mét, được neo chặt bằng những sợi dây chão làm bằng mây trang trí cờ đuôi nheo. Trong một vài làng, Yersin đếm được tới 30 cây nêu. "Nhìn từ xa, người ra tưởng chừng nhìn thấy cả một hạm đội trong một hải cảng". Yersin dừng chân ở Ta La vài ngày và sùng ngựa đi xem vùng phụ cận. Ở gần làng Ia Lane có một mỏ thiếc lộ thiên nằm trong dãy núi Bréan (tức Braian) {24-50}.

Trên đường đi từ Rioung đến Ta La, Yersin phát hiện hàng chục người Việt không có giấy tờ mà ông nghi là tay chân của Tong Vit Ca, nằm trong một tổ chức chuyên cho người Thượng vay nặng lãi. Ông bắt giữ những người này và gửi thư cho phó công sứ Phan Thiết để cử lính lên nhận bàn giao họ.

Từ giã Tong Vit Ca ở Ta La, Yersin tiếp tục cuộc hành trình. Đi qua làng Yane - làng quan trọng cuối cùng trên cao nguyên, ông xuống thung lũng sông La Ngà, đến làng Droum (có lẽ là làng Kondroum ngày nay). Đêm hôm trước cọp đã vồ hai người Thượng ngay giữa ban ngày. Từ Droum, ông vượt sông La Ngà để đến làng Tô La, nơi Humann đã đến vào năm 1884. Có một loạt làng mang tên Tô La nằm cách xa nhau. Men theo hữu ngạn sông La Ngà, cuối cùng ông vượt sông một lần nữa ở gần Barth Nui (Bác Nui) để trở về Tánh Linh.

Trước khi thực hiện chặng đường thứ ba, từ ngày 22.5 đến ngày 28.5 Yersin tiến hành khảo sát kỹ vùng hữu ngạn sông La Ngà từ Bác Nui đến Cao Cang để xem xét khả năng mở đường qua vùng này. Ông xác định con đường bộ trong tương lai không thể đi qua vùng này vì cánh đồng nơi đây ngập nước vào mùa mưa và cư dân quá thưa thớt.

Ngày 30.5.1893, Yersin lên đường thực hiện chặng đường thứ ba: từ Tánh Linh đi Phan Rang bằng một con đường núi khác với chặng trước. Ông đã gửi trả về Phan Thiết con voi, người quản tượng và một người Việt vì những người này bị sốt nặng, không thể tiếp tục hành trình. Khác với lộ trình trước, lần này ông đi theo tả ngạn sông La Ngà để trở lại Droum.

Kể từ khi Yersin ghé qua làng Droum lần trước đến nay, tại đây cọp đã vồ ba người Thượng nữa. Từ Droum, đoàn thám hiểm vượt sông La Ngà để trở qua bờ bên phải. Sau khi đi qua một loạt các làng đều mang tên Tô La, đoàn thám hiểm đến Tia Lao, một địa điểm đã được ghi trên bản đồ của Humann. Từ Tia Lao, Yersin đi về phía Bắc, hướng đến núi Tadoum (tức Tadoung).

[img=left]http://www.dalat.gov.vn/web/books/caonguyen/Photos/h1-106.jpg[/img=left]
Voi trong chuyến thám hiểm năm 1893
Ảnh: A. YERSIN

Ngày 11.6, ông đến Bross, nằm ở đáy một thung lũng sâu có sông Đồng Nai chảy qua, phía Bắc là ngọn núi Tadoung. "Ngọn núi này nhìn từ xa tựa như một chiếc mũ lớn nhọn đầu đặt trên cao nguyên, nằm cạnh một thứ mê lộ gồm các đỉnh cao và các thung lũng sâu, dưới đáy các thung lũng là những dòng nước lạnh ngắt. Người ta tưởng chừng đang ở vùng núi Alpes." Yersin đã băng qua mây mù và mưa để leo lên đỉnh núi cao nhất. Rừng khá rậm, ông phải trèo lên cây để quan sát, nhưng những màn mưa dày đặc không cho phép ông định vị một cách chính xác.

Từ Tadoung, Yersin xuống núi để trở lại Rioung. Để lại hành lý nơi đây, ông cùng với bốn người phu khuân vác lên đường thám hiểm vùng núi Lang Bian.

Lộ trình từ Rioung đến Lang Biang dài hai ngày đường. Qua hai trang nhật ký hành trình số 117 và 118 do H. Jacotot công bố {13}, chúng ta được biết lộ trình như sau:

Từ Rioung, Yersin đi đến bờ sông Da N'Tâme (tức Da Tam), một chi lưu của sông Da Nhim. Ngược dòng Da Tam, ông đi đến các làng Kréan (gần núi Mnil), Brenne (tức Prenn, gần thác Prenn); sau đó đi về phía Tây-Bắc, rồi bắt đầu leo núi. Sau gần một giờ leo núi, ông bước ra khỏi rừng thông và phát hiện ra cao nguyên Lang Bian. Lúc này là 15g30 ngày 21.6.1893. Trong nhật ký hành trình, ông ghi vắn tắt "3h30: grand plateau dénudé mamelonné" (3g30: cao nguyên lớn trơ trụi, nhấp nhô gò đồi).

Trong hồi ký, ông mô tả như sau "(...) Khoảng 15 đến 20 km trước khi đến chân núi chúng tôi ra khỏi rừng và thấy mình đang đứng trước một vùng đất hoàn toàn trơ trụi, phủ toàn cỏ. Mặt đất như những lượn sóng dài làm cho ta có cảm tưởng đang đi trên một đại dương bị xao động bởi những đợt sóng khổng lồ. Dãy Lang Biang sừng sững ở giữa như một hòn đảo và dường như càng lùi xa khi ta đến gần. Trong những cánh đồng bao la ấy, ta dễ tính sai cự ly. Dưới đáy thung lũng, đất màu đen và có than bùn. Những đàn nai lớn cho phép đến gần khoảng một trăm mét, rồi vụt bỏ chạy ra xa, ngoái đầu lại nhìn chúng tôi một cách tò mò". {20, 183} .



Trang nhật ký của A. Yersin ngày 21.6.1893



Bản thảo hồi ký của A. Yersin

Vào lúc 15g45 cùng ngày, Yersin vượt qua dòng suối Cam Ly để đi về phía Tây - Bắc. Ông đến làng Deung vào lúc 17g55, sau đó vượt dòng Da Dong (tức Da Dung) và đến 18g15 thì đến làng Dan Dia (Dan Ya) hay Lang Ia (Lang Ya).

Trong hồi ký, Yersin mô tả về cao nguyên Lang Biang như sau: "Vùng đất này cư dân thưa thớt, một vài làng của người M'Lates (...) được tập trung ở chân núi; nơi đó họ làm những ruộng lúa nước rất đẹp (...). Người M'Lates nói tiếng Chăm cũng thạo như tiếng Mạ. Phụ nữ xoi vành tai thật rộng để nong vào đó những vành tròn hay treo vào đó những ống thiếc hình xoắn ốc rất nặng. Người ta tiếp tôi trong căn nhà làng. Mỗi già làng mang tới vò rượu cần của mình. Có đến sáu vò rượu xếp hàng dài trước mặt tôi; may thay người ta không yêu cầu tôi phải thưởng thức hết." {20, 183}.

Sau một đêm nghỉ lại ở Dankia, sáng hôm sau Yersin vượt dòng Da Dung để trở lại Deũng, sau đó đến làng Ankroët. Bằng một lộ trình khác với lộ trình đến, ông rời Lang Bian trở lại Rioung. Cơn mưa lớn làm cho các con dốc trở thành trơn trượt, các dòng suối nhỏ trở thành sông lớn, rất nguy hiểm khi vượt qua. Trong khi ông vắng mặt, ở Rioung, cọp suýt vồ mất một con ngựa ngay giữa nơi cắm trại.

Yersin rời Rioung đi đến thung lũng Da Nhim để trở về Phan Rang. Thung lũng này là một vùng giàu có, đông người qua lại, với những ruộng lúa và nhiều làng mạc. Chính trên đoạn đường này đã xảy ra cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa Yersin với nhóm Thouk.

Nhóm Thouk gồm khoảng 30 người với 5 thủ lĩnh, trong đó Thouk là chủ chốt. Họ được trang bị súng trường và gươm giáo. Sáu ngày trước đó, họ từ Phan Rí lên cao nguyên, đi qua Kalon, Ta Ly, Ta La, Lao Gouan. Khi đến Bô Kraan, thông qua già làng, họ được biết Yersin sắp đến đây. Họ rời bỏ Kraan để tránh Yersin và một vài người đi đoạn hậu đã từ trong rừng bắn hai phát súng vào đoàn thám hiểm nhưng không trúng, Yersin đến Bô Kraan lúc 8 giờ sáng và bắt được một người chậm chân trong nhóm Thouk. Qua người này, Yersin được biết kế hoạch của Thouk là đến Phan Rang vào chiều hôm sau, giết quan phủ, cướp súng và tàn sát ngưới Pháp. Chàng thanh niên Yersin (lúc đó mới 30 tuổi) tự thấy mình có trách nhiệm phải đuổi theo những "tên cướp" ấy để "nếu có thể, bắt những kẻ chỉ huy làm tù binh". Ngày hôm sau, Yersin để đoàn thám hiểm ở lại Bô Kraan, giao cho Bảy canh giữ người tù. Ông chọn ba người Việt cùng đi. Họ mang theo ba khẩu súng trường, một khẩu súng lục và đạn dược.

Cuộc truy tìm nhóm Thouk kéo dài một ngày ròng rã, từ 10 giờ sáng đến tận đêm, qua các làng Diom, La Klot, Dagnepen ở vùng núi, đến tận các làng P'Hô, P'Hô Tân Ngâm ở đồng bằng. Cuộc chạm trán diễn ra vào khoảng hơn 10 giờ đêm tại P'Hô Tân Ngâm, một làng Chăm nằm gần một nhánh của sông Phan Rang. Kết quả là Yersin bị thương: chân phải bị vỡ xương mác, ngực bị đâm một mũi giáo, nửa ngón cái của bàn tay trái bị chặt đứt. Về phía nhóm Thouk, có một người bị Bếp (thợ săn voi cùng đi với Yersin) bắn chết, hai người bị thương nặng, một chết đuối trong khi chạy trốn, vài người bị bắt; còn đại bộ phận đều chạy tán loạn.

Yersin gửi một người Thượng để liên lạc với nhóm của Bảy còn ở lại Bô Kraan, còn ông thì được khiêng bằng võng về Phan Rang ngay trong đêm. Trên đường đi, ông bị Thouk nấp trong rừng bắn hai phát súng lục nhưng không trúng. Vào khoảng 7 giờ sáng hôm sau, nhóm người khiêng ông lại lọt vào giữa một đàn voi. Một con voi cái và một con voi con nhắm vào họ chạy tới. Các phu khiêng võng hoảng sợ bỏ chạy. Bỏ Yersin nằm lại trong võng, Yersin suýt bị voi dẵm, nhưng may thay, vào phút chót, con voi mẹ lại đi chệch ra khỏi đường mòn.

Ngày 26.6 Yersin đến Phan Rang với nhiều thương tích. Ông được biết "toán cướp" của Thouk chính là những tù nhân chính trị ở BìnhThuận đã nổi loạn, giết quan ám sát người Việt và sau khi tổ chức nổi đậy ở tỉnh không thành công, đã cướp kho bạc và trốn vào vùng núi. Ngày 5.7 Thouk bị bắt ở Khánh Hoà và sau đó bị chém đầu. Yersin có đến dự buổi hành hình và sau đó, trong lá thư gửi cho mẹ, ông tỏ ý thán phục con người can đảm, không sợ chết này {14, 121}.

Sau khi bình phục, từ 19.7 đến 19.8, Yersin đến thăm M'Siao, một tù trưởng người Bih ở vùng Daklak mà ông đã quen trong chuyến thám hiểm năm 1892. Ngày 8.9 ông rời Nha Trang, theo đường cái quan trở lại Phan Rang. Từ nơi đây, ông lên vùng cao nguyên để kiểm tra lại kết quả khảo sát, sau đó trở lại Tánh Linh. Từ Tánh Linh, ông trở lại Biên Hoà, kết thúc chuyến thám hiểm dài bảy tháng. Con đường mà Yersin khảo sát đã được thi công xong vài kilômét đầu tiên.

So với chuyến thám hiểm của Néis, chuyến thám hiểm của Yersin có nhiều ưu thế hơn. Với thời gian khảo sát dài hơn, được trang bị phương tiện đầy đủ hơn. Yersin có thể đo được chiều cao so với mặt biển, xác định được toạ độ các điểm đi qua, ước lượng được các khoảng cách... Sau chuyến đi, ông đã dành thời gian soạn thảo các báo cáo, vẽ bản đồ. Vào cuối năm 1983, ban biên tập tờ Revue Indochinoise Illustrée đã dựa vào tài liệu do Yersin cung cấp để viết một bài báo công bố kết quả của chuyến thám hiểm {24}.

Thành công của chuyến thám hiểm đã góp phần nâng cao uy tín của Yersin. Ngày 28.12.1893, Hội đồng Thuộc địa đã thuận cấp kinh phí cho ông thực hiện chuyến thám hiểm thư ba: từ Nha Trang qua vùng Tây Nguyên, Hạ Lào đến tận Đà Nẵng (từ 12.2. đến 7.5.1894).

Đến Đà Nẵng vào thượng tuần tháng 5.1894, Yersin được biết trong thời gian ông vắng mặt, chính phủ Pháp đã ra lệnh cho Toàn quyền Đông Dương cử ông đến Vân Nam để đối phó với bệnh dịch hạch. Nhận thấy bệnh dịch hạch đang xảy ra ở Hương Cảng nặng hơn. Yersin đã tìm cách vận động để được đi đến nơi đây. Ông đến Hương Cảng vào ngày 15.6.1894 và chính tại thành phố này, giữa một bầu không khí chết chóc, Yersin đã phát hiện ra vi trùng bệnh dịch hạch vào đêm 20.6.1894. Phát minh này đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời Yersin. Những yêu cầu cấp bách của y học đã buộc ông phải từ bỏ lòng say mê phiêu lưu mạo hiểm. Thay vào đó là một sự say mê bền bỉ đối với công tác thực nghiệm khoa học mà ông đã nuôi dưỡng cho đến ngày nhắm mắt lìa đời.

BÁC SĨ YERSIN VÀ SỰ KHAI SINH ĐÀ LẠT

Trong chuyến thám hiểm năm 1893, Yersin...
viethoaiphuong
#12 Posted : Tuesday, October 12, 2010 8:12:42 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Chàng Từ Khi Vào Nơi Gió Cát

Đà Lạt đó, đất của những rừng thông ngàn năm thì thầm với gió. Đất của suối, của hoa và của những người con gái hai má đỏ hồng. Và ở đó, cũng là nơi xuất thân của những người trai luôn luôn tâm niệm nam nhi chí tại bốn phương, lấy hình ảnh oai hùng của kẻ gác ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo làm biểu tượng. Nhắc đến Đà Lạt là có cả ngàn điều để nhớ, trăm điều để thương.

Con đường dốc quanh co, với hai hàng thông trồng dọc hai bên đường, một đầu là khu phố Hoà Bình, trái tim của Đà Lạt, một đầu là quân trường nổi tiếng, trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, nơi đào tạo những người luôn lấy hình ảnh của bốn chữ Tang Bồng Hồ Thỉ làm lý tưởng, cái biểu tượng hào hùng đó cũng là một trong những nghi thức không thể thiếu trong ngày mãn khóa: sinh viên thủ khoa của khóa, trước lễ đài, một chân quỳ gối, một tay cầm cung, một tay giương tên, bắn đi bốn hướng. Những mũi tên bắn đi từ những người trai Võ Bị đó, đã có nhiều mũi bắn vào tim giai nhân bốn phương. Gần nhất là những người con gái đôi má đỏ hồng của Đà Lạt. Người đến, đến từ muôn phương, người đi, đi về vạn nẻo, để lại nhiều thiên tình sử trong cái thành phố nhỏ bé này...

Con đường từ phố Hoà Bình, một khu phố nhỏ, dễ thương, lúc nào cũng có hình ảnh của những đôi tình nhân khắp nơi đến. Đến tìm cái lạnh co ro, tìm sự gần gũi nhau hơn trong bầu trời sương mù của Đà Lạt. Con đường đổ xuống bên dưới chân phố, bọc theo hồ Xuân Hương, với cà phê Thủy Tạ, với những chiếc Pédalo lượn lờ trên mặt nước, đưa đôi tình nhân vào cõi mộng mơ. Qua khỏi hồ Xuân Hương, con đường bắt đầu có độ dốc cao dần, rồi đến nhà ga, cũng là Trạm Hàng Không Dân Sự. Qua khỏi nhà ga, một đường rẽ lên Trại Hầm, vùng đất của những trái mận no tròn, chỉ nhìn qua là muốn cắn ngay. Một đường cứ đi tiếp, sau chừng bốn, năm cây số đã vào địa phận của trường Võ Bị Đà Lạt. Quanh co qua những khu trồng rau xanh mướt, bên phải là hồ Than Thở. Chỉ nghe tên thôi cũng đủ tưởng tượng được cảnh hồ đẹp và buồn đến đâu. Qua khỏi hồ Than Thở, với những khúc lượn vòng trên những đồi thông là đến cổng trường. Một mối tình nào đó, bắt đầu sự gặp gỡ có thể trong quán cà phê, hay tại một gian hàng hoa trong chợ Hoà Bình, hoặc ngay trên những con đường phố Đà Lạt, để hẹn hò bên hồ Xuân Hương, đưa nhau đến đổ lệ bên hồ Than Thở, rồi chia tay nhau tại nhà ga, và biệt ly, nhớ nhung từ đây... Tất cả diễn ra trên con đường đó, và con đường có thể giản dị mà đặt tên: Con Đường Tình Sử.

Đoạn đường từ hồ Than Thở đến cổng chính của trường là một đoạn đường rất đẹp. Đường tráng nhựa êm ái, chạy quanh co trong những đồi thông thật thơ mộng. Một trạm kiểm soát trước khi vào cổng chính mang tên cổng Thái Phiên. Cổng chính của trường nhìn ra đồi núi chập chùng. Cổng sau của trường, cổng Lý Thường Kiệt, ngõ ra khu phố Catina, một khu phố nhỏ mang tên một khách sạn lớn ở đây, khách sạn có từ thời Pháp thuộc. Một cổng phụ nối liền với trại gia binh của trường là cổng Mê Linh. Trường Võ Bị nằm trên một khuôn viên rất rộng. Từ cổng Thái Phiên đi vòng qua cổng Lý Thường Kiệt cũng phải mất gần mười lăm phút lái xe. Ngoài ba cổng chính trường còn có nhiều cổng không tên khác mà chỉ có sinh viên sĩ quan và Quân Cảnh 302 của trường biết mà thôi. Từ những cổng không tên đó, trong một đêm sương mù phủ xuống dày đặc, có những sinh viên sĩ quan đa tình, liều lĩnh lén rời trường để đến một nơi nào dưới phố, dưới một mái nhà, có người con gái đang ngồi trong khung cửa chờ mong. Những sinh viên sĩ quan dám đi qua những cổng không tên đó, thường thường đã là niên trưởng. Chứ các Cùi mới năm thứ nhất thì còn 'cùi' lắm, khó lọt mắt xanh của người đẹp. Mà không có người đẹp chờ mong, thì chẳng lẽ liều lĩnh trốn ra khỏi trường chỉ đến dốc Duy Tân uống một ly sữa đậunành nóng rồi lại trở vào hay sao? Và để tiếp nối truyền thống đó, khi các niên trưởng gần đến ngày ra trường, cũng vui vẻ bàn giao lại cho đàn em những cổng không tên này, để rồi bao nhiêu mối tình đã nở và biết bao con tim đã héo mòn. Một người con gái kể cho tôi nghe chuyện tình của nàng, một Chinh Phụ Ngâm Khúc của người con gái mới hai mươi hai tuổi tròn.

. . . . . .

Buổi chiều từ trường về, Quyên nhận được thư Nguyên. Phong bì đóng dấu Bưu Điện Nha Trang, chứ không gửi qua Quân Bưu. Anh chàng lại trốn ra phố Nha Trang chơi rồi, Quyên nhủ thầm.

“Quyên của anh,

Ngày mai, thứ hai, anh làm lễ mãn khóa ở trường Dù. Đúng ra còn nợ trường này một saut nữa, nhưng saut cuối cùng để dành nhảy về trường mẹ. Sáng thứ ba, lúc 10 giờ, em đến ngoài cổng Mê Linh, nhớ mang theo ống dòm. Người nhảy xuống đầu tiên là Trung Tướng Chỉ Huy Trưởng. Người thứ nhì là anh: Thủ Khoa Khóa Dù. Em đứng chỗ nào cho dễ thấy, anh sẽ đáp ngay trước mặt em. Gặp nhau sau. Thương nhiều.”

Thư Nguyên lúc nào cũng vậy, ngắn gọn và đùa cợt. Thủ khoa của khóa Dù! Thật là cứng đầu, nói mãi không chịu nghe. Ba mẹ đã hăm rồi, ra trường mà chọn mấy cái binh chủng đồ bông, đồ rằn để miệt mài ngoài chiến trận là đừng hòng gả con gái cho. Ba đã có lần nói thẳng với Nguyên: 'Sống ở đời, khôn ngoan là ai sao mình vậy. Học đủ để ra trường là được rồi. Ra trường sẽ gửi gắm về làm ở thành phố cho an nhàn tấm thân, lại có thì giờ lo cho vợ con sau này'. Nguyên cười, dạ dạ, rồi những lời khuyên bảo cũng như nước chảy qua đá trên thác Cam Ly.

Nhớ lần đầu tiên gặp Nguyên, Quyên không hiểu tại sao sau này mình lại thương được người đã làm mình tức đến khóc được. Buổi sáng thứ bảy đó, Quyên và em trai đi phố mua sắm mấy thứ lặt vặt, rồi hai chị em vào Mê Kông uống nước. Buổi sáng cuối tuần nào khu phố Hoà Bình cũng đầy bóng dáng những sinh viên sĩ quan Võ Bị trong bộ đại lễ bốn túi mùa đông, dáng người thẳng, bước chân vững chải, nụ cười, ánh mắt tự tin. Buổi sáng hôm nay trời Đà Lạt thật đẹp, nắng rực rỡ trên những cành Mimosa đang bắt đầu nở hoa vàng. Khu phố nhỏ bé này có vẻ ồn ào hơn, vì hôm nay là ngày được ra phép đầu tiên của một khóa Võ Bị vừa xong thời gian huấn nhục, mới làm lễ gắn Alpha tối hôm qua. Lần ra phép đầu tiên cứ như là cọp sút chuồng, mấy anh chàng sinh viên sĩ quan vừa hung hăng, phá phách, vừa mang cái nét thật ngố trong bộ đại lễ mặc lần đầu. Tóc của mấy chàng còn ngắn đúng kiểu mẫu, cử chỉ cứng nhắc, nét mặt nửa ba gai, nửa còn khớp vì bị hành tận mạng trong những ngày huấn nhục vừa qua. Họ phá phách như là một truyền thống. Trường dễ dãi cho lần ra phép đầu tiên sau ngày lễ gắn Alpha, miễn là không quá trớn. Nguyên ngồi bàn kế bàn Quyên, cùng với mấy người bạn đồng khóa. Họ ăn uống, cười nói có vẻ thỏa thích với những giây phút tự do ngắn ngủi, rồi bắt đầu tìm những mục tiêu để phá. Mục tiêu của họ là những chàng trai híp-py, tóc để dài như con gái. Thanh niên Đà Lạt đã quen với truyền thống này rồi. Hễ cuối tuần mà có khóa Võ Bị nào vừa làm lễ gắn Alpha, ngày mai được ra phép là họ tránh không xuống phố, để 'văn' và 'võ' khỏi đụng nhau lôi thôi. Hoàng kẹt đi với chị nên đành chịu trận. Quyên ngồi im không nói gì, cho đến khi một người trong bàn của Nguyên đòi qua cắt tóc Hoàng thì Quyên phản ứng ngay. Quyên lấy bút, nhìn bảng tên trên ngực áo của anh chàng này, giọng thách thức:

- Anh dám làm không?

Nguyên nảy giờ chưa dự phần, vội đứng lên ngăn lại:

- Thôi thôi, mình đi phố chơi, đừng chọc bà chằng này nữa.

Quyên tức muốn phát khóc, trợn mắt nhìn thẳng mặt người vừa gọi mình là bà chằng. Vầng trán rộng, nét mặt cương nghị lẫn chút bướng bỉnh, dáng người dong dỏng cao và thẳng. Vài tuần nữa bớt cái nét ngố của một anh Cùi vừa mới gắn Alpha thì coi cũng được, Quyên nhủ thầm, nguýt dài một cái, đuôi mắt quét rụng cả mấy búp hoa của cành Mimosa chưng trên quầy.

Làm như có duyên có nợ gì đó, những tuần kế tiếp họ lại đụng đầu nhau trong phở Tùng, trong cà phê Thủy Tạ... Và một buổi sáng thứ Bảy, mẹ bảo Quyên ra chợ mua vài ký mận để về Sài Gòn biếu bà con. Lựa mận xong, Quyên đang loay hoay không biết thế nào để bê mấy bao mận nặng chĩu này ra xe lam, thì một bàn tay đỡ nhẹ:

- Tôi mang dùm cô về tận nhà.

Và không cần biết Quyên có đồng ý hay không, Nguyên vẫy taxi. Quyên cũng không hiểu sao lúc đó mình lại thụ động như vậy. Riu ríu lên xe và để cho Nguyên mang mấy bao mận vào tận nhà, chào bác trai, chào bác gái, tự nhiên như quen biết đã lâu ngày.

Bốn năm trôi qua. Đối với những người con gái đã yêu người trai Võ Bị, bốn năm, mỗi ngày tính bằng một tuần. Như vậy, bốn năm rút lại còn được bao nhiêu ngày? Và mỗi ngày gặp nhau được bao nhiêu giờ?

Rồi Nguyên làm lễ mãn khóa. Chàng vẫn là thủ khoa của khóa. Vẫn giữ truyền thống của người theo nghiệp võ tự ngàn xưa. Trong lễ mãn khóa, chàng đã giương cây cung bắn bốn mũi tên ra bốn hướng, để biểu tượng chí tang bồng hồ thỉ của kẻ nam nhi. Rồi chàng rời Đà Lạt như một mũi tên rời dây cung, để lại cho Quyên khắp mọi nơi, mọi nẻo trong cái thành phố nhỏ bé lạnh lẽo đầy sương mù này, đâu đâu cũng là kỷ niệm...

Những gì Quyên mong đợi bây giờ là những bức thư ngắn ngủi, từ những địa danh xa lạ gửi về. Thư mới nhận hôm qua cũng ngắn như một bức điện tín:

“Quyên của anh,
Vừa chiếm lại Quảng Trị. Trận đánh thật khốc liệt, dành nhau từng tấc đất. Xong rồi. Ngày mai xin 12 giờ phép, phóng xe vào Huế ăn tô bún bò cho biết cay đến đâu và nhìn xem nữ sinh Đồng Khánh đi học qua cầu Trường Tiền đẹp như thế nào. Mong em luôn luôn vui vẻ.

Thương nhiều.”

Nguyên đi biền biệt. Gót giày hành quân của chàng dẫm qua không biết bao nhiêu là địa danh. Mỗi năm được về phép mấy ngày, chia ra cho gia đình ở Sài Gòn vài ngày, cho Quyên ở Đà Lạt vài ngày, còn lại cho bạn bè. Nguyên được thăng cấp rất nhanh bởi những chiến công vẻ vang. Những hoa mai trên cổ áo của Nguyên là do chính tay Quyên thêu trong những lần Nguyên về phép. Cứ mỗi lần thêu thêm một hoa mai cho Nguyên là lòng Quyên lại chỉu nặng thêm một ít. Một câu nói nửa đùa nửa thật của người bạn học cùng lớp, mà mỗi lần nhớ đến, đã làm cho Quyên cảm thấy chới với như người mất đà vì bắt hụt vào chiếc bóng:

- Lấy chồng Võ Bị thì chớ có lấy thủ khoa. Thủ khoa nào của Võ Bị cũng sớm được tổ quốc ghi ơn...

Bước vào Võ Bị là Nguyên đã chọn con đường binh nghiệp. Suốt bốn năm miệt mài rèn luyện cả văn lẫn võ. Nguyên hãnh diện với sáu chữ: Sinh Viên Võ Bị Đà Lạt. Nguyên muốn mình xứng đáng với niềm hãnh diện đó, trong trường, ngoài quân sự và văn hoá, Nguyên học quyền thuật, kiếm thuật, học cỡi ngựa, chơi đàn, nhảy đầm rất đẹp, pha coctail rất ngon. Ra trận, Nguyên đánh giặc rất gan lì. Tất cả để giữ cái truyền thống của hai chữ 'Đa Hiệu' mang trên vai. Và luật của tạo hoá là như vậy: truyền thống càng hào hùng, định mệnh càng khắc nghiệt.

Quyên biết mình chỉ là sợi tơ, không thể nào buộc nổi một cánh chim bằng với hào khí đang còn ngất trời. Chỉ còn biết chờ, chỉ còn biết đợi. Đợi chờ cho đến ngày chim bằng mỏi cánh, hoặc là...

Quyên không dám nghĩ đến. Không dám ích kỷ mong muốn Nguyên dừng chân bằng một sự hy sinh quá lớn. Mà thật sự thì Nguyên đã hy sinh, hy sinh cả một tuổi thanh xuân của chàng cho chiến trận, hy sinh cả một tình yêu như mật ngọt trong khung trời Đà Lạt mộng mơ này, để lăn mình vào nơi gió cát...

Kiều Mỹ Duyên
Users browsing this topic
Guest (9)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.