Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages123>
Thời tàn của báo in
PC
#1 Posted : Tuesday, September 1, 2009 4:00:00 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)

Thời tàn của báo in: Quá trình mạng-hóa của báo văn học

Báo in ở khắp nơi suy thoái. Việt Nam chắc chắn cũng không thể là một ngoại lệ được.

Theo tin từ trong nước, vào đầu năm 2009, tại Việt Nam có ít nhất 4 tờ báo xin ngừng hoạt động, 5 tờ xin giảm kỳ và 6 tờ xin giảm trang.

Hầu hết các tờ báo khác đều gặp khó khăn, bị giảm số phát hành, có tờ bị giảm đến 50% so với thời điểm vàng son nhất của nó. Hậu quả là hầu hết các báo đều phải giảm nhân viên và cộng tác viên đồng thời giảm cả tiền nhuận bút cũng như vô số các chi phí khác.

Thời kỳ suy thoái, dù sao, cũng chỉ mới bắt đầu. Thử thách còn nhiều lắm.

Tuy nhiên, ở đây, tôi chỉ xin giới hạn trong phạm vi các báo văn học ở hải ngoại.

Điều cần ghi nhận là, với dân số khoảng ba triệu, sống rải rác trên khắp thế giới, trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, báo văn học từng có thời phát triển rất rực rỡ.

Trong thập niên 1990, ở hải ngoại có khá nhiều báo văn học.

Chuyên hẳn về văn học, có Văn (chủ nhiệm là Mai Thảo, sau là Nguyễn Xuân Hoàng), Văn Học (do nhiều người thay phiên nhau phụ trách, trong đó người phụ trách lâu nhất và có công nhất là Nguyễn Mộng Giác), Hợp Lưu (của Khánh Trường), Làng Văn (của Nguyễn Hữu Nghĩa), Việt (do tôi là chủ bút), và Tạp chí Thơ (của Khế Iêm).

Cũng có thể kể thêm tờ Thế Kỷ 21 (của nhóm Người Việt) tuy chuyên về chính trị xã hội nhưng phần văn học cũng khá nhiều và đặc sắc.

Nếu tính về số lượng, chưa bao giờ ở Việt Nam sau năm 1975 mà lại có nhiều báo văn học đến như vậy.

Về tuổi thọ, cho đến nay, không có tờ báo văn học nào ở trong nước sống lâu hơn tờ Văn và Văn Học ở hải ngoại (1). Tờ Văn ra từ năm 1982 và đình bản vào năm 2007: 25 tuổi; tờ Văn Học ra đời từ năm 1985 đến năm 2008: 23 tuổi.

Sau năm 1975, tờ báo chuyên về thơ đầu tiên bằng tiếng Việt là tờ nào? Đó là tờ Tạp chí Thơ ở California. Tờ báo chuyên về lý luận và phê bình văn học là tờ nào? Đó là tờ Việt ở Úc (1998-2001).

Tuy nhiên, thời vàng sao ấy đã qua rồi.

Trong tất cả những tờ báo văn học kể trên, hiện nay chỉ có một tờ duy nhất còn sống sót: Hợp Lưu. Mà chắc cũng chỉ sống thoi thóp. Bài vở không còn phong phú và đặc sắc như trước. Số lượng phát hành cũng không càng ngày càng èo uột.

Bù lại, các trang mạng chuyên về văn học càng ngày càng phát triển.

Xin lưu ý là ở trong nước, báo mạng khá nhiều và khá mạnh. Nhưng tất cả đều chuyên về thời sự xã hội. Trong đó có những tờ có lượng truy cập rất lớn như tờ vnexpress, Vietnamnet hay tờ Dân Trí.

Nhưng về văn học thì báo mạng lại rất ít. Quanh đi quẩn lại chỉ có mấy tờ chính: eVan, Hội Nhà Văn, Văn nghệ Sông Cửu Long và Văn chương Việt.

Đã ít lại còn nghèo nàn: hầu hết đều đăng lại các bài vở đã đăng tải rải rác đâu đó. Rất ít bài được viết và gửi riêng cho trang mạng. Mà có viết cũng không hay: Phần lớn nặng về thời sự và cách nhìn thì khá cũ kỹ.

Ở trong nước, khá nhất là những trang báo của cá nhân, trong đó, phần nhiều là blog. Tuy nhiên, chúng ta sẽ bàn chuyện này sau.

Ở hải ngoại, thành tựu đáng chú ý nhất là báo mạng.

Xuất hiện sớm nhất, có chủ trương rõ ràng nhất và tập hợp được nhiều bài vở độc sáng nhất là tờ Tiền Vệ (ra đời từ cuối năm 2002). Kế tiếp là tờ Da Màu cũng có lượng bài vở khá đa dạng. Tờ Gió-O bài vở ít hơn và chất lượng cũng thấp hơn nhưng dù sao cũng có diện mạo riêng. Gần đây có thêm tờ Litviet của nhà thơ Phan Nhiên Hạo, bài vở cũng bắt đầu nhiều.

Tờ Talawas do nhà văn Phạm Thị Hoài chủ trương tại Đức trước đây có trang văn học chất lượng khá cao, đặc biệt, có tủ sách rất quý, bao gồm nhiều tác phẩm đã xuất bản và tuyệt bản ở miền Nam trước năm 1975. Sau, Talawas bị đình bản và chuyển sang hình thức blog, nghiêng hẳn về các khía cạnh chính trị và xã hội. Phần văn học bị thu hẹp lại với vài ba tác phẩm xuất hiện một cách hoạ hoằn.

Các tờ báo mạng đi tiên phong không phải vì chúng tận dụng kỹ thuật truyền thông hiện đại sớm mà còn ở chỗ nó tận dụng được tinh thần tự do trong tìm tòi và thử nghiệm: Chúng cổ vũ cho chủ nghĩa hậu hiện đại, cho loại thơ cụ thể (concrete poem), thơ tạo hình (visual poetry), thơ đa phương tiện (multimedia poetry), truyện phi- truyện hay phản- truyện, v.v… Chúng còn tự do ở chỗ từ chối kiểm duyệt và từ chối cái lề bên phải chật chội tù túng một cách phi lý do nhà nước áp đặt.

Các tờ báo mạng ở hải ngoại cũng đồng thời đi tiên phong ở khía cạnh toàn cầu hoá: Đặt trụ sở ở một quốc gia nào đó ở hải ngoại, nhưng cộng tác viên đến từ khắp nơi, kể cả Việt Nam. Mỗi tờ báo trở thành một điểm hẹn hò của giới cầm bút đang sống rải rác trên thế giới. Chúng góp phần giải lãnh thổ hoá (deterritorization) văn học bằng tiếng Việt.

Tính tiên phong là đặc điểm chung của báo mạng khắp nơi. So với báo mạng ở phương Tây, báo văn học mạng bằng tiếng Việt còn có một đặc điểm khác: tính hào phóng.

Bạn muốn tìm đầy đủ và miễn phí tất cả các tác phẩm của một nhà văn hay nhà thơ Tây phương nào đó trên mạng ư? Khó lắm. Thứ nhất, không phải tác phẩm nào người ta cũng đưa lên mạng. Thứ hai, không phải báo mạng nào cũng là báo… chùa.

Với các nhà văn Việt Nam thì khác. Rất nhiều nhà văn và nhà thơ đưa hầu như toàn bộ tác phẩm của mình lên mạng. Thiên hạ tha hồ đọc, chẳng phải trả bất cứ đồng nào cả.

Chính vì thế, các báo văn học mạng bằng tiếng Việt có một lượng bài vở vô cùng nhiều. Chẳng hạn, tôi chưa bao giờ gặp một tờ báo văn học mạng miễn phí bằng tiếng Anh nào có số bài vở dồi dào như tờ Tiền Vệ cả. Chưa hề. Nếu biết, xin bạn chỉ giùm tôi đi. Xin cám ơn trước.

Sự hào phóng ấy xuất phát từ một số khuyết điểm căn bản trong sinh hoạt văn học Việt Nam, đặc biệt ở hải ngoại: Có in thành sách hay báo cũng không bán được, do đó, đành … cho không biếu không. Và vì không gắn liền với giá trị thương mại nên vấn đề bản quyền cũng không cần được đặt ra: Những rắc rối vì pháp lý được tháo gỡ nhanh chóng.

Dù có một số bất cập nhất định, tôi cũng tin tương lai của văn học Việt Nam nói chung vẫn nằm ở các tờ báo mạng ấy.

Bạn có đồng ý không?

Chú thích:

1. Không kể tờ Văn Nghệ của Hội Nhà Văn vốn, như tên gọi của nó, là báo văn nghệ hơn là văn học.


http://www.voanews.com/v...se/2009-09-01-voa44.cfm

Liêu thái thái
#2 Posted : Tuesday, September 1, 2009 6:35:26 PM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
bản tin này không ghi tên tác giả bài viết: Nguyễn Hưng Quốc:
http://www.voanews.com/v...uyen-hung-quoc-blog.cfm

liêu tui cũng tin như ổng Smile
Mà ở Pháp, dân chúng vẫn còn đọc báo in.
PC
#3 Posted : Wednesday, September 2, 2009 4:46:03 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi PC
Với các nhà văn Việt Nam thì khác. Rất nhiều nhà văn và nhà thơ đưa hầu như toàn bộ tác phẩm của mình lên mạng. Thiên hạ tha hồ đọc, chẳng phải trả bất cứ đồng nào cả.


Không biết họ tự đưa lên hay là ai đó đánh máy và đưa lên đại, bất chấp sự đồng ý của tác giả.

xv05
#4 Posted : Wednesday, September 2, 2009 5:22:32 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Ở bên đây cũng vậy đó chị Liêu, buổi sáng đi làm, buổi chiều đi về trên xe lửa, em thấy người người đọc báo. Em cũng thích đọc báo in.
PC
#5 Posted : Wednesday, September 2, 2009 7:48:46 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Ở London thì có tới ba hay bốn tờ báo chùa, mỗi ngày phát cho khách đi đường (thường là ở các trạm xe metro). Ai cũng vớ một tờ để đọc khi ngồi trên xe lửa. Báo bán thì không biết tình hình ra sao.
Ngành in sách chắc chắn vẫn còn lâu dài ở tây phương vì luật bản quyền. Muốn đọc sách hay thì phải bỏ tiền ra mua hoặc vào thư viện (mà có thư viện mua thì tác giả cũng sống được rồi). Các tác giả Việt nếu muốn giữ giá của sách mình thì đừng cho lên mạng. Có điều nếu không đưa lên mạng thì cũng ít ai thèm mua. Bởi người Việt ít chịu mua sách. Nếu không được đọc chùa thì thà họ không đọc.
xv05
#6 Posted : Wednesday, September 2, 2009 8:44:40 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05

buổi sáng đi làm, buổi chiều đi về trên xe lửa, em thấy người người đọc báo. Em cũng thích đọc báo in.

Báo in đây là em nói báo tốn tiền mua đó. báo free tiếng Việt thì toàn lấy tin của VN đọc khg vô.
xv05
#7 Posted : Wednesday, September 2, 2009 8:46:49 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Em tuần nào cũng mua tờ báo tiếng Việt mà em thích.
Còn báo tiếng Anh thì em đọc báo của sở Big Smile
Vũ Thị Thiên Thư
#8 Posted : Wednesday, September 2, 2009 11:03:06 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,033
Points: 2,430
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)

TThư không mua báo ngày, nhưng Tạp chí thì vẫn mua dài hạn !!
PC
#9 Posted : Saturday, January 9, 2010 6:09:26 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Hôm nay đuợc tin một web bạn đã đóng cửa. Sự ra đời của loại hình blog đã đẩy xuống hố loại hình forum, giống như sự ra đời của internet đã đẩy báo in tiếng Việt tới chỗ tàn lụn. Sự ra đời của loại hình youtube cũng góp phần trong đó. Đó là giá của tiến bộ kỹ thuật thời đại mới vậy.


Tonka
#10 Posted : Sunday, January 10, 2010 2:23:04 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
Em còn lạc hậu lắm, chưa đi đến thế giới blog. Nhưng em nghĩ forum vẫn còn được ưa chuộng vì mình có thể communicate với nhau một cách dễ dàng Wink
Muốn nó biến mất chắc phải 10 năm nữa beerchug
Sương Lam
#11 Posted : Sunday, January 10, 2010 5:58:01 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Cái mới đến thì cái cũ phải ra đi chứ!Big Smile
Cuộc đời là một sự biến dịch mà lị!

Thành, Thịnh, Suy, Hủy
Đây là bốn tượng của Trời Đất. Đúng hay không, ai cũng biết mà!?

SL
PC
#12 Posted : Monday, January 11, 2010 5:59:11 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Nhưng em nghĩ forum vẫn còn được ưa chuộng vì mình có thể communicate với nhau một cách dễ dàng


Trong blog cũng communicate được vậy. Họ có cho phần trả lời mà. So với ngày xưa thì forum mới sẽ kém chất lượng hơn, vì người có khả năng viết thì đương nhiên họ mở blog rồi. Forum chỉ còn là nơi tào lao nhiều hơn, và do các mối quen thuộc từ trước, hay chỉ là một nhóm nhỏ cùng interest.
PC
#13 Posted : Monday, January 11, 2010 8:10:26 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam

Cái mới đến thì cái cũ phải ra đi chứ!Big Smile
Cuộc đời là một sự biến dịch mà lị!

Thành, Thịnh, Suy, Hủy
Đây là bốn tượng của Trời Đất. Đúng hay không, ai cũng biết mà!?

SL


Dạ, vậy mà có người không chịu cho nó đi, cứ tìm cách nắm níu hòai.....Tongue
Tonka
#14 Posted : Tuesday, January 12, 2010 2:05:17 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
Ai có blog không cho em vô xem cái.
Em nghĩ forum vẫn hay hơn vì nó như cái phòng khách, ai đến ai đi cứ tự nhiên. Nói vài câu, cười mỉm vài cái cũng được. Blog mới thì mới nhưng chưa câu được con cá Tonka. Không phải chê bai gì nó nhưng chưa thấy có nhu cầu đi lê la chỗ khác. Chỗ này vui quá rồi mà, có ngày nào mà em không vô đây ngóng Big Smile

PC
#15 Posted : Tuesday, March 9, 2010 10:57:38 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
http://www1.voanews.com/...it-3-9-10-87171857.html

Reader's Digest khai phá sản

Có rất nhiều nơi thực tốt để chúng ta làm việc. Nhưng không có nơi nào vượt qua Reader's Digest, một công ty có điều kiện làm việc rất tốt năm này sang năm khác.

Tại công ty này, bạn chỉ làm việc từ 8 giờ rưỡi sáng đến 4 giờ chiều bởi vì chủ nhân muốn bạn lúc nào cũng thấy sảng khoái và thích làm việc.

Bạn cũng được 4 tuần lễ đầy đủ để nghỉ hè, gấp đôi ngày nghỉ được trả lương ở những nơi khác, và người nào là biên tập viên thì được một tuần có lương đi nơi này nơi khác trong nước Mỹ để học hỏi.

Bạn được đổ xăng, giặt áo quần, làm tóc ngay tại nơi làm việc. Hành lang được trang trí bằng những tác phẩm nghệ thuật cổ điển nguyên thủy, căng tin được trợ cấp nên bán với giá rẻ và đến lễ Tạ Ơn hàng năm, người quản lý căng tin tặng bạn một con gà tây đem về nhà.

Tạp chí Reader's Digest có trụ sở tại Little Chappaqua, bang New York. Đây là thành phố mà cựu Tổng thống Bill Clinton và phu nhân là ngoại trưởng Hillary Clinton có một căn nhà.

Tạp chí Reader's Digest do ông De Witt và bà Lila Wallace thành lập vào năm 1922. Lúc bấy giờ, cả hai đều 32 tuổi và đều là con của Mục sư. Vào thời đó, hầu hết những tạp chí đều đăng tiểu thuyết.

Nhưng ông De Witt và bà Lila lại muốn đăng các chuyện đứng đắn, không giả tưởng, cô đọng từ các nguồn khác.

Năm này sang năm khác, tạp chí Reader's Digest được coi như là sách gối đầu của mọi người dân Mỹ, trong đó có các chuyện ngắn liên hệ đến con người và những câu chuyện về sự thành công, những cột đăng những lời khuyên, những trích dẫn đáng ghi nhớ và những câu chuyện khôi hài được mọi người thích thú.

Vào thời kỳ cực thịnh trong những năm 1970, Reader's Digest phát hành đến 17 triệu số chỉ riêng tại nước Mỹ không thôi.

Những ấn bản bằng nhiều thứ tiếng khác cũng bán được hàng triệu cuốn .

Tuy nhiên từ 10 năm qua, khi càng ngày càng có nhiều người quay sang truyền hình và Internet để tìm tin tức, Reader's Digest bắt đầu thất thu.

Kể từ năm 2005, mỗi năm công ty đều công bố lỗ nặng. Năm ngoái, người chủ mới sau khi mua lại để cứu nguy công ty, phải khai phá sản để tiếp tục hoạt động và cấu trúc lại để có thể trả món nợ hơn 2 tỉ đô la.
Công ty đã loan báo sẽ rời bỏ tòa nhà cũ để dọn đi một nơi khác nhỏ hơn.

Tuy nhiên Hiệp hội Bảo tồn Lịch sử tại Chappaqua muốn ghi nhớ những năm vinh quang thời trước đã tổ chức một cuộc triển lãm nhớ lại thời gian đã qua.

Cuộc triển lãm sẽ mở cửa cho đến cuối năm nay với tên gọi là: Reader's Digest: Một tạp chí của địa phương này đã chinh phục toàn thế giới.
Phượng Các
#16 Posted : Tuesday, November 22, 2011 1:52:11 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
‘Sách vở ích gì cho buổi ấy!’
Monday, November 21, 2011 7:59:19 PM





Ai đọc sách và đọc sách ai?

*Bài và ảnh của Huy Phương/Người Việt

Một vòng qua các nhà sách, gặp gỡ các chủ tiệm, ai cũng than phiền người đọc càng ngày càng ít, lý do mà chúng ta đã biết là vào thời đại của computer, các ông bà già thì mắt càng ngày càng mờ, con trẻ lớn lên nói ngọng, nói chi chuyện đọc sách tiếng Việt.




Vẫn còn nhiều người đi tìm sách đọc, trong nhà sách Tự Lực. (Hình: Huy Phương/Người Việt)



Người ta thích bỏ ra $25.00 để mua một băng nhạc, hay bỏ $150.00 để mua một cái vé đại nhạc hội có thu hình, nhưng $15.00 cho một cuốn sách thì không.

Ông Võ Thắng Tiết, nhà xuất bản Văn Nghệ đã một đời vì sách vở từ trong rồi ra ngoài nước, cuối cùng cũng phải “xếp giáo quy hàng.” Ông Nguyễn Hùng Trương của Khai Trí đã có công gầy dựng nên một thời đọc sách của miền Nam, cuối cùng cũng đem giấc mộng tàn về bên kia thế giới. Nhưng vì sao có nhà in vẫn sống nhờ in sách, nhà xuất bản hay các tác giả tự in sách tháng nào cũng có sách mới, nhà sách vẫn chưa dẹp tiệm. Tuy so sánh với những ngày ca nhạc, TV, Internet chưa “lộng hành” thì không bằng, nhưng hôm nay vẫn còn có người đọc sách, vậy thì chưa đến nỗi nào.

Tuy không có những nhà xuất bản quy mô có ảnh hưởng lớn như Khai Trí, Văn nghệ, Xuân Thu, Ðại Nam, nhưng đã có Văn Hóa của Nguyên Vũ, Làng Văn của Nguyễn Xuân Nghĩa (Canada), Tổ hợp Xuất Bản Miền Ðông của Nguyễn Ngọc Bích, Tiếng Quê Hương của Uyên Thao, Văn Mới của Nguyễn Khoa Kha,... đã từ nhiều năm nay ở hải ngoại xuất bản hằng trăm cuốn sách có giá trị. Các cơ sở báo chí như Người Việt, Việt Báo, Thế Kỷ 21, Viễn Ðông, Cội Nguồn,... đã in sách riêng cho nhiều tác giả, hay Nguyễn Ngọc Ngạn in sách dưới tên Thúy Nga. Rất nhiều tác giả tự xuất bản dưới cái tên của một nhà xuất bản nhỏ như Song Thao (Nhân Ảnh), Nguyễn Tiến Hưng (Hứa Chấn Minh), Nguyên Huy (KBC),Vĩnh Phúc (Tam Vĩnh, London), Huy Trâm (Hương Văn)... Một số sách ghi là “Tác Giả Xuất Bản” như Huỳnh Văn Lang, Phạm Tín An Ninh, Tràm Cà Mau, Hồ Văn Kỳ Thoại... một số lại không thấy ghi tên.

Ðôi khi nhà xuất bản chỉ là sân chơi chung cho nhiều tác giả, tự in, tự phát hành lấy sách của mình như Nam Việt (Nguyễn Ðạt Thịnh, Võ Hương An, Nguyễn Thanh Ty, Trần Ðông Phong, Ðinh Lâm Thanh,...). Nếu kể tên các nhà xuất bản do tác giả tạm đặt ra để in một, hai cuốn sách của chính mình thì chúng ta có thể kể đến con số hằng trăm, vì ở đây sách vở không bị kiểm duyệt, việc in sách tương đối dễ dàng. Ngoài ra số kinh, sách tôn giáo được in ra phổ biến cũng không phải là ít.

Sách Việt Nam bán đầy các nhà sách, nhưng là các loại sách mà hải ngoại hiện nay không xuất bản như tự điển, sách nấu ăn, sách dịch về tôn giáo, thuốc men,... và tỷ lệ sách bán ra không đến 20%.

Một điển hình hoạt động của một nhà xuất bản là Tủ Sách Tiếng Quê Hương của nhà văn Song Thao, khởi sự thành lập đầu năm 2000, đã xuất bản được 54 tác phẩm gồm nhiều thể loại. Về vấn đề phát hành, ông Song Thao cho biết sách chủ yếu bán cho độc giả dài hạn gồm bạn bè của nhóm chủ trương và một số bạn đọc trực tiếp gửi thư cho Tủ Sách.

Số sách giao cho đại lý phát hành, rất hạn chế, gần như không đáng kể. Về bản quyền thì Tiếng Quê Hương trả theo tỷ lệ 10% trên giá đề cho tác giả, nhưng trên thực tế, ngoài các tác giả ở trong nước, các tác giả ở hải ngoại thường không nhận tiền bản quyền mà chỉ yêu cầu trả cho một số sách nào đó. Nói chuyện tương lai, số lượng độc giả rất hạn chế nên khó khăn trở thành chuyện bình thường, dù sao, tủ sách vẫn sẽ tiếp tục công việc cho đến khi nào còn có thể chịu đựng nổi.

Hoa hồng dành cho các nhà sách hiện nay rất cao kiểu “tùy người đối diện,” từ 40 đến 50, có khi đến 60% trên giá bán.

Sách ai bán chạy nhất?

Một chủ hiệu sách cho chúng tôi biết trong những năm mà Internet chưa phổ biến, dâm thư là loại sách bán chạy nhất, và theo đơn đặt hàng khá hậu hĩnh, nhiều nhà văn giấu bút hiệu của mình để viết truyện phòng the dưới một cái tên khác.

Trong thời gian sau năm 1990, sau khi có một tập thể lớn những người cựu tù nhân chính trị đến Hoa Kỳ, cuốn hồi ký nhà tù “Tôi Phải Sống” của LM. Nguyễn Hữu Lễ ở New Zealand đã đạt kỷ lục số sách bán ra tại hải ngoại mà về sau không có tác phẩm nào đuổi kịp: 12,000 cuốn. Những gì liên quan đến Ðệ I, Ðệ II Cộng Hòa đều được độc giả quan tâm, năm 2006, cuốn “10 Ngày Cuối Cùng của VNCH” trong một tháng bán hết 2,000 cuốn. Những cuốn sách viết về chuyện xa gần với Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đều là những best-seller từ cuốn “chống” như “Chín Năm Máu Lửa Dưới Chế Ðộ Gia Ðình Trị Ngô Ðình Diệm,” của hai tác giả Nguyệt Ðạm và Thần Phong đến cuốn “bênh” như “Những Ngày Cuối Cùng Của TT Ngô Ðình Diệm,” của Hoàng Ngọc Thành & Thân Thị Nhân Ðức, rồi “Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Ðộ Ngô Ðình Diệm” của Vĩnh Phúc, “Dòng Họ Ngô Ðình, Giấc Mơ Chưa Ðạt” của Nguyễn Văn Minh. Kể cả cuốn sách “Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Ðình Diệm” của Nguyễn Hữu Duệ, Liên Binh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ, một nơi không có gì là “ở cạnh” tổng thống như cận vệ, tùy viên cũng tái bản đến lần thứ bảy. Bên bênh bên chống bên nào cũng có một số độc giả đông đúc chờ đợi để mua sách. Ba cuốn sách về Tổng Thống Thiệu của Nguyễn Tiến Hưng “Hồ Sơ Mật Dinh Ðộc Lập,” “Khi Ðồng Minh Tháo Chạy” và “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” đều là những cuốn sách đắt khách. Trong tương lai loại sách này nếu in ra vẫn còn rất nhiều người mua.

Tiếp đến những sách viết về hồi ký “cải tạo” hay hồi ký chiến tranh Việt Nam cũng được hoan nghênh. “Tháng Ba Gẫy Súng” của Cao Xuân Huy là một ví dụ, sách in đến lần thứ 8. Một loại sách in ra khá nhiều, khó bán nhất, mà các nhà sách không muốn nhận bán, là thơ, trừ thơ Du Tử Lê. Một cuốn sách in ra phải có một tác giả quen tên mới bán được.

Ai mua sách?

Những người chúng tôi thường gặp tại các nhà sách, hỏi ai cũng có dính líu đến chế độ VNCH, không H.O. thì cũng vượt biên, vượt biển. Những người trẻ hơn đi tìm sách là những người có học ở Việt Nam đi theo diện đoàn tụ. Lớp trẻ sinh ra ở Mỹ đương nhiên không đọc được sách Việt đã đành, mà một ông giáo sư đại học sang Mỹ từ năm 1975 cũng không đọc sách báo Việt, không quan tâm đến sinh hoạt cộng đồng với một lý do: “quá bận!”

Người Việt giàu có ở hải ngoại cũng ít đọc sách, giới khoa bảng người Việt cũng ít dọc sách. Giới trung lưu, thu nhập trung bình, có khi chỉ có đồng “tiền già” là những người hay lui tới các nhà sách để mua sách đọc. Sáng 15 tháng 11 trong thời gian Người Việt phát hành cuốn Wikileaks, tại nhà sách Văn Bút, ông Võ Hải, 76 tuổi, H.O. 4 đã mua một lúc 4 cuốn Wikileaks, ông nói là để đọc và cho bạn bè. Tôi gặp một bà tuổi trung niên tên Dung ở nhà sách Tú Quỳnh, tay ôm một lúc 7 cuốn sách dịch tôn giáo của tác giả Nguyên Phong nói là mua để gửi cho bạn. Ở Tự Lực, chúng ta vẫn thường thấy cảnh một độc giả ôm một mớ sách đến quầy sách tính tiền hơn $100.00. Như vậy là vẫn còn người đọc sách tiếng Việt và khuyến khích bạn bè đọc sách tiếng Việt. Xin những người yêu tiếng Việt ở hải ngoại yên tâm.



linhvang
#17 Posted : Sunday, November 27, 2011 4:10:21 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các


Một điển hình hoạt động của một nhà xuất bản là Tủ Sách Tiếng Quê Hương của nhà văn Song Thao, khởi sự thành lập đầu năm 2000, đã xuất bản được 54 tác phẩm gồm nhiều thể loại. Về vấn đề phát hành, ông Song Thao cho biết sách chủ yếu bán cho độc giả dài hạn gồm bạn bè của nhóm chủ trương và một số bạn đọc trực tiếp gửi thư cho Tủ Sách.

Số sách giao cho đại lý phát hành, rất hạn chế, gần như không đáng kể. Về bản quyền thì Tiếng Quê Hương trả theo tỷ lệ 10% trên giá đề cho tác giả, nhưng trên thực tế, ngoài các tác giả ở trong nước, các tác giả ở hải ngoại thường không nhận tiền bản quyền mà chỉ yêu cầu trả cho một số sách nào đó. Nói chuyện tương lai, số lượng độc giả rất hạn chế nên khó khăn trở thành chuyện bình thường, dù sao, tủ sách vẫn sẽ tiếp tục công việc cho đến khi nào còn có thể chịu đựng nổi.


Nhà văn Uyên Thao chứ không phải nhà văn Song Thao!
Phượng Các
#18 Posted : Thursday, December 1, 2011 12:13:32 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Theo "báo cáo" của các bạn thì quyển Góp Nhặt Hương Sen được chiếu cố nhiều hơn các tựa khác của PNV khi gởi ở tiệm Tự Lực, trong khi có dịp đi viếng vài chùa thì thấy là người ta phát sách tôn giáo free khá nhiều. Đa số các chùa VN theo truyền thống từ xưa là ấn tống và tặng miễn phí. Trừ có nhóm Làng Mai là bán sách khá mắc. Nghe một số người ở VN cũng phàn nàn là sách, băng dĩa tôn giáo ở vài chùa VN cũng bán mắc hơn ngòai tiệm.
viethoaiphuong
#19 Posted : Friday, October 19, 2012 6:41:40 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tuần báo Newsweek sẽ hoàn toàn online

Thursday, October 18, 2012 5:21:27 PM


NEW YORK (Reuters) -Newsweek, tờ tuần báo lâu đời ở Mỹ chuyên loan tải các dữ kiện thời sự, sẽ phát hành ấn bản sau cùng vào ngày 31 Tháng Mười Hai rồi sau đó hoàn toàn chuyển sang online năm 2013, theo hai giới chức cao cấp tuần báo này cho biết hôm Thứ Năm.



Tuần báo Newsweek sẽ không còn ấn bản báo giấy vào năm 2013. (Hình: Francois Guillot/AFP/Getty Images)


Khi chuyển sang hoàn toàn online, tuần báo Newsweek sẽ đổi tên thành Newsweek Global và sẽ chỉ có một bản duy nhất cho toàn thế giới chứ không gồm các ấn bản khác nhau cho từng khu vực như hiện nay.

Ðộc giả sẽ phải trả tiền mới được vào xem và có thể dùng các phương tiện máy điện thoại di động hay tablet để đọc báo.

Bà Tina Brown, chánh chủ biên Newsweek Daily Beast Co., và ông Baba Shetty, giám đốc điều hành, cho hay họ “đang chuyển đổi Newsweek chứ không chấm dứt” tờ tuần báo này. Họ cũng nói rằng phải đưa ra quyết định chấm dứt ấn bản in của tờ tuần báo có từ 80 năm nay là vì “các thử thách kinh tế của việc in ấn và phát hành.”

Việc thay đổi này sẽ đưa đến biện pháp cho nghỉ việc một số nhân viên nhưng hiện chưa biết rõ chi tiết. (V.Giang)/NV
linhvang
#20 Posted : Thursday, October 25, 2012 4:14:58 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Ngậm ngùi! Sad
Users browsing this topic
Guest
3 Pages123>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.