Rank: Newbie
Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 2,105 Points: 0
|
PC và XV,
Huệ khẳng định là trong truyền thuyết có một loài chim phượng hoàng, đó là một trong tứ linh. Đồng ý.
Tuy nhiên, Huệ vẫn có một vài câu hỏi về chữ "chim phượng" và "phượng hoàng" thấy trong ca dao, trong các bài biên khảo, tin tức, không dính líu gì đến loài linh phượng của truyền thuyết.
Nên chăng? Nếu nên, Huệ vẫn còn thắc mắc.
Không nên? Nếu PNV đã có kết luận rồi, chim phượng chắc chắn là loài chim truyền thuyết, không thể có loài chim thật trên quả địa cầu gọi là chim phượng, tất cả những tên gọi "chim phượng" đặt cho loài có cánh mà có thật chỉ là sự ép uổng không chính đáng, thì Huệ xin rút lui trong vòng thân ái, không đem cái thắc mắc của mình hỏi trên PNV nữa.
Vì lỡ đặt câu hỏi nên không thể bỏ ngang, thiếu tinh thần hiệp sĩ đạo, Huệ trích lại những bài đã đọc gây thắc mắc ở đây để PC và XV thấy do đâu mà Huệ thắc mắc.Trích 1: http://dulich.tuoitre.co...eID=242352&ChannelID=218"Chả phượng: Loài chim phượng chỉ sống ở vùng núi cao, ít người trông thấy, nói gì đến bắt được chúng. Người xưa còn cho rằng chim phượng xuất hiện khi có thánh nhân ra đời. Chả phượng là món ăn cực hiếm, cách chế biến lại rất cầu kỳ. Chim phượng bắt được thì cắt tiết, nhổ lông sống chứ không dùng nước sôi như các loại gia cầm khác. Thịt phượng được giã mịn, nêm gia vị, gói lá chuối thật kín rồi hấp chín. Thịt chim phượng giàu dinh dưỡng, cũng là “vị thuốc” bảo vệ sức khỏe tối đa."Trích 2: http://vietbao.vn/Van-ho...-tung-canh/40065940/181/"Lâu lắm rồi, ở một sườn núi rất lớn có một cái tổ chim phượng hoàng. Trong tổ chim có bốn cái trứng. Một ngày nọ, cơn địa chấn xảy ra, những hòn đá rung dữ dội. Một quả trứng phượng hoàng lăn xuống núi, lạc đến một nông trại nuôi gà nằm ở thung lũng bên dưới."{/i]
Trích 3: http://www.saigon24h.vn/...&cat_id=437&mid=3&nid=92
"Chùa Phụng Sơn tức Phụng Sơn Tự, còn có tên là chùa Gò, tọa lạc ở số 1408 đường 3 tháng 2, phường 2, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, vốn là ngôi chùa của làng Minh Phụng xưa và là một di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Chùa Phụng Sơn được thiền sư Liễu Thông (1754 - 1840) tạo lập vào đầu thế kỷ 19, dưới triều vua Gia Long trên nền của một ngôi chùa Chân Lạp cổ, trên một đồi nhỏ bao quanh là ao Bàu Chuông có trồng sen.
Tương truyền thiền sư Liễu Thông trên đường đi vân du vào phủ Gia Định. Nhà sư thấy gò đất này có cảnh thanh tịnh, thích hợp cho việc tu hành, nên dựng am tranh tại đây và được người dân quanh vùng gọi một cái tên dân dã là chùa Gò. Một hôm có một con chim phụng đến đậu trên cây ngô đồng trước am cất tiếng gáy, thiền sư Liễu Thông cho là điềm lành, đặt tên chùa là Phụng Sơn Tự, tức chùa trên núi có chim phụng."
Trích 4: http://www.dulichtietkie...et.php?destinationID=696
"Núi Cô Tô - Phụng Hoàng Sơn, thuộc xã Núi Tô, Tri Tôn, núi ngày xưa là núi của chim Phụng, có rất nhiều loại về đây trú ngụ, dáng núi đẹp cũng mang hình chim phụng, có cái đuôi - gọi là đồi gắn liền về phía tây, nổi danh là đồi Tức Dụp (Tức Chóp - nước quanh năm, nghĩa theo tiếng Khmer)."
Trích 5: http://www.khoahoc.net/b...en/040609-cayngodong.htm
"Cây ngô đồng Huế thường rụng lá cuối đông. Từng chiếc một rơi, rơi lần lượt. Không một chút vội vàng. Cách rơi thảnh thơi, lưu luyến, dè dặt như không muốn rời thân mẹ, khiến những tâm hồn đa cảm mang mang. Nếu không có chiếc cuống dài thanh mảnh, chiếc lá ngô đồng sẽ mang hình hài của một giọt lệ vạm vỡ, những giọt lệ không tan buồn vương vương như dấu vết cổ tích của một thành phố rất nhiều chim và hoa. Cái dáng lao thẳng lên trời xanh như một thanh bảo kiếm của cây ngô đồng, là lời ngụ cương trực, tiếng nói vô ngã hồn nhiên của một nhân-cách-cây. Lạ thay, lá ngô đồng vàng vọt ủy mị bao nhiêu thì vóc cây lại dũng mãnh cương cường bấy nhiêu. Người xưa yêu và thích trồng cây ngô đồng có lẽ ở dáng cây thẳng độc nhất vô vị. Cây như thay lòng người mang khát vọng lớn của con chim hồng, chim hộc, chỉ nhận sự gửi thân của bầy chim phượng hoàng. Tích xưa con chim phượng hoàng thường chọn cây ngô đồng làm chỗ dung thân. Đó là sự lựa chọn tri kỷ của một bản năng cao cả đã được lập trình. Ở đâu có cây ngô đồng mọc, ở đó có sự khang khác, như là cuộc sống này đã nguyên sơ và trinh bạch hơn ".
|