Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Một chút Trịnh Công Sơn và tôi - Trịnh Cung
Phượng Các
#1 Posted : Sunday, March 6, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Một chút Trịnh Công Sơn và tôi


Tâm sự của họa sĩ Trịnh Cung - người bạn tri giao của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - viết nhân ngày 28-2, kỷ niệm ngày sinh của người nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh.

Điều đầu tiên tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tôi không phải là bạn thân nhất của Trịnh Công Sơn như nhiều người đã nghĩ hoặc cho là tôi đã tự nhận như thế sau khi Sơn không còn trên cõi đời này. Nhưng chắc chắn một điều: Tôi đã coi anh ấy là bạn thân nhất của tôi so về thời gian cũng như những chia sẻ trong đời sống tinh thần và trong đời thường. Sơn có rất nhiều bạn thân và chỉ có Sơn mới biết ai là bạn thân nhất của mình.

Cho đến ngày Trịnh Công Sơn không còn phải "tôi nằm mơ thấy tôi qua đời" mà đã qua đời thật sự (2001), tôi đã có hơn 40 năm làm bạn với Sơn kể từ chuyến đi định mệnh đến Huế năm 1957. Tôi đã bị một trận đòn dữ dội từ ba tôi vài giờ trước khi tôi được ông dẫn tôi lên tàu hỏa, tiễn tôi đi từ ga Nha Trang. Trận đòn ấy thật đúng và tôi rất yêu ba tôi vì tôi hiểu niềm mơ ước là tôi phải có một cuộc đời nghèo khó như người, chỉ có con đường học hành (khoa bảng) mới đổi đời. "Những chồng sách nặng khô như đá, Ruộng gió đồng trăng anh ấy đi" - hai câu thơ của Xuân Diệu đúng với tâm trạng tôi và tôi đã lên đường. Với Huế, tôi đã trở thành họa sĩ và kết bạn với một thiên tài âm nhạc. Cả hai điều này không có trong suy nghĩ của tôi trước ngày bỏ trường trung học Võ Tánh (Nha Trang).

Huế là thánh địa của thi ca Việt Nam, tôi đi Huế chỉ vì thế. "Sao anh không về chơi thôn Vỹ/ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên/ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền" (Hàn Mặc Tử) hoặc "Em lùa gió biếc vào trong tóc/ Thổi đến phòng anh cả núi non" (Huy Cận) và "Đàn buồn đàn chậm ôi đàn chậm/ Mỗi giọt rơi là một giọt ngâu" (Xuân Diệu). Tôi bị thi ca của họ mê hoặc, không có gì ngăn cản một gã học trò lãng mạn như tôi xách túi giang hồ. May thay tôi đã thành đạt và có một người bạn tri âm: Trịnh Công Sơn, một hiện tượng huyền ảo nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam hiện nay và không dưới vai thập niên nữa.

Đánh dấu lớn nhất và dài lâu nhất cho tình bạn giữa tôi và Sơn chính là bài thơ Cuối cùng cho một tình yêu tôi viết vào năm 1958 ở Huế và Sơn đã phổ nhạc vào khoảng giữa năm 1959, trước ca khúc Diễm xưa và chỉ sau các ca khúc Ướt mi, Thương một người và Nhìn những mùa thu đi. Nhiều người đã hỏi tôi viết ca khúc này cho ai? Anh bạn, nhà nghiên cứu Huế học Nguyễn Đắc Xuân đã xác định bài thơ ấy viết cho Nh. Hg, một nữ sinh trường Đồng Khánh (Huế) nhưng thật ra không phải như vậy.

Tôi có nhắc đến cô ấy vì vẻ đẹp rất Huế của Nh. Hg. Nhưng bài thơ ấy là một hư cấu để nói về những năm tháng đầu tiên của một sinh viên tỉnh lẻ từ say đắm đến thất vọng trên con đường tình của Huế. Ca khúc này, Sơn đã làm cho bài thơ tầm thường ấy trở nên bất tử trong nhiều thế hệ người Việt. Điều này tôi không chờ đợi khi chơi với Sơn. Có nhiều năm, gia đình Trịnh Công Sơn in sách nhạc và các nhà xuất bản băng đĩa đã không in tên tôi là tác giả của lời nhạc, vì thế có rất nhiều giới trẻ ngày nay và có lẽ cả mai sau không biết điều này. "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi" (Trịnh Công Sơn). Tôi đang sống với khái niệm: Để Gió Cuốn Đi.

Trong đời thường, Sơn là một người lớn lên từ chiếc nôi ấm cúng của gia đình và chiếc nôi văn hóa và thiên nhiên kỳ ảo của Huế nên Sơn sớm có một phong cách thanh lịch. Sơn rất thích ăn mặc đẹp và rất "bon gout". Tôi học được ở Sơn rất nhiều về điều này. Sơn mang kính, tôi cũng mua kính mang mặc dù cả hai chúng tôi lúc 18 - 20 chưa ai bị cận thị hoặc viễn thị. Chỉ vì đẹp mà thôi. Sơn đã để lại một ấn tượng đặc thù Trịnh Công Sơn là chiếc kính trắng lớn gọng đồi mồi. Đã thay đổi nhiều lần và nhiều danh hiệu lớn nhưng vẫn cùng một phong cách. Chúng tôi thật sự có vấn đề ở mắt khi bước vào tuổi 40, chiếc kính đã là người mang lại cho chúng tôi đời sống nhìn, ngắm.

Theo tôi, Sơn là người đàn ông ở Việt Nam trong ba thập niên qua có nhiều bộ sưu tập về giày, áo quần, đồng hồ, mắt kính, bút viết, tranh và rượu thuộc loại sang trọng nhất. Có một lần vào giữa năm 90, tôi đến chơi với Sơn vào buổi chiều. Tôi ngồi đợi ở phòng uống rượu, Sơn và V.A từ trên phòng ngủ bước xuống. Tôi chợt thấy V.A đẹp quá trong màu chiều tà của ánh trời rơi trên màu tóc đen huyền của một nhan sắc từng được phong là á hậu VN, tôi buột miệng nói với Sơn: Giá mà có một chiếc khăn lụa của Nina de Ricci quàng lên tóc và cổ của V.A thì tuyệt quá. Sơn mỉm cười và đi trở lại căn phòng riêng mang xuống một chiếc khăn màu hổ phách có sọc đen choàng lên tóc và cổ của nàng. Đó không ngờ là hình ảnh cuối cùng của một cuộc tình mà Sơn thật sự muốn cưới V.A làm vợ. Chiếc khăn quàng ấy là một tấm lòng và đã để gió cuốn đi.

TRỊNH CUNG (Báo VietNamNet
PC
#2 Posted : Saturday, November 24, 2007 8:41:42 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Cố nhạc sĩ hay không cố nhạc sĩ ?

Phan Hoàng Sơn, tháng 9 năm 2007.

Một người đã mất thì gọi là cố nhân. Điều đó cũng dễ hiểu.

Cố hay cổ hay cựu đều có những ý nghĩa gần tương tự nhau. Nhưng dùng không đúng lúc, đúng chỗ, trở nên kệch cỡm.

Ví dụ như, một nhạc sỹ qua đời gọi là “cố nhạc sỹ”.Nhưng không phải gọi như vậy là ổn thỏa mọi việc, mà cách dùng từ thô thiển ở đây, không xứng đáng với con người của nhạc sỹ, không chỉ là việc dùng từ này cho nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, mà cho mọi nhạc sỹ khác cũng vậy.

Từ “cố” có thể dùng đúng ở một vài trường hợp. nhưng dùng nó tràn lan, ở mọi lúc, sẽ phản tác dụng.

Cách dùng từ cố này thử xem, đưa ra công chúng sẽ thấy phản ứng của họ ra sao?

Từ cố là dành cho người đã chết. Ở các thứ tiếng nước ngoài, từ cố đôi khi dùng như từ cựu. Nhưng trường hợp bất di bất dịch dùng từ cố là để lên trước đối với phẩm tước của người đó do tổ chức hay nhà nước nào đó phong tặng. Ví dụ như “nghệ sỹ nhân dân” là phẩm hàm của nhà nước VN hiện thời tấn phong khi còn sống hay đã chết cho một người. Đối với phẩm hàm, sau khi chết, mà không nêu ra thì là không tôn trọng người đó. Cho nên mọi lúc, mọi nơi phải dùng “cố nghệ sỹ nhân dân” mới ổn.

Cũng như là “cố chủ tịch”, “cố đại tướng”, là việc trở thành luật không thành văn.

Nhưng từ cố đứng trước một danh xưng thông thường như, thường dân, công an, lính thủy quân lục chiến, nông dân,... thì không ai dùng chữ cố đặt vào trước cả khi họ từ trần. Chẳng hạn: “cố nông dân”, “cố thường dân”. Chỉ có “bần cố nông” thôi!

Nhạc sỹ cũng thuộc vào dạng từ ngữ thường dân dùng trong lúc thông thường, nên dùng chữ cố vào đây sẽ thấy không ổn cũng như các trường hợp vừa nêu.

Mặt khác, thật đáng tiếc, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn không mang một phẩm hàm nào cả, nên đặt chữ cố trước chữ nhạc sỹ là không hay.

Thứ hai, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn vẫn sống cùng chúng ta, vì nhạc của ông có sức sống mãnh liệt, lại mang hàm ý sâu xa nụ cười muôn thủa của tiền nhân, lại mang đậm đà màu sắc triết lý Á đông, mang tính gần gũi không thể tách rời cuộc sống. Việc nhắc tên ông khi ông không còn, một cách trang trọng (không có chữ cố), là thể hiện tình yêu thương gần gũi như thể ông còn sống vậy.

Khi cha mẹ chết, con cháu trong gia đình thường dùng là “khi ba còn sống...”, hay “nếu ba còn thì...”. Trân trọng hơn thì nói “ lúc người sinh thời..”. Cả đối với văn viết và văn nói, cách dùng từ như vậy thật ấm cúng và gần gũi biết bao ! Nếu viết thư mà lại viết “cố papa”, “cố mama” thì sẽ ra sao ?

Khi sinh thời, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã được thường dân gọi là người hát rong. Bây giờ, Trịnh Công Sơn không còn nữa, cũng chẳng ai gọi là “cố hát rong”.

Đó là trừ hao cho việc chính quyền lạm dụng từ ngữ, cũng như trước đây, khi in nhạc của ông đều đục bỏ, thêm bớt, mà không cần nói cho nhạc sỹ biết. Bởi vì trên truyền thông nhà nước Việt nam hiện thời là dùng “cố nhạc sỹ” nhiều nhất. Ý là thượng quan hạ dân đều phải theo đó mà làm. Dùng chữ cố chẳng lợi lộc hay ho gì, tại sao không dùng nhạc sỹ không thôi ? Còn ai biết đã chết hay còn sống, không quan trọng lắm, nhất lại là khi giới thiệu một bài hát của ông sắp được trình diễn.

Tôi e rằng dùng chữ cố là cố tình muốn nhạc sỹ Trịnh Công Sơn chết hẳn?

Những nhạc sỹ như Chopin, Mozart, Beetthoven..., khi nhắc đến cũng chẳng ai dùng chữ cố nhạc sỹ cả.

Cho nên xin đề nghị, các cố xin đừng gọi “cố nhạc sĩ” Trịnh Công Sơn nữa!

Phan Hoàng Sơn

tháng 9 năm 2007
Phượng Các
#3 Posted : Monday, September 26, 2016 6:02:20 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Khánh Ly và tất cả những bài hát Trịnh Công Sơn (10 tiếng)

https://www.youtube.com/...BF2nt_uQN6ph&index=5
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.