Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages12>
Kim Cương
Phượng Các
#1 Posted : Friday, March 4, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Kim Cương


Hồ Trường An

Nữ hoàng kịch nghệ Năm Phỉ có một người nghĩa nữ là nữ
nghệ sĩ Túy Hoa cùng 4 cô dưỡng nữ là Kim Cương, Kim Hoàng,
Ngọc Yến và Xuân Lan . Có lẽ vì lo xa, bà bắt Túy Hoa hát
nhạc Tây . Sau đó ít lâu, đợi bốn cô gái nuôi đến tuổi
dậy thì, bà bắt họ rèn luyện tân nhạc . Trong 4 cô thì chỉ
có Kim Cương và Kim Hoàng nổi tiếng . Kim Cương vừa đẹp
vừa đóng tuồng hay . Kim Hoàng cũng đẹp, tuy đóng tuồng thua
Kim Cương, nhưng vẫn không phải là một diễn viên tồi ; đã
vậy chị hát tân nhạc lẫn cổ nhạc vượt Kim Cương xa .

Có lần tôi xem tuồng Ngọc Huỳnh Lân Xuất Thế do bà
Bảy Nam soạn và được trình diễn trên sân khấu Nam Phỉ . Trong
tuồng này , Kim Hoàng, Kim Cương, Ngọc Yến và Xuân Lan có vai
rất ngắn ở màn đầu . Nhưng họ phụ diễn tân nhạc rất
đặc sắc . Tối hôm đó Kim Cương hát bản Nụ Cười Sơn
Cước của Tô Hải , Kim Hoàng hát bản Tiếng Còi Trong
Sương Đêm của Lê Trực , Ngọc Yến hát bài Sơn Nữ
Ca của Trần Hoàn, Xuân Lan hát bài Xuân Nhớ Chiến Sĩ
của Ngọc Bích .

Khi nổi tiếng Kim Cương vì bị bệnh phổi nên làn hơi yếu đi
. Chị không thể hát tân nhạc lẫn Cổ nhạc suông sẻ và thoải
mái nên phải nhào qua địa hạt thọai kịch . Trong khi đó tiếng
hát Kim Hoàng vẫn dồi dào và dũng mãnh như tự bao giờ .

Trong vở kịch Trà Hoa Nữ do Anh Lân soạn, Kim Cương có
hát bài Mộng Chiều Xuân của Ngọc Bích và Kiếp
Nghèo của Lam Phương . Chị hát tạm được , nhưng khán giả
ngồi nghe chị hát chỉ nơm nớp sợ chị tét giọng hụt hơi .
Trong phim Bẽ Bàng do Lê Mộng Hoàng làm đạo diễn, Kim
Cương có hát bài Tà Áo Cưới của Hoàng Thi Thơ . Trong
phim Nhạc Lòng Năm Cũ chị hát bài Nhạc Lòng Năm Cũ ,
bài nào cũng được chị trình bày trót lọt , nhưng khách sành
điệu vẫn hồi hộp sợ chị ca vấp váp . Làn hơi của chị
mỏng và yếu quá , chuỗi ngân sử dụng một cách vụng về , khi
thì chao đảo, khi thì bời rời, đã vậy tiếng hát lại hơi bị
nghẹt mũi .

.......Những kịch sĩ gốc người Nam chiếm nhiều đất dụng võ hơn
các kịch sĩ gốc người Bắc từ lúc ban Dân Nam đưa vở bi
kịch 5 màn "Aó Người Trinh Nữ" lên sân khấu Đại nhạc hội do
Anh Lân tổ chức . Vở kịch này do Kim Cương và Vân Hùng thủ
vai chính . Lúc đó Kim Cương không thể đóng cải lương vì
chị ca vọng cổ không trôi . Chị hát Tân nhạc cũng không
được , chỉ đóng những phim thần thoại của hãng Việt Thanh do
quái kiệt Trần Văn Trạch đạo diễn . Trước đó, vở thoại
kịch này được diễn trên làn sóng điện đài Saigon, vai chánh
do Tuyết Vân đảm nhiệm . Nhưng khi đưa vở kịch lên sân
khấu, ông bầu Anh Lân phải mời Kim Cương cộng tác vì Tuyết
Vân chưa hề đóng vai bi thảm trên sân khấu lần nào . "Áo
Người Trinh Nữ" thành công vẻ vang . Kim Cương được báo chí
ca tụng không tiếc lời . Sau đó, chị tuy không cộng tác với
ban Dân Nam khi diễn trên làn sóng điện, nhưng khi các vở
tuồng của Anh Lân đưa lên sân khấu thì chị luôn đảm nhiệm
vai chính , Túy Phượng chỉ thủ vai nhì và đảm trách tiết mục
đơn ca ngoài vở tuồng .

Những vở tuồng của Dân Nam tạo nên tên tuổi lớn cho Kim
Cương gồm có : Sắc Đẹp Vô Hình, Trà Hoa Nữ (cả 2 vở đều
là của Anh Lân), Nhạc Lòng Năm Cũ (của Tùng Lâm) . Nhưng KC
không phục tài soạn kịch của Anh Lân và chị cho rằng ông ta
chưa nắm vững kỹ thuật sân khấu . Cho nên, chị hốt gần
hết các diễn viên bên Dân Nam để thành lập ban Thoại Kịch
Kim Cương gồm có Vân Hùng, Tùng Lâm, Xuân Phát, Tuyết Vân,
Túy Hồng . Chị bổ sung thêm kịch sĩ Khả Năng, Thanh Việt, bà
Ba Ngọc Anh và bà Bảy Nam (hai nữ nghệ sĩ cải lương lớp tiền
phong) và nữ ca sĩ Kim Vui để thành phần kịch xôm tụ hơn .
Về sau, bà Ba Ngọc Anh rút lui, KC mời nữ nghệ sĩ cải lương
Bảy Ngọc thay thế .

Kim Cương khi soạn kịch lấy tên là Hoàng Dũng, tên đứa con
nuôi của chị . Những vở kịch do chị soạn luôn nhắm vào chị
chớ không nhắm vào diễn viên khác . Ở hai màn đầu, chị
thủ vai gái quê, ăn nói ngớ ngẩn để chọc cười khán giả .
Ba màn sau, cô gái quê ấy được ra thành thị nếu không sa
chân lỡ bước làm gái buôn hương thì cũng sống đời trung
lưu, đó là dịp chị được mặc áo đẹp, đeo các món nữ trang
choáng lộn . Và khi nào đóng những vai khóc lóc bi thương là
chị lén cổi lông mi giả để khóc tự do . Những vở kịch
trên sân khấu Thoại Kịch Kim Cương đã xây cho lâu đài danh
vọng của KC thêm vững chắc là Lỡ Một Bước Đường, Sắc
Hoa Mầu Nhớ, Dưới Hai Màu Áo, Lan và Điệp, Lửa Tình , Lá
Sầu Riêng, ngoài ra chị còn phóng tác vở L'Eventail de Lady
Windermere của Oscar Wilde thành vở Tấm Lòng Người Mẹ . Trong
vở này, chị phải mời Thanh Nga đóng vai cô con gái, còn chị
thủ vai người mẹ sắc nước hương trời .

Kich sĩ Thiếu Lang chỉ mơ ước dựng vở Lôi Vũ của Tào Ngu
trên sân khấu nên ông có điều đình với KC nhờ chị tiếp
tay với ông về phần tài chánh và nhân lực . KC gật đầu ô
kê nhưng muốn giành vai chánh mà Thiếu Lang muôn trao cho Xuân
Dung . Thế là mộng ước của Thiếu Lang không thành .

Hồ Trường An
Theo Chân Những Tiếng Hát
Phượng Các
#2 Posted : Wednesday, July 27, 2005 9:38:17 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)

Phượng Các
#3 Posted : Monday, August 22, 2005 11:48:55 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Kim Cương: 'Má Bảy Nam dạy tôi cái đạo của nghề'


Kỳ nữ Kim Cương trong vở "Hai mùa Giáng Sinh" (1968).

Ngày 15/8, chương trình "Tưởng niệm NSND Bảy Nam" sẽ diễn ra tại Nhà hát kịch TP HCM nhân một năm ngày mất của bà. Dẫn chương trình chính là NSƯT Kim Cương, con gái bà, người cũng đã gắn cả đời mình với sân khấu. Chị trò chuyện với VnExpress trước đêm diễn.

- Chị sẽ thể hiện vai trò MC của mình như thế nào trong chương trình tưởng nhớ NSND Bảy Nam?

- Được cùng bạn bè, đồng nghiệp làm chương trình về má là một hạnh phúc lớn. Gần gũi và hiểu má nhất, trong chương trình này tôi sẽ thay mặt gia đình nhắc nhở một vài điều, dẫn dắt những câu chuyện kể về cuộc đời hoạt động nghệ thuật của má. Đêm tưởng nhớ sẽ có sự tham gia của Giáo sư Trần Văn Khê. Giáo sư là người gắn bó hết sức thân thiết với gia đình tôi và chỉ nhỏ hơn má vài tuổi nên cũng xem như cùng thế hệ với má. Ngoài tôi ra, Giáo sư cũng sẽ là người kể những câu chuyện về má.

- Đâu sẽ là điểm nhấn của chương trình để tưởng nhớ về tài năng và nhân cách lớn của NSND Bảy Nam?

- Cả cuộc đời hoạt động nghệ thuật của má chỉ toàn đóng vai phụ. Có câu nói của một nghệ sĩ lớn nước ngoài mà má rất thích và thường hay nhắc với con cháu, đồng nghiệp: "Không có vai nhỏ, chỉ có tâm hồn của những diễn viên nhỏ mà thôi". Vì vậy, chương trình là dịp để tôn vinh và nhắc nhở lại hình ảnh của những người diễn viên suốt đời chỉ toàn đóng vai phụ như: Bà Năm Sa Đéc, Như Hoa, Long Hải, Hoàng Giang, Ba Xay, Tư Rộm, Hồng Nga... Vai phụ, nhưng thiếu họ sẽ không có những vở kịch, bộ phim thành công. Thiếu họ sẽ không có một nền điện ảnh, sân khấu phát triển. Họ chính là "bệ đỡ" cho những vai chính được tỏa sáng.

Một niềm vui và bất ngờ lớn mà tôi nhận được là những người thực hiện bộ sách kỷ lục Việt Nam vừa thông báo ghi nhận NSND Bảy Nam là nữ soạn giả đầu tiên của sân khấu cải lương Việt Nam. Lễ trao tặng kỷ niệm chương cũng diễn ra vào đêm 15/8.

- Những kỷ niệm nào với NSND Bảy Nam làm chị nhớ nhất?

- Lúc nào tôi cũng là người học trò nhỏ của má và má là người thày rất khắt khe. Má theo dõi rất kỹ từng bước đường hoạt động nghệ thuật của tôi. Vai diễn nào má cũng góp ý và rất kiệm lời khen. Nhưng có lần, khi xem tôi diễn vở Huyền thoại mẹ, má khen: "Con diễn hay lắm!" làm tôi rất vui và xúc động.

92 tuổi đời, 75 tuổi nghề, má nghỉ diễn rồi mà lòng yêu nghề, say nghề vẫn không bao giờ tắt. Nhớ lúc má còn sống, tôi với má ở cùng một tầng lầu, khuya nào tôi cũng thấy đèn phòng má vẫn sáng, sang thì nhìn thấy má đang tần ngần, loay hoay sắp soạn đạo cụ của một thời đi diễn: mấy đôi guốc gỗ, nón lá rách, giỏ đệm, áo bà ba... Hai má con ngồi tâm tình về chuyện đời, chuyện nghề... Nói hoài vẫn không hết chuyện. Có một câu má dạy mà tôi luôn khắc cốt ghi tâm: "Sân khấu là một cái đạo chứ không phải là một cái nghề".


Kim Cương (trái) cùng mẹ - Bảy Nam (giữa) và Hồng Nga trong đêm diễn "Những cánh chim không mỏi".

- Từng sống trong thời vàng son của sân khấu Việt Nam, bây giờ ngoảnh lại chị nhớ nhất điều gì?

- Nhớ nhất là tình cảm của khán giả. Có những tình cảm làm cho mình xúc động đến bật khóc. Khi nghệ sĩ Vân Hùng, người đóng cặp với tôi suốt 40 năm trời, nằm trên giường bệnh vì căn bệnh ung thư, ảnh cứ nắm tay tôi lắc lắc mà nghẹn ngào: "Bà Kim Cương ơi! Tui nhớ sân khấu, nhớ khán giả quá!". Người nghệ sĩ là như vậy đấy, vì trót nặng nợ, đa mang với nghệ thuật, nhiều khi hy sinh cả tình riêng nhưng vẫn không quên cái tình với nghiệp diễn.

- Chị đã tốt nghiệp khoá học đạo diễn ở Bulgaria, từng học diễn xuất kịch và kịch câm tại Pháp, đóng hơn 200 vai diễn và tác giả của 70 kịch bản. Với bề dày kinh nghiệm nghề nghiệp, chị có ý định tham gia đào tạo thế hệ diễn viên trẻ hôm nay?

- Tôi vẫn thường xuyên trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp với bạn bè và các em lớp sau, còn việc dạy một cách chính quy thì không, vì tôi rất bận rộn với nhiều công việc khác của mình. Sân khấu, điện ảnh ngày nay khác thời trước rất nhiều, có cái được, có cái mất nhưng thời nào cũng vậy "nghệ thuật là một người tình hay cả ghen", không thích bị chia sẻ "tình cảm" với bất kỳ ai. Nhiều khi sống hết mình với nó còn chưa "đắc đạo" và được đền đáp, huống gì tôi thấy nhiều bạn trẻ ngày nay, bước chân vào con đường nghệ thuật rồi vẫn thích san sẻ thời gian và nhiệt tình của mình cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Làm nghệ sĩ cần nhất là sự chuyên tâm và khổ luyện.

- Niềm vui trong cuộc sống hiện nay của chị là gì?

- Tôi chỉ có vài niềm vui: nghiên cứu Phật giáo, ăn chay, đi chùa, làm từ thiện. Và niềm vui lớn nhất là sự thành đạt, hạnh phúc của con trai mình.

Anh Vân thực hiện

http://www.vnexpress.net...n-hoa/2005/08/3B9E0DA7/
Phượng Các
#4 Posted : Saturday, January 14, 2006 5:10:04 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)



Actress wears heart on her sleeve



Kim Cuong has been hailed as the actress most likely to bring audiences to tears. She spoke backstage with Thanh Xuan.

As an artist, Kim Cuong has succeeded in many genres. However, her favourite is drama, where she can feed off the emotional responses of her audience. Her artistic talents have blended with her love of playing on the stage. She has won many hearts through her stage acting and play writing.

With a sweet voice and an ability to vividly portray a wide range of characters, Kim Cuong (whose name means diamond) has infused profound humanity into many leading roles throughout her 50 years.

However, her passion is not limited to the stage. Off-stage, the well-known actress puts equal effort into charity work for needy people.

Inner sanctum: Following in the footsteps of your parents, who were renowned performers of cai luong (reformed opera), how different are you now from Kim Cuong of 50 years ago?

One of my colleagues once judged about me: "Kim Cuong was born for the stage." That was obviously right.

I followed my family's travelling troupe since childhood and began working on the stage when I was eight years old.

At the time, my mother forced me to go to school instead of performing cai luong or playing drama. However, as soon as I left school at the age of 19, I rushed back to the stage.

Through devotion and patience, I have achieved some fame through three different types of arts – cai luong, play and cinema.

But for me, I don't work on the stage for fame. Playing the different characters gives me life experience, which is much more valuable.

Inner sanctum: What is your most favourite role among the hundreds that you have played?

My favourite character is Olga from the Russian play I performed in 18 years ago, Returning to a Former Home. I like her because she is similar to me.

The pursuit of art forces Olga, and myself, to leave home often.

However, I'm happier than Olga, because when I return home I have never been shocked to witness my husband with another woman.

Inner sanctum: You have also composed plays. What do you focus on in your writing?

I have written about 80-90 plays, some of them famous. They include La Sau Rieng (Leaves of Durian), Hai Mau Ao (Two Colours of a Shirt) and Nguoi Mua Hanh Phuc (Person Who Buys Happiness).

Most of my plays are concerned with motherhood and spousal loyalty.

Humankind is different from plants and animals because humans have thoughts and sentiments.

Although I was not yet a mother when I wrote the plays, I think affection between mothers and children is the most sacred among human sentiments.

In one striking example of this affection, I once witnessed a mother bring up four adopted children with cerebral palsy. A mother like that is an angel.

I focus on such human interest angles in my plays, because they are close to audiences, who might be doctors, engineers, workers or even cyclo drivers. Watching plays with topics about daily life enables them to understand and sympathise with characters.

Inner sanctum: HTV (HCM City Television) has launched a programme Female Roles in Kim Cuong's Plays directed by Doan Khoa and Hoang Vu. Why don't you come back to the stage in an atmosphere where you are so revered?

It would be sinful to my predecessors to say I am quitting my career. And for a long time, I have hoped a new programme would reignite my love for the job.

But I find it hard to work in the current stage performance environment.

Some performers rush from show to show, taking little pride in their work.

Previously, the Kim Cuong Drama Group was well regarded as a serious company, because I taught them to respect their colleagues.

I taught them that each performance must be treated as a fight. Because of this, those backstage should not tease, play cards or talk nonsense while their friends are in battle.

At the same time, it is unacceptable for a performer to blame others for their failures as an artist.

Recently, directors Doan Khoa and Hoang Vu invited me to play at the city's theatre, but I am not interested because the script is not suitable for me.

Inner sanctum: What is your biggest achievement as a scriptwriter?

It's my ability to cast reliable actors.

Actors and actresses from many generations, including My Chi, Kieu Phuong Loan, Huynh Thanh Tra, Minh Hanh and Long Hai worked by my side and successfully identified with their roles.

Inner sanctum: What gets you up in the morning now?

I am an ambitious actress. I've never been satisfied with myself. I always think that my best role is ahead.

However, at this point, while I am off-stage, doing charity is what I enjoy. I feel I become younger when I bring happiness to others through charity.

Once, a mother phoned me at midnight to inform that her son's sight was saved. I was overcome with happiness.

I have done charity for 40 years. Now I am deputy head of the city's Association to Support the Disabled People and Orphaned Children and a standing member of the city's Association to Support Poor Patients.

Most of my time is spent doing social work. If I play, I do it to raise funds for the two associations, not for myself.

Inner sanctum: What gives you pleasure apart from acting and charity work?

Family is always an important place for women.

I am not as lucky as some others because I have been separated from my husband for 20 years.

But I am proud to have raised my son, especially in 1973 when he was kidnapped. That was the biggest challenge of my life.

It's said that you can easily spoil your son if he is your only. But not in my case. After he graduated from university in Canada, he refused to stay there. Instead, he chose to live with me at home, which made me happy.

I always enjoy to talking with him. My entire career is for him.

Now, my two-year-old grandson is my love. At the time his father was kidnapped, I couldn't imagine the day when I would be able to carry his son on my arm. — VNS

http://vietnamnews.vnage...umns/Inner%20Sanctum.htm
Phượng Các
#5 Posted : Saturday, January 14, 2006 5:48:02 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Tình sử Bùi Giáng - Kim Cương
22:44:43, 24/03/2005


Nghệ sĩ Kim Cương trong một lần lên Gò Vấp thăm Bùi Giáng


Kỳ 1: Duyên nợ

LTS: Kỳ nữ Kim Cương chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc đời, trong tâm hồn và trong sáng tác của Bùi Giáng. Trong tâm hồn ông, Kim Cương là "đệ nhất mỹ nhân" trong thiên hạ. Ông yêu Kim Cương bằng một tình yêu lạ lùng nhất thế gian. Chỉ có thể nói đó là một tình yêu bất tử. Đã có rất nhiều giai thoại xung quanh mối tình kỳ bí này.


Đối với Kim Cương, tuy là mối tình đơn phương từ phía Bùi Giáng, nhưng nữ nghệ sĩ đã rất trân trọng tình yêu của ông, một sự trân trọng vô cùng cảm động và hiếm thấy. Nhiều năm qua, nghệ sĩ Kim Cương có những lý do riêng nên đã không lên tiếng một cách chính thức. Lần đầu tiên, bà tiết lộ với Báo Thanh Niên một số sự thật về thiên tình sử này, vì đã đến lúc bà không còn lý do để tiếp tục im lặng... Chúng tôi tạm gác những phần cuối của loạt bài Bùi Giáng - thi sĩ kỳ dị để giới thiệu riêng cùng bạn đọc những tiết lộ của Kim Cương. Chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn nghệ sĩ Kim Cương. Những tiết lộ này sẽ giúp cho công chúng hiểu rõ hơn con người và sự nghiệp của một thi sĩ độc đáo vào bậc nhất của đất nước.
* *
*

Có lẽ trong cuộc đời của thi sĩ Bùi Giáng, ngoài chuyện văn chương ra thì chuyện tình đơn phương của ông với NSƯT Kim Cương là nổi bật nhất, kỳ lạ nhất, và cũng cảm động nhất. Kim Cương còn giữ rất nhiều bài thơ của ông viết tặng riêng bà, cả hình ảnh nữa, nhưng từ lâu bà từ chối mọi lời yêu cầu của các tờ báo, nhà xuất bản xin được phát hành, đặc biệt sau khi Bùi Giáng vừa qua đời nhiều đơn vị còn đặt vấn đề "mua" những tấm ảnh, tập thơ đó. Bà nói: "Tôi không muốn đem tình cảm của Bùi Giáng ra đánh bóng tên tuổi của mình hoặc làm gì đó có dấu ấn kinh doanh. Dù tôi không yêu ông, nhưng tôi trân trọng tình yêu của ông. Tuy nhiên, bây giờ sau loạt bài của Báo Thanh Niên, tôi thấy đây không còn là chuyện riêng tư nữa, mà Bùi Giáng là một sự kiện văn học chung của đất nước, cần có thêm nhiều thông tin về ông. Và vì không lên tiếng nên có những thêu dệt không đẹp cho Bùi Giáng, vì vậy tôi chỉ muốn nói rõ một vài sự thật để người ta hiểu đúng ông hơn".

Kim Cương biết Bùi Giáng lúc bà khoảng 19 tuổi, còn theo đoàn cải lương của má Bảy Nam nhưng đã được mệnh danh là "kỳ nữ". Thật ra, ông chú ý đến bà trong một đám cưới của đôi bạn Hạnh - Thùy. Sau đám cưới, một hôm Thùy bảo Kim Cương: "Có một ông giáo sư Đại học Văn khoa, đi học ở Đức về, ái mộ chị lắm, muốn đến nhà thăm chị". Kim Cương trả lời: "Ừ, thì mời ổng tới". Hóa ra là Bùi Giáng, lúc ấy đang dạy học, cũng áo quần tươm tất chứ chưa có "điên điên" như sau này. Bùi Giáng lui tới, mời Kim Cương lên xe đạp ông chở đi chơi, rồi cả cầu hôn, nhưng bà đều né tránh. Bởi sau vài lần tiếp xúc, bà thấy ở ông toát lên cái gì đó "kỳ kỳ", bất bình thường, nên bà sợ. Đeo đuổi mãi không được, Bùi Giáng thở dài nói: "Thôi, chắc cô không ưng tôi vì tôi lớn tuổi hơn cô (Bùi Giáng lớn hơn Kim Cương mười mấy tuổi), vậy cô hứa với tôi là sẽ ưng thằng cháu của tôi nhé. Nó trẻ, lại đẹp trai, học giỏi". Kim Cương ngần ngừ: "Thưa anh, chuyện tình cảm đâu có nói trước được. Tôi không dám hứa hẹn gì đâu, để chừng nào gặp nhau hẵng tính...". Ý bà muốn hoãn binh. Nhưng Bùi Giáng đã đùng đùng dắt cháu tới. Trời ơi, hóa ra đó là thằng nhỏ mới... 8 tuổi. Kim Cương hết hồn, thôi rồi ổng đúng là không bình thường!

Từ đó, mỗi năm Bùi Giáng mỗi bệnh nặng hơn. Ông không có vợ con, suốt ngày đi lang thang ngoài đường, hò hét, rồi cứ địa chỉ nhà Kim Cương mà tới. Thằng bé Toro con của Kim Cương lúc ấy khoảng 5 tuổi, thường trố mắt ra nhìn ông, và hỏi: "Mẹ ơi, sao bác này giống cái xe hoa quá?". Tư duy trẻ con thật ngộ nghĩnh, nhưng lại rất chính xác. Thì trên người Bùi Giáng có đủ thứ: nào hộp lon treo lủng lẳng, nào lá cờ giắt sau lưng, nào nhánh cây, vòng hoa trên đầu... cả một nải chuối đeo thường xuyên trên cổ. Không mở cửa cho ông vào là ông la hét, đập cửa, chửi um sùm, ném đá nữa, khiến hàng xóm náo động. Nhưng riết rồi quen, mỗi lần ông tới nhà Kim Cương ai nấy đều cười. Má Bảy Nam ở trên lầu chỉ cần nghe la rùm beng, đập cửa ầm ầm, là hỏi: "Bùi Giáng phải không?". Nhiều lần ông say khướt, nằm ịch xuống gốc cây trước nhà Kim Cương, mọi người phải khiêng vào. Bà lắc đầu: "Sợ ổng chết. Tướng tá vầy có thể chết bất cứ lúc nào. Nhưng khiêng vô rồi cũng sợ rủi ổng chết trong nhà mình. Mà điều, không nỡ bỏ ổng lăn lóc ngoài đường, thấy tội quá".




Nhưng điều hay nhất là mỗi khi vô nhà Kim Cương ông lại sáng tác thơ để tặng bà. Tiện tay xé bất cứ tờ giấy, tờ lịch nào là ông viết ào vô đó. Nguồn thơ yêu cứ tuôn trào như suối, không vơi cạn theo năm tháng. Về sau, khi ông "quậy" quá thì Kim Cương nghĩ ra cách, không mở cửa, mà lòn một cuốn sổ ra khe cửa cho ông viết thơ. Ông hí hoáy một hồi, rồi vui vẻ bước đi. Suốt 40 năm, cả chục cuốn sổ tay đã đầy ắp chữ của ông, chỉ riêng tặng "nương tử Kim Cương". Bà trân trọng gìn giữ trong ngăn tủ. Những vần thơ yêu với nét chữ ngả nghiêng chệnh choạng nhưng hồn nhiên say đắm lạ kỳ.

Kính thưa nương tử Kim Cương
Tấm lòng rộng mở phi thường bấy nay
Ngàn năm điêu đứng đọa đày
Thiên thu sử lịch cau mày về sau
Thưa em đời mộng dạt dào
Tình yêu vô tận yêu đào vô biên

- Kể từ tao ngộ đầu tiên
Kim Cương vô tận, thuyền quyên vô cùng
Bốn mươi năm đã lẫy lừng
Âm thầm tưởng niệm lạ lùng giai nhân
Trái tim thiết thạch vô ngần
Từ tam thu tới tử phần hôm nay
Kể từ sử lịch xa xuôi
Bất ngờ một bận bùi ngùi yêu em


http://web.thanhnien.com...?SearchTerm=Kim%20Cương
Phượng Các
#6 Posted : Saturday, January 14, 2006 5:53:52 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Kỳ 2: "Quyền lực" của Kim Cương

23:19:23, 25/03/2005



Phải nói là Kim Cương có "quyền lực" rất lớn đối với Bùi Giáng. Cứ nghe tên bà là ông trở lại ngoan ngoãn như một đứa trẻ con. Một lần, ông làm "chim bay cò bay" giữa phố, gây ách tắc giao thông, công an tới lôi ông vào cũng không được.


Tình cờ có ông bạn Đoàn Thạch Hãn trông thấy, thế là anh ta rỉ tai ông: "Kim Cương nhắn ông tới nhà kìa!". Lập tức ông riu ríu đi theo Đoàn Thạch Hãn.

Ông còn "ái mộ" bà theo kiểu "kinh khủng" của ông. Người ta ái mộ thì xin chữ ký, xin hình, còn ông thì xin... quần. Ông tới nhà nằng nặc đòi bà cho ông cái quần. Bà lấy quần của cậu Toro nay đã lớn cỡ ông mặc vừa. Ông giãy nảy không chịu, đòi cái quần của Kim Cương mới được. Bà bực quá, đưa thiệt. Lập tức ông mặc vô và rồi không chịu thay ra. Tắm xong, mặc lại. Tỉnh bơ.

Và sau này khi ông ở nhờ nhà anh Hoài - cháu gọi ông bằng bác họ - tại Gò Vấp, thì cũng chỉ Kim Cương là người phụ nữ duy nhất được ông cho phép bước vào nhà. Nhiều lần, các bạn thơ nữ có ghé thăm ông, nhưng vừa mới nghe cháu vô báo tin là ông đã la hét om sòm, đuổi họ như đuổi tà: "Chỉ có tiên nữ Kim Cương mới được bước tới đây. Đi ra! Đi ra hết!".

Nghệ sĩ Kim Cương nói: "Tôi rất trân trọng tài năng của ông, nhưng phải nói thật là ông điên nặng, nhưng là cái điên trí tuệ, nói ra nhiều câu cực kỳ sâu sắc". Thỉnh thoảng, khi ông hơi tỉnh thì Kim Cương cũng ngồi bàn chuyện thơ văn với ông cho ông vui. Những lúc ấy, ông gọi bà bằng "cô" đàng hoàng chứ không "nương tử", không "Hằng Nga" gì hết. Nhưng có một lần, ông làm bà hết hồn. Hai người bàn luận đến Kiều, bà đọc mấy câu lỡ có sai một chút, ông liền đập bàn, la hét, nhảy dựng lên: "Tại sao Kiều mà cô nói sai như vậy? Câu vậy mà cô nói là của Kiều hả?". Thấy ông trợn mắt giận dữ, bà cứ ngỡ ông sắp bóp cổ mình tới nơi. Bà quên mất rằng ông cũng yêu Kiều say đắm như yêu bà.

Có một chuyện nhỏ, nhưng cảm động. Kim Cương nói rằng Bùi Giáng có đóng phim gì nữa đó, chắc đóng vai phụ nho nhỏ thôi. Kim Cương nhớ khi ông lãnh tiền thù lao, liền mua hai trái xoài đem tới cho bà. Rất dễ thương.

Kim Cương bùi ngùi nhớ lại: "Suốt 40 năm, ông đối với tôi như một người yêu đơn phương, thì ngược lại, tôi đối với ông như chỗ dựa tinh thần, bất cứ lúc nào nghe ông đau ốm hay bị công an bắt, bị người ta đánh là tôi có mặt". Bởi đơn giản, trong đầu Bùi Giáng chỉ có một số điện thoại duy nhất, một địa chỉ duy nhất, đó là địa chỉ và số điện thoại của Kim Cương. Nhiều lần ông đứng giữa đường dang tay la hét, làm kẹt xe, công an tới bắt, hỏi cách gì ông cũng chỉ nói một câu: "Thân mẫu tôi là Kim Cương, ở số... Hoàng Diệu, điện thoại 844...". Thế là công an réo gọi Kim Cương. Bà đi lãnh ông ra. Chuyện đó xảy ra không biết bao nhiêu lần. Có khi ông bị té, bị thương, người ta chở vô bệnh viện, ông cũng chỉ "khai báo" y như vậy. Bệnh viện lại réo bà. Bà lại đến. Hoặc những lúc ông lên cơn, có khi vô quậy cả đám cưới nhà người ta, bị người ta đánh, bà lại đến đưa ông về. Có lần, ông xuất hiện trước nhà bà với tóc tai mặt mũi đầy máu vì mới bị ai đó đánh, bà hoảng hốt gọi xích lô cho ông đi cấp cứu. Ông không chịu: "Chừng nào cô đi với tôi thì tôi mới đi". Ừ, thì đi. Kim Cương gọi chiếc xích lô chở ông, vừa ngồi xe ông vừa nói vung vít, mặc cho Kim Cương chịu trận.

Và như thường lệ, trong cơn điên điên tỉnh tỉnh, ông lại tiếp tục làm thơ yêu qua cuốn sổ nhỏ nhét vào khe cửa nhà bà:

- Yêu nhau từ bấy tới nay
Xiết bao tâm sự từ ngày qua đêm
Thưa em nương tử dịu mềm
Bốn mươi năm lẻ êm đềm vô biên
- Đầu tiên tiên nữ Kim Cương
Cuối cùng muôn một phi thường Cương Kim
Cúi đầu bái tạ tình em
Về sau vĩnh viễn êm đềm thương nhau
- Làm thơ tiếp tục yêu em
Ồ Kim Cương ạ êm đềm vô song
Kể từ lịch kiếp long đong
Anh điêu tàn tới thong dong bây giờ
...


Phượng Các
#7 Posted : Saturday, January 14, 2006 5:57:09 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Kỳ 3: Ba lời cảm tạ của Kim Cương

Bùi Giáng về ở nhà của anh Hoài vào khoảng năm 1978, thì đến khoảng 1992 đã hơi tỉnh tỉnh. Nhà thơ Trụ Vũ thường ghé chơi với ông. Một lần Trụ Vũ bảo: "Kim Cương hẹn ngày mai lên thăm anh". Thế là suốt đêm ông không ngủ. Sáng dậy, ông đi tới đi lui, đứng ngồi không yên, và càu nhàu: "Cái thằng Trụ Vũ, chừng nào lên thì lên, nhắn nhe làm chi cho người ta sốt ruột".


Anh Hoài còn tiết lộ ông phải giả vờ uống một tí rượu để đóng vai "say", như thế khi Kim Cương lên thăm ông mới có cớ đi ngả nghiêng cho Kim Cương dìu đỡ. Nhưng có lần uống mãi, uống mãi, rồi say thật lúc nào chả biết, khi Kim Cương đến nơi thì ông đã... ngủ khò.

Một bữa, Kim Cương đến nhà, tặng ông đóa hoa hồng. Ông sung sướng quá. Kim Cương về rồi, ông hỏi anh Hoài: "Làm sao giữ được hoa tươi mãi hè?". "Ba ngày là nó héo thôi bác ơi!". "Trời ơi, của Kim Cương tặng tao, phải giữ hoài chớ bây!". "Con có cách. Đem hoa trút ngược xuống thì sẽ giữ giùm bác được vài tháng". Đúng là giữ được vài tháng, đến khi hoa đã khô nát ông mới đành lòng chia tay.

Gần 60 tuổi, ông tới nhà bà với đôi mắt nheo nheo không nhìn thấy rõ. Bà dắt ông đi mua cặp kính lão. Nhưng chỉ một tháng sau, ông xuất hiện với một bên tròng kính bị bể vì người ta đánh. Bà dỗ ngọt: "Tôi mua cho anh kính mới nghen". Ông lắc đầu: "Thôi cô, nhìn đời bằng một con mắt đủ rồi".

Bốn, năm năm cuối đời, ông gần như tỉnh hẳn, và cứ sáng mùng 1 Tết là ông xông đất nhà Kim Cương. Riết rồi biết ý, đêm giao thừa Kim Cương tự xông đất trước cho mình, để tảng sáng mở cửa đón ông vào. Ông vô nhà, ngồi bệt xuống nền, không bao giờ chịu ngồi trên ghế. Rồi ông lì xì cho Kim Cương, khi 5.000đ, khi 10.000đ. Bà xẻ dưa hấu đãi ông ăn. Ông hớn hở trong sự nâng niu của bà.

Kể ra, đâu chỉ có Bùi Giáng kiên nhẫn và thủy chung với kỳ nữ Kim Cương, mà chính Kim Cương cũng đã đáp lại mối tình đơn phương của Bùi Giáng một cách chân thành và kiên nhẫn, thủy chung suốt 40 năm, gần giống một người chị, một người mẹ. Cho nên, có người nói với bà: "Chắc kiếp trước Bùi Giáng mắc nợ bà!". Bà đáp vui trở lại: "Hổng biết ổng mắc nợ tui hay tui mắc nợ ổng!". Những lúc tỉnh táo, ông nói: "Cô nhơn hậu lắm cô mới chịu nói chuyện với tôi tới giờ này!". Nhân đó bạn bè hỏi: "Kim Cương có cái gì mà anh thương dữ vậy?". Ông đáp: "Lúc tôi gặp cô trong đám cưới của Hạnh - Thùy, cô mặc cái áo dài lụa trắng, tôi thấy hào quang tỏa tỏa ra, tới bây giờ vẫn còn tỏa".

15 ngày trước khi chết, Bùi Giáng đến nhà Kim Cương để lại mấy câu thơ như báo trước điềm chia ly:

- Thương yêu có lẽ như là
Nghi ngờ nhau mãi vẫn là Kim Cương

- Ông đi đau xiết vui buồn
Một mình ở lại muôn trùng em yêu

Rồi ông té, chấn thương sọ não, chở vào Bệnh viện Chợ Rẫy. Người đầu tiên gia đình gọi đến là Kim Cương. Kim Cương nói: "Lần đầu tiên tôi thấy Bùi Giáng sạch sẽ. Đầu cạo sạch, không còn mớ tóc bù xù nữa. Và quần áo bệnh viện thì trắng bong. Cho nên tôi nhìn ổng không ra, cứ chạy đôn chạy đáo khắp các phòng tìm ổng". Những đứa cháu xin bà cho ý kiến. Bà đồng ý để bác sĩ phẫu thuật cho ông dù chỉ còn 1% hy vọng.

Nhưng rồi Bùi Giáng đã ra đi. Trước mộ ông trước giờ hạ huyệt, Kim Cương nhẹ nhàng thủ thỉ:

"Thưa Bùi Giáng! Đời ông là một đời giang hồ, nhưng mọi người vẫn mến thương ông, chắc ông cũng mãn nguyện rồi. Riêng tôi có 3 điều cảm ơn ông. Thứ nhất, ông đã để lại một sự nghiệp thơ cho đời. Thứ hai, cảm ơn mối tình 40 năm ông dành tặng tôi, tới giờ tôi có thể nói đó là mối tình lớn, ông là người yêu tôi chung thủy nhất, lâu dài nhất. Thứ ba, cảm ơn vì ông đã cho tôi một bài học, rằng dù điên hay tỉnh, giàu hay nghèo, già hay trẻ, trong lòng mỗi người cũng phải có một mối tình để sống".

Nhưng chắc gì Bùi Giáng đã chịu xa lìa Kim Cương. Ông còn một lời nhắn nhủ viết trong cuốn sổ tay tại nhà Kim Cương:

Kiếp sau gặp lại nhau, anh Bùi Giáng chỉ mong được Kim Cương chấp thuận cho phép anh Bùi được làm đầy tớ trung thành tuyệt đối của Kim Cương.

Và:

Vô ngần tao ngộ đầu tiên
Em bao giờ biết anh phiền ưu sao
Yêu em từ những kiếp nào
Về sau cũng niệm nguyên màu ban sơ.

Phượng Các
#8 Posted : Tuesday, January 24, 2006 12:08:15 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Ngòai họat động sân khấu, Kim Cương còn họat động trong lãnh vực từ thiện qua việc thành lập Gia Đình Tình Thương. Tài liệu sau đây là một mục do Kim Cương phụ trách trong một tờ nhật báo tại Saigon trước 1975.


tuti
#9 Posted : Wednesday, January 25, 2006 3:14:05 AM(UTC)
tuti

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 6
Points: 0

Quote:"Thưa Bùi Giáng! Đời ông là một đời giang hồ, nhưng mọi người vẫn mến thương ông, chắc ông cũng mãn nguyện rồi. Riêng tôi có 3 điều cảm ơn ông. Thứ nhất, ông đã để lại một sự nghiệp thơ cho đời. Thứ hai, cảm ơn mối tình 40 năm ông dành tặng tôi, tới giờ tôi có thể nói đó là mối tình lớn, ông là người yêu tôi chung thủy nhất, lâu dài nhất. Thứ ba, cảm ơn vì ông đã cho tôi một bài học, rằng dù điên hay tỉnh, giàu hay nghèo, già hay trẻ, trong lòng mỗi người cũng phải có một mối tình để sống".


Cám ơn chị Phượng Các, không ngờ nhà thơ lại có mối tình sâu đậm và kỳ lạ với nghệ sĩ KC, đọc cảm động quá. Chúc chị và PNV năm mới được vạn sự như ý, mong sẽ được đọc nhiều bài thú vị khác nữa. tuti
Phượng Các
#10 Posted : Friday, January 27, 2006 3:27:36 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
quote:
Gởi bởi tuti
Cám ơn chị Phượng Các, không ngờ nhà thơ lại có mối tình sâu đậm và kỳ lạ với nghệ sĩ KC, đọc cảm động quá. Chúc chị và PNV năm mới được vạn sự như ý, mong sẽ được đọc nhiều bài thú vị khác nữa. tuti


Cám ơn lời chúc của tuti. Mối tình này mình cũng nghe nói tới, vì đọc trong thơ Bùi Giáng thấy có nhắc tới Kim Cương đôi chỗ, nhưng mà không ngờ nó mãnh liệt tới nỗi ông nguyện kiếp sau sẽ làm người đầy tớ trung thành tuyệt đối của KC. BG là một người hiểu biết uyên thâm về Phật pháp, há không biết là một lời nguyện bằng tất cả tâm tư tình cảm thế nào cũng in sâu vào tàng thức để sẽ thể hiện trong kiếp vị lai. Cho nên đây đúng là một mối tình tuyệt đối và thuần khiết!
Và KC cũng thật là một người nhân hậu, chớ phần đông bị một người "không tỉnh" yêu mê dại như vậy cũng ớn thấy mồ!
Nếu gặp ở đâu các bài về các nữ nhân vật thì mời tuti đóng góp cho PNV vơ'i!

Chúc tuti một năm an vui. Rose
Phượng Các
#11 Posted : Tuesday, July 11, 2006 4:47:00 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
NSƯT Kim Cương: Cô Diệu của Lá sầu riêng




NSƯT Kim Cương vừa được trao kỷ lục quốc gia là nữ soạn giả viết kịch bản kịch nói nhiều nhất Việt Nam, với hơn 60 vở được ký dưới cái tên Hoàng Dũng. Và có lẽ, còn một "kỷ lục" khác, đó là vai cô Diệu trong vở Lá sầu riêng, bởi Kim Cương đã diễn vai ấy từ năm 1963 cho tới năm 2004, khi má Bảy Nam mất đi chị mới ngưng diễn hoàn toàn. Ngót 40 năm chị đã lấy đi biết bao nhiêu nước mắt của khán giả.




Kim Cương lập đoàn kịch riêng cho mình vào năm 1961, trong bối cảnh cải lương đang thời hoàng kim, còn kịch thì mới manh nha 3, 4 ban nho nhỏ. Thành ra, chẳng tác giả nào thèm viết kịch bản. Kim Cương đành lủi thủi ngồi nhà tự viết, không dám lấy tên thật mà chỉ ký Hoàng Dũng, để rủi có dở thì cũng... đỡ quê. Mà kiểu viết kịch bản của chị "kỳ" lắm, cứ đứng diễn một mình cả chục vai, ứng khẩu lời thoại nhanh như chớp. Cho nên, phải có một người ngồi ghi tốc ký những lời thoại ấy. Đó là cô em ruột tên Kim Quang, mấy chục năm nay giấu mặt. Kim Cương nói: "Sự nghiệp của tôi có phần đóng góp rất lớn của Kim Quang. Không chỉ ghi tốc ký mà Quang còn lo hết chuyện cơm áo gạo tiền cho đoàn, để tôi rảnh tay sáng tác và diễn". Lá sầu riêng đã ra đời trong hoàn cảnh ấy.

Trong kịch bản nào Kim Cương cũng phải khóc, nhưng vai cô Diệu chắc là vai chị khóc nhiều nhất. Chỉ vui vẻ, hồn nhiên có chút xíu ở màn đầu, khi tiễn anh người yêu đi học. Từ một cô gái 18 tuổi ngây thơ trong trắng, trở thành một thiếu phụ hơn 30 tuổi đau khổ, chững chạc, và cuối cùng là một bà già 60 tuổi mòn mỏi, chịu đựng. Ba giai đoạn của một đời người, không chỉ khó ở phần hóa trang, mà còn khó ở diễn xuất. Nếu Kim Cương cho phép mình khóc nhiều ở giai đoạn hai, thì đến giai đoạn ba, chị phải giấu nước mắt đi, để dành cho khán giả khóc. Bởi theo chị, người phụ nữ Việt Nam khổ vì chồng vì con quen rồi, sự chịu đựng càng lâu ngày thì người ta không còn khóc nữa. Có diễn như thế, khán giả mới thấm nỗi đau của cô Diệu. Riêng Kim Cương, sau mỗi suất diễn chị thường ngầy ngật suốt mấy tiếng đồng hồ, gia đình phải chở chị đi vòng vòng thành phố để thư giãn rồi mới trở về nhà. Sau này, khi má Bảy Nam không còn sức lên sân khấu nữa, hai mẹ con thường mở băng đĩa ra xem lại, rồi ôm nhau khóc. Hai mẹ con có cái khăn dài, cứ mẹ một đầu khăn, con một đầu khăn mà lau nước mắt. Kim Cương nói: "Má là người bạn diễn tuyệt vời của tôi, tập tuồng với nhau không cần nhiều lời cũng hiểu ý nhau. Và vai phụ của má có xuất sắc thì vai chính của tôi mới nổi bật. Cho nên, Lá sầu riêng là kỷ niệm sâu sắc của tôi với má. Lớp đàn em sau này xin dựng lại, tôi từ chối. 60 kịch bản của tôi muốn dựng cái nào cũng được, chỉ xin chừa lại Lá sầu riêng và Dưới hai màu áo".

Một kỷ niệm khác, là cái bóp kết hạt cườm mà cô Diệu cất tiền để dành cho người yêu, đến nay Kim Cương vẫn giữ. Cái bóp ấy của nghệ sĩ lừng danh Năm Phỉ, cũng là dì ruột của Kim Cương. Bà Năm Phỉ từng đóng vở Lan và Điệp rất hay, Kim Cương đã học những ngón nghề từ vai Lan của bà. Thí dụ, cái tướng đi, dáng đứng ẹo ẹo của con gái nhà quê hồi xưa, hoặc cái kiểu bứt bứt lá cây khi nói chuyện với người yêu. Những chi tiết rất thật, làm cô Diệu dễ thương vô cùng, dù khán giả hôm nay đã thuộc thế kỷ 21. Một gia đình truyền thống nghệ thuật nổi tiếng đến mấy thế hệ.

Thú vị nhất là Kim Cương có đến mấy "đời" con. Vai thằng bé Sang, con cô Diệu, có đến chục em bé thủ diễn. Hễ đứa này lớn thì đứa khác tấn lên mà đóng. Đầu tiên là Chí Thông, rồi đến Hương Lan (ca sĩ hiện đang sống bên Mỹ bây giờ), Bạch Lê, Bạch Lý (hai người chị ruột của NSƯT Thành Lộc), rồi bé Tô Rô (con ruột Kim Cương), Dị Thảo (chồng nghệ sĩ Hoàng Trinh, sân khấu IDECAF)...

Một phát hiện độc đáo nữa, Lá sầu riêng là tác phẩm mở đầu xu hướng viết nhạc cho kịch, nhưng những bài hát đó phổ biến luôn ra bên ngoài, rất nổi tiếng, khiến người ta quên luôn nó là thành phần của vở kịch. Trong Lá sầu riêng, nhạc sĩ Lam Phương viết bài Duyên kiếp. "Anh ơi nếu mộng không thành thì sao. Non cao đất rộng biết đâu mà tìm...". Đến vở Sắc hoa màu nhớ thì có bài hát cùng tên của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. "Hoa phượng rơi đón mùa thu tới. Màu lưu luyến nhớ quá thu ơi...".

Vậy đó, cô Diệu và Lá sầu riêng đã trở thành bất hủ trên sân khấu Việt Nam.



Hoàng Kim – Báo Thanh Niên


Song Ngư
#12 Posted : Friday, July 14, 2006 5:42:18 PM(UTC)
Song Ngư

Rank: Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 176
Points: 3

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các

Gần 60 tuổi, ông tới nhà bà với đôi mắt nheo nheo không nhìn thấy rõ. Bà dắt ông đi mua cặp kính lão. Nhưng chỉ một tháng sau, ông xuất hiện với một bên tròng kính bị bể vì người ta đánh. Bà dỗ ngọt: "Tôi mua cho anh kính mới nghen". Ông lắc đầu: "Thôi cô, nhìn đời bằng một con mắt đủ rồi".
....

Vô ngần tao ngộ đầu tiên
Em bao giờ biết anh phiền ưu sao
Yêu em từ những kiếp nào
Về sau cũng niệm nguyên màu ban sơ.





Mối tình BG - KC cảm động quá chị PC ơi! SmileQuestion

Phải chăng người điên mới yêu cuồng nhiệt và tuyệt đối như vậy????
Phượng Các
#13 Posted : Sunday, July 16, 2006 8:51:48 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
quote:
Gởi bởi thesweetlies
Phải chăng người điên mới yêu cuồng nhiệt và tuyệt đối như vậy????


Phải chăng đây là cách định nghĩa tình yêu của thesweeties? Vậy sw muốn có ai "điên" vì sw không vậy? Tongue
Song Ngư
#14 Posted : Tuesday, July 18, 2006 12:13:14 AM(UTC)
Song Ngư

Rank: Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 176
Points: 3

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các

quote:
Gởi bởi thesweetlies
Phải chăng người điên mới yêu cuồng nhiệt và tuyệt đối như vậy????


Phải chăng đây là cách định nghĩa tình yêu của thesweeties? Vậy sw muốn có ai "điên" vì sw không vậy? Tongue




ClownClownTongue

Song thỉnh thoảng suýt "điên" vì những sweet lies thôi chị P.C ơi Big Smile

Chị khoẻ không? Không thấy pm bật đèn xanh cho em cái vụ kia? ( hihi, cũng may, dạo này em hơi bận...Tongue )

Vui nha chị

Phượng Các
#15 Posted : Wednesday, July 19, 2006 4:02:35 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
cứ post lai rai đi sw ơi,

nhớ đừng cho chị sweet lies nha, tới chừng biết được nó là lies thì bao nhiêu cảm tình sẽ đội nón ra đi!
Song Ngư
#16 Posted : Thursday, July 20, 2006 12:48:06 AM(UTC)
Song Ngư

Rank: Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 176
Points: 3

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các

cứ post lai rai đi sw ơi,

nhớ đừng cho chị sweet lies nha, tới chừng biết được nó là lies thì bao nhiêu cảm tình sẽ đội nón ra đi!



TongueClownClownClown
xv05
#17 Posted : Tuesday, September 16, 2008 3:16:26 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Nghệ sĩ Kim Cương kiện Thúy Nga Paris
10-09-2008


Nghệ sĩ Kim Cương tâm sự rằng với bà, vở nào bị xâm phạm tác quyền cũng có thể xuê xoa bỏ qua, nhưng riêng Lá sầu riêng là của gia bảo. Vì vậy, bà khẳng định sẽ kiện Thúy Nga Paris khi trung tâm này đã phát hành đĩa về vở kịch này mà không xin phép.

Sau khi có thông tin NSƯT Kim Cương sẽ kiện Trung tâm Thúy Nga Paris về việc sử dụng trái phép kịch bản Lá sầu riêng của bà để phát hành DVD tại Mỹ, Tuổi Trẻ đã gặp NSƯT Kim Cương để tìm hiểu sự việc. Bà cho biết:

- Tôi viết vở Lá sầu riêng năm 1963 và hãnh diện biết rằng nó đã sống trong lòng bao nhiêu thế hệ khán giả gần nửa thế kỷ nay. Má tôi (NSND Bảy Nam) mất đi không để lại cho tôi của cải hay tiền bạc gì hết, nhưng về tinh thần thì vở Lá sầu riêng chính là thứ của cải gia bảo của tôi, là kỷ niệm với má, với khán giả một thời mà tôi luôn nâng niu gìn giữ.
Vì vậy sau khi má mất, tôi đã từ chối lời đề nghị tái dựng Lá sầu riêng của rất nhiều đoàn lớn nhỏ. Tôi có hơn 70 kịch bản, họ muốn dựng gì cũng được, tôi không lấy tiền, nhưng hãy chừa Lá sầu riêng cho tôi.

Kịch bản Lá sầu riêng được kỳ nữ Kim Cương sáng tác năm 1963 với bút danh Hoàng Dũng cho Kịch đoàn Kim Cương. Vở đã có hàng ngàn suất diễn trong suốt gần 50 năm qua, được chuyển thể cải lương để phát hành đĩa. Nói tới Lá sầu riêng là nói tới... nước mắt bởi bao nhiêu thế hệ khán giả đã khóc trước câu chuyện hi sinh thầm lặng của những người phụ nữ đầy cam chịu. Vở cũng ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả với vai diễn bà già Nam bộ chân quê của NSND Bảy Nam và vai cô Diệu của NSƯT Kim Cương.
Trước đây, tôi chỉ cho phép hai soạn giả được “đụng” tới Lá sầu riêng: một là Thế Châu chuyển thể cải lương cho hãng đĩa VN của cô Sáu Liên, hai là Hà Triều thêm lời ca để Thanh Nga hát trong vài suất diễn cách đây hơn 30 năm. Mấy tháng trước thấy chương trình Sân khấu vàng của Minh Vương - Lệ Thủy ý nghĩa quá nên tôi mới đồng ý cho tái dựng Lá sầu riêng với điều kiện diễn viên phải do tôi chọn. Nhưng hôm 7-9, Lệ Thủy mới đi Mỹ về cầm đến cho tôi xem DVD Lá sầu riêng của Trung tâm Thúy Nga, tôi rất giận. Họ đã làm mà không hề xin phép tôi, lại ghi tên tác giả là Hà Triều nhưng trong nội dung là sự lắp ghép bản chuyển thể cải lương của Thế Châu và phần thoại kịch của tôi.

- Và bà quyết định sẽ kiện Trung tâm Thúy Nga?

- Vâng, tôi sẽ kiện tới cùng! Hơn mười năm nay tôi rời xa sân khấu, không màng đến danh vọng, tiền bạc, kể cả tình yêu, chuyên tâm làm từ thiện và chỉ muốn yên thân sau những sóng gió trong đời mình.

Thỉnh thoảng tôi cũng biết ở nơi này nơi kia người ta lấy Lá sầu riêng để dựng, thậm chí còn thẳng tay sửa chữa (cho mẹ con cô Diệu - một nhân vật trong vở Lá sầu riêng - vượt biên sang Mỹ làm nghề cắt chỉ), tôi buồn nhưng đành cho qua vì nghĩ chỉ vài ba suất diễn nhỏ không đáng. Nhưng lần này lại khác, họ lấy kịch bản của tôi in đĩa làm kinh tế. Rõ ràng họ đã cư xử không đẹp khi ngang nhiên lấy tác phẩm của người khác để tên bậy rồi cho phát hành.

- Bà chuẩn bị gì cho vụ kiện?

- Trước mắt, tôi đã gọi điện nhờ bạn bè ở Mỹ tìm luật sư và chuẩn bị các hồ sơ cần thiết cho vụ kiện (vì đĩa in và phát hành ở Mỹ nên tôi sẽ kiện ở đó chứ kiện ở VN thì cũng không ích gì). Tôi chưa đi đăng ký tác quyền vở diễn này vì đâu có nghĩ tới chuyện như vậy xảy ra, nhưng có lẽ tôi sẽ đi đăng ký sớm để có chứng cứ cụ thể. Mà nói thật, hàng ngàn khán giả của Lá sầu riêng nửa thế kỷ qua sẽ sẵn sàng làm chứng cho tôi, nếu cần tôi sẽ nhờ họ ký tên ủng hộ mình để đi kiện.

Tuy nhiên, người làm chứng cụ thể nhất, thực tế nhất chính là ca sĩ Hương Lan. Hương Lan đã từng đóng vai bé Sang lúc nhỏ trong Lá sầu riêng cách đây mấy mươi năm nên không thể chối rằng không biết vở này là của tôi. Cô ấy cũng biết rất rõ tôi trân quý Lá sầu riêng như thế nào. Vậy mà bây giờ Hương Lan lại chủ trương làm đĩa này, đóng vai Diệu mà không hề nói với tôi một tiếng. Lan hay gọi tôi bằng má nên tôi càng đau lòng khi việc này xảy ra!

(VietLuan)


Sáng 14-9, NSƯT Kim Cương đã có buổi tiếp xúc báo chí tại nhà riêng của chị để thông báo về những vấn đề liên quan đến vụ Trung tâm Thúy Nga (Thúy Nga Paris) vi phạm bản quyền vở Lá sầu riêng, sau khi báo chí trong nước đăng tải nội dung lá thư xin lỗi của nghệ sĩ Hương Lan gửi nghệ sĩ Kim Cương (xem Báo NLĐ số ra ngày 14-9).

Yêu cầu Vietcopyright bỏ qua vụ này

NSƯT Kim Cương khẳng định: “Cho tới thời điểm này, tôi chưa nhận được lá thư của ca sĩ Hương Lan. Tôi rất buồn vì tòa soạn của các báo tại TPHCM đều nhận được lá thư này, còn tôi thì không. Nghĩa là Hương Lan sợ dư luận báo chí ảnh hưởng đến uy tín của cô hơn là sợ làm tôi tổn thương. Tuy nhiên, với tư cách một người nghệ sĩ mà Hương Lan đã từng gọi là mẹ, là chị và trên hết là tình nghệ sĩ, tôi chính thức yêu cầu Công ty Bản quyền Việt Nam (Vietcopyright) bỏ qua vụ này. Nghệ sĩ chúng tôi dù có nóng giận đến mấy cũng “chém bằng sống chứ không chém bằng lưỡi”.

(...)

Nghệ sĩ Kim Cương cho biết chị và ca sĩ Hương Lan sẽ phải gặp nhau, sẽ phải đối diện bằng lương tâm của những người làm nghề. Trước mắt, nghệ sĩ Kim Cương khuyên Hương Lan phải thực hiện việc trả tiền tác quyền cho hai tác giả Hà Triều và Thế Châu, vì trong DVD Lá sầu riêng, Hương Lan đã sử dụng nhiều bài ca chuyển thể của hai soạn giả này. Hương Lan phải tìm đến nhà của hai soạn giả này để thắp hương, xin lỗi vong linh người đã khuất.

(Báo NLĐ)
PC
#18 Posted : Tuesday, September 30, 2008 6:12:07 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
NSƯT Kim Cương: “Chỉ cần một chữ buông!”

[24.09.2008 12:17]


“Mình là chúng sanh mà, thiên hạ chọc mình giận, mình cũng nổi giận chứ. Nhưng sau đó nhớ lại, mau hết giận hơn trước. Tôi nói thật, Phật giáo như ngọn đèn sáng giúp mình bước đi đúng đường và vững chãi” Nghệ sĩ Kim Cương cho biết.




Vừa nhận điện thoại của tôi, NSƯT Kim Cương “chặn” ngay: “Nè, nói chuyện gì thì nói, bỏ chuyện Hương Lan và Lá sầu riêng qua một bên nghen. Tôi mệt lắm rồi... Ờ, nói chuyện Bùi Giáng, nói chuyện đời thì được!”.
Thật ra, Kim Cương không thích nói nhiều về chuyện tình của Bùi Giáng đối với chị. Cách đây mấy năm, do Thanh Niên khẩn khoản quá, chị mới đồng ý cho viết. Thế là tôi trở thành “bạn” của chị. Chị cười: “Chắc tại giọng văn nữ gần gũi, chân tình, hợp với tôi. Không ai hiểu phụ nữ bằng phụ nữ”.

Mà tôi đã hiểu chị bao nhiêu? Có hôm, tự nhiên chị gọi điện, rủ tôi đi ăn sáng ở nhà hàng Rex. Đến nơi, thấy chị có xe hơi đưa tới, vừa đẹp, vừa sang. Nhưng không hiểu sao tôi lại thấy chị có vẻ buồn và cô đơn quá. Quả thật, một hồi sau, chị buột miệng nói: “Sao mình trao hết cho người ta cả cuộc đời, cả tâm tư mình mà người ta không biết quý vậy em?”. Tôi ậm ừ: “Nhưng có biết bao người khác quý chị...”. Tất nhiên, tôi đã khiên cưỡng, vì cái chị muốn nói là tình yêu, còn cái tôi định nói là tình gia đình, bè bạn, khán giả, cả những bệnh nhân, những người nghèo mà chị đang giúp đỡ. Làm sao so sánh? Ấy thế chị cũng tươi tỉnh ra, và tôi lái câu chuyện sang hướng khác, để chị trở lại là con người mạnh mẽ, yêu đời.

Có lẽ tôi đã hơi “dở”, không cho chị tiếp tục bộc lộ một con người khác của chị - con người yếu đuối, cần một bóng tùng bách chở che. Có khi bộc lộ được thì chị nhẹ lòng hơn. Nhưng tôi sợ chị khóc. Mắt chị dễ ướt lắm. Bình thường trông “dữ dằn” vậy chứ chỉ cần nói động một tí đã tràn ra nỗi sầu. Chị giả lả: “Chắc nhờ vậy nghệ sĩ mới nhập vai một cách dễ dàng vào nỗi đau của biết bao nhân vật. Người ta chưa đau, mình đã đau. Người ta đau ít, mình đau nhiều”. Có lần đọc báo thấy hoàn cảnh gia đình một phụ nữ bi đát lắm, chị ràn rụa nước mắt, lật đật chạy tới giúp đỡ. Ai ngờ, thấy người ấy ngồi... tỉnh queo. Chị khâm phục sức chịu đựng của người đó. Rồi lần nghe tin nghệ sĩ Thanh Nga bị bắn chết, chị đang ẵm con trai đi khám bệnh, liền giao cho người nhà, còn mình hộc tốc chạy tới trụ sở đoàn Thanh Minh, chỉ hỏi một câu rồi... xỉu luôn. Kim Cương yếu đuối và Kim Cương mạnh mẽ, là hai mặt thống nhất để làm nên một “kỳ nữ” cho đời. Chị khâm phục người ta, nhưng chính chị cũng được người ta khâm phục, vì sự chịu đựng để có ngày hôm nay, vừa có sự nghiệp cho riêng mình, vừa đưa tay ra dìu đỡ người khác. Thôi thì, một chút niềm yêu không trọn vẹn, ắt tạo hóa đã cố tình ban tặng, để chút trọn vẹn này càng làm tăng thêm vẻ đẹp cho kỳ nữ Kim Cương.

Nhưng bây giờ, không nghe chị nhắc chuyện tình yêu nữa. Lạ thiệt! Chị cười: “Kể thiệt cho nghe nè, mười mấy năm trước tôi còn định tự tử nữa đó. Tôi gặp Hòa thượng Thanh Từ ở thiền viện Thường Chiếu, than thở: “Thầy ơi, con chỉ là một người bình thường, muốn sống một cuộc đời bình thường, làm vợ, làm mẹ bình yên, sao tìm hoài không thấy?”. Thầy trả lời một câu mà tôi “ngộ” luôn: “Con ơi, thế gian này đâu phải ai muốn gì là được nấy. Có người chỉ muốn một điều thôi, cũng không toại nguyện. Còn con muốn 10 điều, đã đạt 7 điều, may mắn lắm rồi. Nếu được cả 10, hóa ra con là tiên, là Phật hay sao. Vậy, biết cái gì không được thì đừng muốn, thế là hết khổ”. Từ đó tôi không dằn vặt nữa. Và tôi dồn hết tình thương cho mọi người, cảm thấy hạnh phúc ngay trong tầm tay chứ không phải tìm ở đâu xa xôi”.

Rồi chị quy y, được Hòa thượng đặt pháp danh là Từ Huệ. Lâu lâu chị mới gặp thầy được một lần, nhưng lần nào cũng được thầy dạy cho bài học thấm thía. Một lần, chị nói: “Xin thầy cho con một kim chỉ nam, vì đời nghệ sĩ phức tạp quá!”. Thầy đọc bài thơ Mộng. “Dài quá thầy ơi! Thầy dạy con cái gì ngắn ngắn đi!”. “Vậy một chữ buông”. Thế là từ đó, bất cứ chuyện gì đến, chị coi nó là giả tạm, thị phi, cứ buông bỏ là xong. Chị vui vẻ cho biết: “Cũng không dễ đâu. Mình là chúng sanh mà, thiên hạ chọc mình giận, mình cũng nổi giận chứ. Nhưng sau đó nhớ lại, mau hết giận hơn trước. Tôi nói thật, Phật giáo như ngọn đèn sáng giúp mình bước đi đúng đường và vững chãi”. Chị có trí nhớ rất tốt, học thuộc những bài chú Mật tông muốn líu lưỡi. Và thiền viện Thường Chiếu là nơi quan trọng đối với chị, vì mỗi khi có sự cố, chị chỉ cần ra đó, ngồi nơi chánh điện, nhắm mắt tĩnh tâm khoảng một tiếng đồng hồ là lòng yên bình, thanh thản.


Bây giờ chị đang có một “tình yêu” mới, là đứa cháu nội Ti-tô vừa lên 7 tuổi. Chị trở thành người nuôi con mọn khi vợ chồng đứa con trai chia tay. Thằng bé Tô-rô năm nào giờ đã là Giám đốc nhân sự của Công ty Pepsi, phụ trách cả khu vực châu Á. Còn chị đêm đêm nằm cạnh cháu nội, dạy cho cháu từng lời ăn tiếng nói. Bé Ti-tô đang ngủ, giật mình vì tiếng rao “Bánh giầy, bánh giò đây!” nên nổi cáu: “Dẹp đi! Cút đi!”. Chị ôn tồn: “Con ơi, người ta nghèo mới phải đi bán. Người ta phải rao thì khách mới nghe mà mua chứ”. Thế là lần sau, bé Ti-tô nghe rao, liền giục: “Nội mua bánh cho người ta đi!”. Hạnh phúc muộn màng của chị đó.

Tô-rô không theo nghệ thuật, chị mừng lắm. Chị không muốn đời con gian nan khổ ải như mình. Nhưng bé Ti-tô lại bộc lộ năng khiếu rõ rệt. Nó múa hát nhảy nhót rất điệu nghệ. Và đặc biệt luôn tự hào về bà nội của mình. Bạn không cho chơi, Ti-tô phản ứng rất... con nít: “Hổng cho tui chơi hả? Bà nội tui là nghệ sĩ Kim Cương nè”. Kim Cương thở dài: “Nếu nó đi theo nghiệp hát thì chịu thôi, biết sao! Mình muốn chở che cho người thân của mình, không muốn họ khổ. Nhưng nói thiệt, bản thân tôi kiếp sau có đầu thai lại làm người cũng xin làm nghệ sĩ mà thôi”. Y như lời nguyện của má Bảy Nam trước khi nhắm mắt. Con tằm vương tơ không chỉ “đến thác” mà còn vương cả kiếp lai sinh!

Hôm tôi đến, chị đang sửa chữa căn biệt thự đã có tuổi thọ gần 50 năm ở Q.Phú Nhuận. Trước nhà là cây tùng hơn 40 tuổi, lá xanh um, vững chãi. Chị cười: “Cây tùng này ngày xưa ông Bùi Giáng hay nằm lăn dưới gốc để “ăn vạ” tôi đó. Kỷ niệm quý lắm!”. Chợt nghĩ, chị cứ đi tìm một cây tùng cây bách cho đời mình, mà có khi quên mình chính là cây tùng cây bách cho lão thi sĩ và cho nhiều người khác. 40 năm chị gồng mình “chịu đựng” tình yêu “kỳ quái” của Bùi Giáng, ông ca ngợi chị bao nhiêu thì cũng chửi mắng chị bấy nhiêu trong những cơn điên điên tỉnh tỉnh bất chợt của ông. Nhưng chị vẫn đón tiếp ông, nâng niu ông như một đứa trẻ thơ. Lá xanh từ đời chị phủ bóng mát xuống đời ông. Và màu lá ấy phủ luôn cho kẻ khác. Chị hiện là Phó chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi TP.HCM, Thường vụ Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM, Ủy viên Ban xã hội MTTQVN TP.HCM, một trong 15 ủy viên cố vấn của Công ty sách Kỷ lục VN. Chạy bở hơi tai lo chuyện “vác tù và hàng tổng”, chị bộc bạch chân thành: “Thiệt ra, gần 40 năm nay có trời phật lo hết. Chỉ cần lên tiếng là có người cho tiền, có khi vài tỉ đồng. Mình cứ làm hết lòng, sẽ có sự đền đáp rất thiêng liêng”.

Cái máu làm từ thiện đã ăn sâu nên chị thú vị trước câu chuyện Bill Gates có thể ký séc 1 triệu USD làm từ thiện mà vẫn cố gắng tìm chỗ đậu xe tiết kiệm 10 USD. Bản thân căn nhà của chị 50 năm nay giờ mới tu sửa lại, tiết kiệm là chính. Chị còn “khoe” chiếc điện thoại cũ xì của mình, bao nhiêu lần Tô-rô đòi thay cái mới mà chị cứ không chịu. “Còn xài tốt, mắc gì thay. Đời quá nhiều thứ mê mẩn, không buông bớt, mà chạy hoài theo nó là khổ hoài!”.

Lại quay về với chữ buông. Vâng, chỉ cần một chữ thôi, Kim Cương đã có thể bình yên trong ngôi nhà tự tâm của chính mình.

Hòang Kim (Theo Thanh Nien)

Vi_Hoang
#19 Posted : Tuesday, September 30, 2008 12:53:03 PM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Tôi còn nhớ đọc trong 1 cuốn sách nào đó, hình như là nói về mấy ông vua chúa đời Nguyễn, trong đó có nói Nghệ sĩ Kim Cương là cháu ngọai của vua Thành Thái. Vua Thành Thái trong thời kỳ bị giam lỏng ở Vũng Tàu, có lấy 1 bà nào đó và sanh ra bà Bảy Nam là mẹ của Kim Cương.
Để khi nào VH về đến nhà, tìm cuốn sách đó rồi post lên cho bà con xem.
Phượng Các
#20 Posted : Sunday, July 1, 2012 7:00:42 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Ba xuất diễn cuối cùng của Kim Cương

TTO - Sáng 30-5, 2012, NSND Kim Cương đã có một cuộc gặp gỡ thân tình với báo chí tại nhà riêng thông báo cụ thể việc bà sẽ trở lại sân khấu bằng ba xuất diễn cuối cùng để tri ân khán giả.

Ba xuất diễn này sẽ được tổ chức vào các ngày 6, 7 và 8-8 tại Nhà hát TP.HCM vào đúng dịp kỷ niệm 8 năm ngày mất của mẹ bà - NSND Bảy Nam.

Chương trình sẽ do đạo diễn Vũ Minh dàn dựng gồm trích đoạn hai vở diễn nổi tiếng của đoàn kịch Kim Cương một thời là Lá sầu riêng và Trà Hoa Nữ với diễn xuất của ba thế hệ diễn viên: NSND Kim Cương, NSƯT Hữu Châu, Bảo Anh, Lương Thế Thành, Xuân Thùy...

Đặc biệt còn có những câu vọng cổ do NSND Viễn Châu mới sáng tác dựa trên tâm sự nhớ mẹ của NSND Kim Cương do ca sĩ Cẩm Ly trình bày. Những bản nhạc nổi tiếng được sử dụng trên sân khấu Kim Cương mấy mươi năm trước như Đường xa vạn dặm, Thôi, Lòng mẹ... cũng sẽ được dựng lại qua tiếng hát của các ca sĩ Ánh Tuyết, Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên, Quang Dũng...

Toàn bộ chương trình sẽ được kết nối bằng những câu chuyện đời, chuyện nghề qua sự dẫn dắt của NSƯT Thành Lộc.

Vì chi phí cho chương trình quá cao nên nhiều người đề nghị NSND Kim Cương cứ lên giá vé cao để trang trải, nhưng NSND Kim Cương lại muốn giá vé của chương trình mình phải ở mức vừa phải để những khán giả bình dân hay sinh viên cũng có thể vào xem được.

Vì vậy, bà đang cố gắng xin tài trợ để có thể làm một chương trình đàng hoàng đúng như phong cách của kịch Kim Cương từng có.

Toàn bộ doanh thu từ ba xuất diễn này sẽ được bà đóng góp cho Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM và Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi.

Tại buổi gặp gỡ, NSND Kim Cương cứ nhắc đi nhắc lại chuyện bà đã dự định giã từ sân khấu từ cách đây 15 năm để gắn bó phần đời còn lại với những bệnh nhân và trẻ em nghèo cần giúp đỡ, nhưng cơ duyên được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân thôi thúc bà phải quay trở lại sân khấu để diễn cho người dân xem những xuất diễn cuối.

Bà còn kể chuyện hôm trước bác xe ôm quen chở bà về nhà xong còn rụt rè bảo: "Cô nhớ cho tui 2 vé để xem cô diễn lần cuối nha!".

HOÀNG OANH
tuoitre
Users browsing this topic
Guest
2 Pages12>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.