Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

5 Pages123>»
Nguyễn Ngọc Tư
Anh Ba
#1 Posted : Monday, November 8, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Bởi yêu thương .

Tác giả : Nguyễn Ngọc Tư
Trích trong Giao Thừa, tập truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Nhà xuất bản Trẻ, tái bản lần thứ hai, tháng 5 năm 2004.

****


Bao giờ qua cửa Sáu Tâm cũng cằn nhằn. Bao giờ qua cửa anh cũng thấy Điệp lúi húi dọn dẹp, nấu nướng gì đó, “ Mấy chuyện lặt vặt, để tôi làm, sao không chịu nằm nghỉ không biết “. Bữa nay thì tới lượt chị nhằn, Sáu Tâm về nhà với đôi đầu gối bê bết máu :
- Tâm lại té à. Đi đường phải cẩn thận chớ.
- Không - Anh bảo - Hôm nay dạy con San nó đi gối .
- Tuồng gì ?.
- Phàn Lê Huê.
Chị bắt anh ngồi xuống gường, khẽ khàng vén ống quần lên, tháo cái chân giả ra, băng bó lại đầu gối cụt chỏng chơ vẫn còn tươm máu. Sáu Tâm nghe một giọt nước mặn nhỏ xuống làm rát bỏng chỗ vết thương, anh càm ràm ( như tía chị ); “Khóc cái gì. Chút xíu vậy cũng khóc “.
Hồi trưa này, San cũng ôm đầu gối anh mà khóc.
San là học trò của anh, nó làm tiếp viên ở quán Mây Lang Thang. Trưa nào, anh kéo cái bội khăn đi ngang cũng thấy nó ngồi băng đá đằng trước sân ngó cuộc đời. Son tô, phấn trát đậm như mấy người lên đồng. Có bữa anh dừng lại chỗ gốc bàng, đứng rao : “ Mười ngàn năm cái khăn. Khăn Mỹ … Tho có ho như thầy Minh cũng không rách. Mua khăn cô nhỏ. Khăn mới lau tủ cũ, cũ lau xe …”, anh thấy nó cười. Một bữa nó hỏi, có phải ngày xưa Sáu Tâm từng làm kép hát không ?.
Sáu Tâm tự trào, tôi mặt rổ như “ ga-mo-qua-xa-ky “( gà mổ quá xá kỹ) , đầu tóc bù xù, xi cà que, mình mẩy lúc nào cũng hôi mồ hôi mà là kép chánh sao? Nói chơi hoài.
Nhưng San tin. Hồi đó đoàn Mây Mùa Thu về hát ở đình Tân Thuận. Hôm ấy, đoàn hát vở “ Đời cô Lựu “ thiệt khuya. Ông bán khăn này còn trẻ lắm, ông đóng vai Luân, mặc bộ đồ bà ba vá chằng vá đụp, quần thì xăn ống thấp ống cao. Lúc xả giàn (* ) là tới đoạn Luân quỳ xuống ngang gối, ôm cô Lựu ngẩng mặt lên, kêu mẹ. Trời ơi, San bưng rổ khoai ế đứng nhìn mà rưng rưng nước mắt, sao mà cô Lựu ôm Luân gọn gàng trìu mến đến như vậy, sao Luân hạnh phúc và sung sướng đến như vậy.
Đó là lúc San ước mơ sau này lớn lên sẽ trở thành đào hát. Ừ, trở thành đào hát, không cần phải đóng vai chánh, nổi tiếng làm gì, hát phụ cũng được, đóng vai ác, vai hầu gái, cung nữ, bà già cũng được… Nhưng San mê vai có má nhất. Dù người mẹ nghèo bị hắt hủi cỡ nào, người mẹ giàu tàn nhẫn cỡ nào để chia cắt duyên con ( như mấy tuồng cải lương bây giờ hay hát ), nhưng có làm gì thì hết thảy đều vì quá thương con mình.
San hai mươi bốn tuổi, hai mươi bốn năm má mất. Bà chết vì sinh khó. Cha San thường sau rượu, lúc say phà cái mùi hèm khăm khẳm vô mặt San, “ Tại cái con vô dụng này nên tao mới khổ sở như vầy, vợ cũng chết, tiền cũng hết”.
San cố sống để khỏi phải là đứa vô dụng. Áo cha rách, San khâu. Cha kêu buồn ói, San chạy lấy thau lại hứng, dấp khăn nóng cho người. Sáu tuổi nó đã è ạch nách cái rổ khoai lang luộc, xách thùng mía lạnh rảo chân khắp làng trên xóm dưới. Mười hai tuổi nó xin chạy bàn, rửa chén ở quán “ Mây Lang Thang”, mười tám tuổi nó lấy chồng. Phải lấy chồng mới có tiền lễ để cha nó đổi chiếc xích lô lấy cái Honda. Mà, đời kỳ thiệt, San lấy ngay cái thằng hồi nhỏ nó ghét cay ghét đắng. Nó nhớ như in những lần na cái thùng mía lạnh ngang qua nhà, thằng chồng nó lúc đó chừng mười, mười hai tuổi chuyên chặn nó lại, giật mía mà ăn. Có bữa San cự, thằng nọ vạch quần ra đái tỏn tỏn vô thùng mía, vừa đái vừa cười ha hả. Hôm đó, San về nhà mà trong tay không có tiền. Dì nắm tóc nó mà đánh, San có nói gì thì dì cũng không tin. Bây giờ lại lấy nhau, mỗi lần thấy chồng tuột quần, lòng San dậy lên một nỗi căm thù. Được hai tuần, San thôi, lại bỏ về quán Mây Lang Thang, nhưng không còn rửa chén mà ngồi trong mấy cái buồng vuông vuông nhỏ nhỏ để tiếp khách.
Ước mơ xưa chưa bao giờ trở thành hiện thực. Những khi quán vắng, San cố ngủ cho nhiều, ngủ là khỏi thấy lòng buồn, má hy sanh cho cái phận bọt bèo này làm chi không biết. Ngủ để coi có mơ thấy mình trở thành đào hát không. Ngủ vì không thích tụm lại với chị em để đánh bài, bàn số đề, giũa móng tay, nặn mụn hay đi mua sắm áo dây, váy ngắn.
Mất gần một tháng Sáu Tâm mới nghe hết câu chuyện đời của nó. Mỗi bữa ngồi đụt nắng dưới gốc cây còng trước quán, San kể anh nghe một đoạn. Nhưng anh kép cũ không nhắc gì đến vầng hào quang cũ, chỉ San ngồi nhắc hoài, nó kêu anh dạy nghề. Sáu Tâm bảo, “ Nghề hát bạc lắm “. San bảo, nghề của em còn bạc hơn, bạc tại chỗ, những thằng mằn nắn mình, kêu mình bà xã ơi, cưng ơi, toàn là tụi coi khinh mình như rác. Dứt khoát, em phải trở thành đào hát, như đào Điệp ở đoàn chú vậy .
San nhớ, cô đào thiệt hiền, dân dã, tan buổi diễn để nguyên bộ áo dài nâu, cái đầu bới ngồi ăn cháo vịt. Thấy San cứ tần ngần nhìn, cô hỏi San đói không. San gật đầu, không đói nhưng vẫn gật đầu. Cô gọi thêm một tô cháo, biểu San ăn đi, ngồi kế cô mà ăn. San ngồi trước tô cháo nhưng cứ nhìn cô, chỉ mong được nép vô lòng kêu tiếng má. Đào Điệp hỏi, con bán khoai hả, sao tan hát rồi mà không về? Khoai còn hết? Cô mua cho. Ăn xong, con mau về đi, tan hát rồi, đường tối lắm.
San nhớ hoài cái khuốn mặt dịu dàng đó, bao giờ nó cũng nghĩ, má mình còn sống dứt khoát giống cố ấy. Nó kết luận, chỉ gặp một lần thôi mà em thương cổ suốt đời.
Câu chuyện làm cho Sáu Tâm xúc động, gương mặt đen đúa trầm lặng như tượng gỗ bỗng mềm lại. Anh bảo anh sẽ dạy. Ở đâu ư? Tại cái sân dưới gốc cây bàng này. Sân chật đầy lá rụng có bữa bỗng dưng biến thành sân triều. Sáu Tâm gọi, “ Cung nữ ! ”, San dạ, te te đi ra tay dâng chén rượu ngang mày. Người đời qua lại, có cười.
Đám khách nhậu trong quán biết Sáu Tâm là anh kép hết thời, cứ đòi nghe cho được. Mấy lần bà chủ quán ra biểu anh, “ hát vài câu đi rồi có tiền” ( như bà mẹ biểu đứa con nít ăn cơm đi rồi cho kẹo), lần nào Sáu Tâm cũng lắc đầu. Bà phật lòng, nghèo còn sĩ diện, nghèo mà không biết nghe lời người có tiền. San hỏi, anh bảo :
- Có làm gì, đi đâu, chưa bao giờ tôi quên mình là nghệ sỹ, nghệ sỹ là người của công chúng, người ta yêu mình bởi họ thấy mình cao quý hơn họ, tôi không thể vì tiền mà sống hèn được. Cô nhỏ, sau này có trở thành đào hát, cô nhớ lời tôi nghen.
Mỗi ngày, Sáu Tâm ghé chỗ San chừng mười mười lăm phút. Thời gian còn lại anh kéo cái bội đan bằng nan tre có gắn mấy cái bánh xe đi bán khăn, áo dạo. Anh cần tiền, nhiều tiền. Nhưng anh cũng muốn về nhà. Nên lúc nào trong lòng anh cũng như lửa đốt.
Nhà Sáu Tâm ở xóm Gò Mả. Xóm nhỏ tụm lại trên nền nghĩa địa cũ. Những ngôi nhà cửa trước luôn mở về phía nội ô như bị người ta lấn tới nên giật lùi đến đây. Nhà anh cất kề chòm mả lạng, anh không sợ, ma cũng như người, mình tử tế với họ thì họ cũng tử tế với mình. Chỉ ngại, những lúc anh không ở nhà, chị thế nào cũng mở cửa ra, nhìn những chòm cỏ xa xanh kia và nghĩ về cái chết.
Điệp càng ngày càng yếu. Chị ốm, mỏng như hột cốm dẹp. Tóc đã rụng đến nỗi ở xa chừng mười bước có thể đếm được từng sợi, từng sợi còn sót lại . Chị thôi xót xa rồi. Thôi từ cái bữa Sáu Tâm đã làm vỡ gương, chị nhắc hoài anh chưa mua lại. Thôi từ cái bữa mơ màng thấy anh nhặt tóc chị rụng trên gường đem đi giấu ở cái thùng đạn hồi trước đựng đồ nghề vá xe. Chị níu lấy anh, vùi nước mắt vô ngực anh mà ướt :
- Tâm ơi ! Tâm khổ vì tôi chi vậy ?.
Đâu mà biết nà. Tại duyên nợ. Điệp lớn hơn Tâm tròn con giáp. Lúc anh mới vô đoàn hát, anh gọi Điệp bằng chị, xưng em. Điệp toàn hát vai má anh, ráng lắm thì cũng vai em trai, loại em chuyên đi đưa thơ cho người yêu chị gái mình. Vậy mà yêu, yêu tréo cẳng ngỗng, cũng không biết để lòng thương lúc nào, ghê lắm cái lối thương thầm, thấy đầm đầm vậy chứ rứt không ra. Lúc đầu thì Điệp thấy buồn cười lắm, chị cứ theo chọc anh hoài, thí dụ tụi mình làm vợ chồng, phải gọi làm sao, Tâm ha ?.
Cho tới cái bữa về hát Vàm Lẽo, nữa đêm trải chiếu nằm ngủ dưới khán đài, sàn diễn đổ sập xuống, Sáu Tâm đẩy Điệp ra, chỉ anh là còn kẹt lại trong đống đổ nát. Xương ống quyển bị dập. Đau lắm, nằm một chỗ, không xoay mình được. Ông bầu cũng nghèo, tiếc tiền, cứ bảo, trặc chân chút đỉnh rồi sai người đi hái thuốc về bó, đắp thuốc tới khúc chân bị hoại, lầy lụa, người ta mới đưa anh đến bệnh viện. Tháo khớp. Nỗi đau không nói được bằng lời, lìa khúc chân là mãi mãi đứt lìa sân khấu.
Đó là những năm sân khấu cải lương lâm vào cảnh khó khăn. Đoàn hát phải biễu diễn khắp cùng quê xó, phải trưng dụng những dụng cụ phụ diễn đã bị nắng mưa làm mục nát. “ Mưa Mùa Thu” rã gánh, ông bầu bảo, còn ai hát hò gì nữa, tới Hồng Điệp cũng phải bỏ nghề rồi, trông mong gì.
Điệp cùng Sáu Tâm dìu dắt nhau đến cái xóm Gò Mả này. Chị không hối tiếc, cuộc đời người ta ngoài ăn với ngủ, thời gian còn lại là đi tìm một nữa của chính mình. Chị thì có anh.
Hai người, hai đôi tay hồi nào giờ chỉ quen múa gươm, lẫy roi, sảy ngựa với ba cái chân để kiếm sống. Cực khổ nhọc nhằn nhưng không nguôi thương nhớ nghề xưa. Điệp xin từ ông bầu rất nhiều món đồ diễn, đem về cất kỹ, thỉnh thoảng, chị mặc áo đính kim sa hát Mạnh Lệ Quân với anh. Lúc đó Điệp vẩn chưa phát bệnh.
Bây giờ chị không còn sống bao lâu nữa. Khối u ở cổ đã đi vào não. Gương mặt xinh đẹp của chị biến đổi, nhiều bữa ngủ thức dậy, đôi mắt sưng húp, mũi chảy máu ròng ròng. Tai bắt đầu ù ù không nghe rõ. Nếu không phải trang trãi tiền thuốc cho chị, Sáu Tâm đã không lang thang ngoài đường. Anh muốn được ở nhà, ở bên chị, nắm nuối từng giây từng phút, để lúc chị đau anh giúp cho ly nước, vốc thuốc, cái khăn ướt lau mặt, để ôm ghì chị vào lòng mỗi khi lên cơn vật vã. Nhiều bữa mưa dầm đụt ở mái hiên nhà nào đó, Sáu Tâm thèm được khóc. Anh nhìn mãi đôi tay mình. Đôi tay từng đi làm mướn, đi bốc mả, vá xe, đôi tay từng bưng bê ở nhà hàng này, quán nhậu nọ sao lại bất lực không thể níu giữ người mình thương.
Nhưng bao giờ anh cũng về nhà với khuôn mặt tươi cười. Cười không phải vì vui. Anh nghĩ, may mình là nghệ sỹ, nếu không, sao có thể cười giòn khi đang tan nát lòng đau. Nhiều khi, về tới đầu xóm, Sáu Tâm phải dừng lại, đốt điếu thuốc để lắng cảm xúc của mình lại.
Anh sợ cả lúc bước vào nhà thấy chị đang nằm ngủ, Điệp biết hết. Nên mệt mỏi thế nào chị cũng làm cái gì đó để đợi anh về. Chị thương anh quá.
May mà có San. Câu chuyện của nó làm cho cả hai người nhận ra họ đã sống một đời nghệ sỹ đầy ý nghĩa. Như San, họ chưa thay đổi được cuộc đời bất hạnh của nó nhưng đã an ủi nó nhiều. Điệp bảo :
- Em không tiếc gì đâu. Tâm đừng buồn cho em nữa, nghen.
Chị dặn, đừng nói cho San biết chị sống với anh, lại bệnh hoạn như vầy, “ nó đã giữ trong lòng một hình ảnh đẹp để ước mơ, mình đừng phá hư đi “. Nhưng rồi một đêm chị không ngủ mà nằm nghe trái tim anh đập từng nhịp gấp rãi, anh đang sống, chị nói với lòng, cái cơ thể này đang sống, mình nỡ nào để anh tạnh nguội theo mình. Vô tình, chị nghĩ đến San.
Bất ngờ, một buổi trưa, San tới. Hôm đó Sáu Tâm không đi bán mà ở nhà lợp lại cái mái che đằng trước, lúc này trời trở gió, mưa cứ tạt vô nhà. Anh còn kịp chạy lại lấy cái khăn vắt đầu gường đội lên đầu cho chị như vẫn thường làm khi khách đến nhà. San hơi khựng lại, nhưng nó nhận ra cô đào Điệp năm nào. Vẫn còn đó một đôi mắt hiền, hơi ướt, dịu dàng :
- San phải không ?.
Và còn đó một giọng nói mềm như lá lụa non.
Đó là một ngày trời oi nắng, mây đứng trân trên trời. Đó là ngày San nhận ra, trước người đàn bà đau ốm này đây, mình vô tình gây nên tội, tội đẹp. Và tim nó thắt lại một cái đau nhói, vậy ra, người đàn ông bán khăn áo dạo không ở một mình. Không biết làm gì, San lại mở cửa sổ ra, nhìn những chòm cỏ xa xanh,nó kêu lên, “ trời ơi, ở đây bảnh thiệt, em thích một căn nhà như vầy lắm”, lòng vừa đau vừa thẹn thùa cười cái cọc đi kiếm con trâu.
Sau này, mỗi khi rảnh, dù Sáu Tâm có kéo cái bội khăn lang thang trên đường phố, San cũng lại nhà. Căn nhà mà hồi mới thấy xa xa, nó tưởng là nhà của mình. Bây giờ, lại đó, San quét nhà, nấu cơm, đợi Điệp ngủ San kéo mềm tới cằm cho chị rồi lượm những sợi tóc buồn xơ xác như những chiếc lá lìa cành đem đi giấu. Bữa trưa đầy gió, chị biểu San đem lược lại chị chải tóc cho. Nó có mái tóc hệt chị ngày còn trẻ. “ Tụi mình có nhiều cái giống nhau nghen. Chị cũng không có má, lớn lên trong trại mồ côi. Chị đến với sân khấu để vay mượn những thâm tình mà mình chưa hề có. Hồi nhỏ chị cũng cực lắm, nhưng không đến nỗi sa chân như San. Chị em mình còn một chuyện giống nhau nữa, đố San biết, tụi mình cùng thương anh Sáu, thương lắm, phải không ?”.
San ngơ ngác hết mấy giây rồi lắc đầu. Chị bảo đừng giấu chị. “ Ừ, nếu không chê Tâm tàn tật thì bao giờ chị đi cho chị gởi lại. Em làm lại cuộc đời đi, Tâm rộng lòng lắm, không chấp nhứt chuyện này nọ đâu. Tâm dễ tánh. Mặc gì cũng được, ăn gì cũng xong. Con người đàng hoàng, nghệ sỹ mà đàng hoàng, không phù phiếm, buông thả. Kiếm người tin được không phải dễ đâu, San”.
San không trả lời, không thể nói dối lòng rằng ” Thôi! ”, nhưng cũng không thể gật đầu cái rụp. Có phải là trao trái chanh trái bưởi cho nhau đâu mà một người đàn bà trao người mình thương yêu nhất cho một người đàn bà.
Sáu Tâm không biết chuyện này. Tối lại nằm gối đầu lên tay anh, chị bảo, “ San nó thương anh lắm”. Anh cười,” Tôi bây giờ đã thành ông già, còn cô nhỏ đó …”Chị cũng cười,” Có sao, như Tâm với em”. Sáu Tâm biểu, “ Ngủ à nghe”. Nhưng chị biết anh vẫn thức bởi những ý nghĩ mới mẻ trong lòng. Chị thì ngủ, giấc cuối cùng, sâu thiệt là sâu. Đắp cỏ muôn đời.

…. San bỏ quán Mây Lang Thang, chiều chiều ngồi bán chuối, khoai lang nướng mỡ hành bán ngoài cổng nhà văn hoá. Hỏi về giấc mơ trở thành đào hát. Nó cười đã bỏ lâu rồi. Đi hát lỡ nổi tiếng, thí dụ thôi nghen, người ta biết lúc trước tôi từng làm tiếp viên quán bia thì nhơ danh cả một giới nghệ sỹ, làm người ta mất cảm tình với cải lương, vậy khác nào hại cả nền sân khấu nước nhà.
Cũng giống như phim tình cảm, đôi khi người ta vì yêu mà rứt ruột lìa xa người mình yêu. Biết làm sao, hoàn cảnh vậy mà ./.

(*) Xả giàn : các rạp cải lương tạm bợ ở miệt quê thường bỏ cổng soát vé khi tuồng được hát đến đoạn cuối cho khán giả không có tiền mua vé vào coi ngay từ lúc đầu. Khán giả này thường là con nít .( chú thích của AB).
Anh Ba
#2 Posted : Tuesday, November 9, 2004 2:31:31 PM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Truyện này chưa từng được đăng trên bất cứ website nào.Công sức tui ngồi gõ cả đêm, vừa gõ vừa khóc hết nước mắt, thay 3 cái ki-bo, mời các ACE thưởng thức...
Big SmileBig Smile.
Gởi 3 lần mới lên được đó nghen Chín...beerchug
Phượng Các
#3 Posted : Wednesday, November 10, 2004 9:44:05 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
quote:
Đi hát lỡ nổi tiếng, thí dụ thôi nghen, người ta biết lúc trước tôi từng làm tiếp viên quán bia thì nhơ danh cả một giới nghệ sỹ, làm người ta mất cảm tình với cải lương, vậy khác nào hại cả nền sân khấu nước nhà.

DisapproveDisapproveShocked


Anh Ba, anh mà khóc được khi đọc truyện thì tâm hồn anh còn nhạy cảm quá!
Tonka
#4 Posted : Wednesday, November 10, 2004 12:37:48 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các
[Anh Ba, anh mà khóc được khi đọc truyện thì tâm hồn anh còn nhạy cảm quá!


Dạ anh Ba khóc chảy nước mắt cá sấu đó chị Phượng (có người kêu chị như vậy) Tongue
Phượng Các
#5 Posted : Wednesday, November 10, 2004 12:41:18 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
PC cũng nghĩ vậy chớ hổng lẽ sống tới mức gọi là Linh Tinh Tuổi Già rồi mà lại khóc vì một chuyện trong truyện? Khó tin!
Anh Ba
#6 Posted : Wednesday, November 10, 2004 1:57:39 PM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Chị PC..
Tui hiểu ý chị khi chị cố tình quote câu nói trên, kèm theo mấy cái icon đỏ hoét ấy.
Có lẽ câu này hơi shock với tất cả các ACE hiện đang sống ở nước ngoài ( xin lỗi khi tui buộc phải đưa ra cái phân biệt này để lý giải cho ý kiến của mình). Chính tui khi đọc khúc này thoạt đầu cũng thấy hơi chướng chướng, nhưng sau này nghĩ lại,tui không chấp nhứt nó ( câu nói này ). Xin nhớ cho đây là cái lý giải của một cô bé bán chuối chiên,làm tiếp viên quán bia( chắc có ôm...Smile) học chưa hết cấp 1 trường làng. Bản thân cô NNT cũng không được các đồng nghiệp đánh giá cao lắm về học vấn.
Người VN nổi tiếng là người hay nói trạng, nói tướng, nói những điều xa vời, xa thục tế, nhất là những người ít học. Đặc biệt là dân miền Nam. Những ai từng sống ở miền Nam trứơc đây và sau này , từng ngồi nhậu với những người nông dân chân lấm tay bùn, những người chữ nhứt bẻ đôi không lận được hết trong túi, những người thuộc thơ Lục Vân Tiên làu làu, rành ông Đơn Hùng Tín hơn ông chủ tịch xã, khoái ông Quan Công hơn ông Hồ , mê cô Phàn Lê Huê hơn bà Bình... thường được nghe họ nói khoác, nói trạng và ghiền nghe họ nói như vây. Thậm chí tui còn cầu mong họ khoác lác như vậy mãi mãi vì đó là cái HỒN, cái BẢN CHẤT RIÊNG của họ. Mất đi cái thuộc tính này, người miền Nam không còn là người miền Nam nữa.
Giả dụ như tin rằng NNT thuộc làu tính nết của người miền Nam ( cái này có lẽ ai cũng công nhận, còn hổng ai công nhận thì tui công nhận vậy ) thì nên xem câu nói trên của con San là một câu được thuật lại bởi NNT, vậy đi cho nó nhẹ lòng.
Bây giờ thử gắn câu này cho NNT, cho rằng NNT muốn gởi gấm một lời nhắn nhủ riêng tư của mình thông qua lời con San thì cũng có sao đâu. Người Việt ở Mỹ đi bầu Tổng thống Mỹ với cái hy vọng thông qua ông TT này cuộc sống của mình khá hơn, hoặc với lòng kỳ vọng cao hơn , mong muốn cho thân nhân của mình còn ở lại có ngày thấy được ánh sáng tự do thì không nên trách người Việt còn ở lại mong muốn cho một nền sân khấu nước nhà khá hơn, ở đây chỉ gói gọn trong giới cải lương từng bị tắt đèn không diễn, nghệ sỹ cải lương đói lên đói xuống vì bị ba cái phim Hàn Quốc, phim Hồng Kông nó lấn át khiến cho mấy bà già trầu miền Nam không có dịp nhìn thấy bà Phàn Lê Huê đi gối, dâng Ngũ Linh Kỳ...
Chén cơm đầy nào mà chẳng lẩn một hạt lúa ,hạt sạn bởi sự vô ý khi vo gạo của bà mẹ già tai lẩn, mắt nhoè . Xin đừng vì hạt lúa, hạt sạn cỏn con đó mà chối bỏ chén cơm trắng nấu bằng hạt lúa Nàng Thơm, Nàng Hương...
Chuyện tui khóc thiệt hay giả tuỳ người đối diện, có thể coi là lời nói chơi cho vui hay lời nói thiệt hổng chừng. Chỉ là phút chạnh lòng vì nhớ lại trong đời mình cũng từng có một cô đào Điệp nhu thế, từng ngồi chải tóc cho tôi ( chỉ còn loe hoe vài cộng vì bị hói...) rồi bảo rằng : " Chắc em phải nhờ cô XXXYYY đó lo cho anh quá...". Lúc đó tui khóc thiệt đó chị...

quote:
"Em không tin đâu."

"Tin thì tốt hơn."
Trích : "Day Tripper " của nhà văn Nhật Murakami.
Anh Ba
#7 Posted : Wednesday, November 10, 2004 2:41:55 PM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Phụ lục :
Giới nghệ sỹ nói chung , giới nghệ sỹ cải lương nói riêng có thực sự tự mình làm nhơ danh mình không?.
Nhắm mắt lại tui cũng có thể trả lời rằng " Có ", thậm chí 99,99999999999....% giới nghệ sỹ trên toàn cõi thế giới này đều có một cuộc sống riêng nhầy nhụa , không 3 chồng thì cũng 4 vợ, không tham tiền thì cũng tham đô la, không háo danh thì cũng háo tiếng, không kỳ dị thì cũng thuộc dạng khùng điên...vân vân...và vân vân...Họ tổng hợp mọi thói hư tật xấu của loài người, gom hết nó vào trong người. Hàng ngày nhờ báo chí lá cải, nhờ mấy tay săn ảnh trộm, nhờ những người chuyên ngồi lê đôi mách , chúng ta hiểu rõ họ quá kỹ, kỹ còn hơn thấy cái nút ruồi trên lưng con mình,từ đó lắm người khi nhìn họ chỉ thấy toàn chuyện bậy bạ, nhăng nhít.
Nhưng, trời ạ, chúng ta đang nói đến cái gì đây, chúng ta có thực sự thưởng thức nghệ thuật hay chúng ta toan tính trở thành đồng bọn của nhau nhằm hiếp dâm tập thể nghệ thuật !!!.
Loài người có 6 giác quan, xin hãy xử dụng đúng chức năng của nó khi thường thức nghệ thuật.
Chúng ta nghe giọng hát của cô ca sĩ đó hay chúng ta nhìn cổ hát?.
Chúng ta xem tranh hay chúng ta rờ tranh?.
Chúng ta nghe ông Ségovia chơi đàn guitar hay chúng ta nhìn xem hôm nay ông ấy mặc bộ complet màu gì?.
Chúng ta coi Brigitte Bardot diễn xuất hay bàn tán coi cổ ngồi ăn cơm kiểu gì với chồng?.
Than ôi , nhân loại chỉ chực áp đặt cái cãm tính của mình vào đời sống riêng tư của ngừơi nghệ sỹ mà quên đi những đóng góp của họ vào nền nghệ thuật nhân loại, dù nền nghệ thuật ấy chỉ vỏn vẹn là một bài hát họ xuất thần thể hiện, vỏn vẹn một vai diển ngắn chừng 15 phút trong vở tuồng 1 tiếng rưỡi... Tôi yêu ngay cả anh đóng vai quân sĩ trên sân khấu lúc ấy dù biết rằng sau khi diễn xong, hắn đột nhiên trở thành tay cuồng sát.....
Chúng ta đang sống trong một thế giới TỰ DO mà, phải không quý vị?. Vậy xin giữ lại cái hiếm hoi đẹp đẽ kia cho ĐỜI và quên đi cái xấu vốn đã đầy rẩy trên cái thế giới nhỏ nhoi này....

hc
#8 Posted : Wednesday, November 10, 2004 10:16:47 PM(UTC)
hc

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 261
Points: 0

Tặng AB nè RoseRoseRoseRoseRoseRoseRoseRoseRoseRose Tui tin AB khóc thiệt đó. Tui khoái truyện NNT từ lâu vì tính chất tình cảm mộc mạc hồn quê nam bộ trong truyện của cổ á.
Vũ Thị Thiên Thư
#9 Posted : Wednesday, November 10, 2004 10:20:24 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,033
Points: 2,430
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Anh Ba
Khi nhìn sự việc, có người nhìn bằng mắt , có người nhìn bằng tâm. Khi tâm trong sáng thì sự việc đơn giản.
Chuyện cô bé San rất cảm động , tại sao không nhìn thấy cái tâm nguyện , nhìn vào khía cạnh đẹp đẽ để còn có chút hạnh phúc sống còn...
Anh Ba
#10 Posted : Wednesday, November 10, 2004 10:33:33 PM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Phụ lục 2 :

Lời Hai Bánh Ít gởi về quê ,
Nhắn nhủ con San chớ ngứa nghề .
Cõi Bắc chị mang nồi bánh ít,
Miền Nam mày ráng vẹn chữ Tình .


Đi ngang qua hè tình cờ nghe được...

San à San…Sannn…
Chị kêu sao mày hủng dzạ, cứ ngồi ngoài hè mà rấm rứt hoài dzậy em ?.Có cái gì mà mày hôm nay tấm tức dzị hả con kia ?.
Hồi chiều đi bán dzià ngang qua hè nhà bà Tám tao nghe thiên hạ đồn rằng dạo này mày chảnh choẹ lắm rồi phải hông em ?. Gối rơm không yên phận gối rơm, ngữ mày, xuất thân từ tận cùng cái xã hội này, chữ nhứt cắn đôi còn hủng ra hồn bày đặt mở miệng ra nói leo qua chiện nền nhà nền đất. Nhớ ngày nào mới tí tuổi đầu đã è ạch nách cái rổ khoai lang luộc, xách thùng mía lạnh rảo chân khắp làng trên xóm dưới, rao khan cả giọng, mời mọc thiếu điều muốn gãy lưỡi mà ế vẩn hoàn ế, chẳng thằng nào con nào thèm mua, có bữa ế hàng đem về cho thằng cha say sưa của mày ăn, nó cũng chẳng thèm. Thiên hạ nhiểu người họ hổng mua đâu phải họ hổng biết thương cái thân đã èo uột của mày mà na cái rỗ khoai bự chảng đi bán, ngặt cái họ cũng như mày, cá mè một lứa, nghèo rớt mồng tơi, giúp mày lấy ai giúp họ !!. Thói đời, phú quý nó mới sinh ra lễ nghĩa, xác xơ như nhau thì chỉ biết ngậm đắng nuốt cay thôi em à. Đôi khi phải biết ngậm dòng lệ cho nó chảy ngược vào trong, nói chữ nhân chữ nghĩa mà hổng có cái gì kèm theo, thiên hạ cho là nói xạo, nói dóc.
Nhớ dạo nào xích lô bị cấm chạy, thiên hạ thi nhau chuyển qua chạy honda ôm, cha mày than vắn thở dài, lôi đầu mày ra mà chửi, mà mắng, vì mày mà mẹ mày mất đi, khiến ổng phải khổ lên khổ xuống như chó, mày động lòng đi ưng ngay cái thằng mất dạy từng vừa tuột quần đái tỏn tỏn vào thùng mía ghim vừa cười ha hả của mày, thằng Đù con ông xã đó, hòng gom tiền lễ mà mua cho cha mày cái xe honda cho ổng ưng cái bụng. Chứ mày hiểu cái chữ hiếu nó tròn nó méo ra làm sao mà ưng nó cho đành, rồi trả cho nó cái trinh, cái tiết của đời con gái chừng hai tuần nhắm đà đủ sở hụi rồi dông tuốt vậy San ?. Chị biết mày vốn ương ngạnh, cái lì lợm thường thấy ở những đứa trẻ thất học nhưng vốn tính ưa sòng phẳng, đâu ra đó như mày nhưng cũng không ngờ mày xù nó nhanh như vậy.
Ngữ mày mê cải lương cũng phải, dân miền Nam mà, tao còn mê huống chi mày. Mê mà hổng có tiền mua vé dô coi, chực rình họ xả giàn là cắp rổ khoai chen tuốt lên hàng đầu ngồi coi cho rõ mặt đào kép. Mà mê chi cái họ diễn mậy ?. Họ làm theo kích bản, theo ông thầy tuồng, kêu sao làm vậy, kêu khóc là đào khóc, kêu than là kép than, lên cung Ngũ đại oán rồi xuống câu xang xề, nhứt nhứt đều nghe theo ông thầy tuồng, cái nghiệp nó thế thì họ làm thế, lỡ có đào kép nào mà cương lên , như cô Lựu có ôm thằng Luân gọn gàng trìu mến như vậy thì biết đâu đó là phút xuất thần của họ, mầy xuất hồn theo mà tao cứ trơ ra như đá âu cũng là chiện bình thường. Tao biết mày thèm mẹ, ngặt cái này hổng ai chia cho ai được hết, thiên hạ thiếu gì người thèm cái họ đã có thừa thãi, sao hổng chừa lại chút nào cho người thèm với, cái này chị mày hổng biết. Mày mà biết đọc, biết chữ như người ta, mày đọc mấy cái chiện kể về nỗi cô đơn khi một tối kia về ngang nhà ai đó, ai kia thấy cảnh sum họp vui vầy của gia đình ai đó, chắc mày khóc ngất cho coi, hổng chừng còn bắt chước con bé bán diêm về đốt cái quán Mây Lang Thang hòng tìm trong ánh lửa nọ một chút thiếu thốn riêng tây chi đó, tới đâu thì tới há mậy…Ngữ mày chị biết rành lắm mà.
Thói đời cái gì lý tưởng quá, tròn trịa quá, thiên hạ thường đặt dấu hỏi, nghi ngờ . Chiện mày chảnh choẹ lên mặt dạy đời , bu lu ba loa về cái nền cải lương chi đó khiến thiên hạ hổng ưa là cái cẳng rồi. Mày vốn là con nhỏ bán bia ôm, tư cách đâu mà nói dzậy ?. Mà thiệt tình tao biết mày cũng hổng muốn dạy đời ai, chẳng qua mày nhớ, mày thương cái thằng cụt giò Sáu Tâm kia nên mày mới nói vậy, rồi không thèm đeo đuổi mộng làm con đào nổi tiếng. Thằng kia có khác chi mày, cũng là cái thứ kiết xác, nhân lúc cao hứng lên mà giở giọng thày đời dạy mày vài câu vậy mà mày ghim chặt trong lòng, mày mê mẩn rồi mày làm theo, thiệt tình con này. Chúng mày nghèo mà còn bày đặt sĩ với diện, nghe bà chủ quán kia rủa hông :” Nghèo mà không biết nghe lời người có tiền “ chi cho khổ vậy em ơi… Mày có lấy được thằng què đó hay không thì chị không biết, dám chừng sau cái chết của con kia, nó chắc bỏ xứ đi biệt , bỏ mày một mình nên mày đâm ra lảng lảng, khờ khạo, bỏ cái nghề bia ôm, chiều chiều ngồi bán chuối, khoai lang nướng mỡ hành ngoài cổng nhà văn hoá, ép lòng chi vậy San ơi…
Chúng bây chỉ có cái LÒNG, mà cái LÒNG nó bạc bẽo lắm, nó khó thấy và khó nhìn lắm, không phải ai cũng là thần thánh để nhìn ra nó hòng chia xẽ với tụi bây. Có nghe thiên hạ hát không em ..

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không ?. Để gió cuốn đi …để gió cuốn đi…

Đi đâu thì chị mày không biết. Nhưng chị tin là có nó, cái Lòng ấy, hiện diện trên cõi trần gian lắm quỹ ít người này… Ở trong em, trong thằng Tâm, trong con Điệp …
Đưa tao cái khăn coi, rồi đứng dậy đi bán khoai, bán mía ghim đi em, giỏi chị thương...Tao cũng đi bán đây....
Ai bánh ít hôn.n.n.n.nnnn…….
Phượng Các
#11 Posted : Thursday, November 11, 2004 9:50:19 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Mèn, hôm nào tui cũng phải giả giọng chị HBI mà lý sự coi ra sao nghe anh Ba. Giả cái giọng Nam trân coi bộ hổng dễ đâu!
Anh Ba
#12 Posted : Saturday, November 13, 2004 11:12:08 PM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Làm mẹ.


Tác giả : Nguyễn Ngọc Tư .

Trích trong : Giao Thừa, tập truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Nhà xuất bản Trẻ, tái bản lần thứ hai, tháng 5 năm 2004.

****


Bây giờ chưa hết tháng ba nhưng mỗi tối từ chợ về, dì Diệu đã tranh thủ ngồi may đồ cho em bé. Đã biết là con gái nên bộ nào dì cũng dún bèo cổ, bèo tay, bèo lai áo . . . coi rất dễ thương ngộ mắt. Ban ngày, dì ra sạp vải, lúc nào có khách thì lo buôn bán, đo đắt, lúc nào rảnh dì ngồi đơm nút, vắt khuy. Tay dì tẩn mẩn xỏ từng đường kim tí xíu. Dì vừa làm vừa mủm mỉm cười một mình, rồi vui quá xá là vui, một mình vui không hết, dì Diệu khoe :
- Tui sắp có con gái rồi nghen.
Một người dòm lom com vô cái eo thon thả của dì rồi cười :
- Nói chơi hoài, có thấy bầu bì gì đâu ?
Dì Diệu cười ngặt nghẽo, cười đến khi cái mũi thon thon xinh xẻo của dì ửng đỏ lên :
- Bốn mươi mấy tuổi rồi, bầu bì gì nữa. Tui xin con nuôi.

Mấy bà bạn bàn ra bàn vô, nói chuyện tò vò nuôi con nhện, chuyện con quạ nuôi tu hú nhằm lung lạc dì, nhưng dì Diệu vẫn khăng khăng chắc lòng chắc dạ, làm như dì đã thấy ràng ràng một tương lai chắc chắn rồi vậy. Thấy dì Diệu cười cười hoài, kiểu “chuyện của tui, chị em sao biết được”, thấy tức chết.

Đó thật sự là một bí mật của dì Diệu. Đứa bé sắp sinh ra là máu thịt của chú Đức, chồng dì Diệu. Chú Đức làm giám đốc văn phòng đại diện một công ty điện tử ở Cần Thơ. Chú làm việc xa nhà nhưng chưa bao giờ chú làm chuyện có lỗi với dì Diệu. Là vì chú Đức hiền hậu, chừng mực, mà cũng vì dì Diệu cực kỳ đáng yêu. Dì là loại người ít lo nghĩ, lúc nào cũng trẻ con, non nả. Dì ít giận ai mà có giận cũng mau quên. Chú Đức hay lấy tay ngoáy tóc dì, cười bảo :
- Em như con nít.. Tới chừng anh lụ khụ rồi em vẫn chưa già .
Suốt nữa đời, dì chỉ buồn là không còn được có con. Năm chú cưới dì, dì khám bịnh phát hiện ra mình có một khối u nhỏ ở buồng trứng. Dì vốn không lo mấy, không biết ngày nó càng lớn lên. Đến lúc sực nhớ trong bụng mình có bịnh thì là lúc đã đau quặn lên rồi. Đi bệnh viện, bác sĩ bảo cắt, dì nhoẻn cười, thì phải cắt, cắt để sống với chồng chớ. Rồi dì lạc quan lên bàn mổ. Không ai nói cho dì biết trước là sau ca mổ vĩnh viễn dì không thể có con được nữa. Dì nằm trong phòng hồi sức, nước mắt chảy về hai phía đuôi mắt ròng ròng, len vào tóc, ướt gối. Hồi nhỏ, em dì đông, tuổi thơ cơ cực, dì Diệu bồng em chai hông, có lần dì ra ngoài đình, dì than, dì ghét con nít lắm. Có phải vì vậy mà trời phạt gì không hỏng biết. Dì Diệu buồn như ai rứt ruột, dì khóc, biểu chú Đức thôi dì đi, sống chung mà không có con chỉ buồn thêm thôi. Chú Đức tỏ ra cứng lòng cứng dạ, cười xoà, chú sẽ ở bên dì suốt đời cho dù vợ chồng có con hay không có con. “Tìm đâu trên đời nầy một người vợ non nhuốt và trong trẻo như em để cho anh chở che mà em biểu bỏ nhau”, chú Đức nói vậy. Rồi từ từ dì Diệu cũng nguôi đi. Dì lại cười lại nói. Nhưng lạ cái, chuyện gì dì cũng mau quên, nhưng chuyện nầy rõ ràng quên không được. Trẻ con đi qua cửa lòng dì quặn lại, rối nùi, rát như muối xát vào vết thương đang mở miệng. Chú Đức an ủi dì bằng cách mỗi lần về tặng cho dì một món quà. Có lần chú đem về cho dì một con sáo, nó ẽo ẹt :
- Má ơi, nhà có khách.
Mèn ơi, dì Diệu nghe tiếng má mà nghe lịm ngọt trong lòng. Dì bảo dì không cần món quà nào khác ngoài một đứa con. Chú Đức tưởng dì nói chơi, cười sùi sụt :
- Trời đất, sao có được ?
Dì Diệu tỉnh rụi :
- Mướn đẻ. Em đọc báo thấy người ta mướn đẻ nhiều lắm.
- Rồi làm sao anh còn dám nhìn mặt em nữa ? – Nhìn vẻ mặt chú Đức rối rắm, dì Diệu cười :
- Em thương anh hoài. Anh đâu có làm gì có lỗi với em. Kỹ thuật mới mà.
Rồi dì te tái xách mấy tờ báo cho chú Đức coi, dì nói thiệt dứt khoát :
- Lần này mà anh không chịu, em thôi thiệt. Anh thì công tác xa, em ở nhà có một mình, nghĩ tới con nít buồn đứt ruột.

Đó là mở đầu một câu chuyện được bàn bạc rất lâu, dài, căng thẳng. Chú Đức mất bốn ngày nghĩ ngợi, năm đêm thức trắng. Lần đầu tiên chú chiều vợ vượt quá sức mình. Chú tin là dì Diệu sẽ thu xếp chuyện sau nầy thật chu đáo, nhưng trong lòng cắn rứt vì nghĩ mình đã làm một chuyện trái lương tâm. Dì Diệu nằm kê đầu lên tay chú thở đều, ngủ ngọt lịm. Thì dì có gì nữa đâu, người mà dì muốn mướn cũng đã có sẵn rồi: Chị Lành.
Chị Lành lỡ thời, mập mạp, hịch hạc. Chị sống trong khu nhà dì Diệu cất cho sinh viên thuê, nhưng chị không phải sinh viên, chị gánh nước mướn. Hai bên vai chị thâm xám, vai gồ lên. Một ngày chị gánh non trăm đôi nước. Chị gánh dẻo như múa, đường dài, hẻm nhỏ mà không chao một giọt nước ra ngoài. Dì Diệu chọn chị Lành bởi vì chị hiền. Dì tin rằng người mẹ hiền sẽ đẻ con hiền. Mà, chị Lành cũng rất cần tiền để gởi về xứ. Má chị biên thư xuống bảo nhà chị bây giờ mối ăn gần sụm bà chè rồi, lúc này mưa, nước dội ngay bàn thờ ba, rầu thúi ruột. Má nói làm sao bắt thằng em út chị Lành viết y chang như vậy.Chị Lành đắn đo hoài. Chị cần tiền nhưng sợ chuyện sau này, sợ những mối thâm tình ràng buột mình không tròn lời hứa với dì Diệu. Lại nữa sợ bà con người ta dị nghị, không chồng mà lại có con, bởi chuyện nầy , ai cũng muốn giấu cho thật sâu kín. Chị coi chuyện mình cần tiền với một đứa con như hai cánh tay. Cánh tay nào cũng quan trọng, biết chọn làm sao bây giờ. Nhưng khi chị nhìn thấy những giọt nước mắt rớt lộp độp xuống áo dì Diệu, chị cầm lòng không đậu, chị gật đầu. Hồi nào giờ có bà chủ nhà nào tốt với chị như Dì Diệu đâu.

Cuối cùng thì chị Lành cũng đã trở thành người nhà dì Diệu. Dì thương chị như em gái ruột của mình. Mà, không thương sao được, nghe xóm giềng xầm xì chuyện chị Lành không chồng mà lại có con, lòng dì Diệu đau lắm, dì nghĩ, vậy là tai tiếng, khổ sở cả một đời con gái người ta. Không thương sao được, khi chị Lành thay dì chịu hết cơ cực khi có con. Mới hai tháng, khắp mình chị đã nổi sẩy sần như giề cơm cháy. Hai bên gò má da bắt đầu nám xạm đi. Chị không ăn được gì nhưng lại thèm đủ thứ. Dì Diệu biểu chị muốn ăn cái gì dì Diệu sẽ mua cho. Chị thèm thịt trâu luộc cơm mẻ, dì Diệu mới đem về tằng lăng tíu líu trong bếp, chị Lành đã bắt mùi cơm mẻ ói sấp ói ngửa. Dì Diệu thương tới rơi nước mắt. Tận đáy lòng chị Lành biết rằng dì Diệu thương chị thiệt tình như một con người với một con người chứ không phải vì đứa bé chị mang trong bụng. Dì Diệu bắt đầu chuẩn bị cho một đứa con ra đời. Dì mua mấy tấm hình em bé về dán trong căn nhà chị Lành. Đứa nào đứa nấy ú na ú nần, thấy cưng không chịu được. Dì biểu chị Lành phải siêng nhìn để sinh con ra nó sẽ xinh đẹp như thế. Chị Lành thắc mắc :
- Giống trong hình làm chi, giống ba giống má nó là được rồi .
Dì Diệu ngẩn người, ờ , dì bắt đầu nghĩ, đứa bé sinh ra sẽ giống ai, giống chú Đức đẹp người, giống dì trong trẻo, trẻ trung hay giống … ?
- Nó sẽ giống cả ba người.
Dì chắc chắn như vậy.

Chị Lành thường lén trốn dì Diệu đi gánh nước. Hồi chưa có bầu thì gánh đầy, bây giờ gánh lưng thùng. Chị muốn gởi về cho má nguyên số tiền đó mà không mẻ một đồng nào. Bây giờ, có con, chị thương má nhiều thiệt nhiều. Dì Diệu có hôm dọn hàng về sớm, thấy chị Lành vắt vẻo đôi thùng trên đường mà lòng xót xa :
- Con của chị em mình giờ là cục máu mỏng manh lắm, em làm vậy không được đâu.
Chị Lành rân rấn nước mắt cái câu “con của chị em mình”. Dì Diệu dỗ, “em mà khóc hoài, em bé sinh ra mặt sẽ buồn cho mà coi”. Rất nhẹ và dịu dàng, lòng hai người đàn bà tự dưng chỉ nghĩ về chỗ đứa con.
Dì Diệu bắt đầu mua sắm, từ cái núm vú da cầm tay tới bình ủ sữa, chiếu manh, nệm trẻ con, mùng chụp. Rảnh rỗi, dì ngồi mơn man mấy món đồ tưởng như đã thấy được đứa bé con ngo ngoe hai bàn chân nhỏ trên cái trường kỷ nhà dì. Chú Đức mỗi lần về lại thấy một mớ đồ trẻ con chất ngồn ngộn ở trong phòng. Chú đọc trong mắt dì Diệu một niềm khát khao hườm chín. Chú thấy mình vơi đi mối bận tâm trong lòng, đôi lúc chú cũng thèm muốn chết một đôi chân lẫm đẫm của trẻ con. Chỉ mỗi một chuyện, chú ngại gặp chị Lành. Chị cũng mắc cỡ khi gặp chú. Cho dù không đụng chạm gì nhau để có con nhưng suy tận cùng, cái quý giá, kín đáo của chú Đức đã nằm trong bụng chị. Trời đất ơi, mặt mũi nào mà nhìn người ta. Chị Lành vần còn nguyên con gái đó chớ.

Và khi tháng Ba đi qua, đứa bé bắt đầu báo hiệu sự sống. Chị Lành khoe :
- Nó đạp rồi, chị Diệu, nó đạp đây nè.
Dì Diệu hớn hở vén bụng chị Lành lên, dưới làn da căng mẫn, đứa bé con chòi đạp rối rít. Chị Lành cười giòn:
- Nó mạnh quá chị ha ?.

Dì Diệu cười, rồi làm như một cơn gió từ đâu xộc tới, tim dì riết lại một nỗi đau. Dì thèm biết bao nhiêu cái cảm giác che chở cho một sinh linh sống trong mình, để được thèm tới cùng, tới chảy nước dãi món ngọt, món chua, để có thể cảm nhận từ trái tim chứ không phải bằng bàn tay đôi bàn chân bé bỏng quẩy đạp bụng mình thon thót. Đó là những thứ cảm giác thiêng liêng không vay mượn, thuê mướn được : cảm giác làm mẹ. Dì bắt đầu lo lắng, mình đã làm một việc đúng không.
Chỉ còn một tháng hai mươi ngày nữa, đứa bé sẽ ra đời. Dì Diệu tính từng ngày, từng bữa. Chị Lành tính từng ngày từng bữa. Người trông cho mau, người trông đừng bao giờ đến. Dì Diệu cố quên cái vẻ mặt buồn bã, van nài của chị Lành. Chị biết, khi đứa bé khóc ngoe ngoe cất tiếng khóc chào đời, là chị với nó sẽ phải chia lìa. Hợp đồng đã ghi rõ ràng như vậy. Chị thấy thương mình, thương con và thương dì Diệu. Chị rối rít ăn, rối rít ngủ vì biết rằng mai nầy rồi chẳng còn nhau . . .

Một sáng, chị Lành biến mất.
Dì Diệu kêu chú Đức về, nước mắt ròng ròng khi thấy bóng chồng qua cửa. Chú đau lòng bảo thôi bỏ đi, dì Diệu cãi, “em bỏ không đành, anh à”. Chú cũng thấy rằng bỏ không được. Máu mủ ruột ràng mình mà bỏ sao được. Hai người đi tìm xơ bơ xấc bấc. Không có, không gặp. Dì Diệu về quê, bà mẹ già chị Lành tay run bẩn, vừa đau vừa xót.
- Vậy ra nó không nói gì với cô sao ? Tui hay tin nó hư hỏng , tôi từ nó rồi, tui tính bỏ nó luôn, nhưng thiệt tình tui thương nó lắm, phải nó về, tui cũng nuôi.
Dì Diệu lau nước mắt cho mẹ chị Lành, lòng nghĩ, làm sao mình lại để ra nông nỗi nầy. Dì không tiếc tiền của, sông sức, dì cũng không tiếc tình thương dồn đắp cho chị Lành, dì chỉ cảm thấy xót xa cho mình “làm người thì ai lại đi giành con với người ta”, dì luôn dằn vặt vậy.
Dì Diệu bỏ sạp vải tối ngày chạy xe long rong ngoài đường để may ra tìm được bóng người …

Khi đã không trông chờ gì, một ngày, khi mở cửa, dì Diệu nhìn thấy chị Lành đang ngồi ngoài hàng ba và khóc.
Những người có tình có nghĩa, dễ gì bỏ được nhau.
Dì Diệu cắn cho môi vằn đỏ dấu răng, dì ôm chị Lành vào lòng rất chặt. Dì cảm nhận được từ trái tim bàn chân bé bỏng của đứa bé đang lòi chòi. Nó háo hức nằm giữa hai tấm lòng của hai bà mẹ.
Dì Diệu đi lấy tờ hợp đồng ra và đốt cháy thành một tờ tro mỏng. Đôi khi người ta hay bày chuyện nầy chuyện nọ để làm xao động cuộc đời đang hết sức yên bình, lãng nhách vậy đó …/.

Thân tặng công gõ...Big Smile
ChieuHoang
#13 Posted : Sunday, November 14, 2004 1:27:31 AM(UTC)
ChieuHoang

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 204
Points: 0

quote:
Gởi bởi vuthithienthu

Anh Ba
Khi nhìn sự việc, có người nhìn bằng mắt , có người nhìn bằng tâm. Khi tâm trong sáng thì sự việc đơn giản.

Chuyện cô bé San rất cảm động , tại sao không nhìn thấy cái tâm nguyện , nhìn vào khía cạnh đẹp đẽ để còn có chút hạnh phúc sống còn...




Chiêu Hoàng đồng ý với chị TT một trăm phần ngàn đó nghe.
Vì khi đọc xong chuyện này, CH chỉ nhìn được cái ý tác giả muốn chuyên chở tới người đọc một điều rất hồn nhiên, son trẻ. Còn "những hạt cát" thì hoàn toàn hỏng thấy. Chắc tại mắt yếu rùi. Phải chạy ra chợ sắm một cặp kiếng lão le lói thiên hạ chơi héng.

Anh Ba à,
Tội công anh Ba ngồi gõ và khóc...nức nở. CH thì tin anh Ba khóc đó, (khóc chảy nước mắt hay cổm động trong hồn thì cũng là khóc mà). Chỉ khi nào, tâm hồn mình bị chai đá, thì cái đó mới là "vấn đề" cần phải bàn đó nghe.
Wink Wink Wink
Tặng thêm anh một đóa hồng làm quen nghe ---> Rose

CH
Anh Ba
#14 Posted : Sunday, November 14, 2004 1:40:00 PM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Chị Chiêu Hoàng..Cám ơn Chị đã chia xẻ suy nghĩ.
Thiệt ra thì ai cũng biết NNT vốn là nhà văn không được học hành cho đến nơi đến chốn. Tuy nhiên như tôi đã nói, đâu nhất thiết phải là ông này bà nọ mới viết được văn hay. Nhất là viết về con người, những người mà họ thấy gần gũi. Khi chọn cho mình một thể lọai Văn để viết, điều quan trọng là họ phải có cái vốn sống trùng hợp với đề tài họ viết. NNT đã chọn cho mình một con đường đi chung với những người bình thường trong xã hội này và cô đã làm được chuyện đó. Cái hay là với chút ít kiến thức như vậy mà cô đã đánh động được cái điễm chùng trong tâm hồn mình. Đọc NNT tôi thấy hình ảnh của tôi hai ba chục năm về trước.
Đừng nên cố tìm hiểu người nghệ sĩ là ai, (biết rồi đôi khi chán lắm... Big Smile... mượn tạm câu này của cô Nhân Ái ), hãy coi những gì họ làm ra...
ChieuHoang
#15 Posted : Monday, November 15, 2004 12:38:57 PM(UTC)
ChieuHoang

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 204
Points: 0

quote:
Gởi bởi Anh Ba

Chị Chiêu Hoàng..Cám ơn Chị đã chia xẻ suy nghĩ.
Thiệt ra thì ai cũng biết NNT vốn là nhà văn không được học hành cho đến nơi đến chốn. Tuy nhiên như tôi đã nói, đâu nhất thiết phải là ông này bà nọ mới viết được văn hay. Nhất là viết về con người, những người mà họ thấy gần gũi. Khi chọn cho mình một thể lọai Văn để viết, điều quan trọng là họ phải có cái vốn sống trùng hợp với đề tài họ viết. NNT đã chọn cho mình một con đường đi chung với những người bình thường trong xã hội này và cô đã làm được chuyện đó. Cái hay là với chút ít kiến thức như vậy mà cô đã đánh động được cái điễm chùng trong tâm hồn mình. Đọc NNT tôi thấy hình ảnh của tôi hai ba chục năm về trước.
Đừng nên cố tìm hiểu người nghệ sĩ là ai, (biết rồi đôi khi chán lắm... Big Smile... mượn tạm câu này của cô Nhân Ái ), hãy coi những gì họ làm ra...



CH chỉ mới đọc một vài bài của NNT, bài nào cũng cảm động. (ủa, mà là văn nữ hả, vậy mà từ đó tới giờ CH cứ tưởng ổng là Nam nhân không hà!!). Tiện đây, CH cũng xin khen thêm anh một tiếng, anh kiếm đâu ra cái hình con bé đội cái thúng có con chó con trên đầu vậy? Ngó hình mà thấy thương!

CH
Anh Ba
#16 Posted : Monday, November 15, 2004 3:03:56 PM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Hình ấy là tôi lấy trong một album ảnh của nhiều Nhiếp ảnh gia chụp rồi scan ra đó chị. Cái này thì chị PC,chị HC, anh Chín Út, chị Tonka...biết rồi hén...Shy
Cái hình dễ thương thiệt. Chắc là khá nặng với nó, chị thấy hai cái chưn của nó bám vào mặt đất hông?. Nó thương con chó con của nó quá há !. Thà chịu nặng một mình....
Anh Ba
#17 Posted : Thursday, November 18, 2004 10:29:34 PM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Lương


Tác giả : Nguyễn Ngọc Tư .

Trích trong : Giao Thừa, tập truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Nhà xuất bản Trẻ, tái bản lần thứ hai, tháng 5 năm 2004.

*****

Lương chèo đò mướn năm mười hai tuổi. Nhà Lương nghèo, chỉ là cái chòi rách tả tơi, từ ngày đi theo đò. Lương ăn, ngủ trên bến đò, nên nhà đã bỏ hoang hẳn. Suốt ngày quần quật trên sông mà bộ mình đã khẳng khiu chỉ độc cái quần tà lỏn dính đầy nhựa trong của thời làm sai vặt ở các trại xuồng. Lương không cha, má chết sớm nên cái quần dãn dây thun không ai may lại, nó tuột luốt mỗi lần Lương thót bụng rướn người trên đôi chèo.
Bây giờ cũng còn vài người nhớ dai nhắc hoài cái tướng Lương hồi đó. Bây giờ Lương ba mươi hai tuổi. Anh đã chèo hết thảy chín xác đò. Bến đò Đậu Đỏ qua xóm Miễu sang đi nhượng lại qua tay bốn người chủ. Mà, Lương vẫn còn nghèo. Lương khoe, nghèo, cực nhưng vui lắm. Ngày trăm lượt chèo nát mặt sông từ bến xóm Miễu qua bến chợ, anh chứng kiến biết bao nhiêu thay đổi cuộc đời, người xóm Miễu già đi, những thằng con trai, đứa con gái lấy nhau sinh ra nhiều thiệt nhiều đứa trẻ. Và những đứa trẻ lớn lên…

Chỉ Lương là già câng già cấc, già cóc thùng thiếc rồi mà chưa lấy vợ. Hỏi Lương, Lương cười hì hịch :”Tui xấu muốn chết, ai mà thèm ưng…”. Lương xấu trai thiệt. Tướng Lương nhỏ xíu, teo héo. Đầu to, tóc dày, cứng, cháy nắng. Một bên mắt lé xẹ. Ai cũng cười :”Cái thằng, mầy chèo mà không ngó đằng trước, ngó đâu trật lất vậy?”. Lương không giận tựa như không biết giận. Cái thân nhỏ mồ côi mồ cút, nghèo xác xơ mà bày đặt giận cuộc đời thì làm sao sống nổi. Suốt ngày Lương hệch miệng ra cười, làm như vui, làm như không, khó nắm bắt. Trong Lương như một ngườI trí não chậm phát triển. Lương khoái cặp mắt mất đoàn kết của mình lắm, người ta nhìn anh biết, chứ anh mà nhìn lại, người ta tưởng anh ngó đâu đâu.

Bông cũng bị Lương nhìn như vậy. Nhà Bông cũng ở bên xóm Miễu, gần chòm mả Tiều. Lương biết Bông từ hồi Bông còn đi học. Bông mê đi đò, lần nào nó cũng năn nỉ Lương lén bà chủ bến cho nó ăn gian thêm mấy bận nữa. Nó ngồi đằng mũi xuồng, thò chân xuống nước quậy quậy chơi. Lương bảo dưới sông nhóc cá sấu, Bông tin liền. Sao mà Bông dễ tin vậy. Ngày nào, Bông cũng mặc chỉ một cái áo trắng bằng vải soa lông vịt, chiếc áo hơi ố vàng, rộng thùng thình. Tan học, Bông cùng một bầy em lít chít đi mót cây vụn ở các trại xuồng về nấu cơm. Má nó có một chiếc xuồng cũ, hai bên be bể như cá chốt rỉa, vớt bọc dưới sông. Ba nó đi nhậu, nhậu xong về đánh má con nó. Lớn lên, mỗi lần qua đò, Bông thôi vọc nước nhưng đăm đăm nhìn ra xa. Con sông Thủ đến ngã ba Vàm bỗng cuồn cuộn quặn đau khi hoà sông Gành Hào ra biển.
Bông lớn mau lắm. Chuyện đó không biết có mắc mớ gì mà tự nhiên Lương khoái soi mình xuống sông, những khi vắng khách, Lương ngồi mằn mằn lấy cồi mấy hột mụn trên mặt. Lương than với bà Tư, chủ bến “Lúc này dì thấy tui đen không?”Bà Tư cười ,” Chà , hỏi kiểu này chắc biết làm điệu rồi. Muốn vợ hả? Mầy ráng dành dụm tiền ,mai mốt có vợ rồi tao sang lại bến đò cho mà làm ăn”. Con mắt lé thờ ơ nhìn chỗ khác , nhưng con mắt còn lại thắp lửa lên . Mắc mớ gì Lương nghĩ tớI Bông .

Bông thôi học . Bữa cuối tan trường , qua tới bờ xóm Miễu , Bông không chịu lên , nó biểu Lương cho nó đi thêm bận nữa , từ mai nó đã thôi học rồi . Từ mai , nó vẫn qua đò , nhưng nó đã khác , con Bông đã khác.
Con Bông đã khác . Buổi sáng , Bông mặc áo rách qua chợ , buổi chiều về . Trên mình là váy ngắn , áo yếm , vai quàng hờ hững hai cái dây nhỏ xíu có cũng vậy mà không có cũng vậy , vịn hờ cái áo khỏi tuột xuống . Bông hỏi Lương : “ Thấy tui đẹp hôn ?” Lương hệch miệng ra cười :” Đẹp dữ dằn luôn “ . Bông lườm một cái rồi hất mặt đi ,” Đẹp khỉ khô gì, tui đâu có ham”. Bông bước lên bờ, đạp đạp mũi đò ra.
Đám em Bông mặc áo mới tới trường. Má Bông sắm được chiếc xe đẩy bán bánh mì thịt dài dài qua các hẻm. Ba Bông đi nhậu về, đã ngủ rất say.
Người xóm qua đò xầm xì Bông đi bán bia bên cầu, quán “Đêm sầu”. Bốn giờ chiều, Lương đưa Bông qua chợ. Bông nói giờ đó quán chưa có khách đâu, nhưng con mẹ chủ bắt phải mặc quần lửng ngồi ngoài băng đá đằng trước quán. Một bầy con gái ra đó giả đò ngắm mây trôi, coi xe cộ qua lại chơi nhưng thật ra là để chào hàng. Bông trở về lúc hai ba giờ sáng, quần áo xốc xếch, tóc mai dính bết vào khuôn mặt đậm đà son phấn. Đôi mắt dại đi vì say, vì mất ngủ, người sềnh sệch mùi bia, đến nỗi Bông ngồi gần, Lương hít hơi men muốn xỉu luôn.

Lương ăn trên sông, ngủ trên sông nên không biết ở phía bờ, người ta đưa đẩy cuộc đời Bông như thế nào. Nhưng thế nào thì Bông chắc cũng giãy giụa, quặn đau như nước ở ngã ba Vàm vậy. Bởi vì Lương tin Bông, Lương hiểu Bông mà.
Dăm bữa, Bông rút trong áo ra một nắm tiền, xoè ra tròn như chiếc quạt, phơ phất mát mặt Lương, Bông cười,”tui giàu rồi”. Lương lắc đầu, Bông biểu Lương chèo đi, chèo hết đêm nay. Lương chèo trong những ánh đèn hắt ra từ hai bên bờ xóm chợ. Bông nhìn ra sông, cái nhìn vẫn buồn như lúc trước nhưng nó đã đanh đi, chai lì đi. Lương nhìn mà Bông đâu có hay.Lương hỏi Bông bộ tính làm như vầy hoài sao. Bông cười, chừng nào có người cưới tui. Lương hỏi, “Xấu xấu Bông chịu không?”. Bông cười,”Thân tui gì còn kén chọn nữa, khùng?”.

Lương mà khùng ? Hỏng dám đâu. Lương ngồi gãy tay, gãi đầu hỏi bà Tư coi bà còn nhớ lời hứa hồi trước không, bà cười,”Nhớ, nhớ chớ sao không? Tiền mày gởi tao, dư sức qua cầu rồi”. Nhưng bà không biết đâu, Lương còn nhiều dự tính nữa, anh muốn cất lại căn nhà đã bỏ hoang lâu rồi. Lương muốn đóng một chiếc đò mới, cẩn vỏ xe quanh be, lấp dầu trong , cho từng sớ gỗ đỏ au au.
Lương đi xin cây vụn về để sẵn dưới sạp, rảnh rảnh, anh lấy ra, cưa đẽo đóng một cái hộp đựng tiền nho nhỏ, nhiều ngăn. Ngăn đựng giấy bạc hai trăm, năm trăm, ngăn đựng giấy bạc một ngàn. Lương mua giấy nhám về đánh cho nó bóng lên, rờ tay cho mát rượi. Lương giấu nó đi để khỏi ai trông thấy, sợ người ta hỏi tới hoài. Lương nói thiệt, người ta cười, bảo Lương cầu cao … Mắc cỡ lắm. Mà, anh còn chưa nói với Bông.

Nhưng Bông đã nói trước, Bông khoe, “Chắc tui bỏ nghề, tui lấy chồng”. Lương rà mái chèo cho đò cặp bến, Lương hỏi Bông lấy ai? Bông cười:”Cái ông hồi nãy đưa tui về”. Lương muốn sụm bộ giò, lặng người mà miệng vẫn cười hịch hạc, “Sướng nghen”.
Ông già vẫn thường đưa Bông về xóm Miễu. Người ta nói, con Bông ham giàu nên ráng kêu ông ngoại đó bằng anh. Bông giẫm cái cười của cuộc đời lên đôi giày cao hai tấc, đường kính gót một phân. Bông chờ ngày lấy chồng.
Nhưng bà già, vợ ông già không chịu, bà lùa bầy con qua nhà, rọc nham nhở mái tóc dài của Bông, xé quần áo, lột sạch những món đồ trang sức Bông đang đeo. Chuyến về, đám người đó qua sông. Lương trừ trừ chờ canô chạy qua rồi nương theo sóng lớn nhận chìm đò luôn. Bà già suýt chết đuối, may nhờ Lương ngoi ngóp kéo lên bờ. Bà vừa níu Lương vừa chửi :” Đồ không có văn hoá, đồ thất học”. Lương cười hề hề, sao bà chửi câu nào trúng câu đó vậy.
Bông biết chuyện, Bông nói trong ngân ngấn nước mắt “Làm chuyện đó chi vậy, Lương? Của người ta thì trả lại cho người ta đi. Sao mà tui dễ tin người quá vậy không biết”. Lần đầu tiên, Bông gọi Lương theo đúng tên của anh chứ không kêu “khùng”, kêu “đò” nữa. Lương sướng tê người đi. Bông ngồi chỏi tay ra ngoài sau, ngẩng mặt lên nhìn Lương như chị Hai nhìn thằng Út, như con chó Vá nhìn đống thóc.
- Tui biết anh thương tui mà, Lương.
Lương cười. Khuya đó về, sông vắng. Lâu lâu mới có một chiếc xe chở cát, chở dầu tạch tạch đi qua, ánh đèn đỏ lòm xa xa như ánh nến. Bông biểu có thương Bông thì ngồi thì lại gần ngồi gần Bông đi. Nước đứng rồi, đò có trôi đi đâu mà sợ. Hai đứa ngồi một bên be xuồng, nó nghiêng nghiêng lơ lửng. Bông biểu Lương nắm tay nó đi, Lương không dám, hai đứa cách nhau chừng bốn gang rưỡi. Lương nín khe hồi lâu rồi thở ra :
- Gió mát thiệt, hen?
- Lương!
- Gì?
- Ôm tui đi.
- Ý trời, người ta dòm.
- Thây kệ họ. Ôm tui đi
- Thôi
Bất thần, Bông xô Lương té ngửa xuống nước. Đợi Lương vẹt đám rác trôi lều bều, trồi đầu lên, Bông hét :
- Chê thân tui dơ dáy, nhơ nhớp nên không dám động vô tui chớ gì. Vậy mà thương tui sao ? Đồ xấu xí, đồ khùng.
Lương vịn một tay vô be xuồng, một tay vuốt nước trên mặt. Trong lòng anh nghĩ rất nhiều mà không nói được lời nào. Anh khờ khạo không có năng khiếu nói, lâu rày anh chỉ biết cười. Lương mà khùng ? Lương chỉ không muốn mình giống như bao thằng đàn ông khác, nhìn Bông như nhìn một món đồ chơi. Bông là Bông, là con gái, là người.

Sau nầy, Bông dửng dưng qua đò như chưa hề có cái đêm hôm đó. Bông đi với một thằng con trai mới. Thằng nầy để tóc năm năm nên Lương kêu nó bằng “Năm-năm”.”Năm-năm”trẻ măng, quần áo thơm, đầu tóc thơm, chiếc xe phân khối lớn nổ tè tè ra đám khói cũng thơm. Bốn giờ,”Năm-năm” đón Bông ở đầu bến đò. Nó hất mặt hỏi Lương có biết Hồng không? Lương nói Lương chỉ biết Bông thôi. Lòng anh nghĩ, dù là Hồng, là Mai, là Cúc thì vẫn là Bông.”Năm-năm” cười sùi sụt :” Ông nội này cù lần thiệt”. Bông qua sông đi rồi. Mấy bà già đi chợ về nguýt muốn rách đuôi con mắt :
- Con gái con đứa gì mà ngồi vểnh phao câu, thấy ghét.
Lương lặng lẽ cười. Anh đưa Bông đi rồi chở Bông về. Kỳ cục, Lương không biết rằng mỗi lần thấy Lương dại miệng kéo răng ra cười là lòng Bông quặn đau.Bông muốn nhìn thấy anh buồn, thấy trong mắt anh lộ ra một cái nhìn ghen tức. Nhưng Lương không được thông minh lắm, Lương không hiểu . Lương khùng.
Lương không ngờ. Chiều đó anh đưa Bông tươi hồng qua sông, sáng hôm sau má Bông với đám em qua đò, mếu máo :
- Con Bông nó bị tai nạn.
Nghe nói Bông bị thương trong lúc đua xe cùng “Năm-năm”.
Nghe nói cột sống Bông bị tổn thương nặng. Một nửa chi dưới đã bất toại.
Lương chỉ nghe người xóm Miễu qua đò nói lại. Lương không bỏ đi đâu được đôi chèo. Lương không rành cái gì ngoài cái bến, dòng sông, đất đai xóm Miễu. Lương ngồi tưởng tượng ở trong bệnh viện chắc Bông buồn lắm. Lương chờ Bông về.

Bến đò xóm Miễu thay đổi chủ.Lương vẫn mãi miết chèo qua chèo lại, càn lên dòng chảy, lên sóng nước mà đi. Bông ngồi trên bến thu tiền. Nó vuốt phẳng phiu từng tờ giấy bạc lẻ nhàu vào từng ô của chiếc hộp Lương đóng ngày xưa. Người không biết qua bến nhìn Bông xinh đẹp tươi hồng rồi nhìn vẻ mặt già háp của Lương mà lòng tiếc hùi hụi, tiếc đôi đũa mốc với cái mâm son, tiếc bông lài trắng với bãi cứt trâu xanh. Người biết chuyện cười Lương khùng, cưu mang một đứa con gái lỡ lầm còn thêm chuyện không còn khả năng làm vợ.

Nên bên kia chợ người ta gọi bến này là bến Đậu Đỏ, bên này bờ xóm Miễu, người ta kêu bến “Lương khùng”.

******
Mới gõ xong...Thân tặng công gõ , chờ ngày lưu Kho...Smile
Tonka
#18 Posted : Friday, November 19, 2004 12:46:31 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
quote:
Gởi bởi Anh Ba
, Bông hét :
- Chê thân tui dơ dáy, nhơ nhớp nên không dám động vô tui chớ gì. Vậy mà thương tui sao ? Đồ xấu xí, đồ khùng.



Đồ ... đểu Angry

Cám ơn AB post truyện hay.
hc
#19 Posted : Friday, November 19, 2004 5:42:12 AM(UTC)
hc

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 261
Points: 0

Cám ơn AB đã post truyện NNT nha WinkRoseRoseRose
Phượng Các
#20 Posted : Friday, November 19, 2004 6:02:38 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
quote:
Năm-năm” cười sùi sụt :” Ông nội này cù lần thiệt”.


Thí dụ về cách dùng chữ "cù lần" nè, chị hoavothuong ơi!

Vậy là ở bên VN chưa có giải phẫu thẩm mỹ kéo mắt lé lại sao anh Ba?
Users browsing this topic
Guest
5 Pages123>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.