quote:
Gởi bởi ductriqueanh
Nếu con cà cuống là bọ rầy, vậy thì con bọ xít cũng là bọ rầy?
Nhắc tới cà cuống em nhớ đến chuyện này. Hồi lúc em chừng 5,6 tuổi, họ hàng miền núi của cụ em từ Lạng Sơn vào thăm, mang biếu cà cuống... tươi. Thế là cụ xăn tay áo "xử" tụi nó tại chỗ để lấy cái túi... nước hoa của tụi nó ăn... bún thang. Con nào thoát được bò đậu trên trần nhà chỗ ngạch cửa ra sân, làm em không dám ra sân cả mấy ngày. Trông thoáng thoáng thì thấy nó giống con gián mà to hơn, đen hơn. Đang chờ chị Huệ cho... tái ngộ với cà cuống đây 
Đức Trí Quế Anh, bệnh sợ bọ rầy gọi là entomophobia hay insectophobia.
Bọ xít cũng là bọ rầy. Hôm nay chị Huệ kể chuyện tình cà cuống nha.
Những người bà con ngoài bắc vào quý lắm mới làm quà bằng món cà cuống đó, hiếm và quý lắm. Chị nhớ hồi nhỏ, chin mười tuổi, cũng có được thử nước mắm cà cuống để chấm bánh cuốn. Bữa ăn đó chị không thấy hương vị gì cả, hay là tại nước mắm cà cuống đó…dỏm. Bên Mỹ này họ gọi con cà cuống là giant water bug. Cà cuống còn non xem giống con gián hết sức, nhưng ai dè là món quý của một số dân Á châu. Bẻ gáy con cà cuống đực, kéo cái bọng trong bụng cà cuống ra, người ta lấy được những giọt tinh dầu thơm thơm mùi quế. Con cái không có tinh dầu cà cuống, nhưng giống như xác cà cuống đực, vẫn là thức ăn, dùng làm món nướng, món chiên, món chả trứng của một số bếp Á châu như Việt Nam, Trung Hoa, Nam Dương, Thái Lan, Lào, Cam Bốt, Miến Điện, Ấn Độ, Tân Gia Ba.
Cà cuống được xem là lớn nhất trong loài bọ rầy. Chúng sống ở vùng nước ngọt, dưới mé ao, hồ, đồng ruộng. Cà cuống ăn các động vật ở dưới nước. Cà cuống biết bơi nhờ có hai chân sau dẹp như mái chèo và cũng biết bay nữa. Ban đêm, chúng thường bay vào nhà có đèn sáng để sang hôm sau…đi chợ với dân quê Á châu. Ở Hoa Kỳ, nơi một số ao hồ, hay giòng nước ngọt cũng thấy có cà cuống, như Florida và Montana, nhưng chúng không…bay vô bếp. Loại cà cuống ở Florida và Montana lựa lá cây mọc kế mé nước mà làm chỗ đẻ trứng. Loại cà cuống ở Á châu thì đẻ trứng trên đôi cánh của cà cuống đực. Những vị chồng và cha này hiền lành và cù lần rất mực, nhường vai trò chủ động kiếm bạn tình cho những cô cà cuống cái. Đã vậy, nghe cho kỹ nè nghen, lại còn chịu mang nặng cái bầu trứng cho vợ của mình nữa. Thiệt mà, sau khi giao tình, nàng cà cuống cái cứ nhè cái bộ cánh của chàng mà đẻ trứng, bao nhiêu trứng là bấy nhiêu tình, nàng cứ trao cho chàng ôm hết. Thật ra, mỗi lần nàng cà cuống đẻ từ một đến bốn trứng thôi, dán hết lên lưng chàng, dính chặt như có gắn xi măng. Chừng ba chục lần đẻ trứng thì cánh chàng đầy kín, có khi đếm được cả một trăm trứng chứ chẳng chơi. Chàng cà cuống có trách nhiệm và biết thương con rất sớm, khi bắt đầu mang trứng trên lưng cánh là bắt đầu biết bảo vệ con mình. Chàng ráng bơi ngóc đôi cánh lên để không bị nước làm hư trứng, hay các loại nấm ẩm thấp làm hại trứng. Cứ thế, chàng cà cuống làm cha, ôm ấp mối tình phụ tử cho đến khi trọn ổ trứng an toàn nở ra làm đàn cà cuống con. Mỗi trứng cà cuống nở ra một cà cuống con sau sáu ngày cà cuống mẹ đẻ trứng. Với khoảng 100 trứng cà cuống mẹ đẻ trong nhiều ngày khác nhau trên lưng, cà cuống cha phải đợi đàn con lần lượt nở loang lở trên lưng mình. Một con nở để lại một vỏ trứng. Sau đó vỏ trứng rơi rụng từ từ. cho đến khi lưng cà cuống cha sạch bách. Mỗi con nở ra lại phải qua nhiều giai đoạn trưởng thành, lột xác nhiều lần, từ một tháng đến sáu tuần cà cuống con mới hoàn toàn trở thành cà cuống lớn.
Hình cà cuống non đây, có giống con gián hay không chứ?

Còn đây là cà cuống cha, đếm coi có phải đang ôm hơn trăm trứng hay không? Thấy mà thương.

Nguồn: Wikipedia
http://vi.wikipedia.org/wiki/Cà_cuốngMời ĐTQA và các bạn đọc thêm:
http://www.khoahoc.net/b...oquangyen/daucacuong.htm