Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages<123
Niết Bàn, Thiên Đàng tìm đâu thấy?
ductriqueanh
#41 Posted : Tuesday, January 3, 2012 2:17:03 PM(UTC)
ductriqueanh

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,295
Points: 345
Location: Westminster, CA

Was thanked: 10 time(s) in 9 post(s)

Dạ, Cựu Ứơc thì như chuyện cổ tích, với em có vẻ dễ nhớ hơn (mà em cũng chỉ nhớ đại khái, chứ còn chi tiết thì em không có nhớ Shy) và dễ hấp thụ hơn. Nhiều người cho là Kinh Thánh và khoa học không có đồng hành được, em thì thấy chuyện trong Kinh Thánh cũng không phải là thần thọai gì, chẳng qua là vì cách viết có nhiều ẩn ý, đâm ra trở nên kỳ bí. Ví dụ như đọan chị KL vừa nhắc đến trong sách Khởi Nguyên, Thượng Đế dựng nên trời đất trong bảy ngày v.v. em thấy rất là khoa học. Trước tiên Thiên Chúa tạo nên ánh sáng, phân biệt ngày đêm, đó chính là muốn nói đến sự hình thành của vũ trụ. Thiết nghĩ theo thuyết Big Bang thì cái tiếng nổ lớn khai sinh ra vũ trụ đó chắc chắn phải kèm theo rất nhiều ánh sáng. Sau đó Thượng Đế phân tách trời, đất, và biển ra riêng biệt, có trăng sao trên trời, v.v. Theo cách em hiểu đó là muốn nói đến sự hình thành của các hành tinh, trong đó có trái đất. Sau đó thì mới có sự xuất hiện của cây cỏ và muông thú, rồi cuối cùng là con người. Như vậy là rất giống với thuyết tiến hóa của Darwin.

Như vậy thì bảy ngày dựng nên trời đất của Thượng Đế chính là muốn nói đến sự hình thành của vũ trụ và thế giới chúng ta đang sống bây giờ theo đúng trình tự mà khoa học vẫn nhắc đến. Nhiều người lập luận rằng chuyện một "ông" Thượng Đế nào đó tạo dựng ra vũ trụ trong vòng vỏn vẻn có bảy ngày thì thật là hoang đường. Em thì nghĩ rằng một "ngày" không nên được hiểu theo định nghĩa con người là có 24 tiếng, mà nên hiểu là một giai đoạn thời gian nào đó. Nói cách khác, một "ngày" của Thượng Đế có thể dài bằng 100 triệu năm hay hàng tỷ năm của lòai người.

Đó là nói chuyện Cựu Ước, còn Tân Ước thì nhắc đến giai đoạn Chúa Giêsu đi giảng đạo, hầu hết các lời giảng đều là ngụ ngôn, khó hiểu muốn chớt... Mỗi Chủ Nhật đi lễ thì các cha mỗi người giảng một khác, đôi khi không biết đường nào mà "sống lời Chúa". Có nhiều ngụ ngôn hồi nhỏ em nghe mà chẳng hiểu gì cả, rồi dần dần nghe riết, tổng kết các lời giảng, suy ngẫm thêm, may ra... hiểu được tí tí Tongue

Ngụ ngôn lại có cái kẹt là dễ gây ngộ nhận, rất dễ bị xuyên tạc cho mục đích tuyên truyền. Ví dụ như ngụ ngôn Thiên Chúa ví như ông chủ giàu có, một hôm đãi tiệc mời mọi người, ai ăn mặc tươm tất sạch sẽ thì cho vào, còn ai ăn mặc lùi xùi bẩn thỉu thì sai gia nô đánh đuổi đi không cho vào dự tiệc. Người chủ trương bài bác TCG sẽ nói rằng: "Thấy chưa, Chúa của quý vị kỳ thị, chỉ thích người giàu, chê người nghèo, có gì hay ho". Chính em hồi nhỏ bị mấy đứa bạn hỏi em cũng ngớ ra, đâu biết trả lời. Ngay chính người Công Giáo có khi cũng còn hiểu sai, cứ nghĩ là mỗi lần đến nhà thờ thì phải ăn mặc đẹp, tươm tất, còn những người ăn mặc xuề xòa rách rưới thì không được bước vào cổng nhà thờ.

Thật ra ngụ ngôn này muốn nói đến trang phục tinh thần của mỗi người, đơn giản chỉ muốn nói rằng, mỗi người nên chuẩn bị tâm hồn trong sạch để sẵn sàng vào nước Thiên Chúa.

Em thấy đạo Chúa và đạo Phật có nhiều điểm giống nhau, như hai con đường (đạo mà lị) dẫn đến cùng một đích, người đi đường sử dụng các phương tiện khác nhau để đến đích.

À, còn về giáo chủ thì đúng là tôn giáo nào cũng có giáo chủ khai đạo, nhưng nhiều khi sau đó không có người tiếp nối, đâm ra phân chia. Thiên Chúa Giáo La Mã thì nói chung có hệ thống, có Vatican, có Đức Giáo Hoàng, được nhiều người biết đến nên "mạnh", theo giá trị xã hội.
ductriqueanh
#42 Posted : Tuesday, January 3, 2012 2:35:22 PM(UTC)
ductriqueanh

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,295
Points: 345
Location: Westminster, CA

Was thanked: 10 time(s) in 9 post(s)
quote:
Gởi bởi Khánh Linh

QA giỏi đấy chứ. Theo đạo Công giáo mà vẫn chịu khó tìm hiểu về Phật giáo, thắc mắc nhiều câu độc đáo dễ sợ.Approve




Chị KL, cái duyên của em với đạo Phật là vì mê... nghệ thuật đó chị KL. Lúc em vào đại học, cần lấy lớp electives, em chọn art history, tưởng đâu mình sẽ được học nào là Monet, Picasso, Van Gogh... no, no, mấy tên tuổi đó là "hậu sanh", còn lâu mới học tới. Trước tiên hết là học nền văn minh Trung Ấn, chính xác là Ấn Độ. Mà muốn hiểu được nghệ thuật cổ của Ấn Độ thì không thể không biết đến cuộc đời của Phật Thích Ca và một chút căn bản của đạo Phật. Do đó, nói là lớp art history nhưng khởi đầu là học về đạo Phật và Hindu.
Khánh Linh
#43 Posted : Wednesday, January 4, 2012 12:23:38 PM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
quote:
Gởi bởi ductriqueanh


Dạ, Cựu Ứơc thì như chuyện cổ tích, với em có vẻ dễ nhớ hơn (mà em cũng chỉ nhớ đại khái, chứ còn chi tiết thì em không có nhớ Shy) và dễ hấp thụ hơn. Nhiều người cho là Kinh Thánh và khoa học không có đồng hành được, em thì thấy chuyện trong Kinh Thánh cũng không phải là thần thọai gì, chẳng qua là vì cách viết có nhiều ẩn ý, đâm ra trở nên kỳ bí. Ví dụ như đọan chị KL vừa nhắc đến trong sách Khởi Nguyên, Thượng Đế dựng nên trời đất trong bảy ngày v.v. em thấy rất là khoa học. Trước tiên Thiên Chúa tạo nên ánh sáng, phân biệt ngày đêm, đó chính là muốn nói đến sự hình thành của vũ trụ. Thiết nghĩ theo thuyết Big Bang thì cái tiếng nổ lớn khai sinh ra vũ trụ đó chắc chắn phải kèm theo rất nhiều ánh sáng. Sau đó Thượng Đế phân tách trời, đất, và biển ra riêng biệt, có trăng sao trên trời, v.v. Theo cách em hiểu đó là muốn nói đến sự hình thành của các hành tinh, trong đó có trái đất. Sau đó thì mới có sự xuất hiện của cây cỏ và muông thú, rồi cuối cùng là con người. Như vậy là rất giống với thuyết tiến hóa của Darwin.
........................................................


Well said. QA.Approve
Đúng là QA có duyên với Phật giáo. Còn giữ textbook không? KLinh cũng sưu tầm vài cuốn Art history, thường là sách khổ lớn, có chụp nhiều tượng Phật.
Cô em kết nghĩa hồi ở VN nhất định rủ KLinh đi xem lễ ở nhà thờ Tân Định.Smile

ductriqueanh
#44 Posted : Wednesday, January 4, 2012 4:57:27 PM(UTC)
ductriqueanh

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,295
Points: 345
Location: Westminster, CA

Was thanked: 10 time(s) in 9 post(s)

Em không còn giữ sách chị KL ơi, nhưng cái lớp đó rất là hữu ích, ví dụ khi xem các tác phẩm của thời đại đó ở Ấn, mình cũng không đến nỗi lớ ngớ, thấy hình bánh xe lại tưởng thời đó người Ấn thích đi... xe bò Smile
Chị nhắc chuyện hồi VN đi lễ làm em nhớ đến chuyện hồi nhỏ, khoảng lớp sau, cô bạn thân của em đạo Phật, em rủ nó đi lễ Giáng Sinh vì... vui, nó nói nó sẽ đi với điều kiện em phải đi chùa với nó. Hai đứa đều "chấp" nên cuối cùng thân thì thân, nhưng nó không theo em vô nhà thờ, em cũng không theo nó vô chùa. Giờ thì khác rồi, vô chùa lạy Phật, vô nhà thờ lạy Chúa, em nghĩ cũng chỉ là cách bày tỏ sự tôn kính đối với các tôn giáo khác mà thôi.
Khánh Linh
#45 Posted : Thursday, January 5, 2012 10:25:40 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
KLinh (bị) làm chị cho nên đâu có chấp nhất hay đặt điều kiện gì với mấy cô em, chỉ ngại là vô chỗ lạ thì không biết sẽ xoay sở ra sao. Cô ấy nói chị cứ theo sát bên em, em làm cái gì, chị làm cái đó đừng có sợ gì hết. Đó là lần đầu tiên KLinh mới thấy được vẻ uy nghi lộng lẫy bên trong nhà thờ Công giáo, nghe Cha giảng tới khi kết thúc buổi lễ thì mọi người lần lượt đi lên phía trên sắp hàng để ăn bánh thánh, một kỷ niệm mà KLinh không bao giờ quên.
Phượng Các
#46 Posted : Friday, January 6, 2012 1:05:10 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

quote:
Gởi bởi ductriqueanh
Nhưng em lại có thắc mắc khác. Như vậy có phải khi tâm sạch hết tham sân si thì tìm đến Niết Bàn, có nghĩa là người đó đã... đắc đạo? Làm sao biết được mình đã hết tham sân si? Tự mình cảm nhận hay cần người.... certified? (Lại thắc mắc lung tung làm chị PC Angry hehe)



Theo như kinh nghiệm của Phật Thích Ca thì tự mình biết (Vì Phật tự tu tự đắc chớ có ai certified cho Ngài đâu).


Đọc trong link sau đây nói về kinh nghiệm chứng Quả của bà Dipa Ma, một thiền sư thời hiện đại thì thấy như trong quote sau:

http://www.buddhanet.net...i/u-dipama/dipama01.htm

Trong những ngày sau đó, công phu thực tập của Dipa Ma trở nên thâm hậu thật ngoạn mục, khi bà nhanh chóng vượt qua các giai đoạn cổ điển của sự tiến triển về minh sát, trước khi chứng ngộ, đã được mô tả rõ trong giáo pháp của truyền thống Theravada (Phật giáo Nguyên thủy - Nam tông). Bà thể nghiệm một yếng sáng chói lọi, tiếp theo cảm thọ rằng mọi sự vật chung quanh bà đang từ từ tan vỡ. Thân bà, sàn gỗ, mọi vật, bà kể lại, đều vỡ ra từng mảnh, bể nát và trống rỗng. Ðiều đó đã đưa đến một sự đau đớn cùng cực cả thể xác lẫn tinh thần, với một cảm thọ nung đốt và co rút trong cơ thể bà. Bà có cảm tưởng như sắp bị nổ tung dưới áp lực.

Rồi một điều kỳ lạ xảy đến. Một giây lát thông thường -- vào ban ngày, bà đang ngồi trên sàn nhà thực tập cùng với một nhóm thiền sanh -- một sự chuyển tiếp tức khắc rất an tịnh và tế nhị, xem như chẳng có gì xảy ra cả. Giây phút sáng chói đó, sau nầy bà Dipa Ma kể lại, "Tôi cũng chẳng biết nữa", vậy mà cả cuộc đời bà đã được đổi thay một cách thật sâu xa và chẳng thể hoán cải được nữa.


Kinh nghiệm chứng quả trên là quả Dự Lưu, sau đó bà tu tiếp và chứng các quả kế tiếp. Người chứng quả Dự Lưu là hoàn toàn sạch ba sự trói buộc: thân kiến, hòai nghi và giới cấm thủ (không còn chấp có ngã, không còn nghi ngờ về lời dạy của Phật và không còn tin tưởng vào các điều mê tín dị đoan tà kiến). Người đắc quả Dự Lưu vĩnh viễn không còn đọa xuống 4 cõi dữ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a tu la) và chỉ còn luân hồi trong vòng 7 kiếp mà thôi.

Sau ba thập niên đi tìm sự giải thoát, vào tuổi đã năm mươi ba, qua sáu ngày thực tập, Dipa Ma đã đạt đến nấc thang đầu của sự chứng ngộ. Gần như tức khắc liền sau đó, huyết áp của bà trở lại mức bình thường và các hồi tim đập mạnh cũng giảm xuống. Trước đây bà chẳng thể bước bộ lên cầu thang giảng đường của thiền viện, bây giờ leo lên chẳng chút mệt nhọc, và bà cất bước bước đi bất cứ với nhịp độ nào.

Dipa Ma tiếp tục thực tập ở Thiền viện Thathana Yeiktha thêm hai tháng nữa, rồi trở về nhà ở Rangoon. Vài tuần lễ sau, bà đi đi lại lại thiền viện trong suốt một năm. Vào kỳ an cư kế đó, bà lại trải qua một sự chứng đạt mới, chỉ sau năm ngày thiền định. Con đường đưa tới tuệ giác nầy cũng giống như lần trước, ngoại trừ sự đau đớn lại gia tăng hơn. Sau khi đạt được nấc thang thứ nhì của sự chứng ngộ, tình trạng thể chất và tâm linh của bà lại thay đổi nữa; nơi bà, sự xao động băn khoăn giảm hẳn, còn tiềm năng chịu đựng lại gia tăng nhiều.

Những ai trước kia được biết Dipa Ma đều kinh ngạc lóa mắt trước sự thay đổi của bà. Rất nhanh, từ một người đàn bà bịnh hoạn, tùy thuộc, sầu não, bà đã biến thành một vị phụ nữ tráng kiện, tự lập và rạng rỡ. Dipa Ma nóivới các người chung quanh: "Các bạn đã biết tôi dạo trước ra sao. Tôi đã não nề gục ngã trước cái chết của chồng con, trước bịnh tật của tôi. Tôi đã khổ đau thái quá. Tôi đã chẳng cất nổi bước chơn đi cho đàng hoàng. Nhưng giờ đây, các bạn thấy tôi ra thế nào? Tất cả bịnh tật đã biến mất. Tôi tươi tắn, và chẳng có gì nơi tâm tôi cả; chẳng có sầu lo, chẳng còn hiềm hận. Tôi hoàn toàn an lạc. Nếu các bạn tới tập thiền, các bạn cũng sẽ an lạc. Chỉ cần noi theo các lời chỉ dẫn thôi."
Users browsing this topic
Guest (4)
3 Pages<123
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.