Dạ, Cựu Ứơc thì như chuyện cổ tích, với em có vẻ dễ nhớ hơn (mà em cũng chỉ nhớ đại khái, chứ còn chi tiết thì em không có nhớ
) và dễ hấp thụ hơn. Nhiều người cho là Kinh Thánh và khoa học không có đồng hành được, em thì thấy chuyện trong Kinh Thánh cũng không phải là thần thọai gì, chẳng qua là vì cách viết có nhiều ẩn ý, đâm ra trở nên kỳ bí. Ví dụ như đọan chị KL vừa nhắc đến trong sách Khởi Nguyên, Thượng Đế dựng nên trời đất trong bảy ngày v.v. em thấy rất là khoa học. Trước tiên Thiên Chúa tạo nên ánh sáng, phân biệt ngày đêm, đó chính là muốn nói đến sự hình thành của vũ trụ. Thiết nghĩ theo thuyết Big Bang thì cái tiếng nổ lớn khai sinh ra vũ trụ đó chắc chắn phải kèm theo rất nhiều ánh sáng. Sau đó Thượng Đế phân tách trời, đất, và biển ra riêng biệt, có trăng sao trên trời, v.v. Theo cách em hiểu đó là muốn nói đến sự hình thành của các hành tinh, trong đó có trái đất. Sau đó thì mới có sự xuất hiện của cây cỏ và muông thú, rồi cuối cùng là con người. Như vậy là rất giống với thuyết tiến hóa của Darwin.
Như vậy thì bảy ngày dựng nên trời đất của Thượng Đế chính là muốn nói đến sự hình thành của vũ trụ và thế giới chúng ta đang sống bây giờ theo đúng trình tự mà khoa học vẫn nhắc đến. Nhiều người lập luận rằng chuyện một "ông" Thượng Đế nào đó tạo dựng ra vũ trụ trong vòng vỏn vẻn có bảy ngày thì thật là hoang đường. Em thì nghĩ rằng một "ngày" không nên được hiểu theo định nghĩa con người là có 24 tiếng, mà nên hiểu là một giai đoạn thời gian nào đó. Nói cách khác, một "ngày" của Thượng Đế có thể dài bằng 100 triệu năm hay hàng tỷ năm của lòai người.
Đó là nói chuyện Cựu Ước, còn Tân Ước thì nhắc đến giai đoạn Chúa Giêsu đi giảng đạo, hầu hết các lời giảng đều là ngụ ngôn, khó hiểu muốn chớt... Mỗi Chủ Nhật đi lễ thì các cha mỗi người giảng một khác, đôi khi không biết đường nào mà "sống lời Chúa". Có nhiều ngụ ngôn hồi nhỏ em nghe mà chẳng hiểu gì cả, rồi dần dần nghe riết, tổng kết các lời giảng, suy ngẫm thêm, may ra... hiểu được tí tí
Ngụ ngôn lại có cái kẹt là dễ gây ngộ nhận, rất dễ bị xuyên tạc cho mục đích tuyên truyền. Ví dụ như ngụ ngôn Thiên Chúa ví như ông chủ giàu có, một hôm đãi tiệc mời mọi người, ai ăn mặc tươm tất sạch sẽ thì cho vào, còn ai ăn mặc lùi xùi bẩn thỉu thì sai gia nô đánh đuổi đi không cho vào dự tiệc. Người chủ trương bài bác TCG sẽ nói rằng: "Thấy chưa, Chúa của quý vị kỳ thị, chỉ thích người giàu, chê người nghèo, có gì hay ho". Chính em hồi nhỏ bị mấy đứa bạn hỏi em cũng ngớ ra, đâu biết trả lời. Ngay chính người Công Giáo có khi cũng còn hiểu sai, cứ nghĩ là mỗi lần đến nhà thờ thì phải ăn mặc đẹp, tươm tất, còn những người ăn mặc xuề xòa rách rưới thì không được bước vào cổng nhà thờ.
Thật ra ngụ ngôn này muốn nói đến trang phục tinh thần của mỗi người, đơn giản chỉ muốn nói rằng, mỗi người nên chuẩn bị tâm hồn trong sạch để sẵn sàng vào nước Thiên Chúa.
Em thấy đạo Chúa và đạo Phật có nhiều điểm giống nhau, như hai con đường (đạo mà lị) dẫn đến cùng một đích, người đi đường sử dụng các phương tiện khác nhau để đến đích.
À, còn về giáo chủ thì đúng là tôn giáo nào cũng có giáo chủ khai đạo, nhưng nhiều khi sau đó không có người tiếp nối, đâm ra phân chia. Thiên Chúa Giáo La Mã thì nói chung có hệ thống, có Vatican, có Đức Giáo Hoàng, được nhiều người biết đến nên "mạnh", theo giá trị xã hội.