Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages12>
Tuổi Già
PC
#1 Posted : Tuesday, October 14, 2008 4:00:00 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Nhận qua email, chưa sửa lại.

Tuổi Già
> Trần Mộng Tú
>
>
> Bạn có bao giờ ngắm kỹ một con hạc trắng
> chưa? Nó trông thật mảnh mai; chân dài, người
> mỏng, trong một bộ lông trắng muốt. Trông nó
> thanh cao như một người luống tuổi mà vẫn giữ
> được phong cách ung dung. Con hạc được coi là
> một con vật sống lâu cho nên người ta gọi
> tuổi của các cụ là tuổi hạc.
>
>
>
> Ðầu tháng năm vừa qua, tôi sang chơi với vợ
> chồng người anh ở bênVienna, D.C. Ðằng sau nhà
> anh tôi có một con đường mòn dẫn tới một
> công viên. Con đường mòn vào cuối Xuân chớm
> Hạ thật là đẹp. suối róc rách chẩy, cây cỏ
> xanh mướt, những bông hoa núi nở trắng xóa.
> Chúng tôi mỗi buổi sáng dắt theo con chó đi bộ,
> vừa đi vừa trò chuyện. Tôi bất giác hỏi:
>
>
> - Sao con người không giống cây cỏ, vào mùa
> đông héo, úa, rụng, đến xuân, hạ lại hồi
> sinh nhỉ?
>
> Anh tôi cười, nói:
>
> - Cứ giữ mãi được Xuân, Hạ trong lòng mình
> là tốt rồi.
>
> Chúng ta những người ở lứa tuổi đang bước
> vào tuổi già hay đã già. Tinh thần và thể xác
> không còn như hai mươi năm, mười năm về trước
> hay thậm chí như mới năm ngoái nữa.
>
> Thông thường bất cứ người mang quốc tịch
> nào, sinh sống ở phần đất hay hoàn cảnh nào
> thì khi về già hay ngồi gậm nhấm lại quá khứ.
> Chúng ta là nhung người từ một quê hương mất
> mát đến ở trọ một quốc gia khác, chúng ta còn
> nhiều điều gậm nhấm hơn nữa.
>
>
> Ở tuổi già, không có phương tiện di chuyển,
> bị trở 1 ngại ngôn ngữ đã làm một số
> người sống một cuộc sống tẻ nhạt, từ tẻ
> nhạt đưa tới trầm cảm, khép kín. Từ đó sinh
> ra bao nhiêu bệnh, và khi có bệnh, sự chạy chữa
> xem chừng không có hiệu quả lắm cho những
> người này.
>
>
> Bác Sĩ Ornish, tác giả cuốn sách Love &
> Survival, nói rõ: Tách lìa tình thân gia đình và
> bạn bè là đầu mối cho mọi thứ bệnh từ ung
> thư, bệnh tim đến ung nhọt và nhiễm độc. Tình
> thương và tinh thần là gốc rễ làm cho chúng ta
> bệnh hay khỏe.
>
>
> Ba mươi năm trước mà nghe ai nói cô đơn sinh ra
> các chứng bệnh thì người ta sẽ chỉ cười
> nhẹ. Nhưng bây giờ điều này đã được nhiều
> bác sĩ công nhận là đúng.
>
> Những buổi tĩnh tâm chung, có cầu nguyện, có
> tịnh niệm (tùy theo tôn giáo của mỗi người)
> chia sẻ những buồn vui, lo lắng của mình cùng
> người khác cũng giúp khai thông được những
> tắc nghẽn của tim mạch như là ăn những thức
> ăn rau, đậu lành mạnh vậy.
>
>
> Nếu không nói ra được những gì dồn nén bên
> trong thì chính là tự mình làm khổ mình. Khi nói
> ra, hay viết ra được những nỗi khổ tâm của
> mình thì hệ thống đề kháng được tăng
> cường, ít phải uống thuốc.
>
>
> Theo Bác Sĩ Ornish, khi bị căng thẳng cơ thể sẽ
> tiết ra một hóa chất làm cho mọi sinh hoạt ứ
> đọng, ăn không ngon, đầu không suy nghĩ, mạch
> máu trì trệ,
>
> mất sức đề kháng, dễ cảm cúm.
>
> Như vậy sự cô đơn cũng là chất độc như
> cholesterol trong những thức ăn dầu mỡ, mà chỉ
> có tình thương mới cứu rỗi được.
>
> Nếu bạn không mở tâm ra cho người khác thì
> bác sĩ bắt buộc phải mở tim bạn ra thôi.
>
>
> Tuổi như thế nào thì gọi là già, chúng ta
> biết khi một người qua đời ở tuổi 60 thì
> được gọi là 'hưởng thọ'. Vậy sau
> tuổi 60 mỗi ngày ta sống là một bonus, phần
> thưởng của Trời cho.
>
>
> Chúng ta nên sống thế nào với những ngày
> 'phần thưởng' này. Lấy thí dụ một
> người lớn tuổi, sống cô đơn, biệt lập,
> không đi ra ngoài, không giao thiệp với bạn hữu,
> thế nào cũng đi đến chỗ tự than thân trách
> phận, bất an, lo âu, ủ dột và tuyệt vọng. Từ
> đó bắt nguồn của bao nhiêu căn bệnh.
>
>
> Trong Những Lời Phật Dậy có câu: Sai lầm lớn
> nhất của đời người là đánh mất mình. Phá
> sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng.
> Chắc trong quý vị không ai muốn rơi vào hoàn
> cảnh này.
>
>
> Gặp gỡ bè bạn thường xuyên trong những sinh
> hoạt thể thao là điều tốt lành nhất cho thể
> lý. Ði tập thể thao như Tài Chi, Hồng Gia, nhẩy
> nhẹ theo nhạc, tắm hơi, bơi lội v.v... đã giúp
> cho người lớn tuổi giữ được thăng bằng, ít
> ngã, và nếu có bệnh, uống thuốc sẽ công hiệu
> hơn, mau lành hơn.
>
>
> Gặp bạn, nói được ra những điều phiền
> muộn cho nhau nghe, ngồi tĩnh tâm, đến nhà thờ,
> chùa cầu nguyện giúp được làm chậm lại sự
> phát triển của bệnh. Bác S ĩ Jeff Levin giáo sư
> Ðại Học North Carolina khám phá ra từ hàng trăm
> bệnh nhân, nếu người nào thường xuyên đến
> nhà nguyện họ có áp suất máu thấp hơn những
> người không đến nhà nguyện, ông bỏ ra hàng
> đêm và nhiều cuối tuần để theo dõi, tìm hiểu
> những kết quả cụ thể của 'Tín Ngưỡng và
> Sức Khỏe'. Cuốn sách ông phát hành gần đây
> nhất có tên là God, Faith and Health. Trong đó ông
> cho biết những người có tín ngưỡng khỏe mạnh
> hơn, lành bệnh chóng hơn, ít bị nhồi máu cơ
> tim, gặp sự thăng trầm trong đời sống họ
> biết cách đối diện, họ luôn luôn lạc quan.
>
>
> Lạc quan là một cẩm nang quý vi nên luôn luôn
> mang theo bên mình. Ðừng bao giờ nói, hay nghĩ là
> 'Tôi già rồi, tôi không giúp ích được cho ai
> nữa' hoặc 'Tôi vụng về, ít học, chẳng
> làm gì được'.
>
> Tôi xin kể câu chuyện Hai Con Ngựa của thầy
> phó tế George A.Haloulakos.
>
>
> Cạnh nhà tôi có một cánh đồng cỏ, hàng ngày
> có một cặp ngựa, con nọ lớn hơn con kia một
> chút thong thả ăn cỏ ở đấy. Nhìn từ xa chúng
> là đôi ngựa binh thường giống những con ngựa
> khác. Tuy nhiên nếu bạn đến gần, bạn sẽ khám
> phá ra là có một con mù.
>
>
> Chủ nhân của nó chắc thương nó không nỡ bỏ
> đi, mà còn cho nó một chỗ ở an toàn. Chính
> điều này đã thành một câu chuyện tuyệt vời.
>
> Ðứng bên chúng, bạn chợt nghe có tiếng chuông
> rung, phát ra từ cái đai nhỏ vòng quanh cổ con
> ngựa nhỏ hơn, chắc là một con cái. Tiếng
> chuông
>
> báo cho con bạn mù của nó, biết là nó đang ở
> đâu mà bước theo. Quan sát kỹ một chút bạn
> sẽ thấy cái cách con ngựa sáng chăm sóc con
> ngựa mù, bạn nó chu đáo như thế nào. Con ngựa
> mù lắng nghe tiếng leng keng mà theo bạn, nó
> bước chậm rãi và tin rằng bạn nó không để
> nó bị lạc. Trên đường trở về chuồng mỗi
> chiều, con ngựa nhỏ chốc chốc lại ngoái cổ
> lại nhìn bạn, muốn biết chắc bạn mù của nó
> van đi theo tiếng chuông của nó để lại đằng
> sau.
>
>
> Cũng giống như chủ nhân của đôi ngựa có lòng
> nhân từ, Thượng Ðế không bao giờ vứt bỏ
> bạn vì bạn kiếm khuyết, hoạn nạn hay gặp khó
> khăn. Người luôn luôn đem đến cho chúng ta
> những người bạn khi chúng ta cần được giúp
> đỡ.
>
>
> Ðôi khi chúng ta là con ngựa mù, được dẫn
> dắt bởi tiếng chuông mầu nhiệm mà Thượng
> Ðế đã nhờ ai đó rung lên cho chúng ta. Những
> khi khác chúng ta là con ngựa dẫn đường, giúp
> kẻ khác nhìn thấy.
>
> Bạn hiền là như vậy. Không phải lúc nào ta
> cũng nhìn thấy họ, nhưng họ thì luôn hiện
> diện đâu đó. Hãy lắng 20 nghe tiếng chuông của
> nhau. Hãy tử tế hết sức mình, bởi vì có một
> người mà bạn gặp trên đời, biết đâu cũng
> đang ở trong một hoàn cảnh khó khăn nào đó họ
> phải phấn đấu để vượt qua.
>
>
> Không gì hơn là tuổi già nương dựa vào nhau
> trong tình bạn. Luôn luôn nghĩ bao giờ mình cũng
> có cái cho đi mà người khác dùng được. Trong
> một lần đến thăm Viện Dưỡng Lão, tôi thấy
> một cụ ông 70 tuổi, đút thức ăn cho một cụ
> bà 80 tuổi. Hỏi ra thì họ không có liên hệ gì
> với nhau cả. Chỉ là một người có khả năng
> cho và một người vui vẻ nhận.
>
>
> Tính hài hước, làm cho người khác cười , Di
> cùng với mình là những liều thuốc bổ. Nữ thi
> sĩ Maya Angelou vào sinh nhật thứ 77, trong trương
> trình phỏng vấn của Oprah, hỏi về sự thay
> đổi vóc dáng của tuổi già, bà nói:
>
>
> 'Vô số chuyện xẩy tới từng ngày... Cứ
> nhìn vào bộ ngực của tôi xem. Có vẻ như hai
> chị em nó đang tranh đua xem đứa nào chạy xuống
> eo trước'
>
>
> Khán giả nghe bà, cười chẩy cả nước mắt.
>
> Sinh, bệnh, lão, tử. Con đường đó ai cũng
> phải đi qua. Nhưng đi như thế nào thì hầu như
> 80% chính mình là người lựa chọn.
>
>
> Những vấn đề chính ảnh hưởng đến sức
> khỏe của bạn qua tinh thần là:
>
> Sự cảm thông giữa cha mẹ và con cái, giữa ông
> bà với các cháu.
>
> Tinh thần chấp nhận và lạc quan.
>
> Nghĩ đến những điều vui nhỏ mỗi ngày.
>
>
> Tham gia những sinh hoạt nào phù hợp với sức
> khỏe.
>
> Làm việc thiện nguyện.
>
> Nhóm bạn: Ðọc sách, kể chuyện, đánh cờ,
> chơi bài (không phải ăn thua).
>
> Tham gia các lớp thể dục: Như Yoga, lớp dậy
> Hồng Gia, ngồi thiền, khí công v.v... Và ngay cả
> chỉ đi bộ với nhau 30 phút mỗi ngày cũng giúp
> cho tinh thần sảng khoái, sức khỏe tốt hơn là
> ở nhà nằm quay mặt vào tường.
>
>
> Hãy thỉnh thoảng đọc lên thành tiếng câu
> ngạn ngữ này:
>
> 'Một nét mặt vui vẻ mang hạnh phúc đến cho
> trái tim và một tin vui mang sức khỏe cho xương
> cốt.'
>
>
>
PC
#2 Posted : Saturday, November 8, 2008 6:31:42 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)

> > Tuổi già khổ lắm, phải không?
> > Chưa đi, chân mỏi! Chưa trông, mắt mờ!
> >
> > Ðêm nằm chưa ngủ đã mơ
> > Cơm chưa "đụng đũa" đã no ngang rồi!
> >
> > Áo quần xốc xếch lôi thôi
> > Nhớ quên, quên nhớ... chuyện đời nhi nhăng

> > Nói to cứ ngỡ nói thầm
> > Tay run cứ ngỡ phải cầm... ba toong.
> >
> > Tính ra ba bốn đứa con
> > Chín mười đứa cháu, cũng không dễ gần
> > Bởi vì già trẻ cách phân
> > Chúng thăm, chúng muốn hiểu rằng chúng thương.
> > Cho nên, ngày tháng cô đơn
> > Tuổi già khổ lắm, phải không.... hỡi người?


> > Thật tình, sướng quá đi rồi
> > Sao không "nhìn xuống" cho đời... đẹp hơn?
> > Hãy thăm vài nursing home
> > Thăm vài khu bệnh... nhà thương, biết liền.
> >
> > Ðời người nhiều nỗi truân chuyên
> > Cứ gì già yếu, mà phiền, mà than!

> > Trời cho sống ở trần gian
> > Là vui, là hưởng bình an trong lòng

> > Ban ngày, nhìn áng mây hồng
> > Nhìn con chim hót, nhìn bông hoa cười..

> > Ban đêm, nhìn ánh sao trời
> > Nhìn trăng tình tứ, nhìn đời..... mê ly!
> >
> > Vậy thì... quẳng gánh lo đi
> > Sống già, sống kỹ, tội chi... sống buồn!
Phượng Các
#3 Posted : Tuesday, December 27, 2011 2:20:22 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nhiều người bàn đến chuyện về gìa nên sống ở đâu: Ở Hoa Kỳ (hay các nước phương Tây) hay trở về Việt Nam? Ý kiến của bạn thế nào?

1) Hầu hết sống ở Hoa Kỳ, thỉnh thoảng đi Việt Nam du lịch mà thôi
631
57.3%
2) Ở hẳn tại Hoa Kỳ (hay các nước phương Tây)
235
21.3%
3)Ở hẳn Việt Nam, lâu lâu sang Mỹ thăm con cháu mà thôi
134
12.2%
4)Về Việt Nam ở hẳn luôn
59
5.4%
5) Chưa có quyết định rõ ràng
43

3.9%


Số lượng người bỏ phiếu

: 1102



Lần bỏ phiếu đầu tiên

: Saturday, 10 December 2011 01:39



Lần bỏ phiếu cuối cùng

: Tuesday, 27 December 2011 08:08

calitoday
Phượng Các
#4 Posted : Sunday, January 22, 2012 12:37:37 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)

Tỉ lệ bệnh nhân trầm uất của người cao niên gốc Việt ở Mỹ rất cao

Cali Today News - Bà Nguyễn Lan nhớ lại bà đã từng bị “depressed” nặng nề ra sao khi bà không đậu được kỳ thi y khoa ở Úc năm 1979 sau khi bà rời VN sau biến cố 30/4 và đến Úc sinh sống.

Đối với nhiều người Việt như bà, cuộc sống mới ở đất tạm dung là một “chiến trường tâm lý nặng nề”. Sau đó bà Lan sang Mỹ sống từ năm 1981, đậu lại bằng y khoa và “làm lại cuộc đời”

Đối với nhiều người di tản gốc Việt, điều quan trọng là “kiếm cái sống sau khi vượt qua cái chết, nên bỏ qua các vấn đề về tâm lý”. Đó là kết luận mới được bà Suzie Dong-Matsuda, chuyên gia thuộc Viện Y Khoa Tâm Thần API của Quận Cam công bố.

Bà Dong-Matsuda nhận xét: “Người cao niên gốc Việt có khuynh hướng chấp nhận gian khổ và tỏ lòng chịu đựng”, còn bà Nguyễn Lan thì nói: “tỉ lệ trầm uất của cộng đồng VN rất cao, vì cảm giác bất an phải thích nghi vào nền văn hóa mới”

Bà Lan thú nhận chồng bà cũng bị trầm uất, phần lớn do lo lắng bất an sau khi Saigon thất thủ. Bà nói: “Ông ấy bị trầm uất nhưng dạng nhẹ nên còn đi làm được, nhưng khi về nhà, ông ấy tức giận rất vô lối và cảm thấy đau khổ”

Người Việt, cũng như nhiều sắc dân châu Á sống ở Hoa Kỳ, có khuynh hướng xem bệnh trầm uất là “chuyện đáng xấu hổ”, họ giấu giếm không dám khai cho chuyên gia y tế biết, vì sợ bị xem là “tửng tửng” hay nặng hơn là “mát dây rồi”

Bà Dong-Matsuda cắt nghĩa: “Các thành viên gia đình cùng tham gia “giấu” bệnh tình của người cao niên như thế, cho đến lúc họ không sao chịu đựng nổi nữa, khi tìm đến bác sĩ thì có khi bệnh đã trở nặng”

Trường Giang (nguồn New America Media)
Phượng Các
#5 Posted : Thursday, April 19, 2012 9:11:20 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Cuộc phỏng vấn thú vị về tuổi tác và trí tuệ







Tiến sĩ Robert Betles, người Mỹ, từng là Giám đốc Viện quốc gia về những vấn đề lão hóa đã trả lời phỏng vấn của tờ Newsweek tại cuộc hội thảo quy mô quốc tế mới đây về vấn đề: "Lão hóa và người cao tuổi trong thế kỷ XXI". Chúng tôi xin trích dịch một phần nội dung trả lời của tiến sĩ để bạn đọc tham khảo.

- Thưa tiến sĩ, lúc về già con người muốn khỏe cả thể chất lẫn tâm hồn phải làm những gì?

- Sự sảng khoái về tinh thần cũng quan trọng như sự khỏe mạnh về thể chất. Người nào trong chúng ta cũng cần có mối quan hệ với bạn bè và người quen xung quanh. Những ai đã tạo dựng mối tương quan khăng khít đó, dễ chịu được những “cú sốc” lớn, tỉ như cái chết của người bạn đời khi về già. Sự lành mạnh về thể chất cũng vậy, cần phải có chế độ ăn uống và luyện tập thường xuyên, nhằm giữ vững bộ xương cũng như hệ tuần hoàn từ tim.

- Sự phát triển tri thức có tiếp tục với độ tuổi 80 hay 90 tuổi không?

- Trước đây chúng ta thường cho rằng những người sống quá lâu thường hay đãng trí. Đó là một quan niệm sai lầm! Các cuộc nghiên cứu công phu của Viện quốc gia về những vấn đề lão hóa tại Mỹ cũng như ở các nơi khác đã chỉ ra rằng, sự kém minh mẫn trong người già hiện nay ít hơn nhiều so với quá khứ; phải coi sự “đãng trí” ấy là biểu hiện của một căn bệnh nào đó, chứ không phải hoàn toàn do quá trình lão hóa gây nên. Quan trọng là cách sống. Với tuổi nào cũng vậy, nếu bạn không trau dồi liên tục, đương nhiên kiến thức sẽ mai một đi... Nhiều già làng thời cổ xưa chính là những người minh mẫn nhất, ngay trong nhiều bộ tộc bây giờ cũng vậy.

- Tại sao có những tài năng sáng tạo chỉ xuất hiện sau tuổi 70 hoặc cao hơn nữa?

- Trong một vài lĩnh vực đòi hỏi sự từng trải, cân nhắc, tổng hợp “vốn sống” và kinh nghiệm đúc kết trong những khoảng thời gian dài. Đó là những ngành như nghiên cứu triết học, viết sử, vẽ, soạn nhạc... Danh họa thiên tài người Tây Ban Nha Pablo Picasso chẳng hạn, tài năng của ông phát triển rực rỡ ở độ tuổi 82 - 92. Hoặc họa sĩ kỳ tài Tisian thời Phục hưng ở Italia vẫn vẽ rất sung sức khi đã 99 tuổi. Còn trong giới chính khách, khoa học và nghệ thuật quốc tế có thể kể ra hàng loạt vĩ nhân cao niên khác.

- Có nghề nào giúp kéo dài tuổi thọ lâu nhất không?

- Một trong những nghề đó là nghề chỉ huy dàn nhạc. Là nghề có hoạt động thể chất cao, bởi người nhạc trưởng luôn phải đứng liên tục để chỉ huy dàn nhạc, đồng thời cũng luôn phải hoàn thiện những công việc kết hợp giữa tai, mắt và tay.

- “Hay quên” có phải là hiện tượng bình thường của quá trình lão hóa không?

- Tôi nghĩ rằng con người đặt quá nặng vào trí nhớ của mình: Một người 40 tuổi quên một số điện thoại nào đó là anh ta bắt đầu lo; một cụ 65 tuổi quên tên riêng của ai đấy đã cảm thấy hoảng sợ... Việc gì phải “sốt vó” thái quá như vậy? Nếu như sự mất trí nhớ không kéo dài (số điện thoại và tên người sau đó được nhớ lại) thì đó không phải là một căn bệnh làm con người hay quên.

- Lý do nào dẫn tới việc mất trí nhớ?

- Trong 100 người bị chứng mất trí nhớ, có đến 85 người do các nguyên nhân về chất: dị ứng thuốc, suy dinh dưỡng hay các căn bệnh về não; 15% còn lại là do có sự “khủng hoảng” nào đó. Tất cả mọi công cụ y tế tác động lên hệ trung ương thần kinh như thuốc chống rối loạn, thuốc hạ huyết áp hay các chất an thần... đều có thể là những nguyên nhân gây ra các chứng bệnh về não. Liều lượng dùng thuốc cũng rất quan trọng: một liều như nhau có thể tác động lên người 65 tuổi mạnh hơn gấp hai lần đối với người trẻ. Sự mất trí nhớ có thể được ngăn chặn từng phần, nếu tránh dùng những thứ dễ gây phản ứng hoặc rối loạn. Vì vậy đòi hỏi phải có những lời chuẩn bệnh kịp thời và chính xác.

- Tại sao có người đã 85 tuổi mà trông như 55; hoặc ngược lại - có những người “già trước tuổi”?

- Trong quá trình lão hóa có nhiều nhân tố đóng vai trò quan trọng như các căn bệnh khác nhau của não, các bệnh về tim hay ung thư. Ngoài ra, sự khác biệt giữa tâm hồn và thể chất tuổi tác cũng đóng vai trò thiết yếu, tạo khả năng với các yếu tố tâm lý khỏe mạnh ngay cả khi tuổi đã cao. Những người sôi nổi và đa cảm thường trông trẻ hơn những ai vốn trầm lặng và ít vận động.

- Người già dễ bị “khủng hoảng” - cả về thể chất lẫn tâm lý phải không?

- Với một số người, nhất là nam giới, khi bước vào tuổi già đồng nghĩa với việc vị trí xã hội của họ vốn có trước đây “bị hạ bệ”, dễ gây ra những khủng hoảng, rối loạn lớn. Ngoài ra, cái chết của người thân cũng dễ sinh ra khủng hoảng trong người già, đi liền với sự lẩn thẩn hay mất dần trí nhớ... Với sự chẩn bệnh đúng, sự khủng hoảng, rối loạn tâm lý trong thời kỳ đầu có thể chữa trị được. Nhưng chúng thường không được phát hiện và chữa chạy kịp thời, nên rất dễ dẫn đến hiểm họa. Bằng chứng là 25% những người tự tử thuộc lớp người trên 65 tuổi.

- Nền y học hiện đại có thể làm tăng tuổi thọ con người không?

- Giới hạn sinh vật của tuổi người là trong khoảng 110 - 120 tuổi. Câu hỏi của ngày hôm nay là: chúng ta có thể tác động làm thay đổi các cấu trúc về sự lão hóa của gien không? Đề tài này thoạt nghe như trong chuyện khoa học viễn tưởng, nhưng chắc chắn là nền y học thế giới trong tương lai gần sẽ làm được. Với vấn đề này khoa học cần phải nghiên cứu chuyên sâu các bộ gien - ADN - nền tảng của di truyền khiến các thế hệ tồn tại, đặc biệt là các gien giúp kéo dài cuộc sống.

- Xin cảm ơn tiến sĩ về cuộc trao đổi cuốn hút này



Trần Hồng (theo Newsweek)

vietweekly
Tu Le
#6 Posted : Tuesday, April 24, 2012 8:06:05 PM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các

Cuộc phỏng vấn thú vị về tuổi tác và trí tuệ

Chị PC,

Tụi mình chưa già mà!

Tình thân.





Tiến sĩ Robert Betles, người Mỹ, từng là Giám đốc Viện quốc gia về những vấn đề lão hóa đã trả lời phỏng vấn của tờ Newsweek tại cuộc hội thảo quy mô quốc tế mới đây về vấn đề: "Lão hóa và người cao tuổi trong thế kỷ XXI". Chúng tôi xin trích dịch một phần nội dung trả lời của tiến sĩ để bạn đọc tham khảo.

- Thưa tiến sĩ, lúc về già con người muốn khỏe cả thể chất lẫn tâm hồn phải làm những gì?

- Sự sảng khoái về tinh thần cũng quan trọng như sự khỏe mạnh về thể chất. Người nào trong chúng ta cũng cần có mối quan hệ với bạn bè và người quen xung quanh. Những ai đã tạo dựng mối tương quan khăng khít đó, dễ chịu được những “cú sốc” lớn, tỉ như cái chết của người bạn đời khi về già. Sự lành mạnh về thể chất cũng vậy, cần phải có chế độ ăn uống và luyện tập thường xuyên, nhằm giữ vững bộ xương cũng như hệ tuần hoàn từ tim.

- Sự phát triển tri thức có tiếp tục với độ tuổi 80 hay 90 tuổi không?

- Trước đây chúng ta thường cho rằng những người sống quá lâu thường hay đãng trí. Đó là một quan niệm sai lầm! Các cuộc nghiên cứu công phu của Viện quốc gia về những vấn đề lão hóa tại Mỹ cũng như ở các nơi khác đã chỉ ra rằng, sự kém minh mẫn trong người già hiện nay ít hơn nhiều so với quá khứ; phải coi sự “đãng trí” ấy là biểu hiện của một căn bệnh nào đó, chứ không phải hoàn toàn do quá trình lão hóa gây nên. Quan trọng là cách sống. Với tuổi nào cũng vậy, nếu bạn không trau dồi liên tục, đương nhiên kiến thức sẽ mai một đi... Nhiều già làng thời cổ xưa chính là những người minh mẫn nhất, ngay trong nhiều bộ tộc bây giờ cũng vậy.

- Tại sao có những tài năng sáng tạo chỉ xuất hiện sau tuổi 70 hoặc cao hơn nữa?

- Trong một vài lĩnh vực đòi hỏi sự từng trải, cân nhắc, tổng hợp “vốn sống” và kinh nghiệm đúc kết trong những khoảng thời gian dài. Đó là những ngành như nghiên cứu triết học, viết sử, vẽ, soạn nhạc... Danh họa thiên tài người Tây Ban Nha Pablo Picasso chẳng hạn, tài năng của ông phát triển rực rỡ ở độ tuổi 82 - 92. Hoặc họa sĩ kỳ tài Tisian thời Phục hưng ở Italia vẫn vẽ rất sung sức khi đã 99 tuổi. Còn trong giới chính khách, khoa học và nghệ thuật quốc tế có thể kể ra hàng loạt vĩ nhân cao niên khác.

- Có nghề nào giúp kéo dài tuổi thọ lâu nhất không?

- Một trong những nghề đó là nghề chỉ huy dàn nhạc. Là nghề có hoạt động thể chất cao, bởi người nhạc trưởng luôn phải đứng liên tục để chỉ huy dàn nhạc, đồng thời cũng luôn phải hoàn thiện những công việc kết hợp giữa tai, mắt và tay.

- “Hay quên” có phải là hiện tượng bình thường của quá trình lão hóa không?

- Tôi nghĩ rằng con người đặt quá nặng vào trí nhớ của mình: Một người 40 tuổi quên một số điện thoại nào đó là anh ta bắt đầu lo; một cụ 65 tuổi quên tên riêng của ai đấy đã cảm thấy hoảng sợ... Việc gì phải “sốt vó” thái quá như vậy? Nếu như sự mất trí nhớ không kéo dài (số điện thoại và tên người sau đó được nhớ lại) thì đó không phải là một căn bệnh làm con người hay quên.

- Lý do nào dẫn tới việc mất trí nhớ?

- Trong 100 người bị chứng mất trí nhớ, có đến 85 người do các nguyên nhân về chất: dị ứng thuốc, suy dinh dưỡng hay các căn bệnh về não; 15% còn lại là do có sự “khủng hoảng” nào đó. Tất cả mọi công cụ y tế tác động lên hệ trung ương thần kinh như thuốc chống rối loạn, thuốc hạ huyết áp hay các chất an thần... đều có thể là những nguyên nhân gây ra các chứng bệnh về não. Liều lượng dùng thuốc cũng rất quan trọng: một liều như nhau có thể tác động lên người 65 tuổi mạnh hơn gấp hai lần đối với người trẻ. Sự mất trí nhớ có thể được ngăn chặn từng phần, nếu tránh dùng những thứ dễ gây phản ứng hoặc rối loạn. Vì vậy đòi hỏi phải có những lời chuẩn bệnh kịp thời và chính xác.

- Tại sao có người đã 85 tuổi mà trông như 55; hoặc ngược lại - có những người “già trước tuổi”?

- Trong quá trình lão hóa có nhiều nhân tố đóng vai trò quan trọng như các căn bệnh khác nhau của não, các bệnh về tim hay ung thư. Ngoài ra, sự khác biệt giữa tâm hồn và thể chất tuổi tác cũng đóng vai trò thiết yếu, tạo khả năng với các yếu tố tâm lý khỏe mạnh ngay cả khi tuổi đã cao. Những người sôi nổi và đa cảm thường trông trẻ hơn những ai vốn trầm lặng và ít vận động.

- Người già dễ bị “khủng hoảng” - cả về thể chất lẫn tâm lý phải không?

- Với một số người, nhất là nam giới, khi bước vào tuổi già đồng nghĩa với việc vị trí xã hội của họ vốn có trước đây “bị hạ bệ”, dễ gây ra những khủng hoảng, rối loạn lớn. Ngoài ra, cái chết của người thân cũng dễ sinh ra khủng hoảng trong người già, đi liền với sự lẩn thẩn hay mất dần trí nhớ... Với sự chẩn bệnh đúng, sự khủng hoảng, rối loạn tâm lý trong thời kỳ đầu có thể chữa trị được. Nhưng chúng thường không được phát hiện và chữa chạy kịp thời, nên rất dễ dẫn đến hiểm họa. Bằng chứng là 25% những người tự tử thuộc lớp người trên 65 tuổi.

- Nền y học hiện đại có thể làm tăng tuổi thọ con người không?

- Giới hạn sinh vật của tuổi người là trong khoảng 110 - 120 tuổi. Câu hỏi của ngày hôm nay là: chúng ta có thể tác động làm thay đổi các cấu trúc về sự lão hóa của gien không? Đề tài này thoạt nghe như trong chuyện khoa học viễn tưởng, nhưng chắc chắn là nền y học thế giới trong tương lai gần sẽ làm được. Với vấn đề này khoa học cần phải nghiên cứu chuyên sâu các bộ gien - ADN - nền tảng của di truyền khiến các thế hệ tồn tại, đặc biệt là các gien giúp kéo dài cuộc sống.

- Xin cảm ơn tiến sĩ về cuộc trao đổi cuốn hút này



Trần Hồng (theo Newsweek)

vietweekly

Phượng Các
#7 Posted : Thursday, May 3, 2012 4:01:40 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Nỗi khổ sống già



Tới mừng thôi nôi cháu ngoại Bích Ngọc, không thấy Quế Hương, bạn cố tri của Ngọc, tôi hỏi:


- Sao bữa nay không thấy Quế Hương tới dự thôi nôi cháu bà vậy?


- Dự sao được, mấy bữa nay bả te tua rồi?


- Sao vậy?


- Ừa, thì mấy bữa nay ông già bệnh. Chắc cũng sắp đi rồi.


- Thì trên trăm tuổi rồi. Ông đã như thân cây mục, cũng nên để ông thay đổi hình hài khác đi chứ. Nhưng còn anh cả đâu? Nghe đâu anh cả chăm ông cụ mà.


- Ổng xụm luôn rồi. Mà nói tới ông anh cả của bả mới tội, ổng gần tám mươi rồi mà không được hưởng tuổi già, được sống gần con cái ở Quy nhơn mà phải ở đây lo cho ông già hơn trăm tuổi mới khổ chứ.


- Nhà Quế hương đông mà, sao lại bắt ông già trẻ chăm ông già già?


- Thì tại vì ổng là anh cả với lại mấy người kia ở nước ngoài hết rồi. Phần cũng tại ổng nghèo nhất, không có tiền lo cho cha thì phải lãnh phần chăm sóc ông cụ chứ. Mấy người kia chu cấp tài chánh. Đứa bỏ công, người bỏ của mà.


Nói tới anh em ở nước ngoài của Quế Hương tôi mới nhớ là lâu lâu ông cụ làm mệt, Quế Hương gọi các anh chị mình về. Khi về tới nơi thì ông cụ khỏe lại. Cứ thế trong hai năm các anh chị của Quế Hương phải tức tốc về tới bốn lần mà ông cụ cũng chưa đi. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, có hai người anh của Quế Hương lại dám bỏ việc hoài nên bị mất việc luôn, nhưng bổn phận làm con mà, biết sao giờ?


Không có Quế Hương tôi mất bạn tung hứng nên truy Ngọc:


- Nhưng sao tự nhiên Quế Hương lại te tua?


- Thì ông già hơn tám mươi phải chăm ông già hơn một trăm, nên ông già già chưa khỏe thì ông già trẻ đã sụm rồi. Vậy nên bây giờ Quế Hương phải chăm cả hai ông chứ sao.


Tự nhiên Bích Ngọc cười khùng khục:


- Nhớ bữa hổm ông anh cả than với tui, ổng nói : "Trời ơi, hỏng biết chừng nào ông già chết cho tui khỏe vài năm trước khi theo ông bà tổ tiên đây!”


- Nói gì thảm vậy?


- Bà nói “thảm” là ai thảm?


- Thảm cho cả hai. Bởi vậy mai mốt tốt nhất đừng có chúc ông bà sống lâu trăm tuổi rồi rên nha.


Nói chuyện với Ngọc Bích xong tôi thẫn thờ. Từ cổ chí kim, từ vua chúa cho đến thứ dân, ai cũng mong được trường sinh bất lão nhưng liệu thọ quá có phải là điều hay ho cho bản thân và cho người thân không?


Tuổi già lú lẫn, hình hài nhăn nhúm, sức khỏe suy giảm. Tôi nhớ khi còn nhỏ, dù được cả nhà dạy phải biết kính yêu bà cố nhưng đứa cháu nhỏ của tôi dứt khoát không thấy thoải mái với bà. Có lẽ khi nó có ý thức chút thì bà đã nhăn nheo xấu xí quá rồi, hình ảnh của bà không giống với bà tiên trong truyện cổ tích nữa. Khi đó, bản thân bà không tự chăm sóc được nên bao người lớn quanh nó phải dành sự chăm sóc cho bà nhiều hơn cho nó và nó thì luôn bị mắng mỏ vì ồn ào, vì phá phách làm bà không nghỉ ngơi được. Dạy dỗ gì thì nó cũng thấy mình thiệt thòi vì bà nên nó cứ mơ hồ, miễn cưỡng ghi nhận công lao dưỡng dục xa xưa của bà… Thế nên gia đình dòng họ cứ trách móc nó không ngoan, không biết ông bà, bây giờ nó là đứa cháu vô tình, không biết cội nguồn mai mốt chắc là đứa con bất hiếu.


Tôi nhớ có lần đến tiệm làm tóc, con bé làm móng cho tôi khoe:


- Bà cố của con năm nay 115 tuổi rồi, bà được cả chủ tịch tỉnh đến thăm đó cô.


- Bà con thọ quá há. Vậy bây giờ ai lo cho bà?


- Dạ, ông ngoại tám của con nuôi.


- Vậy ai nuôi ông ngoại?


- Dạ mấy cậu mấy dì nuôi.


- Mấy cậu mấy dì khá không?


- Dạ nghèo lắm.


- Có bà thọ đến vậy chắc thích lắm hả?


Nó trầm ngâm một hồi rồi nói:


- Dạ thích chứ cô. Dòng họ con ai cũng thích bà thọ để khoe, chỉ có ông ngoại tám của con thì không thích lắm. Ông nói:” Phụ tiền bạc chăm lo cho ông bà là chuyện dễ, trực tiếp chăm lo bệnh hoạn, chịu đựng tính khí của người già mới là khó”.


Câu chuyện của con bé làm móng làm tôi nhớ tới câu chuyện buổi sáng khi tôi đi bộ cùng các bạn trong cùng khu phố, đề tài vô tình nói về tuổi già và về việc phụng dưỡng cha mẹ già. Chị Xuân nói:


- Dì của em năm nay tám mươi sáu tuổi rồi mà còn làm dâu đó.


- Vậy bà mẹ chồng chắc thọ lắm.


- Bà đã hơn trăm tuổi. Mấy chục năm trước khi chú em đi bộ đội về hưu, thấy bà đã hơn tám mươi bèn quyết đem bà về nuôi, nghĩ mẹ chắc cũng không còn sống bao lâu nữa, ráng gần gũi phụng dưỡng mẹ vài năm nhưng tới giờ đã gần hai mươi năm bà vẫn ăn khỏe và vẫn đòi hỏi cơm dâng nước hầu, trà thuốc mỗi ngày làm dì em oải muốn chết.


- Nhưng cha mẹ già thì mình phải phụng dưỡng chứ sao!


- Thì đó là bổn phận mà, có điều dì của em cũng đã hơn tám mươi, con dâu dì thuộc thế hệ mới, nó không chịu hầu dì mà dì thì không dám không hầu mẹ chồng.


- Đó là bất hạnh thế hệ của dì đó. Người ta gọi thế hệ 5X là thế hệ trắng tay, hồi nhỏ thì sợ cha mẹ, khi cha mẹ lớn tuổi thì tự cho mình có bổn phận phải phụng dưỡng. Đối với con cái thì không dám uy quyền, nếu không nói là dốc hết sức mà lo cho con nhưng lại không dám mong con cái lớn lên sẽ chăm lo cho mình, sợ làm phiền nó…


Câu chuyện của chị Xuân làm tôi nhớ tới có lần tôi gặp hai bà lão ở New Jersey. Bà lão người Việt cứ theo nài nỉ tôi nhờ tôi nói giúp với cha xứ mà tôi thân, để cha nói với con cái bà cho bà được vào Viện dưỡng lão người Việt. Lý do là vào ngày thường, con cháu bà đứa đi học, đứa đi làm. Tối về thì đứa nào về phòng đó. Suốt ngày bà ở nhà một mình buồn quá, bà ước ao có tiếng nói đồng hương hay tiếng nói của con người cho đỡ cô quạnh. Tôi nói lời thỉnh nguyện của bà với cha xứ, cha xứ nói đó là chuyện riêng của gia đình con chiên, cha không muốn can thiệp.


Rồi cũng trong những ngày đó, cũng tại khu phố đó, tôi lại tiếp xúc với một bà lão gần tám mươi người Mỹ, chân cũng đã run, mắt cũng đã mờ rồi mà lại sống một mình. Bà ham chuyện lắm nhưng khi hỏi bà ở một mình có buồn không, sao không ở chung với con cháu cho vui. Bà nói dứt khoát:


- Con tôi nó có cuộc đời của nó. Tôi không muốn và không thể trói buộc cuộc đời nó vào cuộc đời tôi vì tôi sống già.


- Nhưng đó là bổn phận của con cái đối với cha mẹ lúc về chiều mà.


- Giáng sinh, sinh nhật tôi có khi nó dẫn vợ con về thăm. Vậy là đủ. Còn bình thường mỗi năm nó chỉ có một số ngày phép, tôi không cho phép mình bắt nó về thăm hoài mà để nó thoải mái đưa gia đình đi đây đi đó. Đòi hỏi ở con là ích kỷ.


Đúng là Tây Ta có khác. Tây nuôi con, khi con vừa lớn đủ, Tây thả cho con vào đời, mong con như cánh chim trời, có sức bay càng xa càng tốt. Tây vui khi dõi theo cánh chim bay. Ta nuôi con, ngày nào còn khả năng, ta vẫn còn muốn giang đôi cánh ra để ấp ủ chăm lo cho con dù cho con có lớn đến bao nhiêu tuổi. Rồi cũng vì cách nuôi dưỡng yêu thương không bờ bến đó, khi già, ta mong con cũng quay lại dòm ngó đến ta dù chỉ bằng một phần nào tình yêu thương mà ta đã cho. Ta nắm níu nhau qua lại, ta làm ấm lòng nhau cũng có mà phiền lụy nhau cũng nhiều.


Trở lại chuyện con bé làm móng, tôi hỏi:


- Bà con đẹp lão không, hôm nào cô đưa chú tới chụp hình bà nhá.


- Dạ bà không khỏe lắm đâu cô, bà của con lòa rồi, chỉ nằm một chỗ thôi.


Nghe con nhỏ trả lời tôi lại nhớ tới một bà lão người dân tộc ở Bảo lộc đã 103 tuổi, da bà đen nhẻm, từng centimet da thịt hiện lên những nếp thời gian trông hay ho và đẹp đẽ lạ lùng. Toàn thể con người trần trụi của bà như một món đồ cổ xưa. Ánh mắt của bà trắng dại đưa ta ngược về cả thế kỷ trước. Nói chuyện với con cháu bà lão mới thấy họ kính yêu và quan tâm đến bà vô cùng, nó nói:


- Hôm trước bà con bệnh, cả nhà con bỏ hết nương rẫy về chăm bà.


Nghe con nhỏ nói về bà với cái giọng thiết tha làm tôi thầm cảm mến em, người dân tộc không cần học Khổng Mạnh cũng biết kính yêu ông bà. Em khoe tiếp:


- Bà em nuôi cả nhà đó cô.


- Nuôi cả nhà? Bà già vậy thì có sức đâu mà làm nuôi cả nhà?


- Dạ, tại cô không biết, già thiệt già thì không cần làm gì cũng có tiền mà cô. Nhà nước cho mỗi tháng vài trăm ngàn. Lâu lâu mấy cô chú vô chụp ảnh chừng vài giờ cũng được cả trăm ngàn. Chưa kể khách nước ngoài đến chụp ảnh thì còn cho cả giấy xanh, bán được nhiều tiền lắm. Cả nhà con kiếm tiền không bằng một mình bà đâu.


- Vậy nếu bà không kiếm được nhiều tiền thì có yêu quí bà không?


- Có chứ cô. Vẫn yêu quí bà chớ nhưng nếu bà bệnh tốn tiền quá thì không mong bà sống lâu đâu. Bà sống đủ rồi thì thôi, để dành ngô khoai nuôi trẻ nhỏ.


Lời con bé người dân tộc làm tôi ngẫm nghĩ hoài "Sống đủ rồi…”. Thế nào là sống đủ, ai có quyền định cái chữ đủ ở đây. Phải chăng sống khỏe như bà lão người dân tộc thì sống hoài vẫn chưa đủ, còn sống mù lòa yếu đuối như bà cố của con bé làm móng là quá đủ. Nhưng đủ hay không đủ thì ai có quyền quyết định, kể cả bản thân của người đó.


Tôi có quen biết một đôi vợ chồng nay đã ngoài bốn mươi rồi mà không dám có con cái gì, ở vây nuôi chó và chăm hai bà mẹ hai bên với một người giúp việc.


Bà mẹ bên vợ bị bệnh tiểu đường nằm bẹp trên giường không tự lo cho bản thân được. Đã vậy bà lại còn mất trí nhớ, bà chẳng còn nhớ được ai trừ con chó nhỏ vẫn quấn quít bên bà và đứa con gái đang ngày đêm chăm lo. Khi bức bối là bà la hét. Mỗi đêm hai vợ chồng phải thức dậy giúp bà tiểu tiện và tiêm thuốc cho bà. Bà mẹ bên chồng vẫn còn đi lại được nhưng cũng đã đã ngoài tám mươi. Tôi đã chính mắt thấy anh chồng đút cơm cho mẹ mình với một đôi mắt yêu thương. Hai vơ chồng này chưa hề biết đi đâu chơi xa là gì. Đến ngày tết, ngày lễ còn thê thảm hơn vì người làm nghỉ hết, hai vợ chồng phải đích thân lo toan mọi bề cho hai bà mẹ. Tôi nhìn tình cảnh của họ mà cảm kích, thương cho sự hiếu thảo hiếm hoi còn sót lại trong thời buổi này. Tôi nhớ có một người bạn thấy xót cho sự thiệt thòi cực khổ của đôi vợ chồng trẻ bèn xúi dại người chồng:


- Bà mẹ vợ của mầy sống đời thực vật lại không còn nhận biết ai nữa. Để bà sống thì khổ bà mà khổ luôn tụi bây, mầy để bà đi cho rồi…


- Người ngoài bao giờ cũng thấy khác, cảm khác, còn người thân trong cuộc thì không thể dứt ruột ra mà làm vậy được đâu.


Trông người lại nghĩ đến mình. Giờ bản thân cũng đã nghỉ hưu, đã xếp vào hàng “bà bà” rồi, cái ngày mình già nua yếu đuối lẩm cẩm đang sầm sầm bước tới, không biết sức khoẻ mình rồi sẽ ra sao, con cái sẽ đối xử thế nào. Nữa đây khi đã già, đã yếu, đã chết được rồi mà trời chưa cho đi thì có dám tự xử không hay lại kéo lầy nhầy những ngày tàn héo úa.


Đọc báo thấy tổ chức Y tế cứ nói hoài những bệnh của người già, quỹ hỗ trợ người già, nước này đang già, nước ta cũng sắp già rồi tưởng tượng nếu mai này ra đường thấy ai cũng nhăn nheo, đi đứng chậm chạp, nói năng lập cập mà sống hoài không chịu đi… thì loài người có nên tiếp tục nghiên cứu để con người trường sinh bất tử chăng?

(nhận qua email, chưa biết tác giả)
Phượng Các
#8 Posted : Sunday, August 26, 2012 9:10:43 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Trích đoạn phỏng vấn Phạm Duy:

Ở tuổi 93, ông còn mong muốn gì trong cuộc đời?

Nói thì có vẻ hơi tiểu thuyết. Nhưng tôi mong cuộc đời tôi kết thúc cho lẹ đi. Già về phương diện tinh thần thì sung sướng thật đấy. Nhưng về vật chất thì, ngủ thì tôi không ngủ được nữa. Có khi trắng đêm. Một ngày tôi chỉ ngủ được ba tiếng. Vật chất, sinh lão bệnh tử. Sinh tử thì dễ quá nhưng bệnh thì ngặt quá. Đó là tôi là người khỏe rồi đấy. Đến giờ còn ngồi để tiếp chuyện được anh. Tôi thấy tôi chưa chết nhưng hình như tôi đã tàn phế.

Ông suy nghĩ gì về cái chết và suy nghĩ này có ảnh hưởng gì đến ông?

Tôi đã nói về cái chết từ khi 40 tuổi. Tôi coi mục đích tối hậu của con người là cái chết. Tôi không có gì là hãi hùng và buồn phiền cả. Nếu được theo đúng thuyết nhà Phật, người ta ăn ở đức độ thì sẽ được tái sinh. Và nếu có sự tái sinh thì tôi sẽ không thích tái sinh nữa đâu. Bởi vì tôi đã mệt quá rồi. Các nhạc sĩ ở đây sướng lắm, không ai mệt như tôi cả, không ai đi nhiều, hát nhiều và sáng tác nhiều như tôi cả. Khổ tâm lắm.
Phượng Các
#9 Posted : Saturday, December 22, 2012 3:49:13 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
Khánh Linh on 12/23/2012(UTC)
Phượng Các
#10 Posted : Friday, December 28, 2012 8:23:10 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Trung Quốc bắt dân chúng phải thăm viếng cha mẹ già
Friday, December 28, 2012 4:27:45 PM


BEIJING (AP) - Từ nay trở đi, người dân Trung Quốc phải thường xuyên viếng thăm cha mẹ già, vì đây là... luật.

Quốc Hội Trung Quốc hôm Thứ Sáu sửa đổi luật về người cao niên để buộc con cái trưởng thành phải “thường xuyên” viếng thăm cha mẹ mình, nếu không có thể bị kiện.

Tuy nhiên luật được sửa đổi này không nói rõ thế nào là “thường xuyên”.

Các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay luật mới sẽ cho phép các bậc cha mẹ già cảm thấy bị con cái bỏ rơi có thể kiện chúng ra tòa.

Trung Quốc, hiện trong tình trạng phát triển nhanh chóng, đang ngày càng có nhiều khó khăn trong việc chăm sóc người cao niên. Sự khá giả sau ba thập niên cải cách kinh tế đã góp phần phá vỡ truyền thống các thế hệ ở cùng một nhà trong khi các giải pháp khác như nhà dưỡng lão vẫn chưa được hoàn chỉnh. (V.Giang)
Phượng Các
#11 Posted : Friday, January 18, 2013 3:34:02 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=zr_TEwk12Io[/YOUTUBE]

Phim Dì Đào, nói về tuổi già của một phụ nữ giúp việc, không thân quyến khi trở về già\.
Phượng Các
#12 Posted : Wednesday, March 27, 2013 7:04:43 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Ở VỚI Ai?

Hôm qua tôi nói chuyện mình rồi – có nghĩa là tôi không nói chuyện thiên hạ sự nữa mà nói chuyện của tôi. Hôm nay tôi có chuyện này – cũng là chuyện của tôi - đem ra bàn mí cụ.
Đó là cái chuyện, hai vợ chồng già, khi một người ra đi thì người còn lại nên ở với ai? Với con trai hay ở với con gái hay là ở một mình, hay là đi tìm một mình mới để cho có người bầu bạn? Những vấn nạn này, chẳng phải đợi đến khi một anh khoác áo chinh nhân lên đường cứu quốc, lúc đó mới đặt ra câu hỏi thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây, mà chúng đã được đặt ra từ khi các khỉ con đã có vợ có chồng, có gia đình riêng, ra ở riêng tất cả, trong nhà chỉ còn lại hai con khỉ già ngồi nhìn nhau hết ngày này qua ngày khác. Ngày xưa ở Việt Nam, chẳng làm gì có những chuyện này mà cần phải đặt thành vấn đề. Vì theo tập tục, cha mẹ già là ở với con trai lớn. Trẻ cậy cha già cậy con là lý trí đương nhiên. Chẳng có gì cần bàn cãi. Nhưng ngày nay, đây lại là cả một vấn đề lớn.

Tôi còn nhớ, những năm sau đây, nhóm bạn già chúng tôi đã có lập trường vững chắc, đã viết ra một bản nội qui cho hội, và tất cả đều nhất trí - kiểu Việt Cộng - 100% là khi các con cái ra riêng, thì hai vợ chồng già ở mí nhau là hạnh phúc nhất đời. Đó là một sự tự do tìm lại được sau những ngày tháng miên man lo làm bổn phận mà quên mất hạnh phúc riêng tư. Cứ cho như lúc này là một cuộc hôn nhân mới, một tự do son rỗi mới, một tuần trăng mật triền miên. Cần phải biết tận hưởng bằng cách cùng nhau tổ chức những tuần trăng mật thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ vân vân và vân vân cho tới khi nào sụm bà chè không đi được nữa thì sẽ tính. Khi nào một anh bỏ cuộc chơi, lên đường vinh quang thì anh kia sẽ tùy trường hợp, tùy hoàn cảnh mà lo liệu lấy thân. Nhưng tất cả đều đồng thanh, không nên ở với con, cho dù là con trai hay con gái, cho dù là con mình sinh ra toàn là những gương mẫu nhị thập tứ hiếu không à. Cũng không nên ở chung, mất tự do của mình mà lại ảnh hưởng tới hạnh phúc của con. Đấy là chưa kể, trường hợp mình vô phúc, chẳng may, vụng về, khê nát, đẻ ra toàn là hột vịt ung, hột gà thối, thì đừng bao giờ nghĩ chuyện ở chung cho nó thêm phiền não.

Trong đầu óc chúng tôi - những hội viên của hội lão này - cụ nào cũng có một vài ba cái kinh nghiệm của bà con, của bạn bè về những vụ ở chung với con cái. Chuyện nào cũng chẳng có happy ending gì hết, mà đều là bẽ bàng, dại dột. Bố hay mẹ góa, nghe lời ngon ngọt của con - trai hay gái - bán nhà, đem tiền về gửi con, rồi ở với con với cháu cho chúng nó có thì giờ trả hiếu. Nhưng chỉ chừng vài ba tháng trăng mật, khi chúng rút hết tiền trong két nhỏ cũng như công lớn, chúng bèn nhắc nhở, khách ở trong nhà giống y hệt như cá như tôm, chỉ đến ngày thứ ba là ươn, là thối sình lên rồi. Thế là ông bà già tức tưởi, khăn gói quả mướp ra đi với hai bàn tay trắng theo đúng nghĩa đen cũng như nghĩa trắng. Hỏi đến tiền chúng cứ tảng lờ như không hiểu bố mẹ nói gì. Cụ nào cũng tắc lưỡi nói, vẫn biết đây là chuyện hàng xóm, con mình chả đến nỗi thế, nhưng nó ở nhà mình thì mình là chủ những nó vẫn coi là nhà của nó, nhưng mình ở nhà nó là không được, vì nhà nó là nhà nó, không phải là nhà mình, nó là chủ mà mình là người ở nhờ.

Có cụ thành thật chia sẻ. Ở nhà nó thì khi mình còn sức khỏe, làm vú em, làm chị sen, chị bếp cho chúng được thì vui, nhưng mà trông cháu coi vậy mà không phải vậy, mệt cầm canh. Nhất là khi mỗi đứa một loại tuổi, đứa thì bú sữa, thay tã, đứa thì thoáng một cái là chạy mất tiêu mất hút, chẳng biết đâu mà tìm, đứa đi đá banh, đứa đi học võ. Ông hàng ngày đưa đi, đón về, lái xe còn nhiều hơn cả tài xế taxi. Cụ nào như cụ ấy, ai cũng nghĩ không nên và không thể ở được với con. Thế mà lâu lâu vẫn có cụ bị mắc lỡm, bị vào tròng. Đã bảo là miệng thì khôn, nhưng đôi khi hành động lại không khôn. Cho nên, lâu lâu vẫn có cụ bị con lừa, ngậm một mối căm hờn trong nhà dưỡng lão. Và đề tài câu chuyện của các cụ trong nhà dưỡng lão luôn luôn vẫn là những chuyện nhị thập tứ bất hiếu thời nay.

Nhưng mà, cụ cũng đừng coi những chuyện trên đây là thông lệ hay ngoại lệ, chỉ biết rằng lâu lâu lại có một chuyện như thế. Cụ nào không may thì gặp phải loại con Lý Tường, chứ không phải đứa con nào cũng là Lý Tường cả. Thôi thì cứ cho là, kiếp trước mình nợ nó, bây giờ nó trở vào làm con mình để nó đòi nợ. Chứ thực ra thì, con tôi đâu có thế, mà con cụ cũng đâu có vậy. Tuy nhiên, dù sao thì cũng chẳng nên lợi dụng lòng tử tế của nó. Cứ ở một mình là yên chuyện. Trừ khi nào không thể ở được một mình nữa thì hãy tính. Nếu trời bắt u mê chẳng còn biết ai vào với ai, thì ở đâu mà chả giống nhau, ở nhà nó hay ở nhà mình, mà cho dù có ở trong viện dưỡng lão, thối tha, bẩn thỉu thì cũng có biết gì nữa đâu mà chịu mí lị không chịu!

Tôi luôn luôn lấy làm mãn nguyện, luôn miệng cám ơn Trời, đã thương tôi cho tôi những đứa con - chả được như nhị thập tứ hiếu, nhưng cũng không đến nỗi thuộc loại nhị thập tứ bất hiếu – chúng là những đứa con có tình, biết điều, có giáo dục, nói tóm lại là có hiếu. Nhiều cụ nghe tôi khoe con, có vẻ lấy làm cay cú, hỏi mát tôi rằng, con cụ hiếu thảo thế, nhà cửa chúng lại đầy đủ tiện nghi, sao cụ không dọn về ở với một đứa, có phải vừa ấm cúng lại vừa đỡ tốn tiền thuê nhà không? Câu hỏi rất có lý, nhưng mà tôi cũng đã suy đi tính lại nát ra rồi cụ ạ. Tôi thấy cái lý luận con ở với bố mẹ thì bố mẹ vẫn là chủ, nó là con, còn bố mẹ ở chung với con thì nó là chủ mà mình là người ở nhờ. Đúng không thể chê vào đâu được. Ở với con không được vì con tôi đứa thì có gia đình cả 35 năm nay, thằng út cũng lấy vợ năm nay là 20 năm rồi. Đứa nào cũng có một nếp sống riêng tư của chúng, tôi cũng có những thói quen của tôi. Chẳng ai có thể bỏ nếp sống quen thuộc của mình mà hòa nhập vào một nếp sống khác. Cho nên, nếu tôi muốn thoải mái, cứ sống một mình là khỏe. Được cái Trời thương, tôi thường làm bạn với những người chết, đã quen rồi. Khi mẹ tôi mất, tôi thấy mẹ tôi vẫn còn sống và sinh hoạt trong nhà tôi cả đến 3, 4 năm sau mới không thấy cụ đi ra đi vào nữa. Ngày nay ông Xã Xệ, tôi để tro của ông ở nhà, cho nên tôi cảm thấy như ông vẫn còn đấy. Lạ một cái tôi không mơ thấy ông và cũng không nhìn thấy ông, nhưng tôi vẫn cảm thấy sự hiện diện của ông ở trong nhà, và nghe thấy tiếng ông gọi tôi.
Cũng nhờ tôi không sợ ma, cho nên tôi sống với hình ảnh của ông, cùng với hộp tro của ông cũng không thấy sợ, mà còn cảm thấy ấm cúng. Tôi không cảm thấy là tôi đang sống một mình, mà vẫn sống hai mình như thường.
Cho nên câu hỏi ở mí ai không áp dụng cho tôi!

Bà Ba Phải
Phượng Các
#13 Posted : Sunday, December 29, 2013 10:50:22 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Tuổi hưu và phúc lợi ở Mỹ
Bùi Văn Phú

http://www.voatiengviet....uc-loi-o-my/1812287.html
Phượng Các
#14 Posted : Friday, June 26, 2015 10:27:36 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
KHI QUA TUỔI SÁU MƯƠI…


Khi bạn qua tuổi 50 - 60, bạn KHÔNG CÒN NHIỀU THỜI GIAN ở phía trước nữa và bạn cũng không thể mang đi những gì bạn đã có được. Sẽ là vô ích nếu bạn vẫn bận tâm đến kiếm tiền và dành dụm...
Bởi thế, bạn hãy chi tiêu những đồng tiền mà bạn đã cất giữ để đi du lịch, mua sắm thứ bạn thích và cho đi những gì bạn có thể và đừng quan tâm đến việc nhận lại.
Đừng nghĩ là phải để lại tất cả những gì bạn đã kiếm được cho con cháu? Vì bạn không hề muốn để lại cho những kẻ sống ký sinh, những người đang nóng lòng chờ đợi ngày ra đi vĩnh viễn của bạn.
Bạn cũng không cần lo lắng về những điều sẽ xảy ra cho các con bạn, hay việc bạn sẽ bị đánh giá thế nào, bởi vì khi đã trở về với cát bụi rồi, ta không còn nghe thấy bất kỳ lời khen hay tiếng chê nào nữa.
Thời gian mà bạn sống vui vẻ trên đời, thời gian để tìm kiếm của cải bằng biết bao gian khó sẽ chấm dứt.
Bạn đừng lo lắng nhiều đến mối quan hệ với con cái, bởi chúng có số phận riêng của chúng, và chắc chắn con cái sẽ tìm được con đường của chúng trong cuộc đời này.
CHỚ LÀM NÔ LỆ CHO CON CÁI bạn. Hãy giữ mối quan hệ với con cái, YÊU THƯƠNG VÀ GIÚP ĐỠ CON CÁI KHI CHÚNG CẦN, nhưng đồng thời hãy bằng lòng với số của cải bạn đã dành dụm cho con cái dù lớn hay nhỏ cũng là công sức cả cuộc đời lao động của bạn.
Cuộc sống dài hơn cuộc đời lao động. Hãy nghĩ đến việc NGHỈ HƯU SỚM NHẤT khi có thể và bằng lòng với cuộc sống.
ĐỪNG KỲ VỌNG QUÁ NHIỀU VÀO CON CÁI BẠN. Đa phần con cái đều yêu quý cha mẹ, nhưng con bạn quá bận với công việc và những ràng buộc khác mà cần chúng quan tâm nhiều hơn.
Cũng có một số đứa con bất hiếu, chúng có thể cãi nhau về của cải của bạn ngay cả khi bạn đang còn sống và có thể là chúng muốn bạn ra đi sớm hơn để thừa hưởng nhà cửa và của cải của mà cha mẹ chúng đã đổ mồ hôi gây dựng cả đời.
Nói chung, con cái đều cho rằng chúng đương nhiên được thừa hưởng tất cả những gì bạn đang sở hữu trong khi bạn chẳng có quyền gì với tiền bạc của con cái. Vì thế, sau tuổi 50-60 bạn không cần phí sức, không cần phải hao tổn thêm sức khỏe để đổi lấy số của cải nhiều hơn bằng việc phải làm việc cật lực cho đến lúc xuống mồ. Tiền bạc của bạn chẳng có chút giá trị nào trước mặt thần chết.
Khi nào thì chúng ta ngừng kiếm tiền? Bao nhiêu tiền là đủ? Một trăm ngàn? Một triệu? Mười triệu? Từ hàng ngàn hectare ruộng đất bạn cũng chỉ ăn được chút ít rau quả và một nửa chiếc bánh mì mỗi ngày; từ vài ba căn nhà bạn đã xây, thực tế là bạn chỉ cần vài mét vuông cho bạn: một chỗ ngủ, một chỗ nghỉ ngơi, một chỗ tắm và một chỗ làm bếp. Với chừng ấy thời gian mà bạn cần một chỗ ở, một số tiền để ăn, để mặc và một số vật dụng cần thiết khác… thế là bạn đã sống tốt rồi. Chỉ cần SỐNG VUI VẺ, HẠNH PHÚC là được.
Nên nhớ gia đình nào cũng có vấn đề, bất luận là ở chế độ xã hội nào, bất luận ở đâu, giàu hay nghèo, gia đình cũng như xã hội luôn luôn tiềm ẩn các vấn đề. Vì thế bạn ĐỪNG SO SÁNH VỚI NGƯỜI KHÁC về phương diện tài chính, Đừng quan tâm đến việc ai có nhiều của cải hơn, hoặc con cái ai thành đạt hơn về vật chất, mà hãy đi chơi nhiều hơn, đi uống cafe, gặp bạn bè, ăn món ăn mình thích, làm những việc mình thích và cho là quan trọng, có điều kiện thì đi du lịch đến những miền đất mới, gặp gỡ những con người khác với những người xung quanh nơi mình sống, đi du lịch nước ngoài.
Hãy nhanh chóng đặt lên bàn cân để so sánh xem ai có nhiều thời gian rỗi hơn ai, hạnh phúc hơn, ai khỏe mạnh và sống lâu hơn. Đừng BẬN TÂM đến NHỮNG ĐIỀU MÀ BẠN KHÔNG THỂ THAY ĐỔI vì nó chẳng giúp gì cho bạn, mà trạng thái tinh thần không tốt còn dẫn đến bệnh tật.
Hãy tạo cho mình một trạng thái thường xuyên ổn định, và hãy xác định xem điều gì làm bạn hạnh phúc. Hãy sống khỏe mạnh và vui vẻ, hãy lên cho mình một kế hoạch và chờ đợi những ngày tiếp theo.
Một ngày sống mà không có phút giây nào vui vẻ là một ngày bị mất đi một cách uổng phí. Một ngày dù chỉ có một giây phút vui vẻ cũng là một ngày được lợi. Một tâm hồn lạc quan giúp chữa lành bệnh tật nhanh chóng. Nhưng MỘT TÂM HỒN HẠNH PHÚC KHÔNG CÓ CĂN BỆNH NÀO PHẢI CHỮA cả, bởi nó giúp bạn đẩy lùi bệnh tật…
Hãy giữ cho bạn một trạng thái tinh thần tốt, hãy ra ngoài thường xuyên, đi dưới ánh mặt trời, ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin và khoáng chất, và hãy vượt qua mọi trở ngại để sống thêm 30-40 năm với thể lực và sức khỏe dồi dào.
Hãy BẰNG LÒNG VỚI NHỮNG GÌ BẠN ĐANG CÓ và những gì có ở xung quanh bạn.
Và ĐỪNG QUÊN BẠN BÈ. Họ chính là sự giàu có của cuộc đời bạn. Hãy giữ mối quan hệ bạn bè lâu dài, hãy tôn trọng một số nguyên tắc cơ bản:
- CHỊU KHÓ NGHE VÀ ĐỪNG NGẮT LỜI
- HÃY NÓI CHUYỆN CHỨ ĐỪNG NHẠO BÁNG
- HÃY TRẢ LỜI CÂU HỎI CHỨ ĐỪNG PHẢN ĐỐI
- HÃY THA THỨ CHỨ ĐỪNG TRÁCH CỨ
- ĐÃ HỨA THÌ KHÔNG ĐƯỢC QUÊN
Nếu rèn luyện và làm được như thế bạn sẽ KHÔNG BAO GIỜ CÔ ĐƠN.

Sưu tầm.
Phượng Các
#15 Posted : Wednesday, August 12, 2015 1:36:23 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
AI BẢO CAO NIÊN LÀ KHỔ?
Thi Phương HNN
Nhiều người già vẫn có tâm sự “nghiệt ngã” về tuổi cao niên của mình. Thương thân trách phận
là tính thường tình của con người, như chúng ta đều có thể cảm nhận - nhất là nếu đè nặng lên
cuộc sống con người là nỗi ám ảnh tha hương và cuộc sống tha phương cầu thực trước mắt của
bao nhiêu người đồng hương. Ngay cả những người chẳng có lý do gì đề oán thán, như những
người thuộc lớp trên 1% hay 5% trong xã hội Mỹ, là thành phần đang cảm thấy ngày càng xa
cách với mọi người ở bao nhiêu tầng lớp dưới bởi vì khoảng cách do bất bình đẳng kinh tế và xã
hội đang cứ thêm khơi rộng, cũng cứ than vãn một đàng bị nhà nước “truy bức” về thuế khóa,
một đàng bị quần chúng “cô lập”. Huống chi người già! Và những người già thuộc thế hệ babyboom!
Nhất là những người vừa trài qua cơn địa chấn suy thoái nhưng đang có cảm tưởng chưa
hồi phục được cho dù kinh tế Mỹ vẫn đưọc coi đang trong quá trình hồi phục, dù trục trặc trầy
trật mãi - từ năm 2009 cho đến nay.
Giữa người già và người trẻ, người ta vẫn nói có một “khoảng cách thế hệ” (generation
gap) khiến cho hai lớp tuổi này không gần được với nhau cho dù có thể là cha con, chú cháu…
Đúng là người ta rất khó hiểu nhau nếu chỉ biết phần mình và không chịu hiểu nhau. Tuổỉ trẻ
đương nhiên chưa có thì giờ để sống để thấy đời là bể khổ, cứ lao vào chuyện kiếm tiền bãc danh
vọng với tất cả tham sân si, cùng lắm thì chỉ mới biết cái khổ do “sinh” mà ra (thực ra cũng chưa
là khổ gì). Trong khi đó, người già nào hẳn cũng phải đả nếm đủ “sinh, bệnh, lão” – chì thiếu
một điều chưa có kinh nghiệm, nhưng trước sau gì cũng biết. Trong xã hội Việt Nam thời trước,
không nhất thiết phải là thời của Tự Lực Văn Đoàn, mà ngay dưới thời chúng ta còn có quê
hương, làng mạc, đất nước của mình, ngay trong thời chiến tranh, con cái còn đặt nặng nghĩa vụ
phụng dưỡng cha mẹ già “cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”, cho nên người già cảm thấy ít mất
mát, rất an ủi, rất vững tâm. Bên này, “cuộc diện văn hóa” đã thay đổi… Đó chính là cái “quả”
của “Ngày Vui Đại Thắng”!

Những nhà khảo sát tâm lý thường nói rằng thế hệ baby-boom ở Mỹ (sinh từ 1946 đến
1964) vẫn quen một nếp sống ít nhiều có tính cá nhân chủ nghĩa do những điều kiện vật chất
kinh tế của nước Mỹ phát triển đa dạng trong các thập niên cuối của thế kỷ 20, cùng với những
biến chuyển trong chính trị, kinh tế, xã hội Mỹ trong thời kỳ đó. Đàn ông thì không thích lấy vợ,
đàn bà muốn có chồng nhưng sợ có con. Cho nên họ vẫn quen với chuyện không cần nương tựa
vào ai và cũng không muốn ai nương tựa vào mình (vì thế có khi bị phê bình cũng đúng là “ích
kỷ” và “vô trách nhiệm”). Và như ta đã thấy, vì thế mà người ta đang lo rằng dân số da trắng
“không gốc Mễ” (non-Hispanic whites) ở Mỹ chẳng bao lâu nữa sẽ không theo kịp với dân số
tăng tốc “đêm bảy ngày ba, vào ra không kể” của người da đen hay người di dân Latino. Và
người da trắng sẽ trở thành “dân tộc thiểu số” ở nước Mỹ. Thế nhưng, gấn đây, đánh giá đó đã có
phần nào thay đổi: những người già ở Mỹ bắt đầu thấy quạnh hiu. Những người da trắng ít con
cái hay không có con cái nay cũng biết cô đơn, cảm thấy bực bội và không mấy hoan hỉ khi nhìn
đến viễn ảnh nursing home. Nên nhớ rằng trong sự tràn ngập, “lớn mạnh” của những người ít
nhiều tâm thần hiện nay trong xã hội Mỹ, thế hệ baby boom vẫn có “đóng góp xứng đáng”.
Phải nói cho công bằng, những người 60, và nhất là những người 70, đương nhiên có
những nỗi buồn u uẩn có lý. Ngưòi ta cho rằng đất Mỹ, tuy là “land of opportunities” và
“promised land”, nhưng chỉ dành cơ hội cho những người đang còn sức lao động, đang còn khả
năng làm ra tiền để mua xe hơi, trả tiền nhà, đi du lịch… Những lời hứa thì bay đi như cơn gió
mùa thu khi người ta đi vào tuổi Medicare 65 và phải sống nhờ vào Social Security và bảo hiểm
y tế của chính phủ.

Người già đang có những nỗi lo thực tế, đáng làm cho mất ăn mất ngủ. Dĩ nhiên, tuy
chẳng phải ai cũng là Phật tử cả (ở nước Mỹ, cứ 1.000 người mới có được 7 người theo đạo Phật,
trong khi có đến cả 200 người “vô đạo”), nhưng ý thức về “sinh bệnh lão tử” vẫn dẫn đến đêm
đêm những tiếng thở dài. Người ta vẫn muốn kéo dài cuộc sống hơn là kéo dài cái chết. Như vậy,
ai cũng phải lo chuyện lão và bệnh - chăm sóc và bệnh tật khi tuổi già. Bệnh tật của tuổi già ngày
càng độc đáo, phức tạp, toàn là những bệnh chết người đổ tới, ngày càng tốn kém trong chữa trị
hay nằm viện chờ thời, chẳng mấy ai chịu nổi - trừ nhà nước. Các công ty dược phẩm, nhà
thương, bác sĩ, nha sĩ… thì thương gì nhà nước, coi của công cũng như của chùa, cho nên những
“từ mẫu” này đều có những máy chém hiện đại và tân trang luôn – không hề hỏng, không hề hư.
Các hãng bảo hiểm y tế nhân đó đương nhiên cũng có những điều kiện để gài bẩy bệnh nhân.
Về việc chăm sóc ngưòi già, đây là câu chuyện còn rùng rợn hơn. Nước Mỹ ngày càng
đông người già do thế hệ baby-boom tràn tới, tuổi thọ người Mỹ dài hơn, trong khi sinh suất lại
kém đi. Cho nên, nói chung, những thế hệ trẻ lo không xuể gánh nặng cao niên. Người già mà
vào nhà an dưỡng hay được cho người đến chăm sóc tại gia (home care) đều tốn kém lớn cho
nhà nước. Hay cuối cùng thì vào hospice (nhà tận sinh)… Nhiều người già phải mất nhà mất cửa
vì những chuyện đó. May mà chỉ mất về sau, nếu trước đó không khéo “di tản” kịp thời quyền sở
hữu…

Điều mà người ta lo chính là những chuyện ngân sách của chính phủ, liệu thiếu hụt ngân
sách thường trực hiện nay có cho phép chính phủ rộng rãi ban phát trong phúc lợi xã hội được
chăng theo tinh thần kinh tế học Obama (Obamanomics). Sự cạn kiệt dần của các Quỹ An sinh
Xã hội (tức tiền người ta phài đóng góp tiết kiệm khi đi làm đế được an toàn khi tuổi già), và tiền
của Quỹ bảo hiểm y tế cho người già Medicare. Lâu lâu, người ta lại nhắc nhở rằng 20-25 năm
nữa, hai quỹ này cạn tiền vì lý do người già đông quá và sống lâu quá, thế nào cũng có người già
nghe vậy mà phát điên… Như thế, người cao niên biết làm sao bây giờ?
Đó là những chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Cho nên đó không phải là câu chuyện
đáng nói. Đáng nói là câu chuyện “Ai bảo cao niên là khổ, cao niên sướng lắm chứ” mà tờ The
New York Times gần đây đã phân tích.

Một số người chịu suy nghĩ đã nói một cách triết lý: “Tuổi già phải là tuổi sung sướng
nhất đời, bởi vì họ đã biết, đã thấy được tất cả những gì cần thấy, cần biết. Họ đã biết, đã thấy
nhiều hơn những thế hệ trẻ, họ có những chín chắn, trưởng thành trong suy nghĩ, ít mục tiêu hơn,
ít đua đòi hơn, cuộc sống hướng thượng, hướng thiện, hướng giải thoát hơn. Tuổi trẻ ham làm ăn
quá, bao nhiêu cũng không vừa, vướng nợ vướng nần, cho nên tối mắt tối mũi, không có thời giờ
để quan sát, để suy nghĩ, mà không suy nghĩ được thì cũng hơi giống cỏ cây, làm sao “hiện hữu”
như con người được.

Nhưng cái sướng của người già như báo NYT phân tích gần đây không ở chỗ đó.
Theo tờ báo này, phần lớn người Mỹ phải chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng trong thời
kinh tế suy thoái cũng như sau đó. Nhiều người điêu đứng vì mất công ăn việc làm (tỷ lệ thất
nghiệp chính thức có khi lên đến hơn 10% - chưa kể số người phải làm việc bán thời gian và tiền
công thấp), tiền lương trì trệ, và giá trị chứng khoán đầu tư, hay tài sản nhà cửa trong bảng kết
toán của nhiều gia đình bị mất giá khủng khiếp. Đến nay, trong dân số những người trên 18 có
thể đi làm, tỷ lệ có viêc làm xuống đến mức 62.3%. Nhiều gia đình còn bị mất nhà vì lỡ nghe lời
các nhà địa ốc xúi dại. Dĩ nhiên, ông trời cao quá nên không có mắt. Nếu không đem Tổng thống
George W. Bush ra hạch tội, thì phải nói rằng trách nhiệm chính của vụ tan hoang này là ở lớp
trên 1%, 5% được ông Bush cho ưu đãi thuế nhiều quá nên cao hứng làm càng từ hoạt động địa
ốc đến tài chánh ngân hàng. Thế nhưng chẳng những phục hồi sớm nhất, lớp siêu giàu này đang
phất mạnh hơn tất cả mọi người trong thời hậu suy thoái hiện nay. Nhờ suy thoái, họ càng giàu
hơn trước (bởi vậy có người cứ mong suy thoái trở lại), cho nên cái phạt mà chính phủ Mỹ vừa
đánh vào một loạt năm ngân hàng, người ta chỉ cười, vì chẳng thấm tháp vào đâu, họ còn dư giả
chán để bỏ tiền đi tìm một ông tổng thống mới bên đảng Cộng Hòa tài đức tương đương với ông
Bush anh. Và có ai phải ngồi tù cho dù cả xã hội tan tác, chẳng biết bao nhiêu người phải tự tử?
Tuy thế, trong thảm kịch bất bình đẳng kinh tế đang khơi rộng trầm trọng ở Mỹ hiện nay,
có một nhóm trong xã hôi mà tài sản đã được bảo toàn tương đối vững vàng: đó là những người
cao niên. Nhờ lợi tức từ An sinh Xã hội (Social Security), hưu bồng và đầu tư, và cũng nhờ càng
ngày càng có nhiều người già đã phá lệ về hưu sớm, cứ nhất định đi làm cho được, bán thời gian,
ba cọc ba đồng cũng cứ làm, cho nên người già chẳng những có thề chống lại cơn suy thoái kinh
tế bắt đầu từ năm 2007 mà còn có thể đã cải thiện được đáng kể “nồi cơm” của mình, theo phân
tich của tờ The New York Times, dựa trên những số liệu cua chính phù công bố. Bởi lý do đó mà
người ta đang thấy hiện tượng “tóc ngã màu” nơi giai cấp trung lưu của Mỷ. Khoảng 25 triệu
người Mỹ trong lớp tuổi 65-74 đã cho thấy là một thành phần ồn định vững chắc nhất trong thời
gian qua. Trong khi có thể có những trường hợp ngoại lệ, nói chung nhóm tuổỉ “mộng mơ già”
này đã sung túc về mặt tài chánh so với những thế hệ cao niên trước đây và còn có thể hưởng thụ
một tuổi cao niên thành công hơn so với những thế hệ cao niên trong tương lai, ngay cả so với
lớp tuổi trẻ hơn họ chỉ khoảng thập niên.


Theo phân tích của hai tác giả bài báo có tựa “America’s Seniors Find Middle Class
Sweet Pot” (Người cao niên của nước Mỹ tìm thấy chất ngọt của tầng lớp trung lưu), Dionne
Searcey và Robert Gebeloff, sự ổn định tài chánh của lớp già là một chiều hướng đã có từ mấy
thập niên qua. Trước đây, người cao niên thường là lớp yếu kém nhất trong các lứa tuổi. Ngày
nay, họ là thế hệ cuối cùng có được tiền hưu bổng truyền thống vốn rộng rãi, cùng là những
người hưởng chủ yếu phúc lợi từ một mạng lưới an toàn do chính phủ lập nên nhằm phục vụ
người cao niên. Họ cũng may mắn kiếm được lợi từ sự gia tăng giá địa ốc mạnh mẽ diễn ra trước
khi có suy thoái. Nhờ thế, mà thêm nhiều ngưòi cao niên nay có thể được xếp vào lớp trung lưu
middle class của xã hội – được định nghĩa là có tài sản và lợi tức trong lớp từ 40% lên đến 80%
(cao hơn 40% người nghèo nhất và thấp hơn 20% người giàu nhất). Lợi tức trung vị cho những
người 75 tuổi trở lên cũng gia tăng, nhưng cũng không bằng lớp 65-74.

Ngược lại với xu hướng chung, lợi tức người cao niên đã gia tăng trong thời suy thoái.
Chính sự gia tăng này đã làm cho sự bất bình đẳng ít được nhận ra hơn, bởi vì các lứa tuổi khác
sự đi xuống trầm trọng hơn. Nhờ thế, lớp người 65-74 tuổi có mặt khá đầy đủ, đồng đều trên mọi
nấc lợi tức so với trước đây. Một yếu tố rất quan trọng mà chúng ta không thể quên đề giải thích
cho sự ổn định tài chánh này: người già ngày nay đi làm nhiều hơn - trái với suy nghĩ là nhiều
người đang về hưu sớm vi khó kiếm việc làm. Lý do lợi tức người cao niên cao hơn là vì người
ta trì hoãn việc về hưu sau khi về hưu chính thức. Có nghĩa là tuy già rồi nhưng người ta có cách
an hưởng tuổi già mới: vẫn còn chịu kéo cày để giảm stress vì thời cuộc thay vì rút lui sớm. Theo
phân tích thống kê, trước đây, cứ năm người già có một người đi làm. Ngày nay, tỉ lệ này là 1/3.
Giới chủ công ty cũng sẵn sàng mướn người già hơn, việc gì cũng làm, mức lương nào cũng
nhận, không đòi hỏi phúc lợi và bảo hiểm vì ngưòi ta đã có sẵn. Chính vì vậy mà nhiều người trẻ
kiếm việc làm khó khăn! Và khoảng cách thế hệ già trẻ càng thêm trắc trở, nghi kỵ, xa vời!
Sự gia tăng lợi tức cũng đuợc phản ảnh nơi chi tiêu – người già nay xem chừng tăng chi
tiêu nhiều hơn các lứa tuổi khác. Người ta đâu cần để dành nữa. Họ dám sống nhiều hơn ở những
khu chung cư cao cấp dành cho cao niên. Người ta đi du lịch nhiều hơn. Người ta sẵn sàng mua
sắm hơn, cho dù mua mà chưa chắc đã dùng – khác với những thế hệ trẻ đang tiết kiệm nhiều
hơn so với trước. Và báo chí cũng đang nói nhiều đến hiện tượng “phục hồi” giá trị gia đình ở
Mỹ: cha mẹ già sẵn sàng mở cửa đón “ngày trở về” của những đứa con đang gặp khó khăn vì
kinh tế.

Đương nhiên, người già rất xứng đáng được hưởng những điều đã kể. Vào tuổi này mà
trời không cho hưởng thì còn “biết tới bao giờ”. Bởi vậy mà có nhiều người chưa già lắm đang
hấp tấp trở thành người già – không hiểu thực sự… tuổi già buồn lắm, cho dù người cao niên ở
Mỹ thì không có cái khổ cái khó trong cách đời thường.

nguồn: thunhan.org
Phượng Các
#16 Posted : Saturday, December 26, 2015 8:17:26 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Tâm sự người về hưu
Người Phương Nam

Ông Minh khi đi tị nạn tới Úc thì đã bốn mươi tuổi đời, cái tuổi mà theo người Âu Mỹ là cái tuổi khởi đầu cho công danh sự nghiệp nên cũng không muộn màng lắm đối với một kẻ tị nạn bắt đầu làm lại cuộc đời nơi xứ người như ông. Sau hai mươi lăm năm trời, một phần tư thế kỷ làm việc trả nợ công dân góp phần xây dựng nước Úc, ông về hưu lúc sáu mươi lăm, đúng tuổi hưu trí mà chính phủ đã quy định cho tất cả mọi người dân.

Trước ngày ông thôi việc, nhân viên làm lương tính sổ cho ông thấy ông còn dư tới 146 ngày sick leave (nghỉ bệnh) và ba tháng holiday cộng thêm long service leave (nghỉ thâm niên ba tháng) vị chi là sáu tháng. Theo lụât công đoàn, “sick leave” hằng năm không lấy thì kể như bỏ, chỉ có holiday mới được để dồn năm này qua năm nọ nghỉ chừng nào cũng được.

Vì vậy khi lãnh tiền hưu trí, ông không được lãnh khoản tiền sick leave, bạn bè tiếc hùi hụi cho ông, nói sao lúc đi làm ông không kiếm bệnh để nghỉ, bây giờ không lấy được đồng nào thiệt uổng. Ông Minh nói trời thương cho tôi không bị bệnh là có phước rồi, khi không khai bệnh lấy ngày nghỉ ở nhà chơi thấy quấy lương tâm quá, chừng nào bệnh thiệt hẳn hay. Một con người có bản tính ngay lành chân chỉ như ông vậy dĩ nhiên là không thích ăn không ngồi rồi bởi vì “nhàn cư vi” có ngày sẽ sinh “bất thiện”.

Do đó, trước khi nghỉ làm, ông cứ băn khoăn lo lắng cho thời gian sắp tới ở nhà không có việc gì làm chắc sẽ trở thành bất đắc chí buồn chán sanh tật họăc phát điên lên được. Ông đi kiếm mấy người quen đã về hưu trước mình hỏi thăm coi họ làm gì để đốt thời gian cho hết khoảng đời còn lại. Nghĩ cũng trớ trêu buồn cười thật. Người đi làm thì học hỏi kinh nghiệm là phải, đằng này về hưu cũng phải tìm người vấn kế thọ giáo để noi theo. Khổ thiệt! Có người bày cho ông Minh đi làm việc thiện nguyện giúp đời tùy theo khả năng và sức khỏe của mình. Có người thì nói:

- Gắn cái internet chơi đi, rất hữu ích, mọi chuyện trên thế giới đều thu gọn trong đó, biết bao nhiêu chuyện cho mình học hỏi nghiên cứu. Còn không thì đi thư viện mượn sách về đọc, nếu có hứng thì dịch bài tiếng Anh gởi đăng báo cho vui. Ôi! Thiếu gì công chuyện, lo gì. Sợ là sợ làm biếng không chịu làm, chớ muốn làm thì biết bao chuyện để làm.

Có người lại cho ý:

- Ông từ trong bộ ra, đã rành rẽ đường đi nước bước như trong lòng bàn tay, hay là mở một văn phòng di trú tư làm chủ, “có ăn’’ lắm đó, nhứt là ông được nhiều người biết đến, chắc người ta sẽ ủng hộ ông lắm.

Ông Minh cười lắc đầu nói:

- Tôi “có ăn’’ đủ quá rồi nên giờ đây muốn nghỉ. Nếu muốn làm thì tôi vẫn có thể làm tới bảy mươi. Big boss tôi hỏi mà tôi từ chối đây nè, tội gì lại đút đầu vô nữa cho thêm mệt. Tôi hòng ra khỏi chớ chẳng mong bước vào. Làm cho nhiều chết cũng có mang theo được đâu. Ở nhà hủ hỉ với vợ con cho ấm tuổi già. Từ khi qua Úc tới giờ tôi chưa có dẫn bả đi chơi đâu hết. Cứ lo làm không hà. Tội nghiệp bả cũng không đòi hỏi phàn nàn gì.

Tại tánh ông Minh hay lo xa sợ hờ như vậy chớ ông có hai thằng cháu ngọai, một thằng mới sanh và một thằng một tuổi rưởi. Rồi đây ông mặc sức mà bận rộn bù đầu thở không kịp chớ vợ con đâu dễ gì cho ông ở không mà ông sợ thất nghiệp.

Và cuối cùng thì ngày hưu cũng tới với ông. Ông gác bút, “sayonara” đồng nghiệp bạn bè một đi không trở lại. Về phụ bà xã babysit hai thằng cháu cho con cho rể đi làm. Tưởng đâu out of work thì sẽ có nhiều giờ rảnh rổi lắm, ai dè nghỉ ở nhà rồi ông mới biết trong nhà ông cái gì cũng có nhưng kiếm không ra chữ “nhàn”.

Bây giờ ông bận tối mặt tối mũi vì công việc nhiều gấp mấy lúc đi làm. Ông chẳng khác nào một Mister Mom, rành sáu câu công việc chăm sóc baby như thay tả, cho bú, bồng bế, hát ru vv… Mỗi khi cho bú xong bình sữa, ông còn biết ẳm đứng thằng nhỏ lên vuốt vuốt lưng cho tới khi nó ợ được một cái cho tiêu thì mới để nó xuống nằm chơi hay trườn, bò, lăn lết gì đó mặc sức chớ không "ợ" thì một hồi sau nó sẽ ọc sữa tùm lum. Mỗi khi phải chở bà xã và hai thằng cháu ra ngoài đi shopping hay đi công chuyện, ông đều mặc cái quần cargo kaki sáu túi, hai túi trước, hai túi sau và hai túi hai bên đầu gối. Ông “cụ bị” nào là bình sữa, bình nước, “tù và’’(núm vú cao su), khăn giấy, mobile phone, chìa khóa xe, chìa khóa nhà… Lung tung như là một anh biệt kích commando trong tư thế sẵn sàng ứng chiến. Có khác chăng là cảm tử quân người ta trang bị vũ khí súng ống, lựu đạn cay, hơi ngạt, dao găm, dây nhợ, vv… Còn ông thì trang bị baby stuff và toys đầy mình. Người quen nào tình cờ gặp lại ông chắc không tránh khỏi ngạc nhiên lẫn buồn cười không ngờ ông “xuống đời” tới như vậy bởi vì :

Ngày nào cà vạt sơ mi
Bây giờ quần thợ kaki loàng xoàng
Ngày nào cặp táp đường hoàng
Bây giờ bao bị đẩy pram lè phè

Nhưng đối với ông thì ông rất happy với cái job giữ cháu này vì hồi xưa có con, ông bận đi làm suốt, không mấy khi có thời gian enjoy con cái như bây giờ. Về hưu có cháu, hằng ngày được theo dõi mọi biến chuyển của chúng từ tiếng cười tiếng nói bi bô tới những bước chân chập chững đầu tiên té lên té xuống. Hoặc đến khi bọn chúng lên ba lên bốn, ông thường xuyên phải chơi puzzle, leggo hay làm batman, superman, transformer đấu với bọn chúng, ông cảm thấy thích thú làm sao! Con nít ở xứ giàu có văn minh thật là sung sướng, hồi ông cỡ tuổi bọn chúng bây giờ, quê hương ông giặc giã chiến tranh triền miên, cái ăn còn khó lọ là cái chơi. Ông chỉ có một món đồ chơi duy nhứt là một con trâu được nắn bằng đất sét mà ông đã mừng rỡ đi khoe đầu trên xóm dưới cùng làng.

Khi bọn chúng tới tuổi đi học, ông lại thêm cái job đưa rước hai cháu đến trường. Job này có thời khóa biểu hẳn hoi đúng giờ đúng khắc nhứt định cho nên ông càng alert như nhà binh.

Từ ngày bút gác việc thôi
Thân tôi như thể thiên lôi xuống trần
Sớm mai rửa mặt ra sân
Quơ qua quơ lại giản gân tỉnh người
Rồi vô uống tách sữa tươi
Dông xe ra tiệm mua bao bánh mì
Qua nhà con gái liền khi
Đưa con đưa rể tức thì xuống ga
Chở hai thằng cháu về nhà
Bà cho ăn sáng ông đưa đến trường
Sau khi chở vợ shopping
Về nhà đọc báo xem tin nghe đài
Ăn trưa quấy quá sơ sài
Ra vườn thơ thẩn rồi vào nghỉ lưng
Độ hai giờ rưởi khỏang chừng
Chạy đi rước cháu về trông tới chiều
Chờ khi điện thọai reo kêu
Ba ơi ra rước, con yêu tới rồi
Cơm chiều chuẩn bị xong xuôi
Cháu, cơm, con, rể về đầy một xe
Đó là mục chánh chủ đề
Còn bao nhiêu chuyện nhiêu khê bên lề
Ngày hơn chục bận đi, về
Chạy xuôi chạy ngược tứ bề gần xa
Lại thêm giúp vợ chuyện nhà
Để bà được chút gọi là xã hơi
Việc nhà là việc chẳng ngơi
Trăm công ngàn việc vừa vơi lại đầy
Giúp cho bà đỡ hao gầy
Kẻo bà đi trước còn ai sớm chiều…

Ngày tháng dần trôi, năm nay hai thằng cháu ngọai ông đã học lớp hai và lớp ba nên đi học về đứa nào cũng có homework (bài làm ở nhà). Ông Minh lại có cơ hội trở về nghề cũ là thầy giáo, dạy kèm hai cháu, chỉ khác là hồi xưa ông dạy lớp tú tài, bây giờ dạy con nít, nhứt là hai thằng cháu cưng nên rất khó dạy vì bụt nhà không linh. Mỗi lần kêu làm homework là ông cháu có cái màn kèo nài trả giá. Cháu thì xin chơi game một chút trước, còn ông thì nói làm bài trước rồi mới được chơi sau. Hai thằng cháu mè nheo mãi rốt cuộc bà phải làm trọng tài phân xử:

- Thôi mới đi học về mà bắt học nữa học sao vô. Cho tụi nó ăn snack (ăn lót bụng), uống nước, nghỉ ngơi coi TV nửa giờ rồi mới học. Học xong thì cho chơi game trong lúc chờ ba má tụi nó về.

Bọn nhỏ nghe vậy thì OK ngay nhưng cũng không bỏ được cái tật được cưng chìu dể ngươi cho nên vừa làm bài vừa chơi, lát lát vẽ bậy vẽ bạ lên giấy họăc khều móc rồi thụi nhau hay có khi làm biếng nằm dài trên bàn làm ông ngoại cứ phải la rầy không ngớt. Suốt một buổi chiều từ 2 giờ rưỡi cho tới khi ba má bọn chúng về, ông Minh mệt bở hơi với tụi nhỏ; nhiều khi ông phải nhờ bà xã ông kèm một thằng phụ ông. Mà bà xã ông thì đa đoan công chuyện, buông cái này bắt cái kia không hở tay, vừa nấu nướng vừa dọn rửa lau chùi, rồi phải vô hộp sẵn cho con cháu take away mang về ăn chiều, lại phải vừa dòm chừng hai thằng nhỏ không biết lúc nào bọn nó nổi điên đánh nhau chí mạng. Thằng em thì cắc cớ hay chọc cho thằng anh đổ quạu rượt đánh xà ngầu cho đã nư, mà khổ nỗi hai thằng là võ sinh Karate nên nhiều lúc bà ngọai nhào vô can bị bọn nó xuất chiêu té nhào.

Chiếu tối sau khi giao trả tụi nhỏ cho ba má chúng, về nhà ăn tối xong thì đã hơn tám giờ. Ông còn giúp bà xã ông hút bụi lau nhà, coi như vừa exersice cho tiêu cơm vừa làm sạch nhà cửa theo thói quen. Sau đó ông ra sau vườn đi tới đi lui nửa giờ tĩnh tâm cầu nguyện, trong lúc bà xã ông chạy đi tắm thì “lội” vô internet coi email. Cứ như vậy ngày này qua ngày nọ, ba cái tạp chí tiếng Anh như Time Magazine hay National Geographic ông đặt mua chất đống cao nghều nghệu mà còn không có thời giờ mở cái bao ra để coi cái tựa nữa nói chi tới chuyện dịch bài. Bây giờ thì ông mới thấy buồn cười cho sự lo lắng thái quá của ông trước kia.

Nỗi băn khoăn của ông trước kia đã có câu giải đáp và bao nhiêu dự tính thực hiện trước khi về hưu giờ đây đã không còn cần thiết hay ý nghĩa gì nữa mà quan trọng nhứt đối với ông là hai thằng cháu ngọai yêu quý, niềm vui tuổi già. Không biết lớn lên chút nữa, rời khỏi vòng tay ông để theo chân bạn bè hay lăn vào đời sống, bọn chúng có còn biết tới ông không; nhưng chẳng hề gì, xưa nay nước mắt chảy xuôi, tình thương miễn được trao ra là đã mãn nguyện rồi. Có được đáp lại hay không cũng không cần thiết.

Ông giờ tuổi đã bảy mươi
Còn cháu chỉ mới tuổi mười mà thôi
Cách hơn nửa thế kỷ đời
Cháu cười răng ngọc ông cười răng long
Răng long chẳng phải răng rồng
Mà vì sắp rụng sắp xong kiếp này
Tóc xanh cháu dệt tương lai
Còn ông tóc trắng chờ ngày ra đi
Ra đi ông chẳng để gì
Chỉ mong hai cháu nhớ ghi một điều
Đừng nên tham lắm muốn nhiều
Hãy vui biết đủ những gì trời ban
Ông thương hai cháu vô vàn
Quý như bảo vật trời ban đời này
Đời ông công chức thẳng ngay
Làm lành tích đức để mai cháu nhờ
Cuộc đời hung hiểm không ngờ
Có cây phước đức sẵn chờ chở che
Dù mưa dù nắng không e
Tai qua nạn khỏi thuận ghe xuôi đường
Đời người biết mấy nhiểu nhương
Cầu cho hai cháu trọn đường bình an
“Bình an’’ lời Chúa chúc ban
Bình an thể xác bình an tinh thần
Bấy nhiêu đã đủ phước phần
Để mà vững bước vững tâm vào đời
Gia tài ông chỉ mấy lời
Dù bao phú quý ơn trời vẫn hơn

Bây giờ nếu có ai hỏi ông chớ "out of work" (hết việc làm) ở nhà có buồn chán không thì ông sẽ cười tít mắt nói rằng: “Có rảnh chút nào đâu mà buồn, lo mấy thằng cháu, chăm sóc vườn tược và phụ chút chuyện nhà với bà xã đã hết ngày, không có giờ nghỉ lấy đâu mà chán. Nếu mình đừng nghĩ đến mình nhiều quá mà hãy nghĩ tới những người thân của mình đang rất cần mình thì sẽ thấy mình cũng còn hữu dụng lắm chớ chưa phải “hết xài’’ đâu. Ông cứ hưu trí đi rồi sẽ biết”.

Nửa đời trả nợ công dân
Tháng năm còn lại đỡ đần cháu con
Một mai nằm xuống yên lòng
Gia đình xã hội không còn nợ ai

Người Phương Nam
(viết cho ông ngoại hai cháu)
http://www.quinhon11.com...-nguoi-ve-huu.html#more
Phượng Các
#17 Posted : Monday, June 6, 2016 7:59:28 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Truyện: Tuổi Già Là Thời Sung Sướng Nhất
Tác giả: Tràm Cà Mau

https://www.youtube.com/...Y4pBwbEdBMcQhVo6etpZtxjh
Phượng Các
#18 Posted : Sunday, August 7, 2016 9:21:22 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Cuộc sống người già Nhật bản

Lý Anh.

Nhật Bản là một trong những nước nhân khẩu lão hóa trầm trọng nhất thế giới. Trong hơn 120 triệu dân số, các cụ cao niên từ 60 tuổi trở lên chiếm tới một phần tư. Trong đó, phần lớn là các cụ sống độc thân. Nhiều cụ không chịu nổi cuộc sống “người không ra người, ngợm không ra ngợm”. Trong khi đó, những người phạm tội bị nhốt trong tù được ăn ở miễn phí, ốm đau được chữa bệnh không mất tiền, một số cụ bèn cố tình đi ăn cắp vặt cho phạm tội để được vào ngồi tù. Từ đó ngày càng có nhiều cụ cao niên vào ngồi tù, dần dần biến một số nhà tù thành … viện dưỡng lão.

Cố tình phạm tội để ngồi tù
Căn cứ vào “Sách trắng phạm tội 2015” (White paper on crimes 2015), những năm gần đây, tại nước Nhật Bản có nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, ngày càng có nhiều cụ cao niên từ 60 tuổi trở lên cố tình phạm tội để được vào ngồi tù. Năm 2014, Nhật Bản có 22.000 người phạm tội phải ngồi tù, trong đó có 2.300 cụ cao niên từ 60 tuổi trở lên, so với các thống kê từ 1991 trở đi, lần đầu tiên tỷ lệ các cụ cao niên vào ngồi tù trên 10%. Khi công bố về số người phạm tội 6 tháng đầu năm 2015, Sở Cảnh sát Nhật Bản cho biết, các cụ cao niên gây ra 23.000 vụ án, thanh thiếu niên từ 14 đến 19 tuổi chỉ gây ra 19.000 vụ. Nếu tính từ năm 1989 trở lại đây, đây là lần đầu tiên các cụ cao niên phạm tội nhiều hơn thanh thiếu niên.

Một số học giả sau khi nghiên cứu tại sao người già ở Nhật Bản lại thích ngồi tù đã có cùng nhận xét: Gần 20 năm qua, kinh tế Nhật Bản suy thoái, phúc lợi xã hội ngày càng giảm bớt, nếu chỉ dựa vào lương hưu hoặc tiền trợ cấp xã hội, nhiều cụ cao niên phải sống những ngày thiếu thốn, không những thế, lại có nhiều cụ sống trong cảnh cô đơn. So với những kẻ phạm tội ngồi tù được ăn ở miễn phí, chữa bệnh không mất tiền quả là kém xa. Thế là nhiều cụ cố tình phạm tội để được hưởng cuộc sống trong nhà tù.

Tờ Financial Times ra ngày 27/03/2016 từng đăng bài báo đầu đề “Japan’s elderly turn to life of crime to ease cost of living” (Các cụ cao niên Nhật Bản muốn vào tù sống để giảm bớt chi phí sinh hoạt) của Leo lewis, ký giả báo Financial Times thường trú tại Tokyo (Tokyo Correspondent at the Financial Times). Nội dung bài báo viết về các cụ cao niên do phúc lợi của chính phủ cấp phát không đủ sống, cố tình phạm tội vào ngồi tù để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hệ thống nhà tù của Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng về ngân sách, khi phúc lợi xã hội không đầy đủ khiến nhiều cụ cao niên phạm tội ngày một tăng.
Theo số liệu phạm tội tại Nhật Bản, có đến 35% số người phạm tội ăn cắp vặt trong các cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị là các cụ già trên 60 tuổi. Trong số này, 40% các cụ từng tái phạm hơn 6 lần.

Trong một tài liệu nghiên cứu về các cụ cao niên Nhật Bản cố tình phạm tội để được ngồi tù, học giả Michael Newman thuộc Tokyo-based research house (Custom Products Research) đã viết như sau:
Có nhiều lý do để khẳng định rằng, ngày càng có nhiều cụ cao niên “cố tình” ăn cắp vặt trong cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị với ý đồ được vào ngồi tù để hưởng đồ ăn, chỗ ở và chăm sóc y tế miễn phí.
Trong cuộc sống hằng ngày, các cụ cao niên sống vào đồng lương hưu hoặc trợ cấp xã hội của chính phủ, dù ăn uống tằn tiện, chui rúc trong những nơi ở tồi tàn rẻ tiền, một cụ già độc thân chi tiêu thật tiết kiệm vẫn phải chịu chi phí sinh hoạt cao hơn 25% so với khoản lương hưu cơ bản 780.000 Yên trong 1 năm (theo hối đoái ngày 07/07/2016, mỗi Yên trị giá khoảng 0.0100 Mỹ kim, 780.000 Yên tính ra khoảng 7,800 đô Mỹ). Trong khi đó, chỉ cần ăn cắp một chiếc bánh sandwich giá 200 Yên có thể lĩnh án tù 2 năm. Trong hai năm ngồi “bóc lịch”, mỗi tù nhân tiêu tốn của chính phủ Nhật Bản 8,4 triệu Yên. Bởi vậy, có thể nói, đó là lý do khiến ngày càng có nhiều cụ cao niên ở Nhật Bản phạm tội để được vào ngồi tù. Năm 2014, Bộ Tư pháp Nhật công bố con số các cụ cao niên phạm tội 6 lần để … được ngồi tù tăng 460% tính từ 1991 đến 2013.
Thậm chí, tốc độ gia tăng của số người già phạm tội ở Nhật còn nhanh hơn cả tốc độ lão hóa dân số ở nước này. Ước tính, với xu hướng lão hóa dân số như hiện nay, đến năm 2060, 40% dân số ở Nhật sẽ là những người trên 60 tuổi.

Ông Akio Doteuchi, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc NLI Research Institute, một tổ chức chuyên nghiên cứu về kinh tế, tài chánh và bảo hiểm ở Tokyo, dự báo tỷ lệ người già phạm tội nhiều lần ở Nhật Bản sẽ tiếp tục gia tăng. “Tình hình xã hội ở Nhật Bản đẩy người già vào hoàn cảnh cố tình phạm tội để vào tù. Tỷ lệ người dân Nhật Bản nhận trợ cấp xã hội đã lên mức cao nhất kể từ ngày kết thúc Đệ nhị Thế chiến. Khoảng 40% người già sống cô đơn. Đây là một vòng tròn luẩn quẩn. Khi ra tù, họ không có tiền và người thân sống cùng, vì vậy, họ lại cố tình phạm tội ngay lập tức để được quay lại nhà tù” …

Tuy nhiên, nhiều cụ cao niên Nhật Bản vẫn còn giữ thể diện và tôn nghiêm của mình, dù phải sống những ngày cực khổ và cô đơn cũng không muốn vào tù để mang tiếng mình là tù nhân. Chính vì vậy hiện nay ở Nhật Bản vẫn còn có nhiều cụ cao niên sống cô đơn một mình.

Những gì xảy ra sau ngày các cụ già cô đơn Nhật Bản từ trần?
Trong một xã hội đang lão hóa nhanh chóng như Nhật Bản, người cao tuổi vừa là trung tâm chú ý, vừa gây nên những vấn đề khác nhau. Ông Takako Sodei, một chuyên gia lão khoa tại Đại học Ochanomizu ở Tokyo, nhận xét: “Các gia đình ba thế hệ sống chung một mái nhà gần như chỉ còn trong … truyện cổ tích”.

Nhiều người cho rằng, công nghiệp hóa với nhịp sống gấp gáp là một trong những nguyên nhân khiến mối quan hệ gia đình ở Nhật Bản không còn gắn bó với nhau.
Chuyện người già sống một mình và chết trong cô đơn, không ai hay biết đã xảy ra rất nhiều ở Nhật Bản. Cục Phúc lợi và Sức khỏe Cộng đồng thành phố Tokyo từng công bố: Thủ đô Tokyo có hơn 2.200 người trên 65 tuổi chết trong cô đơn. Nhiều cụ chết được một thời gian, hàng xóm láng giềng ngửi thấy mùi hôi thối của tử thi mới đi báo cảnh sát và các nhà chức trách đến lo hậu sự.
Chính vì vậy, nhiều thành phố Nhật Bản xuất hiện một đội ngũ tình nguyện đi dọn dẹp những ngôi nhà bị bỏ hoang sau khi chủ nhân của chúng là người già chết cô đơn. Khi vào dọn dẹp, họ có thể thấy, hầu như khắp mọi nơi vẫn còn dấu hiệu của sự sống từng tồn tại – bát đĩa chưa rửa, thư chưa mở và những tờ lịch cũ chưa xé …

Hirotsugu Masuda, một nhân viên chuyên đi dọn vệ sinh tại những ngôi nhà đó đã nhìn thấy những gì, khi vào dọn nhà một cụ cao niên tuổi 85 sống cô đơn tại thành phố Tokyo. Cụ chết trong căn nhà của mình không ai biết. Khoảng 1 tháng sau hàng xóm ngửi thấy mùi hôi thối mới báo cho cảnh sát và đội vệ sinh của Masuda đưa tử thi người chết đi hỏa táng, dọn dẹp lau chùi làm vệ sinh, tẩy uế khử trùng. Đến nơi nhân viên đội vệ sinh nhìn thấy căn phòng bừa bộn, nhiều bát đũa chưa rửa, cơm thừa đã lên rêu mốc, đồ đạc vứt khắp nhà. Khi làm vệ sinh, họ đeo mặt nạ, dùng bình xịt hóa chất để diệt ruồi muỗi và những con nhặng bò lúc nhúc …
Ở đất nước trên 120 triệu người dân, trong đó các cụ cao niên trên 60 chiếm khoảng một phần tư, ngày càng có nhiều người chết cô đơn, do quan hệ gia đình trong xã hội lạnh nhạt khiến nhiều cụ phải sống một mình.

Các bác đọc xong, nghĩ gì về số phận của người già chúng ta?

Lý Anh


Phượng Các
#19 Posted : Friday, October 7, 2016 12:54:06 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Một sinh hoạt dành cho người cao niên ở Mỹ: được đi chơi, và được hướng dẫn tập hoạt động thể dục:

https://www.youtube.com/watch?v=DEgOCrQoZeA
Phượng Các
#20 Posted : Monday, April 17, 2017 8:37:07 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Viết lách là một phương thức để giết thời gian sau khi nghỉ hưu

* Lê Ngọc Châu

Dẫn nhập : Anh làm gì khi về hưu?, là câu hỏi thường được đặt ra. Không những đồng nghiệp, người quen Đức hỏi mà thỉnh thoảng gặp đồng hương quen biết vẫn thường bị hỏi như trên. Năm 2016, trong một sinh hoạt cũng có người quen hỏi như vậy trước sự hiện diện của vài đống hương khác nhưng còn nói thêm: "anh có thể cho biết để chúng tôi định liệu ...". Tôi trả lời tổng quát và bây giờ xin được góp ý với 2 hay 3 bài tóm lược, bắt đầu với bài viết hôm nay, như là một gợi ý nhỏ. Ngoài ra, vì ít nhiều mang tính cách tự thuật nên khó tránh khỏi đôi khi phải đề cập đến cái tôi đáng ghét trong bài. Mong quý độc giả hoan hỷ cho. Đa tạ (LNC).

* * *

Trong đời sống của mỗi người, đến một độ tuổi nào đó chúng ta cũng phải ngưng làm việc để dành thời gian nghỉ ngơi và an dưỡng. Nôm na gọi là "nghỉ hưu".

Đức quốc nói riêng, có một số người muốn về hưu sớm ở tuổi 55 sau hơn 30 năm làm việc (tuổi hưu chính thức cho đàn ông là 65t, gần đây tăng lên 67t !). Thông thường sau khi nghỉ hưu thì nhiều người đã lấp khoảng trống thời gian bằng cách chọn lựa cho chính họ những cách sinh hoạt phù hợp với hoàn cảnh, sức khỏe và khả năng.

Nhưng quan trọng là làm thế nào để tuy nghỉ hưu mà vẫn không "thất nghiệp"?

Có người quan niệm: nghỉ hưu là phải nghỉ cho khỏe, không làm gì cả, bù lại những năm tháng trước đó bận rộn với công việc nên họ đã chọn lối sống hoàn toàn thoải mái. Người có điều kiện thì đi du lịch, đi thăm con cháu, họ hàng hay bạn bè ở xa. Người thì vui thú điền viên, trồng rau, tưới hoa trong nhà, trong vườn (nếu có). Người thì tham gia tích cực vào các hoạt động thể thao, văn hóa ở địa phương như tập dưỡng sinh, đánh vũ cầu, văn nghệ…

Nhưng ngược lại, cũng có một số người sau khi nghỉ hưu đã bị sốc, vì họ không thích nghi được với cuộc sống mới và mang cảm giác rằng mình là "người dư thừa" bởi không còn công việc, các mối quan hệ như lúc đi làm. Điều này chẳng phải là hiếm trong thực tế. Khi nghỉ hưu, mỗi người chắc chắn sẽ đối mặt với một cuộc “khủng hoảng” nhẹ vì sự thay đổi môi trường sống. Có người cảm thấy “thừa thãi sau khi bị gạt" ra khỏi guồng máy xã hội.

Đối với câu hỏi : “Nếu nghỉ hưu, anh/chị sẽ làm gì?”, câu trả lời có tỷ lệ cao nhất là “Bắt đầu công việc cá nhân mới như tự kinh doanh” (32.2%). Tiếp theo là câu trả lời “Sống vui vẻ, làm những gì mình muốn mà chưa làm được” (21.9%); thi lấy các chứng chỉ, tìm kiếm con đường học vấn chuyên môn (18.9%).

Sau khi về hưu, hầu như không còn phải chịu sức ép của công việc nhưng một số người lại khó thích ứng với nhịp sống mới hằng ngày ở nhà. Họ thường tỏ ra khó chịu.“Tôi vốn là con người của công việc, giờ nghỉ hưu, tay chân như thừa thãi. Không khí ở nhà lúc nào cũng buồn tẻ khiến tôi cảm thấy ngột ngạt, bực bội vô cùng”. Do đó, người nghỉ hưu cần tập chấp nhận cuộc sống hiện tại. Hãy tìm công việc yêu thích để loại bỏ "stress" như tham gia hội người cao tuổi, câu lạc bộ yoga, học chơi các môn thể thao; dành nhiều thời gian để giải trí.

Như vậy, sự cân bằng mọi mặt đời sống sau khi về hưu rất quan trọng. Người già nên lưu ý tránh những áp lực của cuộc sống, đảm bảo dinh dưỡng, tăng cường các mối quan hệ và sinh hoạt tại cộng đồng nhằm đảm bảo tâm sinh lý, sống khỏe, sống có ích. Khi về hưu, nhiều người có thể cảm thấy buồn tẻ. Vì thế họ thường tìm đến các hoạt động cho người lớn tuổi và dành thời gian nhiều hơn cho những người thân yêu.

Mặc dù đã có chuẩn bị tư tưởng từ trước nhưng khi chính thức về hưu thì trong vòng mấy tháng đầu người vừa về hưu cũng phải đối mặt với nhiều xáo trộn về tinh thần lẫn vật chất. Họ luôn cần một khoảng thời gian để tìm hiểu và thích ứng với nếp sống mới : Có thể là vì sự thay đổi thời gian trong các hoạt động cá nhân hay tập thể. Người đã về hưu có nhiều thời giờ hơn cho bản thân và gia đình, bà con. Sáng sáng họ thường đến công viên đi bộ, tham gia tập dưỡng sinh hay đến các quán cà phê bình dân ngồi đọc báo, chuyện trò đàm đạo. Chiều xuống thì họ có thể chăm vườn, tưới kiểng, ngắm hoa và vui đùa cùng con cháu.

Đi du lịch là cách thường thấy nhất trong mấy năm đầu sau khi nghỉ hưu. Nhiều người có điều kiện ghi danh đi tour khắp nơi trong nước hoặc là đi tour dài vài ngày ở nước ngoài như Châu Á, Úc, Mỹ, Châu Âu… Đôi lúc người già nghỉ hưu cũng được con cái nhờ cậy giữ cháu nhỏ và đây có lẽ thật sự là một niềm vui của các bậc ông bà hay những người lớn tuổi. Cũng có người lại thích xem Tivi, Internet hay đọc sách báo, đọc và trả lời emails, Facebook … Tuy nhiên những người về hưu thường dễ rơi vào sự buồn chán hay trầm cảm vì mất / bớt đi sự tiếp xúc với nhiều người quen, đồng nghiệp và chủ yếu chỉ quanh quẩn gần nhà.

Thời gian đầu tuy không còn áp lực công việc như trước nhưng đọc sách hay tập thể dục xong đôi khi họ cũng không biết làm gì thêm nữa cả. Ngồi buồn thì nhớ lại công việc cũ và thời gian còn đi làm trước đây nên họ cảm thấy hụt hẫng thật sự. Tuy ngược đời nhưng thông thường nghỉ hưu rồi mới thấy thời gian dài vô hạn, nhiều lúc chẳng biết làm gì để “giết” bớt thời gian đối với họ lúc xưa rất quý giá sau một ngày hay tuần lễ làm việc mệt nhọc.

Cho tôi được nói sơ về mình chút xíu. Đúng ra tôi vẫn muốn "đem cái hay học được ở xứ người, hồi hương để phục vụ đất nước". Mùa Xuân 1975 tôi đã ấp ủ ý định này nên về VN dọ dẫm tình hình. Tuy nhiên...định mệnh đưa đẩy, VNCH mất vào tay cs Bắc Việt nên đành chấp nhận cuộc sống lưu vong, đã hơn 42 năm kể từ 30 tháng Tư 1975. Và vì sinh kế phải làm việc nơi xứ lạ. Sau gần 30 (ba mươi) năm làm thợ khách, kéo cày "vì lười và nghĩ cũng quá đủ nên muốn về hưu non ở tuổi 55". Đánh tiếng mà "hãng chưa chê" nên không cho về vườn!.

Đồng nghiệp lâu năm dĩ nhiên nghe biết nên đã hỏi: " về hưu non, trẻ vậy thì mày (You hay Tu (tiếng Pháp), tiếng Đức là Du) định làm gì trong tương lai" ?. Tôi cười trả lời, thì cũng có chuyện để làm mà. Vốn biết tôi thỉnh thoảng viết lách giải trí cho vài tờ báo nên tôi trả lời không do dự :" thì các anh biết rồi, tôi cũng có vài nghề tay trái, vài hobbys, nghỉ hưu non cũng không đến nỗi nào đâu. Xem nè ; tôi sẽ có nhiều thời gian hơn để viết về xã hội, chính trị hay sưu khảo, dịch thuật ...., chắc không "thất nghiệp đâu" và bạn bè gật gù !.

Hơn hai năm sau, tôi lại xin về hưu non dù may mắn là chỉ làm việc bằng trí óc không bằng tay chân. Sẵn có chương trình khuyến khích của hãng dành cho những người cở/dưới 60t muốn về hưu (tuổi chính thức nghỉ hưu lúc đó là 65t cho phái nam), mục đích nhường chỗ cho giới trẻ với sự tài trợ của chính phủ nên được chấp thuận. Ký hợp đồng nghỉ hưu sớm với hãng theo điều lệ thời đó là 5 năm kể từ ngày ký. Sau đó tôi làm toàn thời 2,5 năm và 2,5 năm sau nghỉ nằm nhà (vẫn còn diện là nhân viên của hãng !) nhưng lãnh lương ít hơn, khoảng 85% tiền lương khi còn đi làm đã khấu trừ thuế trong suốt thời gian 2,5 năm ở nhà. Chẳng phải lo dậy sớm hoặc làm lụng gì cả mà vẫn có tiền vô trương mục đều đều hàng tháng nên tôi nói riêng thường đi đây đó tham dự các sinh hoạt của NVTN tại Đức rồi sau đó thích thì viết bài tường thuật giới thiệu cho đồng hương khắp nơi. Biết viết lách (chút chút như tôi) cũng có cái lợi của nó sau khi về hưu. Nhờ vậy tuy tôi chính thức về hưu rồi mà vẫn "không thất nghiệp".

Trở lại hobby viết lách nói riêng đã đề cập. Theo thiển ý, viết lách nói chung (như đoản văn, bút ký, dịch thuật. tham luận, biên khảo ...) là một phương thức để giết thời gian sau nghỉ hưu !. Viết để giải trí ngoài chuyện "giết chết bớt thời giờ rảnh quá nhiều một cách nhẹ nhàng, thanh tao !". Xa hơn nữa viết còn là hình thức "luyện trí óc", điển hình ngồi ghi lại kỷ niệm quá khứ. Viết lách với riêng tôi hoàn toàn thiện nguyện, ngoài giải trí còn là cơ hội để học thêm tiếng Việt vốn nghèo nàn vì xưa tôi theo ban Toán ghét cay môn Việt văn và nếu viết bài nào mang tính cách sưu khảo thì thêm cái lợi nữa là có dịp trao dồi thêm ngoại ngữ còn quá kém vì thú thật ... vốn liếng tiếng Anh, Pháp học ngày xưa chẳng bao nhiêu từ khi đụng vào Đức ngữ nó chạy mất tiêu luôn. Nghĩ cũng tức cười, ngày xưa còn trẻ ham vui không chịu học ngoại ngữ, thực hành cho khỏi quên, khi về già, nghỉ hưu học lại. Học được một chữ, hôm sau quên đi nửa chữ nhưng nghĩ mục đích trao dồi trí óc thì cảm thấy vui vui !.

Người ta thường nói "mỗi người Việt là 01 thi sĩ (sic)!". Nhưng phải trừ tôi ra vì tôi không có khả năng này, chắc chẳng bao giờ làm được bài thơ dài 16 câu là ví dụ. Tuy nhiên nếu đúng như vậy thì người viết đề nghị đồng hương về hưu có khả năng làm thơ hãy mạnh dạn sáng tác và nếu có cơ hội cũng tự nhiên phổ biến lên diễn đàn hay Facebook cho đồng hương thưởng lãm. Đừng e ngại là bị chê cười gì cả vì theo quan điểm của tôi, nói và làm khác nhau. Một người nào đó đọc qua hay tốt hơn nữa nếu được vài lời khuyền khích là niềm vui nhỏ đối với người có tuổi về hưu, nói riêng.

Một điểm khác, người xưa cũng đã từng nói: "Văn ôn, Võ luyện". Quý vị đang nghỉ hưu tin tôi đi, càng viết hay làm thơ nhiều khi rảnh thì tự nhiên sẽ nhuần nhuyễn với thời gian. Tôi nói ra một sự thật rằng cách đây gần 20 năm, tình cờ anh bạn chủ bút tờ báo lớn của NVTN ở Đức hỏi nhờ phụ trách cho mục Tin tức, Thời sự Đức vì biết tôi đọc báo chí Đức có thể hiểu được nội dung và nhờ có Tú tài II thời VNCH nên cũng biết chút ít tiếng Việt. Tôi trả lời với ảnh rằng không giỏi tiếng Việt vì là dân ban Toán. Ảnh khuyến khích nói, Châu cứ thử đi có gì anh giúp sửa cho. Số đầu tiên (vì tôi đề nghị ảnh gởi bản sửa để xem, đọc so sánh, học hỏi) bài bị sửa đỏ hơn 70%, số sau giảm xuống còn khoảng 50%, số kế tiếp bị sửa đỏ hơn 30% và rồi ít đi hẵn. Thời gian sau ảnh tin tưởng nên "ít bị kiểm duyệt". Tôi vẫn còn là biên tập viên. Vấn đề là tự cố gắng học mình sẽ khá cho dù bấy giờ đôi khi tôi cũng gõ/viết sai chính tả.

Quan trọng khác cũng xin lưu ý thêm là NẾU có thể, chúng ta NVTN khi viết bài, làm thơ nên cố gắng duy trì, bảo tồn nền Văn Hóa của VNCH, lý do khi tôi đọc tin thấy "nhiều chữ mới" được sử dụng sau 1975 (và đang lan tràn ra hải ngoại) mà chẳng hiểu rõ ý muốn nói gì ?.

Tạm vậy. Lần tới tôi sẽ giới thiệu hobby khác mà tôi cũng đã tự học mò hàm thụ chuẩn bị trước khi về hưu. Tóm lại, bài viết như là một gợi ý đối với quý vị sắp nghỉ hưu hay đang hưu như tôi, trước hết có thể tránh được chuyện " nhàn cư vi bất thiện (như nhậu cả ngày)" và thứ đến để từ đó khỏi mang cái mặc cảm "ăn không ngồi rồi vô tích sự" sau khi đã về hưu có thời gian rảnh " xài không hết "!.

© Lê-Ngọc Châu (Nam Đức, Chiều Easter Monday, 17.04.2017)
Users browsing this topic
Guest
2 Pages12>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.