Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages<12
về phụ âm Y và I
PC
#21 Posted : Tuesday, October 21, 2008 6:15:38 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi SKlang
Trên đây, tôi đã giải thích lý do tôi không thích cách gọi theo họ hàng của Người Việt. Khi mình yêu một người nào, hay một cái gì, điều đó không có nghĩa là người ấy, hay cái ấy, bắt buộc phải "hoàn hảo." Yêu là yêu, thế thôi.

SKlang


Blush

Không biết quý vị có kinh nghiệm gì không chớ người ta từng than phiền là đã đánh mất sự qua lại với một số thân nhân vì cái vai của ta thì lớn hơn họ, trong khi họ lại là người tiếng tăm, danh giá....Xưng hô với mình theo kiểu nào đây. Thiệt ngặt quá....Ôi, cách xưng hô trong tiếng Việt quả là một vấn nạn khó giải quyết.....


Mermaid
#22 Posted : Wednesday, October 22, 2008 8:21:01 AM(UTC)
Mermaid

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 28
Points: 0

Mermaid tui vốn là dân quê cày ruộng, ít được nghe chuyện văng chương chữ nghĩa, từ hồi bắt chước thiên hạ học làm người văng minh, lang thang chốn ta bà đi lạc vô cái diễng đàng
PNV này, tui học thiệt là nhiều chuyện hay, chuyện lạ, đa tạ đa tạ quý anh chị em.
Tui cũng biết phận mình vốn chậm hiểu nên ít có dám lên tiếng nhưng cũng xin cheng chưng tham gia vô cái phong trào gọi là cái gì mà bảo hồn phát huy tiếng mẹ đẻ, là tiếng Việt của chúng ta.
Bao nhiêu năm nay tui té khói té lửa chạy tiền mua sách cho sắp nhỏ đi học bị cái ông nhà nước nhà ráo mỗi năm đều muống cải cách tiếng Việt, in sách mới báo hại con nít học mệt thì nghỉ, cha mẹ tốn tiền mua sách thì nghỉ ăn, nghỉ mặc. Rồi bao nhiêu chữ mới hiện ra, bao nhiêu chữ cũ biếng mất, nói không ai hiểu, biểu không ai nghe.
Thế là vợ chồng con cái tui mới bồng bế dắt díu nhau chạy ra hải ngoại, gia tài còn có cái tiếng nói làm vốn liếng. Nay tưởng đã tai qua nạn khỏi, dè đâu sang tới đây thì lại thấy mấy ông mấy bà hay chữ lại cũng muốn cải cách tiếng Việt bỏ cách xưng hô thuần túy, bị cho là xưng hô rắc rối, thiếu chính xác, còn nhiều "cái lỗ hổng", à chữ "cái lỗ hổng" đó là tui học từ hồi còn trong nước, nghe vui hết sức .

Tía má ơi, hô làm sao cho đơn giản, cho bớt rắc rối, cho khỏi biểu cảm đây????
Hô Ai với Du cho giống người Mỹ văng minh hay
Moa với Toa cho giống dân Tây thanh lịch
Ngộ với Nị cho giống Tàu ngàng ngàng năm văng hóa
Xưng hô Tớ với Cậu như sắp nhỏ ngoài đường hay
gọi phéng là Tao với Mày cho khỏi mắc công vai vế

Cách nào cũng không ổn vì cái thì bắc chước ngoại lai, e không bảo tồn được tiếng nói nước nhà; mày tao mi tớ thì thiếu tôn ti trật tự, e mang tiếng hỗn hào.

Chi bằng đồng lòng gọi xưng nhau Tui và Đồng Chí là số một, khỏi cần lo cái phần vai vế, cái ghế thấp ghế cao, cái tôn ti trật tự. Già trẻ lớn bé gái trai cứ Đồng Chí với Tui là xong tuốt luốt.

Nghĩ làm người Mĩ thiệt là sướng, có mỗi cái chữ gì mà hổm tui lò dò đi lạc vô chỗ trồng cây, à cái chỗ trồng cây đậu da đỏ, nhớ ra rồi, tui tuy chậm hiểu nhưng có trí nhớ dai, cái chữ da đỏ Indians, mấy trăm năm thiên hạ tưởng lầm là Ấn-Độ mà tụi đế quốc cũng hông ke, chả thèm cải chính cho tốn giấy hao mực, lao công tổn sức, để dành hơi làm chiện lớn, hèn gì mà xứ họ văng minh thấy ham.
oc huong
#23 Posted : Wednesday, October 22, 2008 10:36:30 AM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

quote:
Không biết quý vị có kinh nghiệm gì không chớ người ta từng than phiền là đã đánh mất sự qua lại với một số thân nhân vì cái vai của ta thì lớn hơn họ, trong khi họ lại là người tiếng tăm, danh giá....Xưng hô với mình theo kiểu nào đây. Thiệt ngặt quá....Ôi, cách xưng hô trong tiếng Việt quả là một vấn nạn khó giải quyết.....

OH tui thấy chuyện xưng hô của tiếng Việt mình có gì mà phải phàn nàn hè. NÓ làm lớn hay có tiếng tăm thì kệ NÓ. NÓ là cháu mình thì cứ kêu cháu xưng cô, xưng dì, sợ ai mà phải than phiền. OH tui xưng chị, xưng cô tía lia với đám nhỏ coi bộ trẻ hơn mình. Mình cứ việc kêu người lớn hơn mình cả chục tuổi bằng anh, hay chị thì có gì phải ngại. Người coi bộ ngang tuổi thì xưng tên, gọi tên. OH tui ngán cái sự khách sáo lắm lắm. Và OH tui cũng không thich I với you, mich với dich, moa với toa, nị với ngộ...
Có lần, một cậu coi bộ trẻ thua OH tui cả chục niên, gọi OH tui bằng CÔ. OH tui khoái tỉ, tưởng mình coi còn trẻ lắm. Ai ngờ câu sau, "thằng nhỏ" xưng em. OH chưởi thầm trong bụng: "Vậy ra CÔ này ngang hàng ông tía bà tía của nó, quỷ sứ!" Big Smile
Đối với đám nhỏ lớn lên ở hải ngoại thì cái việc xưng hô hơi rắc rối cho tụi nó. Mình phải dạy chúng kỹ hơn thôi. Hồi mấy nhóc OH còn nhỏ, OH thường nướm mồi, biếu: Con chào bác đi con, con chào chú đi con... thế là chúng cứ thế mà thưa. Ở hải ngoại, mình sinh ra dễ tánh, tụi nhỏ có xưng hô sai thì mình cười xoa đầu, sửa lại cho chúng nó, thế là xong.
Mermaid
#24 Posted : Wednesday, October 22, 2008 11:13:43 AM(UTC)
Mermaid

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 28
Points: 0

Ôi, tội nghiệp cho tiếng Việt của chúng ta, cái thứ tiếng bị cho là thiếu chính xác, một chữ mà có hai ba cách hiểu.
Từ cái hồi ra lân la ra hải ngoại, bi bô học tiếng xứ người, tui chưa bao giờ dám tán thưởng cái thứ tiếng Anh tiếng Mĩ là chính xác, một chữ là chính xác một nghĩa, chính xác hơn tiếng Việt của tía má tui.

Quý vị nào hay chữ Anh chữ Mĩ, làm ơn chỉ bảo dùm tui chỉ mỗi một cái chữ WELL trong tiếng Mĩ nó có bao nhiêu nghĩa, bao nhiêu cách dùng, cách hiểu vậy ha??????

Một chuyện khác:
Bài học vỡ lòng tiếng Mĩ tiếng Anh của tui, tui còn nhớ rõ. (Đã nói tui tuy chậm hiểu nhưng mà nhớ dai)
Bị tiếng xứ người tui dở ẹt, nên kể lại bài học này bằng tiếng Việt cho quý vị "nắm bắt", bài học như vầy:

Một cậu sinh viên vô phòng thi vấn đáp. Ban giám khảo hỏi cậu có biết câu chuyện về Adam và Eva không. Biết hả, vậy tốt, em có thể cho biết sau khi ăn xong trái táo cấm, cả hai người không còn ngây thơ như trẻ lên hai, bỗng xấu hổ vì thân thể lõa lồ của mình đồng thời con tim nhúc nhích, máu nóng rạo rực châu thân khi nhìn thấy thân thể lõa lồ của người đối diện, lúc đó Eva buột miệng nói gì vậy hả?

Gãi đầu gãi tai, cậu sinh viên lắp bắp... It's so hard!!!


Chàng ơi, cái câu It's so hard này làm tụi tui chết mấy cửa tử.
Tui không hay chữ như ai nhưng cũng hiểu bập bỏm ông thầy người Mĩ giải thích như vầy:

1. Nếu đó là câu nói than thở của cậu sinh viên bí lù thì It's so hard nghĩa là "câu hỏi khó quá".

2. Nếu cậu sinh viên thông minh hơn người mà bảo rằng It's so hard là câu nói của Eva thì nó có nghĩa là "cái ấy của Adam cứng quá"!!!!


Có mỗi cái chữ IT thôi mà lúc thì phải hiểu là "câu hỏi", lúc lại thành "cái ấy".
Có mỗi chữ HARD thôi mà lúc là "khó" (phản nghĩa của "dễ"), lúc lại thành "cứng" (phản nghĩa của "mềm").
Chàng ơi, biểu sao tụi tui không cứng hết trơn, cũng là "cứng" mà là "cứng... họng"!!! lần này cũng là HARD mà là "hard to say", "hard to thốt nên lời", cái thứ tiếng đế quốc gì mà "thiếu chính xác", mà "hard", mà "cứng" ủa quên mà "khó" quá chừng Dead

Ông thầy Mĩ của tui ổng criticizes hard ("hard" này không "cứng" cũng không "khó", mà là "nghiêm khắc", tía má ơi là cái thứ tiếng "thiếu chính xác") tụi tui:

Đừng bao giờ đòi hỏi một ngôn ngữ phải chính xác, học và nghiên cứu về một ngôn ngữ là phải học và hiểu những cái lắc léo, những cái "thiếu chính xác" của ngôn ngữ ấy.

Đó không phải là sự "thiếu chính xác" mà là "tính đặc thù" của một ngôn ngữ.

Đó chính là cái hay của một ngôn ngữ. Ngôn ngữ hay không cần phải chính xác.
Hay là hay, thế thôi!
Mermaid
#25 Posted : Wednesday, October 22, 2008 11:21:16 AM(UTC)
Mermaid

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 28
Points: 0

quote:
Gởi bởi Mermaid

"cái ấy của Adam cứng quá"!!!!



Tui xin bội phần mang ơn thứ ngôn ngữ "thiếu chính xác" của tía má tui, cái thứ ngôn ngữ mà một chữ có nhiều hơn một ý nghĩa và bởi vì vậy nên bị coi là khuyết điểm.
Chớ "cái ấy" mà phải nói chính xác là "cái gì" thì chàng ơi, tui thà là độn thổ cho rồi! Shy Sad


Tonka
#26 Posted : Wednesday, October 22, 2008 11:26:20 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Những thí dụ của chị OH quá đơn giản nên không có vấn đề gì hết. Nhưng trên thực tế, chuyện vai vế trong gia đình đôi khi làm người ta phải ngượng miệng nếu phải xưng hô cho đúng.

Lại còn có người sẽ giận khi bị kêu bằng "anh" trong khi họ nghĩ họ nên được gọi bằng "bác" hay "chú" với sự kính trọng. Nam kỳ có lẽ không có vấn đề này nhưng Bắc kỳ thì có đó. Gọi không đúng thì sẽ bị mắng thầm là "xách mé", "hỗn láo", "Tao có phải bạn bè của mày đâu mà gọi anh!" TongueBig Smile

Lại một thí dụ nữa: TK quen chị kia trên net, tuổi của chị đáng là chị Hai của TK. Tới chừng gặp tướng công của chị thì TK ú ớ không biết xưng hô như thế nào cho phải bởi vì ông hơn bà những một giáp, và ông bằng tuổi của mẹ TK. Á khẩu!

Khó thiệt đó.

Tonka
#27 Posted : Wednesday, October 22, 2008 11:39:04 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Thí dụ của chị Mermaid hay quá Approve

Mermaid
#28 Posted : Wednesday, October 22, 2008 2:39:25 PM(UTC)
Mermaid

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 28
Points: 0

beerchug làm quen với cô Tonka, tui cám ơn cô!
Không phải là thí dụ của tui đâu cô, của ông thầy dạy tiếng Mỹ cho tui đó cô. Bị tui chậm hiểu mà được cái nhớ dai, tới ngày thi tui cứ học vẹt, vô thi là tui đậu hết. Cô hỏi tui học làm sao mà nhớ hả, là tui "learn hard" đó cô.
HARD này không "cứng", không "khó" cũng không "nghiêm" mà là "chăm chỉ" đó nha cô.

Thôi để tui xuống nấu cơm không thôi ông chồng tui ổng "curse tui hardly" đó cô à!

(À, tui quên nói với cô HARD này không "cứng", không "khó", không "nghiêm" cũng không "chăm" mà là "thậm tệ" đó cô Tonka à Wink)

Hẹn gặp lại cô!
Ba Tê
#29 Posted : Thursday, October 23, 2008 6:50:35 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
Xin gửi lời chào đến tất cả quý vị trong thread này !

Không biết là trong đề mục về Phụ âm (nguyên âm) Y và I mà post về "danh xưng" thì có lạc đề chăng? Nếu có , xin cho biết "tui" sẽ lôi "nó" ra . Vì thấy vị chủ xị gọi "tui" là "Cô" nên khoái chí xí vô ...góp chút ý cho vui .


quote:
Một cụ già đầu râu tóc bạc, có việc cần đi đến một công sở, gặp một cô gáikhoảng trên 20 tuổi, nhưng có chức vụ lớn (giám đốc, chẳng hạn). Theo phép lịch sự thông thường, cụ già gọi cô gái là "bà." Có thể cô gái sẽ cảm thấy ái ngại. Nếu cụ già dùng chữ "cô" để gọi cô gái, chính cụ già sẽ cảm thấy ái ngại, vì không biết có bị bắt lỗi không. Rất khó xử cho cụ già, trong trường hợp nầy.




Điểm này chưa thuyết phục đó nghen ông/anh hay ông anh SKlang !
Trời , ông già này chưa rành tâm lý phụ nữ chút nào . Ai mà đi gọi “cô gái” là bà bao giờ . Có chăng khi gọi “bà già” là “cô” thì mới đáng ngại chứ .

Như tui đây già thí mồ tổ mà mỗi khi có ai ( dù già , trẻ, lớn bé gì cũng thây kệ) gọi tui là "cô" thì tui khoái quá trời đi . Tui không cần biết hắn/ nó / họ/ anh ta / chị ấy/ cô ấy … gọi "cô" với ý nghĩa “cô” là phụ nữ độc thân hay “cô” là bà cô già hoặc “cô” là cô giáo (vì tui là cô giáo làng mà) , tui liền nhận một cách vui vẻ mà cảm tình còn tăng thêm một chút nữa chứ lị !


Tui còn nhớ vào những năm thuộc thời kỳ đổi mới tại VN , một số thương gia ( loại vừa thôi ) có ý định sang VN để “nắm bắt” cơ hội đầu tư (chứ chưa đầu to) . Trời xui đất khiến gì mà một người Mỹ lại tìm tới tui để …học tiếng Việt . Cha mẹ ơi , chắc ai đó thấy tui là “cô giáo làng” hẳn biết nhiều “ngôn ngữ” của vi- xi nên giới thiệu . Biết đâu tiếng Việt nhà quê của tui đem sang đó xài sẽ có hiệu quả hơn . Tui bạo gan bạo phổi nhận “học trò” liền tù tì . Ngu sao hổng nhận , phải không quý vị ? Ngặt cái “he” chỉ học có một tuần thôi . Thử nghĩ xem một tuần thì làm sao đây ? Thế là tui lên “giaó án” để dạy “him” cấp tốc . Giờ nhớ lại tui “phục” tui hết mình luôn .Big Smile

Sau ba ngày dạy “him” về cách xưng hô căn bản với các “đối tác” vi xi thuộc thành phần rành “sinh tiền” (hay xin tiền đây nhỉ?) hơn là rành “sinh ngữ”, “he” tiếp thu tương đối tốt . Ngày kế tiếp là phần đem ra thực hành ngay trong hãng hay sở của hắn .
Hôm sau , hắn vừa tới là đã tuôn “nỗi niềm ấm ức” ra ngay:

“ Cô giáo , tôi bị phản đối khi sử dụng đại danh từ“chị”.

“ Thế “you” nói với ai?

“ Với một cô gái”

“ Cô ấy bao nhiêu tuổi ? Cô ta đã nói gì?”

“ Chưa tới 30 tuổi . Cô ấy bảo về nhà mà gọi “chị” với chị gái (sister) của ông đi!”

“ Ôi giời ơi , cô ấy cũng cần phải học cách gọi các anh các chị vi xi nũa đấy !”

Tôi giải thích tiếp :” Cô ta rời VN lúc còn quá nhỏ nên đâu có biết mấy anh , mấy chị cán bộ bây giờ thích gọi như thế để biểu lộ sự gần gủi và thân mật với nhân dân !” Big Smile

Cuối cùng hai ngày còn lại chỉ là phần giải thích những “nét đặc thù” của ngôn ngữ Việt nam qua cách xưng hô đặc biệt . Khi giả từ ,tôi bảo hắn là “you” phải học và thực hành không chỉ một tuần mà có khi cả một đời nữa đó .


PC
#30 Posted : Thursday, October 23, 2008 4:13:27 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Người Bắc vì lịch sự có khi họ gọi người khác là chị. Cái này mình bàn hòai rồi đó. PC thấy vậy cũng hay cho nên ưa gọi các vị trong diễn đàn là chị dù biết nhiều người nhỏ tuổi hơn mình. Chừng nào thấy thân mật đủ thì mới dám gọi họ là em. Thành ra có người nghe PC gọi như vậy bèn tưởng bở, gọi lại PC là em và xưng chị. Kệ họ, đính chính làm chi, nhằm nhò gì cái tiếng xưng hô, nhất là trong cõi ảo này.



PC
#31 Posted : Thursday, October 23, 2008 4:18:36 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi Ba Tê
Khi giả từ ,tôi bảo hắn là “you” phải học và thực hành không chỉ một tuần mà có khi cả một đời nữa đó .


Blush
SKlang
#32 Posted : Thursday, October 23, 2008 7:35:10 PM(UTC)
SKlang

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 30
Points: 0

quote:
Gởi bởi Mermaid

Ôi, tội nghiệp cho tiếng Việt của chúng ta, cái thứ tiếng bị cho là thiếu chính xác, một chữ mà có hai ba cách hiểu.
Từ cái hồi ra lân la ra hải ngoại, bi bô học tiếng xứ người, tui chưa bao giờ dám tán thưởng cái thứ tiếng Anh tiếng Mĩ là chính xác, một chữ là chính xác một nghĩa, chính xác hơn tiếng Việt của tía má tui.

Quý vị nào hay chữ Anh chữ Mĩ, làm ơn chỉ bảo dùm tui chỉ mỗi một cái chữ WELL trong tiếng Mĩ nó có bao nhiêu nghĩa, bao nhiêu cách dùng, cách hiểu vậy ha??????

Một chuyện khác:
Bài học vỡ lòng tiếng Mĩ tiếng Anh của tui, tui còn nhớ rõ. (Đã nói tui tuy chậm hiểu nhưng mà nhớ dai)
Bị tiếng xứ người tui dở ẹt, nên kể lại bài học này bằng tiếng Việt cho quý vị "nắm bắt", bài học như vầy:

Một cậu sinh viên vô phòng thi vấn đáp. Ban giám khảo hỏi cậu có biết câu chuyện về Adam và Eva không. Biết hả, vậy tốt, em có thể cho biết sau khi ăn xong trái táo cấm, cả hai người không còn ngây thơ như trẻ lên hai, bỗng xấu hổ vì thân thể lõa lồ của mình đồng thời con tim nhúc nhích, máu nóng rạo rực châu thân khi nhìn thấy thân thể lõa lồ của người đối diện, lúc đó Eva buột miệng nói gì vậy hả?

Gãi đầu gãi tai, cậu sinh viên lắp bắp... It's so hard!!!


Chàng ơi, cái câu It's so hard này làm tụi tui chết mấy cửa tử.
Tui không hay chữ như ai nhưng cũng hiểu bập bỏm ông thầy người Mĩ giải thích như vầy:

1. Nếu đó là câu nói than thở của cậu sinh viên bí lù thì It's so hard nghĩa là "câu hỏi khó quá" hay "khó trả lời quá".

2. Nếu cậu sinh viên thông minh hơn người mà bảo rằng It's so hard là câu nói của Eva thì nó có nghĩa là "cái ấy của Adam cứng quá"!!!!


Có mỗi cái chữ IT thôi mà lúc thì phải hiểu là "câu hỏi", lúc lại thành "cái ấy".
Có mỗi chữ HARD thôi mà lúc là "khó" (phản nghĩa của "dễ"), lúc lại thành "cứng" (phản nghĩa của "mềm").
Chàng ơi, biểu sao tụi tui không cứng hết trơn, cũng là "cứng" mà là "cứng... họng"!!! lần này cũng là HARD mà là "hard to say", "hard to thốt nên lời", cái thứ tiếng đế quốc gì mà "thiếu chính xác", mà "hard", mà "cứng" ủa quên mà "khó" quá chừng Dead

Ông thầy Mĩ của tui ổng criticizes hard ("hard" này không "cứng" cũng không "khó", mà là "nghiêm khắc", tía má ơi là cái thứ tiếng "thiếu chính xác") tụi tui:

Đừng bao giờ đòi hỏi một ngôn ngữ phải chính xác, học và nghiên cứu về một ngôn ngữ là phải học và hiểu những cái lắc léo, những cái "thiếu chính xác" của ngôn ngữ ấy.

Đó không phải là sự "thiếu chính xác" mà là "tính đặc thù" của một ngôn ngữ.

Đó chính là cái hay của một ngôn ngữ. Ngôn ngữ hay không cần phải chính xác.
Hay là hay, thế thôi!




Mermaid thân mến,

Các ví dụ mà Mermaid kể ra, không thuộc tính chất chính xác của ngôn ngữ; đó là nạn khan hiếm chữ (shortage of words).

Từ cuối Thế Kỷ 20 đến nay, khối lượng tri thức của con người trên Trái Đất tăng rất nhanh, so với các thế kỷ trước. Việc đặt ra các chữ mới, để gọi tên những vật chất chất mới và những ý niệm mới, từ kết quả nghiên cứu, sáng tạo, và phát minh của con người, đã không theo kịp đà tăng nhanh của tri thức. Vì thiếu chữ, người ta thường phải nhồi thêm những ý nghĩa mới, cho một chữ có sẵn. Nghĩa là, càng ngày càng có nhiều chữ mang nhiều hơn một nghĩa. Đó là hiện tượng khan hiếm chữ, hay là nạn khan hiếm chữ.

Tuy có ngững chữ mang nhiều nghĩa khác nhau, nhưng tùy hoàn cảnh và trường hợp, một chữ như thế sẽ được hiểu theo một nghĩa nhứt định mà thôi, nghĩa là không có hiểu lầm sang một nghĩa khác.

Vì lắp bắp, sinh viên ấy đã nói thiếu chữ, nên mới sanh ra hiểu lầm. Nếu nói đủ chữ,
It's so hard to say . . . (Thật rất khó để nói . . .)
Không thể hiểu lầm khó cứng được.

Tuy mang nhiều nghĩa khác nhau, tùy hoàn cảnh và trường hợp, chữ hard cũng sẽ được hiểu theo một nghĩa mà thôi. Hoàn cảnh và trường hợp sẽ cho người ta hiểu một nghĩa của chữ hard.

Thêm vài ví dụ về nạn khan hiếm chữ.

quá giang
- Ngày xưa, lúc con người chỉ có đường sông để đi lại bằng ghe xuồng, người ta dùng chữ quá giang để chỉ qua sông bằng ghe xuồng.
- Đến khi có đường bộ và xe cộ, để chỉ đi từ nơi nầy đến nơi khác, người ta không tìm ra được một chữ khác, và vẫn dùng chữ quá giang.
- Ngày nay, chữ quá giang còn có nghĩa là đi nhờ, bằng bất cứ phương tiện nào.

Ghi chú:
- Lúc xưa, con người chỉ có đường sông để đi từ nơi nầy đến nơi khác, khi nói quá giang người ta chỉ hiểu theo một nghĩa, là qua sông; không thể hiểu lầm.
- Ngày nay, khi nói quá giang, người ta chỉ hiểu theo một nghĩa, là đi nhờ; không thể hiểu lầm.

Như vậy, tùy hoàn cảnh và trường hợp, một chữ mang nhiều nghĩa, sẽ chỉ được hiểu theo một nghĩa mà thôi (phù hợp với hoàn cảnh và trường hợp ấy); không thể hiểu lầm.

bá hộ
- Ngày xưa, chữ bá hộ dùng để chỉ một chức quan nhỏ, có nhiệm vụ trông nom một trăm nhà (= một trăm; hộ = nhà).
- Dần dần, những người giàu có bỏ tiền ra mua chức quan ấy, và từ đó, chữ bá hộ có thêm một nghĩa thứ hai, là người giàu có.

Ghi chú:
- Ngày xưa, khi người dân có việc đi đến công đường, và dùng chữ bá hộ, chữ bá hộ sẽ chỉ được hiểu theo một nghĩa mà thôi (một ông quan nhỏ); không có hiểu lầm.
- Khi người dân gọi một người nhà giàu, mà không làm quan, là bá hộ, chữ bá hộ sẽ chỉ được hiểu theo một nghĩa mà thôi (một người nhà giàu); không có hiểu lầm.

bug
- Các máy điện toán thô sơ vào buổi đầu rất cồng kềnh, và phải được đặt trong các gian phòng lớn. Các con bọ hay rệp (bug) thường chui vào máy, và gây trở ngại cho họat động của máy. Ngày nay, người ta dùng chữ bug để chỉ:
----- sự trục trặc hay hư hỏng của máy điện toán,
----- lỗi trong chương trình điện toán hoặc trong một hệ thống,
----- dụng cụ rất nhỏ để nghe lén.
- Ý nghĩa khác của chữ bug:
----- sự nhiễm khuẩn (y khoa)
----- làm khó chịu hay phát cáu (tiếng lóng)
(Theo đại tự điển VNI)

Tuy chữ bug mang nhiều nghĩa khác nhau, tùy hoàn cảnh và trường hợp, chữ bug chỉ có thể được hiểu theo một nghĩa mà thôi; không có hiểu lầm.

weight
- Trong vật lý, chữ weight có nghĩa là trọng lượng.
- Trong toán học, số thập phân 57,034 có thể được viết là:
57,034 = 5(10^4) + 7(10^3) + 0(10^2) + 3(10^1) + 4(10^0)
Các số 10^4, 10^3, 10^2, 10^1, 10^0 theo thứ tự, được gọi là các weghts tương ứng của các số 5, 7, 0, 3, 4 trong hệ thập phân.
- Trong khoa học không gian, chữ weight dùng để chỉ thứ tự ưu tiên của các mục tiêu trên Trái Đất, sẽ được chụp hình bằng vệ tinh, Weight được đánh số từ ưu tiên cao nhứt đến thấp nhứt, là 0, 1,. . . 99.
- Trong Linear Algebra, chữ weight dùng để chỉ các định lượng vô hướng khi kết hợp với các véc-tơ.

Khi mình học vật lý, chữ weight chỉ có một nghĩa, là như vậy như vậy; không thể hiểu lầm.
Khi mình học toán phổ thông, chữ weight chỉ có một nghĩa, là như vậy như vậy; không thể hiểu lầm.
Khi mình học một môn toán có liên quan đến khoa học không gian, chữ weight chỉ có một nghĩa,như vậy như vậy; không thể hiểu lầm.
Khi mình học Linear Algebra, chữ weight chỉ có một nghĩa, là như vậy như vậy; không thể hiểu lầm.

Ngôn ngữ của dân tộc nào cũng có rất nhiều chữ có nhiều hơn một nghĩa. Vì lý do nào đó, người ta đã không đặt ra những chữ mới có ý nghĩa khác nhau, mà lại nhồi thêm những nghĩa khác nhau, cho một chữ có sẵn.

Các ví dụ trên cho thấy, con người không dễ dàng nghĩ ra, hay tưởng tượng ra, chữ nghĩa hay tên gọi mới, cho các vật chất mới hay ý niệm mới. Do đó, bằng sự liên tưởng, người ta đã chồng chất thêm nhiều ý nghĩa mới, cho những chữ có sẵn. Đó là nạn khan hiếm chữ.

Tính chất chất chính xác của một ngôn ngữ, và nạn khan hiếm chữ, là hai việc khác nhau.

Viết thêm ngòai đề
Khi mình nói, Tiếng Việt có những ưu điểm như vậy như vậy, và những khuyết điểm như vậy như vậy, đó là một vấn đề khoa học; điều đó không có nghĩa là mình chê Tiếng Việt, là tiếng mẹ đẻ của mình.

Giả sử Tiếng Việt là một cô gái. Tôi biết cô gái ấy có những khuyết điểm như vậy như vậy, nhưng tình yêu, và sự tôn trọng của tôi, đối với cô gái ấy, có thể được diễn tả như sau,

Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em té . . . xuống sình cũng xinh.


SKlang


Mermaid
#33 Posted : Friday, October 24, 2008 12:58:53 PM(UTC)
Mermaid

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 28
Points: 0

quote:
Gởi bởi SKlang



Vì lắp bắp, sinh viên ấy đã nói thiếu chữ, nên mới sanh ra hiểu lầm. Nếu nói đủ chữ,
It's so hard to say . . . (Thật rất khó để nói . . .)
Không thể hiểu lầm khó cứng được.


Chào ông SKLang,
Oh, đến hôm nay tôi mới biết ông là sinh viên nói trên, người đã nói một câu để đời (*) đến nỗi được các thầy cô người Anh, Mỹ mang ra làm thí dụ cho học viên môn sinh ngữ (vì nếu không phải là sinh viên đó thì làm sao ông biết cậu ta nói thiếu chữ??)
Nhưng tôi e rằng ông đã nhận vơ rồi, rất tiếc!!!!

Tôi cũng sẽ chấm dứt, không tham dự vào mục này nữa.

Xin chia sẻ với quý anh chị em đã vào đây và theo dõi câu chuyện của tôi một lời khuyên của người thầy dạy tiếng Anh của tôi, mà tôi tin là rất đúng cho mọi ngôn ngữ, kể cả tiếng Việt của chúng ta:

Đừng bao giờ đòi hỏi một ngôn ngữ phải chính xác, học và nghiên cứu về một ngôn ngữ là phải học và hiểu những cái lắc léo, những cái "thiếu chính xác" của ngôn ngữ ấy.

Đó không phải là sự "thiếu chính xác" mà là "tính đặc thù" của một ngôn ngữ.

Đó chính là cái hay của một ngôn ngữ.


Xin chân thành cảm tạ.


(*) Câu chuyện anh sinh viên thi vấn đáp nêu trên thật ra là một câu chuyện vui, được các thầy cô dạy tiếng Anh cho các sinh viên chọn tiếng Anh làm môn học phụ, dùng làm thí dụ minh họa khi thầy trò cùng thảo luận về "tính đặc thù, đa dạng và sự uyển chuyển" của tiếng Anh.



SKlang
#34 Posted : Friday, October 24, 2008 6:57:46 PM(UTC)
SKlang

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 30
Points: 0

quote:
Gởi bởi Mermaid

quote:
Gởi bởi SKlang



Vì lắp bắp, sinh viên ấy đã nói thiếu chữ, nên mới sanh ra hiểu lầm. Nếu nói đủ chữ,
It's so hard to say . . . (Thật rất khó để nói . . .)
Không thể hiểu lầm khó cứng được.


Chào ông SKLang,
Oh, đến hôm nay tôi mới biết ông là sinh viên nói trên, người đã nói một câu để đời (*) đến nỗi được các thầy cô người Anh, Mỹ mang ra làm thí dụ cho học viên môn sinh ngữ (vì nếu không phải là sinh viên đó thì làm sao ông biết cậu ta nói thiếu chữ??)
Nhưng tôi e rằng ông đã nhận vơ rồi, rất tiếc!!!!

Tôi cũng sẽ chấm dứt, không tham dự vào mục này nữa.

Xin chia sẻ với quý anh chị em đã vào đây và theo dõi câu chuyện của tôi một lời khuyên của người thầy dạy tiếng Anh của tôi, mà tôi tin là rất đúng cho mọi ngôn ngữ, kể cả tiếng Việt của chúng ta:

Đừng bao giờ đòi hỏi một ngôn ngữ phải chính xác, học và nghiên cứu về một ngôn ngữ là phải học và hiểu những cái lắc léo, những cái "thiếu chính xác" của ngôn ngữ ấy.

Đó không phải là sự "thiếu chính xác" mà là "tính đặc thù" của một ngôn ngữ.

Đó chính là cái hay của một ngôn ngữ.


Xin chân thành cảm tạ.


(*) Câu chuyện anh sinh viên thi vấn đáp nêu trên thật ra là một câu chuyện vui, được các thầy cô dạy tiếng Anh cho học viên di dân (quá tuổi vị thành niên) dùng làm thí dụ minh họa khi thầy trò cùng thảo luận về "tính đặc thù và sự uyển chuyển" của tiếng Anh.







Các bạn thân mến,

Những gì tôi muốn nói trong các bài viết của tôi, là:
Ngôn ngữ là linh hồn của một dân tộc. Người Việt hãy cố gắng giữ gìn và bảo vệ tiếng mẹ đẻ; không nên để Tiếng Việt thuần bị đồng hóa vào Tiếng Tàu (Hán hóa Tiếng Việt).

Tôi đã cất lên tiếng nói mà tôi nghĩ là cần thiết. Và, bây giờ, tôi lại mang chiếc gùi ngày xưa, trở về núi rừng Pleiku, là quê hương nhỏ của tôi. Xin mượn lời của một dân gian nào đó,

Nẩu về xứ nẩu để nàng bơ vơ.
nàng = Tiếng Việt.

SKlang

oc huong
#35 Posted : Friday, October 24, 2008 8:03:16 PM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

quote:
Các bạn thân mến,

Những gì tôi muốn nói trong các bài viết của tôi, là:
Ngôn ngữ là linh hồn của một dân tộc. Người Việt hãy cố gắng giữ gìn và bảo vệ tiếng mẹ đẻ; không nên để Tiếng Việt thuần bị đồng hóa vào Tiếng Tàu (Hán hóa Tiếng Việt).

Tôi đã cất lên tiếng nói mà tôi nghĩ là cần thiết. Và, bây giờ, tôi lại mang chiếc gùi ngày xưa, trở về núi rừng Pleiku, là quê hương nhỏ của tôi. Xin mượn lời của một dân gian nào đó,

Nẩu về xứ nẩu để nàng bơ vơ.
nàng = Tiếng Việt.

SKlang


Nè... nè... đâu cò dễ vậy bạn SKlang!
Coi bộ bạn mới vào chơi diễn đàn sao há. Lời bàn tới bàn lui là cả một giờ học hào hứng và bổ ích. Bạn nhớ không, hồi trẻ, trong giờ học, nếu học sinh được phép thảo luận thì kết quả bao giờ cũng hữu hiệu hơn.
Ở diễn đàn này, các thành viên đá giò lái nhẹ nhẹ nhau là chuyện thường, đá xong rồi thì bắt tay cười với nhau lại. Và thường nhất là chừng ngày hôm sau là quên mất tiêu. Chủ trương của OH cũng như nhiều người là nếu thấy "cái tên khó ưa Big Smile" này ló dạng thì mình đi chỗ khác chơi, còn chuyện mình định nêu ra thì cứ tiếp tục.

OH tui đoán là bạn còn nhiều điều trong tim bạn mà bạn muốn cất tiếng nói nữa.
Xã hội tiến bộ là nhờ những bất đồng ý kiến vì từ những bất đồng tư duy đó mới nẩy sinh những cái nhìn mới hơn, hay hơn và xa hơn.

OH tui níu gùi bạn lại... hic.... hic... người ơi người ở đừng về
PC
#36 Posted : Saturday, October 25, 2008 2:20:12 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi SKlang
núi rừng Pleiku, là quê hương nhỏ của tôi.
SKlang






Phố núi cao, phố núi đầy sương
Phố xá không xa, trời thấp thật buồn
Anh khách lạ, đi lên đi xuống
May mà có anh, đời còn dễ thương

(Đời = tiếng Việt)



Tonka
#37 Posted : Saturday, October 25, 2008 6:37:56 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Hai người níu tay một người níu chân Big Smile

Thầy SKlang tiếp tục chia sẻ và chị Mermaid tiếp tục phân tích ha Wink

Users browsing this topic
Guest (9)
2 Pages<12
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.