Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Bàng
Huệ
#1 Posted : Thursday, October 2, 2008 4:00:00 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0




PC
#2 Posted : Friday, October 3, 2008 4:01:24 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Trái bàng nghe nói ăn được, không biết có đúng không? Bàng có ở vùng chị Huệ ở sao? Ở Calif, PC chưa thấy cây này.

linhvang
#3 Posted : Friday, October 3, 2008 4:15:01 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Hồi còn bé, ở QN, LV có ăn qua rồi. Nhớ là đập ra, ăn ở phần trắng bên trong.
Huệ
#4 Posted : Friday, October 3, 2008 9:28:52 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Trái bàng chín thì cũng nhâm nhi được, nhưng thịt có xơ và cái hạt thì thật to nên ăn chẳng bõ bèn gì. Đập cái hạt ra thì có cái lõi trắng như cùi dừa, ăn thử thấy cũng đặng. Trái bàng không hấp dẫn trẻ con, có lẽ vì vậy mà không đi vào văn học sử. Hồi học đệ thất, Huệ có học Kim Văn bài Nhặt Lá Bàng, kể hai đứa bé nhặt lá bàng để đốt sưởi đỡ lạnh (ngoài bắc). Hồi đó, trước rào nhà Huệ, nơi mẹ trồng hoa huỳnh anh phủ đầy, có một cây bàng tỏa rộng như cây dù lớn. Nắng đến đâu cây vẫn cho đủ bóng mát êm đềm, những bác đạp xích lô thường đến nghỉ trưa, gần như mỗi ngày.

Huệ thích cây bàng, lá bàng, trái bàng, và nhất là bóng mát của nó. Qua Mỹ, ở vùng Virginia này, Huệ không thấy ai trồng cây bàng. Một hôm tình cờ thấy cây bàng có bán ở một vườn hoa, đem về trồng, mùa đông đem vào nhà, nhưng nó không sống nổi. Tấm hình trên Huệ sưu tầm trên net.

PC
#5 Posted : Saturday, October 4, 2008 5:05:05 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Hình như trong các cây lọai lớn ở VN thì lọai cây này lá có cái bản mặt to nhất hạng.
Huệ
#6 Posted : Saturday, October 4, 2008 10:30:05 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

quote:
Gởi bởi PC

Hình như trong các cây lọai lớn ở VN thì lọai cây này lá có cái bản mặt to nhất hạng.

Không phải đâu, PC ơi. Cây thân mộc có lá to nhất là cây cọ. Lá dùng để chằm nón lá. Cây thân thảo có lá lớn nhất là lá hoa súng, một loại súng đại, lá to như cái nong, hình dạng giống cái nón quai thao lật ngửa. Lá sen còn lớn hơn lá bàng, rồi còn lá chuối...

Lá hoa súng


Lá cây cọ


Xem đi rồi mai mốt Huệ đem qua trang mới. Văn nhân, thi sĩ sẽ vào đó mà tìm cảm hứng.

PC
#7 Posted : Sunday, October 12, 2008 4:15:27 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Các hình thể của lá thật là đẹp quá!

Nhớ ông Gaudi', kiến trúc sư đại tài của Tây Ban Nha có dùng hình thể của các cây lá trong thiên nhiên để áp dụng vào trong kỹ thuật và nghệ thuật kiến trúc của ông.
viethoaiphuong
#8 Posted : Wednesday, October 6, 2010 11:47:50 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
CÂY BÀNG XÓM CHỢ
(HỒI ỨC TUỔI THƠ)



MINH HƯƠNG


Phố Hội là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Có thể nói miền ấu thơ tôi đã trải qua phần lớn ở Phố Cổ và phần còn lại ít hơn ở Hàn (Đà Nẵng). Hội An có ít cây. Dọc bờ sông rải rác một ít dương liễu và bồ hòn. Trên vài con đường khác và trong các sân trường học trồng nhiều phượng vĩ (mùa hè hoa nở đỏ rực như phun lửa) và sầu đâu (còn có tên sầu đông, sầu đâu, xoan) hoa tím nở từng chùm. Từ thu qua đông cây rụng lá, cành khẳng khiu. Cây xác xơ như người ốm giơ xương, hắt hiu trước gió bấc, mưa dầm. Một số cây đa (theo tín ngưỡng dân gian lúc bấy giờ là nơi u linh, nơi ngự trị của các vị thần linh) chỉ trồng trong khuôn viên của đền mếu, chùa chiền. Rồi đến các cây phi lao (philaos) được trồng nhiều để giữ không cho đất chuỗi ở các cồn, các nàng và trên các trảng cát mênh mông chạy dọc phía tây bắc và đông bắc thị trấn. Lơ thơ trên các tràng cát vài ba căn nhà tranh thấp cất gần nhau thành từng cụm. Rường cột bằng tra, váchbằng phên trét đất sét, nhiều khi có pha *** trâu. Quanh nhà có hàng rào ương rồng lớn, lởm chởm gai nhọn. Cách quãng trồng me tây (me keo), là nhỏ xíu, trái cong cong màu xanh xanh, cơm ăn được màu trắng phau, phớt hồng, hột đen. Dạng hơi giống trái me chua. Có hàng rào trồng cây cường gạo. Đất bên ngoài nhà mọc đầy mắc cỡ (trinh nữ), bông bằng nut áo tròn trịa, màu hồng lợt, nhỏ. Lá vội xếp lại khi tay sờ vào các cây kể trên, cây nào cũng có gai, cả cây trinh nữ mọc từng bụi, thấp lè tè cũng có gai. Có thể các loại cây có gai này chịu đựng gió nắng và sống được trên mấy tảng cát khô hạn.

Từ đầu chợ thông xuống bến sông, hai con đường, ngắn chạy hai bên hông. Mỗi bên chỉ có một dãy phố buôn bán tấp nập. Nhà tôi ở phía hông mặt. Muốn qua đường bên kia phải băng qua chợ. Đường bên kia, sát bên hông chợ, một cây bàng cổ thụ bề thế, uy nghi, gốc to bành như một khối đá lớn nổi u, nổi bướu, giá ba người ôm không xuể. Cành lá sum suê, nhiều tầng, đâm ngang như một cây dù khổng lồ, gần như che mát cả một góc chợ giữa một phần con đường. Rễ tỏa ra xung quanh, nổi chằng chịt trên mặt đất ngoằn ngoèo xung quanh gốc như những con trăn da nâu điểm những đốm mốc. Đặc biệt ở gốc cây tự nhiên lõm vào một hộc lớn ăn sâu vào thân cây. Trong hộc tự bao giờ ai đặt một cái trang thờ bằng gỗ sơn đỏ, vẽ hoa rồng chầu, phượng múa, mây bay, màu bạc, vàng xanh. Ở trong cùng trang có mấy hàng chữ Nho kẻ trang kinh trên nền đỏ. Rồi đến một bát hương luôn nghi ngút khói. Hỏi, mấy cụ già nói đó là trang thờ thần sở tại. Phía trên cao trang lồ lộ một lỗ lớn. Miệng lỗ bị cháy xem. Trong lỗ là một cái bộng sâu. Nghe kể lại trước kia là nơi cư ngụ thường trực của con quỉ một giò hay phá quấy dân chúng gần đó. Theo lời dạy của thầy pháp nếu nhà nào có ai đau yếu kéo dài thì phải đem xôi, gà, rượu đến đó cho thầy van vái xin cho. Dĩ nhiên phần lễ vật này thì quỉ thần chỉ được hưởng cái hương cái hoa, phần lớn còn lại thầy gói mang về, thêm số tiền thù lao. Lúc bây giờ một số dân còn tin thầy pháp hơn thầy thuốc hay các y sĩ ở nhà thương. Về sau, trong một đêm mưa gió sấm chớp đùng đùng, người ta đồn thiên lôi đã đánh vào bộng xẹt lửa sáng lòe. Con quỉ hoảng hốt phải trốn biệt xứ. Một thầy pháp ở ngoài Bàu Ốc vỗ ngực tự xưng chính mình trong đêm mưa gió ấy, tay bắt quyết, miệng niệm thần chú sai bọn âm binh đi cầu viện. Thiên lôi vác búa giáng trần đánh vào con quỉ dữ. Lớn lên, khôn ngoan hơn, tôi nhận thức được rằng mấy lão thầy pháp ở xứ Quảng tôi cũng là những tay nói trạng, nói tướng có hạng lắm!

Cây bàng xóm chợ không phải là một cây theo nghĩa thông thường, dù là một cây cổ thụ. Đối với một số cư dân ở gần đó và đối với một số lớn dân quê từ các huyện, các xã lân cận đến bán sản phẩm của mình hay mua ít hàng đem về cây bàng này là một nhân vật đầy uy nghi, đầy thần lực vô hình, có thể phù hộ độ mạng và cũng có thể quở phạt bắt phải yếu đau...

Theo trí tưởng tượng của người dân mê tín dị đoan lúc bấy giờ, ngự trị trên cây bàng còn nhiều vị thần linh ghê gớm như bà Hỏa, thần Cây, thổ thần, các cô, các cậu thường đi rong chơi rồi bất ngờ ghé lại nghỉ ngơi. Còn con quỉ một giò đã dời hộ khẩu và đương nhiên bị thiên lôi tầm nã. Cuối cùng thêm con tinh mặc đồ trắng toát thình lình xuất hiện thè cái lưỡi đỏ chót dài hơn một thước (thước tây dài hơn thước ta đúng 100cm). Để kết thúc danh sách hộ khẩu trên cây bàng phải nói đến bà Hỏa (ác thần thường đốt nhà người dân). Có người còn cam đoan đã từng tình cờ thấy bà Hỏa di chuyển trong đêm hôm khuya khoắt. Từ ngọn cây xẹt ra một đốm lửa tròn trịa, đỏ rực bằng trái bưởi, sáng ngời cả một vùng rồi thình lình biến mất.

Ngổn ngang xung quanh gốc và giữa những rễ nổi cộm trên mặt đất nào bình vôi bể bằng sứ hay bằng cả đất nung, bát hương, lư hương bằng sứ bể và nhất là các lò, các đầu rìu đủ loại cũng bằng đất nung, nhưng phải thứ đổ bể không dùng được. Thêm vào chén, bát bể. Tất cả chất từng đống, từng cụm. Dân chúng quanh chợ và ở vùng quê phụ cận bao giờ cũng gọi các thứ di tích đồ gốm bể này là các ông: ông lò, ông táo, ông nồi ông niêu, ông trả, ông trách...

Không ai dám ngồi nghỉ bên gốc cây bàng, sợ đụng vào ông lò, bát hương, nồi đất đặt ở đấy cũng không ai dám xả rác gần đây, sợ làm ô uế nơi linh thiêng. Chỉ có người giữ chợ ngày ngày quét lá rụng, gom lại từng động. Rồi có người đến hốt bỏ vào hai thúng, gánh mang đi.

Bọn chúng tôi học trò tiểu học, nhà cửa quanh quẩn xóm Chợ là những đứa nghịch ngợm nhất. Tuy vẫn một lòng tôn kính cây bàng huyền thoại này, không bao giờ dám trèo phá bắt chim con hay khoèo móc trái chín, loại trái nổi tiếng là ngon nhất thị trấn. Nhưng cũng không kiềm chế được lánh tò mò và vẫn không hoàn toàn tin vào những lời huyễn hoặc. Thỉnh thoảng làm như vô tình lén nhìn lên ngọn cây để có thể thấy được cái gì lạ. Lần nào cũng chỉ thấy từng bầy sáo sậu, chào mào, bù chao bay về đậu trên mấy cành rậm lá. Suốt ngày thì bọn chim sâu nhỏ xíu vừa kêu líu lo vừa chăm chi tìm bắt sâu trên lá, trên cành. Mỗi chiều khi hoàng hôn xuống là đã nghe tiếng ríu ra ríu rít sắc và nhọn, như đâm vào lỗ tai của biết bao cơ man nào là dơi từ trong các bọng cây, các đám lá bay ra chập chờn như những bóng đêm. Chúng bay đảo trên khoảng trời rộng mênh mông để đuổi bắt muỗi và côn trùng bay khác. Gần sáng chúng lại bay về.

Rồi, cũng không cưỡng lại được tính hiếu kỳ của tuổi trẻ, luôn luôn muốn khám phá những điều kỳ lạ bất thường. Những ngày hề trời oi bức, bọn trẻ chúng tôi thường qua đêm ở hàng hiên ngay trên bệ xi măng hoặc trên sạp gỗ dùng để bày hàng trước nhà. Chẳng là từ xưa người ta vẫn đồn rằng đêm khuya nằm ngoài mái hiên, có thể nghe tiếng
vó ngựa rầm rập của con xích thố của Quan Vân Trường trong chùa Ông ở con đường chạy ngang chợ. Ngựa thiêng chạy xuống sông để ăn cỏ non và uống nước bến sông. Còn nghe được tiếng ngựa hí nữa.

Thỉnh thoảng ban đêm tôi thường kiếm chuyện qua nằm ngủ với người bạn ở hàng hiên, sát bên con đường tráng nhựa chạy thẳng từ trước mặt chùa Ông xuống đến mé sông. Gió sông thổi ngược lên mát lạnh. Chúng tôi phải đắp mền kín mít vì sợ... ma. Mền cũ rách mấy lỗ ở một đầu. Chúng tôi cố ý đắp đầu này lên mặt cho nên qua các lỗ rách, hai đứa vẫn nhìn được lên cây bàng mà chẳng thấy gì cả, chẳng nghe tiếng vó ngựa và cả tiếng ngựa hí vang. Chưa bao giờ thấy một trái cầu lửa sáng lòa trên ngọn cây hay xẹt vào không trung để biết được bà Hỏa du hành đi chơi đó đây.

Thuở nhỏ, nhiều loại trái như me, thị, trái xay, xoài sống, ổi, trâm rất hấp dẫn đối với chúng tôi. Nhưng phải công nhận trái bàng chín có sức hút rất lớn. Mùi thơm ngọt nhẹ nhàng như quyện vào mũi, không chịu bay đi cho. Không để sát mũi vẫn nghe mùi thơm. Giấu ở gầm ván ngựa, người nhà đã ngửi thấy ngay. Gia đình cấm tuyệt hái trái bàng chợ ăn vì sợ các vị khuất mặt trên đó quở trách, bắt bệnh hoạn. Sự thật chúng tôi chỉ bỏ ra ít xu mua của anh em nhà Mót thì có một đống bàng hay đống me. Thắc mắc, tôi hỏi bà Sửu, bán thịt heo ngoài chợ, mẹ của một người bạn học:

- Thưa bác, mấy anh em nhà Mót trèo cây, hái trái, bắt chim con, xuống sông lặn lội cả ngày, chẳng sợ hà bá hay ma da nào vật chết cả.

Bà Sửu mỉm cười trả lời một cách tự nhiên:

- Đừng tin chuyện ma quỉ lộn xộn đó mà mệt. Mấy anh em nhà Mót đói rách quá thì còn sợ cái chi nữa? Chúng hái trái cây, bắt chim non, mót củi là để bán lấy tiền mua gạo. Có chọc ghẹo, hỗn hào gì với thần thánh, ma quỉ nào đâu?

Từ đó, nhờ cái lý luận dung dị và thực tế của bà Sửu mà chúng tôi bớt đi nhiều nỗi sợ hãi hão huyền đối với cây bàng cổ thụ. Một mặt chúng tôi mạnh dạn mua bàng, xoài sống, me chua cổ yếm có tiếng trồng trong Tòa Đại Sứ Pháp của anh em nhà Mót bán và lần lần chúng tôi dám ngừng lại nói chuyện bên cây bàng Chợ và dám nhìn lên tận ngọn. Mặc khác, các anh chị lớn hơn ở xóm trên hoặc xóm dưới, đêm tối, mượn vị trí cây bàng làm nơi hẹn hò, trò chuyện. Thế mà chẳng thấy có chuyện gì nguy hiểm, khủng khiếp xảy ra cả. Sáng ra chỉ thấy một số lá bị xé vụn rơi vãi trên mặt đất và những hình kỹ hà vẽ trên mặt đất, trông giống như chữ bùa, chữ Hời.

Trái bàng xóm chợ ngon đáo để. Màu da vàng ửng đỏ, mượt mà. Phập vào răng nghe thơm ngát mềm ngọt như ổi ruột đỏ chín. Ăn sạch cùi, rất sạch. Còn lấy hột, dùng cục đá đập vỡ vỏ cứng, lấy nhân bỏ miệng nhai nát. Rất bùi, rất bổ, rất ngon. Trái của những cây bàng khác trồng trên một số đường trong thị trấn không ngon bằng. Nhưng có cơ hội hái được trái bàng chín thì chúng tôi vẫn ăn. Đất Quảng lúc bấy giờ (những năm 30-40) trái cây không dồi dào, đa dạng như miền Nam.

Chúng tôi còn lấy lá bàng tươi kết lại làm mũ cánh chuồn và sưng vua với nhau. Có khi kết lá lại khum khum và nhọn hai đầu làm mũ calô, mấy đứa đội mũ calô xếp một hàng dọc, tập đi một, hai như lính khổ đỏ. Và mỗi chiều, khi lá rụng nhiều, ngập cả xung quanh gốc bàng, có một bà già quét gom lại đổ vào hai giỏ lớn, rồi gánh về phía làng Câu (Phước Trạch, gần cửa Đại, nay thuộc về Hội An). Được biết đem lá bàng về nấu nước nhuộm lưới đánh cá lưới cũ cũng như lưới mới để... lưới được bền và giữ được màu nâu...

Hễ thấy bàng hết trái và bắt đầu rụng lá thì biết đã gần đến Tết. Chúng tôi mừng thấp thỏm, mơ đến những ngày đầu năm được ăn ngon, mặc đồ tốt và rủng rỉnh trong túi ít nhiều đồng xu, đồng giác (đồng hào, đồng cắc) của người lớn mừng tuổi cho.

Rồi những lá non ló ra, mơn mởn màu lục lợt. Mỗi ngày lá đâm ra nhiều, lớn mau, rậm xanh. Là đến hè...

Hết hè bàng bắt đầu chín. Trái bàng mũm mĩm từng chùm, lòng thòng trên cành, vẫy gọi sự thèm thuồng của tuổi trẻ đương sức lớn. Rồi mùa đông chợt đến, gió lạnh, mưa rả rích... Cây bàng xóm chợ rụng lá, những chiếc lá vàng rồi đỏ au, lần lần sẫm lại màu mắm ruốc. Ngày tháng trôi qua, đều đặn, nhưng cũng nhiều bất trắc, gian truân và thăng trầm. Cách đây gần 60 năm, tôi theo gia đình vào Nam lập nghiệp. Rồi lớn lên đi đó, đi đây, vì công công việc, vì sinh kế gần như không còn nhớ đến cây bàng xóm Chợ nữa. Cây cổ thụ đã gần gũi với chúng tôi, bọn trẻ nghịch ngợm ở xóm Chợ phố cổ xa xưa. Bỗng nhiên gặp lại người bạn cũ lục tỉnh lên chơi. Tay bắt, mặt mừng, hàn huyên suốt mấy ngày liền. Giữa những câu chuyện sôi nổi, thú vị bỗng dưng tôi nhớ đến cây bàng và như vô tình nói mà không chút suy nghĩ: “Không hiểu tại sao lúc này tôi lại nhớ đến trái bàng và mùi vị của nó. Trong này bộ ít thấy trồng bàng và ăn tái bàng!”. Người bạn tủm tỉm cười. Độ ba bốn tháng sau, anh lại lên chơi nhà tôi. Trong chuyến này, anh mang lên một gói giấy xốp. Mở ra, mùi bàng chín ngọt ngào bay ra khắp phòng. Một mùi rất riêng, rất độc lập, không lẫn vào đâu được. Tôi bàng hoàng, nửa tỉnh nửa mê đứng tần ngần một lúc. Cả một quá khứ ấu niên với hình ảnh cái chợ, cây bàng, con sông Hoài, mấy dãy phố rêu phong và mấy thằng bạn bé choắt nhưng tinh ranh hết biết, hiện rõ mồn một trong trí. Tôi bỗng nhớ câu Kiều của Nguyễn Du: "Hương gây mùi nhớ...".

Nhờ mùi bàng chín, tôi tìm lại được những mảnh ấu thơ vô tư, mấy người bạn nhỏ hồn nhiên xóm Chợ đi gần hết quãng đời còn lại (nay đã 76 tuổi), nhờ những hương bàng mà nhớ lại, gặp lại chính mình, gặp lại cậu bé của một thời đẹp nhất và cũng sung sướng nhất...

viethoaiphuong
#9 Posted : Thursday, October 7, 2010 12:07:45 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

cây bàng

trái bàng (loại nầy màu tím hồng?)


Hồi VHP còn nhỏ, trước cửa nhà có cây bàng thật to, trái màu xanh (giống như hình Huệ post ở trên) và khi chín thì màu vàng
Cây bàng cho tán rộng và mát về mùa hè, nhưng chỉ tội là có loại sâu róm bàng - lông nó mà dính vào da thịt mình là ngứa muốn chết luôn ..
Người bán hàng rong thường lấy lá bàng để gói xôi

Smile
Ba Tê
#10 Posted : Thursday, October 7, 2010 10:19:45 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

Trái bàng nghe nói ăn được, không biết có đúng không? Bàng có ở vùng chị Huệ ở sao? Ở Calif, PC chưa thấy cây này.




Đúng là trái bàng tròn tròn 2 đầu nhọn nhọn như hình của Huê đưa lên đó. Ngày xưa , ở bãi trước Vũng Tàu có rất nhiều cây bàng , táng xòe rộng cho bóng mát .
Trái bàng là một loại "nut", bên trong ruột có chất béo. Hồi nhỏ 3T và các bạn cùng quê đã từng dùng cục gạch đỏ (gạch xây nhà hình chữ nhật ) đập dập trái ra để lấy ruột bên trong mà ăn , béo ghê nơi Tongue
Hà hà , 3T đã từng ăn đủ thứ...bất cứ trái gì có thể ăn được Blush Cái nào ăn hổng được , nuốt hổng trôi thì...nhả ra , phung phèo phèo, quẹt mỏ là xongDeadBig Smile
Phượng Các
#11 Posted : Sunday, August 9, 2015 3:03:58 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Thấy trong "Hàn nho phong vị phú" của Nguyễn Công Trứ có câu:

Ấm trà góp lá bàng lá vối, pha mùi chát chát chua chua

KHông biết có phải là lá bàng trong cây bàng đang bàn không nhỉ? Nếu phải thì hóa ra có thể dùng lá này nấu nước uống!
nguyen1
#12 Posted : Sunday, August 9, 2015 3:58:20 PM(UTC)
nguyen1

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/23/2013(UTC)
Posts: 1,091
Points: 3,294

Was thanked: 104 time(s) in 92 post(s)



Người nghèo không có tiền mua trà nên quơ đại lá này, lá kia rồi đun lên uống chứ gì!


Phượng Các
#13 Posted : Sunday, August 9, 2015 11:58:21 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Nhiều khi mình tưởng như vậy nhưng các lá quơ quào ấy có khi lại là kết quả của một thử nghiệm lâu dài. Như lá vối cũng tốt cho tiêu hóa vì có các vi khuẩn tốt cho đường ruột hay sao đó; lá ổi cũng làm cho chặt ruột. Lá chùm ruột gói nem, hóa ra là trong lá có dược tính kỵ giun sán (ăn thịt sống thì phải sợ thứ này rồi). Chỉ có lá vông gói nem thì chưa nghe nói có dược tính giống lá chùm ruột hay không; cho nên mới nhờ anh nguyen ăn thử coi có sao không đó. Drool Thấy người ở Trung đông họ dùng lá bạc hà (mint) làm trà uống; có lẽ mình cũng nên bắt chước vì lá này trị ho hen, thông đàm v..v..
nguyen1
#14 Posted : Monday, August 10, 2015 8:09:20 PM(UTC)
nguyen1

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/23/2013(UTC)
Posts: 1,091
Points: 3,294

Was thanked: 104 time(s) in 92 post(s)


Mấy ông đồ ngày xưa đều có ít nhiều kiến thức về thuốc Bắc, thuốc Nam nên họ biết cây cỏ, hoa lá, trái củ rễ, ... loại nào ăn được, uống được, liều lượng cần nhiều ít ra sao. PC tính bắt chước cũng nên cẩn thận! Bàng cũng có nhiều loại, có thứ ngon, có thứ không đó!

Không phải chỉ có cây vông thôi mà vùng PC ở có nhiều vườn cây nên rất tiện cho PC học làm lang băm lắm!
Flapper


Phượng Các
#15 Posted : Tuesday, August 11, 2015 9:45:37 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Điều đáng tiếc là họ không cho mình nhặt từ dưới đất lá rụng nữa, chớ đừng nói là hái! Thậm chí chanh, rau trong Huntington Gardens PC có hỏi thì bà giữ vườn nói là để nó rụng rồi dọn bỏ chớ không cho ai cả, kể cả nhân viên (?). Trong South Coast Botanic Garden thì rau trái thu hoạch họ cho nhân viên (kể cả volunteers) mang về nhà (như có dịp kể rồi).
Phượng Các
#16 Posted : Wednesday, August 3, 2016 3:41:42 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Lá và trái bàng, hình chụp tại Hawaii
Phượng Các
#17 Posted : Tuesday, August 16, 2016 8:14:39 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Trang web sau có giới thiệu cây hạnh nhân ở Hawaii nhưng nhìn hình thì thấy đó chính là cây bàng! Crying

http://www.to-hawaii.com/trees/almond.php
Users browsing this topic
Guest (5)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.