Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Trò lừa Nigeria (hay trò lừa 419)
xv05
#1 Posted : Monday, September 22, 2008 4:00:00 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Trò lừa Nigeria (hay trò lừa 419)
(Phạm Hiếu)

Trò lừa đảo mệnh danh "419" đã xưa rích thế nhưng hiện tại vẫn có nhiều người nộp tiền cho các băng lừa Nigeria. Trò lừa này đánh vào lòng tham, hám lợi và sự cả tin của người khác. Danh xưng 419 là lấy từ điều luật chống gian lận của Nigeria.

Lịch sử của kỹ nghệ lừa đảo Nigeria

Theo thông tin từ Nigeria thì trò lừa đảo này do Udon Apkan phát minh. Udon đã có bằng đại học và sau khi lừa thiên hạ suốt 11 năm, y đã thay tên đổi họ và hiện không ai biết y đang mai danh ẩn tích ở đâu để hưởng thụ hay vẫn tiếp tục lừa thiên hạ.

Báo chí Nigeria goị những tay lừa naỳ là 419-er và trò lừa này là kỹ nghệ 419.
Những tay lừa đảo này thường gởi email tự xưng mình là kế toán trưởng cuả một công ty hay là nhân viên một ngân hàng, biết đuợc một trương mục mấy chục triệu Mỹ kim vô chủ: chủ nhân cuả nó là một viên chức tham ô ký thác, là tướng quân của một nước mới bị đảo chính..v.v... nay họ đã bị tù hay chết bất đắc kỳ tử, và do đó đề nghị hợp tác với chúng ta với hoa hồng từ 10% tới 15%.

Trong những trường hợp đầu tiên, Apkan nhắm vào các con mồi bằng lá bài Iran. Cuộc cách mạng Iran 1979 đã khiến nhiều quan chức tham nhũng hay hoàng thân bị bắt và chuyện này được giới lừa đảo 419 khai thác với nhiều "biến tấu" khác nhau.

Mấy năm trước, mốt BS người Mỹ gốc Iran đã phải bán nhà, rút hết tiền trong nhà băng ra để cúng cô hồn cho những tay lừa đảo tương tự nhưng tinh vi hơn nhiều.

Lúc đó, vị BS này nhận thư của "chính phủ Nigeria" về một ông chú họ bốn năm đời của mình, đã từ Iran chạy trốn sang Nigeria và hiện đãchet61, để lại gia tài mười mấy triệu đô cho ông BS. Tuy nhiên, ông chú mấy đời này còn nợ chính phủ Nigeria quá nhiều: chi phí luật sư, tiền phạt "ô nhiễm môi trường"..v.v.. Muốn lấy gia tài thì phải trả số nợ này.

Băng lừa đảo ở Nigeria có thế lực đến độ mua chuộc người để làm "tay trong" ngay trong tòa đại sứ Mỹ ở Nigeria. Bởi thế nên khi ông BS trên viết thư yêu cầu xác minh, những tay trong này đã làm ông ta tin tưởng 100% và cuối cùng là ông nộp, nộp hết món nợ này của "chú" thì lòi ra món nợ khác, cuối cùng phải bán nhà.

Sau đó thì đến cuộc chiến Irag. Dựa trên những tin tức về quân nhân Mỹ bị bắt giữa lúc đang chôm tiền Mỹ trong tủ sắt của Saddam Hussein dạo trước, họ có thể xưng: "Tôi là quân nhân Mỹ, tôi tình cờ phát hiện được nơi cất 25 triệu Mỹ kim của Saddam Hussein" và nhe nhàng đề nghị hợp tác: cho mượn tiền để hợp pháp hóa, cho mượn trương mục hay chi phí cho việc chuyển tiền.v.v...

Tại VN trước đây đã từng có người mắc mưu trò lừa đảo "gia tài Irag" này khá đậm, nay xin kể lại để mọi người biét và cảnh giác.


Gia tài tướng Irag

Phạm văn H - đây là tên giả định vì khổ chủ không muốn tiết lộ tên thật vì sợ thành trò cười cho thiên hạ - là một doanh nhân thành đạt. Đất nước đổi mới thì nhu cầu học tiếng Anh gia tăngva2 ông đã nhanh nhẩu mở trường Anh ngữ với mác "quốc tế". Sau đó ông chuyển sang đầu tư vào ngành viễn thông và phát đạt.

Ngày nọ, ông H nhận email của Wang Qin Cheung Pui với nội dung đề nghị "hợp tác làm ăn". Wang tự xưng là nhân viên ngna6 hàng Hang Seng Bank ở Hongkong và cho biết:

- Thiếu tá Irag Fadi Bassem đã gửi và Hang Seng Bank số tiền 24.5 triệu Mỹ kim với lỳ hạn 18 tháng. Tuy nhiên, ngân hàng mới biết được cả gai đình ông ta đã mất mạng trong một trận oanh tạc của Mỹ: căn nhà ở địa chị 17 Ahmed Zuibair Ave, Basra đã trở thành đống gạch vụn vì bom.

Fadi không ghi tên bất cứ ai thừa kế, do đó theo luật HK thì ba năm sau số tiền này sẽ được sung vào công quỹ.

- Wang có thể lập hồ sơ chứng minh sự thừa kế đúng đắn cho mình nhưng làm vậy thì lộ liễu quá nên giải pháp tốt nhất là Wang sẽ thuê luật sư làm giấy tờ giả mạo cho người thừa kế hợp pháp của Fadi ở nước ngoài và ông H có thể cho mượn cái tên.

- Ông H không cần làm gì cả, chỉ cần cung cấp tên họ, địa chỉ, số hộ chiếu để luật sư của Wang lo liệu. Số tiền ăn chia sẽ là 70% cho Wang, 25% cho ông H và 5% làm chi phí.

Như vậy nếu chuyện này là thật và mọi việc suông sẻ thì ông H sẽ được hơn 6 triệu Mỹ kim, ngồi mát ăn cả chiếu vàng chứ chẳng chơi!

Dù ngờ ngợ có cái gì không ổn, giám đốc H vẫnbi5 ám ảnh bởi con số 6 triệu trên. "Đại phú do thiên, tiểu phú do cần", tự dưng trời cho hơn 6 triệu đô mà không cần làm gì cả, tại sao lại không thử? Mà htu73 thì có mất gì đâu?

Thư đi rồi tin lại. Wang lịch sự cám ơn rồi hỏi thăm công việc của ông H, tán dương sự "hợp tác hai bên cùng có lợi" và luôn nhấn mạnh đến sự hợp pháp của việc này. Sau một lọat email thăm dò và củng cố niềm tin với hồ sơ xác nhận của Hang Seng Bank về tài khoản nói trên, Wang còn gởi cho ông H thẻ nhân viên Hang Sang Bank và visa cùng hình ảnh gia đình của mình.

thế rồi một ngày nọ, giám đốc H nhận email của Wang báo cho biết toàn bộ mọi thủ tục pháp lý đã xong, ông ta đã liên lạc được với ngân hàng trực tuyến (?) Universal Online Banking có uy tín ở Madrid, Tay Ban Nha để chuyển ngân. Ông H chỉ cần mở một tài khoản ở ngân hàng này để Hang Seng Bank chuyển tiền vào. Xem như mâm cơm đã dọn sẵn, chỉ cần đem bát bới ra xơi và ông H sung sướng đến tê người.

Tuy nhiên có cái gì đó khiến ông lo xa, cẩn thận điều tra về ngân hàng UOB. Tìm trên Net, ông phát hiện cả một rừng thông tin về ngân hàng này: thành lập vào năm 1966, ban giám đốc, ban điều hành, quy chế họat động, địa chỉ giao dịch, hình ảnh, văn phòng ở số 81-82 Plaza De Expayol, Madrid. Khi ông H gởi email cho UOB xin mở tài khoản thì ngân hàng này chấp thuận ngay, gởi thư hồi báo để xác nhận với "mail" của ông Jose Antonia Ramos, CEO của ngân hàng này.

Vài tiếng đồng hồ sau, ông H nhận được hai bức email. Một do Wang gởi từ Hang Seng Bankcho biết ngân hàng này đã chuyển 24.5 triệu đô của tài khoản HSB601/125682/590 sang UOB và người thừa hưởng là "Phạm Văn H, account số 2433647896543".
Một email khác do chính Ramos xác nhận: số tiền 24.5 triệu đã được "deposit" vào tài khoản của "tôn ông". Lúc này, ông H đã thực sự là người bay trên mây.

(còn tiếp)

xv05
#2 Posted : Wednesday, September 24, 2008 11:39:51 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
(tiếp theo)

Tuy nhiên, vạn sự rắc rối trên đời đời bắt đầu bằng chữ tuy nhiên.
Giữa lúc ông giám đốc H còn mơ màng tính toán chuyện tiệc tùng, đãi đằng, cho con, cho cháu bao nhiêu thì ông lại nhận một email của ngân hàng UOB nói trên cho biết ông có thể rút số tiền này bất cứ lúc nào mình muốn; "tuy nhiên", để "activate" trương mục đó, ông ta phải đóng lệ phí 5200 Mỹ kim!

Nhận email này, ông H cảm thấy phân vân và gởi email đề nghị ông Ramos hãy trích tiền từ trong tài khoản "của mình". Đáp lại, CEO Ramos lịch sự trả lời là thể lệ của ngân hàng quốc tế không cho phép điều này: trương mục trên chưa "activate" thì làm sao mà trích ra cho được?

Giữa lúc giám đốc H còn đang ngần ngừ thì ông bạn vàng Wang lại gửi thư thúc hối, lằn nhằn tả oán: vì lo vụ hợp tác này mà mình phải bán xe, vay nợ để chạy tiền luật sư, bây giờ sắp phá sản nên vợ con hắt hủi. Than thở một hồi rồi Wang quay sang hù dọa: nếu ông trễ hạn quy định thì tài khoản ở UOB sẽ bị xóa và số tiền bị gửi trả về Hong Kong. Vụ "chuyển nhượng tài sản thừa kế" sẽ kết thúc.

Nửa sợ, nửa tiếc, ông H viện cớ thủ tục: luật pháp VN quản lý rất chặt chẽ việc gởi tiền ra nước ngoài! Ngay sau đó, Wang trả lời ngay: sao không nhờ dịch vụ chuyển tiền Western Union?; rồi cho luôn địa chỉ của một người tên Anthony Smith ở Tây Ban Nha để tiện việc chuyển tiền. Nhưng ông H vẫn ngại nên Wang liên tục gởi thư thúc hối. Một mặt Wang vừa đe là sắp hết hạn, một mặt y lại vòng vòng so sánh giữa 5200 đô và 24.5 triệu: đúng là đem quả ớt đổi lấy núi hồ tiêu.

Đến đây thì CEO Ramos chen vào. Ông cho biết thời hạn ấn định để "activate" tài khoản ở UOB đã hết nhưng ngân hàng vẫn cứu xét và "nể tình" cho ông gia hạn thêm ít ngày nữa, sau mấy ngày mà không thấy tiền vào thì tài khoản sẽ chết. Vẫn chưa hết ngờ vực, ông H gởi mail cho biết là sẽ sang Tây Ban Nha để trực tiếp làm việc với ngân hàng, và do đó xin ngân hàng gởi cho mình một lá thư mời để làm thủ tục xuất cảnh. ý ông H là nếu có gì mờ ám thì tòa đại sứ TBN ở Hà Nội sẽ phanh phui ra ngay. Trước mưu chước này, ông Ramos vẫn tỉnh bơ. Ông cho ngân hàng chưa có một "tiền lệ" nào như thế.

Trong khi đó thì Wang gởi mail nhằn, vì tình bạn của hai người đổ vỡ và chuyện hợp tác hai bên "cùng có lợi" đã đi đến chỗ một người thì vô sự, cón một người thì thua thiệt "không thể nói hết trên bức thư này"! Sau đó vài bữa, Wang lại email cho biết: mình "lấy làm đau lòng" khi thời hạn giao dịch đã hết và UOB đã chuyển tài khoản trên trở về HSB ở HK. Tuy nhiên, Wang lại cho biết thêm: giao dịch này vẫn còn trong thời hạn "treo" (suspend) vì còn trải qua những thủ tục của Ngân hàng Quốc gia TBN, do đó có thể cứu vãn được.

Còn nước thì hãy cố tát. Wang cho biết mình còn một người bạn tên Steve Morgan làm việc ở đây và ông H có thể trực tiếp liên lạc để nhờ giúp đỡ. Ông H bèn "thử" một lần nữa và Steve Morgan mau mắn trả lời ngay. Nhưng Steve lại yêu cầu ông H nên liên lạc với một người quen của mình là Tiến sĩ Benjamin Williams. Sau đó thì cả hai cùng hướng dẫn ông H mở một trương mục ở Traders Bank Trust tại Ireland để ngân hàng ở TBN chuyển 24.5 triệu đô vào mà không phải trả lại ngân hàng ở HK.

Chẳng bao lâu thì ông H nhận được một bản fax của Traders Bank Trust thông báo cho biết tài khoản của ông đã có 24.5 triệu đô từ ngân hàng ở TBN chuyển vào, cho hay là ông "có thể rút tiền bất cứ lúc nào miễn là đóng đủ phí tổn "activate" trương mục". Lệ phí này có thể trả bằng một trong hai cách: trả bằng thẻ tín dụng hay nhờ Western Union chuyển tiền cho ngài Benjamin. Nhưng ông H vẫn ngại và nêu sự khó khăn khi chuyển tiền ở Vn để làm lý do. Đến đây thì Tiến sĩ Benjamin mách nước: ông H dó thể sang Trung Quốc để bỏ 5200 đô vào một trương mục ở Bank of China, số tiền này sẽ được chuyển về ngân hàng ở Ireland và sau đó ông có quyền rút... 24.5 triệu đô!

Tốn mớ tiền qua TQ để đóng lệ phí 5200 đô, ông H trở về nhà hồi hộp liên lạc và hồi hộp chờ... Thư đi mà chẳng bao giờ có tin lại. Dò tìm địa chỉ của những "tôn ông" Wang, Steve Morgan, Benjamin Williams, thậm chí cả ngân hàng UOB trên mạng Internet thì tất cả đều lần lượt mất tích. Đến đây thì ông H mới cay đắng nhận ra rằng mình đã bị lừa!

Người ta có thể thắc mắc: 5200 đô mà rồi phải chia chác cho bao nhiêu người khắp trái đất như vậy thì đâu có bõ bèn gì? Thực ra, những người như Wang, Steve rồi Benjamin chỉ là thành viên của một mạng lưới lừa đảo quốc tế, cả hai nhân vật Steve và Benjamin chỉ là một người ở TBN.

Hơn thể nữa, một mình Wang có thể đứng nhiều cái tên khác nhau, gởi hàng trăm email đến hàng ngàn người nên không phải chỉ có mỗi ông H mới trở thành con chim mồi khờ khạo. Bọn đạo tặc biết rất rõ: mất tiền triệu thì khổ chủ có thể bỏ tiền ra mướn thám tử, luật sư, nhờ InterPol điều tra. Còn khi mất mấy ngàn bạc thì cũng như thua cờ bạc hay cá ngựa, dễ gì tìm ra, mà có tìm ra thì cũng chẳng bù với phí tổn.

Chính những tổ chứa lừa đảo kiểu này đã nhắm vào số đông như vậy, và thực ra thì chiêu lừa trên không có gì mới cũng như 5200 đô nói trên cũng chẳng là cái gì. Mục tiêu của những 419-er này không chỉ là "chi phí ngân hàng" mà là căn cước của thiên hạ.

(còn tiếp)
xv05
#3 Posted : Thursday, September 25, 2008 11:00:07 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
(tiếp theo)

Năm 2002, đã có 150 công dân Anh mắc mưu này và bị rút ruột hết 8.4 triệu bảng Anh. Trong một vụ lừa 419 độc nhất vô nhị, Ngân hàng Brazil đã bị lột hết 113 triệu bảng Anh. Trong một vụ lừa khác, các 419-er người Nigeria đã lừa một thương gia Nhật đóng trước "chi phí hành chánh" (tương đương) 6875 bảng Anh để xuất cảng đồ điện từ Nhật sang Nigeria. Nhưng thế cũng chưa đau bằng một anh Nhật khác: đã dại dột đưa số trương mục ra, những mong sẽ kiếm được 10% của số 34 triệu bảng khi một góa phụ ở Nigeria muốn chuyển ngân ra ngoài. Ngờ đâu số tiền cắc ca cắc củm dành dụm (tương đương)15,600 bảng Anh trong trương mục đã không cánh mà bay.


Trò lừa Nigeria tại Úc

Theo cảnh sát Úc thì trung bình mỗi năm người úc "hiến" cho các tội phạm da đen này tới 36 triệu úc kim; nhưng cũng chưa thấm gì so với người Anh: trò lừa đảo này khiến kinh tế Anh thiệt hại mỗi năm khoảng 150 triệu bảng, tức hơn 300 triệu Úc kim.

Mới đây báo chị Úc đề cập đến trường hợp của Anne Fairbairn, một nhà thơ cao tuổi ở Queenland, nạn nhân mới nhất của trò lừa 419.
Nữ thi sĩ Anne Fairbairn là hậu duệ duy nhất của Sir George Reid, thủ tướng thứ tư của nước Úc. Chồng bà là giáo sư Sử học tại Đại học Quốc gia Úc. Bản thân bà đã giảng dạy về Văn học Úc tại 30 trường đại học trên thế giới, từng được giải thưởng về thơ và được huy chương MOA (Member of The Order of Australia) năm 1998 vì công lao đóng góp cho nền văn học Úc. Là nhà thơ cao tuổi, bà không biết nhiều về kỹ thuật, ít khi sử dụng computer hay mobile phone.

Tháng Bảy vừa qua, bà nhận được một email của Yahoo, yêu cầu bà xác nhận các chị tiết cá nhân của mình, trong đó có "địa chỉ người thân để liên lạc trong trường hợp khẩn cấp". Không biết đây là email của bọn lừa đảo, bà khai tuốt tuồn tuột.

Từ thông tin này, kẻ lừa đảo tự xưng mình là Anne Fairbairn để liên lạc với những "người thân để liên lạc trong trường hợp khẩn cấp", cho biết "mình" đang đi Nigeria nhưng bị trộm sạch tiền bạc và hành lý, cần gấp 2500 Úc kim, xin gởi qua Westarn Union (và chuyển giúp email này đến những bạn bè khác để nhờ giúp đở).

Nhiều bạn bè của bà - trong đó có những thẩm phán hồi hưu, luật sư, đại sứ, học giả - đã sốt sắng gởi tiền. Số người này nhiều đến độ bà Fairbairn không biết có bao nhiêu tiền đã vào tay bọn côn đồ da đen.

Tại Melbourne, cảnh sát đang phối hợp với University of Melbourne để điều tra 1400 người vừa mời gởi tiền đến Nigeria trong thời gian qua, kết quả sẽ công bố vào cuối năm.

Theo thanh tra Brian Hay, thuộc biệt đội chống lừa đảo Queensland thì mỗi tháng người Úc gởi đến Nigeria khoảng 3 triệu (36 triệu mỗi năm). Ít nhấn 80% số tiền này là cúng cho các băng lừa đảo. Ông cho biết cảnh sát vừa tiếp xúc với 139 người đã từng gởi tiền sang Nigeria và khám phá ra 135 trong số này bị lừa. Nhè nhẹ, họ bị lừa 35,000 Úc kim. Nặng thì có những công ty, cơ sở làm ăn cúng cô hồn hàng triệu, thí dụ có người bị dụ đầu tư vào đường ống dẫn dầu bằng nước bọt và mất trắng 5 triệu Úc kim.


Các trò lừa Nigeria

Chuyện như vậy làm cho hình ảnh Nigeria bị tổn hại nặng: nhìn về nước này, người ta chỉ nghĩ về nó như là nơi tập trung những băng đảng lừa đảo đáng sợ nhất thế giới.

Hàng ngày, những người sử dụng các hộp thơ email miễn phí như Yahoo, Hotmail thường nhận được các bức thư trong đó người gởi tự xưng là dòng dõi hoàng tộc xa xưa hoặc đang sở hữu tài sản lớn nhưng bị phong tỏa, để tháo gỡ khó khăn trước mắt thì xin hãy giúp họ số tiền nhỏ, xem như đầu tư, sau này sẽ lấy được tài sản chia the tỷ lệ.

Có những trò mỹ nhân kế cũ rích nhưng vẫn còn tác dụng thí dụ như gởi hình một người mẫu xinh đẹp, than rằng từ Mỹ đến Nigeria du lịch nhưng bị móc túi sạch, không có tiền trả khách sạn, do đó phải xin các "hiệp sĩ" cứu nạn. Đa số người nhận đều bấm nút xóa thư nhưng vẫn có một số người nhẹ dạ tin và nộp tiền. Những nạn nhân này được bọn tội phạm gọi là maghas, tiếng lóng ngụ ý "cả tin và ngu ngốc".

Cơ quan một vụ Mỹ ước tính với những loại bẫy trên, bọn lừa đảo đã bỏ túi hàng trăm triệu Mỹ kim trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhiều nạn nhân đã không trình cảnh sát vì sợ bị "quê mặt" vì đã bị lừa quá dễ dàng. Năm 2005, ông Okauru, quyền giám đốc của cơ quan tài chính Nigeria, cho biết đã tịch thu được 700 triệu USD có liên quan đến tội phạm 419 trong vòng hai năm qua nhung đây chỉ là phần nổi của tảng băng.

Báo chí Mỹ đã điều tra và diễn tả lại hoạt động của một tay lừa đảo như sau. Đó là Samuel, một thanh niên bảnh bao chải chuốt mới ngoia2 20. Thực ra y là một htu71 tay chân của những mạng lưới lừa đảo. Nơi làm việc của Samuel là quán cafe internet Net Express, một nơi rất yên lặng và an toàn. Hằng ngày, người thanh niên này bắt đầu "cong việc" từ 22 giờ tối đến 7 giờ sáng hôm sau. Trung bình mỗi ngày anh ta gửi 500 email và nhận được khoảng 7 thư trả lời. Samuel tiết lộ: "Nếu nhận được thư trả lời là 70% là tiền đã nằm trong túi của mình".

(Hết)
xv05
#4 Posted : Thursday, September 25, 2008 2:32:51 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
5 trò lừa phổ biến nhất trên Internet


Hồi sinh sau giai đoạn suy thoái dotcom, doanh số bán lẻ trực tuyến năm ngoái tăng 26%. Tháng 9/2004, tổng số tên miền đã đăng ký toàn cầu đạt 64,5 triệu, cao nhất từ trước đến nay. Internet đang bùng nổ trở lại nhưng kèm theo làn sóng tội phạm trực tuyến.

Theo một báo cáo của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) và Trung tâm chống tội phạm trí thức của nước này, số thông báo về các hoạt động gian lận trực tuyến tăng gần gấp đôi từ 2003 đến 2004. Hãng khảo sát Gartner thì ước tính riêng nước Mỹ có gần 10 triệu người là nạn nhân của các hành động lừa đảo trên mạng trong năm ngoái.

1. Đấu giá trực tuyến

Kiểu lừa này chiếm khoảng 3/4 tổng số vụ nạn nhân thông báo với Trung tâm chống tội phạm Internet của FBI. Có rất nhiều mánh khóe lừa ăn theo mạng mua bán eBay nhưng đều có kết cục chung là nạn nhân gửi tiền đi nhưng không nhận được sản phẩm như hứa hẹn.

Lời mô tả những mặt hàng “câu” khách thường chung chung, không đầy đủ thông tin. Một kẻ lừa đảo đã bán đấu giá chiếc túi xách hiệu Louis Vuitton mà thực ra hắn ta không sở hữu, sau đó hắn lùng trên Internet để kiếm một sản phẩm cùng loại có giá thấp hơn giá mà khách trả và giao cho họ. Tên này đã kiếm được ít nhất 18.000 USD từ những người tham gia đấu giá trước khi bị tóm. Một nạn nhân khác cứ nghĩ mình đã mua được chiếc đầu DVD với giá 100 USD nhưng những gì anh ta nhận được lại là một địa chỉ web bán loại đầu DVD giảm giá 200 USD. Có người đấu giá mua máy tính xách tay thì cuối cùng nhận được sách. Những ai “bẩm báo” về trò lừa thì kẻ bán hàng lập tức phản công bằng cách đăng những thông báo tiêu cực về họ trên eBay thông qua những cái tên giả.

2. Phishing

Một trong những ví dụ tiêu biểu của thể loại lừa này là: Bạn nhận được một e-mail có vẻ như được gửi từ ngân hàng mà bạn sử dụng, có đầy đủ logo và đường link hợp lệ, cảnh báo về nguy cơ ăn cắp mã số cá nhân khi bạn đăng nhập và xác thực tài khoản. Thông điệp nói rằng ngân hàng sẽ nâng cấp tài khoản khách hàng để phòng ngừa và yêu cầu bạn khai báo lại các thông tin cá nhân. Trong một số trường hợp, tội phạm còn dẫn bạn đến đúng website thật rồi sau đó cho hiện ra một cửa số dạng pop-up để bạn nhập thông tin.Tất cả những dữ liệu này sau đó sẽ bị kẻ thu thập bán lại cho các tổ chức tội phạm và được dùng để moi tiền từ tài khoản của bạn bằng những loại thẻ tín dụng giả. Theo Gartner, trong năm 2003 tội phạm phishing đã “thịt” của người tiêu dùng tổng cộng 1,2 tỷ USD.

Phishing - một cách biến tấu của từ tiếng Anh “fishing”, nghĩa là câu cá - bắt đầu xuất hiện vào giữa thập kỷ trước khi giới hacker tìm cách ăn cắp mã tài khoản của các thuê bao dịch vụ AOL. Gần đây, FBI liên tục cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo giả vờ nhân danh các tổ chức cứu trợ nạn nhân sóng thần châu Á. Cuối tháng trước, chính cơ quan này cũng trở thành bình phong của tội phạm khi rất nhiều thông điệp nhân danh FBI được phát đi.

3. Thư 419

Trò này bắt nguồn từ Nigeria và được đặt tên theo số thứ tự của một điều luật chống lừa đảo ở nước này. Nạn nhân nhận được một e-mail, thường viết bằng chữ hoa và bắt đầu với nội dung đại loại như: “Kính thưa ông/bà. Tôi đại diện cho ông bộ trưởng nông nghiệp mới bị bãi chức ở nước… sau khi đã biển thủ 30 triệu USD và bây giờ cần trốn ra nước ngoài…”. Kẻ gửi thư cho biết đang cần tìm người đồng ý chuyển số tiền tham ô nói trên vào tài khoản của họ và nhận một khoản hoa hồng tương đương 30% tổng giá trị chuyển khoản. Tuy nhiên, trước khi giao dịch hoàn tất, bạn phải bỏ ra trước vài nghìn USD để trả thuế, đút lót các quan chức ở bản quốc…và nhiều loại tiền khác. Bạn thậm chí còn được mời ra nước ngoài gặp mặt chúng để hoàn tất các “thủ tục giấy tờ cần thiết”.

Mất tong số tiền đặt trước là chuyện đương nhiên còn ai dại dột mò sang điểm hẹn ở nước ngoài thường bị trấn lột. Theo FBI, các nạn nhân của thủ đoạn 419 mất trung bình 3.000 USD khi mắc bẫy. Một số người đã bị giết hoặc mất tích khi lên đường ra nước ngoài với hy vọng gặp “đối tác” để vớ bở.

4. Trung chuyển hàng

Bạn nhận được e-mail quảng cáo tuyển dụng, trong đó cho biết một công ty nước ngoài đang khuyết một chân trung gian nhận hàng và chuyển tiếp ra nước khác. Nếu đồng ý, nạn nhân sẽ được yêu cầu chấp nhận các khoản thanh toán bằng điện tín vào tài khoản của mình để sau đó chuyển tiếp số tiền vào tài khoản của “ông chủ”. Mỗi lần bạn sẽ được nhận một khoản hoa hồng trích từ tổng giá trị số hàng hoặc số tiền chuyển khoản. Ở thể loại lừa đảo này, hầu hết các sản phẩm trung chuyển đều được mua trực tuyến bằng các số thẻ tín dụng ăn cắp. Người chấp nhận tham gia sẽ biến mình trở thành kẻ tiếp tay chuyển hàng ăn cắp và các khoản tiền mờ ám trong một đường dây tội phạm. Trong thời gian đầu, bạn có thể kiếm được khá nhiều tiền nhưng chỉ sau vài tháng, tài khoản của bạn sẽ trống trơn cộng với nguy cơ bị nhà chức trách tóm cổ vì là tòng phạm.

5. Trúng giải thưởng hiện vật

Một e-mail gửi đến thông báo bạn vừa trúng thưởng một món đồ thú vị nào đó, thường là các thiết bị điện tử thời thượng, chẳng hạn máy nghe nhạc iPod hay máy chơi game Xbox của Microsoft. Đầu tiên, bạn sẽ được mời vào một website và khai báo số thẻ tín dụng và mã số riêng (PIN) để thanh toán “chi phí giao nhận”. Tất nhiên món đồ không bao giờ đến nơi. Thời gian sau đó, bạn sẽ còn thấy nhiều khoản chi bất thường từ tài khoản của mình.

Q.T. (theo PC World)
xv05
#5 Posted : Thursday, September 25, 2008 2:52:48 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Những trò lừa kinh điển qua e-mail


Thử hệ thống mail mới của Microsoft và được Bill Gates cho 1.000 USD, gõ ngược số PIN thẻ ATM là có thể báo cảnh sát, cho mượn tài khoản để chuyển tiền rồi được chia hoa hồng hấp dẫn... là những chiêu bịp khiến nhiều người trở thành kẻ ngốc và thậm chí mất nhiều tiền bạc.


Cảnh báo virus:
Nỗi lo máy tính bị các phần mềm độc hại tấn công luôn ám ảnh những người mà công việc và cuộc sống hàng ngày phụ thuộc nhiều vào PC. Người nhận được e-mail cảnh báo lo sợ virus lây lan nên tích cực chuyển tiếp thông điệp đó cho nhiều người khác với hy vọng báo sớm cho mọi người. Bức thư bịp bợm cứ thế phát tán rộng không kém gì virus, và có lúc thậm chí làm ảnh hưởng tới tài nguyên máy chủ mail của nhiều cơ quan tổ chức.


Kêu gọi lòng hảo tâm vì một hoàn cảnh éo le:
Rất nhiều người sẽ không tiếc gì vài nghìn đồng hoặc vài USD ủng hộ một cô bé sắp chết vì ung thư, hay một cậu nhỏ đang sống khốn khổ cùng chứng động kinh. Trò lừa lạm dụng lòng tốt này vì thế được dịp phát tác. Hầu hết những bức thư kêu gọi giúp đỡ đều không quên dặn người nhận chuyển tiếp thư cho người khác. Nhiều cá nhân, tổ chức, bệnh viện ở các nước đã mắc lừa và chuyển những đồng tiền nhân nghĩa tới những địa chỉ không hề tồn tại.


Thử mail cùng Bill Gates và được tỷ phú Mỹ cho tiền:
Bức thông điệp phát đi với nội dung: "Tôi là Bill Gates. Công ty Microsoft chúng tôi đang thử nghiệm một chương trình theo dõi e-mail mới. Hãy giúp chúng tôi chuyển tiếp thông báo này tới bạn bè của anh/chị...". Bức thư hứa hẹn mỗi cá nhân tham gia sẽ được người giàu nhất hành tinh biếu 1.000 USD.


Quay số 809 để nhận thưởng:
Trong hòm thư xuất hiện một e-mail thông báo người nhận mới trúng giải lớn trong một chương trình may mắn nào đó (đôi khi thông điệp lại mang nội dung cảnh báo người nhận đang có rắc rối về pháp lý) và hãy gọi điện ngay tới số 809 (mã vùng của khu vực Caribbean) để giải quyết. Nhiều người đã "mắc bẫy" và chịu mất cước phí tới 25 USD/phút điện thoại đường dài quốc tế. Một số "phiên bản" khác của trò này lấy số 242 (vùng quần đảo Bahamas), 284 (quần đảo Virgin thuộc Anh) hoặc 787 (thuộc Puerto Rico)


Chia sẻ gia tài kếch xù ở Nigeria:
Trò bịp có nhiều biến thể khác nhau này còn được gọi là 419 theo mã số của một luật chống tội phạm lừa đảo ở quốc gia châu Phi nói trên. Nội dung e-mail gửi đi cho biết một quan chức tham nhũng ở Nigeria có rất nhiều tiền muốn chuyển nhờ qua tài khoản của người nhận thư và sẵn sàng chi một khoản hoa hồng "hấp dẫn". Một kiểu lừa khác là thông báo có một quan chức mới qua đời để lại gia sản lớn và nếu ai đó chịu khó bỏ ra trước một số tiền để giải quyết thủ tục thừa kế tài sản thì sẽ được chia phần rất hời. 419 thậm chí được nhiều người mỉa mai coi là một "ngành công nghiệp" ở Nigeria với giá trị lên tới 5 tỷ USD.


Thuốc khử mùi cơ thể có hại cho sức khỏe:
Lợi dụng sự lo lắng về sức khỏe của phái đẹp và yếu tố có "sự tư vấn của bác sĩ", những kẻ bịp bợm phát đi thông điệp nghe rất thuyết phục, mượn danh một phụ nữ mới đi dự hội thảo y tế để cảnh báo chất khử mùi cơ thể có thể gây ung thư vú. Sau này còn có một số trò lừa tương tự, lấy thuốc đánh răng và dầu gội đầu ra để hù dọa người tiêu dùng.


Bức ảnh cuối cùng trong thảm kịch 11/9:
Giống như những biến cố hoặc thảm họa lớn khác...., sự kiện 11/9 ở Mỹ cũng bị những kẻ vô công rồi nghề lợi dụng để bịp bợm người khác. Bức ảnh "rởm" phát tán trên mạng và được rất nhiều người chuyển tiếp là hình một du khách đứng bên lan can tầng thượng tòa nhà Trung tâm thương mại thế giới World Trade Center ở New York, phía sau lưng anh ta là chiếc may bay định mệnh đang lao đến.


Gõ ngược số PIN thẻ ATM để báo cảnh sát:
Đây là loại e-mail bịp bợm được phát tán nhiều nhất trên Internet trong những tháng cuối năm 2006, với nội dung liên quan đến cỗ máy rút tiền tự động mà người dân thành thị nhiều nước đã quen dùng hàng ngày. Thông điệp lừa đảo nói rằng trong máy ATM có một tính năng an ninh ẩn mà nhờ đó người sử dụng có thể bí mật báo cho cảnh sát các sự cố ở khu vực xung quanh, chỉ cần bằng cách nhập số PIN theo trình tự ngược lại (!!!!)

P.K. tổng hợp

Việt Báo
Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.