Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Ngộ độc kim loại khi ăn cá
xv05
#1 Posted : Wednesday, September 3, 2008 4:00:00 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Ngộ Độc Khi Ăn Cá

BS. Phan Giang Sang

Trong lúc mọi người đua nhau ăn cá cho giảm cholesterol, giảm cân, để khỏe mạnh, tránh bịnh tim mạch, tiểu đường, cho thông minh, học giỏi, cùng ngăn ngừa lú lẩn, thì có tin ăn cá bị ngộ độc? Thật là rắc rối! Khó hiểu?


Ngộ Độc là gì?

Ngộ độc là bị đau đường ruột cấp tính do ăn uống nhầm thực phẩm bị ô nhiễm bởi độc chất thiên nhiên, của thực vật (nấm, cây trái độc), động vật (sò, ốc, cá), vi trùng, hóa chất (thủy ngân, Cadnium, chì) và độc tố (botulim) của chúng. Nhứt thời nó sẽ gây đau bụng, tiêu chảy, nôn ói và mửa.

Gs Stephen Corbett, GĐ Trung Tâm sức khỏe dân chúng có đăng trong The Medical Journal of Australia về ba em bé trong một gia đình gốc Trung Hoa, ăn cá bị ngộ độc, được đưa vào BV Nhi Khoa Westmead để điều trị.

Mấy anh em lần lượt vào BV vì ngộ độc thực phẩm từ khi thôi bú. Cả ba em đều ngộ độc là do một loại cháo ăn sáng (congee / porridge) cổ truyền Trung Hoa.
Đây là loại cháo ăn sáng của thiếu nhi Á Đông. Nhựt gọi là Miso. Thái gọi là congee. Có chỗ nấu giống cháo thương hàn vì có thit, gừng... Trung Hoa thì cho trẻ con ăn để trị chứng bị lạnh và khi không được khỏe: gọi là cháo cân bằng. Có khi nấu có thuốc Bắc. Có khi có cá salmon: cháo nóng đổ lên cá có rau quế... hay cá đem chưng.

Bọn trẻ được đưa vào BV để điều trị do hiện tượng chậm phát triển về thể chất, tâm trí và thần kinh.
1. Đứa thứ nhất, 2 tuổi còn có thêm tánh bạo động. Em ăn cá salmon, barramundi, snapper ít nhất là 5 lần một tuần. Thử nghiệm cho thấy lượng thủy ngân cao trên độ an toàn tới 3 lần!
2. Đứa thứ nhì, 3 tuổi thì chậm nói và có cử chỉ hành động của hiện tượng tự kỷ ám thị (autism). Đứa nầy ăn cá barramundi, sea perch, salmon và rock cod 8 lần một tuần. Nó có lượng thủy ngân trên 7 lần độ an toàn. Chỉ ngưng cá có 2 tuần, lượng thủy ngân hạ còn cao 2lần thôi.
3. Đứa thứ ba, 15 tháng, ăn salmon 5 lần 1 tuần, có lượng thủy ngân cao hơn độ an toàn 3 lần.
4. Còn cha chúng than bị ngứa ngáy và đau bụng tiêu chảy. Ông cũng bị ngộ độc thủy ngân luôn.

Theo khoa học gia về Food Standard Australia New Zealand (FSANZ), TS Marion Healey thì ăn cá rất an toàn, chỉ trừ vài loại không nên ăn lúc mang thai. Cá càng to lớn và sống càng lâu thì lượng thủy ngân càng gia tăng thêm. Họ nên ăn chừng một lần mỗi hai tuần các loại cá mập (shark), cá đao (swordfish), marlin, broadbill, seaperch và catfish.
TS cho thai phụ ăn 95g cá tuna một ngày cũng an toàn. Cá mòi hộp an toàn vì nó bị bắt lúc dưới 1 tuổi. Tốt nhứt là ăn 2 lần một tuần thôi và phải thay đổi các loại cá khác.
Theo BS Szabo thì các loại cá có ít mercury là: bream, rainbow trout, ocean trout, flathead, kingfish, tuna, salmon.

Các chuyên gia cũng khuyên nên kiểm soát lại loại cá đông lạnh có đúng không. Nếu nghi ngờ có sự tráo trở và xuất xứ của nó thì đừng mua.


Ngộ độc chất mercury rất tại hại, nhứt là nơi thai phụ và trẻ em. Thật là rắc rối. Người ta cũng có thể bị ngộ độc do ngửi hơi nó, hay sống với môi trường có ô nhiễm.
Vậy bây giờ phải làm sao đây? Nó hại như thế nào? Cá gì mới được ăn để tránh đây? Để giúp quí vị hiểu biết về tai hại của nó, xin trình bày như sau.


Ngộ độc thủy ngân
Thủy ngân rất đa dạng, nó có thể là chất lỏng chất hơi dưới hình thức hữu cơ hay vô cơ. Vì là chất hơi nên nó có thể được thần gió mang đi thật xa và ở lại trong không khí một thời gian rất lâu. Nó rất thông dụng. Trong y khoa chúng ta dùng để làm thuốc đỏ sát trùng, vì nó có màu đỏ, cũng từng được dùng trị thứ bịnh bất trị giang mai v.v... Nó cũng được dùng trong kỹ nghệ chế sơn dầu và đồ mỹ phẩm, đồ gia dụng như bình thủy, nhiệt độ kế, bóng đèn neon... Và trong nông nghiệp để chế thuốc diệt trừ sâu bọ, diệt cỏ.

Chính vì vậy mà nếu ta không kiểm soát chặt chẽ các hãng xưởng thải phế liệu bừa bải gây nguy hại môi sinh, gây ngộ độc đưa tới bịnh tật, dị tật và chết chóc. Một khi chất độc mercury vào cơ thể có thể tàn phá các tế bào nhứt là DNA. Nó hủy hoại làm hư chức năng của não bộ, thần kinh ngoại biên và kích thích tế bào phân hóa nhanh chóng, để rồi đưa tới ung thư.
Nguy hại nhứt ở các nước mới phát triển, kỹ nghệ mở mang như nấm, xây cất bừa bãi không có huy hoạch như Nhựt sau 1945, các nước khác mới đây như Trung Hoa, Việt Nam. Độc tố thải vào sông, vào biển làm cá sông, cá biển ngộ độc cả, rồi ta ăn phải cũng bị ngộ độc luôn.


Xin trình bày Hiện Tượng Minamata bay bên Nhựt:

Thoạt đầu không ai biết tại sao vùng vịnh Minamata lại trở nên tiêu điều hoang vắng như thành phố chết? Dân cư ở đây trở nên bịnh hoạn, yếu đuối, con cái yếu kém, bịnh đủ thứ, không tiến triển... Sau đó ngưới ta mới phát giác ra nguyên nhân là chất methyl mercury phế thải ra sông, ra biển để rồi cá ăn phải. Ngư dân đánh cá đem về ăn cá ngộ độc chất mercury (mercury laden fish).

1. Nếu ngửi phải thể hơi mercury, nó sẽ vào phổi rồi 80-100% vào trong máu, qua màng não tác hại não bộ, qua lá nhau tác hại thai nhi, qua sữa mẹ tác hại đến trẻ thơ. Cho tới giờ nầy, nhiều người còn xài thuốc đỏ rất độc. Vết thương lớn và hở nếu dùng thuốc đỏ lâu dài, nó có thể vào cơ thể gây ngộ độc.

2. Mercury có thể ngấm thấu qua da khi ta sờ mó hoặc cầm trên tay vì chúng ở dạng rắn thì tròn như viên bi đồ chơi.

3. Ăn phải thực phẩm có mercury như cá sẽ hấp thụ chất này vào máu.
Khi vào cơ thể, mercury ở trong cơ thể đến 60 ngày. Nó tồn trữ trong thận, gan, tụy tạng, phổi và xương. Mercury bị bài tiết ra ngoài qua đường tiểu hay phân.


Triệu chứng:

1. Ruột: Làm đau bụng, tiêu chảy.

2. Phổi: Làm viêm phổi, phế viêm pneumonitis, nguy hiểm nhứt là suy phổi gây khó thở.

3. Khi lên đến não, nó làm run tay, mỏi mệt, sụt ký.

4. Thể hơi vaò trung khu thần kinh lại gây ra trạng thái kích thích (erethism), nhạy cảm, mất trí, sợ sệt, mất ngủ đưa đến mê sảng do rối loạn cấp tính của hóa trình tâm thần (delirium), điên khùng.

5. Tiêu hóa: Làm chảy nước miếng, viêm nướu răng, lở miệng. Đây cũng là phản ứng phụ của việc chích chất 1914, tức thủy ngân để trị bịnh giang mai mà ngày nay đã bị cho vào bảo tang viện y khoa kể từ ngày có thuốc Penicilin.

6. Thận: Bị hư hại vì tiểu quản hư đưa tới hội chứng hư thận (nephritic syndrome).

7. Thai phụ: Trong thời kỳ thai nghén, methylmercure xuyên qua não thai nhi dễ dàng để rồi gây liệt não (cerebral palsy).

8. Trẻ sơ sinh: Chất độc vào máu ngươì mẹ, vô tuyến sữa rồi gây ngộ độc cho trẻ; gây ảnh hưởng tai hại làm trẽ nghe không rõ, mắt không tỏ, chậm nói, phản ứng chậm chạp, có triệu chứng của hiện tượcg tự kỷ ám thị (autism).


Thử nghiệm:

Lấy nước tiểu hoặc máu để thử nghiệm. Có thể thử nghiệm bằng tóc vì tóc của nguời bịnh cũng bị nhiểm mercury.


Điều trị:

Phải vào bệnh viện để giải độc cấp thời.:
- Làm cho ái ra.
- Uống hay rửa ruột bằng than (charcoal).
- Cho uống thuốc có D-penicillamine, Dimercaprol.


Xin lưu ý:

Xin nhớ ăn cá ít nguy hiểm nhứt là các loại có trong danh sách nêu ở trên. Đừng ăn cháo cá (congee) nấu sẵn vì không biết nấu bằng cá gì hay cá sản xuất từ các nước nổi tiếng bê bối như TQ, VN để tránh bị ngộ độc .

Đi câu cá là môn thể thao ưa thích trong các ngày nghỉ cho thư giản, cũng nên coi chừng hay hỏi chính quyền địa phương xem nước và cá có bị ô nhiểm không để tránh bị ngộ độc.

Cũng xin nhắc quý vị là chúng ta cũng có thể bị ngộ độc vì các loại kim loại khác một cách vô tình. Phần nhiều chúng xảy ra ở các nước đệ tam hoặc những gia đình có điều kiện tài chánh eo hẹp. Ngộ độc kim loại thuờng do đồ dụng gia dụng trong nhà bếp như soong nồi, muỗng nĩa, gà-mèn đựng thức ăn làm bằng đồ tinh luyện không đúng tiêu chuẩn, dễ bị mắm muối, dấm chua tác dụng gây ra độc tố (ra “ten”) rất nguy hiểm.

Ở VN, khi có soong nồi bị lủng, đem đi hàn laị, điều này rất nguy hiểm vì sẽ bị ngộ độc them chất chì. Thau, nôì, ca đựng nước bằng kim loại có chì, đuợc sơn phết đẹp đẽ nhưng khi bị tróc màu sẽ dễ gây ngộ độc.

Ngày nay ngươì ta không dùng lon thiếc để đựng thức ăn nữa vì chúng đuợc hàn bằng lớp chì độc hại. Thay vào đó, đồ ăn ngày nay đuợc đóng trong chai, trong bao plastic, trong hộp kim loại vô hại và cuốn ép chớ không hàn bằng chì.

Các loaị chai lọ có nắp bằng thiếc nếu bị rỉ sét, xin hãy bỏ đi, đừng rửa rồi dùng để đựng thức ăn.

Đồ chơi trẻ em sơn màu của TQ sản xuất có chất chì cũng gây ngộ độc. Hãy cẩn thận.

Ngộ độc kim loại ngoài các triệu chứng trên còn làm cho trẻ kém thông minh. Vì sức khỏe và trí tuệ của con em mình, xin quý vị thận trọng!


Việt Luận
PC
#2 Posted : Wednesday, September 24, 2008 2:12:51 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05
Ở VN, khi có soong nồi bị lủng, đem đi hàn laị, điều này rất nguy hiểm vì sẽ bị ngộ độc them chất chì. Thau, nôì, ca đựng nước bằng kim loại có chì, đuợc sơn phết đẹp đẽ nhưng khi bị tróc màu sẽ dễ gây ngộ độc.


Làm sao mình biết thau nồi nào làm bằng kim loại có pha chì?

Huệ
#3 Posted : Wednesday, September 24, 2008 2:27:14 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

quote:
Gởi bởi PC
Làm sao mình biết thau nồi nào làm bằng kim loại có pha chì?

Nó nặng?

Nghe nói cá tuna có nhiều thủy ngân, sao ông bác sĩ nói tuna có ít thủy ngân. Để Huệ chạy kiếm google.
Tonka
#4 Posted : Wednesday, September 24, 2008 2:52:24 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Nặng như thế nào, so với cái nào? Em thấy nồi nào cũng nặng hết.

xv05
#5 Posted : Wednesday, September 24, 2008 3:42:56 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Nếu các chị xài nồi niêu xoong chảo bằng stainless steel thì không có gì phải lo đâu.
Còn các thứ ca, thau đựng nước, gà-mèn loại rẻ tiền thì thường làm bằng nhôm. Chất chì thường là các dấu hàn chỗ tay cầm, hay dùng để hàn các lỗ thủng ở đít nồi, thau.
Tonka
#6 Posted : Thursday, September 25, 2008 12:13:36 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Các thứ đồ nhôm thì nhẹ lắm và không cứng cát.
xv05
#7 Posted : Thursday, September 25, 2008 9:27:18 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
À còn nữa nè các chị, chất chì thường được pha trong các loại nước sơn sơn bên ngoài của các thứ đồ dùng bằng kim loại rẻ tiền, pha trong nước men của chén dĩa kiểu, nước men càng bóng, đẹp thì càng nguy hiểm.
xv05
#8 Posted : Thursday, September 25, 2008 1:31:49 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Các bà nội trợ bên mình thường hay dùng cát để chà rửa soong nồi (bằng nhôm) làm nồi niêu sạch và sáng bóng, đẹp lắm nhưng em đoán là làm vậy không tốt vì lớp kim loại bị cọ rửa bong ra khiến mình bị nhiễm kim loại khi ăn các thức nấu trong nồi đó.
Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.