Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages<123>
Những Suy Nghĩ giúp cho Sự Suy Nghĩ về Cuộc Đời, Con Người ... và ...
viethoaiphuong
#21 Posted : Thursday, February 12, 2009 6:31:56 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Thù Hận !!! Tại Sao Không ...???

Trọng Tín


Nếu có người nào đó hỏi tôi:

Hỏi: Ông có căm thù giặc Tàu không?
Trả Lời: Tôi căm chúng đến tận xương tủy
Hỏi: Ông có căm thù giặc Pháp không?
Trả lời: Cũng vậy thôi
Hỏi: Ông có căm thù giặc Nhật không?
Trả lời: Cũng không ngoại lệ
Hỏi: Có giặc nào ông không căm thù không?
Trả lời: Đã là giặc thì không thể không căm thù
Hỏi: Vậy căm thù thì ông sẽ làm gì?
Trả lời: Tôi sẽ nuôi dưỡng ý chí căm thù, để một ngày kia có thể phanh thây uống máu quân thù, đuổi chúng ra khỏi đất nước tôi.
Hỏi: thế theo ông thì những ai là giặc?
Trả lời: Bất cứ kẻ nào muốn thống trị dân tộc Việt Nam, chà đạp họ vì quyền lợi của chúng, đó là kẻ thù của dân tộc. Chẳng phải kẻ thù được dịch nghĩa ra là kẻ đáng bị căm thù đó sao!!! Đã là giặc thì không thể không căm thù…..


Dân tộc Việt Nam đã tồn tại và phát triển hơn 4000 năm nay, trong lịch sử họ có rất nhiều kẻ thù, nào Tàu, nào Pháp, nào Nhật, vv…. Trong lịch sử chưa có ai phán xét những người căm thù giặc là vô lý, là cực đoan cả mà hầu hết họ đều được coi là …. Yêu Nước. Tại sao chúng ta lại căm thù chúng??? Là bởi vì lũ Tàu ô đến Việt Nam mới âm mưu cướp nước, thống trị người Việt Nam, chà đạp văn hóa Việt, tìm cách xóa sổ sự tồn tại của dân tộc Việt. Lũ Pháp hay Nhật cũng vậy, chúng cũng đến Việt Nam với tư cách là kẻ thống trị, chúng cưỡng bức người Việt phải làm việc cho chúng, khai thác tài nguyên quốc gia để làm giàu cho chúng, nhổ lúa trồng đay để phục vụ cho bộ máy chiến tranh của chúng vv….và vv…. Tội ác của chúng không bao giờ rửa sạch được. Đó là …. Kẻ Thù.!!!


Vậy ai là bạn?

Khi người ta nói đến chữ “bạn” điều đó đồng nghĩa với một mối quan hệ trong sự cư xử bình đẳng, tôn trọng và không vụ lợi. Nếu ai còn chưa rõ thì xin đọc mấy vần thơ trong bài “Bạn đến chơi nhà” của cụ Nguyễn Khuyến:

Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra hoa, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Dầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta

Đã là bạn, thì đến với nhau đâu phải vì vật chất đời thường, nói nôm na là không phải vì chữ lợi; gà, cá, rau, dưa không có đã đành, nhưng ngay miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không luôn. Vậy mà bác vẫn đến chơi đây, và vẫn ta với ta….


Ai là anh em?

Tục ngữ Việt Nam vốn có câu “anh em như thể tay chân”, nói một cách khác những người coi chúng ta như là một phần của cơ thể họ; khi chúng ta đau họ cũng đau; khi chúng bị tổn thương họ cũng thương tổn. Đó chính là quan hệ anh em hay nhiều người vẫn gọi là huynh đệ theo cách gọi bằng ngôn từ Hán-Việt.


Việt Gian Cộng Sản là ai?


Có lẽ nhiều người trong số chúng ta vẫn còn nhầm lẫn, hoặc cố tình giả vờ nhầm lẫn khi coi những kẻ theo Cộng Sản là “những người anh em lầm đường lạc lối”. Nhiều, rất nhiều những lý luận đã cho rằng đó là những kẻ cuồng tín, đó là những kẻ đi theo một chủ thuyết ngoại lai mà chưa nhận ra được cái sai lầm của họ. Và vì họ là những người mang dòng máu Việt, nói tiếng Việt cho nên đó là những người anh em sai lầm..... Nếu có ai quả quyết như vậy xin hãy cho tôi, dù chỉ là 1 bằng chứng thôi để chứng minh rằng những kẻ đang khoác áo Cộng Sản đó là những con người có lý tưởng Cộng Sản, hoặc nói một cách khác là hãy chứng minh cho tôi cái gọi là tính chất Cộng Sản trong con người mà quý vị cho là “những người anh em lầm đường lạc lối”.

Lý do được sinh ra và tồn tại của Việt Gian Cộng Sản (VGCS) chỉ là để phục vụ mộng bành trướng mẫu quốc đỏ Nga Sô, Tàu Cộng. Nói một cách khác, là chúng là một đám người được đưa vào trong băng đảng có tổ chức để phục vụ cho mục đích của “những kẻ không phải là bạn”. Nga Sô, Tàu Cộng là bạn của người Việt chăng? Nếu là bạn tại sao “sự giúp đỡ” cần phải có điều kiện? Tại sao quốc tế 3 phải ra lệnh cho Hồ thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương thay vì Đảng Cộng Sản Việt Nam? Tại sao Nga Sô, Tàu Cộng lại ép VGCS ký vào hiệp định chia đôi đất nước để rồi sau đó tiếp tế vũ khí, lương thực và cổ vũ cho chúng xâm lăng bằng được nửa còn lại? Tại sao lệnh giết người Việt hàng loạt qua cái gọi là đấu tranh giai cấp lại xuất phát từ “các chuyên gia Tàu”? Là người Việt mà lý do tồn tại là để phục vụ lợi ích của ngoại bang mà là lợi ích đó đi ngược lại với lợi ích của dân tộc thì kẻ đó là ai?

Sẽ có người nói rằng đó là chuyện quá khứ, “Việt Cộng” đã thay đổi rồi, bây giờ chúng chơi với Mỹ, với các nước tư bản, hãy cho họ một thời gian để họ thay đổi. Nếu có chăng chỉ là những tên chóp bu tham quyền cố vị đang ngăn cản, đó là bọn “bảo thủ” rất nhiều người thuộc phe “tiến bộ” đang đấu tranh để dành lại quyền dân chủ cho dân tộc. Rất nhiều bài báo, phỏng vấn đã bóc trần cái gọi là “sự thay đổi”. Thực tế VGCS không thay đổi bất cứ 1 điều gì, những cái đã diễn ra trong quá khứ thì giờ đây lại được tái hiện với hình thức khác. Trong những năm 1954 đến 1956, chúng cướp nhà cướp đất, rồi giết người diệt khẩu qua cái gọi là “đấu tranh giai cấp” thì sau năm 1975 chúng cũng làm vậy qua cái gọi là “đánh tư sản mại bản”, cho đến những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 này chúng vẫn “ăn cướp” như thế qua cái gọi là “công nghiệp hóa, để xây dựng đất nước”. Hàng loạt người bị đẩy ra ngoài đường vì cái gọi là “quy hoạch khu dân cư” hoặc “quy hoạch giao thông”, hàng triệu người nông dân bị mất việc làm qua cái gọi là “quy hoạch khu công nghiệp”. Từ năm 1954 đến năm 1957, chúng đưa ra mồi nhử cái gọi là “trăm hoa đua nở” để triệt tận gốc những mầm mống tư tưởng chống lại chúng, thì trong thời gian sau năm 1975 chúng lại bày trò “kháng chiến phục quốc”. Thời gian gần đây mà nhiều người cho là “đổi mới” hay “cởi mở” chúng cũng mở ra cái phong trào “phê bình và tự phê bình” rồi “phong trào chống tham nhũng” hoặc “phong trào đấu tranh dân chủ gì đó” mà thực chất hễ ai cất tiếng nói chống lại chúng là bị khép tội “phản động, chống lại nhà nước”. Nhiều tấm gương tiêu biểu đã minh chứng cho điều vừa rồi mà nhiều người đã biết và cũng đã được nhiều bài báo thống kê, có lẽ không cần nhắc lại.

Mới đây, chúng mở cửa biên giới cho hàng Tàu ồ ạt tràn vào Việt Nam để bóp chết sức sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Dân Tàu thì được miễn thị thực nhập cảnh, nên ùa vào vô tội vạ. Để thâu tiền hốt bạc, thì chúng “quy hoạch” để đuổi người dân Việt ra khỏi nhà của họ, thay thế vào đó là những khu giải trí ăn chơi, và những khu nhà trung cư cao cấp để bán cho “người nước ngoài”. Những người nông dân thì bị chúng tước công cụ lao động lá đất đai để bần cùng hóa họ khiến cho họ không còn con đường nào khác là trở thành nô lệ cho cả chúng và cả đám ngoại bang. Những cô gái nghèo phải đi lấy chồng ngoại quốc mà thực chất là đi làm đĩ, những chàng trai nghèo thì đi làm phu qua cái gọi là “xuất khẩu lao động”. Đã có những nhiều cô gái bị đánh đập cho đến chết, có người phải nhảy lầu tự tử sau chưa đầy 1 tháng “lấy chồng”, nhiều nam thanh niên bị cưỡng ép làm việc quá sức và bị đánh đập dã man và phải làm việc đến mức đột tử. Chưa hết, chúng vay tiền ODA của Nhật Bản để mở những con đường cao tốc ở phía Bắc để phục vụ cho vận tải Đông – Tây của Tàu, xây dựng hạ tầng cơ sở để mời doanh nghiệp Tàu vào đầu tư với thuế đặc biệt ưu đãi, tiếng là bình đẳng trong kinh doanh, kêu gọi đầu tư, nhưng thực ra là một hình thức bán đất cho chủ Tàu, bởi vì các doanh nghiệp Việt Nam sao có thể gọi là cạnh tranh ngang hàng với doanh nghiệp Tàu được và cho dù có đủ sức cạnh tranh chăng nữa thì đất đai là của người Việt Nam chứ đâu phải là của người Tàu để mà coi đó là “bình đẳng”. Nhưng như thế vẫn là chưa đủ để thỏa mãn lòng tham không đáy của đám VGCS! Tháng 2 mới đây tên Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố 1 cách trắng trợn cho phép Tàu Cộng vào khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, mặc dù vấp phải nhiều sự phản đối quyết liệt của nhiều người dân trong nước chúng vẫn tuyên bố đây là chủ chương lớn của “Đảng và Nhà Nước”. Tài nguyên của đất nước là của toàn dân vậy mà chúng chỉ coi đó là sở hữu của Đảng Việt Gian của chúng và cái Nhà nước Ngụy quyền do chúng tự dựng lên (xin lưu ý là tự dựng lên chứ không người dân nào được lựa chọn cả). Vị trí của Tây Nguyên quan trọng với sự tồn vong của đất nước như thế nào, sự nguy hại của việc Tàu xâm nhập vào mảnh đất này ra sao, đã có nhiều bài báo đề cập rồi tôi nghĩ rằng không cần thiết để nhắc lại.

Như vậy chúng ta đã thấy VGCS đã bộc lộ tính chất gì:

* Đàn áp dân tộc Việt Nam vì quyền lợi của ngoại bang và vì quyền lợi của cá nhân chúng
* Tiêu diệt mọi sự kháng cự của những người dân Việt Nam
* Tiếp tay với ngoại bang để hủy hoại đời sống của dân tộc Việt, biến họ thành nô lệ.
* Chà đạp văn hóa để làm cho họ tê liệt ý thức đấu tranh
* Củng cố quyền lực bằng vũ lực

Những tính chất trên của VGCS đã tự trả lời cho chúng ta thấy VGCS là ai? Và chúng ta cần phải có thái độ như thế nào với chúng. Chúng chưa bao giờ là “anh em” với người dân Việt Nam để mà nhiều kẻ đui mù hoặc mắt sáng mà óc bã đậu nói rằng đó là “huynh đệ tương tàn”. Đối với bọn VGCS chỉ có 1 cách xử sự duy nhất. Đó là nuôi dưỡng lòng căm thù như mài sắc vũ khí, tỉnh táo để không bị rơi vào các “thời cơ dỏm” do đám cò mồi xách động chờ đến ngày phanh thây uống máu chúng, đánh đuổi lũ Việt Gian ra khỏi Việt Nam như các tiền nhân nước Việt đã từng làm. Trong lịch sử chưa bao giờ có đất dung thân cho bè lũ Việt Gian và đến nay cũng không ngoại lệ, “ở hiền thì gặp lành, ác giả thì ác báo” đó là quy luật tự nhiên mà không kẻ nào có thể thay đổi được.

Trọng Tín
(Kyoto)
viethoaiphuong
#22 Posted : Saturday, February 21, 2009 12:01:37 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
HOA THƠM CỎ LẠ

AI CŨNG PHẢI HỌC LÀM NGƯỜI

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học, liền học Thạc sĩ, rồi lại học Tiến sĩ. Sau nhiều năm, cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Một hôm người đồ đệ này trở về, thưa với Ngài Tinh Vân: "Bạch Sư Phụ nay con đã có học vị Tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa ?". Ngài Tinh Vân bảo: "HỌC LÀM NGƯỜI", học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được !

Ngài Tinh Vân cho rằng, bất luận là Sĩ Nông Công Thương, người ở tầng lớp nào có học tập là có tiến bộ, nay cùng chia sẻ với mọi người về những điều cần phải học.

Thứ nhất, "HỌC NHẬN LỖI". Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình là đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn. Đối tượng mà mình nhận lỗi có thể là cha mẹ, bạn bè, mọi người trong xã hội, thậm chí nhận lỗi với con cái hay là nguời không tốt đối với mình. Nhận lỗi như vậy bản thân chẳng mất mát gì, ngược lại, còn thể hiện được sự độ lượng của bản thân. Học Nhận Lỗi là một điều rất tốt, là sự tu tập lớn.

Thứ hai, "HỌC NHU HÒA". Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta lại mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới co thể tồn tại dài lâu được, chứ cứng làm chi cho chịu thiệt thòi Tâm Nhu Hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập. Người ta thường hình dung những người cố chấp, thì tấm lòng của họ, tính cách của họ rất lạnh, rất cứng y như một miếng sắt vậy. Nếu chúng ta có thể điều hòa hơi thở, điều hòa thân tâm, dần dần điều phục tâm như ngựa hoang, như vượn chuyển cành này khiến cho nó nhu hòa mềm mại, thì cuộc sống mới vui tuơi hơn, mới được lâu dài hơn.

Thứ ba, "HỌC NHẪN NHỤC". Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên biển lặng, lùi một bước thì biển rộng trời cao. NHẪN, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không. Các vị mluốn sống, muốn sinh tồn, muốn sinh mạng này thì cần phải biết nhẫn nhục, có thể hiểu rõ những đúng sai, thiện ác, tốt xấu của thế gian, thậm chí chấp nhận nó.

Thứ tư, "HỌC THẤU HIỂU". Thiếu thấu hiểu biết lẫn nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được ?

Thứ năm, "HỌC BUÔNG BỎ". Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần dùng thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống lại không đặt xuống, cũng như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới có thể tự tại được.

Thứ sáu, "HỌC CẢM ĐỘNG". Nhìn thấu ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm yêu thương, tâm Bồ Tát, tâm Bồ Đề, trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy, "HỌC SINH TỒN". Để sinh tồn chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh, thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu để với người thân.

Chúc các bạn cùng cố gắng !

LIÊN HẢI dịch.
viethoaiphuong
#23 Posted : Monday, April 13, 2009 5:38:27 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Hai Bài Thơ xin Gởi Chúa
Nguyễn Thùy

Nhân Mùa Phục Sinh năm nay, nhớ lại hai bài thơ đã làm trong những Mùa Phục Sinh trước. Bài một : ‘Xin Chúa ở Bidong’, năm 1989, nhân được một Cô Cố Vấn trong phái đoàn Mỹ rủ đi Kuala Lampur vui ngày Phục Sinh, người viết làm bài thơ trách Cô sao mùa Phục Sinh, cô không ở lại với người đau khổ mà đến nơi giàu sang vui chơi ? Bài thơ dài, chỉ nhớ mấy câu sau và được dịch sang tiếng Pháp (một ông bạn đã dịch sang tiếng Anh, nhưng người viết không nhớ). Bài hai, làm tại Pháp, mùa Phục Sinh năm 2000.bằng tiếng Pháp, sau dịch sang tiếng Việt. – NT


1. Xin Chúa ở Bidong

Xin Chúa ở Bidong

Đừng đi đâu nữa cả

Nơi đây hơn vạn người

Không cầu xin phép lạ

Không cầu xin Thánh Linh

Xin cùng Chúa đồng hành

Trong niềm đau của Chúa

Trong niềm đau nhân sinh !


Reste à Bidong !

Reste à Bidong, Seigneur, je t’en prie
Ne t’en vas plus, n’importe où
Plus de dix milliers de têtes, ici
Ne te demandent pas des miracles
Ne t’implorent pas du Saint Esprit
Seulement d’être ton compagnon
Sur la voie de ta propre douleur
Et sur celle du malheur
De l’humaine condition !


2. Nous tous, tes enfants, Seigneur !

Le jour a son soleil, la nuit a sa lune

Leur clarté diffère mais leur lumière est une

Pareils à nos cœurs palpitant chacun de son propre

Mais tous viennent de Toi, oh Seigneur !

Notre Christ vivant !.


Tất cả chúng con đều là con Chúa !

Ngày có mặt trời, đêm có trăng

Khác nhau độ sáng, một quang năng

Như nhịp máu tim chúng con,

mỗi người sang một khác

Nhưng đếu đến từ Người, Chúa ơi !

ôi, Cứu Chúa vĩnh hằng !
viethoaiphuong
#24 Posted : Friday, July 17, 2009 11:57:39 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Đừng Để Việt Nam Trở Thành Tân Cương Hay Tây Tạng


Ngô Văn.


Sau mấy ngày ra tay đàn áp những cuộc biểu tình ôn hòa của người Uyghur, nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố trật tự ở thủ phủ Urumqui của khu tự trị Tân Cương đã được vãn hồi, và lực lượng an ninh đang truy lùng những kẻ mà họ gọi là “chủ mưu gây rối loạn nhằm gây phân liệt sự thống nhất đất nước, chia rẻ sự đoàn kết dân tộc Trung Quốc”. Trước những rối loạn tại Tân Cương, ông Hồ Cẩm Đào đã phải bỏ ngang hội nghị Thượng đỉnh G-8 mở rộng tại Ý Đại Lợi, để về Bắc Kinh giải quyết. Điều này cho thấy tình hình đã trở nên nghiêm trọng ngoài dự tưởng nên họ Hồ mới phải làm như vậy, cho dù biết rằng, như thế là công khai thừa nhận có sự chống đối của người dân Uyghur ở Tân Cương. Thế nhưng, một số tin tức từ thượng tầng lãnh đạo Trung quốc vừa bị tiết lộ ra bên ngoài cho biết, ông Hồ Cẩm Đào quyết định trở về vì có sự bất đồng ý kiến giữa các ủy viên bộ Chính trị trong cách giải quyết vấn đề Tân Cương, chứ không chỉ đơn thuần là tình hình ở thủ phủ Urumqui trở nên nghiêm trọng hơn. Vừa về đến Bắc Kinh vào ngày 8/7/2009 thì tối hôm đó ông Hồ Cẩm Đào cho triệu tập ngay một phiên họp khẩn của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị để ra chỉ thị. Chẳng ai ngạc nhiên khi thấy ông Hồ Cẩm Đào ra lệnh phạt thật nặng, từ tử hình đến chung thân, cho bất kỳ cá nhân nào nghe theo những thế lực được gọi là “phản động” để gây ra cuộc bạo loạn vừa rồi ở Tân Cương. Ngoài ra ông Hồ Cẩm Đào cũng ra lệnh đẩy mạnh công tác cải tạo tư tưởng đối với tất cả người dân Uyghur.

Thật ra, khi đang còn ở Ý, đích thân ông Hồ Cẩm Đào đã ra lệnh đưa thêm lực lượng công an vũ trang vào Tân Cương nằm chờ, và khi họp xong Bộ Chính trị là tiến hành ngay một chiến dịch khủng bố người Uyghur. Công an đi gõ cửa từng nhà, lùng bắt những người Uyghur nằm trong danh sách bị tình nghi là chủ động các cuộc biểu tình vừa rồi ở Urumqi. Chẳng có một quốc gia nào để ý đến chuyện Bắc Kinh cáo buộc các tổ chức người Uyghur ở hải ngoại, đặc biệt là gán ghép Liên đoàn Uyghur do bà Rebuya Kadeer làm Chủ tịch là khủng bố. Ngược lại, kẻ khủng bố mà cả thế giới nhận ra chính là chính quyền cộng sản Trung quốc, qua những hình ảnh công an đi gõ cửa từng nhà lùng bắt người Uyghur. Hầu hết các nước đều lên án việc chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp người dân Uyghur và kêu gọi Bắc Kinh hãy ngưng ngay hành động đàn áp, vì giải quyết vấn đề bằng bạo lực sẽ chẳng bao giờ mang lại kết quả tốt, nếu không muốn nói là có tác dụng ngược. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh nặng nhất. Thủ tướng nước này là ông Recep Tayyip Erdogan gọi đây là hành động diệt chủng. Bộ trưởng Công thương Thổ Nhĩ Kỳ thì kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung quốc. Cho đến giờ này, Bắc Kinh chưa có phản ứng gì đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Cũng có một vài nước lên tiếng ủng hộ sự đàn áp của Bắc Kinh, mà mau mắn nhất vẫn là chính quyền Hà Nội. Ngày 8/7 vừa qua, ông Lê Dũng, phát ngôn viên bộ Ngoại giao nhà cầm quyền CSVN chính thức lên tiếng nói rằng, Hà Nội tin tưởng là những biện pháp mà chính phủ Trung quốc đã và đang áp dụng để ổn định trật tự ở Urumqi là đúng, là hợp lý....

Tại sao người dân Tây Tạng và Uyghur chẳng hề có một tấc sắt trong tay mà vẫn dám đứng lên chống lại chính quyền cộng sản Trung quốc, cho dù biết rằng sẽ bị đàn áp rất khốc liệt ? Lý do dơn giản vì cả hai dân tộc này quá uất hận chính sách cai trị và đồng hoá của Bắc Kinh. Tây Tạng và Tân Cương tuy được gọi là những khu tự trị, nhưng bị chính quyền Trung ương Bắc Kinh cai trị trực tiếp, mọi quyết định đều nằm trong tay các Bí thư địa phương nhận chỉ thị từ Bắc Kinh. Hai xứ này tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, nhưng hầu hết người dân đều nghèo khổ. Những ưu đãi đều được dành cho người Hán được di dân đến đó trong chính sách đồng hoá của Bắc Kinh. Trước khi Trung Cộng chiếm đóng Tân Cương vào năm 1949, người Hán ở đó chỉ chiếm 6 phần trăm dân số, nay đã lên đến hơn 40 phần trăm.

Ngày xưa nếu Việt Nam mà không có các bậc tiền nhân giữ nước như hai bà Trưng, vua Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt... thì có lẽ bây giờ số phận dân tộc Việt chắc cũng không hơn gì dân tộc Uyghur hay Tây Tạng. Vậy mà ngày nay, những người lãnh đạo đảng CSVN lại đang mở đường cho Trung Quốc xâm thực Việt Nam. Cứ theo đà này thì rồi đây không chừng Việt Nam sẽ trở thành một quận huyện hay một khu tự trị của Trung quốc. Từ kinh nghiệm của mấy nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã sớm ý thức được hiểm hoạ này. Vì vậy mà đã và đang có những phong trào đấu tranh mãnh liệt của nhiều tầng lớp dân chúng Việt Nam để ngăn chặn hiểm hoạ xâm thực từ phương bắc, mà ưu tiên hàng đầu là chấm dứt sự cai trị của tập đoàn lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam, những người đang tiếp tay cho chính sách xâm thực và Hán hoá của Trung Quốc.
viethoaiphuong
#25 Posted : Wednesday, August 26, 2009 6:01:41 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
BẢN TRƯỜNG CA MƯỜI BỐN

(Thân mến gởi Quê Hương và Đồng Bào Việt Nam, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, quốc nội và hải ngoại)


Ai đã nói những gì như Hoà Hợp
Như Tự Do, như Hạnh Phúc, Công Bình
Như Hòa Giải giữa người cùng dân tộc
Như đảng anh hùng, đạo đức, quang minh ...

Nhưng sự thật đau thương. Ôi, sự thật ...
Nửa thế kỷ hơn thù hận chất chồng
Nửa thế kỷ hơn môi đường lưỡi mật
Giết hại giống nòi, tàn phá non sông !!!

Nửa thế kỷ hơn lùa dân vào bẫy
Bẫy có lồng quay như chuột đánh vòng
Cả nước thi đua, chạy hoài chỉ thấy
Cuối như đầu, giao điểm giữa đường cong !

Ai gian dối, ai dân lừa nước phản ?
Hoà giải ư ? sao có vạn nhà tù ?
Dân chủ ư ? sao nhốt người đối kháng ?
Tự do nào khống chế cả chân tu !?

Ngay như câu " khúc ruột xa ngàn dặm"
Cũng tự căn nguyên, thủ đoạn, gạt lừa
Khi cạn đô la, lúc vơi chất xám
Khúc ruột thân yêu thành mẩu... ruột thừa !

Có chữ... long lanh mạ vàng: "Giải Phóng"
Giải phóng cái gì? Giải phóng cho ai ?
Giải phóng rồi, dân thành què, thành ngọng
Đảng hiện thân thành bè lũ độc tài

Đất nước gấm hoa, vì đâu hẹp lại
Ai Cắt Nam Quan, Bản Giốc dâng Tàu ?
Xã hội loạn cuồng, kỷ cương băng hoại
Cùng giống nòi, sao tàn độc giết nhau !?

Nhưng ngoài miệng vẫn ngọt ngào nhân nghĩa
Hòa Hợp, Yêu Thương, Hoà Giải, Hoà Bình
Đảng hoà thế, nên dân quằn quại thế
Đảng đừng hoà, dân sẽ chẳng điêu linh !

Thôi, đã đủ những mật đường, bánh vẽ
Hỡi ba miền, đồng loạt, đứng vùng lên !
Cho đảng biết chí quật cường tuổi trẻ
Và thấy dân không khuất phục, ươn hèn !

Cho đảng thấy trái tim hồng nước Việt
Đầy yêu thương, dũng cảm, trái tim NGƯỜI !
Không chấp nhận những mị lừa, tà thuyết
Và quyết tâm đem chính nghĩa xây đời

Hãy đứng lên, nào, trai hùng, gái đảm
Lấy công tâm làm roi sắt, ngựa thần
Khi đối mặt một rừng người quả cảm
Đảng sẽ tan tành, không chỗ nương thân!

Hãy đứng lên nào, công, thương, nông, sĩ
Hãy đứng lên nào, quân đội, công an
Hãy đứng lên nào, thôn quê, thành thị
Đòi lại cho mình Tổ Quốc Việt Nam !

Ngô Minh Hằng

viethoaiphuong
#26 Posted : Monday, August 31, 2009 4:58:09 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
CUỘC THÁNH CHIẾN CHỐNG CỘNG SẢN

* Tác giả: Paul Kengor * Dịch giả: Trần Quốc Việt *

Ông Paul Kengor là giảng sư về môn khoa học chính trị tại trường Đại Học Grove City ở thành phố Grove City, thuộc tiểu bang Pennsylvania. Ông đã viết rất nhiều sách và trong số đó là những cuốn God and Ronald Reagan: A Spiritual Life (Harper Collins, 2004), The Judge: William P. Clark, Ronald Reagan's Top Hand (Ignatius Press, 2007), and The Crusader: Ronald Reagan and the Fall of Communism (HarperPerennial, 2007).

Như Mikhail Gorbachev đã khẳng định, Cộng Sản Nga Sô phất động toàn diện cuộc “chiến tranh tôn giáo”(1). Hắn hồi tưởng lại Bolsheviks, kẻ đi trước hắn, ngay cả sau khi cuộc nội chiến đã chấm dứt vào khoảng đầu thập thiên 1920, trong thời “thái bình”, phải “ tiếp tục tàn phá các nhà thờ, bắt giữ các giáo sĩ, và hủy diệt chúng. Cuộc chiến này không còn có thể hiểu được và cũng chẳng còn gì gọi là chính nghiã. Chủ Nghiã Vô Thần đã trở thành man rợ trong quốc gia của tôi vào thời điểm đó.(2)

Nga Sô, quốc gia lãnh đạo khối Cộng Sản Quốc Tế, đã công khai thù nghịch với các tôn giáo và chính thức là một quốc gia vô thần; vô thần không có nghiã và phi tôn giáo hay phi tín ngưỡng, mà là “không đội trời chung với tôn giáo” và tuyệt đối không có Thượng Đế trong thế giới Cộng Sản. Tàn nhẫn hơn nữa, chủ nghiã vô thần biến thái thành chống tôn giáo một cách ác độc có hệ thống, thông thường là các chiến dịch bạo tàn để bài trừ tín ngưỡng. Điều này bắt đầu từ khi Cộng Sản Nga Sô thành hình và vẫn còn tiếp tục dưới những hình thái khác nhau trong các quốc gia Cộng Sản, từ Trung Cộng, Việt Nam Cộng Sản, Bắc Hàn, và Cu Ba.

Giáo Điều Cộng Sản

Nguồn gốc của thù hận và bất cộng đái thiên với tôn giáo nằm trong bản chất của Chủ Nghiã Cộng Sản. Mars đã phỉ báng tôn giáo như “liều thuốc phiện ru ngủ quần chúng,” và hắn chủ trương là “Chủ Nghiã Cộng Sản bắt đầu ở nơi nào Chủ Nghiã Vô Thần hiện hữu.” (3) Lenin nói thay cho cho Bolcheviks, trong bài diễn thuyết nổi tiếng của hắn ta vào ngày 2 tháng 10 năm 1920, Lenin đã nói toạc móng heo ra rằng “Chúng tôi không tin có Thượng Đế.” Lenin khẳng định rằng ”tất cả các sự thờ phượng thần thánh đều là mê tín dị đoan.” (4) Hắn ta viết trong lá thư vào tháng 11 năm 1913 rằng “tất cả những ý tưởng tôn giáo, ý tưởng về Thượng Đế, hoặc giả chỉ là “ve vãn” với Thượng Đế đều là hành vi tột cùng tồi tệ khôn tả, tột cùng nguy hiểm, sự “nhiễm độc” vô cùng xấu xa”. Ông James Thrower của trường đại học Virginia (một học giả người Nga và cũng là thông dịch viên) nói rằng trong lá thư này loại “nhiễm độc” mà Lenin nói đến là những chứng bệnh AIDS, HIV. (5)

Lenin cũng viết trong lá thư gởi Maxim Gorky vào tháng giêng năm 1913 rằng: “không có gì đáng ghê tởm hơn tôn giáo.” (6) Vào ngày 25 tháng 12, năm 1919, Ngày lễ Nô En, Đồng Chí Lenin ban hành sắc lệnh, bằng chính chữ viết của hắn ta: “Phải chịu đựng với “Nikola” (ngày lễ của tôn giáo) là một điều xuẩn động – thất cả Cheka phải giữ vị trí báo động là hễ thấy ai không đến làm việc vì lý do ngày lễ tôn giáo (Nikola) thì phải bắn chết”.(7) Dưới sự thống trị của Lenin, đây không phải là sự việc xảy ra riêng biệt.

Song song với Trotsky, Lenin thành lập những đoàn thể với những tên gọi và chủ trương như Hội Đoàn Vô Thượng Đế, và cũng được biết đến với danh hiệu khác là Liên Đoàn Các Chiến Sĩ Vô Thượng Đế, có trách nhiệm là phất động phong trào chống tuyên truyền tôn giáo ở Nga Sô. (8) Cơ quan cuồng tín này tăng trưởng nhanh chóng dưới tay chân bộ hạ của Lenin, điều đáng kể nhất của Lenin, và ngay cả dưới quyền lãnh đạo Cộng Sản ôn hoà hơn là Nikita Khrushchev.

Cái chủ nghiã Vô Thần này là bản chất cá thể của con người Cộng Sản, ngay cả bọn Cộng Sản không có đủ quyền lực chính trị vững chắc – và không có khả năng khủng bố các tín đồ tôn giáo – vẫn cố gắng hết mình để khủng bố sự rao giảng và tổ chức tôn giáo và nhạo báng giễu cợt ý tưởng là Thượng Đế hiện hữu. Ngay ở nước Mỹ, đừng ngạc nhiên khi đi ngang qua một sạp báo và thấy tờ báo chạy hàng tít bằng chữ lớn như sau trên tờ Nhật Báo Lao Động, cơ quan tuyên truyền của Cộng Sản do CPUSA (Communist Party of USA): “KHÔNG CÓ THƯỢNG ĐẾ.” (9) Bọn Cộng Sảnh rất hãnh diện với chủ nghiã Vô Thần của chúng, và chúng tranh đấu cho bằng được.

Kỳ Thị một cách Bình Đẳng

Cuộc tấn công vũ trang nhắm vào tín ngưỡng đã không chỉ nhắm vào Thiên Chúa Giáo như – Đạo Tin Lành, Đạo Công Giáo, Đạo Chính Thống Giáo – mà kể cả Đạo Do Thái, Đạo Hồi Giáo, Đạo Phật, và các tín ngưỡng khác. (10) Cứ mỗi một vị Hồng Y Mindszenty ở Hung Gia Lợi, thì có một vị Hồng Y Wyszynski ở Ba Lan, một Richard Wurmbrand ở Romania, một Nguyễn Kim Điền hay Lê Hữu Từ hay Nguyễn Văn Lý ở Việt Nam, một Natan Sharansky hay Walter Ciszek ở Russia, một Vasyl Velychkovsky hay Severian Baranyk hay Zenobius Kovalyk ở Ukraine, một Moadedi clan ở Afghanistan, một Lutheran hay Methodist missionary hay môn đệ của đức Dạt La Lạt Ma ở bên Tầu, một bà sơ ở tù ở Cuba, hay một nhà sư Phật Giáo bị bắt buộc phải hoàn tục ở Cam Bốt. Dù cho kẻ bạo ngược đó là Fidel Castro hay Polpot hay Stalin hay Hồ Chí Minh hay Văn Tiến Dũng, chúng có cùng một bản chất: “Tôn Giáo là độc dược,” như Mao Trạch Đông đã tuyên bố và khẳng định như thế. Chủ Nghiã Cộng Sản lan tràn đến đâu, từ Đông sang Tây, từ Phi Châu đến Á Châu, từ Phnom Penh tới St. Peterburg, từ Bắc Kinh tới Hà Nội rồi thành phố Hồ Chí Minh, chúng đều liên tục truy kích tổng tấn công vào tôn giáo. Cộng Sản thường ngụy biện từ những chi tiết về phương pháp ứng dụng ý thức hệ của Marx, nhưng chúng đều nhất trí trong một quy định chung là: TÔN GIÁO LÀ KẺ THÙ, và là đối thủ KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG với sự điều khiển ý tưởng của Marx, và tôn giáo cần phải bị tiêu diệt bằng tất cả mọi giá dù cho có khó khăn và đẫm máu đến đâu.

Moscow là nguồn gốc và là cao điểm tột đỉnh của sách lược tàn nhẫn này. Cán bộ Cộng Sản cuồng tín của Nga Sô Apparat luôn đeo đuổi liên tục bành trướng chiến dịch bài trừ tôn giáo bởi những cán bộ Cộng Sản hung hãn ở bất cứ nơi nào có bọn lãnh đạo Cộng Sản phất động. Các cuộc đàn áp tôn giáo ở nhiều mực độ tàn khốc khác nhau ở khắp nơi ở Đông Âu. Thí dụ như Cộng Sản truyền bá chủ nghiã Vô Thần chống tôn giáo cho trẻ em học sinh vô cùng khắc nghiệt ở Tiệp Khắc vào thập niên 1970. Tiệp Khắc đã bị ô nhục về trạng thái vô thần này.

Romania là một trong số những quốc gia bị Cộng Sản đàn áp tôn nặng nề nhất. Sự thù hận tôn giáo ở quốc gia này đã để lại dấu tích qua những phương thức đàn áp lạ thường để tiêu diệt tôn giáo.

Romania: Chứng Nhân Richard Wurmbrand.

Trong sự học tập về Chủ Nghĩa Vô Thần, Cộng Sản cho xuất bản và phổ biến rộng rãi những sách vở và tài liệu chống tôn giáo. Ở Romania, tác phẩm The lives of Saits của văn hào Romania, Sadoveanu, đã bị Cộng Sản cạo sửa và xuất bản lại với tên khác là The Legend of Saints.

Điều đáng chú ý là Cộng Sản không cấm đạo mà chúng xuyên tạc kinh điển của các tôn giáo. Đây là thực tế khác biệt ở Romania, ngay cả trước thời đại của Nicolai Ceausescu. Điều này không có nghiã là chỉ cấm đạo và cầm tù các mục sư, tu sĩ và tín đồ mà chúng còn áp dụng những sự tra tấn dã man để ép buộc tín đồ phải bỏ đạo và từ bỏ tín ngưỡng. Quản thúc, bịt miệng, và ngay cả hành hạ tín đồ trong ngục tù vẫn chưa đủ; Cộng Sản còn quyết định là chúng cần phải tra tấn tín đồ bằng những phương pháp cực kỳ dã man đến khi nào người tín đồ phải từ bỏ đức tin của họ.

Một chứng tích hiển nhiên nhất về thủ đoạn của Cộng Sản đã xử dụng đau khổ lạ thường để ép buộc ông Richard Wurmbrand, một vị mục sư đã chịu đựng 14 năm của địa ngục trần gian trong ngục tù Cộng Sản ở Romania. Sau này ông kể lại chi tiết trước Quốc Hội Hoa Kỳ về sự tàn bạo của Cộng Sản mà ông đã chứng kiến và trong cuốn sách Sự Khổ Sai cho Thiên Chúa xuất bản lần đầu vào năm 1967. Sau đây là một vài đoạn trích từ cuốn sách chứng nhân của ông mục sư Wurmbrand:

Hàng ngàn tín đồ của các tôn giáo bị Cộng Sản tống vào nhà tù khổ sai. Không phải chỉ là các tu sĩ mà cả những tín đồ thường dân, những thiếu niên nam nữ đã là chứng nhân cho đức tin của họ. Nhà tù chật cứng người, và ở Romania, cũng như tất cả các nước Cộng Sản khác, ở tù có nghiã là khổ sai … Một mục sư tên là Florescu đã bị hành hạ bằng thanh sắt nướng đỏ những mũi dao đâm và người. Chúng đánh đập ông cực kỳ tàn nhẫn. Chúng bắt chuột nhốt lại và bỏ đói, rồi sau đó lùa đàn chuột đói vào phòng giam ông qua đường ống cống lớn. Ông không ngủ được một giây khắc nào vì phải chiến đấu tự vệ cho sự sống còn với lũ chuột đói. Nếu ông ngưng chiến đấu trong giây khắc thì sẽ bị đàn chuột đói rỉa thịt cho đến chết.

Ông đã bắt buộc phải chiến đấu liên tục như thế trong hai tuần lễ, ngày cũng như đêm … Cuối cùng, chúng mang đứa con trai 14 tuổi của ông đến và dùng roi đánh con trai ông liên tục trước mặt ông, chúng ra điều kiện rằng chúng sẽ tiếp tục đánh con trai ông nh+ thế cho đến khi nào ông mục sư nói những điều gì chúng muốn ông phải nói. Tội nghiệp vị mục sư đã chịu đựng đến cùng cuồng trí, và ông phải khóc với con trai ông: “Alexander, cha phải nói những điều gì chúng muốn cha nói, vì cha không thể nào chịu đựng được cảnh chúng đánh đập và hành hạ con nữa!” Cậu bé trai trả lời cha: “Cha, đừng bắt buộc con phải bất hiếu khi có một người cha phản bội. Hãy chống trả lại chúng bằng sức chịu đựng. Nếu chúng giết con chết, thì con sẽ chết với một câu, ‘Chúa Giê Su và Tổ Quốc’.” Bọn Cộng Sản vô cùng tức giật trước nghiã khí của cậu bé trai và chúng nhẩy chồm lên và đánh đập cậu bé cho đến chết, máu văng tung tuóe trên tường trong phòng giam. Cậu bé đã chết để vinh danh Thượng Đế. Ông mục sư Florescu đáng thương của chúng ta đã hoàn toàn khác xưa sau khi ông phải chứng kiến tấn thảm kịch này.(11)

Mục sư Wurmbrand hồi tưởng lại hết chuyện hành hạ này đến chuyện tra tấn khác mà chính ông đã được chứng kiến. Ông không những chỉ thấy sự hành hạ tra tấn các tín đồ của ông nhưng chính ông cũng đã từng sống trong kinh nhiệm đó. Kẻ bắt giữ ông đã xẻo từng miếng thịt trên khắp cơ thể ông. Chúng đốt 18 lỗ trên cơ thể ông. Trong rất nhiều cách thức để hành hạ và tra tấn, ông đã chịu đựng cái thủ đoạn tra tấn mà chúng gọi là “phòng giam tủ lạnh” – Một cái hộp đông đá lớn. Người tín đồ sẽ bị giam vào trong hộp đông đá này với một mảnh vải che thân hay là hoàn toàn trần trường. Một bác sĩ của trại giam sẽ lén nhìn qua lỗ hổng nho nhỏ để kiểm tra xem triệu chứng của sự đông lạnh gần chết (không được chết), và hắn sẽ ra dấu cho bọn cai ngục, và chúng sẽ đến lôi người tù ra ngoài để cho ấm lại và không được chết. Tù nhân sẽ bị làm cho đông lạnh và làm cho ấm lại và cứu sống trong khoảnh khắc trước khi chết … và bọn cai ngục Cộng Sản cứ lập đi lập lại như thế….

Dĩ nhiên là tất cả những sự tàn bạo này làm cho bọn Cộng Sản vui mừng và thoả mãn. “Những sự bạo tàn mà Cộng Sản đối với tín đồ Thiên Chúa Giáo vượt qua khỏi … sự tưởng tượng của con người,” Mục sư Wurmbrand viết. “Tôi thấy trên gương mặt của bọn cán bộ Cộng Sản hớn hở và vui sướng vô ngần. Chúng hò la vui mừng khi tra tấn và hành hạ các tín đồ Thiên Chúa Giáo rằng “Chúng ta là ác qủy!” Mục sư Wurmbrane gọi chúng là “quyền lực của ác qủy” mà chỉ có một quyền lực mạnh mẽ hơn mới chống trả được là “Quyền Lực của Thượng Đế.” Ông viết thêm:

Bọn cán bộ Cộng Sản thường nói với tôi là “Không có Thượng Đế, không có đời sau, không có sự trừng phạt ma qủy. Chúng ta muốn làm gì thì làm.” Và có tên cán bộ khác nói “Tôi cám ơn Thượng Đế, là đấng mà tôi không tin, đã cho tôi sống đến giờ khắc này là lúc mà tôi có thể bộc lộ được tất cả những tâm địa ác độc ma qủy của tôi.”

Tháng 5 năm 1966 chứng nhân trước Ủy Ban Quốc Phòng của Quốc Hội Hoa Kỳ, ông mục sư Wurmbrand thuật lại sự đóng đinh trên thánh giá của Cộng Sản. Tín đồ Thiên Chúa Giáo bị trói tay chân vào cây thánh gía suốt bốn ngày đêm. Như thế tưởng cũng đủ tàn nhẫn rồi. Nhưng Cộng Sản còn cố gắng tưởng tượng ra trò hành hạ để bảo đảm những người bị đóng đinh phải chịu đựng nhiều sự nhục nhã hơn Chúa Giê Su:

Người tín đồ bị đóng đinh vào thánh gía bị trói tay chân vào thánh giá và hàng ngàn tín đồ tù nhân khác phải đái ỉa vào mặt mũi và mình mẩy của người tín đồ tử tội. Sau đó thì chúng dựng đứng cây thánh giá lên đồng thời bọn cán bộ Cộng Sản chế nhạo và phỉ báng: “Nhìn vào Thiên Chúa của tụi bay đấy! Đẹp đẽ lắm phải không! Ông mang cả hương thơm lên Thiên Đàng!” …

Sau khi bị hành hạ cho đến cuồng trí, một linh mục đã bị bắt buộc phải dâng thánh lễ dùng phân và nước tiểu làm phép thánh thể của Chúa Giê Su. Chuyện này xảy ra ở nhà tù cải tạo ở Pitesti, Romanian. Sau đó tôi có hỏi vị linh mục tại sao ngài không lựa chọn sự chết thay vì chấp nhận chịu đựng sự nhạo báng phỉ nhục này. Ông trả lời: “Làm ơn đừng phê phán tôi! Tôi đã chịu đựng nhiều hơn Chúa Giê Su ngày xưa!” Tất cả những sự mô tả về địa ngục trong Kinh Thánh và “cái địa ngục” của Dante đều không thể so sánh được với sự hành hạ và tra tấn ở trong nhà tù cải tạo của Cộng Sản.

Đây chỉ là một phần nhỏ về những sự hành hạ tra tấn vô cùng tàn bạo và dã man trong một ngày Chủ Nhật và trong nhiều ngày Chủ Nhật trong nhà tù cải tạo Pitesti. Còn những chuyện khác thì câu trả lời đơn giản rằng không thể kể lại hết được. Tôi sẽ bị đứng tim và đứt gân máu nếu phải liên tục kể lại những chuyện này vì nó vô cùng ghê rợn và bẩn thỉu để viết xuống ….

Nếu tôi phải tiếp tục kể lại những sự hành hạ và khủng bố của Cộng Sản và những sự tự hiến của các tín đồ Thiên Chúa Giáo, thì suốt cuộc đời tôi cũng không bao giờ viết cho hết.

Điều chúng ta thấy ở đây là những hành vi, mà bộ óc người bình thường không thể tưởng tượng đựợc, nhưng Cộng Sản đã làm để tẩy rửa và tàn phá đức tin của những tín đồ. Thực tế là những Quốc Gia Cộng Sản đã tận tình bỏ ra rất nhiều thời gian và quyền lực để chứng tỏ sự cống hiến phi thường của chúng – Tận hiến đến cuồng tín và sắt đá – cho mục tiêu duy nhất là hủy diệt đức tin tôn giáo. Điều này cũng phản ảnh rõ tín điều của Cộng Sản rằng TÔN GIÁO LÀ KẺ THÙ KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG VỚI TÍN ĐIỀU MÁC LÊ.

Cuối cùng thì sự khủng bố ác độc của Cộng Sản cũng đã bị chận đứng lại. Cứ mỗi một Richard Wumrbrand, hay mỗi một Baranyk mà Cộng Sản giết chết với vết chém hình thập tự giá trên ngực, hay là Zenobius Kovalk, bị xử tử bằng sự phỉ báng trên thập tự giá, đều sản xuất ra một Albanian tên là Agnes Gonxha Bojaxhiu (Mẹ Teresa), là người đã cầu nguyện cho linh hồn của chúng, hay là Karol Wojtyla (Đức Giáo Hoàng John Paul II), là người đã làm việc liên kết chặt chẽ với Ronald Reagan, Magaret Thatcher, Lech Walesa, và Vaclav Havel – và những người khác – để làm xập đổ Đế Quốc Cộng Sản Vô Thần.

Sự Thích Đáng Cho Thời Điểm Hiện Tại

Chiến Tranh Ý Thức Hệ với Đế Quốc Cộng Sản Nga Sô đã chấm dứt thì kể lại những cuộc thánh chiến và tội ác của Cộng Sản thì có còn ý nghiã gì? Trên phương vị của con người, những tin tức và dữ liệu này rất quan trọng đối với những người đã chịu đựng sự khủng bố của Cộng Sản. Rất nhiều người trong số nạn nhân của Cộng Sản vẫn còn sống sót; và họ muốn những chuyện này phải được kể lạị họ muốn thế gian này phải biết rằng họ đã phải chịu đựng những sự khủng bố tàn bạo và dã man của Cộng Sản. Họ biết rằng lịch sử cần phải nói thật và nói thẳng và nguyền rủa tội ác của Cộng Sản và sự khủng bố tàn bạo và dã man của Cộng Sản không còn có cơ hội lập lại ở bất cứ nơi nào trên thế gian này. Trên một phương vị khác, thế hệ của những “học giả” sinh sau chiến tranh Ý Thức Hệ Cộng Sản chỉ có một tầm mức kiến thức rất eo hẹp và nghèo nàn để khả dĩ có thể nhận chân được sự định tính chủ yếu của vai trò tôn giáo trong cuộc chiến Ý Thức Hệ. Không phải chỉ về sự đồng dạng trong nguồn gốc và mực độ của sự khủng bố của Cộng Sản, họ không thể nào hiểu rõ được là làm thế nào mà cơ chế Cộng Sản Vô Thần của Nga Sô đã làm bừng ngọn lửa đoàn kết đa đảng của Hoa Kỳ chống lại Cộng Sản Nga trong thời kỳ đầu của cuộc chiến Ý Thức Hệ. Những đảng viên dân chủ như Harry Truman và John F. Kennedy và và đảng viên Cộng Hoà như John Foster Dulles và Ronald Reagan đã công khai chỉ trích cái tai họa “Cộng Sản Vô Thần Nga Sô,” cũng như các vị lãnh tụ tôn giáo nổi tiếng như Francis Cardinal Spellman, Bishop Fulton Sheen, và Tiến Sĩ Fred Schwarz qua Chiến Dịch Thiên Chúa Giáo Chống Cộng của ông. 12 Nói trên phương diện tôn giáo, thành quả đưa đến sự sụp đổ của tập đoàn Cộng Sản Vô Thần là do sự liên kết bởi hai tôn giáo lớn là đạo Tin Lành và Đạo Công Giáo.

Ngày nay, rất ít người hiểu chân giá trị của những sự kiện này. Chúng ta không thể lãng quên một phần cực kỳ quan trọng này trong chiến tranh Ý Thức Hệ. Bi thảm thay, nhiều chứng tích tội ác Cộng Sản vẫn chưa được khai sáng cho công chúng và ngay cả các nhà học giả, và trí thức. Nói một cách chắc chắn là nhiều viện sĩ đã biết rõ về vấn đề khủng bố Tôn Giáo của Cộng Sản nhưng họ thường không quan tâm đến, và gạt bỏ ra ngoài với thái độ xuyên tạc sai lầm của những từ ngữ “Tự Do Tôn Giáo” và “Chống Cộng”, và họ nhận xét như là thô bạo và ngu dại.. Ông Richard Pipes, Giảng Sư trường Đại Học Harvard về môn Emeritus of Russian History, viết rằng “Dưới chế độ Cộng Sản, sự khủng bố tôn giáo thường xảy ra. Và thực tế phũ phàng là các nhà trí thức và học giả không quan tâm đến.” (13)

Đạo Tin Lành, Đạo Công Giáo, Đạo Do Thái, Đạo Hồi Giáo, Đạo Phật, Đạo Cao Đài, Đạo Hoà Hảo …vân…vân… Cộng Sản khủng bố tất cả không chừa một đạo nào. Và tín đồ của các tôn giáo đều mong ước rằng âm mưu các độc này của Cộng Sản sẽ có một ngày phải được đưa ra dưới ánh sáng công lý. Không một ai, hay rất ít các cơ quan chủ yếu đã nói lên câu chuyện của các nạn nhân. Rất nhiều nạn nhân cảm thấy đau xót, tất cả các nạn nhân đều thất vọng và tức giận về cái hệ thông cuồng tín và tàn bạo của Cộng Sản chưa bao giờ được hoàn toàn phơi bày ra. Sách vở ở các trường Trung Học tràn ngập với những bài học về các cuộc viễn chinh, nhưng họ im lặng về infinately sự khủng bố hung bạo hơn và vô tận của Cuộc Thánh Chiấn Của Cộng Sản. (14)

Phần còn lại để chi các tổ chức như Tổ Chức Tưởng Niệm Các Nạn Nhân của Công Sản nói về chuyện này, để phơi bày sự thật của lịch sử, và tôn kính các Nạn Nhân của Cộng Sản.


1 Mikhail Gorbachev, Memoirs (NY: Doubleday, 1996), p. 328.
2 Mikhail Gorbachev, On My Country and the World, (NY: Columbia University Press, 2000), pp. 20-1.
3 The “opiate of the masses” remark is well-known. The source for the quote, “communism begins where atheism begins,” is Fulton J. Sheen, Communism and the Conscience of the West (Indianapolis and NY: Bobbs-Merrill, 1948). Sheen, who spoke and read several languages, translated the quote into English from an un-translated Marx work.
4 Lenin wrote this in a November 13 or 14, 1913 letter to Maxim Gorky. See: James Thrower, God’s Commissar: Marxism-Leninism as the Civil Religion of Soviet Society (Lewiston, NY: Edwin Mellen Press, 1992), p. 39.
5 Quoted in Thrower, God’s Commissar, p. 39. Another translation of this quote comes from Robert Conquest, in his “The Historical Failings of CNN,” in Arnold Beichman, ed., CNN’s Cold War Documentary (Stanford, CA: Hoover Institution Press, 2000), p. 57.
6 See: J. M. Bochenski, “Marxism-Leninism and Religion,” in B. R. Bociurkiw et al, eds., Religion and Atheism in the USSR and Eastern Europe (London: MacMillan, 1975), p. 11.
7 This item was published in a 2002 book by Yale University Press. See: Alexander N. Yakovlev, A Century of Violence in Soviet Russia (New Haven and London: Yale University Press, 2002), p. 157.
8 See: Daniel Peris, Storming the Heavens: The Soviet League of the Militant Godless (Ithaca, NY: Cornell University Press, 1998).
9 See: Bertram D. Wolfe, A Life in Two Centuries (Stein and Day, 1981), pp. 403-4.
10 The repression was pursued in varying degrees among the Soviet bloc nations. Among them, Romania, Albania, East Germany, and Czechoslovakia were especially repressive.
11 Richard Wurmbrand, Tortured for Christ (Bartlesville, OK: Living Sacrifice Book Company, 1998), pp. 33-8.
12 See: Paul Kengor, God and Ronald Reagan: A Spiritual Life (NY: HarperCollins, 2004).
13 Richard Pipes speaking at Grove City College, Grove City, Pennsylvania, September 27, 2005.
14 Paul Kengor compared the treatment of the two in an exhaustive, year-long research project that examined history texts used in Wisconsin public schools, which were the same texts used in all states. See: Paul Kengor, “Searching for Bias: World History Texts in Wisconsin Public Schools,” Wisconsin Policy Research Institute, June 2002. A copy of the study is posted on the website of WPRI.
viethoaiphuong
#27 Posted : Sunday, September 6, 2009 6:01:20 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


BÀI THƠ VIẾT DƯỚI TRĂNG MƠ
(kính dâng Từ Mẫu - tặng các bạn đồng tâm cảnh)

Mẹ ơi, trăng sáng đêm nay
Con ngồi viết những dòng này dưới trăng
Trăng buồn nhớ ánh sao băng
Còn con nhớ mẹ, ai rằng buồn hơn ?
Trăng thì lặng lẽ cô đơn
Con, thân én lẻ tủi hờn đường bay
Nhìn trăng nhớ dáng mẹ gầy
Nhớ tràn lên bút, nhớ đầy vào thơ
Vần thơ dù chẳng đợi chờ
Nhưng ngôn ngữ có tình cờ thế đâu
Mà là nghĩa đậm ân sâu
Của tình mẫu tử nhiệm màu mẹ ơi ...
Mẹ dầu hạc nội mây trời
Nhưng nhân ảnh mẹ muôn đời trăng sao
Trong con, vẫn đo’, dạt dào
Trái tim từ mẫu ngọt ngào nụ hoa
Mẹ ơi, ngày mẹ con ta
Sinh ly tử biệt quả là đớn đau
Hồn con tan nát, u sầu
Tim con gió bão, biển dâu quay cuồng
Tuổi hồng khăn trắng đau thương
Và đời từ đấy đoạn trường mẹ ơi
Đã hơn bốn chục năm rồi
Mỗi khi nhớ mẹ bồi hồi hồn thơ
Bài thơ viết dưới trăng mơ
Long lanh lệ nhớ thẫn thờ chợt rơi ....

Ngô Minh Hằng
viethoaiphuong
#28 Posted : Saturday, September 26, 2009 10:56:11 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Đạo mất trước, nước mất sau


Triết gia Việt Nam- Lương Kim Định (1914- 1997) để lại hàng chục cuốn sách giá trị, giúp định hướng cho sự phát triển của dân tộc và nhân loại trong kỷ nguyên mới như: Triết lý Đông- Tây, Gốc rễ triết Việt, Thái bình minh triết, Hồn nước với lễ gia tiên, Khổng Tử, Kinh Dịch, Trống đồng Đông Sơn… và một lời tiên tri: “Đạo mất trước, nước mất sau.” Kim Định xác định “Minh triết là Đạo tức là con đường hướng dẫn con người đến hạnh phúc”. Nền tảng của Minh triết là: Thái hòa, Nhân chủ, Tâm linh.


Trung tâm nghiên cứu minh triết (Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) với đề tài nghiên cứu “Minh triết trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam- những vấn đề cơ bản”, bước đầu thu hút sự tham gia của các học giả trong, ngoài nước.



Hội thảo lần I - khẳng định nghiên cứu Minh triết trên thế giới đang phục hưng từ ba, bốn thập niên gần đây. Hàng loạt trường Đại học Minh triết ra đời. Công trình đáng giá nhất ở Mỹ đầu thế kỷ XX là bộ Thánh kinh Minh triết (Bible of Wisdom) tập hợp những giá trị Minh triết Đông- Tây: Phật, Khổng Tử, Lão Tử, Thiền, Hy Lạp cổ đại…(Nguyễn Khắc Mai)

Tìm về giá trị Minh triết, nhất là Minh triết phương Đông, bởi con người bất an trước những nghịch lý: kinh tế và khoa học càng phát triển, thì càng phá hoại, dẫn đến hủy diệt môi trường sống tự nhiên của con người và vạn vật. Đạo lý làm người mất dần. Trái đất và bầu khí quyển có ngày ra tro.

Minh triết Việt bao gồm những giá trị sống tươi đẹp, nảy nở từ vạn kiếp con người đã sinh ra, ăn, ở, đi, về, suy nghĩ, học, sản xuất, sáng tạo văn hóa, thực hành tâm linh… trong vùng địa lý, khí hậu, lịch sử riêng biệt, trên cánh đồng lúa nước. Minh triết Việt tiếp thu Minh triết của những dân tộc khác, nhưng khi nó ăn nhập vào sức sống của cư dân Việt, nó trở thành “Văn minh lúa nước” mà Minh triết Việt là đỉnh chóp.

Ngô Thời Sĩ quan niệm Minh triết là đạo lý đời thường: “Đem đạo Thánh hiền để quở trách thói đời, không bằng đem đạo đời thường để cảm hóa lòng người”.

Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến (Chủ tịch Hội đồng khoa học đề tài nghiên cứu Minh triết Việt) đã tóm gọn Minh triết Việt trong một câu: “Minh triết là biết làm thế nào để sống hẳn hoi”.

Hoàng Ngọc Hiến đã vạch hướng nghiên cứu lâu dài, với sự kết hợp nhiều tiếng nói, đa ngành, đa phương, đa sắc tộc Việt Nam: “Không thể khác được, nghiên cứu Minh triết ở Việt Nam bắt đầu bằng sự tổng kiểm kê và sưu tầm, bổ sung, những viên ngọc quí của Minh triết hiện đang rải rác khắp nơi”.



Con đường nghiên cứu đã mở. Những tiếng nói bốn phương tụ hội vang lên, gọi người Việt Nam- Trở về cội nguồn Minh triết Việt (Hà Văn Thủy). Cội nguồn đó, do triết gia Kim Định phát hiện: “Từ xa xưa, người Việt vẫn cảm nhận rằng mình là con cháu của dân tộc Minh triết. Những hạt Minh triết luôn lấp lóa tỏa sáng trong cuộc sống. Nhưng chưa ai biết nguồn cội Minh triết là gì. Cho đến nửa thế kỷ trước, bằng quán tưởng, bằng giải mã những huyền thoại, truyền thuyết Việt, triết gia thiên tài Kim Định đã đốn ngộ phát hiện cội nguồn Minh triết Việt. Phát kiến lớn về văn hóa Việt của ông được đông đảo sinh viên Sài Gòn một thời hoan hỉ, hưởng ứng”(Hà Văn Thủy).



Từ Vương quốc Anh, học giả Vũ Khánh Thành - học trò xuất sắc của Kim Định, gửi tham luận: “Minh triết Việt- Định hướng cho việc phát triển đất nứớc” đã tổng hợp tư tưởng Kim Định và đề xuất học Nho, học Phật, học Kinh Thánh để phục hồi đạo làm người: “Nhân Trí Dũng của Nho- Bi Hỷ Xả của Phật- Tin cậy Mến của Thiên Chúa giáo, để thành Người.”

Về giáo dục, Vũ Khánh Thành mong mỗi học sinh học ba thứ tiếng (Việt, Anh, Hán) ở bậc tiểu học; giáo dục Lễ gia tiên hay Đạo thờ ông bà; Tiên học lễ, hậu học văn… Học chữ Hán để tìm về vốn minh triết Việt, Tinh hoa tổ tiên và Đạo Việt hàng nghìn năm trước, sống đúng Đạo làm người.

Từ Sydney học giả Phạm Việt Hưng về Hà Nội trả lời câu hỏi: Đâu là nền văn minh đích thực?



Nền văn minh đích thực phải là sự chắt lọc tổng hòa tinh túy của hai nền văn minh Đông và Tây. Văn minh Đông phương cổ truyền thiên về Tâm (thông qua chiêm nghiệm, trực giác). Văn minh Tây phương thiên về Vật (thông qua quan sát, đo đạc, chứng minh).



Song thế kỷ XX, Lý Tường Hải - nhà nghiên cứu Trung Quốc nhận định: “Sự phát triển cao độ của kỹ thuật thành một công cụ sắc bén để nhân loại tàn hại lẫn nhau… người ta vốn là đứa con của tự nhiên, giờ đây họ muốn lấy trí thức và kỹ thuật làm chỗ dựa, hy vọng trở thành chủ nhân của tự nhiên. Họ làm những việc lay trời chuyển đất, tát đầm bắt cá, kết quả là phá vỡ sự cân bằng sinh thái vốn có của giới tự nhiên, khiến nhân loại gặp nguy cơ là mất đi chỗ dựa sinh tồn. Con người hiện đại sau khi thoát khỏi gông cùm của “chủ nghĩa cấm dục” truyền thống, đi đến chỗ phóng túng không biết kiêng kỵ là gì, cuối cùng đau đớn cảm thấy rằng cuộc sống chẳng có gì đáng gọi là hứng thú nữa. Ngoài ra, bởi sự chủ tể của kỹ thuật đối với con người, tác động vạn năng của đồng tiền, sự tha hóa nhân tính và sự lầm lẫn ngọn nguồn giá trị… không thể không khiến người ta đau đớn cảm thấy sự chìm lấp ý nghĩa nhân sinh”.



Phạm Việt Hưng đưa ra hàng loạt câu chuyện về mặt trái của tấm huân chương khoa học. Tại Úc, một công ty bị phát giác làm thí nghiệm cấy tế bào người vào nhân trứng lợn và tạo ra một sinh thể sống được 42 ngày. Thực ra nó bị giết chết vì các nhà nghiên cứu nhận thấy “cơ thể” của nó chứa cả AND của người và AND của lợn. Một tác phẩm khoa học trứ danh, sinh ra một sinh vật lợn- người hoặc người- lợn. Đó là lý do để Albert Enistein buồn rầu thốt lên: “Hãy thận trọng đừng biến trí tuệ thành chúa của chúng ta; nó có sức mạnh cơ bắp, nhưng phi nhân tính”.



Vậy mà ngày nay, người Việt Nam tất tưởi, vội vã chạy theo Tây phương, phá cánh đồng lúa trĩu hạt mùa vàng làm sân gôn, dự án, đầu tư nước ngoài, nhà xưởng, công nghiệp hóa, thải độc xuống những dòng sông xanh mát trưa hè, bê- tông hóa nền văn minh lúa nước… đánh mất ánh sáng Minh triết phương Đông cổ truyền của chính mình, nên gặp quá nhiều bất ổn trong đời sống của mọi người, mọi chốn, mọi nơi, từ đồng quê đến thị thành.

Ở đâu có dự án lấy đất, là ở đó cuộc sống bình yên bỗng trở nên hỗn loạn. Cái gốc của sự bất ổn định là mất đất. Mất đất, sẽ mất Đạo. “Mất Đạo trước, mất nước sau”.

Nhà thơ dân gian Nguyễn Bảo Sinh đau đớn vẽ bức tranh quê Việt Nam hiện đại:



Bọn họ bán hết biển Đông
Ta mới bán được cánh đồng làng ta …
Mẹ già như chuối chín cây
Sổ đỏ mẹ quyết cầm tay chẳng rời
Ông sở địa chính phì cười
Mai kia qui hoạch đất thì của ông …
Cây đa, giếng nước, chùa làng
Hương đồng gió nội, Niết Bàn chân quê
Từ ngày họp chợ chân đê
Chùa ra mặt phố đất qui y vàng …
Đậm đà bản sắc chân quê
Thanh lâu xóa sạch, cave đầy đường…”Còn bức tranh Hà Thành thì sao?



T.S Nguyễn Hoàn- Hội KHKT Thủy Lợi nói: “Thiên tai có 13 loại thì Hà Nội phải chịu 12 loại: nước mặn dâng cao; nước ngọt đầu nguồn các dòng sông khô cạn; ngập lụt. mưa to; lũ ống; lũ quét; bão cường độ cao; lốc xoáy; hạn hán; rét đậm; rét hại; sạt lở bờ sông; động đất; dịch bệnh với con người, gia súc, gia cầm, thực
vật; mù quang hóa hay gọi là đảo nhiệt; Hà Nội chỉ thiếu sóng thần vì xa biển.

Vấn đề an ninh lương thực cho Hà Nội. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2020, Việt Nam không còn gạo để xuất khẩu. Khi đó với một Thủ đô hàng chục triệu dân, vấn đề cung cấp lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm sẽ là một bài toán cần có lời giải…”

Không ai giải được. Nếu họ cứ tiếp tục bán đất và bán đất. Đầu tư và đầu tư nước ngoài.

Đau đớn thay!

Song chúng ta theo Minh triết Ngô Thời Sĩ. Không quở trách thói đời. Mà cùng nhau gọi người Việt “Trở về cội nguồn Minh triết Việt” do Kim Định phát hiện với những đặc trưng:



1. Người Việt quan niệm về một vũ trụ “tham thiên lưỡng địa” có nghĩa là vũ trụ vận hành đi lên với ba phần Dương và hai phần Âm. Đấy là sự phát triển tích cực nhưng cân đối, nay gọi là phát triển bền vững. Nếu để Dương cực thịnh, Âm cực suy, phát triển quá nóng sẽ hủy diệt trái đất.



2. Từ trong bộn bề văn hóa phương Đông với Khổng Nho, Hán Nho, Tống Nho… Kim Định tìm ra Việt Nho là nền văn hóa hoang sơ của người Việt, mà ông gọi là Nguyên Nho với nội dung: Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh. Việt Nho quan niệm trong tam tài Thiên- Địa- Nhân thì con người là chủ. Trong vị trí chủ nhân, con người phải sống thái hòa với nhau và với thiên nhiên. Con người không chỉ là thể xác vật chất mà còn sống trong tâm linh, trong tương quan với thế giới siêu nhiên khác.



3. Để được như trên, con người phải sống trong Đạo Việt An vi. Không hữu vi duy vật tranh giành chiếm đoạt. Không vô vi lánh đời, mà sống tích cực, tận tâm tận lực làm việc cho mục đích hướng thiện, theo lẽ an nhiên, an hòa của lòng mình hợp với sự vận hành của vũ trụ.



4. Sự tồn tại của xã hội dựa trên cơ sở bình sản. Những hạt nhân Minh triết Việt tồn tại trong tầng sâu văn hóa Việt, tỏa năng lượng nuôi sức sống Việt hàng vạn năm nay, lẽ nào chúng ta lại không tiếp nhận để cứu chính mình và dân tộc thoát khỏi sự mất Đạo. “Đạo mất trước, nước mất sau”

Mỗi người dân Việt cần Minh triết Việt để sống làm người. Thế giới càng hỗn loạn, con người càng cần Minh triết. Minh triết bảo thân. Tiến sĩ Lloyd Bruce khẳng định “Những người lãnh đạo (điều hành vi mô và vĩ mô) nếu không biết Minh triết và ứng dụng Minh triết sẽ phải trả giá đắt cho sự vô tâm của mình.”


# bài từ Net
viethoaiphuong
#29 Posted : Thursday, October 1, 2009 8:51:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Vì Sao ?

Anh có ở lại đây một trăm năm,
Ăn gà tây, uống coca, cũng không thành Mỹ trắng.
Anh có ở lại đây một ngàn năm,
Cắt cỏ dang nắng, cũng không thành Mỹ đen.
Tiếng Anh tiếng U nay chắc anh nói cũng đã quen,
Nhưng đến bao giờ mới phai mùi nước mắm.
Anh có muốn ở lại suốt đời ?
Để mỗi lần đi cày về anh tắm,
Chỉ tắm dưới vòi sen ?
Những người đồng hương anh vừa quen hôm qua,
Ngày mai có thể trở thành kẻ lạ.
Những người thường làm mặt lạ,
Lại có thể bá cổ hôn anh,
Nếu anh lên nhanh, nếu anh trúng số.
Ôi cái xứ sở xô bồ,
Lắm người qua hơn hai mươi năm
Vẫn còn bị hố.
Hàng xóm, láng giềng, nhà nhà lố nhố,
Nhưng chẳng ai thèm biết tên ai.
Xe của ai nấy đi,
Nhà của ai nấy đóng kín mít.
Tết tây tết ta, lễ tạ ơn tạ nghĩa,
Chẳng hề qua lại hỏi thăm nhau.
Thỉnh thoảng gặp nhau trên đường đi,
Cũng đặt bày làm người lịch sự,
Mấp máy nói hai nói ba, chào nhau,
Như chào cái cột cờ di động.
Đường phố, phi trường, núi rừng , ruộng đồng quá rộng,
Mà lòng con người đa phần tôi gặp,
Lại nhỏ bé đến li ti,
Nhỏ bé đến dị kỳ,
Nhỏ bé còn hơn những gì nhỏ nhất !
Thế mà từ quê nhà còn lắm người ao ước ra đi ,
Thế mà từ quê người vẫn chưa có mấy ai thích trở về ...vĩnh viễn !
Vì sao ? Vì sao ?

Xuyên Sơn



==//==


Thơ đáp lại của Kế Đô :

Tớ chẳng muốn ở đây một trăm năm
Vì muốn trở thành người Mỹ trắng.
Tớ cũng chẳng muốn ở đây một ngàn năm
Để lao động như những người Mỹ đen.
Tiếng Anh, tiếng Việt tớ nói cũng khá quen
Nhưng đó là ngôn từ dùng trong giao dịch.
Nếu có phải ở đây đến khi nào viên tịch
Thì cũng phải đi làm với một mục đích
Để nâng cao nếp sống của con người.
Người đồng hương, hay người lạ ở trên đời
Đâu cũng vậy, có kẻ hèn người tốt.
Họ thương anh chẳng vì anh lắm bạc
Hay vì anh được cất nhắc làm to.
Chớ có lầm là nước Mỹ xô bồ
Khi thấy mỗi người mỗi nếp sống tự do
Đèn ai nấy rạng họ không nhòm soi mói
Trừ phi anh mở cửa đón họ vô
Anh trách mọi người sống rất thờ ơ
Gặp nhau chỉ lầm bầm vài câu nhạt nhẽo
Như những người học đòi làm lịch sự
Và ở nơi này cái gì cũng bự
Nhưng những người đa phần anh gặp
Lại có một tấm lòng đê tiện li ti
Vậy thì ai là kẻ đã lì xì
Hàng tỉ bạc cho quê nhà ăn Tết ?
Cuối cùng như để thay lời kết
Anh lớn tiếng đặt câu hỏi vì sao ?
Vì sao ?
Từ quê nhà còn lắm người ao ước ra đi ?
Xin thưa:
Vì quê nhà kiếp sống chẳng ra gì
Đảng Cộng Sản đang đè đầu dân đói khổ
Nuôi một lũ cán ngu, loài sâu bọ
Đục khoét làm giầu, cướp đất công khai
Cột đèn kia cũng muốn tếch ra ngoài !
Vì sao ?
Từ quê người vẫn chưa có mấy ai thích trở về vĩnh viễn
Xin thưa:
Vì tầm nhìn của anh còn thô thiển
Lập luận một chiều, óc nô lệ còn cao
Anh chưa hiểu gì về chúng tôi, người tị nạn
Chỉ trở về vĩnh viễn khi không còn Cộng Sản
Chớ ngu si gì về làm bạn với đười ươi !!!

Kế Đô

viethoaiphuong
#30 Posted : Wednesday, October 14, 2009 11:49:45 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
TRÍ THỨC VIỆT NAM: Quanh Bồn Trí Tuệ


Trần Kiêm Đoàn

Bài học chữ Nho mở lòng của thế hệ Quốc văn Giáo khoa thư là "Nhan Súc thuyết Tề vương quý sĩ" nghĩa là Nhan Súc thuyết giảng cho vua Tề biết trọng đãi người trí thức. Nhan Súc là một hiền sĩ đương thời. Một hôm vua Tề cho mời đến bàn việc nước. Sau khi chủ khách an vị, vua nói:

- Súc tiền! Nghĩa là: "Nhan Súc, bước tới đây!"

Nhan Súc trả lời: - Vương tiền! Nghĩa là: "Vua bước tới đây!"

Vua Tề hoang mang vì xưa nay chưa hề ở vào hoàn cảnh bị động như thế bao giờ. Nhan Súc lên tiếng:

- Nếu vua gọi mà tôi bước tới trước, người đời sẽ cho tôi là quỵ lụy trước quyền thế. Nếu tôi gọi mà vua bước tới trước trước, thiên hạ sẽ cho là vua biết trọng kẻ hiền tài. Nếu để cho tôi mang tiếng xấu là kẻ xu phụ quyền thế; sao bằng để cho vua được tiếng thơm là biết trọng kẻ hiền tài!

Bài học nhỏ nói về vị thế mà đồng thời cũng là thân phận trí thức trước quyền lực chính trị.

Trí thức Việt Nam xưa nay phần đông thường ở thế yếu – thế bị động và chống đỡ – trước những thế lực chính trị. Kẻ sĩ ngày xưa như những ông nghè, ông cống suốt một đời đèn sách và hành xử lý tưởng kinh bang tế thế của đời mình quanh quẩn trong những ao hồ Tứ thư, Ngũ kinh. Khi còn đèn sách thì cố công dùi mài kinh sử để thi đỗ ra làm quan. Khi ra trường đời lại loay hoay trong giới hạn của lòng trung quân ái quốc tù đọng Nho giáo. Bởi vậy, bao nhiêu tên tuổi các bậc đại khoa ghi đầy ở Văn Miếu Hà Nội, ở đền Văn Thánh Huế hay đâu đó khắp xứ cũng chỉ còn là… hương trầm trong gió sương cổ tích mà thôi.

Qua bao thăng trầm của lịch sử, quần chúng ngó lên, kẻ sĩ ngó xuống và thì thầm vào tai nhau: "Bốn nghìn năm văn hiến!" Tất cả đều cảm thấy tự hào về một quá khứ trong trí tưởng. Trong lúc đó, suối nguồn tư tưởng trong ta lại chưa đủ sâu dày để xây lên một dòng chảy riêng cho một triết lý thuần Việt. Ta có hơi nhiều ông Trạng thông minh đỉnh ngộ và ranh mãnh đầy tiểu xảo trong hiện thực và ước mơ; nhưng lại không có được một triết gia trầm tĩnh và vững chải của một cánh rừng đại mộc tư tưởng. Ta có nhiều câu lạc bộ trí thức từ Bắc chí Nam, khắp trong nước và ngoài nước, nói chuyện hoàn cầu và hoàn vũ nổ giòn như pháo bông ngày đại khánh; nhưng lại chưa có những nhóm Chuyên Viên Tham Vấn Chuyên Môn làm chỗ dựa tham khảo đáng tin cậy cho sinh hoạt tri thức và những vấn đề quốc kế dân sinh. Thế giới ngày nay càng ngày càng có nhìều nhóm trí thức cùng lĩnh vực chuyên môn tập hợp lại để tạo nên một trí tuệ tập thể gọi là Bồn Trí Tuệ (Think Tank). Giáo sư Nguyễn Xuân Khoa gọi Think Tank là "Vựa Tư Tưởng". Vựa, là hình ảnh bình dân, diễn cảm như vựa cá, vựa thóc; nhưng Tư Tưởng, có xa rời đại chúng quá chăng. Trạng Quỳnh, thằng Bờm cũng có Bồn Trí Tuệ riêng trong điệu sống độc đáo giữa đời.

Đối với truyền thống văn hóa hiếu học, xếp sĩ đứng đầu sự phân chia giai cấp xã hội của dân ta thì vai trò người trí thức xưa nay vẫn là hình ảnh tiêu biểu cho chất xám, cho trí tuệ của đại chúng. Chất xám đơn thuần không tạo ra trí thức mà trí thức là người biết sử dụng hữu hiệu chất xám. Hay nói theo khái niệm nôm na của quần chúng thì trí thức là người có tri thức, có trí tuệ. Loay hoay định nghĩa màu mè hay tìm tòi những thuộc tính chi li của trí thức sẽ vướng vào chủ nghĩa hình thức chưa cần thiết lúc nầy.

Dầu đứng ở bất cứ phía nào, ta cũng không thể phủ nhận được rằng, đầu tư trí thức (giáo dục, nghiên cứu) là một trong những phương tiện thiện xảo nhất giúp làm cho dân giàu nước mạnh. Đa số các nước nghèo trên thế giới hiện nay đều có sự thiếu quân bình giữa số dân và các cơ sở đầu tư giáo dục. Cụ thể là môi trường đào tạo trí thức quá thấp so với số dân cư. Nước Mỹ tuy mới lập quốc 233 năm nhưng hưởng được sự giàu mạnh như hiện nay, không phải là một sự tình cờ may rủi mà rõ ràng là do sự đầu tư xông xáo và lâu dài vào môi trường giáo dục; nhiệt tình và thành thật chiêu hiền đãi sĩ; mở rộng tấm lòng và vòng tay đón nhận chất xám toàn cầu không phân biệt biên cương màu sắc.

Hiện nay, với số dân 305 triệu người, Mỹ có tới khoảng 4500 trường đại học và trên dưới 100 nhóm Chuyên Viên Tham Vấn Chuyên Môn – Think Tank – phần lớn có thế lực toàn cầu. Riêng một tiểu bang California giàu nhất nước Mỹ, với dân số 36 triệu người thì cũng đã có tới 399 trường đại học. New York, với dân số 20 triệu, có 307 trường đại học. Trong lúc đó, Việt Nam ta có một dân số tới 85 triệu người nhưng mới có khoảng trên dưới 50 trường đại học to nhỏ và chỉ 001 nhóm Chuyên Viên Tham Vấn Chuyên Môn đầu tiên có tên là Viện Nghiên Cứu Phát Triển – Think Tank IDS – vừa mới tự động giải tán sau Quyết Định 97 đã ban hành của chính phủ Việt Nam.

Giới quan sát khách quan và nghiêm chỉnh trong cũng như ngoài nước đã tỏ ra ngạc nhiên không ít về những tình huống hầu như nghịch lý về phía Chính Phủ cũng như về phía Nhóm Chuyên Viên IDS. Nếu nói một cách hồn nhiên đầy tính hoạt kê của người bình dân không xu phụ quyền thế mà cũng chẳng đeo mang trí thức thì chính quyền Việt Nam "chưa tậu được bò đã lo rình mỏ kẻ trộm"; trí thức IDS thì "muốn vào rừng mà nửa chừng bó tay" (?!)

Sau hơn 30 năm trải qua nhiều chặng đường có lúc phong quang, có lúc gập ghềnh với nhiều mày mò, trăn trở Việt Nam đã lọt qua nhiều cửa ải không kém phần gian khó, truân chuyên để bước vào cộng đồng thế giới. Ngày nay, Việt Nam đã có mặt với thế thành viên bình đẳng trong hầu hết các tổ chức then chốt toàn cầu và phân vùng như Liên Hiệp Quốc, WTO, Ngân Hàng Thế Giới, Thế Vận Hội, ASEAN… Nhu cầu hiển nhiên trước một vị thế mới trong quan hệ đa dạng như thế là sự hiểu biết sâu rộng trong nhiều lĩnh vực chuyên biệt và chuyên môn.

Người Việt trong cũng như ngoài nước vốn cần cù, thông minh; đầy đủ khả năng chất xám, tinh thần tự tin và lòng tự trọng để tiến bước song hành với mọi thành viên đối tác trong cộng đồng thế giới ngày nay. Xã hội càng tiến nhanh, nhu cầu học hỏi và tham khảo càng bức thiết. Giới lãnh đạo trong các nước giàu mạnh trong những năm đầu của thế kỷ 21 đã công khai tham khảo và dựa vào những dữ kiện được tìm tòi, phân tích và chắt lọc từ các nhóm Tham Vấn Chuyên Môn (Bồn Trí Tuệ - Think Tank). Mỗi Bồn Trí Tuệ trong từng khung cảnh chuyên môn như thế là một tập đại thành của nhiều đầu óc xuất sắc. Nhà nước, tập đoàn, công ty của Mỹ, Anh, Pháp, Đức và các nước công nghiệp phát triển nói chung đều phải trả những món tiền rất lớn mỗi khi cần tham khảo ý kiến chuyên môn cho những vấn đề đối ngoại cũng như đối nội cần thiết. Có khi nhà nước phải trực tiếp tài trợ cho các Think Tank. Hàng trăm Think Tank của Mỹ đã đóng góp trực tiếp hay gián tiếp vào sự giàu mạnh của xứ nầy. Ngay ở Ấn Độ, một quốc gia mà giới lãnh đạo luôn có mặc cảm tự tôn là thuộc giai cấp minh triết, nhưng Bồn Chứa Trí Tuệ IDSA (Institute of Defense Studies and Analysis) đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng cho chính sách đối ngoại và quốc phòng của xứ nầy. Gần xứ ta nhất là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, những Think Tank đã đóng một vai trò tích cực để giữ cho Trung Hoa lục địa và các vùng thuộc địa tự trị công khai hay âm thầm tìm hiểu và đối thoại với nhau, giữ được sự độc lập và phồn vinh có lợi cho tất cả mọi phía như ngày nay.

Việt Nam có tới bốn nghìn năm văn hiến sao lại chỉ mới có một Bồn Trí Tuệ chưa đầy đã vỡ. Xứ ta là "siêu nhân" không cần những Bồn Trí Tuệ nầy chăng?

Câu trả lời cố nhiên là không phải thế. Vậy thì tại sao giới lãnh đạo Việt Nam lại ra Quyết Định 97 với danh nghĩa là minh thị và bổ sung quy chế thành lập hội đoàn trí thức, quy định nội dung nghiên cứu, khống chế tinh thần phản biện?

Trước nhu cầu tạo sức mạnh tổng hợp để đánh giặc và quản lý xã hội trong thời chiến, khái niệm "Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý và nhân dân làm chủ" các sản phẩm tinh thần và vật chất tập thể tuy hơi ngồ ngộ trong cảm nhận, nghịch lý trong tư duy và chẳng có chi trong thực tế nhưng có thể hiểu được. Thế nhưng, đất nước đã hết chiến tranh gần 35 năm và đang chen vai thích cánh bước vào thị trường thế giới đầy gai góc và thử thách. Một quyết định quản lý tự do nghiên cứu; chỉ đạo lĩnh vực tìm tòi, sáng tạo và phát kiến; kiểm soát tham luận và phản biện của giới trí thức dân tộc như thế là một bước thụt lùi nghiêm trọng trong tiến trình hoàn thiện và phát huy năng lực chuyên môn của trí thức. Trong bối cảnh cụ thể của đất nước dân chưa đủ giàu, nước chưa đủ mạnh so với các quốc gia lân bang đồng thời mà tung ra Quyết Định trói buộc trí thức như thế thì quả là giới cầm quyền Việt Nam đã chế tạo riêng một "tuyệt đại tối siêu sản phẩm của thế kỷ" – nói theo kiểu tửng tửng của một nhân vật trong Harry Porter khi đụng đến những chuyện kỳ lạ khó hiểu. Không hiểu thì làm sao yêu mến được; không yêu mến được thì làm sao nhận lãnh; không nhận lãnh thì làm sao cống hiến, dấn thân?!

Nếu Quyết Định 97 của thủ tướng Việt Nam Cộng Sản mang đầy đủ những điều nghịch lý khó hiểu như thế đối với trí thức IDS thì quyết định tự giải thể để khỏi đương đầu với những vấn nạn không có cơ hội lý giải hay viễn ảnh xung đột, mâu thuẫn không có khả năng hóa giải là một sự lương thiện trí thức của những người chủ xướng đang đứng quanh Bồn Trí Tuệ.

Một khi tự do phát kiến của trí thức bị trói buộc và giới hạn thì học thuật chỉ còn là một quá trình thụ động học thuộc lòng, bắt chước, vuốt đuôi như cái học nhà Nho đã hỏng và đã làm đất nước chững lại giữa suy đồi. Chỉ tiêu đào tạo hàng vạn tiến sĩ trong những năm tớì của Việt Nam ta sẽ về đâu. Luận án tiến sĩ không thể là những tập hợp của các tập bài học, bài thi Tam Trường ngày xưa nữa. Luận án tiến sĩ (doctoral dissertation) ngày nay phải là những phát kiến, phát minh mới mẽ, sinh động trong môi trường học thuật. Muốn sáng tạo và phát huy tác dụng chất xám của giới trí thức thì điều kiện tiên khởi là phải có tự do tri thức. Mặc cảm lo sợ phạm trường quy và "trọng húy" ngày xưa đã đào tạo một lớp kẻ sĩ thụ động, tầm chương trích cú. Sự lãnh đạo sáng suốt của bất cứ thời nào và nơi đâu đều có sự nhất quán rằng, muốn cho dân giàu nước mạnh thì cần phải biết đầu tư trí thức. Những vị minh quân trong những triều đại cực thịnh đều có những vị gián quan can đảm và những quốc sư sáng suồt bên cạnh. Kẻ sĩ nịnh thần ngày xưa và trí thức diễn văn phòng hội làm vui lòng lãnh đạo ngày nay đã tự liệt mình váo hàng sĩ phiệt. Học phiệt đào tạo sĩ phiệt là cặp phạm trù nhân quả chỉ làm cho chế độ chính trị và đất nước suy vong như lịch sử nhân loại đã chứng minh.

Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch) tưởng như đã lãng quên đang bừng sống lại trong những năm gần đây với dân Việt ở quê nhà cũng như ở hải ngoại. Đó là ngày giỗ của Khuất Nguyên, một trí thức thi nhân đã trầm mình xuống sông Mịch La tự vẫn cách đây hơn 2300 năm. Khuất Nguyên tuyệt vọng vì bị vua Sở Hoài Vương một thời trọng dụng và về sau bạc đãi vì vua nghe nịnh thần tâu dối. Nghe chuyện, có lão ngư ông ngồi trên bến sông, vuốt râu, gõ bồn (trí tuệ?) mà hát:

Thương Lương chi thủy thanh hề khả dĩ trạc ngã anh.
Thương Lương chi thủy trọc hề khả dĩ trạc ngã túc.

Xin tạm phóng dịch:

Thương Lương dòng nước trong xanh,
Thì ta ngã nón rửa quanh mái đầu.
Thương Lương dòng nước đục ngầu,
Thì ta vẫn rửa, mặc dầu rửa chân.

Trước trong ta rửa mặt, nước đục ta rửa chân, cớ sao lại phải hủy diệt chính mình.

Với người trí thức, rửa là cống hiến chất xám và dấn thân hòa điệu sống phục vụ cho đời. Lời lão ngư ông trên bến sông ngày xưa ấy đã nói gì với sự lựa chọn thái độ của người trí thức hôm nay?

Trần Kiêm Đoàn, MSW; Ph.D
PSY- EASTWEST FOUNDATION
Sacramento, ngày lụt bão đầu mùa
viethoaiphuong
#31 Posted : Sunday, December 27, 2009 1:38:44 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Đàn Cá Trong Ao Bác Hồ Và Những Con Chó Của Pavlov

Lê Diễn Đức
Warsaw, Ba Lan 20-12-2009
Nguồn: http://ledienduc. wordpress. com/2009/ 12/24/Đàn Cá Trong Ao Bác Hồ Và Những Con Chó Của Pavlov



Kể về bản thân là chuyện nên kỵ. Nói về cái dở thì không sao, nhưng nói cái hay, dễ bị coi là khoe mẽ. Vì thế, tôi thỉnh cầu trước một sự châm chước.

Tôi có ý định lấy chính mình làm điểm xuất phát để bàn về một chuyện khác.Về những cay đắng của một con người. Như một ví dụ. Chẳng phải để dạy dỗ ai (làm gì dám cho mình ghê thế!). Cũng chẳng khoác cái áo “dân chủ, nhân quyền” gì ráo trọi. Càng không nhân danh trí thức. Đơn giản chỉ là những nghĩ suy. Một kinh nghiệm.

Khi mới ở tuổi lên mười tôi đã đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”. Năm 1967 tôi được Hồ Chí Minh trao phần thưởng cho kết quả học tập xuất sắc với tất cả 14 môn học đạt điểm cao nhất. Đấy là một cuốn sổ tay kích thước khoảng 20 x 15cm, giấy trắng tinh, bìa cứng láng bóng, màu xanh dương, có in hình Hồ Chí Minh chụp thẳng và dòng chữ phía dưới: “Giải thưởng của Hồ Chủ Tịch”. Với tôi, gia đình, trường học và chính quyền địa phương, giải thưởng này là một vinh dự, vì không phải tỉnh, thành phố nào cũng có thưởng, và nếu có thì chỉ có một hoặc hai người. Buổi trao giải thưởng được tổ chức hào hứng trên sân kho của hợp tác xã, dưới ánh trăng (vì lúc bấy giờ máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc dữ dội, học sinh đi sơ tán ở thôn quê, ban đêm không dám nổi lửa, thắp đèn). Bà con làng xóm tụ hội rất đông. Ba tôi cảm động đến phát khóc. Tôi nâng niu cuốn sổ tay đến mức không dám xài, lâu lâu lấy ra ngắm nghía! Tuy nhiên cũng chưa tức cười thảm hại bằng thằng bạn. Năm 1968, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn thăm trường, tặng cho mỗi đứa được cử đi gặp một cục kẹo Hải Châu (thứ cao cấp, hiếm hoi, xa xỉ với lũ học sinh nghèo trong những ngày chiến tranh).

Thằng bạn thèm rỏ dãi nhưng trân trọng quá, không dám ăn, để dành làm kỷ niệm. Trời nóng, chỉ vài hôm cục kẹo chảy nhão nhoẹt dính bê bết với giấy bọc, phải vứt đi. Hắn đi Đông Đức, về nước giảng dạy ở Bách khoa Hà Nội, cho đến giờ. Tôi tin chắc hắn không quên chuyện này!

Tôi sang Ba Lan năm 1969. Cả đoàn du học sinh chúng tôi phải vào nằm viện để bác sĩ khám, tNy giun sán trước khi được sống chung với người ta tại Trung tâm học tiếng Ba Lan dành cho người nước ngoài. Trong bệnh viện, được báo tin Hồ Chí Minh từ trần, chúng tôi khóc thảm thiết! Mấy cô y tá Ba Lan ngơ ngác, lúng túng chẳng biết chuyện gì xảy ra!

Chúng tôi đã yêu Đảng, yêu Bác Hồ đến thế! Đã một thời ngây thơ, ngây ngô như thế!

Đến năm 1994, Kim Nhật Thành chết, xem TV thấy dân Bắc Triều Tiên đứng đông nghẹt hai bên đường ôm nhau gào khóc. Lúc này thì tôi đã bật cười! Cười cả chính mình! Tôi cũng đã y chang vậy ngày nào, bị ngu hoá, bị lừa gạt mà không biết.

Phải thừa nhận các chế độ cộng sản đạt mức siêu đẳng về chuyện nuôi trồng con người theo ý đồ của mình.

Thế hệ tôi và cả xã hội miền Bắc, mỗi một con người được nhào nặn, rèn luyện, nhồi nhét tư tưởng vào trí não, để không còn là mình nữa, chỉ biết suy nghĩ và hành động theo những lời dạy dỗ của Đảng và Bác, đi theo con đường mà Bác và Đảng vạch ra, như con rối, như cái máy. Cái bóng Đảng, Bác bao trùm lên đời sống.

Phản ứng của chúng tôi chẳng khác gì những con cá trong ao của ông Hồ ở Phủ Chủ Tịch. Không hơn, không kém.

Vào năm 1958, theo yêu cầu của ông Hồ, kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh đã thiết kế cho ông ngôi nhà sàn theo kiểu của người miền núi, cùng với vườn cây, ao cá.

Ngôi nhà sàn có hai tầng, tầng trên ông Hồ dùng làm phòng ngủ và phòng làm việc trong mùa đông, tầng dưới là nơi ông làm việc vào mùa hè, họp Bộ Chính trị. Ngôi nhà sàn xây dựng xong vào ngày 1/05/1958, bằng gỗ loại bình thường, chiểu theo căn dặn của ông – báo chí viết như thế.

Tuy nhiên, trong thực tế, mãi sau này tôi mới biết, gỗ được sử dụng để làm ngôi nhà sàn “giản dị” thuộc loại tốt. Ngoài ra, sự giản dị này cũng đáng bàn. Bởi vì, ngôi nhà tọa lạc giữa phong cảnh hữu tình, đầy cây cỏ, hoa lá xanh tươi, chim bay, cá lượn bốn mùa. Bác ngồi thư giãn, hút thuốc lá 555 hay xì-gà của Fidel Castro gửi tặng thì còn gì bằng! Đấy là chưa nói đến chuyện có các nàng tới hầu hạ (như cô Nông Thị Xuân chẳng hạn)! Ngay giữa thủ đô chật hẹp, ồn ào, bụi bặm mà hưởng thụ một dinh cơ tao nhã, thanh bạch như vầy, thì khác gì cuộc sống của Tiên ông dưới trần, quả là chưa có tiền lệ.

Nhà sàn Bác Hồ, toàn cảnh - Ảnh: OnTheNet

Nhà sàn Bác Hồ, tầng trệt - Ảnh: OnTheNet

Vào thời buổi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lắm đại gia tư bản đỏ chơi độc theo gương ông Hồ, cũng xây những dinh thự to rầm theo kiểu nhà sàn bằng toàn gỗ quý, vườn tược được trồng nhiều loại cây kiểng mà một chậu trị giá hàng chục ngàn đôla. Cũng ngay trong lòng Hà Nội.

Hồi nhỏ tôi được nghe nhiều huyền thoại về ông Hồ. Với chúng tôi, tên Hồ Chí Minh đồng nghĩa với đấng siêu nhân, thánh thiện và lòng tôn kính. Ở Nghệ An, có bài đồng giao xem ông Hồ, Tướng Giáp sinh ra như là tất yếu của Trời Đất: “Đụn Sơn phân dái / Hòn Đái thất thanh / Nam Đàn sinh Thánh / Đông Thành sinh Tướng”…

Mỗi lần nghe ai kể về đời sống của Bác, nói đến đàn cá trong ao của Bác, lũ trẻ chúng tôi xuýt xoa, phục lăn. Số là đàn cá đông đúc được ông Hồ luyện công phu. Sau một thời gian nhử mồi cám dỗ, ông đã thành công. Khi cho cá ăn, ông chỉ cầm cái que gõ gõ vào cái hộp đựng mồi hay thành bờ ao gì đó là cả đàn lúc nhúc bơi lại.

Lên cấp 2, bắt đầu học vật lý, tôi không còn phục cao kiến luyện cá của ông Hồ nữa, mà chỉ phục ông ở tính kiên nhẫn. Tôi cúc cục mãi mới tập gọi được đàn gà. Còn dạy cá đâu phải giỡn! Té ra ông Hồ chỉ thực hành lý thuyết từ xửa xưa của nhà khoa học người Nga Ivan Pavlov, Giải thưởng Nobel Y học năm 1904. Ivan Pavlov nổi danh từ việc thí nghiệm phản ứng tiêu hoá trên cơ thể chó. Qua nghiên cứu sinh lý học của nước bọt, ông khẳng định rằng, nước bọt không chỉ tiết ra lúc ăn, mà cả trong phản ứng trước bữa ăn. Thức ăn gây chảy nước bọt được gọi là “kích thích ban đầu”, còn tiếng chuông gõ hoặc ánh sáng của cái đèn xuất hiện trước bữa ăn, gọi là loại “thức ăn phụ trợ”. Kích thích chó liên tục một thời gian dài bằng “thức ăn phụ trợ”, cùng lúc với “kích thích ban đầu” để tạo thói quen, ông đã làm chó tiết nước bọt chỉ còn qua sự kích thích thứ cấp. Hiện tượng này được gọi là phản xạ có điều kiện của Pavlov, trái ngược với sự chảy nước bọt bNm sinh, là phản xạ vô điều kiện.

Con chó của Pavlov - Ảnh: Age-of-The-Sage. org

Thì ra, những con cá của ông Hồ chỉ là một phiên bản nhỏ từ con chó của Pavlov.

Phiên bản lớn mới thật hãi hùng.

Người ta nói Việt Nam là một nhà tù lớn, hay cả quốc gia đang bị nhốt trong cái cũi.

Trong cái cũi này, giống như đàn cá trong ao, ông Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam đã áp dụng muôn vàn “thức ăn phụ trợ” để “trồng người” vì “hạnh phúc trăm năm” của… Đảng.

Bằng quản lý trong tay sổ hộ khNu, sổ gạo, sổ dầu, phiếu thực phNm, phiếu vải, học đại học; nay thêm sổ đỏ, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy chủ quyền xe, v.v… – ông Hồ và Đảng từ lúc cầm quyền đến nay đã biến đất nước thành một phòng thực nghiệm vĩ đại của “phản xạ có điều kiện”, biến dân tộc thành một bầy đàn ngoan ngoãn. Hàng chục triệu người Việt đã, đang và tiếp tục trở thành những con cá trong ao hay là những con chó của Pavlov.

Ngoài ra, còn một “thức ăn phụ trợ” khác công hiệu. Đó là bộ máy tuyên truyền khổng lồ, chằng chịt từ trung ương xuống thôn xã, bản làng, liên tục đập vào não trạng con người ngay từ thưở thiếu thời. Bất kỳ nguồn thông tin nào bất lợi cho sự độc quyền cai trị của Đảng đều bị ngăn chặn. Những mầm mống phản kháng ngay lập tức bị đè bẹp, đời sống của gia đình, người thân bị phong toả đến bần cùng…

Cho nên, lúc còn là học sinh, tay còn vương mực tím, khi ông Hồ chết, tôi và các bạn tôi cùng thời đã chảy dài nước mắt, cũng không có gì là lạ. Đúng ra, chúng tôi nên được chia sẻ, được thương hại, tội nghiệp.

Nhưng nhờ Trời, ngay trong năm thứ nhất học đại học tôi đã nhanh chóng nhận ra lẽ thường phải có ở đời, sự bất công và bất nhân của chế độ cộng sản. Nó tước đi của con người đời sống riêng tư, cá tính và những quyền tự do tối thiểu nhất. Chúng tôi bị Toà đại sứ Việt Nam tại Ba Lan cấm không được yêu đương, không được mặc quần jeans ra ngoài đường, không được khiêu vũ, không được đến thăm nhà người bản xứ, không được đi lao động kiếm thêm tiền trong dịp nghỉ Hè, v.v… Một ngàn lẻ một thứ cấm! Hàng tuần họp chi đoàn, viết bản tự kiểm. Lơ mơ là bị trục xuất về nước!

Và tôi lơ mơ, xé rào nên bị trục xuất thật. Vừa đặt chân tới ga xe lửa Hàng Cỏ, Hà Nội, chưa kịp xuống tàu, hai công an đã xông lên chỗ ngồi và áp tải tôi vào trại giam, sau đó lãnh án tù hai năm về tội yêu và trốn ở lại nước ngoài. Ra tù, lận đận mãi tôi mới xoay được việc làm và quay lại Ba Lan năm 1989, đúng lúc chế độ cộng sản Ba Lan sụp đổ. Làm nhân chứng của 20 năm xây dựng thể chế dân chủ ở Ba Lan với muôn vàn khó khăn nhưng thành quả phát triển giành được thấy rõ qua từng năm tháng, nhãn quan chính trị của tôi thay đổi hoàn toàn. Tôi được tỉnh ngộ qua liệu pháp điện áp của thực tế một xã hội từ chế độ cộng sản chuyển sang dân chủ tự do, cho mình cơ hội nhìn nhận, phân biệt Ác và Thiện. Quy trình tiến hoá bình thường của tôi được tái hiện, từ “con cá của Bác Hồ”, “con chó của Pavlov” lên làm người. Tôi lột xác cùng với những thăng trầm của tiến trình dân chủ hoá ở Ba Lan và Đông Âu.

Ba Lan tự do đã đưa sự thật lịch sử ra ánh sáng và công lý. Quá khứ đã chứng minh không thể chối cãi rằng, chế độ cộng sản tồn tại thực chất nhờ dối trá và bạo lực. Những người cộng sản không thèm nghe ai khi thấy phương hại đến độc quyền lãnh đạo của họ, cho dù những lời khuyên đó có mang lại lợi ích cho đất nước đến đâu. Chỉ khi bị áp lực tranh đấu mạnh mẽ của quần chúng, bị thất bại, bị dồn vào thế cùng họ mới làm ra vẻ hướng thiện hoặc nhượng bộ. Nhưng khi có sức mạnh và nhất là lúc thành công, họ tự mãn, cao ngạo, và độc ác gấp bội. Bản chất lưu manh, cướp giật của họ, theo thời gian càng ngày càng lộ liễu. Họ biến thù thành bạn, biến bạn thành thù tuỳ theo tình huống có lợi cho sự bảo đảm quyền lực. Họ là bậc thầy của sự tráo trở, lật lọng và bội bạc. Quan điểm phải hợp tác với cộng sản để cải tạo cộng sản, có cách nói cho cộng sản nghe, đã chứng tỏ tính chất xuNn ngốc của nó qua hậu quả việc làm của rất nhiều người từ hàng chục năm nay. Chưa có vị “quân sư” nào làm cộng sản thay đổi được bản chất, ngược lại, họ thường bị phản phé, ngược đãi và chịu chung một bi kịch giống nhau. Rốt cuộc họ chỉ là những kẻ bị phấn khích hoặc có tâm thức bất bình thường, thích đi theo vết xe đổ.

Thiếu tự do và thông tin với bên ngoài, con người không thể nào có đủ kiến thức để nhìn nhận, so sánh các mô hình sinh hoạt xã hội khác, cho nên đại bộ phận người Việt trong chế độ cộng sản, nhất là nông dân, cứ tưởng rằng, cái ao, cái cũi mà trong đó mình đang được Đảng ban phát là “đỉnh cao chói lọi” rồi. Mẹ kiếp! Nhốt người ta lại, bưng tai, bịt mắt, chỉ mở cho nhìn, cho nghe những gì mình muốn áp đặt, cùng với sự đe doạ mạng sống thường trực – rồi bảo “dân trí thấp”, “dân tộc chưa trưởng thành”. Nói thế có khác gì trói chân, buộc tay thằng bé, cho ăn uống nhỏ giọt, cách ly với sông nước, rồi phán nó chậm lớn, không có khả năng biết bơi. Đểu giả, mất dạy cỡ này là cùng!

Vậy mà, lạ lùng thay, có những người không sinh ra trong chế độ ấy, đầu đã hai thứ tóc, mà giờ đây bắt đầu muốn yêu Bác Hồ như thế hệ chúng tôi mấy chục năm trước đây!

Lạ lùng nữa, vì những người ấy đã tháo thân chạy khỏi chế độ cộng sản và được lớn lên, ăn học, trở thành kỹ sư, giáo sư, tiến sĩ ở các quốc gia dân chủ, tự do.

Lạ lùng hơn, vì những người ấy, được gọi là trí thức, không thể không biết đến tội ác mà chủ nghĩa cộng sản toàn trị đã gây ra cho nhân loại nói chung và đối với dân tộc Việt Nam nói riêng trong suốt gần một thế kỷ.

Lạ lùng đến kinh ngạc, vì những bi kịch Cải cách Ruộng đất, Nhân Văn Giai PhNm, vụ Xét lại Chống Đảng, Thảm sát Tết Mậu Thân Huế 1968, Cải tạo Tư bản, Tư thương miền Nam sau 1975, Chiến dịch bán bãi thu vàng, các vụ án Minh Phụng-Epco, Năm Cam, PMU 18, PCI, vân vân và vân vân… – chẳng mang đến cho họ một chút ý thức gì về dã tâm khủng khiếp và ghê tởm của lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam.

Không biết bị ám bởi phản xạ có điều kiện nào qua “thức ăn phụ trợ” của thời “đổi mới”, “tăng trưởng”, “phát triển”, “vươn ra biển lớn”, mà giữa lòng Hà Nội xuất hiện một sự đảo ngược tiến trình tiến hoá của loài người. Cả ngàn con người đang no cơm ấm cật, xiêm áo chỉnh tề, bỗng dưng biến thành đàn cá Bác Hồ, bầy chó của Pavlov, “hân hoan”, “hồn nhiên” hát bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Và rồi sau khi kết thúc thắng lợi ra về, cùng nhau đồng ca điệp khúc: “dân trí Việt Nam còn thấp”, “dân tộc ta chưa trưởng thành” nên chưa thể vươn tới tiến trình dân chủ hoá.

Bệnh này coi bộ hết phương cứu chữa!
viethoaiphuong
#32 Posted : Wednesday, January 6, 2010 12:54:18 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


DanChuCa.org kính mời quý vị vào link sau đây để nghe bài hát :

Mưa

nhạc phổ từ bài thơ cùng tên của tác giả Trần Trung Đạo

http://www.danchuca.org/128kbps/Mua.mp3 (hi-speed)

http://www.danchuca.org/22Kbps/Mua.mp3 (dial-up)

http://www.danchuca.org

Kính

DanChuCa.org



Mưa

thơ Trần Trung Đạo

nhạc Nguyễn Văn Thành



1.

Đêm về phố lạ dưới cơn mưa
Nhớ mắt em buồn buổi tiễn đưa
Che tay nghe lệ mình đang ướt
Bước chậm thương cây lá chuyển mùa



Lụt quê hương, mưa xứ người
Một giòng tủi nhục chảy không nguôi
Mưa qua biển Thái tanh mùi máu
Bao xác thây người lặng lẽ trôi



Sài Gòn mưa rớt một màu đen
Khóc thầm từ độ đổi thay tên
Em có ngồi bên ao nước nhỏ
Anh, con thuyền giấy cuốn lênh đênh



2.

Hà Nội mưa phùn buổi chớm thu
Đường về lịch sử tối âm u
Hãy khóc lên đi trời tổ quốc
Rửa sạch lầm than lẫn hận thù



Mưa xuống tình người rách tả tơi
Lọc lừa, phe phái vẫn chưa thôi
Mưa che khuất lối về Văn Miếu
Giảng Võ Trường đâu ? Sập mất rồi !



Mưa phai mái tóc thời niên thiếu
Tuổi trẻ nhòa theo hạt lệ trời
Ngoảnh mặt về Nam, mây xám quá
Bao giờ nắng đẹp, núi sông ơi !.



Sài Gòn mưa rớt một màu đen
Khóc thầm từ độ đổi thay tên
Ngoảnh mặt về Nam, mây xám quá
Bao giờ nắng đẹp, núi sông ơi !.


viethoaiphuong
#33 Posted : Monday, January 11, 2010 12:14:45 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


TÌNH YÊU



Ta Có Tình Yêu Rất Đượm Nồng

Yêu Đời Yêu Lẫn Cả Non Sông

Tình Yêu Chan Chứa Trên Hoàn Vũ

Không Thể Yêu Riêng Khách Má Hồng



Nếu Khách Má Hồng Muốn Được Yêu

Thì Trong Tâm Chí Hãy Xoay Chiều

Hướng Về Phụng Sự Cho Nhơn Loại

Sẽ Gặp Tình Ta Trong Khối Yêu



Ta Đã Đa Mang Một Khối Tình

Dường Như Thệ Hải Với Sơn Minh

Tình Yêu Mà Chẳng Riêng Ai Cả

Yêu Khắp Muôn Loài Lẫn Chúng Sinh


Đức Huỳnh Giáo Chủ
(Miền Đông, 1946)
viethoaiphuong
#34 Posted : Wednesday, January 13, 2010 11:35:51 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


MÙA XUÂN HÀ NỘI



Võ Đại Tôn (Hoàng Phong Linh)



(Sa cơ tại Hạ Lào trên đường về quê hương tham gia Phục Quốc, bị chuyển từ Paksé về Hà Nội vào mùa Xuân năm 1981).



Một chiều Xuân

Tôi đã về Hà Nội

Thăng Long lịch sử ngày xưa.

Đôi tay bị còng, người ta khép tội

“Phản bội quê hương”, đi giữa trời mưa.

Thấp thoáng rong rêu hoang lạnh Tháp Rùa

Tôi chợt cảm tiếng lòng tôi rụng xuống

Hồ Gươm, lặng mờ.

Trong hồn tôi còn lại giấc mơ

Thơ về vỡ vụn

Kiếm vàng đâu ? - chưa nổi mặt hồ !.

Đâu nào Năm Cửa Ô

Chỉ thấy mờ trang sách.

Đâu Đống Đa một thời hiển hách

Mồ chôn giặc Bắc xâm lăng.

Hà Nội tôi mơ – muôn thuở vĩnh hằng

Từ tuổi nhỏ, qua từng trang sử cũ.

Đâu phải là đây, dưới chiều mưa rũ

Qua khung cửa xe tù.

Giữa phố mùa Xuân, đời chợt xuống hoang vu

Khi tôi thấy tượng đài Lê-Nin cao ngất.

Người là ai ? – Sao đứng trên vùng đất

Mấy nghìn năm linh hiển Vua Hùng ?

Dân Tộc còn đây, còn mãi đến Vô Cùng

Sao tôi cảm lạc loài như khách lạ ?

Hành tinh nào đây ? Lòng tôi hoang vắng quá

Đời lạnh xuống mồ côi.

Phố Khâm Thiên, dòng người lũ lượt, nổi trôi,

Áo lụa Hà Đông, tìm đâu, thuở trước ?

Nhịp phách ả-đào tôi từng mơ ước

Thay bằng tiếng thét loa vang.

Qua Tự Lực Văn Đoàn

Tôi từng mơ Hà Nội.

Đê Yên Phụ chiều nay gió nổi

Sông Hồng cuốn mộng phăng đi.

Tiếng nói Em xưa chín ngọt tình si

Sao đổi giọng chuyển âm đầy sát khí ?

Đông Đô – Thăng Long trời mơ thi vị

Thủ Đô nào còn lại của riêng tôi ?



*

Quay lại xà lim trong bóng tối cuộc đời

Hơn mười năm tôi còn mơ Hà Nội.

Xuân không về, cửa phòng giam chắn lối

Song sắt thành chông, ngập máu Xuân đi.

Tôi chỉ thấy mùa Đông qua bốn vách đen sì

Đâu có phải Hàng Đào, Hàng Khay hay Hàng Trống !

Em đã về đâu, những nàng Xuân thắm mộng

“Dáng Kiều thơm” Quang Dũng mấy lần mơ ?

Tôi viết lên tường, giọt máu thành thơ

Gửi về Em, chẳng bao giờ gặp nữa.

Tưởng xa rồi khói lửa

Trường chinh Mẹ dắt con qua.

Còn lại đây những đôi mắt mù lòa

Không thấy mùa Xuân vì say máu đỏ.

Nhưng quê hương còn đó

Tôi xin hẹn mai về

Góp một bàn tay dựng lại Tình Quê

Trồng hoa giữa lòng Hà Nội.

Ánh sáng Tự Do vào sâu ngõ tối

Xóa tan đi bao vết tích lao tù.

Văn Miếu trùng tu

Đền Hùng tráng lệ.

Rồng lại bay cao, tung hoành, ngạo nghễ

Cùng năm Châu lướt gió băng ngàn.

Năm Cửa Ô bừng tỉnh đón Xuân sang

Kiều e lệ vội vàng trang điểm lại.

Đào nở hồng tươi, làn hoa gió rải,

Mặt trời soi xuyên suốt ánh hồ.

Nón vành Kinh Bắc trẩy hội thành đô

Ai quan họ mắt tình lơi ngây ngất.

Tôi sẽ trao Em một đời trăng mật

Tim Con Người cũng nở thành hoa.

Trời thủ đô nắng ấm chan hòa

Ta ngẩng mặt đón mừng Xuân Dân Tộc.



Võ Đại Tôn (Hoàng Phong Linh)

Xuân Canh Dần (hải ngoại). 2010.





( Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội – dáng Kiều thơm.)

Tây Tiến – Thơ Quang Dũng


viethoaiphuong
#35 Posted : Friday, February 5, 2010 12:39:58 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Quê Hương và Chủ Nghĩa

(Gửi tuổi trẻ Việt Nam)

Em hãy ngồi xuống đây
Anh kể câu chuyện này
Trên cánh đồng cỏ cháy
Ngậm ngùi như khói bay
Con ngựa già một đời
Chưa thấy được ngày vui
Mắt mỏi mòn trông đợi
Những mầm cỏ xanh tươi.
Đã bao nhiêu năm rồi
Hướng nhìn về xa xôi
Tâm tư đau nhức nhối
Cuộc đời vẫn nổi trôi
Em nhìn về tương lai
Cố dấu tiếng thở dài
Mắt dường như ngấn lệ
Có phải vì khói cay?
Em thấy đó, trên đường đi không đến,
Quê hương đau, chồn cáo vẫn nghêng ngang
Những con thú người nhảy múa kiêu căng
Ngửa mặt hú một bài ca chủ nghiã.
Ngôn ngữ văn nô, đỉnh cao trí tuệ,



Chủ nghiã dạy em, thù hận hờn căm
Chủ nghiã dạy em, độc ác bất nhân
Chủ nghiã dạy em, lọc lừa xảo trá
Chủ nghiã dạy em, dối gian trăm ngả
Chủ nghiã dạy em, bội phản vong ân
Chủ nghiã dạy em, giết chết lương tâm
Chủ nghiã dạy em, vô thần đấu tố
Chủ nghiã mù, rước voi dày mả Tổ
Chủ nghiã ngu, thờ đồ tể ngoại bang
Chủ nghiã bưng bô, xây dựng thiên đàng
Chủ nghiã lừa em, những con bò sữa
Chủ nghiã bất lương, ma cô nhà chứa
Chủ nghiã tú bà, dụ dỗ thơ ngây
Chủ nghiã cò mồi, vơ vét luôn tay
Chủ nghiã cai thầu, bán buôn Tổ-Quốc
Chủ nghiã lưỡi câu, móc mồi dân tộc
Chủ nghiã bịp lừa, bánh vẽ tự do
Chủ nghiã cá ươn, tư tưởng vong nô
Chủ nghiã chết đi, Quê Hương vẫn sống
Ai nhân danh hạnh phúc
Thứ hạnh phúc ngục tù
Ai nhân danh dân chủ
Thứ dân chủ si ngu
Ai nhân danh chân lý
Thứ chân lý đui mù
Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng, Dân-Chủ dối gian
Mác-Lênin, đâu phải người Việt Nam!
Sự thật đó có làm em đau nhói ?
Vẫn chập chờn lượn bay bầy quạ đói
Chồn cáo kia có rình rập trước sau


Ngẩng mặt cao và đừng sợ đớn đau
Đứng lên em bằng tâm hồn biển động.
Em đứng lên như đại dương dậy sóng
Tiếng sét thần tuổi trẻ nổ ầm vang
Những tượng hình, chủ nghiã, phải tiêu tan
Cây Dân-Chủ bừng lên ngàn sức sống,
Em bây giờ khôn lớn
Mắt rực lửa yêu thương,
Biết đâu là sự thật
Em tìm thấy con đường.
Tự-Do sẽ nở hoa
Trên quê hương khốn khó
Anh như con ngựa già
Vẫn cúi đầu kiên nhẫn
Đốt những đám cỏ khô
Dọn đường cho em đi làm lịch sử

Nguyễn Quốc Chánh
Saigon





Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh sinh năm 1958 ở Bạc Liêu, hiện sống tại Sài Gòn. Tác giả của nhiều tập thơ như Ðêm mặt trời mọc, Khí hậu đồ vật và Của căn cước ẩn dụ, và Ê, tao đây. Thơ của ông đã được nhiều tác giả dịch ra tiếng Anh. Trong bài phỏng vấn dành cho nhà văn Vi Ký, nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh nhận xét về đảng Cộng Sản: “Ðảng Cộng sản thắng Tây và Mỹ bằng máu của dân tộc, bằng vũ khí của Nga và Tàu, rồi nộp “độc lập dân tộc” cho cộng sản Tàu và Nga. Ai chỉ ra tình trạng thế chấp và bán đứng đó đều bị cho là phản động. Kẻ phản động có thể gây tai họa cho Ðảng nhưng lại là phúc của dân. Những ai vì Ðảng sẽ kết án kẻ phản động, còn những ai vì con người thì sẽ hoan hô kẻ phản động. Hãy nhớ câu nói lịch sử của ông Nguyễn Văn Thiệu: “Ðừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”.

viethoaiphuong
#36 Posted : Wednesday, February 24, 2010 7:41:50 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Vượt Biển Một Mình



Nguyễn Trần Diệu Hương



Tác giả, hiện cư trú và làm việc tại vùng San Jose, kể chuyện một mình vượt biển giữa thập niên 80’ và trở thành cô giáo cho những thiếu niên không thân nhân tại trại tị nạn.



Ngày 30 tháng Tư 1975, Saigon sụp đổ. Những gia đình đang ở trong các cư xá sĩ quan, cư xá công chức bị đuổi ra khỏi nhà. Cùng chung số phận, gia đình chúng tôi bị đuổi khỏi mái nhà thân yêu trong cư xá, nơi chúng tôi có một thời nhỏ dại êm ả. Mẹ đưa chúng tôi về căn nhà riêng Ba Mẹ đã xây nên bằng công sức của Ba Mẹ, nhưng nhà này cũng bị tịch thu. Sau hai lần mất nhà, chúng tôi lớn lên như câu ca dao "Còn cha gót đỏ như son, mất cha lăn lóc như lon sữa bò." Ba chúng tôi còn sống, nhưng đang bị đầy ải trong trại cải tạo ở núi rừng âm u đầy chướng khí của miền Bắc. Những ngày u ám đó in hằn vào đầu óc của chúng tôi, khiến chúng tôi trưởng thành sớm hơn tuổi của mình, vì chỉ được xã hội cho nếm mùi cay đắng.



Đầu thập niên tám mươi, trước những bế tắc không lối thoát, Mẹ thu xếp gởi anh chị em chúng tôi, từng đứa, vượt đại dương để đến một vùng đất tự do, ở đó không có khủng bố tinh thần, ở đó không có trại cải tạo giam giữ những người hoàn toàn lương thiện, và ở đó chúng tôi sẽ được học hành thành người. Cũng như rất nhiều người vợ lính khác, Mẹ đảm đang, xuôi ngược nuôi chúng tôi, nuôi Ba trong các trại tù cải tạo từ Bắc vào Nam. Tất cả những điều đó đẩy chúng tôi đến đường cùng, không còn lựa chọn nào khác hơn là phải đưa chính mạng sống của mình đánh cuộc với định mệnh, với đại dương. Còn nhớ thời đó, người dân miền Nam Việt Nam vẫn truyền miệng một câu ngạn ngữ của thời đại "Một là con nuôi mẹ, hai là mẹ nuôi con, ba là con nuôi cá." Cứ thế một hai ba Mẹ lo cho con một mình vượt biển. Khả năng vượt thoát chỉ là một phần ba. Ròng rã gần mười lăm năm dài, từ cuối năm 1975 đến đầu năm 1990, hàng trăm ngàn thuyền nhân (hay theo như cách gọi của UNHCR United Nations High Commissions for Refugees, Cao Uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc là "Boat People") đã đến được bờ bến tự do. Cùng lúc, hàng trăm ngàn thuyền nhân khác gởi thân vào lòng đại dương.



Chưa qua khỏi tuổi thơ, nước mất, nhà tan, chúng tôi, không có thời mới lớn, tự động bước vào tuổi trưởng thành trước những khó khăn của Mẹ, vượt quá nỗi khổ của bà Tú Xương ở thế kỷ mười chín, vừa nuôi chồng trong tù cải tạo, vừa nuôi một bầy con dại còn ở Tiểu học hoặc ở những năm đầu Trung học. Từng đứa một, khi có điều kiện, Mẹ gởi chúng tôi ra đi.



Đến phiên tôi, Mẹ chỉ đưa được tôi ra bến xe liên tỉnh để đi Vũng Tàu. Cả hai mẹ con đều đội nón lá rộng vành để che những giọt nước mắt lã chã rơi không ngừng. Mẹ khóc nhiều hơn những lần đưa các anh em trai của tôi ra đi, vì tôi là con gái duy nhất trong nhà, thân gái dậm trường. Ngồi trên xe đò từ Saigon về Vũng Tàu, trong một góc xe đò, tôi úp nón lên mặt, để che đôi mắt sưng đỏ vì khóc của mình.



Gần một tuần lênh đênh trên đại dương, chỉ có trời và nước, xanh thẫm ban ngày, đen kịt ban đêm, không có cả một cánh chim, tôi nhớ Ba, nhớ Mẹ quay quắt, nhưng vẫn hài lòng với chọn lựa của mình. Hai ngày đầu, như mọi người trong lòng thuyền, tôi bị say sóng, nôn ra cả mật xanh, mật vàng. Đó là lần đầu tiên trong đời, tôi hiểu thế nào là "mửa mật". Vậy mà chỉ hai ngày sau, quen dần với cảm giác bập bềnh của con thuyền nhỏ trước lực đẩy của nước ở đại dương, tôi tỉnh táo lại hoàn toàn với đầy đủ sinh lực của "tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu" mặc dù đã hai ngày không ăn uống. Khi thuyền ra hải phận quốc tế, chúng tôi được lên khoang thuyền hít thở không khí trong lành đầy vị mặn của đại dương, hình như có thoang thoảng mùi vị của tự do.



May mắn hơn những người tỵ nạn khác, chúng tôi đi bình yên, không gặp một thuyền nào khác. Trời êm biển lặng vào tháng sáu đầu mùa hè đưa chúng tôi đến thẳng đất liền của Mã Lai sau năm ngày sáu đêm lênh đênh trên biến.



Lên tới đất liền, cùng với chú lái tàu, tôi phải vận dụng vốn liếng tiếng Anh hạn chế đã tích lũy trong những tháng năm chuẩn bị vượt biên để giải thích cho nhân viên Cảnh sát Mã Lai biết chúng tôi là ai, tại sao chúng tôi đặt chân đến đây. Đó chỉ là lần đầu, một khởi đầu kéo dài mãi cho đến bây giờ, phải giải thích tương tự cho rất nhiều người khác nhau thuộc nhiều chủng tộc hiểu tại sao chúng tôi phải bỏ quê hương ra đi để sống đời lưu vong.



Những giờ phút đầu tiên trên đất liền, chúng tôi lại bị "say đất". Quen với trạng thái bồng bềnh, trôi nổi trên mặt nước; khi trở lại mặt đất bằng phẳng, mỗi lần đặt bước chân xuống, tôi có cảm giác mặt đất chao đảo như còn trên mặt sóng nhấp nhô. Sau hai ngày bận rộn với đủ thứ giấy tờ khai báo với cảnh sát địa phương Mã Lai, chúng tôi được đưa ra trại Pulau Bidong, trại tỵ nạn chính thức của Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp quốc đặt trên lãnh thổ Malaysia để thành một người tỵ nạn chính thức có số căn cước thuyền nhân, chờ được phỏng vấn định cư ở một nước thứ ba. Lần này, hành trình từ đất liền ra đảo Pulau Bidong vững chắc hơn trên một thuyền khá lớn của UNHCR, có tên là "Blue Dart", khoảng cách lại ngắn, nên chúng tôi không bị say sóng.



Trại tỵ nạn Pulau Bidong đã dược xây dựng tương đối đầy đủ khi chúng tôi đến đảo vào giữa thập niên 80, có đủ trường Tiểu học, Trung học cho trẻ em, trường huấn nghệ (Vocational School) cho người lớn, có thư viện, có cả Chùa, Nhà thờ trên "đồi tôn giáo", có Bệnh viện với cái tên khá ngộ nghĩnh và dễ nhớ là "Sick Bay". Chúng tôi được đón tiếp với những thùng mì ăn liền vĩ đại hãy còn bốc khói, giống hệt như những thùng mì Liên Hiệp Quốc phân phàt cho nạn nhân của thiên tai Tsunami ở South Asia cuối năm 2004.



Lần đầu tiên ăn đồ cứu trợ, sống bằng lòng nhân đạo của người khác, một thân một mình ở trại tỵ nạn của một đất nước khác, nước mắt tôi lăn dài, nghĩ đến Ba vẫn đang mỏi mòn trong ngục tù cải tạo ở núi rừng âm u đầy chướng khí của miền Bắc vẫn thiếu ăn, thiếu mặc; nghĩ đến Mẹ đang vò võ một mình ở nhà, chắc là vẫn đang cầu nguyện cho bầy con đã tứ tán mỗi đứa một quốc gia, một phương trời khác nhau, ở tuổi chưa đến hai mươi.



Tưởng là mình đã rất can đảm khi dám chấp nhận cảnh "thân gái dặm trường", không ngờ, ở trại tỵ nạn Pulau Bidong, đến khu vực Cô nhi (Minor Refugees Residential Section), dành cho các em dưới mười sáu tuổi đến trại tỵ nạn một mình, tôi thấy em nhỏ nhất chỉ mới sáu tuổi.



Ở đó, có Hanh, chỉ mới mười một tuổi, thông minh, đầy cương nghị, có Bố đang bị "học tập cải tạo" - như Ba tôi - được Mẹ gởi đi vượt biển một mình trên một thuyền bị hải tặc, mọi người đói lả gần ba ngày trước khi đến được trại tỵ nạn. Ở trại tỵ nạn, cậu bé tuy mới mười một tuổi nhưng có sự khôn ngoan và nét chửng chạc cúa một người ngoài hai mươi học hành chăm chỉ, hết học Anh Văn lại quay qua học Toán, quanh quẩn cả ngày ở trường Trung học trên đảo Pulau Bidong.



Ở đó, có Huyên, một em gái mới mười ba tuổi, cả gia đình mất tích trên biển khi thuyền bị lật. Như một phép màu, Huyên bám được một thùng plastic rỗng, trôi nổi bồng bềnh giữa đại dương gần nửa ngày, trước khi được một tàu tỵ nạn khác đi ngang vớt lên. Người ta đã thấy cô bé Việt Nam nhỏ bé mắt nhắm nghiền, gần như hôn mê bất tĩnh. thân xác mỏng manh như chiếc lá khô, hai tay vẫn còn bám chặt cái thùng nhựa rỗng bồng bềnh trên đại dương.



Ở đó, có Việt, rất thâm trầm, dù mới mười lăm tuổi, nhà cửa bị tịch thu, Ba bị giam ở khám Chí Hòa vì "tội nhà giàu", Mẹ gởi em ra đi với nhà hàng xóm để thoát khỏi tương lai đen tối của giai cấp "tư sản mại bản".





Còn biết bao các em khác nữa. Mười một tháng sau đó ở Pulau Bidong, với vốn liếng Anh ngữ từ những năm ở trường Trung học, và những sách vở của thư viện trên đảo, tôi đã có cơ hội giúp cho UNHCR và cả các phái đoàn Mỹ, Canada, Úc trong việc thông dịch mỗi khi họ đến phỏng vấn thuyền nhân.



Mãi đến bây giờ, tôi vẫn còn cảm giác xót xa khi nhớ lại những lần thông dịch cho những ngưồi đàn bà, con gái Việt Nam bị làm nhục bởi hải tặc trên đường vượt biển, em nhỏ nhất chỉ mới mười hai tuổi. Hồi đó, Cao ủy trưởng Alan ở Pulau Bidong chỉ định tôi chuyên làm công việc thông dịch đàn bà con gái trong các cuộc phỏng vấn các thuyền vượt biển bị hài tặc. Đó là một công việc rất tế nhị và đầy xót xa. Đến một độ nào đó, nỗi đau vượt quá sức chịu đựng, người ta mất cảm giác. Nhiều người nữ thuyền nhân, mặt còn đầy nỗi kinh hoàng nhưng kể lại từng chi tiết ô nhục mà chính mình phải gánh chịu với giọng đều đều, thản nhiên, lạnh lùng như nói chuyện trời mưa, trời nắng, trong khi chính tôi và cô May, Cao ủy của UNHCR đã giọt ngắn giọt dài. Mỗi lần dịch hay viết xong một hồ sơ tàu tỵ nạn bị cướp, tay áo tôi ướt đẫm vì nước mắt. Tôi vẫn tự hỏi thủ phạm trực tiếp cho nỗi đau này là hải tặc Thái Lan, thủ phạm gián tiếp thực sự là ai?



Đó là khoảng thời gian rất bận rộn với công việc thông dịch ban ngày giúp cho nhân viên Cao ủy Tỵ nạn. Ban đêm, tôi còn dạy thiện nguyện cho các em , chỉ nhỏ hơn tôi vài tuổi, ở trường Trung học trên trại Tỵ nạn. Trường chỉ dạy hai môn Anh văn và Toán. Sách học là những quyển sách đơn giản tương đương trình độ của bộ "English for Today" quyển I đến quyển III. Trước ngày ra đi, tôi chỉ mới học xong quyển IV ở Việt Nam , nhưng nhờ làm việc, tiếp xúc nhiều với các nhân viên UNHCR, và bằng long thương yêu các em chân thành như em ruột của chính mình, tôi mang hết kiến thức và hiểu biết của mình truyền lại cho các em, mặc dù tôi chưa hề được qua một trường lớp nào về Sư phạm. Chúng tôi, những người dạy thiện nguyện ở trường Trung hoc, vẫn đùa với nhau là mình đã theo một "trường phái sư phạm mới", lối dạy "mèo nhỏ tha chuột lớn".



Có lần, giải nghiã cho các em một từ mới, "dignity" - có nghĩa là phẩm giá - tôi không biết làm thế nào để giảng cho các em hiểu, đành viết lên bằng câu thí dụ "We lost everything, but never lose our dignity". Viết đến đó, tự dưng nước mắt tôi lăn dài, các em ở tuổi mười bốn, mười lăm lúc đó cũng khóc theo. Những giọt nước mắt đó vẫn còn đọng trong tâm khảm tôi cho đến bây giờ, cùng có niềm tin ở một thế hệ trẻ lưu vong có đầy đủ đầu óc và trái tim Chắc chắn, các em học sinh lúc đó, trên bước đường tha hương sau này, sẽ nhớ và hiểu nghiã chữ "dignity" hơn ai hết, và các em sẽ sống xứng đáng với lòng kỳ vọng của thân sinh các em, khi Ba Mẹ các em đã phải đứt ruột gởi con ra biển một mình.



Mỗi tuần hai lần, tàu "Blue Dart" của UNHCR cho nước ngọt, mì gói, gạo và thực phẩm tươi gồm gà và rau cải, đôi khi còn có dưa hấu hay thơm, vào cho thuyền nhân. Hầu hết chúng tôi đến trại tỵ nạn chỉ với một bộ quần áo dính trên người. Chúng tôi được phát áo quần từ một kho áo quần "second hand", tương tự như áo quần cũ bán trong Goods Will ở Mỹ. Áo quần thường rộng thùng thình, quá khổ, nhưng chúng tôi tự sửa lại đúng với kích thước của mình. Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp quốc đã rất là chu toàn trong việc bảo vệ và chăm lo cho những người tỵ nạn chính trị, Đến lúc được chuyển qua trại chuyển tiếp Bataan ở Philippines để được hướng dẫn về đời sống văn minh của Mỹ trước khi chính thức đến Mỹ như một người tỵ nạn, chúng tôi được huấn luyện chương trình buổi sáng, buổi chiều làm "Teacher Aid" cho các giảng viên người Phi. Ở đó, đời sống đầy đủ hơn, và lạc quan hơn vì chúng tôi biết chắc chắn ngày mình được định cư ở Mỹ. Và cũng ở đó, tôi có thì giờ tự học nhiều hơn cho chính mình, chuẩn bị một thời kỳ gian nan khác, một khởi đầu từ con số không ở quê hương thứ hai. Một vài lần được về chơi ở Manila (thủ đô của Philippines), những chuyến du lịch đặc biệt bằng xe bus dành riêng cho các "Teacher Aid", chúng tôi vẫn ngậm ngùi thương cho sự lạc hậu của đất nước mình ngay cả khi so sánh với các nước Á châu khác như Philippines.



"Nỗi buồn nhược tiểu" đó càng tăng cao khi trên đường bay qua Mỹ, tôi được dừng chân hai ngày ở Tokyo - Nhật, thủ đô của nước Á châu giàu mạnh nhất sau khi nếm bài học xương máu với hai cột khói trắng hình nấm khổng lồ ở Hiroshima và Nagasaki cuối thế chiến thứ hai. Tokyo văn minh sáng rực ánh đèn ban đêm tương phản với Saigon lạc hậu tranh tối, tranh sáng, Nước mắt tôi lại chảy xuống cho sự thụt lùi của quê hương đã bị bỏ lại sau lưng.



Tôi đến Mỹ một tuần trước lễ Giáng sinh, cùng một thuyền nhân Việt Nam khác, hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng được giao từ UNHCR, giúp đoàn người tỵ nạn gồm 85 người kể cả một vài người Lào và Cambodia cũng trốn chạy khỏi quê hương như chúng tôi. Giữa những hành khách Mỹ tự tin, cao to, với nhiều hành lý cồng kềnh về nước đoàn tụ với gia đình nhân dịp Giáng sinh và Tết dương lịch, rất dễ nhận ra những người tỵ nạn nhỏ bé, mảnh mai mắt mở to vui mừng lẫn ngơ ngác, chỉ có hai bàn tay trắng với những túi xách của UNHCR và IOM (International Organization for Migration), chỉ có giấy tờ nhập cư vào Mỹ và giấy tờ tùy thân .



Được chuẩn bị đầy đủ với gần 6 tháng học về "American Culture Orientation" ở trại chuyển tiếp Bataan, Philippines, với trình độ Anh văn tương đối sau một năm tiếp xúc và làm thông dịch viên cho nhân viên Cao ủy Tỵ nạn LHQ, tôi không đến nỗi bị lâm vào cảnh "mán về thành", nhưng thật sự đời sống ở Mỹ khác xa với đời sống ở quê nhà như mặt trời với mặt trăng, như ngày với đêm.



Hình ảnh của Ba với mái tóc bạc trắng ở tuổi năm mươi trong lao tù cải tạo, hình ảnh Mẹ với đôi mắt buồn trong những ngày chuẩn bị gởi chúng tôi ra đi là nguồn nghị lực không bao giờ cạn, tiếp sức cho chúng tôi trong thời gian chân ướt chân ráo ở quê hương thứ hai.



Từ nhiều trại tỵ nạn ở nhiều nước khác nhau: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, anh chị em chúng tôi đến Mỹ trong nhiều thời gian khác nhau, được trùng phùng, như trăm sông đổ về biển, và mang sức sống của tuổi hai mươi lao vào đất nước của tự do và cơ hội. Một người bạn cũ của Ba, qua Mỹ từ năm 1975, đang làm ở tổ chức thiện nguyện USCC, giúp tôi có được trợ cấp một lần là 650 dollars dành cho người tỵ nạn mới đến , bác viết cho tôi một reference letter và từ đó " I'm on my own way". Bác cũng giới thiệu cho tôi đến tìm việc làm ở một vài nơi. Trời thương, "thánh nhân đãi kẻ khù khờ", tôi được nhận vào làm full time ở một công ty lớn chỉ hai tuần sau ngày đến Mỹ. Lúc đó là đầu tháng giêng, giữa mùa Đông ở Mỹ, trời lạnh buốt, buổi sáng tôi thức dậy từ sáu giờ ba mươi, trời còn tối, ra đứng chỗ xe bus ở đầu đường, trời lạnh cóng, dưới 40 độ Fahrenheit, tôi phải mặc ba bốn lớp áo, nhưng áo quần cũ chị em chúng tôi đã mua từ Goods Will để vừa với túi tiền của mấy chị em lưu lạc quê người, chỉ có hai bàn tay trắng, với lòng tin của Ba Mẹ đặt ở mỗi chúng tôi. Một tuần sau, chịu không nổi cái lạnh gần đông đá , từ 32 đến 39 độ Fahrenheit của mùa đông thứ nhất ở Mỹ, tôi dùng cái paycheck đầu tiên của mình thuê người dạy lái xe và dốc hết tiền trợ cấp một lần cho người mới đến mua một cái Toyota Celica đã mười bốn tuổi, để đi học và đi làm. Đời sống lúc đó, còn nhỏ, là một hình tam giác với ba đỉnh là nhà, trường học và sở làm không hề có giải trí, không có cả thời gian để buồn và nhớ nhà. Đến Mỹ muộn màng, sau gần mười năm miền Nam sụp đổ, biết thân phận mình là "trâu chậm", chúng tôi lao đầu vào học, không dám để phí thêm một giờ phút nào. Mùa hè, học phí cao hơn, tôi chỉ ghi danh theo học một lớp, và làm part time cho một trạm bán xăng ở gần nhà Nghĩa là lúc đó, tôi đi làm full time, đi học full time quanh năm. Nhiều lúc quá mệt mỏi, tôi lại tự nâng đỡ tinh thần mình bằng câu nói cửa miệng của người Mỹ "No pain, no gain", và nhớ đến kỳ vọng của Ba Mẹ đã đặt ra cho chúng tôi. Buồn nhất là những lần bất chợt nghe được những câu hát rất đúng với tâm trạng của mình: "Ai trở về xứ Việt, nhắn giùm tôi người ấy ở trong tù .....", nghĩ đến Ba, nước mắt tôi vẫn lăn dài, và tự bảo lòng mình phải cố gắng học giỏi hơn để Ba Mẹ vui hơn, đủ nghị lực sống trong đời sống bị khủng bố tinh thần thường xuyên ở quê nhà.



Có lần được phát biểu cảm tưởng với thời gian ba phút trong một lần nhận học bổng, tưởng là sẽ cảm ơn đủ tất cả mọi người và hứa với "scholarship foundation" sẽ cố gắng nhiều hơn, nhưng tôi chỉ nói được gần hai phút: - Xin cảm ơn tất cả thầy cô đã có công dạy dỗ tôi, xin cảm ơn Hội đồng trao tặng học bổng cho tôi. Xin tri ân đất nước Hoa Kỳ đã cưu mang và cung cấp một đời sống tự do, no đủ cho tất cả những người tỵ nan, lưu vong. Vinh dự hôm nay xin được dành riêng cho tất cả những người đã nằm xuống cho chúng tôi có được ngày hôm nay, và xin đặc biệt danh riêng cho Ba tôi, người vẫn còn đang bị đày ải trong lao tù Cộng sản vì đã ở trong một quân đội bảo vệ tự do, xin được dành riêng cho Mẹ tôi, người đã rất chu toàn trong việc nuôi dậy con cái một mình.



Một phút còn lại, tôi không nói được vì cử tọa trước mặt đã mờ đi sau màn nước mắt, mùi vị đắng cay sau năm 75 ở quê nhà vẫn kéo về với đầy nỗi xót xa, ngay cả trong giờ phút ngọt ngào nhất. Một thầy giáo người Mỹ gốc Ba Lan đã tỵ nạn Cộng sản từ cuối thập niên 60, dạy tôi từ năm đầu Đại học, hiểu rất rõ tâm trạng của một người tỵ nạn, đã lên diễn đàn giúp tôi hoàn tất lời phát biểu. Lần đó, tôi được đặc cách đề cử trực tiếp cho học bổng niên khoá kế tiếp, mà không phải qua những thủ tục bình thường. Món tiền tuy không lớn, cũng đủ để trang trải chi phí sách vở, học phí, ăn ở cho một năm học, là một yểm trợ vật chất lớn lao cho tôi trong ba năm đầu chân ướt chân ráo ở quê người. Có những điều hằn sâu trong ký ức, lúc nào cũng tưởng như mới vừa xẩy ra, như chuyện say sóng đến độ "mửa mật" của những ngày lênh đênh trên đại dương vẫn ám ảnh tôi không nguôi. Cho nên, có lần được chọn là "Employee of the year" được tặng vé cho một chuyến đi cruise trên biển một tuần cho hai người, nhớ lại cảm giác đắng nghét ở miệng, cảm giác mất thăng bằng của những ngày mới đặt chân lên đất liền, tôi đã nhường lại phần thưởng đó cho "the runner up" trước con mắt ngạc nhiên của mọi người làm cùng chỗ. Đó không phải là điều duy nhất người bản xứ không hiểu những người tỵ nạn, những người Mỹ gốc Việt lưu vong. Họ cũng không hiểu tại sao rất nhiều người Việt Nam nhỏ bé ốm yếu vẫn đội mưa đội gió hàng giờ giương cao những tấm biểu ngữ "Human Right for VietNam", "Freedom for VietNam" ở một góc đường nào đó trong đời sống lạnh lùng, đầy tất bật của đất nước Hoa kỳ.



Sau khi đã ổn định, - đã có một "career" đàng hoàng thay cho cái "job" để kiếm sống - có thời tôi đi dạy thiện nguyện cho một trường Việt ngữ ở điạ phương, học sinh là các em teenagers. Dù cùng tuổi nhưng học trò của tôi bây giờ vô tư, ngây thơ, khác xa các em trong trại tỵ nạn chững chạc, trưởng thành trước tuổi. Ở trường Việt ngữ, ngoài bài giảng từ sách của trường, thì giờ còn dư, chúng tôi giảng trích đoạn từ tác phẩm "Mùa hè đỏ lửa" của nhà văn Phan Nhật Nam, từ bài thơ bất khuất "Nếu ai hỏi" của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện để các em hiểu rõ hơn giá trị của tự do, và biết yêu thương cha mẹ hơn, biết ơn cha mẹ các em đã hy sinh rất nhiều để các em có được ngày hôm nay.



Đời sống ở Mỹ vốn tất bật, nhưng một phút bình lặng nào đó của tâm hồn, dù đang bị kẹt xe trên một xa lộ xe cộ tất tả ngược xuôi hay đang ở trong một cuộc họp ở sở, đầu óc tôi vẫn lang thang về với quê nhà, và buồn thay, bao giờ cũng vậy, mùi vị đắng nghét như đang bị "mửa mật", mùi vị chua cay của một thời vẫn hiện về, rõ ràng, mồn một như chuyện hôm qua.



Và có một lần "chuyện hôm qua" càng rõ nét hơn. Đến thăm Massachusetts Institute of Technology (MIT) nổi tiếng về chuyên ngành Toán và Kỹ thuật, đang ngồi chờ người bạn ở cafeteria của trường, bỗng một sinh viên người Á châu đi qua, đi lại trước mặt tôi nhiều lần. Sau cùng, anh ta dừng lại, lịch sự hỏi bằng tiếng Mỹ: - Xin lỗi, chị có phải là cô Thuyên ở trường Trung học Pulau Bidong năm 1988 không?



Tôi trả lời bằng tiếng Việt:



- Đúng rồi, em có thể nhắc cho tôi nhớ em là ai không?



Người thanh niên vui mừng, rồi bằng một thứ tiếng Việt rõ ràng và lễ độ, anh ta trả lời:



- Em là Hanh đây chị, em học cùng lớp với Huyên và Việt ở Pulau Bidong. Chị nhớ em không?



Hanh vẫn nhận ra tôi sau mười lăm năm không gặp, nhưng tôi thì không thể nhìn ra được anh thanh niên cao lớn chững chạc trước mặt mình là cậu bé đen nhẻm, chững chạc, chăm học ở trại tỵ nạn năm xưa, Hanh lúc đó đang ở năm cuối của chương trình Tiến sĩ Toán, như ước mong ngày nào em đã trình bày trong một giờ thực tập nói tiếng Anh ở lớp học nhỏ xíu, mái lợp tôn thô sơ giữa đảo Pulau Bidong. Hanh kể cho tôi nghe về chuyện em đến Mỹ một mình ở tuổi mười hai, cùng với một nhóm ngườI Việt Nam tỵ nạn đặt chân đến Mỹ ở phi trường San Francisco, Hanh đổi máy bay về Massachusetts. Đi một mình, dưới mười lăm tuổi, nên Hanh được một cô Stewardess đích thân dắt lên máy bay trước.



Ra đón cậu bé tỵ nạn Việt Nam ở phi trường Logan Boston - là đại diện của một tổ chức thiện nguyện và cha mẹ nuôi của Hanh. Đó là một gia đình ngươi Mỹ gốc Tiệp Khắc, qua Mỹ tỵ nạn từ thập niên 60s. Dù chưa bao giờ có ý định xin con nuôi, nhưng thấy Hanh là một cậu bé mới mười một tuổi vượt biển một mình, không có thân nhân, nên họ muốn đưa Hanh về nuôi. Cả hai ông bà đều dạy Trung học. Ông dạy Toán, bà dạy Home Economics (tương tự như môn Nữ công gia chánh ở Việt Nam). Người con duy nhất đi học xa, ông bà vẫn làm việc thiện nguyện ở một Nhà thờ Tin lành vào cuối tuần. Khi thấy tên Hanh, một em nhỏ tỵ nạn Việt Nam mới mười một tuổi, không có thân nhân ở Mỹ, được nhà thờ tìm người bảo trợ, họ xin nhận Hanh làm con nuôi. Vẻ chín chắn cùng sự khôn ngoan trước tuổi của Hanh đã chinh phục được lòng thương yêu của bố mẹ nuôi người Mỹ từ lúc đầu. Vì cả hai ông bà đều là nhà giáo, Hanh lại có căn bản về cả tiếng Anh lẫn học lực, lại chăm chỉ học hành nền em được vào thẳng lớp bảy như các học sinh bản xứ mà không gặp trở ngại nào.



Lên Trung học, Hanh tốt nghiệp thủ khoa Trung học. Với sự hướng dẫn quý báu của cha mẹ nuôi, với thành tích học tập xuất sắc trong bốn năm Trung học, cậu bé Hanh tỵ nạn năm xưa nhận được học bỗng toàn phần của MIT, trong niềm hãnh diện của cha mẹ nuôi ở Mỹ lẫn cha mẹ ruột ở Việt Nam. Giữa thập niên 90s của thế kỷ hai mươi, ba mẹ sinh thành cùng hai em của Hanh được qua Mỹ theo chương trình nhân đạo HO. Vậy là Hanh có đến hai ông bố, hai bà mẹ, và hai gia đình cùng ở tiểu bang Massachusetts, trong hai thành phố kế cận nhau. Không muốn làm mất lòng gia đình nào, và để được tập trung học tập, Hanh vào nội trú trong MIT. Mổi thứ bảy về với cha mẹ ruột, ăn món ăn Việt Nam do mẹ nấu, nghe ba kể về những đọa đày ông phải gánh chịu trong các trại "cải tạo". Và mỗi chủ nhật, về lại căn phòng thân thuộc mà cha mẹ nuôi đã dành cho Hanh từ ngày cậu bé Việt Nam, da còn đậm màu nắng gió của trại tỵ nạn, chân ướt, chân ráo đến Mỹ. Căn phòng dù không còn được dùng thường xuyên, nhưng trong closet vẫn còn treo hai bộ áo quần kỷ niệm của Hanh, một bộ Hanh mặc khi mới đến Mỹ được người bảo trợ ra đón, và bộ kia là bộ áo quần đầu tiên Hanh được bố mẹ nuôi mua cho. Ở một góc bàn học, vẫn còn cái lọ thủy tinh có cắm hai lá cờ nhỏ, một sọc trắng đỏ với năm mươi ngôi sao của Mỹ, một màu vàng với ba sọc đỏ của Việt Nam. Trên tường vẫn còn hình Hanh năm mười tám tuổi, chững chạc trong áo mũ và dây choàng thủ khoa (valedictorian) ngày tốt nghiệp Trung học.



Một chi tiết rất cảm động trong câu chuyện của cậu bé tỵ nạn ở Pulau Bidong năm xưa là hồi mới đến Mỹ, mỗi lần được cho kẹo chocolate, Hanh chỉ ăn một phần nhỏ và để dành hầu hết kẹo để gởi về Việt Nam cho hai em và cho các bạn. Điều "bí mật" đó bị phát hiện khi hai ông bà Mỹ thấy cậu con nuôi ăn uống rất chừng mực từ tốn nhưng luôn luôn xin được mua thêm chocolate. Kẹo "để dành" thường được Hanh gói cẩn thận trong những túi nylon dán kín để trong một góc tủ áo quần. Halloween đầu tiên ở Mỹ, đi học về, làm xong bài vở, trời vừa sụp tối, Hanh xin phép ba mẹ nuôi cho đi xin kẹo. Cậu bé miệt mài đi bộ một mình trong thời tiết se lạnh đầu mùa thu ở miền Đông Bắc trên bốn năm con đường, gõ cửa từng nhà xin kẹo. Kêt quả rất khả quan, sáng hôm sau Hanh gởi được một thủng kẹo mười hai lbs (khoảng 5kg) về Việt Nam mà cước phí còn cao hơn cả tiền mua kẹo. Có nguồn gốc là người Tiệp Khắc, một thời đã phải sống dưới chế độ Cộng sản, bố mẹ nuôi của Hanh hiểu ngay mọi chuyện. Và ông bà càng quý Hanh, cậu bé Việt Nam tuổi còn nhỏ nhưng tấm lòng đã rất lớn.



Đến phiên tôi, tôi cũng kể cho Hanh nghe giòng đời đã đẩy đưa tôi từ trại tỵ nạn năm xưa đến California như thế nảo. Có nằm mơ, tôi cũng không tưởng tượng nổi mình gặp lại được cậu học trò đen nhẻm vì vị mặn của gió biển ở Mã Lai, có đôi mắt sáng nhưng lúc nào cũng buồn ở trường Trung học trên đảo Bidong ngày nào. Ước gì tôi cũng gặp được Huyên và Việt, cũng như đã hội ngộ rất bất ngờ với Hanh ở một góc trường MIT ở miền Đông Bắc nước Mỹ. Nhưng dù chưa hay không có dịp tái ngộ với Huyên và Việt, tôi vẫn tin hai em đã rất thành công như Hanh, chứng minh mình có thể làm được nhiều điều, chẳng hạn như chuyện học hành, mà có một thời ở trong nước , sau tháng 4/75, nhà cầm quyền không cho phép mình làm.



Tất cả chúng tôi dều giống nhau ở chỗ phải xa nhà, bỏ đất nước ra đi một mình, dù lúc nào trong tâm tưởng của chúng tôi cũng có một vị trí trang trọng cho quê hương chôn nhau cắt rốn đã phải bỏ lại sau lưng. Chúng tôi đã phải mang cả sinh mạng của mình ra đánh cuộc với định mệnh, với đại dương; một cái giá không một khoản tiền nào, dù lớn đến đâu có thể mua được. Những được mất với cuộc đời hãy còn ở trước mặt, nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ cố gắng không ngừng để xứng đáng với cái giá mình phải đánh đổi.



Chia tay Hanh hôm đó, tôi mang theo câu nói của Hanh với khuôn mặt rất nghiêm trang, già trước tuổi, và vẫn với đôi mắt buồn xa vắng như lần đầu tiên tôi gặp em ở trường Trung học trên đảo tỵ nạn:



- Điều em vui nhất là đã đền đáp được phần nào ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ ruột và ân tình cưu mang của bố mẹ nuôi. Em vẫn cố gắng hết mình, cố gắng đến hết cuộc đời để luôn làm cho cả Ba Mẹ lẫn Mommy, Daddy của em vui Điều duy nhất không chắc em có làm được hay không, là "gánh sơn hà" mà đôi lúc Ba em và các bác, các chú cùng thời vẫn nửa đùa nửa thật là đã trao lại cho thế hệ của mình.



Hanh dừng một chút rồi hỏi một câu mà đến bây giờ tôi vẫn chưa biết cách trả lời:



- Gánh sơn hà nặng lắm một mình em hay cả hai chị em mình không thể nào gánh nổi! Chị ơi, làm thế nào để cả thế hệ của mình đủ sức gánh nổi sơn hà hả chị?



Câu hỏi đó cứ quanh quẩn trong tôi và chắc là phải còn lâu, lâu lắm, tôi mới biết được câu trả lời chính xác Nhưng tôi tin là chỉ cần một phần mười của một thế hệ Việt Nam (cả ở hải ngọai lẫn trong nước) biết đoàn kết, có nhiệt tâm gánh vác non sông với chí khí của Trần Quốc Toản, với lòng yêu nước của Nguyễn Thái Học và với đầu óc của Lê Quý Đôn thì gánh sơn hà sẽ nhẹ nhàng như cái cặp đi học rất thân thuộc của một thời đèn sách.



(Viết cho Lan Hương, Tiến, Tuấn và những thuyền nhân "đi biển" một mình).



viethoaiphuong
#37 Posted : Wednesday, February 24, 2010 8:03:18 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
34 Năm Sau và Họ Là Ai ?

Lão Gà Tre

Ba mươi bốn năm (34) so với chiều dài lịch sử của một triều đại thời xưa thì ngắn, nhưng với một đời người thì dài lắm, nhất là đối với những ai quan tâm đến thời cuộc, đến vận mệnh khổ đau của dân tộc Việt Nam thì nó lại càng dài hơn.

Ba mươi bốn năm trôi qua quả thật như một giấc mơ hãi hùng! Máu, nước mắt, khổ lụy, nghiệt ngã vẫn còn đây! Những cuộc vượt thoát vô tiền khoáng hậu của người Việt trốn chạy cộng sản – mà cả thế giới đều biết – vẫn còn ghi đậm trong lịch sử nhân loại. Riêng đối với người Việt tị nạn, làm sao có thể quên được những ngày tháng hãi hùng ấy. Có lẽ nó sẽ nằm sâu, nằm mãi trong tiềm thức của mỗi chúng ta.

Ba mươi bốn năm rồi mà người đi vẫn đi, không còn đi được bằng cách vượt biển, vượt biên thì cũng tìm cơ hội khác để đi: ODP (đoàn tụ), lấy vợ, lấy chồng, du học, chạy chọt làm sao để rời xa cái gọi là “thiên đường xã hội chủ nghĩa” . Chính ngay những người theo cộng sản cả đời, những người được hưởng ơn mưa móc như núi, nhưng nếu có cơ hội ra đi là họ đi ngay để trốn khỏi cái “thiên đường” quái đản ấy.

Chừng đó thôi cũng đủ để chứng minh một cách hùng hồn rằng con người không thể sống dưới chế độ cộng sản. Khổ thay, Việt Nam là một trong bốn nước cộng sản còn lại mà loay hoay mãi vẫn không thể nào thoát khỏi cái thiên đường mù đầy oan nghiệt ấy! Nếu miền Nam Việt Nam không bị bán đứng vào tay cộng sản vào 1975, thì chắc chắn, sau sự sụp đổ của khối cộng sản Ðông Âu và Nga Sô, toàn cõi Việt Nam bây giờ đã là một xứ tự do, giàu mạnh như bao nhiêu quốc gia văn minh khác. Ít ra cũng bằng Nam Hàn với nền văn minh nhân bản như ngày nay..

Khỏi cần phải tố cáo hay chê bai chế độ; khỏi cần luận tội tập đoàn cộng sản lãnh đạo đất nước đã tàn phá quê hương như thế nào sau 34 năm thống nhất hai miền Nam-Bắc; khỏi cần so sánh với các nước láng giềng và các quốc gia khác trên thế giới – cũng bằng ấy thời gian đã vươn lên như đi hia bảy dặm – mà cứ nhìn vào xã hội tan nát, luân thường đạo lý tiêu tan, thị trường cung cầu quái dị, con người chạy theo vật chất một cách điên cuồng là biết ngay.

Khỏi cần phải nghe những luận điệu vì cảm tính của một số người về thăm quê hương rồi trở lại hồ hỡi ca ngợi: “Ðất nước ngày nay khá rồi, thôn quê đã có điện nước, người dân có quyền đi lại và có quyền chửi luôn cán bộ cộng sản”. Thế sao? Chỉ có ba bóng đèn thắp sáng trong vài túp lều thô sơ, nghèo khổ, lạc hậu; chỉ có vài người vụt miệng chửi đổng cán bộ là đã có tự do, là đất nước khá rồi hay sao? Trong khi đó đa số các quốc gia tự do trên thế giới đã và đang tiến vào một đời sống sung túc và văn minh nhất của con người lại không đem ra so sánh!

Ðúng! Việt Nam đã có tự do, nhưng đó là thứ tự do của giai cấp cai trị được “tự do” ăn trên ngồi trước, “tự do” trấn lột quần chúng để thụ hưởng những xa hoa, phù phiếm trên nỗi thống khổ của toàn dân, vốn đã quá khổ trong một thế kỷ qua vì chiến tranh bom đạn. Phải, Tự là “tự” họ quyết định sự sống của người khác bằng họng súng và Do là “do” họ tạo nên những thủ đoạn đê hèn để áp đảo người dân, tước đoạt mọi thứ quyền tự do căn bản của con người.

Ðúng! Có tiến bộ, nhưng là thứ tiến bộ lừa đảo, mưu mô xảo quyệt cướp giựt để đàn áp mọi sự chống đối của người dân – khao khát hít thở không khí tự do – đã và đang đứng lên đòi tự do tôn giáo, tự do được sống làm người.

Nói tới chính trị là phải chứng minh bằng dữ kiện, bằng đường lối cai trị của một chế độ đang điều hành guồng máy quốc gia. Chế độ ấy như thế nào thì chúng ta đã thừa biết, khỏi cần nhắc lại làm gì cho tốn giấy tốn mực. Nếu họ thật tâm lo lắng cho quyền lợi của quê hương đất nước, cho người dân được hưởng những quyền tối thiểu của con người thì 34 năm qua đất nước đã khá lên rồi. Nếu họ có thật tâm xây dựng đất nước thì tại sao chúng ta phải bỏ nước ra đi, phải tiếp tục ra đi cho đến ngày nay, và phải chấp nhận sống chết trong đường tơ kẽ tóc để tìm tự do? Vì thế, những luận điệu nông cạn thiếu suy nghĩ ấy chỉ là mớ lý luận có lợi cho cục tuyên vận của CSVN.

Vậy, họ là ai?

Họ là những thành phần ích kỷ, chỉ biết sống cho mình, miễn sao có một đời sống sung túc trên xứ người là đã thỏa mãn. Còn quê nhà, bà con làng xóm có sống như thời kỳ “đồ đá” thì cũng mặc. Miễn sao lâu lâu ta về thăm cái xứ lạc hậu ấy để thí cho một vài đồng đô, vừa được tiếng, vừa được những người thọ ơn ca tụng cho thỏa cái tự ái vị kỷ của mình.

Họ là ai?

Họ là thành phần cán bộ được cộng sản cấy theo đoàn người tỵ nạn, nằm vùng khắp mọi nơi, đóng vai quốc gia trá hình, chờ cơ hội là bò dậy tấn công vào hàng ngũ người Việt Quốc Gia, vốn đã chia rẽ trầm trọng do bản chất vị kỷ, phi chính trị của những người sinh hoạt ngoài công cộng.

Họ có mặt sinh hoạt nội gian, nội gián trong mọi tổ chức, đảng phái chính trị. Mục tiêu chính của họ là phá nát các tổ chức chính trị chống cộng, bày mưu, chước kế đâm bên này, thọc bên kia, gây mâu thuẫn nội bộ, tung những nguồn tin giật gân ra ngoài làm cho quần chúng mất niềm tin... Mục tiêu của họ chỉ có thế thôi. Khi đã thành công vì phá được các tổ chức chính trị đi đến tình trạng gần như bị tê liệt thì họ đi đâu và làm gì? Dĩ nhiên là họ đã lặn thật kỹ, viện cớ chán ngán thế sự, lui về ngồi rung đùi đếm tiền và hưởng nhàn, ôm theo một đống tiền, gọi là công tác phí trọn đời.

Họ là ai?

Thà rằng tỏ rõ thái độ đầu hàng như một ông tướng, ông nhạc sĩ “nhớn” đã quay về với đảng và nhà nước, ăn năn sám hối để được hưởng “lộc” cuối đời. Dù xú danh muôn thuở, người đời nguyền rủa, nhưng ít ra họ đã biểu lộ thái độ chính trị dứt khoát theo cộng để người ta phân biệt lằn ranh biên giới rõ ràng giữa họ và chúng ta. Còn hơn những tên nằm vùng sống với nhiều mặt nạ khác nhau để quậy phá các tổ chức chính trị, hội đoàn, cộng đồng; thậm chí trong giới cầm bút cũng không thiếu những tên tự xưng là người cầm bút, nhưng bất xứng, lại háo danh, hám lợi.. Chính họ là một thứ bồi bút không hơn không kém, viết lách theo đơn đặt hàng, núp bóng trong tổ chức Văn Bút, để “cố đấm ăn xôi” một cách quyết liệt với mục đích xé nát tổ chức nhằm xóa bỏ dấu tích còn lại của người Việt quốc gia trên diễn đàn quốc tế.. Họ cố đấm dù không ăn được xôi đến độ một cách phi lý, phi văn hóa mà bất cứ ai có chút suy nghĩ cũng phải nghi ngờ chắc chắn đàng sau họ phải có một sức đẩy nào đó. Họ chính là “những kẻ vô lại may mắn” như nhà văn Phạm Ngũ Yên đã đặt tên trong một loạt bài tố cáo đích danh những tên vô lại này trước công luận vào năm 2008.

Họ là ai?

Họ cũng là những người vượt biển vượt biên ra đi tìm tự do, nhưng sống “với vật chất và vì vật chất” nên theo thời gian, thời thế thế thời phải thế. Họ đã quay lưng, cúi đầu phục vụ trực tiếp, hay gián tiếp cho cục tuyên vận CSVN, sẵn sàng đâm vào vết thương lòng của tập thể người Việt tỵ nạn để kiếm lợi.

Họ là ai?

Họ là những nhà “làm chính trị” theo kiểu lập dị, với mớ lý luận thiên tả, ưa bềnh bồng, không định hướng như con thuyền không bến. Họ sống bên này với thế giới tự do văn minh, phủ phê vật chất nhưng luôn luôn mơ mộng ở một “thiên đường” khác: thiên đường của hoang tưởng, thiên đường của không tưởng. Nhưng nếu họ được sống thực trong cái “thiên đường” ấy, chắc chắn là họ phải lên cơn điên và trở thành người điên sớm nhất. Tiếc thay, khi va chạm với thực tế trong cái xã hội tha hóa ấy thì hối hận cũng đã muộn màng!

Họ là ai?

Họ là thành phần làm chính trị theo kiểu salon, thích đọc diễn văn “xa đấm, gần đâm”. Nghĩa là ở xa thì hô hào “Ðấm” đá, nhưng ở gần thì “Ðâm” đầu bỏ chạy. Họ cứ tưởng sẽ hòa hợp được với cộng sản bằng một mớ kiến thức về kỹ thuật mà họ học được từ hải ngoại. Về nước họ sẽ được trọng dụng và đảng cộng sản sẽ nghe theo họ. Ðúng là hoang tưởng!

Họ là ai?

Họ là những thương gia, với quan niệm “chỉ làm thương mại, không làm chính trị”. Giấc mơ của họ là giấc mơ của những “đại gia” thời mới, đượỳc nhà nước ca tụng và tâng bốc trên tận mây xanh. Trước khi đặt vấn đề đầu tiên là “tiền đâu”; dĩ nhiên là họ phải chạy theo giai cấp thống trị, làm theo lệnh của bạo quyền để kiếm lợi. Vì vậy, với thành phần chỉ biết mua bán để kiếm lợi thì trách họ làm gì cho bận tâm. Với họ. quê hương dân tộc không bằng một quả chanh, khi vắt hết nước là liệng vỏ ngay. Gần đây, nhiều “đại gia” đổ tiền về làm ăn vì được đảng nâng bi ca tụng hết mình, nhưng chỉ một thời gian sau thì những đại gia này đều bị trấn lột sạch sành sanh... kêu Trời không thấu! Cái giá “không làm chính trị, chỉ biết làm ăn” họ đã phải trả một cách cay đắng.

Lời kết:
May thay, dân tộc Việt trường tồn qua mấy ngàn năm nay cũng nhờ vào hồn thiêng tổ tiên phù trợ, nên thành phần “Họ Là Ai” nói trên chỉ là thiểu số ung nhọt, sâu mọt trong đại gia đình dân tộc Việt mà thời nào cũng có trong lịch sử.. Còn đại đa số những người bỏ nước ra đi tìm tự do thật sự từ năm 1975 đến nay, vẫn một lòng, một chí hướng, đó là giải thể chế độ cộng sản để đưa đất nước tiến lên trong tự do dân chủ. Ngày nào còn bóng dáng cộng sản là còn đấu tranh đòi quyền sống cho đồng bào ruột thịt đang chịu đựng trăm đắng ngàn cay ở quê nhà.

Ba mươi bốn năm rồi, mặc dù những hiện tượng chia rẽ trong hàng ngũ của chúng ta đã xảy ra vì địch và vì chính chúng ta tạo nên cũng có, nhưng những chiến sĩ can trường đã và đang âm thầm hay công khai đấu đầu với CSVN ở khắp mọi nơi vẫn kiên trì, bất khuất, vẫn một lòng với đại cuộc đấu tranh chống cộng. Ở quốc nội, các vị chân tu của các tôn giáo, các nhà đấu tranh cho dân chủ vẫn không sờn lòng đứng lên đòi quyền sống, quyền hành đạo, quyền được phát biểu tư tưởng, mặc dù bị bắt bớ giam cầm dã man trong suốt 34 năm qua. Ở hải ngoại, vẫn những chiến sĩ xung trận ngăn chặn mọi sự xâm nhập của CSVN trên mọi chiến tuyến. Xin cầu chúc “chân cứng đá mềm” tới những tấm lòng bất khuất mà thời nào họ cũng đứng lên trong dòng sinh mệnh của dân tộc Việt.

Là những người may mắn thoát khỏi nanh vuốt của tập đoàn cộng sản, chúng ta không thể nào ngồi yên để hưởng thụ, mà đã đến lúc phải góp sức vào công cuộc chung, tiếp tay với những anh hùng đang xả thân vì nước bằng cách vận động, góp tinh thần – dù chỉ là lời nói – cho quí vị lãnh đạo tinh thần, những nhà đấu tranh cho dân chủ ở trong nước đang ngày đêm gian khổ, sống chết trước sự đàn áp dã man của bạo quyền cộng sản.

Có như thế thì chúng ta mới không phụ lòng những anh hùng liệt sĩ đã nằm xuống cho chính chúng ta được sống. Có như thế thì mới không hổ thẹn với chính lương tâm mình mỗi khi nhìn lại chặng đường lưu lạc gian khổ suốt ba mươi bốn năm qua: “Ta đã làm được gì cho quê hương dân tộc”? Có như thế mới làm gương cho thế hệ trẻ trong việc gìn giữ nguồn gốc và tinh thần trách nhiệm đối với sự sinh tồn của dân tộc. Một Brian Doan, một Madison Nguyễn, một John Nguyễn... cũng chỉ là một thiểu số nhỏ bé, bé hơn cả những hòn sỏi khi ném xuống mặt hồ yên lặng, vẫn chưa đủ sức làm gợn sóng lăn tăn. Thế nhưng, mặt khác của vấn đề là sự tỉnh thức của chúng ta, của tập thể người Việt không cộng sản, đó là đoàn kết và cố gắng chăm sóc cho thế hệ nối tiếp gìn giữ truyền thống giáo dục gia đình.

Nhân mùa quốc nạn, xin được thắp nén hương lòng gửi đến hồn thiêng của các anh linh tử sĩ, đồng bào vượt biển, vượt biên đã anh dũng nằm xuống cho đất mẹ sớm nở hoa tự do. Ðồng thời cũng xin được nguyện cầu bình an cho những anh hùng dân tộc đang ngày đêm chiến đấu một mất một còn với CSVN trên mọi mặt trận.

Lão Gà Tre
viethoaiphuong
#38 Posted : Monday, March 1, 2010 11:37:31 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Lời chào (buồn) đầu năm
Xuất khẩu lao động



Trương Vĩnh Khôi

Những chữ “Xuất Khẩu Lao Động” chỉ xuất hiện ở VN sau năm 1975, miền Nam rơi vào tay Cộng sản, người dân cũng được đổi đời! Những người có máu mặt thì bị đánh tư sản, đổi tiền, đi kinh tế mới. Những thành phần vô sản, có công với cái gọi là “cách mạng”, hớn hở chờ được ưu đãi trong một thiên đường “thế giới đại đồng” như đã được hứa hẹn. Nhưng khổ thay, chính họ lại là những sản phẩm để nhà nước xuất khẩu tìm ngoại tệ... Xuất khẩu lao động, nói nôm na là người dân phải đóng tiền cho nhà nước để được gửi ra ngoại quốc, dùng sức mạnh bắp thịt của mình để kiếm miếng ăn, và… đóng thuế cho nhà nước.

Sinh ra trong gia đình nghèo là một nỗi bất hạnh. Mà nghèo trong VN XHCN thì còn bất hạnh gấp bội. Vì nghèo, nên không được đi học, không hiểu biết. Ai nói gì cũng tin, cũng nghe, cũng háo hức. Trong thời toàn trị, lớp dân nghèo công nông được ưu ái gọi là “giai cấp tiên phong” của cách mạng. Họ được thúc đẩy bằng căm thù và hứa hẹn để thực hiện đấu tranh giai cấp, tiêu diệt các thành phần khác, theo khẩu hiểu “trí phú điạ hào, đào tận gốc tróc tận rễ” nhằm xây dựng chuyên chính vô sản. Ngày nay, dưới chế độ Cộng sản biến thái thành tài phiệt, dân nghèo bần cố được dùng trong thương vụ “Xuất Khẩu Lao Động”, còn trí thức được cho lên chỉ đường cho lãnh đạo theo thứ tự ưu tiên “công, nông, trí” để đem ngoại tệ về cho lãnh đạo đảng và nhà nước. Những lãnh đạo vô học được biến thành tiến sĩ thạc sĩ theo kế hoạch đào tạo tiến sĩ cấp tốc để tiếp tục nắm quyền.

Chỉ tiêu XKLD của nhà nước cho năm 2010 là 85,000 người. Nếu tính trên lợi nhuận, thì doanh nghiệp này “một vốn bốn lời”. Mà nói thực ra là không cần vốn. Vì vốn chính là người dân trong nước. Một là phải đóng tiền để được đăng ký đi lao động nước ngoài. Hai là đóng thuế lợi tức. Ba là số ngoại tệ họ làm ra đươc`nhà nước sẽ đổi qua đổi lại lấy lời. Chưa kể các cắt xén đủ kiểu trong số tiền họ kiềm được bằng mồ hôi nước mắt.

Tại sao xuất khẩu lao động? Lý do dễ hiểu thôi! Vì công ăn việc làm trong nước không đủ cung cấp cho người dân trong nước. Nhưng có một điều “nghịch nhĩ” là, nếu dân VN không đủ công ăn việc làm, thì tại sao chính quyền lại cho các người Tầu vào chiếm những công việc người VN dư sức làm trên đất nước VN? Thực thế, các hãng thầu TQ, mỗi khi trúng thầu thì đem toàn công nhân Tầu sang phục vụ, kể cả những công việc dọn dẹp vặt vãnh, không cần chuyên môn.

Xuất khẩu lao động để cho ra nước ngoài làm các nghề người dân địa phương không thèm làm bị bóc lột ăn chặn đủ kiểu đã đành, nhưng còn một lối xuất khẩu lao động khác bất nhân hơn nữa, là dụ người nộp tiền trợ cấp xoá đói giàm nghèo để rồi bị đem ra bỏ chơ vơ nơi xứ lạ, sau khi trải qua những nguy hiểm đủ loại có thể mất mạng trên đường di chuyển. Đó là trường hợp những người vạ vật tá túc trong rừng miền Bắc nước Pháp, chờ dịp nhập cảnh bất hợp pháp vào Anh quốc để trồng cỏ (tức cần sa). Một thanh niên đã kể rằng: Chuyện XKLD của anh ta khởi thủy bằng việc lên Ngân hàng “Xóa Đói Giảm Nghèo” để cầm sổ đỏ, mượn vốn về xây lò gốm. Anh Cán bộ ngân hàng to nhỏ kể cho anh nghe “chuyện thần thoại” đi trồng cỏ bên Anh Quốc. Công việc dễ, mà mỗi tháng kiếm được 5,000 Bảng Anh”. Thấy anh ta mềm lòng, cán bộ bèn giới thiệu một nhân viên của Ngân hàng “Đề Án Hỗ Trợ Các Huyện Nghèo, đẩy mạnh XKLĐ”. Ông này bèn trưng ra một xấp hình với các ngôi nhà khang trang, các xe hơi bóng loáng của những người XKLĐ đợt trước. Thế là thay vì cầm sổ đỏ lấy tiền làm lò gốm, thì anh thanh niên lại cầm sổ đỏ để lấy tiền nộp cho XKLĐ.

Việc di chuyển là do bộ Lao Động, Thương Binh Xã Hội đảm nhận. Tập trung và bãi đáp do Đại Sứ quán VN tại địa phương trách nhiệm. Địa điểm tập trung và nhảy xe là do Quân Đội và Công an chu toàn. Cả một hệ thống chính quyền VN sắp xếp có lớp lang, chu đáo tới độ là những người này, khi bước ra khỏi nước là bị lấy hết các giấy tờ tuỳ thân..Nghĩa là cảnh sát quốc tế khó mà tìm ra tung tích nếu mà sứ quán Việt Nam không hợp tác.

Đã có trường hợp anh Nguyễn Văn Mác 27 tuổi, rớt từ trên nóc xe hàng xuống tử thương tai xa lộ A 16 ở Pháp. Khi được báo tin thì Sứ Quán từ chối không biết, với lý do rằng không có giấy tờ gì chứng minh anh là người VN. Những người chung cảnh ngộ phải góp sức làm cho anh một đám tang vội vã.

Điều bi thương là ngay cả đối với những người sang được tới Anh quốc trồng cần sa thì lương tháng cũng chỉ được 350 bảng Anh, vừa đủ sống chui rúc, bất hợp pháp, không phải là 5000 Euro như cán bộ ở nhà nói dối, để mà có thể có tiền gửi về chuộc lại sổ đỏ đã nộp ngân hàng để được cho xuất khẩu lao động.

Lúc còn đi học, người viết bài này nghe 4 chữ “bán nước buôn dân” tưởng chỉ là những chữ dùng để miệt thị một thiểu số dăm ba kẻ tay sai ngoại bang. Không ngờ bây giờ nước ta lại có được cả một dàn lãnh đạo đảng CS biến thái và đồng đảng quyền lực thực tế bán nước và buôn dân với bằng chứng rành rành trước mắt.

02.2010
Trương Vĩnh Khôi

(Nguồn: Tâm Thức Việt Nam)
viethoaiphuong
#39 Posted : Friday, March 5, 2010 5:03:15 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
[size3]Đừng bảo tôi Im ![/size=3]

Joyce Anne Nguyen


Có đôi khi suy nghĩ, tôi chợt cảm thấy có lẽ mình nên bỏ tất cả. Bỏ tất cả việc viết lách này. Có rất nhiều lý do để tôi không nên tiếp tục viết.

Tôi 16 tuổi, ở tuổi này như những người đồng trang lứa tôi nên chú tâm học hành và có những mối quan tâm phù hợp với lứa tuổi.
Tôi không bị ép buộc phải lên tiếng, và tôi không đủ tư cách để lên tiếng và kêu gọi người khác phải đứng dậy tranh đấu cho quyền lợi cá nhân và thay thế 1 chế độ khác với những nhà cầm quyền khác, bởi dù gì tôi cũng đang sống ở nước khác, tôi là kẻ hèn nhát đứng từ xa hò hét kêu gọi, khi có chuyện tôi không phải cam chịu gì cả, và tôi nói gì cũng được, gào gì cũng được.

Có đôi khi tôi cảm thấy nhục nhã và ghê tởm với bản thân. Và có lẽ sự im lặng là lựa chọn tốt hơn cho tôi. Có nhiều lúc tôi cảm thấy như vậy. Dù tôi có viết hàng trăm, hàng ngàn bài, cũng không có điều gì xảy ra. Mọi việc đều diễn ra như vậy. Vô số người đã viết, vô số người đã lên tiếng, vô số người đã đấu tranh và cống hiến cho phong trào đấu tranh dân chủ, nhưng cũng không có gì thay đổi. Việc viết lách của tôi nói chung cũng không có lợi gì. Không tạo nên 1 sự thay đổi. Cũng không thuyết phục hay lôi kéo được ai. Rất nhiều người cũng đã bảo VN không cần những người như tôi, và thay vì chê bai chế độ, không đóng góp, có lẽ tôi nên ngậm họng và sống cho đất nước tôi đang sống.

Có đôi khi tôi cảm thấy mình là 1 kẻ hèn nhát. Dĩ nhiên khi ở VN, tôi không viết, ý tôi là tôi có viết về những bức xúc trong xã hội nhưng không viết về chính trị chẳng phải vì tôi sợ, mà trong nước tôi chưa kịp thấy nhiều để ý thức được người dân trong nước không may mắn như thế nào. Chỉ khi được đến 1 đất nước khác và đi 1 số nơi, tôi mới thấy 1 số điều và so sánh, tôi mới bắt đầu viết về chủ đề này. Nhưng có lẽ tôi nói chung cũng vẫn là 1 kẻ hèn nhát to miệng, kêu gọi người dân trong nước đứng lên phản kháng, trong khi mình đã an toàn.

Có lẽ tôi nên im lặng. Và mọi người cùng im lặng.
Chúng ta hãy cùng ngồi yên và chấp nhận hoàn cảnh, với suy nghĩ mọi nước đều có vấn đề, khó khăn riêng, và mỗi chế độ đều có cái tốt cái xấu của nó.

Chúng ta hãy cùng im lặng và lờ đi những vấn nạn của đất nước, với an ủi rằng đất nước dù sao cũng đang tiến bộ.

Chúng ta hãy cùng im lặng và tin tưởng rằng việc im lặng chấp nhận sẽ giúp đất nước bình yên.

Chúng ta hãy dùng từ “nhạy cảm” để né tránh mỗi khi bất kỳ ai đề cập đến vấn đề an ninh lãnh thổ.

Chúng ta hãy tập trung học hành, làm việc và đừng quan tâm đến chính trị.

Chúng ta hãy ngồi yên đó, để TQ kéo sang tiến hành dự án bauxite ở Tây Nguyên, hủy hoại môi trường sống, giết chết sinh vật, gây bệnh tật cho đồng bào ta, và từ từ chiếm phần trung tâm của đất nước ta.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, để TQ thuê rừng đầu nguồn và chấp nhận tất cả những hậu quả của nó như sự ảnh hưởng đến sinh thái và lũ lụt, và để dân TQ kéo sang VN sống.

Chúng ta hãy ngồi yên đó, và để đồng bào ta bị đánh cướp hoặc giết chết ngoài biển Đông.

Chúng ta hãy ngồi yên đó, để tấm bản đồ lưỡi bò đi khắp TG, và mọi người dần dần tin rằng biển Đông thuộc về TQ, HS- TS thuộc về TQ.
Chúng ta hãy nhắm mắt lại, và ngưng việc đọc báo đi, để tưởng tượng rằng không có điều gì tồi tệ xảy ra và đất nước vẫn đang phát triển.
Nhưng liệu tôi, và bạn có thể làm được thế không?
Nếu muốn, tôi có thể quên VN đi. Tôi có thể chỉ nên sống cho Na Uy. Và bất kỳ cái gì khác. Bạn cũng vậy. Nhưng liệu chúng ta có thể làm được như thế không?

Mọi chuyện có lẽ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều nếu không có những vấn đề với TQ. Bây giờ ai cũng biết tình hình giữa TQ và VN đã nghiêm trọng như thế nào. Không, đừng nói với tôi VN là nước nhỏ. Không, đừng nói với tôi VN xui xẻo nằm quá gần 1 đất nước đầy tham vọng bá quyền như TQ. VN không phải là nước nhỏ duy nhất phải chống chọi với 1 nước lớn. VN không phải là nước duy nhất nằm gần TQ. Tôi biết tôi không thể làm được gì cả. Tôi là 1 cá nhân, và 1 cá nhân chỉ là được những việc nhỏ nhặt trong giới hạn của 1 cá nhân. Nhưng nếu nhiều cá nhân gộp lại? “Don’t wait for leaders; do it alone, person to person.”- Mother Teresa. Nếu VN phải đối mặt với TQ, nếu nhân dân VN phải đối mặt với nguy cơ mất nước, ai sẽ cứu VN ngoài chính người dân VN? Mỹ ư? Ồ không bạn ạ, người Mỹ chỉ làm những gì tốt nhất cho nước Mỹ, đừng quên Mỹ đang mắc nợ TQ, và đừng quên không có lý do cụ thể nào để Mỹ phải giúp đỡ VN. Hay 1 vị Bụt hiện ra hỏi “Vì sao con khóc?” và phẩy cây phất trần biến điều ước trở thành hiện thực? Phật có câu “No one saves us but ourselves. No one can and no one may. We ourselves must walk the path.”

“It’s a dirty world out there, but if no one agrees to do the cleaning, the whole country goes down a **** house.”- Vikas Swarup.
Tôi đủ tỉnh táo để hiểu những bài viết của tôi không đem lại 1 sự thay đổi cụ thể nào. Có 1 số người đã hỏi thẳng, tôi nhận được bao nhiêu tiền để viết. Tôi cảm thấy hổ thẹn cho họ. Tôi sẽ không giải thích, tôi chỉ đơn giản trích 1 câu của Isabel Allende “How can one not write about war, poverty and inequality when people who suffer from these afflictions don’t have a voice to speak?” Nếu bạn hoàn toàn cho rằng việc viết lách là vô bổ, đừng quên trong chiến tranh không phải ai cũng tham gia chiến đấu, có những người chiến đấu bằng ngòi bút. Có những người đóng góp theo cách riêng của họ.

Mọi người biết việc viết lách không đem lại ích lợi gì nhiều. Vô số người đã viết. Vô số người đã lên tiếng. Không có gì được thay đổi. Bản kiến nghị phản đối dự án bauxite được rất nhiều người ký tên cuối cùng cũng bị bỏ mặc. Những người biểu tình phản đối TQ bị bắt. Blogger bị bắt và bỏ tù. Không có gì được thay đổi. Nhà nước vẫn tiếp tục làm việc của họ. Họ vẫn chặn facebook. Họ vẫn kiểm soát thông tin. Họ vẫn cấm nhắc tên Hoàng Sa Trường Sa trên game online. Họ vẫn treo băng rôn chúc mừng quốc khánh TQ. Họ vẫn xử tù người bất đồng chính kiến. Họ vẫn tiến hành dự án bauxite Tây Nguyên. Họ vẫn tiến hành dự án điện hạt nhân. Họ vẫn cho thuê TQ thuê rừng đầu nguồn. Họ vẫn.. Họ vẫn…

Nhưng thay vì đặt câu hỏi tại sao tôi lại viết dù biết việc lên tiếng không đem lại ích lợi, tại sao bạn không hỏi vì sao đã rất nhiều người lên tiếng nhưng vẫn không có điều gì thay đổi? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ hoàn toàn không quan tâm đến nhân dân? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không cho phép nhân dân biểu tình hoặc chỉ đơn giản là cất tiếng nói? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ gạt ngang không đếm xỉa đến bản kiến nghị phản đối 1 dự án gây tác hại trầm trọng đến môi trường, sự sống, và cả an ninh, lãnh thổ đất nước? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ chặn blog, chặn website? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi dân oan khiếu kiện, họ không bao giờ giải quyết? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không đầu tư công sức vào nền giáo dục, tiếp tục những trò cải cách chạy vòng quanh không cần thiết, bằng cách lấy kiến thức năm này đắp vào năm khác và quay vòng? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không giải quyết vấn đề tham nhũng trầm trọng và giải thích VN không phải là nước tham nhũng nhất TG và quốc gia nào cũng có? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không màng đến vấn đề giao thông, để hàng chục ngàn người chết mỗi năm vì tai nạn giao thông, và phần lớn vì đường sá chật chội, đầy “lô cốt”, kém chất lượng và gây ra nhiều cái chết phi lý? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ xem nhân dân là con cái không được phép cãi lời và “hàng xóm” không cần can thiệp? Họ là những người lãnh đạo như thế nào mà họ lên nắm quyền khi nhân dân không biết họ là ai để bầu cho họ? Họ là những người lãnh đạo như thế nào mà họ dù làm bất kỳ điều gì, vẫn tiếp tục giữ cái ghế của mình? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ e ngại mọi sự so sánh và kết luận đó là vọng ngoại và phản quốc? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không dám nhìn thẳng vào khuyết điểm và huyễn hoặc nhân dân rằng mọi đất nước đều có vấn đề riêng và đất nước ta đang ngày càng tiến bộ?

Ở đây tôi chỉ muốn nói lên vấn đề ý thức. Tôi không có ý định tung hô nước ngoài như nhiều người sẵn sàng chụp mũ. Tôi chỉ đưa ra 1 vài so sánh. Trong ý thức người dân cũng như người lãnh đạo ở những quốc gia có tự do dân chủ, nhà nước được nhân dân bầu lên, và tồn tại vì lợi ích của nhân dân và đất nước. Nhân dân đóng thuế nuôi các ông lãnh đạo, và khi các ông làm việc không tốt, các ông phải nghe phê bình, và có thể bị phế truất. Có rất nhiều người vẫn thường lầm lẫn giữa khái niệm yêu nước và yêu nhà nước. Tất cả đơn thuần chỉ là trò chơi đánh tráo khái niệm. 1 kiểu áp đặt thường thấy. Quốc gia dân tộc là cái trường tồn. Nhà nước là cái tồn tại tạm thời. Khi 2 cái đi ngược nhau, tôi không nghĩ tôi nên chọn cái ngắn thay vì cái dài. Có nhiều người sẽ bảo tôi là kẻ vô ơn. Rằng tôi sinh ra và lớn lên dưới chế độ này, tôi ăn cơm trong chế độ này, tôi đi học trong chế độ này, tôi phải mang ơn thay vì phản chủ. 1 lần nữa phải nhấn mạnh, đây chỉ là vấn đề ý thức. Không biết vì lý do gì, dường như người dân VN có thói quen thường sợ hãi và mang ý thức mình đang mang ơn nhà nước. Trong khi thực tế nhà nước lập ra để lèo lái đất nước, và đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Tôi phải biết ơn à? Tôi đã nhìn thấy các ông lãnh đạo như thế nào. 1 tờ báo chính thức trong nước từng viết, phải mất 175 năm để VN đuổi kịp Singapore, với điều kiện Singapore đứng yên- điều này là không thể. GDP cũng tụt hàng trên TG. Tôi phải biết ơn đất nước vì đã độc lập, tự do, hạnh phúc à? Ta độc lập mà ta không dám nhắc đến mối quan hệ VN- TQ? Ta độc lập mà ta không dám biểu tình chống TQ? Hạnh phúc? Hạnh phúc mà sau này vô số người vẫn tìm cách bỏ đi, bằng cách này hay cách khác, hôn nhân, du học, lao động hợp tác, làm giấy tờ giả…? Hạnh phúc mà đa phần những người đã đi đều không muốn về nước sống?

Tôi sẽ bị xem là kẻ hèn nhát. Tôi không dám ở ngay trong nước hô hào. Tôi thừa nhận, có nhiều lúc tôi đã tự cảm thấy mình là 1 kẻ hèn nhát. Tôi đi. Tôi không ở lại. Nhưng cách đây không lâu, ở trường tôi có buổi giới thiệu về 1 số trường ĐH ở Na Uy và ở những nước khác như Anh, Úc, Mỹ, New Zealand… có 1 tấm bảng có dòng chữ lớn: “Do something for your country: LEAVE.” May mắn được đi, tôi có những quyền tôi không thể có trong nước. May mắn được đi, bằng những bài viết, dù có thể là vô bổ, tôi đóng góp 1 phần nào đó. May mắn được đi, tôi có cơ hội mở rộng tầm nhìn, và so sánh sự khác biệt giữa 2 TG (tôi thích nói là 2 TG). Những người e ngại sự so sánh không thể nhìn thẳng vào những khuyết điểm và hạn chế của bản thân để chỉnh sửa và tiến bộ. So sánh là cần thiết. So sánh dẫn đến cạnh tranh. Cạnh tranh giúp phát triển. Thử tưởng tượng, nếu cả 1 khu vực bạn sống chỉ có 1 tiệm giày. Bạn không còn lựa chọn nào khác, dù đẹp dù xấu bạn cũng phải vào đó mua giày. Nhưng nếu có khoảng chục tiệm giày, à không nhất thiết, có 2 tiệm giày thôi cũng được, bạn được quyền lựa chọn vào tiệm A hay tiệm B, và để thu hút khách hàng, mỗi tiệm dĩ nhiên phải cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tương tự với chính trị. Ồ vâng bạn sẽ nghĩ tôi là đứa tâm thần khi so sánh chính quyền với tiệm giày, nhưng tôi chỉ đang phân tích. Nếu có nhiều đảng, các đảng phải cạnh tranh nhau, đưa ra nhiều chính sách vì nhân dân và đất nước, và người dân dĩ nhiên sẽ bỏ phiếu cho cái đảng có nhiều chính sách tối ưu hơn. Nhưng nếu chỉ có 1 đảng duy nhất, và đặc biệt những người lãnh đạo không bao giờ bị bắt lỗi, không bao giờ bị phê bình, không bao giờ bị phế truất, các ông muốn làm bao lâu cũng được, ngồi đó bao lâu cũng được. Không phải rõ ràng là trong trường hợp đó, cái đảng duy nhất này có thể làm bất kỳ điều gì, kể cả những việc có hại cho đất nước sao?

Trong bài viết “Ai không muốn được tự do?”, tôi đã có đề cập đến sự tự do. Vấn đề chỉ là khái niệm về tự do. Khi con người đã sống quá lâu trong 1 xã hội nơi họ không được phép có tư duy độc lập và phát biểu ý kiến thực sự của mình, họ dần dần quên mất lẽ ra là con người, họ nên có quyền cất tiếng nói. Trong nghệ thuật, nếu có khuôn mẫu định sẵn và 1 dây xích kìm hãm, người nghệ sĩ không thể làm việc với toàn bộ khả năng của mình. Thiếu tự do, con người bị kìm hãm, khả năng bị giới hạn. Cũng như trong đời sống. Albert Camus từng nói “A free press, of course, can be good or bad, but most certainly, without freedom, a press will never be anything but bad.” Nói mỗi nước đều có tự do dân chủ, chỉ là chế độ khác biệt nên sự dân chủ có màu sắc khác nhau chỉ là lối né tránh cái thực tế chẳng có tự do dân chủ. Nói mỗi nước đều có vấn đề, không có chế độ nào hoàn hảo chỉ là 1 lối lấp liếm không dám nhìn thẳng vào những khuyết điểm của mình.

Đúng, không có chế độ nào 100% hoàn hảo. Nhưng cho đến nay, qua thời gian, đến sự tiến bộ hiện nay của loài người, chế độ dân chủ được xem là lựa chọn tốt nhất. Nhưng có lẽ con chim bị nhốt quá lâu trong lồng khi nhìn thấy cửa mở cũng rụt lại không dám bay ra TG rộng lớn bên ngoài. Có lẽ con người sợ hãi sự thay đổi. Thay vì góp sức vào 1 sự thay đổi, thay vì đứng lên bảo vệ cho quyền lợi của chính bản thân mình, họ ngồi yên chấp nhận thực tế và họ cách lơ đi những vấn nạn của đất nước. Erich Fried có câu nói nổi tiếng được viết ngay trên phần còn sót lại của bức tường Berlin tôi đã may mắn có dịp thấy tận mắt: “He who wants the world to remain as it is doesn’t want it to remain at all.”

Nếu muốn, tôi có thể đáp máy bay về nước, có thể để bị bắt và ngồi tù, lúc đó mọi người sẽ biết đến tôi, sẽ cuối cùng công nhận tôi chứng minh được những gì mình đang nói thay vì khoác lác phô trương, sẽ cuối cùng ban cho tôi 1 danh hiệu, hay 1 tấm bằng khen để sau này ra tù tôi treo trong nhà và tự hào giới thiệu mỗi khi khách đến, nhưng liệu điều ấy có giúp ích được gì không? Ý tôi không phải bảo việc ngồi tù là vô bổ. Tôi rất nể trọng và kính phục những người đã dám lên tiếng và chấp nhận việc ngồi tù là 1 cái giá của việc tranh đấu của mình. Tôi thực sự rất nể trọng họ. Và cảm thấy những gì mình làm chẳng là chút gì so với những gì họ đã làm. Và nhiều lúc cảm thấy bản thân là 1 kẻ hèn nhát đáng ghê tởm.

Nhưng..

Đừng bảo tôi im vì tôi sống ở Na Uy.
Đừng bảo tôi im vì tôi 16 tuổi.
Đừng bảo tôi im và bảo tôi chưa đủ trải nghiệm.
Đừng bảo tôi im và bảo tôi thiếu hiểu biết.
Đừng bảo tôi im và kết tội tôi chỉ copy và paste.
Đừng bảo tôi im vì bạn im.

Joyce Anne Nguyen
2/3/2010

viethoaiphuong
#40 Posted : Monday, March 22, 2010 6:45:28 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tứ Bất Tận - Tứ Bất Năng



Nguyễn Thùy

Cách đây lâu lắm rồi, những trên 40 năm, người viết đôi khi lui tới ‘Đàm Trường Viễn Kiến’của nhà Học giả Nguyễn Đức Quỳnh. Ông vốn thuộc nhóm Hàn Thuyên, khuynh hướng Đệ Tứ Quôc Tế với Lương Đức Thiệp, Trương Tửu,…Nhưng khi vào Nam, ông ‘giả từ’ Mác, Lê, Trốt-Kít và trở về với khuynh hướng Quốc gia, Dân tộc. Mến mộ ông về phong cách xuề xoà, giản dị, nói năng ôn tồn, luôn luôn tương nhượng, khoan hoà cùng trọng nể ông về kiến thức, nhiều người thường đến nhà ông (nơi con hẻm đường Phan Thanh Giản, nay là đường gì, tôi không biết, cách ngôi chùa nhỏ Từ Quang của Thượng Tọa Thích Tâm Châu chừng mươi mét) hàn huyên, tâm tình,̉ trao đổi ý kiến về mọi vấn đề từ Chính trị, Kinh tế, Thơ Văn, Học thuật, thời sự, nhất là những người viết lách và một số Văn Nghệ sĩ như nhạc sĩ Phạm Duy, nhà thơ Trần Dạ Từ, luật sư Nghiêm Xuân Hồng, luật sư Nguyễn Hữu Thống, và hình như cả Bác sĩ Trần Ngọc Ninh và nhiều nhân vật khác nữa, phần lớn là người Bắc. Kể cả nhưng người trẻ, dù miền Nam, miền Trung, nghe tiếng ông chứ ông không quen biết, ông cũng niềm nở tiếp đón. Do đó nên có người gọi căn nhà ông là ‘Đàm Trường Viễn Kiến’. Những buổi gặp gỡ như thế, thường chỉ có uống trà và đàm đạo vì cuộc sống của gia đình ông cũng eo hẹp lắm.

Một lần, người viết nghe ông nhắc đến lời người xưa về ‘Tam Bất Năng, Tam Bất Tận’. người viết ghi nhớ điều đó. Sau 1975, sống dưới chế độ Cộng sản, chứng kiến những gì Cộng sản đã gây ra cho nước, cho dân, nhất là về Giáo dục, tất cả mọi tầng lớp nhân dân, ngay cả thiếu niên, nhi đồng cũng phải học thuộc nhuần nhuyễn lý thuyết Mác-Lê, nhất là tự tưởng, đạo đức của ‘Bác Hồ vĩ đại’, người viết thấy cái ‘Tam Bất Năng, Tam Bất Tận’ kia còn thiếu nên mạo muội thêm vào một cái Thứ Tư và đổi thành ‘Tứ Bất Năng, Tứ Bất Tận’ như sau :
a) Tứ Bất Năng : Bốn điều không nên, không thể làm :

-Phú quí bất năng dâm (hiểu đơn sơ là : giàu sang thì không được dâm ô, đàng điếm, phung phí, hưởng lạc trác táng, đồi trụy,…)
-Bần tiện bất năng di (dù nghèo nàn, khổ sở cũng giữ gìn nhân phẩm, giá trị con người, không được dời đổi, đánh mất nhân cách của mình, không được làm những gì trái đạo đức, luân thường,…)
-Uy vũ bất năng khuất (trước cường quyền, bạo lực, không khiếp nhược, hèn hạ, quỳ lụy, cầu xin để trở thành nô lệ cho kẻ ác)
-Lý tưởng bất năng hoặc (không bị mê hoặc bỡi lý tưởng của ai như kẻ cuồng tín chủ nghĩa, cuồng tín tôn giáo. Cũng còn có nghĩa là không nên đem cái lý tưởng, cái ý kiến của mình để áp đặt, khống chế ai, bắt buộc phải tuân phục ý kiến mình, bài bác hết mọi ý kiến, lý lẽ nào trái với ý mình).
b) Tứ Bất Tận : Bốn điều không nên đẩy đến cùng cực :
-Xử nhân bất tận tài (đối xử với ai cũng không nên bóc lột hết tài sản, của cải, tiền bạc kẻ khác mà phải để cho họ có cái gì để sống)
-Xử nhân bất tận lực (đối xử với người, không nên bóc lột hết khả năng, sức lao động của họ, biến họ thành thứ lao nô suốt đời cúc cung tận tụy phục vụ mình)
-Xử nhân bất tận tình (đối xử với người, không nên bắt buộc ai phải hết lòng hết da, phải trung thành tuyệt đối với mình, không được thân thương, cảm tình với bất cứ ai, ngoài mình)

-Xử nhân bất tận lý (đối xử với ai, không được chỉ cho cái lý của mình là hoàn toàn đúng mà không nhìn nhận phần nào cái lý của họ. Điều nầy, Nguyễn Du đã bảo : ‘Mà trong lẽ phải có người có ta’ (ĐTTT, câu 3114).

Ai đã từng sống dưới chế độ Cộng sản độc tài toàn trị, thấy ngay rằng Cộng sản hoàn toàn không để ý đến những lời trên. Cộng sản xóa ngay chữ ‘Bất’ để chỉ còn ‘Tứ Tận’ và ‘Tứ Năng’nên nước nát, nhà tan, dân đói nghèo, dốt nát. Nhân dân bị̉ biến thành cỏ rác, ngựa trâu cho Cộng sản vững bền ngôi vị ‘độc tài trị nước, độc quyền trị dân và độc tôn hưởng thụ’.

Nhưng, trớ trêu thay, không riêng gì Cộng sản, bao nhiêu người Việt tỵ nạn Cộng sản nơi hải ngoại, luôn hô hào, kêu gọi đấu tranh cho Dân chủ, Tự do, cho Nhân quyền, Nhân phẩm, thế mà lại luôn sử dụng cái ‘Tứ Tận, Tứ Năng’ để chỉ trích, công kích, xỉ vả, bôi nhọ nhau, nhiều khi bằng những ngôn từ vô cùng nặng nề, thô tục, cuồng bạo. Mà nào đâu phải hạng người thất học, toàn là những kẻ có học vị cao, có địa vị xã hội : tiến sĩ, kỹ sư, Bác sĩ, Giáo sư, nhà văn, nhà báo từng có tiếng, có tăm. Người viết có cảm tưởng hầu như chúng ta đã và đang bị một chứng bệnh tâm thần kỳ quặc, không moi móc chỉ trích, đả phá nhau thì ‘ăn không ngon, ngủ không yên’ được, phải thế chăng ?!. Gần đây nhất, vụ cô Lê Thị Công Nhân mãn hạn tù được Công an Cộng sản trả lại nhà dù còn bị quản thúc ba năm, cha Nguyễn Văn Lý được Cộng sản tạm ngừng giam giữ 12 tháng, cho Cha về với gia đình để chữa bệnh cũng được (hay bị) bao người bênh và chống đến tận cùng triệt để. (Bài viết nầy không bàn đến việc ‘bênh’ hay ‘chống’ hai nhân vật nầy, có thể trong một bài khác)

Nêu ra hai cái ‘Tứ Bất Tận’ và ‘Tứ Bất Năng’ như trên, người viết chỉ mong sao chúng ta -những người yêu nước, những người chống Cộng và đấu tranh cho Tự do, Dân chủ- dù có khác biệt nhau về thái độ, quan điểm, dù có không cùng một cái nhìn về vấn đề gì đó, thì cũng chịu khó dùng lời nhẹ nhàng, lịch sự, ôn tồn, khoan nhượng với nhau chứ đừng dùng lối phũ phàng đối xử với nhau nữa. Nếu có phải dùng đến cái lối ‘hàng tôm hàng cá’ thi ̀, thiết nghĩ chỉ nên sử dụng đối với Cộng sản, lớp người cam tâm làm tôi tớ cho cường quyền phương Bắc, sẵn sàng bán nước buôn dân để giữ được cái ghế ngồi thống trị trên đầu cổ nhân dân. Chúng ta tự hào có bốn nghìn năm văn hiến, tự hào truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mà chỉ một việc đơn sơ, bé nhỏ là dùng lời dịu dàng, nhỏ nhẹ, lịch sự, nhu hòa với nhau cũng không giữ được sao ?!!!

France, 21/03/201
Nguyễn Thùy


Users browsing this topic
Guest (19)
3 Pages<123>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.