Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

13 Pages«<7891011>»
Bão Gió Thiên Tai và những thảm họa lớn _ Trên Toàn Địa Cầu !!
viethoaiphuong
#161 Posted : Saturday, April 9, 2011 4:38:22 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Cuộc sống tù túng trong nơi tạm trú ở Nhật



Với nhiều người mắc kẹt tại trung tâm tạm trú Tagajo, thời gian kéo dài vô tận, cuộc sống đơn điệu như trong nhà tù.
Toàn bộ thế giới của Tsutomu Suzuki chỉ bao quanh khoảng không dài 1,2 mét và rộng 3,6 mét. Chốn dung thân sơ sài của gia đình 5 người nhà ông ở hành lang trên gác của trung tâm văn hóa Tagajo, tỉnh Miyagi. Họ ngủ cạnh nhau trên sàn lát đá, giống như đi cắm trại, nhưng là cắm trại trong nhà, dù đôi khi bên trong cũng lạnh không kém ngoài trời.
Tuy nhiên, họ sở hữu một thứ sang trọng, khác biệt hẳn với tất cả những người trong trung tâm: một chiếc ghế sofa. Chiếc ghế này cũng chẳng phải cái gì đẹp đẽ, nó chỉ là đồ vật rẻ mạt mà họ nhặt được từ một nhà nghỉ. Tuy nhiên, với người thợ mộc 52 tuổi như Tsutomu, nó giúp ông nhớ lại về thời xa xưa tươi đẹp.


Hai chị em gái chơi đùa với con chuột hamster trong khu tạm trú Tagajo. Ảnh: Jiji Press.

Vợ ông, Kuniko, 50 tuổi, và mẹ vợ Kimiko Takahasi, 78 tuổi, thường nằm trên đó và giả vờ như đang nằm trong phòng khách ở nhà ngày xưa. Thế nhưng, cái sự vui sướng này cũng không mấy hoàn hảo. "Chiếc ghế quá nhỏ, ban đêm vợ tôi hay lăn qua, lăn lại và cuối cùng lại ngã trúng người tôi", Tsutomu nói.
Chỉ sau một giờ trong ngày 11/3, Kuniko và bà mẹ đã tìm tới nơi trú ẩn tại trung tâm văn hóa này. Hôm sau, ông Tsutomu đưa con gái họ, Ikue, 18 tuổi, và em gái vợ Chikako tới. Ăn, ngủ, nghỉ trên nền đá không phải là điều tồi tệ nhất, mà là không biết phải sống thế này trong bao lâu nữa, họ nói.
Toàn bộ trung tâm chứa 550 người, trong tổng số 160.000 người mất nhà cửa do thảm họa động đất, sóng thần. Mới đây, Tsutomu đi thăm thú trung tâm cùng một số người. Chăn màn rải rác khắp nơi, ở hành lang, trong phòng họp, phòng trưng bày. Nhiều người trùm khăn lên ghế hay dựng bìa carton để ngăn cách họ với những người xung quanh.
Khi có quá nhiều người trong không gian chật hẹp, sự riêng tư được coi là món quà quý. Sáng sáng, Kuniko giương mành, che cho Ikue mặc áo. Bà của Ikue khẳng định tình trạng này vẫn còn khá hơn nhiều so với những điều họ đối mặt sau Thế chiến II. Tuy nhiên, tình thế của họ vẫn rất khó khăn. Bà đôi khi "vãi ra quần" trong lúc tìm toilet.
Cả 5 người trong gia đình họ chưa tắm một lần nào trong vài tuần nay. Ở nhà tắm cũng chỉ có nước lạnh. "Khi không có nước nóng, anh mới thấy nhớ nó thế nào", Tsutomo nói.
Ban đêm họ cũng chẳng được nghỉ ngơi tử tế. Đèn trên đầu họ lúc nào cũng sáng. Trong trung tâm chỉ có hai máy sưởi. Nhiều người phải mặc áo khoác nằm trong chăn mà vẫn rét run khi nhiệt độ xuống thấp. Xung quanh, có người co chân, cựa quậy, người thì hò hét, người thì ngáy và ho liên hồi.
Nhiều người thức dậy lúc 5h sáng sau một đêm không tròn giấc, mắt đảo quanh những dòng chữ trên bảng tin. Một mẩu giấy gắn trên đó có ghi: "Yuriko, tôi đến tìm mà không gặp anh. Đừng lo, tôi sẽ trở lại. Hy vọng anh vẫn an toàn".
Ngày dài lê thê, sự đơn điệu giống như trong nhà tù. Các bữa ăn ít ỏi. "Chúng tôi chẳng có cách nào cung cấp đủ thức ăn cho họ", Satou Tadamichi, phó giám đốc trung tâm, cho biết.
Thực đơn cho bữa sáng là hai lát bánh mỳ, bữa trưa là một nửa quả táo, một lát bánh mỳ. Bữa tối có cơm, bánh mỳ, một chút salad và một quả trứng luộc.
Cãi cọ về thức ăn rất hay xảy ra. Nhiều người than phiền đã bị lừa gạt, người khác thì chỉ trích lẫn nhau vì lấy quá phần. "Họ khổ đau quá nhiều, tôi sợ rằng một ngày nào đó họ sẽ phát điên chỉ vì những thứ như bát cơm", Tadamichi nói.
Masuko Iwai, 72 tuổi, gặp ác mộng thường xuyên. Mỗi khi nhắm mắt, bà nghe thấy một giọng nói vang lên, cầu cứu. Đó là tiếng khóc của người hàng xóm đã bị sóng thần cuốn trôi. "Bà ấy hét lên: 'Masuko, cứu tôi, cứu tôi với'", bà Iwai kể. "Tôi trả lời: Tôi sẽ đến, bà hãy nói cho tôi biết bà ở đâu!". Nhiều người bảo tôi phải tĩnh dưỡng nhưng tôi không thể nào thoát ra khỏi giọng nói đó".
Bác sĩ Jyunya Minohata phải chăm sóc bệnh nhân tại một khu y tế tạm thời trong trung tâm. Ông điều trị cho họ bệnh cảm lạnh và cảm cúm song không thể giúp xoa dịu nỗi đau trong lòng họ. "Ai nấy ở đây đều căng thẳng", Minohata, 35 tuổi, nói. "Họ đã mất mát quá nhiều, những tổn thương về tinh thần giờ đây bắt đầu lộ diện".
Ở gần đó, một người đàn ông gầy, ngoài 40 tuổi, đang còng lưng, ôm bụng. Một y tá đưa ông tới ghế ngồi, xoa lưng cho ông trong khi vị bác sĩ thì thầm điều gì đó vào tai ông.
Trong nhiều tuần nay, cảnh tượng này thường xuyên tiếp diễn. Người bệnh nhân khẳng định ai đó đã tráo thuốc của ông. "Chúng tôi không thể nào thuyết phục ông ấy rằng chuyện đó không xảy ra", Monohata nói. "Hôm nay ông ấy xuôi rồi nhưng ngày mai lại thế".
Kiko Iwamoto, một công chức chuyên giúp đỡ người bị chấn thương tâm lý, lo rằng nạn nhân sóng thần không được tư vấn tâm lý đầy đủ. "Những trung tâm này cần một nơi cho bệnh nhân chia sẻ về sự mất mát của họ và được trấn an rằng họ không phải là người duy nhất", cô nói.
Bà Iwai đã bắt đầu học cách làm quen với cơn ác mộng của mình. Bà nhanh chóng kết bạn với những người trong trung tâm. Một nhóm phụ nữ lớn tuổi tập hợp cùng nhau, họ chia sẻ đồ ăn và hỗ trợ lẫn nhau. "Chúng tôi tự nhắc mình rằng mọi người ở đây đều là nạn nhân cả", Iwai nói.
9h30 tối, nhân viên an ninh tắt chiếc TV duy nhất ở trung tâm. Loa phóng thanh phát ra thông điệp cuối cùng của ngày yêu cầu mọi người đi ngủ. Một phụ nữ cất tiếng: Xin hãy im lặng.
Tsutomu hôn vợ và nằm lên sàn. Đêm nay tới lượt vợ ông nằm trên ghế. Ở cách đó không xa, Iwai cũng lên giường, biết rằng giọng nói đó sẽ lại vang lên bên tai bà.

Hải Ninh (theo LA Times)
viethoaiphuong
#162 Posted : Saturday, April 9, 2011 6:56:43 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Vụ xả súng ở Brazil: Cảnh học sinh bị thương chạy trốn



08/04/2011 19:27:15
- Sợ hãi và hoảng loạn, nhiều em học sinh gồm cả người bị thương ở vai bắt đầu bỏ chạy ra khỏi lớp học. Đó là những hình ảnh vừa mới được các nhà chức trách Brazil cho công bố ghi lại thời điểm xảy ra vụ xả súng đẫm máu tại một trường trung học ở Rio de Janeiro.
Ít nhất 10 nữ sinh và 2 nam sinh thiệt mạng, 22 học sinh khác bị thương là kết quả của một vụ xả súng gây ra bởi một cựu học sinh 24 tuổi hôm 7/4 trước khi tên này tự sát.
Theo lời các nhân chứng, vụ xả súng điên cuồng bắt đầu ngoài trường Tasso da Silveira vào khoảng 8h30 sáng. Tên sát nhân đã bắn hai băng đạn 38 viên vào đầu và cánh tay của hai học sinh đầu tiên. Sau đó hắn vượt qua cổng lên một lớp học ở tầng 2 nhằm vào các học sinh từ 11-13 tuổi.
Cảnh sát cho biết, Wellington Menezes de Oliviera đã cẩn thận lên kế hoạch trước khi thực hiện vụ tấn công. Một số học sinh kể lại rằng, kẻ tấn công còn chọn mục tiêu của mình trước khi bắn. Sau khi bắn vào chân một cảnh sát, hắn đã đưa súng lên đầu của mình bóp cò tự sát.
Các kết quả điều tra ban đầu cho hay, Wellington được những người quen biết coi như một kẻ chống đối xã hội, một người cô độc không biết tự chăm sóc cho bản thân.
Ngay sau sự cố, 1.200 phụ huynh đã đổ xô tới trường Tasso da Silveira kêu khóc tìm kiếm con cái của mình. Nguyên nhân dẫn tới bi kịch vẫn đang được điều tra làm rõ.
Nguyễn Hường (Tổng hợp)
viethoaiphuong
#163 Posted : Saturday, April 9, 2011 9:04:44 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thế giới bàng hoàng trước hình ảnh sau hỏa hoạn vừa xảy ra ở Philippine



Khoảng 500 căn nhà bị thiêu rụi trong một vụ cháy xảy ra sáng nay 7/4 tại thành phố Malabon, Philippines. May mắn không có thương vong. Cả thế giới đang chấn động trước hình ảnh những người dân Philippine tuyệt vọng lội trong đống bùn rác ngập đến tận mang tai để tìm kiếm những gì sót lại.



Những bức ảnh về sự tàn phá đã cho thấy mức độ phá hủy đến rợn người của trận hỏa hoạn xảy ra ở làng Maysilo, gần thủ đô Manila sáng sớm ngày hôm nay.

Lực lượng cứu hỏa cho biết, vụ hỏa hoạn bắt nguồn từ một dãy nhà lúc khoảng 2h24 sáng nay theo giờ địa phương và nguyên nhân được cho là do nổ bình gas. Rất nhanh chóng, ngọn lửa lan đi khắp ngôi làng. Mặc dù không có báo gì về tình hình thương vong trong thảm họa này nhưng ngọn lửa điên cuồng đã xóa sổ toàn bộ ngôi làng, thiêu rụi toàn bộ 800 căn nhà và đẩy 3.000 người vào cảnh vô gia cư.




(sẽ tìm hình ảnh của bài này)

Người dân ngụp lặn trong bùn nước để tìm vớt những đồ đạc có giá trị còn sót lại - Ảnh: Reuters


Trong khi đó, người thanh niên này lại thẫn thờ trước hình ảnh kinh hoàng trước mặt.


Cả phụ nữ và trẻ em đều lăn vào biển bùn đen kịt bẩn thỉu để tìm kiếm tài sản.


Một thanh niên tươi cười khi tìm thấy một thứ tài sản còn sót lại.


Toàn cảnh một khu vực bị thần lửa thiêu rụi.


Mặc rác rưởi bao vây xung quanh, người thanh niên này vẫn quyết tìm kiếm những thứ còn sót lại ở ngôi nhà đã bị đốt trụi của mình.


Rợn người trước biển bùn rác đen kịt.


Hai em bé này đã tìm thấy được một thứ tài sản được coi là quý giá đối với chúng.


Người già cũng không nề hà lao vào biển bùn rác tìm kiếm tài sản.


Chán nản vì chẳng tìm được gì còn sót lại sau thảm họa.


Ánh mắt thất thần của một cậu bé trước ngôi nhà bị thiêu rụi hoàn toàn của em.
viethoaiphuong
#164 Posted : Sunday, April 10, 2011 8:53:51 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Máy bơm lớn nhất thế giới tới Nhật

(Dân trí) - Chiếc máy bay chở hàng khổng lồ của Nga hôm thứ sáu vừa qua đã tới Mỹ đón một trong những chiếc máy bơm bê tông lớn nhất thế giới, đã được cải tiến để bơm nước vào nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đang gặp trục trặc tại Nhật.

Một trong những chiếc máy bơm lớn nhất thế giới đang chuẩn bị được đưa lên máy bay vận tải của Nga tại sân bay Los Angeles, ngày 8/4.

Chiếc máy bơm nặng 86.180kg do công ty Putzmeister America của Mỹ chết tạo. Chiếc máy bơm này được đặt trên chiếc xe tải 26 bánh. Cần của nó có thể vươn cao hơn 60m và có thể hoạt động bằng điều khiển từ xa, cách đó 3km. Đây là đặc điểm lý tưởng để bơm nước vào những vị trí khó tiếp cận ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật.


Chiếc máy bơm được đặt trên chiếc xe tải 26 bánh.

Nếu cần thiết, chiếc máy bơm cũng có thể chôn vùi lò phản ứng hạt nhân bị hư hại trong cỗ quan tài bê tông. Sau thảm họa Chernobyl năm 1986, hãng Putzmeister đã cử 11 máy bơm tới bơm bê tông vào lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện tại Ukraine.

Giới chức Nhật đã phải vật lộn để làm mát các lò phản ứng của nhà máy, sau thảm họa động đất/sóng thần hôm 11/3 vừa qua. Sau đó, nhà máy phải hứng chịu nhiều vụ nổ, rò rỉ phóng xạ và có thể các thanh nhiên liêu đã bị tan chảy một phần.


Một quan chức Putzmeister ở Nhật đã liên hệ với Công ty điện lực Tokyo (Tepco) sau khi thấy trực thăng, xe cứu hỏa phải vất vả bơm nước vào nhà máy.

Cần phải thuê máy bay chở hàng lớn của Nga AN-124, một trong những máy bay lớn nhất thế giới, để di chuyển chiếc máy bơm khổng lồ trên.


Máy bay vận tải AN-124 của Nga là một trong những máy bay vận tải lớn nhất thế giới.

Vào ngày 31/3, Putzmeister cũng đã gửi từ công ty mẹ ở Đức một máy bơm công suất thấp hơn tới nhà máy điện hạt nhân Fukushima I trên máy bay Antonov-124. Một chiếc nhỏ tương tự cũng sẽ được gửi tới Nhật trong thời gian tới.


Chiếc máy bơm khi đã được chuyển lên máy bay.

Được biết Tepco mua mỗi chiếc máy bơm với giá khoảng 2 triệu USD, chưa bao gồm chi phí vận chuyển.

Phan Anh
theo AP
viethoaiphuong
#165 Posted : Sunday, April 10, 2011 7:40:37 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
cách đây chừng 1 giờ đồng hồ :

Nhật : báo động sóng thần sau một động đất mạnh - các nhân viên của trung tâm Fukushima được lệnh sơ tán



Đúng 1 tháng sau trận động đất 11 tháng Ba, một cơn động đất 7.1 đã được thấy thứ Hai này ở vùng đông-bắc Nhật, gần Iwaki, thành phố thuộc tỉnh Fukushima nơi có trung tâm nguyên tử, và các nhân viên đã được sơ tán. Tận Tokyo cũng cảm nhận các bức tường bị rung chuyển, và một báo động có sóng thần đã được thông báo, sau đó ít phút được gỡ bỏ.

Tâm động chấn nằm ở 38km à phía tây thành phố Iwaki và 80 km phía nam Fukushima, nơi đặt trung tâm nguyên tử Fukushima. Các công việc làm nguội lò điện nguyên từ 1, 2 và 3 đã bị ngưng trong vòng 50 phút, theo thông báo của cơ quan giám sát nguyên tử việc ngưng trên không làm quản ngại về an toàn lò.

Các kỹ thuật viên làm việc ở phía ngoài trung tâm đã được sơ tán, họ có nói thêm là điện đã được cúp trong 3 lò của trung tâm.

Cũng giống như tuần lễ vừa rồi - động đất hôm thứ Năm, một cơn dư chấn 7.4 cũng xảy ra trong vùng này,. Báo động sóng thần cũng được truyền đi nhanh chóng.

(HTMT dịch sang Viêt ngữ)
nguồn : ALERTE INFO
Japon: Alerte au tsunami levée après un fort séisme
il y a 55 min
http://fr.news.yahoo.com...e-au-tsunam-8f38f87.html
viethoaiphuong
#166 Posted : Monday, April 11, 2011 9:51:02 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Hàng trăm két sắt vô chủ sau sóng thần tại Nhật Bản



Không có chiếc ô tô nào bên trong bãi đỗ xe của sở cảnh sát thành phố Ofunato, Nhật Bản. Thay vào đó là hàng trăm chiếc két sắt, bị sóng thần cuốn từ các ngôi nhà và văn phòng của các công ty ra biển, đang nằm chồng chất.


Những chiếc két sắt vô chủ tại một đồn cảnh sát ở thành phố Ofunato, tỉnh Iwate.

Các két sắt đã trôi dạt vào bờ biển phía đông bắc Nhật Bản và cảnh sát giờ đang cố gắng tìm lại chủ nhân của chúng. Nhiều người Nhật Bản, đặc biệt là những người cao tuổi, vẫn có thói quen tích trữ tiền mặt tại nhà. Ước tính, nguồn tiền tích trữ này lên tới 350 tỷ USD. Người dân địa phương gọi khoản tiền này là “tansu yokin”, có nghĩa là “tiền tiết kiệm để tủ”.


Trong chiến dịch dọn dẹp sau động đất/sóng thần đang được tiến hành dọc bờ biển kéo dài hàng trăm km, các nhân viên và người dân đã tìm thấy hàng loạt két sắt vô chủ.
Một tháng kể từ khi thảm họa kép tàn phá Ofunato và các thành phố lân cận, các sở cảnh sát, vốn đã quá tải với hàng núi công việc giờ đây đang đối mặt với một nhiệm vụ khác là quản lý số của cải bị thất lạc.
“Ban đầu chúng tôi tập trung tất cả các két sắt tại sở cảnh sát”, Noriyoshi Goto, người đứng đầu bộ phận các vấn đề tài chính của Sở cảnh sát Ofunato, cho biết. “Nhưng sau đó do quá nhiều nên chúng tôi phải đưa chúng đi chỗ khác”.
Ông Goto không biết chính xác bao nhiêu két sắt đã được sở cảnh sát của ông tìm thấy cho tới nay nhưng hiện đã có tới vài trăm và dự kiến con số này chưa dừng lại.
Việc xác định chủ nhân của các két sắt đã khó nhưng việc đó là gần như không thể đối với các khoản tiền mặt được tìm thấy trong các phong bì, túi không đề tên, những chiếc hộp hoặc đồ đạc.
Ông Yasuo Kimura, 67 tuổi, cho rằng ông là một trong những người may mắn. Sóng thần đã nuốt và cuốn trôi ngôi nhà của ông tại Onagawa, cách Ofunato khoảng 75km về phía nam. Ông đã sống sót cùng với người cha 90 tuổi và vẫn còn nguyên tiền ở ngân hàng.
Nhưng nhiều người bạn lâu năm và những người quen biết của ông Kimura, một cựu nhân viên ngân hàng, không may mắn như ông.
“Trong suốt những năm còn công tác, tôi đã thuyết phục họ gửi tiền trong ngân hàng. Nhưng họ luôn nghĩ rằng để tiền ở nhà an toàn hơn”, ông Kimura nói trong khi mắt hướng về thành phố bị san phẳng.
Số lượng các két sắt được tìm thấy tại Ofunato đã phản ánh dân số của khu vực này. Tại tỉnh Iwate, nơi có thành phố Ofunato, gần 30% trong tổng số dân của tỉnh này trên 65 tuổi. Nhiều người trong số họ giữ tiền tại nhà theo thói quen và vì sự thuận tiện. Lãi suất thấp khiến người dân gửi không hào hứng gửi tiền vào ngân hàng.
Tương tự như Iwate, các sở cảnh sát địa phương tại tỉnh Miyagi cũng thông báo tìm thấy nhiều két sắt và tiền mặt.
“Khi cần tiền, họ muốn có tiền ngay ở nhà. Nhiều người cũng không thoải mái giữ sử dụng máy ATM, đặc biệt là người già”, Koetsu Saiki, từ Ban các vấn đề tài chính của tỉnh Miyagi, nói.
Một báo cáo năm 2008 của ngân hàng trung ương Nhật Bản ước tính hơn 1/3 số tiền mệnh giá 10.000 yen (118USD) không tham gia lưu thông, tương đương khoảng 30 nghìn tỷ yen (354 tỷ USD).
Chính phủ Nhật Bản ước tính thiệt hại của trận động đất/sóng thần lên tới 309 tỷ USD, trở thành thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử thế giới. Con số này bao gồm những thiệt hại trực tiếp từ các ngôi nhà, đường xá và cơ sở hạ tầng bị hư hại. Tuy nhiên, nó không tính tới những thiệt hại cá nhân từ khối tiền mặt của các gia đình bị sóng thần cuốn ra biển.
Do hơn 25.000 người được tin là đã chết trong sóng thần, nhiều người két sắt có thể trở thành vô chủ. Theo luật, giới chức phải gìn giữ các tài sản bị thất lạc trong 3 tháng. Nếu không có ai nhận sau thời gian đó, tài sản sẽ được đưa vào công quỹ.
Nhưng tất cả những người sống sót muốn lấy lại két sắt của họ phải có các bằng chứng để chứng minh như mã két sắt, miêu tả nhận dạng của các tài liệu bên trong.
Chỉ 10-15% tài sản giá trị được tìm thấy trong các đống đổ nát của động đất/sóng thần cho tới nay đã được trả lại cho chủ nhân, giới chức tại tỉnh Miyagi và Iwate cho biết hồi tuần trước.
Nhưng thay vào chỉ chờ đợi, cảnh sát tại Iwate đang cân nhắc một biện pháp khác. Các đồn cảnh sát có thể sẽ mở các két sát để xác định chủ nhân của chúng.
Và dự kiến sẽ còn nhiều két sắt được tìm thấy trong những ngày tới.
An Bình
Theo AP
viethoaiphuong
#167 Posted : Tuesday, April 12, 2011 8:52:19 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Fukushima một Chernobyl thứ 2?


Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
2011-04-12

Vài giờ đồng hồ trước đây, Thủ Tướng Nhật Bản Naoto Kan đã họp báo, nói rằng tình trạng của nhà máy điện nguyên tử Fukushima đang từng bước một tiến đến ổn định hơn.

AFP
Các đơn vị đặc biệt tiếp tục phun loại nhựa chống phóng xạ lây lan quanh khu vực Tepco của nhà máy điện hạt nhân Fukushima
Cuộc họp báo được Tokyo thực hiện nhằm mục đích trấn an dân chúng và thế giới sau khi chính phủ Nhật quyết định nâng mức báo động ở nhà máy điện này lên cấp 7, là mức cao nhất trong thang đo về khủng hoảng hạt nhân của quốc tế.
Báo động phóng xạ cấp cao nhất
Một tháng sau ngày thiên tại xảy ra, chính phủ Nhật Bản đã nâng mức báo động khủng hoảng hạt nhân ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima lên đến cấp 7, là mức cao nhất trong thang đo của quốc tế, y hệt như mức báo động đã được áp dụng ở Chernobyl cách đây 1 phần tư thế kỷ.
Các viên chức thẩm quyền của Nhật Bản và giới chức điều hành Công Ty Điện Lực Tokyo nói rằng quyết định được đưa ra dựa vào mức rò rỉ và độ phóng xạ đo được dưới đất trên không cũng như trong nước biển.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo được trực tiếp truyền hình, Thủ Tướng Nhật Naoto Kan nhấn mạnh rằng tình hình nhá máy điện Fukushima đang từng bước tiến đến ổn định, độ rò rĩ cũng ngày một bớt đi.
Thủ Tướng Nhật Bản cũng xác nhận sự cố xảy ra đã khiến cho cả thế giới lo âu, và nói thêm rằng không chỉ Nhật và mọi quốc gia phải nỗ lực hơn nữa để tăng cường an toàn cho các lò phản ứng.
Quyết định nâng mức báo động khủng hoảng hạt nhân ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima lên đến cấp 7 khiến cho mọi người phải lo âu.
Giáo sư Shawn Dallas của Viện Đại Học Georgia nói với đài truyền hình CBS của Hoa Kỳ rằng điều ông và các chuyên gia về hạt nhân quan tâm nhất là tình huống ở nhà máy điện Fukushima diễn biến không thể lường trước được, điển hình là đã có lúc mọi người nghĩ rằng mọi chuyện sẽ ổn định, không ngờ tình hình ngày một tệ hơn.
Một số các chuyên gia còn cho biết họ không ngạc nhiên khi thấy chính phủ Nhật Bản nâng cấp báo động lên mức cao nhất, giải thích thêm rằng những vụ nổ và cháy ở các lò phản ứng sau ngày thiên tai xảy ra là dấu hiệu cho thấy tình trạng sớm muộn gì cũng sẽ đến chỗ nguy kịch hơn.
Tuy nhiên trong lúc nóng lòng chờ đợi xem chuyện gì sẽ xảy đến ở nhà máy điện nguyên tử này, mọi người vẫn cảm thấy an tâm hơn vì chính phủ Nhật Bản liên tục thông báo những tin tức liên quan, và đích thân Thủ Tướng Naoto Kan cũng nhắc đi nhắc lại lời cam kết này.
viethoaiphuong
#168 Posted : Tuesday, April 12, 2011 8:54:42 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Một số cư dân Nhật trở về nhà bất chấp mối lo ngại về phóng xạ



Một số cư dân bị buộc phải sơ tán khỏi nhà cách đây 1 tháng khi phóng xạ bắt đầu lan tỏa từ nhà máy điện hạt nhân bị hư hại của Nhật Bản, đang lén lút trở về khu vực được coi là vùng nóng. Thông tín viên đài VOA Steve Herman đã gặp một số người trong số này ở bên trong khu vực cấm ở thị trấn Namie.
Steve Herman | Steve Herman Thứ Ba, 12 tháng 4 2011


Hình: AFP
Chuyên gia đo mức phóng xạ gần thị trấn Namie, cách nhà máy hạt nhân Fukushima bị hư hại 15km
Ở bên trong thị trấn Namie – cách nhà máy hạt nhân Fukushima bị hư hại 15km – thoạt tiên dấu hiệu duy nhất của sự sống là một chú chó chạy qua ngã tư. Đèn giao thông vẫn chuyển từ đỏ sang xanh. Tuy nhiên trong vòng 1 giờ đồng hồ, chỉ có một vài chiếc xe đi qua ngã tư này, chẳng hề chú ý đến đèn hiệu.
Sự tĩnh lặng chỉ bị phá vỡ khi một cơn hậu chấn mạnh làm rung chuyển vỉa hè và những tòa nhà vốn đã bị hư hại. Tại các nơi khác trong tỉnh Fukushima, cơn chấn động đã khiến hàng ngàn ngôi nhà bị mất điện và buộc công tác sửa chữa tại lò phản ứng bị hư hại phải tạm ngưng.
Trận động đất đã buộc ba thành viên trong gia đình Ymagata phải chạy ra khỏi cửa hàng dược của họ, nơi họ đã trở lại để lấy một số thuốc men.
Cô Chieko Yamagata cho biết việc bị phô nhiễm với lượng phóng xạ được cho là cao hơn trong vài giờ không khiến cô lo lắng nhiều.
Cô Yamagata nói rằng cô bực bội vì phải xa nhà cả tháng trời và vấn đề phóng xạ không thể ngăn cô quay trở lại nhà trong chốc lát.
Tuy nhiên, cô và gia đình không có ảo tưởng về việc sẽ trở lại sống ở đây.
Cô nói rằng trở lại sống ở đây là điều hoàn toàn không thể thực hiện được. Cô cho rằng thị trấn với 22.000 dân hiện giờ chỉ còn là một di tích lịch sử.
Vào một thời điểm trong tháng Ba, mức độ phóng xạ đo được ở Namie đã cao gấp 1.600 lần mức bình thường. Mức độ phóng xạ đã giảm đáng kể từ đó, tuy nhiên thị trấn này vẫn được coi là một điểm nóng. Nhiều nơi tại thị trấn, nằm cách khu vực cấm 20km, cư dân trước đó được khuyến cáo nên ở trong nhà, nhưng hiện giờ đã được lệnh phải sơ tán ra xa hơn.
Đi qua khu vực Namie ngày hôm nay là một người đàn ông năm nay 48 tuổi, tự nhận là chuyên gia về điều hòa nhiệt độ tại lò phản ứng số 1 của nhà máy hạt nhân Fukushima bị hư hại. Ông nói rằng ông cảm thấy phải trở về nhà để lấy con dấu riêng để đóng dấu những tài liệu luật pháp.
Cư dân của Namie này cho hay cảnh sát tại một con đường bị phong tỏa đã tìm cách thuyết phục ông đừng trở về nhà, thậm chí là chỉ trong một chốc lát. Nhưng ông nói rằng ông biết hôm nay có thể là cơ hội cuối cùng trước khi lệnh cấm chính thức có hiệu lực. Ông dự báo rằng điều này là không thể tránh khỏi bởi thảm họa hạt nhân đã được nâng lên mức số 7, là mức cao nhất trong các mức thang về thảm họa hạt nhân quốc tế.
Các giới chức Nhật Bản nói rằng việc thay đổi từ mức 5 trước đó là dựa trên số lượng phóng xạ thoát ra không khí từ nhà máy Fukushima trong tháng vừa qua.
viethoaiphuong
#169 Posted : Tuesday, April 12, 2011 9:24:04 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)



Belarus : bom nổ ga tàu điện ngầm Minsk - thứ Hai, 11.4.2011


Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói vụ nổ gây chết người trong hệ thống tàu điện ngầm thành phố Minsk là âm mưu phá hoại ổn định ở trong nước.
11 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong vụ nổ xảy ra đúng giờ tan tầm chiều thứ Hai 11/04.
Ông Lukashenko nhận định: "Tôi không loại trừ khả năng vụ nổ này có bàn tay của nước ngoài", và liên hệ với vụ nổ năm 2008 đã làm 50 người bị thương.
Một người phát ngôn của cảnh sát Minsk thì nói cả thành phố đã được đặt vào tình trạng báo động cao.

Vụ nổ xảy ra lúc 1755 giờ địa phương đã phá hủy ga tàu điện ngầm Oktyabrskaya nằm cách văn phòng và dinh thự của ông Lukashenko có 100 mét.
Ga tàu này cũng thuộc loại nhộn nhịp nhất ở Minsk vì là ga trung chuyển giữa hai tuyến đường.
Các nhân chứng nói đã có ánh chớp lóe lên và tiếng nổ mạnh khi hành khách đang ra khỏi một chiếc tàu điện ngầm.
Nhiều người bị thương khá nặng. Hãng Interfax cho hay quả bom có chứa nhiều mảnh kim loại nhằm tăng cao khả năng sát thương.
Một số người thì nói đã chứng kiến cảnh xác người chồng chất trên sân ga.

==========

Belarus nhận diện các nghi can trong vụ nổ bom xe điện ngầm[/b]

VOA-Thứ Ba, 12 tháng 4 2011
Giới hữu trách ở Belarus cho biết họ đã nhận diện một số nghi can trong vụ nổ bom xe điện ngần ở Minsk giết chết 12 người hôm thứ hai.
Một quả bom phát nổ tại một trạm xe điện đông người ở thủ đô của Belarus trong giờ cao điểm buổi chiều, giết chết 11 người và gây thương tích cho khoảng 200 người.
Nạn nhân thứ 12 qua đời ngày hôm nay.
Các giới chức chính phủ nói rằng “rõ ràng đây là một hành động khủng bố,” vì quả bom chứa đầy sắt vụn với mục đích gây thương vong tới mức tối đa.
Nhân viên công tố cho biết vài người đã bị bắt trong cuộc điều tra. KGB, cơ quan an ninh quốc nội của Belarus, cho biết họ đã nhận diện một kẻ có thể là kẻ chủ mưu và đưa tên người này vào danh sách truy nã.
Hôm qua Tổng thống Alexander Lukashenko đã đến thăm nơi xảy ra vụ nổ bom và vội vã triệu tập một phiên họp khẩn của nội các.
Ông nói rằng ông nghi kẻ chủ mưu vụ này là những thế lực bên ngoài muốn phá hoại hòa bình và an ninh của nước ông.
Ông Lukashenko hứa “lục soát mọi ngõ ngách” trong nước để tìm thủ phạm.
Các nhà lãnh đạo đối lập cho biết họ e rằng ông Lukasehnko sẽ lợi dụng vụ này để biện minh cho việc gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến


viethoaiphuong
#170 Posted : Thursday, April 14, 2011 10:11:45 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Khối rác khổng lồ sau sóng thần Nhật Bản dạt tới Mỹ.



Ô tô, nhà cửa và thậm chí cả những mảnh thi thể bị cuốn trôi từ Nhật Bản sau trận sóng thần hôm 11/3 đã được tìm thấy ở vùng biển West Coast của Mỹ.

http://www.youtube.com/embed/_nQNVcuigl8

Ảnh mô phỏng toàn bộ quá trình di chuyển của khối rác theo vòng xoáy tròn Bắc Thái Bình Dương.

Các nhà chức trách ở đây đã nhận được tin báo về những khối rác khổng lồ gồm xe hơi, máy kéo, tàu bị lật úp và cả những mảnh thi thể của những người còn đang mất tích đang theo sóng và gió ở Thái Bình Dương tới bờ biển phía Tây của nước Mỹ. Hơn 200.000 công trình xây dựng và hàng ngàn người đã bị cuốn trôi ra biển sau thảm họa sóng thần tại Nhật Bản vừa qua.

Theo lời nhà hải dương học của Mỹ Curtis Ebbesmeyer, người đã dành nhiều thập niên nghiên cứu và theo dõi các vật trôi dạt cho biết, khối rác khổng lồ từ Nhật trong ba năm tới sẽ trôi hết tới bờ biển phía Tây của Mỹ. Một vài mảnh vỡ đầu tiên đã được tìm thấy vào ngày 7/4.
Sau đó, chúng sẽ di chuyển về phía Hawaii và rồi lại quay ngược lại châu Á. Tất cả sẽ di chuyển theo một vòng tròn của dòng hải lưu vốn được biết tới là vòng xoay tròn Bắc Thái Bình Dương. Và trong vòng 1 năm tới, các mảnh vỡ này sẽ theo dòng hải lưu tới bờ biển Washington, Oregon và California.

Các thành viên của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ, những người đã phát hiện ra quá trình di chuyển bất thường của khối rác nổi nói rằng họ chưa từng thấy bất cứ trường hợp nào giống như thế và cảnh báo các mảnh vỡ có thể trở thành mối đe dọa đối với ngành giao thông vận tải đường biển.

Hiện nhà nghiên cứu Curtis Ebbesmeyer đang theo dõi chặt chẽ sự chuyển động của các khối rác từ Nhật Bản. Theo ông, các mảnh kim loại có thể theo gió tới bờ nhanh hơn, trong khoảng 1 năm, trong khi các mảnh gỗ vỡ phải mất nhiều thời gian hơn gấp 2-3 lần. Chúng bị mắc kẹt trong vòng xoáy Bắc Thái Bình Dương nên cứ tiếp tục trôi nổi gây nguy hiểm cho tàu thuyền đi lại trong khu vực.


Một ngôi nhà trôi nổi trên Thái Bình Dương sau sóng thần tại Nhật Bản.



Hình ảnh mô tả vị trí khối rác khổng lồ từ Nhật Bản sẽ chạm tới
bờ biển phía Tây nước Mỹ trong vòng một năm tới.


Trong 3 năm chúng sẽ chạm tới bờ biển nước Mỹ rồi sau đó sẽ rời
đây di chuyển tới Hawaii và quay trở lại Nhật theo vòng tròn xoay
Bắc Thái Bình Dương.


Mảnh vỡ của xe hơi, tàu thuyền, gỗ và các mảnh thi thể đang trôi nổi trên đại dương.


Rác đủ loại sau sóng thần Nhật Bản đang trôi dạt sang Mỹ
viethoaiphuong
#171 Posted : Friday, April 15, 2011 1:05:33 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)



220 TẤM ẢNH CỦA NEW YORK VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở NHẬT BẢN


Xin click vào link dưói đây:
http://www.nytimes.com/i...ia/20110312_japan.html#1




Thảm họa Nhật Bản: Hình ảnh những chiếc tàu bị sóng thần đánh vào đất liền đang nằm la liệt...

Hàng trăm tàu thuyền, từ nhỏ đến lớn, đã bị sóng thần cao 10m đánh vào đất liền sau trận động đất hồi tuần trước. 1 tuần sau khi thảm họa trôi qua, xác tàu thuyền vẫn đang nằm la liệt giữa những bãi rác khổng lồ ở miền bắc Nhật Bản.

Tàu đánh cá Myojinmaru số 3 "ngự" trên một đường phố ở thành phố Kesennuma sau khi bị sóng thần cuốn lên bờ.
Một con tàu nằm giữa bãi rác khổng lồ ở thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi.
Thuyền chắn ngang một con phố ở Ishonomaki, tỉnh Miyagi.
Thuyền "phi" lên cả nóc nhà tại thị trấn Otsuchi, tỉnh Iwate
Một chiếc thuyền nằm giữa phố
Tàu bị đánh lên bờ và lật nghiêng tại cảng Hachinohe, tỉnh Aomori.
Các nhân viên cứu hộ đang tìm kiếm các nạn nhân quanh một con tàu ở thành phố Higashimatsushima, tỉnh Miyagi.

Xin chuyển để xem cảnh động đất & sóng thần kinh hoàng ...!!! Còn tại họa hạt nhân nữa!!!

viethoaiphuong
#172 Posted : Sunday, April 17, 2011 10:57:41 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

44 người chết trong trận lốc xoáy ở miền nam nước Mỹ

Chủ nhật, 17 tháng 4 2011

Hình: AP
Tiểu bang North Carolina là nơi bị nặng nhất, có đến 60 con lốc xoáy được ghi nhận hôm thứ Bảy
Số tử vong trong 3 ngày thời tiết quá xấu tại trung tây và miền nam nước Mỹ đã lên đến ít nhất 44 người.
Trận bão thật mạnh đã gây nên hơn 100 con lốc xoáy từ Oklahoma, ngang qua miền cực nam rồi vào tới Virginia. Tại một số nơi, toàn thể thị trấn đã bị xóa sạch trên bản đồ. Nhiều người sống sót cho hay họ đã mất tất cả những gì mà họ sở hữu.
Tiểu bang North Carolina là nơi bị nặng nhất. Có đến 60 con lốc xoáy được ghi nhận hôm thứ Bảy được các chuyên gia gọi là trận bão dữ nhất tàn phá bang này trong vòng 20 năm.
Thống đốc bang, ông Beverly Perdue đã tuyên bố tình trạng khẩn trương. Hàng trăm căn nhà đã bị gió thổi bay mất hoặc bị hư hại nặng. Chừng 80 ngàn căn nhà và cơ sở buôn bán đã bị mất điện sau trận bão.
Một nhân viên cấp cứu là một cựu quân nhân trở về từ Iraq cho hãng tin Associated Press biết là mức độ tàn phá tại bang North Carolina còn tệ hại hơn bất cứ những gì mà anh đã chứng kiến tại Iraq.
viethoaiphuong
#173 Posted : Tuesday, April 19, 2011 6:37:11 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Dồn dập thiên tai sau siêu mặt trăng


Một vụ cháy lớn xảy ra ở vùng rừng núi ở tỉnh Sơn Đông phía đông Trung Quốc, gió mạnh khiến ngọn lửa lan rộng sang cả khu vực núi Thái Sơn.


Đám cháy bùng phát dữ dội tại vùng núi của tỉnh Sơn Đông và nhanh chóng lan rộng sang của núi Thái Sơn - "Ngọn núi thiêng " của Trung Quốc (Ảnh: China Daily)

Khoảng 9h sáng (giờ địa phương) ngày 18/4, chính quyền tỉnh Sơn Đông phải huy động hơn 300 lính cứu hỏa để dập tắt ngọn lửa đang bùng cháy dữ dội tại khu vực rừng núi ở tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc.
Mặc dù đã kịp thời chữa cháy nhưng ngọn lửa vẫn kịp lan rộng sang cả khu vực núi Thái Sơn. Hơn 200 lính cứu hỏa đã được điều động về khu vực núi Thái Sơn (thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông) để sẵn sàng ứng phó và bảo vệ “ngọn núi linh thiêng” của Trung Quốc. Núi Thái Sơn nằm ở miền Trung của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, cao 1.545m so với mặt biển, được coi là thánh địa của Đạo Lão, Đạo Phật và Đạo Khổng. Thái Sơn còn là nơi tế lễ phong thiền của nhiều hoàng đế Trung Hoa.


Mưa đá xuất hiện ở tỉnh Quảng Đông khiến ít nhất 18 người thiệt mạng và thiệt hại về vật chất khoảng 14.7 triệu USD (Ảnh: China Daily)

Cùng ngày, một vụ cháy rừng khác ở tỉnh Lai Vu xảy ra và phải huy động tới 1.000 lính cứu hỏa, phải mất 48 giờ ngọn lửa mới được kiểm soát. Các quan chức cho biết hiện tại chưa có báo cáo thương vong. Được biết, trước khi xảy ra hỏa hoạn, theo Đài khí tượng Tử Kim Sơn của Viện Khoa học Trung Quốc, siêu mặt trăng xuất hiện khoảng 2 giờ chiều (giờ Bắc Kinh) ngày 17/4/2011. Lần này do vị trí mặt trăng so với trái đất gần hơn lần trước (19/3/2011) đến 1.513 km. Trong khi Sơn Đông phải chống chọi với hỏa hoạn thì nhiều khu vực khác ở Trung Quốc gặp phải bão lũ, mưa đá khủng khiếp. Theo thống kê chính thức của Bộ Nội vụ Trung Quốc, tính đến sáng ngày 18/4, đã có ít nhất 18 người thiệt mạng, hơn 155 người bị thương sau cơn bão có sức gió 164km/ giờ kèm theo mưa đá đổ vào khu vực phía nam tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc.
Chính quyền tỉnh Quảng Đông ước tính thiệt hại về vật chất lên tới 96 triệu nhân dân tệ (14,7 triệu USD).
Trước đó, hôm 15 và 16/4, tại tỉnh Quý Châu cũng ở miền tây nam Trung Quốc, mưa đá đã tàn phá 10 huyện ảnh hưởng tới cuộc sống của 270.000 người và gây thiệt hại kinh tế lên tới 11,5 triệu USD.
Mẫn Chi (Theo China Daily)
viethoaiphuong
#174 Posted : Tuesday, April 19, 2011 9:11:25 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Tepco bắt đầu bơm nước nhiễm xạ ra khỏi lò phản ứng bị tai nạn


Anh Vũ RFI - Thứ ba 19 Tháng Tư 2011

Theo AFP, ngày hôm nay 19/4, Tepco, công ty quản lý khai thác nhà máy điện hạt nhân Fukushima bắt đầu cho bơm khoảng 10 nghìn tấn nước ra khỏi lò phản ứng số 2 để tạo điền kiện cho công việc cứu chữa lò phản ứng bị tai nạn.

Từ khi xảy ra trận thiên tai động đất, sóng thần kinh hoàng hôm 11/3 khiến cho hệ thống làm nguội các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 bị hỏng hoàn toàn. Người ta đã phải bơm hàng trăm nghìn tấn nước từ ngoài vào để làm mát, tránh cho các lò phản ứng khỏi bị nổ. Một phần lớn lượng nước này bị nhiễm xạ nặng. Ước tính có khoảng 60 nghìn tấn nước ngập trong các buồng máy, các hành lang ngầm của ba trong tổng số sáu lò phản ứng của nhà máy. Nước nhiễm xạ ngập khiến cho công việc sửa chữa hệ thống làm mát của các lò phản ứng gặp nhiều khó khăn.

Phát ngôn viên của công ty Tepco hôm nay thông báo, 10 nghìn tấn nước nhiễm xạ ngập trong lò phản ứng số 2 sẽ được bơm sang khu vực xử lý chất thải của nhà máy có sức chứa khỏang 30 nghìn tấn. Đại diện của cơ quan An toàn hạt nhân Nhật Bản dự tính quá trình bơm thóat nước ra khỏi các lò phản ứng phải mất ít nhất 26 ngày. Cuối tuần qua, tập đoàn Tepco cũng cho biết cần phải mất 9 tháng để cho các lò phản ứng ngưng hoạt động hoàn toàn. Công việc trước mắt là khôi phục hệ thống làm mát, hạ nhiệt các lò phản ứng và bồn chứa nước ngâm các thanh nhiên liệu hạt nhân.

Chính quyền Tokyo đã nâng cấp mức độ nghiêm trọng của tai nạn Fukushima lên ngang hàng với vụ nổ nhà máy nguyên tử Tchernobyl hồi năm 1986.
viethoaiphuong
#175 Posted : Thursday, April 21, 2011 5:12:11 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Cập nhật Thứ Năm, 21 tháng 4 2011

Nhật Bản siết chặt biện pháp hạn chế đi lại quanh nhà máy Fukushima

Gần 6 tuần lễ sau khi trận động đất và sóng thần gây nhiều tàn phá châm ngòi cho cuộc khủng hoảng hạt nhân nghiêm trọng nhất từ trước tới nay tại Nhật Bản, chính phủ Nhật đang tăng cường những biện pháp hạn chế sự đi lại của người dân trong khu vực gần nhà máy Fukushima Daiichi. Kể từ ngày mai, cảnh sát địa phương sẽ có quyền bắt giữ bất cứ người nào trong vòng bán kính 20 km quanh nhà máy điện hạt nhân này. Thông tín viên Martyn Williams tại Tokyo của Đài VOA ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Martyn Williams | Tokyo Thứ Năm, 21 tháng 4 2011


Hình: AP
Cảnh sát Nhật Bản lập các chốt kiểm soát gần thị trấn Namie, quận Fukushima, ngày 21 tháng 4 năm 2011

Khi chính phủ Nhật Bản lần đầu kêu gọi cư dân sinh sống quanh nhà máy hãy sơ tán, một ngày sau thảm họa ngày 11 tháng 3, ít người nhận ra rằng họ sẽ phải ra đi trong thời gian lâu đến như vậy. Rất nhiều người đã bỏ chạy mà không chuẩn bị để có thể sống xa nhà trong nhiều tháng.

Thay vì rò rỉ phóng xạ bất thần và với số lượng cao như dự đoán, nhà máy Fukushima Daiichi cho tới nay vẫn tiếp tục thải ra những hạt phóng xạ có hại trong nhiều tuần lễ, mặc dù ở mức thấp.

Công ty vận hành nhà máy dự kiến sẽ phải mất tới 9 tháng nữa mới có thể kiểm soát được các lò phản ứng tại nhà máy, cho nên các vụ thải phóng xạ có thể sẽ tiếp tục trong một thời gian nữa.

Đối mặt với các mức phóng xạ thấp hơn, và cần phải đi lấy các vật dụng cá nhân, một số cư dân đã nhiều lần trở về nhà. Một số nhà báo cũng đã liều lĩnh vào khu vực, và những hình ảnh do họ ghi lại về những con vật cưng nuôi trong nhà bị bỏ lại đã thu hút một số tổ chức thiện nguyện giúp đỡ gia súc đến vùng này.

Chính phủ đã không có đủ khả năng để thực thi lệnh di tản, nhưng sự kiện này đang thay đổi.

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Yukio Edano loan báo chính sách mới.

Ông Edano nói chính phủ Nhật tuyên bố khu vực liên hệ là khu vực cấm, chiếu theo Luật Cơ Bản về các Biện Pháp Ứng Phó Thiên Tai. Luật này dành cho cảnh sát quyền được bắt giữ tới 30 ngày bất cứ ai lui tới khu vực trong thời gian, và bắt đóng một khoản tiền phạt vạ lên tới 1.200 đôla.

Trong một cử chỉ nhượng bộ đối với cư dân, chính phủ sẽ tổ chức một số xe buýt để cư dân có thể về thăm nhà. Một thành viên duy nhất trong gia đình sẽ được phép vào khu vực cấm, những người được trở về phải mặc quần áo bảo hộ, và phải qua tiến trình giải độc khi rời khu vực này.

Những người được phép, có thể trở về nhiều lần. Mỗi chuyến đi như thế, chỉ được kéo dài độ 2 giờ đồng hồ.

Những quy định mới được đưa ra trong khi chính phủ Nhật cho hay họ có thể yêu cầu cư dân sống tại các thị trấn cách nhà máy hơn 20 km, bắt đầu sơ tán.
Nhiều thị trấn kế cận không bị ảnh hưởng bởi lệnh sơ tán ban đầu đã chứng kiến các mức phóng xạ tăng cao trong khi cuộc khủng hoảng kéo dài, và chính phủ Nhật đã thông báo cho các cư dân ấy rằng họ nên chuẩn bị để rời bỏ nhà cửa để tránh nguy hiểm.

Chánh Văn Phòng Nội Các Yukio Edano nói rằng những chi tiết có thể được loan báo vào ngày mai, thứ Sáu.
viethoaiphuong
#176 Posted : Thursday, April 21, 2011 6:13:34 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Bài đăng : Thứ năm 21 Tháng Tư 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 21 Tháng Tư 2011

Đến Tchernobyl, Tổng thư ký LHQ kêu gọi rút bài học về thảm họa hạt nhân


Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon (trái), tổng thống Ukraina Viktor Ianoukovitch (giữa) và giám đốc AIEA, Yukiya Amano, ngày 20/4/2011 tại Tchernobyl
REUTERS/Gleb Garanich

Mai Vân

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đã đến thăm Tchernobyl vào hôm qua 20/04/2011, cùng với tổng thống Ukraina, Viktor Ianoukovitch. Trong khi chờ đợi vỏ bọc mới của lò phản ứng hạt nhân đuợc hoàn tất vào năm 2015 theo dự kiến, ông Ban Ki Moon đã kêu gọi quốc tế mở một cuộc thảo luận toàn diện về năng lượng nguyên tử.

Từ Kiev, thông tín viên Laurent Geslin tường thuật :

"Tăng cường tiêu chuẩn an toàn trong các nhà máy điện hạt nhân trên khắp thế giới ». Đây là thông điệp mà Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã gởi đi một cách mạnh mẽ từ Tchernobyl.

Theo ông : « Nghe nói đến Tchernobyl và đọc những gì viết về tai nạn thảm khốc này là một chuyện, nhưng tận mắt chứng kiến lại là một kinh nghiệm hoàn toàn khác ». Ông Ban Ki Moon rõ ràng là đã bị xúc động mạnh mẽ trước cảnh tượng tại nơi này.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc còn cho là : « Fukushima và Tchernobyl đã gởi 2 thông điệp mạnh mẽ », và « chúng ta phải rút ra bài học từ 2 thảm họa này, phải xem xét lại toàn bộ và tăng cường các tiêu chuẩn an toàn ở cấp quốc gia cũng như quốc tế ».

Từ năm 1986, đã không còn bóng dáng người dân trong vùng cấm địa rộng khoảng 30 cây số chung quanh nhà máy điện nguyên tử, một vùng mà không ai có thể ở được trong vài thế kỷ nữa.

Vài tuần sau tai nạn nhà máy điện Fukushima, và trong lúc bắt đầu dịp kỷ niệm 25 năm thảm họa Tchernobyl, một cuộc thăm dò dư luận cho thấy 66% người Ukraina không tin tưởng vào sự an toàn của 4 nhà máy điện hạt nhân của họ. Tuy nhiên, từ nay đến năm 2015, chính quyền Kiev lại chuẩn bị hoàn tất thêm 2 lò phản ứng hạt nhân ở Khmelnitski, miền Tây Ukraina.

Hiện giờ Ukraina có đến 15 lò phản ứng, trong đó một số sắp mãn hạn sử dụng. Tổng thống Ianoukovitch luôn nhấn mạnh là Ukraina không thể từ bỏ năng lượng hạt nhân. Các nhà máy điện nguyên tử hiện đảm bảo một nửa khối lượng điện sử dụng ở Ukraina."
viethoaiphuong
#177 Posted : Friday, April 22, 2011 6:12:25 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Vẫn chưa khắc phục hết tác hại tai nạn dầu tràn ở vịnh Mêhicô


Trọng Nghĩa - rfi - Thứ sáu 22 Tháng Tư 2011

Ngày 20/04/2010, một giàn khoan của hãng BP trên vịnh Mêhicô bị tai nạn. Dầu thô từ đáy biển trào lên, đã dạt vào gây ô nhiễm dọc theo hơn 1.000 cây số bờ biển phía nam nước Mỹ, từ Louisiana đến Florida. Thiệt hại về kinh tế và môi trường rất đáng kể.


Một năm sau thảm họa tràn dầu do vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon, hoạt động làm sạch môi trường vẫn tiếp tục. Ảnh chụp ngày 20/4/ 2011.
REUTERS/Lee Celano

Một năm sau, theo nhà báo Vương Kỳ Sơn tại thành phố New Orleans, tiểu bang Lousiana, có nhiều nạn nhân bị vụ tràn dầu gây tổn hại vẫn chưa được bồi thường thỏa đáng. Trong lúc đó, mối lo ngại về hậu quả của tình trạng môi trường bị ô nhiễm vẫn hiển hiện.
viethoaiphuong
#178 Posted : Tuesday, April 26, 2011 7:16:57 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

VOA
- Cập nhật Thứ Ba, 26 tháng 4 2011

Lãnh đạo Nga, Ukraina kỷ niệm tai nạn hạt nhân Chernobyl


Lễ tưởng niệm 25 năm thảm họa Chernobyl bắt đầu vào nửa đêm tại thủ đô Kyiv của Ukraina
hình AP

Ukraina kỷ niệm năm thứ 25 vụ nổ gây chết người tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, đưa tới thảm họa hạt nhân tệ hại nhất trong lịch sử.

Trong khi nước Nhật đang chật vật giải quyết cuộc khủng hoảng tại nhà máy hạt nhân Fukushima bị sóng thần tàn phá, Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych tuyên bố trong một phát biểu rằng không quốc gia nào có thể khắc phục những hậu quả của một tai ương như thảm họa tại nước ông.

Lễ tưởng niệm thảm họa Chernobyl bắt đầu vào nửa đêm tại thủ đô Kyiv của Ukraina khi Đại giáo trưởng Kirill của Chính thống giáo gióng một tiếng chuông đúng vào giờ xảy ra vụ nổ tại Chernobyl ngày 26 tháng Tư năm 1986.

Vụ nổ ban đầu làm 2 người thiệt mạng, và trong những tháng sau có thêm 30 người chết vì bị nhiễm phóng xạ.
Vào thời điểm đó Ukraina còn là phần của liên bang Xô Viết cũ và giới chức tại Moscow đã đợi 3 ngày sau mới thông báo cho thế giới biết về tai nạn này, và họ chỉ hành độïng như vậy sau khi các giới chức Thụy Ðiển ghi nhận được mức phóng xạ cao khác thường tại một trạm quan sát.
viethoaiphuong
#179 Posted : Tuesday, April 26, 2011 8:19:25 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Không loại trừ khả năng xảy ra tai nạn hạt nhân nghiêm trọng tại Pháp


Thanh Phương, rfi


Nhà máy điện nguyên tử Fessenheim ở gần Colmar, nhà máy cũ nhất đang còn hoạt động của Tập đoàn Điện lực Pháp.
Reuters

Hôm nay 26/4, cả thế giới kỷ niệm 25 năm thảm họa hạt nhân Tchernobyl, trong bối cảnh Nhật Bản đang nỗ lực khắc phục hậu quả của tai nạn Fukushima, với tâm trạng lo ngại về nguy cơ xảy ra những sự cố tương tự trong tương lai.Những gì xảy ra tại Fukushima cho thấy trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, không hề có sự an toàn tuyệt đối, và càng có nhiều nhà máy hạt nhân thì nguy cơ tai nạn càng lớn. Đó là trường hợp của Pháp, quốc gia đứng hàng thứ hai thế giới với 58 lò phản ứng hạt nhân, cung cấp hơn 75% nguồn điện cho nước này.
Ngay từ cuối tháng 3, Cơ quan An toàn Hạt nhân (ASN), một cơ quan độc lập chuyên giám sát lĩnh vực hạt nhân dân sự tại Pháp, đã cảnh báo rằng Pháp cần rút ra những bài học từ tai nạn Fukushima; và bảo đảm làm sao cho các nhà máy điện nguyên tử của nước này có thể chống lại được nhiều thiên tai, sự cố, xảy ra cùng một lúc. Chủ tịch của ASN, ông André-Claude Lacoste đã nhắc lại rằng, ngay cả trước khi xảy ra tai nạn ở Fukushima, cơ quan này đã từng nói rằng : « Không ai có thể bảo đảm là sẽ không bao giờ có tai nạn hạt nhân ở Pháp ».
Thật ra thì khi xây dựng các nhà máy hạt nhân tại Pháp, người ta cũng đã tính đến những nguy cơ, nhưng không ai dự trù đến việc nhiều thiên tai cùng một lúc tàn phá một cơ sở hạt nhân như ở Fukushima. Trận động đất ở Nhật cho thấy là không thể loại trừ một thiên tai với tầm mức chưa từng có.
Chính vì vậy mà Thủ tướng François Fillon đã giao cho Cơ quan An toàn Hạt nhân tiến hành kiểm tra toàn bộ các cơ sở hạt nhân của Pháp, không chỉ tính đến những thiên tai, mà cả những hệ quả kèm theo, như nguồn cung cấp điện bị cắt, hệ thống làm nguội bị hỏng. Một ví dụ đơn giản: rút kinh nghiệm của Fukushima, Pháp cần phải xây dựng một hệ thống các máy điện diesel dự phòng, và đối với những nhà máy nằm dọc theo bờ biển thì các máy phát điện diesel phải được đặt trên sườn núi hơn là ở bên dưới, để tránh nguy cơ bị ngập nước. Kết quả cuộc thẩm tra nói trên sẽ được công bố vào cuối năm nay.
Trước mắt, nhân cuộc họp thượng đỉnh tại Bruxelles vào cuối tháng trước, Tổng thống Nicolas Sarkozy đã tuyên bố là toàn bộ các nhà máy hạt nhân của Pháp sắp tới đây sẽ được trắc nghiệm sức chịu đựng cùng với các nhà máy hạt nhân trên toàn lục địa châu Âu. Ông Sarkozy cam kết là nhà máy nào không đủ sức chịu đựng thì sẽ bị đóng cửa ngay lập tức.


Thảm họa nổ nhà máy nguyên tử Chernobyl 25 năm về trước

Nhưng theo lời ông Yves Marignac, Giám đốc Cơ quan Thông tin Thế giới về Năng lượng, đặt tại Paris (Wise-Paris), nước Pháp chuẩn bị kéo dài thêm tuổi thọ của các nhà máy hạt nhân, cho nên nước này đang trở thành « ứng viên » rất tốt cho tai nạn hạt nhân nghiêm trọng tiếp theo sau Fukushima. Một lời cảnh báo khiến ai cũng lạnh xương sống, và càng khiến cho phong trào chống hạt nhân tăng thêm tại Pháp.
Hôm qua, một ngày trước kỷ niệm 25 năm Tchernobyl, hàng ngàn người đã biểu tình ở nhiều vùng tại Pháp để đòi chấm dứt việc sử dụng năng lượng hạt nhân, đặc biệt là tại vùng Alsace, ở biên giới Pháp-Đức. Trước mắt, họ yêu cầu phải đóng cửa ngay nhà máy điện nguyên tử Fassenheim, ở vùng Alsace. Bắt đầu vận hành từ năm 1977, Fassenheim là nhà máy cũ nhất còn hoạt động tại Pháp, cho nên đang là nơi bị các nhóm chống hạt nhân đả kích dữ dội nhất, không chỉ ở Pháp mà ở cả Đức và Thụy Sĩ, vì hai nước này cũng có phần vốn trong nhà máy nguyên tử Fassenheim.

=======

Áo, Đức lo ngại về nhà máy điện hạt nhân

VOA-Thứ Hai, 25 tháng 4 2011
Bộ trưởng Môi trường Áo Nikolaus Berlacovich nói các nhà máy điện hạt nhân châu Âu bắt buộc phải thỏa mãn những xét nghiệm về an toàn ngặt nghèo.
Nói chuyện tại Vienna hôm thứ Hai, ông Berlacovich nói cần phải học bài học từ tai họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản.
Ông nói những xét nghiệm phải để ý đến những thiên tai có thể xảy ra bao gồm động đất, bão và mất điện cũng như những sự kiện do con người gây ra, như máy bay đâm vào, hay tấn công khủng bố.
Áo không có nhà máy hạt nhân đang hoạt động và ông Berlakovich nói mục tiêu cuối cùng sẽ là giải thể các nhà máy điện hạt nhân trên toàn châu Âu
Hôm thứ Hai tại Đức, hàng ngàn người đã biểu tình tại các nhà máy điện hạt nhân trên khắp nước, kêu gọi đóng cửa tức thì các nhà máy điện hạt nhân.
Một cuộc biểu tình tương tự diễn ra trên vùng biên giới Pháp-Đức.

=======

Phản đối điện hạt nhân tại sứ quán VN ở Bangkok

Một nhóm người Thái Lan vừa tụ họp bên ngoài ĐSQ Việt Nam ở Bangkok để phản đối kế hoạch xây nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam.
Những người này được nói thuộc về một tổ chức chống phổ biến hạt nhân từ tỉnh Ubon Ratchathani, miền đông bắc Thái Lan.
Báo Thái Lan Bangkok Post cho hay sáng thứ Ba 26/04 họ đã chuyển kháng thư cho đại diện sứ quán để bày tỏ quan ngại về việc Việt Nam quyết tâm xây 8 nhà máy điện nguyên tử ở trong nước.
Kháng thư cảnh báo nguy cơ xảy ra thảm họa hạt nhân như ở Fukushima tại nhà máy điện hạt nhân đầu tiên sẽ xây tại tỉnh Ninh Thuận, mà những người này nói chỉ cách Ubon Ratchathani có 800km.
Nhóm vận động cũng nói Việt Nam nên tập trung phát triển điện bằng sức gió, với lợi thế mà họ cho là "hơn hẳn các nước Asean khác", với tổng công suất ước chừng 513.360 megawatt/năm.
Cuộc phản đối này được tổ chức trùng hợp với ngày kỷ niệm 25 năm sự thảm họa hạt nhân Chernobyl.

Áp lực Asean
Một thành viên của nhóm vận động, Phó Giáo sư Chompunoot thuộc đại học Morachat Rajabhat ở tỉnh Ubon Ratchathani nói nhóm của ông cũng sẽ gửi đơn lên Hiệp hội Asean, đề nghị tổ chức này buộc các nước thành viên tuân thủ luật pháp quốc tế về an toàn hạt nhân và bồi thường cho người bị ảnh hưởng vì nhà máy điện nguyên tử.
Họ cũng sẽ gửi kháng thư cho chính quyền Trung Quốc, nơi đã có một số nhà máy điện hạt nhân.
Hai người Thái gốc Việt là vợ chồng ông Thanakhom Rojrangsikul thì nói họ rất lo ngại cho các thế hệ tương lai và không muốn chính phủ Việt Nam đầu tư xây nhà may hạt nhân.
Ông Thanakhom nói: "Tai nạn ở Nhật Bản là hồi chuông báo động, chúng ta không nên quên việc này."
Chính phủ Thái Lan, trước áp lực của các nhóm vận động và dư luận, đã phải hoãn kế hoạch xây nhà máy điện hạt nhân trong tương lai gần.
BBC
viethoaiphuong
#180 Posted : Tuesday, April 26, 2011 8:35:19 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - THỨ BA 26 THÁNG TƯ 2011

Còn nhiều tranh cãi về tác động của Tchernobyl


Lò phản ứng số 4 nhà máy Tchernobyl.
Reuters

Hoàng Nguyễn / Thanh Hà

Hai mươi lăm năm là thời gian quá ngắn ngủi để thẩm định một cách toàn diện những thiệt hại từ kinh tế, đến môi trường và nhất là đối với con người do tai nạn nhà máy điện Tchernobyl đem lại. Đức đang xét lại chính sách năng lượng hạt nhân. Đông Âu vẫn kỳ vọng nhiều vào nguồn năng lượng "sạch" này bất chấp Tchernobyl và Fukushima.

Ngày 26/4/1986 lúc 1 giờ 23 sáng giờ địa phương, lò phản ứng số 4 nhà máy điện Tchernobyl phát nổ. Nắp lò nặng 2.000 tấn bị nổ tung, ống dẫn nước làm nguội lò phản ứng bị vỡ. Chất phóng xạ thoát ra ngoài không khí, với mức độ nguy hại gấp 200 lần so với quả bom nguyên từ mà Hoa Kỳ đã thả xuống Hiroshima ngày 6/8/1945.

Ukraina, khi đó còn thuộc Liên Xô cũ, Belarus và Nga là những quốc gia bị tác động nhiều nhất. Nhân kỷ niệm 25 năm thảm họa nghiêm trọng nhất trong ngành hạt nhân dân sự đối với lịch sử loài người, Thủ tướng Ukraina Mykola Azarov kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tay với Kiev để khắc phục hậu quả Tchernobyl.

Thiệt hại kinh tế

Một phần tư thế kỷ là thời gian quá ngắn ngủi để thẩm định một cách toàn diện những thiệt hại từ kinh tế, đến môi trường và nhất là đối với con người do tai nạn nhà máy điện Tchernobyl đem lại. Tuy nhiên theo nhận định của chính quyền Kiev, chỉ riêng đối với Ukraina thiệt hại về kinh tế lên tới 180 tỷ đô la trong 25 năm vừa qua.

Để thẩm định một cách chính xác về thảm họa Tchernobyl, giới nghiên cứu lưu ý là cần phải quan tâm đến những tác động trực tiếp đối với đời sống con người, với môi trường thiên nhiên cũng như những tác động dây chuyền.


Châu Âu và độ nhiễm cesium 137 từ Tchernobyl (tài liệu năm 1996)
Domaine public/The University of Texas at Austin

Thiệt hại do tai nạn Tchernobyl gây nên không chỉ giới hạn ở ba nước Ukraina, Nga và Belarus mà còn lan sang tới 13 quốc gia khác tại châu Âu, ở một mức độ nhẹ hơn. Theo đánh giá của tổ chức quốc tế bảo vệ môi trường Greenpeace, thì mây phóng xạ từ Tchernobyl đã lan tỏa ra cả Bắc bán cầu.
Thiệt hại kinh tế thứ hai đáng lưu ý là cho đến nay, toàn bộ khu vực 30 km chung quanh nhà máy điện hạt nhân Tchernobyl là những vùng đất không người, là những thành phố chết.

55.000 km vuông, trong đó gần một nửa là diện tích rừng bị nhiễm phóng xạ cesium 137. Mặt bằng này tương đương với gần 5% diện tích đất của Ukraina, nơi có khoảng 2 triệu người sinh sống.

Đối với nước láng giềng Belarus cách nhà máy điện Tchernobyl chưa đầy 20 km, chính quyền nước này ước tính thiệt hại kinh tế trong thời gian 30 năm kể từ khi xảy ra tai nạn lên tới khoảng 235 tỷ đô la. Chính quyền Minsk vào năm 1991 đã dành hơn 20% ngân sách nhà nước để khắc phục hậu quả Tchernobyl. Cho đến năm 2002 tỷ lệ ngân sách dùng vào việc này vẫn còn là 6%

Nga không cung cấp thông tin chính xác về những phí tổn liên quan đến thảm họa hạt nhân năm 1986. Nhưng theo tổ chức OCDE, ba nước Nga, Belarus và Ukraina cộng lại, trong 25 năm qua đã chi ra tổng cộng là 500 tỷ đô la để « đắp vào lỗ hổng lò số 4 Tchernobyl gây ra ». Một phần lớn trong số tiền này được dùng để bồi thường, cấp dưỡng cho cho khoảng 7 triệu nạn nhân Tchernobyl.

Vấn đề đặt ra là khoản tiền bồi thường cho những người bị nhiễm phóng xạ hay thân nhân của những « cảm tử viên » đã có mặt trong những ngày đầu để dập tắt ngọn lửa ở nhà máy cũng như là cho những người phải di dời chỗ ở vì tai nạn Tchernobyl không đáng là bao.

Các mạch nước bị ô nhiễm

Tại vùng Polesie ở miền Bác, nơi còn được mệnh danh là bồn nước của Ukraina, sau biến cố Tchernobyl các ao hồ, những con sông chính, như Pripiat, Ouj, Sakhan …. đã bị nhiễm xạ nghiêm trọng. Nhiều năm sau tai họa, nước sông Dniepr, con sông lớn thứ ba của châu Âu –sau Volga và dòng sông Danube vẫn còn có nồng độ phóng xạ cao, giết chết các loài thủy sản, động thực vật.

Cho đến tận ngày hôm nay, độ nhiễm xạ nơi các loài cá ở thượng nguồn con sông Dniepr vẫn còn cao hơn gấp từ 5 đến 10 lần so với quy định. Nguồn nước bị nhiễm xạ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực nông nghiệp của vựa lúa Ukraina ở vùng Polesie và qua đó là sức khỏe của người dân.

Hủy hoại hàng triệu con người

Theo số liệu của Tòa Đại sứ Ukraina tại Paris công bố vào năm 2005 : 3,5 triệu người, trong đó có 1,3 triệu trẻ em bị nhiễm phóng xạ ; 170 000 người phải di dời chỗ ở và 89,85 % trong số này bị bệnh và cho tới năm 2004, đã có hơn 94% nhân viên trong đội ngũ cảm tử được gửi đến để dọn sạch hiện trường mang bệnh như là ung thư, tim mạch do nhiễm phóng xạ từ Tchernobyl.

Một chỉ số khác đáng quan ngại không kém đó là tuổi thọ trung bình của người dân Ukraina đang từ 76 vào cuối thập niên 80 có khả năng tuột xuống còn 55 vào năm 2020 và một nửa dân số không thọ được cho đến tuổi về hưu.

Vào tháng 12/2009 Viện Hàn lâm Khoa học New York cho công bố một bản nghiên cứu về tác động của tai nạn Tchernobyl đối với sức khỏe và môi trường. Theo đó vụ nổ lò nhà máy điện Ukraina đã gây ra cái chết cho 985.000 người trên thế giới trong thời gian từ năm 1986 đến 2006.

Cho đến thời điểm cuối 2004 thì đã có từ 112.000 đến 125.000 người trong số 830.000 vị anh hùng đã làm công việc dọn dẹp nhà máy sau tai nạn, các chuyên gia, kỹ sư, nhân viên bảo quản nhà máy đã được điều đến Tchernobyl trong thời gian từ 1986 đến 1990.

Nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học New York cao hơn rất nhiều so với con số 50 người chết do Tổ chức Y Tế Thế giới (OMS) và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) đưa ra vào cùng thời kỳ.

Khác biệt kể trên khiến dư luận lên án OMS và AIEA « bóp méo sự thật để bảo vệ quyền lợi của các tập đoàn năng lượng nguyên tử » bất chấp rủi ro đối với sức khỏe con người.


Sân chơi cách nhà máy Tchernobyl 3 km hoang tàn trong một thành phố ma.
RFI/Anastasia Becchio

Tchernobyl cũng đã đảo lộn cuộc sống của 2 triệu dân Ukraina, khoảng 2 triệu người tại Belarus và trên dưới 1,5 triệu tại nước Nga do nơi họ cư ngụ bị nhiễm phóng xạ với mức độ cao : gần 1/5 dân số Belarus phải sơ tán và vĩnh viễn dời bỏ quê quán để đi định cư ở một vùng đất mới.
Về vấn đề nhiễm phóng xạ, các tổ chức phi chính phủ đều thẩm định rằng đại đa số bị nhiễm qua lương thực, thực phẩm được sản xuất tại chỗ : từ rau quả, đến sữa bò … Trong giai đoạn từ 1992 đến 2002 ngành y tế Ukraina đã phát hiện hơn 4.000 trẻ em bị ung thư tuyến giáp.

Vào lúc các giới nghiên cứu, các cơ quan quốc tế còn tranh cãi về mức độ nghiêm trọng của tai nạn Tchernobyl đối với con người, thì tuần qua Bộ trưởng Tài chính Đức đã mạnh dạn tuyên bố : "Hạt nhân về ngắn hạn là một nguồn năng lượng tương đối rẻ nhưng trong trường hợp xảy ra tai nạn thì cái giá mà con người phải trả lại quá đắt và tác hại của nó kéo dài trong nhiều thập niên" . Chính vì vậy mà Berlin chủ trương xét lại chính sách năng lượng hạt nhân và từ bỏ ý định triển hạn thời gian hoạt động của các nhà máy điện nguyên tử. Giới bảo vệ môi trường tại Đức coi đây là một bước đầu để rút ra khỏi guồng máy luẩn quẩn của ngành năng lượng hạt nhân.

Trong khi đó tại khối các quốc gia Đông Âu, tai nạn Tchernobyl cách nay 25 năm hay những gì đang diễn ra tại khu nhà máy điện hạt nhân Fukushima vẫn không làm nản lòng các nhà lãnh đạo. Từ Ba Lan đến Hungari vẫn kỳ vọng rất nhiều vào nguồn năng lượng « sạch » này. Thông tín viên Hoàng Nguyễn từ Budapest nhận xét.


Hiện tại trên lãnh thổ Nga vẫn còn 10 nhà máy điện hạt nhân với tổng cộnng 31 lò phản ứng còn đang hoạt động. Trong số này có 11 lò được thiết kế đúng theo mô hình của lò số 4 Tchernobyl tức là dùng kỹ thuật thuộc thế hệ 1. Đáng lo ngại hơn hết là Matxcơva đang duy trì ý định triển hạn thêm thời gian hoạt động của hai trong số 11 lò này. Ngoài ra thì Nga cũng đang chuẩn bị xây dựng thêm 40 lò khác từ nay cho đến năm 2030.

Tại châu Á Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đầu trong số các quốc gia có dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Bản thân Việt Nam cũng có kế hoạch trang bị tám lò để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng lớn của một đất nước trên 80 triệu dân.
Users browsing this topic
Guest (14)
13 Pages«<7891011>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.