Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

13 Pages«<678910>»
Bão Gió Thiên Tai và những thảm họa lớn _ Trên Toàn Địa Cầu !!
viethoaiphuong
#141 Posted : Sunday, March 27, 2011 4:41:15 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thông tin về phóng xạ ở Fukushima không đúng
Công ty vận hành nhà máy bị chỉ trích là kém minh mạch


BBC-Giới chức quản lý nhà máy hạt nhân bị tàn phá Fukushima Daiichi của Nhật xin lỗi đã "sơ suất" khi đưa thông báo hàm lượng phóng xạ tại một trong các lò phản ứng đã tăng 10 triệu lần so với mức thông thường.
Công ty Điện lực Tokyo (Tepco), vốn từng bị giới chức trách chỉ trích trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tại nhà máy hạt nhân này, cho biết họ đã đọc nhầm các chỉ số.
Tuy nhiên mức phóng xạ tại lò phản ứng số 2 vẫn rất cao, ở mức khiến phải cho công nhân rời khỏi đây.
Nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi đã bị tàn phá do trận động đất và sóng thần ngày 11/3 vừa qua.
Giới chức Tepco trước đó thông báo hàm lượng phóng xạ lên cao gấp 10 triệu lần so với mức thông thường trong hệ thống làm giảm nhiệt.
Nhưng vì mức này quá cao nên người công nhân làm việc đọc chỉ số này đã phải tháo lui trước khi khẳng định chỉ số đó bằng việc đo lại một lần nữa.
Một phát ngôn nhân của Cơ quan giám sát hạt nhân của Nhật, Hidehiko Nishiyama, cho biết mức phóng xạ ở các vũng nước gần lò số hai được khẳng định ở mức 1.000 millisieverts một giờ.
"Đây là một con số vô cùng cao," ông Nishiyama nói.
Nguy cơ bị ung thư thể hiện khi bị tiếp xúc với mức phóng xạ 100 millisieverst một năm.
Phóng xạ trong lò phản ứng số 2 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi tăng lên gấp 10 triệu lần so với mức b̀inh thường, giới chức nhà máy cho hay.
Giới chức đã phải di tản các công nhân đang cố gắng làm nguội các thanh nguyên liệu để tránh nóng chảy.
Trước đó cơ quan nguyên tử năng của Nhật nói rằng mức i ốt phóng xạ (radioactive iodine) trong vùng biển gần nhà máy đã tăng trên mức bình thường 1.850 lần.
Cơ quan nguyên tử năng của Liên hiệp quốc cảnh báo vụ khủng hoảng này sẽ kéo dài trong nhiều tháng.
Người ta nghĩ rằng phóng xạ thoát ra từ một trong 6 lò phản ứng của nhà máy, nhưng chưa xác định được cụ thể như thế nào.
'Che giấu thông tin'
Nước làm nguội trong lò phản ứng số 2 thoát ra có độ phóng xạ 1.000 millisieverts/giờ, cao hơn bình thường đến 10 triệu lần.
"Chúng tôi đang tìm hiểu nguyên nhân, nhưng công việc tại đó phải ngưng vì phóng xạ cao," một phát ngôn nhân của công ty chủ quản Tokyo Electric Power Co (Tepco) cho biết.
Có nhiều caesium và những hợp chất khác vốn thường không có trong nước làm nguội. Có nhiều khả năng các thanh nguyên liệu đã bị hư hại,'' phát ngôn nhân này nói.
Tepco bị chỉ trích là kém minh bạch và không cung cấp thông tin nhanh chóng hơn.
Cơ quan nguyên tử năng nói rằng công ty điều hành nhà máy đã phạm một số sai sót, kể cả quần áo bảo hộ cho công nhân.
Trong khi đó chính phủ cho biết lượng phóng xạ trên không chung quanh nhà máy đã giảm xuống.
Nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi đã bị hư hại nặng nề trong trận động đất gây sóng thần hôm 11/3.
Con số tử vong đã vượt quá 10.000 người và hơn 17.440 người khác vẫn trong diện được xem là mất tích.
Cơ quan nguyên tử năng quốc tế (IAEA) nay gửi thêm chuyên gia đến nhà máy.
Giới chức nói chất phóng xạ iodine tìm thấy trong nước biển sẽ không còn nguy hiểm sau tám ngày.
'Không an toàn'
Hôm thứ Bảy phát ngôn nhân chính phủ, Yukio Edano, nói công ty Tepco cần phải minh bạch hơn khi có ba công nhân bị thương do tiếp xúc với độ phóng xạ cao hơn bình thường đến 10.000.
"Chúng tôi thúc giục Tepco cung cấp thông tin cho chính phủ ngay tức thời," ông Edano nói.
Hidehiko Nishiyama, một phát ngôn nhân của cơ quan an toàn kỹ nghệ hạt nhân (Nisa), nói hai công nhân bị thương chỉ mang ủng cao đến mắt cá chân, không đủ để bảo vệ cho họ.
"Không cần biết là họ có biết độ phóng xạ cao trong nước làm nguội đã lắng đọng hay không, cách thức làm việc như vậy có nhiều vấn đề," ông Nishiyama nói.
Ông nói Tepco đã biết độ phóng xạ trong không khí tại một lò phản ứng dâng cao nhiều ngày trước rồi.
Tepco đã được cảnh báo và áp dụng các biện pháp để cải thiện độ an toàn.
Các công nhân vẫn đang làm nguội các lò để tránh bị nóng chảy. Nay họ chuyển sang dùng nước ngọt thay vì nước biển.
Người ta sợ nước biển có thể làm cho máy móc bị rỉ sét thêm. Bốn trong số sáu lò phản ứng của nhà máy vẫn bị xem là đáng lo ngại.
Ông Edano nói: "Chúng tôi có vẻ đã giữ cho tình huống không trở nên xấu hơn. Nhưng chúng tôi vẫn không thể lạc quan."
Ông nói lo ngại lớn nhất là do thiếu nước làm nguội các thanh nguyên liệu tiếp tục lộ ra, nóng lên và phát tán các chất phóng xạ.
Hạm đội 7 của Hoa Kỳ đang gởi cho Nhật 2 triệu lít nước ngọt.
Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông và các nước Á châu khác đã cấm nhập khẩu một số loại thực phẩm của Nhật vì sợ nhiễm phóng xạ.
Australia, Liên hiệp Âu châu, Hoa Kỳ và Nga cũng vậy.
Trong khi đó tại Nhật, quân đội đang giúp tiếp tế lương thực và nước uống cho các khu vực bị tàn phá bởi động đất và sóng thần.
Binh lính tiếp tục đào tìm thêm xác chết và đào mồ chôn tập thể dọc theo bờ biển.
Hàng trăm ngàn người vẫn đang phải tạm trú đâu đó. Chính phủ Nhật ước tính chi phí tái thiết lên đến $309 tỉ USD.
viethoaiphuong
#142 Posted : Sunday, March 27, 2011 4:44:06 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Phóng xạ từ Nhật đã bay tới Trung Quốc, Mỹ


Cập nhật: Hôm nay, lúc 11:34 GMT-6
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Trung Quốc hôm nay (27/3) cho biết, họ đã phát hiện ra một lượng phóng xạ idiot 131 trong không khí ở tỉnh Hắc Long Giang, phía đông bắc Trung Quốc.
Theo CDC, phát hiện mới trên đã chứng tỏ chất phóng xạ bị rò rỉ từ nhà máy hạt nhân đang gặp trục trặc của Nhật Bản đã bay tới Trung Quốc.
Tuy nhiên, CDC khẳng định, lượng phóng xạ idiot 131 mà họ phát hiện được ở tỉnh Hắc Long Giang là “cực nhỏ” nên không gây ra mối nguy hiểm nào cho sức khỏe của con người. Vì thế, CDC cho rằng, người dân Trung Quốc không cần phải áp dụng bất kỳ biện pháp phòng ngừng nào.
Mặc dù vậy, các quan chức Trung Quốc cho biết, họ vẫn giám sát chặt chẽ tình hình và sẽ có thông báo kịp thời mọi diễn biến liên quan đến chất phóng xạ từ Nhật Bản cho người dân của mình.
Ngoài Trung Quốc, người ta cũng phát hiện một lượng phóng xạ rất nhỏ từ nhà máy Fukushima đã phát tán tới thành phố Las Vegas của Mỹ. Tuy nhiên, giới khoa học Mỹ cho biết, lượng phóng xạ này không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Trong lúc này, cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản đang có chiều hướng xấu đi rất nhiều sau khi các “cảm tử quân” ở nhà máy hạt nhân Fukushima Số 1 hôm nay đã buộc phải đi sơ tán khẩn cấp sau khi nồng độ phóng xạ bị rò rỉ trong nước từ một lò phản ứng hạt nhân của nhà máy này vọt lên mức cao cực điểm.
Theo Cơ quan Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị điều hành nhà máy Fukushima 1, nồng độ phóng xạ tại đây đã lên tới 1.000 milisievert, tức là cao hơn 10 triệu lần so với mức cho phép.
Rò rỉ phóng xạ hiện không chỉ là mối lo của riêng chính phủ và người dân Nhật mà nó đang trở thành mối lo thường trực bao trùm nhiều quốc gia trên thế giới nhất là khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
viethoaiphuong
#143 Posted : Monday, March 28, 2011 8:01:53 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Phát hiện kim loại phóng xạ pluton trong đất nhà máy Fukushima


Cập nhật: Hôm nay, lúc 13:49 GMT-6Công ty điện lực Tokyo (Tepco) hôm nay cho hay họ đã tìm thấy pluton, một kim loại phóng xạ độc hại, trong đất ở 5 địa điểm khác nhau tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I. Tuy nhiên lượng phóng xạ không đủ lớn để gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.


Nhà máy điện Fukushima I.
Phó chủ tịch Tepco, hãng điều hành nhà máy Fukushima I, ông Sakae Muto cho hay, kết quả xét nghiệm trên được lấy từ mẫu đất tại 5 địa điểm khác nhau trong nhà máy từ một tuần trước.
Đây là tin xấu mới nhất từ nhà máy Fukushima I trong mấy ngày vừa qua.
“Trong các mẫu lấy từ 5 địa điểm, chúng tôi tin rằng có ít nhất 2 địa điểm có hàm lượng cao pluton liên quan trực tiếp tới vụ tai nạn hiện nay tại nhà máy”, người phát ngôn của Tepco cho hay.
Nhưng “chúng tôi cũng tin rằng hàm lượng phóng xạ không đủ nghiêm trọng để gây nguy hiểm cho sức khỏe”, ông cho biết thêm.
Cũng theo người phát ngôn, lượng pluton chỉ tương đương với lượng được thấy tại Nhật khi các nước láng giềng như Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân.
Pluton phát ra phóng xạ alpha và tia X ở dạng năng lượng thấp, mà mô trong cơ thể người có thể dễ dàng hấp thụ. Phóng xạ alpha di chuyển với vận tốc chậm trong không khí và không thể xuyên qua da. Vì vậy nếu pluton chưa thâm nhập vào cơ thể người, thì nhìn chung nó không gây hại. Nhưng pluton sẽ rất độc hại nếu nó thâm nhập vào cơ thể, bởi phóng xạ alpha có thể phá hủy các mô sống. Lượng pluton càng lớn, thì mức độ độc hại càng cao.
Trận siêu động đất/sóng thần hôm 11/3 vừa qua đã làm hỏng hệ thống làm lạnh của 6 lò phản ứng tại nhà máy Fukushima I và phóng xạ đã rò rỉ ra không khí ngay từ ngày đó.
Lò phản ứng số 3 là lò bị hư hại nặng nhất và đáng lo ngại nhất, do nó chứa hỗn hợp cả urani và pluton.
Phát hiện trên chắc chắn sẽ làm gia tăng lo ngại về nhiễm xạ đối với môi trường. Trong suốt những ngày qua, Nhật đã phát hiện phóng xạ ở trong nhiều sản phẩm nông nghiệp, trong nước máy, và cả trong nước biển, mặc dù chúng chưa gây đe dọa tức thời đối với sức khỏe.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu mẫu đất tại nhà máy để tìm các chất phóng xạ khác”, người phát ngôn Tepco cho biết. “Chúng tôi sẽ củng cố cơ chế giám sát”.
Trước đó, vào sớm ngày hôm nay, Tepco cũng công bố phát hiện nước có chứa hàm lượng phóng xạ cao bị rò rỉ ra bên ngoài tòa nhà tua-bin của lò phản ứng số 2 tại Fukushima I và nước này đã đi vào trong một rãnh ngầm, có thể đã chảy ra biển.
Nước nhiễm phóng xạ cao trên được cho là rò rỉ qua hệ thống bơm nước hoặc qua bể chứa các thanh nhiên liệu và các thanh nhiên liệu này cũng bị nghi là đã bị tan chảy một phần.
Phan Anh
Theo Reuters, AFP
viethoaiphuong
#144 Posted : Monday, March 28, 2011 10:20:15 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)



Sóng thần: Thảm họa không đường thoát


Minh Anh

Sóng thần đã tấn công Nhật Bản vào 3 tuần trước đây và đã gây ra cái chết cùng sự tàn phá đáng thương tâm, nhưng đau thương như nó có, chỉ là một phần nhỏ trong số do cơn sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, đã quét gọn và nhấn chìm dưới dòng nước làm cho 250.000 người phải chết.
Lần này, sở dĩ sóng thần Nhật Bản đã có một tác động tâm lý lớn, làm kinh hoàng cho hơn tỷ người trên toàn thế giới bởi vì nó diễn ra trực tiếp trên truyền hình. Ngày nay, sóng thần không còn là một loại cổ tích đẹp trong truyện bà kể cho con trẻ nghe ở nhiều quốc gia nữa. Thay vào đó, truyền hình đã đem nỗi ám ảnh cảnh quay của khối lượng nước khổng lồ màu đen sâu rộng đang dọn hàng loạt xe hơi, nhà ở, và thị xã trên bờ biển phía đông của Nhật Bản trôi đi như các món đồ chơi nhỏ bằng nhựa.
Hình ảnh này sẽ ấn tượng vào bộ nhớ của một thế hệ hôm nay, những người mà có lẽ không hoàn toàn hiểu được quy mô kinh hoàng của thiên tai năm 2004, bởi không được truyền hình ghi nhận, dù cơn sóng thần 2004 với độ người chết gấp 10 lần số tử vong ở Nhật trong 3 tuần qua.
Với sự kiện khủng khiếp được ghi nhận từ truyền hình, sóng thần đã trở nên ăn sâu trong suy nghĩ phổ biến, và được cho là bản chất thảm họa đáng sợ nhất có thể xẩy ra trong thời này
Từ đó, người ta cũng nhận thấy, phải chăng chuyện sóng thần bây giờ dường như đang trở nên thường xuyên hơn và khủng khiếp hơn?
Mặc dù sóng thần đã xảy ra kể từ khi mới khai thiên lập địa, hay chính xác hơn là từ con người biết ghi lại sử sách, nhưng có vài điểm khá khác thường trong hai lần gây chết người hàng loạt mà người ta ghi nhận là - thảm nạn sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 và Nhật Bản vừa qua - quá gần nhau. Thêm vào đó là các trận động đất 2009 gần Samoa cũng tung ra một cơn sóng thần ở Samoa, American Samoa và Tonga, làm chết hơn 189 người.
Trước sự kiện này, một số chuyên gia về sóng thần đã trấn an rằng dù hai cơn sóng dữ của 2004 và Nhật Bản khá gần nhau chỉ chưa đầy 10 năm, nhưng điều này vẫn không có bằng chứng khoa học để hỗ trợ cho tuyên bố rằng thảm nạn sóng thần đang trở nên thường xuyên hơn. Sự kiện sóng thần trước đây đã được ghi nhận, và biết đến trong suốt bề dài lịch sử, nhưng nó đã không thu hút sự chú ý của nhiều người ở cùng một cách giống nhau
Lần này, cơn sóng thần của Nhật Bản đã có một tác động lớn đến tâm lý con người bởi vì, Nhật là một trong những nước có chuẩn bị phòng chống lẫn đương đầu với thiên tai vào loại tốt nhất thế giới. Dù vậy trong thiên tai nó hoàn toàn không đương đầu được gì, toàn thị trấn chỉ còn lại một đống khổng lồ của vỡ vụng đổ nát. Chính điều này đã là một tác động sâu sắc tâm lý cho con người.
Như chúng ta biết, lý do xuất hiện sóng thần, dĩ nhiên do những trực tiếp liên quan đến sự kiện này, đó là do các cơn địa chấn của việc động đất ở dưới mặt biển. Các trận sóng thần có thể hình thành khi đáy biển đột ngột bị biến dạng theo chiều dọc, chiếm chỗ của lượng nước nằm trên nó. Những sự di chuyển lớn theo chiều dọc như vậy của vỏ trái đất có thể xảy ra tại các rìa mảng lục địa. Những trận động đất do nguyên nhân va chạm mảng đặc biệt hay tạo ra các cơn sóng thần.
Khi một mảng đại dương va chạm với một mảng lục địa, đôi khi nó làm rìa mảng lục địa chuyển động xuống dưới. Cuối cùng, áp suất quá lớn tác dụng lên rìa mảng, khiến nó nhẩy giật lùi lại (snaps back) tạo ra các đợt sóng chấn động vào vỏ trái đất, sự kiện này đã khiến xảy ra cơn địa chấn dưới lòng biển, được gọi là động đất tại đáy biển. Những vụ lở đất dưới đáy biển (thỉnh thoảng xảy ra vì nguyên nhân động đất) cũng như những vụ sụp đổ của núi lửa cũng có thể làm chấn động cột nước khiến trầm tích và đá trượt xuống theo sườn núi rơi xuống đáy biển.
Tương tự như vậy, một vụ phun trào núi lửa mạnh dưới biển cũng có thể tung lên một cột nước để hình thành sóng thần. Các con sóng được hình thành khi khối lượng nước bị dịch chuyển vị trí chuyển động dưới ảnh hưởng của trọng lực để lấy lại thăng bằng và tỏa ra trên khắp đại dương như các gợn sóng trên mặt ao.
Trong thập niên 1950 người ta đã khám phá ra rằng những cơn sóng thần lớn có thể xuất hiện từ các vụ lở đất, hoạt động phun trào núi lửa và các vụ va chạm thiên thạch. Những hiện tượng đó khiến một lượng nước lớn nhanh chóng bị chuyển chỗ, khi năng lượng từ một thiên thạch hay một vụ nổ chuyển vào trong nước nơi xảy ra va chạm. Các cơn sóng thần với xuất hiện từ những nguyên nhân đó, khác với những trận sóng thần do động đất gây ra, thường nhanh chóng tan rã và hiếm khi lan tới những bờ biển quá xa vì diện tích xảy ra sự kiện nhỏ.
Các hiện tượng đó có thể gây ra các cơn sóng địa chấn lớn chỉ trong một khu vực, như vụ lở đất ở Vịnh Lituya tạo ra một sóng nước ước tính tới 50-150 m và tràn tới độ cao 524 m trên các ngọn núi ở trong vùng. Tuy nhiên, một vụ lở đất cực lớn có thể gây ra một trận sóng thần với độ lớn tương thích, tạo ảnh hưởng trên toàn bộ đại dương.
Và cũng theo ghi nhận thì số lượng các trận động đất lớn cũng dường như đã được gia tăng trong những năm gần đây. Hãy suy nghĩ và nhớ lại xem. Từ Nhật Bản vừa qua, Christchurch, Haiti và tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc.
Không có trận động đất nào có cường độ cao hơn 8,5 trên thang Richter trong những năm 1970, 80 hoặc 90, nhưng đã có sáu trận cao hơn 8,5 trong 11 năm đầu thế của kỷ này.
Điều này cũng bị các nhà khoa học phản biện. Họ cho rằng việc ghi nhận nhiều trận động đất với độ Richter cao hơn chỉ đơn giản bởi vì ngày nay con người có nhiều trạm giám sát hơn có khả năng nhận ra các trận động đất nhỏ đã đi qua, mà trước đây không có phương tiện để phát hiện.
Các nhà khoa học mô tả một nhóm các trận động đất lớn như một hiện tượng ngẫu nhiên. Tỷ như người ta vứt hột xí ngầu ra bát, đôi khi nó sẽ đi một loạt mấy lần liên tiếp chỉ toàn mặt 6 nút. Đây chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên nhưng gây được sự chú ý vì mọi chỉ chú ý đến các cụm, họ không nhận thấy những khoảng trống ở giữa.
Câu chuyện sóng thần cũng vậy. Rất ít người, trừ các nhà khoa học có thể dự đoán và thông báo trước được cơn sóng thần nào đó sẽ rửa sạch toàn bột một thành phố hay làng mạc bên bờ biển. Chỉ là vì con người không thể quan sát hết mọi ngõ ngách trên toàn bề mặt của trái đất, cho nên đã có những thảm nạn thiên tai, dù có khả năng biết trước được nhưng vẫn bị thiếu sót.
Ngay cả khi thảm nạn chết người xẩy ra và thiên tai gây ra trên quy mô lớn, người ta cũng chỉ biết đến theo cách nhìn từ xa, và bị giới hạn rất nhiều cho các phương tiện truyền thông có thể bao phủ trong phạm vi sự kiện.
Có bao nhiêu người ngày nay còn nhớ những cơn sóng thần trước cửa nhà nước Úc của mình tại Papua New Guinea vào năm 1998, khiến hơn 2.200 người chết?
Khoa học đã được xem là tương đối chậm để tập trung vào tính chất, và mối đe dọa của sóng thần, mặc dù những hiện tượng đã đến được với chúng ta qua các thời đại. Đa phần, người ta dành khoa học cho các việc nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên khác như động đất, cháy rừng và lũ lụt.
Không chỉ là quy mô của sóng thần Ấn Độ Dương 2004, mà còn nhiều cơn sóng tương tự đã xảy ra trong phạm vi rộng lớn của khu vực Đông Nam Á và Nam Á, điều này đã là một nhắc nhở chung cho Australia và các nước khác phải tích cực hơn trong việc nghiên cứu để đẩy mạnh sự khám phá và phòng chống cho hiện tượng này.
Và đây cũng là lần đầu tiên nhiều người Úc bị gặp phải “hạn” sóng thần trên hải cảng của Nhật.
Trung tâm liên kết báo động sóng thần (The Joint Australian Tsunami Warning Centre), đã được hình thành vào năm 2005 thời chính phủ Howard cũng vừa mới hoạt động trong năm 2009.
Đã có vài cảnh báo cho sóng thần Ấn Độ Dương và giảm nhẹ đến hệ thống trực tuyến trong năm 2006. Và hệ thống cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương ở Hawaii cũng đã được ghi nhận từ 40 năm trước, nhất là phản ảnh tần số của trận động đất trong địa chất không ổn định cắt ngang bề mặt của “vòng tròn lửa” (Ring of Fire) lớn nhất thế giới nằm trên đại dương, được coi là nguyên do, và là kẻ chịu trách nhiệm về thảm họa Nhật Bản vừa qua.
Nhưng ngay cả với những nghiên cứu tốt nhất của khoa học ngày nay, vẫn còn những thiếu sót nghiêm trọng trong khả năng của các nhà khoa học, để dự đoán và theo dõi sóng thần, và sau đó cảnh báo người dân về thảm họa này đang sắp xảy ra.
Mặc dù khoa học có thể phát hiện động đất, thậm chí còn rất nhỏ trên đáy biển, nhưng người ta vẫn không có cách nào, ngay lập tức, để biết xem liệu động trận đất này sẽ dẫn đến sóng thần hay không.
Như đã dẫn, để tạo ra một cơn sóng thần, sự kiện động đất phải làm thay đổi dòng nước, thông qua sự chuyển động thẳng đứng của đáy biển, hoặc sạt lở một bên nào đó. Vì vậy có một số trận động đất rung chuyển đáy biển nhưng nó lại không vỡ, và dó đó nó sẽ không gây ra một cơn sóng thần nào, và điều này cho đến nay người ta chưa có cách nào biết được ngay lập tức trong dự báo là trận động đất sắp xẩy ra dưới biển có làm vỡ mặt đáy biển hay không.
Kết quả là, thế giới đã có nhiều cảnh báo sóng thần không có thiệt được rải rác tung ra, đôi khi làm mất niềm tin về khoa học cho người nghe những cảnh báo này. Dù vậy, các cơ quan không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc ra cảnh báo như vậy, trong trường hợp thấy cần cảnh báo. Người ta ước tính rằng chỉ có tỷ lệ 20% hay khoảng chừng, một cảnh báo, trong nhiều cảnh báo hàng năm, được coi là gần chính xác.
Vấn đề là nếu có quá nhiều cảnh báo hàng năm, rồi sau đó sự việc không xảy ra như cảnh báo, sẽ làm người ta không chú ý và dễ bỏ qua các lời báo nguy chết người.
Theo trung tâm cảnh báo sóng thần của Úc, thì trung tâm này phát hiện sóng thần gần như mỗi tuần, nhưng phần lớn là những cơn sóng quá nhỏ để đe dọa đến cuộc sống con người.
Trong một nỗ lực để tránh ra quá nhiều cảnh báo, trung tâm cấp quy mô của các mối đe dọa từ con số không, đến một cảnh báo hàng hải, có nghĩa là chỉ ghi nhận những cơn sóng có thể ảnh hưởng đến các tàu trên biển, hơn là với các mối đe dọa tràn vô đất liền.
Kể từ năm 2009, Trung tâm đã báo hiệu cảnh báo 4 lần cho hàng hải, nhưng chưa có mối đe dọa nào liên quan đến đất bờ, Và viễn ảnh của việc này sẽ như là kết quả của trận sóng thần Nhật Bản vừa qua có thể lập lại tại Úc trong tương lai.
Khi sóng thần đã được phát hiện, các nhà khoa học có thể theo dõi tiến trình của nó một cách chính xác. Người ta có thể dự đoán khi nào, và nơi nào mà nó sẽ quất vô, nhưng thật khó để dự đoán chiều cao của nó để biết rằng nơi nó ụp vô sẽ bị tàn phá như thế nào, có cần chạy trước khi nó đến hay không.
Nhưng ngay cả những hệ thống cảnh báo tốt nhất, đều chỉ dự phòng được nếu như động đất xảy ra gần bờ biển, như đã xảy ra trong trường hợp của Nhật Bản.
Và như người ta biết, Nhật Bản có hệ thống cảnh báo sóng thần rất cao, nhưng thời gian đưa lời cảnh báo ra công chúng lại rất ngắn, chỉ 10 đến 15 phút trước lúc sóng thần đổ ập vào bờ.
Thời gian này, không đủ để cho người ta làm được chuyện gì ngoài chuyện cầm máy quay phim bay lên cao thu hình cảnh con người đang trả nợ thiên nhiên…

Minh Anh

from : ChinhNghiaViet groups
viethoaiphuong
#145 Posted : Tuesday, March 29, 2011 5:41:59 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Báo động hạt nhân 'cao nhất' ở Nhật





Việc mở rộng khu vực di tản xung quanh nhà máy Fukushima đang được tính tới
Thủ tướng Nhật Bản, ông Naoto Kan, nói chính phủ của ông được đặt trong tình trạng báo động tối đa trước hiện trạng nhà máy hạt nhân bị tàn phá tại Fukushima.
Người ta đã phát hiện có plutonium trong đất tại nhà máy này và nước nhiễm phóng xạ cạo đã bị rò rỉ từ một tòa nhà có lò phản ứng hạt nhân.
Các giới chức nói rằng ưu tiên hàng đầu vẫn là bơm nước để làm mát các thanh nhiên liệu.
Ông Kan nói với Quốc hội tình hình tại nhà máy bị động đất tàn phá là "tiếp tục không thể đoán trước được".
Chính phủ "sẽ giải quyết vấn đề ở trong tình trạng báo động tối đa", và ông nói thêm rằng ông đang tìm lời khuyên về việc có nên mở rộng khu di tản xung quanh nhà máy này hay không.
Trong khi đó Bộ trưởng Bộ Chiến lược quốc gia, Koichiro Gemba, nói rằng chính phủ có thể xem xét tạm thời quốc hữu hóa công ty điện lực Tepco, công ty điều hành nhà máy này.
Hôm thứ Hai, cổ phiếu công ty giảm xuống mức thấp nhất trong ba thập kỷ.
"Hết sức nỗ lực"
Tổng thư ký nội các, Yukio Edano, trong một cuộc họp báo, mô tả tình hình ở Fukushima là "rất nghiêm trọng".
Công nhân đang chiến đấu để khôi phục điện và khởi động lại hệ thống làm mát tại nhà máy hạt nhân bị ảnh hưởng nặng nề do một trận động đất mạnh và sóng thần cách đây hơn hai tuần.
Hai thảm họa cùng lúc này nay được biết đã giết hại 10.901 người, với hơn 17.000 người vẫn mất tích trên một khu vực rộng lớn ở miền Bắc Nhật Bản.
"Chúng tôi đang hết sức nỗ lực để hạn chế các thiệt hại," ông Edano nói.
"Chúng tôi cần phải tránh không để các thanh nhiên liệu bị nóng lên và khô đi. Tiếp tục làm mát là một việc không thể tránh khỏi ... Chúng tôi cần phải ưu tiên cho việc bơm nước vào."
Nhưng ông nói rằng việc an toàn đưa nước bị ô nhiễm ra khỏi đây cũng là một ưu tiên.
Chính phủ khuyến cáo người dân không dùng nước vòi làm nước uống cho trẻ nhỏ tại một số vùng ở Nhật
Hôm thứ Hai, nước có nhiễm phóng xạ cao đã được phát hiện lần đầu tiên bên ngoài một trong những tòa nhà có lò phản ứng tại nhà máy Fukushima.
Chỗ rò rỉ trong đường hầm nối với lò phản ứng số 2 đã khiến lo ngại gia tăng về lượng chất lỏng phóng xạ rò rỉ ra môi trường.
Plutonium - được sử dụng trong hỗn hợp nhiên liệu dùng cho một trong sáu lò phản ứng - cũng đã được tìm thấy trong đất tại nhà máy, nhưng không phải ở mức độ đe dọa sức khỏe con người, các quan chức nói.
Các phóng viên nói chính phủ bị cáo buộc là do dự và chậm trễ trong việc giải quyết khủng hoảng này.
Trong khi đó, công ty Tepco chỉ trích chính phủ sau khi công bố mức phóng xạ không chính xác.
Hôm Chủ nhật, chính phủ cho biết mức phóng xạ tại lò phản ứng số 2 là cao hơn 10 triệu lần so với bình thường, trước khi điều chỉnh con số đó thành 100.000 – mức mà chính phủ gọi là "hoàn toàn không thể chấp nhận".
Chính phủ cũng bị cáo buộc là thiếu minh bạch và không cung cấp thông tin kịp thời.
Bụi phóng xạ trong khu vực
Các quan chức tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ cho biết họ đã ghi nhận có dấu vết của chất phóng xạ trong không khí.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ cho biết họ phát hiện dấu vết phóng xạ trong nước mưa ở phía đông bắc đất nước.
Họ nói những dấu vết này trùng với vụ tai nạn nhà máy hạt nhân Fukushima và cũng nói rằng chúng không tạo thành một mối nguy hiểm cho sức khỏe.
Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc nói rằng lượng iốt -131 "rất thấp", một chất phóng xạ, được tìm thấy ở các vùng ven biển trong đó có Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, An Huy, Quảng Đông và Quảng Tây.
Họ đã báo cáo về các dấu vết của các chất phóng xạ trong không khí ở tỉnh Hắc Long Giang ở đông bắc nước này.
Tuy nhiên, liều rất nhỏ không gây ra đe dọa cho sức khỏe cộng đồng và không cần có các biện pháp phòng tránh cần thiết, tuyên bố của Cơ quan nói.
Nước và thực phẩm đang được xét nghiệm tìm phóng xạ; lệnh cấm nhập khẩu một số thực phẩm của Nhật Bản vẫn còn đang được áp dụng.
Tại Việt Nam, báo Thanh Niên đưa tin các nhà khoa học Việt Nam đã tìm thấy một lượng nhỏ phóng xạ trong không khí.
Viện An toàn hạt nhân Hàn Quốc cho biết họ đã phát hiện dấu vết của iốt-131 tại Seoul và bảy địa điểm khác trên khắp Hàn Quốc.
Tuy nhiên, một quan chức Bộ Nông nghiệp nói với hãng tin AFP rằng "cho đến nay không thấy có dấu vết phóng xạ hoặc trong cá của chúng tôi hoặc trong cá nhập khẩu từ Nhật Bản".
Japan on 'Maximum Alert' Over Nuke Crisis
viethoaiphuong
#146 Posted : Wednesday, March 30, 2011 7:33:05 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Fukushima : nước biển có tỷ lệ nhiễm phóng xạ cao hơn 3000 lần mức độ cho phép


Đức Tâm, rfi


Fukushima, ảnh chụp từ vệ tinh (DR)
Ngày hôm nay, 30/03/2011, TEPCO, tập đoàn khai thác nhà máy điện Fukushima, ra thông báo là nước biển trong khu vực cách nhà máy Fukushima khoảng 300 mét về phía nam có tỷ lệ nhiễm xạ iode cao hơn mức cho phép 3355 lần. Đây là mức cao nhất kể từ khi xẩy ra sự cố ngày 11/03. Hôm chủ nhật, tỷ lệ nhiễm phóng xạ iode đã cao hơn mức cho phép 1850 lần.
Từ nhiều ngày qua, nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã thải ra nhiều chất nhiễm phóng xạ cao, chủ yếu là iode và cesium. Việc phun nước làm nguội các lò phản ứng càng làm cho nước bị nhiễm phóng xạ lây lan nhanh và thẩm thấu xuống lòng đất.
Theo tập đoàn TEPCO và Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản thì nước bị phóng xạ thải ra biển sẽ bị loãng đi do thủy triều và những nguy cơ ô nhiễm đối với rong tảo và các hải sản không lớn.
Giới chuyên gia cũng có cùng thẩm định như trên nhưng nhấn mạnh là khu vực biển cũng như lãnh thổ gần Fukushima sẽ bị ảnh hưởng phóng xạ nặng nề và lâu dài.
Các chuyên gia Nhật Bản đang gặp nhiều khó khăn trong việc khắc phục các sự cố tại Fukushima và chính quyền Tokyo đã buộc phải cầu cứu đến sự trợ giúp của Mỹ và Pháp.
Ngày hôm nay, chủ tịch tập đoàn hạt nhân Pháp Aréva, bà Anne Lauvergeon, cùng với ba chuyên gia đã tới Nhật Bản để xem xét các biện pháp hỗ trợ TEPCO, trong lúc đó, tổng giám đốc của tập đoàn này lại phải nhập viện do huyết áp cao. Từ nay, phó chủ tịch và chủ tịch danh dự của TEPCO chịu trách nhiệm lãnh đạo xử lý sự cố.
Đại diện của tập đoàn này cho biết là sẽ từ bỏ, không thể khôi phục được bốn lò, từ số 1 đến số 4 do bị hư hại nặng, vấn đề chính hiện nay là ngăn chặn không cho phóng xạ thất thoát ra ngoài. Các lò số 5 và 6 coi như được khắc phục, có thể làm chủ được tình hình tại đây. Tuy nhiên, trong tương lai, nếu có khởi động lại hai lò này, thì tập đoàn sẽ xin ý kiến chính phủ và những người dân ở xung quanh.
Còn bộ Kinh tế Nhật Bản thông báo sẽ xem xét lại và bổ xung các quy định về an toàn đối với hơn 5 chục lò phản ứng hạt nhân tại nước này. Điện hạt nhân đáp ứng 30% tổng nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Nhật Bản, tuy nhiên, bộ trưởng Kinh tế Banri Kaieda nói rằng sau sự cố Fukushima, chính phủ sẽ xem xét lại chính sách năng lượng và lắng nghe ý kiến của các chuyên gia.
Cũng trong ngày hôm nay, bộ Môi trường Trung Quốc cho biết là mây hơi nước có nhiễm phóng xạ của nhà máy Fukushima đã xuất hiện trong không khí tại nhiều tỉnh cũng như ở Bắc Kinh.
Iode 131 đã được phát hiện trong khí quyển ở Hà Nam, miền trung, Hà Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, miền bắc, Bắc Kinh và Thiên Tân, miền bắc.
Mặt khác, Cesium 137 và 134 được phát hiện trong không khí ở tỉnh An Huy, phía đông, Quảng Đông, Quảng Tây, phía nam cũng như ở Ninh Hạ, phía tây bắc. Đây là những tỉnh nằm sâu trong lục địa.
Bộ Môi trường Trung Quốc trấn an rằng khối lượng phóng xạ được phát hiện ở mức độ rất thấp, chỉ bằng một phần nghìn khối lượng phóng xạ mà một du khách nhận được trong một chuyến đi máy bay dài 2000 km. Điều đó có nghĩa là khối lượng phóng xạ này không tác động đến sức khỏe và do vậy, chưa cần đến các biện pháp phòng ngừa.
viethoaiphuong
#147 Posted : Wednesday, March 30, 2011 7:50:54 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Mỹ, Pháp giúp Nhật Bản xử lý sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima


Đức Tâm, rfi

Một nhân viên dùng máy đo mức nhiễm phóng xạ cách Fukushima 40km (Reuters)
Vào lúc nước biển ở ngoài khơi nhà máy điện hạt nhân Fukushima có tỷ lệ nhiễm phóng xạ cao hơn 3000 lần mức cho phép, hôm nay 30/03/2011, phát ngôn viên chính phủ Nhật thừa nhận : "Chúng tôi đang nghiên cứu các biện pháp khác nhau, nhưng vào thời điểm này, chúng tôi không thể nói được rằng là khi nào thì sẽ lại làm chủ được tình hình".
Trong bối cảnh đó, Mỹ và Pháp tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ Nhật Bản và chính quyền Tokyo đã chấp nhận sự hỗ trợ này.
Theo thông tin mới nhất từ phía TEPCO, tập đoàn khai thác nhà máy điện Fukushima, trong số 6 lò phản ứng tại nhà máy này, các chuyên gia mới chỉ khống chế được lò số 5 và 6. Bốn lò còn lại, thì coi như bỏ đi, tình hình không ổn định. Vấn đề đáng lo ngại nhất là các thanh nhiên liệu ở lò số 1, 2 và 3 bị hư hỏng và có rò rỉ phóng xạ với mức độ rất cao.
Hôm qua, thủ tướng Nhật Bản, Naoto Kan đã điện đàm với tổng thống Mỹ Barack Obama. Lãnh đạo hai nước khẳng định lại tầm quan trọng của sự họp tác chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản để đối phó với cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay.
Bộ Năng lượng Mỹ dự tính gửi đến Nhật Bản các robot - người máy – đặc chủng, có thể làm việc trong môi trường phóng xạ rất cao, đi sâu vào khu vực gần tâm lò, để thu thập các thông tin cần thiết. Bên cạnh đó, tổng thống Mỹ còn hứa giúp đỡ các nạn nhân ngay lập tức và kể cả về lâu dài.
Trong khi đó, tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy, sẽ tới thăm Nhật Bản vào ngày mai để bày tỏ tình liên đới với nhân dân Nhật Bản. Ông sẽ là nguyên thủ quốc gia đầu tiên tới xứ hoa anh đào kể từ sau thảm họa động đất và sóng thần, ngày 11/03 vừa qua.
Sau nhiều ngày tìm mọi cách tự xử lý, ngày 28/03 vừa qua, TEPCO đã buộc phải kêu gọi đến sự hỗ trợ của các chuyên gia thuộc các tập đoàn lớn của Pháp như công ty điện lực EDF, công ty năng lượng hạt nhân Aréva, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Pháp, CEA. Trước đó, ngày 18/03, EDF đã thông báo gửi tới Nhật Bản 130 tấn thiết bị chuyên dụng, trong đó có robot có thể làm việc thay thế cho người tại những nơi có tai nạn hạt nhân.
Các chuyên gia Nhật Bản đứng trước một vấn đề rất khó giải quyết : Họ phải tìm mọi cách bơm nước vào để làm nguội các lò phản ứng. Thế nhưng, vỏ bọc lò và hồ chứa nước làm nguội lại bị nổ vỡ hoặc rạn nứt, do vậy, nước bơm vào bị nhiễm phóng xạ sẽ tràn ra ngoài, thẩm thấu xuống các mạch nước ngầm. Nếu dừng bơm nước, thì nhiệt độ trong các lò lại tăng cao.
Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản cho biết là trước tình hình chưa từng có này, cần phải nghĩ đến những giải pháp đặc biệt, khác hẳn với những phương pháp vẫn được áp dụng cho đến nay.
Theo báo chí Nhật Bản, có nhiều phương án đã được đưa ra. Tờ Asahi Shimbun cho biết là các chuyên gia có thể dùng một loại nguyên liệu đặc biệt phủ lên toàn bộ các cơ sở bị hư hại, qua đó, hạn chế được mức độ bốc hơi nước bị nhiễm phóng xạ. Một giải pháp khác là điều một tàu chở dầu cỡ lớn đến gần khu vực các lò từ số 1 đến số 4, để hút nước bị nhiễm phóng xạ cao trong các phòng máy và đường hầm gần lò số 2. Có như vậy, các chuyên gia mới vào được khu vực này để trực tiếp xử lý sự cố.
Việc phát hiện ra chất plutonium tại năm nơi gần nhà máy Fukushima và mức độ tích tụ iode bị phóng xạ và chất cesium trong nước biển đã gây ra nhiều lo ngại về nguy cơ ô nhiễm nặng nề môi trường, rau quả và hải sản.
Ngày hôm qua, thủ tướng Nhật Bản thừa nhận là không thể dự báo được tình hình tại Fukushima. Ông cũng nói là chính phủ đang làm việc trong tình trạng báo động tối đa để tránh một thảm họa môi trường.
Nếu tính theo số nhà máy và số lò phản ứng nguyên tử, thì Hoa Kỳ là cường quốc số một về điện hạt nhân (70 nhà máy, 104 lò), đứng thứ hai là Pháp (19 nhà máy, 58 lò) và thứ ba là Nhật Bản (17 nhà máy, 54 lò). Việc Nhật Bản, cường quốc về kinh tế và công nghệ, phải cầu cứu sự hỗ trợ của Mỹ và Pháp cho thấy, điện hạt nhân là một ngành công nghiệp đầy rủi ro, hiểm họa.
viethoaiphuong
#148 Posted : Thursday, March 31, 2011 6:55:48 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Fukushima 3 tuần sau thảm hoạ


3 tuần qua, Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) vẫn chưa kiểm soát được bốn lò phản ứng từ 1-4 của nhà máy điện Fukushima I, trong khi cũng chưa quyết định có nên tháo bỏ hai lò số 5 và 6 mà đã được cho ngưng hoạt động một cách an toàn.
Các nhà quản trị tại TEPCO đã đưa ra một thẩm định u ám, trong khi số đo phóng xạ trong không khí quanh nhà máy tiếp tục là những con số đáng lo ngại. Chủ tịch TEPCO Tsunehisa Katsumata nói rằng khi công tác đó hoàn tất thì mới rõ tương lai của các lò phản ứng. Nhiệm vụ gay go nhất hiện nay là khống chế các lò phản ứng từ số 1 đến số 4
Ông Katsumata nhìn nhận là Tepco đã không thể làm nguội được các lo phản ứng hạt nhân và hứa sẽ nỗ lực tối đa để ổn định chúng, và cho biết thêm các lò phản ứng từ số 1 đến 4 sẽ ngưng hoạt động vĩnh viễn.
Chủ tịch TEPCO nói rằng công ty của ông đang chuẩn bị để bồi thường thiệt hại cho những người bị nhiễm phóng xạ. Ông cũng xin lỗi người dân bị khốn đốn vì các đợt cúp điện luân phiên vì khan hiếm điện.
Ông Katsumata chưa sẵn sàng kết luận về tương lai của các lò phản ứng số 5 và số 6 tại nhà máy này hay nhà máy Fukushima Daini (Fukushima II) gần đó, nơi đã thoáng thấy khói bốc lên từ một trong các lò phản ứng. Ông thừa nhận rằng công ty điện lực có thể vấp phải sự chống đối mãnh liệt của công chúng trước việc tái khởi động bất cứ lò phản ứng nào tại Fukushima.
Còn về tương lai của công ty thì ông Katsumata cho là rất nghiêm trọng. Ông Katsumata hiện đang đứng đầu cuộc chiến của TEPCO tại các nhà máy. Ông lên thay thế Chủ tịch Masataka Shimizu, đã phải nhập viện hồi tối 29/3 vì bị chóng mặt và cao huyết áp. Vị chủ tịch này đã không thấy xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 13/3, tức là 2 ngày sau khi xảy ra các vấn đề.
Tại nhà máy, mức phóng xạ trong vùng biển gần đó đang tăng cao. Nước biển gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đã bị nhiễm phóng xạ ở mức độ cao hơn trước rất nhiều. Cơ quan an toàn hạt nhân của Nhật nói rằng các số liệu mới nhất đo được gần lò phản ứng hạt nhân số 1 nằm cách bờ biển 328 thước ghi nhận được chất phóng xạ iốt cao gấp 3.355 lần mức cho phép.
Các mẫu xét nghiệm trước đó ghi nhận mức độ iốt trong nước biển cao trên mức luật định đến 1.850 lần. Mức độ của cùng chất phóng xạ đo được tại vùng biển cách nhà máy này khoảng 16 km về hướng nam, tuy thấp hơn nhưng cũng còn khá cao.
Hidehiko Nishiyama, phó tổng giám đốc của cơ quan an toàn nguyên tử của Nhật, đã nói trong một cuộc họp báo rằng: "Chất iốt 131 sẽ bớt phóng xạ đến một nửa sau 8 ngày, và nếu xét theo đời sống dưới biển, chất iốt sẽ tự phân hủy đáng kế vào thời điểm tiếp cận người dân".
Iốt 131 được cho là đã gây ra ung thư ở tuyến giáp trạng trong số các trẻ em bị nhiễm phóng xạ từ tai họa tại nhà máy Chernobyl hồi năm 1986. Các công nhân tại nhà máy Fukushima hiện đang cố gắng để ngừa chất phóng xạ rò rỉ ra biển.
Nhưng việc một số chất lỏng có cường độ phóng xạ cao đã được tìm thấy bên trong và bên ngoài các tòa nhà có lò phản ứng hạt nhân. Một số lượng nhỏ chất phóng xạ plutoni cũng đã được phát hiện trong phấn đất chung quanh nhà máy, và đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy có thể một trong các lò phản ứng đã bị hư hại một phần.
TEPCO và cơ quan an toàn hạt nhân nói rằng họ chưa biết rõ nguồn gốc rò rỉ.
Các giải thích về nguyên nhân vụ rò rỉ này thập trung vào hai khả năng: thứ nhất là hơi nước nóng từ trung tâm lò phản ứng có thể thoát ra ngoài qua các vết nứt rạn hoặc vật liệu bị nhiễm thoát ra từ các bức tường vách của bể nước kiểm soát nhiệt độ bên dưới lò phản ứng số 2. Các viên chức nói rằng chất plutoni được dùng trong lò phản ứng số 3 chưa lên tới mức độ có thể đe dọa tới sức khỏe con người.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano cho hay một ủy ban chuyên gia hạt nhân đang cố vấn cho chính phủ về cách thức đóng cửa các lò phản ứng và ngăn ngừa phóng xạ rò rỉ thêm. ông Yukio Edano cho biết các chuyên gia hiện đang xem xét tới việc bao phủ tòa nhà chứa các lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima Daiichi (Fukushima I) với một loại vật liệu đặc biệt để chặn đứng các vật liệu hạt nhân rò rỉ ra bên ngoài.
Vẫn còn vấn đề về nước bị nhiễm xạ trong các tòa nhà và các đường hầm tại nhà máy. Công tác loại bỏ nước này đang tiến hành chậm vì thiếu chỗ để chứa nước đó. Chính phủ đang xem xét khả năng sử dụng một tàu chở hàng để chứa lượng nước này.
Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản hôm qua cũng thông báo một loạt các biện pháp an toàn mới cho các nhà máy điện hạt nhân trên toàn quốc. Các biện pháp này trực tiếp giải quyết một số khuyết điểm vấp phải ở Fukushima và đòi hỏi cung cấp điện bằng các phương tiện di động và bố trí xe cứu hỏa để tưới nước cho các lò phản ứng và các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng, trong trường hợp không làm nguội được.
Mỹ và Pháp tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ Nhật Bản và chính quyền Tokyo đã chấp nhận sự hỗ trợ này.
Bộ Năng lượng Mỹ dự tính gửi đến Nhật Bản các robot - người máy - đặc chủng, có thể làm việc trong môi trường phóng xạ rất cao, đi sâu vào khu vực gần tâm lò, để thu thập các thông tin cần thiết. Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ còn hứa giúp đỡ các nạn nhân ngay lập tức và kể cả về lâu dài.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy, sẽ tới thăm Nhật Bản vào ngày mai để bày tỏ tình liên đới với nhân dân Nhật Bản. Ông sẽ là nguyên thủ quốc gia đầu tiên tới xứ hoa anh đào kể từ sau thảm họa động đất và sóng thần, ngày 11/03 vừa qua.
Nếu tính theo số nhà máy và số lò phản ứng nguyên tử, thì Mỹ là cường quốc số một về điện hạt nhân (70 nhà máy, 104 lò), đứng thứ hai là Pháp (19 nhà máy, 58 lò) và thứ ba là Nhật Bản (17 nhà máy, 54 lò).
Trà Giang
Tổng hợp
viethoaiphuong
#149 Posted : Friday, April 1, 2011 12:03:26 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Sập mỏ đá ở Nghệ An nhiều công nhân thiệt mạng


Khánh An, phóng viên RFA, Bangkok

2011-04-01

Sáng nay, một vụ sập mỏ đá kinh hoàng xảy ra tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, khiến cho ít nhất 13 người thiệt mạng và hơn chục người khác mất tích.



Ảnh: Sương Mai VNExpress
Xe cần cẩu, đội cứu hộ, cứu nạn có mặt tại hiện trường.


Hiện công tác cứu hộ cứu nạn vẫn đang diễn ra và con số nạn nhân đang tiếp tục được cập nhật.
Tính cho đến 5 giờ chiều nay, đã có 18 nạn nhận được đưa ra khỏi núi đất đá khổng lồ ở mỏ đá Lèn Cờ, thuộc xã Nam Đàn, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Hàng trăm tấn đá khối sập đè công nhân đang khai thác

Vụ sập mỏ đá xảy ra vào khoảng 7 giờ sáng, khi có hơn 40 công nhân của 3 tổ xay đá đang làm việc tại đây. Nhiều người dân đến hiện trường cho biết hàng trăm khối đá lớn đã đổ xuống tạo thành một núi đất đá đè bẹp nhiều phương tiện vận chuyển và khai thác đá, bên dưới những khối đá khổng lồ ước tính có gần 30 công nhân bị vùi lấp.
Ông Hoa, nguyên cán bộ xã Nam Thành sau khi từ hiện trường về cho biết:
hàng trăm khối đá lớn đã đổ xuống tạo thành một núi đất đá đè bẹp nhiều phương tiện vận chuyển và khai thác đá, bên dưới những khối đá khổng lồ ước tính có gần 30 công nhân bị vùi lấp.
-Anh đến tận nơi mới về đây, nạn nhân bây giờ đang nằm trong núi đá, chưa biết được cụ thể là ai và bao nhiêu người, có khoảng vài chục người. Hiện trường bây giờ đá vùi lấp, một tảng đá lớn của một lèn rơi tự nhiên, sạt lở tự nhiên do dân mình khai thác hổng chân phía dưới nên nó sụt, cỡ vài chục công nhân (bị vùi lấp). Anh em bây giờ vẫn còn đang xay đá.
Tính đến khoảng 3 giờ chiều hôm nay, đã có 12 thi thể công nhân và 6 người bị thương được đưa ra khỏi núi đất đá, trong khi còn nhiều người khác vẫn chưa được tìm thấy.
Nhiều người dân cho biết do có nhiều tảng đá nặng hàng trăm tấn bị đổ xuống nên công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn, có trường hợp một công nhân bị kẹt bên trong đã gọi điện thoại ra ngoài xin tiếp cứu nhưng lực lượng cứu hộ không thể xác định được vị trí của nạn nhân trên.
Hiện các cơ quan chức năng đang huy động nhiều máy cắt đá và máy cẩu để phá núi đất đá tìm kiếm nạn nhân.
Anh Hoa cho biết thêm:
-Bây giờ phải dùng xe cứu hộ, xe múc, xe xúc, các phương tiện ở tỉnh, huyện về, rồi đơn vị công binh ở trong tỉnh về bàn phương án để xẻ đá ra bởi vì hòn đá lớn quá mà người bị mắc kẹt ở trong.
Trưa nay, khi Đài Á Châu Tự Do liên lạc với Chủ tịch xã Nam Đàn, ông Phan Tế Trung, để tìm hiểu về vụ việc thì ông đang ở hiện trường với rất nhiều tiếng máy móc đang hoạt động để cứu hộ nạn nhân, khiến cho ông không thể nghe máy.
-Đang cầm máy đây mà không nghe được, ở đây có vụ tai nạn sập hầm đá, giờ đang cứu người cứu nạn, máy đang ầm ầm không nghe được…
do có nhiều tảng đá nặng hàng trăm tấn bị đổ xuống nên công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn, có trường hợp một công nhân bị kẹt bên trong đã gọi điện thoại ra ngoài xin tiếp cứu nhưng lực lượng cứu hộ không thể xác định được vị trí của nạn nhân trên.
Được biết, trong suốt ngày hôm nay, lực lượng cứu hộ cứu nạn của huyện cùng với công binh và dân địa phương đã được huy động để tìm kiếm và đưa các nạn nhân ra ngoài. Hàng ngàn người dân xã Nam Thành đã có mặt tại hiện trường để tiếp cứu và chờ tin người thân. Tuy nhiên, theo những người có mặt tại hiện trường, hy vọng sống sót của những nạn nhân còn bị mắc kẹt bên trong là rất mong manh.

An toàn lao động tại các mỏ đá gần như không có

Chủ tịch xã Nam Đàn cho chúng tôi biết vào lúc 5 giờ chiều nay:
-Báo cáo chị là hiện nay đã đưa ra được 18 người, có 6 người sống, 12 người chết. Còn lại 6 người trong đống đổ nát là coi như 6 người cùng chết rồi mà chưa đưa ra được. Hiện nay Bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh và các phó chủ tịch, các sở về cả và hiện trường hiện nay là có mấy nghìn người, máy móc phương tiện ở tỉnh đều đem về đây giải quyết cả vì đá hàng trăm tấn, bây giờ đang tập trung để làm.
việc khai thác đá theo kiểu hàm ếch ở đây đã không tuân thủ quy định về an toàn lao động. Hợp đồng khai thác đá của công ty TNHH Chín Mến đã hết hạn nhưng công ty này vẫn đưa công nhân vào khai thác đá.
Thông tin từ bệnh viện cho biết một trong số các nạn nhân bị thương vừa tử vong, nâng số người thiệt mạng trong vụ sập hầm đá lên 13 người, tính cho đến 5 giờ chiều nay.
Trước mắt, UBND tỉnh Nghệ An hỗ trợ cho mỗi gia đình nạn nhân tử nạn 5 triệu đồng, nạn nhân bị thương 3 triệu đồng.
Mỏ đá Lèn Cờ có trữ lượng gần 500 m3, kéo dài khoảng 200m, được khai thác từ bên dưới theo dạng hàm ếch. Các công nhân ở đây làm công việc bốc dỡ cho Công ty TNHH Chín Mến, hầu hết không có bảo hiểm và làm theo dạng nhận tiền công mỗi ngày.
Hiện nguyên nhân vụ sập hầm đang được điều tra nhưng thông tin ban đầu cho biết, có thể việc khai thác đá theo kiểu hàm ếch ở đây đã không tuân thủ quy định về an toàn lao động. Hợp đồng khai thác đá của công ty TNHH Chín Mến đã hết hạn nhưng công ty này vẫn đưa công nhân vào khai thác đá.
viethoaiphuong
#150 Posted : Friday, April 1, 2011 1:04:50 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Bài đăng : Thứ sáu 01 Tháng Tư 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 01 Tháng Tư 2011


Mạch nước ngầm Fukushima nhiễm phóng xạ




Lính Nhật tìm xác nạn nhân tại vùng Ishinomaki. Ảnh chụp ngày 01/04/2011.
REUTERS/Carlos Barria

Tú Anh - rfi

Tập đoàn điện lực Tepco thông báo hôm nay 1/4 là tìm thấy độ phóng xạ cao gấp 10.000 lần bình thường trong mạch nước ngầm sâu 15 mét. Hai mươi bốn ngàn quân Mỹ và Tự vệ đội Nhật Bản được huy động tìm xác nạn nhân sóng thần dọc theo vùng duyên hải đông bắc Nhật Bản.

Trong khi đó, Thủ tướng Naoto Kan cho biết tình hình tại nhà máy hạt nhân Fukushima vẫn chưa ổn định. Thông tin này gây lo ngại do tập đoàn điện lực Tepco thông báo hôm nay 1/4 à tìm thấy độ phóng xạ cao gấp 10.000 lần bình thường trong mạch nước ngầm sâu 15 mét.

Theo AFP, quân đội Mỹ Nhật huy động 65 chiến hạm và 120 máy bay cùng với trực thăng tham gia tìm kiếm thi hài của hơn 16 ngàn người trong danh sách mất tích.

Vấn đề gay go hiện nay trong công việc nhặt xác nạn nhân là có khoảng 1000 thi hài nằm trong vùng cấm xâm nhập trong bán kính 20km vì cường độ phóng xạ cao.
viethoaiphuong
#151 Posted : Sunday, April 3, 2011 7:06:16 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Rò rỉ phóng xạ Nhật có thể kéo dài 100 năm




Cập nhật: Hôm nay, lúc 21:32 GMT-6Một chuyên gia hạt nhân cảnh báo, sẽ mất từ 50 tới 100 năm thì các thanh nhiên liệu hạt nhân tại nhà máy Fukushima mới nguội và có thể tháo dỡ. Trong khi đó, phóng xạ sẽ tiếp tục rò rỉ.


Ba trong số 4 lò phản ứng hạt nhân tại Fukushima đã bị hỏng Ảnh Getty Images
Tiến sĩ John Price, cựu thành viên cơ quan chính sách an toàn của tập đoàn hạt nhân quốc gia Anh cho biết như vậy. "Nước vẫn tiếp tục chảy ra trong khi bạn vẫn phải tưới nước để làm mát các thanh nhiên liệu hạt nhân. Như vậy, rò rỉ phóng xạ sẽ kéo dài mãi mãi".
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị hư hại vì sóng thần ở Nhật hôm 2/4 tiếp tục chảy nước nhiễm phóng xạ cao ra biển, các quan chức an toàn hạt nhân Nhật cho hay.
Cơ sở này phun phóng xạ từ hôm 11/3 khi trận động đất 9 độ richter và sau đó là sóng thần làm nhà máy này mất điện, làm hỏng hệ thống làm mát và khiến phóng xạ rò rỉ khỏi lò phản ứng bị nóng quá mức.
Nước phóng xạ rò rỉ ra Thái Bình Dương hôm 2/4 xuất phát từ vết nứt mới phát hiện ở hầm bảo dưỡng ở rìa của nhà máy Fukushima, phát ngôn viên cơ quan an toàn hạt nhân và công nghiệp là Hidehiko Nishiyama nói.
Việc đo đạc cho thấy, trong không khí mức phóng xạ đã vượt quá 1.000 millisieverts. Một người bị nhiễm tới 500 millisieverts phóng xạ trong một thời gian ngắn có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư. Tuy nhiên, các chuyên gia cho hay, phóng xạ đã loãng rất nhanh do Thái Bình Dương rất rộng lớn và như vậy, một lượng phóng xạ lớn cũng chỉ gây ra tác động nhỏ.
Hiện chưa rõ liệu các công nhân cố cứu lò phản ứng bị hỏng đã bị nhiễm xạ chưa. Những người sống trong bán kính 20km kể từ nhà máy Fukushima đã được sơ tán.
Ông Nishiyama nói, giới chức nước này sẽ kiểm tra mức độ phóng xạ trong nước biển ở gần nhà máy cũng như nước biển ở cách lò phản ứng 15km. Ngoài ra, họ sẽ dùng bê tông để hàn vết nứt rộng 20cm và cố ngăn chặn phóng xạ tiếp tục rò rỉ.
"Đó có thể là một trong những nguồn làm ô nhiễm nước biển. Có thể có những vết nứt tương tự ở khu vực nhà máy và chúng tôi phải tìm thấy chúng càng nhanh càng tốt". Trong suốt tuần qua, phóng xạ vượt giới hạn đã được phát hiện ở nước biển ngoài nhà máy.
•Hoài Linh (Theo Mail, AP)
viethoaiphuong
#152 Posted : Sunday, April 3, 2011 11:05:12 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Tin khẩn :

(cách đây chừng 1 giờ đồng hồ)

Fukushima : 11 000 tấn nước có phóng xạ bị thải ra biển


Cuộc tiến hành của trung tâm nguyên tử Fukushima, Tepco, được bắt đầu vào chiều thứ Hai - đổ ra biển 11.500 tấn nước có phóng xạ được tồn chứa từ khi có tai nạn mới đây.

Trước khi cuộc tiến hành xả nước phóng xạ này được bắt đầu, người phát ngôn Tepco Nhật đã rất xúc động trong nước mắt và lời nói khốn khổ - để xin lỗi qua đài truyền hình về sự ô nhiễm này.

"Chúng tôi đã gây ra quá nhiều nồi đau khổ và những sai lầm đối với dân cư trong vùng. Chúng tôi không biết phải tỏ lộ tới nhường nào về sự xin lỗi đã chịu bó tay trước thảm trạng mới lần này", ông ta xác nhận. Tepco đã khẳng định rằng trong nước phóng xạ này hàm lượng phóng xạ thấp.

Đúng hơn, người phát ngôn Tepco nói rõ "10 000 tấn nước là trong bể chứa và 1 500 tấn nước hiện trong lò phản ứng số 5 và 6 sẽ được đổ ra biển (Thái Bình Dương)

VHP dịch


http://fr.news.yahoo.com...-eau-radioa-5a9d534.html

(Source AFP)
viethoaiphuong
#153 Posted : Monday, April 4, 2011 7:51:30 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Sau Nhật, đến Indonesia rung chuyển vì động đất

Cập nhật: Hôm nay, lúc 21:42 GMT-6

Thảm hoạ động đất sóng thần 2004 đã cướp đi sinh mạng 230.000 người

Một trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra vào hồi 3h00 sáng thứ Hai (giờ địa phương) tại đảo Java, Indonesia cách tỉnh Cilacap khoảng 300 km về phía tây nam.

Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương đã đưa ra cảnh báo về khả năng xảy ra sóng thần đổ bộ vào bờ biển cách tâm chấn 100km.

Tuy nhiên sau đó Cơ quan khí tượng và địa lý Indonesia (BMKG) đã gỡ bỏ cảnh báo sóng thần xảy ra tại phía Nam đảo Java.

Một nhân chứng nói với đài phát thanh Indonesia là trận động đất xảy ra khi mọi người đang ngủ, hàng ngàn người dân đã lao ra khỏi nhà và chạy tới các vùng đất cao. Đến nay vẫn chưa có thông báo về thương vong hay thiệt hại nào.

Giám đốc kỹ thuật của BMKG cho biết cơn địa chấn có thể được cảm nhận tại các tỉnh Pangandaran và Cilacap ở trung tâm đảo Java.

Những người nhận được cảnh báo sóng thần qua tin nhắn SMS từ BMKG đã được yêu cầu thông báo cho những người khác. Sau khi cảnh báo được gỡ bỏ nhiều người dân vui mừng ôm lấy nhau. Anh Sukitno, một cư dân cho biết: “Chúng tôi đã rất sợ hãi sau khi nhìn thấy thảm cảnh ở Nhật Bản nhưng Chúa đã nghe được những lời cầu nguyện của chúng tôi”.

Công ty Năng lượng quốc gia Pertamina cho biết nhà máy lọc dầu ở Cilacap đã không bị hư hỏng.

Indonesia nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nơi thường xuyên xảy ra các trận động đất, núi lửa phui trào do đứt gãy địa chất bao quanh lòng chảo Thái Bình Dương.

Hồng Hải
viethoaiphuong
#154 Posted : Wednesday, April 6, 2011 7:15:41 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
6 Avril 2011
tin tức cách đây chừng 6 giờ đồng hồ

Nhật : Fukushima lại có nguy cơ bị nổ lò điện nguyên tử - vì L'hydrogène bị dồn nén trong lò số 1...



Trong khi Tepco đã thành công việc hàn gắn chỗ rò rỉ phóng xạ từ lò số 2, thì nối lo lắng lại nằm ở lò số 1, nơi có nguy cơ bị nổ là rất lớn.

...
...
http://fr.news.yahoo.com/82/201...plosion-fuk-8f38f87.html

======


tin tức cách đây chừng 5 giờ đồng hồ:
Các kỹ sư đang cố gắng ngăn chặn bị nổ Fukushima




Các kỹ thuật viên Nhật đã bắt đầu bơm l'azote vào lò phản ứng số 1 của trung tâm Fukishima-Daiichi nhằm ngăn chặn việc nổ của hydrogene mà đã được báo trước một thảm hoa hạt nhân khủng khiếp

Cuộc cứu cấp được khởi hành vào chiều tối thứ Tư ....
...
...

http://fr.news.yahoo.com...nucleaire-41953f5_1.html

viethoaiphuong
#155 Posted : Wednesday, April 6, 2011 8:43:24 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Nhật đã ngăn được rò rỉ phóng xạ ra biển
Một hố chứa bằng xi măng gần lò phản ứng số 2 đã bị nứt do động đất


BBC-Rò rỉ nước phóng xạ thải ra Thái Bình Dương từ nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi bị tàn phá của Nhật Bản đã được bịt lại, theo tin từ công ty điều hành nhà máy cho biết.
Công ty Tepco (Tokyo Electric Power Co) nói họ đã bơm hóa chất để củng cố đất gần một hố chứa nước bị nứt và đó chính là nguồn rò rỉ.
Các kỹ sư đã vật lộn để ngăn chặn rò rỉ từ nhà máy vốn bị trận động đất và sóng thần ngày 11 tháng Ba tàn phá.
Họ hiện đang xả nước ô nhiễm phóng xạ ở mức thấp ra biển để nước nhiễm phóng xạ mức cao có thể được lưu giữ lại.
Kể từ khi động đất phá hủy hệ thống làm mát của nhà máy, công nhân đã bơm nước vào lò phản ứng để làm mát các thanh nhiên liệu, nhưng nay lại phải đối phó với nước thải tổng hợp trong và bên dưới các tòa nhà của lò phản ứng bị hư hỏng.
Các kỹ sư cũng phải đối mặt với một vấn đề mới về tình trạng khí hydro tích tụ ngày một gia tăng tại một trong những lò phản ứng ở nhà máy có sáu lò phản ứng này. Tepco nói họ có thể bơm khí nitơ vào lò phản ứng số 1 để ngăn chặn một vụ nổ.
Những vụ nổ gây ra do khí hydro tích tụ lại đã xảy ra ở ba lò phản ứng sau trận động đất.
"Thủy tinh lỏng"
Bịt được rò rỉ từ hố chứa trong lò phản ứng số 2 chính là thước đo mức độ thành công của các kỹ sư tại nhà máy, các nhà phân tích nói.
Người ta cho rằng đó chính là nguồn phóng xạ ở mức độ cao được phát hiện ở nước biển gần nhà máy.
Để ngăn chặn rò rỉ, Tepco đã bơm ''thủy tinh lỏng”, hoặc sodium silicate, và một chất khác vào hố chứa.
Các kỹ sư cũng đã sử dụng mùn cưa, giấy báo và xi măng trong những ngày gần đây để cố gắng ngăn chặn nước thoát ra ngoài.
Phát ngôn viên hàng đầu của chính phủ cho biết các công nhân tại nhà máy không thể loại trừ khả năng có các rò rỉ khác tại lò phản ứng này.
"Ngay bây giờ, khi rò rỉ đã được bịt lại, chúng tôi cũng vẫn chưa thể thở phào nhẹ nhõm được," Chánh thư ký nội các Yukio Edano nói. "Chúng tôi đang kiểm tra liệu chỗ rò rỉ này đã hoàn toàn được bịt lại chưa, hoặc có thể có các rò rỉ khác hay không."
Trong khi đó, các kỹ sư đang tiếp tục bơm chừng 11.500 tấn nước biển nhiễm phóng xạ ở mức độ thấp ra biển để nước nhiễm phóng xạ cao hơn có thể được lưu trữ trong các bồn chứa chất thải.
Các quan chức cho biết nước này không phải là một mối đe dọa lớn cho sức khỏe con người, nhưng ngư dân địa phương đã phản ứng một cách giận dữ.
Trong một lá thư, nhóm ngư dân lớn nhất đã cáo buộc chính phủ về hành động "thực sự thái quá" đó khiến đe dọa tới sinh kế của họ.
Hôm thứ Ba, mức iốt gia tăng – khoảng gấp hai lần so với mức cho phép ở rau quả - đã được tìm thấy trong loài cá launce (một loài cá nhỏ) được đánh bắt lên tại quận Ibaraki ở phía nam của Fukushima.
Cũng hôm thứ Ba, Nhật Bản đã yêu cầu Nga cho sử dụng một nhà máy nổi chuyên xử lý phóng xạ để giải quyết nước thải.
Cơ quan hạt nhân của Nga, Rosatom, cho biết họ đang chờ câu trả lời cho một số câu hỏi trước khi cho phép cho mượn nhà máy Landysh, vẫn được biết đến tại Nhật Bản là Suzuran, vốn được sử dụng để tháo dỡ tàu ngầm hạt nhân Nga tại cảng viễn đông Vladivostok.
Là một trong những nhà máy xử lý chất thải phóng xạ lỏng lớn nhất thế giới, Landysh xử lý các chất lỏng phóng xạ dùng hoá chất và lưu trữ nó dưới dạng xi măng.
Nhà máy này có thể xử lý 35 mét khối chất thải lỏng mỗi ngày và 7.000 mét khối một năm.

=======

Nhà máy điện hạt nhân Nhật có nguy cơ xảy 1 vụ nổ mới

VOA-Thứ Tư, 06 tháng 4 2011

Công nhân đang bơm khí nitrô vào một trong những lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị hư hại để ngừa một vụ nổ do những thanh nhiên liệu hạt nhân nóng quá mức gây ra.
Trước đó, các chuyên viên kỹ thuật đã chận nước bị nhiễm phóng xạ cao từ nhà máy điện rò rỉ, khiến cho mức phóng xạ trong nước biển gần đó tăng lên.
Chánh Văn phòng nội các Yukio Edano nói nước bị rò rỉ đã ngưng trước 6 giờ sáng. Cho tới lúc đó, mẫu nước tại vùng lân cận cho thấy mức phóng xạ cao gấp 7,5 triệu lần giới hạn cho phép.
Tuy nhiên ông Edano nói còn quá sớm để nói một cách chắc chắn là vấn đề đã được giải quyết và các giới chức của Công ty điện lực Tokyo đang cố xác định xem có sự rò rỉ nước bị nhiễm phóng xạ từ các chỗ khác hay không.
Ông Edano đã xin lỗi các nước láng giềng về việc Nhật Bản không thông báo cho những nước này trước khi bơm hàng ngàn tấn nước có nhiễm phóng xạ thấp ra vùng biển gần nhà máy - đây là một vấn đề khác với việc rò rỉ nước ra đại dương.

=======

Thanh niên Fukushima bắt đầu cảm thấy tuyệt vọng

Lê Phước, rfi

Các nạn nhân sóng thần tại một trại tạm cư ở Nhật Bản nhận thực phẩm cứu trợ.
Reuters
Động đất, sóng thần, nguy cơ hạt nhân dồn dập ập đến vùng Fukushima. Trước cảnh « họa vô đơn chí », người dân bắt đầu cảm thấy tuyệt vọng, nhất là các thanh niên. Đó là nội dung được Le Monde phản ánh trong bài viết «Tình cảnh tuyệt vọng của những thanh niên di tản từ Fukushima ».
Tờ báo khám phá đời sống của người chạy nạn từ Fukushima tại một trung tâm thể thao Tokyo Budokan ở khu ngoại ô Tokyo. Hằng ngày, trung tâm này phục vụ chủ yếu cho các buổi đấu võ, vì thế hoàn toàn không có tiện nghi gì cho cuộc sống thường nhật. Kể từ thảm họa Fukushima, nhiều nạn nhân đã tìm đến đây lánh nạn. Lúc đầu có đến 400 người, nhưng hiện tại còn khoảng 200. Mỗi hộ chỉ có chiếu rơm, có không gian riêng với vách ngăn bằng nhựa.
Trong số những người di tản, Le Monde tập trung tìm hiểu tâm trạng của các thanh niên. « Nhân vật » đầu tiên Le Monde giới thiệu là một sinh viên ngành kỹ thuật tên là Takaya. Sau khi thảm họa xảy ra, gia đình anh đã chạy nạn đến Tokyo ngày 18/3. Anh có một người bạn là kỹ sư ở nhà máy Fukushima, hiện tại vẫn bặt vô âm tín.
Cũng giống như nhiều người cùng trang lứa, đối với Takaya, tương lai là một chuỗi dài câu hỏi không lời đáp : Phải đi đâu ? Làm gì ? Vượt qua nghịch cảnh như thế nào? Trong sâu thẳm tâm hồn, Takaya ao ước được tiếp tục đi học, nhưng đó chỉ là ao ước, bởi trường anh đang nằm trong vùng bị đe dọa phóng xạ.
Trường hợp của chàng thanh niên Ryuma cũng chẳng khá hơn gì. Thảm họa đã làm việc học, việc làm của anh gián đoạn. Anh kể chuyện về mình mà không kìm được sự xúc động. Còn Nozomi, cô sinh viên năm thứ nhất ngành y tá, cũng không biết mình sẽ phải làm gì.
Tất cả họ đều muốn trở về thành phố Iwaki, trung tâm công nghiệp của Fukushima, nơi có nhà máy của hãng Nissan và Mazda và nhiều loại hải sản được cả nước yêu chuộng.
Takaya cho biết, những người « bám » lại địa phương là vì họ không có xăng để đi, hoặc là do việc di chuyển tới lui đối với họ là khó khăn. Vì thế họ buộc phải ở lại và học cách sống chung với hiểm họa hạt nhân. Mỗi ngày, họ phải theo dõi sát sao tin tức về các nhà máy nguyên tử. Họ rất lo sợ, nhưng chỉ còn biết ở lại và chờ đợi.
Trở lại khu di tản Tokyo Budokan, thanh niên ở đây giết thời gian bằng cách tìm đến các hàng quán, nhờ vào tiền hỗ trợ của nhà nước. Thế nhưng, người họ ở quán, mà tâm hồn thì ở một nơi khác. Bên ngoài, hoa Anh Đào đang nở rộ. Theo tập quán, người Nhật tiến hành lễ hội thưởng hoa (Hanami), mà chủ yếu là tổ chức ăn uống dưới tán hoa Anh Đào. Thế nhưng, Nozomi tâm sự: « Chúng tôi không có tâm trạng nào mà thưởng hoa nữa ». Buổi sáng họ đọc báo, chứ rất khó được lên mạng bởi ở trung tâm này chỉ có hai máy vi tính. Những người khác thì tranh thủ có mặt luật sư để hỏi về việc trả nợ vay và việc khai thuế.
Tình cảnh hiện tại là như vậy. Thế nhưng, theo dự kiến, trung tâm tạm cư này sẽ đóng cửa vào ngày 15/4 tới, trong khi ngày khắc phục xong thảm họa vẫn còn xa.
Nhật Bản cấm đánh bắt cá trong vùng bị nhiễm xạ
Cũng liên quan đến Nhật Bản, với bài viết « Fukushima làm khuấy động Thái Bình Dương », Libération quan tâm đến việc nước biển xung quanh nhà máy bị nhiễm phóng xạ nghiêm trọng.
Theo kết quả đo được ở vùng biển gần nhà máy Fukushima, mức nhiễm phóng xạ là cực cao, đặc biệt đối với chất phóng xạ I-ốt 131, mức đo được lên đến 300.000 becquerels/ m3 . Theo Libération, sự việc là do nước nhiễm xạ cao thoát ra từ lò phản ứng số 2. Thêm vào đó là việc tập đoàn TEPCO cho thải ra biển 11.000 tấn nước nhiễm xạ nhẹ.
Chính phủ Nhật Bản đã cấm việc đánh bắt cá trong vòng 20 km xung quanh nhà máy, tức tương ứng với phạm vi cho dân di tản. Theo Libération, có thể tỷ lệ nhiễm phóng xạ ở phía bắc nhà máy còn cao hơn nhiều do xuôi dòng chảy.
AIEA : Vẫn tin tưởng vào các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân hiện tại
Trong lĩnh vực hạt nhân, hôm nay, Le Figaro thông tin về quan điểm chính thức của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) với bài « AIEA muốn những người khai thác hạt nhân phải có trách nhiệm ».
Tuần này, hội nghị định kỳ về an toàn hạt nhân của AIEA diễn ra tại Vienna. Hội nghị này được tổ chức ba năm một lần, kể từ năm 1996. Theo dự kiến, đại diện của 72 quốc gia sẽ thảo luận về bài học Fukushima và tìm kiếm thỏa thuận trong việc buộc các nhà công nghiệp hạt nhân phải biết chịu trách nhiệm.
Trong diễn văn khai mạc, giám đốc AIEA, ông Yukiya Anamo đã khẳng định : « Tham gia đầy đủ vào các chỉ tiêu nghiêm ngặt nhất của quốc tế về an toàn hạt nhân, minh bạch thông tin tuyệt đối trong tất cả mọi thời điểm, đó là những điểm mấu chốt để tái lập và duy trì lòng tin của người dân trong lĩnh vực hạt nhân ».
AIEA tái khẳng định lập trường của tổ chức này là vẫn tin tưởng vào các tiểu chuẩn an toàn hiện tại. Đồng thời, tổ chức này cho rằng, chính TEPCO phải chịu trách nhiệm về thảm họa chưa từng có này, do đã đánh giá quá thấp những nguy cơ có thể đe dọa nhà máy hạt nhân Fukushima
viethoaiphuong
#156 Posted : Thursday, April 7, 2011 1:05:13 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Động Đất 7.4 tại Nhật, báo động Sóng Thần - Lúc 23giờ 32 phút ngày 07-4-2011


Một báo động có Sóng Thần đã được loan báo thứ Năm ở vùng biển Đông - Bắc của Nhật sau cơn động đất được cảm nhận thấy tận Tokyo, theo tin NHK

...

http://fr.news.yahoo.com/4/2011...n-seisme-tp-ca02f96.html

=========
=========

from TGNV - DaiLien đang sống tại Tokyo :

Lúc 23giờ 32 phút ngày 07-4-2011 một trận động đất mạnh 7.4 vừa xẩy ra tại tỉnh Miyagi nơi mà ngày 11-3 vừa qua đả xẩy ra trận động đất 8.9 kèm theo những cơn sóng thần gây thiệt mạng trên 28 ngàn người và trên 400 ngàn gia đình mất nhà cửa đồng thời làm nổ và rò chẩy 4 lò phóng xạ của Nhà máy phát điện nguyên tử tại Fukushima Nhật Bản .Trận động đất này đang được báo động là sẽ có sóng thần ,hiện chưa rõ tổn thất .
viethoaiphuong
#157 Posted : Thursday, April 7, 2011 3:26:16 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Nhật cảnh báo sóng thần sau động đất mới



Giới chức Nhật Bản đưa ra cảnh báo về sóng thần tại vùng đông bắc nước này sau khi một trận động đất mạnh 7.1 độ richter mới xảy ra ở khu vực duyên hải phía đông là Honshu.Sóng thần được dự đoán cao chừng 2m.
Các quan chức cho biết trận động đất hôm thứ Năm chưa có tác động gì tới nhà máy nguyên tử Fukushima Daiichi, vốn bị thiệt hại nặng vì trận động đất và sóng thần tháng trước.
Hai nhà máy nguyên tử khác trong khu vực cũng chưa chịu hậu quả gì vì trận động đất mới này.
Giới chức đã ra lệnh sơ tán dân, và truyền hình Nhật Bản khuyến cáo những ai ở trong khu vực nguy hiểm nên chuyển lên cao.
Các công nhân tại nhà máy Fukushima cũng được sơ tán.
Trận động đất hôm thứ Năm xảy ra ở điểm cách nhà máy Fukushima chừng 118km về phía bắc và nằm ở ngoài khơi cách bờ biển chừng 40km.
Ban đầu, người ta cho rằng trận động đất này mạnh 7.4 độ richter, nhưng sau khi đánh giá, trận động đất được cho là mạnh 7.1 độ richter, theo cơ quan Địa chất Hoa Kỳ.
Trận động đất này đủ mạnh để làm rung chuyển nhiều tòa nhà ở Tokyo.
Công ty điện lực Tokyo (Tepco), vốn điều hành nhà máy Fukushima, nói họ vẫn đang theo dõi tình hình nhà máy sau khi có trận động đất mới nhất này.
Trận động đất và sóng thần tháng trước làm khoảng 28 ngàn người thiệt mạng và mất tích và hàng trăm ngàn người mất nhà cửa.
viethoaiphuong
#158 Posted : Thursday, April 7, 2011 9:22:43 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Fukushima sẽ cùng chung số phận của Tchernobyl 25 năm trước


Tú Anh RFI

Gần một tháng sau tai nạn hạt nhân, tình hình tại Fukushima vẫn chưa được cải thiện. Hôm nay, các kỹ sư Nhật bơm khí Azote vào lò phản ứng số 1, nơi có độ khí hydrogen rất cao để tránh xảy ra vụ nổ như ở Tchernobyl năm 1986 thời Liên Xô cũ. Khói trắng mang phóng xạ tiếp tục bốc lên gây ô nhiễm các nước láng giềng.

Theo Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản thì khó có thể khắc phục được thiệt hại và khôi phục các lò hạt nhân đã hư hỏng vì nhiên liệu nóng chảy. Giải pháp sau cùng là chôn vùi trung tâm một thời là « niềm kiêu hãnh » của xứ Phù Tang dưới lớp bê tông nhưng chắc chắn hơn « nấm mồ » Tchernobyl được thực hiện trong gấp rút.

Cho đến ngày 11 tháng 3 năm 2011, Nhật Bản có tổng cộng 55 lò hạt nhân. Tin tưởng vào sức mạnh của nền công nghiệp quốc gia, Nhật chọn tích trữ chất phế thải hạt nhân cực độc trong những hồ nước khổng lồ được xây ngay trong khuôn viên nhà máy điện hạt nhân.

Đây là một tính toán sai lầm tai hại mà cơn địa chấn và sóng thần ngày 11/03/2011 đã chứng tỏ. Theo giới chuyên gia hạt nhân, mỗi hồ nước hàm chứa nồng độ phóng xạ Cesium 137 nhiều hơn là lượng phóng xạ mà những vụ thử nghiệm bom của các cường quốc nguyên tử thảy ra trong nửa thế kỷ qua.

Trong gần 4 tuần lễ qua, các nhân viên của Nhật đã trả giá bằng chính sức khỏa và mạng sống của họ để hạ nhiệt các thanh nhiên liệu bị hiện tượng nóng chảy . Phương tiện sử dụng lại rất lạc hậu bằng xe xịt nước không khác gì Tchernobyl. Nước biển dùng chửa cháy đã kéo phóng xạ đi theo gây thiệt hại cho môi trường không biết đến qui mô nào và cho đến bao giờ.

Một khi khủng hoảng được khắc phục, các nhà máy này cần phải được quét dọn và tẩy độc với những kinh phí chắc chắn là khổng lồ. Tiến trình này phải kéo dài ít nhất là phải hơn 10 năm. Trong thời gian đó, phải tìm ra cách thay thế nguồn điện hạt nhân bị thiếu.

Nhưng còn các lò không phục hồi được thì phải giải quyết ra sao ? Trung tâm hạt nhân Fukushima số 1 sẽ bị chôn vùi trong một nấm mộ khổng lồ với lớp vỏ bọc bê tông pha chất thép hay vào giờ chót các kỹ sư Nhật sẽ đưa ra sáng kiến bất ngờ ? Dù sao đi nữa thì Fukushima từ nay đã biến thành một « đài tưởng niệm » về những quyết định sai trái của Nhật Bản từ sau hai quả bom nguyên tử.

Để tìm hiểu thêm về thực trạng của các nhà máy Fukushima hiện nay ? Giải pháp khắc phục nào khả thi và sẽ đi đến đâu ? Mời quý thính giả theo dõi phần nhận định của kỹ sư Đặng Đình Cung, chuyên gia tư vấn về năng lượng ở Paris.

Đặng Đình Cung : Khi mạch nước ngầm sâu 15 mét bị nhiễm phóng xạ thì tình trạng lò hạt nhân thực sự bị hư hại tới đâu ? Độ sâu mạch nước ngầm bị nhiễm phóng xạ tùy ở địa chất dưới nền lò phản ứng chứ không phải ở tình trạng lò. Thình hình bây giờ là những thanh nhiên liệu bị nung chẩy, nhiệt độ cao đã làm nung chẩy thùng lò phản ứng, làm nứt nền móng của nhà máy và để cho nước trong lò chẩy ra ngoài.

Nước này mang theo những vật liệu phóng xạ chứa trong thùng lò, những vật liệu này đã trộn với nước ngầm và không ai biết nước ngầm chứa vật liệu phóng xạ sẽ chẩy đi đâu. Không biết vật liệu phóng xạ sẽ đi đâu mới là một điều đáng quan ngại. Chứ còn thấm tới một mét, mười mét hay một trăm mét thì cũng không thay đổi gì cả.

Các kỷ sư Nhật dự trù một số biện pháp đối phó như đào đường hầm thoát nước từ đáy lò ra ngoài... Đâu là những biện pháp có thể gọi là khả thi ?

Đặng Đình Cung : Đào đường hầm dưới đáy lò là giải-pháp đúng. Nước chứa những vật liệu phóng xạ sẽ chẩy vào đường hầm và người ta sẽ bơm nước này ra để lọc những vật liệu phóng xạ trước khi trả lại thiên nhiên. Điều khó khăn là phải biết địa chất của Fukushima để dự báo được những vật liệu phóng xạ sẽ thấm đi đâu và đào hầm ở những nơi nào cho hữu hiệu. Nếu làm tốt được việc này càng xớm thì càng đỡ tốn kém vì nếu để những vật liệu phóng xạ chẩy đi xa thì phải có nhiều đường ống và phải lọc một khối lượng nước lớn hơn.

Tính xa hơn, về lâu về dài thì khi nào mới có thể nói là "giải quyết yên chuyện này"? Cần phải làm những việc gì?

Đặng Đình Cung : Đại đa số những đồng vị phóng xạ sẽ biến mất trong vài tháng, một năm. Một phần sẽ biến mất trong ba bốn chục năm tới. Một phần nhỏ, nhưng đó là những đồng vị có hoạt tính rất cao, sẽ tiếp tục đe dọa sức khỏe và môi trường trong cả trăm cả nghìn thế kỷ. Một phần nhỏ của một lượng rất nhỏ thì cũng vẫn đặt vấn đề cho tới khi con cháu chúng ta tìm được một giải pháp. Trong khi chờ đợi thì chỉ biết có bọc thép và bê tông và ngăn cấm đến gần.

Mấy hôm nay, Areva đã cung cấp nhiều trang thiết bị, robot cho Nhật. Trong thời gian tới Pháp có thể giúp gì thêm và về mặt kỹ thuật, kỹ nghệ để Pháp sẽ xây lò hạt nhân thế hệ 3 cho Nhật ?

Đặng Đình Cung : Tôi chắc hai nước Pháp và Nhật cũng ngang hàng nhau về rô-bốt. Nhờ đã khai triển chương trình sản xuất điện hạt nhân và bảo dưỡng chương trình này, Pháp có nhiều kinh-nghiệm về công nghệ rô-bốt vận chuyển vật liệu phóng xạ. Nhật có nhiều kinh-nghiệm về rô–bốt. Tôi không biết họ có giỏi bằng Pháp về rô–bốt chuyên cho ngành hạt nhân không và có đầy đủ như ở Pháp không.

Về khả năng Pháp sẽ bán lò phản ứng hạt nhân EPR cho Nhật thì tôi nghĩ là không vì ba lý do. Thứ nhất, Nhật sẽ tiếp tục xây nhà máy điện hạt nhân trong hai thập niên tới hay không. Thứ hai là Nhật đã có một nền công nghệ hạt nhân vững mạnh rồi. Thứ ba là lò phản ứng EPR cũng chỉ là một lò thế hệ ba đã được cải tiến mà cải tiến theo hướng trở nên quá phức tạp và công suất quá cao. Một hệ thống quá phức tạp sẽ sẽ có hiệu suất thấp vì phải ngưng hoạt động nhiều lần và lâu để bảo trì hay sửa chữa. Một nhà máy công suất quá cao thì sẽ gây khó khăn trong việc điều chỉnh mạng phân phối điện quốc gia.

Quốc hữu hóa Tepco có phải là một giải pháp giảm bớt những thiếu sót về an toàn hạt nhân mà một công ty tư nhân và ham lợi nên bỏ bớt kinh phí bảo trì, kiểm soát ?

Đặng Đình Cung : Nếu là một công ty Nhà Nước thì có thể nghĩ rằng công ty điện sẽ không có mục đích chính là sinh lãi. Nhưng là công ty Nhà Nước hay tư nhân thì một công ty cũng vẫn phải cân bằng thu chi. Lãi của một công ty điện là khoảng ba bốn phần trăm. Vậy nếu là công ty quốc doanh thì giá bán điện cho người tiêu dùng sẽ thấp một chút nhưng sẽ không ảnh hưởng gì mấy đến túi tiền của người dân một nước giầu sang như Nhật Bản hay Pháp.

Ở Nhật công-chức thường chờ ngày đủ thâm-niên để chuyển sang xí-nghiệp tư-nhân trong ngành họ có trách nhiệm quản trị. Ở Pháp, tập-quán này, gọi là "pantouflage", mỗi ngày mỗi phổ biến hơn nhưng vẫn còn được kiềm chế theo luật và áp lực xã hội. Vì thế mà tôi nghĩ rằng quốc hữu hóa ở Pháp thì bảo đảm an toàn kỹ hơn và ở Nhật thì sẽ không thay đổi gì mấy.

Xin anh, với tư cách là một chuyên gia, phân tích về những sai trái của ban lãnh đạo tập đoàn điện lực Tepco ?

Đặng Đình Cung : Từ Pháp và bây giờ chỉ là một người dân thường, tôi không nắm rõ vấn đề trách nhiệm của mỗi đối tác. Vả lại chỉ trích thì rất dễ. Vậy xin đặt một câu hỏi thôi. Khi có sự cố trong một lò phản ứng hạt nhân thì việc ưu tiên và quan trọng nhất là phải bảo đảm sự luân chuyển nước trong lò để tiếp tục làm nguội lò.

Toàn bộ cấu trúc nhà máy Fukushima đã chịu đựng được động đất và sóng thần. Chỉ có máy móc, những tổ phát điện phụ và những máy bơm bị sóng thần làm hỏng. Trong thời gian các lò phản ứng vẫn còn quán tính nhiệt thì tại sao Tepco không chở ngay những thiết bị thay thế đến hiện trường để bơm nước trở lại vào trong lò ? Ngành điện hạt nhân Nhật Bản không có sẵn những thiết bị thay thế dùng cho an toàn các nhà máy điện hạt nhân hay sao ?

Ngoài tính toán lầm của con người, Fukushima còn là hậu quả của chính sách « hạt nhân bằng mọi giá ». Công ty khai thác điện lực Tokyo, Tepco, đã nhiều lần bị tai tiếng báo cáo gian dối về thanh tra an toàn. Các thanh tra của chính phủ đã thanh tra như thế nào mà không tránh được hệ quả tất yếu.

Nhìn một đại cường công nghiệp và khoa học thế giới đem xe chửa lửa ngăn chận hiện tượng nóng chảy hạt nhân như một nước chậm tiến, người dân Nhật nói riêng và cả nhân loại bắt buộc phải tự đặt câu hỏi : Nước nào trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ , sẽ phản ứng hiệu quả hơn với tai nạn hạt nhân trong trường hợp Fukushima ?
viethoaiphuong
#159 Posted : Friday, April 8, 2011 2:33:03 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
L'Express Fr.

Nhật : sự cố mới "không liên quan gì với Fukushima"


La centrale d'Onagawa se situe dans la préfecture de Miyagi, au Sud du Sendaï.
REUTERS/Yomiuri Shimbun

Những người khai thác lò điện nguyên tử d'Onagawa, bị ảnh hưởng bởi động đất hôm thứ Năm này, đã trấn an là không có sự tăng phóng xạ bên ngoài lò phản ứng ngoài việc bị tràn nước có phóng xạ thấp.
...

http://www.lexpress.fr/a..._980708.html#xtor=AL-447


PS.


trận động đất hồi đêm hôm qua ở Nhật đã làm thiệt mạng 3 người



=======

RFA - tin VN

Trung tâm Dữ liệu Quốc gia thuộc Tổ chức Cấm Thử nghiệm Hạt nhân Toàn diện trụ sở tại Viện Năng Lượng Nguyên Tử VN cảnh báo rằng mây phóng xạ có thể bao phủ gần hết lãnh thổ VN vào thứ hai tuần tới. Theo Tổ chức cấm thử nghiệm hạt nhân vừa nói thì phần đám mây phóng xạ màu xanh dương sẽ tiến gần tới khu vực Quảng Ninh vào cuối ngày nay, rồi vào khu vực Miền Bắc, trong khi phần mây màu nước biển sẽ lớn dần lên và có thể bao trùm hầu hết lãnh thổ VN như vừa nói. Cơ quan này cũng cảnh báo nồng độ hạt nhân phóng xạ có thể sẽ tăng, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức cho phép. Vấn đề là sự hiện diện của đám mây phóng xạ này tại VN còn tuỳ thuộc vào điều kiện khí tượng trong vài ngày tới.
viethoaiphuong
#160 Posted : Saturday, April 9, 2011 12:26:18 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
hôm nay, 02:25 AM

Sau trận động đất 8.9 độ ngày 11/3 thì liên tục hàng giờ hàng ngày những cơn hậu trấn dồn dập rung lắc lãnh thổ Nhật Bản ,chỉ riêng từ ngày 1/4 đến ngày 7/4 tuần lễ đầu của tháng 4 người ta đã đếm đuợc những trận động đất trên 7 độ là 4 lần,trên 6 độ là 67 lần ,trên 5 độ là 395 lần ,còn từ 5 độ đến 1 độ coi như lẻ tẻ không thèm tính .(theo truyền hình ) Như thế kể từ khi có động đất ngày 11/3 đến nay nước Nhật bị hàng chục ngàn lần trấn động ,(rung mãi lắc hoài cái gì mà không đổ ) Người ta bồng bế chốn chạy sóng thần ,phóng xạ trên những đoạn đường lắc lư ,người ta cứu thương ,phân phát thực phẩm trong những khu đất bập bềnh ngả nghiêng ,28 ngày rồi chưa dứt tại họa ,chưa chịu bình yên để người ta còn tìm kiếm thân nhân ,chôn cất người xấu số ,xây dựng lại chỗ ở ,săn sóc người đau ốm .Hàng ngàn xác nạn nhân còn nằm trong vùng 30 cây số nguy hiểm ,thấm đầy chất phóng xạ chính quyền chưa biết phải xử trí thế nào .Hôm qua ngày 8/4 có 350 người thuộc đội Cảnh Sát Cơ Động Số 1 của Sở Cảnh sát đã tình nguyện đi vào vùng giới hạn 30 cây số ,họ đã tìm thấy đuợc 13 thi hài ,những nhân viên Cảnh Sát can đảm này dự tính sẽ tiến sát hơn nữa vào trong vùng từ 10 đến 20 cây số để tìm kiếm nạn nhân trao hoàn cho gia đình đang ngong ngóng mong chờ .Chả bù cho Cảnh Sát Công An Việt Nam chỉ biết "còn đảng còn mình" ngu gi xông vào chỗ chết để mất sống ,mất ăn chơi ,mất thụ hưởng .
bản tin về Cảnh Sát tìm thấy được 13 thi hài trong vùng 30 cây số
http://www.minyu-net.com/news/news/0409/news3.html

nguồn : TGNV / posted by DaiLien từ Nhật
Users browsing this topic
Guest (18)
13 Pages«<678910>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.