Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

13 Pages«<45678>»
Bão Gió Thiên Tai và những thảm họa lớn _ Trên Toàn Địa Cầu !!
viethoaiphuong
#101 Posted : Monday, March 14, 2011 10:46:47 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thêm một lò Điện Nguyên Tử nữa nổ tại Nhật - Lúc 6 giờ 14 phút ngày 15.3.2011



Lúc 6 giờ 14 phút ngày 15 lò số 2 trong khu "Đệ Nhất Nguyên Tử Lực " tại Fukushima đã nổ ,đây là vụ nổ thứ 3 trong ba ngày qua ,lần đầu là lò số 1 ,lần thứ hai lò số 3 và hôm nay lò số 2 ,còn lại lò số 4 hiện cũng trong tình trạng lo âu của các chuyên gia nguyên tử .Vụ nổ hôm nay đã phóng xuất ra một khối lượng chất phóng xạ mà người ta đo đuợc là 8217 micro cho 1 giờ đồng hồ , đã tăng gấp 8 lần hạn định cho người .Thủ Tướng Nhật Bản đã lập tức đến Sở Diện Lực chất vấn ,Vụ động đất và sống thần đã gây ra những tổn hại kinh hoàng vượt ra ngoài sự tiên đoán của mọi ngưới ,hàng chục ngàn người chết ,hàng chục ngàn người còn mất tích nay lại cộng thêm khủng hoảng về nguyên tử ,lo âu đè nặng lên mỗi một người dân ,họ xếp hàng từ sáng sớm để chờ lên xe điện ,họ lội bộ hàng chục cây số , hùng hục đạp xe đạp trên các đường cao tốc (chỉ dành cho xe hơi) tất cả cố gắng làm sao cho có thể đến được sở làm ,cho kịp giờ làm việc trong im lặng chịu đựng không một tiếng thở than .

http://sankei.jp.msn.com...irs/new...9150018-n1.htm
http://sankei.jp.msn.com...irs/new...0020023-n1.htm

Những hình ảnh phía dưới là hình lò số 2,nước trong lò ,sơ đồ trong lò ,sơ đò lò và máy phát diện,chuyên viên đang quan sát mực nước trong lò (phía sát trên ảnh)

http://thegioinguoiviet....read.php?p=7731#post7731
viethoaiphuong
#102 Posted : Monday, March 14, 2011 6:22:31 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Phóng xạ đã lan đến Tokyo


15/03/2011 11:04
* Tình trạng hoang mang lan tràn ở Tokyo
* 2.414 người được xác nhận đã chết và 3.118 người mất tích
* Sóng thần "quét" 720 tỉ USD ra khỏi thị trường chứng khoán Nhật
(TNO) Lúc 11 giờ trưa nay (15.3, giờ VN), AFP đưa tin, lượng phóng xạ cao hơn mức bình thường đã được phát hiện ở tận Tokyo, nơi cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima 250km. AFP cho biết lấy thông tin này từ một quan chức chính phủ ở Tokyo.
AFP dẫn thông tin từ các quan chức chính quyền Tokyo nói mức phóng xạ này không gây nguy hại cho sức khỏe con người.
Trước đó, hãng Reuters dẫn nguồn tin từ đại sứ quán Pháp ở Tokyo nhận định một lượng phóng xạ nhỏ có thể lan đến Tokyo trong vòng 10 giờ sau khi xảy ra vụ nổ tại lò phản ứng số 2 của nhà máy Fukushima vào lúc sáng sớm hôm nay. Vụ nổ này được đánh giá nghiêm trọng, bởi nó có thể đã làm hỏng lớp vỏ bọc xung quanh lò phản ứng. Ở 2 vụ nổ trước, chỉ có tòa nhà nơi lò phản ứng được đặt bị hư hại, còn lớp vỏ bọc vẫn còn nguyên.
Trong khi đó, BBC đưa tin, đám cháy bùng phát sáng nay tại nhà máy kể trên đã được khống chế.
Sáng sớm hôm nay, lò phản ứng số 2 tại Nhà máy điện hạt nhân Fujushima của Nhật đã phát nổ khi các kỹ sư đang bơm nước biển vào để cố gắng hạ nhiệt độ tại đây, vốn tăng cao sau khi hệ thống làm mát bị hỏng. Trong khi đó, lửa cũng đã phát cháy tại lò phản ứng số 4, theo Reuters.
Trong một diễn biến khác, hãng hàng không Trung Quốc Air China đã hủy tất cả các chuyến bay từ Bắc Kinh và Thượng Hải đến Tokyo kể từ tối hôm qua.


Cột khói khổng lồ bốc lên trong vụ nổ tại nhà máy điện Fukushima - Ảnh: AFP
12 giờ 30: Reuters loan tin tình trạng hoang mang lan tràn ở Tokyo sau khi mức phóng xạ cao hơn mức bình thường được phát hiện tại đây. Một số dân cư đã rời khỏi thủ đô còn nhiều người khác lo dự trữ thực phẩm và hàng hóa.
Một vài tòa đại sứ khuyến cáo nhân viên và công dân rời khỏi khu vực bị ảnh hưởng. Các công ty đa quốc gia cũng khuyên nhân viên rời khỏi thành phố.
12 giờ: Chính phủ Nhật quyết định thành lập một vùng cấm bay có bán kính 30km xung quanh nhà máy Fukushima Daiichi.
11 giờ 55: Thị trường chứng khoán Nhật tiếp tục sụt giảm thê thảm trong ngày hôm nay 15.3, sau khi để mất điểm tới 7,6% trong ngày hôm qua. BBC đưa tin, tính ra, chỉ trong vòng 2 ngày, thảm họa động đất, sóng thần và hạt nhân đã "thổi bay" hết 720 tỉ USD trên thị trường chứng khoán đất nước có nền kinh tế thuộc loại bậc nhất thế giới này.
Ở Thái Lan, Reuters đưa tin, chính phủ bắt đầu kiểm tra ngẫu nhiên các thực phẩm nhập từ Nhật để xem xét việc nhiễm phóng xạ.
Trong khi đó, Ủy ban châu Âu tuyên bố nhóm họp bộ trưởng năng lượng và các chuyên gia hạt nhân của các nước thành viên nhằm đánh giá tình hình sau các vụ nổ lò phản ứng hạt nhân ở các nhà máy điện liên tiếp tại Nhật.
Liên quan đến mối quan ngại nhiễm phóng xạ trên diện rộng, một quan chức tại Tokyo nói với hãng thông tấn AFP rằng mức độ phóng xạ trong thành phố chưa tới mức gây hại cho sức khỏe con người.


Các nhân viên tại Trung tâm xử lý thảm họa ở tỉnh Fukushima - Ảnh: Reuters


11 giờ 45: Công ty điện lực TEPCO cho biết họ đóng thành công 4 lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy Fukushima Daini.
11 giờ 30: AFP dẫn lời cảnh sát Nhật Bản cho biết có 2.414 người được xác nhận đã chết và 3.118 người mất tích cho đến thời điểm này. Giới chức Nhật lo sợ con số người chết sẽ tăng lên hơn 10.000 người trong vụ động đất mạnh 9 độ Richter hôm thứ sáu, 11.3.
10 giờ 51: Cơ quan an toàn hạt nhân Trung Quốc cho biết họ đang “theo dõi sát sao” tình hình khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản và gia tăng việc kiểm tra mức phóng xạ ở Trung Quốc, theo Reuters.
10 giờ 06: Reuters đưa tin các cơn gió đang chậm chậm thổi từ nhà máy Fukushima Daiichi hướng về vùng Kanto, khu vực bao gồm cả Tokyo. Đại sứ quán Pháp tại Nhật ước lượng các cơn gió mang theo phóng xạ sẽ bay đến Tokyo trong 10 giờ tới.
10 giờ 30: Truyền thông Nhật Bản cho biết ngọn lửa bùng lên ở nhà máy Fukushima Daiichi đã được dập tắt.
10 giờ 10: Chánh văn phòng nội các Nhật Yukio Edano xác nhận vụ nổ mới nhất tại lò phản ứng số 2 của nhà máy Fukushima đã khiến lượng phóng xạ ở nhà máy Fukushima Daiichi tăng đến mức có thể gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, đó chỉ mức đo ở nhà máy. Càng ra xa, lượng phóng xạ càng giảm.

Sơn Duân - Đoan Nhật - Trí Quang
viethoaiphuong
#103 Posted : Monday, March 14, 2011 9:00:28 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thế giới khâm phục Nhật Bản




Bất chấp những cảnh tượng kinh hoàng do động đất và sóng thần, nước Nhật sẽ bước ra khỏi cuộc khủng hoảng với uy tín lớn mạnh hơn bởi sự kiên cường của người Nhật đang được cả thế giới ca ngợi.
> Người Nhật kiên cường
> Khủng hoảng hạt nhân xảy ra như thế nào
> Nóng chảy hạt nhân là gì?

Truyền hình và báo chí khắp thế giới ngày ngày đưa hình ảnh những con sóng khổng lồ cuốn phăng nhà cửa và ô tô tàu thủy như những món đồ chơi nhỏ, hình ảnh những người sống sót thất thần trước cảnh hoang tàn.

Loạt tin và phóng sự cũng cho thấy một nước Nhật Bản khác - người Nhật bình tĩnh và kiên trì đi tìm những người thân hay trật tự chờ đợi đến lượt được nhận nhu yếu phẩm. Không hề có dấu hiệu cướp bóc hay bạo lực.



Vô số blog tiếng Anh trên thế giới mô tả những người Nhật là "khắc kỷ", và tự đặt câu hỏi nếu thảm họa như vậy xảy ra ở các nước phương Tây thì không hiểu mức độ thảm cảnh sẽ lên đến đâu.

Giáo sư đại học Havard Joseph Nye nhận xét rằng thảm họa này có thể khiến "quyền lực mềm" của nước Nhật tăng lên. Quyền lực mềm là thuật ngữ ông dùng để mô tả cách mà các quốc gia đạt được mục tiêu của mình bằng cách khiến nước khác ngưỡng mộ.

"Cho dù thảm họa này là to lớn, nó cho thấy một số nét tính cánh tuyệt vời của người Nhật, và sẽ giúp cho quyền lực mềm của họ", Nye viết.

"Họ cho thấy một xã hội ổn định, kỷ luật tốt và được chuẩn bị sẵn sàng cho những thảm họa, một quốc gia hiện đại. Họ đối phó với thảm họa một cách bình tĩnh và trật tự", ông bình luận.

Nhật Bản, một quốc gia với nền hòa bình được quy định trong hiến pháp, vốn từ lâu sử dụng viện trợ như một trong các chính sách đối ngoại quan trọng, nhiều khả năng sẽ phải xem xét lại các ngân khoản một khi họ bước vào giai đoạn tái tiết sau động đất, sóng thần.



Mỗi khi có thảm họa thiên nhiên, hầu như quốc gia nào cũng đều nhận được sự cảm thông và viện trợ từ cộng đồng quốc tế, nhưng hiếm khi nào được sự khâm phục và tăng uy tín như Nhật Bản.

Một số chuyên gia nhận định rằng kinh tế Nhật có thể thoát khỏi giai đoạn trì trệ sau thiên tai. "Còn quá sớm để đưa ra bất kỳ dự đoán nào. Nhưng tôi nghĩ, cho đến nay, có vẻ như người Nhật đã thể hiện sự kiên cường trong khủng hoảng. Tôi cho là sẽ có nhiều điều để nói trong những ngày tới, tuần tới, về Nhật Bản", Nicholas Szechenyi, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Mỹ, nhận xét.

Báo chí thế giới cũng tràn ngập những lời ca ngợi dành cho người Nhật và công tác chuẩn bị đối phó thiên tai của nước này. Tờ National Post của Canada bình luận rằng tầm nhìn xa của Nhật Bản đã cứu "hàng chục nghìn mạng sống".

"Không như Haiti (2010), Pakistan (2005) hay Tứ Xuyên (2008), số người chết không lên cao vô lý như ở những nơi mà các tòa nhà to tướng đổ sập ngay lập tức lên đầu những người trú ngụ bên trong", báo này viết.

Tờ The Wall Street Journal trong phần xã luận viết: "Sau trận động đất kinh hoàng 300 năm mới có một lần, người Nhật đã giữ được bình tĩnh giữa tình trạng loạn lạc, thực hiện nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn khổng lồ, và nhận được sự ngưỡng mộ của cả thế giới".

Xem thêm: Độc giả VnExpress tỏ lòng khâm phục người Nhật Bản.

=======
=======



Vài cảm nhận về tính cách con người Nhật trong ứng sử với cuộc sống



Chồng tôi là kĩ sư IT đang làm việc tại Nhật Bản. Sau một thời gian làm việc tại Việt Nam, tôi đã theo chồng qua Nhật sống, tuy chỉ mới sống trên đất nước này một thời gian ngắn nhưng tôi đã cảm nhận được tất cả các đức tính tốt mà ít có dân tộc nào có được.
Tôi viết những dòng này chỉ để bạn đọc tại đất nước mình đọc để hiểu hơn về con người Nhật cũng như chia sẻ với những khó khăn mà đất nước họ đang gánh chịu. Từ Việt Nam qua tôi còn mang trong mình những suy nghĩ và cư sử của người Việt, nên phải một khoảng thời gian sau tôi mới phần nào thích ghi với suy nghĩ và cách sống của Đất nước này. Các bạn biết không? Đại đa số người Nhật rất văn minh trong cư xử và lịch sự trong giao tiếp, và bây giời khi tai họa xấy ra tôi lại thấy trong họ sự can đảm, bình tĩnh

đến lạ lùng để đối phó với khó khăn. Ở họ tập trung những đức tính tốt mà khi chúng ta tiếp xúc đáng để học tập và trân trọng.

Đức tính đầu tiên mà chúng ta đáng trân trọng đó là người Nhật không bao giờ xả rác tùm lum ra đường, ở những nơi công cộng như đường đi, nhà ga... đều có các thùng để họ có thể vứt rác. Đường xá lúc nào cũng sạch bóng hiếm khi nào bạn thấy rác bị xả ra đường. Rác sinh hoạt trong gia đình thì được họ phân ra theo từng loại như rác cháy được, rác không cháy được và rác tái chế được. Ứng với mỗi loại rác là những ngày đổ khác nhau. Theo đó người dân cứ tuân theo lịch đổ rác từng ngày và mang rác bỏ vào những nơi quy định sẽ có nhân viên thu gom rác đến mang đi .

Một đức tính đáng trân trọng mà không đất nước nào có được đó là người Nhật cư xử rất lịch sự. Người Nhật làm bất cứ việc gì cũng sếp hàng theo trật tự, dù là mua hàng, lên tầu, xe, hay đi vào quán ăn... trong tất cả các hoạt động sinh hoạt thì họ đều làm việc theo thứ tự trước sau. Không ai bảo
ai họ cứ thực hiện theo trật tự ai đến trước thì sếp hàng trước, ai đến sau thì sếp hàng sau, không một ai chen lấn xô đẩy hay cãi lộn. Ngay cả hôm xẩy ra động đất hệ thống tầu điện ngừng chạy, phương tiện đi lại duy nhất là taxi. Không cần đến lực lượng công an đứng ra dẹp trật tự, nhưng hàng ngàn con người nối đuôi nhau sếp hàng để đón taxi. Đêm hôm lạnh buốt, họ cứ nối đuôi nhau sếp hàng không hề thấy sự xô đẩy chen lấn, điều này chắc khó có được trong cư sử của một dân tộc khác. Nếu ở một dân tộc khác tôi giám chắc rằng trong tình huống nguy cấp vì mong muốn về nhà để xem tin tức người thân, phần vì cả ngàn người nối đuôi nhau sếp hàng trong các ga tàu, phần vì giá buốt của mùa đông chắc chắn họ đã chen lấn xô đẩy để tranh giành nhau theo kiểu mạnh ai người đó thoát rồi.

Điều mà ta trân trọng trong cách cư sử của người Nhật nữa là họ rất thật thà và chân thật, nếu bạn đi trên tàu điện, hay xe bus, hay những chỗ đông người thì ta không phải đề phòng nạn móc túi như ở các nước khác. Chẳng may nếu có vô tình bạn để quê ví tiền, hay mọi đồ vật gì đó thì họ sẽ tìm cách liên hệ trao lại cho bạn nguyên vẹn bằng mọi hình thức có thể.
Người Nhật còn có tính tự lập rất cao. Ngay từ bé họ đã được giáo dục về tính tự lập từ rất sớm, ngay từ khi học lớp 1 các em bé Nhật đã tự mình đi học bằng tầu điện mà không cần sự dẫn dắt của người lớn, khi lên tuổi 18 phần đa họ đã dọn ra sống riêng với gia đình và bắt đầu kiếm tiền để trang trải học hành. Chính những điều ấy tạo ra chọ họ luôn chủ động bản lãnh trong mọi trường hợp

Không chỉ dừng lại ở đó đức tính tốt của con người Nhật lại được thể hiện trong lúc khó khăn, họ rất bình tĩnh và can đảm. Điều đó thể hiện rõ nhất trong trận động đất mới nhất ngày 11/3 vừa qua. Mới đầu tôi nghĩ vì họ sống ở vùng có nhiều động đất nên mới có được tính bình tĩnh và can đảm như vậy nhưng tôi đã nhầm, bởi ở các nước hàng năm vẫn có nhiều thảm họa như bão lụt, nạn giẫm đạp, động đất, sóng thần. Trong những tình huống như vậy họ đâu bình tĩnh và vẫn chen lấn xô đẩy làm tình hình thêm phúc tạp, nhưng người Nhật thì không.

Lúc trận động đất xẩy ra tôi đang làm việc tại công ty. Vì công ty tôi làm theo dây truyền dưới xưởng sản xuất, nên vị chí thoát hiểm ra ngoài cũng khó khăn hơn. Công ty tôi làm tập hợp mọi người ở các nước ở châu Á,
khó khăn hơn. Công ty tôi làm tập hợp mọi người ở các nước ở châu Á, trong đó có Người Việt, người Trung Quốc, người Philipin, người Braxin, người Hàn Quốc. Trong đó Người Nhật chiếm nhiều nhất, khi động đất xẩy ta tất cả chúng tôi không được báo trước. Cả xưởng sản xuất chao đảo rung lắc, đồ đạc trong xưởng đổ ngổn ngang, bọn tôi rất sợ hãi hoang mang, có rất nhiều người đã khóc và la hét vì sợ hãi, nhưng riêng người Nhật thì không một ai có hành động như vậy.

Bây giờ nghĩ lại tôi thấy sao họ bình tĩnh như vậy, trong lúc tất cả bọn tôi sợ hãi không biết làm thế nào và nghĩ có lẽ nhà sắp sập thì họ đã bình tĩnh nói cùng họ chui xuống ngầm bàn tránh nạn, khi thấy tình thế không hề tốt hơn, họ đã hướng dẫn chúng tôi cùng chạy ra ngoài bãi đất trống theo lối thoát hiểm. Đó là những đức tính đáng trân trọng mà tôi đã cảm nhận được khi sống ở đây, và có lẽ ai đã từng sinh sống học tập và làm việc tại Nhật chắc chắn cũng có những cảm nhận như tôi. Tôi nghĩ rằng nếu đất nước mình cũng có được phần nào những tính cách tốt như vậy thì có lẽ đất nước sẽ phát triển hơn rất nhiều.
Bây giờ sau khi động đất qua đi, hậu quả của nó thật nặng nề, trên khắp các phương tiện truyền hình của Nhật đều đưa những hình ảnh về hậu quả của cơn sóng thần, nhìn những hình ảnh tang thương mà người Nhật gánh chịu tôi không cầm được nước mắt. Tôi hy vọng hậu quả sẽ nhanh chóng được khắc phụng và bình an sẽ nhanh đến với họ.

( Thúy Hồng )


viethoaiphuong
#104 Posted : Monday, March 14, 2011 9:13:50 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Kỳ diệu bé gái 4 tháng tuổi chiến thắng sóng thần



Bé gái trong vòng tay của một anh linh.

Những binh lính đang làm công tác cứu hộ tại một ngôi làng bị tàn phá tan tành sau trận động đất và sóng thần đã không tin vào tai mình khi nghe thấy tiếng khóc của một bé sơ sinh vang lên trong đống đổ nát. Hầu hết những người lính này đều nghĩ rằng họ nghe nhầm.
Nhưng tiếng khóc lại cất lên. Các binh lính nhận ra rằng họ đang nghe thấy tiếng khóc thực sự và họ đã lao đến. Thật là kỳ diệu! Họ đã lôi ra từ trong đống đổ nát đầy bùn đất, gạch gỗ và sắt thép một em bé sơ sinh.
Bé gái 4 tháng tuổi đã bị con sóng thần hung dữ cuốn khỏi tay cha mẹ mình ở ngôi làng Ishinomaki. Trong suốt 3 ngày qua, gia đình cô bé đang gần như phát điên vì nghĩ rằng cô con gái bé bỏng của họ đã bị lạc họ mãi mãi.
Tuy nhiên, ngày hôm qua (14/3), trong một thời khắc, giữa cảnh tượng kinh hoàng đã lóe lên một tia sáng của niềm hy vọng, niềm hạnh phúc nhờ câu chuyện sống sót kỳ diệu của bé gái 4 tháng tuổi.
Các binh lính thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang đi đào bới từng nhà để tìm kiếm những người sống sót sau khi thảm họa kép ập vào ngôi làng ven biển Ishinomaki ở phía đông bắc thành phố Sendai. Hầu hết nạn nhân là những người già không thể trốn thoát nổi trước nhưng cột sóng hủy diệt đen ngòm.
May mắn thay, ít nhất một bé gái nhỏ đã sống sót. Một trong những người lính đã ôm bé trong vòng tay, bọc bé trong một cái chăn và xung quanh những người đồng nghiệp đang vây xung quanh anh. Họ vẫn không tin rằng một sinh linh bé nhỏ như em lại có thể chống chọi được trước những con sóng thần hung dữ, tàn bạo để có thể sống sót khi mọi hy vọng đều đã dập tắt.
Bé gái 4 tháng tuổi bị lạnh, ướt và khóc nhưng dường như bé không hề bị một vết thương nào. Tại sao bé sống sót vẫn là một điều bí ẩn và có lẽ mãi là điều bí ẩn.
Sau khi cứu được bé, các binh lính Nhật đã tìm được người bố của cô bé đang trú tạm trong phần nhà còn lại của mình cùng với gia đình. Cả gia đình đã quá vui mừng. Nhưng đến thời điểm đó, ác mộng vẫn chưa kết thúc. Chỉ vài phút sau giây phút đoàn tụ cảm động, những người sống sót lại bị sốc khi nghe tin một trận sóng thần thứ hai đang trên đường hướng tới Nhật Bản. Người cha hoảng hốt cầu xin các binh lính đưa em bé chạy lên chỗ cao hơn để được an toàn.


Bé gái đã được đoàn tụ với cha mình .

Tuy nhiên, tiếng còi báo động lúc 11 giờ trưa qua hóa ra là nhầm và gia đình em bé đã quay trở lại nhà và đang tìm cách sắp xếp lại mọi thứ.

Trong quang cảnh hoang tàn, đổ nát, đã có những câu chuyện hiếm hoi và quý giá về sự sống sót kỳ diệu của con người. Tuy nhiên, việc cứu sống một em bé chỉ mới 4 tháng tuổi sau trận động đất và sóng thần kinh khủng nhất trong lịch sử 140 năm của Nhật Bản là điều hết sức ý nghĩa. Nó đã đem lại hy vọng mới cho mọi người về việc có thể còn nhiều người khác vẫn sống sót trong đống đổ nát.

Cũng trong ngày hôm qua, các nhân chứng đứng trên tầng hai của một tòa nhà ở một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của thảm họa kép đã nhìn thấy thứ gì đó động đậy đằng sau một chiếc xe hơi bị nát ở bên lề đường. Ngay lập tức, các binh lính Nhật Bản đã đến và phát hiện một bà già bị mắc kẹt ở ghế hành khách của xe trong hơn 20 giờ đồng hồ.
Mặc dù bị hoảng loạn, nhưng người phụ nữ trên không hề bị thương.

Ngày hôm qua còn có tin, anh Hiromitsu Shinkawa đã được tìm thấy khi đang ngồi trên mái nhà trôi nổi ở cách bờ biển khoảng gần 15km. Nhờ vẫy tấm vải màu đỏ, anh Shinkawa đã được cứu sống nhưng vợ anh thì mất tích.
“Nhiều trực thăng và tàu thuyền đã đi qua nhưng không ai phát hiện ra tôi. Tôi đã nghĩ, đó là ngày cuối cùng của cuộc đời tôi”, anh Shinkawa cho hay.

Một người đàn ông trong độ tuổi 70 cũng đã được cứu sống từ một tòa nhà bị sập ở thành phố Sendai. Đây là một thành phố cảng bị ảnh hưởng nặng nề sau thảm họa kép.
Trước khi tìm thấy bé gái 4 tháng tuổi kể trên, các nhân viên cứu hộ đã tìm thấy ít nhất 2.000 thi thể trôi nổi trên dọc bờ biển Nhật Bản. Theo cảnh sát, tất cả những người này đều bị chết đuối. Cảnh tượng này đã khiến các nhân viên cứu hộ buồn bã vô cùng.

Nhưng ngay sau đó, tiếng khóc của bé gái đã thức tỉnh mọi người. “Việc cứu được cô bé đã giúp chúng tôi có thêm tinh thần, nhiệt lượng để tiếp tục công cuộc tìm kiếm. Chúng tôi sẽ nghe, nhìn, tìm kiếm và đào bới cẩn thận hơn, tận tâm hơn”, một quan chức quốc phòng cho hay.

Kiệt Linh
Theo Dailymail
viethoaiphuong
#105 Posted : Monday, March 14, 2011 11:15:41 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


tin tức từ Tokyo

Vừa mới đây lúc 22giờ 30 (ngày hôm nay 15)một trận động đất lớn cường độ 6.5 đã xẩy ra tại Tỉnh Shizuoka Kyoto phía nam Tokyo ,hiện chưa rõ thiệt hại ,người ta đang chờ đợi trận động đất lớn 7 độ trở lên ở Tokyo mà nhiều năm nay họ đã tiên đoán sẽ xẩy ra ,nếu xẩy ra số người tử vong sẽ lên tới hàng trăm ngàn chứ không phải là nhỏ ,nhưng có điều đáng buồn với ông thần động đất là ông đánh liên tiếp như thế này ai mà trở tay cho kip.

TGNV - posted by Dai Lien hôm nay at 03:15 PM.
viethoaiphuong
#106 Posted : Tuesday, March 15, 2011 2:38:17 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN HOẠT ĐỘNG RA SAO?
(How Nuclear Power Works)





XUÂN KHÊ dịch

Có thể khi mới nghe hai tiếng "hạt nhân" có thể trong đầu bạn đã lóe lên những hình ảnh trái ngược, có thể là những nhà máy bê tông kiên cố tỏa hơi lên mây hay ghê hơn là một thảm họa và đám mây hình nấm bốc cao lên bầu trời ? [...]

Một số người khen ngợi kỹ thuật mới này nhằm vào giá thành hạ, là loại ít khí thải nhằm thay thế cho các thứ nhiên liệu hóa thạch, trong khi đó những người khác lại đang lo sợ tới những hậu quả xấu từ những chất thải hạt nhân và cùng các tai nạn

chẳng hạn như các vụ
Three Mile Island (Hoa kỳ ) và Chernobyl (Liên xô).
Có nhiều điều bàn cãi về vai trò của điện năng nguyên tử ảnh hưởng tới đời sống con người, nhưng dù sao chúng ta cũng nên tìm hiểu một ít về bề trong các nhà máy điện hạt nhân có những gì ?
chúng ta có tổng cộng 430 nhà máy điện hạt nhân
Tính tới tháng 7 năm 2008, chúng ta có tổng cộng 430 nhà máy điện hạt nhân trên thế giới cung cấp tới 15% tổng số điện năng thế giới của năm 2007. Trong số 31 nước có nhà máy điện hạt nhân thì có nhiều nước lệ thuộc nhiều vào lượng điện hạt nhân cung cấp , lấy thí dụ, nước Pháp 77% lượng điện tiêu thụ do điện hạt nhân cung ứng (NEI). Lithuania đứng hạng nhì khoảng 65%. Tại Hoa kỳ, có tới 104 nhà máy điện hạt nhân sản xuất tới 20% lượng điện toàn quốc, trong đó có vài tiểu bang tỷ lệ dùng lại cao hơn các tiểu bang khác.

Ngoài năng lượng thiên tạo khổng lồ từ hai chữ "hạt nhân" vốn sẵn cho nhà máy điện hạt nhân, cơ cấu hoạt động của nhà máy điện hạt nhân cũng khác xa với nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá. Cả hai đều làm nóng nước để tạo nên áp suất cao từ hơi nước và từ đó sẽ khởi động turbine. Cốt lõi khác nhau giữa 2 nhà máy này là từ phương pháp đun nóng nước. Một bên thì cổ lổ xỉ đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch, một bên thì lệ thuộc vào phản ứng hạch tâm với sự bắn phá các nguyên tử để tạo nên nhiệt năng . Trong chương này chúng ta thử tìm hiểu tiến trình của phản ứng hạch tâm ra làm sao, chúng ta sẽ xem cái gì xảy ra trong và ngoài nhà máy điện hạt nhân và thử luận bàn về bênh hay chống nhà máy điện hạt nhân.





PHẢN ỨNG HẠCH TÂM (Nuclear Fission)

Từ nhà viết truyện hài cho đến nhà vật lý lý thuyết cứ khi nghĩ đến vai trò hạch nhân , tách đôi nhân của nguyên tử thường cho rằng đây là vaii trò hiện đại thay quyền tạo hóa của con người, và con người ta dễ quên rằng thật ra phản ứng hạch nhân xảy ra tự nhiên hàng ngày vậy thôi. URANIUM, chẳng hạn , liên miên bất tận tự chịu đựng phản ứng hạch nhân với tốc độ rất chậm. Đây là lý do tại sao chúng ta khám phá các nguyên tố này có phát tán phóng xạ,và đây là lý do tự nhiên cho phản ứng phân hạch mà các nhà máy hạt nhân đang cần.

Uranium là nguyên tố thông dụng trên Đia cầu chúng ta. Nó hiện hữu từ khi hành tinh chúng ta được thành lập. Uranium -238(U-238)có thời gian half life (thời gian cần có cho một nửa số lựơng các nguyên tử mục nát)rất dài có thể tới 4.5 tỷ năm. Đó là lý do nó tồn tại với số lượng lớn. U-238 đạt tới 99% số lượng Uranium trên địa cầu, trong khi đó Uranium 235 (U-235) chỉ có khoảng 0.7% của số còn lại trong tự nhiên thôi.Uranium 234 lại còn hiếm hơn nữa, thành lập từ sự thoái hóa U-238 mà ra. U-238 tiếp tục qua nhiều giai tầng thoái hóa (decay) trong suốt cuộc đời của nó cho đến thời điểm cuối cùng ổn định thành chì (lead), như thế U-234 là một giai tầng trong suốt tiến trình thoái hóa (decay) này của U-238.

U-235 có một thuộc tính đặc biệt vì nó vừa là nguyên liệu cho cả hai nhà máy điện hạt nhân vừa làm bom hạt nhân. U-235 thoái hóa tự nhiên cũng giống U-238 nhưng U-235 chỉ hợp với phản ứng phân hạch :một neutron tự do sẽ bắn vào nhân của U-235 và bị thu hút ngay tạo nên tình trạng bất ổn định và bị chẻ đôi (splited) ra tức thời.
Xác xuất nguyên tử U-235 bắt giữ neutron tự do đang bắn vụt qua rất cao. Sự thật, trong điều kiện các lò phản ứng một neutron khi bị tách ra do phản ứng phân hạch này sẽ tiếp tục gây ra phản ứng dây chuyền ngay tức khắc bằng cách gây ra cả loạt phân hạch liên tục nhau.

Ngay vừa khi các nhân nguyên tố tóm được neutron tự do này nhân này sẽ bị chẻ đôi ra thành hai nguyên tố nhẹ hơn và lại bắn ra hai hay ba neutron tự do khác (tùy thuộc vào cách mà nguyên tố U-235 bị tách ra). NÓi thì chậm nhưng tiến trình thu giữ và bị chẻ đôi này rất nhanh ngoài trí tưởng tượng chúng ta thời gian chỉ vài picoseconds .(1 picosecond= 1/ 10^12
[1 giây chia ra 10^12( lũy thừa 12) lần]

Sự phân rã của một nguyên tử U 235 phóng thích khoảng 200 MeV(triệu elctron volts). Coi bộ không bao nhiêu nhưng với vô số nguyên tử (Atom)Uranium trong 1 pound uranium. Số lượng này thực sự rất lớn khi so sánh 1 pound uranium đã tinh luyện (làm giàu) nó cung cấp một năng lượng đồ sộ tương đương với 1 triệu gallons dầu khí.

Sự tách đôi của một nhân nguyên tủ phóng thích một nhiệt năng khổng lồ cùng tia phóng xạ gamma tia phóng xạ tạo ra từ quang tử (photons)năng lượng cao. Hai nguyên tử mới do sự bằn phá kể trên lại phóng thích ra tia beta (âm điện tử siêu nhanh)cùng tia gamma của chính nó như vừa nói trên.

Năng lượng phóng thích từ phản ứng phân hạch tạo ra hai nguyên tố nhẹ hơn và một số trung hòa tử (neutron) phân ly khối lượng so với nguyên tử U-235 nguyên thủy sẽ ít hơn. Khối lượng bị biến mất này vì nó đã chuyển biến thành năng lượng với phưong trình EINSTEIN:
E= năng lượng (JOULES)
m= khối lượng nguyên liệu đã mất (KG)
c= tốc độ ánh sáng (299,792,458 M/SEC)[hay gần bằng 300,000,000 mét/giây]

Muốn nhà máy điện hạt nhân hoạt động phải tinh luyện hay làm giàu tới trên 3% U-235 mới hoạt động . Còn so với vũ khí hạt nhân thì lượng U-235 phải làm giàu (enriched) ít nhất 90% mới thực hiện nỗi.
Còn Plutonium thì sao?
Uranium 235 không phải là nguyên liệu duy nhất cho nhà máy điện hạt nhân. Có một nguyên tố khác cho phản ứng phân hạch nữa đó là plutonium 239. Plutonium 239 tạo thành từ sự bắn phá U-238 bằng các trung hòa tử, phản ứng năng gặp trong các lò phản ứng hạt nhân.



3 tình trạng BẤT ĐẠT, ĐẠT, VÀ SIÊU ĐẠT
[subcritical, critical, supercritical]
Khi một nguyên tử U-235 bị tách đôi, có hai hay 3 trung hòa tử (neutron) bị phân ly. Nếu không còn nguyên tử U 235 gần đó, những trung hòa tử tự do này sẽ bay thẳng vào khoảng không tạo thành tia Neutron. Tuy nhiên, nếu còn nhiều U 235 khác xung quanh thì các trung hòa tử này có cơ hội bằn phá (collide). Một hay Hai trung hòa tử sẽ tung vào nguyên tử U 235 kế đó? Câu trả lời tùy thuộc vào tình trạng của lò phản ứng này mà thôi.

TÌNH TRẠNG ĐẠT,(CRITICAL)
Nếu trung bình chúng ta có đích xác 1 trung hòa tử bằn vào nhân của U 235 khác để gây ra phân hạch, chúng ta nói khối lượng uranium này ổn định. Và khối lượng sẽ tồn tại trong nhiệt độ ổn định.

Tình trạng BẤT ĐẠT,(SUB-CRITICAL)
Nếu, trung bình ít hơn 1 trung hòa tử tự do sẽ bắn phá vào U 235 kế tục, và khối lượng sẽ bất ổn định. Sau này, phản ứng phân hạch sẽ chấm dứt .

Tình trạng SIÊU ĐẠT (SUPER CRITICAL)
Nếu trung bình nhiều hơn 1 từ những trung hòa tử tự do này bắn vào các nguyên tử U 235 khác tức là tình trạng siêu đạt nó sẽ làm lò phản ứng này bị nóng lên .

Trong thiết kế bom hạt nhân, các kỹ sư rất cần các nguyên liệu SIÊU ĐẠT này ngỏ hầu tất cả các nguyên tố U 235 đều bị bắn phá sạch trong 1 micrsecond (1 phần ngàn giây) . Bạn hãy tưởng tượng các hạt bắp trong túi giấy cùng nổ một lần để tránh tình trạng ghê sợ này.

Tuy thế, trong lò phản ứng điều các bạn muốn hay ngay cả thế giới đều mong muốn tất cả các nguyên tử đều bị chẻ tung ra MỘT LẦN. Nhưng vùng trung tâm của lò phản ứng lại cần tình trạng siêu đạt nhẹ nhàng thôi. Các thanh nhiên liệu điều phối sẽ tạo điều kiện cho các nhân viên điều khiển cách để hấp thụ bớt các trung hòa tử tự do sao cho tình trạng lò phản ứng chỉ ở vào tình trạng ĐẠT (critical) mà thôi.

Làm thế nào để các kỹ sư có thể duy trì tình trạng ĐẠT của uranium?
số lượng của Uranium trong toàn khối nguyên liệu (tỷ lệ làm giàu)đóng vai trò quan trọng trọng cũng như tạo hình cho khối năng lựong này. Nếu hình dạng là tấm nguyên liệu rất mỏng, đa số các trung hòa tử tự do sẽ bay mất vào không gian hơn là bắn vào các nguyên tử U 235 khác. Khối cầu là hình dạng tối ưu và bạn cần 2 pounds (0.9kg) của U 235 để đi tới tình trạng ĐẠT. Nếu với Pu-239 trình trạng ĐẠT chỉ cần tới 10 ounces (283grams) thôi.




BÊN TRONG NHÀ MỘT MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN

Để chuyển hóa phản ứng hạch tâm thành điện năng,
Bước đầu của nhân viên vận hành phải biết cách thức điều khiển nguồn năng lượng khổng lồ thu được từ nguồn Uranium đã được "làm giàu" (enriched) đun nóng nguồn nước tạo thành nguồn lực từ hơi nước.

Uranium đã được "làm giàu" phải đúc theo một khuôn mẫu nhất định dài 2.5 centimet, mỗi viên có đường kính bằng đồng 10 xu (dime)= 1.791mm.
Bước kế những viên nhỏ hình trụ này được xếp thành từng thanh dài, và những thanh dài này được bó với nhau thành từng BÓ.Chúng ta tạm gọi là THANH NHIÊN LIỆU. Những thanh nhiên liệu này được nhúng vào trong nước đựng trong những nồi áp lực . Tác dụng của nước dùng để làm nguội. Để lò phản ứng hoạt động được những thanh nhiên liệu nói trên phải ở trạng thái SIÊU ĐẠT một phần nào.



uranium rod : THANH NHIEN LIEU URANIUM

Nếu chỉ đơn giản vậy thôi cứ để yên vậy uranium sẽ quá nóng và cuối cùng nóng chảy ra. Muốn tránh tình trạng quá nóng, chúng ta phải có nhiều THANH ĐIỀU PHỐI tạo ra từ những chất liệu có tính hấp thụ các neutron và những thanh này lại được nhét vào trong các thanh nhiên liệu cùng với kỹ thuật người ta có thể gia tăng hay giảm hiệu năng hấp thụ của các thanh điều phối này. Việc tăng giảm hiệu năng hấp thụ từ các thanh điều phối này cho phép các điều khiển viên kiểm soát được tỷ lệ phản ứng hạt nhân.
Khi một nhân viên điều khiển muốn các thanh nhiên liệu cung ứng tối đa nhiệt năng thì các thanh điều phối này được rút ra khỏi các thanh nhiên liệu. Trái lại muốn bớt nhiệt năng thì các thanh điều phối này được thả sâu vào trong các thanh nhiên liệu uranium nói trên . Cho đến khi các thanh điều phối ấn sâu hoàn toàn vào các thanh nhiên liệu Uranium thì xem như phản ứng bị đóng lại hoàn toàn dành cho trường hợp tai nạn nhà máy hay khi thay thế nhiên liệu hạt nhân.

Những thanh nhiên liệu uranium có tác nhân như là nguồn nhiệt rất lớn cho lò phản ứng. Nó đun nóng nguồn nước tạo thành hơi. Các luồng hơi chạy thẳng vào các tua-bin làm quay động cơ thế là tạo ra điện năng.(Nhân loại từng biết cách tận dụng tính năng sức mạnh của hơi nước hàng trăm năm rồi chuyện này thiết tưởng không có gì mới lạ . Vấn đề là nguồn năng lượng đề làm nóng nước mới là vấn đề:người dịch)
Tại vài nhà máy điện hạt nhân khác , luồng hơi nước từ lò phản ứng đầu tiên sẽ đi qua bộ phận trung gian hay còn gọi là thứ cấp , luồng năng lượng này lại làm bốc hơi lò nước thứ cấp luồng hơi thứ cấp này mới đi tới chuyện vận turbine . Lợi điểm phương pháp này là chúng ta tránh được nước hay hơi có nhiễm phóng xạ giai đoạn 1 không bao giờ tiếp xúc với turbine. Cũng thế, có vài nhà máy khác chất lỏng làm nguội (coolant fluid)trực tiếp tiếp xúc với các thanh hạt nhân được thay bằng khí (carbon dioxide) hay kim loại lỏng (sodium potassium )Những nhà máy như vậy cho phép các thanh nhiên liệu hoạt động ở nhiệt độ cao hơn nhiều.

BÊN NGOÀI NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN THÌ SAO

Những lớp đúc bằng bê tông kiên cố

Khi bạn hiểu rõ nhà máy chạy bằng nguyên tử năng thì bạn sẽ thấy nó ít khác so với các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá hay dầu cặn, ngoại trừ cái khác lớn nhất là nguồn năng lượng để làm hơi nước . Nhưng chính cái khác này lại phóng thích ra các tia phóng xạ nguy hiểm mà chúng ta cần phải đề phòng.

Những lớp đúc bằng bê tông kiên cố để che chở các nồi áp suất cho lò phản ứng, dùng che chắn các tia phóng xạ. Các lớp vỏ bọc bê tông này lại đươc che chở bằng các vại chứa bằng thép to lớn hơn. Các nồi chứa này dùng là nơi trung tâm cho phản ứng nói trên . Cùng lúc đó các trang bị dụng cụ các nhân viên dùng khi thay thế nhiên liệu hay sửa chữa lò phản ứng. Các bể chứa bằng thép có tính cách làm rào cản ngăn ngừa các rò rỉ hơi hay chất lỏng có phóng xạ từ nhà máy xì ra.
Vòng ngoài cùng của nhà máy cũng là bê tông, lại che chở cho các vại thép khổng lồ kia. Cấu trúc bê tông khổng lồ này dùng đối phó với các trường hợp các biến cố lớn như động đất hay phi cơ lao vào. Cấu trúc bê tông vòng ngoài cùng này cũng để ngăn ngừa các tia phóng xạ hay các luồng hơi nước có phóng xạ rò rỉ khi nhà máy gặp nạn. Tai nạn nhà máy điện hạt nhân Chernobyl bị rò rỉ phóng xạ cũng do không có xây dựng vòng bê tông thứ cấp này.

Nhân viên điều khiển trong nhà máy có thể điều phối mọi hoạt động nếu có trục trặc xảy ra. Các cơ sở hạt nhân điển hình khác đều có vành đai an ninh cũng như gia tăng nhân viên bảo vệ các chất liệu các vật liệu nhạy cảm .
Mỗi khi bạn hiểu ra vấn đề này rồi, thì nhà máy điện hạt nhân dĩ nhiên lại có kẻ bênh người chống thôi .

CÁC LÝ DO BÊNH VÀ CHỐNG

Dù bạn đang nhìn vào viễn ảnh của nhà máy điện hạt nhân với một tương lai hứa hẹn hay lo lắng cho ngày tận thế không xa, dù phía nào bạn cũng khó thay đổi ý tưởng. Dù sao chăng nữa, sự thật khách quan nhà máy điện đang cho nhân loại nhiều ích lợi cũng như lắm thứ lo ngại.
Điều lợi ích nhất đến với chúng ta rằng, nhà máy hạt nhân rõ ràng giúp chúng ta hết lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Rõ ràng các nhà máy điện chạy bằng than đá và khí đốt thiên nhiên đã thải quá nhiều khí carbonic vào khí quyển làm tăng nhanh sự kiện khí hậu thay đổi. Nhà máy điện hạt nhân ra đời đã giảm thiểu tối đa khí thải CO2.
Theo Viện Năng Lượng Hạt Nhân, năng lượng do toàn thể nhà máy điện hạt nhân toàn thế giới giúp chúng ta tránh đươc 2 tỷ tấn carbon dioxide hàng năm nếu cứ lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch (fossil fuel) Thật ra biết điều hành nhà máy điện hạt nhân tốt chúng ta còn có ít lượng phóng xạ vào bầu trời hơn cả nhà máy điện chạy bằng than đá nữa !(nguồn: Hvistendahl)

Từ chuyện thoát khỏi sự lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, giá thành từ năng lượng hạt nhân rõ ràng sẽ không còn bị ảnh hưởng từ sự thay đổi giá cả về nguồn dầu và than.
Đứng về phía chống đối, nhiên liệu hạt nhân dù không có CO2,chúng cũng đem lại cho chúng ta nhiều vấn đề lo ngại. Lịch sử chứng minh, việc khai khoáng các nguồn quặng uranium không phải là việc làm an toàn. Ngay cả việc chuyên chở các nhiên liệu hạt nhân tới hay đi từ các nhà máy cũng gặp nhiều rũi ro. Và còn nữa, một khi dùng xong các nguồn nhiên liệu phóng xạ này không thể "thản nhiên " vứt nó vào bãi rác thành phố được. Vì rằng các chất thải này còn chứa các phóng xạ có khả năng chết người.

Trung bình một nhà máy điện hạt nhân hàng năm thải ra 20 tấn chất thải hạt nhân, có tính phóng xạ cao. Nếu tính toán đàng hoàng với toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân trên toàn thê giới con số chất thải này có khả năng leo lên đến con số 2000 tấn hàng năm(nguồn: NEI)

Cứ thế các tấn chất thải hạt nhân tiếp tục tỏa nhiệt cùng phóng xạ cho đến khi nó làm thủng các thùng chứa và có khả năng "liếm" vào các sinh vật lân cận. Còn thêm một nỗi lo nữa, những nhà máy điện hạt nhân còn sinh ra một vấn đề lớn khác là là các vật thải có nhiễm xạ mức độ thấp; đó là các dụng cụ và vật liệu bị NHIỄM XẠ.
Chúng cho cho rằng các chất thải đó sẽ theo tiến trình phân rã (decay) tới mức phóng xạ an toàn cho chúng ta chăng nữa thì chúng ta phải mất tới hàng chục ngàn năm chờ đợi! Và ngay cả khi có phóng xạ mức độ cho phép, tạm gọi là an toàn thì chúng ta cần tới hàng thế kỷ để đạt tới mức độ chấp nhận.

Hiện tại kỹ nghệ hạt nhân có dùng phương pháp làm nguội các chất thải hạt nhân vài năm trước khi trộn chúng với thủy tinh và tồn trữ trong môi trường lạnh và trong các cấu trúc thật kiên cố. Tương lai, rất nhiều chất thải phóng xạ sẽ bị chôn vùi thật sâu trong lòng đất. Tuy nhiên , hiện nay khối lượng chất thải này phải được canh phòng cùng bảo vệ là việc cần yếu để đề phòng quân phá hoại.
Nội các việc đã kể trên rõ ràng giá thành một nhà máy điện hạt nhân tăng lên vùn vụt !?

Kiến trúc sơ sài Chernobyl nên bị thảm nạn

Nhà máy Chernobyl

còn một vấn đề lo ngại khác, mỗi khi vận hành sai hoạt động từ nhà máy điện hạt nhân, thì chuyện gì sẽ xảy ra cho con người? rõ ràng là thảm họa . Tai nạn Chernobyl là một thí dụ điển hình.
Năm 1986, nhà máy điện hạt nhân tại Ukrainia nổ tung vương vải ra 50 tấn chất liệu có phóng xạ ra bên ngoài làm nhiễm xạ tới hàng triệu mẫu rừng. Thảm nạn này còn bắt buộc ít nhất 30 000 dân phải di cư, và sau này lần lượt gây nên hàng ngàn cái chết do bệnh ung thư hay các bệnh liên quan đến phóng xạ nguyên tử (nguồn: History Chanel)

Tai nạn Chernobyl nguyên do từ cấu trúc và điều hành kém. Trong khi các nhà máy điện hạt nhân cần sự cẩn tắc không ngơi nghỉ của con người để giữ an toàn hoạt động cho các lò máy. Các nhà máy tối tân khác cũng cần sự giám sát thường xuyên để tránh trường hợp nhà máy bị ngưng hoạt động thình lình. Thảm nạn Chernobyl vẫn còn là một vết thương đậm nét của kỹ nghệ điện hạt nhân, còn phủ một màn đen nghi ngại cho môi sinh mà kỹ thuật cao đang cống hiến cho con người.

xuân khê
dịch thuật cùng biên soạn

from: diễn đàn liên mạng toàn cầu
viethoaiphuong
#107 Posted : Tuesday, March 15, 2011 4:56:52 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Cháy ở lò số 4 nhà máy điện hạt nhân Nhật



Nổ tại lò phản ứng số 3 ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I. Ảnh: AFP.
Hỏa hoạn vừa xảy ra tại lò phản ứng số 4 ở nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản sáng nay. Thủ tướng Nhật cho biết mức độ phóng xạ quanh nhà máy tăng vọt và có thể đe dọa với sức khỏe người dân.
Thủ tướng Naoto Kan hôm nay cho biết lò phản ứng số 4 tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I vừa xảy ra hỏa hoạn. "Người dân ở phạm vi bán kính 20-30 km cách lò phản ứng nên ở trong nhà", AFP dẫn lời ông Kan cho biết.
Ông Kan cũng thêm rằng mức độ phóng xạ đã tăng lên đáng kể và trở thành một mối nguy đối với sức khỏe con người.
Toàn bộ nhà máy Fukushima I (Fukushima Dai-ichi) có 6 lò phản ứng, được đưa vào sử dụng từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Nhà máy này nằm cách thủ đô Tokyo 250 km về phía bắc. Đây là một trong 25 nhà máy điện nguyên tử lớn nhất thế giới.
Các lò số 1, số 3 và số 2 ở nhà máy lần lượt nổ từ sau trận động đất mạnh 9 độ Richter ập vào Nhật hôm 11/3, gây ra lo ngại về một thảm họa hạt nhân.
Sáng nay, một vụ nổ lớn xảy ra ở lò phản ứng số 2. Vụ nổ khiến 15 công nhân và nhân viên quân sự bị thương và 190 người có thể bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức cao hơn. Các công nhân làm việc ở lò phản ứng số 2 đã được sơ tán, trừ những người có nhiệm vụ bơm nước biển vào lò.
Mai Trang
viethoaiphuong
#108 Posted : Tuesday, March 15, 2011 5:07:59 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Nhật ban lệnh cấm bay trên nhà máy Fukushima I



Cập nhật: Hôm nay, lúc 06:35 GMT-6Bộ Giao thông Nhật hôm nay đã ban bố lệnh cấm bay rộng 30km bên trên nhà máy điện hạt nhân Fukushima, nhà máy đã hứng chịu 3 vụ nổ tại 3 lò phản ứng và một vụ cháy trong vòng vài ngày qua. Trong khi đó, hàng ngàn người hiện vẫn bị cô lập.
Vùng cấm bay đã được ban bố bên trên nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.
Tuy nhiên, theo hãng thông tấn Kyodo, lệnh trên không bao gồm các máy bay, trực thăng tham gia công tác cứu hộ và vận chuyển đồ cứu trợ tới các vùng bị ảnh hưởng bởi trận động đất/sóng thần hôm 11/3 vừa qua.
Lo ngại xảy ra thảm họa hạt nhân trên diện rộng hiện tiếp tục tăng cao ở Nhật, trong khi nước này vẫn phải vật lộn khắc phục hậu quả của trận siêu động đất 9,0 richter và cơn đại hồng thủy, khiến con số người thiệt mạng, mất tích chính thức đã vượt 6.000.
Hệ thống làm lạnh tại nhà máy điện Fukushima I đã bị hỏng sau trận động đất, khiến 3 lò phản ứng, số 1, 2 và số 3, của nhà máy bị nổ trong vài ngày qua, và làm lượng phóng xạ rò rỉ tăng cao.
Hãng tin Reuters dẫn lời Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế cho hay bể chứa các thanh nhiên liệu trong nhà máy bị cháy (nhưng đã được dập tắt sau đó) và phóng xạ bị rò rỉ “trực tiếp” vào không khí. Lượng phóng xạ tăng tới 400 millisievert/giờ, mức kỷ lục từng được thấy trong khu vực.
Hàng ngàn người vẫn bị cô lập
Cảnh sát quốc gia Nhật cho hay, cho đến chiều nay, 15/3, 2475 người được xác nhận đã thiệt mạng, trong khi 3611 người mất tích. Ngoài ra, nhiều thi thể (chưa rõ con số) được thấy trên các vùng duyên hải bị động đất/sóng thần tấn công, khiến số người thiệt mạng chắc chắn còn tăng.
Cơ quan cảnh sát nhận diện được 1.060 thi thể, trong đó 420 thi thể đã được đưa trở về gia đình họ.
Hàng ngàn người sống sót được cho là bị cô lập ở nơi họ trú ẩn, với 1.300 người được tìm thấy mắc kẹt trên đảo Oshima, tỉnh Miyagi. Khoảng 7.000-8.000 trú ẩn ở các trường học song không tiếp cận được với hàng cứu trợ.
Phan Anh
Theo Ria Novosti
viethoaiphuong
#109 Posted : Tuesday, March 15, 2011 5:14:04 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Vụ khủng hoảng hạt nhân Nhật Bản trở nên nghiêm trọng hơn



VOA-Steve Herman | Koriyama Thứ Ba, 15 tháng 3 2011


Hình: AP
Giới chức Nhật Bản mặc quần áo chống bức xạ hướng dẫn cư dân sơ tán khỏi khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, ngày 15/3/2011
Sáng nay, Thủ tướng Nhật Naoto Kan đã gởi một một thông điệp được phát sóng toàn quốc đến nhân dân Nhật Bản, sau khi vụ nổ thứ ba được xác nhận xảy ra tại cơ sở điện hạt nhân ở Fukushima.
Kêu gọi công chúng bình tĩnh chú ý đến phát biểu của ông, Thủ tướng Kan xác nhận một trong các lò phản ứng hạt nhân bi hư hại đang đứng trước nguy cơ cao hơn sẽ tỏa ra phóng xạ vào không khí.
Thủ tướng Kan yêu cầu những ai cư ngụ cách nhà máy điện hạt nhân từ 20 đến 30 kilômét hãy ở trong nhà. Những người cư ngụ gần nhà máy hơn, tất cả khoảng 200 ngàn người, đã được di tản trước đó.
Sau khi ông Kan kết thúc bài phát biểu, Chánh văn phòng Nội các Yukio Edano đã gặp các phóng viên báo chí.
Phát ngôn viên cấp cao nhất của chính phủ Nhật Bản nói rằng phóng xạ được phát hiện tại lò phản ứng bị hư hại khác, lò phản ứng Số Ba, ở mức có thể gây nguy hại cho công chúng.
Mức phóng xạ cao nhất từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị hư hại cao gấp tám lần mức trung bình mà một người có thể hấp thu trong một năm.
Công ty Điện năng Tokyo loan báo rằng hệ thống làm nguội đã ngưng hoạt động tại lò phản ứng Số Hai của cơ sở Fukushima. Các thiết bị làm nguội đã bị hư hại trong trận động đất mạnh 9 độ và sóng thần hôm thứ Sáu tuần trước.
Công ty điện này cho biết tất cả nhân viên của nhà máy điện Fukushima, ngoại trừ các nhân viên làm nhiệm vụ bơm nước khẩn cấp để làm nguội các lò phản ứng, đã được lệnh phải rời khỏi cơ sở điện hạt nhân này.
Hãng thông tấn Kyodo trích lời một giới chức tại công ty này nói rằng có khả năng một số thanh có chứa vật liệu hạt nhân đã bị nóng chảy. Nếu điều này được xác nhận, thì đó sẽ là một mối lo mới và đáng báo động hơn cho Nhật Bản.
Công ty Điện năng Tokyo nói rằng hiện cũng có những vấn đề tại lò phản ứng Số Bốn, nơi mà trước đó các thanh nhiên liệu đã được chuyển đi, nhưng ở đó vẫn còn số nhiên liệu đã sử dụng. Một đám cháy hình như phát ra từ một vụ nổ ở thiết bị chứa nhiên liệu đã phá hư trần của lò phản ứng tại đây đã được dập tắt. Hơi phóng xạ đã thoát ra từ lò phản ứng này.
Hôm thứ Hai, Nhật Bản đã yêu cầu Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế, tức IAEA, trợ giúp.
Các nguồn tin ở Nhật nói rằng phóng xạ Iốt và Xêzi đã ở những mức thấp được phát hiện tại khu vực thủ đô Tokyo, cách tỉnh Fukushima 250 kilômét về phía tây nam.
Mặc dù giới hữu trách nói rằng chưa đến mức phải báo động, hiện có một sự lo ngại là các tin tức này có thể gây ra hoảng loạn, tăng thêm căng thẳng cho hệ thống hạ tầng liên lạc và giao thông vận tải vốn đã bị xuống cấp do trận động đất mạnh và sóng thần.
viethoaiphuong
#110 Posted : Tuesday, March 15, 2011 5:25:34 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Vì sao cảnh cướp bóc không xảy ra trong thảm họa ở Nhật?



(Dân trí) - Trên khắp thế giới, các dấu hiệu về những bất ổn của con người - cảnh cướp bóc và tranh giành đồ ăn và dịch vụ - thường xảy ra sau các thảm họa. Nhưng dường như những điều đó lại hoàn toàn vắng bóng tại Nhật Bản.


Mọi người xếp hàng trước cửa một siêu thị ở Sendai, phía đông bắc Nhật Bản.
Quang cảnh nhiều khu vực ở phía bắc Nhật Bản trông giống như hậu quả thời Thế chiến II. Không một quốc gia công nghiệp phát triển nào kể từ đó lại chứng kiến số người chết vì thiên tai cao như vậy.
Theo dõi tin tức tại Nhật Bản thật khủng khiếp với 3 thảm họa liên tiếp - trận động đất mạnh kỷ lục, sóng thần và một nhà máy điện hạt nhân đang gặp sự cố. Nhưng có những thông tin tốt lành mà cả thế giới phải học tập.
Tại những nơi hàng hóa từ các tổ chức cứu trợ được đưa tới, mọi người xếp hàng đúng trật tự, lịch sự, bình tĩnh và không có thông tin về các cuộc ẩu đả, xô đẩy hay tranh giành. Các siêu thị Nhật đã giảm giá mạnh và các chủ sở hữu máy bán hàng tự động đã mở các máy bán hàng, phân phát nước uống miễn phí cho các nhân viên cứu trợ, nhân viên khẩn cấp và những người tình nguyện tham gia trợ giúp trong thảm họa.
Và đặc biệt nhất là bất chấp sự tàn phá và sự khan hiếm hàng hóa, không xảy ra cảnh cướp bóc. Sự vắng bóng của nạn cướp bóc tại Nhật Bản đã khiến nhiều người quan sát phương Tây bất ngờ. Đối lập với các thảm họa thiên nhiên gần đây trên khắp thế giới, người Nhật có vẻ như rất đoàn kết và cư xử có trật tự, thay vì tận dụng cuộc khủng hoảng để tư lợi cá nhân.
“Tinh thần đoàn kết đặc biệt cao tại Nhật Bản. Sức mạnh xã hội có thể còn ấn tượng hơn sức mạnh công nghệ của Nhật Bản”, nhà báo Ed West viết trên tờ Telegraph của Anh.
Nhìn trên khắp thế giới, cảnh cướp bóc không phải là hiếm sau các trận thiên tai gần đây. Sau siêu bão Katrina, người New Orlean đã chứng kiến nạn cướp bóc trên quy mô mà nhiều người Mỹ cũng phải bất ngờ. Sau trận động đất tại Chile hồi năm ngoái, nạn cướp bóc diễn ra nghiêm trọng tới nỗi quân đội phải can thiệp.
Nạn cướp bóc tràn lan đã xảy ra tại Haiti sau trận động đất hồi năm ngoái và trong trận lũ lụt tại Anh năm 2007. Tại New Zealand, nạn cướp bóc và hôi của cũng xảy ra sau trận động đất hồi tháng 3 năm ngoái.
“Tại sao một số nền văn hóa đối phó với thảm họa bằng cách biến của cải của người khác thành của chính mình nhưng các nền văn hóa khác, đặc biệt là người Nhật, lại chứng tỏ lòng vị tha thậm chí trong thảm họa?”, Ed West viết.
Trên thực tế, mọi thứ dường như đang trở nên tồi tệ hơn tại Nhật Bản. Lương thực, nhiên liệu, nước sạch và điện đều bị cắt giảm.


Các kệ hàng trống trơn tại một siêu thị ở Tokyo.
Một số gian hàng trong các siêu thị trống trơn. Tại khu vực đông dân cư Nerima của thủ đô Tokyo, các nhu yếu phẩm như gạo, bánh mì, mì ăn liền đều cháy hàng. Điện bị cắt để tiết kiệm điện năng.
“Khoảng 40-50 người đã xếp hàng bên ngoài khi chúng tôi mở cửa lúc 10 giờ sáng. Lượng thực phẩm dự kiến bán trong một ngày đã hết veo chỉ trong 1 giờ. Chúng tôi đã được chuyển đến một lượng thực thẩm tương tự khác vào buổi trưa nhưng cũng bán hết chỉ trong một giờ”, ông Toshiro Imai, một quản lý cửa hàng tại Tokyo, cho biết.
Hơn 100 tuyến tàu điện tại khu vực Tokyo hôm thứ Hai đã bị gián đoạn do cắt điện, khiến việc đi lại của hành khách bị ảnh hưởng khi mọi người trở lại làm việc sau ngày nghỉ cuối tuần.
Công ty điện Tokyo đã bắt đầu cắt điện luân phiên tại Tokyo và các thành phố lân cận để tiết kiệm điện giữa lúc xảy ra cuộc khủng hoảng tại các nhà máy điện hạt nhân ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất.
Kênh truyền hình NHK đã chiếu hình ảnh quay được từ trên cao về tỉnh Ibaraki, phía bắc Tokyo, nơi quang cảnh là một màu đen kịt ngoại trừ vài đốm sáng từ những chiếc ô tô.
Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn, cách cư xử của người Nhật dường như ngày càng tốt hơn.
Một nhân chứng tại Miyagi, gần tâm chấn của động đất, cho hay: “Khí đốt và nước đã bị cắt tại Miyagi và thành phố Sendai. Ngoại trừ các trường hợp đặc biệt, điện cũng bị cắt. Nhưng không có sự hoảng sợ trên đường phố cũng như trong các cửa hàng”.
Những đức tính của người Nhật như lịch sự, trung thực, hành động có trật tự... vốn được nhiều người ngưỡng mộ.
Một người Brazil hoạt động trong lĩnh vực trang sức do mệt mỏi sau một chuyến bay dài đã để quên một hành lý không khóa chứa hàng nghìn USD tiền mặt và nhiều đá quý trên một tuyến tàu điện ở Tokyo. Chủ nhà trọ đã trò chuyện với anh này và dẫn anh tới nhà ga quản lý tàu điện. Tại đây, hành lý và toàn bộ tài sản bên trong đã đợi chủ nhân tại quầy đồ đạc thất lạc.
Những câu chuyện như vậy có thể tin được tại Nhật Bản nhưng lại khó tin ở New York, Paris hay London. Vì sao vậy?
Gregory Pflugfelder, giám đốc trung tâm Văn hóa Nhật Donald Keene tại Đại học Colombia (Mỹ), giải thích: “Người Nhật có ý thức rằng trước hết phải có trách nhiệm với cộng đồng”.
An Bình
Tổng hợp
viethoaiphuong
#111 Posted : Tuesday, March 15, 2011 5:32:20 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Kỹ năng ứng phó thảm họa


TP - Những ngày này, trên các phương tiện thông tin đại chúng thế giới tràn ngập thông tin về thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản.


Một toán chuyên viên đội tìm kiếm và giải cứu Anh Quốc đang tìm kiếm tại một cơ sở công nghệ còn đang cháy âm ỉ tại Ofunato, Nhật Bản.
Dù số người được xác nhận là đã chết liên tục tăng nhưng không ai phủ nhận được sự chuyên nghiệp và phản ứng mau lẹ của cả xã hội Nhật Bản trước thảm họa, từ chính quyền đến người dân.
Ngay khi sự cố xảy ra ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima, chính quyền đã cho sơ tán toàn bộ dân chúng trong bán kính 20km. Mọi người được phát cơm nắm, nước uống và chăn ấm. Người dưới 40 tuổi được cho uống nước có pha muối potassium iodide để phòng tránh ung thư.
Do giới chức đã có những phòng bị và phản ứng mau lẹ, sức khỏe người dân ít bị ảnh hưởng. Sự tương thân tương ái, cứu trợ những nơi bị động đất cũng đang được giới doanh nhân thể hiện rất rõ ràng. Công ty thực phẩm Nishin cam kết cung cấp 1 triệu gói mỳ ăn liền cho người dân vùng gặp nạn.
Các công ty Asahi, Sappori, Kirin và nhiều doanh nghiệp khác cũng nhanh chóng tiếp tế nước, lò sưởi, chăn nệm cho người dân... Tính đến hết ngày 13-3, số người phải đi lánh nạn đã lên tới gần 370.000 người nhưng gần như không xảy ra tình trạng hỗn loạn, đồ ăn, thức uống, các loại thuốc được cung cấp đầy đủ, tuy nhiên mỗi người chỉ được mua khoảng 1.000 yen (tương đương 250.000 đồng) để tránh tình trạng tích trữ.
Ở Nhật, mọi người được dạy để đối phó với các tình huống khẩn cấp từ khi học cấp 1. Để kịp di tản khi có cảnh báo khẩn, hoặc để có thể sống sót chờ đến khi được cứu nếu không may bị kẹt lại trong đống đổ nát hay bị cô lập, mỗi người Nhật đều đã chuẩn bị sẵn một túi chứa giấy tờ tùy thân, thức ăn khô, nước uống, đèn pin, băng gạc, áo giữ ấm.
Cho đến lúc này, giới chức Nhật đang cố gắng phục hồi hệ thống điện, còn gas vẫn có và nước sạch vẫn được cung ứng đủ dùng. Mọi người chỉ phải chịu lạnh ngày đầu tiên, và hôm sau đã được cung cấp lò sưởi, chăn ấm.
Lần đầu tiên trong nhiều năm, một số nơi ở Nhật chịu cảnh cắt điện luân phiên do sự cố cháy nổ ở nhà máy điện hạt nhân và thông tin về cắt điện cũng được đưa chi tiết trên trang web của công ty điện lực để người dân nắm rõ.
Tại những nơi ít chịu ảnh hưởng từ trận động đất- sóng thần, mọi người đều chăm chú theo dõi tivi và internet để cập nhật thông tin mới nhất, đặc biệt là các tin báo động đất. Một khi xảy ra, chấn động sẽ tốn một khoảng thời gian để truyền đến các vùng xung quanh.
Khi ấy hệ thống báo động khẩn cấp động đất của chính phủ sẽ thu thập dữ liệu về động đất và phát tin cảnh báo đến các địa phương qua truyền hình và radio trước khi chấn động lan đến. Người ta có vài chục giây để phản ứng từ khi có báo động đến khi mặt đất bắt đầu rung chuyển. Vài chục giây quý giá này giúp tăng xác suất sống sót rất nhiều.
Thật cảm động khi biết rằng, thứ 6, 11-3, động đất xảy ra, đến 13-3, các sinh viên Việt Nam đang theo học Đại học Tohoku ở thành phố Sendai, tỉnh Miyagi (bị thiệt hại nặng nề nhất), đều thông báo an toàn và chưa ghi nhận trường hợp thương vong. Mọi người được hỗ trợ như những công dân Nhật, không có bất kỳ sự phân biệt nào.
Thêm một phản ứng được đánh giá là mau lẹ của chính phủ Nhật Bản; Hôm qua, Ngân hàng Nhật Bản đã cam kết bơm ngay vào thị trường tiền tệ một khoản kỷ lục 18.000 tỷ yen (khoảng 220 tỷ USD) trong bối cảnh đang có những lo ngại vụ thảm họa sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính. Khoản tiền trên sẽ giúp giảm căng thẳng thị trường, ngăn chặn khả năng lãi suất tăng mạnh.
Việt Nam cũng là nước thường xuyên gặp thiên tai. Những phản ứng mau lẹ của Nhật Bản trước thảm họa chắc chắn là kinh nghiệm quý giá cho chúng ta.
Xuân Thủy
viethoaiphuong
#112 Posted : Tuesday, March 15, 2011 9:31:05 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Thảm họa ở Nhật: Những chuyện rơi nước mắt

- Khi cơn động đất tạm yên, một người Việt ở Nhật đã viết vội những dòng cảm xúc của mình. Chúng tôi xin gửi dòng chữ nghẹn ngào cảm động của một người trực tiếp chứng kiến những cảnh tang thương mà trận động đất gây nên.

Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại

“Tang thương…

Cho đến giờ này, tôi vẫn hầu như không rời mắt khỏi màn hình tivi. Tất cả các kênh truyền hình của Nhật đều đồng loạt hủy hết các chương trình từ hôm qua để nói về trận động đất này. Những thứ mà trước đây chỉ thấy qua phim viễn tưởng của Mỹ, giờ hiện rõ ngay trước mắt...

Nhà đổ nát, những con sóng nuốt trôi tất cả - từ những chiếc ô tô, container, tàu thủy hàng chục tấn bị lôi vào sâu trong nội địa vài ba km, dĩ nhiên những con người nhỏ bé cũng chịu chung số phận. Họ không chạy kịp và cũng chẳng biết chạy đi đâu nữa vì bốn bề đã ngập tràn nước biển.

Tivi cập nhật hơn 1.300 người đã chết, số người bị thương, mất tích hiện vẫn chưa thống kê được. Một người Nhật có kinh nghiệm nói với tôi rằng con số 5.000 hoặc hơn nữa sẽ không bất ngờ.



Cảnh tượng đổ nát khắp nơi

Đó là về người, còn về tài sản vật chất thì chắc không thể thống kể nổi, nhiều thị trấn đã hoàn toàn biến mất, người ta không còn nhận ra đâu là đường đâu là sông, tất nhiên nhà cũng không hề còn dấu vết. Tivi cũng vừa chiếu hình ảnh so sánh sân bay Sendai trước và sau khi nước lũ kéo đến. Không thể miêu tả bằng lời...

Iwate, Myagi, Fukushima chịu tàn phá nặng nề bởi ở đây chủ yếu là nhà gỗ, xây một cách đơn giản, lại là khu vực gần biển nhiều tàu bè chứa nhiên liệu. Đó là lý do mà khi ngọn lửa bùng cháy, tất cả nơi đây biến thành dòng sông lửa. Cho đến sáng nay nhiều nơi vẫn còn âm ỉ cháy.

Tivi nói nhiều về lo ngại rò rỉ phóng xạ ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima, đó là sự thật, nhiều người đã phải sơ tán khẩn cấp từ tối qua, người ta đang cố gắng thực hiện đồng thời cả ba phương án: ngừng máy, làm mát lò, giảm áp suất. Hy vọng với khả năng của người Nhật cùng sự giúp đỡ của tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế mọi việc sẽ sớm ổn định.

…và nước mắt

Tivi vừa phỏng vấn một bà mẹ ở Sendai, người phải đứng yên chứng kiến 3 người thân của mình không thoát kịp khỏi ngôi nhà trước cơn lũ khủng khiếp. Tối qua đội cứu hộ cũng đã tới nhưng đành bất lực. Nhìn người đàn bà khóc hết nước mắt mà cảm thấy đau lòng. Chắc chắn sẽ không chỉ có một trường hợp bi thương như thế này.



Khắc khoải chờ người thân

Người ta còn kể câu chuyện về một người phụ nữ khác. Bà đang đợi chồng mình chuẩn bị được đội cứu hộ đưa từ tòa nhà trước mặt. Nhờ hệ thống thông tin khẩn cấp được hãng thông tin di động NTT cung cấp, bà đã nhận được tin chồng vẫn bình an từ đêm qua.

Nhưng lo cho chồng, suốt đêm qua bà không ngủ được mà cứ đứng chờ ở đây để sáng ra có thể sớm nhìn thấy tín hiệu bình yên của người bạn đời.

Khuôn mặt của người đàn bà ngoài 50 tuổi lộ rõ vẻ mệt mỏi qua một đêm căng thẳng nhưng bà cũng cho biết thêm rằng bà còn hạnh phúc hơn nhiều người cùng trú ẩn với mình, khi những người thân của họ vẫn bặt vô âm tín…

Tôi đã sống ở đây 4 năm, chị tôi thì hơn 10 năm, những người bạn Nhật sống hàng chục năm ở đây đều có chung một nhận xét là chưa bao giờ thấy được cảnh tượng khủng khiếp như thế. Ở cái đất nước được mệnh danh là xứ sở của động đất và núi lửa này, người ta cả thấy hoàn toàn bình thường với những cơn trấn động nhẹ diễn ra hàng ngày, thậm chí khi thảm họa diễn ra mọi người cũng đều rất bình tĩnh đối phó.



Những người sống sót vẫn mang nặng nỗi đau khó xóa nhòa

Tôi cũng được dạy rằng, khi động đất diễn ra thì nhanh chóng ẩn nấp dưới gầm giường hoặc bàn để tránh vật rơi vào đầu, trèo lên chỗ cao để tránh sóng thần, mang theo chăn ấm, di động để cập nhật thông tin từ tivi một cách nhanh nhất. Chắc chắn nhiều người Nhật cũng làm như vậy, nhưng thiệt hại vẫn tăng lên một cách không ngừng.

Sức mạnh thiên nhiên là không thể tưởng tượng nổi, và thảm họa để lại trong mọi người một vết thương lớn mà phải lâu lắm mới có thể hàn gắn được..."

*****

Theo tin tuc, tu day den ngay 19/3 se co nhieu natural disaster khac tren khap the gioi vi day la thoi diem MAT TRANG den gan TRAI DAT nhat tu truoc den nay , cong voi cac con bao tu MAT TROI gay nen nhung bien dong o tang thach quyen trong ruot trai dat...

d.tuc
DH

viethoaiphuong
#113 Posted : Tuesday, March 15, 2011 10:51:44 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thảm họa ở Nhật đang vượt tầm kiểm soát


Cập nhật lúc 16/03/2011 09:38:20 AM (GMT+7)
Thảm họa ở Nhật đang vượt vòng kiểm soát trong bối cảnh có nhiều cảnh báo quốc gia này sẽ bị hủy diệt.

Báo động toàn cầu về khủng hoảng Nhật

Đêm qua, hoảng loạn dường như bao trùm Nhật khi khủng hoảng hạt nhân đang ngày càng trở nên trầm trọng. Nỗi lo về "ngày tận thế" bắt đầu dâng lên khi mức phóng xạ tăng, bắt đầu phát hiện phóng xạ ở mức thấp tại Tokyo khiến một số người chạy khỏi thủ đô và làm dấy lên báo động của quốc tế về cuộc khủng hoảng leo thang.
Một số chuyên gia cảnh báo, nhà máy điện hạt nhân Fukushima đang gặp sự cố đã trở thành mối họa hạt nhân lớn thứ 2 sau thảm họa Chernobyl. Hơn 140.000 cư dân sống trong bán kính 30km của nhà máy được yêu cầu ở trong nhà. Ngoài ra, có 180.000 người tại khu vực gần nhà máy đã được sơ tán. Các gia đình hoảng sợ đang gây tắc nghẽn đường sá khi chạy trốn khỏi khu vực nguy hiểm.
Báo động lan khắp toàn cầu. Tại châu Âu, khoảng 500 trung tâm cấy ghép tủy xương được đặt trong tình trạng sẵn sàng chữa trị cho các nạn nhân từ Nhật. Tại Ấn Độ, nhà chức trách yêu cầu mọi hàng hóa nhập khẩu từ Nhật phải kiểm tra xem có nhiễm phóng xạ không.

Sự việc lo sợ hạt nhân leo thang

Nhà máy hạt nhân Fukushima hôm nay (16/3) lại xảy ra cháy ở lò phản ứng số 4. Như vậy, 4 vụ nổ và 2 đám cháy đã xảy ra tại Fukushima trong vòng hai ngày. Trong một vụ nổ, tường bê tông và tường thép bảo vệ lò phản ứng hạt nhân số 2 đã bị hư hại, làm dấy lên lo ngại phần vỏ bọc lò phản ứng có thể làm xì ra phóng xạ nguy hiểm.
Những diễn biến xấu liên tục diễn ra khi ủy viên hội đồng năng lượng châu Âu là Guenther Oettinger cảnh báo, Tokyo gần như đã mất kiểm soát mọi việc. "Đã có những cuộc bàn luận về ngày tận thế và tôi cho rằng từ này đã được chọn lựa cẩn thận", ông Guenther phát biểu tại Nghị viện châu Âu.
Trong khi đó, cơ quan an toàn hạt nhân Pháp cho biết, thảm họa ở Nhật hiện nay tương đương mức 6 trong 7 thang bậc tai nạn hạt nhân quốc tế, và chỉ đứng sau thảm họa Chernobyl năm 1986.

Lãnh đạo cơ quan an toàn hạt nhân Pháp Andre-Claude Lacoste nói: "Rõ ràng chúng ta đang ở mức 6, mức thảm họa".
Trong cơn tuyệt vọng, công ty điện lực Tokyo, hiện chịu trách nhiệm về nhà máy Fukushima Nhật đã yêu cầu trực thăng Mỹ thả nước lên nhà máy nhằm hạ nhiệt lò phản ứng do mức phóng xạ quá cao khiến con người không thể tiến gần.
Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật cho biết, 70% thanh nhiên liệu hạt nhân đã bị hủy hoại tại một lò phản ứng hạt nhân của nhà máy Fukushima. Mức phóng xạ ở khu vực nhà máy đã lên tới mức nguy hiểm, 400 millisieverts vào ngày hôm qua, cao gấp 4 lần mức có thể gây ung thư. Tuy nhiên, mức phóng xạ đã giảm xuống vào cuối ngày.
Các thông báo trên đài truyền hình NHK đã mang hơi hướng khải huyền: "Những người ở khu vực sơ tán: hãy đóng cửa sổ và cửa ra vào. Tắt điều hòa nhiệt độ. Nếu bạn đang đi sơ tán, hay che người càng nhiều càng tốt và đeo khẩu trang che mặt. Hãy bình tĩnh".
Thủ tướng Naoto Kan tuyên bố: "Mức phóng xạ dường như rất cao và có nguy cơ phóng xạ sẽ thoát ra nhiều hơn". Hoảng loạn bắt đầu xảy ra ở Tokyo, nơi phóng xạ tăng gấp 10 lần mức bình thường. Người mua hàng quét sạch thực phẩm và khẩu trang che mặt ở các cửa hàng và ùn ùn leo lên các đoàn tàu ra nước ngoài.
Mỹ cũng có những biện pháp mới để bảo vệ nhân viên cứu hộ khỏi bị nhiễm xạ bằng cách đưa tàu chiến ra vùng biển an toàn.
Một loạt quốc gia đã lên kế hoạch sơ tán công dân khỏi Nhật. Mới đây nhất, Thủ tướng Pháp Fillon đã ra chỉ thị Air France phải có nhiều chuyến bay đưa công dân Pháp về nước.


Hoài Linh (Theo Mail, Kyodo)
viethoaiphuong
#114 Posted : Wednesday, March 16, 2011 3:58:16 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Thế giới khâm phục Nhật Bản

Ref. links:

http://www.wral.com/news/science/story/9258734/

http://www.telegraph.co....t-happened-March-11.html

http://www.bellinghamher...mi-challenge-japans.html

http://www.wantchinatime...=20110315000175&cid=1103

http://vitalradio.co.uk/...arthquake-live-coverage/

Bất chấp những cảnh tượng kinh hoàng do động đất và sóng thần, nước Nhật sẽ bước ra khỏi cuộc khủng hoảng với uy tín lớn mạnh hơn bởi sự kiên cường của người Nhật đang được cả thế giới ca ngợi.


Giáo sư đại học Havard Joseph Nye nhận xét rằng thảm họa này có thể khiến "quyền lực mềm" của nước Nhật tăng lên. Quyền lực mềm là thuật ngữ ông dùng để mô tả cách mà các quốc gia đạt được mục tiêu của mình bằng cách khiến nước khác ngưỡng mộ.

"Cho dù thảm họa này là to lớn, nó cho thấy một số nét tính cánh tuyệt vời của người Nhật, và sẽ giúp cho quyền lực mềm của họ", Nye viết.

"Họ cho thấy một xã hội ổn định, kỷ luật tốt và được chuẩn bị sẵn sàng cho những thảm họa, một quốc gia hiện đại. Họ đối phó với thảm họa một cách bình tĩnh và trật tự", ông bình luận.

Nhật Bản, một quốc gia với nền hòa bình được quy định trong hiến pháp, vốn từ lâu sử dụng viện trợ như một trong các chính sách đối ngoại quan trọng, nhiều khả năng sẽ phải xem xét lại các ngân khoản một khi họ bước vào giai đoạn tái tiết sau động đất, sóng thần.

Một em bé Nhật đang được soi để phát hiện xem có bị phơi nhiễm phóng xạ, sau các vụ nổ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, hay không. Ảnh: AP.

Mỗi khi có thảm họa thiên nhiên, hầu như quốc gia nào cũng đều nhận được sự cảm thông và viện trợ từ cộng đồng quốc tế, nhưng hiếm khi nào được sự khâm phục và tăng uy tín như Nhật Bản.

Một số chuyên gia nhận định rằng kinh tế Nhật có thể thoát khỏi giai đoạn trì trệ sau thiên tai. "Còn quá sớm để đưa ra bất kỳ dự đoán nào. Nhưng tôi nghĩ, cho đến nay, có vẻ như người Nhật đã thể hiện sự kiên cường trong khủng hoảng. Tôi cho là sẽ có nhiều điều để nói trong những ngày tới, tuần tới, về Nhật Bản", Nicholas Szechenyi, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Mỹ, nhận xét.

Báo chí thế giới cũng tràn ngập những lời ca ngợi dành cho người Nhật và công tác chuẩn bị đối phó thiên tai của nước này. Tờ National Post của Canada bình luận rằng tầm nhìn xa của Nhật Bản đã cứu "hàng chục nghìn mạng sống".

"Không như Haiti (2010), Pakistan (2005) hay Tứ Xuyên (2008), số người chết không lên cao vô lý như ở những nơi mà các tòa nhà to tướng đổ sập ngay lập tức lên đầu những người trú ngụ bên trong", báo này viết.

Tờ The Wall Street Journal trong phần xã luận viết: "Sau trận động đất kinh hoàng 300 năm mới có một lần, người Nhật đã giữ được bình tĩnh giữa tình trạng loạn lạc, thực hiện nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn khổng lồ, và nhận được sự ngưỡng mộ của cả thế giới".


[img] http://twistedsifter.com...i-japan-2011-800x500.jpg[/img]

8.9 Tsunamis Earthquake in Japan, 2011

Các kệ hàng trống trơn tại miền bắc Nhật Bản, 4 ngày sau một trận động đất mạnh và một cơn sóng thần dữ dội tràn qua một loạt các khu vực ở đông bắc Nhật Bản, làm hàng ngàn người thiệt mạng, làm hư hỏng các nhà máy điện, phá hoại đường sá và làm hàng trăm ngàn người rơi vào cảnh không nhà.

Các hình ảnh trên truyền hình từ khu vực bị thiệt hại nặng nề nhất là Sendai cho thấy người dân xếp hàng dài lấy nước, thực phẩm đóng hộp, và một số cửa hàng chỉ bán cho mỗi người 10 món hàng.
Tại Koriyama thuộc khu vực Fukushima, nơi một nhà máy điện hạt nhân bị hư hỏng đang rò rỉ chất phóng xạ, người dân đã bỏ chạy khỏi khu vực này.

Những người khác thì sống tạm trong các ngôi nhà bị hư hại hoặc tìm cách sửa chữa nhà cửa.

Phần lớn các cơ sở kinh doanh đóng cửa.

Một cửa hàng bán đồ dùng đã treo biển thông báo hết vải bạt và bình chứa nước.

Nguồn cung xăng cũng đang cạn dần và các xa lộ thì cấm xe cộ qua lại, trừ xe cứu hộ khẩn cấp.

Đài truyền hình NHK của Nhật Bản hôm nay dẫn lời giới chức cho biết có 3.091 người được xác nhận đã thiệt mạng, nhưng còn hàng ngàn người vẫn mất tích.

Các nhóm cứu hộ vẫn đang chật vật vượt qua những đoạn đường bị rác rưởi và các mảnh vỡ chặn lại để tiếp cận hàng trăm ngàn người tại những nơi mà làng mạc và thị trấn bị san phẳng trong trận động đất mạnh 9 độ richter và ra cơn sóng thần dữ dội sau đó.

Nhật Bản dịch chuyển 4 mét, trái đất quay nhanh hơn

Nhiều vùng duyên hải của Nhật Bản đã dịch chuyển tới 4 m về phía đông, phần lớn bờ biển lún xuống vài chục cm; trục trái đất dịch chuyển; hành tinh đang quay nhanh hơn... các nhà khoa học nhận định sau trận động đất mạnh 9 độ richte hôm 11/3.

Mạng lưới Geonet – gồm khoảng 1.200 trạm định vị toàn cầu trên toàn thế giới do Viện Khảo sát địa chất Nhật Bản quản lý – thông báo bờ biển Nhật Bản dịch chuyển mạnh bởi cơn địa chấn 9 độ Richter, BBC đưa tin.

"Chúng tôi nhận thấy một trạm định vị toàn cầu xê dịch tới 2,4 m", CNN dẫn lời Kenneth Hudnut, một nhà địa vật lý của Cục Địa chất Mỹ.
Dữ liệu của Viện Khảo sát địa chất Nhật Bản cho thấy nhiều khu vực thuộc bờ biển Nhật Bản xê dịch khỏi vị trí ban đầu tới 4 m.
Nằm trên “Vành đai lửa Thái Bình Dương”, Nhật Bản thường xuyên hứng chịu những trận động đất và hoạt động phun trào của núi lửa. Mảng địa tầng Thái Bình Dương - gồm toàn đá và nằm dưới đáy Thái Bình Dương - đang “chui” xuống phía dưới Nhật Bản trong quá trình dịch chuyển về phía tây.

[img] http://www.washingtonpos...011-18v/03132011-18v.jpg[/img]

Nhật Bản nằm trên mảng kiến tạo Bắc Mỹ (màu trắng phía trái). Mảng này bị đẩy về phía đông sau khi mảng Thái Bình dương chui xuống phía tây. Đồ họa: Cục Địa chất Mỹ.

Brian Baptie, một chuyên gia thuộc Cục Địa chất Anh, giải thích rằng trận động đất hôm 11/3 xảy ra ở đường đứt gãy giữa mảng địa tầng Thái Bình Dương và mảng địa tầng Bắc Mỹ. Mảng địa tầng Thái Bình Dương xô mảng địa tầng Bắc Mỹ lên phía trên, giải phóng năng lượng khổng lồ vào nước ở phía trên khiến nước trồi lên. Năng lượng lan tỏa từ tâm chấn của động đất ra mọi phía, tạo nên sóng thần.

“Mảng địa tầng Thái Bình Dương dịch chuyển tối đa 20 m về phía tây, nhưng mức độ dịch chuyển trong đường đứt gãy không giống nhau. Điều đó không có nghĩa là toàn bộ đất nước Nhật Bản dịch chuyển, bởi càng xa đường đứt gãy thì mức độ xê dịch càng giảm”, tiến sĩ Musson nói.
Tiến sĩ Roger Mussson, một chuyên gia của Cục Địa chất Anh, tính toán rằng cơn địa chấn đó khiến trục trái đất dịch chuyển khoảng 16,5 cm, khiến trái đất quay nhanh hơn. Hậu quả là ngày trên trái đất ngắn hơn 1,8 phần triệu giây so với trước.

Viện Địa chất và Núi lửa quốc gia Italy nói trục địa cầu dịch chuyển khoảng 10 cm bởi cơn địa chấn tại Nhật Bản.

Cục Khí tượng Nhật Bản tuyên bố trận động đất hôm 11/3 có cường độ 9 độ Richter, chứ không phải 8,9 độ Richter như thông báo ban đầu.

Sau động đất, Hudnut nói với MSNBC rằng nhiều dạng thông tin bản đồ, như hướng lái xe hay vị trí bất động sản, dọc theo bờ biển phía đông của Nhật Bản sẽ phải được thay đổi.

“Đối với các tàu biển, các hải đồ cũng phải được vẽ lại bởi độ sâu tại các vùng biển đã thay đổi. Phần lớn bờ biển Nhật Bản lún xuống vài chục cm”, ông nói

Các tổ chức cứu trợ Mỹ vừa thông báo đã quyên góp được hơn 22 triệu USD để giúp Nhật Bản khắc phục hậu quả của động đất và sóng thần.
Theo AFP hôm qua, Hội Chữ thập đỏ Mỹ đã quyên góp được 19 triệu USD, trong đó 1,6 triệu USD thu được từ chiến dịch gửi tin nhắn đóng góp 10 USD/tin nhắn. Tổ chức Cứu trợ trẻ em cũng thu được 3,2 triệu USD trên toàn thế giới, còn Tổ chức Cứu tế Salvation Army cho biết người ủng hộ đã đóng góp hơn 980.000 USD.


Ngoài ra, các công ty Mỹ có quan hệ làm ăn với các đối tác Nhật cũng góp tiền giúp người Nhật. Theo đó, Tập đoàn General Electrics, vốn cung cấp lò phản ứng cho Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, cho biết đã đóng góp 5 triệu USD để hỗ trợ công tác cứu hộ ở Nhật. Tập đoàn Goldman Sachs đóng góp 7,7 triệu USD, Morgan Stantley và Aflac, mỗi công ty góp hơn 1,2 triệu USD.

Cũng theo AFP hôm qua, các ngôi sao nổi tiếng trong làng giải trí Hàn Quốc cũng tích cực giúp Nhật. Ngôi sao Bae Yong-joon đóng góp 900.000 USD, còn Ryu Si-won, diễn viên, ca sĩ từng biểu diễn tại thành phố Sendai, nơi bị ảnh hưởng nặng nhất bởi thảm họa, góp 176.000 USD và tham gia công tác cứu hộ tại đây.

Hôm 14.3, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cho biết ngoài gửi đội cứu hộ, nước này đã chuyển 250.000 tấm chăn cho những người đang sống trong các trại tị nạn ở Nhật.

Hoa Kỳ đã quyết định gửi thêm 8 chuyên gia hạt nhân để tham gia cùng nhóm 2 chuyên gia của nước này đã đến Nhật Bản.
Ủy ban điều tiết hạt nhân Mỹ nói rằng, họ đã đáp ứng đề nghị giúp đỡ của chính phủ Nhật Bản trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng tại nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Fukushima.

Một số chuyên gia có thể có mặt tại Nhật Bản vào ngày mai, 16/3.
Họ sẽ tư vấn cho các nhà chức trách Nhật Bản về cách làm thế nào để ngăn chặn các lò phản ứng hạt nhân một cách an toàn, cũng như về các tác động mà rò rỉ phóng xạ có thể gây cho con người và môi trường.
Các chuyên gia cũng sẽ làm việc với Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản John Roos để đưa ra tư vấn cho Chính phủ Nhật Bản về cách đối phó với tình hình, nếu được yêu cầu.

Theo phóng viên Vietnam+ có mặt tại Nhật Bản, Bộ Giáo dục, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản ngày 15/3 đã tiến hành quan trắc nồng độ phóng xạ tại 5 tỉnh, thành phố bao gồm Tochigi, Saitama, Chiba, Tokyo, Kanagawa và Tokyo.

Trong số này, nồng độ phóng xạ tại tỉnh Tochigi đứng cao nhất với chỉ số 0,864 microsievert, Saitama là 0,129 micrisievert trong khi Tokyo là 0,147 microsievert.

Lượng bức xạ hạt nhân như vậy được đánh giá là chưa bằng 1/500 lượng phóng xạ trong một ca chụp X-quang dạ dày.
Theo Đài truyền hình NHK, Nhà máy điện hạt nhân số 1 thuộc tỉnh Fukushima đã đo được nồng độ chất phóng xạ khu vực xung quanh nhà máy, bao gồm cả thủ đô Tokyo.

Tuy nhiên, với kết quả thu được, các chuyên gia đánh giá mức độ bức xạ ảnh hưởng đến sức khỏe là không đáng kể.
Số liệu đo được ở thành phố Iwaki cách nhà máy Fukushima 40km về phía Nam vào 4 giờ sáng ngày 15/3 là 23,72microsievert, gấp 470 lần bình thường nhưng hai giờ sau, chỉ số này giảm xuống còn 3,94 microsievert.

Tại Tokyo, cơ quan chức năng đã tìm thấy chất Iiodine và Cezi trong không khí, hai chất được giải phóng sau vụ nổ của 4 lò phản ứng ở Fukushima.

[img] http://c1.planetsave.com...523171908_1a9ea7e97e.jpg[/img]
Ngay cả khi chỉ số đo được là đáng kể thì cũng bằng 1/100 số lượng phơi nhiễm của một người bình thường trong vòng một năm.

( - Trận động đất và sóng thần lớn xảy ra ở Nhật Bản cuối tuần trước đã thực sự di chuyển hòn đảo này gần hơn với Hoa Kỳ và thay đổi trục của hành tinh.

Theo AP, trận động đất đã gây ra một vết nứt ở độ sâu 24,1km dưới đáy biển, trải dài 299km và rộng 149,6km. Các khu vực gần tâm chấn của trận động đất đã “nhảy” 4m gần hơn với Hoa Kỳ, nhà địa vật lý Ross Stein thuộc cơ quan khảo sát địa chất Hoa Kỳ cho biết.

Trận động đất mạnh 8,9 độ richter lớn nhất lần thứ 5 của thế giới đã xảy ra khi đĩa kiến tạo mảng Thái Bình Dương trượt dưới đĩa Bắc Mỹ, đĩa dịch chuyển phía Đông Bắc Nhật Bản về phía Bắc Mỹ khoảng 4m. Trận động đất cũng thay đổi trục của trái đất khoảng 16,5cm, rút ngắn ngày khoảng 1,6 micro giây và nhấn chìm Nhật Bản xuống thêm khoảng 0,6m. Khi bờ biển phía đông của Nhật Bản bị đánh chìm, các cơn sóng thần sóng đã dâng trào.

Tại sao trận động đất này lại rút ngắn ngày? Khối lượng của trái đất chuyển dịch hướng về trung tâm, thúc đẩy hành tinh quay nhanh hơn một chút. Trận động đất 8,8 độ richter ở Chile năm ngoái cũng rút ngắn ngày, nhưng chỉ là một phần nhỏ hơn của một giây. Trận động đất Sumatra năm 2004 cũng đã khiến ngày mất đi thêm 6,8 micro-giây.
Sau trận động đất năm 1995, Nhật Bản đã đặt các cảm biến công nghệ cao trên khắp đất nước để quan sát thậm chí những chuyển động nhỏ nhất, đó là lý do tại sao các nhà khoa học có thể tính toán tác động của trận động đất tới từng cm.

"Đây là trận động đất lớn áp đảo nhất từng được ghi nhận," Lucy Jones, nhà khoa học cho Dự án nhiều mối nguy hiểm tại Cơ quan điều tra địa chất Hoa Kỳ nói.

[img]http://thumbs1.ebaystatic.com/m/mIEY_2GrxDRe5dcN24XgoOQ/140.jpg" alt=""/>

Những cơn sóng thần đã buộc người dân phải sơ tán để bảo toàn mạng sống tới những vùng xa xôi như Chile. Ngư dân ngoài khơi bờ biển của Mexico cũng đã thông báo một ngày ngừng đánh bắt cá vào hôm 11/3.

viethoaiphuong
#115 Posted : Wednesday, March 16, 2011 5:47:24 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Chính phủ Nhật Bản lo lắng về tai nạn hạt nhân


Chính phủ Nhật Bản tiếp tục trấn an dân chúng rằng một cuộc khủng hoảng hạt nhân đang trở nên tệ hại hơn không đề ra một nguy hiểm nào về phóng xạ đối với những người bên ngoài một khu vực sơ tán đã được thiết lập. Tuy nhiên, không phải ai cũng tin như thế. Một khối dân tuy nhỏ nhưng lo lắng đang di chuyển. Từ Tokyo, thông tín viên VOA Martyn Williams gửi về bài tường thuật sau đây.
Martyn Williams | Tokyo Thứ Tư, 16 tháng 3 2011


Hình: REUTERS
Một người mẹ cố gắng nói chuyện với con gái bị cách ly vì có những dấu hiệu của bức xạ sau khi được sơ tán khỏi khu vực xung quanh nhà máy hạt nhân Fukushima

Sáng nay, Nhật Bản thức dậy với những tin xấu hơn - mức phóng xạ tăng lên tại một nhà máy điện hạt nhân bị tê liệt và khói trắng bốc lên từ một trong các tòa nhà chứa lò phản ứng.
Đối với một số người thì đã đến quá mức chịu đựng.
Tại nhà ga xe lửa Tokyo, một luồng người tuy nhỏ nhưng liên tục đang tiến về phía những con tàu cao tốc để đi về miền tây, lánh xa thủ đô và nhà máy hạt nhân.
Ông Satoshi Makishima đang trên đường đi Osaka, thành phố lớn thứ hai của Nhật Bản, cùng với người bạn gái và con mèo của cô ta.
Ông Makishima nói ông lo ngại về những vấn đề hạt nhân và nghĩ rằng chính phủ và công ty điện lực chỉ đưa ra khoảng 80 phần trăm toàn cảnh.
Những người nước ngoài cư trú ở Nhật Bản cũng đang rời khỏi nước này. Ông Nick Stantzoz đáp một chuyến tàu đến phi trường trên đường trở về quê nhà Hy Lạp.
Ông Stantzoz nói: “Tôi nhận thấy tình hình không khá hơn và mặc dù tôi cho rằng cuối cùng vấn đề cũng không đến nỗi lớn lao, nhưng gia đình tôi ở nhà thực sự lo lắng, mà tôi cũng vậy. Mấy ngày vừa qua thật là căng thẳng.”
Các sứ quán nước ngoài ở Tokyo đang đóng cửa để theo dõi tình hình. Cả Hoa Kỳ và Anh đều cho biết các chuyên viên của họ đồng ý với những biện pháp mà giới hữu trách Nhật Bản đang tiến hành. Họ kêu gọi dân chúng tuân thủ các chỉ thị của địa phương. Tuy nhiên, nhiều người sinh sống ở Nhật Bản đang lo lắng.
Tổng lãnh sự Hoa Kỳ Paul Fitzgerald cho hay sứ quán của ông đã nhận được một số lớn các cú điện thoại của công dân Mỹ ở Nhật Bản và gia đình họ ở nước ngoài.
Ông Fitzgerald nói: “Mọi người gọi để bày tỏ sự lo ngại. Nhưng vào lúc này tôi sẽ chỉ cho đó là một mối quan ngại mà thôi. Chúng tôi chưa nhìn thấy điều gì khác.”
Tình hình đã được đánh giá khác ở các quốc gia khác. Pháp đang gửi máy bay để di tản công dân của họ và người Úc được khuyến cáo rời khỏi khu vực thủ đô Tokyo trừ phi cấp thiết phải ở lại. Australia nói khuyến cáo dựa vào các vụ hậu chấn liên tục và những trục trặc về cơ sở hạ tầng, chứ không phải dựa vào tai nạn hạt nhân.
Đa số trong 13 triệu dân ở Tokyo vẫn bình thân. Hôm nay, chính phủ kêu gọi họ chớ nên đầu cơ tích trữ thực phẩm và xăng, và nói rằng số tiếp liệu vẫn đủ.
Tại các siêu thị, nhiều kệ hàng rau quả tươi trống trơn, hoặc vì chưa giao kịp hoặc vì khách mua đã vồ lấy ngay khi hàng vừa tới. Cũng thấy những dòng người xếp hàng để mua xăng.
Xem giải thích về cuộc khủng hoảng tại nhà máy hạt nhân Fukushima (NHK)
viethoaiphuong
#116 Posted : Wednesday, March 16, 2011 6:04:59 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Nhật tính phun nước, axit vào nhà máy hạt nhân


Nhật Bản đang cân nhắc phun nước và axit vào nhà máy hạt nhân Fukushima 1 đang gặp sự cố trong một nỗ lực nhằm kiềm chế phóng xạ sau khi các quan chức hôm nay cho hay nhiều thanh nhiên liệu đã bị hư hại.
Nhà máy hạt nhân Fukushima 1 trước khi xảy ra thảm họa động đất, sóng thần.
Ông Masami Nishimura, một phát ngôn viên Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản, cho biết hãng vận hành nhà máy - Công ty điện Tokyo - đã nghĩ tới các biện pháp trên sau hàng loạt vụ nổ và cháy tại nhà máy hạt nhân Fukushima 1.
Vụ nổ mới nhất xảy ra tại một lò phản ứng vào sáng sớm nay, một ngày sau khi nhà máy hạt nhân phát tán phóng xạ vào không khí gây hoang mang cho người Nhật, vốn chưa hết bàng hoàng sau trận siêu động đất và đại hồng thủy hôm thứ 6 tuần trước.
Hajimi Motujuku, một phát ngôn viên của Công ty điện Tokyo, xác nhận lò phản ứng số 4 của nhà máy Fukushima 1 đã bắt lửa.
3 giờ sau vụ cháy, Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản cho biết ngọn lửa không còn bốc lên từ lò phản ứng số 4. Nhưng không thể xác nhận được là ngọn lửa đã được dập tắt hay chưa, và các đám mây khói trắng vẫn đang bốc lên từ lò phản ứng.
Hôm nay, Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản cũng cho biết rằng 70% thanh nhiên liệu hạt nhân tại một trong 6 lò phản ứng của nhà máy có thể đã bị hư hỏng sau trận động đất và sóng thần.
Hãng thông tấn Kyodo đưa tin, 33% thanh nhiên liệu tại một lò phản ứng thứ 2 cũng bị hư hỏng.
Nguyên nhân của các sự cố là do nhiệt độ tăng cao tại các lò phản ứng, vốn bị mất khả năng làm mát vì các thiết bị bị hư hỏng sau động đất và sóng thần. Nhiệt độ quá cao cũng dẫn tới sự tan chảy lò phản ứng và nhả chất phóng xạ độc hại.
Các kỹ sư đang cố gắng hạ nhiệt các lò phản ứng và các thanh nhiên liệu sau khi điện bị cắt do động đất, tắt chức năng làm mát.
Axit Boric “rất quan trọng vì nó bắt phóng xạ và giúp ngăn chặn phóng xạ bị rò rỉ”, ông Masami Nishimura cho biết.
Ông Nishimura cũng cho hay chính phủ đã yêu cầu Công ty điện Tokyo ngay lập tức phun nước vào lò phản ứng số 4.
Cả lò phản ứng số 1 và số 3 đều không có mái sau các vụ nổ trước đó, khiến việc đổ nước lên chúng trở nên dễ dàng. Lò phản ứng số 4 có các lỗ trong lò, cho phép các xe cứu hỏa phun nước vào bên trong.
Mức độ phóng xạ tại các khu vực quanh nhà máy hạt nhân đã tăng lên chiều qua nhưng có vẻ giảm xuống vào buổi tối. Nhưng bầu không khí căng thẳng vẫn bao trùm nước Nhật.
Rò rỉ phóng xạ khiến chính phủ phải yêu cầu 140.000 người sống trong bán kính 30km trong nhà máy dán kín các cửa sổ để tránh bị phơi nhiễm. Giới chức cũng ban bố lệnh cấm bay rộng 30km bên trên nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.
An Bình
Theo AP
viethoaiphuong
#117 Posted : Wednesday, March 16, 2011 6:07:22 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Nhật Hoàng Akihito lên tiếng động viên tinh thần dân chúng trong cơn hoạn nạn


Mai Vân, rfi
REUTERS/NHK/Handout
Trong một cử chỉ chưa từng thấy từ khi lên ngôi cách đây 22 năm, vào hôm nay (16/3), Nhật Hoàng Akihito đã đích thân gởi một thông điệp truyền thanh và truyền hình đến toàn thể người dân. Không che giấu nỗi xúc động, nhân vật được rất nhiều người Nhật kính trọng đã bày tỏ nỗi ‘quan ngại’ đặc biệt trước tình trạng nghiêm trọng của đất nước, nhất là của trung tâm hạt nhân Fukushima.
Trong phát biểu của mình, Nhật Hoàng đã không ngần ngại gợi đến một cuộc khủng hoảng “với một quy mô chưa từng thấy” , kèm theo những “sự cố hoàn toàn không dự báo được”. Trong tình hình đó, Hoàng đế Akihito đã lấy làm tiếc về số nạn nhân ngày càng cao, và người dân phải di tản trong những điều kiện vô cùng khó khăn. Nhật Hoàng nói thêm là ngài “cầu nguyện cho sự an toàn của đông đảo người dân, và “đảm bảo là cả nước sẽ dấn thân vào công cuộc cứu nạn”.
Về phần mình, chính phủ Nhật tiếp tục ra sức trấn an dân dân chúng về hiểm họa hạt nhân. Phát ngôn viên chính phủ, ông Yukio Edano đã lên tiếng trấn an dân tình và khẳng định là ngoài bán kinh 20 cây số chung quanh trung tâm Fukushima, phóng xạ nguyên tử trước mắt không gây nguy hại đến sức khoẻ.
Theo ông Edano, tỷ lệ phóng xạ gần trung tâm điện hạt nhân đã ổn định, hiện là 1.500 microsievert /giờ, trong lúc mà mức phóng xạ cho phép là 0,035 microsievert / giờ. Theo hãng tin Kyodo, tại Ibakari, gần nơi đặt trung tâm Fukushima, mực phóng xạ đã lên cao gấp 300 lần so với mức bình thường.
Thủ tướng Naoto Kan hôm nay cũng đã kêu gọi người Nhật giữ bình tĩnh. Hơn 200.000 người đã được di tản trong chu vi 20 cây số. Còn đối với dân chúng cư ngụ trong khoảng từ 20 cây số cho đến 30 cây số quanh nhà máy, chính phủ yêu cầu họ đóng kín cửa, bịt mọi khe hở và ở trong nhà.
Theo số liệu công bố hôm nay, số người chết vị song thần và động đất cách đây 5 ngày lên đến 3.676 người, số người mất tích là 7.558 và 1.990 ngưòi bị thương. Sáng nay thì vùng phiá Đông Nhật Bản và Tokyo lại bị dư chấn 6 độ trên thang bậc Richter.
viethoaiphuong
#118 Posted : Wednesday, March 16, 2011 6:21:44 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Nhật cần ít nhất 200 tỷ USD để tái thiết đất nước



Thảm họa động đất và sóng thần vừa qua đe dọa tới quá trình phục hồi không chỉ của Nhật Bản mà nhiều nước khác trên thế giới.
Theo các chuyên gia, khó có thể đo đếm chính xác tác động toàn diện của thảm họa cũng như những ảnh hưởng dây chuyền với kinh tế toàn cầu. Quá trình tái thiết đất nước Nhật Bản có thể kích thích sản xuất trong nước cũng như các nước có liên quan, song về tổng thể kinh tế của đất nước mặt trời mọc này vẫn gặp nhiều thách thức.
"Đây không chỉ là câu chuyện của một hay hai quý. Tác động của nó cực lớn. Giờ thì chúng tôi chưa thể tính toán chính xác thảm họa động đất đã gây thiệt hại bao nhiêu", ông Robert Feldman, chuyên gia kinh tế trưởng của Morgan Stanley tại Nhật Bản nói.
Nhật Bản sẽ cần thời gian và tiền bạc để khắc phục thảm họa động đất.
Trong đống đổ nát hỗn độn này, các chuyên gia nhìn thấy hai mối đe dọa cực lớn với kinh tế Nhật Bản: Cung ứng điện có thể bị gián đoạn nghiêm trọng và hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp sẽ bị đình trệ.
Các lò phản ứng hạt nhân ở Nhật Bản đang cung cấp một phần ba sản lượng điện cho toàn quốc. Công ty Điện lực Tokyo hôm thứ hai đã bắt đầu áp dụng lịch cắt điện luân phiên nhằm tránh nguy cơ thiếu điện trên diện rộng.
Vì khủng hoảng năng lượng này mà quá trình phục hồi kinh tế Nhật Bản có thể chậm lại, theo một báo cáo mới công bố của Công ty Chứng khoán Nomura ở Tokyo. Kể từ khi thảm họa xảy ra đến cuối phiên giao dịch hôm thứ ba, chỉ số chứng khoán Nikkei giảm 11%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 10/2008. Kinh tế Nhật sẽ khó có thể khắc phục toàn bộ hậu quả của đợt thiên tai này trước cuối năm nay, hãng Nomura dự báo.
Trong khi đó, ông Scott Anderson, chuyên gia kinh tế cao cấp của Wells Fargo dự báo tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản sẽ chỉ có thể đạt 0,3% trong quý II này, giảm một điểm phần trăm so với dự báo trước đó của chính hãng này.
Phần lớn các hoạt động sản xuất chính tại Nhật Bản đã ngưng trệ. Các nhà máy của Toyota, Honda và Nissan ở miền Bắc Nhật Bản vẫn đóng cửa. Nissan cho biết 6 nhà máy thiệt hại nặng nề sau thiên tai, gần 2.300 chiếc xe mang thương hiệu Nissan và Infiniti đã bị phá hủy trong cơn sóng thần khi đang chờ xuất cảng. Toyota giảm 45% công suất trên toàn cầu và lên kế hoạch đóng cửa các nhà máy đến hết thứ tư tuần này. Còn các nhà máy của Honda sẽ tiếp tục đóng cửa đến hết 20/3.
Khi hệ thống cảng và đường xá bị phá hủy, một số công ty không thể xuất khẩu hàng hóa, trong đó nặng nề nhất là các hãng sản xuất ôtô. Thảm họa này cũng tác động không nhỏ tới lĩnh vực công nghệ. Nhật Bản đang cung cấp hơn 40% sản lượng chip (dùng trong các thiết bị máy tính, máy ảnh) và một phần năm chất bán dẫn cho toàn cầu. Hiện Sony đã phải đóng cửa 10 nhà máy và hai trung tâm nghiên cứu, theo số liệu của Bloombergs. Còn Toshiba đã cho ngừng hoạt động 5 nhà máy.
"Một số công ty đơn lẻ tại Mỹ sẽ không thể có nguồn linh kiện, thiết bị để lắp ráp trong vài tuần thậm chí vài tháng tới", chuyên gia kinh tế của hãng Georgetown, ông Alexander nói.
Các nhà đầu từ lo ngại rằng để tái thiết đất nước, Nhật Bản sẽ tốn ít nhất 200 tỷ USD. Trong khi đó, các món nợ của Nhật đã ở mức báo động 225% của tổng sản lượng của nền kinh tế. Một số nhà đầu tư còn e ngại rằng Nhật Bán sẽ bán một phần trong số trái phiếu kho bạc lớn mà nước này đang giữ của Mỹ để quyên tiền. Việc làm này sẽ đẩy mức giá trái phiếu kho bạc của Mỹ giảm mạnh, do đó làm tăng lãi suất.
Tuy nhiên, một số chuyên gia lạc quan cho rằng những ảnh hưởng tới Mỹ và kinh tế thế giới sẽ tương đối nhẹ và chỉ trong ngắn hạn. Các tài xế trên toàn thế giới đang được lợi từ việc giá dầu giảm. Thậm chí việc tái thiết khu vực Đông Bắc của Nhật sau thảm họa còn có thể tạo ra một cú nhảy vọt về tăng trưởng kinh tế.
Kinh tế Nhật suy yếu đi có thể giúp cho giá hàng hóa trên thế giới giảm bởi Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn nhiên liệu, nông sản và các loại nguyên liệu thô, theo Mark Zandi, nhà kinh tế của Moody's Analytics.
Nhà kinh tế Ethan Harris, đến từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ ước tính, thảm họa này chỉ làm giảm 0,1% tăng trưởng kinh tế thế giới, xuống còn 4,2 % vào năm nay.
Nhật Bản đã không còn là một đầu tầu của kinh tế châu Á cũng như kinh tế thế giới. Theo ông Nariman Behravesh, nhà kinh tế thuộc IHS Global Insight, điều này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng của sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế của Nhật đối với nền kinh tế thế giới sẽ tương đối nhẹ. Đóng góp của Nhật Bản vào kinh tế thế giới đã giảm từ 18% năm 1995 xuống còn 9% năm 2010.
Ôtô và phụ tùng ôtô của Nhật chiếm hơn một phần lượng nhập khẩu của Mỹ. Việc các nhà máy sản xuất ôtô của Nhật đóng cửa có thể gián đoạn sản xuất của các nhà máy Nhật tại Mỹ. Nhưng một số nhà sản xuất phụ tùng ôtô của Mỹ có thể sẽ được lợi nếu như các nhà máy của Nhật tại Mỹ sử dụng sản phẩm của họ.
Và khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi trận động đất chỉ chiếm 6-7% tổng sản lượng của Nhật Bản, chỉ bằng một nửa khu vực bị tàn phá bởi trận động đất Kobe năm 1995, theo nhận định Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Nhật Bản.
Sau trận động đất Kobe, chỉ trong 15 tháng các nhà sản xuất của Nhật đã trở lại được mức sản xuất bình thường. Cứ 5 cửa hàng thì có 4 cửa hàng mở cửa trở lại chỉ trong một năm rưỡi. Sự phục hồi của Nhật Bản đã phủ định những cảnh báo rằng nước Nhật sẽ mất một thập kỷ để khôi phục.
Tuyến Nguyễn - Song Linh tổng hợp
viethoaiphuong
#119 Posted : Thursday, March 17, 2011 2:32:01 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Động đất khiến đồng yen tăng lên mức cao nhất kể từ 1945



Thanh Phường RFI

Trong khi Nhật Bản vừa phải khắc phục hậu quả thiên tai, vừa bị nguy cơ thảm họa hạt nhân đe dọa, đồng yen lại tăng giá lên đến mức cao nhất kể từ sau Đệ nhị thế chiến. Đây quả là một nghịch lý vì bình thường, một quốc gia bị một trận động đất và sóng thần nặng nề như Nhật Bản, đơn vị tiền tệ của quốc gia đó sẽ bị mất giá.

Vào cuối ngày hôm qua, ở thị trường New York và đầu buổi sáng ở châu Á hôm nay, tỷ giá đôla so với đồng yen có khi đã rơi xuống mức 76,52 yen, trước khi ổn định ở mức khoảng 79 yen và lúc 7 giờ GMT, mức cao nhất tính từ năm 1945 đến nay.
Lý do của sự tăng giá kỷ lục của đồng yen là các nhà đầu tư nghĩ rằng các công ty bảo hiểm của Nhật sẽ ồ ạt rút vốn từ ngoại quốc về, để bồi thường cho các nạn nhân động đất và sóng thần. Bộ trưởng đặc trách Chinh sách kinh tế và ngân sách Nhật Bản Kaoru Yosano hôm nay khẳng định đó chỉ là « những tin đồn vô căn cứ » và theo ông, các công ty bảo hiểm Nhật hoàn toàn có đủ thanh khoản, chứ không cần phải bán các phần vốn đang có bằng ngoại tệ.
Nhưng các nhà đầu tư vẫn tiếp tục mua đồng yen với số lượng lớn, hy vọng là sau này sẽ bán lại với giá cao hơn. Bởi vì, nếu thật sự là các công ty bảo hiểm Nhật Bản hoán chuyển nhiều khoản vốn ở nước ngoài từ ngoại tệ thành đồng yen, đơn vị tiền tệ Nhật Bản có thể tăng giá thêm nữa.
Cho nên, chính phủ Tokyo hôm nay đã cực lực lên án những kẻ đầu cơ đã khiến giá đồng yen ở mức kỷ lục, bởi vì tình trạng này sẽ gây rất nhiều thiệt hại cho các nhà xuất khẩu Nhật. Lý do là vì thu nhập bằng ngoại tệ của họ khi chuyển qua đồng yen sẽ giảm bớt giá trị. Muốn duy trì kim ngạch như hiện nay, các nhà xuất khẩu Nhật buộc phải tăng giá bán, nhưng như thế thì sẽ làm suy yếu sức cạnh tranh của các sản phẩm đến từ xứ Mặt trời mọc.
Hiện giờ, hoạt động kinh tế của phần lớn nước Nhật đang chậm hẳn lại, vì động đất gây ra nhiều khó khăn về cung ứng cho các xí nghiệp, còn giao thông công cộng ở vùng Tokyo tiếp tục bị rối loạn. Bộ Kinh tế Nhật cũng báo trước, do 11 nhà máy hạt nhân ngừng hoạt động, có thể là tối nay sẽ có cúp điện ở diện rộng, nếu mức tiêu thụ năng lượng không giảm đi.
Để trấn an các thị trường, hôm nay, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã bơm thêm 6 ngàn tỷ yen, tương đương với 76 tỷ đôla, vào hệ thống tài chính. Như vậy, tính từ thứ hai vừa qua, tổng cộng 34 ngàn tỷ yen đã được bơm vào các thị trường tiền tệ.
Theo tính toán mới nhất, thiệt hại do động đất và sóng thần có thể lên tới hàng chục ngàn tỷ yen, tức hàng trăm tỷ đôla và sẽ làm sụt giảm mạnh sản lượng của các nhà máy tại quốc gia hiện vẫn là nền kinh tế thứ ba thế giới.
Nhưng lịch sử đã cho thấy, giống như sau thảm hoạ động đất năm 1995 tại Kobe, sản lượng công nghiệp của Nhật có thể nhanh chóng tăng vọt trở lại, vì những chi tiêu cho việc tái thiết sẽ thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Tuy vậy, diễn tiến tình hình còn tùy thuộc vào nỗ lực ngăn chận thảm họa hạt nhân ở Fukushima. Nếu nỗ lực này thất bại, nó sẽ tạo một làn sóng chấn động các thị trường tài chính không chỉ ở Nhật Bản, mà trên toàn thế giới.
viethoaiphuong
#120 Posted : Thursday, March 17, 2011 2:45:13 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Nhật Bản không còn nhiều thời gian để tránh thảm họa hạt nhân

VOA Steve Herman


Chính phủ Nhật Bản thừa nhận là không còn nhiều thời gian để ngăn chận sự lan tràn đáng kể và nguy hiểm của phóng xạ từ nhà máy địên hạt nhân Fukushima -1 vào bầu không khí. Mối lo ngại lớn nhất là một trong những lò phản ứng là lò phản ứng số 3 bị hư hại, nơi mực nước trong hồ chứa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng xuống thấp tới mức nguy hiểm. Từ Koriyama, cách cơ sở vừa nói khoảng 75 kilomet về hướng bắc, Thông tín viên đài VOA Steve Herman ghi nhận chi tiết mới nhất về tình hình ở đó trong bài tường thuật sau đây.

Steve Herman | Koriyama Thứ Năm, 17 tháng 3 2011


Quân đội và cảnh sát Nhật Bản đã thực hiện một đợt đổ nước từ trên không và trên mặt đất, xuống hai tòa nhà nơi các lò phản ứng đang phát ra phóng xạ.

Hai chiếc trực thăng của Đội Tự vệ hôm nay bắt đầu công tác đổ nước xuống lò phản ứng hạt nhân trong quận Fukushima.

Cơ sở hạ tầng của hệ thống làm nguội các lò phản ứng đã bị hư hại vì trận sóng thần hôm thứ Sáu. Những vụ nổ tiếp theo sau đã làm hư hại một số lò phản ứng.

Sứ mạng trên không mạo hiểm này đã bị bãi bỏ hôm qua vì mức phóng xạ được cho là quá cao, bao gồm việc phải đổ 7,5 tấn nước mỗi đợt để cố gắng làm nguội các thanh nhiên liệu. Nhưng hình ảnh trên truyền hình trực tiếp về 4 đợt đổ nước ban đầu cho thấy phần lớn nước bị gió phân tán đi nơi khác.

Lò phản ứng thứ ba được coi là quan trọng nhất, lò này dùng để pha trộn các nhiên liệu khí Oxide có chứa plutonium.

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa, người ra lệnh cho các trực thăng xúc tiến công tác, thừa nhận là không còn nhiều thời gian nữa.

Ông Kitazawa nói quân đội tin rằng việc đổ nước từ trên không xuống có thể giúp làm nguội các thanh nhiện liệu. Ông cũng xác nhận rằng các máy bơm nước do Hoa Kỳ cung cấp, đang được đưa tới để bắt đầu công tác phun nước.

Ông Kitazawa cũng cho biết sẽ sử dụng đến các xe cứu hỏa đặc biệt và vòi rồng của đội cảnh sát chống bạo động. Đây được coi như một cố gắng cuối cùng để ngăn chận một số trong hằng trăm thanh nhiên liệu, khỏi trở thành nguy hiểm, đưa tới việc một số lượng phóng xạ lan ra một khu vực rộng lớn.

Công ty Điện lực Tokyo điều hành nhà máy Fukushima, cho biết họ đã thay thế các đường chuyển tải để phục hồi điện cho cơ sở này càng sớm các tốt hầu có thể cung cấp nguồn năng lượng tại chỗ cho hệ thống làm nguội.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano nói rằng mọi biện pháp đang được thực hiện để kiểm soát tình hình.

Người phát ngôn hàng đầu của chính phủ cũng cho biết Thủ tướng Naoto Kan và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã hội ý trong 30 phút về cuộc khủng hoảng. Ông cho biết Tổng thống Obama đã báo cho nhà lãnh đạo Nhật Bản biết rằng Hoa Kỳ sẵn sàng gửi thêm các chuyên gia hạt nhân sang Nhật cũng như trợ giúp thêm cho nỗ lực tái thiết của Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần.

Cả hai chính phủ nói rằng Tokyo và Washington sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ. Nhưng có sự bất đồng rõ rệt giữa hai chính phủ về mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng.

Một số giới chức trong chính phủ Hoa Kỳ đã tuyên bố là tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima nghiêm trọng hơn so với những điều mà chính phủ Nhật đã thừa nhận.

Hôm nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ loan báo sẽ có một máy bay thuê bao tại Tokyo dành cho những người Mỹ nào muốn rời khỏi nước Nhật. Bộ cũng cho phép gia đình các nhân viên đại sứ quán tại Tokyo, Yokohama và Nagoya tự nguyện ra đi.

Một số quốc gia Châu Âu cũng kêu gọi các công dân của họ rời khỏi Tokyo, thành phố nằm cách nhà máy Fukushima 200 kilomet.

Trước đó trong ngày, Đại sứ quán Hoa Kỳ khuyến cáo những người Mỹ rời khỏi khu vực nằm trong bán kính 80 kilimet quanh nhà máy Fukushima. Khu vực di tản của Nhật chỉ trong vòng 20 kilomet.

Khoảng 200.000 người đã rời khỏi khu vực vừa kể. Những người ở cách nhà máy trong khoảng từ 20km tới 30km đã được chính phủ Nhật Bản yêu cầu ở trong nhà và đóng kín tất cả các cửa sổ.

Nhật Bản đã thực hiện một đợt đổ nước từ trên không và trên mặt đất, xuống 2 tòa nhà nơi các lò phản ứng đang phát ra phóng xạ
Users browsing this topic
Guest (4)
13 Pages«<45678>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.