Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

13 Pages<12345>»
Bão Gió Thiên Tai và những thảm họa lớn _ Trên Toàn Địa Cầu !!
viethoaiphuong
#41 Posted : Monday, August 16, 2010 8:52:18 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
“Thảm họa lũ lụt có thể khiến chính phủ Pakistan sụp đổ”

Cập nhật: Hôm nay, lúc 21:35 GMT-6

Tổng thư ký LHQ đang ở thăm Pakistan hôm qua nói rằng ông chưa từng chứng kiến điều gì khủng khiếp như thảm họa lũ lụt ở Pakistan, trong khi cuộc khủng hoảng nhân đạo do lũ đang làm gia tăng nỗi lo ngại về khả năng chính phủ nước này sụp đổ.
>> Thế giới trong “cơn trái khoáy” của thời tiết
>> “Lũ lụt ở Pakistan nghiêm trọng hơn động đất và sóng thần cộng lại”



20 triệu người bị ảnh hưởng vì lũ lụt trên khắp Pakistan.


Tuyên bố của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon phản ánh mối quan ngại của cộng đồng quốc tế về hậu quả thảm khốc do thiên tai để lại ở Pakistan - đất nước đang phải vật lộn với lực lượng khủng bố al-Qaeda cùng tàn quân Taliban và có một chính phủ lỏng lẻo cùng nền kinh tế phần lớn dựa vào hỗ trợ quốc tế.
Các giới chức thuộc các cơ quan cứu trợ LHQ ở Pakistan trước đó đã luôn khẳng định quy mô của thảm họa do nạn lụt là rất khủng khiếp và cần tăng cường các hoạt động cứu trợ khẩn cấp để đáp ứng đà leo thang của cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra.
Ông Ban Ki-moon đã thúc giục các nhà bảo trợ quốc tế tăng cường cứu trợ cho tới 20 triệu người bị ảnh hưởng của lũ lụt, trong khi chính phủ Pakistan bị dư luận chỉ trích kịch liệt về khả năng hỗ trợ người dân đối phó với đợt thiên tai đã ảnh hưởng tới 1/3 nước này. Nhiều ý kiến cho rằng thảm họa kinh tế và nhân đạo sau đợt lũ khủng khiếp nhất trong lịch sử nước này có thể châm ngòi cho một cuộc bạo loạn chính trị đẩy chính phủ vào thế bất ổn định và là đòn giáng mạnh vào nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ Obama chống lại các lực lượng Hồi giáo quá khích.
Thậm chí một số nhà chính trị còn cho rằng Tổng thống Asif Ali Zardari sẽ bị buộc từ chức - có thể từ phía quân đội, lực lượng đã cầm quyền ở Pakistan hơn một nửa trong vòng 63 năm độc lập của nước này. Còn có các ý kiến lo ngại chính phủ này sẽ tự sụp đổ, khi đói nghèo cùng cực châm ngòi cho nỗi tức giận trong dân chúng - một nguy cơ rất có thể xảy ra khi thực tế là tỷ lệ thất nghiệp cao, giá nhiên liệu tăng, thiếu năng lượng tràn lan, tham nhũng và những vụ bạo lực đẫm máu liên quan đến các nhóm nổi dậy.
Chính quyền Obama tuần này đã tăng mức hỗ trợ khẩn cấp cho Pakistan lên 76 triệu USD trong nỗ lực hậu thuẫn nước này đối phó với ảnh hưởng của các nhóm cực đoan vốn đang cung cấp lương thực và nơi ở cho các nạn nhân lũ lụt trên danh nghĩa các tổ chức nhân đạo ở những khu vực chính phủ không thể tới được. Một số quan chức Mỹ lo ngại những nhóm này có thể nhân cuộc khủng hoảng hiện nay tuyển thêm nhiều thành viên mới và kích động cuộc chiến để áp đặt luật lệ Hồi giáo hà khắc ở đất nước sở hữu hạt nhân.


Những vùng bị ảnh hưởng của lũ lụt chạy khắp Pakistan (xanh nhạt: ở mức độ vừa phải, xanh đậm: ở mức độ nghiêm trọng).

Hàng triệu người đã lâm vào tình trạng màn trời chiếu đất sau lũ lụt ở Pakistan. Cho tới nay, lụt lội đã làm ít nhất 1.600 người thiệt mạng. Các cơ quan cứu trợ nói họ lo sợ rằng nhiều người khác nữa có thể chết vì các bệnh lây lan bằng nước uống.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận ca dịch tả đầu tiên ở Mingora, thuộc thung lũng Swat ở tây bắc Pakistan và đây là điều rất đáng lo ngại. Bệnh tả là một bệnh có khả năng gây tử vong và có thể lây lan nhanh chóng trong các điều kiện sinh sống chật chội và mất vệ sinh. Trong gần 460 triệu USD mà LHQ kêu gọi đóng góp, ngân khoản dành riêng cho WHO là 56 triệu USD.
Chương trình Lương thực Thế giới báo cáo họ mới tiếp cận được khoảng 430.000 người và cung cấp khẩu phần đủ dùng trong một tháng tại các khu vực bị tác động nặng nề nhất ở tỉnh Khyber-Pakhtunkhwa. Quỹ Bảo trợ Nhi đồng LHQ (UNICEF) nói phụ nữ và trẻ em là thành phần dễ bị tác động nhất. UNICEF cho biết họ cần 47,3 triệu USD để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nước uống và điều kiện vệ sinh, cũng như các thực phẩm có đủ chất dinh dưỡng, cùng sự hỗ trợ khác để giúp đỡ hàng triệu người sống sót.

Trà Giang
Tổng hợp



viethoaiphuong
#42 Posted : Sunday, August 22, 2010 7:07:56 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Mưa lớn doạ vỡ đê ở biên giới Trung-Triều
Các trận mưa lớn trên khắp Trung Quốc tiếp tục gây nên lụt lội chưa từng thấy từ nhiều thập kỷ qua ở nước này. Hôm qua, hơn 64.000 người đã được sơ tán ra khỏi thành phố Đan Đông ở miền Đông Bắc, giáp giới Triều Tiên, do lo ngại đê bị vỡ.


Lụt lội ở thành phố Đan Đông (ảnh chụp ngày 21/8).

Nhiều đường sá và nhà cửa đã bị chìm ngập sau các trận mưa lớn một ngày trước đó ở khu vực này, mực nước sông Áp Lục chạy dọc theo biên giới hai nước đã dâng cao. Ít nhất 4 người chết và nhiều người mất tích, thêm khoảng 230 ngôi nhà bị sập, mạng lưới giao thông liên lạc và điện bị cắt.
Công nhân đang chạy đua với thời gian để đắp một con đê bằng bao cát dọc theo sông, trong khi dự báo cho biết mưa sẽ tiếp tục đổ xuống.
Từ đầu năm đến nay, mưa lớn gây lụt lội trên diện rộng ở Trung Quốc đã làm khoảng 3.900 chết và mất tích, trong đó có 1.750 người chết do đất lở. Tại tỉnh Vân Nam, lực lượng cứu hộ vẫn đang tìm kiếm 80 người mất tích vì lũ bùn hồi giữa tuần.
Trong khi đó, tại nước láng giềng Triều Tiên, mưa lũ cũng đã phá hủy 5.000 căn nhà và đất nông nghiệp, riêng thiệt hại về nhân mạng vẫn chưa thấy công bố.
Nhật Mai
Theo Xinhua

=======
22.8.2010

Tình hình lũ ở biên giới Trung-Triều ngày càng nghiêm trọng



Cập nhật: Hôm nay, lúc 01:36 GMT-6

Mưa lớn tiếp tục như trút và dự kiến còn kéo dài đã khiến tình hình lũ lụt ở biên giới Trung - Triều ngày càng nghiêm trọng, khiến 260.000 người ở hai nước phải sơ tán khi mực nước trên con sông nằm ở biên giới đã tràn đê.


Hầu hết số người phải sơ tán là ở phía Trung Quốc
Bộ Nội vụ Trung Quốc đêm qua cho biết, tại tỉnh Liêu Ninh, miền bắc Trung Quốc, các trận mưa lớn kéo dài gây ngập lụt và gió lớn khiến cho 253.500 người phải đi sơ tán trong ba ngày vừa qua. Chỉ riêng tại thành phố Đan Đông, giáp biên giới với Triều Tiên, đã có hơn 94.000 người phải đi sơ tán, toàn bộ các mạng lưới giao thông và điện đã bị cắt.
Theo dự báo khí tượng, mưa to sẽ còn kéo dài. Sông Áp Lục, ranh giới tự nhiên giữa hai nước Trung Quốc và Triều Tiên, đã tràn qua hàng đê bao đầu tiên bảo vệ thành phố, và tràn ngập một khu kinh tế. Nước sông có khả năng phá vỡ vòng đê thứ hai, bảo vệ trung tâm thành phố.
Tình hình cũng rất nguy hiểm ở phía Triều Tiên. Khoảng 5.000 người đã phải đi sơ tán. Nghiêm trọng hơn nữa, đây là một khu vực rất quan trọng đối với nước này, vì chính qua ngả này, mà thực phẩm cứu trợ quốc tế được đưa vào Triều Tiên.



Hình ảnh lũ ở biên giới do hãng thông tân trung ương Triều Tiên KCNA công bố hôm 21/8
Mùa hè năm nay, chỉ riêng có bờ biển miền Đông của Trung Quốc là thoát khỏi các trận lụt khủng khiếp. Mưa lớn khắp nơi tại Trung Quốc gây ra các trận lũ ghê gớm nhất chưa từng thấy trong vòng mấy chục năm trở lại đây. Mới đây đất lở tại vùng Cam Túc, miền Tây Bắc, khiến hơn 1.750 người thiệt mạng trong vòng 15 ngày. Còn giữa tuần qua, tại Vân Nam, miền Tây Nam Trung Quốc, 23 người thiệt mạng vì lũ tại các vùng núi hẻo lánh.
Sau đây là những hình ảnh mới nhất về tình hình lũ lụt ở thành phố Đan Đông, khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất của đợt lũ lần này:



Nước tràn đê hai bên bờ sông biên giới Trung-Triều
viethoaiphuong
#43 Posted : Tuesday, November 2, 2010 5:09:53 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Con số nạn nhân các thảm họa thiên nhiên ở Indonesia tiếp tục dâng cao

Núi lửa Merapi của Indonsia lại hoạt động trở lại khiến nhiều người lại phải di tản

Cali Today News - Hỏa sơn Merapi của Indonesia bắt đầu phún khói tro nóng thứ hai 1/11, đẩy cột khói cao tới 1.5 cây số lên bầu trời và khói tro bay về hướng nam.

Ông Kurniadi, thuộc cơ quan Quản Trị Núi Lửa và Động Đất của Indonesia, cho hay là “tro bụi của núi lửa cũng đã bay về hướng đông của Boyolali thuộc trung bộ Indonesia”

Trong tuần qua, nhiều người cư dân ở vùng núi Merapi đã trở về nhà xem xét mức thiệt hại và tìm lại đàn gia súc thất lạc, giờ đây họ phải phải chạy trốn lần nữa.

Thứ ba tuần trước, núi lửa Merapi phun trào, giết chết ít nhất 39 người, làm bị thương 74 người khác và khiến hơn 71,000 người phải di tản.

Ngọn núi cao 3,000 mét này nổi tiếng có những lần hoạt động bất ngờ gây sợ hãi và tang tóc cho cư dân trong vùng. Năm 2006, có 2 người chết và năm 1994 có hơn 60 người đã tử nạn vì nó. Còn năm 1930, một trận phún lửa kinh khủng đã giết chết khoảng 1,300 người.

Trong tuần qua, Indonesia bị “tai ương thiên nhiên kép”. Cùng với động đất 7.7 độ đã có sóng thần tràn vào giết chết ít nhất 449 người và nhiều trăm người khác vẫn còn bị xem là mất tích.

Đào Nguyên source CNN
viethoaiphuong
#44 Posted : Monday, November 8, 2010 8:19:44 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Lốc xoáy

VIDEO CUỐI TRANG

tka23 post



Lốc xoáy tại Manitoba, Canada, năm 2007



Bức ảnh đầu tiên ghi nhận được hình ảnh lốc xoáy (1884)


Lốc xoáy hay vòi rồng (tiếng Anh: Tornado) là hiện tượng một luồng không khí xoáy tròn mở rộng ra từ một đám mây dông xuống tới mặt đất.


Nguồn gốc hình thành và đặc điểm

Nguồn gốc hình thành

Lốc xoáy phát triển từ một cơn dông, thường từ ổ dông rất mạnh hay siêu mạnh, nên ở đâu có dông dữ dội là ở đó có thể có lốc xoáy, song cũng may là nó rất hiếm. Cũng có khi nó sinh ra từ một dải gió giật mạnh (được gọi những đường tố) hay từ một cơn bão. Người ta cho rằng khi không khí ở lớp bên trên lạnh đè lên lớp không khí nóng ở phía dưới, không khí nóng sẽ bị cưỡng bức chuyển động lên rất mạnh. Nhưng khi lốc xoáy xảy ra trên mặt nước thì thường lại không thấy đối lưu và cũng không thấy sự khác biệt nhiệt độ giữa các lớp. Vì vậy nguyên nhân lốc xoáy con người vẫn chưa hoàn toàn hiểu được hết.

Tuy vậy, phần lớn lốc xoáy được hình thành từ một dạng mây dông đặc biệt là mây dông tích điện. Một đám mây có thể kéo dài trong vài giờ, xoáy tròn trong vùng có đường kính từ 10 đến 16 km, di chuyển hàng trăm dặm và sinh ra vô số ống hút khổng lồ. Nguồn gốc của chúng là vùng khí hậu có luồng khí nóng đi lên và luồng khí lạnh đi xuống.

Đầu tiên là quá trình tương tác giữa cơn dông có chiều lên trên và gió. Sự tương tác này sẽ làm cho tầng khí nóng ở dưới di chuyển lên trên và xoay tròn trong không trung.

Tiếp đó là sự phát triển của dòng khí lạnh di chuyển theo hướng đi xuống mặt đất ở phía bên kia của cơn bão. Vận tốc của dòng khí đi xuống có thể lớn hơn 160 km/h.



Đặc điểm

Đường kính của lốc xoáy có thể thay đổi từ vài chục mét cho tới vài kilômét. Nhưng đa số các lốc xoáy có đường kính vào khoảng 50 m.

Trên đường di chuyển nó có thể cuốn theo (rồi ném xuống ở một khoảng cách sau đó) hoặc phá huỷ mọi thứ, kể cả những nhà gạch xây kiên cố, nên lốc xoáy cũng là hiện tượng khí tượng đặc biệt nguy hiểm.

Nhìn từ xa lốc xoáy có thể có màu đen hoặc trắng, tuỳ thuộc những thứ mà nó cuốn theo. Lốc xoáy xuất hiện ở trên đại dương thường hút nước biển lên cao tạo thành các cây nước (waterspouts).



Nguồn gốc tên gọi

Đó là hiện tượng gió xoáy rất mạnh, phạm vi đường kính rất nhỏ, hút từ bề mặt đất lên đám mây vũ tích, tạo thành hình như cái phễu di động, trông giống như cái vòi, nhưng từ trên bầu trời thò xuống nên gọi là "vòi rồng".

Trong tiếng Hán người ta cũng gọi là vòi rồng (âm Hán-Việt là "lục long quyển"). Còn tiếng Anh thuật ngữ đó là "Tornado" có nguồn gốc từ tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha, đều có nghĩa là "quay" hay "xoáy" (gió xoáy).

Cường độ

Việc đo tốc độ gió của lốc xoáy một cách trực tiếp là vô cùng khó khăn, bởi nó có thể phá huỷ nhiều thứ xuất hiện trên đường đi. Năm 1971, ông Theodore Fujita, một nhà khí tượng thuộc đại học Chicago đã chế tạo ra một hệ thống phân biệt cấp độ của lốc xoáy dựa trên việc đo tác hại của nó đối với những công trình nhân tạo. Thiết bị được gọi là cân F.

Độ mạnh của lốc xoáy tăng dần từ F0 đến F5. Lốc xoáy yếu nhất (F0) có thể phá huỷ ống khói và các biển hiệu, trong khi ở cấp mạnh nhất (F5) chúng có thể thổi bay những căn nhà khỏi móng.



Với cấp F4 và F5, tốc độ gió của lốc xoáy có thể lên tới 207 mph/333 km/h cho đến 261 mph/420 km/h.

Hậu quả do lốc xoáy tự nhiên gây ra

Hậu quả do lốc xoáy gây ra là rất nghiêm trọng cho địa phương nơi nó đi qua. Càng xảy ra nhiều lốc xoáy và nhất là lốc xoáy cấp mạnh thì thiệt hại về người cũng như về cơ sở hạ tầng là càng lớn.

Các con số thống kê cho thấy Hoa Kỳ là quốc gia chịu nhiều trận lốc xoáy nhất trong một năm. Con số trung bình là hơn 800 cơn lốc xoáy hoạt động trong một năm, làm cho ít nhất 50 người chết. Và số lốc xoáy cấp F5 chiếm 0,1% tổng số.

Australia xếp thứ hai. Một số nước khác cũng thường có như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Anh và Đức.

Do di chuyển với tốc độ rất nhanh, cùng với gió xoáy, lốc xoáy dường như phá hủy hết mọi thứ trên đường đi của nó. Với những lốc xoáy nhỏ thì sẽ phá hủy các biển hiệu giao thông, những nhà có kiến trúc không vững. Những trận mạnh thì có thể cuốn bay cả những chiếc ô tô, những căn nhà kiên cố, phá hủy những cây cầu... và cuốn theo cả con người, con vật trên đường đi.

Những lốc xoáy gây hậu quả lớn trong lịch sử

Trận lốc xoáy lốc xoáy tồi tệ nhất ở Mỹ xảy ra ngày 18 tháng 3 năm 1925. Cùng một lúc 7 lốc xoáy đã xuất hiện ở 3 bang Illinois, Misrousi, Indiana làm 740 người thiệt mạng và phá huỷ nhiều cấu trúc hạ tầng. Một thảm hoạ lốc xoáy khác cũng đáng nhớ không kém xảy ra vào ngày 3 tháng 4 năm 1974, nó là tập hợp của 148 lốc xoáy nhỏ, giết chết 315 người từ bắc Alabama đến bang Ohio.

Ngày 12 tháng 6 năm 1899 St. Croix County, Wisconsin, Mỹ làm 117 người chết.
Ngày 5 tháng 4 năm 1936 tại Tupelo, Mississippi, Mỹ làm 216 người chết.
ngày 9 tháng 4 năm 1947 tại Woodward, Oklahoma làm 181 người chết.
ngày 8 tháng 6 năm 1953 tại Flint, Michigan làm 115 người chết.


Cách phòng tránh

Nói chung đối với lốc xoáy, nhất là loại có tốc độ lớn việc phòng tránh là rất khó khăn.

Trong thời gian diễn ra lốc xoáy,

Mọi người phải ngay lập tức tìm nơi trú ẩn trong một tầng hầm hay nơi kín đáo của toà nhà như phòng họp, phòng tắm…

Tuyệt đối tránh trú ẩn trong xe hơi và nhà di động bởi chúng có thể bị thổi bay bất cứ lúc nào.

Không nên ở trong những nhà lớn có mái rộng như thính phòng, hay siêu thị là những nơi dễ bị sụp đổ.

Nếu đang ở ngoài đường, nên chui xuống một cái rãnh hay mương sâu và che đầu cẩn thận để khỏi bị thương do đất đá rơi xuống.

BKTT



Đọc thêm

Nước Mỹ: xứ sở vòi rồng, “kẻ giết người” hàng loạt


Hoa Kỳ là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều trận vòi rồng nhất thế giới: Chừng 150 trận vòi rồng xảy ra hàng năm trên toàn lãnh thổ nước Mỹ.

Vừa lồng lộn trên bình nguyên Texas, xoáy lốc đổ vào các khu dân cư với vận tốc 240km/giờ. Tốc độ lớn nhất đo được trong một trận lốc xoáy là 370km/giờ, hay ít ra đó là giới hạn tột cùng trên các thang biểu của dụng cụ để đo tốc lực xoáy.


Lao vào lốc xoáy vòi rồng.

Do đặc thù địa lý, những luồng khí khô và lạnh thổi từ Canada xuống, trên đường qua phía đông tới các dãy núi ven biển, gặp phải các khoảng không khí nóng ẩm - thường chuyển động từ vịnh Mexico lên phía bắc, sinh ra một chuỗi các hiện tượng về khí quyển, để rồi sản sinh ra các cơn xoáy lốc điên cuồng. Thường thời kỳ hay có lốc xoáy sớm là vào mùa xuân ở các tiểu bang nằm ven vịnh Mexico, nơi chúng luôn có vận tốc lớn và tồn tại lâu hơn.



Muộn hơn, vào cuối xuân hoặc đầu hè, hướng của các luồng khí nóng tiếp tục chuyển dịch thêm lên phía bắc, khởi đầu cho "giai đoạn xấu đầy rủi ro" - phủ kín một trục kéo dài suốt từ đồng bằng Texas tới tận Nebraska, cấu thành "hành lang xoáy lốc" ghê rợn.

Dù xảy ra thường xuyên hơn, nhưng những cơn lốc xoáy trong một thập niên trở lại đây ít kéo dài. Tại các vùng Texas, Oklahoma và Kansas tập trung tới 1/3 các trận vòi rồng cuốn ở Mỹ.

Phần lớn lượng thông tin về lốc xoáy được các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia về những trận cuồng phong khô (NSSL) có trách nhiệm nghiên cứu. Phòng này đặt ở thành phố Norman thuộc tiểu bang Oklahoma - ngay giữa tung thâm của "hành lang xoáy lốc".

Từ mùa xuân năm 1992 trở lại đây, năm nào cũng vậy giới khoa học thuộc NSSL phối hợp với các trường đại học trong tiểu bang lên xe đi... "săn xoáy lốc". Họ thâm nhập vào bên trong các vòi rồng nhằm thu thập những tin tức cần thiết, một điều không thể làm bằng cách khác.

Một trong những nhiệm vụ của họ là đặt các xì tẹc kỹ thuật dọc theo đường đi của lốc xoáy. Đó là một thiết bị nặng 180kg, trông giống như cỗ container chở hàng đường biển loại nhỏ, mang tên "ToTo". Nó được đặt giữa một bộ khung chắc chắn, nhằm đo nhiệt độ, tốc độ, hướng gió và áp suất trong lòng xoáy lốc.

Qua những lần đi "săn", các chuyên viên thuộc NSSL rút ra kết luận: các cơn vòi rồng cuốn mạnh thường xảy ra về phía cạnh khô thuộc những đám mây chứa bão khổng lồ chuyển dịch theo hướng tây nam - đông bắc.

"Đúng ra các cơn cuồng phong xoáy này tự rời bỏ các tảng mây đang xoắn lại, giống như một cái bánh xe khổng lồ vắt ngang từ đám mây chứa bão chính. Các tảng mây trên có đường kính từ 800m đến 10km, là một phần của khối không khí lớn trên trời cao đang bị nén xoáy, được gọi theo thuật ngữ khoa học là "vòng xoay Mezo" - nguồn chính tạo nên sức mạnh của các trận vòi rồng cuốn; nhưng chỉ có 50% các vòng Mezo là tạo ra xoáy lốc, và đến giờ khoa học vẫn chưa giải thích nổi là tại sao với số này thì trở thành lốc xoáy, còn với một nửa còn lại kia thì không?", nhà khí tượng học lừng danh người Mỹ Davis Jones cho biết.

Trong hai tháng 4 và 5 của năm 2010, các nhà thiên văn của NSSL đã dành hàng trăm giờ đi lại dọc sườn tây Oklahoma. Người ta rất khó "chộp" được khoảnh khắc khi các đám mây chứa bão sản sinh ra lốc xoáy. Trong một mùa xoáy lốc kéo dài 2 tháng, thường chỉ có khoảng 6 ngày nào đó, mà xoáy lốc hướng xuống mặt đất gây tai họa cho con người - với bán kính chừng 320km tính từ xe của cánh "thợ săn". Những người chuyên săn vòi rồng cần phải phán đoán đúng được nơi sẽ có lốc xoáy. Thật mạo hiểm khi một nhóm nào đó trong các đoàn nghiên cứu "tóm" được xoáy lốc, hoặc là thiếu tí nữa thì lốc xoáy "ngoạm" mất họ...

Chỉ cần tồn tại một thời gian ngắn trên mặt đất cũng đủ để vòi rồng cuốn mang lại những tổn thất không bù đắp được và sự tàn phá khủng khiếp. Hình ảnh xoáy lốc ở Mỹ tràn đầy các sự kiện bi thảm. Trong buổi chiều tối và rạng sáng hai ngày 3 và 4/4/1974, có 148 cơn xoáy lốc đã xảy ra tại 13 tiểu bang, cướp đi mạng sống của 315 người.

Còn "cơn lốc xoáy khát máu nhất" từng đến vào ngày 18/3/1925, khiến 689 người chết ở 3 tiểu bang miền Trung Tây, chỉ riêng thành phố Murphysboro (tiểu bang Illinois) làm chết 234 người.

Tất nhiên, cách phòng tránh khỏi xoáy lốc tốt nhất là sự báo động trước. Trong trận chiến không khoan nhượng với vòi rồng cuốn hiện nay, sự báo động được loan đi từ trên tầng 17 của tòa cao ốc tại Kansas City (tiểu bang Missouri) - nơi tọa lạc Trung tâm Dự báo khí tượng Quốc gia.

Nơi đây, các nhà khí tượng học chăm chú theo dõi trạng thái áp suất khí quyển ở các tiểu bang phía nam, với hệ thống thông tin bằng hệ máy tính điện tử đời mới nhất tiếp nhận các thông số từ các vệ tinh vũ trụ, từ các trạm radar quốc gia và hàng trăm đài khí tượng khác. Rồi xét nghiệm chúng, cho kết quả qua thuật ngữ video. Từ khi có vòng Mezo trên màn hình, phải mất 20 phút sau hoặc nhiều hơn mới xuất hiện xoáy lốc.

Tính nhanh nhạy và chính xác của hệ thống máy tính là điều tối cần thiết cho các nhà thiên văn; từ đó họ mới có thể chống chọi trong cuộc chiến bảo vệ sự sống có hiệu quả hơn. Đồng thời nhanh chóng đưa ra lệnh báo động kịp thời, khi bầu trời bắt đầu xám xịt, còn mây đang cuộn lại bởi gió xoáy và “tên giết người” hàng loạt đang sửa soạn ra tay...

XEM VIDEO

LỐC XOÁY TERNADOES

http://www.youtube.com/v/43VoMe...fs=1&hl=en_US&autoplay=1
viethoaiphuong
#45 Posted : Tuesday, November 9, 2010 11:24:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

153 người chết vì núi lửa Merapi phun trào
(TNO) Số người thiệt mạng trong hai tuần phun trào của núi lửa Merapi trên đảo Java ở Indonesia đã lên đến 153 người, hãng AP dẫn thông tin từ giới chức địa phương cho biết hôm nay 9.11.
Cư dân ở những vùng nằm dưới chân núi Merapi vẫn tiếp tục đi sơ tán vì họ lo ngại núi lửa này sẽ tiếp tục phun trào dữ dội.
Ngọn núi Merapi hiện vẫn không ngừng nhả ra những đợt tro bụi dày đặc mặc dù nó chưa có đợt phun trào nào lớn kể từ hôm 5.11.
Còn nhớ, trong lần phun trào khủng khiếp hôm 5.11, hơn 90 người đã thiệt mạng và hàng chục người khác đã bị bỏng rất nặng.
Từng đoàn người hoảng loạn nuối đuôi nhau tháo chạy xuống núi, tạo nên khung cảnh hãi hùng chưa từng có.
Được biết, hồi thế kỷ trước, núi Merapi cũng đã "tỉnh giấc" nhiều lần, cướp đi sinh mạng của hơn 1.400 người.
Huỳnh Thiềm

http://www.youtube.com/watch?v=4ke1MBLpgPw
viethoaiphuong
#46 Posted : Thursday, December 9, 2010 1:11:50 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Hậu quả khôn lường của hỏa sơn: có khi cả một chủng loài bị tiêu diệt


Dec 08, 2010



Cali Today News - Chúng ta đã chứng kiến những trận núi lửa phun trào kinh hồn ở Iceland, khiến cả ngành công nghiệp hàng không thế giới rối loạn, ở Philippines và Indonesia với số người chết dâng cao từng ngày, quả thật cùng với động đất, núi lửa là ‘tai họa đất liền’ cực kỳ nguy hiểm.
Giờ đây giới khoa học đang nghi ngờ núi lửa đã góp phần của ‘kẻ hủy diệt’ trong quá khứ, khi một hang động ở phía bắc rặng núi Caucasus có thể đang giữ bí mật để lý giải lý do tại sao giống người Neanderthals, người anh em gần gủi với tổ tiên con người, đã biến mất vĩnh viễn cách đây khoảng 30,000 năm.
Trong vòng 300,000 năm, giống người trán thấp, ‘ngực rộng bè bè’ Neanderthals đã chế ngự vùng trung Âu và chịu đựng cái lạnh khắc nghiệt ghê gớm nhất của vùng này, nhưng cách đây bắt đầu từ 40,000 năm, con số loại người này giảm dần và cách đây khoảng 28,000 năm thì hoàn toàn tuyệt chủng.
Trong nhiều năm các nhà cổ sinh học cứ tranh cãi liệu cuộc cạnh tranh quyết tử với người Homo homo Sapiens đã làm họ thua cuộc, hay một thay đổi khí hậu lớn lao và bất ngờ khiến họ không sao đối phó và thích ứng cho kịp.
Nhưng các khám phá mới nhất gợi ý là chính các cuộc phun hỏa sơn khủng khiếp mới là nguyên nhân chính yếu khiến người Neanderthals suy tàn và dọn đường đưa giống Homo homo Sapiens trở thành chúa tể Hành Tinh Xanh.
Giáo sư Liubov Vitaliena Golovanova thuộc Viện Tiền Sử Học ANO của thành phố Saint Petersburg đã hướng dẫn các bạn đồng nghiệp nghiên cứu hang động Mezmaiskaya, nằm về hướng tây nam của nước Nga, trước đây từng là chổ trú ngụ của người Neanderthals và sau đó là của người Homo Sapiens.
Hang này được giới khảo cổ phát giác lần đầu tiên vào năm 1987. Khi nghiên cứu các lớp địa tầng của hang động, các nhà khảo cứu khám phá nhiều lớp tro than núi lửa và dựa vào sự phân tích hóa địa của lớp địa tầng này, họ biết vụ phún lửa kinh hồn đã xảy ra cách dây khoảng 40,000 năm.
Vì hang này ghi nhận các dấu vết để lại trong một thời gian dài trước khi núi lửa phun và không một dấu vết nào của họ sau khi đã xảy ra hiện tượng hỏa sơn, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết cho là chính hỏa sơn đã giết sạch người Neanderthals.
Hơn nữa khi tìm hiểu nghiều địa điểm khác trải dài trên một phạm vi rất rộng của vùng Trung Âu, họ thấy vụ phún lửa đã trùng hợp với thời khắc mà người Neanderthals biến mất.
Trên nguyệt san Current Anthropology, các khoa học gia người Nga cho là vụ phún lửa hỏa sơn lớn lao đó đã tạo một ‘mùa đông hỏa sơn’ khiến người Neanderthals chết hàng loạt và cả thú rừng mà họ vẫn thường săn bắn cũng chết hết. Người Homo Sapiens nhờ sống ở các vùng phía nam xa hơn nên thoát hiểm.
Sau khi người Neanderthals bị diệt vong, người Homo Sapiens lần mò lên vùng phía bắc sau đó và không gặp sự kháng cự nào, theo các nhà khoa học Nga.
Dĩ nhiên đã có nhiều dư luận bênh và chống giả thuyết này. Một số nhà khảo sát Ý như giáo sư Francesco G. Fedele của đại học Naples thì việc định tuổi tro than chưa phải là tác nhân quyết định để đưa đến việc tuyệt chủng của giống người anh em của nhân loại này.
Nhưng giáo sư Paul B. Pettitt của đại học Sheffield ở Anh, đã cho là ‘giả thuyết này là nghiêm chỉnh và khá thuyết phục’. Như vậy những khám phá về các lý do khiến giống người Neanderthals biến mất chắc chắn vẫn còn nóng như hỏa sơn, được cho là đã chôn vùi họ, cách đây đã vài trăm thế kỷ!

Hồng Quang theo Scientific American
viethoaiphuong
#47 Posted : Monday, December 20, 2010 7:24:33 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Bão tuyết vẫn làm giao thông tại châu Âu tê liệt


Tú Anh, rfi


Một chiếc phi cơ hạ cánh xuống phi trường Frankfurt (Đức) bất chấp tuyết rơi dầy đặc ngày 20/12/2010.

REUTERS/Alex Domanski
Hôm nay 20/10/2010, nhiều phi trường châu Âu phải ngưng hoạt động vì phi đạo bị đóng băng; hệ thống đường sắt trì trệ vì tuyết; hàng chục ngàn hành khách phải qua đêm tại nhà ga và phi trường. Đó là toàn cảnh chung tại châu Âu trong 24 giờ qua.
Theo AFP, bầu trời châu Âu từ Pháp đến Anh, Đức, bị rối loạn từ hai ngày qua vì hàng loạt chuyến bay bị hủy bỏ. Chỉ riêng tại phi trường Charles De Gaulle, Paris, khoảng 5.000 hành khách phải qua đêm ngay trên những hành lang chờ đợi do có đến 30% chuyến bay bị hủy bỏ.
Tại Luân Đôn, mặc dù phi trường Heathrow mở cửa, nhưng “ngã tư” hàng không nhất nhì thế giới phải giảm thiểu tối đa số chuyến bay. Với lớp tuyết dày 12 cm và 200 máy bay chờ cất cánh, nhân viên kỹ thuật phải bó tay và chỉ cho phép 20 chuyến bay cất cánh trên tổng số 1300 mỗi ngày.
Trên hệ thống đường sắt, các đoàn xe cao tốc nếu được phép lưu thông đã phải bị hạn chế vận tốc.
Tại thủ đô Paris và vùng phụ cận, toàn bộ hệ thống xe bus nhiều lần phải ngưng hoạt động vì trục lộ trơn trợt, gây khó khăn cho người đi làm và tác động đến sinh hoạt buôn bán trong mùa chuẩn bị lễ Giáng Sinh.
Tình trạng nghiêm trọng nhất được ghi nhận tại Bắc Âu, điển hình là Phần Lan, bị lớp tuyết phủ đến hơn 70 cm.
Đây là lần thứ ba trong vòng không đầy một tuần lể các đợt tuyết trước mùa gây xáo trộn châu Âu nhưng cùng lúc mang lại niềm vui cho trẻ con.


* Bão tuyến "đóng băng" mọi di chuyển trong dịp lễ tại Âu Châu
viethoaiphuong
#48 Posted : Tuesday, December 21, 2010 1:36:21 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Hình trên net hôm nay, mưa Nam Cali.

Tý Mơ - nhà T's - GL - VB


==



Mưa vẫn mưa bay… trên khắp Cali cho đến Giáng Sinh!



Trần Vũ theo AP, Dec 20, 2010

Cali Today News - Có đến trên 7 inches nước mưa rơi nhiều nơi ở toàn tiểu bang California, gây lụt lội, đất chùi và nhiều con đường phải đóng lại thứ hai đầu tuần 20/12.
Bắt đầu thứ sáu qua, cơn bão đầu tiên đánh vào California, sau khi từ vịnh Alaska, gió lạnh gặp bầu không khí nóng và ẩm ướt hơn phía nam của Tháí Bình Dương đã tạo thành mưa bão dồn dập.
Cho đến thứ tư 22/12 các chuyên gia khí tượng cho biết sẽ có thêm ít nhất 3 inches nước mưa rơi xuống, khiến nguy cơ bùn trôi đất lở nhiều thêm, kể cả lũ quét, theo National Weather Service cho hay.
Rất nhiều tai nạn giao thông đã xảy ra, cây cối ngã đổ và khiến nhiều cuộc đua ngựa phải bị hủy bỏ. Có nhiều nơi hẻo lánh, nước mưa rơi đến 20 inches tính đến thứ tư 22/12.
Vùng Los Angeles, kể cả trung tâm thành phố, Hollywood và San Fernando Valley có tới từ 3 đến 4 inches nước mưa, còn phía bắc nhiều núi đồi có tới 7 inches nước rơi xuống.
Có trên 40 căn nhà của một thị trấn vùng núi đồi bắc Los Angeles đã bị phá hư hỏng do bùn trôi vào tháng 2 năm nay, vì thế cư dân ở đây rất lo sợ. Một số sinh hoạt tại Disneyland bị mưa lớn nên đành phải gián đoạn. Cuộc đua ngựa bị hủy bỏ vì sợ nguy hiểm cho các “chú” nài.
Nhiều khu vực cư dân ở Santa Cruz Mountains bị mất điện, kể cả vùng South Bay. Vùng núi Sierra Nevada có tới 18 inches tuyết rơi hôm qua. Theo PG&E, tại Bắc Cali có tới 3,300 ngôi nhà và cơ sở thương mại bị mất điện. Tại Milpitas, tối qua có nhiều khu vực bị mất điện.
Theo dự báo thời tiết, mưa to gió lớn sẽ tiếp tục kéo dài tại California cho đến tới Giáng Sinh.
Không chỉ có California, mà nhiều vùng Bắc Mỹ và cả châu Âu cũng bị thời tiết xấu (tuyết, lạnh, mưa bão) ảnh hưởng, khiến cho Giáng Sinh và Tết tây bớt vui phần nào.
Trần Vũ theo AP
Tonka
#49 Posted : Tuesday, December 21, 2010 3:25:41 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Chỗ em mưa bắt đầu từ hôm thứ sáu, theo dự đoán sẽ còn mưa hết ngày mai. Mưa không lớn nhưng cứ rả rích cả ngày. Những con kênh của thành phố xây để thoát nước đã cuồn cuộn chảy. Thỉnh thoảng có người xuống đây bơi bị nước cuốn phăng đi như con diều đứt dây. Đêm nằm nghe tiếng mưa, em lại nhớ tới câu truyện "Trận Đại Hồng Thủy" trong kinh Thánh. Nếu mưa cứ rơi mãi không ngừng...

Sương Lam
#50 Posted : Tuesday, December 21, 2010 10:37:52 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

Ở Portland, Oregon mấy hôm rày cũng lạnh quá trời!Tongue
SL cũng không đi ra ngoài shopping gi cả, ở nhà trùm mền dạo net cho rồi. Nhưng thư sáu này vẫn tổ chức tiệc họp mặt gia đình ở nhà SL như mọi năm cho vui với đời một tí tị.Smile
Quý vị ở Cali có ai ở trong vùng bị mưa nhiều như tin ở trên không? Hy vọng tất cả đều bình an.

Merry Xmas va Happy New Year
SL
viethoaiphuong
#51 Posted : Tuesday, December 21, 2010 8:50:41 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

From: Mai Suong <->
Date: 2010/12/21
Subject: RE: [Tho Van] Âu Châu bị băng giá tấn công...
To: Hoai Phuong Pham <->


HP,
Thay Au Chau bi bang tuyet qua, khu nha HP co nhieu tuyet lam khong? Ben nha Mai dang bi mua ba~o nuoc ngap tum lum do HP a





phía trước nhà
HP lâu lâu lại chạy ra ngó phía trước nhà, xem tuyết dầy tới đâu?
nhưng phía vườn sau nhà là nơi HP thích ngắm tuyết rơi ...
phía sau nhà


SM ơi à,
mãi hôm qua HP mới hay là Cali bị mưa ...bão ...gió ...lạnh !!
nhưng nghĩ là chỉ phía Nam Cali thôi, chứ không biết ở Sacto cũng bị mưa tới mức vậy.
nàng-thơ được ở nhà trú mưa chứ, hay vẫn phải đi cày?

TK nằm nghe mưa rơi .. thấy có vẻ lãng mạn và cũng nhiều âu lo hở?

Chị SL ở Portland, Oregon mà cũng bị lạnh ?
Nhờ chị SL hỏi có ai ở Cali .. bị mưa ?? nên em mới đem ít chữ SM viết đó ạ !

Không biết chị 3T lúc này đang trú mưa hay là đang chu du hứng nắng mãi đâu ..

HP thăm và chúc tất cả quí chị em nhà PNV an vui.

Tonka
#52 Posted : Wednesday, December 22, 2010 2:26:46 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Cũng không lo âu gì lắm đâu chị ơi. Miền bắc Cali hứng nhiều nước hơn nơi em ở. Mưa nhiều nhưng thỉnh thoảng lại ngưng một chút. Nhà cửa ở nơi đô thị thì không sợ bị đất chuồi và nước cuốn. Nhà ở trên đồi cao, dưới chân đồi, gần biển, hoặc nhà mới xây (đất nền nhà có thể chưa được chắc) thì mới lo thôi. Ngày mai là dứt mưa rồi. Nhiệt độ hiện tại xuống mức mấp mé 60 độ F nhưng không thấy lạnh như những hôm trước khi mưa. Mấy ngày tới là nhiệt độ tăng lên 7 độ, rất lý tưởng. Sau cơn mưa lớn như thế này thì đất trời sẽ sạch và đẹp lắm beerchug
suong mai
#53 Posted : Wednesday, December 22, 2010 3:09:20 AM(UTC)
suong mai

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,113
Points: 234

Thanks: 3 times
Was thanked: 19 time(s) in 19 post(s)
Nhà Mai ở phía sau là đồi, nhà thấp hơn nên nước tràn vô nhà, Mai phải nhờ
người đào đất làm chỗ thoát nước vậy mà cũng bị nước tràn vô một phòng ngủ
nhưng ít thôi, tới hôm nay chưa khô đó các bạn à! Thấy nhà HP tuyết quá chừng
chừng há, chắc là lạnh mệt nghĩ phải không HP?
Tonka
#54 Posted : Wednesday, December 22, 2010 4:19:15 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Mưa tạnh, nắng đã lên rồi, có thể thấy bầu trời xanh lấp ló sau đám mây trắng.
viethoaiphuong
#55 Posted : Monday, December 27, 2010 8:39:08 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Bão tuyết tại Hoa Kỳ gây đình trễ việc đi lại nhân dịp lễ

Thứ Hai, 27 tháng 12 2010
VOA-Những người đi du hành bị ảnh hưởng bởi các trận bão tuyết sớm đang cắm trại tại các sân bay ở đông bắc Hoa Kỳ, chờ được trở về nhà sau khi hàng ngàn chuyến bay bị hủy hôm chủ nhật và thứ Hai vì tuyết.
Trận bão tuyết đã làm gián đoạn hoạt động giao thông đường hàng không, đường xe lửa và đường bộ khi trút xuống lượng tuyết dày tới 50cm ở New York và Boston, làm hỏng kế hoạch của các hành khách dự định trở về nhà sau kỳ nghỉ Giáng sinh.
Các chuyến xe lửa, thường là một phương tiện thay thế cho các chuyến bay trong điều kiện thời tiết xấu, đã bị ngưng hoạt động ở đoạn đường giữa New York và Boston hôm chủ nhật.
Nhiều hãng xe buýt xuyên thành phố cũng ngưng hoạt động một số tuyến đường giữa Boston và thủ đô của Mỹ.
Trận bão cũng đã khiến hàng chục ngàn ngôi nhà ở đông bắc bị mất điện.
Thống đốc một số bang miền đông như Massachusetts, Maryland, Virginia và North Carolina đã ban bố tình trạng khẩn cấp để huy động thêm nguồn lực nhằm đối phó với trận bão.
viethoaiphuong
#56 Posted : Monday, January 3, 2011 7:09:20 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Queensland đối phó nạn lụt 'đại hồng thủy'




Một quan chức cao cấp của Úc cảnh báo tác động kinh tế từ trận lụt ở Queensland nước Úc, mô tả thiên tai ở mức "như đã kể trong Kinh Thánh".
Bộ trưởng tài chính bang Andrew Fraser nói ngoài chi phí phục hồi, nhà nước sẽ thu được ít thuế hơn vì thiệt hại trong ngành khai thác mỏ.
Nước lụt tiếp tục tràn vào Rockhampton, thành phố với 77.000 dân.
Nước lụt làm ảnh hưởng khoảng 200.000 người, và nhiều người phải sơ tán.
Ước tính khoảng 22 thị trấn bị phong tỏa hay ngập nước trên diện tích rộng hơn Pháp và Đức.
'Chi phí khổng lồ'
Người ta lo ngại thiệt hại sẽ tốn hàng tỷ đô-la Úc để sửa chữa.
Ông Fraser đã quyết định chậm làm báo cáo thuế và kinh tế để tính toán chi phí lụt lội.
"Từ nhiều góc cạnh, đây là thiên tai ở mức đại hồng thủy như trong kinh thánh," ông nói với các phóng viên tại thị trấn bị lụt Bundaberg.
"Chi phí phải gánh sẽ rất lớn, cả chi phí trực tiếp như để sửa đường, và các cơ sở hạ tầng khác bị hư hại, cùng tiền cứu trợ cho các gia đình, nhưng còn là mất thu nhập, trong thời gian ngành mỏ, nông nghiệp và du lịch phục hồi," ông nói.
"Dự báo thuế nhiều khả năng bị ảnh hưởng vì đường thủy bị cắt và các tin nói rằng nhiều khu mỏ sẽ không quay lại mức sản xuất toàn phần như trước đây trong vòng hai đến ba tháng.
Ở một số vùng nước đang rút, nhưng còn quanh Rockhamton thì tiếp tục dâng.
Thị trưởng Rockhampton Brad Carter nói khoảng 40% thành phố bị ảnh hưởng khi con sông Fitzroy sẽ lên đến đỉnh điểm theo dự kiến vào tuần sau.
"Chúng tôi biết là đã chuẩn bị hết sức - đa số người có nhà dự kiến bị ngập nước đều được sơ tán," ông nói.
Ông nói những người khác nếu cần sơ tán sẽ được tư vấn rời nhà, và những aikhông chịu đi sẽ bị cưỡng bức.
Trong số những vùng bị lụt nặng có Emerald, một thị trấn với chừng 11.000 ngườ̉i, cùng hai thị trấn nhỏ là Theodore và Condamine, hoàn toàn được sơ tán. (BBC)

viethoaiphuong
#57 Posted : Tuesday, January 4, 2011 7:34:56 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Chuyển hàng cứu trợ tới vùng lũ lụt ở Úc


200.000 người bị ảnh hưởng của lũ lụt
Máy bay quân đội Australia đang chở hàng cứu trợ tới bang Queensland bị lụt nặng, trong khi mức nước sông tiếp tục dâng.
Lũ trên sông Fitzroy tại Rockhampton có thể sẽ lên tới đỉnh vào thứ Tư này, khiến hàng trăm hộ dân phải đi sơ tán.
Lụt lội đã khiến đường xá và sân bay ở bang Queensland bị đóng cửa, gây ảnh hưởng nặng tới kinh tế và làm ít nhất ba người thiệt mạng.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đã ngỏ lời đề xuất hỗ trợ Úc, nước đồng minh thân cận của Hoa Kỳ.
Bà Clinton nói: "Thay mặt Tổng thống (Barack) Obama và người dân Hợp Chủng Quốc, tôi xin chia buồn về những mất mát và thiệt hại mà đợt lũ lụt gây ra ở bang Queensland ".
"Đại sứ quán Mỹ ở Canberra đang theo dõi tình hình và có tiếp xúc với chính phủ Australia. Australia là bạn và đồng minh quan trọng của Mỹ và chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ".
Hơn 20 thị trấn ở Queensland bị lũ cô lập và hơn 200.000 người bị ảnh hưởng.
Thủ hiến bang Anna Bligh cảnh báo rằng nước lũ có thể sẽ còn cao trong nhiều tuần nữa.
Thủ tướng Australia Julia Gillard thì mô tả tình hình là "thảm họa thiên nhiên to lớn" và nói rằng việc khắc phục hậu quả sẽ tốn nhiều thời gian.
Quan ngại về sức khỏe
Tại Rockhampton - nơi có dân số chừng 77.000 người - lũ cuốn theo nước cống và mảnh vụn, hàng đàn muỗi sinh sôi gây quan ngại về sức khỏe.
Hơn 500 hộ dân ở đây đã được đi sơ tán, nhưng cũng có người dân không chịu rút đi.
Đường quốc lộ phía bắc thành phố vẫn còn lưu thông được, nhưng có thể sẽ phải đóng cửa trong những giờ tới.
Sân bay Rockhampton cũng đã ngừng hoạt động, khiến hàng cứu trợ phải được chuyển bằng máy bay quân sự và tàu thủy.
Trong khi nước lũ chuẩn bị lên tới đỉnh, mà lại còn nhiều người không chịu sơ tán, cơ quan cứu nạn đang chuẩn bị kế hoạch ứng phó.
Một người dân Rockhampton nói với BBC rằng bà đã trữ sẵn nhiên liệu và thực phẩm, nhưng nếu như nước lên cao quá 9,4 mét thì có thể gia đình sẽ phải đi sơ tán.
Mưa lớn dai dẳng đã gây ảnh hưởng cho sản xuất than và đường.
Thủ hiến Anna Bligh nói 75% hoạt động sản xuất than đã tạm ngừng. Queensland là nơi cung cấp tới một nửa số than đá dùng trong luyện thép trên thế giới.

0000000

Cá sấu và rắn đe dọa thành phố Australia


Một gia đình ở Rockhampton, Australia, lội trong nước về nhà. Ảnh: SHM.

Người dân thành phố Rockhampton, bang Queensland, Australia, bỏ nhà cửa tháo chạy khi những đàn rắn và cá sấu tràn ra trong lũ lụt.
Hàng chục nghìn người ở Rockhampton bị cô lập hoàn toàn khi nước nhấn chìm một khu vực rộng lớn hơn nước Đức và Pháp, khiến hệ thống xe lửa và sân bay không thể hoạt động.
Tin đồn về những đàn cá sấu và rắn đang lan đi. Người dân địa phương nói rằng những con rắn, có con dài tới 2 m, được nhìn thấy ở trung tâm thị trấn. Chúng ẩn nấp trong các ngôi nhà để tránh lũ, AFP cho hay.
"Rắn đang là vấn nạn lớn. Tôi phải đóng hết các cửa lại vì sợ chúng chui vào", Suzanne Miller, chủ một quán rượu nói và cho biết thêm mẹ bà suýt bị một con rắn nâu cắn chết.
"Mẹ tôi ở trên thuyền gần nhà và con rắn cuốn quanh dây thừng. Lưỡi nó chạm vào mặt bà chuẩn bị cắn và rồi quăng vào người bà", Miller nói. Bố dượng bà đã kịp hất con rắn xuống nước rồi hai người hét lên trên thuyền trong cơn hoảng loạn.
Các nhân viên cơ quan tình trạng khẩn cấp Australia khuyến cáo rằng lũ rắn rất hung hãn vì đang trong mùa động dục, trong khi đàn cá sấu từ sông lao ra và rất dễ bị nhầm với các đám mảnh vỡ trôi nổi.
Hàng nghìn con cóc độc cũng xuất hiện tại Rockhampton. Giới chức địa phương nói rằng thành phố này cũng đang bị nạn ruồi và muỗi đe dọa.
22 thị trấn và thành phố tại bang Queensland đang bị ảnh hưởng nặng nề vì lũ lụt mấy tuần gần đây gây thiệt hại mùa màng trị giá hàng triệu USD. Các công ty bảo hiểm nói rằng tổng đền bù lên đến gần 1 tỷ USD, Skynews cho hay.
Ngọc Sơn

tin tức 5-1-2011
viethoaiphuong
#58 Posted : Thursday, January 6, 2011 2:30:25 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Cơn "đại hồng thủy" tại Úc càng thêm nghiêm trọng

Mai Vân , rfi

Bang Queensland ngạp chìm dưới biển nước (AFP)


Mực nước tiếp tục dâng cao tác hại trực tiếp đến 40 thành phố. Theo bà Anna Bligh, thủ hiến bang Queensland, miền Đông Bắc nước Úc đang phải gánh chịu một trận lũ lụt lịch sử, số lượng chính thức các thành phố trực tiếp bị ảnh hưởng đã tăng từ 22 lên thành 40, hôm nay (05/01).
Tình hình trong thời gian sắp tới đây sẽ còn nghiêm trọng thêm, với dự báo mưa bão vào hôm nay tại miền Nam Queensland, kèm theo nguy cơ "lượng mưa rất lớn và mực nước tăng đột ngột". Theo Cục Khí tượng Úc, nước sông Fiztroy chảy qua thành phố Rockhampton dự kiến đạt đỉnh cao 9,40 m vào hôm nay, và sẽ còn nằm trên mức báo động trong vòng một tuần lễ sau khi lên đến đỉnh cao. Là đô thị 75.000 dân, cách thành phố Brisbane bên bờ biển phía Đông nước Úc khoảng 500 km, Rockhampton là một trong những thị trấn bị thiên tai lũ lụt ảnh hưởng nặng nề nhất trong những ngày qua.
Chính quyền Úc đã không ngần ngại gọi đây là một trận "đại hồng thủy", đã ảnh hưởng đến hơn 200.000 người trên một diện tích rộng bằng cả hai nước Pháp và Đức gộp lại. Với mưa lũ đang tiếp diễn, mực nước các con sông ở nhiều khu vực đã dâng lên đến mức kỷ lục và bắt đầu đe dọa các thành phố của bang New South Wales lân cận.
Cư dân các thành phố ở bang Queensland, đang phải tiếp tục sơ tán để tránh lũ và các loại vật nguy hiểm. Nước sông dâng cao khiến người dân lo sợ cá sấu và rắn cực độc tràn vào nhà. Theo chính quyền thành phố Rockhampton hàng ngàn loài cóc độc hại cũng đang tràn vào các vùng dân cư, trong khi thành phố đang phải đối phó với muỗi do lũ lụt gây ra.
Trận lũ này đã gây thiệt hại rất lớn cho bang Queensland vì kinh tế vùng này chủ yếu dựa vào than, khoáng sản, nông nghiệp. Tổn thất vật chất ước tính lên đến hàng tỷ đô la. Ảnh hưởng của lũ lụt tại Úc còn có nguy cơ gây thiệt hại cho các nước nhập khẩu than đá của Úc vì đây là loại nguyên liệu cần thiết cho ngành công nghiệp luyện thép. Thông tín viênCaroline Lafargue tường trình từ Melbourne :
Cuộc tái thiết sẽ dài hơi. Đây là thông báo của bà Anna Bligh, đánh giá thiệt hại nạn lụt lên đến 3,8 tỷ euro. Đây chỉ mới ước tính ban đầu, hẳn chắc con số này còn lên cao hơn nữa khi mà ngành công nghiệp than đá chiụ thiệt hại khoảng 75 triệu euro mỗi ngày.
Quả là một thảm hoạ đối với ngành được xem là đầu tàu của nền kinh tế Queensland, cung cấp than đá cho một nửa số nhà máy thép của thế giới. 40 mỏ than hiện nằm dưới nước, và ngành này sẽ tiếp tục thua lỗ ngay cả khi nước rút.
Bên cạnh đó, sau 10 năm chiụ hạn hán, nông dân Úc giờ đây cũng bị mất trắng trong trận lụt hiện nay, mất cả vụ mùa đông cũng như hè của họ. Một ngành khác cũng bị tác hại nhiều nhưng ít nhắc đến đó là ngành thịt bò, lụt làm hư hại đường xe lửa chở bò đến các lò sát sinh ở Rockhampton, vốn được mệnh danh là thủ đô của thịt bò.
Theo các chuyên gia khoa học, sở dĩ miền Đông Bắc Úc bị lâm vào cảnh ngập lụt kỷ lục, đó là do hiện tượng khí hậu La Niña dự kiến sẽ tiếp tục tác động ít nhất là ba tháng nữa.
Hiện tượng này làm cho nhiệt độ đại dương lạnh hơn mức trung bình ở các vùng miền Trung và miền Đông Thái Bình Dương, nhưng lại ấm hơn ở khu vực phía Tây. Hệ quả là những trận mưa lớn ở Úc và Đông Nam Á.

0000000

Vào vùng “tâm lụt” ở Australia

Thành phố Rockhampton ở bang Queensland, Australia, hiện đang đứng trước thách thức vô cùng lớn khi mực nước sông ở đây đã dâng cao đến đỉnh điểm. Nhiều nơi vẫn bị chia cắt, trong khi xuất hiện nguy cơ người dân bị rắn cắn, cá sấu tấn công.



Sông Fitzroy chảy qua thành phố Rockhampton đã dâng cao 9,2m, nhấn chìm cả một vùng rộng hàng trăm hecta và dự kiến đạt tới mức 9,4m trong những ngày tới.
Giới chức trách cho biết hơn 400 ngôi nhà đã bị ngập ủm và nước đã tràn vào vườn của 4.000 ngôi nhà khác. Nhiều người đã đi sơ tán, với một số bị cảnh sát ép đi.
Hơn 100 người đã phải nghỉ qua đêm ở một trung tâm sơ tán khẩn cấp.
Thị trưởng thành phố Brad Carter cho biết nước lụt dự kiến đạt tới đỉnh điểm trong khoảng 2 ngày.
“Sau đó, nước sẽ bắt đầu giảm và rút dần. Nhưng chắc chắn phải mất khoảng 10 ngày hoặc hơn, mực nước vẫn ở khoảng 8,5m. Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ vẫn bị nước lụt bủa vây trong...2 tuần nữa”, ông cho hay.
Nhiều tòa nhà lịch sử của thành phố đã được che chắn bằng bao cát.
Con đường chính phía bắc của thành phố vẫn mở cửa, song sân bay đã đóng. Máy bay quân sự hiện vẫn chuyển đồ tiếp tế tới bắc thành phố.
Ông Carter cũng cho biết người dân đã thông báo nhiều trường hợp thấy rắn trong nước. Ngoài ra, cá sấu nước mặn cũng được thấy ở trên sông Fitzroy.
“Chúng tôi không nghĩ chúng gây nguy hiểm cho người dân, nếu họ không xuống nước”, thị trưởng thành phố cho biết.
Khi nước lụt tiếp tục dâng cao vào ngày hôm nay, chính quyền Queensland đã nhóm họp khẩn để thảo luận về cách đối phó với thảm họa.
Xuôi về phía nam Rockhampton, nước lụt đang đe dọa thị trấn St George và giới chức trách dự đoán 80% thị trấn sẽ bị nước nhấn chìm vào tuần tới. Tình hình càng tồi tệ hơn, khi các nhà dự báo thời tiết cho biết, mưa sẽ không ngớt.
Mưa lớn kéo dài hơn một tuần đã tạo ra “biển trong đất liền” khắp Queensland. Giới chức trách cho hay vùng bị ngập có diện tích lớn hơn cả nước Pháp và Đức cộng lại và 200.000 người dân bị ảnh hưởng. Cho đến nay, ít nhất 3 người đã thiệt mạng vì lũ lụt.
Phan Anh
Theo BBC
viethoaiphuong
#59 Posted : Monday, January 10, 2011 7:20:32 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Queensland - 'đại hồng thủy'



Toowoomba - 10/1/2011

(Tin 4EB - Brisbane - thứ Ba 11/1) - Trưa hôm qua, thứ Hai 10/1, một trận lụt chớp nhoáng đã xảy ra ở thị trấn Toowoomba, cách Brisbane 127 cây số về phía Tây, đã khiến cho ít nhứt là 4 người chết (trong đó có 2 trẻ em) và khoảng 50 người bị mất tích.

Vào khoảng 1 giờ trưa hôm qua (giờ Brisbane). một "bức tường nước" đã ụp tràn thị xã nổi tiếng về Hội Chợ Hoa Xuân này và sau đó đỗ vào thung lũng Lockyer. Nhiều căn nhà đã bị nước cuốn phăng đi. Những cây cao cở 4m cũng bị luồng nước bứng ngã.

ít nhứt cho đến tối hôm qua, đã có 26 người được cứu thoát từ nóc nhà của họ.

Kém may mắn hơn, người ta tìm thấy tử thi của một phụ nữ và một em trai giữa trung tâm thị xã Toowoomba. Một người đàn ông và một em trai khác thiệt mạng sau khi bị nước cuốn trôi ra khỏi nhà ở gần rạch Murphy's.

Bá Anna Bligh, Thủ Hiến Queensland, tuyên bố đó là "giờ đen tối nhứt trong suốt 2 tuần lễ qua". Ông Steve Jones, Thị Trưởng thị xã Toowoomba, so sánh đò "giống như một trái bom nguyên tử đã rơi vào chốn này, hay tương tự như bão Tracy".



(TH Việt tổng hợp).

0000000


(Tin Brisbane - thứ Ba 11/1/2011 )
Sau cơn thủy triều chết người ở Toowoomba vào trưa hôm qua, thứ Hai 10/1, hiện nay giới chức trách đang lo ngại là đến phiên chính thành phố Brisbane, thủ phủ tiểu bang Queensland, sắp sửa bị lũ lụt từ ngày mai, thứ Tư 12/1.

Người ta công nhận là nếu không có đập Wivenhoe thì giờ này, Brisbane đang trãi qua cơn lụt không thua gì trận lụt năm 1974, đã tàn phá nhiều vùng trong thành phố này. Chính vì sự tàn phá đó mà chính phủ đã phải nghiên cứu đến việc xây dựng đập Wivenhoe, cách Brisbane 80 cây số và hoàn tất vào năm 1984.

Hiện nay, ngay cả đập này cũng đã ứ tràn nước và đang chứa 1,728,590 mega lít nước. Mỗi ngày, các kỹ sư phải cho tháo ra 170,000 mega lít nước để khỏi vỡ đê. Nhưng việc làm này có thể khiến cho một số vùng ngoại ô Brisbane bị ngập nước nếu số lượng nước khổng lồ nói trên được hợp sức bởi nước từ các cơn mưa giông to lớn đang tiếp tục trong mấy ngày qua.

Ông Campbell-Newman, Thị Trưởng thành phố Brisbane, đã cãnh giác cư dân phải chuẩn bị cho "trường hợp tệ hại nhứt" (worst case scenario), có thể sẽ khiến cho ít nhứt là 221 nóc gia và cửa tiệm bị ngập nước, từ sáng mai thứ Tư 12/1.

Ông Campbell-Newman cho biết Hội Đồng Thành Phố đã chuẩn bị 30,000 bao cát và sẽ được phân phối từ các depot ở Zillmere, Darra, Newmarket và Morningside.

Xem thêm tin tức từ 2 nhật báo Courier-Mail và The Australian số ra ngày hôm nay (thứ Ba 11/1) theo các links sau đây:

http://www.couriermail.c...5228833?from=public_rss

http://www.theaustralian...-e6frg6nf-1225985236764

*** Dưới đây là các vùng ở Brisbane có thể bị ngập lụt vào ngày mai (thứ Tư 12/1), theo 1 bản tin trên website của chính HĐTP Brisbane. (chúng tôi in đậm tên các vùng ngoại ô thường có nhiều người Việt cư ngụ hay buôn bán)

BRISBANE City Council has issued a list of suburbs expected to experience flooding on Wednesday.
- Albion

- Auchenflower

- Bowen Hills

- Brisbane City

- Bulimba

- Chelmer

- Coorparoo

- East Brisbane

- Fairfield


- Fig Tree Pocket

- Fortitude Valley

- Graceville


- Hemmant

- Indooroopilly

- Kangaroo Point

- Lytton

- Milton

- Moggill

- Murrarie

- New Farm

- Newstead

- Norman Park

- Oxley

- Pinkenba

- Rocklea

- Sherwood

- South Brisbane (West End)


- Tennyson

- Yeronga

- Yerongpilly

- Windsor

- Wacol
viethoaiphuong
#60 Posted : Monday, January 10, 2011 7:18:24 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Một thị trấn ở Ấn Độ “bị chìm xuống lòng đất” hơn 20 feet

Đào Nguyên source CNN,

Cali Today News - Một thị trấn Ấn Độ trong một vùng hiểm trở núi non đã bị ‘chìm xuống đất’ ít nhất hơn 20 feet, khiến 250 cư dân phải di tản, theo lời các viên chức Ấn Độ cho hay.

Thị trấn có tên Mamit, nằm ở bang Mizoram gồm đa số dân chúng theo đạo Thiên Chúa, nằm giữa Bangladesh và Miến Điện. Năm 1994 vết nứt đầu tiên xuất hiện và trong năm nay một hố to từ vết nứt này ‘rất đáng ngại xuất hiện’

Theo Zothankhuma, một viên chức thị trấn, cho biết ít nhất 61 gia đình đã phải di tản theo lệnh của chính phủ. Ông nói là ‘cái hố sụt sâu xuống hơn 20 feet’

Những trận mưa xối xả trong tháng 6 đã làm lớp đá phía dưới trở nên yếu hơn do bị thấm nhiều nước. Các viên chức đã ra lệnh tháo gỡ 43 căn nhà vì sợ chúng đổ sụp xuống bất ngờ.

Hiện nay những người di tản này phải vào sống trong các trường học, các trung tâm cộng đồng và văn phòng của một số công sở.

Các nhà địa chất sau khi thăm dò cho là có thể ‘đất sẽ không còn chìm xuống nữa’, nhưng nhiều cư dân đã được cấp đất nơi khác để xây dựng nhà cửa lại.

Đào Nguyên source CNN


Users browsing this topic
Guest (21)
13 Pages<12345>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.