Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

13 Pages<1234>»
Bão Gió Thiên Tai và những thảm họa lớn _ Trên Toàn Địa Cầu !!
viethoaiphuong
#21 Posted : Wednesday, January 13, 2010 7:27:34 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Động đất mạnh ở Haiti - hàng ngàn người tử vong

tka23 post



- Một trận động đất mạnh 7,3 độ richter đã xảy ra chiều 12.1 tại Haiti khiến hàng loạt ngôi nhà từ lớn đến nhỏ đều đổ sập, Dinh Tổng thống bị phá hủy, hàng nghìn người đã có thể thiệt mạng.
Đây là trận động đất lớn nhất ở quốc gia vùng Caribbe này trong vòng hơn 200 năm qua.


Động đất xảy ra vào khoảng 4.50 phút chiều 12.1, tâm chấn cách thủ đô Port-au-Prince khoảng 15km về phía tây. Hiện hậu quả của trận động đất vẫn chưa thể tính toán được hết, thậm chí là con số thương vong cũng không thể thống kê được trong ngày một ngày hai. Nhưng có một điều chắc chắn là hàng nghìn người ở thủ đô của Haiti đã mất nhà cửa, nhiều người vẫn bị vùi trong đống đổ nát. Trên đường phố, người dân hoảng loạn, họ tụ tập ở những quảng trường công cộng, cùng nắm tay nhau cầu nguyện. Bệnh viện không còn chỗ trống cho bệnh nhân.



Trận động đất đã làm sập một bệnh viện lớn, phá hủy trụ sở văn phòng Liên hợp quốc khiến nhiều nhân viên bị mất tích, đồng thời phá nát Dinh Tổng thống cùng nhiều tòa nhà chính quyền ở thủ đô Port-au-prince, nơi có 2 triệu dân sinh sống. Điện mất, liên lạc bị cắt đứt.

Theo thông tin mới nhất, Đại sứ Mexico tại Haiti Robert Manuel khẳng định Tổng thống Haiti Rene Preval và phu nhân vẫn còn sống sau khi Dinh Tổng thổng bị san phẳng.

Bộ trưởng Hợp tác Pháp Alain Joyandet ước tính khoảng 200 người đã mất tích sau khi khách sạn Montana ở thủ đô Port-au-prince, chuyên dành để đón tiếp du khách nước ngoài - đặc biệt là người Pháp làm việc ở nước này, bị sụp đổ trong trận động đất.

Theo Bộ trưởng Joyandet, khoảng 300 người đã ở trong khách sạn Montana vào thời điểm xảy ra động đất. Đại sứ quán Pháp ở thủ đô cũng bị hư hỏng nghiêm trọng. Hiện có khoảng 1.400 người Pháp đang sinh sống và làm việc tại Haiti. Đại sứ quán Pháp đã quyết định dựng lều tạm để công dân nước này sơ tán. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng khẳng định ít nhất 7 công dân nước này đang bị mất tích tại Haiti.

Ngay sau khi xảy ra động đất, Mỹ, Pháp, Canađa, các nước Mỹ Latin và nhiều nước khác đã tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ Port-au-prince vượt qua thảm họa. Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã lên tiếng bày tỏ lo ngại sâu sắc trước tình hình ở Haiti cũng như số phận nhiều nhân viên LHQ đang làm việc tại quốc đảo này.

Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Washington sẵn sàng hỗ trợ Port-au-prince vượt qua thảm họa. Cộng hòa Dominica cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế gửi hàng cứu trợ khẩn cấp tới quốc gia láng giềng Haiti. Tổng thống Brazil Lula da Silva đặc biệt lo ngại về sự an toàn của hơn 7.000 nhân viên gìn giữ hòa bình LHQ đang hoạt động tại Haiti dưới sự chỉ huy của Brazil.

Năm 1946, một trận động đất mạnh 8,1 độ richter đã làm rung chuyển CH Dominica và Haiti, gây ra sóng thần khiến 1.790 người thiệt mạng.

9 triệu dân Haiti đang sống trong cảnh nghèo khó do hậu quả của bất ổn chính trị kéo dài nhiều năm. Ngoài ra hệ thống xây dựng ở Haiti xuống cấp nghiêm trọng, không đạt được bất kỳ tiêu chuẩn nào.

Tháng 11 năm 2008, sau khi một trường học bị sập ở Petionville, thị trưởng Port-au-Prince đã ước tính khoảng 60% số nhà ở đây không bảo đảm an toàn để sinh sống, thậm chí trong điều kiện bình thường.


viethoaiphuong
#22 Posted : Wednesday, January 13, 2010 6:56:29 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
U.S., world rush rescue, relief workers to Haiti

http://www.msnbc.msn.com...40/vp/34849876#34849765

Video_msnbc

===========

Haiti Động Đất: Chết Từ 100,000 - 500,000 Người

Haiti earthquakes

http://www.lyhuong.net/v...tid=37:bandoc&Itemid=56

International Red Cross
World Vision




TRẬN ÐỘNG ÐẤT 7 ÐỘ RICHTER TÀN PHÁ ÐẢO QUỐC HAITI



Tin Port au Prince - Một trận động đất mạnh đã xảy ra ở Haiti, làm sụp đổ nhiều nhà cửa ở thủ đô Part au Prince, chôn vùi hàng trăm ngàn người dưới các đống gạch vụn. Trận động đất mạnh 7 độ richter, tâm chấn nằm trên đảo chỉ cách thủ đô khoảng 10 dặm, làm dân chúng kinh sợ, hốt hoảng kêu thét chạy ra đường phố trong lúc cao ốc nhà cửa sụp đổ, bụi đất và khói bốc cao lên bầu trời. Lúc đêm xuống, trong cảnh tối tăm, người còn sống đau đớn đào gạch vụn để tìm cứu người thân. Dinh Tổng thống Haiti cũng bị hư hại.

Haiti là quốc gia nghèo nhất ở Tây Bán Cầu, vừa liên tiếp bị thiên tai vừa ở trong tình trạng bất ổn chính trị, và dân chúng đã từng phải sống qua những thời gian bạo loạn kéo dài. Liên hiệp quốc hiện đóng 9000 quân ở nước này để giúp duy trì trật tự và bảo vệ hòa bình.

Sau trận động đất có nhiều trận hậu chấn, lệnh cảnh báo sóng thần tsunami đã được ban hành trong vùng biển Caribbean nhưng sau đó được hủy bỏ. Trận động đất mạnh 7 độ cũng đã làm cho Vương cung Thánh đường quốc gia bị hư hại nặng. Những toà nhà chính trong thành phố như các trụ sở chính quyền, khách sạn, thương xá trong thủ đô đều bị hư hại, có thể hàng ngàn người bị chôn dưới gạch vụn.

Những hành khách lên chuyến bay cuối cùng rời Haiti và đến Miami trong ngày hôm nay đã diễn tả sự chấn động và tàn phá mà họ nhìn thấy từ trận động đất mạnh 7 độ richter. Một người tên Joseph Monpelier nói khi đó phi trường rung chuyển, thứ gì cũng rung chuyển và giày dép, sổ thông hành, vé lên phi cơ bay lên khắp nơi. Hành khách tên Jean Charles nói ai cũng hốt hoảng kinh sợ. Cá nhân ông, đầu tiên tưởng phi cơ đáp, nhưng thấy mọi thứ từ trên trần rớt xuống và không có chỗ nào trốn tránh, mọi người kêu gào la khóc vô cùng hỗn loạn. Nhiều người gọi về gia đình nhưng không gọi được, có người chạy vào các nhà cầu để núp.

ÐÀI TRUYỀN HÌNH ÚC PHỎNG VẤN MỘT NHÂN VIÊN THIỆN NGUYỆN ÐANG CÓ MẶT Ở HAITI


Tin Sydney - Một nhân viên thiện nguyện Úc làm việc ở Port au Prince đã diễn tả trên đài truyền hình Úc tình trạng đau khổ của người dân Haiti sau trận động đất xảy ra. Ông Ian Rodgers làm việc cho tổ chức Cứu Giúp Trẻ Em nói mọi người có thể nghe tiếng kêu khóc đau khổ của những người biết họ mất người thân, không thể tìm lại được con cái. Mọi người cũng có thể nghe vọng từ chỗ ông có xen tiếng rên la đau đớn của những người còn sống đang được đưa ra khỏi các đống đổ nát.

Hiện đang có nhiều người cố gắng dùng xe để cứu giúp những người bị thương. Tất cả mọi cơ sở hạ tầng hầu như không còn có thể sử dụng. Trong bóng đêm không điện, rất tối tăm có thể nghe những tiếng thở dài não nuột, thất vọng của những người đang tìm kiếm thân nhân. Ðiều quan tâm nhất của ông và của tổ chức là trẻ em và gia đình của chúng, nhưng phải chờ đến sáng mới biết phải làm gì.

Haiti là quốc gia nghèo khó nhất ở Châu Mỹ nhưng liên tiếp gặp thiên tai.

TRƯỜNG ÐẠI HỌC HAITI BỊ SỤP ÐỔ

Tin Port-au-Prince - Trường đại học Port au Prince đã sụp đổ trong trận động đất mạnh 7 độ hiện giờ chưa biết rõ thiệt hại, nhưng trận động đất này có thể làm cho hàng trăm hay hàng ngàn người tại thủ đôPort au Prince tử nạn. Tâm chấn chỉ nằm cách thành phố có một triệu dân chỉ 16 cây số. Những trận hậu chấn sau đó mạnh khoảng 5.9 độ đã tiếp tục làm rung chuyển thành phố suốt đêm hôm qua và bước sang ngày hôm nay. Các nhà chuyên môn nói trận động đất có tâm chấn động chỉ cách mặt đất 10 cây số có sức tàn phá rất lớn. Tại trường đại học Haiti ở thủ đô, dưới các đống gạch vụn chôn vùi rất nhiều sinh viên và trong nhiều giờ trôi qua vẫn chưa thể cứu cấp. Sinh viên còn sống phụ lực nhau đào dỡ gạch đá để cứu các bạn đang bị chôn vùi. Theo Sở Ðiạ Chấn Hoa Kỳ đây là trận động đất mạnh nhất ở Haiti trong vòng 200 năm qua.

HÀNH DINH LIÊN HIỆP QUỐC Ở HAITI BI HƯ HẠI NẶNG

Tin Port-au-Prince - Nhân chứng cho biết trận động đất ngày hôm qua đã chôn vùi cả ngàn người dưới các đống đổ nát. Tòa nhà Liên hiệp quốc cũng bị sụp đổ và tổ chức này cho biết rất nhiều nhân viên đang mất tích. Chỉ huy trưởng cảnh sát Haiti, ông Mario Andresol cho biết ông ta đang đến quan sátsự thiệt hại của hành dinh Liên hiệp quốc, sau đó ông sẽ đi khắp thànhphố để ước lượng sự thiệt hại do trận động đất gây ra. Một nguồn tin Liên hiệp quốc cho biết trong giờ làm việc, tại toà nhà Liên hiệp quốc có từ 200 đến 250 người. Trận động đất xảy ra sau 5 giờ chiều là giờ tan sở nên không biết lúc bấy giờ trong toà nhà có bao nhiêu người. Ðây là trận động đất mạnh nhất, chưa từng có ở Haiti trong vòng 200 năm qua.

CÁC NƯỚC GỞI CHUYÊN VIÊN VÀ PHẨM VẬT CỨU CẤP ÐẾN HAITI

Tin Honolulu - Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố Hoa Kỳ sẽ giúp đỡ cho Haiti cả cứu trợ khẩn cấp quân sự và dân sự sau trận động đất ở nước này. Ngoại trưởng cũng nói Hoa Kỳ cầu nguyện cho Haiti, cho nạn nhân, và những gia đình đang đau khổ vì mất người thân. Ngoại trưởng Bernard Kouchner của Pháp đã bày tỏ sự lo lắng đối với công dân Pháp đang sinh sống ở Haiti sau trận động đất lớn nhất nước này trong vòng 200 năm qua.

Trận động đất đã làm sụp đổ toà nhà 5 tầng của cơ quan Liên hiệp quốc tại Haiti, và các cao ốc vững chắc như dinh Tổng thống, san bằng những khu ổ chuột nằm trên các sườn đồi có thể làm hàng ngàn người chết. Vì trở ngại đường dây điện thoại, thiệt hại của trận động đất đã không thể thu nhận nhanh chóng. Thành phố Port au Prince có một triệu dân đã chịu đựng nhiều trận hậu chấn có cường độ 5.9 trong suốt đêm hôm qua và sáng nay.

Bộ Ngoại giao Pháp cho biết sáng nay đã đưa 2 phi cơ chở vật phẩm cứu trợ khẩn cấp và chuyên viên cứu cấp đến Haiti. Ngoại trưởng Kouchner cho biết 120 nhân viên cứu cấp và chuyên viên y tế đã lên đường cùng với 2 chiếc phi cơ chở phẩm vật cứu trợ. Pháp sẽ gởi thêm nhiều phi cơ vận tải khác đến Haiti. Ngoại trưởng Kouchner cũng cho biết khách sạn Montana đã sụp đổ, trong khách sạn có khoảng từ 300 đến 400 khách, nhưng chỉ có 100 người có thể chạy ra ngoài. Là một quốc gia nghèo nhất ở Châu Mỹ, Haiti không có đủ chuyên viên và dụng cụ để đối phó với hậu quả trận động đất.

GIÁO HOÀNG BENDICT 16 KÊU GỌI KHẨN CẤP CỨU TRỢ NẠN NHÂN ÐỘNG ÐẤT HAITI


Tin Vatican - Sáng nay Ðức Giáo Hoàng Benedict 16 đã ra lệnh cho các cơ quan từ thiện của Giáo hội phải lập tức cứu trợ cho nạn nhân động đất Haiti. Giáo hoàng cũng lên tiếng kêu gọi các nước, cộng đồng quốc tế, và các nhà thiện tâm nhanh chóng giúp đỡ cho nạn nhân thiên tai. Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã là giáo hội có hệ thống từ thiện lớn nhất trên thế giới.

Trong khi đó tại Geneva, Giám đốc cứu trợ khẩn cấp Liên hiệp quốc là ông Salvano Briceno đã nói thảm hoạ thiên tai là yếu tố chính làm cho Haiti nghèo đói. Trận động đất 7 độ xảy ra trong chiều ngày hôm qua là trận động đất mạnh nhất chưa từng có ở Haititrong vòng 200 năm qua. Ông Briceno nói toà cao ốc 5 tầng của Liên hiệp quốc đã bị sập, hầu hết nhân viên đã được liên lạc đang chờ đợi để nghe tin tức những người còn lại. Tuy nhiên, công tác phối hợp cứu cấp đang tiến hành. Liên hiệp quốc, các tổ chức từ thiện phi quốc gia, chính phủ các nước đều hứa hẹn giúp đỡ cho Haiti.

Là một trong những quốc gia nghèo nhất Châu Mỹ, Haiti không đủ dụng cụ, máy móc nặng, nhân sự chuyên môn để dỡ các đống gạch vụn cứu người bị chôn vùi. Ông Briceno nói vấn đề chính của Haiti là quá sức nghèo, thiên tai là nguyên nhân chính đã làm cho nước này bị nghèo khó, nhưng sự nghèo khó đã làm cho Haiti bị thiên tai gây thiệt hại lớn nhất. Các nước Cuba, Jamaica, Cộng hoà Dominica đều bị bão biển tàn phá mỗi năm, nhưng các nước khác đã không bị tàn phá nhiều và bị thiệt hại sinh mạng nhiều như Haiti. Ông Briceno nói thêm rằng cộng đồng quốc tế cần phải khẩn cấp cứu trợ Haiti, nhưng cũng đồng thời phải đặt ưu tiên làm giảm nghèo đói tại nước này. Mỗi khi có thiên tai xảy ra, chính phủ Haiti nhờ cứu cấp, nhưng chính phủ nước này đã không thể đưa ra chính sách đề phòng dài hạn nào. Mỗi khi có thiên tai đều phải chờ đợi sự cứu trợ của các nước sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề.



http://www.thegioimoionline.com/




viethoaiphuong
#23 Posted : Thursday, January 14, 2010 7:35:54 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Thương lấy Haiti



Viết sau khi xem tin tức và nhìn thấy hình ảnh điêu linh, thống khổ, kinh hoàng xảy ra tại nước Haiti, nằm ở Châu Mỹ Latin, bị một trận động đất cực mạnh với cường độ 7.3 Richter xảy ra vào ngày 12-01-2010 tại vùng biển sát bờ, làm cho toàn bộ thủ đô Port-au-Prince và một vùng rộng lớn của quốc gia này đổ nát, hơn 100 ngàn người bị chết, hơn 3 triệu người sống trong cảnh màn trời chiếu đất, trong 9 triệu người theo dân số hiện tại.



Con số tử vong có thể cao hơn. Nạn dịch có thể diễn ra. Tình trạng cứu trợ bị tắt nghẽn vì phi trường hư hại, đường sá sụp đổ hay bị gập ghình. Nhiều tệ nạn cũng đang hoành hành tại đây,… Liên Hiệp Quốc, rất nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng cứu trợ. Ngay cả Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton phải hoãn chuyến công du Úc – Tân Tây Lan, để khảo sát chương trình viện trợ, đủ để biết mức độ trầm trọng khẩn thiết tới đâu. Nhiều quốc gia đã đưa quân đội, chuyên viên, bác sĩ tới để tìm cách tiếp cứu, đủ biết tính cấp bách và nghiêm trọng vô cùng.



Lại động đất xảy ra tại Haiti

Mới ngày 12-01 của năm 2010 chứ gì

Hơn 100 ngàn người chết chóc như ri

Hơn 3 triệu người sống trong cảnh màn trời chiếu đất

Trời gì mà trời

Đất gì mà đất

Điêu linh chất ngất

Tan nát thê lương

Tận đáy tang thương

Tận cùng thống khổ

Mạng sống con người thua cây thua cỏ

Kiếp sống con người mỏng mảnh treo chuông

Khi trời đất nổi cơn phẫn nộ điên cuồng

Vô số nạn nhân bị vùi chôn tập thể

Người sống sót nghẽn lòng, nín thở

Tê tái con tim, và nát dạ tâm can

Phũ phàng chi hỡi phũ phàng

Đắng cay chi hỡi ngập tràn đắng cay

Trắng tay, trắng cả hai tay

Nhà tan cửa nát mặt mày xác xơ

Tìm trong đổ nát dại khờ

Còn ai sống sót vật vờ chui ra

Tìm trong một bãi tha ma

Ai cha, ai mẹ, ai là anh em

Trời đất thênh thênh

Người người trố mắt

Ruột đau hơn cắt

Dạ xót hơn cào

Cuộc đời tệ quá chiêm bao

Kiếp người tệ quá bọt trào sóng tuôn

Nhìn trông đổ nát kinh hoàng

Nhìn trông thống thiết da mòn thịt thau

Còn chi mà nói khổ đau

Còn chi mà nói biển dâu điêu tàn

Xin người mở rộng cưu mang

Ít nhiều cũng tấm lòng vàng quý thay

Xin người dang rộng đôi tay

Lá lành lá rách mới hay nghĩa tình

Còn sót lại một mình em đó

Còn trơ vơ một đứa em kia

Em mang cuộc sống chia lìa

Sống cho hết kiếp đầm đìa thế nhân

Em mang cuộc sống cô thân

Sống cho cùng tận gốc phần hẩm hiu

Ruột gan đâu nữa chín chiều

Lòng son đâu nữa chỉ điều tóc tơ

Đời em, vắt nước ra mo

Vắt cơm ra cháo lần mò thế thôi

Haiti ơi hỡi Haiti

Nhìn trông đổ nát còn gì hay không

Haiti đau khổ chất chồng

Xuống sông tát biển bắt còng lên non

Tìm trong trái đắng bồ hòn

Để nghe góc cạnh nỉ non mấy bờ

Tìm trong tận đáy xác xơ

Để nghe cuộc sống dại khờ hồn đau

Thương người xin viết đôi câu

Sẻ chia bùi ngọt con tàu trần gian

Thương người xin viết đôi hàng

Đất còn chi nữa bắt thang hỏi trời

Haiti tiếng khóc thay cười

Hỡi ai thương xót cho người Haiti!



Ngày 15-01-2010

TNT Mặc Giang




Xin góp phần cầu nguyện hơn 100 ngàn người bị chết, hơn 3 triệu người sống trong đổ nát sau trận động đất kinh hoàng, mạnh 7.3 độ Richter, xảy ra tại bờ biển quốc gia Haiti vào ngày 12 tháng 01 năm 2010.

Tin này, chúng tôi đã thấy trên tin tức quốc tế vài ngày qua, hôm nay Thứ Sáu, đọc thêm Báo Việt ngữ tại Úc, rõ hơn. Và mời xem cái Link online trên báo Tuổi Trẻ đính kèm để biết. Cũng xin nói trước, xem cái Link để nắm tin tức, nhìn thấy hình ảnh kinh hoàng đổ nát, chết chóc thê lương, người sống cùng cực thống khổ, chứ không hề mang bất cứ một dụng ý nào.
Chúng tôi sẽ dành thời giờ và cố gắng viết về thảm trạng này.
Trân trọng
Mặc Giang
viethoaiphuong
#24 Posted : Saturday, February 27, 2010 10:11:38 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Động đất dữ dội ở Chile

Một trận động đất mạnh tới 8,8 độ richter vừa xảy ra ở Chile rạng sáng nay làm ít nhất 78 người thiệt mạng, kéo sập các tòa nhà và gây ra cảnh báo sóng thần khắp châu Á.

Động đất xảy ra ở khu vực cách thủ đô Santiago 325 km về phía tây nam, ở độ sâu 35 km vào lúc 3h34 sáng nay (13h 34 Hà Nội). Tâm chấn nằm cách thành phố lớn thứ hai Chile - Conception -115 km. Thành phố này có khoảng 200.000 dân sinh sống.
Theo AP, trong khoảng 2 tiếng rưỡi sau cơn địa chấn kéo dài 90 giây, cơ quan Khảo sát Địa lý Mỹ đo được tới 11 dư chấn, 5 trong số đó mạnh từ 6 độ richter trở lên. Trong khi đó, Tổng thống Chile Michele Bachelet cho hay một con sóng lớn ập vào khu đông dân cư trên quần đảo Robinson Crusoe, cách bờ biển Chile 660km.


Xe hơi bị lật ngược trên phố sau động đất. Ảnh: AP.

Cảnh báo sóng thần đã được đưa ra ở 53 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm Nam Mỹ, Hawaii, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Philippines, Nga và nhiều quần đảo ở Thái Bình Dương.
Tổng thống Bachelet cho biết, tổng số người thiệt mạng là 78 và còn tăng lên song giới chức không thông tin về số người bị thương. “Chúng tôi vừa trải qua một trận động đất dữ dội và nhiều cơn dư chấn”, Bachelet phát biểu tại trung tâm phản ứng khẩn cấp và kêu gọi dân chúng Chile bình tĩnh. “Chính phủ vẫn hoạt động. Mọi người nên giữ bình tĩnh. Chúng tôi đang cố gắng hết sức có thể”.
Bà cũng yêu cầu dân chúng tránh đi lại, do đèn tín hiệu giao thông đều đã hỏng, để tránh thương vong thêm.
Tại thủ đô, sân bay Santiago phải đóng cửa và tình trạng này sẽ tiếp tục trong vòng 24 giờ nữa. Giám đốc sân bay Eduardo del Canto cho hay sảnh chờ của hành khách bị hư hỏng nặng nề.
Truyền hình Chile quay cảnh các tòa nhà bị sập, xe hơi bị hư hỏng và các con đường ngập đất đá. Hàng chục người lang thang trên phố, tay kéo theo hành lý. Ở một nơi khác, một nhóm người đang ngồi quanh đống lửa để sưởi ấm.
Marco Vidal, một nhân chứng, cho hay ông đang ở tầng 19 của khách sạn Crown Plaza ở Santiago thì động đất xảy ra. "Tất cả mọi thứ bỗng dưng rơi xuống. Đèn lao xuống sàn. Mọi thứ như đang di chuyển từ phía nam sang bắc. Tôi hoảng sợ”, ông nói.
Cynthia Locono, khách du lịch Mỹ, lúc đầu lại tưởng một con tàu đi qua gây rung chuyển. "Nhưng sau đó tôi nghĩ, làm gì có tàu nào ở đây. Và rồi đèn, TV rơi xuống vỡ toang. Thật hãi hùng”, cô nói. “Thế nhưng, không ai tỏ ra hoảng sợ. Chúng tôi rất trật tự và để ý lẫn nhau”.
Tại Santiago, các tòa nhà hiện đại được thiết kế để có thể chống chọi với động đất song nhiều ngôi nhà cũ bị phá hủy nặng nề, ví dụ như nhà thờ Nuestra Senora de la Providencia bị kéo sập tháp chuông. Ở chỗ khác, nhà đỗ xe hai tầng bị san phẳng, khiến 50 xe hơi trong đó bị hư hỏng, còi rú inh ỏi.
Tại thành phố duyên hải Vina del Mar, động đất xảy ra khi khách đang rời khỏi sàn nhảy. "Thật kinh khủng, mọi người đều hét toáng. Có người vội chạy ra ngoài, người khác thì tê liệt không làm được gì”, Julio Alvarez, nhân chứng, cho biết.
Tổng thống Bachelet đã tuyên bố tình trạng thảm họa trong ba khu vực miền trung quốc gia. Nhân viên cứu trợ đang chờ trời sáng để xem xét chi tiết ảnh hưởng của động đất. Tuy nhiên, bà nhận định thiệt hại rõ ràng là rất lớn. Bà cũng cho biết Chile vẫn chưa yêu cầu giúp đỡ từ quốc gia nào.
Bachelet cho hay một số bệnh viện đã được sơ tán sau động đất, còn thông tin liên lạc với thành phố Conception vẫn chưa thể nối lại.
Trận động đất lớn nhất ở Chile xảy ra vào ngày 22/5/1960. Cơn địa chấn mạnh tới 9,5 độ Richter đã giết chết 1.655 người và khiến 2 triệu người mất nhà cửa. Sóng thần mà nó kéo theo đã khiến người dân ở Hawaii, Philippines và Nhật Bản thiệt mạng và gây thiệt hại ở vùng bờ tây Mỹ


(VN Express)


=======

Động đất dữ dội tại Chile, và sóng thần đe dọa các quốc gia vùng ven Thái Bình Dương, Hawaii

Trần Thị Sông Dinh_Cali Today News


[IMG]http://calitoday.com/directory/getdata.asp?about_id=2034a64742bd5610f0e32d9d460ce81c-1[/IMG]
Photo courtesy: AFP

– Một trận động đất lớn vừa xảy ra tại Chile, một quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ. Động đất này đo được 8.8 độ.

Trận động đất này tạo ra sóng thần lớn, và di chuyển với tốc độ nhanh như một chiếc máy bay, đe dọa Hawaii và nhiều quốc gia vùng duyên hải Thái Bình Dương.

Các viên chức phụ trách chuyện khẩn cấp của tiểu bang Hawaii còn dự tính hụ còi báo động sóng thần cho dân chúng biết để đề phòng. Ngay sáng sớm, nhiều người dân Hawaii còn tập trung tại các siêu thị để mua những vật dụng cần thiết như nước, thực phẩm hộp, cục pin,…

Những đợt sóng thần đầu tiên tấn công vào Hawaii vào lúc 11:19 sáng thứ Bảy, trong lúc đó, các quốc gia vùng ven Thái Bình Dương đang chờ thêm tin tức, chưa ra lệnh cho dân chúng di tản, nhưng kêu gọi dân chúng sống ở vùng thấp hãy đề phòng.

Tổng thống Ecuador là Rafael Correa cho truyền hình Ecuavisa biết là sóng thần đã đi qua quần đảo Galapagos, làm cho nước dâng cao, nhưng không gây thiệt hại đáng kể nào.

Khác với các lần sóng thần trước, lần này các viên chức lo việc khẩn cấp dọc theo vùng ven Thái Bình Dương có đưọc nhiều giờ để chuẩn bị đối phó, kể cả việc di tản dân chúng.

Các quốc gia và vùng như Guam, American Samoa và hàng chục đảo ở vùng Thái Bình Dương cũng đang bị báo động. Bờ biển California và Alaska không bị cảnh cáo nằm trong vùng sóng thần. Sóng thần có thể tấn công vào các quốc gia Á châu, Úc và Tân Tây Lan trong vòng 24 giờ, trong ngày thứ bảy này.
Photo courtesy: AP
Photo courtesy: AP


Sau khi còi báo động được báo động, dân chúng Hawaii sống trên các bờ biển, như vùng Waikiki được báo động có thể phải di tản. Trước khi sóng thần đến 3 giờ, thành phố này sẽ lại nổi còi báo động tiếp để dân chúng chuẩn bị.

Cho đến giờ, tầm mức sóng thần tấn công vào Hawaii chưa biết, thế nhưng ước đoán là sóng thần lớn nhất tấn công vào Hawaii kể từ năm 1964.

Trong thời gian qua, các quốc gia vùng Thái Bình Dương cũng đã bị sóng thần tấn công, như:

- Ngày 29 tháng 9 năm rồi, do động đất 8.3, sóng thần đã giết hại 34 người ở American Samoa, 183 người ở Samoa và 9 người ở Tonga. Khoa học gia cho biết sóng thần cao đến 14 thước.

- Sóng thần do động đất 9.5 độ tại Chile vào năm 1960 đã gây ra 140 người chết ở Nhật, 61 người chết ở Hawaii và 32 người chết ở Phi Luật Tân. Cơn sóng thần này dâng cao tới từ 1 đến 4 mét.

Theo đài truyền hình NHK của Nhật, thì cơn sóng thần đang diễn ra sẽ tấn công vào Nhật Bản trong cuối ngày thứ bảy này, và có thể sẽ tấn công mạnh.

Hiện nay, dư luận cuối tuần này quan tâm đến tình trạng sóng thần đang tấn công các quốc gia vùng ven Thái Bình Dương, và chúng tôi sẽ cập nhật tin tức này.
viethoaiphuong
#25 Posted : Saturday, February 27, 2010 11:51:29 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Thiệt hại ban đầu của động đất Chile

300 người chết, 2 triệu người ảnh hưởng, thiệt hại 30 tỷ USD


- Một người đàn ông vừa khóc vừa kéo tay người phụ nữ đã chết trong quán café bị sập. Người sống sót gào thét, hoảng loạn. Xe cộ nằm la liệt bên dưới những cây cầu bị “xé nát” bởi một trong những trận động đất mạnh nhất lịch sử.


Chile bắt đầu đánh giá thiệt hại trận động đất để lại.

Giới chức ở Chile đã đưa ra con số thiệt mạng chính thức trong trận động đất 8,8 độ richter là ít nhất 300 người, nhưng họ tin rằng con số này còn tăng. Tổng thống Chile Michelle Bachelet cho biết 2 triệu người bị ảnh hưởng bởi trận động đất, 500.000 ngôi nhà bị hư hại nặng nề. Bà cho biết sức mạnh của tự nhiên đang thử thách đất nước Chile. Bà đã tuyên bố “tình trạng thảm họa” ở miền trung Chile. “Đây là một thảm họa với hậu quả kinh hoàng”, bà nói.

Theo công ty đánh giá rủi ro của Mỹ, EQECAT, tổng thiệt hại về kinh tế trận động đất gây ra là từ 15 tỷ USD đến 30 tỷ USD. Số tiền này tương đương với từ 10-15% tổng sản phẩm quốc nội thực sự của Chile. Cũng theo công ty này, thiệt hại ở thủ đô Santiago ước tính chiếm hơn 50% tổng số thiệt hại trên cả nước.



Tổng thống Bachelet cho biết chính phủ không yêu cầu các nước ngoài hỗ trợ. Nếu yêu cầu, Tổng thống Barack Obama cho biết, Mỹ “sẽ ở đó”. Và trên khắp thế giới, các nhà lãnh đạo cũng có cùng tiếng nói với ông Obama.

Lời kể của các nhân chứng

Khi màn đêm buông xuống vào hôm thứ bảy, hàng chục đàn ông và trẻ em ngồi quanh một đống lửa giữa những gì còn lại của nhà họ ở Curico, một thị trấn nằm cách nam thủ đô Santiago 196km.

“Khi chúng tôi đang ngủ thì động đất xảy ra, rất mạnh. Tôi bật dậy và ra mở cửa. Khi tôi nhìn lại, giường của tôi phủ đầy gạch bụi”, người sống sót Claudio Palma, cho biết.

Fabian Miners, 22 tuổi, được giao nhiệm vụ kiểm kê thiệt hại ở Curico và những làng lân cận. Anh cho biết đã đếm được 90 người chết trong khu vực, hầu hết họ trên 50 hoặc 60, những người không thể ra khỏi nhà kịp khi động đất xảy ra.


Erika Vasquez, 28 tuổi, cho biết cô và 14 người họ hàng đang trú dưới ba tấm bạt nhỏ được dựng lên trong một công viên trước ngôi nhà sập của họ.

“Họ nói chúng tôi đi tới nơi khác, nhưng tất cả của cải của chúng tôi ở đây”, Vasquez, chỉ vào đống đổ nát đã từng là nhà của họ suốt 44 năm qua.

Trận động đất đã xé toạc nhiều ngôi nhà, cây cầu, đường cao tốc. Người Chile gần tâm chấn bị ném khỏi giường bằng lực của một trận động đất cực mạnh, có thể cảm thấy được ở tận Sao Paulo của Brazil, cách đó gần 3.000km.

Những thiệt hại ban đầu

Đánh giá thiệt hại đầy đủ về trận động đất hiện chưa thể, trong khi hàng chục trận dư chấn, có trận mạnh gần bằng trận động đất 7 độ richter tàn phá Haiti ngày 12/1 vừa qua, vẫn tiếp tục làm rung chuyển Chile.

Trận động đất đã làm các tòa chung cư mới xây dựng đổ sụp. Đường điện bị cắt. Những cây cầu sập hất nhào xe cộ giống như những món đồ chơi.

Tại Talca, cách tâm chấn 105km, mọi người đang ngủ vào 3h34 sáng thì đột ngột cảm giác như bay trên một chiếc máy bay đang gặp nạn, trong khi đồ đạc loảng xoảng xung quanh .

Một tiếng gầm đinh tai phát ra từ mặt đất rung chuyển, trong khi các tòa nhà vặn vẹo và đổ rầm rầm. Tiếng la hét pha lẫn tiếng loảng xoảng của cửa kính, bát đĩa. Rồi mặt đất đứng im, những người sống sót hoảng loạn bắt đầu la hét.

Cũng gần tâm chấn là Concepcion, một trong những thành phố lớn nhất Chile, một tòa nhà 15 tầng bị đổ sập, khiến 1 số tầng hầu như không bị sứt mẻ gì.

Tại thủ đô Santiago, cách đông nam tâm chấn 325km, Bảo tàng nghệ thuật quốc gia, đã bị hư hại nặng và 1 khu độ xe 2 tầng đã bị nghiền nát, khiến 50 chiếc xe chỉ còn là đống sắt vụn.

Sân bay Santiago cùng tàu điện ngầm đóng cửa. Hải cảng chính của Chile tại Valparaiso cũng được yêu cầu đóng cửa trong khi được đánh giá thiệt hại. Hai nhà máy lọc dầu cũng bị đóng cửa. Codelco, nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới, cũng phải ngừng hoạt động ở hai mỏ của mình. Tuy nhiên, hoạt động dự tính sẽ sớm được nối lại.

Trận động đất đã gây ra sóng thần khiến làng San Juan Bautista trên đảo Robinson Crusoe, ngoài khơi Chile, chìm nghỉm trong nước. 5 người thiệt mạng và 11 người mất tích.

Tại đất liền, nhiều con sóng lớn đã tàn phá một phần của hải cảng lớn của thành phố Talcahuano, gần Concepcion, khu vực bị tàn phá nặng nề. Một chiếc tàu lớn đã bị cuốn sâu vào trong đất liền.

Sóng thần lan tỏa khắp Thái Bình Dương, khiến còi báo động hú ầm ĩ ở Hawaii, Polynesia và Tonga. Nhưng sóng thần có vẻ như nhỏ và gây thiệt hại ít khi vươn tới Nhật Bản.

Robert Williams, nhà địa lý học tại Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, cho biết trận động đất ở Chile mạnh gấp hàng trăm lần trận động đất 7 độ ở Haiti, mặc dù nó xảy ra ở sâu hơn và gây thiệt hại về người ít hơn.

Phan Anh
Theo AP, News, BBC
viethoaiphuong
#26 Posted : Sunday, February 28, 2010 4:38:01 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Sóng Thần - Tsunami là gì ?



Image capture at tsunami



A beautiful scene of attacking tsunami

Sóng thần - Tsunamis





Sóng thần tràn vào Malé, thủ đô quần đảo Maldives ngày 26 tháng 12 năm 2004
Sóng thần (tsunami) là một loạt các đợt sóng được hình thành khi một thể tích nước, như một đại dương, bị chuyển dịch nhanh chóng trên một quy mô lớn. Các trận động đất, các dịch chuyển địa chất lớn bên trên hay bên dưới mặt nước, các cuộc núi lửa phun và những vụ va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần. Những hậu quả của sóng thần có thể ở mức không nhận ra được tới mức gây thiệt hại to lớn.
Thuật ngữ tsunami (sóng thần) bắt nguồn từ tiếng Nhật có nghĩa "cảng" (津 tsu, "tân") và "sóng" (波 nami, "ba"). Thuật ngữ này do các ngư dân đặt ra dù họ không thể nhận biết được các đợt sóng ở ngoài biển khơi. Một sóng thần là một hiện tượng bên dưới đáy biển sâu; ở ngoài khơi, sóng có biên độ (chiều cao sóng) khá nhỏ (thường dài hàng trăm kilômét), điều này giải thích tại sao ở ngoài biển chúng ta khó nhận ra nó, và khi ở ngoài khơi nó chỉ đơn giản là một gồ sóng chạy ngang biển.
Sóng thần trước kia từng được coi là sóng thuỷ triều bởi vì nó tiến vào bờ, và nó có tính chất của một đợt thuỷ triều mạnh đang tiến vào hơn là một loại sóng có mũ sóng hình thành do hoạt động của gió trên đại dương (loại sóng chúng ta thường gặp). Tuy nhiên, vì trên thực tế nó không liên quan tới thuỷ triều, thuật ngữ này đã bị chứng minh là sai (dù không phải trận sóng thần nào cũng xảy ra ở cảng) và các nhà hải dương học đã không sử dụng nó nữa.


Các nguyên nhân





Sự hình thành sóng thần
Các trận sóng thần có thể hình thành khi đáy biển, đột ngột bị biến dạng theo chiều dọc, chiếm chỗ của lượng nước nằm trên nó. Những sự di chuyển lớn theo chiều dọc như vậy của vỏ Trái Đất có thể xảy ra tại các rìa mảng lục địa. Những trận động đất do nguyên nhân va chạm mảng đặc biệt hay tạo ra các cơn sóng thần. Khi một mảng đại dương va chạm với một mảng lục địa, đôi khi nó làm rìa mảng lục địa chuyển động xuống dưới. Cuối cùng, áp suất quá lớn tác dụng lên rìa mảng khiến nó nhẩy giật lùi lại (snaps back) tạo ra các đợt sóng chấn động vào vỏ Trái Đất, khiến xảy ra cơn địa chấn dưới lòng biển, được gọi là động đất tại đáy biển.
Những vụ lở đất dưới đáy biển (thỉnh thoảng xảy ra vì nguyên nhân động đất) cũng như những vụ sụp đổ của núi lửa cũng có thể làm chấn động cột nước khiến trầm tích và đá trượt xuống theo sườn núi rơi xuống đáy biển. Tương tự như vậy, một vụ phun trào núi lửa mạnh dưới biển cũng có thể tung lên một cột nước để hình thành sóng thần.
Các con sóng được hình thành khi khối lượng nước bị dịch chuyển vị trí chuyển động dưới ảnh hưởng của trọng lực để lấy lại thăng bằng và tỏa ra trên khắp đại dương như các gợn sóng trên mặt ao.
Trong thập kỷ 1950 người ta đã khám phá ra rằng những cơn sóng thần lớn có thể xuất hiện từ các vụ lở đất, hoạt động phun trào núi lửa và các vụ va chạm thiên thạch. Những hiện tượng đó khiến một lượng nước lớn nhanh chóng bị chuyển chỗ, khi năng lượng từ một thiên thạch hay một vụ nổ chuyển vào trong nước nơi xảy ra va chạm. Các cơn sóng thần với xuất hiện từ những nguyên nhân đó, khác với những trận sóng thần do động đất gây ra, thường nhanh chóng tan rã và hiếm khi lan tới những bờ biển quá xa vì diện tích xảy ra sự kiện nhỏ. Các hiện tượng đó có thể gây ra các cơn sóng địa chấn lớn chỉ trong một khu vực, như vụ lở đất ở Vịnh Lituya tạo ra một sóng nước ước tính tới 50-150 m và tràn tới độ cao 524 m trên các ngọn núi ở đó. Tuy nhiên, một vụ lở đất cực lớn có thể gây ra một trận sóng thần cực lớn gây ảnh hưởng trên toàn bộ đại dương.
Các đặc điểm



Thường có một quan niệm sai rằng sóng thần cũng hoạt động như một đợt sóng hình thành do gió thông thường hay các cơn sóng cồn (với gió phía sau, như trong bức tranh khắc gỗ thế kỷ 19 nổi tiếng của Hokusai này). Trên thực tế, một cơn sóng thần được hiểu đúng hơn là một đợt dâng cao bất thần của nước biển, như một hay nhiều đợt nước. Lưỡi sóng thần đặc biệt giống với một đợt sóng đang tan ra nhưng có cơ chế khác hẳn: mức nước biển đột ngột tăng, tựa như những khối nước biển khổng lồ có lực còn lớn hơn nhiều.
Sóng thần diễn biến rất khác biệt tùy theo kiểu sóng: chúng chứa năng lượng cực lớn, lan truyền với tốc độ cao và có thể vượt khoảng cách lớn qua đại dương mà chỉ mất rất ít năng lượng. Một trận sóng thần có thể gây ra thiệt hại trên bờ biển cách hàng nghìn cây số nơi nó phát sinh, vì thế chúng ta có thể có nhiều tiếng đồng hồ chuẩn bị từ khi nó hình thành tới lúc ập vào một bờ biển, nó xuất hiện một thời gian khá dài sau khi sóng địa chấn hình thành từ nơi xảy ra sự kiện lan tới. Năng lượng trên mỗi mét dài trong sóng tỷ lệ với nghịch đảo của khoảng cách từ nguồn phát.[cần dẫn nguồn]
Thậm chí một trận sóng thần riêng biệt có thể liên quan tới một loạt các đợt sóng với những độ cao khác nhau. Ở vùng nước rộng, các cơn sóng thần có chu kỳ rất dài (thời gian để đợt sóng sau tới vị trí một điểm sau đợt sóng trước), từ nhiều phút tới nhiều giờ, và chiều dài sóng dài lên tới hàng trăm kilômét. Điều này rất khác biệt so với các con sóng hình thành từ gió bình thường trên mặt đại dương, chúng thường có chu kỳ khoảng 10 giây và chiều dài sóng 150 mét.
Chiều cao thực của một đợt sóng thần trên đại dương thường không tới một mét. Điều này khiến những người ở trên tàu giữa đại dương khó nhận ra chúng. Bởi vì chúng có chiều dài sóng lớn, năng lượng của một cơn sóng thần điều khiển toàn bộ cột nước, hướng nó xuống phía đáy biển. Các cơn sóng đại dương ở vùng nước sâu thường xuất hiện do chuyển động của nước tính từ bề mặt đến một độ sâu bằng một nửa chiều dài sóng. Điều này có nghĩa rằng sự di chuyển của sóng bề mặt đại dương chỉ đạt tới độ sâu khoảng 100 m hay ít hơn. Trái lại, những cơn sóng thần hoạt động như những con sóng vùng nước nông giữa biển khơi (bởi chiều dài của chúng ít nhất lớn gấp 20 lần chiều sâu nơi chúng hoạt động), bởi sự phân tán chuyển động của nước ít xảy ra nơi nước sâu.
Con sóng đi qua đại dương với tốc độ trung bình 500 dặm một giờ[1]. Khi tiến tới đất liền, đáy biển trở nên nông và con sóng không còn di chuyển nhanh được nữa, vì thế nó bắt đầu "dựng đứng lên"; phần phía trước con sóng bắt đầu dựng đứng và cao lên, và khoảng cách giữa các đợt sóng ngắn lại. Tuy một người ở ngoài đại dương có thể không nhận thấy dấu hiệu sóng thần, nhưng khi vào bờ nó có thể đạt chiều cao một tòa nhà sáu tầng hay hơn nữa. Quá trình dựng đứng lên này tương tự như khi ta vẩy một chiếc roi da. Khi sóng tiến từ phía cuối ra đầu roi, cùng một lượng năng lượng phân bố trong khối lượng vật liệu ngày càng nhỏ, khiến chuyển động trở nên mãnh liệt hơn.
Một con sóng trở thành một con "sóng nước nông" khi tỷ lệ giữa độ sâu mặt nước và chiều dài sóng của nó rất nhỏ, và bởi vì sóng thần có chiều dài sóng rất lớn (hàng trăm kilômét), các cơn sóng thần hoạt động như những cơn sóng nước nông ngay bên ngoài đại dương. Những con sóng nước nông di chuyển với tốc độ bằng căn bậc hai của tích giữa gia tốc trọng trường (9.8 m/s2) và chiều sâu nước. Ví dụ, tại Thái Bình Dương, với độ sâu trung bình 4000 m, một cơn sóng thần di chuyển với tốc độ khoảng 200 m/s (720 km/h hay 450 dặm/giờ) và mất ít năng lượng, thậm chí đối với những khoảng cách lớn. Ở độ sâu 40 m, tốc độ sẽ là 20 m/s (khoảng 72 km/h hay 45 dặm/giờ), nhỏ hơn tốc độ trên đại dương nhưng rõ ràng con người không thể chạy nhanh hơn tốc độ này.
Sóng thần lan truyền từ nguồn phát (tâm chấn), vì thế những bờ biển trong vùng bị ảnh hưởng bởi chấn động thường lại khá an toàn. Tuy nhiên, các cơn sóng thần có thể gây nhiễu xạ xung quanh các mảng lục địa (như thể hiện trong hoạt hình này).


Hoạt hình trận sóng thần Ấn Độ Dương khi các cơn sóng lan tới Sri Lanka và Ấn Độ. Không nhất thiết phải đối xứng; các đợt sóng thần có thể mạnh hơn ở hướng này so với hướng kia, tùy thuộc vào điều kiện nguồn phát và điều kiện địa lý khu vực xung quanh.
Đặc trưng riêng của điều kiện địa lý địa phương có thể dẫn tới hiện tượng triều giả hay sự hình thành các đợt sóng dừng, có thể gây thiệt hại lớn hơn trên bờ biển. Ví dụ, cơn sóng thần lan tới Hawaii ngày 1 tháng 4, 1946 có thời gian ngắt quãng mười lăm phút giữa các đợt sóng. Chu kỳ cộng hưởng tự nhiên của Vịnh Hilo là khoảng mười ba phút. Điều đó có nghĩa mỗi đợt sóng tiếp theo trùng pha với chuyển động của Vịnh Hilo, tạo ra một đợt triều giả trong vịnh. Vì thế, Hilo bị thiệt hại nặng nền nhất so với tất cả các địa điểm khác tại Hawaii, đợt sóng thần/triều giả có độ cao lên tới 14 m giết hại 159 người.
Sóng thần
Sóng biển được chia làm 3 loại, căn cứ vào độ sâu :
Tầng nước sâu
Tầng nước trung bình
Tầng nước nông
Dù được tạo ra ở tầng nước sâu (khoảng 4000 m dưới mực nước biển), sóng thần được xem là sóng ở tầng nước nông. Khi sóng thần tiến vào tầng nước nông gần bờ, khoảng thời gian của nó không đổi, nhưng chiều dài sóng thì giảm liên tục, điều này làm cho nước tích tụ thành một mái vòm khỏng lồ, gọi là hiệu ứng "bị cạn".
Dấu hiệu của một đợt sóng thần sắp tới
Những dấu hiệu sau đây thường báo trước một cơn sóng thần : [2]:
Cảm thấy động đất.
Các bong bóng chứa khí gas nổi lên mặt nước làm ta có cảm giác như nước đang bị sôi.
Nước trong sóng nóng bất thường.
Nước có mùi trứng thối (khí hyđro sulfua) hay mùi xăng, dầu.
Nước làm da bị mẩn ngứa.
Nghe thấy một tiếng nổ như là:
- tiếng máy nổ của máy bay phản lực
- hay tiếng ồn của cánh quạt máy bay trực thăng, hay là
- tiếng huýt sáo.
Biển lùi về sau một cách đáng chú ý.
Vệt sáng đỏ ở đường chân trời.
Cảnh báo và ngăn chặn



Bức tường chắn sóng thần tại Tsu-shi, Nhật Bản
Sóng thần không thể được dự đoán một cách hoàn toàn chính xác, nhưng có những dấu hiệu có thể báo trước một đợt sóng thần sắp xảy ra, và nhiều hệ thống đang được phát triển và được sử dụng để giảm thiểu những thiệt hại do sóng thần gây ra.
Ở những khoảnh khắc khi lưỡi đợt sóng thần là vùng lõm của nó, nước biển sẽ rút khỏi bờ với khoảng cách bằng nửa chu kỳ sóng trước khi đợt sóng tràn tới. Nếu đáy biển có độ nghiêng thấp, sự rút lui này có thể lên tới hàng trăm mét. Những người không nhận thức được về sự nguy hiểm có thể vẫn ở lại trên bãi biển vì tò mò, hay để nhặt những con cá trên đáy biển lúc ấy đã trơ ra.


Dấu hiệu cảnh báo sóng thần tại đập ngăn nước ở Kamakura, Nhật Bản, 2004. Ở thời Muromachi, một cơn sóng thần đã tràn vào Kamakura, phá hủy những ngôi nhà gỗ nơi đặt pho tượng Phật A di đà tại Kotokuin. Từ ấy, bức tượng được đặt ngoài trời.
Ở những khoảnh khắc khi lưỡi sóng của cơn sóng thần đạt mức đỉnh lần thứ nhất, những đợt sóng tiếp theo có thể khiến nước dâng cao hơn. Một lần nữa, việc hiểu biết về hoạt động của sóng thần rất quan trọng, để có thể nhận thức rằng khi mực nước rút xuống lần đầu tiên, nguy hiểm chưa hề qua. Ở những vùng bờ biển có độ cao thấp, một trận động đất mạnh là dấu hiệu cảnh báo chính rằng một cơn sóng thần có thể đã được tạo ra.
Những vùng có nguy cơ sóng thần cao có thể sử dụng những hệ thống cảnh báo sóng thần để xác định và cảnh báo người dân trước khi sóng đi tới đất liền. Tại một số cộng đồng ở bờ biển phía tây nước Mỹ, vốn có nguy cơ đối mặt với các cơn sóng thần Thái Bình Dương, những dấu hiệu cảnh báo hướng dẫn người dân đường thoát hiểm khi một cơn sóng thần tràn tới. Các mô hình máy tính có thể dự đoán phỏng chừng khoảng thời gian tràn tới và sức mạnh của sóng thần dựa trên thông tin về sự kiện gây ra nó và hình dạng của đáy biển (bathymetry) và vùng đất bờ biển (địa hình học).[3]
Một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm nhất là từ những loài động vật ở gần. Nhiều loài vật cảm giác được sự nguy hiểm và bỏ chạy lên vùng đất cao trước khi những con sóng tràn tới. Vụ động đất Lisbon là trường hợp đầu tiên được ghi lại về hiện tượng đó tại Châu Âu. Hiện tượng này cũng đã được nhận thấy tại Sri Lanka trong trận Động đất Ấn Độ Dương 2004 ([4]). Một số nhà khoa học có thể suy luận rằng các loài vật có thể có một khả năng cảm nhận được sóng hạ âm Rayleigh waves từ một trận động đất nhiều phút hay nhiều giờ trước khi một cơn sóng thần tấn công vào bờ (Kenneally, [5]).
Trong khi vẫn chưa có khả năng ngăn chặn sóng thầm, tại một số quốc gia thường phải hứng chịu thảm họa thiên nhiên này, một số biện pháp đã được tiến hành nhằm giảm thiệt hại do sóng thần gây ra. Nhật Bản đã áp dụng một chương trình lớn xây dựng các bức tường chắn sóng thần với chiều cao lên tới 4.5 m (13.5 ft) trước những vùng bờ biển nhiều dân cư sinh sống. Những nơi khác đã xây dựng các cửa cống và kênh để dẫn dòng nước từ những cơn sóng thần đi hướng khác. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng vẫn còn là một vấn đề tranh cãi, bởi vì các cơn sóng thần thường cao hơn tường chắn. Ví dụ, đợt sóng thần tràn vào đảo Hokkaido ngày 12 tháng 7, 1993 tạo ra những đợt sóng cao tới 30 m (100 ft) - tương đương một tòa nhà 10 tầng. Thị trấn cảng Aonae đã được trang bị một bức tường chắn sóng thần bao kín xung quanh, nhưng các cơn sóng đã tràn qua tường và phá hủy toàn bộ cấu trúc xây dựng bằng gỗ trong vùng. Bức tường có thể có tác dụng trong việc làm chậm và giảm độ cao sóng thần nhưng nó không ngăn cản được tính phá hủy và gây thiệt hại nhân mạng của sóng thần.
Những hiệu ứng của một cơn sóng thần có thể giảm bớt nhờ những yếu tố thiên nhiên như cây trồng dọc bờ biển. Một số vị trí trên đường đi của cơn sóng thần Ấn Độ Dương 2004 hầu như không bị thiệt hại gì nhờ năng lượng sóng thần đã bị một dải cây như dừa và đước hấp thụ. Một ví dụ khác, làng Naluvedapathy tại vùng Tamil Nadu Ấn Độ bị thiệt hại rất ít khi những con sóng thần tan vỡ trong khu rừng 80.244 cây được trồng dọc bờ biển năm 2002 để được ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness. [6] Những nhà môi trường đã đề xuất việc trồng cây dọc theo những vùng bờ biển có nguy cơ sóng thần cao. Tuy có thể mất vài năm để cây lớn đạt tới kích cỡ cần thiết, những công cuộc trồng rừng như vậy có thể mang lại những công cụ hữu hiệu, rẻ tiền cũng như có tác dụng lâu dài trong việc ngăn chặn sóng thần hơn những biện pháp đắt tiền, gây hại đến môi trường như các bức tường chắn sóng.
Các trận sóng thần lịch sử
Xem thêm Danh sách những trận sóng thần lịch sử theo số lượng thiệt hại nhân mạng.
Sóng thần xảy ra thường xuyên nhất ở Thái Bình Dương nhưng là một hiện tượng toàn cầu; sóng thần có thể xảy ra ở bất kì nơi nào có khối nước lớn, bao gồm cả những hồ nằm trong đất liền, có khả năng xảy ra sự dịch chuyển của khối đất bên dưới. Những cơn sóng thần nhỏ, không gây thiệt hại và không thể nhận biết được nếu không có thiết bị chuyên môn, xảy ra thường xuyên như kết quả của những trận dộng đất nhẹ và các địa chấn khác.
Trận sóng thần ở Đảo Vancouver, Canada năm 1700
Ngày 26 tháng 1, trận dộng đất Cascadia, một trong những trận dộng đất mạnh nhất trong lịch sử, làm gián đoạn Cascadia Subduction Zone offshore từ đảo Vancouver đến bắc California, tạo nên một cơn sóng thần được ghi lại trong lịch sử Nhật Bản cũng như trong lịch sử truyền khẩu của người thổ dân châu Mỹ.
Trận sóng thần ở Lisboa, Bồ Đào Nha năm 1755
Hàng chục ngàn người sống sót qua trận động đất ở Lisboa năm 1755 đã thiệt mạng trong đợt sóng thần xảy ra sau đó nửa giờ. Nhiều cư dân thành phố chạy ra bờ biển, tin rằng nơi này có thể tránh khỏi các đám cháy và mảnh vỡ do động đất. Trước khi cơn sóng thần ập vào cảng, nước rút rất nhanh, để lộ những hàng hóa bị rơi xuống biển và những chiếc tàu đắm bị lãng quên.
Động đất, sóng thần và hỏa hoạn sau đó đã giết chết hơn một phần ba dân số Lisboa trước trận động đất. Những văn lịch sử ghi chép lại các cuộc thám hiểm của Vasco da Gama và những nhà hàng hải trước đó bị mất, rất nhiều ngôi nhà bị phá hủy (gồm cả đa số những kiến trúc Manueline Bồ Đào Nha). Những người châu Âu ở thế kỷ 18 đã tìm cách giải thích thảm họa này trong tôn giáo và các hệ thống đức tin lý trí. Các nhà triết học Thời khai sáng, nổi tiếng nhất là Voltaire, đã viết về sự kiện này. Quan niệm triết học về sự siêu phàm, như được nhà triết học Immanuel Kant miêu tả trong cuốn Beobachtungen über das Gefühl des Schönen und Erhabenen (Những quan sát về Cảm giác của Cái đẹp và sự Siêu phàm), có một phần cảm hứng trong nỗ lực tìm hiểu tầm cỡ của trận động đất và sóng thần Lisboa.
1883 - Vụ nổ phun trào Krakatoa
Hòn đảo núi lửa Krakatoa ở Indonesia đã nổ tung với sức mạnh hủy diệt năm 1883, thổi tung một phần buồng magma dưới chân nó khiến vùng đất nằm phía trên đó và đáy biển sụp đổ. Một loạt những cơn sóng thần đã hình thành sau vụ sụp đổ, một số cơn đạt tới độ cao hơn 40 mét trên mực nước biển. Các cơn sóng thần được quan sát thấy trên khắp Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, bờ biển phía tây nước Mỹ, Nam Mỹ và thậm chí xa tới cả Kênh Anh Quốc. Ở bờ biển phía đối diện tại Java và Sumatra nước lụt tràn sâu nhiều dặm vào trong bờ gây ra thiệt hại to lớn về nhân mạng tới mức một vùng dân cư đã không bao giờ được khôi phục và trở thành rừng rậm và hiện là khu dự trữ sinh quyển Ujung Kulon.
Vụ nổ Halifax và sóng thần
Vụ nổ Halifax xảy ra ngày thứ Năm, 6 tháng 12 năm 1917 lúc 9:04:35 sáng giờ địa phương tại Halifax, Nova Scotia ở Canada, khi chiếc tàu chở vũ khí cho Thế chiến thứ nhất Mont-Blanc của Pháp va chạm với chiếc tàu thủy Na Uy Imo được thuê chở đồ trợ cấp cho Bỉ. Hậu quả của vụ va chạm làm chiếc Mont-Blanc bốc cháy và nổ tung. Vụ nổ gây ra một cơn sóng thần, và một làn sóng sung kích trong không khí.
1929 - Trận sóng thần Newfoundland
Ngày 18 tháng 11 năm 1929, một trận động đất mạnh 7.2 độ xảy ra bên dưới Dốc Laurentian tại Grand Banks. Chấn động được cảm nhận thấy tại khắp các tỉnh bang vùng Atlantic ở Canada và đến tận Ottawa ở phía tây cũng như Claymont, Delaware ở phía nam. Hậu quả là sau 2½ giờ một cơn sóng thần cao hơn 7 mét tràn vào bán đảo Burin trên bờ biển phía nam Newfoundland, 28 người thuộc nhiều cộng đồng dân cư đã thiệt mạng.
1946 - Trận sóng thần Thái Bình Dương


Người dân Hawai'i chạy trốn trước một cơn sóng thần đang ập vào Hilo, Hawai'i
Ngày 1 tháng 4 trận sóng thần do vụ Động đất quần đảo Aleut gây ra giết hại 165 người tại Hawaii và Alaska dẫn tới việc hình thành hệ thống cảnh báo sóng thần (cụ thể là Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương), được thành lập năm 1949 giám sát cho các quốc gia vùng Thái Bình Dương. Tại Hawaii cơn sóng thần được gọi là "Sóng thần Ngày Nói dối" vì mọi người đã tin rằng cảnh báo sóng thần là một trò đùa Ngày Nói dối.
1960 - Trận sóng thần Chile
Trận Động đất Lớn Chile với cường độ 9.5 độ Richter là trận động đất mạnh nhất từng được ghi lại. Tâm chấn nằm ngoài khơi Trung Nam Chile, gây ra một trong những trận sóng thần có sức tàn phá lớn nhất thế kỷ 20.
Cơn sóng trải dài khắp Thái Bình Dương, với những con sóng đo được tới 25 mét. Đợt sóng đầu tiên ập tới Hilo, Hawaii sau khoảng 14.8 giờ từ khi nó được hình thành ngoài khơi Trung Nam Chile.
Đợt sóng cao nhất tại Vịnh Hilo đo được khoảng 10,7 m (35 ft.). 61 người thiệt mạng với nguyên nhân được cho là do không để ý tới những hồi còi báo động. Khi sóng thần tràn vào Onagawa, Nhật Bản, 22 giờ sau trận động đất, chiều cao sóng đạt 3 mét trên mực thủy triều đang dâng cao. Số lượng người chết do vụ động đất và cơn sóng thần sau đó được ước lượng trong khoảng 490 tới 2.290.
1963 - Thảm họa Đập Vajont
Hồ chứa nước phía sau Đập Vajont phía bắc Ý đã bị một trận lở đất lớn lao xuống. Một cơn sóng thần phát sinh quét qua đỉnh đập (nhưng không làm vỡ nó) lao xuống thung lũng bên dưới. Gần 2.000 người thiệt mạng.
1964 - Trận sóng thần Ngày thứ Sáu Tuần thánh
Sau Trận động đất Ngày thứ Sáu Tuần thánh cường độ 9.2 độ, một cơn sóng thần đã tấn công Alaska, British Columbia, California và các thị trấn ven bờ biển Tây bắc Thái Bình Dương, khiến 121 người chết. Những cơn sóng cao tới 6 mét, và giết hại 6 người ở Crescent City, California.
1976 - Trận sóng thần Vịnh Moro
Ngày 16 tháng 8 năm 1976 lúc 12:11 sáng, một trận động đất 7.9 độ xảy ra ở đảo Mindanao, Philippines. Nó tạo ra một cơn sóng thần tàn phá hơn 700 km bờ biển quanh Vịnh Moro ở phía Bắc biển Celebes. Ước lượng số người chết trong thảm họa này lên tới 5.000 người, 2.200 người mất tích hay được cho đã chết, hơn 9.500 người bị thương và tổng cộng 93.500 trở thành vô gia cư. Nó cũng đã tàn phá các thành phố và thị trấn như Thành phố Pagadian, Zamboanga del Sur, Thành phố Zamboanga, Basilan, Sulu, Sultan Kudarat, Maguindanao, Thành phố Cotabato, Lanao del Sur và Lanao del Norte.
1979 - Trận sóng thần Tumaco
Một trận động đất mạnh 7.9 độ đã xảy ra ngày 12 tháng 12 năm 1979 lúc 7:59:4.3 (UTC) dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Colombia và Ecuador. Trận động đất và cơn sóng thần do nó gây ra đã phá hủy ít nhất năm làng cá và cái chết cảu hàng trăm người tại tỉnh Nariño Colombia. Chấn động được cảm nhận thấy tại Bogotá, Cali, Popayán, Buenaventura và nhiều thành phố khác tại Colombia và tại Guayaquil, Esmeraldas, Quito cũng như nhiều vùng khác tại Ecuador. Khi Sóng thần Tumaco tràn lên bờ, nó phá hủy trầm trọng thành phố Tumaco, cũng như các thị trấn El Charco, San Juan, Mosquera và Salahonda trên bờ biển Thái Bình Dương của Colombia. Tổng số nạn nhân trong thảm họa này là 259 người chết, 798 người bị thương 95 người mất tích hoặc được cho là đã chết.
1993 - Trận sóng thần Okushiri
Một trận sóng thần có sức tàn phá lớn đã xảy ra ngoài khơi Hokkaido Nhật Bản sau một trận động đất ngày 12 tháng 7 năm 1993. Kết quả, 202 người trên hòn đảo nhỏ Okushiri thiệt mạng và hàng trăm người mất tích hay bị thương. Thêm nữa, hàng trăm triệu chú chim cảnh, mèo và chó cũng thiệt mạng.
2004 - Trận sóng thần Ấn Độ Dương
Bài chi tiết: Thảm họa Sóng thần Ấn Độ Dương


Hoạt hình Trận Sóng thần Indonesia 2004 từ NOAA/PMEL Chương trình Nghiên cứu Sóng thần
Trận động đất Ấn Độ Dương 2004, với cường độ được ước lượng khoảng từ 8.90-9.30 trên thang độ Richter (cường độ hiện vẫn chưa được thống nhất, nhưng đa số cho rằng là lớn hơn 9.0 Richter), đã gây ra một loạt những cơn sóng thần khủng khiếp ngày 26 tháng 12 năm 2004 giết hại khoảng 230.000 người (gồm 168.000 người tại riêng Indonesia), biến nó trở thành trận sóng thần gây nhiều thiệt hại nhân mạng nhất trong lịch sử[7]. Cơn sóng thần giết hại người dân ở cả vùng lân cận trận động đất tại Indonesia, Thái Lan và bờ biển tây bắc Malaysia cho tới những nơi cách xa hàng nghìn kilômét tại Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và thậm chí tới cả Somalia, Kenya và Tanzania ở Đông Phi. Thảm họa đã dẫn tới một chiến dịch quyên góp toàn cầu hỗ trợ cho các nạn nhân, với hàng tỷ dollar đã được quyên góp.
Không giống như Thái Bình Dương, không hề có một trung tâm cảnh báo sóng thần nào đặt tại Ấn Độ Dương.


viethoaiphuong
#27 Posted : Thursday, March 4, 2010 4:48:23 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Bão Xynthia quét qua Tây Âu, ít nhất 62 người thiệt mạng


Bão Xynthia quét qua Tây Âu, ít nhất 62 người thiệt mạng


TT-TT - Chính phủ Pháp ngày 1-3 tuyên bố tình trạng thảm họa khi một cơn bão mạnh quét qua phía tây châu Âu làm ít nhất 62 người thiệt mạng và đe dọa tiếp tục gây nhiều thiệt hại với gió mạnh và mưa lớn.
Reuters cho biết Pháp là nước phải trả giá nặng nề nhất cho cơn bão với 50 người thiệt mạng, nhiều người bị mất tích và hàng chục người bị thương. “Đây là một thảm họa quốc gia và chính phủ xin gửi lời chia buồn đến những nạn nhân và người thân của họ” - Thủ tướng Pháp FranÇois Fillon bày tỏ. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy có mặt tại những khu vực bị tàn phá trong ngày 1-3.
Theo Hãng France 24, hơn 1 triệu nhà bị mất điện, đường sá ngập lụt và giao thông hàng không bị ảnh hưởng nặng bởi cơn bão trong ngày 28-2. Bộ Nội vụ Pháp cảnh báo thiệt hại có thể sẽ gia tăng do triều cường tiếp tục tăng cao. Đến nay chính phủ đã ra lệnh cứu trợ khẩn cấp khoảng 1,4 triệu USD, miễn thuế cho người dân và gửi hơn 3.000 nhân viên cứu hộ đến khu vực.
Cơn bão từ Đại Tây Dương đổ bộ vào Pháp ngày 27-2 sau khi hoành hành tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha làm bốn người thiệt mạng, bốn người khác ở Đức thiệt mạng do bị cây đè. Sức gió giật đo được đến 200km/giờ tại thủ đô Paris. Các nước lân cận như Hà Lan, Bỉ cũng bị ảnh hưởng. Thiệt hại của cơn bão ước tính có thể lên đến hàng tỉ USD. Xynthia là cơn bão mạnh nhất ập vào nước Pháp kể từ trận bão năm 1999 làm hơn 90 người chết.

TRẦN PHƯƠNG

Theo : TT
viethoaiphuong
#28 Posted : Thursday, March 11, 2010 7:18:03 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
"Sáng hôm nay 3 trận động đất lại tiếp tục ở Chile với cường độ 7, 6.9, 6.0 20 phút trước giờ nhậm chức của tân tổng thống xứ này, ông Sebastian Pinera. Các chấn động hôm nay không có thiệt hại gì đáng kể so với trận động đất 8.8 vào ngày 27/2 làm chết 700 người và thiệt hại vài chục tỉ đô la để tái thiết . Theo nghiên cứu thì trận động đất này đất này đã làm thành phố city of Concepcion di chuyển vế hướng tây ít nhất là 10 feet (khoảng 2 mét) thủ đô nước này, Santiago, move 11 inches về hướng Tây-Tây nam ...

Cũng trong tuần này thứ Hai 8/3 một trận động đất tại miền Nam Turkey với cường độ gần 6.0 đã làm chết hơn 50 người miền núi phía đông nam. Vào năm 1999 nước này đã bị một trận động đất khá lớn giết chết hơn 20 ngàn người .

Các trận động đất gần đây cho thấy sự chuyển động của các tầng nham thạch có lẽ là nguyên nhân chính gây ra các trận động đất . Tại California, một vài tấm ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy có một vết nứt khổng lồ của trái đất phải nhìn từ xa mới thấy .

Nếu vết nứt này càng ngày càng lớn dần và động đất vẫn tiếp tục xảy ra ....nguy cơ trái đất sẽ vỡ làm 2 mảnh và thành 2 nửa quả đất cách xa nhau hàng triệu km ....Lúc đó chẳng biết ai trong chúng ta sẽ ở nửa mảnh nào Xin hãy đối xử với nhau hết lòng khi còn chung trong trái đất này ..." - ĐQ



"Anh ĐQ nói thật đúng, vì vậy khi mình sống, mình nên sống cho trọn kiếp con người, để mai đây, khi ánh bình minh trở lại, mình không còn may mắn trở lại trên cõi đời này, mình không phải hối tiếc cho những gì đã muốn làm cho ngày hôm qua mà mình thiếu xót. Hãy để cho lòng mình luôn luôn hạnh phúc, với nụ cưởi nở trên môi, sẽ cho mình đầy đủ nghị lực, trải qua tất cả những trở ngại và thử thách trong đời. Thật là tội nghiệp cho những nạn nhân trên thế giới qua những trận động đất như thế. Khi xem phim 2012, thấy sự tàn phá của những trận đại hồng thủy tàn phá trái đất, tiêu diệt loài người, đưa đến tận thế, mình tự hỏi : "Is that possible?", và câu trả lời là "may be, yes, and are we ready?".- AT seattle

* từ nhà MGP
viethoaiphuong
#29 Posted : Monday, April 5, 2010 5:52:41 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Động đất tại phía tây Mexico

Động đất tại phía tây Mexico

SLIDE SHOW CUỐI TRANG

tka23 post


Một trận động đất với cường độ 7.2 đã xảy ra trên bán đảo Baja California của Mexico làm cho hai người bị thiệt mạng.

Trận động đất này đã làm sập nhà dân tại thành phố Mexicali, và chính quyền địa phương đã ban hành tình trạng khẩn trương.

Theo cơ quan thăm dò địa chất của Hoa Kỳ, cơn địa chấn đầu tiên xảy ra vào lúc 1540 giờ địa phương (2240 GMT), và tâm điểm ở 26 cây số về phía tây nam của thành phố Guadalupe Victoria trên bán đảo Baja California.

Các viên chức nói rằng đây là trận động mạnh nhất từ nhiều năm nay tại vùng này.

Cơ quan thăm dò địa chất của Hoa Kỳ nó rằng khoảng 20 triệu người đã cảm nhận được các cơn địa chấn lần đầu từ năm 1992.

Kiểm tra cầu đường

Các viên chức Mexico cho biết một người đã thiệt mạng khi căn nhà của người này sập ở vùng ngoại ô của thành phố Mexicali, gần tâm điểm của trận động đất.

Một người khác đã bị thiệt mạng vì bị xe hơi cán qua người khi ông thoát ra khỏi nhà.

Các toán cứu hộ với dụng cụ đào xới và chó nghiệp vụ đã được huy động đến vùng bị nạn tại Mexicali gần thành phố Tijuana.

Chính quyền địa phương đã ban hành tình trạng khẩn trương tại Mexicali, một thành phố có khoảng 900.000 cư dân.

Tại Hoa Kỳ, nhân viên cứu hỏa đã được điều động để kiểm tra đường xá, cầu cống và hệ thống dẫn điện.

Trung tâm giải trí Disneyland tại California đã tạm thời ngưng hoạt động.

BBC

====

Hàng chục triệu người tại hai quốc gia và tại ba tiểu bang cảm giác được cơn chấn động của động đất 7.2 độ tại Nam California
Trần Thị Sông Dinh,


Photo courtesy: AP

Chiều chủ nhật, vào lúc 3 giờ 40, một trận động đất lớn tới 7.2 độ đã nổ ra tại thành phố Mexicali, thành phố thương mại sầm uất nằm ngay biên giới của Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ, và có tâm chấn nằm sâu đến 10 cây số và tiếp theo là 3 cơn hậu chấn lớn chỉ trong vòng 1 giờ với cường độ 5.1, 4.5 và 4.3 độ.

Có thể có tới 20 triệu người cuả hai quốc gia Mễ Tây Cơ và Hoa Kỳ cùng với dân chúng của ba tiểu bang Hoa Kỳ nhất là California, cảm thấy được trận động đất này.

Cho đến giờ phút này, có một người Mễ Tây Cơ bị chết do nhà sập tại ngoại ô thành phố Mexicali, và tin tức cho biết là có nhiều người bị kẹt trong những căn nhà bị sập. Nhiều toán cấp cứu với chó đánh hơi và vật dụng đào xới đã được cử đến khu vực này, thế nhưng, do đường sá bị đất chuồi, nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

300 bệnh nhân của bệnh viện tổng quát tại thành phố Mexicali đã được chuyển sang bệnh viện khác vì bệnh viện này không có nước và điện. Khắp thành phố không có điện và điện thoại thì gần như không liên lạc được.

Tại thành phố Calexico của Hoa Kỳ nằm sát biên giới thì khi màn đêm buông xuống thì có nhiều báo cáo thiệt hại, nhưng không có ai bị thương tại thành phố 27 ngàn dân này. Tại Calexico, nhiều tòa nhà bị sập, các đường ống dẫn gas bị xì và một số đường dẫn nước bị hỏng. Các lực lượng cảnh sát được tăng cường tuần tiểu ở thành phố này.

Chấn động còn gây ra những thiệt hại xa hơn. Tại thành phố San Diego, cách tâm chấn khoảng 100 dặm, người ta phải di tản khách tại khách sạn Sheraton và Marina sau khi phát hiện những vết nức trên sàn, thế nhưng sau đó khách được trở lại. Nhiều nơi tại San Diego còn bị vỡ kính, vỡ ống nước, nhà cửa bị xê dịch và hư hại…

Đây là cơn chấn động lớn kể từ sau cơn chấn động 7.3 độ vào năm 1992. Sau đó, cũng có hai cơn chấn động ở mức 7.2 độ.

Trần Thị Sông Dinh

CLIDE SHOW
http://news.yahoo.com/np...ents/us/040510bajaquake


viethoaiphuong
#30 Posted : Wednesday, April 14, 2010 10:24:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

EARTHQUAKE PREDICTION -- DỰ BÁO ĐỘNG ĐẤT Ở CALIFORNIA

Apr 14 - Apr 19; Earthquake risk in California

http://quakeprediction.com/
viethoaiphuong
#31 Posted : Thursday, April 22, 2010 7:53:32 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Spectacular footage from above the volcanic crater

http://www.youtube.com/v...dDesUPkMo&hl=en_US&fs=1



Iceland volcano eruption March 2010

http://www.youtube.com/v...dOH9GayVw&hl=en_US&fs=1



Ash grounds flights in UK and Northern Europe

http://www.youtube.com/v...-T_jnRycM&hl=en_US&fs=1



Raw Video: Icelandic Volcano Erupts for 2nd Time

http://www.youtube.com/v...T0KfDVfko&hl=en_US&fs=1


Iceland Volcano Pictures (19th April 2010)




viethoaiphuong
#32 Posted : Wednesday, April 28, 2010 7:16:06 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
THIÊN TAI KHỦNG KHIẾP NĂM 2010

tka23 post

Số người chết vì thiên tai trên toàn cầu hàng năm thay đổi lớn và thường có xu hướng tăng. Các chuyên gia về thiên tai cho rằng sự tăng ấy một phần là do dân chúng tập trung vào đô thị.

Một năm xấu với các thiên tai xảy ra liên tiếp và số người chết cao bất thường.

Chỉ mới vài tháng đầu năm 2010, Thiên nhiên đã gây ra những thiên tai dồn dập, thiệt hại lớn về người và của. Từ những trận động đất ở : Haiti, Chile đến Indonesia và Trung Quốc, từ những trận bão tuyết ở Mỹ đến mùa đông lạnh bất thường ở nhiều nơi, đều là những hiện tượng trái quy luật thông thường. Các đợt khô hạn lớn và nắng nóng đang ở phía trước…

Số người chết do thiên tai trong 4 tháng qua đã lên tới trên 300.000 người, vượt xa con số trung bình của những năm bình thường khác. Trong thập kỷ đầu tiên (2001-2010), số người chết do thiên tai trung bình hàng năm là 78.000 người, theo số liệu của ISDR (United Nations International Strategy for Disaster Reduction). Trong thập kỷ 1990, số người chết do thiên tai là 43.000 người/năm, và thập kỷ 1980 là 75.000 người/năm. Các chuyên gia về thiên tai nhận định sự tăng như vậy có nguyên nhân một phần là dân số tập trung ngày càng nhiều về đô thị.

Năm (2009), số người chết vì thiên tai hàng năm thập hơn con số trung bình trong tòan thập kỷ, chỉ là chỉ là 10.416 người, là chết do động đất 7,8 độ Richter ở Sumatra, Indonesia vào ngày 30-9.

Trận động đất ở Haiti không hiểu đã phải là chiếm kỷ lục về số người chết của năm 2010 chưa với ít nhất có 220.000 người trong tổng số dân ít ỏi của nước này là 9 triệu người, tương đương con số của trận sóng thần năm 2004 tại Ấn Độ dương.

Ông Kathleen Tierney, giáo sư xã hội học kiêm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các rủi ro thiên nhiên thuộc Trường ĐH Colorado (Hoa Kỳ) đã gọi trận động đất ở Haiti là “thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất trong thời hiện đại”. Ông nói:

"Trận động đất ở Haiti là một tai họa thực sự, thuộc loại chúng ta chưa từng chứng kiến trong Lịch sử về tác động to lớn của nó đến số phận của cả một quốc gia”. Thiệt hại của trận động đất ở Haiti được ước tính lên tới từ 8 đến 14 tỷ đôla (theo Ngân hàng Liên Mỹ) là một số tiền quá to lớn đối với một nước nghèo nhất trên thế giới.


Trận động đất ở Haiti là “thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất trong thời hiện đại”.

Những thiên tai đáng chú ý nhất năm 2010:

- Trận động đất ở Chile: Với mức địa chấn 8,8 độ Richter, là trận động đất có mức độ lớn thứ 5 được ghi nhận, làm thành phố Concepción bị di chuyển đến 3 mét về phía Tây. Nó đã làm chết từ 500 đến 700 người. Tổng số thiệt hại lên tới 15 tỷ đôla.

- Trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ: 6.0 độ Richter đã làm rung chuyển miền đông Thổ Nhĩ kỳ và làm chết trên 40 người.



- Bão tuyết ở Trung Quốc: Hàng loại các trận bão tuyết và băng giá đã xảy ra với mức độ trầm trọng hiếm thấy tại miền Tây của Trung Quốc như Tân Cương từ Tháng chạp năm trước. Bão ảnh hưởng đến hàng triệu người, gây ra cái chết của hàng trăm người và hàng vạn gia súc.

- Bão tuyết ở Washington: xảy ra vào tháng 2-2010 làm miền Đông bắc nước Mỹ với lượng tuyết dày chưa từng có, làm nhiều vùng mất điện với hàng nghìn tai nạn giao thông, thiệt hại riêng tạI Washington lên tới 45 triệu đôla.

- Một trận động đất 7,1độ Richter xảy ra hạt Ngọc Thụ trên độ cao 4.000 m ở phía Tây bắc thành phố Thanh Hải, tại khu Tự trị của người Tạng ngày 14-4-2010. Theo thống kê, số người chết đã lên tới trên 1.339 người chưa kể số người bị mất tích, số người bị thương là 11.744 người (trong đó có trên 1200 người cực kỳ nghiêm trọng), hầu như toàn bộ nhà cửa bị thiệt hại.


- Ngày 15-4 tro núi lửa, xuất phát từ một ngọn núi lữa dưới sông băng Eyjafjallaokull (Iceland) bao trùm châu Âu, lên tới độ cao 6 km, che phủ bầu trời khiến hàng vạn chuyến máy bay phải huỷ. Tuy không thiệt hại về người nhưng thiệt hại về kinh tế lên tới hàng tỷ đôla.

- Theo dự báo, mùa hè tới khô hạn sẽ xảy ra trên diện rộng ở rất nhiều nước kèm theo nắng nóng bất thường. Tình trạng đó sẽ gây mất mùa, đói kém, bệnh tật, gây tổn thất rất lớn về người và gia súc.

- Theo của Cơ quan khí tượng thuỷ văn Ấn Độ, mùa hè năm nay sẽ nóng hơn năm trước từ 4 đến 6 độ C ở miền Bắc và Trung Ấn Độ. Tin đầu tiên, trong ngày 18-4 vừa qua, tại New Delhi, nóng trên 43,7 độ C đã làm 80 người tử vong.

Nguồn: LiveScience
viethoaiphuong
#33 Posted : Saturday, May 22, 2010 9:01:16 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Máy bay Ấn Độ chở 169 người bốc cháy

22-5-2010

Một phi cơ của hãng Air India. Ảnh: mangalorean.com.
Một phi cơ Ấn Độ với 169 người trên khoang lao ra khỏi đường băng khi tìm cách hạ cánh ở thành phố Mangalore sáng nay và bốc cháy.
Đài truyền hình địa phương công bố hình ảnh phi cơ nằm trên bụng và khói tràn ra từ thân trong khi các nhân viên cứu hộ tìm cách dập lửa.
Theo ABC, quan chức an ninh sân bay hàng đầu của Ấn Độ là Rohit Katiyar cho biết chiếc máy bay của hãng hàng không quốc gia Air India cất cánh từ Dubai và mang theo 163 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn.
CNN dẫn lời V.S. Acharya, thủ hiến bang Karnataka, cho biết 6 - 7 người sống sót.
Công tác cứu hộ gặp cản trở vì khói từ đám cháy lan ra một vùng rộng và địa hình khu vực đó không bằng phẳng. Khoảng 30 chiếc xe cứu thương được điều động đến hiện trường.
Ngọc Sơn
* Tiếp tục cập nhật

At least 160 dead in India plane crash


10 mins ago
NEW DELHI (Reuters) – At least 160 people were confirmed dead in an Air India plane crash in southern India early on Saturday, officials said.
The accident occurred when the plane overshot the runway of the airport serving the city of Mangalore in Karnataka state. Indian television channels said the flight was coming in from Dubai.
"At least 160 passengers have died in the crash," V.S. Acharya, Home Minister of the southern state of Karnataka, told reporters.
A second official also confirmed that 160 people had been killed.
The plane was carrying 163 passengers and nine crew members. Officials had said earlier 169 people were on the plane.
"The plane apparently overshot the runway and has crashed. We have news that the plane caught fire after crashing," Rohit Katiyar, a top airport [COLOR=#366388! important][COLOR=#366388! important]security [COLOR=#366388! important]official[/color][/color][/color], told Reuters.
(Reporting by Bappa Majumdar; Editing by Jerry Norton)

'Chúng tôi không hy vọng sống sót'

"Máy bay rung lắc nhiều lần trước lúc rơi. Khi nó chạm đất tôi nghe thấy tiếng lốp nổ và máy bay lao ra khỏi đường băng. Khoảng 5 giây sau khói và lửa bốc lên khiến tôi khó thở", một hành khách sống sót trong vụ tai nạn máy bay tại Ấn Độ hôm nay kể lại.


Krishna, một trong những hành khách sống sót, gọi điện thoại trong bệnh viện ở thành phố Mangalore vào ngày 22/5. Ảnh: AP.

158 người thiệt mạng sau khi chiếc phi cơ Boeing 737-800 trượt khỏi đường băng tại thành phố Mangalore, Ấn Độ và lao vào một khu rừng gần đó rồi nổ tung. Ban đầu lực lượng cứu hộ tìm thấy 8 người sống sót.
Theo AFP, một sĩ quan cảnh sát Ấn Độ nói một cậu bé 7 tuổi được cứu ra khỏi xác máy bay trong tình trạng còn sống, nhưng sau đó nạn nhân đã chết. Như vậy số người còn sống chỉ còn là 7.
Umer Farooq, một người sống sót, kể với kênh truyền hình NDTV của Ấn Độ rằng anh nghe thấy tiếng lốp nổ khi máy bay chạm đất rồi nó lao vào rừng. Vài giây sau một tiếng nổ lớn vang lên và khói tràn ngập mấy bay khiến anh không nhìn thấy bất kỳ lối nào để thoát. Khi thân máy bay vỡ anh thấy cây cối qua một vết nứt và quyết định nhảy qua vết nứt đó.
"Một hành khách đứng ở phía trước tôi và cũng định nhảy, vì thế tôi đẩy anh ta ra ngoài nhưng anh ta lại bị vướng vào một sợi dây cáp. Tôi bị lửa thiêu ở mặt và hai tay khi gỡ dây cáp ra khỏi cơ thể hành khách kia", Umer Farooq, một người sống sót, kể với kênh truyền hình NDTV của Ấn Độ tại một bệnh viện. Khuôn mặt anh được phủ kem chống bỏng.
Pradeep G. Kotian, một hành khách 28 tuổi, cũng xác nhận có tiếng lốp nổ khi máy bay chạm đất.
"Chúng tôi không hy vọng sẽ sống sót. Máy bay rung lắc nhiều lần trước khi rơi. Khi nó chạm đất tôi nghe thấy tiếng lốp nổ và máy bay lao ra khỏi đường băng. Khoảng 5 giây sau khói và lửa bốc lên khiến tôi khó thở. Tôi nhìn thấy một cửa sổ bị vỡ và nhảy qua đó để thoát thân. Sau đó khoảng 10 phút máy bay nổ tung", BBC dẫn lời Pradeep.

Anh Pradeep G. Kotian trong một bệnh viện tại thành phố Mangalore, Ấn Độ. Ảnh: AP.

K.P. Manikutty, một hành khách may mắn khác, kể với tờ Press Trust of India rằng phi hành đoàn không đưa ra bất kỳ lời cảnh báo nào đối với hành khách nên anh nghĩ máy bay sẽ hạ cánh an toàn.
"Ngay sau khi chạm đất phi cơ nảy lên và đâm phải thứ gì đó. Thế rồi nó vỡ ở giữa thân và lửa bùng lên. Tôi cố gắng nhảy ra khỏi vết toác”, anh nói.
Một hành khách có tên Krishna nói với BBC rằng anh và 4 người nhảy qua vết toác ở thân máy bay.
"Trong lúc hạ cánh máy bay chệch hướng và đâm phải thứ gì đó. Lửa bùng lên và chúng tôi nhảy ra. Chúng tôi ra khỏi rừng và gặp một số người gần một đường ray. Họ đưa chúng tôi tới bệnh viện", Krishna kể.
Hành khách Stalin Mayakutti có thể là một trong những người cùng nhảy ra ngoài máy bay cùng với Krishna.
"Máy bay rơi khi chuẩn bị đáp xuống đường băng. Nó rung lắc và phi công liên tục hãm phanh. Đột nhiên lửa bùng lên và máy bay vỡ thành nhiều mảnh. Tôi nhảy ra ngoài khi phi công hãm phanh. 4 hành khách khác cũng nhảy xuống cùng tôi", Mayakutti nhớ lại.
Abdul Puthur, hành khách trở về thăm nhà sau 5 tháng làm việc tại Dubai, kể: “Một trong những hành khách ngã vào đám cháy, còn tôi cùng một người khác chạy xuyên qua vết toác khi thân máy bay vỡ làm đôi. Tất cả mọi việc chỉ diễn ra trong vài giây. Tôi nhìn thấy một người nữa và chúng tôi cùng đi bộ khoảng 20 phút trong rừng. Sau đó người dân địa phương xuất hiện và giúp chúng tôi”.
Minh Long
viethoaiphuong
#34 Posted : Saturday, May 22, 2010 11:40:26 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Động Đất Cách Đây Vài Phút

22/05/2010



Động đất rung chuyển San Diego lúc 10:32AM sáng nay, phỏng đoán khoảng 5.5 đến 6. HNPD đang theo dõi , có tin gì mới sẽ loan báo sau.


Động đất xảy ra tại El Centro lúc 10:33AM ngày Thứ Bảy 22/05/2010
viethoaiphuong
#35 Posted : Wednesday, May 26, 2010 5:44:50 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Ba Lan chìm trong nước lũ


Ba Lan đang phải đối đầu với trận lũ lịch sử. Mực nước sông Wisła được ghi nhận là cao nhất trong vòng 160 năm trở lại đây với thiệt hại sơ bộ nhiều hơn so với trận lũ năm 1997. Đê vỡ, một số vùng phía nam chìm trong nước. Thiệt hại theo tính toán ban đầu vào khoảng hơn 3 tỉ Euro và con số này còn tăng lên nữa.
Tại Płock, thành phố cách Warsaw 100km, nước ngập lên tới mái nhà. Chính quyền phải dùng trực thăng di chuyển dân ra khỏi các vùng ngập lụt.[/justify]

































[IMG]http://www.danchimviet.com/wp-content/uploads/2010/05/z7924928XMost-Siekierkowski-w-czasie-fali-kulminacyjnej-na-1.jpg" alt=""/>

Nguồn: Gazeta.pl, PAP
viethoaiphuong
#36 Posted : Tuesday, August 3, 2010 5:41:01 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Bão từ có thể tấn công trái đất từ ngày 3/8/2010
03/08/2010 14:19:17



Một vụ nổ lớn vừa xuất hiện trên mặt trời và đám mây vật chất khổng lồ do vụ nổ gây nên có thể tới địa cầu vào bất kỳ thời điểm nào kể từ ngày 3/8.
Mô phỏng những quầng lửa thoát ra từ mặt trời. Ảnh: NASA
Telegraph cho biết, nhiều vệ tinh nhân tạo, trong đó có tàu Solar Dynamics Observatory của Mỹ, phát hiện vụ nổ lớn tại một điểm đen trên mặt trời vào ngày 1/8.
Các nhà thiên văn trên toàn cầu chứng kiến cảnh tượng những quầng lửa khổng lồ có kích thước tương đương trái đất bùng ra phía ngoài mặt trời.
Theo Newscientist, vụ nổ tạo một đám mây khổng lồ gồm các hạt mang điện tích mà các nhà thiên văn gọi là "sóng thần mặt trời" hay bão từ.
Giới khoa học lo ngại rằng, trận bão từ này sẽ phá hủy các vệ tinh, làm tê liệt hệ thống điện và thông tin liên lạc khắp toàn cầu nếu nó tấn công trái đất.
Theo cảnh báo của NASA, hệ thống điện của nước Anh có thể bị ảnh hưởng mạnh nhất, trong khi tín hiệu thông tin liên lạc dự kiến sẽ bị gián đoạn trong thời gian dài.
Tháng 6/2010, NASA từng cảnh báo trái đất sẽ hứng chịu "năm đại họa" sau khi một trận bão từ cực mạnh sẽ làm thay đổi toàn bộ cuộc sống trên trái đất vào năm 2013.
Theo đó, vào năm 2013, sau một "giấc ngủ say", mặt trời sẽ “tỉnh giấc” và bước vào giai đoạn hoạt động mạnh, tạo nên những cơn bão từ siêu lớn tấn công trái đất. Sức mạnh của trận bão từ này có thể tương đương với sức công phá của 100 quả bom hydro.
N.Đ (Tổng hợp)


========

Tìm hiểu bão mặt trời tác động đến trái đất ngày 3-4/8


03/08/2010 17:00
(VTC News) - Trong hai ngày qua, vệ tinh quan sát mặt trời Solar Dynamics Observatory của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã ghi nhận sự thay đổi của vật chất trên bề mặt của hành tinh mặt trời.
Các nhà thiên văn học nhận định rằng các luồng sáng cấp độ C3 (C3 class flare) mà các nhà khoa học gọi là bão mặt trời phát sinh từ hành tinh này từ hôm Chủ nhật (1/8) vừa qua sẽ tạo ra những quầng sáng kỳ ảo có màu đỏ, xanh vào đêm nay 3/8/2010 nếu quan sát ở khu vực phía bắc nước Mỹ.


Hình ảnh của mặt trời được ghi nhận ngày 1/8/2010.

Bão từ phát sinh từ mặt trời có hướng di chuyển thẳng về phía trái đất của chúng ta và có thể tác động tới trái đất trong hai ngày 3 và 4/8. Trang web của NASA nhận định đợt phun trào bão từ này có thể sản sinh ra khoảng 10 tỷ tấn (1016 gram) plasma.
Số plasma này di chuyển về phía trái đất với tốc độ khoảng 1 triệu dặm một giờ. Thời gian di chuyển từ mặt trời đến trái đất mất khoảng 3 đến 4 ngày. Đây cũng là thời điểm bão mặt trời có thể tác động đến trái đất như các nhà khoa học đã dự đoán (từ 1 đến 4/8).
Hai ngày mùng 3 và mùng 4 sẽ rõ rệt hơn khi lượng plasma đi gần về hành tinh của chúng ta.
Để tiếp cận đến trái đất, số plasma này phải trải qua một hành trình dài tương đương 93 triệu dặm với khoảng thời gian từ 3 đến 4 ngày kể từ khi phát sinh (1/8/2010).

Nhà thiên văn học Leon Golub cho biết bão plasma sẽ tác động đên trái đất vào sáng sớm ngày 4/8 (theo giờ Mỹ), ông này cho biết đây là đợt phun trào plasma vào vũ trụ theo quy luật 11 năm 1 lần của mặt trời.
NASA không nêu cụ rõ tác động của đợt bão từ này đến trái đất như thế nào, có nghiêm trọng bằng các đợt phun trào plasma trong quá khứ hay không.
Trong khi đó Trung tâm dự báo thời tiết không gian (Space Weather Prediction Center) lại nhận định rằng các hệ thống như năng lượng điện, vệ tinh, hàng không vũ trụ trên Trạm không gian quốc tế ISS hay các hệ thống định vị của các máy bay quân sự, dân sự trên trái đất sẽ không bị ảnh hưởng nhiều trong đợt phun trào plasma này – Theo tờ MSNBC.
Theo MSNBC, đợt bão từ (1 đến 4/8) sẽ không có tác động gây hại kinh hoàng như trận bão từ xảy ra vào năm 1989, khiến nước Mỹ và vùng Quebec của Canada thiệt hại nặng nề về hệ thống cung cấp điện.
Vào đêm nay trên bầu trời khu vực phía bắc nước Mỹ sẽ xuất hiện các luồng ánh sáng đỏ và xanh do tác động của plasma mặt trời cộng hưởng với từ trường của trái đất hình thành lên.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng không thể biết chính xác hiện tượng ánh sáng xanh, đỏ này sẽ được quan sát rõ nhất từ địa điểm nào ở bắc Mỹ.
Nhiều người theo học thuyết có ngày tận thế (Doomday) thì cho rằng đây sự khởi đầu của quá trình tàn phá của vũ trụ theo quy luật bí hiểm. Tuy nhiên, quan điểm này chưa được các nhà khoa học chân chính xác minh và kiểm chứng.
viethoaiphuong
#37 Posted : Wednesday, August 4, 2010 9:56:50 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Cực quang tuyệt đẹp sinh ra sau bão mặt trời


05/08/2010 09:15:36

- Hôm 1/8 trên Mặt trời đã phát sinh cơn bão cực lớn hướng thẳng tới Trái Đất với tốc độ khoảng 1 triệu dặm mỗi giờ và vượt qua quãng đường dài 93 triệu dặm.
Theo tính toán của các nhà khoa học, sau 3-4 ngày di chuyển bão Mặt trời sẽ tiếp cận Trái Đất tạo ra những quầng sáng kỳ ảo màu đỏ xanh kỳ ảo. Sáng ngày 4/8, bão Mặt trời đã tiếp cận Trái Đất tạo ra những ánh sáng xanh đỏ giống như hiện tượng cực quang ở hai cực của Trái Đất.
Được biết, địa điểm lý tưởng nhất để quan sát hiện tượng thiên nhiên ngoạn mục này là ở miền bắc nước Mỹ. Tuy nhiên, nó cũng đã được quan sát thấy ở Đan Mạch, Na Uy, Greenland, Đức, toàn bộ miền bắc Hoa Kỳ và Canada.
Hiện tượng kỳ ảo này được tạo ra bởi các hạt tích điện trong plasma sản sinh ra trong trận bão Mặt trời đã tương tác với từ trường Trái Đất sau đó nó được nặng lượng Mặt trời hút về phía các cực, nơi chúng va chạm với nguyên tử nito và oxy trong khí quyển.











Tuy nhiên, trái với lo lắng của các nhà khoa học dường như không có thiệt hại nào gây ra bởi hiện tượng trên giống các cảnh báo trước đó.
Theo các nhà khoa học của NASA, trong năm 2013 dự kiến Mặt trời sẽ đạt tới chu kỳ 11 năm và có thể sẽ sản sinh ra một cơn bão lớn hơn cơn bão lần này nhiều lần. Cơn bão trong tương lai có khả năng tàn phá các hệ thống điện điện trên Trái Đất.
Lịch sử thế giới đã nhiều lần ghi nhận các đợt tàn phá của bão Mặt trời ở Trái Đất. Những lần gần đây nhất xảy ra vào năm 1859 khi một trận bão Mặt trời đã phá hủy hệ thống dây điện báo trên khắp châu Âu và nước Mỹ. Cơn bão này gây hiện tượng cực quang bao phủ trên 2/3 diện tích Trái Đất trong một đêm và sáng hôm sau làm tê liệt tất cả các đường dây liên lạc và truyền thông toàn cầu, la bàn trở nên mất phương hướng, mạng điện báo ngừng hoạt động.
Gần hơn nữa là sự kiện năm 1989, trận bão nhỏ nhưng khiến lưới điện của nước nước Mỹ và vùng Quebec của Canada tê liệt trong suốt 9 giờ đồng hồ gây thiệt hại kinh tế hàng trăm triệu đô la.

viethoaiphuong
#38 Posted : Saturday, August 14, 2010 5:33:42 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Thảm họa cháy rừng ở Nga.

VIT - Những đám cháy trên các cánh rừng Nga bắt đầu bùng phát vào những ngày cuối tháng 7, sau hơn một tháng nước Nga phải chịu cảnh hạn hán và nắng nóng lên đến mức kỷ lục trong vòng 130 năm trở lại đây. Lớp mùn lá cây dày cùng những lớp than bùn bên dưới tạo ra những đám cháy ngầm khiến cho công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn.
Nga sở hữu diện tích rừng 800 triệu hecta, chiếm 22% diện tích rừng thế giới và 47% lãnh thổ Nga, trong đó rừng thông chiếm gần 70%. Từ bao đời nay, trong những cánh rừng mênh mông bạt ngàn đó, lá rừng rụng đầy rụng vơi lớp này đè lên lớp khác. Lâu ngày chúng tạo nên một lớp mùn dày và trở thành một thứ nhiên liệu. Ngoài ra, theo một số chuyên gia, trong nhiều thập kỷ trước, sau khi đã tát cạn các đầm lầy để tăng diện tích đất canh tác, do không trồng cây ngay sau đó, các khu vực này đã trở thành những đầm than bùn khô, dễ bốc cháy và rất khó dập tắt.
Lớp mùn lá cây cùng với các đầm than bùn trong rừng, chẳng khác gì những "quả bom cháy chậm". Do đó, khi có cháy rừng, lớp mùn và than bùng này cháy theo, âm ỉ bên dưới nền rừng. Cùng với thời tiết hanh khô, trời nóng kỷ lục, những đám cháy ngầm này là nguyên nhân chính làm cho công tác cứu hỏa giảm hiệu quả và kéo dài thời gian.

Dập lửa không xuể, thiệt hại nghiêm trọng
Rừng cháy, than bùn cháy theo, chính là “ lửa đổ thêm dầu”. Các đám cháy nhanh chóng lan rộng và bùng phát. Đến ngày 2/8, trên toàn LB Nga đã xảy ra 30 nghìn vụ cháy rừng và than bùn trên tổng diện tích gần 558 ngàn ha.



Các đám cháy rừng bùng phát trên khắp lãnh thổ nước Nga (Ảnh: Chinadaily)
Chính quyền buộc phải có các biện pháp mạnh mẽ. Chiều 2/8, Tổng thống Nga D. Medvedev đã ký sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp tại bảy vùng của LB, trong đó có Thủ đô Moscow. Thủ tướng Nga V. Putin đã kêu gọi chính quyền các cấp huy động mọi lực lượng vào việc chống cháy rừng.
Bộ Quốc phòng Nga đã điều động hơn bốn nghìn binh sĩ, khoảng 25 nghìn xe cơ giới cùng 200 máy bay tham gia dập các đám cháy rừng.

Nhưng nỗ lực của con người không chế ngự được thiên tai, các đám cháy liên tiếp bùng phát ở khắp nơi. Đến ngày 4/8, cháy rừng đã lan ra 22 chủ thể của nước Nga với tổng diện tích lên đến hàng trăm ngàn hecta. Một phần miền Trung nước Nga chìm trong khói lửa.


Khói bụi bao trùm cả Moscow (Ảnh: Chinadaily)

Thủ đô Moscow cũng bị ảnh hưởng mạnh. Khói bụi tràn vào thành phố khiến mức độ ô nhiễm ở thành phố này cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn an toàn, làm cho hàng trăm người đã mắc bệnh. Hàng chục chuyến bay phải hủy bỏ. Điện Kremlin chìm trong màn khói bụi.

Mọi nỗ lực cao nhất tiếp tục được huy động để cứu hoả. Được biết, chính quyền đã huy động gần 200.000 người gồm cả binh lính và 20.000 đơn vị máy móc để phục vụ chữa cháy trên toàn quốc.
Tuy vậy, các đám cháy vẫn chưa chịu dừng lại. Cho đến ngày 9/8, các vệ tinh của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vẫn tiếp tục ghi nhận hàng trăm đám cháy mới tại nhiều nơi ở Nga mặc dù Nga đã công bố tình hình các đám cháy đang dịu lại.


Hình ảnh vệ tinh khoanh vùng các "điểm nóng".

Đích thân Thủ tướng Putin tham gia chỉ đạo và tiến hành công tác cứu hoả. Thậm chí ông đã trực tiếp bay trên những đám cháy và xả nước xuống để dập lửa. Sự kiện này đã thể hiện quyết tâm cao nhất của toàn thể nhân dân Nga khắc phục thiên tai.

Cháy rừng đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trên toàn bộ lãnh thổ nước Nga. Ngày 10/8, báo chí Nga cho biết, đã có ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 3.500 người khác rơi vào cảnh "màn trời chiếu đất”, thiệt hại về tài sản ước tính 15 tỷ USD, tương đương 1% GDP của nước này.
Trong khi đó, cơ quan khí tượng thủy văn của Nga dự báo, tình trạng nắng nóng, hạn hán ở Nga sẽ còn kéo dài đến hết tháng 8 và đây là điều kiện thuận lợi để cháy rừng tiếp tục bùng phát

Hậu quả nặng nề
Vụ cháy rừng lịch sử này không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng về nhân mạng, kinh tế, mà còn để lại những hậu quả trực tiếp và lâu dài trên nhiều lĩnh vực, nhất là về môi trường sinh thái.
Được biết, sản lượng ngũ cốc của Nga sẽ bị sụt giảm khoảng 1/5, làm giá lúa mì trên thị trường quốc tế tăng vọt. Thủ tướng V. Putin đã phải ban lệnh cấm xuất khẩu lúa mì trong 4 tháng (từ 15/8 đến 31/12) vì lo ngại thiếu lương thực.
Nhật báo kinh doanh Kommersant nói rằng, cháy rừng khiến giá ngũ cốc tăng cao và có khả năng kéo theo tăng lạm phát dẫn đến giảm tăng trưởng kinh tế. Thậm chí, dư luận còn cho rằng giá bia có thể tăng do cháy rừng ở Nga.
Một điều đáng lo ngại nữa là cháy rừng đã khiến đồng ruộng ở Nga bị phá hủy, đe doạ an ninh lương thực. Mặt khác, khói bụi do cháy rừng cũng đang đe dọa môi trường toàn nước Nga, làm phát sinh dịch bệnh.
Cháy rừng ở Nga còn gây nguy cơ tái nhiễm phóng xạ Chernobyl: Do cháy rừng, các phân tử phóng xạ đã thấm vào đất có thể bị đẩy lên không trung một lần nữa và chúng có thể bị gió đẩy đi xa. Theo người phát ngôn Bộ tình trạng khẩn cấp Nga ngày 11/8, vào tuần này ít nhất 6 đám cháy rừng đã xảy ra ở vùng Bryansk, vùng đã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong thảm họa Chernobyl hơn 20 năm về trước.
Không chỉ riêng Nga gánh chịu hậu quả. Ngày 10/8, các nhà khoa học thuộc Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã tuyên bố, những vụ cháy rừng dữ dội chưa từng có xảy ra tại Nga, làm gia tăng lượng khí cacbon thải vào bầu khí quyển, có thể dẫn đến việc tiếp tục đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.


Các đám cháy rừng ở Nga đang đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu

Hoạ từ con người?
Các nhà khoa học cho rằng trái đất nóng lên có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nắng nóng và khô hạn kỷ lục ở Nga trong thời gian qua, và đó chính là “thủ phạm giấu mặt” gây ra các đám cháy rừng ở Nga cũng như những thiên tai liên tiếp khác trên thế giới trong thời gian gần đây.
Không chỉ có thế, giới chuyên gia cũng cho rằng, nguyên nhân gây ra thảm hoạ cháy rừng tại Nga năm nay còn do việc cải cách hành chính nóng vội và thiếu cân nhắc trong công tác quản lý rừng của chính quyền.
Được biết, dưới thời Liên Xô, việc giám sát rừng bao gồm ba vòng đai an toàn: Lực lượng bảo vệ rừng thường xuyên đi tuần tra, hệ thống trạm canh, các máy bay bảo vệ rừng thường xuyên bay tuần tra. Hệ thống tổ chức đó không những giúp phát hiện, chữa cháy kịp thời, hiệu quả mà cón giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng.
Còn nay rừng giống như đứa trẻ bị bỏ rơi: không còn được nhà nước cũng như khu vực tư nhân quan tâm. Các chuyên gia nghiên cứu cho biết, theo luật kiểm lâm năm 2007 của Nga, trách nhiệm theo dõi và kiểm tra rừng chủ yếu thuộc về các nhà khai thác tư nhân. Tình trạng đó dẫn tới thiếu đủ thứ để chăm sóc bảo vệ rừng như kinh phí, chuyên gia giỏi… và tình trạng “cha chung không ai khóc” là không tránh khỏi.
Chính sách trước đây cũng phần nào chịu trách nhiệm gây ra những đám cháy rừng hôm nay!
Nhật báo Nga Vedomosti dẫn lời nhà phân tích chính trị Kremlin Glev Pavlovsky nói rằng, các nhà lãnh đạo Nga đã không chuẩn bị cho thảm họa cháy rừng lần này.
NVC (Tổng hợp)
viethoaiphuong
#39 Posted : Saturday, August 14, 2010 5:43:08 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Thảm họa lở đất tại Trung Quốc

Cập nhật lúc 16h31" , ngày 12/08/2010 -
(VnMedia) - Ngày 8/8, một trận lở đất kinh hoàng đã xảy ra ở trung tâm quận Zhouqu tỉnh Gansu khiến cho hàng ngàn người thiệt mạng, hàng trăm ngôi nhà đã bị lũ bùn cuốn phăng.


Vụ lở đất hầu như đã chôn vùi toàn bộ một góc của quận Zhouqu thuộc tỉnh Gansu, phía bắc Trung Quốc dưới độ sâu hàng mét đất đá. Ban đầu các nỗ lực cứu hộ đã bị cản trở do nền đất quá mềm các trang thiết bị máy móc không thể hoạt động.

viethoaiphuong
#40 Posted : Sunday, August 15, 2010 5:47:31 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Paksitan hủy bỏ mọi lễ lạc mừng quốc khánh

VOA-Thứ Sáu, 13 tháng 8 2010


Hình: AP - Dân chúng trong vùng bị lụt đi tìm nơi trú ngụ

Paksitan đã hủy bỏ mọi lễ lạc chính thức dành cho ngày lễ Độc lập vào thứ Bảy vì các trận lũ lụt tàn phá, tác hại cho chừng 14 triệu người trên toàn quốc, lấy đi mạng sống của khoảng 1.600 người và hủy hoại hoặc gây thiệt hại cho hơn 700.000 căn nhà.
Tổng thống Asif Zardari, bị nhiều lời chỉ trích vì đã thực hiện chuyến công du châu Âu trong lúc thiên tai hoành hành, sẽ dùng ngày này để đi thăm những nơi bị thiệt hại nặng vì lũ lụt.
Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc dự tính đến Pakssitan để đi thăm một vòng những nơi bị lụt nặng và để bày tỏ sự yểm trợ của cộng đồng thế giới. Tuy nhiên việc dàn xếp cho chuyến đi của ông vẫn chưa xong.
Hôm thứ Sáu các cơ quan cứu trợ cho biết tầm mức của trận lụt vẫn chưa được xác định, và rằng họ đang gia tăng đáp ứng.
Ông Jacques de Maio, giới chức hội Chữ Thập Đỏ, hôm thứ Sáu đưa ra cảnh báo rằng có thể sẽ có một đợt thiệt hại nhân mạng thứ nhì vì các chứng bệnh do nước nhiễm bẩn gây ra khi mà dự báo thời tiết cho hay sẽ có thêm những trận bão thổi tới.
Có đến một nửa diện tích toàn quốc bị nhận chìm trong nước lụt, gây thiệt hại mùa màng, và tại một số nơi, đã mất đến 80% gia súc.
Liên Hiệp Quốc cho biết đã nhận được 20% trong số 460 triệu đô la viện trợ khẩn cấp mà cơ quan này yêu cầu.
Cho đến nay Washington đã giúp 76 triệu đô la cho công cuộc cứu trợ tại Pakistan.
Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới Robert Zoellick nói rằng có thể trận lụt đã gây thiệt hại mùa màng đến 1 tỉ đô la, tạo khó khăn dài hạn cho nền kinh tế của Pakistan.
Users browsing this topic
Guest (9)
13 Pages<1234>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.