Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages123>
ĐÔNG DU KÝ
Binh Nguyen
#1 Posted : Friday, August 22, 2008 4:00:00 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
TẠP GHI BÌNH NGUYÊN

CỜ VÀNG: DÒNG MÁU ĐỎ, DA VÀNG

Đọc những bài viết về lá cờ vàng ba sọc đỏ bay trên Yukon, một tỉnh nhỏ của phía Bắc Canada, nước mắt tôi lặng lẽ ứa ra, rơi xuống. Là con dân Việt Nam, một lần bỏ nước ra đi, nhiều lần chứng kiến những màu cờ, và những thể chế khác nhau, không biết làm cách nào để thắng được trong những cuộc đấu tranh nho nhỏ đó, tôi cảm thấy buồn! Buồn vì vẫn còn những kẻ u muội coi màu cờ máu là màu cờ đại diện cho dân chúng Việt Nam ở hải ngoại. Họ (những người ủng hộ màu cờ máu) ngạc nhiên tại sao người Việt ở đây lại hay biểu tình, hay tranh đấu để được giương ngọn cờ vàng, và nhất định phải là ngọn cờ vàng khi nói về dân tộc Việt Nam trên xứ người. Tại sao phải là ngọn cờ vàng?

Tôi nhớ những ngày ấu thơ, sinh ra ở miền Nam Việt Nam, tôi chỉ biết có một màu cờ vàng, với ba sọc đỏ, tượng trưng cho ba miền: Bắc, Trung, Nam, và là "dòng máu đỏ, da vàng" của người Việt Nam. Dòng máu đỏ chảy trong người thôi, chứ không nhuộm đỏ màu da của chúng tôi, và ý nghĩa đó đã được in lên màu cờ, nền vàng là da vàng, và ba dòng máu đỏ của ba miền Trung Nam Bắc. Còn bé, chúng tôi ngạo nghễ hát vang bài "Việt Nam quê hương ngạo nghễ" của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang: "... làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam, làm người ngang tàng điểm mặt mày cùng trần gian. Hỡi những ai gục xuống ngoi dậy hùng cường đi lên!" Nhưng ngày vui của bọn trẻ chúng tôi chẳng được bao lâu, khi cả Việt Nam bị "nhuộm đỏ", những câu hát của chúng tôi chợt tắt, và tắt cả một màu cờ!

Cái màu cờ không quan trọng, nhưng cuộc đời của chúng tôi bỗng dưng bị thay đổi hoàn toàn, từ no ấm thành đói khát, chụp giựt, bố mẹ thì đi tù chẳng biết vì lý do gì, xã hội chung quanh thì nhiễu nhương, thì tự nhiên màu cờ lại trở thành quan trọng! Chấp nhận màu cờ đỏ là chấp nhận chế độ Cộng Sản, chấp nhận thể chế đỏ, xã hội đỏ, coi "hồng" là hơn "chuyên", đối với tình người, chỉ có dùng bàn tay đỏ để giải quyết! Thế là, nhiều người Việt Nam , chối bỏ màu cờ đó, nhất định ra đi, sẵn sàng đối diện với cái chết, để tìm kiếm tự do nơi xứ người. Để rồi sau khi tới xứ người, sau bao nhiêu khó khăn để tạo dựng cuộc sống mới, sau bao nhiêu vật đổi sao dời, bỗng nhiên có người kêu chúng tôi cầm lại cờ màu máu, làm sao mà chúng tôi chịu cho được, chúng tôi đã chối bỏ nó rồi mà? Có những chuyện có thể quên được, nhưng chuyện đó người ta không thể nào quên, nó đã thấm vào trong máu, "dòng máu đỏ, da vàng", màu cờ, màu da, của chúng ta đó, làm sao quên được? Không thể nào quên!

Dòng máu đỏ, da vàng, kiêu hãnh là người Việt Nam, kiêu hãnh mình là người da vàng, thì nhất định phải giương ngọn cờ vàng, màu cờ tượng trưng cho sự tự do, cho sự chạy trốn chế độ Cộng sản, cho sự chạy trốn thể chế đỏ! Màu vàng với ba sọc đỏ tượng trưng cho dòng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho những người Việt nhưng không đang ở trên đất Việt, mà đang lưu vong ở xứ người.

Ngày 16 tháng 8 năm nay là ngày tổ chức hội chợ CNE (Canadian National Exhibition) hằng năm ở Toronto. Cũng như mọi năm hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi dân chúng đi tham dự diễn hành, để biểu dương màu cờ của người Việt Nam ở đây: màu cờ vàng! Phái đoàn Viêt Nam đi ngang qua khán đài để khai mạc CNE với ba người cựu quân nhân cầm ba lá cờ dẫn đầu, một lá cờ Canada với hình lá phong ở giữa, một lá cờ quân đội Việt Nam Cộng Hòa với hình huy hiệu của quân đội, và người ở giữa cầm lá cờ Việt Nam, với một nền vàng, và ba sọc đỏ. Tôi đi theo đoàn diễn hành. Đi, nhưng chỉ đi phía ngoài, lẫn trong đám khán giả đứng hai bên đường để chào đón đoàn diễn hành. Tôi thật vui và cảm động khi nhìn thấy nhiều người Canadian cũng như Việt Nam đang cầm lá cờ nhỏ màu vàng ở trong tay. À, thì ra, đã có người đi phân phát cho họ những lá cờ đó. Khi người xướng ngôn viên xướng tên phái đoàn Việt Nam lên, đoàn Việt Nam trang nghiêm đi ngang qua khán đài. Sau ba lá cờ mà tôi vừa nói trên, là sáu người phụ nữ Việt Nam thật đẹp trong bộ quân phục nữ quân nhân cầm lá cờ vàng ba sọc đỏ thật to đi nhịp bước theo nhịp trống của đoàn quân nhạc thiếu nhi Việt Nam ở Toronto.

Đội quân nhạc thiếu nhi này đã được hình thành vào ngày quốc hận năm nay. Đội ngũ của các em đã lớn mạnh thêm, đã đông hơn kể từ sau buổi diễn hành biểu dương ngọn cờ vàng vào ngày 30 tháng 4. Các em vẫn ngây thơ và hồn nhiên như lứa tuổi của mình, nhưng trên bộ quân phục của các em có ít nhất là hai hình của lá cờ vàng ba sọc đỏ, một tượng trưng cho dân tộc Việt Nam ở xứ tự do, một biểu tượng không còn mang tính chất "ngây thơ" nữa!

Da vàng, tóc đen thường bị người ta nhầm lẫn với người Trung Quốc, Đại Hàn hay Phi Luật Tân. Vì thế, sau mỗi câu đính chính: "Chúng tôi là người Việt Nam", chúng tôi lại chìa lá cờ vàng ba sọc đỏ cho họ coi. Những người Việt Nam với dòng máu đỏ da vàng, có thành Canadian chăng nữa, có mang quốc tịch Canada, hay Âu, Mỹ chăng nữa, vẫn cứ một hai tự hào "Tôi là người Việt Nam, và tượng trưng cho cộng đồng chúng tôi ở đây là lá cờ vàng."

Sẽ có bao nhiêu người Canadian hay người của sắc tộc khác trên thế giới nói chung, và đất nước Canada nói riêng, nhớ được màu cờ vàng là màu cờ của người Việt Nam tị nạn Cộng sản trên xứ người? Họ có thể nhớ hôm nay, ngày mai, nhưng sau đó họ có thể quên vì còn biết bao nhiêu màu cờ trên thế giới để nhớ! Nhưng người Việt Nam tị nạn ở xứ người thì không thể nào quên, vĩnh viễn không thể nào quên, không được phép quên, vì sao chúng ta có mặt ở nơi này!

Lẽ ra, bài viết nên ngừng ở đây, vì chuyện lá cờ nói hoài cũng không bao giờ hết. Nhưng mấy hôm nay, ngồi coi thế vận hội đang diễn ra ở bên Bắc Kinh, Trung quốc, các con tôi đưa ra một thắc mắc khiến tôi phải suy nghĩ. Các con hỏi nhau, sao người Canada đi thi thế vận hội, chỉ thấy người da trắng, hoặc lâu lâu có người da đen, chứ ít thấy người da vàng. Tôi suy nghĩ hết mấy phút rồi trả lời chúng rằng: Có thể họ cũng giống như mình, lúc nào cũng tự hào là người Việt Nam, không thể đại diện cho đất nước Việt Nam đi thi nữa, nên không còn màng đến chuyện đi thi chăng? Các con tôi nói xuôi theo, có thể là vậy, nhưng câu trả lời hình như không thỏa đáng lắm!

Thế rồi, cũng ngày thứ bảy vừa rồi, 16 tháng 8, 2008, Canada nhận được cái huy chương vàng đầu tiên trong môn đánh vật (wrestling), kết thúc sự chờ đợi mỏi mòn vì cả một tuần lễ không có một huy chương nào. Đồng thời cũng ngày hôm đó, nhận được thêm một huy chương bạc, và một huy chương đồng trong những bộ môn khác. Nhìn cô gái nhận được giải huy chương vàng đầu tiên cho Canada trong thế vận hội kỳ này, tôi lại bật khóc, nhưng không phải tôi khóc theo sự sung sướng của cô, mà vì cô mang họ HUỲNH. Với "dòng máu đỏ, da vàng", chắc chắn 99 đến 99.99% cô là một người Việt Nam tị nạn trên đất nước Canada này!

Bình Nguyên
Tháng 8, 2008.

oc huong
#2 Posted : Saturday, August 23, 2008 5:39:16 AM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

quote:
vì cô mang họ HUỲNH. Với "dòng máu đỏ, da vàng", chắc chắn 99 đến 99.99% cô là một người Việt Nam tị nạn trên đất nước Canada này!


Em này cho biết là: cha Việt, mẹ Tàu, sinh em ở Canada, cha mẹ là người Việt tị nạn.
Chị cũng rất hãnh diện về thành tích này của em.

Binh Nguyen
#3 Posted : Sunday, August 24, 2008 1:45:17 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi oc huong

quote:
vì cô mang họ HUỲNH. Với "dòng máu đỏ, da vàng", chắc chắn 99 đến 99.99% cô là một người Việt Nam tị nạn trên đất nước Canada này!


Em này cho biết là: cha Việt, mẹ Tàu, sinh em ở Canada, cha mẹ là người Việt tị nạn.
Chị cũng rất hãnh diện về thành tích này của em.





Carol Huỳnh sinh năm 1980 tại Hazelton, British Columbia, Canada. Cha là ông Huỳnh Viêm, mẹ là bà Trịnh Mai. Cô đã tốt nghiệp cử nhân tâm lý học. Sau huy chương vàng kỳ này, cô sẽ trở lại trường để trở thành chuyên viên về tâm lý thể thao.

BN.
Binh Nguyen
#4 Posted : Tuesday, September 2, 2008 11:16:54 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Gởi tặng bài này đến anh Lê Hiếu Liêm, người đã cho Bình những kiến thức đầu tiên về Phật Giáo Hòa Hảo, trong tuyển tập Góp Nhặt Hương Sen, Tuyển Tập PNV đặc biệt 2007. Rất buồn, khi nghe tin anh ra đi. Muốn nói một lời chia buồn với chị Lan Huỳnh, mà ngôn ngữ không diễn tả được hết, nên im lặng. Bài viết này đã viết vào tháng 5, dán lại vào đây, thay cho một lời chia buồn với chị Lan Huỳnh vậy:

Đại Lễ 18 tháng 5

Viết đã khó, viết về một tôn giáo lại càng khó hơn. Hôm nay, tôi đi dự buổi lễ kỷ niệm Đại lễ 18 tháng 5, ngày thành lập Phật Giáo Hòa Hảo. Lẽ ra, tôi không viết bài này, bởi vì thứ nhất, tôi chưa từng viết loại ký sự hay tường thuật bao giờ. Thứ nhì, viết một chuyện bình thường thôi đã là khó khăn rồi, viết về một tôn giáo lại càng khó khăn hơn nữa! Bởi vì, viết về một đại sự cần phải làm một sự nghiên cứu, sưu tầm rất nhiều, mà tôi lại không giỏi lắm về cái môn đó. Thế rồi, anh bạn quen, là phóng viên của báo Việt Times phải đi công tác đột xuất, không thể tham dự buổi đại lễ để viết bài tường thuật, bí quá, anh nhờ tôi. Thành ra, khi đọc bài này, nếu quý độc giả kính mến có thấy gì thiếu sót, thì cũng xin rộng lượng tha thứ cho một "a-ma-tơ" như tôi.

Buổi lễ được mở đầu với phần chào cờ nghiêm chỉnh, trang trọng. Mọi người hướng về phía hội trường được sắp xếp với một bàn thờ ở giữa, ở trên bày một khung hình màu nâu, và hoa quả ở xung quanh. Bên trái là bàn thờ của đức thầy Huỳnh Phú Sổ, người sáng lập ra Phật Giáo Hòa Hảo. Tôi ngạc nhiên, Phật giáo nhưng không thấy hình của đức Phật Thích Ca, mà chỉ có một khung hình màu nâu. Tôi đưa thắc mắc cho chị bạn kế bên, chị quan sát một hồi rồi nói: "Mình biết khung hình màu nâu đó là cái gì rồi, đó là lá cờ của Phật Giáo Hòa Hảo." Tôi bèn nhìn sang bên phải của cái bàn thờ, thấy ba cây cờ được cắm trên giá, một là lá cờ Canada, một là lá cờ vàng ba sọc đỏ, và ở giữa là lá cờ với một màu nâu tuyền, giống y chang cái hình trên bàn thờ. À, thì ra họ để hình lá cờ của Phật Giáo Hòa Hảo, chỉ một màu nâu, không biết là màu của đất? Màu áo của nông dân Việt Nam? Hay là màu bình dị của nhà Phật? Tôi định bụng, mai mốt có dịp, tôi sẽ hỏi về ý nghĩa của màu cờ đó.

Anh Lê Hữu Chính, người điều khiển chương trình, lần lượt giới thiệu các quan khách tới tham dự buổi lễ. Có những vị từ Washington DC qua, đó là ông hội trưởng ban trị sự trung ương Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Hải Ngoại, tu sĩ Thái Hòa, và ông phó hội trưởng Huỳnh Văn Hiệp, cũng từ Washington DC. Toronto và các vùng phụ cận thì có sự tham dự của các cơ quan truyền thông, đại diện hội Cao niên Toronto, hội Cao niên Mississauga, hội Cựu Quân Nhân Toronto, Liên Minh Dân Chủ, Việt Tân, và Ủy Ban Bảo Vệ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội. Đặc biệt, còn có đại diện của cộng đồng Việt Nam ở Detroit, Michigan, Hoa Kỳ.

Người lên đọc diễn văn khai mạc buổi lễ, là kỹ sư Nguyễn Trung Hiếu, hội trưởng Phật Giáo Hòa Hảo Toronto và các vùng phụ cận. Kế đó, là anh Lương Văn Chung, lên đọc Sứ mệnh của Đức Thầy. Rồi đến thông điệp của ban trị sự trung ương PGHH do phó hội trưởng Huỳnh Văn Hiệp trình bày. Thuyết trình viên kế tiếp là sử gia Trần Gia Phụng, mặc dù mấy hôm nay ông bị mất tiếng, giọng nói khào khào, nhưng vẫn không làm giảm giá trị của bài thuyết trình. Ông nói về lòng yêu nước của Đức Huỳnh Giáo Chủ.

Với kiến thức rộng lớn, tài ăn nói xuất sắc, sử gia Trần Gia Phụng đã trình bày rõ ràng về lịch sử của Phật Giáo Hòa Hảo. Ông cho biết ông đã viết bài thuyết trình về Phật Giáo Hòa Hảo dưới mắt nhìn của một nhà viết, nghiên cứu và dạy môn sử học. Trên căn bản, Phật Giáo Hòa Hảo cũng giống như Phật giáo, nhưng đã được Đức thầy Huỳnh Phú Sổ nghiên cứu, và kêu gọi các tín đồ giản dị hóa đi những nghi thức rườm rà, không cần thiết. Phật Giáo Hòa Hảo truyền dạy cho các tín đồ tu thân, tích đức, ăn ở hiền lành, sống theo Đại Tứ Ân, gồm có: ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân tam bảo, và cuối cùng là ân đồng bào và nhân loại. Đức Thầy đã thông cảm, và chia sẻ nỗi đau với những người chung quanh, và cuối cùng ngài đã dấn thân vào công cuộc chính trị, để san bằng những khổ đau đó:

"Thấy dân, thấy nước nghĩ mà đau
Quyết rứt cà sa, khoác chiến bào
Đuổi bọn xâm lăng, gìn đất nước
Ngọn cờ độc lập phất phơ cao."

(Trích trong Sấm giảng thi văn toàn bộ của đức Hùynh Giáo Chủ, do ban trị sự trung ương PGHH Hải ngoại ấn hành năm 2004)

Tôi thích nhất là câu kết luận của sử gia Trần Gia Phụng: "Đức thầy Huỳnh Phú Sổ có đủ ba đặc tính của nhà phật là Bi, Trí và Dũng. Bi là ngài đã biết thông cảm và chia sẻ nỗi đau của dân tộc Việt Nam. Trí là ngài đã nhận rõ nguồn căn của nỗi đau đó. Và Dũng, là ngài đã biết con đường ngài đang đi, có thể nguy hiểm cho chính ngài, nhưng ngài vẫn dấn thân, không sợ hãi, không nhút nhát. Ngài đúng là hiện thân của một vị Bồ Tát."

Một người ngồi gần tôi, còn biết ít hơn tôi, quay qua hỏi người ngồi kế bên, là Đức Thầy Hùynh Phú Sổ hiện đang sống ở đâu. Người bạn được hỏi, trả lời rằng Ngài đã mất, mất lâu rồi. Ngài mất năm 1947, sau một lần đi họp với bọn Việt Minh, ngài đã bị thủ tiêu, mất tích. Năm đó, Ngài mới 27 tuổi, cái tuổi còn rất trẻ, nhưng tài năng thì quá xuất chúng, nên bọn Việt Minh muốn hãm hại Thầy. Ngài ra đi, nhưng để lại một nền Phật giáo Hòa Hảo vững mạnh, và vẫn tồn tại cho đến bây giờ, và mãi mãi. Thế mới biết, một khi cái gì có thể đi vào lòng dân tộc, giúp đỡ cho dân tộc, thì nó sẽ sống mãi, cho dù những kẻ gian ác luôn tìm mọi cách để tiêu diệt nó. Tôi nghĩ Đức thầy Huỳnh Phú Sổ không chết, ngài sẽ sống mãi trong lòng những người Việt Nam chân chính, những người còn giữ trong tim một mối tình dân tộc.

Sau đó, là phần phát biểu cảm tưởng của những quan khách tới tham dự. Trước tiên là ông Nguyễn Văn Tấn, chủ tịch hội Cựu Quân Nhân vùng Toronto, lên phát biểu cảm tưởng, ông nói: "Chúng tôi luôn ủng hộ bất cứ hội đoàn, bất cứ tôn giáo nào biết đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết." Kế đó, là lời phát biểu của ông Hoàng Thanh Thảng, hội Cao niên Toronto, ông cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ. Và cuối cùng là ông Dương Văn Anh, hội Cao niên Mississauga, lên chia sẻ một kỷ niệm khi ông còn ở Long Xuyên thời đó, ông đã được một lần gặp mặt Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ.

Tiếp theo là phần diễn ngâm thi văn giáo lý của chị Nguyễn Thị Ngọc Mai. Bài diễn ngâm được trích trong bài sấm giảng của Thầy, bằng những câu thơ giản dị, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. Tưởng cũng nên nói thêm, theo bài viết của giáo sư Trần Gia Phụng, thì Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ đã sáng tác tất cả là 3602 câu thơ.

"Ở cho biết nhượng, biết tùy,
Vui lòng cha mẹ, vậy thì mới ngoan."

Lại một người thắc mắc, là có lúc thì thấy người lên nói, lạy chào Đức Thầy trước, cờ sau, có lúc thì lại thấy họ lạy chào cờ trước, rồi Đức Thầy sau, không biết là nên chào lạy bên nào trước? Tôi thầm nghĩ, Đức Thầy đã đơn giản hóa những nghi thức rườm rà, không cần thiết, vậy thì lạy chào bên nào trước cũng không quan trọng, quan trọng là, mình thành tâm có ý lạy chào hay không.

Để kết thúc chương trình đại lễ, ông Nguyễn Trung Hiếu lên đọc bài diễn từ cám ơn tất cả mọi người đã đến tham dự, góp phần làm cho buổi lễ thêm long trọng và trang nghiêm. Rồi ông ân cần mời các đồng đạo và các quan khách ở lại dùng bữa cơm chay. Ông cũng không quên cám ơn các chị đã đóng góp các món ăn cho buổi đại lễ. Mọi người bắt đầu dùng các món ăn chay và chuyện trò thân mật, vui vẻ. Các món ăn đơn giản, nhưng rất ngon, ăn hết món này đến món khác mà vẫn thấy ngon. Miệng vẫn muốn ăn trong khi bụng thì đã no quá! Mọi người chuẩn bị ra về, thật là một ngày đáng nhớ! Tôi học thêm rất nhiều điều về Phật Giáo Hòa Hảo và Đức Thầy Huỳnh Phú sổ, và ngưỡng mộ Ngài thật sự. Mong rằng, mấy chục triệu người Việt Nam ở quê nhà và ở khắp nơi trên thế giới sẽ học tập và noi gương Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, để sớm cứu đất nước Việt Nam thoát khỏi lầm than, đau khổ.

Bình Nguyên.
Toronto, tháng 6, 2008.
Tonka
#5 Posted : Wednesday, September 3, 2008 1:11:16 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
Bài phóng sự hay lắm Approve
Binh Nguyen
#6 Posted : Wednesday, November 19, 2008 1:19:58 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
KỶ NIỆM ĐỆ NHẤT CHU NIÊN: VIỆT TIMES

Những ngày mùa thu, sắc lá vàng nổi bật trên nền trời xám, thường làm không gian thật buồn, nhưng khi chúng tôi đi dự kỷ niệm đệ nhất chu niên của tuần báo Việt Times, không khí chợt sinh động hẳn lên, làm tôi có cảm tưởng mình đang ở trong mùa xuân hay đang hưởng cái không khí ồn ào của những ngày nắng hạ. Việt Times đã tròn một tuổi. Nhớ ngày nào, anh chủ nhiệm nhờ tôi làm một bài phóng sự, tôi còn bỡ ngỡ cả với tên tờ báo, chứ đừng nói đến viết phóng sự. Thế mà thắm thoát đã gần một năm!

Sinh nhật, nhưng vì mời nhiều hội đoàn tới dự, nên tòa báo tổ chức như một buổi lễ thật trang trọng. Trước tiên là phần chào quốc kỳ, với quốc ca Canada và quốc ca Việt Nam. Vì hội trường nhỏ, là trụ sở thứ hai của Hội Người Việt, tọa lạc trên đường Finch, thuộc về North York, nên giàn nhạc và số người tham dự khá khiêm tốn, nhưng hai bài quốc ca lại được mọi người hát rất nhiệt tình, tạo cảm giác rất trang nghiêm mà lại ấm cúng. Người điều khiển chương trình là chị Tuyết, xinh xắn trong chiếc áo đầm màu xanh tươi mát làm mọi người cảm giác như đang ở trong mùa hè. Chị giới thiệu anh Trần Minh Thành là chủ nhiệm báo Việt Times ở Toronto lên tường thuật về quá trình một năm của tòa báo.

Với giọng ấm áp, truyền cảm, anh chủ nhiệm nói như một lời tâm tình làm ai cũng cảm động. Anh kể lại những khó khăn mà Việt Times đã gặp trong những số báo đầu tiên. Bài vở chưa có, phải liên lạc với tòa báo Việt Times ở Atlanta, là tòa báo đỡ đầu để lấy bài vở. Lúc đó, kỹ thuật các anh chị còn chưa rành, doanh thương ủng hộ thì chưa có, thế mà các anh chị đã cố gắng liên tục, để đến hôm nay đã cho ra đời số báo 53, với trình bày in ấn đẹp hơn, bài vở dồi dào hơn, và quan trọng nhất là được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều doanh thương trong cộng đồng. Người ta nói "Vạn sự khởi đầu nan", và Việt Times cũng không ngoại lệ, nhưng chính tòa báo cũng phải cố gắng rất nhiều thì mới vượt qua được cái giai đoạn "khởi đầu nan" đó. Anh ngỏ lời cám ơn, cái danh sách những người được cám ơn rất là dài, tôi không nhớ hết được, nhưng tôi nhớ anh đã cám ơn anh chủ báo ở Atlanta, anh Thiện, đã lặn lội qua tuốt Toronto để tham dự cái đệ nhất chu niên này. Anh cám ơn những văn hào, nhân sĩ đã ủng hộ và cho ý kiến để xây dựng tòa báo. Anh nhắc đi nhắc lại những lời khuyên quý báu đó, rằng tờ báo của cộng đồng, vì cộng đồng mà phục vụ, luôn luôn đứng trên lập trường của dân tộc để phục vụ cộng đồng. Sau đó, anh cám ơn những người đã đóng góp bài vở, như giáo sư Trần Gia Phụng, anh Hoàng Trần, ông Hướng Việt, Anh Tư, v...v... và dĩ nhiên có cả tôi, một người vô danh tiểu tốt, cũng được anh nhắc đến. Anh cũng cám ơn những doanh gia của cộng đồng, vì đó là những người quan trọng nhất đã đóng góp tài chánh quảng cáo thương mại. "Uống nước phải nhớ tới nguồn", những doanh gia có mặt trong buổi sinh nhật cũng vô cùng cảm động, họ không cần trả ơn, nhưng họ vẫn vui hơn khi tòa báo tỏ lòng biết ơn họ.

Sau đó là phần phát biểu cảm tưởng của những người tới tham dự buổi đệ nhất chu niên này. Trước hết, là giáo sư Trần Gia Phụng, ông xác định là Việt Times có hỏi ý kiến của ông khi mới thành lập nó, và ông cũng khuyên tòa báo phải đứng trên lập trường dân tộc để làm việc. Phải luôn luôn nhớ tại sao chúng ta có mặt ở nơi này, được tự do, được sinh hoạt, buôn bán, được phục vụ cộng đồng. Luôn luôn nhớ như vậy, thì tòa báo sẽ thu phục được cảm tình của cộng đồng. Kế đó, là đại diện của hội Cựu quân nhân, ông Nguyễn Văn Tấn lên phát biểu cảm tưởng, ông cũng rất vui là Việt Times đã giữ vững lập trường của mình, và ông chúc cho Việt Times luôn đứng vững để phục vụ cộng đồng ngày một tốt hơn. Một người đại diện cho Hội Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức lên phát biểu cảm tưởng và tặng cho Việt Times một món quà lưu niệm, ông cũng ghi nhận quan điểm đúng đắn của Việt time, và chúc Việt Times luôn luôn trường tồn. Một người khác, đại diện cho hội Phật Giáo Hòa Hảo cũng lên có đôi lời cám ơn Việt Times đã phổ biến tin tức của hội cho cộng đồng biết, và xin tặng Việt Times một tấm giấy khen, ghi nhận sự đóng góp của Việt Times đối với Phật giáo Hòa Hảo nói riêng, và đối với cộng đồng nói chung.

Kế đó, là ông Đinh Văn Cận, đại diện cho những người doanh thương lên phát biểu cảm tưởng. Ông cũng trình bày sự ủng hộ về cách làm việc và quan điểm của tòa báo. Ông cũng tin rằng với cách làm việc và quan điểm của Việt Times, tòa báo sẽ còn phục vụ tốt hơn, lâu dài hơn cho cộng đồng. Sau đó, ban tổ chức mời mọi người dùng thức ăn, những món ăn Việt Nam tuyệt vời do gia đình của anh chủ báo đảm trách. Anh cũng không quên ngỏ lời cám ơn nhạc mẫu và thân mẫu của anh, các bà mẹ Việt Nam đã giúp đỡ hoàn toàn trong phần ẩm thực cho buổi sinh nhật này. Anh cũng ngỏ lời cám ơn hội Người Việt Toronto đã cho anh mượn phòng để làm buổi kỷ niệm. Anh còn giới thiệu gia đình chị Kim Nga, mới được bảo trợ qua định cư ở Toronto, và trao cho chị Kim Nga một món tiền của Nhóm Bảo Trợ, mà Việt Times cũng có góp phần trong đó. Sau đó, anh mời mọi người tham dự dùng thức ăn. Tôi vẫn thích thú với giờ phút này nhất, vì ông bà ta đã dạy "Có thực mới vực được đạo", bèn đảo một vòng xem xét. À, thì ra, có chả giò, nem chua, mì xào, gỏi cuốn, cơm chiên, xôi vò, gỏi tôm, súp măng cua, món nào cũng thấy ngon và hấp dẫn! Bọn con nít và cả một số người lớn chia nhau lấy phần thịt heo sữa quay, làm cả một góc vui nhộn và hào hứng hẳn lên. Món ăn nào cũng tuyệt vời, nhưng vì quá kinh nghiệm với những buổi tiệc này, tôi chỉ dám ăn cầm chừng, vì nếu ăn thả dàn, thì sẽ không có sức để ngồi đây viết hầu chuyện quý vị nữa. Nhưng thật tình không khí bữa tiệc, làm mọi người cảm thấy rất vui nhộn và gần gũi.

Tiếng nói chuyện, tiếng cười đùa vang lên, và mọi người vừa ăn vừa bắt đầu thưởng thức màn văn nghệ. Đúng là màn văn nghệ bỏ túi như người ta thường nói về những buổi văn nghệ nho nhỏ. Ca sĩ trình bày chỉ có hai ca nhạc sĩ Phan Ni Tấn và Tùng Nguyên, nhưng mỗi bài hai ông trình bày đều sâu sắc và rất ý nghĩa. Mọi người ngồi theo dõi cho đến hết chương trình. Chúng tôi được một mẻ cười thoải mái khi anh Trần Minh Thành cũng xin được lên hát. Giọng ca của anh rất truyền cảm, chỉ có điều anh không có chuẩn bị trước nên không nhớ lời lắm, cứ hát đi, hát lại làm mọi người cười vang. Ông Tùng Nguyên còn đùa, giọng ca của anh người ta nói là giọng ca "tán gái", làm mọi người cười ồ. Ông Đinh Văn Cận cũng xin lên góp vui, khi thấy ông Tùng Nguyên thổi một bài hát mà ông thuộc lời và những lời rất có ý nghĩa, bài Đêm Nguyện Cầu, xót xa cho những thân phận lưu vong xứ người, bài hát này đã làm không gian dường như lắng đọng trong một lúc. Buổi tiệc kết thúc, mọi người vui vẻ ra về. Nhìn mọi người vui vẻ, cười đùa, tự nhiên tôi ước: Ước gì một năm có hai ngày sinh nhật nhỉ?

Bình Nguyên
Tháng 11, 2008
Binh Nguyen
#7 Posted : Friday, April 24, 2009 6:17:54 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
SEN HOA CHO EM NIỀM ƯỚC MƠ

Nếu ai hỏi các bậc cha mẹ về ước mơ của họ cho con em thì các bậc phụ huynh người Việt sẽ không ngần ngại trả lời ngay là muốn con em họ trở thành bác sĩ, dược sĩ hay nha sĩ. Vì đó là quan niệm của người Việt Nam, thường thích con em mình trở thành các bậc "sĩ" có địa vị trong xã hội, để thứ nhất các em lo được cho bản thân các em, thứ nhì có thể giúp đỡ cho cha mẹ, gia đình và xã hội.

Nhưng nếu có ai hỏi các em về ước mơ của bản thân các em, thì các em thường lưỡng lự, hoặc đưa ra những chữ "sĩ" khác những chữ "sĩ" của cha mẹ mình, như họa sĩ, nhạc sĩ hay ca sĩ. Những nghề nghiệp này thường có thị trường cạnh tranh rất khốc liệt, đòi hỏi các em phải thật là xuất sắc trong lãnh vực đó thì mới kiếm nhiều tiền được. Thử hỏi cộng đồng Việt Nam ở Toronto có bao nhiêu người bác sĩ, dược sĩ hay nha sĩ? Chắc chắn là đếm không hết. Trong khi đó, có được mấy người họa sĩ, nhạc sĩ hay ca sĩ chỉ chuyên sống bằng tài năng của mình? Hình như là không đủ đếm trên đầu ngón tay, nếu không nói là hầu như không có.

Trong buổi văn nghệ Cho Em Niềm Ước Mơ của nhóm VOICE (Vietnamese Oversea Initiative for Conscience Empowerment), tạm dịch là Sáng Kiến Thể Hiện Lương Tâm Người Việt Hải Ngoại, trong đêm thứ bảy, 18 tháng 4, 2009 vừa rồi, ban tổ chức đã cho khách tham dự coi một số đoạn phim quay được ở Cambodia, nhiều người đã không cầm được nước mắt. Người phóng viên đã phỏng vấn một số em nhỏ, khoảng 11, 12 tuổi, khi hỏi các em về những ước mơ, các em đã không ngần ngại trả lời ngay, là các em chỉ mơ ước được đi học, được cắp sách tới trường, hoặc được trở thành kỹ sư để có thể đi làm kiếm tiền giúp đỡ cha mẹ. Những ước mơ thật tầm thường, mà sao các em không có? Tại vì, các em đang sống trong những cùng cực nhất của cuộc đời, đa số mẹ và chị đang làm gái trong các ổ mại dâm, còn các em là những miếng mồi ngon của những tổ chức buôn người. Tuổi của các em là tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới", nhưng đã bị bán vào các ổ mãi dâm, nhiều khi do chính cha mẹ mình bán, chỉ để đổi lấy một, hai trăm đô để sắm sửa một món đồ nào đó cho gia đình, như cái máy coi dĩa DVD, hay một cái máy ảnh.

"Chữ trinh đáng giá ngàn vàng", các bậc cha mẹ này chỉ đem đổi lấy một, hai trăm đô, và rồi đa số các em vẫn phải tiếp tục tiếp khách trong các nhà chứa, tối tăm, dơ bẩn. Một ngày, có em phải phục vụ cho đến mười mấy khách mua hoa, hay những tên này phải nên gọi là những con quỷ bệnh hoạn của xã hội. Các em muốn trốn, nhưng trốn không được, muốn thoát, nhưng thoát không xong. Vì sống trong những điều kiện như vậy, nên cơ thể các em bị suy nhược, bệnh hoạn, những căn bệnh chưa có thuốc chữa của thời đại như HIV, AIDs, giang mai, nên đa số các em bị chết ở lứa tuổi 15, 16. Có câu hát trong bài hát Tuổi Thần Tiên của nhạc sĩ Phạm Duy, hát rằng: "Em ước mơ mơ gì tuổi 15, tuổi 16. Em ước mơ không nhiều xin một điều yêu dấu, không ước mơ xa xôi, ước mơ được nên người, cô gái yêu nước Việt bước chân theo giống nòi." Không biết các em có được cơ hội để qua nổi cái tuổi đó, hay thật sự là bước chân theo giống nòi Việt Nam hiện tại đang bị chế độ Cộng sản đưa vào những bần cùng nhất, lạc hậu nhất thế giới?

MC Thùy Dương, người điều khiển chương trình nổi tiếng của trung tâm Asia, thật duyên dáng trong chiếc áo đầm đen dài, sắc sảo, cũng là giám đốc điều hành của tổ chức VOICE, đã đứng lên sân khấu để điều khiển chương trình văn nghệ "Cho em niềm ước mơ", nhằm kêu gọi sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm ở Toronto, giúp cho các em nhỏ Việt Nam ở Cambodia. Số tiền thâu được trong chương trình này sẽ dùng để giúp đỡ cho các em nhỏ ở Cambodia được đi học, học chữ, và học nghề, để các em có thể tự lập lấy đời sống của các em, tránh xa những con đường tội lỗi. Xin quý vị đừng cho rằng MC Thùy Dương đã phóng đại về tình trạng các em nhỏ Việt Nam ở Campuchia. Thùy Dương đã mời một thiện nguyện viên của tổ chức VOICE, chị Nhung Davis lên để phát biểu cảm tưởng và nói về những đóng góp âm thầm của chị trong tổ chức VOICE. Chị Nhung đã chân thành tâm sự rằng, chị đã từng qua Phi để giúp đỡ cho các người Việt Nam ở đây qua Canada, chị đã thấy thương tình và tội nghiệp cho số phận của họ, nhưng khi chị qua tới Cambodia, chị mới thấy rằng đời sống của những người Việt Nam ở đây mới thật sự là khủng khiếp. Chị không biết dùng chữ gì để diễn tả nỗi kinh khủng chị thấy được ở xứ này, đặc biệt là đã xảy ra cho các em nhỏ người Việt Nam. Ở đây những căn bản nhất của con người không có, nói chi đến những ước mơ xa vời như bác sĩ hay dược sĩ?

Thôi thì, coi như quý vị đã không được chứng kiến những sự việc đó, nhưng chắc quý vị đã có đọc qua những bài phóng sự của ký giả Ngy Thanh, "Nỗi Đau Xót Bồng Bềnh", kể về thảm trạng của những người Việt Nam ở Campuchia, hoặc loạt bài của linh mục Martino Nguyễn Bá Thông, khi ngài giả dạng len vào hàng ngũ của các em, để tìm hiểu sự thật, để kêu lên những tiếng bi ai của các em, đánh thức lương tâm nhân loại hãy cứu giúp các em thoát khỏi tệ nạn đó, và trừng trị bọn buôn người. Qua những bài viết giá trị đó, thì quý vị cũng tin rằng, đó là những việc thật, chuyện thật, và việc tổ chức VOICE đang góp phần giúp đỡ các em nhỏ đó là việc có thật. Cũng đã có người thắc mắc với cô Thùy Dương rằng, công trình đó lớn lao quá, liệu tổ chức VOICE có giúp đỡ gì được cho các em không? Xin thưa, nếu mỗi người góp một bàn tay, thì nhiều chuyện nhỏ sẽ góp thành chuyện lớn. Chứ cứ nghĩ nó lớn quá, rồi ngại, không làm nữa, thì ngay như sự hy vọng cho các em cũng không còn, chứ đừng nói đến những ước mơ xa vời.

Buổi văn nghệ còn có sự góp mặt của MC Việt Dzũng, mặc dù khó khăn, nhưng anh vẫn bay từ Mỹ qua Canada để giúp đỡ cho chương trình này. Trong tương lai anh cũng sẽ cùng các thiện nguyện viên trở lại Cambodia để tiếp tục giúp đỡ cho những trẻ em nghèo khổ này. Chương trình Sen Hoa do VOICE tổ chức để đặc biệt giúp đỡ cho các em học nghề, học chữ, để tự đứng vững bước ra với cuộc đời. Các em sẽ tự đứng lên như những hoa sen tươi thắm, mạnh mẽ, mà dân gian vẫn thường nói "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Chương trình Sen Hoa sẽ dạy cho các em những nghề như đan, may, làm móng tay, chế tạo những nữ trang làm bằng tay, để đem đi bán khặp nơi trên thế giới. Số tiền bán được dùng để trả công cho các em, hầu giúp các em có tiền giúp đỡ gia đình, không cần phải bán thân nữa. Mong rằng, những hoa sen này sẽ vươn thẳng lên, giúp cho cuộc đời tươi đẹp hơn, các em sẽ tự đứng vững, và đạt được những mơ ước tầm thường của mình.

Xen kẽ những bài hát thật hay do những tên tuổi lừng lẫy của Asia như Lâm Thúy Vân, Bích Vân, Đoàn Phi, là buổi bán đấu giá. Món được bán đấu giá đầu tiên là một dĩa nhạc của một trung tâm băng nhạc ở Pháp, đã có thâu tiếng hát của một ca sĩ Việt Nam là Bạch Yến trong những năm rất xa xưa, nên dĩa hát này rất có giá trị. Món thứ hai là bức tranh thêu tay hình một giỏ hoa hồng. Và món chính của buổi bán đấu giá là bức tranh vẽ hình một thiếu nữ đang cầm một cành hoa sen, do họa sĩ Lê Vĩnh Linh từ California vẽ gởi qua bán đặc biệt đóng góp cho chương trình này. Ngoài nét vẽ sinh động, sắc sảo, bức tranh còn nói lên ý nghĩa về thảm trạng của những người con gái Việt Nam nói riêng, và của tất cả những người con gái trên thế giới đang bị đày đọa bởi những kẻ buôn người nói chung. Buổi bán đấu giá đã kết thúc với chiếc dĩa nhạc có tiếng hát của nữ ca sĩ Bạch Yến với giá 200 đô la, bức hình thêu tay, 300 đô la, và bức hình thiếu nữ với hoa sen đã về tay chị Tuyền với giá 2000 đô la. Tất cả các số tiền này sẽ được gởi đến chương trình Sen Hoa để giúp đỡ các em nhỏ Việt Nam ở Cambodia học nghề hoặc học chữ, mong rằng với những số tiền nhỏ nhoi này các em sẽ đạt được những mơ ước của các em, và sẽ mãi là những hoa sen mạnh mẽ.

Mong rằng, đây mới chỉ là những bước đầu tiên, tất cả chúng ta sẽ còn làm được nhiều hơn nữa, để giúp được các em hoàn toàn thoát khỏi những tệ nạn xã hội. Cũng mong rằng chính quyền Việt Nam sẽ để ý tới những con dân của mình, giúp đỡ cho dân mình được sống trong một xã hội với luật pháp công bằng, để những kẻ xấu không thể hại những người khác nữa.

Bình Nguyên
Tháng 4, 2009.
Tonka
#8 Posted : Friday, April 24, 2009 8:23:55 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
Cám ơn những người đã bỏ thì giờ và công sức để tổ chức và tham dự một chương trình có ý nghĩa.

ApproveApprove
Binh Nguyen
#9 Posted : Friday, June 5, 2009 2:41:11 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
MỘT NGÀY VIỆT NAM


Trời đúng là thử thách lòng người Việt Nam ở miền đông Canada trong ngày Chủ Nhật 31 tháng 5 vừa rồi. Buổi sáng, trời thật đẹp, làm ai cũng khấp khởi mừng trong bụng, vì hy vọng buổi diễn hành cho ngày Văn Hóa Việt Nam sẽ được trời đẹp nắng trong, mọi người được thoải mái, đi đứng dễ dàng. Tất cả đã được chuẩn bị từ nhiều tuần trước. Nào là Gia Đình Mũ Đỏ từ Montreal tới, hội Cựu sinh viên sĩ quan Thủ Đức, hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ Toronto, phái đoàn từ Kitchener - Waterloo. Nào là đội quân nhạc thiếu nhi từ Toronto lên đánh trống trong buổi diễn hành. Nào là các em thiếu nhi đóng vai Trưng Trắc, Trưng Nhị đứng trên xe hoa. Nào là đội kèn của đội Cứu Hỏa thành phố Ottawa, thủ đô của Canada. Nào là đồ ăn thức uống rất ngon do nhiều người ở Ottawa đóng góp vào. Tất cả đã được chuẩn bị chu đáo và sẵn sàng xuất phát. Phái đoàn Toronto và Montreal đã cố gắng tới thật đúng giờ, vì như Toronto cách Ottawa đến cả 500 cây số, mọi người đã phải khởi hành từ lúc 6, 7 giờ sáng. Mọi người đã tới thật đúng giờ, và chuẩn bị sẵn sàng cho 1 giờ 30 là bắt đầu xuất phát, thì trời đất chợt tối sầm lại, và cơn mưa bắt đầu kéo tới. Mới đầu chỉ vài hạt lất phất, sau đó là bắt đầu nặng hạt, nhưng thật phi thường, đoàn diễn hành vẫn xuất phát đúng giờ, và mọi người vẫn giữ nguyên hàng lối trong suốt cuộc diễn hành, và những cây cờ vàng ba sọc đỏ vẫn ngạo nghễ, hiên ngang thẳng đứng trong tay những người Việt Nam, thể hiện ý chí của những người tham dự, làm mọi người trên đường ai cũng khâm phục và trầm trồ khen ngợi.

Dẫn đầu là ban nhạc của đội Cứu hỏa thành phố, kế đó là 12 người phụ nữ Việt Nam, một số chị trong tà áo dài tha thướt, một số chị trong các bộ quân phục, cầm một lá cờ Việt Nam thật to, thật kiêu hãnh và thật đẹp. Các chị cố giữ lá cờ cho khỏi vuột khỏi tay mình, vì lượng nước mưa đọng trên lá cờ làm nó thật nặng, và thỉnh thoảng lại có những cơn gió mạnh cứ chực thổi lá cờ bay đi. Thế nhưng, các chị vẫn giữ chặt lá cờ, hình ảnh đó làm người nhìn vừa cảm động mà lại vừa khâm phục! Kế đó là các cựu quân nhân trong các bộ quân phục uy nghiêm, hào hùng. Rồi đến các em thiếu nhi trong đội quân nhạc thiếu nhi Toronro, tất cả trong bộ đồng phục trắng, và mỗi em đeo trên người một cái trống vừa đi, vừa đánh. Các em mới thật sự là tội nghiệp. Quần áo trắng tinh, phải cố gắng giữ cho khỏi lem luốc trong cơn mưa nặng hạt, lại đeo trên người một cái trống nhiều ký-lô so với các em, lại cố gắng giữ hàng lối cho thẳng hàng và đánh nhịp theo điệu quân hành để các chiến sĩ đang đi diễn hành theo đúng tác phong quân đội. Việt Nam có được các con em như các em thì chúng ta vẫn còn hy vọng cho một Việt Nam tươi sáng hơn, nhân bản hơn. Theo sau là một xe hoa với hai cô gái nhỏ Việt Nam trong bộ áo dài vàng, khăn đóng, như Trưng Trắc, Trưng Nhị, trông các em kiên nhẫn và dễ thương, kiêu hãnh đứng trong mưa gió, đóng trọn vai trò của mình. Và một xe chở hình bản đồ Việt Nam thật lớn, như lời kêu gọi cả thế giới hãy nhìn vào lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam để kêu gọi một sự công bằng. Sự công bằng đang bị bọn Trung Cộng chà đạp và bị bọn Việt Cộng làm ngơ, chỉ còn những tấm lòng của những người Việt Nam ở hải ngoại, chúng ta vẫn đang tranh đấu cho một sự công bằng.

Cuối cùng là những người Việt Nam lưu vong, những người còn khắc khoải cho một Việt Nam tươi sáng, không còn Cộng sản, những người bỏ hết những trò vui cuối tuần để đến đây, họp lại chỗ này, với những lá cờ, những biểu ngữ, tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam. Những người đang đi trong cơn mưa lạnh nhưng lại mang trong lòng những trái tim nhiệt tình, nóng bỏng, đến không ngờ. Mọi người vừa đi vừa hô to những khẩu hiệu, những lời đả đảo Việt Cộng, mặc cho cơn mưa vẫn đang vần vũ chung quanh. Những hạt nước mưa này không làm cho họ chùn bước, mọi người bên đường, ai cũng nhìn vào khâm phục. Buổi diễn hành kết thúc ngay góc đường Preston và Somerset, nơi có tượng đài kỷ niệm Thuyền Nhân Việt Nam, và nơi đang dự trù xây lên một Viện Bảo Tàng, cất lại những hình ảnh, kỷ vật của những người Việt Nam tị nạn Cộng Sản ở xứ Canada này.

Một buổi lễ long trọng được diễn ra, mặc dù số ghế dành cho khách ngồi đã bị ướt nước mưa, nhưng mọi người vẫn nghiêng đổ nước đi hoặc lau khô đi để ngồi. Mọi người hát chào cờ Canada và quốc ca Việt Nam, trong cơn gió mưa lành lạnh, lời hát vẫn trang nghiêm và xúc động, làm tất cả mọi người tham dự cảm thấy bồi hồi. Các đại diện hội Người Việt Ottawa, Liên Hội Người Việt Canada, hội Cựu Quân Nhân Toronto, Montreal, như bà Danh Lam Forsythe, bác sĩ Trần Đình Thắng, ông Nguyễn Thành Danh, ông Nguyễn Văn Tấn, đã gởi lời cảm ơn đất nước Canada đã cưu mang và giúp đỡ những người Việt tị nạn. Những người ủy viên thành phố, như ông Paul Dewar, Yasir Naqvi, bà Diana holmes, Barbara Gamble lên phát biểu cảm tưởng, người nào cũng cám ơn những người Việt Nam đã góp phần vào xây dựng đất nước này và hy vọng mọi người vẫn tiếp tục đóng góp để xây dựng cái quê hương thứ hai này, mà vẫn không quên nguồn gốc của mình. Và đó cũng là lý do cho buổi lễ ngày hôm nay, cắt băng khánh thành cho dự án xây dựng Bảo Tàng Viện Thuyền Nhân Việt Nam, là nơi sẽ lưu lại những kỷ vật của người Việt lưu vong, chạy trốn Cộng sản. Tiếp đến là đến phần tặng khăn quàng cổ mang hình lá cờ Việt Nam do chị Băng Hoàng đại diện cho cộng đồng Người Việt ở Kitchener - Waterloo, lên tặng cho những người trong ban nhạc của đội cứu hỏa thành phố. Ai cũng vui vẻ và bồi hồi cám ơn. Những chiếc khăn quàng cổ mang hình lá cờ vàng ba sọc đỏ, rực rỡ, tươi sáng, tượng trưng cho người Việt Nam da vàng, tượng trưng cho sự yêu chuộng tự do và công bằng, tượng trưng cho Người Việt tị nạn trên xứ người, những chiếc khăn quàng thật ấm!

Cuối cùng là phần văn nghệ và ẩm thực. Các ca sĩ như Tuấn Hòa, Ivy O, Anh Thư, những giọng hát tha thiết truyền cảm góp vui với tất cả mọi người. Các món ăn ê hề, mọi người vui vẻ lấy thức ăn để bồi bổ lại cho công lao đã bỏ ra cho một ngày Việt Nam đầy ý nghĩa. Mọi người vui vẻ nói cười, trao đổi tin tức, những mẩu chuyện trong đời với nhau, trong khi anh MC đẹp trai, dí dỏm trong bộ khăn đóng, áo dài, gởi lời cám ơn các nghệ sĩ, các ủy viên, các đại diện hội đoàn và toàn thể những người đã tới tham dự. Trời mưa, mệt, nhưng ai cũng phấn khởi. Nắng bắt đầu lên, thật đẹp, hy vọng tương lai Việt Nam cũng sẽ tươi đẹp như vậy.

Bình Nguyên
Ottawa 31 tháng 5, 2009.
linhvang
#10 Posted : Friday, June 5, 2009 4:07:26 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Website của tổ chức Sen Hoa:
www.senhoa.com
Binh Nguyen
#11 Posted : Friday, June 12, 2009 11:05:18 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Kỷ Niệm 70 Năm ngày thành lập Phật Giáo Hòa Hảo


Lại đến đại lễ 18 tháng 5, ngày thành lập Phật Giáo Hòa Hảo. Cách đây 70 năm, ngày 18 tháng 5 Âm lịch, Kỷ Mão 1939, Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) đã ra đời. Bảy mươi năm nay, cứ đến ngày này, là tất cả các tín đồ, thân hữu của PGHH lại tụ họp lại làm kỷ niệm. Cho dù bị chính quyền Việt Nam hiện tại đàn áp và tìm cách tiêu diệt, nhưng các tín đồ của PGHH vẫn tồn tại và phát triển thêm ở khắp nơi trên thế giới. Toronto năm nay, ngày đại lễ được tổ chức vào ngày Chủ Nhật, 7 tháng 6, nhằm ngày 15 tháng 5 Âm lịch, tức là trước ngày đại lễ đúng ba ngày. Thời tiết thật là đẹp, không nóng, không lạnh, không nắng, cũng không mưa, như để góp phần giúp đỡ cho những tín đồ, thân hữu ở xa tới. Các tín đồ và các thân hữu của PGHH đã từ khắp nơi đổ về Toronto để tham dự đại lễ 18 tháng 5. Xa nhất phải kể đến những đạo hữu, đồng đạo PGHH đến từ Washington, Detroit, Hoa Kỳ. Kế đó, là những vùng phụ cận nhưng cũng khá xa Toronto, như Kitchener, Waterloo, Hamilton, Guelph,... và gần nhất phải kể đến những người từ North York, Mississauga, Brampton, v...v... Có khoảng hơn một trăm người cùng nhau về dự đại lễ.

Một sự cố đã xảy ra, giàn loa của anh Hưng, người chuyên lo về âm thanh đã bị hư, nên không thể nào dùng micro được. Thế là, ban tổ chức quyết định nói thiếu micro, để tiến hành buổi đại lễ được đúng giờ. Mọi người, từ MC, diễn giả, quan khách, ai cũng cố nói to hơn để tất cả mọi người cùng nghe thấy. Trong sự rủi ro đó, cũng còn có một điều may, hay nói đúng hơn, vì ý thức được trục trặc của ban kỹ thuật, nên mọi người ai cũng thật yên lặng để lắng nghe những lời nói của người điều khiển chương trình và của những diễn giả. Cũng như, khi anh MC Lê Hữu Chính nói mọi người hát quốc ca Canada và Việt Nam để chào quốc kỳ, thì mọi người đều đồng lòng hát to lên, không cần loa hay máy nữa. Chính điều đó làm không khí thêm nghiêm trang và long trọng, chứng tỏ sự đồng lòng, thông cảm, và rất trang nghiêm, tế nhị của tất cả những người đến tham dự. Bàn thờ vẫn như mọi năm. Một bên là bức hình của Đức Ngài Huỳnh Phú Sổ, người đã khai sáng ra nền Phật Giáo Hòa Hảo. Ở giữa là khung hình lá cờ của PGHH, một màu nâu tuyền, như màu của đất, hay màu áo của các tu sĩ Phật Giáo, mà mọi người vẫn thường thấy các vị hay mặc. Bên trái là ba lá cờ được cắm trên giá, cờ lá phong của Canada, cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam, và lá cờ nâu của Phật Giáo Hòa Hảo.

Kế đó, là phần giới thiệu các cơ quan, đoàn thể đã tham dự. Mọi người nhận thấy có sự tham dự của phái đoàn ban trị sự PGHH đến từ Washington của Hoa Kỳ, hội Cựu Quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vùng Toronto, đại diện cộng đồng Việt Nam ở North York, Kitchener - Waterloo, Detroit, Toronto, đại diện hội Bảo trợ Việt Nhi Dị Tật, đại diện Ủy Ban Yểm Trợ Quốc Nội, đại diện các tuần báo nổi tiếng ở Toronto như Thời Báo, Việt Times, đại diện đài TV SBTN, và các nhân sĩ trong vùng như ông bà Trần Gia Phụng.

Kế đó là phần hành lễ theo nghi thức của PGHH. Các tín đồ PGHH được mời lên làm lễ dâng hương Cửu Huyền Thất Tổ và Ngôi Tam Bảo. Tất cả những người tham dự cũng cùng đứng lên một cách thành kính trong khi các tín đồ PGHH hành lễ, làm không khí buổi lễ thêm phần long trọng. Ông Lương Văn Chum, phó hội trưởng ban trị sự giáo hội PGHH Toronto, lên hướng dẫn các đồng đạo làm lễ. Một lần nữa, vì có trục trặc với âm thanh, nên người nào cũng phải rán sức nói lớn hơn, để tất cả mọi người cùng nghe thấy, thật là cảm động! Tiếp theo là bài nói chuyện của ông Nguyễn Trung Hiếu, hội trưởng ban trị sự giáo hội PGHH Toronto, nói về ý nghĩa của ngày 18 tháng 5 Âm lịch. Ông kể lại lịch sử của PGHH, và tiểu sử của Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, người sáng lập ra PGHH. Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ đã sáng lập ra PGHH ở làng Hòa Hảo, huyện Châu Đốc, vào năm ngài mới 19 tuổi, mà chỉ một thời gian ngắn sau, đã có hàng triệu tín đồ đi theo ngài. Bởi lẽ, ngài dạy mọi người phải biết đền đáp bốn Đại Tứ Ân, đó là Ân tổ tiên, cha mẹ, Ân đất nước, Ân Tam Bảo, và cuối cùng là Ân đồng bào và nhân loại. Những điều ngài dạy, vừa đơn giản, dễ hiểu, vừa sâu sa, rộng lớn, nên chẳng bao lâu đã có bao nhiêu người theo bước chân ngài.

Sau đó, là ông Lương Văn Chum lên đọc bài Sứ Mạng Của Đức Thầy do Đức Ngài Huỳnh Phú Sổ sáng tác năm 1942, khi ngài muốn mọi người, mọi tín đồ, hiểu rõ lý do tại sao Ngài lập ra PGHH, mà vì những sứ mạng nào mà Ngài phải dấn thân, cũng như kêu gọi mọi người dấn thân như Ngài. Ngài dấn thân cho mọi người, cho đất nước, cho đạo, hoàn toàn không phải để lấy danh, lấy tiếng, mà chỉ để làm đúng đạo làm người, đền đáp lại 4 Đại Tứ Ân. Kế tiếp là phần đọc thông điệp của ban trị sự Trung ương PGHH hải ngoại, do ông phó hội trưởng ban trị sự trung ương, ông Huỳnh Văn Hiệp đến từ Hoa Thịnh Đốn, trình bày. Thông điệp kêu gọi các đạo hữu, các tín đồ trên khắp thế giới hãy giữ vững đạo của mình, đền đáp bốn Đại Tứ Ân mà Đức Thầy đã dạy từ bảy mươi năm nay, bằng những câu sấm rất đơn giản và dễ hiểu, mà bất cứ thành phần nào cũng có thể nghe và hiểu được.

Diễn giả đặc biệt của buổi đại lễ là bài thuyết trình của giáo sư Trần Gia Phụng, nói về đề tài "Đức giáo chủ đạo Phật Giáo Hòa Hảo, một lãnh tụ trong phong trào vận động độc lập, tự do cho Việt Nam". Ông nói về bối cảnh lịch sử Việt Nam trước và sau khi PGHH ra đời. Trong giai đoạn đó, Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nhiều thế lực, nào là Nhật, Pháp, Đức, và cả những thế lực trong nước như Việt Minh. Sự ra đời của PGHH đã gây tiếng vang lớn, và chính sự kêu gọi đoàn kết mạnh mẽ của Đức Huỳnh Giáo Chủ, đã khiến Việt Minh tìm mọi cách tiêu diệt PGHH, và nhất là người lãnh đạo của nó.

Sau bài diễn văn của ông Trần Gia Phụng là phần phát biểu cảm tưởng của những quan khách tham dự. Trước tiên là ông Nguyễn Văn Tấn, chủ tịch hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, ông xác định đúng là trước năm 1975, rất nhiều tân binh xuất thân từ PGHH, một ngày có thể lên đến bốn, năm trăm người. Sau ông Nguyễn Văn Tấn là ông Trần Thanh Liêm, chủ tịch cộng đồng Việt Nam North York và các vùng phụ cận, lên phát biểu cảm tưởng. Ông kêu gọi mọi người hãy phát huy truyền thống PGHH, đoàn kết lại để phá tan chế độ Cộng sản, chính là chế độ phi nhân, đã luôn tìm cách để tiêu diệt lòng yêu nước của PGHH. Kế đó, là phần phát biểu của ông Lê Minh Tuấn, đại diện Ủy Ban Yểm Trợ Quốc Nội. Ông bổ sung thêm vài chi tiết về bối cảnh Việt Nam trong giai đoạn hỗn mang đó, và sự ra đời của PGHH. Lời kêu gọi đáp ơn đất nước của Đức Huỳnh Giáo Chủ như một sự mầu nhiệm, khiến cho Việt Minh vô cùng tức tối. Ông cũng đọc nguyên bài thơ của Đức Huỳnh Giáo Chủ trong thời gian đó, mà ông Trần Gia Phụng chỉ trích đoạn có bốn câu đầu:

Thấy dân thấy nước nghĩ mà đau,
Quyết rứt cà sa mặc chiến bào,
Đuổi bọn xâm lăng gìn đất nước,
Ngọn cờ độc lập phất phơ cao.
Ngọn cờ độc lập phất phơ cao,
Nòi giống Lạc Hồng hiệp sức nhau.
Tay súng tay gươm xông trận địa,
Dầu cho giặc mạnh há lòng nao.
Dầu cho giặc mạnh há lòng nao,
Nam Việt ngàn xưa đúc khí hào.
Lúc giặc xâm lăng mưu thống trị,
Anh hùng đâu sá cảnh gian lao.
Anh hùng đâu sá cảnh gian lao.
Chiến địa giao phong rưới máu đào;
Miễn đặng bảo toàn non nước cũ,
Giữ an tánh mạng cả đồng bào.

Kế đó là phần diễn ngâm của chị Nguyễn Thị Ngọc Mai và anh Hiển đến từ Waterloo-Kitchener, diễn ngâm một đoạn trong Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo. Chất giọng tốt của chị Mai và anh Hiển đã khiến mọi người thêm hiểu rõ về những lời rao giảng mộc mạc nhưng thấm đượm hồn người của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Sau đó là phần công bố danh sách của các vị hảo tâm đã đóng góp vào quỹ sinh hoạt PGHH, của chị Võ Mộng Hoàng, cũng đến từ Kitchener-Waterloo. Ông hội trưởng của Giáo hội PGHH vùng Toronto cũng lên kêu gọi mọi người đóng góp để xây dựng hội quán PGHH ở Toronto, để từ đó PGHH có thể có một nơi riêng đặt bàn thờ, thờ phượng, hay tụ điểm để sinh hoạt như để tổ chức buổi đại lễ 18 tháng 5 hôm nay. Ông cũng thay mặt ban tổ chức cám ơn các quan khách, các thân hữu, đồng đạo, đồng hương đã đến tham dự buổi lễ. Và cuối cùng, cũng không kém phần quan trọng, ông mời tất cả quan khách, đồng hương, đồng đạo ở lại dùng bữa ăn chay thân mật. Có rất nhiều món như chả giò, mì xào, gỏi cuốn, nem cuốn, xôi, cơm chiên,... và cả những món tráng miệng cũng không kém phần hấp dẫn như sương sa, chè, bánh cam... Mọi người vui vẻ dùng bữa, thảo luận và bàn tán vui vẻ. Đến ba giờ chiều như dự đoán, thì buổi lễ kết chúc, mọi người dọn dẹp và vui vẻ ra về. Mọi người đều hân hoan vì đã được dự một buổi lễ thật ý nghĩa.

Bình Nguyên
Toronto, 7 tháng 6, 2009.
Binh Nguyen
#12 Posted : Sunday, November 1, 2009 8:03:28 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
HOA TÌNH THƯƠNG

Anh để lại một nơi nào đó trên quê hương Việt Nam một cái chân, một cánh tay, một đôi mắt, hay thậm chí cả đôi chân, cả hai tay và luôn cả đôi mắt, để trở thành người thương binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), sống trong những nỗi cùng cực của cuộc đời, với những khó khăn nhất, thương tâm nhất đối với con người, và nhất là phải sống trong chế độ cộng sản, nỗi đau của cả dân tộc. Những cái tên từ những binh chủng khác nhau, những hình ảnh thật của những người bất hạnh này đã làm cho những người tham dự đêm Hoa Tình Thương ở Toronto phải nghẹn ngào rơi lệ. Đã mười năm rồi, sự ủng hộ của đồng hương Toronto và các vùng phụ cận nói riêng, và của tất cả người Việt Nam ở Canada nói chung dành cho các anh vẫn không thuyên giảm. Đã nhiều người mất đi, nhưng vẫn không ít người còn ở lại, với những khó khăn vây bủa cho chính bản thân các anh và cho cả gia đình, thì sự đóng góp của những người may mắn đang sống ở một đất nước tự do là một phần quá nhỏ. Chúng ta vẫn còn và sẽ còn phải đóng góp tiếp tục để trả ơn các anh, những anh hùng dân tộc, những người đã hy sinh những phần thân thể của mình để bảo vệ quê hương, để duy trì chính nghĩa.

Buổi văn nghệ Hoa Tình Thương tổ chức tại Toronto đêm 17 tháng 10 đã diễn ra trong không khí sôi nổi nhưng cũng không kém phần trang nghiêm đầy xúc động. Mở đầu là phần trình diễn của ban quân nhạc thiếu nhi Toronto với Hành khúc trên dòng sông Kwai. Các em thật là đẹp trong bộ quân phục trắng, thật vô tư và thản nhiên trình bày những nhạc cụ của mình như sexo, trống, keyboard, clarinet, … đã làm khán giả vô cùng thán phục. Sự tham dự của các em là để nhắc nhở cho thế hệ sau, thế hệ thứ hai ở xứ người hãy nhớ đến công ơn của những người đi trước, đặc biệt là công ơn của những người lính Việt Nam Cộng Hòa, đã bỏ công sức, xương máu hay những phần thân thể của họ cho quê hương Việt Nam, để bảo vệ ông bà, cha mẹ của các em. Kế đó là bài hát Lời Quê Hương, của nhạc sĩ Phan Ni Tấn phổ thơ Trần Trung Đạo, do ca sĩ Đoan Nguyên trình bày. Những lời hát thống thiết của ca sĩ Đoan Nguyên: "Xin đừng bỏ rơi tôi, xin đừng bỏ rơi tôi..." đã nhắc nhở mọi người đừng quên những người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa hiện đang còn sống khổ cực ở quê hương. Họ có thể là những người đã mù đôi mắt để không phải nhìn thấy những nhiễu nhương ở chung quanh, nhưng lại phải gặp bao nhiêu khó khăn trong sinh hoạt, trong việc tự lực cánh sinh. Họ không nhìn thấy được người thân, không nhìn thấy được quê hương nhưng vẫn có thể cảm được những đau khổ triền miên đang xảy ra chung quanh họ, cho người thân và cho cả quê hương.

Nhiều người tham dự đã khóc khi nhạc sĩ Phan Ni Tấn trình bày nhạc phẩm Lời Người Ở Lại, cũng do ông phổ thơ Trần Trung Đạo. Lời hát kể lại rằng người chiến sĩ đã để lại một cánh tay ở thành phố này, để lại cái chân ở thành phố khác, và đến khi về đến Sài Gòn lại mất thêm một cánh tay hay một cái chân nữa. Những câu hát ai oán đó lại càng làm cho người nghe xúc động hơn khi trên màn hình ban tổ chức đã để những hình ảnh của các anh thương binh ở quê nhà lên. Người này cụt đôi tay, người kia mù đôi mắt, người nọ thì phải đứng trên đôi chân cụt tới trên đùi, bởi vì đôi chân của anh đã bị cắt lên tới tận bẹn. Ôi những hình ảnh đau thương, xót xa cho những người con của đất nước Việt Nam, những nạn nhân của chiến tranh, của tội đồ cộng sản. Phần trình bày kế tiếp của ca sĩ Duy Hùng và Đoan Nguyên, bài Người ở lại Charlie, đã làm cho không gian dường như chìm lắng xuống, khi mọi người nhớ về cố trung tá Nguyễn Đình Bảo, người anh hùng đã hy sinh ở đồi Charlie, "vâng chính anh vừa ở lại một mình, vừa ở lại một mình, Charlie tên vẫn chưa quen người dân thị thành."

Ca sĩ chính của đêm văn nghệ Hoa Tình Thương hôm nay là ca sĩ Như Quỳnh đến từ California, Hoa Kỳ. Như Quỳnh là con gái của thiếu tá an ninh quân đội Việt Nam Cộng Hòa, ông Lê Minh Chánh, đã qua Canada để trình diễn cho buổi yểm trợ thương phế binh với một điều kiện là tất cả tiền cát-xê mà ban tổ chức dự định trả cho cô phải được gởi về cho các anh thương phế binh VNCH vẫn còn ở lại Việt Nam. Giọng hát của Như Quỳnh đã quá hay và quá quen thuộc với tất cả khán thính giả Việt Nam trên toàn thế giới nhưng chính nghĩa cử cao đẹp của cô mới thật sự làm mọi người xúc động và yêu thích cô hơn. Có bao nhiêu hoa người ta đua nhau đem lên tặng cho cô hết, giống như họ muốn thông qua cô để gởi tặng những bông hồng cho những người chiến sĩ VNCH. Họ sẵn sàng bày tỏ tình cảm của họ, không ngại ngần, không che dấu.

Ông Phùng Quang Tuấn, MC của chương trình văn nghệ hôm nay với phong cách tự nhiên và trịnh trọng đã kể lại một câu chuyện sau cánh gà làm ai nghe cũng cảm động. Ông kể rằng có một cụ bà lên đến tận sân khấu và hỏi ông cho bà đóng tiền ủng hộ thương phế binh vì bà nhìn thấy những hình ảnh của các anh thương phế binh mà thương quá, nên muốn đóng góp liền. Không biết bà cụ đã đóng góp được bao nhiêu sau khi được ông Phùng Quang Tuấn dẫn đến bàn ủng hộ của ban tổ chức, nhưng cho dù là bao nhiêu đi nữa thì vẫn không đáng nói vì cái tấm lòng mới là cái đáng quý! Buổi gây quỹ của nhóm Hoa Tình Thương đã thật sự thành công. Nó đã khơi dậy được tình thương của con người đối với con người, nó đã nhắc nhở cho mỗi người Việt Nam cần phải nhớ, và kêu gọi mọi người hãy nhớ về những người con yêu của dân tộc vẫn còn đang ở lại quê hương và phải sống trong chế độ cộng sản. "Hãy nhớ và hãy nhớ tình đồng bào ta với ta. Hãy nhóm ngọn lửa hồng thắp sáng vạn niềm tin..." (Những ngày xa quê hương)

Nhóm Hoa Tình Thương ở Toronto đã thành lập được 10 năm. Đầu tiên là được khơi mào bởi Gia Đình Mũ Đỏ Montreal, mà con chim đầu đàn là bác sĩ Lê Quang Tiến. Mũ Đỏ ở Montreal vẫn còn hoạt động, nghĩa là vẫn nhận tiền ủng hộ ở khắp nơi rồi gởi về cho các anh thương phế binh ở quê nhà. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây các anh đã không tổ chức những buổi văn nghệ gây quỹ như đêm nay, vì bác sĩ Lê Quang Tiến cho biết là sau khi được sự ủng hộ của nhiều hội đoàn tại hải ngoại, các anh thương phế binh tại quê nhà đã có đời sống khá hơn được đôi chút, nên các anh nhận thấy việc tổ chức những buổi văn nghệ là không cần thiết nữa, nó vừa tốn kém cho người dân ở hải ngoại, vừa không cần thiết lắm như buổi đầu cho các anh thương phế binh ở trong nước. Nhóm Hoa Tình Thương ở Toronto thì vẫn tiếp tục công việc đó mục đích là để giữ lửa, để nhắc nhở mọi người đừng quên các anh thương phế binh ở Việt Nam. Những lời nhắc nhở vào mùa thu mỗi năm như vầy kể ra cũng không thừa, vì nó vẫn hữu dụng để nhắc nhở cho những người đã quên hoặc chưa biết rằng các anh thương phế binh ở quê nhà vẫn đang cần sự giúp đỡ của người Việt Nam ở hải ngoại. Chúng ta vẫn cần phải nhớ và tri ơn các anh, những ngươi đã hy sinh cho tự do của chúng ta hôm nay.

Bình Nguyên
Toronto tháng 10, 2009.
Binh Nguyen
#13 Posted : Monday, February 15, 2010 8:45:57 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
PHÓNG SỰ: BẾP NƯỚC TÌNH XUÂN
HAY
HỘI CHỢ TẾT Ở KITCHENER - WATERLOO

Hội chợ tết ở Kitchener - Waterloo thì phải gọi là Bếp Nước Tình Xuân. Bởi vì, Kitchener dịch tiếng Việt là người trong bếp, còn Waterloo, dịch ra tiếng Việt thì chính là cái "lu nước" chớ còn gì nữa? Thành ra mùa xuân ở Kitchener - Waterloo nên gọi là Bếp Nước Tình Xuân mới đúng.

Đây là lần đầu tiên cộng đồng người Việt ở Kitchener - Waterloo và các vùng phụ cận như Guelph, Cambridge,... tổ chức một hội chợ Tết. Hội trường nhỏ, gọn với sức chứa chỉ lên tới 400 - 500 người, nên cảm thấy hội trường đông nghịt người là người và không khí vô cùng ấm cúng. Mọi người có thể quan sát toàn bộ sân khấu một cách rõ ràng, phía bên trái của sân khấu là hai dãy bàn bày đầy đồ ăn, vì giá vé 7 đồng cho mỗi người vào hội chợ bao gồm luôn cả một phần ăn miễn phí. Kế đó là bàn của các hội đoàn, đoàn thể như chùa Viên Quang, Ủy Ban Yểm Trợ Quốc Nội, Cao Đài... Phía bên phải của sân khấu là các hội đoàn khác như hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, với thùng cà phê của Tim Horton, hội Sinh Viên Việt Nam của các trường đại học ở địa phương, như Đại học Waterloo,... các cô gái trẻ xinh xắn trong những tà áo dài tha thướt và các cậu con trai đẹp trai, trẻ trung cũng đang ngồi ở bàn bán vé, làm không khí thêm trẻ trung sôi động.

Đối diện với sân khấu là bức tường còn lại của hội trường là những trò chơi để các em tham gia như Wheels of Fortune, Mini Putt, phóng tên... Bức tường này thu hút trẻ con nhiều nhất, trong khi cha mẹ các em có thể rảnh rang thưởng thức chương trình văn nghệ. Chương trình văn nghệ đã được bắt đầu sớm với những giọng ca Karaoke cũng chẳng thua ca sĩ chuyên nghiệp mấy, với những bài ca mùa xuân dạt dào tình quê hương, dân tộc. Sân khấu là bức tường còn lại, không có bục để bước lên cao, với một tấm phông lớn hình một làng quê Việt Nam với lá cờ vàng ba sọc đỏ treo ngay giữa, hình ảnh này trên xứ người làm khán giả bồi hồi cảm động nhớ những mùa xuân thanh bình trên quê hương ngày xưa. Ngoài cành mai, còn có hai lá cờ ở hai bên sấn khấu, một lá cờ Canada và một lá cờ Việt Nam. Phía bên trái sân khấu đặt giàn âm thanh, và phía bên phải là ban nhạc sống, với các nghệ sĩ điêu luyện, vui vẻ. Khán giả ngồi ở các dãy bàn đối diện với sân khấu, có thể nhìn thấy sân khấu một cách rõ ràng và cũng có thể đi dọc theo các bức tường để tham quan trưng bày của các hội đoàn, ra lấy thức ăn và trò chuyện vui vẻ. Đây là dịp để đồng hương gặp nhau, chia sẻ với nhau những kinh nghiệm trong cuộc sống và cũng là để tán dóc thật vui.

Chương trình bắt đầu với màn múa lân hào hứng, ngoạn mục ngay trong khoảng trống trước sân khấu khiến mọi người có thể quan sát rõ ràng. Hai con lân, và hai ông địa dễ thương múa chào tất cả mọi người được biết là do chùa Viên Quang đảm trách. Sau đó là phần phát biểu của ủy viên chính phủ Canada, ông Stephen Woodworth, ông nói lời cám ơn cộng đồng Việt Nam và chúc mọi người hưởng một cái Tết vui vẻ. Ông cũng cho biết ông tin rằng thế hệ trẻ của chúng ta theo cha mẹ ra cộng đồng càng nhiều, giúp đỡ cho cộng đồng càng nhiều, thì các em càng có nhiều cơ hội để thành công hơn các em nhỏ khác. Tiếp theo là phần phát biểu của bà Lucy Arland, đại diện Trilium Foundation, cũng lên chúc tết cộng đồng. Ngoài hai nhân vật trên còn có sự tham dự của nhiều hội đoàn ở khắp nơi đổ tới, như Ủy Ban yểm trợ quốc nội, hội thánh Tin Lành, đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu, giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo Toronto, Cao Đài, Phụ huynh trường Việt ngữ,... Ngoài ra còn có sự có mặt của các cơ quan truyền thông, báo chí như đài ti vi SBTN, Thời Báo, Thời Mới, Việt Times, Sài Gòn Nhỏ, v...v...

Kế đó là phần chào cờ, mặc niệm. Có lẽ vì ở thành phố nhỏ, nên ban tổ chức không kiếm được một ca đoàn để hát các bài quốc ca. Chính vì thế bài quốc ca Canada và quốc ca Việt Nam đa số được hát bởi khán giả. Điều này, cũng nên thông cảm với ban tổ chức, vì là lần đầu tiên tổ chức nên chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên chính vì khán giả hát nên không khí càng thêm nghiêm trang và ấm cúng. Sau đó là nghi thức Tế Tổ, một nghi thức thường không thể thiếu trong những ngày lễ của dân tộc. Sau phần Tế Tổ là phần phát biểu của chủ tịch hội Người Việt vùng Kitchener - Waterloo, chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ. Chị rất vui mừng vì sự tham dự đông đảo của tất cả mọi người và nhất là ước mơ của chị đã trở thành hiện thực, ước mơ tổ chức được một hội chợ Tết ở vùng xa xôi, hẻo lánh này. Đại diện chính quyền, ông John Malloy không thể tham dự hội chợ Tết nhưng cũng gởi thư tới chúc mừng, anh MC duyên dáng đã đọc lá thư của ông cho mọi người nghe.

Phần quan trọng nhất của các hội chợ Tết là phần văn nghệ. Mọi người đi du xuân thường thích nghe ca nhạc. Đó cũng là một trong những phong tục tập quán dễ thương của người Việt Nam. Bài hát đầu tiên được trình diễn bởi cây nhà lá vườn là bài Ly Rượu Mứng, một bài hát rất quen thuộc, thường không thể thiếu trong những ngày đầu năm, "chúc non sông hòa bình, hòa bình, ngày máu xương thôi tuôn rơi, ngày đó quê hương yên vui ..." Màn văn nghệ còn có sự tham dự của các đoàn múa thiếu nhi rất dễ thương, các em thật xinh tươi trong những tà áo dài làm người coi không thể phân tâm đi nơi khác được. Ngoài ra còn có sự tham dự của các tài năng tí hon, trong lớp nhạc của nhạc sĩ Đức Thành, như em Thắng mới học trong lớp thầy mới ba tháng mà đã có thể trình bày đàn bầu bài Quê Mẹ một cách tuyệt vời, hay hai em Kim Yến, Quỳnh Anh đã trình bày bài tân nhạc Lễ Xuân Đầu Năm bằng đàn tranh có thể nói là không chê vào đâu được.

Lần đầu tiên ở một thành phố nhỏ của Ontario, Canada, cộng đồng Việt Nam đã tổ chức được một hội chợ Tết thành công mỹ mãn và ấm áp tình quê hương. Cám ơn hội Người Việt Kitchener - Waterloo đã cho đồng hương một Bếp Nước Tình Xuân đằm thắm tình quê hương. Chúc cho các đồng hương ở Kitchener - Waterloo nói riêng và cộng đồng Việt Nam ở tất cả mọi nơi trên thế giới nói chung một mùa xuân hạnh phúc, một xuân Canh Dần 2010 an khang và thịnh vượng.

Bình Nguyên
Kitchener, Tháng 2, 2010.

Binh Nguyen
#14 Posted : Saturday, February 20, 2010 11:10:19 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Phật Giáo Hòa Hảo ăn Tết như thế nào?

Tết năm nay rơi đúng vào ngày Chủ Nhật, lại là ngày Valentine, lễ Tinh Nhân 14 tháng 2, 2010, thêm ngày hôm sau là ngày lễ Gia Đình, nên mọi người được hưởng một cái Tết khá thoải mái. Thời tiết năm nay ở Canada lại tương đối ấm áp mặc dù ngay giữa mùa đông, nên đúng là người Việt ở đây năm nay được ưu đãi đặc biệt. Trong không khí ấm áp đó thì có một số đạo hữu và thân hữu của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo ở Toronto và các vùng phụ cận đã họp với nhau lại để mừng xuân Canh Dần ở số 2140 Avenue Road, Toronto, Ontario, Canada.

Chương trình được bắt đầu bằng phần nghi lễ và cầu nguyện của Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH). Sau đó, là phần trình bày của anh Lê Hữu Chính về ý nghĩa ngày Tết theo truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo. Theo truyền thống của PGHH thì ngày Tết là khoảng thời gian không có sự phân chia của người sống và người đã khuất. Tín đồ PGHH không được sát sanh, cho nên trong ba ngày Tết, họ chỉ cúng chay cho Tổ Tiên, bởi vì Đức Thầy đã dạy:

"Cháu con báo hiếu theo nhà Phật
Cha mẹ qua đời thủ lễ chay."

Tín đồ PGHH cũng tuyệt đối không được bày trò cờ bạc hay rượu chè trong ba ngày Tết bởi vì đó điều cấm thứ nhất trơng 8 điều răn cấm của PGHH. Dịp Tết cũng là dịp để mọi người bỏ qua những tị hiềm nếu có, để cùng hướng tới một năm mới tốt đẹp hơn. PGHH còn kêu gọi mọi người bỏ qua những tục lệ dị đoan, vô lý, để dành tiền ấy để giúp đỡ nhiều kẻ khốn khó hơn mình trong tình đồng bào, nhân loại. Đó cũng là điều Ân thứ 4 của PGHH mà Đức Thầy đã dạy. Sau lời chúc Tết của anh Chính để kết thúc bài nói chuyện, là lời chúc Tết của anh Nguyễn Trung Hiếu thay mặt cho ban Trị Sự Giáo Hội Toronto và các vùng phụ cận. Kế đến là bài Sớ Táo Quân do anh Nguyễn Công Minh phụ trách, kể lại cho Giáo Chủ và các đồng đạo nghe những chuyện xảy ra trong giáo hội PGHH vùng Toronto và các vùng phụ cận. Bài Sớ ngắn, gọn, đơn giản nhưng đầy ắp sự tương thân, tương trợ, làm theo những điều răn của Đức Thầy. Sau đó, anh Nguyễn Trung Hiếu lại thay mặt ban Trị Sự Trung Ương Hải Ngoại Giáo hội PGHH để gởi lời chúc Tết đến tất cả đồng hữu, đồng đạo.

Sau cùng là phần chúc Tết, phát biểu cảm tưởng của những người tham dự. Nhận thấy có lời phát biểu của Giáo sư Trần Gia Phụng, một nhân sĩ nổi tiếng trong vùng. Ông kể một chuyện vui để góp vui đầu năm, rằng có ba tên chóp bu của CSVN như Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng,... đang ngồi khoét lác trên phi cơ, một ông nói: "Tôi sẽ bỏ xuống một bao lì xì ít nhất cũng cứu được một người." Tên thứ hai nói: "Nếu vậy, tôi sẽ chia ra làm hai, bỏ xuống thì sẽ giúp được cho hai người." Ông phi công ngồi gần đó, nghe được bèn nói: "Tao ước gì tao đạp được hết tụi bay xuống máy bay thì tao sẽ cứu được cho cả bao nhiêu triệu người." Ông Trần Gia Phụng đúng là người sưu tầm được khá nhiều truyện cười thâm thúy. Kế đó, là phần chúc tết và phát biểu cảm tưởng của anh Lê Minh Tuấn, và của chị Đặng Thị Thanh Chi.

Cuối cùng là bữa cơm chay thân mật trong tình đồng đạo với sự ủng hộ nhiệt liệt của tất cả mọi người, vì những món chay rất ngon và rất ngon đúng theo truyền thống ăn chay trong ba ngày Tết của PGHH. Mong rằng truyền thống này sẽ được truyền bá sâu rộng hơn, và Giáo Hội PGHH sẽ càng lúc càng thu nhận thêm được nhiều thân hữu.

Bình Nguyên.

Binh Nguyen
#15 Posted : Saturday, March 20, 2010 11:36:03 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Anh Thư Nước Việt: Hai Bà Trưng

Ngày 13 tháng 3 vừa rồi, hội Phụ Nữ Toronto đã tổ chức ngày lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng tại Oakdale Community Centre, số 350 đường Grandravine, Toronto, Ontario, Canada.

Mở đầu chương trình là phần nghi lễ chào cờ, với hai bài quốc ca Canada và quốc ca Việt Nam. Các chị trong ban chào cờ thật đẹp trong những bộ quần áo nữ quân nhân nhịp bước theo tiếng trống của đoàn quân nhạc thiếu nhi Toronto, đã làm không khí trở nên vô cùng trịnh trọng và cảm động. Kế đó, là phần trình bày của hội trưởng hội Phụ Nữ Toronto, bà Nguyễn Kim Phượng, nói về ý nghĩa của ngày lễ Hai Bà Trưng, được tổ chức hàng năm để nhắc nhở con cháu tưởng nhớ công đức của hai bà. Bà Nguyễn Kim Phượng cũng ngỏ lời cám ơn những cơ sở, hội đoàn đã góp phần trong việc tổ chức buổi lễ này. Phần trình bày của bà bằng tiếng Việt nhưng có phụ đề bằng tiếng Anh ở trên màn ảnh để những người không rành tiếng Việt như người ngoại quốc, hay các em nhỏ có thể dễ dàng theo dõi. Bà cũng thông báo cho mọi người biết là cô Ngô Anh Phụng, giám đốc quản trị của hội Phụ Nữ sắp sửa chuyển qua một công tác khác nên không thể tiếp tục công việc điều hành ở hội Phụ Nữ, nên bà kêu gọi ai thấy bất cứ người nào có khả năng thì xin giới thiệu vào công việc này. Công việc điều hành không đòi hỏi những người phụ nữ siêu phàm, mà ngay cả những người bình thường ai cũng làm được.

Kế đó là phần rước biểu tượng hai bà Trưng, hai cô gái xinh xắn trong bộ áo dài thời xưa, làm Trưng Trắc và Trưng Nhị, đi theo chung quanh là những em trong vai quân sĩ cầm những cái lọng che trang trọng, làm tất cả những người tham dự yên lặng ngắm nhìn và bồi hồi tưởng nhớ lại hình ảnh của hai bà Trưng qua sách sử. Sau khi mọi người an tọa là phần trình bày về lịch sử của Hai Bà Trưng do bà Lê Khắc Ngọc Quỳnh trình bày. Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em, do nợ nước, thù nhà đã nổi lên chiêu tập quan, quân chống lại giặc Bắc phương, và xưng Vương nước Việt Nam vào khoảng năm 40 sau Công Nguyên. Có thể nói hai bà Trưng là những vị vua phụ nữ duy nhất của Việt Nam, đã làm rạng danh anh thư nước Việt.

Tiếp theo là phần hành lễ tưởng niệm hai bà do bà Nguyễn Tăng Thị Châu và ban tế lễ trình diễn. Hình thức tế lễ này y hệt như những buổi lễ Tổ, tức là có tiếng trống, tiếng nhạc, dâng hương, hành lễ, đọc bài Tế theo hình thức tế lễ cổ xưa, trông thật trang nghiêm và trịnh trọng.

Vì là những người phụ nữ, nhất lại là phụ nữ Việt Nam, nên buổi lễ được diễn ra trong bầu không khí hài hòa, không ồn ào, náo nhiệt như những buổi lễ khác. Buổi lễ kết thúc với phần văn nghệ xuất sắc, mở đầu là bài Trưng Nữ Vương, sau đó là bài Cô Gái Việt. Phần trình bày vọng cổ của hai ca sĩ Bích Uyển và Sáo Lan đã để lại ấn tượng thật sâu sắc cho khán giả. Cùng với phần văn nghệ là phần thụ lộc, mọi người hoan hỉ đi lấy phần ăn của mình, trò chuyện vui vẻ và thưởng thức các mục văn nghệ bỏ túi nhưng không kém phần đặc sắc.

Còn bao nhiêu người anh thư của nước Việt? Ngày nay, có thiếu những anh thư không? Xin thưa, hoàn toàn không thiếu. Những Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên,... đã làm ngời sáng những khuôn mặt phụ nữ Việt Nam, dịu dàng, hài hòa, nhưng can trường, kiên quyết. Trong đàn áp, bạo lực, họ vẫn vươn lên như những bông hoa tươi sáng. Xin kết thúc bài này bằng vài câu thơ viết về luật sư Lê Thị Công Nhân, vừa được thả ra từ nhà tù Cộng sản Việt Nam trong ngày 06/03/2010 vừa rồi:

Anh Thư Nước Việt: Lê Thị Công Nhân

Ngày 8 tháng 3, ngày Phụ Nữ
Chị vào tù vì tư tưởng đấu tranh
Cho tự do, dân chủ của quê mình
Tên của chị, Công bằng và Nhân ái

Lê Thị Công Nhân, người con gái
Tóc đen, da vàng, người con gái Việt Nam
Như bông hoa vươn lên giữa áp bức, bạo tàn
Nhất định vẫn không "đầu hàng" hay "thỏa hiệp"!

Lê Thị Công Nhân, một anh thư nườc Việt
Khuôn mặt tròn, trong sáng, tự tin
Can đảm đấu tranh, không vì hạnh phúc của riêng mình
Mà vì hạnh phúc của người dân nước Việt

Tự hào thay, những anh thư nước Việt
Từ bây giờ và cho đến ngàn sau
Vẫn hiên ngang nhất định ngẩng cao đầu
Làm rạng danh những anh thư nước Việt!

Bình Nguyên
Tháng 3, 2010.

Binh Nguyen
#16 Posted : Thursday, June 3, 2010 11:39:21 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
NGÀY VĂN HÓA Á CHÂU Ở OTTAWA

Ottawa, thủ đô của Canada, nằm cách Toronto khoảng 500 cây số về phía đông bắc, có dân số khoảng hơn tám trăm ngàn người, và là thành phố sạch sẽ đứng hàng thứ tư trên thế giới. Vì là thủ đô nên những tổ chức văn hóa đặc biệt của các sắc dân thường được tổ chức ở đây. Vì thế, hôm 30 tháng 5 vừa rồi ngày Văn Hóa Việt Nam cũng được tổ chức tại đây. Người Việt Nam ở đây có khoảng hai đến ba ngàn người, đã xây dựng được một tượng đài Mẹ Bồng Con, để tưởng niệm những thuyền nhân Việt Nam đã hy sinh trên đường vượt biển. Hiện tại liên hội Người Việt ở Ottawa đang dự tính xây dựng một nhà bảo tàng thuyền nhân Việt Nam, thu thập hết những kỷ vật của những người Việt Nam tị nạn chế độ Cộng sản.

Trời đẹp, không mưa giống như năm trước, nhưng người tham dự có vẻ ít hơn, chỉ khoảng hơn 100 người và từ ở khắp nơi đổ về như Motreal, Sherbrook, Toronto, Kitchener-Waterloo... Những người Việt Nam vẫn còn nặng lòng với đất nước, vẫn tha thiết với phong tục tập quán Việt Nam đã về đây trong ngày hội ngộ này. Cuộc diễn hành bắt đầu từ trường High School of Commerce, dẫn đầu là đội kèn của đội cứu hỏa Ottawa, nổi bật trong những bộ đồng phục áo đỏ, quần đen, làm liên tưởng đến những bông hoa poppy đỏ mà người ta thường đeo trên ngực áo vào ngày lễ Memorial Day tháng 11, ngày nhớ ơn những chiến sĩ đã hy sinh để xây dựng nên nước Canada ngày nay. Kế tiếp là đội rước quốc kỳ Việt nam với một lá cờ thật lớn do các nữ quân nhân trong bộ quân phục xanh da trời dịu dàng mà nghiêm chỉnh. Sau đó là các cháu thiếu nhi của trường Việt Ngữ Tây Sơn ngây thơ, hồn nhiên trong những tà áo dài trắng làm sáng rực lên cả một khoảng trời Ottawa thật đẹp. Theo sau là những người dân Việt Nam và đoàn quân nhạc thiếu nhi Toronto trên một xe jeep với những nhạc cụ lỉnh kỉnh, vừa đi, vừa chơi nhạc, vừa hát. Những điệu hát cám ơn các nước trên thế giới đã đã mở lòng đón nhận và cưu mang những người Việt tha hương và cho họ cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Đoàn diễn hành kết thúc ở góc đường Sommerset và Preston, đối diện với tượng đài Mẹ Bồng Con, và ngay trên miếng đất còn trống đang dự định sẽ xây nhà Bảo tàng thuyền nhân Việt Nam. Buổi lễ diễn ra đơn giản với màn mở đầu là hai bài quốc ca Việt Nam và Canada, do đội kèn của đội cứu hỏa Ottawa trình bày phần nhạc và của những người tham dự trình bày phần lời. MC Nông Quốc Dũng trong bộ áo dài khăn đóng Việt Nam chững chạc điều khiển chương trình. Sau đó là phần trình bày mục đích của ngày Văn Hóa Việt Nam ở Ottawa do ông Nguyễn Thành Danh phát biểu. Kế đến là phần phát biểu cảm tưởng của ông Nguyễn Văn Tấn, đại diện cho Ủy Ban Yểm Trợ Quốc Nội, bác sĩ Trần Đình Thắng từ Montreal, ông Lê Đức Vân, và sau cùng là ông Trần Hoàng Giang đại diện cho Hội Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Anh Dũng cũng giới thiệu các hội đoàn tham dự gồm có các hội Người Việt ở Ottawa, Toronto, Kithchener-Waterloo, Montreal,..., đại diện Cảnh Sát Liên Bang ở Ottawa, Việt Tân, đại diện báo Việt Times, đài truyền hình, v...v...

Sau đó là phần văn nghệ và ẩm thực, mọi người cùng thưởng thức giọng ca mạnh mẽ của giọng ca trẻ Ái Vy, giọng ca truyền cảm của ca sĩ Hồng Nhung đã gắn bó với cộng đồng bao nhiêu năm nay, và đặc biệt có sự góp mặt của bác Nghị ở Montreal làm cho chương trình văn nghệ thực sự phong phú với sự tham gia của tất cả các thế hệ. Phần ẩm thực gồm có xôi gấc, xôi vò, chả chiên, chả giò, bánh mì thịt, mọi người cùng ăn uống, thưởng thức âm nhạc và chuyện trò vui vẻ. Buổi lễ kết thúc vào 4 giờ chiều cùng ngày, mọi người ra về trong vui vẻ và hẹn gặp lại nhau trong ngày Văn Hóa năm tới.

Bình Nguyên
Tháng 5, 2010.
Binh Nguyen
#17 Posted : Friday, October 29, 2010 5:52:58 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
BUỔI TIỆC GÂY QUỸ YỂM TRỢ THƯƠNG PHẾ BINH

Buổi chiều thứ bảy, ngày 23 tháng 10 vừa rồi, trời Toronto bắt đầu đổ mưa rả rích, không gian u ám, nặng nề khiến dân cư cũng phải ngại ngùng khi bước ra ngoài. Thế mà, cộng đồng người Việt Nam vẫn không kể gió mưa rủ nhau tới số 83-85 đường Christies để dự buổi tiệc gây quỹ yểm trợ thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), những người lính cũ còn sống sót ở Việt Nam.

Buổi tiệc buffet bắt đầu với những món ăn quen thuộc như xôi vò, thịt quay, bò kho, bánh mì, gỏi cuốn, mì xào, gà chiên, chả giò, bánh cuốn... Mọi người tự động kẻ trước người sau đi lấy thức ăn cho mình trong bầu không khí trật tự và vui vẻ, thỉnh thoảng lại nổi lên những câu pha trò của những bạn bè lâu ngày không gặp. Buổi tiệc bắt đầu lúc 7 giờ mà đến 7 giờ rưỡi, người tham dự đã chật kín cả hội trường, ai cũng đến đây cốt ý để ủng hộ với tất cả tấm lòng nên ai cũng mau mắn dự ngay phần ẩm thực để còn thưởng thức màn văn nghệ và vào ngay phần gây quỹ, phần chính của buổi tiệc. Văn nghệ được bắt đầu với giọng ca trẻ Thư Vân đầy triển vọng với bài “Còn thương rau đắng mọc sau hè.” Giọng ca miền Nam man mác, khuôn mặt trẻ trung, xinh xắn, với tà áo dài trắng tha thướt đã dễ dàng chinh phục ngay cảm tình của khán giả. Sau đó là phần trình bày của bé Đoan Châu, một cô bé còn rất nhỏ khoảng 7, 8 tuổi nhưng cũng đã hứa hẹn một tương lai tươi sáng trong lĩnh vực ca hát khi cô bé rất dạn dĩ và trình bày nhạc phẩm Hello Vietnam một cách rất vững vàng. Sau đó là phần trình diễn của các ca nhạc sĩ nổi tiếng trong vùng như nhạc sĩ Tùng Nguyên, nhạc sĩ Phan Ni Tấn với những bài hát đánh động lòng người.

Tiếp theo, ban tổ chức giới thiệu người điều khiển chương trình gây quỹ là ông Phùng Quang Tuấn, với giọng Bắc điềm đạm, rõ ràng, ông đọc một đoạn của đoản văn bất hủ "Hôm nay tôi đến trường" của nhà văn Thanh Tịnh để mở đầu cho buổi tiệc gây quỹ. Ông cho biết đây là lần thứ 11 liên tục trong 11 năm, của nhóm Hoa Tình Thương Toronto tổ chức để gây quỹ ủng hộ cho những người thương phế binh VNCH, một công việc đều đặn, được lặp đi, lặp lại vào mùa thu mỗi năm, như người ta vẫn đọc đoản văn bất hủ của nhà văn Thanh Tịnh mỗi năm vậy, và dĩ nhiên lần nào cũng như lần nào người ta cũng đều xúc động khi làm công việc ấy. Sau đó là phần nghi lễ chào quốc kỳ, do các em gái trong tà áo dài trắng, với một dải cờ vàng choàng qua vai đảm trách. Các em có nhiệm vụ kéo hai lá cờ Canada và Việt Nam lên ngọn một cột cao trong lúc bài quốc ca Canada và bài quốc ca VNCH nổi lên hùng tráng. Hai lá cờ được thổi tung bay bởi sức gió của một cây quạt lớn trông thật hào hùng và tuyệt đẹp làm người dự cũng cảm thấy phấn khởi.

Sau phần chào cờ, ông Phùng Quang Tuấn giới thiệu con chim đầu đàn của nhóm Hoa Tình Thương là ông Võ Thành Tân lên báo cáo về những hoạt động của nhóm trong năm vừa qua. Ông Võ Thành Tân cho biết có khoảng trên ba ngàn thương phế binh còn ở lại Việt Nam. Nhóm Hoa Tình Thương chia tiền thành nhiều đợt để giúp các anh, mỗi lần như vậy là khoảng bảy, tám chục người, mỗi người một trăm gia kim. Sau đó là phần chiếu dương ảnh, và một trích đoạn video về chuyến hành trình của nhóm Hoa Tình Thương đến thăm những người thương phế binh (TPB) ở quê nhà. Những hình ảnh thương tâm của những người TPB làm tất cả mọi người xúc động. Những tên tuổi xa lạ như Bùi Phương, Ngô Văn Đức,v..v... với những cánh tay cụt lên quá cùi chỏ, muốn cầm viết ký tên, người nhà phải buộc cây viết vào cánh tay của người TPB ngay chỗ cụt để anh ký. Nhiều người TPB cụt cả hai chân lên đến tận bẹn đứng mà cũng như ngồi làm nhiều người không ngăn được giòng lệ trào lên khóe mắt. Lại cũng có những người mù cả hai mắt, điếc cả hai tai, mỗi lần muốn hỏi anh điều gì người nhà phải nói lớn lên giống như hét vào tai anh thì anh mới nghe được, trông thật thương tâm. Mọi người chưa kịp nén xúc động thì ca sĩ Đoan Nguyên xuất hiện trong tà áo dài duyên dáng hát bài “Lời Người Ở Lại” làm cơn xúc động của người nghe lại càng dâng cao hơn khi người thương binh đã cụt cả hai chân ở hai thành phố khác nhau của quê hương và khi "…về tới Sài Gòn còn một cánh tay, đứng giữa quê hương thân phận ăn mày..." lời hát nghe não nuột làm sao!

Cuối cùng thì ông Phùng Quang Tuấn cũng giới thiệu một khách mời từ Hoa Kỳ đến, đó là MC, nhạc sĩ (NS) Nam Lộc đến từ trung tâm Asia. Nhạc sĩ Nam Lộc là khách mời duy nhất từ Hoa Kỳ trong buổi dạ tiệc hôm nay, còn tất cả ca sĩ, nhạc sĩ khác đều là khách mời đến từ Toronto, hay Montreal ở Canada. Ông Nam Lộc, người nhạc sĩ cùng thời với nhạc sĩ Trường Kỳ, Tùng Giang từ những năm 60, 70, nhưng lại có những bản nhạc nổi tiếng sau năm 75 như Sài Gòn Vĩnh Biệt hay Người Di Tản Buồn. Ông Nam Lộc lên kể những chuyện cảm động và thương tâm của những người thương phế binh VNCH còn ở lại Việt Nam mà ông đã được nghe hoặc thấy trong những đợt gây quỹ trong những chương trình Cám Ơn Anh ở Hoa Kỳ vừa rồi. Tuy nhiên, với ông, những lần quyên góp đó vẫn chưa cảm động và hân hạnh bằng được làm MC và hát trong chương trình Hoa Tình Thương lần này. Vì ông không ngờ ngoài trời thì mưa to, gió lớn như thế mà hội trường vẫn đặc kín người, chắc phải có hơn 500 người tham dự. NS Nam Lộc không những hân hạnh mà còn ngạc nhiên khi thấy hội trường đông đủ như vậy trong khi chương trình không có bất kỳ một danh ca nổi tiếng nào. Theo ông, một số người đến ủng hộ chỉ vì nhân tiện muốn coi, muốn nghe, hoặc muốn thưởng thức những ca sĩ nổi tiếng hát thôi, nên với chương trình không có bất cứ ca sĩ nổi tiếng nào có thể sẽ không thu hút được đông đảo khán giả. Thế nhưng sự hiện diện của các khách đến dự buổi tiệc ngày hôm nay đã làm ông thật sự ngạc nhiên và cảm động. Như vậy chứng tỏ những người tới tham dự ngày hôm nay phải có tấm lòng thương người thật sự, cũng như phải có tinh thần biết ơn những người thương phế binh VNCH thật sự thì họ mới vuợt qua những khó khăn để đến ủng hộ.

Ông cũng không quên quảng cáo cho cuốn DVD mới nhất của trung tâm Asia với chủ đề "Cánh hoa thời loạn" đã được phát hành trong thời gian gần đây mà chính quyền ở Việt Nam đã không ngừng lên tiếng chỉ trích vì trung tâm Asia đã vinh danh những người lính VNCH cũng như những người phụ nữ Việt Nam chịu thương, chịu khó, suốt đời hy sinh cho chồng, cho con trong suốt thời gian chiến tranh. Ông tâm sự, sau những lần bản thân ông, nhạc sĩ Trúc Hồ và nhạc sĩ Việt Dzũng làm những DVD này, Việt cộng không ngớt chửi rủa "thằng Lộc", "thằng Dũng" là những kẻ phản động ở nước ngoài, nhưng cấm ai dám chửi "thằng Hồ" là nhạc sĩ Trúc Hồ vì sợ phạm húy!? Nhưng sau Cánh Hoa Thời Loạn, Việt cộng chỉ còn chửi có mình ông vì nghe nói ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hình như cũng đòi được để tên mình vô danh sách "phạm húy" vì trùng tên với nhạc sĩ Việt Dzũng. Ai cũng cười vì cách nói chuyện dí dỏm, tự nhiên của nhạc sĩ Nam Lộc. Sau đó, NS Nam Lộc giới thiệu một ca sĩ từ Montreal, ca sĩ Hoàng Xuân Sơn, người trước kia đã từng hát với ca sĩ Khánh Ly lên trình bày bài hát của mình. Sau bài này là đến bài Gởi Súng Cho Tao, bài hát phổ từ thơ do NS Phan Ni Tấn trình bày. Các bài hát đã làm khán giả bồi hồi xúc động. Nhất là bài Gởi Súng Cho Tao, dù bị thương tật, người thương binh VNCH vẫn hào hùng xin bạn bè gởi súng cho mình để họ bắn được những tên hại dân, bán nước, hòng cứu lấy quê hương.

Sau đó NS Nam Lộc cũng trình bày chính bài hát của mình, bài Sài Gòn Vĩnh Biệt, nói về tâm trạng của một kẻ xa quê hương, đặc biệt là xa thành phố Sài Gòn hoa lệ. Ông tâm sự những bài hát của ông sáng tác thường là từ đáy lòng của ông. Để trình bày bài tiếp theo, nhạc phẩm Người Di Tản Buồn, ông xin làm một công việc mà trước giờ ông chưa từng làm, là hát dưới sân khấu, đi tới từng bàn, cầm một cái túi để thay mặt các thương phế binh, đi "ăn xin" lòng hảo tâm của mọi người. Bài hát kết thúc, ban tổ chức tuyên bố kết quả là NS Nam Lộc đã quyên góp được trên một ngàn tám trăm đồng. Ông Nam Lộc lại dí dỏm: "Tôi hát có một bài mà lại được đến trên một ngàn tám, vậy là ăn đứt Ý Lan hay Khánh Hà rồi." Mọi người đều cười. Sau đó ca sĩ Đoan Nguyên lên kêu gọi mọi người hãy ủng hộ bằng cách mua hết những vé số bán, để cho xong phần xổ số là đến phần dạ vũ hứa hẹn nhiều hào hứng.

Chỉ còn 100 vé số cuối cùng, ca sĩ Đoan Nguyên kêu gọi mọi người rằng ở đây có 54 bàn, thì chỉ cần mỗi bàn mua thêm hai vé nữa thôi thì các em thanh thiếu nhi có thể hoàn tất việc bán vé cho ban tổ chức ngay, thì phần xổ số sớm kết thúc để dành thời gian cho phần dạ vũ. Nhờ sáng kiến đó của ca sĩ Đoan Nguyên mà phần xổ số đã được hoàn thành nhanh chóng. Có một người trúng giải đã tặng chai rượu X.O. lại cho ban tổ chức để bán đấu giá, thế là ban tổ chức lại thu thêm được hai trăm rưỡi nữa từ việc bán chai rượu. Tất cả đều để giúp đỡ những người thương phế binh VNCH, thật là cảm động! Không ai để ý lắm đến các giải xổ số vì mọi ngươi đều đến đây với mục đích ủng hộ nên ai cũng ủng hộ hết mình. Sau đó là các bài hát do các ca sĩ nổi tiếng ở địa phương như Vĩnh Trường, Bích Yến, Đoan Nguyên, My My... trình bày theo các điệu nhạc twist, boston, tango, slow, rumba,... để cho khán giả ra sàn nhảy và cuối cùng cũng rất đông khán giả đã ủng hộ phần dạ vũ hết mình. Phần dạ vũ cũng đã kết thúc buổi tiệc gây quỹ yểm trợ cho thương phế binh VNCH, lác đác cũng có một số người ra về sau khi cảm thấy đã làm được một việc nghĩa.

Bình Nguyên
Tháng 10, 2010.

Tonka
#18 Posted : Friday, October 29, 2010 6:59:49 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
ApproveApprove
Sương Lam
#19 Posted : Friday, October 29, 2010 7:29:05 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
ApproveRoseApprovebeerchugheart
viethoaiphuong
#20 Posted : Friday, October 29, 2010 9:51:54 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

cám ơn BN đã viết bài mới of Đông Du Ký - thật cảm động!!!
Roseheart

VHP thăm và chúc an vui BN, TK, chị SL và tất cả

Smile
Users browsing this topic
Guest
3 Pages123>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.