Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

24 Pages«<910111213>»
Nhac & Bảo Tàng tranh ảnh nghệ thuật...
viethoaiphuong
#201 Posted : Saturday, June 25, 2011 8:17:12 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Giọng ca vàng Hữu Phước theo lời kể của soạn giả Nguyễn Phương




Nghệ sĩ Hữu Phước (trái) và Út Bạch Lan
DR

Nguyễn Phương - rfi - CHỦ NHẬT 26 THÁNG SÁU 2011
Mở đầu loạt bài cổ nhạc : Soạn giả Nguyễn Phương từ Canada giới thiệu giọng ca vàng của cố nghệ sĩ Hữu Phước. Vào năm 1966, Hữu Phước từng đoạt giải Diễn Viên xuất sắc nhất nhân kỳ trao Giải thưởng Thanh Tâm, nhờ vai bác sĩ Vũ trong vở tuồng Đôi Mắt Người Xưa của Nguyễn Phương.



Năm 1955, tôi là soạn giả của đoàn hát Kim Thoa của ông bà bầu Ngô Thiên Khai và nữ nghệ sĩ Kim Thoa. Ngày 19 tháng 12 năm 1955, khi đoàn hát Kim Thoa khai trương vở tuồng dã sử Lấp Sông Gianh của soạn giả Kinh Luân tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo, đoàn Kim Thoa bị kẻ xấu liệng lựu đạn lên sân khấu, làm chết nghệ sĩ Ba Cương, nhiếp ảnh viên Nguyễn Mai khi hai ông đang đứng bên cánh gà, ngoài ông Mai và Ba Cương ra còn có em vệ sĩ đóng quân tên Phiên chết một tuần lễ sau đó. Nghệ sĩ Duy Lân bị cắt đứt tiện một bàn chân từ mắt cá, các nghệ sĩ Sáu Thoàng, Hữu Phước, hề Minh, Văn Sa, nữ nghệ sĩ Đoàn Thiên Kim bị thương nhẹ. Vì đoàn hát bị liệng lựu đạn nên khán giả không dám đến xem hát, muốn thu hút khán giả nên mỗi đêm trước khi mở màn, đoàn hát thêm chương trình phụ diễn ca vọng cổ ngoài màn, giới thiệu hai giọng ca trẻ: đó là nghệ sĩ Hữu Phước và hề Minh.

Năm 1956, đoàn Kim Thoa rã, tôi và Hữu Phước về cộng tác với đioàn Thanh Minh, hát thường trực tại rạp Thành Xương ở đường Yersin quận nhứt và sau đó là đoàn Thanh Minh Thanh Nga cho đến đầu năm 1969 tôi mới chia tay với Hữu Phước để sang cộng tác với đoàn Dạ Lý Hương. Lúc còn ở đoàn Thanh Minh Thanh Nga, khi tôi viết tuồng Đôi Mắt Người Xưa, Bóng Chim Tăm Cá, Chuyện Tình 17, Hai Hình Bóng Một Cuộc Đời, Sông Dài, Mộng Đẹp Nửa Đời Hoa, tôi đến nhà Hữu Phước ở vài ngày. Khi tôi viết đoạn nào đắc ý hoặc các bài vọng cổ cho vai tuồng của Hữu Phước, tôi thường nhờ nhạc sĩ Ba Thu và Ba Tý, hai nhạc sĩ này ăn ở thường xuyên trong nhà Hữu Phước, đàn cho Hữu Phước ca để xem các câu vọng cổ đó có đủ mượt mà để Hữu Phước ca lấy nước mắt của khán giả chưa? Tôi cũng đã sáng tác nhiều vai em bé trong các tuồng của tôi để cho Hương Lan đóng. Lúc đó Hương Lan mới có 6 tuổi.


Nghệ sĩ Hữu Phước
DR

Cố nghệ sĩ Hữu Phước tên thật là Henry Trần Quang, sanh năm 1932 tại quận Châu Thành tỉnh Sóc Trăng. Cha là ông Trưởng Tòa Trần Quang Cảnh, nhạc sĩ cổ nhạc đờn vĩ cầm, thân mẫu là bà Tám Kiều, một nữ nghệ sĩ trong gánh hát Thầy Thuốc Minh ở SócTrăng.

Hữu Phước khởi nghiệp cầm ca từ năm 1954, được ông Trần Hữu Lương, tức nhạc sĩ Mười Lương, chồng của nữ danh ca Năm Cần Thơ dạy ca và đặt nghệ danh Hữu Phước thay cho tên Henry Trần Quang. Nhạc sĩ Mười Lương dẫn Hữu Phước đến quán ca nhạc Họa Mi của cô Năm Cần Thơ để ca vọng cổ và cổ nhạc. Hữu Phước đã ru hồn biết bao khách mộ điệu và được chủ của các hãng dĩa Hoành Sơn, Hồng Hoa, Tứ Hải tranh nhau mời thu diã hát. Hũu Phước nổi danh qua các dĩa hát thu đầu tay như Mặt Trận Ái Tình của soạn giả Thu An, dĩa Tình Huynh Đệ và bộ dĩa Tỉnh Mộng, dĩa Đội Gạo Đường Xa, Gánh Nước Đêm Trăng, Tàu Đêm Năm Cũ, Đời Vũ Nữ, Tình Là Giây Oan của các tác giả Viễn Châu, Kiên Giang, Quy Sắc làm tăng thêm danh tiếng của danh ca Hữu Phước. Danh vị trong làng dĩa nhựa của Hữu Phước lên cao, vượt qua các danh ca đương thời như Việt Hùng, Tám Bằng, Thành Công, Chín Sớm, Văn Chung…có thể nói là danh ca Hữu Phước sóng đôi với vua vọng cổ Út Trà Ôn nhờ vào giọng ca vàng của Hữu Phước.

Minh họa hai câu vọng cổ trong bài Cao Tiệm Ly tiển Kinh Kha qua sông Dịch.

Cao Tiệm Ly ( Hữu Phước )

Hãy uống nữa đi anh để rồi sau khi anh sang tận bên kia bờ Dịch Thủy, Ly ở đây sẽ vắng bóng người tri kỷ đêm từng đêm rũ rượi tiếng tiêu… sầu, Mưa gió thê lương nhỏ lệ xuống chân cầu,…khóc người đi không bao giờ trở lại, để nơi này nhớ mãi hận ngàn thu. Biết lấy gì để tiển đưa nhau, thôi thì mượn tiếng trúc với bầu rượu nóng, tiếng tơ trúc nói lên tình tri kỷ, rượu hoàng hoa sưởi ấm dạ anh hùng.

Kinh Kha: Đa tạ, xin cám ơn Cao Tiệm Ly hiền hữu. Vâng, Kha uống cạn chung này và xin vĩnh biệt.

Cao Tiệm Ly: Hiển hữu ơi, rồi đây mang lưỡi gươm thề vào tận đất Hàm Dương, bạn sẽ trả được thù quân quốc. Hãy cho tôi lau dòng nước mắt, bởi cạn chung này mình sẽ chia tay. Lạnh lùng trời lả tả tuyết sương bay, sầu tang tóc đất trời còn nhỏ lệ. Ly tiẽn bạn bằng tiếng tiêu nức nở và ngâm câu nhất khứ bất lai hoàn. Nhổ neo rồi thuyền đã ra khơi, mưa hay lệ mịt mờ vương khói sóng. Kha ơi, Kha đã đi rồi, tận chốn phương trời tôi nhớ thương anh.

Hữu Phước có giọng ca thật rõ ràng, âm sắc đẹp, đậm chất bi ai, nghe sâu lắng mượt mà. Giọng ngâm thơ ngọt như mật, êm như nhung như tơ. Hữu Phước có biệt tài sắp chữ ca, làm nổi bật từng ý từng lời, anh ca vuốt nhẹ khi đến chữ Hò vô vọng cổ, tiếng ca như quyện chặt vào tiếng đàn, nghe thật êm tai, thật mùi. Trong lòng câu ca, với một làn hơi dài, Hữu Phước chạy lả lướt với tốc độ ca dồn chữ, từng đợt từng đợt như những lượn sóng triền miên xô đưổi nhau, một kỷ thuật ca khiến cho người nghe có cảm giác là Hữu Phước bất chấp cả nhịp nhàng, bất chấp trường canh, khán giả e sợ Hữu Phước sẽ hụt hơi hoặc ca rớt nhưng không, trăm lần như một, khi đến dứt câu ca thì Hữu Phước dứt câu rất đúng nhịp và còn có một làn hơi ngân dài, nhỏ dần, nhỏ dần rồi như tan biến vào không gian vô tận. Lối ca của Hữu Phước không chỉ là một kỷ thuật ca điêu luyện, nhịp nhàng vững chắc mà còn có khả năng chuyễn tải nội dung bài ca một cách xúc động nhất đến cho khán giả thưởng thức.

Khán giả đã khóc với những số phận của nhân vật tuồng khi xem đoàn Thanh Minh Thanh Nga nhờ vào giọng ca vàng của Hữu Phước và của các nghệ sĩ danh ca như Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Thành Được, Thanh Nga, Ngọc Giàu, Hồng Nga…vân vân. Hữu Phước đã được Giải thưởng Thanh Tâm tặng huy chương vàng Diễn Viên xuất sắc nhất năm 1966 qua vai bác sĩ Vũ trong tuồng Đôi Mắt Người Xưa của Nguyễn Phương.


Nghệ sĩ Hữu Phước (trái) và Út Trà Ôn
DR

Hữu Phước cũng được báo chí kịch trường tặng cho mỹ hiệu Giọng Ca Vàng và là một trong các nghệ sĩ danh ca được các bầu gánh hát, các chũ hãng dĩa ký contrat với số tiền cao nhất.

Thời còn làm việc chung ở đoàn Thanh Minh Thanh Nga, tôi biết Hữu Phước có ba người con, cô con gái đầu lòng Trần thị Ngọc Ánh. Ngọc Ánh có giọng ca trong suốt, lời ca rõ từng chữ, nhịp nhàng vững chắc. Lúc 6 tuổi, Ngọc Ánh xuất hiện đầu tiên trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga trong vai bé Lệ, con của bác sĩ Vũ tuồng Đôi Mắt Người Xưa của Nguyễn Phương. Soạn giả Kiên Giang đề nghị lấy hai tên cuối của hai nữ danh ca Thanh Hương và Út Bạch Lan để đặt nghệ danh cho Ngọc Ánh, đó là chữ Hương chót của Thanh Hương ghép với chữ Lan chót của Út Bạch Lan thành tên Hương Lan.

Hương Lan được thừa hưởng di truyền của danh ca Hữu Phước và được cha rèn luyện nên cô đã thành danh mấy chục năm qua trên địa hạt ca tân nhạc lẫn cổ nhạc. cô cũng là một diễn viên xuất sắc của nghệ thuật sân khấu cải lương. Làn hơi ca của nữ nghệ sĩ Hương Lan mang âm hưởng giòng nước chảy, nhẹ tỏa như làn khói lam, lướt êm như cánh chim, tiềm ẩn chất giọng cổ nhạc ở miền đất phù sa trù phú của đồng bằng sông Cửu Long.

Cô con gái kế tên là Hương Thanh, Hương Thanh cũng có giọng ca quyến rũ trong các cuộc biểu diễn văn nghệ của Công đồng người Việt ở thủ đô Paris, Pháp quốc. Các bạn của tôi ở Pháp cho biết Hương Thanh họp cùng ca sĩ Nguyên Lê thực hiện nhiều chương trình ca nhạc mới, mang âm hưởng ngũ cung, một dòng nhạc đẹp của thời đại tân tiến ngày hôm nay.

Người con trai thứ ba của Hữu Phước tên Sáng. Tôi không được biết hiện nay cháu Sáng làm gì, ở đâu…

Sau năm 1975, Hữu Phước có quốc tịch Pháp nên cả gia đình được trở về quê hương Pháp Quốc. Hữu Phước xa rời sân khấu cải lương như con cá bị vớt ra khỏi nước, hết phương vùng vẫy. Năm 1986, Hữu Phước quy tụ những nghệ sĩ cải lương đã được định cư ở nước Pháp Minh Đức, Kiều Lệ Mai, Phương Thanh, Hà Mỹ Liên, Kim Chi, Minh Thanh, Hoàng Long để mong làm sống lại nghệ thuật cải lương ở hải ngoại.

Một nhóm nghệ sĩ cải lương khác gồm có Minh Tâm, Tài Lương, Ngọc Lựu, Mỹ Hòa, Hùng Tiến, Chí Tâm cũng lập đoàn cải lương. Ý muốn của Hữu Phước và các nghệ sĩ khác muốn làm sống lại nghệ thuật cải lương ở Pháp là một ý rất hay nhưng không dễ gì thành công.

Hữu Phước thương tiếc cái thời vàng son đã qua, nhiều đêm mơ về quê cũ, thấy mình vẫn còn đứng hát trên sân khấu với các bạn ngày xưa, Hữu Phước viết bốn câu vọng cổ, tự ca lên để nói nỗi niềm xa xứ và nhớ ánh đèn sân khấu.

Minh họa bài vọng cổ “Nhựt ký đời tôi’’của Hữu Phước:

Hữu Phước : Mười mấy năm rồi biệt cố hương
Dòng thơ ghi lại giữa đêm trường
Nữa đêm thức giấc, sầu xa xứ
Vọng hướng chân trời, để nhớ thương.
Trải hết tâm tư lên từng trang giấy mõng, hình ảnh thân thương chập chờn như giấc mộng, kỷ niệm ngày xưa ghi lại giữa…

( Câu 1 ) … đêm tàn…nhật ký đời tôi là tiếng hát cung đàn… mỗi khi chiều xuống là thấy lòng mình rạo rực, mong đến gặp bạn bè nơi hí viện từng đêm. Say đắm lòng mình qua lớp phấn son, mà sân khấu cải lương như có một linh hồn, nên mới khiến cho kẻ ly hương đêm từng đêm gục đầu tưởng nhớ.

( Câu 2 ) Ôi ! Nhớ vai Lý Quảng trong vở Hoa Mộc Lan bên cạnh một Thanh Nga, một chiến binh kiều diễm, mà đôi bạn tâm tình đã bao phen vào sanh ra tử, trtước làn tên mủi đạn giữa chốn sa trường, …Kỷ niệm ngày xưa vương vấn mãi trong lòng… một Nam tước Bảo Sinh trong Cung Đàn Trên Sông Lạnh, một bác sĩ Vũ nhân từ trong Đôi Mắt Người Xưa, Rồi từ huy chương vàng diễn viên xuất sắc giải Thanh Tâm, cùng một lượt với Bạch Tuyết, trong năm sáu mươi bảy, những lúc canh khuya bồi hồi nhớ lại, nước mắt trào ràng rụa giữa làn mi.

( nói lối ) Có những lúc mơ màng trong giấc ngủ
Tôi cứ ngỡ mình đang sống giữa quê hương,
Chợt nhớ ra mình là kẻ tha phương
Giữa đêm lạnh ngập ngừng bông tuyết trắng.
Ôi ! Nhớ giọng ca trầm ấm của nghệ sĩ Tám Thưa, nhớ tiếng cười vui của lão độc Hoàng Giang và giọng ca nức nở bi thương của Út Bạch Lan sầu nữ, những người anh người chị thân yêu đã dìu dắt từng bước tôi đi trên bước đường sân khấu, suốt bao năm biết mấy …

( câu 5 )…. ân tình… ơn nghĩa ngày xưa ghi đậm giữa tim mình… tiếng đờn của mười út Trần Hữu Lương như còn văng vẳng trong những đêm buồn nơi đất lạ trời xa, nhớ ngày nào mới tập tễnh học đờn ca, đứng trước khán giả sao lạ lùng bở ngở, lần đầu tiên tôi bước ra sân khấu, vở Lấp Sông Gianh, tôi nhớ mãi đến bây giờ.

(câu 6 )… Ôi ! Nhớ làm sao tiếng nhạc lời ca, nhớ khán giả, nhớ ánh đèn sân khấu, có ai còn nhớ vai Tấn trong Tấm Lòng Của Biển, hay vở Con Gái Chị Hằng trong vai cậu Tư Kiên, có đêm nằm mơ tôi thấy mình đang đứng cạnh Thanh Nga và hai tôi đang diễn vở Người Vợ Không Bao Giờ Cưới. Sơn Nữ Phà Ca gục đầu nức nở và nước mắt người yêu nghe ràng rụa thấm vai mình….Chuông giáo đường bổng vọng tiếng ngân nga, tôi tỉnh giấc ngoài trời tuyết đổ, nơi đất khách những đêm không ngủ, tôi cứ ngở là mình đang diễn tuồng trên sân khấu quê hương.

Tâm trạng của Hữu Phước có thể đại diện cho tâm trạng của những nghệ sĩ định cư ở hải ngoại. Không có đông đảo khán giả như ở Việt Nam, không có bạn diễn đồng sức đồng tài, không có soạn giả, không tác phẩm mới, nhịp điệu âm nhạc tân tiến và lối sống văn minh công nghiệp của nước ngoài cũng không phải là môi trường thuận lợi cho nghệ thuật sân khấu cải lương, tài năng như Hữu Phước và nhiều nghệ sĩ vang bong một thời ở Việt Nam, đến xứ lạ quê người cũng phải khô cạn dần như con cá mắc cạn chờ chết khô, có vùng vẫt đôi chút, mòn mõi nhớ thương biển rộng sông dài.

Hữu Phước mất ngày 21 tháng 2 năm 1997 tại Paris. Khi nhắc đến giọng ca vàng Hữu Phước, các bạn nghệ sĩ cải lương Việt Nam còn nhớ lời nhà học giả Vương Hồng Sển khi nói về giọng ca của Hữu Phước, Ông Vương Hồng Sển đã nói: “ Mấy mươi năm trước chưa ai ca vọng cổ hay hơn Hữu Phước, e rằng mấy mươi năm sau cũng chẳng có ai ”.

Hữu Phước Khóc Thanh Nga
http://www.youtube.com/watch?v=076OPDDZetU
viethoaiphuong
#202 Posted : Saturday, July 2, 2011 3:00:19 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Beatles và giai thoại nhạc phẩm And I Love Her




Hàng người tại Luân Đôn chờ mua các albums của ban nhạc Beatles.
(Photo : Kieran Doherty / Reuters)

Tuấn Thảo - RFI - THỨ BẢY 02 THÁNG BẨY 2011
Trong số các ca khúc rất nổi tiếng của ban nhạc The Beatles, bản nhạc And I Love Her (Và tôi yêu nàng) được xem như là tình khúc quan trọng đầu tiên của Paul McCartney, cho dù theo quyết định chung, tất cả các sáng tác của nhóm Tứ Quái đều được ký tên của hai thành viên Lennon và McCartney. Đằng sau bài hát này, lại có nhiều giai thoại lý thú, ly kỳ.

Nhạc phẩm And I Love Her (Và tôi yêu nàng) được nhóm Beatles ghi âm tháng 7 năm 1964. Theo lời John Lennon, thì đây là phần đóng góp hàng đầu của Paul McCartney cho tập nhạc thứ ba của nhóm (mang tựa đề A Hard Day’s Night). Lúc đầu, cả nhóm không dự tính đưa dạo khúc này vào album vì bản nhạc có một sắc thái trầm buồn, ca từ hơi ủy mị khác hẳn với những bản nhạc rock mà nhóm này thường thâu.

Trong quyển sách mang tựa đề Many Years From Now (tạm dịch là Nhiều năm về trước), nhà phê bình Barry Miles cho biết là Paul McCartney viết nhạc phẩm And I Love Her (Và tôi yêu nàng) cho người yêu của anh vào thời đó là cô Jane Archer. Sinh trưởng trong một gia đình khá giả người Anh, Jane Archer nổi tiếng là một diễn viên điện ảnh và truyền hình, thân phụ là bác sĩ còn thân mẫu là bà Margaret Archer, giáo sư dương cầm tại trường đào tạo âm nhạc và diễn xuất Guildhall (Guildhall School of Music and Drama). Mẹ của Jane sẽ dạy thêm nhạc lý cho Paul McCartney, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến lối sáng tác sau này của anh. Khi viết tình khúc sâu lắng nhẹ nhàng, McCartney thường chọn điệu thứ trầm buồn tơ vương trong khi Lennon lại tươi tắn yêu đời hơn khi thiên về điệu trưởng.

Jane Archer và Paul McCartney quen nhau trong vòng 8 năm. Hai người sống chung một thời gian với gia đình của cô gái. Phải nói là bố mẹ của Jane thuộc vào hàng trí thức có tư tưởng tự do, phóng khoáng. Vì vào đầu những năm 1960, ít có bậc phụ huynh nào để cho con gái của mình rủ bạn trai về nhà sống chung, và nhất là Jane lúc đó chỉ mới có 17 tuổi mà thôi. Giữa đôi uyên ương Jane và Paul là một mối tình đầu đời say đắm, tha thiết. Hai người lúc nào cũng quấn quýt bên nhau, không chịu xa rời dù chỉ là phút giây. Đối với Paul McCartney, Jane Archer tựa như là một nàng thơ, một nguồn cảm hứng dồi dào vì anh đã viết cho nàng khá nhiều ca khúc trong đó có bài I want to hold your hand (Muốn cầm tay em) và Can’t buy me Love (Tình không mua được).

Vào thời ấy, ban nhạc The Beatles đang ở trong giai đoạn chinh phục thị trường quốc tế, sau khi nổi danh tại Anh Quốc. Nhóm này bị sự cạnh tranh của các ban nhạc khác cùng thời là Rolling Stones và The Byrds. Tuy hát nhạc rock, nhưng về phong cách, nhóm Tứ Quái The Beatles muốn nhắm vào cùng lúc vào nhiều đối tượng khác nhau. Có lẽ cũng vì vậy mà ban nhạc này ngoài việc ghi âm các ca khúc thuần chất nhạc rock (chẳng hạn như Long Tall Sally hay Matchbox), còn đưa thêm nhiều ca khúc phổ thông hơn (Besame Mucho) vào các buổi trình diễn của họ. Do đó mới có cuộc tranh luận xung quanh Rolling Stones và The Beatles. Giới yêu chuộng nhóm Rolling Stones cho rằng nhạc rock cuả Beatles thường chỉ dành cho con gái.

Ngay cả trong nhóm Beatles, các thành viên khác đôi khi cũng trêu ghẹo, châm chọc tính chất lãng mạn và tha thiết quá đỗi trong sáng tác của Paul McCartney. Họ cho rằng vì Paul đang si tình nên đâm ra khờ khạo. Mà qủa thật là khi nhìn vào ca từ của bài And I Love Her (Và tôi yêu nàng), có thể nói là nội dung bài hát hết sức mộc mạc, lời lẽ có chỗ rất ngây ngô. Nhưng đổi lại bài hát này là ca khúc đầu tiên giúp cho Beatles chinh phục Hoa Kỳ, mở đường cho ban nhạc giành ngôi vị quán quân trên thị trường quốc tế, và tạo ra phong trào Beatlemania.

Trong quyển sách mang tựa đề All We Are Saying, nhà báo David Sheff dẫn lời John Lennon cho biết : nếu không có nhạc phẩm And I Love Her (Và tôi yêu nàng), thì ban nhạc Beatles khó thể nào mà thực hiện được ước mơ vươn ra biển lớn. John Lennon gọi bài And I Love Her (Và tôi yêu nàng) là tiền bản của nhạc phẩm Yesterday (Ngày hôm qua), hàm ý rằng nhờ vào sự thành công của bài hát này mà Paul McCartney tự tin hơn khi sáng tác và ghi âm một mình (sau này, đó cũng là một trong những mầm mống gây chia rẻ, dẫn đến sự tan rả của nhóm).

Bản nhạc And I Love Her (Và tôi yêu nàng) đặt nền tảng sáng tác cho Paul McCartney, sở trường của anh là soạn thêm tình khúc bên cạnh các bản nhạc rock của nhóm. Bài hát này đã đi nửa vòng trái đất, được chuyển dịch sang 12 thứ tiếng. Nhưng quan trọng hơn nữa là tính chất xuyên thể loại (crossover) của ca khúc này. Bản nhạc được chuyển thể, phá cách theo các loại nhạc khác mà vẫn không mất đi cái hồn cái cốt của nó.

Từ những năm 1970 trở đi, hàng lọat phiên bản của bài I Love Her (Và tôi yêu nàng) lần lượt ra đời. Danh ca Sarah Vaughan và Dian Krall hát bài này theo điệu jazz, các ca sĩ của hãng Tamla Motown như Bobby Woomack, Smokey Robinson của nhóm Miracles hay là ban nhạc The Temptations đều chuyển thể theo điệu soul. Bất ngờ hơn nữa là trong tiếng Tây Ban Nha, ca khúc Và tôi yêu nàng trở thành một vũ điệu salsa, kinh điển đến nổi người La tinh không tin rằng nguyên tác bài hát lại là một ca khúc của nhóm The Beatles.

Trong nguyên bản, bài được sáng tác ban đầu dưới tựa Vì tôi yêu nàng (‘Cause I Love Her) sau đó mới được đổi thành Và tôi yêu nàng. Đối với các nhà phê bình, sửa đổi như vậy cũng là đúng bởi lẽ tình yêu mà có thể giải thích bằng lý trí thì không còn thật sự là tình yêu. Bởi vì trái tim có những lý do mà trí óc không thể nào hiểu nổi. Đâu đó, chữ Và quan trọng hơn là chữ Vì, nó thể hiện cho sự hiển nhiên, nói theo người Pháp là ngay cả người mù cũng có thể thấy được điều đó.

Trên đà thành công của nhạc phẩm Và tôi yêu nàng, Paul McCartney bắt tay vào việc sáng tác ca khúc để đời Yesterday. Cho dù ca khúc được ký với nhiều tên tác giả, nhưng Yesterday thật ra là một sáng tác riêng của Paul McCartney. Anh ghi âm bài này với một dàn nhạc tứ tấu, chứ không hề có sự tham gia của ba thành viên còn lại. Yesterday sau đó lọt vào danh sách 100 ca khúc hay nhất mọi thời đại, được ghi vào Sách kỷ lục Guinness với hơn 3 ngàn phiên bản đủ loại, tính cho đến cuối thế kỷ 20. Nhưng đó đã là một câu chuyện khác. (phải không các bạn).

The Beatles - And I Love Her - Subtitulado en español
http://www.youtube.com/watch?v=iz5BghBhM8E
viethoaiphuong
#203 Posted : Sunday, July 24, 2011 3:29:54 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Let It Be Me, ca khúc kinh điển dịch từ nhạc Pháp



Roch Voisine hát "Let It Be Me" bằng tiếng Anh lẫn tiếng Pháp (DR)

Tuấn Thảo - rfi - THỨ BẢY 23 THÁNG BẨY 2011
Có những bản nhạc ăn khách trên thị trường đến nổi người Anh Mỹ không nghĩ rằng nguyên tác là một ca khúc tiếng Pháp. Trước khi có hiện tượng của bài My Way (1969), nhiều bài thịnh hành trong tiếng Pháp chẳng hạn như tình khúc Je t’appartiens (Let It Be Me) đã mở đường cho phong trào chuyển dịch các bản nhạc Pháp trứ danh sang tiếng Anh.
Nhạc phẩm Je t’appartiens (Ta thuộc về em) là một sáng tác của nhạc sĩ Pierre Delanoë với danh ca Gilbert Bécaud (năm nay là đúng 10 năm ngày giỗ của nam ca sĩ). Bản nhạc này ăn khách trong tiếng Pháp vào năm 1955 rồi được tác giả Mann Curtis dịch sang tiếng Anh vào năm 1957. Phiên bản tiếng Anh đầu tiên không hái ra tiền và mãi đến 3 năm sau, một khi được viết lại với phần sửa đổi trong điệp khúc, phiên bản tiếng Anh thứ nhì mới trở nên thịnh hành.

Ban song ca Everly Brothers là nhóm đầu tiên ghi âm phiên bản hoàn chỉnh của bài hát vào năm 1960. Sau đó, đến lượt các danh ca crooner như Elvis Presley, Paul Anka, Tom Jones, Engelbert Humperdinck đều đưa ca khúc này vào các vòng lưu diễn của họ. Từ đầu thập niên 1970 trở đi, bản nhạc tiếng Pháp này sẽ có thêm lời tiếng Đức, Ý và Tây Ban Nha.

Khi đặt bút sáng tác bản nhạc trong tiếng Pháp, hai tác giả Bécaud và Delanoë thật ra gợi hứng từ ý tưởng của tình khúc Ne Me Quitte Pas (Đừng nở bỏ anh, trong tiếng Anh là bài If You go Away) của danh ca Jacques Brel. Đối với các nhà phê bình, bài hát này khuynh đảo khuôn thước ở chỗ lần đầu tiên một người đàn ông qụy lụy khóc than để van xin người yêu đừng ra đi. Lần đầu tiên, phái nam cho thấy sự yếu đuối, bộc lộ sự bất lực tuyệt đối của mình mà không sợ bị chê là hèn nhát, nhu nhược.

Lấy cảm hứng từ bài này, hai tác giả Bécaud và Delanoë mới viết thành bài Ta thuộc về em, dùng ẩn dụ để biến người đàn ông thành nô lệ tình yêu. Theo lời nhà phê bình Bertrand Dicale trong quyển sách Những bài hát đánh dấu lịch sử âm nhạc, sinh thời khi được nghe bản nhạc này nữ danh ca Edith Piaf lắc đầu thở dài rồi nói rằng : đàn ông như vậy thì còn gì là đàn ông.

Về phần mình, nam danh ca Bob Dylan rất thích ý tưởng hoán đổi trật tự trong bài hát này. Theo anh, một bản nhạc dung hình ảnh người đàn bà qụy lụy khóc than thì chẳng ai nói gì, nhưng không hiểu vì sao đến khi người đàn ông qùy gối van xin thì lại thành vấn đề. Vào năm 1970, Bob Dylan ghi âm ca khúc này trên tập nhạc Self Portrait (Bức chân dung tự vẽ) và anh cho rằng nếu có cơ hội sáng tác nhạc nhẹ thì anh sẽ viết một bài như thế. Bất ngờ thay, phiên bản rất mộc của Bob Dylan giúp cho bài Let It Be Me trở thành một ca khúc kinh điển của làng nhạc đồng quê (country) Hoa Kỳ.

Cuối thập niên 1970, ca sĩ Dolly Parton chọn ca khúc Let It Be Me làm một trong những bản nhạc mở đầu show truyền hình. Còn Willie Nelson giúp cho bài hát nhảy vọt lên hạng đầu thị trường trong thể loại nhạc country. Hàng loạt tên tuổi khác đều đưa ca khúc vào trong các bản nhạc tủ của họ. Trong giai đoạn sự nghiệp thứ nhì, danh ca Lobo hát bài này theo điệu pop folk, Nina Simone chuyển thể bài hát sang điệu Phúc Âm (gospel). Andrea Bocelli thì phối theo phong cách bán cổ điển. Gần đây hơn nữa, ca sĩ Rod Stewart ghi âm bài hát với Jennifer Hudson theo điệu easy listening trên tuyển tập Songbook của anh.

Với hơn 700 phiên bản khác nhau, nhạc phẩm Je t’appartiens (Let It Be Me) được liệt vào danh sách các ca khúc thịnh hành nhất thế giới. Người Pháp khám phá lại ca khúc này nhờ cac phiên bản của các sĩ vùng Québec như Ginette Reno, Isabelle Boulay, Roch Voisine... Sự thành công của bản nhạc vào giữa thập niên 1950 dẫn đến một sự hợp tác đều đặn giữa danh ca danh ca Gilbert Bécaud với nhạc sĩ Pierre Delanoë. Sinh thời, hai tác giả này đã soạn ra hàng trăm ca khúc, trong đó có ít nhất bốn bài thuộc vào hàng kinh điển một khi được chuyển dịch sang nhiều thứ tiếng.

Trước hết có nhạc phẩm Et Maintenant (Và bây giờ - sáng tác vào năm 1961 - tựa đề tiếng Anh là What Now My Love). Bản nhạc này được phóng tác từ giai điệu cổ điển Bolero của Ravel, một khi được đặt lời tiếng Anh lại trở thành một ca khúc bất tử của làng nhạc jazz. Bản nhạc thứ nhì là bài Le jour où la pluie viendra (Ngày mưa đến - sáng tác vào năm 1957 - tựa tiếng Anh là The day the rains came).

Nhiều người thường nhầm lẫn bài này với nhạc phẩm Raindrops keep falling on my head (Mưa vẫn rơi trên đầu) của tác giả Burt Bacharach. Bản nhạc thứ ba là nhạc phẩm C’est en septembre (Bình minh tháng 9 - sáng tác vào năm 1979 - tựa tiếng Anh là September Morn). Đây là một trong những bài hát ưng ý nằm trong répertoire của Neil Diamond và danh ca Andrea Bocelli.

Nhưng ca khúc đầu tiên giúp cho nhóm sáng tác Bécaud & Delanoë nổi danh ở nước ngoài vẫn là Je t’appartiens (Let It Be Me - Ta thuộc về em). Đó là viên gạch lót đường cho nhóm sáng tác này chinh phục thị trường quốc tế. Họ viết thêm một số ca khúc theo đơn đặt hàng, dựa trên bí quyết thành công của các tác giả nhạc Pháp trong thời kỳ huy hoàng : ca từ thường vấn vương trong sáng, giai điệu luôn du dương nhẹ nhàng.

roch voisine - je t appartiens
http://www.youtube.com/watch?v=WKBKlxd0mKU

viethoaiphuong
#204 Posted : Monday, July 25, 2011 5:48:03 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Chủ nhật 24 Tháng Bẩy 2011

Over the Rainbow, bài hát ăn khách nhất trong sáu tháng đầu năm 2011


IZ
DR
IZ và ca khúc nổi tiếng Over the Rainbow

Thanh Hà
Một ca sĩ đã qua đời cách nay 14 năm, một bản nhạc đã được sáng tác năm 1939 lại dẫn đầu Top Ten của các tác phẩm ăn khách nhất trong sáu tháng đầu 2011.

Nghe qua thì tưởng đó là chuyện đùa nhưng lại là có thật. Theo thống kê của "cổng vào" Charts in France -chartsinfrance.fr chuyên quan sát về các hoạt động âm nhạc đương đại tại Pháp : trong sáu tháng đầu năm tác phẩm được chú ý nhiều nhất không phải là single mới của Beyonce, hay của nữ hoàng nhạc pop Lady Gaga mà đó chính là ca khúc Over the Rainbow - Bên kia Cầu Vồng, với tiếng hát của danh ca người Hawaii, Israel Kamakawiwo'ole.

Một giọng ca đơn độc và tiếng đàn banjo, bên sóng rì rào đủ đế đánh bại ban nhạc Black Eyed Peas, bộ tứ hip-hop nổi tiếng nhất nước Mỹ hiện nay.

Nhìn về khối lượng đĩa hát bán trên thị trường trong sáu tháng đầu năm cộng thêm với số lượt tải trên mạng thì nam ca sĩ người Hawaii này đã 222 636 lượt « chú ý ». Bên kia Cầu Vồng bỏ xa Just Can't Get Enough bản nhạc ăn khách nhất hiện tại của nhóm nhóm Black Eyed Peas.

Israel Kamakawiwo'ole còn được biết đến với cái tên thân mật là IZ. Ông đã qua đời cách nay 14 năm vì bệnh tim. Sinh thời người nghệ sĩ xấu xí này đã chinh phục cả thế giới bằng giọng ca thiên phú. Ông nổi tiếng nhất với đĩa hát Facing Future được phát hành vào năm 1993 và có thể nói không ngoa là điệp khúc Over the Rainbow-Bên kia Cầu Vồng/ What a Wonderful World- Thế giới Tuyệt vời mà ông đã ghi âm năm 1989 từng đi vòng quanh trái đất từ trước khi internet được trở nên phổ biến như ngày hôm nay.

Về phần tác phẩm Over the Rainbow thì đây là một trong những ca khúc tiêu biểu nhất của những năm cuối thập niên 30 thế kỷ trước, do nhạc sĩ Mỹ Harold Arlen soạn nhạc và đồng hương của ông là Yip Harburg viết lời.

Đối với nhiều thế hệ thì bài ca này là biểu tượng của niềm hy vọng và của cả một thế hệ thanh niên mơ về tình yêu và hạnh phục. Bên kia Cầu Vồng ra mắt khán giả Hoa Kỳ lần đầu tiên với tiếng hát của nữ diễn viên Judy Garland trong bộ phim The Wizard of Oz - Phù thủy xứ Oz. Từ đó trở đi tên tuổi của Judy Garland như đã gắn liền với tác phẩm này.

Trong Đệ nhị thế chiến Over the Rainbow lại trở thành biểu tượng của nước Mỹ, một vùng đất xa xôi và thanh bình.

http://www.youtube.com/watch?v=V1bFr2SWP1I
viethoaiphuong
#205 Posted : Friday, January 6, 2012 7:57:15 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Ca sĩ Chimène Badi trình làng tập nhạc Gospel & Soul




Ca sĩ Chimène Badi vào nghề từ năm 2002 (DR)

Tuấn Thảo - rfi - THỨ BẢY 07 THÁNG GIÊNG 2012
Mới đó mà đã 10 năm, nữ ca sĩ người Pháp Chimène Badi dấn thân vào nghề ca hát. Vào năm 2002, cô xuất hiện lần đầu tiên trong một chương trình tuyển lựa các tài năng mới trên đài truyền hình. Đầu năm 2012, Chimène Badi vừa trình làng một tập nhạc mới mang tựa đề Gospel & Soul.

Đúng như tên gọi của nó, tập nhạc Gospel & Soul bao gồm 14 ca khúc thiên về hai thể loại sở trường của người Mỹ da đen. Đây là album thứ năm của cô ca sĩ người Pháp. Sau một thời gian dài chuyên hát nhạc nhẹ, Chimène Badi lần này muốn thử nghiệm cọ xát với dòng nhạc mà cô hằng yêu thích và lần này cô chủ yếu hát các bài Phúc âm trong nguyên tác chứ ít có dùng đến phiên bản chuyển dịch. Thật vậy, album mới của Chimène Badi gồm đến hai phần ba các bản nhạc tiếng Anh, năm bài hát còn lại là bằng tiếng Pháp. Trong đó có nhạc phẩm Parlez moi de lui, một bản nhạc của Nicole Crosille, ăn khách vào những năm 1970.

Về điểm này, có thể nói là Chimène Badi đã có quá nhiều tham vọng khi đụng đến cùng lúc hai thể loại không phải là dễ hát, bởi vì nhạc soul và nhất là gospel không chỉ đòi hỏi nơi người hát kỹ thuật cũng như chất giọng, mà còn cần đến mức độ dày dặn từng trải của người diễn đạt để có thể lột tả trọn vẹn ý tứ. Tập nhạc mới của Chimène Badi chỉ đạt có một nửa : cô có đủ bản lĩnh để nắm bắt nhịp điệu mà không cần phải phô trương kỹ thuật luyện giọng trong bài Try A Little Tenderness, nhưng vẫn còn bị hạn chế chẳng hạn như trong nhạc phẩm Amazing Grace để diễn tả và truyền đạt cái thần của dòng nhạc gospel.
Chimène Badi - Parlez-moi de lui - Clip officiel
http://www.youtube.com/w...feature=player_embedded

Sinh năm 1982 tại vùng ngoại ô Paris, Chimène Badi xuất thân từ một gia đình nhập cư gốc Algérie. Từ thời còn nhỏ, cô đã nuôi mộng trở thành ca sĩ. Sau khi thi rớt bằng tú tài, Chimène gác chuyện học hành sang một bên, tự cho mình hai năm để tìm kiếm hợp đồng ghi âm. Cô dành trọn thời gian để học hát, đi diễn tại các quán nhạc, tham gia vào các buổi casting tuyển lựa tài năng mới.

Năm cô tròn 20 tuổi, Chimène được tuyển vào một cuộc thi hát truyền hình tên là Popstars. Ban tổ chức lúc đó dự tính tuyển lựa nhiều giọng ca mới để thành lập một nhóm nhạc trẻ theo khuynh hướng pop & RnB. Còn Chimène, tuy có chất giọng nhưng sở trường của cô vẫn là nhạc nhẹ và nhất là cô chuyên hát solo chứ không hát nhóm, tức là không đúng theo tiêu chuẩn chấm thi của ban giám khảo.
Entre nous - CHIMENE BADI
http://www.youtube.com/w...feature=player_embedded

Trong cái rủi lại có cái may. Vì cho dù bị gạt ra khỏi vòng chung kết, nhưng Chimène Badi lại lọt vào mắt của một nhà sản xuất. Rốt cuộc thì người không về đầu cuộc thi lại vượt trội hơn các thí sinh khác, vì Chimène giành lấy được một hợp đồng ghi âm không lâu sau đó. Cuối năm 2002 đầu năm 2003, Chimène Badi rời Pháp sang Québec (Canada) để thực hiện cuộn album đầu tay với nhóm sản xuất chuyên làm việc cho danh ca Lara Fabian.

Nhạc phẩm trích đoạn đầu tiên là bài Entre Nous (Giữa đôi ta) trở thành tình khúc ăn khách nhất trong năm, giúp cho album này đạt ba lần đĩa bạch kim với hơn 800 ngàn bản được bán chạy. Vào năm 20 tuổi, sự nghiệp của Chimène Badi cất cánh một cách vô cùng ngoạn mục. Nhạc phẩm Entre Nous sau đó đã được dịch sang nhiều thứ tiếng, kể cả tiếng Việt (do ca sĩ Khánh Hà trình bày).

Nhờ vào sự thành công này, Chimène Badi trong suốt năm 2003, trở thành ca sĩ được mời nhiều nhất trong các show truyền hình. Cô đứng chung sân khấu với các tên tuổi lớn như Johnny Hallyday và Michel Sardou, rồi sau đó được mời hợp tác ghi âm với các danh ca lão thành này trên các album của họ.
Chimène Badi - Je Viens Du Sud (Clip Officiel)
http://www.youtube.com/w..._embedded&v=WyAo0JGwRF0

Năm 2004, Chimène trình làng album thứ nhì với tựa đề Dis moi que tu m’aimes gồm các sáng tác của Marc Lavoine, Jean Félix Lalane và nhất là cô ghi âm lại bản nhạc Je viens du Sud, một ca khúc nổi tiếng của Michel Sardou. Album này còn ăn khách hơn cả album đầu tay, đạt tới mức đĩa kim cương với hơn 1,2 triệu bản được bán trên thị trường. Cũng trong năm 2004, Chimène được đề cử danh hiệu Tài năng mới xuất sắc nhất khối Pháp ngữ. Đây cũng là thời kỳ Chimène Badi lưu diễn nhiều nhất ở nước ngoài.

Cuối năm 2006, album thứ ba mang tựa đề Le miroir của Chimène Badi được trình làng. Trên album này, cô ghi âm lại ca khúc Would I Know mà tác giả Diane Warren từng viết cho Celine Dion, chuyển đổi toàn bộ nhóm sáng tác. Tuy ăn khách với khoảng 400 ngàn album được bán chạy, nhưng album này không thành công rực rỡ như các tập nhạc trước.

Album thứ tư đề tựa Laisse les dire phát hành vào giữa năm 2010 lại càng xuống dốc dữ dội hơn (chỉ với 110 ngàn bản). Có lẽ cũng vì Chimène Badi không thay đổi phong cách nhiều cho lắm. Trong khi hàng năm, các cuộc thi hát truyền hình tung ra hàng loạt ca sĩ mới.
Chimène Badi & Billy Paul - Ain't No Mountain High Enough (official clip)
http://www.youtube.com/w..._embedded&v=33LftMNtXKE

Đây chính là động lực thôi thúc Chimène Badi sớm trở lại phòng ghi âm để chuẩn bị cho album thứ năm, một tập nhạc mà như cô nói không phải là thể loại sở trường nhưng điều đó buộc Chimène phải làm mới cách hát. Từ vóc dáng, tướng mạo, cho đến trang phục kiểu tóc, Chimène Badi xuất hiện trở lại dưới ánh đèn sân khấu với một phong cách hoàn toàn khác biệt.

Trong số 14 ca khúc mà cô đã chọn ghi âm cho tập nhạc Gospel & Soul, có khá nhiều bài thuộc vào hàng kinh điển chẳng hạn như Ain't No Mountain High Enough của Marvin Gaye, Down by the Riverside của Mahalia Jackson. Tuy chưa thể sánh bằng các bậc thầy, nhưng Chimène Badi với chất giọng tràn đầy nhựa sống, tìm cách thổi một luồng sinh khí trẻ trung, yêu đời vào các bản nhạc thuộc trường phái Old School, đánh dấu thời kỳ vàng son của dòng nhạc soul.
viethoaiphuong
#206 Posted : Wednesday, January 11, 2012 5:32:26 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Susan Boyle, ca sĩ ngoại hạng của thế giới âm nhạc


Tính đến nay, Susan Boyle đã trình làng ba album (DR)

Thanh Hà - RFI - Thứ tư 11 Tháng Giêng 2012
Hai năm sau khi trở thành siêu sao trong làng nhạc thế giới, ca sĩ Susan Boyle tiếp tục làm mê hoặc công chúng từ Bắc Mỹ đến Úc Châu, từ Tokyo đến Thượng Hải. Mỗi buổi diễn của bà đều chật kín khán giả. Trong thế giới âm nhạc, từ một cô Bé Lọ Lem, Susan Boyle đã trở thành một bà hoàng.
Cách nay hai năm Susan Boyle đã xuất hiện trên màn ảnh nhỏ trong chương trình Britain’s Got Talent. Trang phục quê mùa, vóc dáng thô thiển, cử chỉ vụng về, nhan sắc không bao nhiêu cùng với tuổi tác của Susan đã xuýt làm trò cười cho khán giả. Nhưng giọng hát thiên phú của bà đã đánh bật tất cả những lời dèm pha, chế nhạo.

Từ một nguời đàn bà nhút nhát, ít ra khỏi nhà Susan Boyle trong hai năm qua đã chu du khắp năm châu. Từ một người chỉ hát trong những dàn đồng ca, trong các quán rượu hay trong nhà thờ, Susan Boyle đã chinh phục được 60 000 khán giả trong buổi trình diễn duy nhất ở Thượng Hải và cũng chương trình này đã thu hút được một nửa tỷ khán giả Trung Quốc khi được trình chiếu trên đài truyền hình.

Trong 14 tháng qua, bà đã bán được 14 triệu đĩa hát. Album đầu tay của Susan Boyle, « I dreamed a dream » được trình làng năm 2009 là đĩa hát ăn khách nhất trên thế giới. Hiếm khi nào, trong chưa đầy một năm, một nghệ sĩ lại vinh dự chiếm tới hai kỷ lục hit parades trên thị trường đĩa hát của cả Anh lẫn Mỹ như Susan Boyle. Theo hãng sản xuất đĩa của bà, thì phải ngược thời gian, trở lại năm 1969 mới tìm thấy hiện tượng này nhờ ban nhạc rock không cần phải giới thiệu The Beatles.

Hào quang của Susan không dừng lại ở đó. Được biết là một vở ca nhạc kịch kể lại cuộc đời và phép lạ đối với bà đang được dàn dựng. Bởi lẽ Susan Boyle không chỉ là một giọng hát thiên phú, mà còn là một hiện tượng xã hội hiếm thấy : từ một cô bé con nhà nghèo, xấu xí, chậm lụt và nhút nhát Susan Boyle đã trở thành một ngôi sao, một thần tượng trong thế giới mở rộng hôm nay.

Một trong những bí quyết giúp bà chinh phục các « fan » bất luận tuổi tác và màu da, do mọi người quý mến sự thành thật, chất phác của « một cô gái già chưa từng nhận được một nụ hôn trong đời » trước khi bước lên quỹ đạo của thành công. Người ta cũng quý Susan Boyle vì bà không che đậy gốc bình dân của mình. Khi đã nổi tiếng và giàu có Susan Boyle vẫn sống trong căn nhà nhỏ bé tại Blackburn, trên mảnh đất Scotland thân yêu bên cạnh những người thân và một con mèo.

Susan Boyle - Britains Got Talent 2009 Episode 1 - Saturday 11th April
http://www.youtube.com/watch?v=RxPZh4AnWyk
viethoaiphuong
#207 Posted : Saturday, February 4, 2012 7:03:57 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Adamo, phiên bản mới tình khúc vang bóng một thời




Tuấn Thảo - RFI - THỨ BẢY 04 THÁNG HAI 2012
Trong số các ca sĩ hát tiếng Pháp, Adamo cũng như Christophe là gương mặt rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Có lẽ cũng vì nhiều ca khúc của anh từng được chuyển dịch hoặc đặt thêm lời tiếng Việt. Từ khi mới vào nghề cho đến nay, ca sĩ Adamo đã ghi âm 22 tập nhạc và đã bán được hơn 100 triệu bản trên toàn thế giới.
Tên thật là Salvatore Adamo, anh sinh năm 1943 tại Comiso thuộc vùng Sicilia trong một gia đình nghèo người Ý, cha là công nhân, mẹ là nội trợ. Năm lên 4, cậu bé theo song thân rời nguyên quán sang Bỉ tìm kế sinh nhai. Vào thời đó, thân phụ của anh được tuyển dụng làm thợ mỏ. Cả gia đình sống gần thành phố Mons. Mãi về sau này, anh mới dọn về gần thủ đô Bruxelles để sinh sống. Theo lời kể của Adamo, thì thời còn nhỏ, gia đình anh sống trong hoàn cảnh thiếu thốn khó khăn.

Cuộc sống đơn điệu tẻ nhạt, không có nhiều thú giải trí tiêu khiển, cho nên anh mới tìm sự khuây khỏa bằng cách tự học hát học đàn. Những bản nhạc đầu tay được anh sáng tác bằng đàn ghita vào năm 14 tuổi. Mãi đến sau này, khi Adamo đã thành danh, anh vẫn giữ nguyên quốc tịch Ý. Một phần cũng vì lúc đó nước Bỉ vẫn chưa thông qua luật song tịch, nhưng phần lớn là vì lý do tình cảm gia đình. Giữ quốc tịch Ý là một cách để cho anh tạ ơn song thân, thế hệ đi trước đã cam chịu nhiều hy sinh để lót đường, tạo cơ hội cho thế hệ sau thăng tiến.
maurane en adamo inch allah
http://www.youtube.com/w...feature=player_embedded

Năm 1960, Adamo lúc đó mới 17 tuổi, ghi tên vào một cuộc thi tiếng hát truyền thanh trên đài Radio Luxembourg. Trong hơn cả trăm thí sinh, anh rốt cuộc giành được giải nhất trong vòng chung kết tổ chức tại Paris. Nhưng thay vì ký hợp đồng ghi âm với các hãng đĩa ngay sau đó, Adamo lại trở về Bỉ để thu xếp việc nhà.

Mặt khác anh trao dồi sáng tác, dành thời gian để viết thêm nhiều ca khúc. Đến khi bắt đầu thành danh vào năm 1963, Adamo đã có sẵn nhiều bài hát trong ngăn tủ. Người khác thì chạy nước rút, Adamo thì chuẩn bị vượt đường trường. Điều đó phần nào giải thích vì sao : một khi được lăng xê, tên tuổi của Adamo có nhiều triển vọng trụ lại được lâu trong làng nhạc, chứ không chỉ ăn khách một cách nhất thời.

Từ năm 1963 trở đi, Adamo thành công trong hơn một thập niên liền. Hầu như năm nào anh cũng có ca khúc lọt vào bảng xếp hạng các bản nhạc ăn khách nhất : chẳng hạn như nhạc phẩm Tombe la neige (Tuyết rơi - 1963), Vous permettez Monsieur và La Nuit (Màn đêm - 1964), Les Filles du bord de mer et Mes mains sur tes hanches (1965), Une mèche de cheveux (Một lọn tóc - 1966), Inch'Allah và Une larme aux nuages (Giọt nước mắt trong cụm mây - 1967), L'amour te ressemble (Tình yêu sao giống em - 1968), Petit bonheur (Niềm hạnh phúc nho nhỏ - 1969), Va mon bateau (Thuyền ta ra khơi - 1970), J'avais oublié que les roses sont roses (Ta đã quên màu sắc hoa hồng - 1971), C'est ma vie (Đời ta - 1975)…


Từ những năm tháng đầu, sự nghiệp của Adamo thành công vang dội trên thị trường quốc tế. Ngoài tiếng Pháp, Adamo còn ghi âm các ca khúc của mình bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau : tiếng Ý, tiếng Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và thậm chí tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng có một quốc gia mà Adamo được xem như là một thần tượng tuyệt đối : đó là Nhật Bản.

Hầu hết các ca khúc thịnh hành của Adamo đều được đặt thêm lời tiếng Nhật, nhưng không có bài nào có thể sánh bằng nhạc phẩm Tuyết rơi (Tombe la neige). Trong lời mở đầu quyển sách mang tựa đề A ceux qui rêvent encore (Cho những người còn mơ mộng, phát hành vào năm 2001), Adamo cho biết là người Nhật đặc biệt hưởng ứng tình khúc này từ lúc ra đời cho đến tận bây giờ. Phiên bản tiếng Nhật thịnh hành đến mức, nhiều thế hệ người Nhật xem đây là một tình khúc của xứ hoa anh đào, một di sản văn hóa xứ Phù Tang, chứ không phải là nhạc nước ngoài.
邓丽君 - 雪が降る (日语)
http://www.youtube.com/w...feature=player_embedded

Theo lời của chính tác giả Adamo, sở dĩ bài Tuyết rơi được yêu chuộng đến như vậy là vì những câu hát mở đầu lại có nhịp ngũ thất (5-7), tức là gần giống với thơ bài cú (haïku) của người Nhật. Trong tiếng Nhật bài Tuyết rơi được tác giả Yasui Kazumi chuyển dịch thành Yuki ga Furu (雪が降る), người đầu tiên hát bài này trong tiếng Nhật là nữ ca sĩ Koshiji Fubuki. Nhưng phiên bản tiếng Nhật thịnh hành nhất châu Á vào giữa những năm 1970 là của ca sĩ người Đài Loan Đặng Lệ Quân (Teresa Teng).

Kể từ đầu thập niên 1980 trở đi, sự nghiệp ca hát của Adamo bắt đầu đi xuống trước sự trỗi dậy của nhiều tác giả mới. Vào năm 1984, Adamo buộc phải nghỉ hát và ngưng hẳn các vòng lưu diễn sau khi lên cơn đau tim. Anh vẫn tiếp tục sáng tác, nhưng ít còn ghi âm hay xuất hiện trước công chúng. Vào năm 2003, Adamo dự tính trở lại dưới ánh đèn sân khấu, nhưng đúng một năm sau anh lại gặp tai biến mạch máu não, tuy không trầm trọng đến nổi đe dọa đến sinh mạng, nhưng Adamo không còn được phép lên sàn diễn.
Salvatore Adamo & Isabelle Boulay
http://www.youtube.com/watch?v=oUwLQyMVcYs

Sự xuất hiện trở lại của Adamo chủ yếu là nhờ vào các tác giả và ca sĩ thế hệ trẻ thời nay. Từ Bỉ sang Pháp cho đến Canada, các ca sĩ hát tiếng Pháp thường hay hát lại các bản nhạc quen thuộc nhất của Adamo, trong đó có Nolwenn, Olivia Ruiz, Jeanne Cherhal, Isabelle Boulay, Maurane, Calogerro, Renan Luce, Thomas Dutronc …

Tập nhạc Le bal des gens biens phát hành vào năm 2008 tập hợp các bản song ca giữa Adamo với thế hệ đàn em. Cách đây hai năm, Adamo nhận được Giải thưởng thi ca khối Pháp ngữ (Grand Prix International de Poésie Francophone), được xem như là một giải thành tựu sự nghiệp đối với một tác giả. Đó cũng là năm mà Adamo lần đầu tiên song ca với Christophe trong nhạc phẩm Jours de Lumière (Ngày đầy ánh sáng).

Tuy thành danh vào những năm 1960, thời kỳ cực thịnh của phong trào nhạc trẻ, nhưng Adamo được xem như một ca sĩ trữ tình, chuyên hát các tình khúc lãng mạn, chứ không được xếp vào hàng thần tượng nhạc trẻ như Françoise Hardy, Sylvie Vartan, France Gall, Johnny Hallyday, Jacques Dutronc hay Eddy Mitchell. Ban đầu bị cho là hơi ủy mị, Adamo giờ đây được nhìn nhận là một tác giả thực thụ, có cái tài soạn giai điệu nhẹ mà thoáng buồn, trầm mà tơ vương.
viethoaiphuong
#208 Posted : Friday, February 10, 2012 1:42:05 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Romy Schneider, yêu thương ban đầu đâu còn lối thoát

Tuấn Thảo - RFI - THỨ SÁU 10 THÁNG HAI 2012
Cách đây 30 năm, ngày 29 tháng 5 năm 1982, làng điện ảnh Pháp bàng hoàng khi hay tin ngôi sao màn bạc Romy Schneider đột ngột qua đời tại nhà riêng vào năm 43 tuổi. Trên bàn giấy, người ta tìm thấy một bức thư giã từ, bên cạnh giường ngủ một lọ thuốc an thần, trên bàn tay của cô một điếu thuốc lá còn chưa được châm lửa.
Năm 2012 là đúng 30 năm ngày giỗ của Romy Schneider. Cũng như nhiều diễn viên điện ảnh lìa đời quá sớm, khi họ còn đang ở trên đỉnh cao danh vọng, tên tuổi của Romy Schneider vì thế mà càng khoác thêm hào quang của huyền thoại. Với một sự nghiệp trải dài trên ba thập niên, từ năm 1953 đến 1982, Romy Schneider đã đóng trên hơn 60 bộ phim với các đạo diễn lẫy lừng như Orson Welles, Terence Young, Joseph Losey, Luchino Visconti, Bertrand Tavernier, René Clément, Andrzej Żuławski, Claude Chabrol, Costa Gavras … Sinh thời, cô đã đoạt 15 giải thưởng quốc tế trong đó có hai giải César của Pháp, 3 giải Bambi của Đức, 2 giải của làng điện ảnh Ý và 3 giải thành tựu sự nghiệp.

Nhân ngày giỗ năm chẵn, nhiều bộ phim truyện, các tập ảnh chụp, các quyển tiểu sử được phát hành tái bản. Cho đến cuối tháng hai năm 2012, một cuộc triển lãm nhìn lại toàn bộ sự nghiệp của Romy Schneider được tổ chức tại trung tâm Espace Landowski ở vùng ngoại ô Paris. Ban tổ chức đã thành công nửa năm trước đó với một cuộc triển lãm về một thần tượng khác của làng điện ảnh Pháp là Brigitte Bardot.

Theo lời nữ diễn viên kiêm đạo diễn Julie Gayet, thì Romy Schneider nhờ vào cái tài nhập vai xuất thần của mình đã để lại dấu ấn sâu đậm trong điện ảnh. Romy cũng đã có một tầm ảnh hưởng lớn đối với giới diễn viên sinh ra vào cuối những năm 1970. Cô Julie Gayet đã từng đoạt giải thưởng điện ảnh Pháp mang tên của Romy Schneider vào năm 1997 nhờ bộ phim Select Hotel.

Romy Schneider tràn đầy sinh lực, cảm xúc mỗi lần cô xuất hiện trên màn ảnh lớn. Romy nhập vai một cách rất tự nhiên, diễn xuất theo bản năng đầy nét tinh tế và nhạy cảm. Cô sống với nhân vật trong từng hơi thở, cho nên người xem không có cái cảm tưởng là dàn dựng đóng kịch, mà tình huống và nhân vật lại rất giống với đời thường. Nơi Romy, khán giả cảm nhận được sự mong manh do những vết gẫy trong tâm hồn, nhưng đồng thời từ cái nét mong manh dễ vỡ ấy lại toát lên một sức mạnh kỳ lạ, một khối cảm xúc nguyên vẹn đầy đặn. Đối với các diễn viên thuộc thế hệ đi sau, Romy Schneider được xem như là một khuôn mẫu mà giới trong nghề cần noi theo để học hỏi. Romy Schneider cũng là một nhân vật đầy huyền thoại, đầy ma lực quyến rũ mà không ai giải thích nổi.


Tuy là người Áo mang quốc tịch Đức, nhưng Romy Schneider trong lòng người mến mộ, lại có một tâm hồn Pháp nhiều hơn là các diễn viên khác. Điều đó phần lớn cũng vì trong giai đoạn thứ nhì của sự nghiệp, Romy chủ yếu đóng phim tình cảm tâm lý, gắn liền với dòng mạch làm phim hiện thực xã hội của Pháp. Nhà sản xuất Tristan Duval, thuộc ban tổ chức cuộc triển lãm về Romy Schneider nhận xét :

Romy Schneider đã biết thay đổi hình ảnh phong cách trong thời kỳ sang Pháp lập nghiệp. Thời cô rời nước Đức sang Paris, cô mới tròn 20 tuổi. Đây là một giai đoạn khó khăn, vì trước hết Romy không hề biết nói tiếng Pháp. Điều đó buộc cô phải học cấp tốc ngoại ngữ. Mãi đến hơn hai năm sau, Romy mới đóng phim nói tiếng Pháp đầu tiên (bộ phim Plein Soleil của René Clément 1960). Có hai nguyên nhân giải thích cho việc Romy Schneider quyết định sang Pháp. Trước hết là vì cô muốn được sống gần với nam tài tử Alain Delon. Nhưng quan trọng hơn nữa là vì cô muốn ‘‘đoạn tuyệt’’ với gia đình. Romy vào nghề đóng phim vào năm 14 tuổi nhờ vào sự dìu dắt của thân mẫu.

Tuy nổi danh từ năm 16 tuổi nhờ loạt phim truyện 3 tập kể lại cuộc đời của nữ hoàng Sissi, nhưng Romy cảm thấy bị gò bó trong cuộc sống gia đình với mẹ và người dượng ghẻ. Romy muốn được một cuộc sống tự lập, tự mình chọn lựa các vai diễn hay những dự án phim mà cô muốn quay. Chính cũng vì thế mà Romy đã từ chối đóng tập 4 của bộ phim Sissi, cho dù các nhà sản xuất đã đề nghị một hợp đồng kếch sù với trị giá một triệu đồng tiền Đức (markt), tức là mức thù lao cao nhất thời bấy giờ dành cho một nữ diễn viên mới ngoài 20 tuổi. Từ giữa những năm 1960 trở đi, Romy đoạn tuyệt hẳn với thể loại phim lịch sử cổ trang và thiên về phim tâm lý xã hội.

Nói về Romy Schneider thì khó thể nào mà không nhắc tới thần tượng điện ảnh Alain Delon. Sở dĩ nữ diễn viên người Áo mang quốc tịch Đức quyết định sang Pháp là vì cô đi theo tiếng gọi của con tim. Cuộc triển lãm dành hẳn một phòng trưng bày để nói về mối tình đầy sóng gió giữa hai ngôi sao màn bạc Romy Schneider và Alain Delon. Cô Sylviane Pummer, chủ tịch Hiệp hội những người bạn của Romy, chuyên sưu tầm tranh ảnh về thần tượng này cho biết :

Romy Schneider gặp Alain Delon vào năm 1958 khi hai người đóng chung bộ phim Christine (LTS : phiên bản sau của tác phẩm Liebelei của đạo diễn Max Ophüls, phóng tác từ vở kịch của Arthur Schnitzler). Vào thời đó, Romy Schneider đã là một ngôi sao sáng trên vòm trời điện ảnh châu Âu, trong khi Alain Delon chỉ mới khởi đầu sự nghiệp đóng phim. Do bộ phim Christine là một dự án hợp tác giữa Pháp với Đức, cho nên vai nữ chính về tay Romy, còn vai nam thì phải được trao cho một diễn viên Pháp. Romy Schneider là người có toàn quyền quyết định trong việc chọn nam diễn viên để đóng phim với cô. Lần đầu tiên, cô nhìn thấy chân dung của Alain Delon là qua catalogue ảnh chụp, mãi đến nhiều tháng sau hai người mới thật sự gặp mặt nhau, nhưng Romy không thích cái tánh tình ngạo mạn, háu thắng và rất đào hoa của Alain Delon.

Đến khi bộ phim được quay thì lúc đó Romy mới thật lòng yêu Alain Delon, xem anh như là người bạn đời. Chính cũng vì thế mà Romy rời Đức sang Paris để sống trọn mối tình say đắm. Đầu năm 1959, hai người chính thức tuyên bố đính hôn. Nhưng rốt cuộc, cặp tình nhân này lại không thành đôi, hôn nhân sẽ chẳng bao giờ đến. Vào năm 1964, Alain Delon gửi cho Romy một bức thư đoạn tuyệt dày 15 trang. Mối tình giữa hai ngôi sao màn bạc đột ngột khép lại sau hơn 5 năm đầy sóng gió. Dù vậy trong tiềm thức của công chúng, câu chuyện tình này đã đi vào lòng người mến mộ, Romy Schneider và Alain Delon thường được xem như là một trong 10 cặp tình nhân huyền thoại nhất của làng điện ảnh quốc tế.


Từ năm 1968 trở đi, tức là sau khi thành công vang dội nhờ bộ phim La Piscine (Hồ bơi) của đạo diễn Jacques Deray, Romy Schneider thật sự trở thành một trong những diễn viên hàng đầu của Pháp, đoạt được hai giải César. Theo lời nhà phê bình điện ảnh Jean Pierre Lavoignat, trong số các đạo diễn Pháp, Claude Sautet là người xem Romy Schneider như một nguồn cảm hứng bất tận.

Nếu không có Romy Schneider thì có lẽ là các bộ phim của đạo diễn Claude Sautet sẽ khó mà đạt được nhiều cảm xúc với chiều sâu đến như vậy. Hai người đã làm việc với nhau trong 5 bộ phim : đa số đều thành công về mặt thương mại, chinh phục khán giả lẫn giới phê bình. Romy Schneider đem lại cho các bộ phim của đạo diễn Sautet một nét hiện thực khác thường, không thể lý giải bằng trí óc mà chỉ có thể hiểu được bằng trái tim. Lối diễn xuất của Romy Schneider nhập tâm và hớp hồn đến nổi, những khán giả nào chưa từng trải qua hoàn cảnh tương tự vẫn cảm nhận được nỗi đớn đau của nhân vật trước những nghịch lý cuộc đời. Còn người đã từng trải thì bắt gặp ngay hoàn cảnh của chính mình khi đi xem phim. Họ có cảm tưởng là Romy Schneider nói dùm cho họ, sống thay cho họ. Ngược lại, nếu không có cái tài đạo diễn của Sautet, thì Romy Schneider sẽ khó mà có được những vai diễn để đời, xứng đáng với tầm cỡ của cô. Góc nhìn của nhà đạo diễn cũng như cách đặt ống kính quay phim giúp cho khuôn mặt của Romy Schneider thăng hoa cảm xúc. Có thể nói là ống kính của đạo diễn Claude Sautet là chất xúc tác làm hiện lên cái thần của Romy Schneider trên màn ảnh lớn.

Tuy rất thành công về mặt sự nghiệp, nhưng về mặt đời sống riêng tư, thì Romy Schneider lại gặp phải lắm điều bất hạnh : cô có tất cả là ba đứa con, hai trai một gái nhưng hai đứa con trai đều qua đời vì tai nạn. Hơn một năm sau khi bị Alain Delon phản bội, Romy lập gia đình vào tháng 7 năm 1965, rồi sinh con với đạo diễn người Đức Harry Meyen. Nhưng hôn nhân giữa hai người gặp đổ vỡ. Đạo diễn Harry Meyen chấp nhận ly dị vào năm 1972 nhưng lại đòi một phân nửa tài sản của Romy để cho cô được toàn quyền nuôi con. Rủi thay, vào đầu năm 1976, đứa con trai út của Romy lại qua đời trong một tai nạn xe hơi, người chồng thứ nhì của Romy là Daniel Biasini bị thương nặng. Đạo diễn Harry Meyen thì lại tự kết liễu cuộc đời vào năm 1979.

ROMY SCHNEIDER HÁT CA KHÚC CHỦ ĐỀ BỘ PHIM LES CHOSES DE LA VIE
http://www.youtube.com/w..._embedded&v=nR3uwgQhn-k

Trước những tai biến đời tư, Romy Schneider vùi đầu vào công việc và tìm cách quên lãng với thuốc an thần, nhưng thành công sự nghiệp vẫn không bù đắp được cho những thiệt thòi mất mát. Từ đó trở đi, cô bị chứng trầm cảm, chứng nghiện rượu càng làm cho sức khỏe của Romy ngày càng thêm suy yếu. Họa vô đơn chí, vào năm 1981, đứa con trai đầu lòng của Romy tên là David lại gặp tai nạn. David lúc đó mới 14 tuổi, khi lên thăm gia đình phía nội thì lại thấy cổng nhà khoá kín, cậu thiếu niên mới trèo tường để vào bên trong. Nhưng David lại sẩy chân té nhào vào cọc sắt hàng rào. Tuy được đưa vào bệnh viện cấp cứu, nhưng cậu thiếu niên không sống nổi qua đêm vì vết thương quá nặng.

Khi hay được hung tin, Romy đột qụy ngất xỉu. Nhưng sau đó, cô lại phải đối đầu với sự dòm ngó của dàn phóng viên nhiếp ảnh, chuyên săn tin giật gân. Trong một bài phỏng vấn truyền hình, Romy thuật lại là các tay chụp ảnh paparazzi lúc nào cũng rình rập trước cổng nhà, thậm chí một số nhà nhiếp ảnh báo chí còn giả dạng thành bác sĩ y tá để có thể chụp lén thi hài đứa con ruột của Romy. Tất cả những nỗi bất hạnh dồn dập đó càng khiến cho Romy không còn tha thiết với cuộc sống. Đau buồn trước cái chết của hai đứa con trai, Romy rời Pháp sang đảo Seychelles một thời gian. Cô chỉ trở về Pháp để hoàn tất bộ phim cuối cùng ‘‘La Passante du Sans-souci’’, để rồi sau đó vĩnh viễn ra đi.

Nhìn lại cuộc đời của Romy Schneider, công chúng không khỏi thương xót ngậm ngùi. Một trong những khuôn mặt đẹp nhất nghệ thuật thứ 7 với nụ cười say đắm trìu mến. Một cặp mắt ngời sáng long lanh, nhưng cũng thoáng buồn thật nhanh. Một sự nghiệp thành công hiếm thấy, đăng quang từ những bước đầu. Cuộc đời của Romy Schneider nhìn từ góc độ nào cũng y hệt như nhân vật tiểu thuyết. Chỉ có điều là cốt truyện hay kịch bản phim lại không kết thúc có hậu. Đằng sau tột đỉnh danh vọng lại núp bóng vực thẳm thương đau. Nhưng cũng từ sự chênh lệch tột cùng ấy, mới nảy sinh sắc màu huyền thoại.


PS.
photos trong nhà bác Gù:


Romy Schneider thời trẻ, trong phim SiSi


Romy Schneider khi vào làng điện ảnh Pháp


viethoaiphuong
#209 Posted : Saturday, February 25, 2012 1:26:46 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Madonna chinh phục lại ngôi vị Nữ hoàng nhạc pop



Show diễn đế vương của Madonna tại Super Bowl 2012 (Reuters)

Tuấn Thảo - rfi - THỨ BẢY 25 THÁNG HAI 2012
Cách đây đúng 30 năm, Madonna, một cô gái tóc vàng đầy tham vọng bước chân vào làng giải trí ca nhạc. Chất giọng thật không có gì là đặc sắc, ngoại hình chỉ thuộc vào cỡ trung bình. Vậy mà cô gái tóc vàng ấy lại trở thành một ngôi sao hàng đầu thế giới, người đã tiến hành cuộc cách mạng dòng nhạc pop, hơn hai thập niên trước khi có hiện tượng Lady Gaga.
Không phải ngẫu nhiên mà Britney Spears tuyên bố nghỉ dưỡng sức trong năm 2012. Cũng không phải là một điều tình cờ khi mà đa số các diva của làng nhạc pop, từ Beyoncé cho đến Rihanna, từ Katy Perry cho đến Lady Gaga đều cho ra mắt các album của mình, trước tháng ba năm 2012. Bởi vì đó là thời điểm mà Madonna trình làng tập nhạc mới của cô với tựa đề MDNA. Năm 2012 được dự báo là năm của Nữ hoàng nhạc pop, đánh dấu 30 năm sự nghiệp ca hát của cô. Ngoại trừ trường hợp của cô ca sĩ Adele, thì có lẽ không ai mà muốn ‘‘đụng hàng’’ với Madonna, vào cái ngày trở lại trên tột đỉnh của thần tượng tóc vàng.

Bằng chứng là trong tuần lễ đầu tháng hai, album mới của Madonna đã chiếm hạng đầu tại 53 quốc gia theo dạng đặt mua trên các kênh phát hành âm nhạc trực tuyến. Tuy tập nhạc này chỉ chính thức ra mắt tại các cửa hiệu bán đĩa vào cuối tháng ba, nhưng chưa gì nhờ vào việc đặt mua trực tuyến, Madonna bảo đảm bán được hơn 5 triệu album chỉ trong vòng chưa đầy một tuần. trên tổng số 15 ca khúc mới, có gần một nửa được cho nghe thử trên các mạng xã hội và các kênh chia sẻ phim video, trong đó có nhạc phẩm Masterpiece, ca khúc chủ đề của bộ phim WE, đoạt được một giải Quả cầu vàng Golden Globe hồi cuối tháng giêng năm nay.

MADONNA : CA KHÚC MASTERPIECE TRÍCH TỪ TẬP NHẠC MDNA
http://www.youtube.com/w...feature=player_embedded

Tập nhạc mới của Madonna - MDNA - đánh dấu sự hợp tác giữa thần tượng nhạc pop với hai nhà sản xuất người Anh William Orbit và người Pháp Martin Solveig. Nhạc sĩ người Anh từng làm việc với Madonna trên album Ray of Light, phát hành vào năm 1998. Còn nhạc sĩ Martin Solveig là một trong những gương mặt nổi tiếng của dòng nhạc điện tử French Touch của Pháp (bên cạnh David Guetta, Bob Sinclar, Laurent Wolf, David Vendetta …) Anh soạn hầu hết các giai điệu trên tập nhạc mới của Madonna, đem lại nhiều thử nghiệm âm thanh khác lạ cho một album mang đậm sắc thái dance pop, dành cho giới yêu chuộng sàn nhảy.

Kết quả là nhạc phẩm trích đoạn Give me all your Luvin’ vừa được tung ra hồi đầu tháng hai, một nhịp điệu néo-rétro làm cho ta liên tưởng đến một số ca khúc của hai nhóm Blondie và B52’s. Đây không phải là lần đầu tiên Madonna hợp tác với một nghệ sĩ người Pháp. Trước đó, cô đã từng làpm việc với nhà thiết kế Jean Paul Gaultier, nhà nhiếp ảnh Jean Baptiste Mondino, các nhạc sĩ Mirwais, Guetta rồi Solveig. Sở dĩ Madonna yêu chuộng văn hoá Pháp là vì thân mẫu của cô (bà Madonna Louise Fortin) là một người Canada có nguyên quán ở các vùng nói tiếng Pháp.

Liệu 2012 sẽ là năm thành công của Madonna ? Ít ra, đó là tham vọng của thần tượng tóc vàng sau 3 năm vắng bóng. Trong thời gian gần đây, báo chí không ngừng so sánh Lady Gaga với Madonna, xem Gaga là người có thể truất phế bậc đàn chị, để rồi soán ngôi Nữ hoàng nhạc pop. Nhưng sỡ dĩ Gaga tung hoành trên vòm trời ca nhạc quốc tế, phần lớn cũng vì Madonna bỏ trống ngai vàng, vắng mặt sân chơi. Lần này, Madonna trở lại là để chính phục ngôi báu.

Bằng chứng rõ ràng nhất là cuộc biểu diễn vô cùng ngoạn mục, tuyệt đối hoành tráng nhân vòng chung kết tại giải Super Bowl của Hoa Kỳ vào đêm chủ nhật 5 tháng hai vừa qua. Không phải ngẫu nhiên mà Madonna khoác lên vai bộ trang phục của nữ hoàng Ai Cập Cléopâtre (Cleopatra). Y hệt như bộ phim cùng tên của đạo diễn Mankiewicz (Cleopatra 1963), Madonna xuất hiện trên một ngai vàng do hàng trăm dũng sĩ La Mã lôi kéo, ở trên đầu cô đội chiếc vương miện đầy góc nhọn sắc bén tựa như một nữ thần chiến tranh huyền thoại Bắc Âu.

TOÀN BỘ BUỔI BIỂU DIỄN CỦA MADONNA TẠI GIẢI SUPER BOWL 2012
http://www.youtube.com/w...feature=player_embedded

Người khác xem mình là nữ hoàng (Queen), Madonna tự xưng là hoàng đế (Pharaoh – Empress), tức là còn cao hơn một bậc. Nét mặt trẻ trung muôn thuở nhờ thuốc botox, thân hình thon chắc dẽo dai nhờ tập thể dục yoga và pilates, Madonna đã ngoài 50 tuổi (53) mà vẫn sung mãn phong độ như thuở ban đầu. Show biểu diễn tại vòng chung kết Super Bowl là phát súng khai chiến đầu tiên của Madonna.

Tầm hỏa lực đủ mạnh để răn đe đối thủ, bản lĩnh dư thừa để tạo cơn sốt trên mạng : thu hút hàng trăm triệu lượt khán giả truy cập internet để xem màn biểu diễn của cô. Không phải ngẫu nhiên mà Madonna nhận lời biểu diễn mà không lấy tiền thù lao, cũng như cô đã không ngừng luyện tập cho liveshow này. Tuy chỉ dài có 15 phút, nhưng buổi biểu diễn lại phát huy tối đa hiệu quả quảng cáo. Super Bowl là bệ phóng, là bàn đạp mà Madonna sử dụng để lấy đà nhảy vọt, chinh phục lại ngai vàng bỏ trống. Cô gái ham vật chất rốt cuộc đã thực hiện một show diễn đế vương. A Material girl in an Imperial show.

Năm 2012 đánh đấu 30 năm sự nghiệp của Madonna. Lần đầu tiên, cô ký hợp đồng ghi âm là vào năm 1982 với hãng đĩa Sire Records, một chi nhánh của tập đoàn Warner. Từ khi vào nghề cho tới nay, Madonna đã cho phát hành 21 tập nhạc, trong đó có 12 album được ghi âm ở phòng thu, 6 tuyển tập và 3 đĩa live. Theo các số liệu chính thức, Madonna đã bán hơn 220 triệu album, nếu tính luôn đĩa đơn (single) thì số bán lên đến 350 triệu đĩa hát. Cho đến giờ cô đã đoạt 9 giải Grammy, 30 giải MTV Award và hàng loạt giải thưởng quốc tế khác.

Được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng vào năm 2008 (Rock and Roll Hall of Fame), cô cũng là một trong những nghệ sĩ giàu có nhất với tài sản được ước lượng là 400 triệu đô la Mỹ. Tuy không có chất giọng đặc sắc, nhưng Madonna ngự trị trên đỉnh cao trong ba thập niên liền nhờ nhiều yếu tố cộng hưởng. Thành danh vào thời kỳ đăng quang của kênh truyền hình MTV, Madonna hơn ai hết dùng sức mạnh của hình ảnh để chuyển tải điệu nhạc. Có lẽ cũng vì thế mà cô gợi hứng nhiều từ ngôn ngữ điện ảnh, cũng như các hình tượng của văn hóa phổ thông (pop culture) trong các video clip của mình.
Give Me All Your Luvin' (Feat. M.I.A. and Nicki Minaj)
http://www.youtube.com/w...feature=player_embedded

Ngôn ngữ hình ảnh cũng là một cách để cho Madonna bù đắp, khuất lấp nếu không nói là che giấu những khiếm khuyết của mình. Madonna có thể hát không hay, những đổi lại cô có bước nhảy thuần thục, vũ đạo nhuần nhuyễn, công thức kỹ xảo tinh tế, lối dàn dựng công phu thì không chê vào đâu được. Về âm nhạc, giọng ca của Madonna với làn hơi mỏng manh, được sữa đổi hoàn chỉnh khá nhiều nhờ vào công đoạn hậu kỳ.

Nhưng điểm mạnh tuyệt đối của Madonna là sự thay đổi không ngừng về phong cách : một cô gái ham vật chất nhưng ngây thơ khờ khạo hay bị tình yêu dỗ ngọt, rồi một phụ nữ cứng cỏi sắc sảo với cung cách điều hành không thua gì đàn ông, một người đàn bà với dục vọng mãnh liệt không ngại trực diện các vấn đề nhạy cảm tế nhị như giới tính, tôn giáo, nhưng sau đó lại trở nên hiền hậu, dịu dàng khi được làm mẹ. Có thể xem Madonna là một nghệ sĩ có nhiều phong cách mà tới nay chưa ai bắt kịp.

Phương thức thoát xác biến dạng nếu không đạt được mục tiêu tự làm mới, thì ít ra người ta khó thể nào trách Madonna trong việc tìm kiếm một cách làm, khác với những gì cô đã làm. Sở dĩ nhiều người xem Madonna là người đã tiến hành cuộc cách mạng của dòng nhạc pop là vì cô biết mở rộng thế giới âm nhạc của mình bằng cách hợp tác với nhiều tài năng mới. Nhưng quan trọng hơn cả, cô biết nắm bắt các trào lưu của các cộng đồng thiểu số để rồi đưa vào dòng chính (mainstream), nhằm phổ biến cho đại chúng. Cuối cùng, sự thành công của Madonna nằm ở chỗ cô là một phụ nữ đầy bản lĩnh : ca hát chỉ là nghề tay trái, kinh doanh mới thật sự là nghề tay phải.

Trong cách kiểm soát hình ảnh, sử dụng các phương tiện truyền thông, mục tiêu tối hậu của Madonna vẫn là làm sao để quảng cáo và bán chạy sản phẩm cũng như thương hiệu của mình. Người Mỹ thường nói : "There is no business like show business". Về điểm này, Madonna kết hợp tài tình hơn ai hết hai chữ giải trí (show) và kinh doanh (business). Có thể nói Madonna là người đầu tiên vạch hướng đi cho nhiều nghệ sĩ phái nữ thế hệ sau. Lady Gaga thành công một phần nhờ vào tài năng riêng nhưng một phần là cũng nhờ vào việc ứng dụng các bí quyết thành công của bậc đàn chị. Các diva khác thì vỏ quýt dày, Madonna nhiều móng tay nhọn.
viethoaiphuong
#210 Posted : Saturday, March 10, 2012 3:33:31 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Vicky Leandros : Tình xanh - Vắng bóng người yêu




Ca sĩ người gốc Hy Lạp Vicky Leandros (DR)

Tuấn Thảo - RFI - THỨ BẢY 10 THÁNG BA 2012
Nhắc tới tên tuổi của Vicky Leandros, khán thính giả Việt Nam nghĩ đến ngay nhạc phẩm Après Toi, phiên bản tiếng Việt là Vắng bóng người yêu. Tình khúc này đã giúp cho Vicky Leandros nổi tiếng khắp thế giới, sau khi cô đoạt giải thưởng ca nhạc truyền hình châu Âu Eurovision vào năm 1972, tức cách đây đúng 40 năm.


Có một điều mà ít ai được biết là trước khi thành danh nhờ ca khúc Après Toi, Vicky Leandros đã là một ca sĩ chuyên nghiệp có hơn 5 năm tay nghề. Sự kiện cô ca sĩ người gốc Hy Lạp đoạt giải Eurovision năm 1972 không phải là tình cờ ngẫu nhiên, mà lại nằm trong một kế hoạch đã được tính toán chuẩn bị kỹ lưỡng.

Tên thật là Vassiliki Papathanasiou, Vicky Leandros sinh năm 1949 tại đảo Corfu, xuất thân từ một gia đình có dòng máu nghệ sĩ : thân phụ là nhà sản xuất âm nhạc kiêm tác giả Leandros Papathanassiou, còn thân mẫu là Kyriaki Protapapa, một họa sĩ nổi tiếng ở Hy Lạp. Vào năm 9 tuổi, cô bé Vicky theo song thân sang Đức (Hamburg) sinh sống.

Đây là giai đoạn mà thân phụ của cô thành công nhờ sản xuất nhiều ca khúc ăn khách trên thị trường Đức. Theo sự hướng dẫn của ông, Vicky ghi âm những ca khúc đầu tay vào năm 1965 (tức 7 năm trước khi cô về đầu giải Eurovision). Trong những bước đầu lập nghiệp, Vicky lấy tên cha (Leandros) làm nghệ danh, cô thường hay hát các sáng tác của thân phụ, cũng như những bản cover (ghi âm lại) của những bài hát thịnh hành, ăn khách thời bấy giờ.

COME WHAT MAY, PHIÊN BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI APRÈS TOI
http://www.youtube.com/w..._embedded&v=VHb5AFssoe0

Năm 1967, Vicky Leandros lần đầu tiên tham gia giải Eurovision tổ chức tại Vienna thủ đô nước Áo. Vào lúc đó, cô đại diện cho Luxembourg với nhạc phẩm L’amour est bleu (tiếng Anh là Love is Blue, phiên bản tiếng Việt là Tình Xanh do Ngọc Lan trình bày) của nhạc sĩ người Pháp André Charles Popp. Tuy bài hát chỉ đứng hạng tư, nhưng nó lại giúp cho sự nghiệp của Vicky Leandros cất cánh trên thị trường quốc tế. Bản nhạc chiếm hạng đầu thị trường châu Âu, Canada, Nhật Bản, Nam Phi và nhờ vào phiên bản hòa tấu của nhạc sĩ Paul Mauriat, giành luôn được ngôi vị quán quân thị trường Hoa Kỳ.

Trong vòng 4 năm liền từ năm 1967 đến 1971, sự nghiệp của Vicky Leandros không ngừng đi lên. Nhờ chất giọng khỏe khoắn, làn hơi đầy dặn, Vicky giúp phổ biến nhạc phẩm Mamy Blue (của Nicoletta) trong tiếng Anh, Le Lac Majeur (của Mort Shuman) trong tiếng Ý cũng như bài Scarborough Fair (ăn khách nhờ ban song ca Simon & Garfunkel) trong tiếng Đức. Ngoài các ngôn ngữ này, Vicky còn ghi âm bằng tiếng Pháp, tiếng Nhật, Hy Lạp, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ.
Vicky Leandros - Tango d'amour
http://www.youtube.com/w...feature=player_embedded

Vào đầu những năm 1970, tức là hai năm trước bài Après Toi, Vicky Leandros đã là một ngôi sao sáng chói trên vòm trời châu Âu, nhất là tại các nước nằm trong tầm ảnh hưởng của văn hóa Đức. Vào năm 1972, Vicky lúc đó mới 23 tuổi tham gia tranh giải thưởng ca nhạc truyền hình châu Âu Eurovision lần thứ nhì.

Lần này, cô vẫn đại diện cho Luxembourg và chọn đi thi với nhạc phẩm Après Toi, một sáng tác của người cha ruột. Dựa vào bí quyết thành công 5 năm trước của bài Tình Xanh (Love is Blue), nhà sản xuất Leandros Papathanassiou soạn bài hát Après Toi như một khúc nhạc giao hưởng, giao phần hòa âm cho nhạc sư Klaus Munro, một gương mặt nổi tiếng của nhạc viện thành phố Hamburg.

Tất cả đều được tính toán kỹ càng để tạo cơ hội cho Vicky đoạt giải nhất. Kết quả là nhạc phẩm Après Toi đứng đầu bảng xếp hạng cuộc tranh tài. Tình khúc Après Toi sau đó chính thức được phát hành bằng 7 thứ tiếng (tất cả đều do Vicky ghi âm). Nhờ phiên bản tiếng Anh mà Vicky lần đầu tiên chiếm hạng đầu thị trường Anh Mỹ. (Phiên bản tiếng Việt Vắng bóng người yêu là do Thanh Lan trình bày). Theo tạp chí chuyên nghiệp Billboard, Record Mirror tại Anh và Musikmarkt tại Đức : ca sĩ có nhiều đĩa bán chạy nhất vào năm 1972 là Vicky Leandros.

Venecia En Septiembre Vicky Leandros.flv
http://www.youtube.com/w..._embedded&v=H38S0Rd2cu4

Từ năm 1972 trở đi, Vicky liên tục thành công trong hơn một thập niên liền. Sau các nước nói tiếng Đức và tiếng Pháp, cô chuyển qua chinh phục thị trường các nước nói tiếng Tây Ban Nha. Năm 1978, cô thành công với vòng lưu diễn Nam Mỹ và đứng đầu thị trường số bán với tuyển tập bao gồm ca khúc ăn khách của mình chuyển dịch sang tiếng Tây Ban Nha, chẳng hạn như Adios Amor hay là Venecia En Septiembre.

Sự thành công của Vicky trên thị trường quốc tế có lẽ sẽ cao hơn gấp bội nếu như cô không gặp bất đồng tranh chấp với hãng đĩa nhà. Vào năm 1975, Vicky dọn nhà về Paris để sinh sống. Vào thời đó, hợp đồng giữa cô với công ty Philips hết hạn, cho nên Vicky mới ký kết một hợp đồng béo bở, trị giá nhiều triệu đô la với hãng đĩa CBS, chi nhánh của tập đoàn Mỹ Columbia Records.

Tuần trăng mật giữa cô ca sĩ trẻ tuổi với hãng đĩa mới không kéo dài được bao lâu : công ty Mỹ muốn Vicky chuyển đến Hoa Kỳ để khuếch trương sự nghiệp, trong khi Vicky thì muốn ở lại châu Âu vì lý do gia đình. Nhưng mối bất đồng lớn nhất vẫn là công ty này muốn Vicky chuyển sang hát nhạc kích động vào thời kỳ cực thịnh của dòng nhạc disco, điều mà Vicky khăng khăng từ chối. Sự đối đầu giữa hai bên kéo dài trong vòng nhiều năm, dẫn đến kiện tụng tranh chấp để rồi đoạn tuyệt vào năm 1979. Điều đó phần nào giải thích vì sao các album của Vicky không được phát hành trên thị trường Bắc Mỹ, cho dù trước đó Vicky đã từng lọt vào Top Ten Hoa Kỳ (nhờ vào hai ca khúc Love is Blue, 1967 và Come What May, 1972).

Tuy vẫn tiếp tục thành công tại châu Âu, điển hình là tập nhạc À l’est d’Eden, nhưng sự nghiệp của Vicky Leandros có dấu hiệu khựng lại từ giữa 1985 trở đi. Quá mệt mỏi chán nản, cô nghỉ hát trong vòng 10 năm (từ năm 1986 đến 1995), thời gian để lập gia đình và sinh con. Mãi đến năm 1998, Vicky mới xuất hiện trở lại dưới ánh đèn sân khấu, thành công nhờ đặt lời tiếng Đức (Weil Mein Herz Dich Nie Mehr Vergisst) cho ca khúc chủ đề của bộ phim Titanic (My heart will go on). Vào năm 2000, cô đoạt trong hai năm liền giải thưởng dành cho nghệ sĩ hát tiếng Đức xuất sắc nhất.

WEIL MEIN HERZ DICH ... TITANIC, PHIÊN BẢN TIẾNG ĐỨC
http://www.youtube.com/w..._embedded&v=VJk2HfI2C3E

Trong khoảng một thập niên trở lại đây, từ 2002 đến 2012, Vicky vẫn tiếp tục ghi âm và chuyển qua sáng tác thay vì hát ca khúc của người khác. Càng lớn tuổi, Vicky càng thích tìm lại cội nguồn. Hai tuyển tập mà Vicky cho phát hành vào năm 2003 và 2009 bao gồm nhiều bản dân ca Hy Lạp, một thể loại mà cô thích từ khi còn nhỏ nhưng phải đợi cho đến bây giờ, khi có đủ tuổi đời và kinh nghiệm dày dặn từng trải, thì mới có thể diễn đạt nổi. Về điểm này, nhà thơ kiêm tác giả Mikis Theodorakis cho rằng Vicky Leandros nằm trong số ba ca sĩ chuyển tải truyền đạt thấu đáo nhất các bài thơ phổ nhạc của ông.

Tuy giờ đây các album của Vicky Leandros không còn được phát hành và phổ biến rộng rãi như xưa, nhưng cô cho biết mình khá an phận với cuộc sống hiện tại. Bởi vì khi xưa, vào cái thời mà cô ở trên tột đỉnh danh vọng, Vicky không được sống gần gũi với gia đình, châu lục nào cô cũng đã từng đi qua nhưng không thật sự dừng chân lại để tận hưởng vẻ đẹp. Kiếp sống nghệ sĩ lang thang, nay đây mai đó, một nửa thời gian dành cho sân khấu, phần lớn còn lại là ở trong khách sạn hay ở trên máy bay. Nhưng với năm tháng, các giai điệu của cô vẫn đọng lại trong lòng người mến mộ, không nhỏ giọt mà mạch nước vẫn thấm sâu, không chắp cánh mà nốt nhạc vẫn bay cao.


Vicky Leandros - Apres toi
http://www.youtube.com/w...8PIr6qA&feature=related

viethoaiphuong
#211 Posted : Saturday, March 24, 2012 6:20:05 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Album K25 : Ca sĩ Úc Kylie mừng 25 năm sự nghiệp



Nữ ca sĩ Kilye Minogue
DR

Tuấn Thảo - RFI - THỨ BẢY 24 THÁNG BA 2012
K25 là tựa đề album mới của danh ca người Úc Kylie Minogue. K l-à ký hiệu viết tắt cho Kylie, còn 25 là để đánh dấu thành công sự nghiệp trong một phần tư thế kỷ. Khác với các tuyển tập chọn lọc chuyên lấy lại các bản nhạc đã thu sẵn, album K25 phối khí lại những ca khúc ăn khách nhất của Kylie với một dàn nhạc giao hưởng.
Nổi danh trong làng nhạc quốc tế với những ca khúc đầu tiên (The Locomotion và I Should be so Lucky) vào năm 1987, tính đến nay, Kylie đã cho ra mắt 15 album, trong đó có 11 tập nhạc được ghi âm ở studio. Cô sinh ngày 28 tháng 5 năm 1968 tại Melbourne. Trước khi thành danh trong làng nhạc, Kylie đã nổi tiếng nhờ đóng phim truyền hình (Neighbours). Phong cách hồn nhiên, chất giọng nhí nhảnh, Kylie lọt vào mắt của nhóm sản xuất người Anh Stock, Aitken & Waterman. Ba tác giả này chuyên sản xuất nhạc thị trường, các bài hát trong giai đoạn đầu của Kylie là những sản phẩm thương mại vừa tầm vừa cỡ, dễ nghe dễ nhớ, hợp với các băng tần FM, hợp với đối tượng nhỏ tuổi mà các nhà sản xuất muốn nhắm đến.

Trong vòng 5 năm liền, chỉ với 4 album, Kylie lại có đến 13 đĩa đơn lọt vào Top Ten Anh Quốc, và 3 ca khúc giành lấy được ngôi vị quán quân thị trường Úc và châu Âu thời bấy giờ. Phong cách của Kylie được xây dựng trên hình ảnh của một cô gái thân thiện, dễ gần gủi. Nhưng thế giới âm nhạc ấy lại giống như một căn nhà búp bê, tức là mọi vật đều xinh xắn, sắc màu đều tươi rói. Vì thế cho nên Kylie tuy rất thành công nhưng lại cảm thấy bị gò bó, tù túng. Đã đến lúc, cô muốn thay đổi hình ảnh, thử nghiệm cọ xát với nhiều dòng nhạc khác.

Vào năm 1992, tức cách đây đúng 20 năm, Kylie rời bỏ bộ tam Stock, Aitken & Waterman, hầu đi tìm cho mình một phong cách chín chắn hơn trong lãnh vực âm nhạc. Sự hợp tác của Kylie với một số nghệ sĩ xuất thân từ trường phái rock luân chuyển, là một cách để cho Kylie thay đổi hình ảnh : cô không còn là một ‘‘sản phẩm’’ thương mại của dòng chính mà cũng có phương hướng tìm tòi như biết bao nghệ sĩ khác.

Từ năm 1993 cho đến năm 2000, Kylie cho ra mắt 3 album. Đây là giai đoạn mà giọng ca này ít thành công hơn cả về mặt doanh thu số bán, ngoại trừ nước Úc. Nhưng đó lại là giai đoạn cần thiết để cho Kylie hấp thụ các luồng ảnh hưởng. Sở trường hát nhạc pop của Kylie nhờ vậy mà có thêm chiều sâu. Về phong cách, Kylie tạo dựng một hình ảnh kỳ lạ, bí ẩn và quyến rũ hơn. Nói cách khác, Kylie vẫn là một đoá hoa, nhưng lại mọc trong một góc vườn do đạo diễn Tim Burton sắp đặt thiết kế.

Sau gần 7 năm chìm nhiều hơn nổi, Kylie trở lại trên tột đỉnh vào đầu năm 2000. Tập nhạc Light Years (Những năm ánh sáng) một cách bất ngờ nhảy vọt lên hạng đầu thị trường số bán. Ca khúc chủ đề của album này "On a night like this" chiếm ngôi vị quán quân tại hơn 25 quốc gia. Đúng một năm sau nhạc phẩm Can't Get You Out of My Head lập kỷ lục vì chiếm hạng đầu tại 40 nước trên thế giới.

Các album sau đó của Kylie tuy chủ yếu là dance pop, dành cho sàn nhảy, nhưng lại được đánh giá cao về chất lượng sáng tác cũng như sản xuất. Thập niên 2000 đánh dấu sự thành công liên tục của giọng ca này với tất cả là 4 album (Fever, Body Language, X và Aphrodite) ngoại trừ hai năm 2005-2006, thời mà Kylie phải nghỉ hát do phải điều trị bệnh ung thư.

Trong vòng 25 ca hát, tính đến nay, Kylie Minogue đã bán được hơn 68 triệu album và đã nhận được nhiều giải thưởng âm nhạc, trong đó có các giải ARIA của Úc, Brit Awards của Anh và một giải Grammy của Mỹ. Ngoài ra, Kylie còn là nghệ sĩ thu âm solo người Úc có số đĩa bán cao nhất lịch sử. Từ trước tới nay, cô là nghệ sĩ duy nhất tại Anh và Úc có album từng chiếm hạng đầu thị trường trogn bốn thập niên liền (từ những năm 1980 cho đến thập niên 2010).

Từ khi mới vào nghề, Kylie thường hay bị so sánh với Madonna, ỡ chỗ sao chép các bí quyết thành công, cách dùng vũ đạo, hay là việc sử dụng hình ảnh để chuyển tải điệu nhạc thông qua cách quay video clip. Nhưng nhìn kỹ lại, Kylie không thay đổi liên tục phong cách như Madonna thay áo. Bí quyết thành công mà cô đã vay mượn như tạp chí Billboard có ghi nhận là : Kylie từ trước tới nay hát nhạc pop, nhưng nhờ khéo chọn bài hát và biết hợp tác với các nhà sản xuất tài ba nhất, nên nhạc pop của Kylie thuộc vào hàng có chất lượng nhất, có thể để nhảy cũng như để nghe.

Trong suốt những năm tìm tòi để thay đổi hình ảnh, Kylie đã thử khoác lên mình nhiều kiểu áo khác nhau, nhưng có lẽ cô chưa bao giờ đánh mất bản thân, mà vẫn giữ được cốt cách, trung thành với chính mình. Thời còn trẻ, Kylie từng bị chê là hát như con vẹt, không thật sự hiểu những gì cô hát. Với thời gian và tuổi đời, Kylie đã trở nên chín chắn trong lối diễn đạt. Những nhạc phẩm mà khi xưa thoạt nghe có vẻ hời hợt, khi được phối lại với dàn nhạc giao hưởng, khi được Kylie diễn lại với phong cách mới, lại bỗng nhiên trở thành đậm đặc, sâu sắc hơn. Chân trời âm nhạc của Kylie cuối cùng cũng đã rộng mở.

Kylie Minogue - On a Night Like This (Released February 2012)
http://www.youtube.com/watch?v=M7umeythh24
viethoaiphuong
#212 Posted : Wednesday, April 4, 2012 5:31:24 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

"cây Phục Sinh" được trang trí bởi 10,000 quả trứng rực rỡ



Volker Kraft, một người về hưu tại Đức, đã thực hiện "cây Phục Sinh" được trang trí bởi 10,000 quả trứng rực rỡ
A German retiree has fulfilled a lifelong Easter ambition. Volker Kraft now has 10,000 decorated eggs hanging on his tree. (April 4)





Video - German Tree With 10,000 Easter Eggs

http://www.youtube.com/watch?v=vxMGQnS4Ao4
viethoaiphuong
#213 Posted : Thursday, April 5, 2012 11:33:35 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Matisse : Triển lãm tranh đôi tại Paris




Tranh đôi "Capucines à la Danse" tại cuộc triển lãm Matisse tại Beaubourg, Paris (REUTERS)

Tuấn Thảo - RFI - THỨ SÁU 06 THÁNG TƯ 2012
Kể từ trung tuần tháng 3 cho đến ngày 18 tháng 6 năm 2012, trung tâm văn hóa Beaubourg tại Paris tổ chức một cuộc triển lãm lớn về Matisse, với 60 tấm tranh và 30 bức phác họa vẽ trong giai đoạn từ 1899 đến 1952, tức là khá tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của danh họa người Pháp.
Nét độc đáo lần này là thay vì đơn thuần vinh danh cánh chim đầu đàn của trường phái dã thú (fauvisme), Paris lại đối chiếu các tác phẩm của Matisse qua các tấm tranh đôi (paire) và các bức vẽ xếp theo từng bộ (série). Cách đây hai năm, hai viện bảo tàng Orsay và Grand Palais đều có tổ chức triển lãm về Matisse.

Sự khác biệt lần này tại phòng trưng bày của trung tâm Beaubourg là cách sắp đặt song song giúp cho người xem hiểu rõ hơn về khuynh hướng tìm tòi miệt mài của họa sĩ. Về điểm này, cô Claudie Gamond, tác giả của tập sách biên khảo về trường phái dã thú, nhận xét về lối sáng tác của Henry Matisse :

Các nhà nghiên cứu đã bàn rất nhiều về Matisse. Để trình bày một góc độ khác lạ hơn, trung tâm Beaubourg chỉ chọn lựa các bức tranh đôi và các tác phẩm vẽ theo bộ. Lúc sinh tiền, Matisse nổi tiếng là người đi truy tìm sự cân bằng của sắc độ. Trong tranh của ông, lúc nào cũng có một sự nghiên cứu tỉ mỉ, sắp đặt chi tiết, bố cục mạnh bạo. Khách đến xem triển lãm lần này có cảm tưởng là càng miệt mài tìm tòi, Matisse lại càng không vừa ý với các tác phẩm mà ông đang vẽ. Ông có thể lặp đi lặp lại một chi tiết, vẽ nhiều tấm tranh trên cùng một chủ đề nhưng với lối diễn đạt rất khác nhau, từ màu sắc, ánh sáng, góc nhìn cho đến cách sắp đặt chiều sâu.

Chẳng hạn như trong loạt tranh mang tựa đề Người đàn bà khỏa thân ngồi trên ghế (Femme nue dans un fauteuil) hay là các bức vẽ bến sông Seine nhìn từ khung cửa sổ xưởng vẽ (Quai Saint Michel de la Fenêtre de l’Atelier), các tác phẩm thường bổ túc cho nhau, khi thì đối đáp, lúc thì đối chọi. Cũng như Matisse đã từng giải thích trong các bức thư mà ông gửi cho bạn bè, thân hữu : sự lặp đi lặp lại là một cách để nắm bắt thực tế thời gian. Khi nhìn cùng một cảnh vật, cảm xúc của người họa sĩ không bao giờ giống nhau, cho dù khoảng cách thời gian chỉ có vài phút hay dài đến hàng chục năm. Nơi Matisse, người ta tìm thấy cái tài của một người vẽ theo cảm xúc sáng tạo trong khoảnh khắc, ông không phản ánh thực tế theo kiểu sao chép, trong cách sắp đặt ánh sáng và bố cục sắc độ, lại càng không có chuyện tình cờ đẹp mắt.

TRIỂN LÃM TRANH ĐÔI MATISSE TẠI PARIS
http://www.youtube.com/w..._embedded&v=_wqylEyr8wo

Trả lời đài phát thanh quốc tế Pháp RFI, cô Cécile Debray, ủy viên điều hành và trưởng ban tổ chức triển lãm tại Beaubourg, cho biết đâu là những nét đặc trưng của Matisse. Do các tác phẩm trưng bày trải dài trên một giai đoạn từ cuối thế kỷ thứ 19 cho đến giữa thế kỷ 20, cho nên khách viếng thăm có thể thấy những ảnh hưởng đầu đời của danh họa Matisse, cũng như sự phát huy tài năng trong những năm tháng cuối đời :

Ngay từ những năm tháng khởi đầu sự nghiệp hội họa, Matisse là một họa sĩ chuyên về màu sắc. Thời thanh niên ông đam mê các tác phẩm của Paul Signac thuộc phong trào Tân Ấn tượng (néo-impressionnisme), ông bị mê hoặc bởi cách dùng sắc độ của bậc họa sĩ đàn anh (ngoài Paul Signac, còn có Georges Seurat), đã sáng lập ra trường phái chấm màu (pointillisme). Càng về cuối đời, Matisse lại càng dày công nghiên cứu cách diễn đạt bằng sắc độ. Khi vẽ tranh, ông thường dùng màu sắc nguyên sơ mà biểu cảm, tùy theo độ lỏng hay chất sơn đậm đặc, sắc độ của Matisse là một ngôn ngữ hội họa hẳn hoi, có hệ thống chứ không vụn vặt. Vào những năm 1920, Matisse trở thành gương mặt tiên phong của trường phái dã thú, để khẳng định sự khác biệt của mình với cách dùng những vờn sáng tối của trường phái ấn tượng, hoặc là cách diễn đạt theo hình khối của trường phái lập thể. Nét đặc trưng của Matisse nằm ở chỗ cách tân màu sắc triệt để : đường viền dứt khoát mạnh bạo, sắc độ có thể gay gắt trong chi tiết nhưng vẫn không lòe loẹt trong tổng thể.

Cũng theo lời cô Cécile Debray, trưởng ban tổ chức triển lãm tại trung tâm văn hóa Beaubourg, trong số các tác phẩm được trưng bày lần này, có những bức tranh đôi đã được vẽ trong cùng một thời điểm, nhưng bên cạnh đó cũng có những tác phẩm từng được Matisse vẽ đi rồi vẽ lại trong vòng nhiều năm trời :

Cách vẽ tranh từng đôi hay theo từng bộ giúp cho Matisse suy ngẫm về cách sáng tạo của mình. Trong số các bức tranh đôi, có tác phẩm rất nổi tiếng mang tựa đề Nội thất với bồn cá đỏ (L’intérieur aux poissons rouges). Cả hai bức tranh đều được vẽ trong cùng một thời điểm, tức là vào mùa hè năm 1914, nhưng có một biến cố đã vô tình ảnh hưởng đến cách dùng màu của Matisse trong lúc ông đang vẽ tranh. Ngôn ngữ màu sắc là cách để cho họa sĩ Matisse diễn đạt cảm xúc nhưng đồng thời biểu hiện nội tâm.

Trong trường hợp của bộ tranh đôi Nội thất với bồn cá đỏ : một bức đã được vẽ trước khi Đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ : bồn cá cũng như cảnh vật trong nhà được vẽ với gam màu tươi sáng, với cách nhìn của một người mơ mộng yêu đời trong một buổi chiều mùa hạ. Trong bức tranh thứ nhì vẽ trên cùng chủ đề, nhưng sau khi giao tranh xung đột bắt đầu, bồn cá và cảnh vật trong nhà lại có những gam màu u tối hơn. Nét vẽ đường viền cũng trở nên mạnh mẽ, cách sắp đặt các chi tiết cũng co cụm khép kín hơn.

Còn trong bộ tranh mang tựa đề Bình hoa bên cạnh bức vẽ (Capucines à la Danse), các tấm tranh ở đây do Matisse sáng tác theo đơn đặt hàng của một nhà sưu tầm người Nga, cách vẽ của Matisse càng lúc càng tỉ mỉ hơn như thể ông rọi kính vào từng chi tiết theo lối nhìn cận ảnh, sắc độ cũng trở nên đậm đặc nhất là cách dùng gam màu xanh dương. Điều đó dự báo cho những tìm tòi sau đó của Matisse trong lãnh vực trang trí và đồ hoạ.

Nổi tiếng là cánh chim đầu đàn của trường phái dã thú, phong cách sáng tác của Matisse sau đó lại rẽ sang một hướng khác : phong trào fauvisme chỉ thịnh hành trong vòng vài năm. Theo lời cô Cécile Debray, sự nghiệp của Matisse được chia thành nhiều giai đoạn, nhưng mục tiêu mà ông suốt đời đeo đuổi là dùng ngôn ngữ của màu sắc để đi tìm sự thanh thản trong tâm hồn. Giới phê bình cho rằng : các bức họa đầy màu sắc của Matisse lại phản ánh thế giới nội tâm của một người hay bị dằn vặt, ám ảnh.

Henri Matisse
http://www.youtube.com/w...feature=player_embedded

Danh họa Matisse sinh trưởng trong một gia đình thương gia khá giả ở miền bắc nước Pháp. Viện bảo tàng lưu trữ nhiều tác phẩm Matisse nằm ở vùng Nord Pas de Calais, nguyên quán của ông. Dòng họ Matisse sống nhờ nghề buôn ngũ cốc, nên từ thuở thiếu thời, ông Matisse thường được khuyến khích nối nghiệp gia đình, chứ không ai nghĩ rằng ông lại chọn con đường hội họa.

Trái với các thiên tài hội họa như Monet hay Picasso, ông Matisse không có năng khiếu bẫm sinh mà chỉ phát hiện khả năng nghệ thuật của mình khi ông đã đến tuổi trưởng thành, vào thời ông theo học trường Luật ở Paris. Vào năm 18 tuổi, ông Matisse phải vào bệnh viện để mỗ ruột thừa. Trong lúc còn nằm nhà thương điều trị, ông được thân mẫu tặng cho một hộp bút chì, ông vẽ màu để giết thời gian, để khuây khỏa trong những lúc nhàm chán trước khi được xuất viện.

Trên giường bệnh, ông Matisse mới khám phá con vi trùng hội họa, vì càng vẽ ông càng thích cho dù sau đó niềm đam mê này gây ra nhiều mối bất đồng giữa ông và thân phụ. Quyết định đeo đuổi con đường nghệ thuật khiến cho gia đình ông bị thất vọng, chỉ có người mẹ mới khuyến khích ông là một khi đã chọn lựa rồi thì phải theo đuổi cho tới cùng.

Từ trường Luật nhảy qua Mỹ thuật, ông Matisse bắt đầu học vẽ từ những năm 1891 trở đi. Ông ban đầu học vẽ tranh theo lối cổ điển, sau đó được đào tạo với một trong những bậc thầy là Gustave Morau, người đi đầu trường phái Tượng Trưng (Symbolisme) của Pháp. Do khám phá nghệ thuật hội họa một cách tình cờ ngẫu nhiên : ông Matisse thường hay nói đùa với bạn hữu đồng nghiệp là vì ‘‘tai nạn’’ mà ông trở thành họa sĩ, trong trường hợp của ông thì có thể hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Nhưng cũng vì thế mà ông Matisse luôn bị ám ảnh bởi một câu hỏi : nếu sáng tạo hội họa là một tài năng thực thụ, vậy thì tại sao năng khiếu này đã không manh nha bộc lộ sớm hơn ? Suốt đời, Matisse đã tự tìm cho mình câu trả lời bằng cách vẽ tranh một cách miệt mài, chăm chỉ và cần mẫn. Khách đi xem tranh của ông chợt hiểu ra rằng : việc lặp đi lặp lại một chi tiết hội họa thoạt nhìn nơi Matisse có vẽ như để trao dồi tay nghề, nhưng chỉ có các tài năng cỡ lớn mới gieo vào lòng người những cảm xúc mạnh đến như vậy.
viethoaiphuong
#214 Posted : Monday, April 9, 2012 12:26:58 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Thứ hai 09 Tháng Tư 2012

Một tàu du lịch Anh lặp lại hành trình của Titanic


Hai du khách chuẩn bị lên tàu, thực hiện hành trình cách đây 100 năm của chiếc Titanic. Ảnh chụp ngày 08/04/2012 ở Southampton.
REUTERS/Chris Helgren

Thụy My
Một trăm năm sau vụ đắm tàu Titanic, một con tàu du lịch đã khởi hành chiều qua 08/04/2012 tại Southampton, cảng lớn nằm ở miền Nam Anh quốc, để tái lập lại hành trình của con tàu huyền thoại này. Chiếc tàu sang trọng Titanic trong chuyến hải hành đầu tiên vào ngày 15/04/1912 đã va phải băng sơn và bị chìm, làm cho 1.514 hành khách và thủy thủ đoàn thiệt mạng.

Thông tín viên của RFI tại Luân Đôn cho biết, chiếc tàu Balmoral được một công ty du lịch Anh thuê chở theo 1.309 khách du lịch, đúng bằng số hành khách của Titanic trước đây.

Một thế kỷ sau thảm họa, chiếc Balmoral đã khởi hành trước hai ngày, nhưng cùng giờ với Titanic, để đi đến cảng Cherbourg của Pháp tại vùng duyên hải của Manche, chặng dừng đầu của chiếc tàu nay đã đi vào huyền thoại. Sau đó, chiếc Balmoral sẽ đến nơi tàu Titanic bị đắm. Đúng vào giờ phút định mệnh, khoảng ba chục người là con cháu của các nạn nhân sẽ ném những vòng hoa xuống biển, để tưởng niệm những người đã chết trong tai nạn.

Giá vé của chuyến du hành này là từ 3.000 đến 12.000 euro, được bán rất chạy. Thực đơn giống như cách đây một thế kỷ sẽ được dọn cho các hành khách đến từ khoảng ba mươi nước. Một số người còn lên tàu ở Southampton với trang phục vào đầu thế kỷ.

Con cháu các nạn nhân thực sự của Titanic đã chỉ trích chuyến du hành mà họ gọi là « du lịch thảm họa » này.
viethoaiphuong
#215 Posted : Thursday, April 26, 2012 8:12:24 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Nhớ Mẹ - Thiếu Tướng Lê Minh Đảo & Đỗ Trọng Huề

Nhạc phẩm Nhớ Mẹ do Thiếu Tướng Lê Minh Đảo và Đại Tá Đỗ Trọng Huề đồng soạn trong thời gian hai vị ở tại Khu F (là khu biệt giam – tù trong tù) ngoài Hà Tây-Bắc Việt. Đại tá Đỗ Trọng Huề, ngoài là một sĩ quan cao cấp ông còn là nhà văn và cựu giáo sư của đại học văn khoa Sài Gòn.

Theo lời kể của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, khi cửa sắt khóa lại sau một ngày… Thiếu Tướng Lê Minh Đảo “nhìn lên vòm trời những hoàng hôn và nhớ nhất là mẹ mình…” nên ông viết: “giờ này hoàng hôn đã tắt, con nghĩ gì đây con nhớ mẹ nhiều…” Mặc dù bị nhốt trong khu biệt giam nhưng khác phòng với Đại tá Đỗ Trọng Huề. Mỗi khi viết nhạc xong thì chiều chiều ông đánh đàn cho Đại Tá Đỗ Trọng Huề nghe và nhớ melody… Sau đó mỗi vị viết một lời. Đại tá Đỗ Trọng Huề ở tù hơn 12 năm thì được thả. Thiếu Tướng Lê Minh Đảo bị tù thêm 5 năm nữa. Hai tác giả của nhạc phẩm lịch sử này gặp nhau được một lần ở hải ngoại trước khi Đại Tá Đỗ Trọng Huề qua đời ở Canada vào khoảng năm 2000. (NguoiVietBoston biên soạn)

Nhớ Mẹ
Tác giả: Lê Minh Đảo

Những chiều buồn trên đất Bắc, con hướng về Nam con nhớ mẹ nhiều
Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi cho bạc mái đầu
Không gian rưng rưng như sắp đứt
Gió về nghẹn ngào như tiếng nấc
Còn đâu quê hương hoa gấm thơm làn tóc
Giã từ miền Nam tang tóc, con sống trầm luân kiếp sống lưu đày
Hằng đêm con nghe thương tiếc, xót xa đắng cay dâng ngạt tháng ngày
Trăng sao tin yêu ai dối trá
Đất trời hiền hòa ai đốt phá
Và đem thê lương che kín núi sông này
Mẹ ơi, mẹ biết không !
Còn cháy mãi trong con những lời mẹ cầm tay nói
Nắng sẽ về đẩy lùi bóng tối
Và yêu thương, và tự do sẽ còn mãi mãi, nhé con !
Giờ này hoàng hôn sắp tắt, con nghĩ gì đây, con nhớ mẹ nhiều
Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi phiêu dạt mái đầu
Quê hương điêu linh con vẫn khóc
Trông chờ ngày về con vẫn thắp
Từng đôi sao đêm như ánh mắt mẹ hiền
Trời mây lung linh soi ánh mắt mẹ hiền
Hồn con rưng rưng con nhớ mắt mẹ hiền
Mẹ mến yêu con thương nhớ nhiều

http://www.youtube.com/w...&feature=player_embedded
viethoaiphuong
#216 Posted : Saturday, April 28, 2012 8:39:17 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Pháp : nam danh ca Eric Charden qua đời


AFP - cách đây 2 giờ 30 phút


Vĩnh biệt nam danh ca Eric Charden, song ca Stone et Charden

Nam danh ca Eric Charden, nổi danh với những bài song ca tên tuổi vào những năm 70, đã qua đời vào sáng chủ nhật ở tuổi 69, theo tin AFP.
Ca sĩ, sinh ngày 15 tháng mười 1942 tại Hải Phòng - Việt Nam, đã chết sau một thời gian dài bị bịnh ung thư bạch huyết cầu.
Vào thời đỉnh cao của yéyé, ca sĩ và nhạc sĩ trẻ đã sáng tác nhiều ca khúc cho các danh ca Monty, Eddy Mitchell, Dick Rivers, Sheila, Sylvie Vartan, Johnny Hallyday, Claude François.
Năm 1967, ca sĩ đạt được thành công lớn đầu tiên của mình như là một nghệ sĩ biểu diễn qua ca khúc "thế giới màu xám, thế giới màu xanh." ("Le monde est gris, le monde est bleu")
Nhưng thực sự nổi tiếng qua các bài song ca với nữ ca sĩ Stone (sinh Annie Gautrat) là người bạn đồng hành của mình và có chung một con trai, Baptiste.
Cặp đôi này rất được ái mộ trong những năm 70 với nhiều thành công như "L'Aventura" và "Made in Normandy".
Vào tháng Giêng mới đây, ca sĩ cùng với Stone đã nhận phần thưởng cao quý Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp quốc.

tin tức báo điện tử Pháp - 29.4.2012



Stone et Charden & L aventura
http://www.youtube.com/watch?v=geRKcL0bp9Q
Phượng Các
#217 Posted : Monday, April 30, 2012 2:34:26 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi viethoaiphuong
Stone et Charden & L aventura
http://www.youtube.com/watch?v=geRKcL0bp9Q


Thật là thú vị..... Rose PC có ý muốn tìm bản nhạc này từ lâu nay. Kỷ niệm với nó là hồi ở trại tị nạn ngày nào cũng đuợc ban thông tin mở cho nghe. Bản tiếng Việt có tựa đề là Lãng Du.
viethoaiphuong
#218 Posted : Friday, May 4, 2012 11:21:46 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Stone & Charden : Hết rồi kiếp sống Lãng Du




Made in France là tập nhạc cuối cùng của Stone & Charden (DR)

Tuấn Thảo - RFI - THỨ BẢY 05 THÁNG NĂM 2012
Tập nhạc Made in France là album cuối cùng của Éric Charden, thành viên sáng lập ban song ca Stone & Charden. Album này đã được trình làng cuối tháng tư năm 2012, một tuần lễ trước khi tác giả này qua đời. Góc vườn Âm nhạc đài RFI tưởng niệm ca sĩ kiêm tác giả người Pháp Éric Charden, qua đời vì bạo bệnh tại Paris vào Chủ nhật 29/04/2012.

Sau gần hai năm lâm bệnh nặng, Éric Charden từ trần vào năm 69 tuổi, để lại hơn 400 ca khúc, đánh dấu thời kỳ vàng son của làng nhạc nhẹ của Pháp những năm 1970. Một tuần lễ trước ngày anh mất, Éric Charden đã xuất hiện trên đài truyền hình Pháp để giới thiệu tập nhạc mới của ban song ca Stone & Charden. Tuy có vóc dáng hao gầy, nét mặt tiều tụy hẳn đi do chứng bệnh ung thư hiểm nghèo, nhưng anh vẫn tỏ vẻ lạc quan yêu đời.

Trong chương trình truyền hình hôm ấy, khán giả được dịp nghe ban song ca Stone & Charden trình bày những ca khúc vừa được ghi âm, nhưng có lẽ không ai ngờ rằng những hình ảnh đó lại là những giây phút cuối cùng trên sân khấu, lời tạm biệt nhắn nhủ lại trở thành mãi mãi giã từ. Chỉ vài hôm sau, Éric Charden vĩnh viễn ra đi. Nhạc phẩm mở đầu chương trình tuần này là tình khúc L'Aventura, nguyên tác của Éric Charden. Lời phóng tác của Tuấn Thảo.


Âm vang đồng điệu cung đàn
Hồn ta chung sống thênh thang
Ngày mai, chỉ cần anh muốn
Tự do tung cánh bạt ngàn

Tình ta một chuyến phiêu lưu
Nắng xua cõi chốn mịt mù
Cả đời rong chơi vui hát
Mong sao trọn kiếp lãng du

Đêm về lót mộng mênh mông
Bên nhau giấc tối bềnh bồng
Nẻo đường lang thang mở rộng
Vòng tay gối ấm tình nồng

Khẻ hôn đầu giọt sương mai
Nắng lên thay đổi hình hài
Thiên nhiên tưởng chừng trẻ mãi
Cho đời ước mơ sống lại

Đôi ta chọn hoài phiêu lãng
Hương say đọng mãi thời gian
Nhịp đàn lênh đênh năm tháng
Tình yêu ngàn kiếp thênh thang

Mang tựa đề Made in France, tập nhạc cuối cùng của Éric Charden bao gồm 10 bài song ca với người vợ cũ là Annie Gautrat với nghệ danh là Stone. Hầu hết các ca khúc ở đây đều là những bản song ca rất quen thuộc đối với giới yêu nhạc Pháp. Chẳng hạn như nhạc phẩm Paroles paroles của Dalida với thần tượng điện ảnh Alain Delon. J’ai un problème của cặp vợ chồng ca sĩ Sylvie Vartan và Johnny Hallyday. Là-bas của danh ca Jean Jacques Goldman hát chung với cô Sirima, Désir désir mà Laurent Voulzy đã ghi âm trước kia với Véronique Jannot. Ca khúc trích đoạn đầu tiên của album này là nhạc phẩm Dieu est un Fumeur de Havane, do tác giả trứ danh Serge Gainsbourg sáng tác và ghi âm cùng với ngôi sao màn bạc Catherine Deneuve.

Tên thật là Jacques Puissant, Éric Charden sinh năm 1942 tại thành phố Hải Phòng, là người có hai dòng máu Âu-Á, vì thân phụ của anh là người Pháp, còn thân mẫu là người Tây Tạng. Theo lời kể của Éric Charden, thì mẹ anh là một đứa bé mồ côi, được các bà xơ đem về dạy dỗ nuôi nấng. Còn bố anh là một kỹ sư hàng hải, ông được bổ nhiệm sang Việt Nam làm việc tại thành phố cảng Hải Phòng. Giai đoạn tuổi thơ này được Éric Charden nhắc đến trong tập nhạc đề tựa Indochine 42 (Đông Dương 1942) phát hành vào năm 1995, sau ngày mẹ anh qua đời.


Nhưng gần ba thập niên trước đó, vào năm 1969, Éric Charden từng sáng tác nhạc phẩm L’Oiseau Bleu (bài này thường được ghi chú với nhiều tựa khác nhau). Trong bài hát, anh dùng biểu tượng Cánh chim xanh để gợi lại những kỷ niệm thời thơ ấu, hình ảnh của khóm tre mọc cạnh bờ ao ở hiên sau, ngôi nhà tuổi thơ có hàng cây phượng vĩ đầy sắc hoa đỏ mọc ngay ở đầu ngõ. Năm lên 7, cậu bé cùng với mẹ trở về Pháp, sống cùng với bà nội ở Marseille. Còn bố anh thì buộc phải ở lại Hải Phòng cho đến ngày chiến tranh Đông Dương kết thúc.

Thời niên thiếu, Éric Charden tự học đàn piano và ghi ta. Giấc mơ trở thành nghệ sĩ giải thích vì sao anh bỏ học để đeo đuổi con đường nghệ thuật sân khấu, cho dù anh thi đỗ vào trường cao đẳng thương mại. Đến Paris lập nghiệp, anh cho ra mắt album đầu tay vào năm 1963, sau khi về đầu một cuộc thi hát nhân kỳ liên hoan Enghien les Bains. Anh thành danh hai năm sau đó với nghiệp hát solo và bắt đầu sáng tác cho nhiều tên tuổi xuất thân từ phong trào nhạc trẻ của Pháp những năm 1960.

Được mời làm thành viên ban giám khảo nhân một cuộc thi hoa khôi vào năm 1966, Éric Charden gặp người vợ tương lai là Annie Gautrat năm cô mới 18 tuổi. Do cô gái có đầu tóc giống như Brian Jones, tay đàn ghi ta của ban nhạc rock Rolling Stones, cho nên Annie mới có biệt danh là Stone (đây là một kiểu tóc rất thịnh hành vào thập niên 1960). Sau khi lập gia đình và sinh con, cặp vợ chồng này trở thành ban song ca Stone & Charden, dựa theo mô hình của ban song ca người Mỹ trứ danh thời bấy giờ là Sonny & Cher.


Sau 7 năm đi hát solo, Éric Charden nổi danh trên thị trường châu Âu từ năm 1971 trở đi với ban song ca Stone & Charden. Trong vòng 4 năm liền, những bài hát mà anh viết cho nhóm, giúp cho cặp vợ chồng nghệ sĩ này trở thành một trong những ban song ca ăn khách nhất thời bấy giờ, với hàng loạt ca khúc đứng đầu bản xếp hạng : Le Prix des Allumettes, Il y a du Soleil sur la France, Made in Normandie. Một số bài hát của ban nhạc đã được dịch sang nhiều thứ tiếng, kể cả tiếng Việt.

Tiêu biểu nhất là ca khúc L’Aventura, gợi hứng từ bộ phim cùng tên của đạo diễn người Ý Michelangelo Antonioni. Ra đời vào năm 1972, thời mà cặp vợ chồng nghệ sĩ này vừa mới sinh con đầu lòng, bài hát này do Éric Charden sáng tác cùng với Frank Thomas và Jean-Michel Rivat, từng được dịch sang tiếng Việt dưới tựa đề Lãng Du. Tùy theo nhiều nguồn khác nhau, lời Việt được ghi chép là của Nguyễn Duy Biên và Vũ Xuân Hùng. Có nơi thì ghi chú lời Việt của bài L’Aventura là của tác giả Phạm Duy.

Bản nhạc L’Aventura không những đã làm nên tên tuổi của ban song ca Stone & Charden mà còn tạo dựng nguyên một thế giới, nơi mà biểu tượng của hạnh phúc đôi lứa và niềm vui gia đình được đặt lên hàng đầu. Cho dù, năm năm sau đó, cặp vợ chồng này tan rã, chia tay nhau, nhưng cái hình ảnh khá lý tưởng ấy sẽ tồn đọng trong lòng người mến mộ, gợi hứng sau đó cho nhiều ca khúc Pháp ăn khách khác, viết trên cùng một chủ đề như Une Belle Histoire của Michel Fugain hay This Melody của Julien Clerc.


Từ cuối những năm 1970, Éric Charden nối lại với sự nghiệp solo, nhưng không còn được thịnh hành như vào thời anh hát chung với vợ. Anh chuyển qua sáng tác ca nhạc kịch, nhạc phim, sáng tác cho nhiều ca sĩ khác, và cũng như tác giả Jean Jacques Debout, anh viết ca khúc thiếu nhi, đặc biệt là nhạc phim hoạt họa truyền hình (Albator, San Ku Kai), những ca khúc mà nhìn chung thường được viết theo đơn đặt hàng, tuy ăn khách nhưng vẫn bị xếp vào hàng thứ yếu, trong khi các album bộc lộ quan điểm của một tác giả thực thụ lại ít thành công hơn, do Éric Charden bị gán ghép cái hình ảnh của một tác giả chuyên viết nhạc thị trường.

Mãi đến năm 2007, ban song ca Stone & Charden tái hợp, ăn khách trở lại nhờ các vòng lưu diễn tập hợp các giọng ca vang bóng một thời, từ những năm 1960 đến tập niên 1980. Các buổi trình diễn này đánh dấu ngày xuất hiện trở lại của nhiều danh ca tên tuổi từ Richard Antony, Jean François Michael, Pascal Danel cho tới Jeane Manson hay Gérard Lenorman.

Sự thành công hơi bất ngờ đó cũng giải thích vì sao tuy lâm bệnh nặng từ gần hai năm nay (tháng 12 năm 2010), nhưng Éric Charden vẫn vào phòng thu để ghi âm tập nhạc Made in France. Album này được phát hành đúng một tuần trước ngày anh mất. Từ nay hết rồi kiếp sống Lãng Du, nhưng trong tâm trí của người yêu nhạc, vẫn lung linh sáng ngời khung trời hoài niệm, nơi tình yêu phiêu lưu ngàn đời, muôn kiếp rong chơi.

Eric Charden Et Stone Paroles Paroles (Vivement Dimanche 22 Avril 2012)
http://www.youtube.com/w...feature=player_embedded

viethoaiphuong
#219 Posted : Thursday, May 17, 2012 6:20:28 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Lá Thư Gởi Mẹ
Sáng tác Nguyễn Hiền
Tiếng hát Duy Khánh




Mẹ ơi thôi đừng khóc nữa
Cho lòng già nặng sầu thương
Con đi say tình viễn xứ
Ðâu có quên tình cố hương

Thương ngóng về quê cũ
Gót thù gieo thảm thê
Bầy trai thầm rơi lệ
Súng gươm hẹn mai về

Con về tầm đẹp lứa
Mẹ cười vun khóm dâu
Mái tranh nghèo vươn khói
Vườn thơm ngát hương cau

Nương chè vươn xanh lá
Ruộng thơm lúa lên màu
Rộn ràng muôn tiếng hát
Đời hết nghiã thương đau

Mẹ ơi thôi đừng khóc nữa
Cho lòng già nặng sầu thương
Con đi say tình viễn xứ
Ðâu có quên tình cố hương
viethoaiphuong
#220 Posted : Sunday, May 20, 2012 5:44:35 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Làng nhạc disco đánh mất nữ hoàng Donna Summer




Donna Summer trong kỳ thu âm bài hát From Paris with Love (DR)

Tuấn Thảo - RFI - THỨ BẢY 19 THÁNG NĂM 2012
Dòng nhạc kích động vừa đánh mất một nữ hoàng. Chưa đầy ba tháng sau ngày ra đi của Whitney Houston, lại đến phiên một thần tượng khác của làng nhạc quốc tế đột ngột từ trần. Hôm 17/05/2012 vừa qua, Donna Summer còn được mệnh danh là nữ hoàng disco, đã qua đời ở tuổi 63 tại bang Florida vì bệnh ung thư phổi.

Lần cuối Donna Summer trình diễn trực tiếp trước công chúng là tại thủ đô Paris, nơi mà cô phát hành đĩa nhạc cuối cùng mang tựa đề From Paris with Love vào năm 2010. Tuy lúc đó đã ngoài 60 tuổi, nhưng Donna Summer vẫn giữ phong độ của một người chuyên hát nhạc kích động, với phong cách vũ bão mà khiêu gợi như Tina Turner. Chất giọng mezzo soprano của Donna không khàn đục bằng bậc đàn chị, nhưng cô lại có lối hát chẻ giọng óc khá đặc biệt, xen kẽ những đoạn thở mạnh với những lời mơn trớn thì thầm. Đó lại cái dấu ấn riêng biệt mà cô đã tạo cho mình, để không giống như rất nhiều ca sĩ da màu nổi danh vào những năm 1970.

Tên thật là LaDonna Andrea Gaines, cô sinh ra vào cuối năm 1948 tại thành phố Boston trong một gia đình có bảy người con. Từ năm lên 10, cô bắt đầu đi hát ở nhà thờ và là giọng hát chính của dàn đồng ca. Thời còn nhỏ, Donna rất ngưỡng mộ giọng ca của Mahalia Jackson trong cách thể hiện dòng nhạc Phúc Âm (gospel). Năm 18 tuổi, cô bỏ học để trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp, tham gia vào một ban nhạc rock và thường đi diễn với nhóm trong các quán nhạc ở Boston và New York.

Chính tại sân khấu Broadway của Manhattan, Donna tham gia vào các cuộc thi hát thử để tuyển diễn viên cho vở ca nhạc kịch Hair (Tóc Dài). Tuy không được chọn để đóng vai chính trên sân khấu New York, nhưng Donna lại giành được một vai trong đoàn kịch nhân vòng lưu diễn châu Âu. Trong vòng ba năm đầu từ năm 1968 đến 1971, cô rèn luyện giọng ca của mình trên sàn diễn và bắt đầu ghi âm đĩa hát với tên thật là Donna Gaines.

Hầu hết các đĩa nhạc mà cô ra mắt trong thời gian này đều gặp thất bại. Mãi đến năm 1974, sau khi vừa lập gia đình với một họa sĩ người Áo (Dieter Sommers), cô trả lời một tin rao vặt đăng trên báo đang tuyển ca sĩ hát phụ họa cho một ban nhạc. Khi gặp mặt nhà sản xuất kiêm tác giả Giorgio Moroder (sau này rất nổi tiếng với nhạc chủ đề của bộ phim Midnight Express 1978), cô chọn tên của chồng làm nghệ danh : Donna Gaines trở thành Donna Summer nhưng với cách viết theo phiên âm tiếng Anh, thay vì tiếng Đức (Donna Sommers).

Nhờ vào hợp đồng ghi âm mới, Donna Summer cho ra mắt album đầu tay phát hành vào năm 1974. Nhóm sáng tác của Moroder soạn một album mang tựa đề Lady of the Night vừa tầm với giọng hát của cô, nhưng vẫn không thành công. Kể từ album thứ hai trở đi (Love to Love you Baby 1975), sự nghiệp của cô ca sĩ da màu mới thật sự cất cánh. Donna Summer thay đổi cung cách, từ chất giọng trung trầm chuyển sang cách hát giọng óc, các bản nhạc thường được phối với nhạc cụ điện tử.

Do việc ghi âm trên album bằng đĩa nhựa (33 vòng) bị hạn chế thời gian, cho nên các bài hát khi được phát hành dưới dạng đĩa đơn, phiên bản thường được hoà âm lại (remixed), kéo dài và tăng thêm thời lượng (extended version). Vào lúc mà dòng nhạc disco đang trở nên cực thịnh tại Âu Mỹ, các hộp đêm vũ trường nở rộ ở khắp nơi, tiêu biểu nhất là Studio 54 ở thành phố New York (1977-1986), Donna Summer nhanh chóng trở thành gương mặt tiêu biểu của những ca khúc dành cho giới yêu chuộng sàn nhảy. Một nữ hoàng của màn đêm, của muôn ánh đèn màu lấp lánh phản chiếu dưới quả cầu bạc.

Cùng với nhóm sáng tác Moroder, giọng ca của Donna Summer ăn khách trong hơn 8 năm liên tục, khởi xướng phong trào EuroDisco. Hầu hết các bản nhạc do cô ghi âm trong giai đoạn này đều chiếm hạng cao trên thị trường đĩa nhựa. Điển hình nhất là các ca khúc I Feel Love, Last Dance, Could It Be Magic (nguyên tác của Barry Manilow), On The Radio hay là Bad Girls.

Giai đoạn huy hoàng nhất của Donna Summer là những năm 1978-1980 (cuối thập niên 70), thời mà cô đoạt 5 giải Grammy, trong đó có giải dành cho giọng ca nữ và ca khúc xuất sắc nhất. Vào lúc mà ban nhạc Bee Gees thành công với album chủ đề của bộ phim Saturday Night Fever (Stayin' Alive và How Deep is Your Love) với diễn viên John Travolta trong vai chính, thì Donna Summer đoạt 3 giải Grammy, Oscar và Quả cầu vàng dành cho nhạc phẩm Last Dance (Điệu Vũ Cuối Cùng) ca khúc chủ đề của bộ phim Thank God, It’s Friday.

Từ đầu những năm 1980 trở đi, Donna Summer ngưng hợp tác với nhóm sang tác Moroder, để ký hợp đồng ghi âm với nhà sản xuất David Geffen. Tuy nhiên, sự nghiệp của cô lại bắt đầu đi xuống. Ngoại trừ album mang tựa đề She works Hard for the Money phát hành vào năm 1983, hầu hết những tập nhạc ghi âm trong thập niên này đều không ăn khách nhiều như trước.

Vầng hào quang của Donna Summer bắt đầu lu mờ vì nhiều nguyên nhân : bất đồng nội bộ giữa cô ca sĩ và nhà sản xuất mới, Donna Summer cũng không chọn đúng hướng đi khi chuyển qua hát nhạc pop rock và nhất là nữ hoàng disco đã không nắm bắt kịp thời thị hiếu của giới yêu nhạc. Sự trỗi dậy của đài truyền hình MTV, đánh dấu ngày đăng quang của Michael Jacksson và Madonna, chuyên dùng hình ảnh video clip và vũ đạo thuần thục để chuyển tải điệu nhạc, trong khi Donna Summer vẫn không đổi mới được hình ảnh và phong cách.

Theo tạp chí Billboard, Donna Summer đứng hạng thứ 8 trong số các giọng ca nữ thành công nhất mọi thời đại. Lúc sinh tiền, cô đã ghi âm 16 album và bán được hơn 130 triệu đĩa trên thế giới. Do là gương mặt tiên phong của dòng nhạc kích động, cho nên Donna Summer đã ảnh hưởng khá nhiều đến các phong trào nhạc nhảy (dance music) của các thập niên sau đó, hóa thân biến tấu và gợi hứng từ dòng nhạc disco. Vào cuối tuần này, hẳn chắc là rất nhiều hộp đêm trên thế giới sẽ phát lại nhạc phẩm Last Dance, tiễn đưa nữ hoàng mùa hạ Donna Summer về chốn yên nghỉ, nơi mà khung trời vẫn còn mông lung trong dư âm Điệu Vũ Cuối Cùng.
Last Dance - Donna Summer
http://www.youtube.com/watch?v=7cPIT_T3mYU
Users browsing this topic
Guest (16)
24 Pages«<910111213>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.