Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Con Chim Chích Choè
ngodong
#1 Posted : Saturday, May 10, 2008 4:00:00 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Tôi đọc thấy bài ca dao “Đậu Cành Chanh…” trong bài “v/v PHÊ BÌNH VĂN HỌC (kỳ 1)” của ông Minh Di, do ông Lý Trung Tín (Tạp Chí Dân Văn, bên Đức) đưa lên nhiều diễn đàn, trong đó có DĐ Ngôn Ngữ Việt:

Đậu Cành Chanh......


Con chim chích choè,
Nó đậu cành chanh,
Tôi ném hòn sành,
Nó quay lông lốc.
Tôi làm một chốc,
Được 3 mâm đầy
Ông thầy ăn một,
Bà cốt ăn hai.
Cái thủ, cái tai,
Tôi đem biếu Chúa.
Chúa hỏi chim gì?
Con chim chích choè......
(Ca dao Việt Nam).

Tôi không biết ông Minh Di lấy bài ca dao nầy từ nguồn tài liệu nào. Nhưng tôi có thuộc lòng bài ca dao “Con Chim Manh Manh” sau đây. Tôi thuộc vì đã nghe bà xã dạy đám con tôi, hết đứa nầy đến đứa khác (cả 6 đứa), rồi dạy đám cháu nội hết đứa nầy đến đứa khác (cả trên mười đứa). Mẹ con, rồi bà cháu cứ đọc mãi bài ca dao bất tận đó, làm tôi thuộc lòng lây:

Con Chim Manh Manh.

Con chim manh manh,
Nó đậu cây chanh.
Tôi vác miểng sành
Chọi chim chết giẫy.
Tôi làm bảy mâm.
Cho ông một mâm,
Cho bà một dĩa.
Bà ăn hết rồi,
Hỏi con chim gì?
(Tôi nói):
Con chim manh manh,
Nó đậu cây chanh,
Tôi vác miểng sành....
Chọi chim chết giẫy.
Tôi làm bảy mâm.
Cho ông một mâm,
Cho bà một dĩa.
Bà ăn hết rồi,
Hỏi con chim gì?
(Tôi nói):
.......
Đám con trẻ cao hứng cứ đọc nhồi tới nhồi lui bài ca dao, cho đến mệt, cho đến chán, mới ngưng ở câu “Hỏi con chim gì?”, nên tôi gọi là bài ca dao vô tân.
Bài ca dao nầy không phải loại ca dao thông thường lục bát (câu sáu tiếng, câu tám tiếng), mà toàn bài, mỗi câu 4 tiếng, giống như bài vè sớ táo quân. Nhưng cuối bài lại có 1 câu 2 tiếng “Tôi nói”. Câu 2 tiếng nầy thật là độc đáo. Nó phân biệt lần trước là kể chuyện chim manh manh, còn lần sau là câu trả lời cho câu hỏi “Con chim gì?” Nguyên thuỷ bài ca dao đã có câu 2 tiếng nầy hay có ai đó định vẹo thêm vào, hoặc do bà xã tôi lý lắc dạy thêm cho đám con đám cháu, tôi không biết. Nếu có quí vị nào, ngoài gia đình tôi, cho biết rằng đã từng nghe thấy bài ca dao có câu đó, thì tôi biết chắc không phải bà xã tôi thêm vào, mà bả cũng học được ở đâu đó.
So sánh 2 bài ca dao, tôi thấy ý nghĩa khá giống nhau, mà từng câu, ý tứ lại khác nhau khá xa. Vậy bài nào là đúng, bài nào hay hơn?
Tôi so sánh 2 câu mở đầu: “Con chim chích choè / Nó đậu cành chanh” với “Con chim manh manh / Nó đậu cây chanh”, tôi thấy 2 câu mở đầu sau hay hơn. “manh” và “chanh” có vần. Còn “choè” và “chanh” không vần với nhau, mất đi chất ca dao. Hai tiếng “cành chanh” có vẻ “bắc kỳ”. Còn 2 tiếng “cây chanh” có vẻ “nam kỳ”. Vậy Ca dao từ miền Bắc đi vô miền Nam nó bị đổi tiếng chăng?
Tôi so sánh 2 câu “Tôi ném hòn sành / Nó quay lông lốc” với 2 câu “Tôi vác miểng sành / Chọi chim chết giẫy”, tôi lại thấy 2 câu sau hay hơn. “miểng sành” đúng chữ nghĩa hơn “hòn sành”. Không ai nói “hòn sành” cả, vì “hòn” thì phải tròn trịa sao đó, mà “sành” thì phải dẹp dẹp. Tiếng “ném” là tiếng gốc Bắc. Tiếng “chọi”, “liệng” là tiếng rặt Nam. Diễn tả cái chết của con chim, tôi thích 3 tiếng “chim chết giẫy” hơn 4 tiếng “Nó quay lông lốc”.
Bài ca dao trên dùng tới 8 câu để kể chuyện làm thịt con chim và ăn con chim. Bài dưới chỉ dùng 5 câu thôi, gọn ghẽ, mà lại hữu tình hữu lý hơn.
Theo bài trên, nấu nướng chim xong, “tôi” đem cho “thầy”, “bà cốt” và “Chúa” ăn. “Thầy” là ai? Người đọc liên tưởng là “thầy cúng”, vì có 2 tiếng “bà cốt” ở câu kế. “Chúa” là ai? Chắc chắn không phải là “Chúa Trời”. Vậy Chúa Trịnh hay Chúa Nguyễn? Lịch sử Việt Nam dường như chỉ có 2 ông chúa nầy? “Thầy”, “bà cốt”, “Chúa” thật xa xôi, xa lạ, không dính dáng gì tới “tôi”, nên không hợp lý hợp tình. Bài sau, thịt chim “tôi” chỉ cho ông, cho bà ăn. “Ông”, “bà” thật sát một bên “tôi”, nghe sao ấm cúng tình gia đình, hợp tình, hợp lý biết bao!
Câu “Cái thủ, cái tai”, nghe sao giống “đầu heo” quá. Chim tuy cũng có tai, nhưng chim không có vành tay để kể ra như là một bộ phận có thể cắt rời ra khỏi cái đầu.
Thưa quí vị độc giả, nhứt là quí vị “hội viên” của DĐ Ngôn Ngữ Việt,
Tôi bình luận 2 bài ca dao “Đậu Cành Chanh” và “Con Chim Manh Manh” theo nghĩ suy chủ quan của mình. Tôi thích bài ca dao sau, vì tôi đã thuộc lòng nó từ ngày có đứa con đầu lòng. (Đứa con đã trên năm mươi rồi). Tôi thuộc lòng nó trong những năm đầu ngụp lặn với tình yêu gia đình thật nồng thắm. Ngồi soạn bài, chấm bài, mỗi ngày đều nghe 2 mẹ con đùa giỡn hát bài ca dao đó. Một phần, tôi là người Nam, và bài ca dao nầy có lời lẽ miền Nam.
Tôi rất mong được đọc bài “bênh vực” cho bài ca dao “Đậu Cành Chanh”
Kính,
Nguyễn Phước Đáng.
ngodong
#2 Posted : Sunday, May 11, 2008 7:46:19 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Con chim chích chòe

Ở miền Bắc có loại chim chích, giống như con chim sẻ, nhưng nhỏ hơn lông màu sẫm hơn chim sẻ. Khác với chim sẻ, chích choè khi tụ lại thường kêu lên tíu tít và nhảy tới nhảy lui, xoay đuôi bên này xoay đuôi bên kia rất hoạt động. Có lẽ vì thế người miền bắc ví von người hay nói nhiều, nói chẳng có “chất lượng” gì cả, nói dài dài, nói dai, nói dở, giống như mấy cậu cán bộ cộng sản, là ba hoa chích chòe. Có khác là cán bộ không nhảy nhót xoay đuôi mà nói rất “nghiêm túc” mới là cái kẹt cho dân!! Ví thân mình nhỏ xíu, nên có truyện cổ tích Người nước chim chích, Liliput) người nào vóc dáng nhỏ quá, bị người ta gọi là con chim chích.
Nhân tôi được đọc một bài viết giảng ý sâu xa của bài thơ cổ hoặc ca dao:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi! ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng
Có sáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Tác giả đại ý cho rằng con cò này là môt người đàn bà đã có con, nhưng nghèo quá, phải đi đêm ngủ với người khác để sống và nuôi con, bởi con vạc mới đi ăn đêm, con cò không bao giờ đi kiếm ăn ban đêm. Chẳng may người đàn bà này bị người có quyền thế bắt giữ (đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao). Người đàn bà, người mẹ đau khổ này van xin: Có bắt tôi, phạt tội tôi thế nào cũng được, nhưng xin đừng cho con tôi biết là tôi đi làm nghề xấu xa này, tôi đau lòng và con tôi cũng đau lòng nhục nhã lắm. Như thế câu: Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng chỉ có ý dẫn dụ rằng lòng đây không phải bộ lòng mà là tấm lòng người mẹ thành thực, gần bùn nhưng chẳng hôi tanh mùi bùn, kiểu như chữ trinh của nàng kiều. Tuy đã lâm vào vũng nước đục, nước bùn, nhưng con cò này vẫn muốn chết sạch, muốn bị bỏ tù không vì tội làm điếm, v.v..
Lời giải thích nghe cũng xuôi tai, vậy tôi cũng bắt chước tán cho vui về bài ca dao ông minh Di đã trích ra. Nghe có xuôi tai hay không tùy người đọc và nếu có lời tán nào khác , mong cứ viết ra cho vui.
Ở vùng Hải Dương, Bắc Giang hồi nhỏ tôi cũng được nghe bài này, nó hơi khác chút ít với bài của cụ Nguyễn Văn Ngọc:
Con chim chích chòe
Mà đậu cành chanh
Tôi ném mảnh sành
Sành văng vào cổ
Nó đổ máu ra
Tôi làm một cỗ
Được ba mâm đầy
Ông thầy ăn một
] Bà cốt ăn hai
Cái thủ cái tai
Tôi đem biếu chúa
Chúa hỏi thịt gì?
(trở lại câu đầu, và tiếp tục nói, mệt nghỉ ..những chữ nghiêng là có khác biệt)
Đây là một câu chuyện khó tin nhưng có thể là có thật theo thời gian phát xuất ra dã sử thời vua Lê chúa Trịnh. Năm câu đầu nghe có lý, không có gì đáng bàn tán, sang câu thứ sáu là đã nói theo lối thậm xưng, đã thấy vô lý. Con chim nhỏ xíu làm sao làm thành một cỗ lại được những ba mâm đầy? Thời vua quan nhưng năm đó cho thấy uy quyền của ông thày cúng và bà cốt, những người lợi dụng lòng tin của dân thực thà chất phác để kiếm miếng ăn, doạ nạt dân lành. Có ba mâm ngon xơi, giới bói toán, đồng cốt lẻm hết rồi. Con chim tí xiú không gọi là cái thủ, không có hai vành tai, chỉ con lợn mới có thủ có tai (trong Nam gọi là lỗ tai heo) tức là chỉ có cái đầu con chim để biếu Chúa. Sao không dâng vua, lại đem biếu chúa? Bởi Chúa Trịnh mới có thực quyền sinh sát, vua Lê chỉ ngồi làm vì thôi. Đây có thể là lời than van của dân quê. Ngoài ra còn ngụ ý chê chúa Trịnh ngồi trên cao chẳng hiểu dân tình gì cả, có cái đầu con chim trên đĩa mà còn hỏi thịt gì!!
Tôi chỉ tán dóc vậy thôi , đừng cho tôi là ngồi viết sử, viết triết...gì ráo trọi.
Tiện đây cũng nói vui với ông Nguyễn Phước Đáng. Tôi và nhiều người chưa bao giờ biết con chim manh manh ra sao cả. lại thêm “vác miểng sành” e mảnh sành đó quá nặng. Làm cỗ được 7 mâm, cho đi một mâm và một đĩa vậy 6 mâm, có một mâm hụt đi một đĩa, vậy thì biếu những ai nữa cho hết? Do đó, chúng ta cũng tạm cho rằng ca dao nhiều khi chỉ truyền lại những gì thực tế, phê bình , chỉ dẫn, nhưng đôi khi vô lý, cũng chỉ là lời ru con trẻ, bài thơ đọc lên cho vui, giải trí chẳng mang ý nghĩa gì sâu xa cả.
Con cò có bao giờ đi ăn đêm? nó bay giỏi dễ gì bị lộn cổ xuống nước? Hái hoa bưởi thì việc gì phải trèo lên cây bưởi mới hái đựơc( Trèo lên cây bưởi hái hoa); cởi áo tặng người tình, về nhà mẹ hỏi đổ thừa cho gió lột mất áo? để quên cái áo trên cành hoa sen? sen làm gì có cành. Chẳng qua chỉ là cách diễn tả thậm xưng, hoặc, ép vận cho xuôi thôi...


Diệu Tần
PC
#3 Posted : Sunday, May 11, 2008 9:16:36 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
PC thì nhớ mang máng câu mình biết là:

Con chim quanh quanh (có thể nào là "oanh oanh" mà đọc theo giọng người Nam chăng?)
Nó đậu cành chanh
Tôi ném miểng sành
Nó vỡ bụng ra

Đọc mấy bài đồng dao này thì thấy người xưa sao mà đói, chim chóc cũng bị ruồng bắt làm thịt. Nhất là lại dạy cho trẻ con nữa.

ngodong
#4 Posted : Sunday, May 11, 2008 10:38:26 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Cho nên văn hóa thể hiện qua đồng dao, qua ca dao.

Đất nước mình nghèo quá chị thấy không? Con nít phải lo tìm thức ăn một mình, đi tìm hang cua, tìm hang lươn, bắt cá v.v.
ngodong
#5 Posted : Sunday, May 11, 2008 10:39:54 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Cám ơn ông Minh Di, Bạn Lý Trung Tín, Anh Bát Võ, ông Diệu Tần và Bạn Nguyễn Tam đã mau mắn trả lời, góp ý và "tán cho vui", sau khi tôi bình luận 2 bài ca dao, mà tôi cho là 1 bài ở ngoài Bắc khi vô Nam được sửa lại cho thích hợp với tiếng Nam. Bạn Nguyễn Tam chỉ viết riêng cho tôi, Bạn cho biết Bạn cũng thuộc lòng bài "Con Chim Manh Manh" như tôi, từ thuở nhỏ. Bạn viết thêm, 2 bài nầy phải liệt vào những bài "đồng giao" (Ca dao dành cho tuổi thiếu nhi). Tôi đồng ý như vậy nhưng nhận thấy, gọi là ca dao cũng chẳng sai lắm, vì ca dao là từ chỉ chung ca dao, phong dao, đồng dao. Bạn Nguyễn Tam cũng bàn giống ông Diệu Tần chuyện một con chim mà làm được tới 7 mâm...
Nhân chuyện ông Diệu Tần viết đến bài ca dao "Con Cò Đi Ăn Đêm", tôi xin góp ý thay đổi 1 chữ trong câu đầu, như sau:
Con Cò "mà" đi ăn đêm, sửa lại là:
Con cò "mò" đi ăn đêm.
Chữ "mà" được sửa lại là chữ "mò", không phải do tôi sửa, mà do Nhật Tiến nói ra (theo nghiên cứu của ông).
Năm 1969, tôi (chuẩn uý QC) và một Đại Uý QC từ Phú Quốc về Biệt Khu Thủ Đô học khoá CTCT, vì chúng tôi làm Trưởng Ban CTCT mà chưa qua khoá CTCT nào cả. Lúc đó Nhật Tiến tuy là binh sĩ (không biết binh nhì hay binh nhứt) nhưng có chưn trong Ban Giảng Huấn (và là người viết bài đọc đầu tuần cho vị Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luện CTCT Biệt Khu Thủ Đô). Thuở đó tôi mê tác phẩm "Chim Hót Trong Lồng" của ông lắm. (Tôi nghĩ chắc Nhật Tiến "trốn lính" bằng cách tình nguyện vô binh nhì để được ở lại Thủ Đô).
Trong một xuất dạy, Nhật Tiến nói đến bài ca dao "Con Cò Đi Ăn Đêm", ông nói chữ "mà" trong câu đầu không có nghĩa, làm câu nầy mất hay. Nó là chữ "mò" mới có nghĩa và làm câu đó thêm ý nghĩa.
Tôi không nhớ từng lời giảng của Nhật Tiến, nhưng tôi hiểu "mò" là "lò mò", nghĩa là dọ dẫm, chứ không thông thạo, bắt chước đi kiếm ăn ban đêm. Tôi thầm đồng ý với ông Nhật Tiến, nên từ đó đến nay, tôi không đọc "mà" nữa, mà đọc "Con cò mò đi ăn đêm".
Bây giờ thấy ông Diệu Tần cho biết "cò" chỉ đi kiếm ăn ban ngày, chứ ban đêm thì không, làm tôi càng tin thêm tiếng "mò" đúng và hay hơn tiếng "mà"
Kính,
Nguyễn Phước Đáng.
PC
#6 Posted : Sunday, May 11, 2008 11:02:39 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Con chim chích chòe thì PC nhớ câu sau là Nó đậu cành tre. Không biết là cho đúng vần hay sao, mình cũng đâu biết con chim chích choè có bao giờ đậu cành tre hay không.

Các bài hát dạy cho con nít thường là để cho vui, cho có chuyện mà bi bô bi ba với chúng, chớ nhiều khi ý nghĩa cũng không có bao nhiêu. Nhưng trẻ con nhờ vậy mà interact với người giữ chúng, học dăm ba từ mới, điệu hát sơ sài.



ngodong
#7 Posted : Sunday, May 11, 2008 11:19:56 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Các bà mẹ khi ru, thấy cây chi ru cây đó, hi hi hi
PC
#8 Posted : Sunday, May 11, 2008 11:27:41 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Còn bài con cò, thiết nghĩ chữ cũng thêm được vào cái nghĩa không làm theo việc thường làm của con cò! (như mình nói: ông ta mà cũng làm được chuyện đó!).

Bài con cò có thể hiểu rộng rãi không cứ gì chỉ nói vụ người phụ nữ đi ngủ kiếm tiền, vì nghề làm điếm có phổ biến vào thời xưa hay không? Tôi ngờ lắm, nó chỉ có nghĩa là một người làm điều xấu, nhưng vì hoàn cảnh ngặt nghèo phải làm, nhưng lại không muốn cho con cháu biết điều xấu mình làm. Chớ thời xưa mà làm điếm bị bắt thì bị gọt đầu thả bè chuối chớ có an lành mà dấu diếm được hay sao.



Tonka
#9 Posted : Monday, May 12, 2008 12:07:15 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Em thì nghe:

Con cò mày đi ăn đêm
PC
#10 Posted : Tuesday, May 13, 2008 6:16:24 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi tonka

Em thì nghe:

Con cò mày đi ăn đêm


Ừa, tui cũng nghe "dị bản" này nữa. Mà tui đồ chừng là bản này là đúng nhất. Vì còn một câu nữa cũng nói về con cò mà kêu nó bằng mày:

- Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày dậm lúa nhà ông hỡi cò
- Không không tôi đứng trên bờ
Mẹ con cái vạc đổ ngờ cho tôi

Đây là câu ca dao đối thọai, có thể câu đang bàn trên cũng xuất phát từ một địa bàn chăng?
Users browsing this topic
Guest (4)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.