Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

rau má có thể chửa trị bịnh thấp khớp
Sương Lam
#1 Posted : Sunday, April 6, 2008 4:00:00 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Rau Má Và Bệnh Thấp Khớp

(Trích dịch từ nguyên bản Anh ngữ của Báo The Northern Stars trong quyển Arthritis and Paradoxycal ông Russ Maslen, do ông Thượng Công Huân ở Mount Pritchard tặng)

Lời người viết : Tháng 12 năm 2003 vừa qua, Trong chương trình phóng sự hàng ngày The Current Affair của đài truyền hình số 9 tại Sydney có tường thuật một số người Úc đã tự chữa bịnh thấp khớp bằng loại thảo dược dân gian cổ truyền (folk medicine) . Mỗi ngày chỉ cần nhai hai lá rau má tươi và nuốt sống, một thời gian sau, bịnh thấp khớp có thể giảm bớt hoặc bình phục. Các bài tường thuật này trùng hợp với tài liệu trong sách Arthrtis and Paradoxical Pennywort (Bịnh thấp khớp và lá rau má) của tác giả Russ Maslen, nên chúng tôi xin trích dịch một đoạn trong quyển sách ấy để cống hiến quý độc giả tham khảo.
'Rus Maslen ở tại vùng Mullumbimby tin tưởng rằng ông đã tình cờ khám phá ra loại rau cỏ có thể chữa được chứng phong thấp của ông.
Nếu câu chuyện nhai mỗi ngày 2 lá rau má, một loại rau cỏ tầm thường mọc hoang dã khắp nơi trên đất Úc có thể làm giảm đau và chữa lành hàng ngàn bịnh nhân của chứng thấp khớp là sự thật thì đó là một chuyện hi hữu. Rau má còn có tên là Centella và thông thường người ta gọi nó là Swamp Pennywort.
Ðây là một loại rau bò sát mặt đất mọc hoang dã tại miền Bắc tiểu bang Queensland chạy dài tận tiểu bang Tây Úc (Western Australia) và kể cả tiểu bang hải đảo Tasmania nữa.
Ông Russ và bà vợ của ông đã được nổi danh vì là những người khởi xướng và thành lập công viên bảo tồn di sản thiên nhiên Brunswick Valley trên một đồng cỏ sỏi đá rộng 4 mẫu tây tọa lạc đối diện với ngôi nhà của ông bà ở Mullumbimby.
Khi khởi sự vào công tác thành lập, đã có khoảng 12 người tình nguyện phụ giúp. Nhưng con số này dần dà giảm thiểu, rồi vài năm sau đó chỉ còn lại võn vẹn có hai vợ chồng ông Russ và bà Beryl săn sóc công viên ấy mà thôi.
Chỉ có những cây cối bản xứ ở những địa phương như Tweed, Bruswick và thung lũng Richmond, khoảng 400 chủng loại, được phép trồng ở công viên này. Và nơi đây nghiễm nhiên đã trở thành địa phương bảo tồn thảo mộc, trong số đó có vài loại hiện nay được tìm thấy rất hiếm.
Vào tháng 7 năm 1989, một khách phương xa đến viếng công viên, thấy ông Russ đang nhổ cọng rau má bò sát mặt đất dưới bóng mát của một tàng cây lớn, bèn dừng lại nói chuyện với ông. Người đàn ông này đề cập huyên thuyên về chuyện ông Russ đã vô tình cắt bỏ đi loại cỏ dại mà theo ông ấy là 'một thứ dược thảo quan trọng' . Rồi sau đó diễn tả về hình dáng và đặc tính của loại rau này.
Ông nói tiếp : 'Mỗi người chỉ cần nhai và nuốt hai lá rau má liên tục, chỉ hai lá chớ không phải một hoặc ba, thì trong một thời gian sau có thể chữa lành hoặc giảm bớt được bịnh thấp khớp'. Ông Russ lúc đó không thấy hứng thú về dược thảo nên không màng để ý và chỉ ít lâu sau đã quên phứt câu chuyện mà người khách phương xa đã nói.
Một tháng sau, trong khi đang sửa soạn cho buổi ăn trưa, Beryl đã than là không còn có thể đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón tay được nữa. Các ngón tay đều đau nhức, đặc biệt là các ngón của bàn tay trái. Ông Russ bảo: 'Những tiếng bực mình gắt gỏng luôn luôn xảy ra trong nhà bếp. Tôi đã bảo về việc người đàn ông nọ đã miêu tả về sự hữu dụng của cây rau má. Nhà tôi tin ngay và mỗi ngày đã nhai hai lá một cách thường xuyên như đã được chỉ dẫn. Ðến tháng 11 năm đó, Beryl đã đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón tay trở lại được như xưa, các ngó tay khác thì không còn bị quặp xuống và đau nhức nữa. Ðồng thời những tiếng bực mình không còn được nghe thấy xảy ra trong nhà bếp, chẳng hạn như những tiếng than đau nhức về các ngón tay' .
Ðến tháng Tư năm sau, ông Russ đi khám bịnh đã được xét nghiệm thấy bị viêm khớp ở các đốt xương cổ, nên thường hay cảm thấy đau nhức. Ông cũng bắt đầu nhai hai lá rau má mỗi ngày để tự chữa như vợ ông. Chỉ ba tháng sau, các triệu chứng của bịnh viêm khớp không còn nữa.
Thấy rau má quả thật có hiệu nghiệm trong việc chữa trị một số các chứng bịnh thấp khớp. Ông Russ cảm thấy phấn khởi, nên đã bứng trồng vào các chậu nhỏ để tặng cho bà con và bạn bè bị cùng chứng bịnh như ông. Tiếng đồn lan xa. Sau đó rất nhiều người đến từ khắp nơi đổ xô về công viên này để hỏi han về cây Rau Má.
Ngoài ra ông cũng nhiệt tâm và cố gắng phổ biến cho những người đồng bịnh ở các tiểu bang khác về cách trị liệu đặc biệt này. Theo ông cho biết, đã có 15 bịnh nhân bịnh thấp khớp chỉ nhai hai lá rau má mỗi ngày, sau ba tháng, đã hoàn toàn bình phục hoặc thuyên giảm một cách rõ rệt gần như đã dứt hẳn. Mặc dầu cây Rau Má có công hiệu thực sự trong việc chữa trị bịnh thấp khớp, nhưng sự kiện này chưa được thử nghiệm và chứng minh bằng phương pháp khoa học. Nó cũng không gây được sự hứng thú để người ta làm một cuộc thử nghiệm như vậy. Ông Russ Maslen bảo rằng ông đã viết thư cho Phân Khoa Y Học của trường Ðại Học Monash ở Melbourne và Quỹ Giúp Ðỡ Bịnh Nhân Phong Thấp (Arthritis Foundation) tại Sydney nhằm cố gắng thuyết phục họ đưa vào chương trình nghiên cứu để chữa bịnh lâm sàn. Nhưng cho đến giờ phút này, ông không nhận được một sự phúc đáp nào. Ông buồn và bảo: 'Tôi nói bằng sự thật, qua kinh nghiệm, rau má chữa được bịnh thấp khớp; nhưng tôi không có gì để chứng minh. Nếu nó không công hiệu thì tôi đã thành thật bảo nó không công hiệu rồi' .
Ông tiếp: 'Hiện thời tại nước Úc, đã có hơn một triệu sáu trăm ngàn bịnh nhân bị bịnh thấp khớp, và việc chữa trị bằng phương pháp này nếu được chấp thuận cũng góp phần đáng kể. Nhưng tôi đã đủ cay đắng mà nghĩ rằng, bởi vì Rau Má là một loại cỏ hoang dại, tầm thường và không mất tiền mua, nên không ai màng đến việc thử nghiệm nó. Theo tôi, nếu nó được thí nghiệm và được công nhận có công hiệu đàng hoàng thì người ta cũng có thể hái ra tiền trên loại rau cỏ hoang dại này'.
Xin lưu ý : Mỗi ngày nhai hai lá rau má để trị bịnh thấp khớp là liều lượng trung bình. Không nên sử dụng quá liều trong một thời gian lâu dài vì nó có thể làm hạ huyết áp.

(Cám ơn Anh Tùng Lê )
PC
#2 Posted : Thursday, April 10, 2008 5:41:49 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Phương thuốc này quá là giản dị, ai có bệnh thì làm thử. Tuy nhiên, hồi ở VN thì PC có người bà con chuyên trồng rau má để bán (đại trà), có cho biết là chính họ không dám ăn vì họ xịt thuốc rất nhiều cho rau má mọc tốt. Vì rau má dễ trồng cho nên nếu bệnh thì người ta nên trồng ở vườn nhà hay trong chậu thì tốt hơn.



xv05
#3 Posted : Thursday, April 10, 2008 12:21:52 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Em cũng có xem cái chương trình Current Affair đó, đúng y như trong bài chị S.Lam nói đó.

Mèn, lò dò vô đây mà... lấm lét, bị cái vụ ... lá đu đủ nên chưa hoàn hồn Shy, giờ đọc ở đâu mà thấy lá lá la la là hoảng Shy
PC
#4 Posted : Thursday, April 10, 2008 6:09:02 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05
Mèn, lò dò vô đây mà... lấm lét, bị cái vụ ... lá đu đủ nên chưa hoàn hồn Shy, giờ đọc ở đâu mà thấy lá lá la la là hoảng Shy


Ủa, thiệt sao? Tưởng chỉ là thảo luận cho sáng rõ vấn đề thôi đó chớ. Cái side effect là khám phá ra một người thuộc hàng cao thủ mà cứ giả bộ ngây thơ.... cụ! Tongue
xv05
#5 Posted : Sunday, April 13, 2008 8:43:03 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Cõi ảo mà chị, tưởng dzậy mà hổng phải dzậy... Big Smile
nguoitutramnam
#6 Posted : Sunday, April 13, 2008 1:41:03 PM(UTC)
nguoitutramnam

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 222
Points: 12
Woman

Thanks: 4 times

Rau má và Ung thư


dược sĩ Trần Việt Hưng


Nghiên cứu duy nhất về tác dụng của Rau má (Centella asiatica) ghi nhận trích tinh rau má ức chế được sự tăng trưởng của tế bào ung thư (in vivo và cả in vitro) nơi thú vật (Journal of Ethnopharmacology Số 48-1995). Tuy nhiên các nghiên cứu khác cũng trên thú vật về hoạt tính của các hợp chất liên hệ cũng đã bổ xung cho các kết quả này: các hợp chất được nghiên cứu bao gồm ursolic, oleanolic và boswellic acid, các triterpenes liên hệ đến asiatic acid (là chất terpene chính có trong rau má). Ngoài các nghiên cứu về cấu trúc hóa học cũng cho rằng các triterpinoids của Centella có khả năng chống ung thư (ví dụ như hoạt tính đói kháng hoạt động của collagenase..)
Đại cương về Rau má :
Rau má (Centella asiatica) = Gotu kola, Indian pennywort là một cây loại thảo, nhiệt đới đã được sử dụng trong các nền dược học dân gian để trị một số bệnh như phỏng, bệnh về tĩnh mạch, và ung loét ngoài da. Các nghiên cứu khoa học đã xác nhận dùng rau má bằng cách uống hay thoa đắp ngoài da giúp vết thương mau lành, kể cả các vết thương khi giải phẫu, các vết lở loét ung nhọt và cả vết lở do bệnh cùi (Indian Journal of Pharmacology Số 28-1996). Rau má được dùng uống để trị các bệnh về tĩnh mạch như sa tĩnh mạch ở chân, sưng phù. Dạng chế phẩm thông dụng nhất là: Phần trích triterpene tổng cộng được tiêu chuân hóa (Standardized total triterpenic fraction= TTFCA) chứa asiatic acid (khoảng 30%), madecassic acid (khoảng 30%) và asiaticoside (khoảng 40%) (asiaticoside là một glycoside của asiatic acid). Liều uống của TTFCA thường từ 50 đến 180 mg mỗi ngày (liều này thường được cơ thể dung nạp rất tốt).
(ghi chú : trong asiaticoside, khoảng 62% là asiatic acid và phần lớn các glycoside được phân cắt trong cơ thể thành đưởng và asiatic acid nên TTFCA có thể được xem là chứa lượng tương đương với khoảng 55% asiatic acid)
Hàm lượng triterpenoids tổng cộng trong Rau má thay đổi từ 1.1 đến 8 %. Đa số mẫu thu hoạch chứa trung bình từ 2.2 đến 3.4 % (Current Science Số 38-1969) Do đó phải cần khoảng 2.1 gram Rau má để có được liều 60 mg TTFCA.
Triterpenoids của Rau má có thể có hoạt tính diệt bào (in vitro), nhưng cho đến nay mới chỉ có một nghiên cứu để xác định hoạt tính này: nghiên cứu cũng đã ghi nhận phần trích terpenoids của Rau má diệt được các tế bào ung thư loại lymphoma Daltonvà Ehrlich, nhưng đã không xác định chính xác loại terpenoid nào; trong khi đó hoạt tính diệt bào của các triterpenoids loại ursane như ursolic và oleanolic acid lại được chú ý nhiều hơn (ursolic và oleanolic acid là 2 isomers). Cơ chế hoạt động của asiatic acid rất có thể giống cơ chế của các acid trên. Các nghiên cứu ‘in vitro’ về ursolic và oleanolic acid ghi nhận các acid nay có khả năng ngăn chặn sự phát triển của một số giòng tế bào ung thư ở các nồng độ IC50 từ 1 đến 20 microM.(Anticancer Research Số 16-1996 và Cancer Letter Số 10-1996). Mặt khác cả oleanolic acid và ursolic acid đều làm giảm sự sinh sản của tế bào nội mạc ở các nồng độ IC50 từ 5 đến 20 micro M (Planta Medica Số 64-1998). Do đó các triterpinoid này rất có thể sẽ hữu dụng để trị ung thư bằng cách ngăn chặn tiến trình angiogenesis (tiến trình tăng trưởng của các mạch máu tân tạo để nuôi dưỡng tế bào tân sinh) cần đến sự sinh sản của các tế bào nội mạc để tạo ra các mạch máu mới.
Các acid oleanolic và ursolic cũng có các tác động chống u bướu (in vivo): Liều từ 50-100 mg/kg oleanolic acid hay ursulic acid, dùng bằng cách chích qua màng phúc toan ức chế được sự tăng trưởng của bướu độc loại sarcoma nơi chuột khoảng 30 %; liều thấp hơn không có tác động. Các hợp chất này cũng còn bảo vệ hệ miễn nhiễm của chuột chống lại tác hại của bức xạ (Cancer Letter Số 111-1997). Liều tương đương (100 mg/kg chích qua màng phúc toan), áp dụng cho người, bằng cách uống được định là khoảng 1.3 gram/ ngày. Do khả năng chống u-bướu này nên một đặc chế tại Nhật đã được dùng để trị ung thư máu loại leukemia nonlymphatic. Asiatic acid cũng có thể có các hoạt tính tương tự như ursolic và oleanolic acid. Tuy nhiên để dễ ứng dụng trong dân gian cần chú ý đến hoạt tính của toàn cây Rau má hơn là các hoạt chất chính đã được ly trích và tinh chế.
1- Cơ chế chống Ung thư của Rau má :
Rau má, do ở các hoạt tính ức chế men collagenase và men hyalu ronidase có thể có khả năng chống Ung thư qua các tiến trình:
- Angiogeneis :
- Ngăn chặn Angiogenesis.
- Ức chế hoạt động của bFGF (basic Fibroblast Growth Factor)
- Gây trở ngại cho việc tăng thẩm thấu mạch máu.
- Xâm nhập (Invasion) và Lan tràn của tế bào ung thư (Metastasis) :
- Ngăn chặn sự xâm nhập (do chặn collagenase và hyaluronidase)
- Ngăn chặn sự chuyển di tế bào.
- Ức chế metastasis.
Trong nghiên cứu về khả năng chống ung thư của Rau má, kết quả ghi nhận là liều cho uống một dịch chiết Rau má chứa lượng cao terpinoid 1 gram/ kg trong 5 ngày , uống cách nhật, ức chế được sự tăng trưởng cũa bướu ung thư và kéo dài được thêm thời gian sống của chuột bị chích tế bào ung thư lymphoma vào cơ thể. Sự ức chế rõ rêt hơn khi chuột được cho dùng dịch chiết Rau má trước khi bị chích tế bào ung thư vào cơ thể, kết quả không rõ rệt khi bắt đầu cho chuột dùng dịch chiết rau má 10 ngày sau bị chích tế bào ung thư. Liều tương đương để áp dụng nơi ngưới là vào khoảng 4.8 gram/ ngày. Trong nghiên cứu này hoạt tính ức chế bướu ung thư có lẽ không do tác động diệt bào nhưng do tác động gián tiếp vảo ức chế bướu do gây ra tình trạng giảm cường độ thẩm thấu của mạch máu.
2- Các liều ước lượng để có tính chất trị liệu:
Dựa trên các kết quả thực nghiệm và các số liệu dược lực học, một số liều trị liệu đã được đề nghị :
- Liều asiatic acid dùng nơi thú vật thử nghiệm là 1.3 gram/ ngày (dựa theo các nghiên cứu về oleanolic và ursulic acid), các tính toán về dược lực học đưa đến kết quả tương đối cao hơn: Nếu đặt mục tiêu là cần đến một liều asiatic acid ‘in-vivo’ nồng độ 14 micro M, thì lượng asiatic acid cần thiết sẽ là 2.1 gram/ ngày, và áp dụng cho người, chuyển sang lượng triterpenic tổng cộng (TTFCA) sẽ cần đến 3.1 gram/ ngày. Liều thông thường asiatic acid đang được áp dụng để điều trị các loại bệnh không phải là ung thư, là 33 đến 99 mg (tương đương với 60-180 mg TTFCA).
- Liều thấp nhất có thể dùng để có tác dụng sinh học và không gây các phản ứng phụ (lowest-observable-adverse-effects-level=LOAEL) của asiatic acid được định là 2.7 gram/ mỗi ngày.
- Nếu dùng Rau má ở những liều cao hơn, có thể gặp những phản ứng phụ đáng chú ý như:
- Nước ép Rau má tươi có thể gây các tác động chống thụ thai ở chuột khi cho uống liều tương đương với 10 gram toàn cây ( Indian Journal of Experimental Biology Số 6-1968).. Lượng tòan cây này chứa chừng 280 mg terpinoids.. Hoạt tính gây chống thụ thai này là do oleanolic acid gây ra nơi chuột đực bằng ức chế sự tạo sinh tinh trùng (Journal of Ethnopharmacology Số 24-1998). Oleanic acid và các triterpinoids khác cũng tác động trên men testosterone 5 alpha-reductase, một hoạt tính có thể gây tác động vô sinh nhưng lại có thể dùng đễ trị ung thư tuyến nhiếp hộ. (Journal of Ethnopharmacology Số 49-1995).
- Ngoài ra các triterpene khác thuộc loại ursane có thể gây nghịch đảo hoạt tính của boswellic acid trên sự tổng hợp 5-lipoxygenase, nên cần trách dùng TTFCA phối hợp với boswellic acid.

Ds Trần Việt Hưng

Users browsing this topic
Guest (4)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.