Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Tin Tức nước Đức
Lúa 9
#1 Posted : Sunday, March 23, 2008 4:00:00 PM(UTC)
Lúa 9

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 140
Points: 0


Cơn Sốt Tết „ Mậu Tý tại Saarland


Đã 28 năm qua rồi kể từ năm 1980 cho đến nay, năm nào cũng vậy hễ mùa đông đón Noel xong là hội NVTNCS Saarland chúng tôi xôn xao, gọi phôn cho nhau họp hành lo tổ chức Tết, anh hội trưởng đã chu đáo đặt mướn hội trường Stadthalle Lebach trước nếu không thì sẽ gặp trở ngại nếu mướn trễ, và dĩ nhiên không thể nào thiếu tờ quảng cáo Tết và nội dung chương trình ra sao, cuối cùng chương trình đến tay chàng họa-ca-sĩ mang tên rất đẹp Tường Sỹ, mà tên của chàng họa sĩ T. Sỹ này không còn xa lạ với đồng hương Việt trên khắp nước Đức ...

HỘI TẾT MẬU TÝ 2008
Stadthalle Lebach Pfarrgasse 10
66822 Lebach / Saarland
từ 19 giờ ngày thứ bảy 01.03.2008 đến 3 giờ sáng
HỘI NVTN CS SAARLAND kính mời .

Mục đích Hội Xuân: Cũng như hàng năm là vừa vui Xuân vừa làm việc thiện, năm nay là nhắm vào hai mục đích chính:
- Gây quỹ xây Tượng Đài Tỵ nạn VN tại cảng Hamburg sẽ được khánh thành vào tháng 8 năm 2009, nhằm cảm ơn chính quyền và nhân dân Đức đã cưu mang, giúp đỡ cho chúng ta tìm được một quê hương thứ hai tại nước Đức. Cảm ơn con tàu nhân đạo Cap Anamur đã cứu vớt thuyền nhân VN trên biển cả.
- Cứu trợ đồng bào bão lụt tại quê nhà.

Văn nghệ: Một Hội NVTN CS tại tiểu bang nhỏ như Saarland, muốn giữ phong tục Tết cổ truyền tạo không khí cho đồng hương về tham dự không thể nào thiếu các màn ca vũ kịch hóa trang. Thế là các tiết mục văn nghệ bắt đầu được nuôi dưỡng, các tài tử giai nhân của chúng tôi đây là những ông cha, bà mẹ, em bé tích cực đóng góp vui chơi. Phải nói tiểu bang Saarland nhỏ lại ít dân Việt, là vùng nghèo của nước Đức nhưng cái may mắn của người Việt vùng Saar là có lắm nhân tài. Như cô giáo trẻ tuổi năng động Thúy đã sốt sắng tụ tập đưa đón các em thiếu nhi, ban đầu cô Thúy còn phải đi năn nỉ từng bố mẹ cho các em đi múa về sau khi chính bố mẹ cũng thấy hứng thú nhảy vào BVN, các em đứng nhìn vào thấy múa may theo điệu nhạc „ Tết Tết Tết đến rồi „...thế là tự động các em đòi nhảy vào tham gia, dễ thương vô cùng quý vị ơi. Cô Lan chỉ vào cậu con trai út còn bé tí tâm sự rằng: „ Trời ơi thấy người ta múa về nhà nó hát rân trời đòi phải cho nó múa đó chị „. Cô giáo Phượng cùng ox bận rộn với 3 con bé vậy mà hy sinh thì giờ tập kịch, tập hóa trang, làm nón cho ông Táo, khác hẳn ông Táo già ngày xưa bác Tâm hay làm, Táo này là Bà Táo Thời đại thế kỷ 21 nhảy disco trên sân khấu bác Tâm thấy là chào thua nha bác Tâm ơi...Nhỏ Yến vì đóng quá nhiều vai, ôm đầu than: „ Ôi con mệt quá rồi cô ơi, con mong cho cái tết mau qua !„ Đáng ca ngợi nhất là có những người xưa nay chưa từng lên sân khấu như anh Tân chị Dung, anh Tấn chị Tâm vậy mà màn nhạc cảnh „ Bức Họa Đồng Quê „ rất là ngoạn mục và hấp dẫn quay cuồng trên sân khấu, mắc cười nhất là khi tập dợt Phượng và Hân bảo rằng phút cuối sẽ cho Con Trâu bước ra, ủa nhưng khi ban vũ đứng ngoài sân khấu rùi, đang xay gạo, tôi mới ngớ người tự hỏi „ Ủa con Trâu đâu rùi ta ?? „ hì hì Vui ghê ! Vui nhộn nhất là cái màn hóa trang Hawaii hihi hai ông hội trưởng và hội phó chịu chơi cởi trần giả gái đưa vú khoe bà con chơi hihi...mèn ơi trong khi anh Tân thì còn mắc cở đỏ mặt, công của anh hội trưởng ở nhà lấy trái dừa khô cưa làm 4 cặp „ xú chiêng xinh như mộng „ hihi...Còn màn vũ này là ác nhất nè, cái màn „ Xuân Họp Mặt „ do tôi bày ra chứ đâu, ở Saarland trong thời gian tập dợt thì tụi tôi tập bằng đĩa CD, đến khi lên hội trường trước khi trình diễn, thì ca sĩ Xuân từ Idar Oberstein sẽ hát live với ban nhạc sống, tôi khi ấy bịnh viêm cổ họng nói làm sao ra hơi, người tôi bị cúm sốt nó hành hạ. Trời Đất ơi tôi cứ sợ mình xỉu nằm đo ván trên sân khấu rồi, ai hỏi gì tôi cứ như cái xác không hồn, thấy tôi nguy quá nhỏ Thúy nhảy vào giúp nói nói gì đó với cô ca sĩ Xuân và ban nhạc rất chịu khó đánh đi đánh lại 2, 3 lần, đến lần thứ 3 ban vũ chúng tôi cả thảy 3 nam 3 nữ che dù „ đi dê gái „ vẫn thành công mượt mà như thường! Dưới hội trường quan khách vỗ tay, chắc chẳng ai hay tôi múa hát như cái xác chưa
chôn ! Cảm ơn Trời Đất , cảm ơn Tổ Sân Khấu. Thật là hết lòng Vị Nghệ Thuật !

Quan khách đến chật cả phòng, năm nay anh chị em trong Hội chơi sang, để khuyến khích thanh thiếu niên Việt đến 18 tuổi và người Đức được vào free. Đôi khi vì thế mà bán vé ít đi nghe anh thủ quỹ công bố bán chỉ được 140 vé thôi. Quan khách người Đức thì có bà Hoffmann, một Politikerin của Landtag des Saarlandes đến dự, rất lấy làm tiếc là tôi bịnh và bận rộn đàng sau hậu trường đến khi giờ giải lao xuống tìm bà thì bà đã về rồi. Ngoài ra gia đình ông chủ tịch hội Hồng Thập Tự Lebach là cố vấn trông nom người tỵ nạn, vừa là nhà tâm lý học, ông Dr. Emminghaus ngồi xem chương trình văn hóa Việt một cách thích thú. Quan khách người Việt thì có đại biểu của Liên Hội NVTN CS tại CHLB Đức Ô. Lưu văn Nghiã về tham dự, anh Thuấn đại diện Hội NVTNCS tại Frankfurt, anh Thuấn còn là trưởng ban văn nghệ Frankfurt, vừa là ca sĩ về đóng góp những bài hát như „Tóc Em Đuôi Gà „ thật tình cảm, ca sĩ Ngọc Yến Frankfurt lần đầu tiên xuất hiện tại sân khấu Saarland đã tạo ấn tượng truyền cảm trong lòng người nghe, giọng ca sĩ Xuân không còn xa lạ nữa, một giọng hát khỏe và mạnh với những điệu chachacha - Rumba cho bà con nhảy thật nhộn nhịp. Ban nhạc Phan Khánh đã trở nên bạn tâm giao với người Việt vùng Saar, năm ngoái anh Thái tay Bass của ban nhạc bị bịnh khiến bs Hân, một tay đắc lực của BVN Saarland, phải chạy ra xe lấy đồ nghề lên sau hậu trường châm cứu cho anh, năm nay tới phiên tôi đi tơ-lơ-mơ như cái xác chưa chôn !! Đúng là Cơn Sốt Tết mùa đông mà ! Bà con trong BVN, BTC có giận tui gì thì làm ơn thông cởm nhé... Nói đến nghệ thuật trang trí vẽ phong sân khấu, làm bảng quảng cáo không thể thiếu chàng ca-họa-sỹ tên Tường Sỹ, năm nào chàng ta cũng rên bài Xuân Này Con Không Về để tặng mẹ còn ở lại bên nhà. Quần áo hóa trang của BVN phải cảm ơn chị Ngọc Hiếu, vị mạnh thường quân của Hội.

Những gian hàng thức ăn không thể nào không nhắc tới, như chị Đàm đã tặng cho Hội bán gây quỹ bánh Giò, chị Bích tặng bánh Tét, chị 3 Điệp tặng bánh Da Lợn, chị Thanasak Qúy tặng bánh Cháo Quẩy, ngoài ra gian hàng chị Lệ Thảo, cũng là ca sĩ của BVN Saarland không thiếu những món đặc sản quê hương. Chị Thanh Ròm dễ thương hy sinh ngồi suốt đêm trông gian hàng cho hội với Bánh Mì Thịt, chị Vàng và nhóm Tăng Thân của chị từ Dortmund về gây quỹ cấp học bổng cho nhóm Học sinh nghèo Bến Tre với món Sưng sa hột lựu và Bánh Cuốn...

Khi Thúy nhìn cuộn phim Cap Anamur vớt người trên biển cả, trông thật thảm thương, Thúy quay sang tôi nói rằng: „ Thật em không thể nào tưởng tượng cái cảnh ấy là sự thật, vì khi em lớn lên sau 75 mọi chuyện ấy đã coi như quên rồi !“ Thúy ạ, dù mọi chuyện theo thời gian đã qua nhưng Đài Tưởng Niệm Tỵ nạn VN tại hải cảng Hamburg, hay tại Troisdorf ( khánh thành năm 2007) cũng là những biểu tượng cho người Tỵ Nạn VN chúng ta dù đến trước hay sau tại nước Đức, nó gợi cho con cháu chúng ta nhớ vì sao ta có mặt nơi này, chắc chắn không phải vì tỵ nạn kinh tế mà ta có mặt tại đây ! Chị nhớ năm nào đó chị đã tràn ra đường đứng vào hàng ngũ của 40.000 người thuộc khối ace Đông Âu, chị đấu tranh giùm cho họ, đòi hỏi chính phủ Đức đừng trả họ về Việt nam, một nơi mà họ đã bỏ đi trên đường tìm Tự Do ! Thì Tượng Đài TNVN này sẽ là Biểu Tượng dấu mốc Lịch Sử cho con cháu chúng ta về sau này tìm hiểu về nước nhà biết rằng tại sao người Việt lưu lạc và về sau sẽ bỏ xác tại xứ người.

Đêm Hội Xuân Saarland ngày 01.03.2008 đứng trên sân khấu thể xác tôi rã rời vì bịnh, nhìn xuống thấy bé Quyên con gái tôi giúp bên quầy bán thức ăn, bùi ngùi nhớ khi xưa năm 1987 Hội NVTNCS Saarland cũng tổ chức tết gây quỹ cho con tàu nhân đạo Cap Anamur, bé Quyên hồi còn bé 5 tuổi gì đó thôi mà đã đứng trên sân khấu múa hát như các bé thiếu nhi đêm nay vậy. Lần tổ chức tết này Quyên và cậu con trai út, Duy Quang của chúng tôi, dù đang bận rộn việc ở đại học cũng cố về hội trường Lebach tham dự cái Tết Nguyên Đán, mà đối với chúng không thể nào thiếu được trong đời, chúng đã lớn lên với những cái tết tha hương như thế mà các cô bác chú dì anh chị địa phương đã cố gắng duy trì 28 năm qua tại tiểu bang này.

Và tôi nghĩ rằng, trong mười, lăm năm nữa sân khấu của chúng ta đây sẽ có những khuôn mặt mới. Như các em bé thiếu nhi múa hát chúc Tết bà con đêm nay đã thay thế chị Quyên, Mai Ly, Thùy Chinh...thời trước. Còn các bác trong hội NVTN đây, những khuôn đã hằn nét gìa nua mệt mỏi, ai sẽ thay thế các bác để giữ những phong tục cổ truyền Dân Tộc trong thời gian sống lưu vong nhỉ ? Tôi nhìn thấy câu trả lời qua hình ảnh năng động của Thúy, của Yến, của Phượng và Hân và các bé thiếu nhi hiện tại là mầm non tương lai của chúng tôi. Mong lắm thay. Kính chúc nhà nhà bình yên may mắn trong năm Mậu Tý 2008.

Sẵn đây xin thông báo Hội NVTNCS Saarland của chúng ta đã chuyển 500 Euro đi đóng góp xây Đài TNVN tại cảng Hamburg và phần còn lại sẽ gửi qua cơ quan từ thiện cứu trợ đồng bào nạn lụt VN như đã hứa. Việc làm thiện nguyện của Hội chỉ thực hiện được khi có nhiều người đóng góp như thế. Xin cảm ơn tất cả.

Võ thị Trúc Giang
Ngày 24.03.08
PC
#2 Posted : Tuesday, March 25, 2008 8:14:52 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:

Chị PC ơi, tất cả chờ cho sau cái tết tiểu bang Saarland cho xong mà Lúa nay đang làm" bầu " rồi chờ cho xong chuyến tham dự dạ Vũ Xuân gây quỹ xây Đài TNVN tại cảng Hamburg bắc Đức vừa qua, về nhà thì báo đòi bài tường thuật. Xong cái này thì mới bắt tay đi về Frankfurt họp với quý vị Đại biểu trên đó vì chỗ Lúa ở ko có phi trường quốc tế khỉ ho cò gáy huhu....nên phải nhờ đồng hương trên đó có Liên Hội NVTN và Hội Phụ Nữ, CH Phật Tử, Công Đồng Công giáo, Hội Cựu Quân Nhân......gíup mình 1 tay thì mới được ...

Lúa mong bài nộp cho báo xong là đi Frankfurt lo vụ ĐH Văn Chương Phụ Nữ ngay. Vâng một năm chuẩn bị không có nhiều thời gian đâu chị. Giữa năm 2008 này quý vị nữ lưu sẽ có Thư Mời trên PNV cũng như trên các nets khác trên khắp thế giới. Thiển ý của Lúa muốn mời quý vị nữ lưu như Lê Thị Công Nhân, T. Khải Thanh Thủy, Nguyễn Ngọc Tư từ VN sang Đức dự Đại Hội Văn Chương Phụ Nữ Việt nam nữa, vì họ là ngòi bút đáng được quần chúng để ý tới.



Hai bà Lê Thị Công Nhân và Trần Khải Thanh Thủy là các nhân vật chính trị, không biết họ có được nhà nước VN cấp visa ra ngòai hay không?
Ở Đức thì PC nhớ có nhà văn Phạm Thị Hòai ở Berlin.
Lúa 9
#3 Posted : Friday, August 1, 2008 10:59:45 PM(UTC)
Lúa 9

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 140
Points: 0

Chị PC, lâu quá quên là mình còn cái nhà này ở đây hihi. Thấy bên Mỹ đang xôn xao vụ bầu cử TT Mỹ, Lúa dịch vài bài báo Đức nhân dịp Obama thăm Berlin cho các chị biết bên Đức họ nghĩ về.
Chúc các chị vui cuối tuần.

Rose Lúa 9
02.08.08


Berlin: Barack Obama in Berlin am 24. Juli 2008 - Video und Redetext


US-Wahlkampf: Barack Obama kommt im Juli nach Deutschland

Die Mitteldeutsche Zeitung zur Rede Barack Obamas
:
Kể từ sau buổi nói chuyện trước công chúng của Obama tại cổng trường Chiến Thắng Bá Linh, nhiều người Đức coi như đã sẵn sàng tư tưởng rằng: ông Tổng Thống Mỹ tương lai sẽ tên là Barack Obama. Ông „mới“ này có vẻ khác hẳn ông „cũ „, nhìn ông là tự dưng người ta mến ông. Nhưng...thứ nhất ông Barack Obam này chưa thắng cử và thứ hai, nếu mà ông ta thắng cử TT Mỹ thì thật là „ tuyệt diệu „ cho dân Đức ta. Ông TT hiện thời quả là trở nên xa vời vì ông ta đã gây nên sa lầy đối ngoại. Nhất là chiến tranh Irak với bao nhiêu lời hứa hẹn « giả dối suông dưới gầm bàn „, để hầu mang lại cho mình mối giao hảo gần gũi hơn với dân Đức, ông ta làm ra vẻ bướng bỉnh cao bồi. Trong khi sự xuất hiện của Obama với những lời tuyên bố của ông làm cho ta thấy tất cả sẽ theo đó mà đổi khác.
2. Die NRZ zum Thema Obama:
„ Muốn trở thành vị Tổng Thống mới của nước Mỹ, Obama không phải chỉ có tài hùng biện không mà thôi, ông ta phải xử sự cho đúng. Về vụ chống bọn khủng bố, Obama muốn chứng tỏ bổn phận của khả năng mình đối với các xứ Âu châu nhất là nhân dân Đức. Berlin đã trở thành một dấu hiệu như „ Sân Khấu Tranh Cử „ dành cho ứng cử viên Obama tại Đức.
Obama đề cập về nhiều vấn đề khó khăn của Liên Minh cần thay đổi những gì, ông ta nói: sẽ phân chia về Sự Gánh Vác Tiền Chi Tiêu trong của khối Liên Minh khi điều kiện cho phép. Obama có rất nhiều dự tính cho tương lai, cũng về phần quân sự bên A Phú Hãn, Irak và khắp nơi khác nữa. Nhưng những lời hứa đó sẽ ra sao nếu Obama không chiếm được phiếu đắc cử TT kỳ này ?
Về vấn đề „ Sự Thay Đổi Khí Hậu „ tại nước Mỹ chính quyền đương nhiệm Đức vẫn chưa nhận được câu trả lời khi hỏi ông ta. Chỉ có một điều chắc chắn là nếu Obama là TT Mỹ thật sự thì sự tiếp đón ông ở Đức tại Bá Linh cũng xảy ra như thế, ông cũng không thể đòi hỏi hơn được nữa. „


3. Der Weser-Kurier (Bremen) zur Rede Obamas:

Cuối cùng bản thống kê về cuộc thăm viếng như một nhà lãnh đạo quốc gia thứ thiệt lại rơi vào trống rỗng: Các vị chính khách ngọai giao thường có lập trường rõ rệt. Dĩ nhiên nước Mỹ cũng không thuộc vào trường hợp ngoại lệ. Những chủ yếu thường chỉ thay đổi chút đỉnh nếu như có thay đổi vị lãnh tụ.
Cho dù vị đó là Clinton, Bush hay Obama dọn vô Tòa Nhà Trắng đi nữa, thì hiện nay Obama phải kiếm được nhiều số phiếu trước, ông ta xuất hiện bên Âu châu như thể nhà ngoại giao tìm đường nối kết giữa các nước Xuyên Đại Tây Dương hầu mong đạt đến mục đích thay đổi chút nào bất công trên quê hương mình và muốn lấy cảm tình với các nước quanh ông ta.
„ Sân Chơi „ diễn ra coi như một dạ tiệc tưng bừng và người chơi như một vị Chính Trị Gia thi thố tài hùng biện trước công chúng. Ai mà nghe những lời “ hùng hồn “ ấy mà tin theo thấy như có thêm „ sinh khí „ cho mình. Đứng sát bên Hoa Kỳ để lo tòan diện khắp thế giới quả là làm điều tốt đẹp. Tạo ra một thế giới thanh bình ai lại không muốn. Tốt hơn hết ông Obama này cứ giữ mãi vai trò „ Ứng cử viên Tranh cử TT Mỹ „ như vậy. Nếu như ông ta thành Tổng Thống Mỹ thiệt rồi, thì đâu cũng vào đó thôi. Ôi một sự thật đau lòng .“


4. Das WESTFALEN-BLATT (Bielefeld) zu Obama in Berlin:


Truyền hình Mỹ tràn ngập tin tức về Obama ở Berlin. Tối hôm qua Crazy Germans mới chứng kiến tận mắt Obama, để xem tường tận những lời ông ta phát biểu như Thánh trong Thượng Nghị Viện ở Illinois. Bên cạnh những hân hoan về một nhân vật chính trị gia còn mới „ chưa bị sứt mẻ „ sau đó dường như làm cho người ta „tỉnh mộng „ khi trở về thực tại thay vì Hạnh phúc vui tươi tại cổng trường Chiến Thắng. Obama không thể làm khác hơn được vì trong đầu óc ông đã ghim sẵn cái Hy Vọng đắc cử TT Mỹ. 200.000 nhân dân Đức chào đón Obama như một Super Star không hơn không kém chứ chờ đợi gì khác hơn ở một người „ Ra Lệnh Cao Cả „ của đất nước mạnh nhất Thế kỷ như Hoa Kỳ.

Cảnh bỏ bom hàng loạt tại Đức ngày xưa và cảnh bức tường Bá Linh sụp đổ, cảnh gia đình tan nát trong thế chiến và cảnh Đại Đòan Kết Thế Giới trong Lịch sử quá khứ được Obama nói rập khuôn trong lời phát biểu của mình. Ai chú tâm lắng nghe, sẽ thấy rõ ràng chẳng phải lời xuất phát " từ máu và đất ". Ngược lại thấy rõ như một Thông Điệp mà Barack Obama muốn gửi gắm sang Châu Âu và những người Mỹ sống hải ngọai mà ông ta nghĩ rằng sẽ bỏ phiếu cho ông ta bằng thư.
Không có thắc mắc gì hết, ai muốn đảng Dân Chủ dọn vào Tòa Nhà Trắng thì người đó nên đi bầu ngày 4 tháng 11. Với Obama thì riêng nước Đức thì phải tiến mạnh hơn trong công cuộc chống Khủng Bố. Và quân lính gửi sang A Phú Hãn thay vì 1000 nay tăng lên 4500. Obama không nói cụ thể con số cao bao nhiêu, có phải ông ta muốn đề cập đến 6000, hay 8000 quân lính Đức đóng tại Hindukudch, tại Pakistan ??
Obama lập lờ giữa quyết định đưa đến chuyện Thay Đổi Khí Hậu và chuyện Chà Đạp Nhân Quyền từ Somalia đến Birma. Hai chứ „ nạn nhân „, „ gánh nặng chia sẻ „, và „ niềm tin tưởng còn hời hợt „. Chưa có một quốc gia nào, cho dù nước hùng mạnh nhất thế giới, cũng không thể đứng một mình trong cuộc chống lại bọn khủng bố.

Nhiều hơn 4000 nạn nhân chết ở hai tòa cao ốc ở New York là việc không công bằng, Obama thực ra đâu phải được đảng Dân Chủ đưa lên làm chức vì Tranh cử TT Mỹ. Và nếu như ngay cả 76 % cả dân Đức đồng lòng chọn Obama ngang hàng như F.Kennedy cũng sẽ bỏ phiếu bầu ông ta đi nữa, thì ông cũng không thế đi xa hơn. Vì dân Đức không có quyền đi bầu bên Mỹ.

Dù cho ông ta đi tới Irak, A Phú Hãn, Trung Đông hay Bá Linh- Paris- London hay nơi nào đó nữa Obama cũng đã cho ta cảm thấy một người thiếu kinh nghiệm về ngoại giao với các nước ngoài vì Bush hiện là TT chứ không phải ông ta.
Tuy nhiên Obama muốn xuất hiện để chứng tỏ mình là người sẽ mang lại bộ mặt mới cho nước Mỹ. Đấy là nguyên nhân chuyến Âu Du hiện nay, thể như cho mọi người thấy vị TT Mỹ trước tôi, ông Georg W. Bush là người gây nên chiến tranh, khi tôi lên chức TT Mỹ tôi sẽ làm lại hết êm đẹp hơn tất cả. Cũng tốt thôi, vì Obama đã có thời gian qua đây để kể cho chúng ta nghe chuyện đó „

Lúa 9




Lúa 9
#4 Posted : Saturday, August 2, 2008 9:13:47 PM(UTC)
Lúa 9

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 140
Points: 0

Olympia-Sportler in Perking dürfen Tibet nicht vergessen. ( Hỡi những ai tham dự Olympic tại Bắc kinh đừng quên Tây Tạng )


Pöttering ( CDU ) Chủ tịch Quốc Hội Âu châu Hans-Gert Pöttering lên tiếng nhắc nhở những người tham dự Thế Vận Hội đang diễn ra tại Bắc kinh hãy cùng nhau tỏ thái độ phản đối Trung quốc về vụ chà đạp Nhân Quyền tại Tây Tạng. Ông nói với báo „ Bild – Hình „ như sau: „ Tôi muốn khuyến khích tất cả những người tham dự hãy nhìn thẳng vào sự thật và đừng ngó lơ chỗ khác. Mỗi thành viên đều thừa cơ hội thuận tiện thể hiện ý phản đối tùy theo cách của mình. Không có một cán bộ cao cấp nào có quyền ngăn chận làn sóng phản đối ấy nếu chúng ta đồng loạt lên tiếng. Bên cạnh niềm đam mê với Thể Thao và các Trò Chơi Giải Trí chúng ta không được lãng quên cái nhìn thực tiễn vào Nhân Loại và Quyền Sống của họ„

Pöttering cho rằng: „ Đừng quên đó là Bổn phận của chúng ta phải lên tiếng ngay bây giờ vì Nhân dân Tây Tạng họ phải có Quyền Sống và Bảo Tồn truyền thống Văn Hóa của mình trên ngay Quê Hương mình„. Những lời đề nghị trao đổi giữa Ngài Dalai Lama và chính quyền Trung quốc cho đến nay không mang lại gì kết quả như mong muốn. Quốc Hội Âu Châu tha thiết kêu gọi đến quý vị tham dự Thế Vận Hội tại Bắc Kinh hãy tỏ thái độ phản đối sự Xăm Lăng và Chà Đạp Nhân Quyền của Trung quốc đối với Tây tạng.

Ngày 04 tháng 12 năm 2008 này Ngài Dalai Lama sẽ bày tỏ quan điểm của mình về đất nước ông tại Quốc Hội Âu Châu Strasbourg.

Lúa 9

PC
#5 Posted : Sunday, August 3, 2008 1:02:57 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Người nào can đảm lắm mới dám lên tiếng phản đối Trung cộng xâm lăng Tây Tạng!
Lúa 9
#6 Posted : Tuesday, August 5, 2008 9:06:25 PM(UTC)
Lúa 9

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 140
Points: 0

" Nhà Phụ Nữ - Frauenhaus "


Mới nghe chắc ai ai cũng hiểu lầm là „ nhà chứa „ có phụ nữ ở trong đó, đúng vậy đó là chỗ dành cho phụ nữ trú thân trong hoàn cảnh hoạn nạn, họ chạy tới đây thí dụ như vợ chồng hục hặc nhau, chồng hà hiếp vợ, bà xã không thân nhân nào có thể cho cô ấy tá túc lâu dài, thì Station này là dành cho họ „ trú thân „.an toàn nhất. Những ngôi nhà „ dành cho phụ nữ - Frauenhäuser „ trong các nước kỹ nghệ là một tổ chức xã hội đặt ra, mà nơi đó phụ nữ và con cái họ xuất phát từ những hoàn cảnh mà phụ nữ bị hà hiếp, họ có thể đến Frauenhäuser tìm sự giúp đỡ, lời khuyên và nhất là dùng nơi ấy làm chổ trú tạm thời.. Vì để bảo đảm an ninh cho những nạn nhân cần sự giúp đỡ nên địa chỉ những cơ quan xã hội từ thiện này được dấu không công khai trước quần chúng, nhất là đàn ông bị chặn lại không được phép bước vào tòa nhà này. Điều hành là do những vị nhân viên có khả năng chuyên môn về Tâm lý học, luật sư hay người có bằng cấp cỡ xã hội học.
Thực tế những cơ quan này được bảo trợ của Hội Phụ Nữ, và do tiền đóng góp của người dân trong tỉnh, thời hạn các nạn nhân được cấp dưỡng ăn ở khác nhau tùy theo từng tiểu bang. Ở Âu châu những cơ quan loại này được sơ khai là những Trại Cải Tạo dành riêng cho những nữ nạn nhân thiếu thốn phương tiện làm ăn, không tiền bạc, thì họ „ bị tống „ vào các trại này dưới sự chỉ đạo của nhà thờ và bị kiểm soát gắt gao, phải làm việc nặng nhọc để bù lại được phép ăn và ở trong đó.

Đó là vào thời xa xưa. Nhà Phụ Nữ do thờ Tin Lành bảo trợ đã được Berta Lungstras 1873 Bonn thành lập. Ngôi nhà thứ hai ra đời vào dịp Frauenbewegung- Phong trào Phụ Nữ vùng lên thập niên 1970. Ngôi nhà dành cho phụ nữ tối tân nhất là ở Anh quốc 1971 do Erin Pizzey lập nên. Ở Đức thì từ 7 tháng 7 năm 1976 ở Berlin- Grünwald. Ở Thụy Sỹ 1977 thì có ở Zürich, ở Bern và Genf vào năm 1980, Basel 1981, Winterthur 1984. Những ngôi nhà này sống hoàn tòan dựa vào sự đóng góp của quý vị các ân nhân trong tỉnh.

Vào thời đại này ( 2005 ) đã có hơn 400 ngôi „nhà dành cho Phụ Nữ „ ở Đức. Chính quyền thành phố trực thuộc gánh chịu mọi chi phí, ngoài ra cũng nhờ vào lòng hảo tâm của hội Từ Thiện, của nhà thờ và nhất là sự đóng góp tích cực của người dân thì các cơ quan từ thiện này mới có thể đứng vững mãi làm nơi giúp đỡ phụ nữ khi hoạn nạn tìm đến.

Viết dựa theo tài liệu từ nguồn: http://de.wikipedia.org/wiki/Frauenhaus

Lúa 9
Lúa 9
#7 Posted : Sunday, August 24, 2008 11:55:22 PM(UTC)
Lúa 9

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 140
Points: 0

Hạnh phúc từ tâm
(Nhân đại lễ Vu Lan tại Chùa Viên Giác Hannover Đức quốc 22- 23.08.08 )


Theo chương trình phái đoàn chúng tôi từ Saarland gặp nhau tại Eschberg lúc 2 giờ 30 sáng ngày 22 tháng 8 năm 2008 để cùng chuyến xe bus về Hannover dự đại Lễ Vu Lan tại chùa Viên Giác. Khi đến nơi thì bà con Phật tử vùng Saar có mặt đầy đủ, mưa từ cành lá lả chả rơi xuống vai mọi người đứng lúp xúp trong cái lạnh nửa đêm. Chờ vài phút sau thì xe đón người từ Saarlouis lên tới, chất hành lý lên xe xong mọi người tìm chỗ ngồi, chào hỏi tươi cười và bác tài người Đức vui vẻ giới thiệu tên mình và chúc mọi ngươi hưởng được chuyến hành hương thanh tịnh vui tươi. Mọi người hưởng ứng bằng một tràng pháo tay nhộn nhịp. Xe thẳng hướng Hannover trong màn đêm và mọi người dần chìm vào giấc ngủ chập chờn.

Trên xe có những khuôn mặt quen thuộc như chị Hưng, anh Tâm, Quỳnh Hoa phu nhân kiến trúc sư Trần Phong Lưu cũng có mặt nghe nói vì công việc anh đã lên chùa trước, anh chị Hai Cường là người tổ chức mướn xe, cũng là trong BCH chi hội là người lo ban trai soạn từ bao năm nay, lần này chị hai Cường khiêng mấy thùng bánh lọt và bánh bò nướng về chùa cúng dường, anh chị năm Tấn, anh Khánh, anh chị Tư, anh Chung, anh Ngọc, và nhiều gia đình khác từ Trier Saarburg nữa. Xe tới Hannover dừng bánh trước sân chùa khi trời vừa hừng sáng, thời tiết đã bắt đầu sang Thu lành lạnh trong cơn mưa ẩm ướt dai dẳng, mọi người khiêng hành lý xuống xe chuẩn bị về Hotel nhận phòng của mình.

Tôi lơn tơn bước vào sân chùa nhìn quanh quất chợt thấy gian hàng phát hành sách ngay cửa chính với hàng chữ: „ Phát hành sách gây quỹ xây Viện Phật Học Viên Giác „. Cuốn sách „ Những cây bút nữ „ và cuốn „ Kỷ yếu về các khóa Phật Học „ trình bày đẹp thanh nhã được bày bán với giá 10 Euro mỗi cuốn. Gặp lại chị Hòa hai chúng tôi hớn hở tay bắt mặt mừng, gặp lại chị tôi chợt nhớ đến tháng 3.2008 vừa qua nhân chuyến tham dự đại hội Mừng Xuân gây quỹ xây Tượng đài TNVN tại Hamburg anh chị đã tiếp đón phái đoàn Saarland thật chu đáo tại tư gia của anh chị. Kỷ niệm xưa chợt ùa về trong tình đồng hương khi gặp lại nhà văn Hoa Lan, chúng tôi ôm nhau mừng rỡ. Chị Hòa nắm lấy tay tôi kéo đi giới thiệu với các chị Hoàng Thị Doãn, Trần thị Hương Cau, Trần thị Nhật Hưng, chị Hồng Nhiên thì tôi đã quen từ lâu khi anh Huy Giang còn sống. Đây là lần đầu tiên tôi may mắn được hội ngộ với các cây bút nữ tại Đức quốc mặc dù nghe tên các vị ấy từ lâu như chị Hoàng thị Doãn tới từ Muenchen, mà tên tuổi tiếng đồn tốt về chị tôi đã nghe qua từ lâu qua Hội NVTN Cao Niên Muenchen, qua các sinh hoạt xã hội văn hóa tại Đức quốc, nhà văn Trần thị Hương Cau vóc người nhỏ nhắn nụ cười thật tươi, trong khi chị Trần thị Nhật Hưng đến từ Thụy Sỹ nét mặt còn mệt nhọc sau một cơn bịnh thật nặng cũng chịu khó ngồi xe lửa cùng phu quân sang Hannover dự lễ Vu Lan và đặc biệt là buổi Ra Mắt Sách „ Những Cây Bút Nữ „ là những cây bút quen thuộc của báo Viên Giác, như: Hoàng thị Doãn ( Đức ), Hoa Lan ( Berlin Đức ), Trần thị Nhật Hưng ( Thụy Sỹ), Trần thị Hương Cau ( Đức ), Huỳnh Ngọc Nga (từ Ý ), chị Thi Thi Hồng Ngọc ( Đức ), rất tiếc dịp này tôi chưa có duyên gặp gỡ hai chị.

Vào một giờ trưa thứ bảy là buổi Ra Mắt Sách của sáu vị nữ lưu, được quý Phật tử khắp nơi ủng hộ đông đảo, âu cũng là niềm khích lệ cho người cầm bút, chị Hoàng thị Doãn đã thay mặt quý chị em phát biểu những lời chân thật, xin tóm tắt lại như sau: „ Xin thay mặt cho tất cả các chị em của „ Những cây bút nữ „, xin tri ân sự chấp thuận và yểm trợ của Hòa Thượng trong việc ấn hành sách, xin cảm ơn sáng kiến và sự chăm sóc tận tình của anh chủ bút Phù Vân, xin cảm ơn thầy Hạnh Bổn đã dày công trình bày trang trí cho quyển sách, xin cảm ơn anh Lương hiền Sanh đã ngồi gõ từng chữ cho những bài viết của chúng con. Nhờ tất cả mà chúng con có một kỷ niệm đẹp để đời, có được cơ hội làm quen với những cây bút nữ khác, dù chỉ gặp nhau trong một thời gian ngắn ngủi nhưng đã để lại cho nhau nhiều luyến lưu bịn rịn khi chia tay. Kỷ niệm đẹp này là chiếc gối ôm êm ái của tuổi già, là cái bóng nắng quanh quẩn soi rọi quanh con, là cơn gió nhẹ làm tỏa ngát hương thơm những khóm hoa bên lề đường con đi....Vì vậy con nguyện sẽ nâng niu gìn giữ để làm hành trang cho cuộc đời về chiều của mình trên lối đi và lối về. Một lần nữa chúng con xin cảm ơn tất cả. „ ( Hoàng thị Doãn Muenchen )

Sáng chủ nhật trong không khí trang nghiêm những viên đá đầu tiên xây Tu Viện Phật học đã được đặt dưới sự tham dự của quý Thày và anh kiến trúc sư Trần Phong Lưu đã trình bày về dự án quy mô cho bá tánh nghe. Thật là một công sức lớn lao cho Phật tử Đức quốc mà người lèo lái như Hòa Thượng Viên Giác đã nuôi dưỡng từ bấy lâu nay. Sau đó trên chánh điện là buổi lễ nói về ý nghĩa mùa Vu Lan báo hiếu được giảng bằng hai thứ tiếng Việt Đức, vì có nhiều quan khách Đức dắt cả con bé của họ theo vào chánh điện ngồi nghe thuyết pháp, sau đó là lễ bàn giao vai trò thày trụ trì thật cảm động giữa thày Hạnh Tấn và thày Hạnh Giới với sự chứng minh của Sư Phụ Phương trượng Viên Giác và quý Hòa Thượng chư tăng khắp nơi về tham dự. Chúng tôi kính chúc thầy Hạnh Tấn tìm được niềm an tĩnh để tu tịnh nơi đất Phật và kính chúc thầy Trụ trì mới của Đức quốc Hạnh Giới nhiều nghị lực để lèo lái con thuyền Phật Sự của sư huynh giao lại.

Xe bắt đầu chuyển bánh rời chùa Hannover khoảng 2 giờ trưa ngày chủ nhật, ngày hãy còn sáng mặt trời ấm áp soi qua cửa kính xe, tôi nhớ lại chị Hoàng thị Doãn nói khi mới gặp nhau trong cái lạnh se da: „ Ôi đang lạnh quá được bạn Văn cho mượn chiếc áo len, nếu bây giờ ai hỏi tôi Hạnh Phúc là gì, tôi sẽ không ngần ngại nói, đang lạnh mà được bạn tặng cho chút ấm áp là hạnh phúc vô cùng !“ Cũng từ hai chữ Hạnh Phúc ấy chúng tôi nhôn nhao phỏng vấn mọi người trên xe, tôi bắt đầu hỏi Suối Tiên, tên thật của cô là Dung nhưng qua lần kể chuyện vui của cô tôi đã không nấu chè mà đổi tên Dung thành Suối Tiên ai cũng khen tên Suối Tiên là cái tên thật dễ thương.
- Nè Suối Tiên cho biết hạnh phúc hiện tại của bạn là gì ?
- Hạnh phúc hiện tại của em là những gì em đang vui trong lòng là em cảm thấy hạnh phúc.
Quay sang anh hai Cường tôi hỏi tiếp: „Xin anh cho biết cảm giác của anh thế nào về hai chữ hạnh phúc ? „
- Hạnh phúc đối với tôi hả ? Đơn giản thôi là tất cả những gì mà tôi cảm thấy hài lòng với chính mình đều làm cho tui hạnh phúc.
Tôi quay sang anh 5 Tấn: „ Còn anh xin cho biết ý của anh luôn ? „ , „ Hạnh phúc của tui là gần gũi vợ con là tui hạnh phúc !“; Ủa vậy chứ đi chùa chung xe như vầy hổng có làm ông vui sao cha nụi ?“; „ Hì hì đâu phải thì niềm hạnh phúc của tui nó tăng hơn lên gấp mấy lần„; „ À vậy đó hả, anh 5 khéo nịnh dzợ nên được chị 5 cưng hết sức luôn....hihi "
Tôi, Suối Tiên, Quỳnh Hoa và chị gì nữa quên hỏi tên từ Trier đã bàn tán với nhau về hai chữ Hạnh Phúc, thì cậu Phi nhà ta nãy giờ ngóng chuyện bèn chen dzô: " Hạnh phúc nào đến từ bên ngoài là hạnh phúc vay mượn, hạnh phúc nào xuất phát từ bên trong mới là hạnh phúc trường cửu lâu bền !“ Suối Tiên quay lại nói khẽ „ Rồi nãy giờ Sư Bà nói giờ tới phiên Sư Ông nói „, cả bọn được dịp rũ ra cười. Chúng tôi còn bàn về tâm hồn Lãng Mạn, tâm hồn lãng mạn là tâm hồn dễ xúc động trước nét đẹp của Thiên nhiên, với những diễn biến quanh ta, quanh ta vui ta vui lây, quanh ta buồn ta buồn theo và về những mối bất hòa đưa đến đổ vỡ của vài ba gia đình trong xã hội hiện tại. Suối Tiên chia sẻ với chúng tôi những miếng khớm chua chua ngọt ngọt của nàng mua gói theo từ chùa, cô nàng nói: „ Hạnh phúc của em là chia sẻ với các chị chút khớm chấm muối ớt „ ; tôi cười pha trò: „ Hạnh phúc của Suối Tiên sao chua chua cay cay, tuy ít ỏi nhưng chắc chắn cái hạnh phúc này sẽ trở thành kỷ niệm khó quên của chị em chúng mình nó sẽ trở thành trường cửu mỗi khi nhớ tới, đúng không Suối Tiên và Quỳnh Hoa nhỉ ? „ Chị em phụ nữ gật đầu.

Xe về tới Saarbruecken khoảng tám giờ rưỡi tối, anh Tâm chúc mọi người về nhà bằng an và trước khi lên xe anh nói: „ Những nụ cười này khó kiếm lắm đó nghen các bạn !„. Đúng như vậy, khi gặp chị Doãn và „ Những cây bút nữ „ của báo Viên Giác tôi cũng đã nói: „ Nếu ai hỏi tôi Hạnh Phúc là gì, thì tôi sẽ không ngần ngại trả lời rằng: Phải đi qua bao chặng đường xa xôi đến đây gặp nhau, và khi chia tay mỗi người mỗi ngã vẫn nhớ về nhau đó mới là hạnh phúc thật sự và trường cửu đời đời trong tâm hồn người Việt hải ngoại của chúng ta. „

Kính chúc tất cả quý Chư tôn đức khắp nơi, Hòa thượng Phương trượng chùa Viên Giác và quý vị nữ lưu, quý anh chị Ban Biên Tập, gia đình Phật tử khắp nơi quy tụ về đã cống hiến đêm văn nghệ Vu lan rực rỡ, ban dọn dẹp, ban trai soạn đã hy sinh dảy nắng dầm mưa cho đại lễ Vu lan hoàn thành tốt đẹp, các món ăn chay thuần túy dân tộc, chúc tất cả được nhiều sức khỏe an vui trên đường phục vụ cho Phật Pháp và Tăng, gặt hái được thành công như ý. Riêng với cá nhân tôi với những kỷ niệm vui vẻ hài hòa trong tình thương yêu những cái nắm tay bắt mặt mừng của những khuôn mặt quen thuộc mỗi lần hội ngộ trong sinh hoạt xã hội văn hóa chăm lo cho cộng đồng Việt tựa như ánh đuốc ấm áp soi cho chúng ta mãi tìm đường đến gần với nhau, thật là niềm hạnh phúc vô biên vậy.

Võ thị Trúc Giang - Lúa 9
Ghi nhanh ngày 25.08.2008

Lúa 9
#8 Posted : Friday, September 26, 2008 5:12:56 AM(UTC)
Lúa 9

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 140
Points: 0

Irene B. - Giết người trong phòng cấp cứu- Bệnh viện Charité Berlin


Đã 30 năm Irene B. hành nghề y tá trong một bệnh viện tại Berlin. Phải nói đó là nghề mà cô từng yêu thích và mơ ước đạt thành trong đời mình, và cô trở thành nhân viên y tá „ ngành cứu người „.

Nhưng từ năm 2006 cô đã ngồi trong ngục thất vì cô đã vướng tội thay vì „ đi cứu người cô đã đi giết người „. Nhà giam là nhà tù dành riêng cho phụ nữ tại Berlin Pankow, phòng cô nhỏ xíu khoảng sáu mét vuông. Để có gì làm trong thời gian bị giam Irene B vẽ những tấm hình copie của Che Guevara và Martin Luther với bút chì đủ màu. Mái tóc cô cắt ngắn, quần áo đơn giản trông có vẻ nghiêm nghị và cẩn thận.

Có phải người y tá dịu dàng này đã giết năm mạng người đấy không ? Irene B. đã tự thú nhận mình đã làm việc đó và để bị trừng phạt tội lỗi với thân nhân người chết, tòa phán xử cô y tá Irene B ở tù chung thân khổ sai. Đến khi cô được thả tự do có lẽ cô cũng bằng cỡ tuổi những người già cả bịnh hoạn mà chính cô đã ra tay cướp mạng sống của họ.

Chỉ cần một loại thuốc làm giảm áp huyết bệnh nhân, cô chỉ cần thêm vào thuốc một phần ngàn chất lượng cần tối thiểu, thế là một bệnh nhân tắt thở nhanh chóng dưới tay mình. Rất có thể „ nhờ „ chất thuốc mạnh quá độ, bệnh nhân tắt thở ngay sau vài giây. Một trong những nạn nhân của cô là Gerhard A, người mắc bịnh mất trí nhớ ( Alzheimer ) và được thân nhân đưa vào viện điều trị. Đến 16.08.2006 Gerhard A bị chấn động mạch tim và tình trạng sức khỏe ông ngày càng yếu. Các vị bác sĩ đề nghị cho ông vào bệnh viện Charité và từ đó ông chỉ còn cái xác với máy móc trợ tim.

Cho tới hai tháng sau thêm một bệnh nhân mới nữa cũng ra đi trong trường hợp tương tự, hễ mỗi lần cô y tá Irene B. trực là thêm bệnh nhân ra đi. Đồng nghiệp quanh cô bắt đầu nghi ngờ, mất một tuần lễ nhân viên mới thông báo điều này đến văn phòng cấp cao hơn của Bệnh viện. Từ đó mới có đơn tố cáo hẳn hòi về hành vi cô ý tá Irene B.

Tại sao lại giết những bệnh nhân đang trong giây phút đau ốm " thập tử nhất sinh „?
Tại sao một cô y tá suốt đời cho là hành nghề lương thiện „ trái tim cứu người „ - như cô đã từng tuyên bố - lại là người công giáo thuần thành „ ta không được giết người „, mà làm trái ngược những gì đã biết, cô có quyền gì khi chấm dứt mạng sống của kẻ khác trong khi trong tay họ không có một vũ khí, bịnh họan yếu ớt cần cô giúp đỡ ? Tại sao ?

Khi được hỏi về hành vi “ Giết Người “, Irene B trả lời trong thái độ suy nghĩ cặn kẽ đắn đo, rằng: „ Tôi cảm được nỗi đau cùng với nỗi đau của những bệnh nhân không còn hy vọng, nhưng họ chưa chết, tôi chỉ muốn giúp họ giải thóat khỏi nỗi đau mà thôi !“

Giúp người khác giải thoát nỗi đau bịnh bằng cách Giết họ chết, có gọi là giúp không ? Họ hay thân nhân họ có yêu cầu đâu? Đó gọi là Công hay Tội ? Những bệnh nhân nằm trên giường bệnh giao mạng sống mình cho bác sĩ, y tá và điều dưỡng chăm sóc.

Tính theo hệ thống bảo hiểm y tế hiện nay có thể khiến nhiều nhân viên bất mãn, tiền chữa trị chăm sóc thuốc men bảo hiểm ý tế ngày nay ngày càng gắt gao và gia tăng, để giữ mạng sống cho bệnh nhân dù họ chỉ nằm thoi thóp thở bằng máy móc tối tân trợ tim, còn bộ não không còn biết gì nữa. Trong khi nhân viên bệnh viện cũng như máy móc cần để điều trị những bệnh nhân " còn hy vọng hơn " thì giữ họ sống lâu hơn làm gì ?

Phải nói những ai hành nghề bác sĩ, y tá hay điều dưỡng viên trong bệnh viện bị sốc khi bệnh nhân kêu réo đầu này đầu kia, ai cũng cần sự giúp đỡ của họ trong khi họ cũng có hai chân hai tay và có một sức người giới hạn. Như vậy hành động giải thoát cho „cả đôi bên « không lẽ được cho là lẽ công bằng sao ? Hành động này cướp đi mạng sống kẻ khác trong khi chính mình muốn bớt gánh nặng đi.

Ông Director của bệnh viện Charité biết rành về tâm lý nhân viên cộng tác với mình họ có nhiều gánh nặng và trách nhiệm đối với bệnh nhân, trong khi ông tâm lý gia Beine vẫn giữ vững ý mình là: „ Hành vi này không phải là Thương Hại người bệnh, mà rõ ràng là Thương Chính Mình !“

Tối thứ tư vừa qua 24. 09.08 lúc 20 giờ 15 truyền hình có chiếu phim của Norbert Siegmund giàn dựng câu chuyện với nhân vật y tá Irene B, cô đóng vai chính. Hãng làm phim quay cô trong quá trình bị thưa kiện ra tòa, và chính cô Irene B. sẵn sàng kể lại sự thật nói lên những gì cô nghĩ và nguyên do hành vi mình làm. Hãng phim tài liệu đã theo sát những thân nhân người bị giết chết, các đồng nghiệp và các vị nhân viên cao cấp của bệnh viện, cũng như nhân chứng trong tòa án.

Truyện phim giàn dựng lại những chuyện đã xảy ra trong quá khứ 2005/2006 qua lời thuật của kẻ sát nhân trong phòng cấp cứu của Bệnh viện Charité Berlin, cũng như trường hợp tương tự tại các bệnh viện khác ở Đức quốc. Họ quay những cảnh bệnh nhân già yếu nằm thở bằng các máy móc tối tân trong phòng cấp cứu và sau đó tắt thở .

Tác giả cuốn phim tài liệu này đã được lãnh giải Truyền hình năm 2007 do Hartmann khởi xướng, mặc dù chuyện phim mang cái tên rất kỳ cục „ Schwester Tod - Y tá Sự Chết „. Trong chuyện phim không có người đóng phim nào khác ngoài Irene B và thân nhân người đã chết, nhưng cuốn Reportage ấy cũng làm cho khán giả từ nay sẽ suy nghĩ rất nhiều khi chính mình hay có thân nhân bịnh nặng phải vào nằm bệnh viện.

Vào bệnh viện mạng sống của ta được giao vào tay họ. Ông Professor tâm lý học khẳng định trong cuốn sách ông viết như sau: „ Thấy - Nghe - Không nói - là hình thức gián tiếp giết bệnh nhân và Giúp Họ Chết „ . Qua cuộc điều tra của ông thì hầu như các bạn đồng nghiệp đều biết về việc ấy nhưng họ im lặng tức là họ đồng lõa giết người.

Ông chánh án khi phán „ Irene B bị ở tù chung thân về tội giết người, „ ông đã quá nhân đạo khi không muốn nói thẳng để nhắc nhỡ các vị bác sĩ khoa trưởng đến nhân viên bệnh viện, nơi mà Irene B làm 30 năm qua. Quý vị hãy cẩn trọng trong việc đối xử với bệnh nhân mình.

Có phải hành động của Irene B cũng là thái độ phá rối Danh Dự cùng tên tuổi của chỗ mình làm việc, gây xôn xao dư luận không ? Hay là phản đối hệ thống y tế nhà nước mới ban hành bằng cách giết người gây hoang mang trong quần chúng không ?

Dân chúng từ nay rất lo sợ khi „ nhận được sự giúp đỡ từ y tá „ khi một ngày nào đấy chính ta phải vào nằm bệnh viện, hay thân nhân ta, có lẽ từ nay chúng ta sẽ nhìn những người " Lương y như từ mẫu " trong chiếc áo trắng bằng cặp mắt nghi ngờ lo lắng và câu hỏi đó từ nay sẽ hằn vết sâu trong mỗi chúng ta.

Lúa 9
25.09.08
Lúa 9
#9 Posted : Saturday, October 4, 2008 7:09:38 AM(UTC)
Lúa 9

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 140
Points: 0

Civilcourage - Ai cũng có thể làm được

* Truyền hình bên Đức hay bàn về Zivilcourage vì thời gian sau này thỉnh thoảng có xảy ra vụ người vô tội bị hành hung nơi công cộng mà không ai đám can đảm ra tay giúp đỡ nạn nhân, thấy đề tài hay nên tò mò tìm bài này về phỏng dịch cống hiến các bạn đọc có thể dùng khi cần thiết. Chúc vui.

Civilcourage là gì ?
Có thể trong đời bạn đã có lần chứng kiến một vài trường hợp mà trong lúc nguy cơ đó dù trong lòng bạn rất muốn ra tay giúp đỡ kẻ gặp hoạn nạn nhưng vì do dự vô tình đã ngăn cản bảo bạn đừng nên làm. Vì nhảy vào giúp kẻ khác có thể gây tai hại đến bản thân. Thật ra Civilcourage không có nghĩa là ra vẻ ta đây „ anh hùng „ mà ta làm theo tiếng nói của Lương Tâm: Khi ta thấy một sự việc xảy ra quá tàn nhẫn và không công bằng, ta có bổn phận « phải làm một cái gì „ chống lại nó.

Trong bài này nói lên một điều ta „ phải làm một cái gì „ có nghĩa là: Bạn sẽ thấy trong hoàn cảnh đó ta phải ra tay „ làm một cái gì „; tỏ « civilcourage - lòng can đảm dân sự « để giúp trong đời sống quanh ta. Bạn có thể dùng những phương tiện sẵn có hay một vài bài tập đơn giản thôi cũng đủ tăng sự Tự Tin và Lòng Can Đảm của chính bạn. Vì những ai muốn nhảy vào » vòng chiến « giúp kẻ khác không thể nào để mình trở thành „ một nạn nhân „ lãnh đủ.

Khi nào ta phải dùng civilcourage = lòng can đảm dân sự ?

Một dân sự đã có lòng can đảm chắc chắn sẽ nghĩ rằng khi thấy ai gặp hoạn nạn thì sẽ ra tay giúp đỡ, dĩ nhiên họ biết là có thể nguy cơ đến tính mạng mình, như là bị đánh, bị bắn, hay bị chưởi bề hội đồng. Những trường hợp bất công như thế thường xảy ra khắp nơi trong xã hội và cực kỳ nguy hiểm nếu như nạn nhân một mình đơn chiếc mà người chung quanh đành lòng làm lơ quay mặt đi nơi khác để đừng mang hệ lụy vào thân, họ an thân họ mặc kệ kẻ có nạn, thật tội nghiệp cho nạn nhân vì không một dân sự nào tỏ „lòng can đảm“. Cho đến khi chính mình lâm nguy và dân sự khác tiếp tục quay mặt đi…Thử hỏi còn ai sống để nghĩ đến người khác nữa chứ ? Xã hội sẽ ra sao?!

Người dân nào trong tâm họ đã có mầm „ Lòng can đảm „ thường là họ có lòng nhân từ bác ái lo lắng cho kẻ khác, họ không ích kỷ, không chỉ nghĩ đến thân mình. Nhất là trong những trường hợp như:
- Chứng kiến một cảnh thật bất công không thể nào làm lơ được
- Tự dặn lòng mình phải làm cái gì đó để phản đối và hành động này xảy ra trong chốn công cộng đông người, cũng không ngại ngùng
- Lâm vào cảnh khiến lòng cảm thấy bị thiệt thòi hay khi danh dự bị tổn thương
- đôi khi cũng muốn chứng tỏ lòng can đảm để giúp người nhưng lại cân nhắc lợi hại và sợ gây thiệt hại cho chính mình hơn là có lợi.

Những thí dụ cụ thể quanh ta xảy ra rất nhiều, như một ông Thày giáo trong trường cố ý hại một bạn học sinh cùng lớp bạn, hay là một người bạn thân của bạn bị nguyên một nhóm „ đánh bề hội đồng „ hay là chính bạn cũng bị ai đó đối xử xấu làm cho bạn buồn bực. Thì trong những trường hợp ấy bạn biết có thể làm gì để đối phó và bắt buộc bạn phải có thái độ gì rồi.

Sau đây là vài thái độ tiêu biểu như „ một cái nhìn thẳng sắc bén, một giọng nói nghiêm khắc hay là một thái độ bất bình " từ bạn thốt ra. Từ đó bạn có thể thấy lối bày tỏ bất bình của mình về vụ bất công „ nhỏ „, trong hoàn cảnh này ít nguy hiểm đến tính mạng có " hiệu quả " và từ đó bạn có thể thực tập cho quen từ việc nhỏ đến việc lớn.

Một thí dụ khác như một khách hàng trong siêu thị đang đứng chờ tới phiên mình trả tiền ở quầy, chợt có tên nào khác nhào lên trước, bạn chứng kiến và có thấy bất mãn, bạn làm ngơ hay là bạn mở miệng ra phản đối ? Ta phải mở miệng ra mà nói bạn ạ! Và khi lên tiếng bênh vực cho lẻ phải bạn cảm thấy thế nào sau đó ? Bạn thấy hạnh phúc vì hành động của mình „ bênh vực công bình lẻ phải cho kẻ khác ?„ Nếu như đã tỏ lòng can đảm dân sự và mang lại cho bạn niềm hạnh phúc vì điều bạn làm đã chứng tỏ cho người xung quanh thấy dấu hiệu tuyệt vời của Sự Đoàn Kết và nhất là cho chúng ta cảm tưởng nếu như mỗi người trong chúng ta đều đồng thanh lên tiếng tỏ „ Lòng can đảm dân sự „ thì chúng ta sẽ ít phải bị chứng kiến những cảnh bất công xảy ra nhan nhản quanh ta.

Nicht mit mir - Với tôi thì KHÔNG !!


Lúa 9
( còn tiếp )

Lúa 9
#10 Posted : Saturday, October 4, 2008 7:13:52 AM(UTC)
Lúa 9

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 140
Points: 0

* Lúa 9 phỏng dịch sơ theo Lịch sử nước Đức, xin cống hiến bạn đọc cho "khỏi quên" ! hihi

Lễ Thống Nhất nước Đức


Năm 1949 nước Đức bị chia đôi. Kể từ đó Đức quốc có hai chính thể riêng biệt, Đông Đức là Deutsche Demokratische Republik ( DDR ) trong khi Tây Đức là Bundesrepublik Deutschland ( BRD). Năm 1961 chính quyền DDR ra lệnh xây bức tường Bá Linh và nhiều hàng rào kẽm gai kiên cố dọc theo biên giới Đông Tây Đức. Từ khi có Bức tường Ô Nhục này sự liên hệ với bên phía Tây, đối với người dân Đông Đức vô vàn khó khăn khó mà vượt qua bức tường đó được. Sau 40 năm nhân dân hai bên Đông Tây mới được sum họp từ khi Thống Nhất đất nước.

Die Nikolaikirche in Leipzig mit dem Denkmal für die friedliche Revolution.

Ngày 04.09.1989 "Ngày Thứ Hai Biểu Tình " tại Leipzig

Bắt đầu cuộc Thay Đổi phải kể từ mùa Hè năm 1989. Nhờ sự khuyến khích của nhà chính trị gia tầm vóc Chủ Tịch nhà nước Liên Bang Xô Viết Michail Gorbatchow, nên chính phủ hai bên Đông-Tây Đức DDR và BRD gặp gỡ để nói chuyện hầu tìm đường hướng mới. Sự kiểm soát quá gắt gao của chế độ cs Đông Đức đã khiến cho sự bất mãn trong lòng nhân dân DDR ngày càng gia tăng.

Những người chán chế độ cs mượn những địa điểm như Nhà Thờ hay cơ quan nhà nước để hội họp, và từ đó manh nha ra cuộc tổng „ Biểu Tình Ngày Thứ Hai „ tại Leipzig. Yêu sách của nhân dân là đòi được quyền Tham gia và Dân Chủ, họ đòi hỏi bằng câu nói rõ ràng hơn là „ Chúng tôi là Nhân Dân = Wir sind das Volk „.


9. November 1989 - Die Mauer fällt
Ngày 9 tháng 11 năm 1989 – Bức tường Bá Linh sập
Foto rechts: Die Berliner Mauer 1986 von der Westseite.

Đoàn biểu tình đã mang lại hiệu quả vô cùng khả quan. Ngày 18.10 Chủ tịch nhà nước kiêm đảng trưởng đảng cs DDR; ông Erich Honecker từ chức. Nhân dân tràn xuống đường tham gia đòan biểu tình càng rầm rộ và mở rộng hơn cho đến ngày 04.11 ngay tại Quảng Trường Alexanderplatz thành phố Berlin một sự kiện xảy ra không ai ngờ trước là toàn bộ chính trị của DDR cũng đồng loạt từ chức.

Links: Menschen tanzen im November 1989 auf der Berliner Mauer.

Đêm tối ngày 9 tháng 11 đài phát thanh loan truyền tin nóng hổi là nhân dân hai nước Đông - Tây Đức có thể qua lại tự do. Kể từ đó làn sóng dân phía Đông tràn sang phía Tây như sóng vỡ bờ và đòi được phép vào nước Tây Đức. Làn sóng người di tản qua Tây ngày càng gia tăng, trạm kiểm sóat biên giới Đông Tây bị bỏ trống, một biến cố Lịch sử trọng đại không ai ngờ được kể từ khi Bức Tường ô nhục bị chế độ cs DDR xây lên cản trở sự đoàn tựu của bao nhiêu gia đình. Bức tường ngăn cách chia đôi hai bờ đất nước giờ đã sập đổ.

Ngày 01. tháng 7 năm 1990. Một D- Mark cho mỗi người

Trải qua bao quá trình bàn thảo chính trị tìm hướng đi hợp nhất cho hai bên Đông Tây, ngày 01.07.1990 để thuận tiện về mặt Kinh tế cũng như để đồng nhất về giá trị Tiền tệ hai nước Đông - Tây, Đức quốc nhất trí rằng đồng tiền Đông Đức sẽ bị rơi vào quên lãng. Đồng tiền Tây Đức West-Mark sẽ giữ vai trò chính trong toàn quốc, kể cả trong lãnh vực quan trọng như kinh tế hay luật xã hội. Từ thời điểm này muốn thay đổi toàn bộ hệ thống dị biệt đôi bên, như bên Đông còn tồn đọng, Đức quốc cố gắng phát huy đồng loạt theo chiều hướng dân chủ Tây phương .

3. Oktober 1990 - Deutschland wird eins
Ngày 03.10.1990 Ngày nước Đức nhập lại thành một

Bao ngày tháng sống trong trạng thái vừa hoang mang vừa phấn khởi lẫn lộn rốt cuộc toàn thể quý vị nguyên thủ quốc gia của các nước láng giềng và các Cường quốc thắng trận sau Thế Chiến thứ II cũng gửi lời chào mừng Sự Thống Nhất Xứ Sở nước Đức.

Ngày 29.09.1990 hiệp ước Sát Nhập được hai bên Đông Tây ký kết. Bước sang tuần lễ thứ hai là ngày 03.10.1990 là ngày chính thức DDR được công nhận sát nhập vào Tây Đức. Và từ đó Đức quốc chọn ngày 3.10 hàng năm là ngày Lễ Thống Nhất quan trọng cho toàn quốc.

Lúa 9
03.10.2008
Lúa 9
#11 Posted : Saturday, February 28, 2009 6:12:57 AM(UTC)
Lúa 9

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 140
Points: 0

Chao uiii lâu quá quên mất là mình có xây cái nhà Tin Tức Nước Đức này, chị PC ơi làm ơn dọn Thư Mời Tham Dự Đại Hội Văn Chương Phụ Nữ VN tại Đức 2009 bên mục Linh Tinh qua đây giùm Lúa được không? Cảm ơn chị nhiều. Chị và các chị, các bạn vẫn khỏe chứ?

Hy vọng được tiếp đón các chị Văn Thi Sĩ Nhạc Sĩ của PNV tại Đức nhé. Mong.

Lúa 9 Blush
viethoaiphuong
#12 Posted : Monday, September 14, 2009 3:53:18 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Khánh thành tượng đài tỵ nạn ở Đức

Saturday, September 12, 2009


Tượng đài tỵ nạn nằm ngay bến cảnh Hamburg, Ðức. (Hình: Ðỗ Thiện)


Khán giả đông đúc đi dự lễ khánh thành tượng đài tỵ nạn.
(Hình: Phù Vân/Viengiac.de)


Tiến sĩ người Ðức gốc Việt Philipp Roesler, bộ trưởng kinh tế tiểu bang Niedersachsen,
đến tham dự lễ khánh thành trọng thể. (Hình: Phù Vân/Viengiac.de)

Ðỗ Thiện/Viết riêng cho Người Việt

HAMBURG (NV) - Cả ngàn người Việt Nam lái xe từ 2 giờ sáng hoặc chiều hôm trước, đổ về đầy chật một khu cầu cảng ở Hamburg, miền Bắc nước Ðức để dự lễ khánh thành Tượng Ðài Tỵ Nạn.

Công trình này là kết quả của hơn ba năm vận động của rất nhiều hội đoàn người Việt trên toàn nước Ðức. Trong danh sách các nhóm đóng góp tiền bạc có cả thuyền nhân đang sống ở Hoa Kỳ. Chính phủ Ðức cử Bộ Trưởng Nội Vụ Wolfgang Schauble thuộc liên minh CDU/CSU đến dự bên cạnh ông Franz Muentefering, chủ tịch đảng đối lập SPD.

Bộ trưởng kinh tế, lao động và giao thông tiểu bang Niedersachsen là người gốc Việt T.S. Philipp Roesler cũng có mặt và đọc diễn văn trong buổi lễ trang trọng. Chiều Thứ Bảy 12 Tháng Chín 2009 ông Nguyễn Hữu Huấn, hội trưởng Hội Xây Dựng Tượng Ðài Tỵ Nạn Hamburg chia sẻ cảm xúc với độc giả Người Việt sau buổi lễ thành công trong không khí đầy trang nghiêm và xúc cảm:

“Tôi rất cảm động về cái đã đạt được, về sự ủng hộ của nhiều chính trị gia người Ðức. Ðây là công sức do tất cả các bà con đóng góp. Rất đông người Việt Nam về đây dự buổi lễ khánh thành. Có người phải lái xe đi từ 2 giờ sáng, có người đến từ chiều qua. Và mừng nhất là hôm nay được một ngày nắng đẹp.” Hội Trưởng Nguyễn Hữu Huấn nói trong tâm trạng hào hứng nhưng mệt mỏi của không chỉ một ngày dốc sức cho việc chung.

Bắt đầu bằng một dự án xây dựng tượng đài ghi nhận đóng góp của chương trình Cap Anamur và các con tàu Ðức đã vớt cả chục ngàn thuyền nhân Việt Nam, công trình tưởng niệm người tỵ nạn Việt Nam từng trải qua nhiều thăng trầm để đến được thành công như ngày hôm nay. Ðơn xin phép xây dựng tượng đài bị thống đốc tiểu bang Hamburg từ chối nhưng sau thời gian vận động báo chí và giới chính khách Ðức, các bên đi đến một thỏa thuận là sẽ dựng một tấm bia gắn trên tường mà thôi.

Theo thời gian và sự ủng hộ ngày càng nhiều từ phía chính phủ Ðức, mà ngay cả Thủ Tướng Angela Merkel cũng viết thư tôn vinh 30 năm hoạt động của ủy ban Cap Anamur, chính quyền địa phương dần chấp nhận trở lại đề nghị xây dựng tượng đài trong khuôn viên một khu vườn nhỏ 7m x 5m, nằm ngay trên con đường đi dạo dọc cảng Hamburg (Ueberseebruecken), ở cột mốc số 41.1 của bờ đê Johannisbollwerk.

Cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại Cộng Hòa Liên Bang Ðức “tưởng niệm các đồng hương tỵ nạn Cộng Sản đã bỏ mình trên đường tìm tự do”, đó là một phần nội dung tiếng Việt trên tấm tượng đài hình một quyển sách đang mở ra, viết bằng ba thứ tiếng Ðức-Anh-Việt Nam. Hàng chữ nổi tri ân T.S. Rupert Neudeck, người sáng lập chương trình Cap Anamur và thuê ba chiếc tàu hàng từ Tháng Chín 1979 đến Tháng Bảy 1987 để vớt 11,300 thuyền nhân Việt Nam, cùng chính quyền Hamburg và nước Ðức đã tiếp nhận người Việt tỵ nạn Cộng Sản.

Khối tượng đài là quyển sách bằng đồng đặt trên trụ đá hoa cương đã được khánh thành trong tâm trạng xúc động của những người Việt Nam có mặt tại chỗ và nhiều người Việt Nam quan tâm đến sự kiện này từ các nước Châu Âu và trên thế giới. Trong danh sách ân nhân có nhiều người từ ngoài nước Ðức, và đặc biệt là nhóm thân hữu từ nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ do nhà văn không quân Ðào Vũ Anh Hùng đại diện gửi tiền. Câu chuyện xây dựng tượng đài tị nạn là đề tài không chỉ được người Việt ở Ðức bàn tán nhiều nhất trong hai năm qua, mà còn gắn liền với nhiều hoạt động cộng đồng như lễ, Tết, và những buổi tiệc thân mật mừng thọ và kỷ niệm kết hôn. Qua những hoạt động đó, tấm bia không đơn giản là một tác phẩm nghệ thuật hay một tượng đài ghi nhận lịch sử, mà sẽ giúp câu chuyện thuyền nhân tỵ nạn mãi mãi gắn liền với ký ức của cộng đồng người Việt ở nước Ðức và nhiều nơi khác.

Hiện tại, nhận xét từ các hội đoàn Việt Nam ở Ðức cho biết chưa thấy có dấu hiệu nào cho thấy đại sứ quán chính quyền Cộng Sản Việt Nam can thiệp bằng công văn vào quá trình dựng tượng đài tỵ nạn. Các tấm bia tương tự ở Bidong, Malaysia từng bị đục bỏ hồi năm 2005, còn trại tỵ nạn Galang ở Indonesia cũng chịu nguy cơ đóng cửa dưới sức ép của nhà cầm quyền Việt Nam.

viethoaiphuong
#13 Posted : Monday, September 14, 2009 4:00:07 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Hình ảnh 3.000 người dự Lễ Khánh thành Tượng Đài Tỵ Nạn tại cảng Hamburg, Đức quốc

























http://catholicvideo.org/Albums...=view&id=9502&Itemid=222

Enthüllung des Gedenksteins am 12.09.2009 in Hamburg, Eingesendet von Hamburg Gedenkstein Initiative e.V. 09.08.2009


viethoaiphuong
#14 Posted : Tuesday, September 15, 2009 5:16:57 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Nhiều hơn cả một lời… Tri Ân

VietCatholic News (13 Sep 2009 15:15)

CẢNG HAMBURG - Có nhiều cách diễn tả lời cám ơn: Cám ơn bằng ánh mắt, cám ơn bằng lời nói, cám ơn bằng cách bắt tay, cám ơn bằng quà tặng… và lời cám ơn được ghi trên những trang sách.

http://catholicvideo.org.../90912CapAnamur12092009
Xem hình ảnh

Đúng như thế, hôm thứ bảy, 12/9/2009 tại bến cảng Hamburg, Đức quốc những Thuyền Nhân Tỵ Nạn Việt Nam tại Đức đã trang trọng viết bằng „những chữ hoa đẹp nhất“ trên cuốn sách to bằng đồng để tri ân dân tộc Đức và con tàu Cap Anamur: „Tri ân nhân dân Đức, chính quyền Đức, chính quyền Tiểu Bang Hamburg, nơi xuất phát của các con Tàu Cap Anamur, đã tiếp nhận người Việt Tỵ Nạn cộng sản. Tri ân Ủy Ban Cap Anamur do tiến sĩ Rupert Neudeck sáng lập, đã cứu vớt 11.300 Thuyền Nhân Việt Nam. Tưởng niệm các đồng hương tỵ nạn cộng sản đã bỏ mình trên đường tìm tự do.“



Khoảng 3.000 quan khách Việt-Đức tham dự Lễ Khánh Thành Tượng Đài Tỵ Nạn để tri ân Nhân Dân, Chính Quyền Đức và Ủy Ban CAP ANAMUR với một lễ hội trang trọng đặc biệt ngay bên bến cảng Hamburg với các con tàu qua lại và với trời nắng ấm nồng nàn của đầu thu, chính nơi bến cảng này "Ein Schiff für Vietnam" - „Một Con Tàu cho Việt Nam“ mang danh Cap Anamur khởi hành ra khơi chuyến đầu tiên vào ngày 13/8/1979 trực chỉ hướng Biển Đông. Và cũng tại nơi đây một lần tàu Cap Anamur đã mang hàng trăm người VN vượt biên được vớt từ Biển Đông đến thẳng tới Đức.

Khách Đức cũng đông và khách Việt càng đông hơn, có thể nói đó là những người đã được trao tặng mạng sống lần thứ hai từ sự cứu vớt của tàu Cap Anamur trên Biển Đông đầy sóng gió nguy hiểm và đã vượt thoát khỏi ngục tù cộng sản Việt Nam. Các yếu nhân chính trị cao cấp của Đức từ Liên Bang tới Tiểu Bang đều có mặt như Ông Dr. Wolfgang Schäuble (Bộ trưởng Bộ Nội Vụ CHLB Đức), Ông Franz Müntefering (Chủ tịch đảng Xã Hội SPD Liên Bang), Ông Arnold Vaatz (Phó chủ tịch Liên đảng CDU/CSU tại quốc hội Đức), Ông Dr. Ernst Albrecht (Cựu thống đốc tiểu bang Niedersachsen), Ông Hans-Ulrich Klose (cựu thống đốc tiểu bang Hamburg), Bà Prof. Dr. Karin von Welck (Bộ trưởng bộ Văn Hóa, Thể Thao và Truyền Thông tiểu bang Hamburg), Ông Heinz Georg Bamberger (Bộ trưởng bộ Tư Pháp tiểu bang Rheinland-Pfalz), Ông Dr. Philipp Rösler, gốc Việt Nam (Bộ trưởng bộ Kinh Tế và Giao Thông tiểu bang Niedersachsen), Ông Harry Voss (chủ tàu Cap Anamur, Port de Lumière), Ông Dr. Hans-G. Tafel và Bà Dr. Beate Lemke (bác sĩ thiện nguyện trên tàu Cap Anamur)… và còn rất nhiều quan khách Đức có liên quan đến Ủy Ban Cap Anamur đang có mặt.

Trong ngày hôm nay không thể thiếu hai nhân vật quan trọng nhất và là linh hồn của chiếc tàu Cap Anamur, đó là ÔB. Dr. Rupert và Christel Neudeck. Ông Neudeck vẫn như thuở nào cách đây 30 năm với dáng người gầy còm được tô điểm bằng hàm râu quai nón muôn thuở tuy đã bạc trắng theo thời gian, với chiếc áo thun trắng mang dòng chữ đỏ Cap Anamur và rất đơn sơ đôn hậu. Nếu không có hai ÔB Neudeck trong số 11.300 Thuyền Nhân được cứu vớt thì ai còn ai mất trước sóng gió hiểm nguy của Biển Đông, trước sự cướp bóc, hãm hiếp… của hải tặc Thái Lan?

ÔB Neudeck không lên mặt, không tự phụ, không khoe khoang, không áp đặt… nhưng rất hiền hòa giản dị (nhiều người Việt hôm nay còn mặc đẹp, lịch sự và trang trọng hơn cả hai ông bà nhiều) và giàu lòng nhân ái. Có lẽ hai ông bà đã thấm nhuần tinh thần Phúc Âm Công Giáo: „Ta đến để phục vụ“! Chẳng lạ gì điều này vì ông Neudeck là một vị tiến sĩ Thần Học.

Hàng ngàn người Việt hiện diện hôm nay đến từ đông tây nam bắc của nước Đức với gương mặt rạng rỡ, với tâm tình biết ơn và cũng có một chút tự hào về con tàu Cap Anamur. Con tàu này được ghi mãi trong tâm khảm người Việt tỵ nạn, đó là một biểu tượng của tự do, đó là một sự cứu sống lần thứ hai.

Điều ngạc nhiên cho người Việt hôm nay, họ đến bến cảng Hamburg không phải để nói lên lòng tri ân nhân dân Đức, nhưng ngược lại họ đã nhận được rất nhiều sự khen ngợi từ các nhà chính trị cao cấp của Đức. Ông Bộ trưởng Bộ Nội Vụ, Dr. Wolfgang Schäuble nhắc đến danh từ „Bereicherung“ nghiã là mang lại sự giàu có cho xã hội Đức chính là những «Boat People», Thuyền Nhân Tỵ Nạn cộng sản Việt Nam. Họ thành công trong cuộc sống, họ hội nhập tốt đẹp: «Wenn es ein Beispiel gibt, dass Integration keine Bedrohung ist, sondern Bereicherung, ist es die Geschichte der Menschen aus Vietnam, die unter uns leben». (Nếu cho một thí dụ về sự hội nhập không mang tính chất hăm dọa thì đó chính là lịch sử của những người dân đến từ Việt Nam, họ đang sống giữa chúng ta).

Hôm nay không cần nhắc đến những lời ngợi khen „quá cỡ“ về người Việt Nam từ ông Dr. Neudeck, một điểm chú ý khi ông phê bình về các „thày dùi chính trị“: Lúc khởi xướng con tàu Cap Anamur thì có bao nhiêu chống đối và ngăn cản thối lui. Khi ấy ông chỉ cần một hành động cụ thể phải được ra khơi thì các thuyền nhân VN mới không bị đắm chìm trong lòng biển. 30 năm sau hành động này của ông Dr. Neudeck đã đúng và nước Đức đã tự hào về chương trình nhân đạo cứu người Việt từ Biển Đông.

Việc xây dựng Tượng Đài Tỵ Nạn tại Hamburg đã được kết thúc sau 4 năm chuẩn bị. Bao nhiêu công lao và đóng góp của những người khởi xướng lấy danh Hội Xây Dựng Tượng Đài Tỵ Nạn Hamburg. Một thành quả chung của tập thể người Việt tỵ nạn tại Đức. Tượng đài tỵ nạn tại Hamburg sẽ là một ấn chứng của lòng nhân đạo vô bến bờ từ dân tộc Đức; Tượng đài sẽ là một nhắc nhở cho thuyền nhân VN nhớ đến sự vượt thoát nạn cộng sản để tìm đến nơi có tự do và nhân quyền thực sự.

Bến cảng Hamburg hôm nay đẹp hơn vì hàng ngàn người hiện diện trong bầu khí tự do, thân thiện, trong tâm tình tri ân. Và có lẽ đẹp hơn vì có thêm một di tích đẹp đáng xem.

Vì thế bến cảng Hamburg đã được mệnh danh là „Das Tor zur Welt“ (Cửa ngõ ra thế giới) và hôm nay còn được thêm danh xưng „Das Tor zur Menschlichkeit“ (Cửa ngõ đến tình người).

Chúng ta hãy trang trọng viết bằng những chữ HOA đẹp nhất: LÒNG TRI ÂN!

Cảng Hamburg, ngày 12/9/2009
Hà Long

http://www.vietcatholicn....com/News/Html/71122.htm
Users browsing this topic
Guest (4)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.