Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

5 Pages<12345>
Ngọc Tuyết
tocnguyet
#41 Posted : Tuesday, June 3, 2008 8:14:27 PM(UTC)
tocnguyet

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 15

Thanks: 3 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
ấy thế mà


ấy thế mà
Tóc Nguyệt


nhận lấy hân hoan
với niềm tin rực đỏ
những ngón tay cùng nhau gõ
vụng về duy nhất của con tim

ấy thế mà
trời đổi sắc xuân
con tàu đầy vết nứt
làm những con đường trơn trượt
những cạnh tình đầy vết tấy mưng

ấy thế mà
hân hoan nhận lấy.
tocnguyet
#42 Posted : Wednesday, June 4, 2008 9:42:17 PM(UTC)
tocnguyet

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 15

Thanks: 3 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Điệp khúc tình
Tóc Nguyệt


Một chút màu môi một chút hương
Một chiều xa vắng một chiều vương
Một thu rơi một đông quay quắt
Lạc lối một ngày ngợp nhớ thương
tocnguyet
#43 Posted : Monday, June 9, 2008 10:38:05 PM(UTC)
tocnguyet

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 15

Thanks: 3 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
những ngón tay
tóc nguyệt


ngồi buồn đếm ngón tay chơi
ngón cao ngón thấp thảnh thơi phơi mình
ngón buồn gánh hết điêu linh
ngón cao đứng giữa đón tình thế gian
ngón tay nhuộm nắng úa vàng
đăm chiêu lượm lặt
đục khàn hồn tôi .
tocnguyet
#44 Posted : Tuesday, June 10, 2008 7:12:44 PM(UTC)
tocnguyet

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 15

Thanks: 3 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
yêu thương
tóc nguyệt


ngày cuối năm
mẹ quặn thắt
nhớ đến con như chưa từng nhớ bao giờ
trời muôn sắc đường vạn người qua lại
mẹ mong con
như ngày xưa con ngóng mẹ về

câu dân ca
“chín chiều” gõ nhịp
tiếng ru hời kẽo kẹt võng đưa

nước mắt khô mẹ thấy dáng con cười
trời đất tưới màu xanh lên cỏ biếc
vết chân con thấu lòng đêm da diết
đượm màu trẻ dại ngày xưa
mùa mãi ngọt thổi qua chiều mát rượi
cành cây khô chờ đợi những cơn mưa

ngõ vắng quạnh hiu
tìm bầy chim sẻ nhỏ

mẹ một đời
ngóng đợi
yêu thương.
tocnguyet
#45 Posted : Thursday, June 12, 2008 12:49:32 AM(UTC)
tocnguyet

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 15

Thanks: 3 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Ốc gửi hồn
Tóc nguyệt


Ốc ơi
Ốc có mượn hồn
Biển đang nổi lửa
hoàng hôn trở về
Thun mình
trong cát chở che
Nhốt hồn đáy vỏ
phong ba nổi chìm
Đập tan
vỏ ốc để tìm
Sầu riêng hồn gửi
đem dìm biển khơi
tocnguyet
#46 Posted : Friday, June 13, 2008 12:22:56 AM(UTC)
tocnguyet

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 15

Thanks: 3 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
mặn
tóc nguyệt


răng mê muối mặn cắn làm đôi
có mặn lắm không
hỡi lưỡi đời
muối mặn vô tình
nên biển mặn
triều dâng nỗi mặn
giọt tim rơi . . .
tocnguyet
#47 Posted : Friday, June 13, 2008 10:19:06 PM(UTC)
tocnguyet

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 15

Thanks: 3 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Lời riêng
Tóc Nguyệt


Trăng nằm ngã bóng mộng thềm tiên
Cắt nửa vầng yêu gởi nét huyền
Đó dấu chân in mòn lối nhớ
Đây mùa nắng giữ ngập đường quên
Ai đi bỏ lại ngày thơ dại
Kẻ đến tìm về giấc ngả nghiêng
Hạ đỏ thu vàng đông lạnh quá!
Mấy mùa khắc khoải đọng lời riêng
tocnguyet
#48 Posted : Saturday, June 14, 2008 10:28:33 PM(UTC)
tocnguyet

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 15

Thanks: 3 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)




tocnguyet
#49 Posted : Tuesday, June 17, 2008 10:04:11 AM(UTC)
tocnguyet

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 15

Thanks: 3 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Viết đôi điều về tập thơ GIỌT ĐẦY GIỌT VƠI
của Ngọc Tuyết (Tóc Nguyệt)

Tác giả NHƯ ANH
Tháng 3.2005, tập thơ Giọt đầy giọt vơi (GĐGV) do NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành, có mặt trên các cửa hàng sách. Tác giả là Ngọc Tuyết, tên thật Nguyễn Ngọc Tuyết, có bút danh thứ hai là Tóc Nguyệt. Quê quán ở TP. Đà nẵng. sống và làm việc tại TP. HCM với nghề nghiệp Thiết kế Mỹ thuật dù chị tốt nghiệp cử nhân Văn.
GĐGV thoạt nhìn đã gây ấn tượng về cái màu tím hoa cà của bìa và đôi môi trần tục, đam mê, tham vọng bị che khuất một nửa của tranh bìa.
Giọt đầy giọt vơi có bài giới thiệu Một cánh chim lạ của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Lang Quân như là tựa sách. Đoạn kết, ông viết: “Thơ Ngọc Tuyết (Tóc Nguyệt) như những đoá hoa đầy màu sắc dâng hiến cho vườn thơ. Cô thoát qua thời kỳ ươm cánh lông tơ, trang bị cho mình bộ lông vũ khoẻ mạnh để có thể chở được những bài thơ vững vàng từ hình thức đến chất hồn sâu lắng”.
Đọc đoạn kết ấy đã khiến người yêu thơ không thể dừng lại ở một vài trang. Và tôi cũng vậy khi viết giới thiệu tập GĐGV này.
Giọt đầy giọt vơi về hình thức lạ hơn những tập thơ khác vì khổ thơ 12x20cm thay vì 13x19cm thường gặp. Và tất cả những tựa thơ đều phông chữ thư pháp đẹp. Đặc biệt cách trình bày bài thơ có nhiều khoảng trắng do xuống hang và ngắt câu theo cảm xúc của nhà thơ.
Tập thơ có 106 bài thơ nhiều thể loại. Tập thơ có nhiều mảng đề tài biểu cảm sắc thái tâm linh, triết lý, tình yêu mà nỗi đau tình yêu nam nữ như một hố thẳm.
Tình yêu là một đề tài chiếm ưu thế lấp đầy những trang thơ trong GĐGV. Tình yêu đã trở thành giọt đầy giọt vơi thì đúng là một cuộc tình đầy nước mắt. Nỗi đau tình yêu đã sản sinh những con chữ mới lạ, vừa mạnh mẽ vừa ngọt ngào, vừa u ẩn vừa hiếu động. Đặc biệt những âm thanh tạo ra bởi những hình tượng song biển, núi rừng, cây cỏ, đất đá vv…
Xin giới thiệu ít câu thơ chị sử dụng động từ có sáng tạo và biểu cảm mạnh mẽ: “Ta nuốt vào đêm từng ngụm nhớ” (Khói Sương). “Thôi thì hãy nuốt tình chung” (Thẩn thờ). “Ngẩn ngơ ôm lấy tình ghì lại/ Phá sản nợ đời vắt đếm đong” (Biêng biếc). “Xé hạnh phúc tận cùng trong thương nhớ”. “Vốt hạt sương khuya ủ mộng đêm”.vv…
Và một ít câu thơ có sáng tạo ngôn ngữ, sáng tạo ý từ như: “Em buông tiếng thở dài vào hư cõi/ Nhìn người đi mang những chiếc theo” (Dạ khúc). “Tắm gội khuôn rằm đời êm ả/ Nhặt bớt chút vàng gửi chút son” (Trăng hạ). “Mây khói bồng phương gió cũng vui” (Bụi hồng). “Thiết tha gió nấc trong cây” (Thẩn thờ). “Ngày vương nửa chiếc trăng tà” (Dấu yêu). “Hãy để tình em thở đến già”. “Mỉm cười thách đố lửa đen cồn cào”. Và “Mênh mông lời gió lũ rơi đầu mùa” (Giọt đầy giọt vơi).
Đọc tiếp những câu mà hình tuợng chị thổi hồn vào: “Hãy giử lấy những gì đất thấy”. “Gió kia đậu lại ngoài hiên” và “Đá vỗ bập bềnh lời ca” (Tưởng rằng) “Trăng yêu kiều nằm gối đầu hôn biển / Sóng vỗ về ru ngủ một đời trăng”. (Tình hoang tưởng).vv…
Những con chữ ấy mang khối tình si chua xót lưu giữ trong ký ức như những ung nhọt không lành mà thơ ca cũng là cách thổ lộ, có thể làm vơi, làm nhẹ một phần sự u uẩn, nỗi đau tâm hồn đó. Người không làm thơ thường hay khóc là vậy. Những giọt nước mắt tuôn trào sẽ nhẹ bớt nỗi đau.
Không ẩn uất sao được khi: “Nửa yêu giấu kín một mình” (Nửa). Khi: “Phố Cổ biến tình tôi thành cổ tích” (Cổ tích). Khi: “Im lặng lắng nghe tim nói nhỏ/ Dành một ngăn nho nhỏ giấu đời/ Dành một chút khoanh tròn mỗi nhớ/ Dành một lời cô đọng vành môi” (Lắng nghe chia xa). Chia xa để nhớ. Lãng mạn. Dường như người ta sinh ra là để yêu? Có lẽ B Discesell nói đúng: “Mọi ngưòi sinh ra là để yêu. Đó là nguyên lý và cứu cánh duy nhất của cuộc sinh tồn”. Cái cõi trần này dường như đã đầu thai vào đều phải chịu đau khổ. Nên Nguyễn Gia Thiều đã viết: “Trần có vui sao chẳng cười khì”. Chị yêu và chị đau khổ: “Nhìn lại đời sóng vỗ bao ngày” (Lắng nghe chia xa). Hay: “Chỉ niềm đau đầy đặn/ và niềm vui gầy mòn” (Mưa đêm). Không riêng gì niềm vui gầy mòn mà tôi nghĩ than thể chị cũng gầy mòn theo những giấc mơ: “Thương không đặng nhớ thôi đừng/ vậy ta ôm cả nuôi rừng chiêm bao”.
Tình yêu trong cuộc sống có tính hiện thực, đời thường, có sự quan hệ mẹ cha, chông con, bè bạn rất ít trong thơ chị như: “Bao giờ tim sẽ thôi vương/ bao giờ em sẽ thôi thương nửa mình”. Liên thơ lục bát của bài thơ Bao giờ viết về kỷ niệm ngày cưới. Ta nghe ngọt ngào chung thuỷ. Hay: “Em cho riêng tình anh/ Trời cho nhau duyên lành/ Mẹ cho mình than xác/ Tạ ơn trời cùng đất/ Tạ ơn mẹ cùng cha”. Một khổ thơ của bài Khúc tạ ơn viết tặng ông xã trong ngày sinh nhật. thật đằm thắm, nồng nàn và tử tế. Phải chăng ở chị có hai con người, có hai tâm hồn? Không thể nào!
Thật tình không nên đem thơ ra mổ xẻ, phân tích, tìm hiểu tác giả. Làm như vậy sẽ không còn là thơ nữa, bởi nó kỳ diệu, nó thanh cao, nó mơ hồ, nó sâu xa với nhiều tầng ngữ nghĩa. Vì vậy mà người Trung quốc xưa đã nói: “Thi thị khả giải bất khả giải chi gian”. Ý nói thơ là giữa cái có thể giải thích và cái không thể giải thích. Thơ không thể giải thích thường rơi vào cõi tâm linh, cõi đạo. Và ta cũng thấy những vần điậu ấy lãng đãng trong thơ chị: “Hãy nhìn xuống trông hòn đá cuộ/ Tim đá tròn mắt đá màu vôi / Đường đi qua đá xưa nằm lại / Đợi chân người đánh thức miên côi” (Tôi chờ). Phi lý mà có lý, bởi đó là biểu tượng, là ẩn dụ. Và: “Tôi lặng chờ cát hoá lưu ly” (Tôi chờ). Hay: “Cúi xuống nghe lời cây cỏ gọi / Nắng ngọt ngào thổi ấm mầm côi” (Điệp khúc). Cúi xuống hay nhìn xuống là nhìn vào tâm thức, nhìn vào chính mình, khôngbị chi phối. Chỉ những khi ấy ta mới biết đích thực mình là ai? Và chị đã thấy: “Que diêm cuối thấy tiền thân hiện / Chạm bóng mình trơ trọi thiên thu” (Que diêm cuối).
Qua sự trích dẫn ta thấy trong GĐGV có nhiều mảng đề tài với nhiều nội dung được thể hiện bằng nhữngvần điệu ngắt dòng mới mẻ với thơ mới, thơ lục bát và vần điệu nghiêm túc, đối ngẫu chỉnh chu với thể thơ Đường luật. Phần ngôn từ rất sâu sắc, rất mới mẻvề sự sang tạo, nghĩa nội hàm, về sắc thái ẩn dụ. Có thể ví von thơ luật Đường của chị là một thứ rượu mới đựng trong bình cũ. Khép lại, điều tôi muốn giới thiệu với bạn đọc tập thơ Giọt đầy giọt vơi là bạn không chỉ đọc niềm vui tinh thần mà còn là sự bổ ích về nhận thức sử dụng động từ và ngôn từ sáng tạo.
NHƯ ANH (Tiền Giang 1/8/2005)
(Trích - Ai Tri Âm Đó - 2005)
tocnguyet
#50 Posted : Thursday, June 19, 2008 11:19:38 PM(UTC)
tocnguyet

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 15

Thanks: 3 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)


ĐÔI ĐIỀU VỀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT THẤT NGÔN BÁT CÚ
TRONG THI PHẨM CỦA NHÀ THƠ NỮ NGỌC TUYẾT


Thưa Quí vị và các bạn,

Các tập thơ trước của chị là Giọt Đầy Giọt Vơi, Lá Trở, và Sang Mùa được tuần tự xuất bản vào các năm 2005, 2006, 2007. Tôi được đọc các tập thơ thứ hai và thứ ba trong số đó. Điều khiến tôi chú ý trước tiên trong các tập thơ ấy là những bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú của chị.

Có lẽ Ngọc Tuyết là một trong số rất hiếm hoi các nhà thơ ở thành phố mà trong ba năm liên tục đến nay mỗi năm đều có tác phầm mới ra đời. Nếu coi đó là một đặc điểm, thì đặc điểm thứ hai của chị, theo tôi, là những bài thơ Đường luật trong các tập thơ mà tôi vừa nói. Hiện nay rất ít nhà thơ còn làm thơ Đường luật; số nhà thơ nữ làm thơ thất ngôn bát cú lại còn ít hơn nữa.

Thơ thất ngôn bát cú từng bị chê bai bài bác trong phong trào Thơ Mới vào những năm 30 của thế kỷ 20, nếu nó còn lây lất đến nay cũng chỉ là “sống ráng” ở trên mức “sống chui”. Và thơ Đường hầu như vắng mặt trong các thi phẩm của các nhà thơ của chúng ta xuất bản hàng năm. Tuy tại Thành phố HCM có một câu lạc bộ thơ Đường của tổ chức văn hóa UNESCO mà vừa rồi có ấn hành hai tập thơ thất ngôn bát cú rất dày gồm thơ của các hội viên, mỗi tập có lẽ khoảng năm – bảy trăm trang, nhưng đó là sinh hoạt mang tính phong trào, không có sự tham dự của các nhà thơ chuyên nghiệp. Vì vậy, tôi thấy sự có mặt của thơ thất ngôn Đường luật trong các thi phẩm của nhà thơ Ngọc Tuyết là một điều đặc biệt đáng chú ý.

Thơ thất ngôn bát cú là một thể thơ cổ của Tàu, với các đặc tính hạn vần, hạn chữ, và yêu cầu niêm luật rất khắc khe, nên không còn được nhiều người, nhất là người trẻ bây giờ, ưa thích. Nếu khoảng nửa đầu thế kỷ trước các tên tuổi như Đông Hồ, Mộng Tuyết, Quách Tấn, Bùi Khánh Đản… còn quen thuộc trên thi đàn thì bây giờ dường như độc giả ở tuổi 40 trở lại không mấy người nhắc đến thơ Đường luật. Từ sau tác phẩm “Mùa Cổ Điển” của thi sĩ Quách Tấn vào đầu những năm sáu mươi của thế kỷ 20, mãi đến gần đây mới chỉ có một nhà thơ lão thành Đinh Vũ Ngọc ở Quảng Nam ra mắt tập thơ “Nằng Vườn Xưa” với toàn thể thơ thất ngôn bát cú, mà người đọc ông hầu hết là người lớn tuổi. Còn về các nhà thơ nữ thì từ sau khi nữ sĩ Mộng Tuyết xứ Hà Tiên im tiếng trên thi đàn từ hơn nửa thế kỷ trước (Bà mới qua đời gần đây), cho đến nay dường như chưa có hay không có mấy nhà thơ nữ in thơ Đường luật trong thi phẩm của mình – nếu họ có làm thơ Đường luật.

Như chúng ta đã biết, nền thi ca Việt Namđã và đang trải qua nhiều bước cải cách. Nhiều người còn đang bàn cãi những bước cải cách ấy là tiến hay lùi, đưa thơ đi sâu vào lòng người hay ngày càng rời xa người đọc. Trong quá trình tự lột xác liên tục của thơ, Thơ Mới của phong trào Thơ Mới thập niên 30 thế kỷ trước đã bị coi là cũ; từ khoảng cuối thập niên 50 thế kỷ 20, một số nhà thơ ở miền Bắc, trong đó có nhà thơ Trần Dần, đã bắt đầu các thể nghiệm cách tân thơ, rồi đầu thập niên 60 thế kỷ trước, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền trong Nam cùng với một số thi sĩ trong nhóm Sáng Tạo đề xướng Thơ Tự Do không vần điệu, từ đó ra đời loại thơ phá thể, rồi thơ giống văn xuôi – gọi là thơ xuôi – vân vân… và bây giờ người ta đang nói và làm thơ hậu hiện đại, thơ internet…. Vậy mà nhà thơ nữ của chúng ta vẫn “hồn nhiên” làm thơ thất ngôn Đường luật và “hồn nhiên” in thơ Đường luật của mình trong các thi phẩm chính thức! Như thế là đặc biệt lắm chớ sao!

Nhà thơ Ngọc Tuyết có những câu thơ lục bát sâu lắng như thế này: nhủ lòng / thôi chớ hoài mong / càng chia / càng thiếu / càng đong / càng đầy / địa đàng / ôm cả vào tay / dẫu mai / tim ứa giọt cay / cũng đành…

(Dẫu Mai)

và chị đã đưa tình cảm dịu dàng đằm thắm của mình vào thể thơ thất ngôn bát cú rất hồn nhiên, khiến người ta không nhận ra hai thể thơ ấy và các thể thơ khác nữa đang nằm bên nhau trong cùng thi tập:

Lá tím hôm nào giấu ở đâu

Mùa thu đục ẩm mắt thu sầu…

(Lá Tím)

Hoặc

Tóc rối lưng chiếu mắt chấm vai

Hồn hoa nghiêng ngả gọi đêm dài

Gió đưa mằn mặn mầm thương lạ

Cỏ ngậm nồng nồng sợi nhớ sai…

(Nghiêng Chiều)

Thơ thất ngôn bát cú thường được coi như một bức tranh dù trữ tình hay tả cảnh, mà nếu mỗi câu thơ được coi như một nét vẽ, thì trừ câu phá đề và câu thúc – tức câu đầu và câu cuối - bức tranh chỉ bao gồm không hơn sáu nét vẽ. Vì vậy mỗi nét vẽ phải hết sức cô đọng và hàm súc – không thể thừa và không được thiếu. Người ta chê thơ thất ngôn bát cú chính vì sự “chật chội” đó. Nhưng sự chật chội trong khuôn khổ bài thơ vẫn không gò bó được tình cảm của chị gởi vào thơ. Chẳng hạn bài thơ có tựa là Có dưới đây của nhà thơ Ngọc Tuyết:



Có con đường nhỏ có vòng tay

Có một chiều mưa ướt đẫm ngày

Có phút hồn nhiên môi mắt lịm

Có giây kỳ diệu gối chăn đầy

Có đời căng mạch nghe tình dậy

Có đất vươn mình đợi nắng vây

Có biển cùng ta đi ngủ muộn

Có ai nhớ chuyện đã yêu này.

Thất ngôn bát cú trước hết là là lối thơ ưa thích của các nhà trí thức thời xưa, tức các nhà nho. Các cụ là người có học vấn cao và uyên bác; tâm hồn các cụ thấm nhuần phong cách đĩnh đạc trịnh trọng của các vị thánh hiền, thơ của các cụ không phô diễn các cảm xúc cực đoan gay gắt hay sống sượng thô thiển, cho nên đây là một thể thơ sang trọng và tao nhã, và dường như nó có vẻ đặc biệt thích hợp với phong cách trầm tĩnh điềm đạm và tình cảm đằm thắm nhưng chừng mực của Ngọc Tuyết, một nhà thơ vốn từng tốt nghiệp đại học khoa khoa ngữ văn, và có lẽ vì vậy đã có cơ hội cảm nhận tính chất của thể thơ cổ đó gần gũi và phù hợp với tâm tình dịu dàng kín đáo của mình.

Tuy không so sánh được với sự sang trọng và đĩnh đạc trong thơ thất ngôn bát cú của vị nữ lưu tiền bối là Bà Huyện Thanh Quan

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương…

Nhưng nhà thơ Ngọc Tuyết vẫn luôn giữ được sự chừng mục trong tình cảm của mình thể hiện trong thơ Đường luật của chị. Dường như nhà thơ có điều gì đó không trọn vẹn trong tình cảm đời thường, nhưng trong các tập thơ của chị mà tôi đã đọc, lời thơ không tỏ chút gì dằn vặt khắc khoải và nỗi đam mê khao khát tình yêu được thể hiện rất nhẹ nhàng bóng bẩy.

Vòng tay nồng thắm trói hồn em,

Có thế mà thôi nhớ đến mềm

Cát trắng phơi mình chờ biển dạo

Biển bờ đợi gió đếm chiều lên…

(Sóng Gọi)

Hoặc có táo bạo lắm cũng chỉ đến chừng này:

Ước gì trời đất ngừng xoay chuyển

Vũ điệu ái tình quấn quít trao.

(Vũ Điệu)

Thơ bát cú Đường luật đòi hỏi phải có đối ở hai cặp “thực” là “luận” là các câu 3 – 4 và 5 – 6. Chính cái việc đối này thường là một thách thức như con dao hai lưỡi: nó là chỗ rất dễ để lộ sự non tay của tác giả khi các câu đối có vẻ cũ và sáo mòn; hoặc nó chứng tỏ bản lãnh vững vàng của tác giả với những vế đối mới mẻ, “xuất sáo” và sáng tạo, như hai câu 3 và 4 trong bài

Ngược Gió:

Muốn hỏi rằng ai có khỏe không

Nhưng sao lại thấy đắng nơi lòng

Bởi mây vắng gió mây buồn trắng

Vì nắng đan mưa nắng khó hồng…

Hoặc hai câu 5 và 6 trong bài

Lá Tím



Bắt nắng cuộc đời va bãi cạn

Tung bờm mùa lũ vượt dòng đau



Ở trên tôi có nói thơ bát cú Đường luật đòi hỏi phải tuân theo niêm luật rất khắc khe. Ngoài luật bằng trắc, vần và đối, nhà thơ phải để ý đến qui định:

Nhất tam ngũ bất luận

Nhì tứ lục phân minh

Nghĩa là âm của các chữ thứ nhất, thứ ba và thứ năm trong câu thơ thì không nhất thiết phải theo luật bằng trắc, nhưng các chữ thứ hai, thứ tư và thứ sáu của mỗi câu phải tuân thủ âm bằng trắc rõ ràng. Như thế gọi là đúng niêm. Câu thơ sai âm bằng trắc ở các chữ đó thì gọi là câu thơ thất niêm.

Và câu thơ cuối cùng này trong bài thơ Ta Với Ta của chị là một câu thơ thất niêm.

Đời mãi rẽ ngày hoài trống vắng

Cuối vườn yêu thương nhớ chưa qua.

Chữ thương là chứ thứ tư, âm bằng, trong khi theo câu thơ nó phải là âm trắc.

Tuy nhiên chính sự thất niêm cố ý này đã tạo hiệu ứng cho câu thơ, khiến câu thơ bảy chữ gồm sáu âm bằng trở nên một lời than tiếc không nguôi, chớ không phải lời phát biểu một sự kiện đơn giản và khô khan.

Giả dụ tác giả thay từ thương bằng một từ nào đó có âm trắc, từ “nỗi”, chẳng hạn, câu thơ sẽ là

Cuối vườn yêu nỗi nhớ chưa qua

Thì câu thơ đúng niêm luật, nhưng đó là một câu thơ thật bình thường như kể một sự kiện mà thôi, không có hiệu ứng khiến người nghe cảm nhận được sự than tiếc của tác giả. Chính thủ thuật này cho thấy nhà thơ đã rất chắc tay trong xử lý niêm luật thơ Đường.

Khi mới tập đi xe đạp, chúng ta thường bấu chặt hai bàn tay vào “ghi đông” xe, mà xe vẫn cứ ngã. Sau khi đã đi thạo, chúng ta không còn nhớ đến việc phải giữ chặt “ghi đông” xe nữa, đôi khi chúng ta có thể chỉ cầm lái một tay, hoặc thậm chí có thể buông cả hai tay mà xe vẫn chạy băng băng. Làm thơ Đường luật dường như cũng phần nào tương tự như vậy. Khi luật thơ đã hòa nhập vào hồn thơ rồi, nhà thơ không còn bấu chặt tay vào niêm luật nữa.

Trước đây nhà thơ Xuân Diệu đã từng tấm tắc tâm đắc với một từ thất niêm trong câu thơ Nguyễn Trãi:

Tuổi già tóc bạc cái râu bạc

Một ngọn đèn xanh con mắt xanh

“Cái râu bạc” toát lên một cái gì đó có vẻ ngang tàng khí khái, hơn là “Chòm râu bạc” rất hiền hậu, yên thân.

Câu đầu và câu thứ ba trong bài thơ tuyệt tác Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu đều thất niêm. Câu thứ ba thì trong bảy chữ đã sáu chữ mang âm trắc:

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ

Thử địa không dư hoàng hạc lâu

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản

Câu thơ toàn âm trắc khúc khắc gập ghềnh như thể tác giả tuyệt vọng vì hạc vàng đã bay mất từ xưa không bao giờ trở lại nữa.

Nói dài dòng như thế, tôi không hề có ý thổi phồng phỉnh nịnh nhà thơ Ngọc Tuyết làm thơ Đường luật có tài năng ngang hàng với Nguyễn Trãi, nhà văn hóa lớn của Việt Nam, và thi hào Thôi Hiệu đời Đường của nước Tàu cổ. Dĩ nhiên nếu khắc khe một chút người ta có thể tìm thấy đây đó trong những bài thơ Đường luật của chị những chỗ có lẽ còn chưa vừa ý với chính tác giả của chúng. Chẳng hạn, cùng với nhiều nét mới và sáng tạo, trong thơ Đường luật của chị thỉnh thoảng có một đôi chỗ chưa tránh được những từ quá cũ hay những ý khuôn sáo. Ví dụ:

Ai làm con tạo ngược vần xoay…

(Nợ)

Hoặc

Từ độ trăng về qua lối mộng

Bao lần bão nổi cuộn hồn hoa…

(Ta Với Ta)

Nhưng mà ở đời có ai toàn bích đâu? Vả lại sự nghiệp thơ của chị còn rất dài, nếu mỗi năm chị vẫn đều đều có tác phẩm mới ra mắt người yêu thơ thì chắc gì ở đó người ta còn dịp gặp lại những nét chưa tinh lọc đó nữa. Trong bài thơ Ngược Gió của chị có câu:

Vì nắng đan mưa nắng khó hồng

Ba từ nắng đan mưa vẽ một cách rất mới cảnh trời vừa mưa vừa nắng, và cảnh lòng với niềm vui buồn đan xen nhau, thật đắt.

Và câu cuối trong bài thơ Lá Tím, tác giả viết:

Mặn chát tình ta bóng bạc màu,

Với phát hiện bóng bạc màu chị đã thật sự đóng góp thêm một nét sáng tạo rất mới trong thơ.

Trong các tập thơ của Ngọc Tuyết mà tôi được đọc, chị sáng tác với nhiều thể loại thơ rất phong phú, từ thơ ba câu, bốn câu, tám câu; thơ hai chữ, ba chữ, bốn chứ, năm chữ, bảy chữ, lục bát, thất ngôn Đường luật, và cả thơ văn xuôi, trong đó những bài thơ thất ngôn Đường luật của chị đã “chung sống hài hòa” với các thể thơ khác, và cùng thể hiện một tâm hồn thơ nữ đằm thắm, dịu dàng, phản ánh phong cách điềm đạm và chừng mực của chị trong cuộc sống đời thường.
Xin chúc chị ngày càng đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong nghệ thuật.
Cám ơn quí vị và các bạn đã lắng nghe.

Thiếu Khanh.


Nguồn - http://www.nnyvn.com/nguyenngoctuyet/
tocnguyet
#51 Posted : Friday, June 20, 2008 11:45:16 PM(UTC)
tocnguyet

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 15

Thanks: 3 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Từ nhân Lý Thanh Chiếu đời Nam Tống
Tác giả: Nguyễn Ngọc Tuyết


Lý Thanh Chiếu (1084 - 1151) là nữ sỹ đời Nam Tống. Bà hiệu là Dị An cư sĩ người đất Chương Khâu - Tề Châu (nay thuộc Sơn Đông). Bà là con gái của học giả nổi tiếng đương thời Lý Cách Phi và thân mẫu cũng xuất thân trong gia đình danh giá. Lý Thanh Chiếu từ nhỏ đã hấp thụ được một nền văn hóa tốt từ song thân. Từ lúc còn là thiếu nữ bà đã làm thơ, từ có tiếng, từ của bà phần lớn viết về cuộc sống rất bình dị, hoạt bát lý thú, điệu vần trong sáng, tình cảm tự nhiên trong phong cảnh xinh tươi, hữu tình
Một hôm Lý Thanh Chiếu cảm thấy đầu hơi nằng nặng, bà nhớ lại đêm qua mưa thưa gió lớn, một mình độc ẩm vài ly, hơi ngà ngà say, nằm xuống là không còn biết gì nữa. Phải rồi, cây hải đường ngoài sân sau một đêm mưa gió, giờ đã ra sao rồi? “ Chẳng sao cả, như hôm qua” - Người thị nữ trả lời. Bà đến bên cửa sổ nghiêng mình ra xem và tự vấn: “Làm sao như hôm qua đựơc”. Bà hơi suy tư rồi lấy bút ra viết nên bài từ:

Như Mộng Lệnh – Lý Thanh Chiếu

“Tạc dạ vũ sơ phong tụ,
Nồng thụy bất tiêu tàn tửu.
Thí vấn quyển liêm nhân,
Khước đạo hải đường y cựu.
Tri phủ? Tri phủ?
Ưng thị lục phì hồng sấu.”

Như mộng lệnh

Tối qua mưa nhẹ gió to
Ngủ say chưa tiêu men rượu
Hỏi thử người treo rèm
Lại bảo hải đường như cũ
Nào phải? Nào phải?
Chừng hẳn xanh mập đỏ gầy.
( Người dịch - Ngọc Tuyết)

Như Mộng Lệnh

Tối qua gió mạnh mưa thưa
Uống say ngủ giấc cũng vừa hết đêm
Ướm lời hỏi kẻ treo rèm
Hải đường như cũ bên thềm hôm qua
Biết chăng? Có biết chăng à!
Một màu xanh lá còn hoa đỏ gầy.
(Người dịch: Ngọc Tuyết)

Năm 18 tuổi, bà kết hôn với con trai Tể tướng Triệu Đĩnh Chi, tức Thái học sinh Triệu Minh Thành, có thể nói đây là mối nhân duyên tốt đẹp nhất thời Bắc Tống. Triệu Minh Thành là một nhà khảo chứng kim thạch học nổi tiếng. Lúc đầu, bà cùng chồng chuyên tâm vào nghiên cứu, sưu tập, chỉnh lý Thư hoạ, kim thạch, tâm đầu ý hợp yêu thương nhau. Triệu Minh Thành đi làm quan nơi xa và sống trong hoàn cảnh đó, Lý Thanh Chiếu cảm thấy cô đơn, buồn tẻ đã viết rất nhiều những bài từ miêu tả cảnh ly biệt, nhớ thương, ao ước có cuộc sống tình cảm yêu thương bất tận. Những bài ấy cũng làm cho chồng bà ghen vì quá giàu tình cảm.

Tuý Hoa Âm – Lý Thanh Chiếu

Bạc vụ nùng vân sầu vĩnh trú,
Thuỵ não tiêu kim thú
Giai tiết hựu trùng dương,
Ngọc chẩm sa trù,
Bán dạ lương sơ thấu.

Đông ly bả tửu hoàng hôn hậu,
Hữu ám hương doanh tụ.
Mạc đạo bất tiêu hồn,
Liêm quyển tây phong,
Nhân tỷ hoàng hoa sấu.

Tuý Hoa Âm

Khói nhạt mây dày ngày ủ rũ
Hương ở lò kim thú
Tiết trời dịp trùng dương
Màn the gối ngọc
Đêm khuya lạnh len vào

Bờ đông nâng chén sau hoàng hôn
Tay áo ủ đầy hương
Đừng nói cảnh chẳng tiêu hồn
Rèm cuốn gió tây
Người so hoa vàng võ.
(Người dịch: Ngọc Tuyết)

Tuý Hoa Âm

Sầu cao đùn khói như mây
Lò vàng đã nguội hương bay thoảng hồn
Trùng dương cảnh đẹp núi non
Nửa đêm chăn gối chỉ còn lạnh len

Phía đông bờ giậu buồn chen
Hoàng hôn sau buổi muộn phiền uống say
Giấu hương trầm ở khăn tay
Lẽ nào thương nhớ chẳng đầy hồn ai
Gió tây thổi nhẹ rèm lay
Chợt nhìn thấy dáng người gầy như hoa.
(Người dịch: Ngọc tuyết)

Thế rồi, cuộc sống bình yên tốt đẹp đã bị chiến tranh tàn phá. Năm Tĩnh Khang (1127) thời Bắc Tống, quân Kim đánh Tống, bà theo chồng chạy xuống phương Nam Nam . Trong chiến loạn Lý Thanh Chiếu không những mất đi 15 xe “kim thạch thư họa” mà bà đã cùng chồng chắt chiu bao năm nhịn ăn nhịn mặc để thu thập được và bà đã mất cả người chồng yêu quý. Từ đó cuộc sống bắt đầu khốn khổ, thân gái dặm trường, phiêu bạt, tinh thần càng lúc càng suy sụp cùng những trăn trở, nên viết khá nhiều bài từ bày tỏ sầu bi trong bối cảnh ảm đạm này.
Một mình đối diện với màu tranh tối sáng của bầu trời, một cơn gió đêm thổi đến làm lạnh cả người, Lý Thanh Chiếu bên cửa sổ mới quay đầu nhìn ly rượu lòng buồn man mác, không thể nào uống nổi. Trên không, hàng nhạn từ phương Bắc bay về Nam Nam tiếng nhạn kêu vang vọng cả không trung. Bắc nhạn bay về Nam Nam lòng bà đau như xé: Quê hương của ta, Tề Nam Nam ta ơi! Một cơn gió thổi thốc đến làm những đoá cúc vàng trong vườn rơi đầy mặt đất, xót xa thay cho những cánh hoa.
Bà chẳng buồn quét dọn dẫu rằng mặt đất đầy những xác hoa, vẫn lặng thinh đứng bên song cửa sổ để nghe trái tim mình nặng trĩu. Trời càng lúc càng tối mưa đang lất phất, tiếng tí tách của mưa phát ra từ trên cây ngô đồng như đang nhỏ từng giọt vào lòng bà khiến nỗi ray rứt, buồn đau như con nước thuỷ triều, ngọn đèn dầu được thắp sáng những bản thảo đầy bàn.
Nước mất nhà tan, Lý Thanh Chiếu chạy đến miền Nam Nam , tinh thần hoàn toàn bị suy sụp, đả kích, tính tình càng âm trầm và cô đơn hơn, quả thật bà không biết những ngày như thế này phải làm sao? Bà viết rất nhiều thi, từ vì chỉ có sáng tác mới giải bày được tâm tư tình cảm. Nhưng những bài thi, từ vào thời gian này đã mất đi sự xinh tươi, thánh thót cùng sảng khoái của ngày còn ở quê nhà, thay vào đó là những bi thương, nặng nề, sầu thảm… Vậy là, bà trút tất cả vào trang giấy những nỗi niềm, những sầu bi…

Thanh Thanh Mạn – Lý Thanh Chiếu

Tầm tầm mịch mịch,
Lãnh lãnh thanh thanh,
Thê thê thảm thảm thích thích.
Sạ noãn hoàn hàn thời hậu,
Tối tan tương tức.
Tam bôi lưỡng trản đạm tửu,
Chẩm địch tha vãn lai phong cấp!
Nhạn quá dã,
Chính thương tâm,
Khước thị cựu thời tương thức.
Mãn địa hoàng hoa đôi tích,
Tiều tuỵ tổn,
Như kim hữu thuỳ kham trích?
Thủ trước song nhi
Độc tự chẩm sinh đắc hắc!
Ngô đồng cánh kiêm tế vũ,
Đáo hoàng hôn, điểm điểm tích tích.
Giá thứ đệ,
Chẩm nhất cá sầu tự liễu đắc!

Thanh Thanh Mạn

Lần lần, giở giở
Lạnh lạnh lùng lùng
Cảm cảm thương thương nhớ nhớ
Thời tiết ấm lên lại rét
Càng thêm khó ở
Rượu nhạt uống đôi ba chén
Không chống nổi chiều về gió dữ
Nhạn bay qua
Đang đau lòng
Lại đúng bạn quen biết cũ.

Chồng chất hoa vàng khắp chỗ
Buồn bực nỗi
Giờ đây còn ai bẻ nữa
Đen kịt nhường kia
Một mình giữ bên cửa sổ
Cây ngô đồng gặp mưa bay
Buổi hoàng hôn thánh thót giọt nhỏ
Nối tiếp vậy
Ghê gớm sao, sầu kia một chữ.
(Người dịch: Nguyễn xuân Tảo)

Đây là bài từ “Thanh Thanh Mạn” nỗi tiếng của Lý Thanh Chiếu sau những ngày chạy xuống Giang Nam, nỗi nhớ thương cố quốc, tình cảm cô liêu u tịch, phong cách kín đáo thâm trầm, xót xa cho kiếp hồng nhan bạc mệnh. Mở đầu với 14 điệp tự đã nói lên được nỗi lòng lúc âu sầu, uyển chuyển, lúc búc xúc, dồn dập nhảy múa khiến cho người đọc cũng như những nhà bình luận thi ca luôn khen tặng.
Sáng tác từ của bà gồm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu thư nhàn, thoát tục; giai đoạn thứ hai ngậm ngùi, than thở cho thân thế của mình, mang nhiều tính hoài niệm. Xét về hình thức, bà thường dùng thủ pháp miêu tả trực tiếp, ngôn ngữ thanh tú, mỹ lệ. Luận về từ bà thường nhấn mạnh vào vận luật, chú trọng sự điển nhã, tình cảm, đề xướng. Từ trở thành một loại hình văn học riêng biệt, phản đối việc dùng thi pháp để làm Từ. Bà quan niệm từ khúc cần hợp luật, ý tứ thanh nhã, coi thơ và từ là hai thể loại hoàn toàn độc lập (biệt thị nhất gia). Bà cũng đồng thời là một nhà thơ nhưng sáng tác về thể loại này không nhiều, chủ yếu hướng vào đề tài vịnh sử, lời lẽ khẳng khái, không giống phong cách trong Từ của bà. Thi phẩm của bà cũng có những bài hào phóng như Tân Khí Tật, phong cách khẳng khái sôi sục, bày tỏ khí phách như bài:


Hạ Nhật Tuyệt Cú – Lý Thanh Chiếu

Sinh đương tác nhân kiệt,
Tử điệt vi quỷ hùng.
Chí kim tư Hạng Vũ,
Bất khẳng quá Đông Giang.

Hạ Nhật Tuyệt Cú

Khi sống làm hào kiệt
Lúc chết làm ma hùng
Ngày nay nhớ Hạng Vũ
Giang Đông chẳng chịu qua.
(Người dịch: Ngọc Tuyết)

Hạ Nhật Tuyệt Cú

Làm người hào kiệt sinh thời,
Anh hùng khi chết ngàn đời thơm danh
Nhớ hoài Hạng Vũ nghĩa tình
Quá Giang không chịu thà mình làm ma.
(Người dịch: Ngọc Tuyết)

Thi ca hùng tráng khí phách hào hùng, mà được một phụ nữ của xã hội thời phong kiến mượn lịch sử và sử dụng ngôn ngử thi ca để thể hiện nỗi buồn đau về việc Tống triều chạy về phương Nam không kháng chiến chống giặc, quả là hiếm có và đáng quý biết bao.

Lý Thanh Chếu trải qua hai giai đoạn thăng trầm của triều đại nhà Tống: Bắc Tống (960 - 1127) và Nam Tống (1127- 1279). Lý Thanh Chiếu đã trở thành một từ nhân quan trọng trong phái uyển ước của thời Nam Tống bấy giờ, được mọi người cho là từ nhân phái uyển ước chính tông.
Từ của Lý Thanh Chiếu đựoc khen tặng là “Dị An Thể” một ngọn cờ riêng độc nhất của thời lưỡng Tống. Từ của bà chỉ còn sót lại hơn 20 bài, song đều là những châu ngọc. Các sáng tác của bà như: "Dị An cư sĩ văn tập ", "Dị An từ " đã thất truyền, người đời sau thu thập lại soạn thành cuốn "Sấu Ngọc từ". Tới nay có cuốn "Lý Thanh Chiếu tập hiệu chú”. Tác phẩm của bà tuy không nhiều nhưng trong nền văn học sử Trung quốc , Lý Thanh Chiếu chẳng những là một tác giả vĩ đại trong nữ thi nhân mà còn là tác giả vĩ đại trong Tống từ.


Nguyễn Ngọc Tuyết - 12 tháng 04, 2008

Nguồn- http://www.nnyvn.com/nguyenngoctuyet/
tocnguyet
#52 Posted : Sunday, June 22, 2008 11:09:40 AM(UTC)
tocnguyet

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 15

Thanks: 3 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)

lời rao
tóc nguyệt


ai mua hy vọng tưới đời
ai mua hạnh phúc… câu mời rưng rưng
ai mua nuối tiếc đốt lòng
ai mua nỗi nhớ tôi đong tràn gầu
.

tocnguyet
#53 Posted : Monday, June 23, 2008 11:15:49 PM(UTC)
tocnguyet

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 15

Thanks: 3 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Xin trả lại
Tóc Nguyệt

Một sớm nào
về ngang qua núi
Mây có bồng gió có lao xao
Hãy đếm hộ núi cao bao bậc
Thức bao ngày nhân chứng ngày sau
Một sớm nào
về ngang qua núi
Mây ít bồng gió lá lao xao
Vách đá cao chơ vơ loang lổ
Vỗ vào lòng vang tới trời cao
Một sớm nào
về ngang qua phố
Những hàng sao tóc xõa bồng bềnh
Cây nhả nhịp bầy chim hòa điệu
Chim lại về chiều đã lênh đênh
Một sớm nào
về ngang qua phố
Gió ít nồng chút gió vấn vương
Nhà cao tầng hàng cây nghiêng đổ
Chim không về tối đã chênh vênh
Một sớm nào
về ngang qua phố
Mang gió lành chim đậu cành sao
Mang đá lấp cho đầy loang vỡ
Chim lại về
phố núi xôn xao.
tocnguyet
#54 Posted : Tuesday, June 24, 2008 10:03:07 AM(UTC)
tocnguyet

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 15

Thanks: 3 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Những cảm nhận khi đọc
Sang mùa của Ngọc Tuyết

Tác giả: Phạm Nguyên Nhung


Viết những dòng này gửi thi nhân vào một đêm cuối thu trời trở gió. Heo mây se lạnh xạc xào khua lá rụng vườn khuya. Một ngọn đèn thao thức dưới mái tranh nghèo cuối ngõ sâu, một tập thơ Sang mùa trang nhã trên bàn với một niềm tiếc nuối sâu xa trong lòng của một độc giả quý trọng thơ Ngọc Tuyết. Tôi đang cố hình dung lại buổi giao lưu giữa các bạn thơ Xuân Hòa với các bạn thơ thành phố Hồ Chí Minh hôm ấy. Gạn lọc ra từ những sắc màu rực rỡ, những âm thanh rộn rã, những gương mặt hân hoan : hình ảnh Một Người.

Tôi vẫn bấy lâu khao khát tìm được một người bạn mà mình mến phục tài thơ, quý trọng tấm lòng, song tiếc rằng: Quân tử tri âm đã không mà hồng nhan tri kỷ lại càng chẳng có! Là một độc giả yêu thơ nên rất quý trọng các nhà thơ nhưng phải là Nhà Thơ đích thực.



Ít ngày sau khi các anh chị rời Xuân Hòa, tôi có đến thăm các bạn thơ có mặt trong buổi giao lưu để hỏi về những trang thơ song người thì chưa đọc, người mới đọc lướt vài bài, người đã tặng lại cho người khác như một món đồ trang sức! Những bạn thơ, yêu thơ là như vậy!!! Cũng chẳng đáng trách nhưng thật đáng buồn! Tôi tuyệt nhiên không có ý phê phán ai vì mỗi người yêu thơ và đến với thơ bằng những tình cảm khác nhau, bằng những con đường không giống nhau theo cách riêng và cũng còn tuỳ thuộc ở trình độ và tấm lòng. Có lẽ tôi là một kẻ cầu toàn và chính vì vậy tôi đã để mất một dịp may muôn một vuột qua không sao níu giữ được nữa! Bởi không muốn thêm một người chen chúc ào đến để chào hỏi để xiết chặt đôi tay, nồng nàn ánh mắt, để vồn vã làm quen, để nghe và nói vội vàng một đôi điều xã giao với bạn, để cuối cùng tất cả chỉ như một làn gió thoảng, một giọt nắng xế chiều. Không một dòng địa chỉ để gửi gắm, không một nét thân thương để nhớ, để mong. Tôi lặng lẽ ra về trong cảm giác lạc lõng và cô độc.

Nhưng thôi!

Đó là chuyện đời!

Xin quay về với tập thơ Sang mùa.

Tôi bàng hoàng khi đọc bài Sang mùa.

- Nắng vô tình đốt vàng khô mái tóc: Một câu thơ bình thường, một hiện tượng thời tiết bình thường tác động đến con người. Có chăng gợi lên một chút cảm thông của người đọc về một ai đó vất vả giữa đường trần chang chang nắng lửa.

- Gió vô tình nhiễu động một bờ môi: Vẫn chưa có gì đặc biệt ngoài hình ảnh một đôi môi se lại bởi gió hanh hao khi khuya sớm đi về. Tuy vậy người đọc đã chớm dự cảm về một tâm tư không yên ả khi tác giả dùng hai từ nhiễu động rất nhiều gợi mở tuy đã ẩn hiện báo trước nỗi buồn.

- Mưa vô tình xối hạt buồn lên mắt: Câu thơ đã dạt dào ưu tư nội tâm. Từ xối đã gieo vào lòng người đọc một niềm thương cảm về hình ảnh một người thiếu phụ nghiêng nghiêng trong mưa gió cuộc đời. Dù mưa tầm tã hay mưa nhẹ lất phất thì cũng xối lên đôi mắt đẹp dường kia, gương mặt thanh tú ấy xối xả nỗi buồn đau. Mỗi hạt mưa là một hạt buồn và người đọc như nhìn thấy, cảm thấy trong dòng nước mưa có hòa cả nước mắt. Lúc này không chỉ có gió nhiễu động bờ môi mà cả mưa cũng thấm vào đôi môi vị nhàn nhạt đầy xa xót.

Ba câu thơ dung dị đã đủ sức để người đọc cảm thương với hình ảnh một người con gái, một thiếu phụ bươn chải đang đi ngược chiều giông gió giữa đời.

- Ai vô tình nội trú góc hồn tôi! Tôi sững sờ đưa vội bàn tay ấp lấy con tim, đang xa xót thổn thức.

Bài thơ được tác giả viết tài tình quá!

Phải là một thi nhân tài thơ uyên bác mới viết được một bài thơ tình hay đến vậy. Phải là một tình yêu tuyệt vời mới viết được sâu sắc, lắng đọng và yêu thương đến vậy. Hai từ “nội trú” đủ thay thế cho hàng chục từ khác ở ý nghĩa diễn đạt cho một tình câm. Dắt dẫn độc giả từ những hình ảnh tưởng chừng rất đơn sơ đến với góc sâu kín nhất của lòng mình chỉ bằng câu kết. Các câu 1,2,3 là những nấc thang dẫn đến đỉnh điểm của tình cảm: ai oán, xót xa, thương yêu và nuối tiếc, là từng cung bậc bổng trầm dìu dặt rồi bất chợt ngân lên thăm thẳm cao vút tiếng tơ yêu.

Sự hoà quyện của bốn câu thơ là một chỉnh thể hoàn bích. Anh là nắng đốt vàng khô mái tóc tôi, là gió nhiễu động bờ môi tôi, là mưa xối hạt buồn lên mắt tôi, là niềm vui, là nỗi buồn, là đau đớn ngọt ngào là yêu thương và cay đắng. Suốt đêm ngày anh nội trú trong góc thẳm hồn tôi. Thương không đặng, nhớ thôi đừng, trong cánh rừng chiêm bao thảng thốt. Yêu anh biết dường nào sao anh nỡ vô tình đến thế! Một tiếng yêu ngọt ngào và ai oán không nói thành lời nhưng bóng hình anh luôn hiện hữu, một giọt buồn lặng lẽ rơi thấm vào đôi môi mọng khát thèm run rẩy gọi tên nhau !



Hồn tôi như chiếc lá mỏng manh rung lên trước làn gió tràn đầy thanh sắc, hương vị của dòng thơ dào dạt yêu thương, quặn đau nhung nhớ lúc dịu dàng ve vuốt khi ào ạt dữ dội, tôi bị cuốn vào vòng xoáy mãnh liệt của; Dấu hỏi, Vỗ về, Đêm tìm lại bóng ngày, Sảy thời gian, Gom nhặt, Ngược gió, Tự nhiên, Tầng ký ức, Lạc, Vũ điệu, Thương không đặng nhớ thôi đừng, Góc khuất, Tự họa, Em đong … Những tứ thơ thật lạ khiến người đọc bất ngờ, ngôn từ trau chuốt và tinh tế, giàu hình ảnh và âm điệu vừa thanh thoát tao nhã vừa góc cạnh sắc sảo. Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc là vậy !

Nghẹn ngào đọc nhiều lần “ Sáng mai là tết” với niềm giao cảm đắng lòng! Hình ảnh một thiếu phụ ưu tư trong đêm trừ tịch, ngoài kia phố phường rộn rã đèn hoa, lung linh âm thanh và ánh sáng. cả đất trời đang giao hoà trong hương xuân ngan ngát hương trầm, còn ta đơn côi thấy bóng mình đang lẻ loi rơi vào vùng miên man hoài niệm, không cùng ai chia sẻ. Ta khao khát biết dường nào được hòa vào dòng sông rạo rực niềm vui của cuộc sống đang sôi sục ấy, ta khao khát được dốc cạn ly rượu đời hoan lạc ngất ngây vậy mà ta vẫn chỉ phải âm thầm phơi ngược chiều gió thổi, thổn thức với bao điều khôn dại đã qua và sẽ đến của kiếp người! Phía chân trời, trên quãng đường còn lại vẫn thấp thoáng tiềm ẩn bão giông, ta vẫn phải bước tiếp, phải bươn chải song ta chỉ có một mong mỏi mưa gió ngừng ngôi nhà nhỏ sẽ bình yên.

Một nỗi niềm giao cảm với thi nhân, giống như người soi gương để tìm, tìm lại trong ký ức bóng dáng lạc lầm đã đi qua, hình bóng ngọt ngào đã nhạt nhoà của quá khứ. Có chăng chỉ còn lại trên gương mặt vết rạn của loài chim di trú để lại đấu chân trên những luống cày do thời gian đào xới.

Với tôi, đã, đang và sẽ là những đêm giao thừa như thế dẫu ngày mai, hay sáng mai là tết.

Hầu hết những bài thơ các thể loại trong tập Sang mùa là những bài thơ hay, mỗi bài hay mỗi vẻ khác nhau bởi tứ thơ và ngôn từ không hề trùng lặp. Nhưng gấp tập thơ lại cảm giác chung của độc giả là: Một tập thơ buồn!

Nỗi buồn dằn dặc đầy ưu tư hoài niệm về những điều tốt đẹp đã qua đi nhưng không nhạt nhoà theo thời gian mà đọng lại trong sâu thẳm tâm hồn để bất cứ một lúc nào đó dù ngày hay đêm, trước một khung cảnh thiên nhiên nào đó: Chiều vắng nắng chiều…, đồi quỳ nở vội, sợi khói quê nhà, đều bật lên cung bổng cung trầm cây đàn muôn điệu. Nỗi buồn xiết bao thân thuộc với độc giả mà điều đáng quý là thi nhân đã nói với độc giả, nói hộ cho độc giả như nói với mình. Không phải tài thơ nào cũng được người đọc ngưỡng mộ và quý mến như vậy, đánh giá cao như vậy.

Tôi đặc biết xúc động khi đọc những bài thơ lục bát của Ngọc Tuyết. Mượt mà, uyển chuyển, duyên dáng và bay bổng là những đặc điểm của lục bát nhưng vượt lên trên những nét thông thường đó rất khó, thơ Ngọc Tuyết có một nét riêng, một điệu riêng, một cách thể hiện rất riêng khiến người đọc mến phục và suy ngẫm: Đó là nghệ thuật sử dụng ngôn từ.

Là thể thơ bắt nguồn từ âm hưởng ca dao, gần gũi với người dân Việt nên ai cũng có thể làm thơ lục bát từ người bình dân thôn dã đến trí thức học giả song thực sự thơ lục bát hay không có nhiều! Luôn tồn tại hai khả năng trong thể loại thơ này : Hoặc là thật hay hoặc là thật dở!

Hồn thơ lồng lộng, tình thơ tha thiết, kiến thức uyên bác, ngôn từ chắc lọc tinh tế thì lục bát là Kiều ngược lại sẽ là những câu có vần, nội dung sơ lược nghèo nàn, lời thơ mòn rỗng, tứ thơ nhàn nhạt chung chung như những bài vè trên báo tường hoặc đọc lên vào những dịp hiếu hỷ nào đó, không gợi lên cho độc giả hoặc thính giả mảy may xúc động. Tôi nghĩ: tuỳ thuộc vào trình độ kiến thức của người làm thơ, đặc biệt là khả năng cảm thụ và diễn đạt.

Không phải là người bình thơ, với nhận thức hạn hẹp của một độc giả, tôi thực sự mến phục khả năng sử dụng ngôn từ trong thơ lục bát vừa súc tích vừa cao sang của Ngọc Tuyết.

Lá vàng cuốn lối chiêm bao

Dìu nhau trả nợ ngọt ngào - cho nhau

Trước mắt độc giả hiện lên một bức tranh trữ tình đầy màu sắc thi vị: Một lối mòn nho nhỏ trong rừng thu xạc xào, lá vàng rải trên lối đi như tấm niệm vàng mềm mại, một đôi tình nhân tay trong tay, vai kề vai, dìu nhau ngây ngất hương tình đến căn lều chiêm bao bấy lâu mơ ước, trao và nhận hết mình cho món nợ ngọt ngào âm ỉ nuôi nấng tự khi nào. Chỉ hai câu lục bát thôi mà đã gợi cho người đọc biết bao tưởng tượng để rồi:

Mây chiều ôm núi ngủ vùi

Rùng mình trời đất bật nôi thiên đường.

Còn có gì trọn vẹn hơn, say đắm hơn, khi cả đất trời cùng họ đã rùng mình - cực điểm hoan lạc - khiến cánh cửa thiên đường bật mở phút giây này. Thiên đường, căn lều chiêm bao trong rừng thu lá vàng êm rơi như hơi thở, nhưng niềm vui ngắn ngủi, hạnh phúc thoảng qua như giọt nắng xế chiều, chỉ còn lại:

Lắng nghe câu lục gọi chiều

Tình về ở trọ dưới lều chiêm bao

Lắng nghe câu bát khát khao

Tình tôi cút bắt lạc nhau mất rồi!

Thế đấy! Rừng thu đã khép, cánh cửa thiên đường đã khép bởi tình cũng chỉ trọ lại dưới lều chiêm bao rồi lại như làn gió bay ngang như trò chơi cút bắt kiếm tìm, cứ: Tự nhiên tình bước qua đời … tự nhiên.

Cũng biết rằng:

Biết rằng nắng nhạt sau chiều

Bốn mùa chống chếnh quá nhiều nghĩ suy

Xin trời nghiền nhỏ chia ly

Không gian xích lại từng ly … muộn màng.

Cố níu kéo dẫu chỉ một lần xin trời nghiền nát sự chia ly cho không gian xích lại dù chỉ một ly dầu rằng vẫn biết muộn màng! Đêm đêm bàng hoàng tỉnh giấc trong giấc mơ ngot ngào thuở ấy nhưng ngay giấc mơ cũng:

Giấc mơ mài bén lưỡi dao

Rạch qua lồng ngực bật trào giọt đêm.

Đêm không yên bình, vỡ tan như những mảnh băng ,như những giọt buốt giá siết lấy con tim hiu hắt:

Trăng về phía ấy trăng rằm

Em về phía ấy nếp hằn thêm sâu.

Nhìn trời xanh tốt thiên nhiên trong cõi bao la hương sắc chỉ riêng ta:

Cõi trời cõi đất cùng xanh

Cõi em ngọn sóng bồng bềnh trầm luân.

Trong bể trầm luân của kiếp người, còn lại với ta chỉ là:

Đêm qua nhặt những giấc mơ

Sáng nay dầm dãi vần thơ nỗi đời

Thôi thì:

Vay nghìn kỷ niệm thương yêu

Mượn trăm thương nhớ để liều với thơ.

Qua một số bài thơ lục bát trong Sang mùa, thi sĩ đã khắc họa trọn vẹn chân dung một cuộc tình với niềm vui và nỗi buồn đều lớn lao và sâu sắc đấn vậy.

Cũng chỉ có một tình yêu đẹp đến thế khi mất đi mới đớn đau đến thế và mới sản sinh ra những vần thơ hay lạ lùng đến vậy! Không than vãn, không quằn quại, không giằng xé, chỉ sử dụng những hình ảnh tưởng chừng như gián tiếp mà làm rỉ máu con tim người đọc. Giấc mơ mài bén lưỡi dao. Chao ôi! Tài thơ kỳ diệu đến mộng mị bàng hoàng! Một thi sĩ đa cảm, đa tài trách chi ông xanh không đa đoan cho được.

Trong làng thơ Việt Nam, những người làm thơ lục bát hay không có nhiều, tôi không hề có ý định so sánh tài thơ của Ngọc Tuyết với Nguyễn Duy, Đồng Đức Bổn hay những thi sĩ khác, mỗi người có một vẻ riêng , song thực tình Ngọc Tuyết là thi nhân đích thực để những độc giả tâm huyết và am hiểu phải mến phục.

Trong thi đàn thường lưu truyền câu:

Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán

Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường.

Văn tài như Nguyễn Siêu, Cao Bá Quát thì dẫuvăn thời Tiền Hán hay như vậy cũng thua. Thơ hay như Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương thì ngay đến cả đỉnh cao thi ca thời thịnh Đường cũng kém.

Số lượng những bài thơ Đường trong tập Sang mùa không nhiều nhưng lại mang những nét đặc biệt: Sâu sắc về nội dung, nhiều phẩm chất đẹp về hình thức.

Tôi rất tâm đắc với bài “Ngược gió” chứa chan nỗi niềm tâm sự. Mong nhớ chợt ào đến khiến ta muốn hỏi rằng ai đó có khoẻ không nhưng rồi lại ngần ngại bởi có một nỗi xót xa đắng, đốt trong lòng. Sự trống vắng thiếu hụt khiến mây buồn trắng vì mây vắng gió. Mây gió vốn khắng khít, gió đưa mây trôi bềnh bồng đến khoảng trời vô định hư ảo nhưng vắng đi người tri âm (gió ấy) ta chỉ còn là một đám cô vân! Người đọc chợt thấy trước mắt mình một màu nắng khó bật lên sắc hồng ấm áp và còn đâu nữa những yêu thương kỷ niệm trên con phố cũ hẹn hò, có còn chăng nhớ nhung để ấp ủ tháng ngày khắc khoải mỏi mong. Tình lỡ rồi dù ta vẫn nâng niu mà người thì quên nhặt, ta lững thững một mình đi ngược gió, đông giá lại tràn về!

Nghệ thuật câu chữ thật tuyệt vời, chỉ một từ “đan” đã thể hiện tài năng thi sĩ. Bốn câu thực, luận sắc sảo đối ý, đối lời chặt chẽ hơn nữa rất tài hoa khi sử dụng điệp ngữ, điệp từ: hai từ “mây”, hai từ “nắng” trong một câu hoàn chỉnh. Sẽ là rất khó cho bạn thơ muốn họa.

Đêm khuya trời càng lạnh, cái lạnh từ mười năm trở lại đây mới xuất hiện trên miền Bắc khiến những người sinh ra và trưởng thành tưởng như đã quen với mùa đông ẩm ướt nơi đây cũng khó chịu đựng. Tôi mê mải viết những dòng này gửi một thi sĩ đang ở miền ấm nắng xa xôi phía Namvới tình cảm trong sáng và chân tình của một độc giả mà không phải e ngại về cảm nhận của mình với tập Sang mùa có làm Ngọc Tuyết vui lòng hay không? Tôi chỉ nói đúng những điều mình suy nghĩ, có thể đúng, có thể sai, có thể sơ lược và non yếu về lý luận nghệ thuật nhưng đó là sự chân thành.

Phạm Nguyên Nhung – 27/01/2008


tocnguyet
#55 Posted : Wednesday, June 25, 2008 11:36:34 AM(UTC)
tocnguyet

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 15

Thanks: 3 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)


ta và em
tócnguyệt

ta làm lữ khách đón bơ vơ
em kẻ hành hương dưới rặng thơ
nhặt lá chiều thu hồn tím lạnh
đong sầu đêm hạ mộng vàng xơ
cắt ngang vòng nhớ trơ năm đợi
xẽ dọc đường yêu ngợp tháng chờ
nửa kiếp vay đời nơi xứ lạ
mượn cười nuôi nấng nụ hồng mơ .
tocnguyet
#56 Posted : Saturday, July 5, 2008 12:39:37 AM(UTC)
tocnguyet

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 15

Thanks: 3 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
[img]http://mst.eva.vn/upload/news/2007-07-31/huyenntiguazu.bmp[/img]

sương quanh núi
sương chập chùng vây núi
nghiêng vai qua sợ lệch cả gánh đời.
tocnguyet
#57 Posted : Sunday, July 6, 2008 2:24:33 AM(UTC)
tocnguyet

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 15

Thanks: 3 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
xa bay
tóc nguyệt


vén cọng buồn lên tóc
vắt sợi tình ngang vai
vô tình gió thổi
cọng buồn rớt…
sợi tình rơi…
tôi ngồi nhặt
tôi ngồi chờ
tháng năm
dẫu tình bay cao
dẫu đời hư hao.
tocnguyet
#58 Posted : Monday, July 7, 2008 4:47:17 AM(UTC)
tocnguyet

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 15

Thanks: 3 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
vòng vây
tóc nguyệt


cười khóc
một hồn đau
ai đã cho tôi nửa trái sầu

đầy vơi
dòng máu mực
khóc cười tóc bạc níu đời nhau

buồn vui
bao giờ cạn
mắt mi xanh giọt lệ phai màu

đồng khô
cồn trơ cát
một màu lá trở một hồn đau
tocnguyet
#59 Posted : Wednesday, August 20, 2008 12:44:46 AM(UTC)
tocnguyet

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 15

Thanks: 3 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
phiên khúc tình

1
thị...anh rơi bị...
sáng trưa chiều tối
thơm...thơm...thơm...
2
hạt mưa đang đánh nhịp trên mặt đường
khắc khoải - mắt đong ngọc ngào
đau đáu bình yên
từng giọt nhớ đánh nhịp trong đêm
thẳm sâu thế giới em
đặc quánh không khí để nhốt em vào thế giới anh
vòi vĩnh niềm đau.
3
chiếc lá mang hình dấu hỏi
xạc xào đánh thức màu tôi
lá màu nắng - bóng trượt dài theo lá
em trượt dài theo nỗi nhớ
rời phố...rới anh...
chiếc lá mang hình dấu hỏi?
4
rời phố ...rời anh...
buồn vui rồi phố!
nhọc nhằn rồi anh!
đưa tay vẫy chào
bóng em rưng rưng
nắng chiều đổ quạnh
cuộn cả trời yêu vào trong mắt nhớ
rồi anh...rồi anh...
tóc nguyệt
tocnguyet
#60 Posted : Sunday, August 31, 2008 4:11:46 AM(UTC)
tocnguyet

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 15

Thanks: 3 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)

Thổi

Mẹ thổi nồi cơm chứa nhớ thương
Câu hò thổi gió chạm tơ vương
Ca dao thổi nước về bên nớ
Xin thổi giùm tôi đến cố hương
TN
Users browsing this topic
Guest
5 Pages<12345>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.