Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

6 Pages«<23456>
Lê Thị Công Nhân
viethoaiphuong
#61 Posted : Tuesday, February 5, 2008 4:15:36 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Lê Thị Công Nhân - Em Thiên Thần Trong Bão Tố
Ca khúc
http://www.youtube.com/w...IU5D7ozs&feature=related
viethoaiphuong
#62 Posted : Wednesday, February 6, 2008 12:20:56 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
AUDIO: Pha'i DDoa`n To^n Gia'o tha(m vie^'ng Lua^.t su+ Le^ Thi.Co^ng Nha^n va` Lua^.t su+ Nguye^~n Va(n DDa`i ddang bi. giam tu` ta.i mie^`n Ba('c.

http://www.esnips.com/do...Quang-Cong-Chinh-080201
viethoaiphuong
#63 Posted : Sunday, February 10, 2008 4:24:37 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Thông Báo Về Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, Giải Nhân Quyền Việt Nam 2007, và Đại Hội MLNQ Kỳ 8

Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 được thiết lập từ năm 1950. Năm nay, cùng với các quốc gia dân chủ và các tổ chức nhân quyền trên khắp thế giới, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) hân hoan mừng kỷ niệm các quyền tự do căn bản đã được kính cẩn ghi vào Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, và vinh danh những người đã không ngại hiểm nguy gian khổ để thăng tiến và bảo vệ các quyền này.
.

Trong dịp này, MLNQVN sẽ trao Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2007 đến những nhà tranh đấu nhân quyền có thành tích đáng kính trọng ở Việt Nam, đó là GS Hoàng Minh Chính, LS Nguyễn Văn Đài và LS Lê Thị Công Nhân. Những vị này đã chịu nhiều hy sinh và mất mát vì lý tưởng đòi hỏi nhân quyền cho mọi người dân Việt Nam.

http://www.vietnamhumanr...viet/GNQ6/photoGNQ6.htm
viethoaiphuong
#64 Posted : Thursday, February 14, 2008 7:42:58 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Tin tức mới nhất liên quan đến Lê Thị Công Nhân
http://vietcatholic.net/...adArticle.aspx?Id=52313
Thứ Tư 13/02/2008 16:29
Roseheart
viethoaiphuong
#65 Posted : Tuesday, February 26, 2008 4:26:14 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
CHUYẾN ĐI XUYÊN VIỆT CỦA MỤC SƯ NGUYỄN HỒNG QUANG VÀ PHÁI ĐOÀN
& Lê Thị Công Nhân


Ngày 26-01-2008, Mục sư Nguyễn Hồng Quang đã dẫn đầu một phái đoàn 22 người khởi hành từ Sài Gòn bằng đường bộ để thực hiện một chuyến đi xuyên Việt thăm các đạo hữu và các nhà đấu tranh cho tự do dân chủ bị cầm tù. Phái đoàn gồm có 14 mục sư thuộc Giáo Hội Tin Lành Mennonite, trong đó có Ms Nguyễn Công Chính, 4 truyền đạo và 4 tu sinh. Phái đoàn đã thuê một xe chở hành khách 29 chỗ ngồi để thực hiện chuyến đi này.

Sáng 29-01, phái đoàn đến trụ sở công an tại Hà Nội gặp các cấp chỉ huy để xác nhận phép đi thăm nuôi và gặp mặt Lm Nguyễn Văn Lý, Ls Nguyễn Văn Đài, Ls Lê Thị Công Nhân, Ms K’Sotino, Ms Rolanche, nữ mục sư Nguyễn Thị Hồng và các mục sư và tín hữu Tin Lành hiện bị cầm tù. Tiếp phái đoàn có các lãnh đạo công an là ông Toàn, ông Hà (phụ trách Tin Lành) và ông Minh (ghi chép). Theo Ms Quang, cuộc gặp gỡ này còn có mục tiêu đối thoại chính thức với bộ Công an về quan điểm và các khái niệm chính trị.

Ms Quang và phái đoàn đã yêu cầu bộ Công an nên hành xử công bằng, văn minh hơn trong thời điểm đặc biệt hiện nay, có trách nhiệm với dân tộc hơn. Mục sư cũng cho họ biết cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền không chỉ do các “nhà dân chủ” ít ỏi thực hiện, được người Việt hải ngoại ủng hộ, mà là nguyện vọng chung của cả dân tộc. Mục sư cũng kêu gọi đoàn kết dân tộc để bảo vệ quyền lợi Tổ quốc trên Biển Đông mà Hoàng Sa và Trường Sa là một nỗi xót xa chung cho bất cứ người Việt Nam nào yêu nước. Mục sư sắc tộc Y’Bra và các mục sư phục vụ các sắc tộc đã yêu cầu thả những người biểu tình 2001 và 2004, giải quyết vấn đề đất đai và cấm đoán việc hành đạo.

Đại diện Công an trả lời là họ sẽ nghiên cứu, xin ý kiến cấp trên, cái gì tháo gỡ được thì làm ngay, cái nào chưa thì cần phải nhiều thời gian nhưng cũng sẽ giải quyết. Ông Toàn nói nếu duy trì sự trao đổi thì hy vọng mọi vấn đề có cơ hội giải quyết từ việc đất đai nhà thờ hay việc khó khăn tại địa phương.

Ông Toàn còn khẳng định: “Tôi bảo đảm với các ngài từ nay trở đi tức năm 2008 nầy không còn cái cảnh bắt bớ việc nhóm họp nào ở các địa phương nữa dù có đăng ký hay chưa đăng ký cũng được tự do”. Tất cả các mục sư đều quá ngạc nhiên nhìn nhau vì thấy sự thật quá khứ đã hoàn toàn không đúng như lời bảo đảm của ông Toàn. Phái đoàn cũng không hiểu ông Toàn có ngụ ý gì khi phát biểu: “Mọi sự thay đổi rất nhanh, có thể tối ngủ sáng ngày lại khác”.

Trong thời gian ở Hà Nội, phái đoàn mục sư đã viết thư Hiệp Thông với cuộc biểu tình cầu nguyện đòi lại Tòa Khâm sứ của giáo dân Hà Nội và đã cử đại diện đến tòa Tổng Giám Mục Hà Nội trao tận tay linh mục phụ trách văn phòng tòa TGM trong lúc Đức TGM đi vắng không ra tiếp được. (xem hình chụp thư Hiệp Thông bên dưới)

Phái đoàn, trong đó có thêm bà Trần Thị Lệ, mẹ của Ls Lê Thị Công Nhân, đã rời Hà Nội để đến trại giam Nam Hà (Bà Lệ và bà Vũ Minh Khánh, vợ Ls Nguyễn Văn Đài, bị công an đề nghị không nên đi theo phái đoàn, nhưng chỉ có bà Khánh chấp hành đề nghị ấy).

Tại trại giam Nam Hà, phái đoàn chỉ được gặp mặt một mình Ls Nguyễn Văn Đài, không được gặp những người khác, kể cả Lm Nguyễn Văn Lý. Ms Quang chỉ được phép viết một lá thư tại chỗ cho Lm Lý (xem hình chụp lá thư bên dưới) và chuyển tất cả thư của cộng đồng quốc tế cho cha Lý. Ban giám đốc trại giam chỉ cho 4 người đại diện được thăm Ls Đài trong 45 phút.

Ls Đài cho biết ông bị giam chung với nhiều anh em sắc tộc có tội danh giống nhau. Ông bị bệnh trĩ do thức ăn thức uống không được tốt. Anh em trong tù rất cần những bản thánh ca và Thánh Kinh nhưng bị cấm. Trong dịp gặp gỡ này, Ms Nguyễn Hồng Quang đã chính thức phong chức mục sư cho Ls Đài chiếu theo quyết định của hội đồng Giáo Hội tháng 07/2007. Tinh thần của luật sư kiêm mục sư Nguyễn Văn Đài rất vững.

Rời trại tù Nam Hà, phái đoàn đi Thanh Hóa để đến trại giam số 5 Yên Định. Bà Lệ, mẹ của Ls Lê Thị Công Nhân, phải chờ ở ngoài, không được vào thăm nuôi con gái. Ms Quang kể:

“Chúng tôi ngồi vào phòng độ chừng 30 phút thì Công Nhân được dẫn ra, em mặc bộ đồ tù sọc trắng sọc xanh như tôi đã từng mặc hơn hai mươi năm trước khi ra tòa cũng cùng tội danh với em ngày nay: ‘Tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa’. Nhìn em nước da rất trắng tóc dài đen, vóc người nhỏ con, cao chừng độ hơn 1m50 nhưng phát ra phong cách ung dung tự tại của người trượng phu. Em nói năng xác tín vững vàng đầy dũng khí nhưng vị tha và hồn nhiên lắm”.

Lê Thị Công Nhân nóng lòng muốn biết tin tức ở ngoài. Ms Quang đã khéo léo (vì luôn luôn có người chứng kiến cuộc nói chuyện riêng) cho biết về tình trạng của cha Lý, Ls Đài và các anh chị em khác, cũng như những cuộc cầu nguyện đòi lại toà khâm sứ của đồng bào Công Giáo.

Ms Nguyễn Công Chính chuyển lời quan tâm, thăm hỏi chân thành của cộng đồng người Việt hải ngoại đến Công Nhân. Cô cho biết cô bị viêm mũi nặng, bị giam chung với tù hình sự, luật sinh hoạt rất khó khăn, không cho tắm trong buồng tắm. Đôi khi chị em tù cùng phòng gây sự với cô trong buồng giam khiến cô nghĩ rằng có sự tác động ở sau lưng để quấy nhiễu, làm cho cô khủng hoảng tinh thần.

Khi gặp Ls Đài, Ms Nguyễn Hồng Quang được biết Ls Lê Thị Công Nhân đã tin theo Chúa Giêsu nhưng chưa nhận phép Báp-têm để được chính thức là người theo Chúa và gia nhập hội thánh. Nhân dịp thăm tận mặt này, Ms Quang đã mượn bình thuỷ nước nóng sẵn có trong phòng đổ vào ly, đứng dậy, đổ nước trên đầu cô, nhân danh Chúa Jesus Christ làm Báp-têm cho cô trước mặt cán bộ trại giam sau khi cô đồng ý nhận lãnh. Sự việc bất ngờ quá, các cán bộ có lẽ cũng chẳng hiểu đó là một nghi thức tôn giáo, tuy rất đơn giản nhưng cũng hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh tín hữu Cơ Đốc, nên không có phản ứng gì.

Lúc hết giờ thăm, tất cả đứng dậy. Viên thượng tá kéo tay Công Nhân trở vào trại giam. Không ai nói nên lời. Ms Nguyễn Hồng Quang đã kết luận về Lê Thị Công Nhân như sau: “Tôi thấy Ls Lê Thị Công Nhân quả là một tâm hồn trong sáng như hoa hướng dương, không hướng tâm hồn vào sự tầm thường và bóng tối, luôn hướng thẳng về phiá mặt trời công nghĩa, dù trong ngục thất vẫn hướng lòng mình nơi bình minh Chân lý mới vừa ló dạng, quả thật Công Nhân là người Chúa chọn”.

Trên đường trở về Nam, phái đoàn đã ghé Huế thăm Lm Phan Văn Lợi để cùng trao đổi tình hình và cùng cầu nguyện cho đất nước và cho nhau.

Trong chuyến đi xuyên Việt này, phái đoàn cũng tranh thủ thời gian để viếng thăm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, một trong những đại diện của Khối 8406, ở Hải Phòng, thăm nhà văn Du Lam ở Đà Nẵng, gặp gỡ một số chức sắc đạo, tín hữu, sinh viên và đồng bào Chăm, H’Rê, Kor tại Quảng Ngãi, Phan Rang, thăm một số gia đình cựu tù nhân cải tạo thuộc Quân Lực VNCH còn ở lại Việt Nam.

Phái đoàn đã về tới Sài Gòn bình yên ngày 04-02-2008. Ms Nguyễn Hồng Quang tóm tắt về chuyến đi như sau: “Chuyến đi dài ngày nguy hiểm nhưng gặt được một số kết quả dù khó khăn. Một số việc làm cần thiết cho nhiều tù nhân lương tâm không làm được. Nhiều điều chưa thể nói ra được còn phải tiếp xúc và thảo luận nhiều hơn các phía liên hệ và các nơi quan tâm”.

Một người bạn của Ms Nguyễn Hồng Quang
viết tóm tắt sau khi trực tiếp nghe Mục sư tường thuật.

camel
#66 Posted : Tuesday, February 26, 2008 8:28:20 AM(UTC)
camel

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 385
Points: 60

Thanks: 1 times
Was thanked: 17 time(s) in 16 post(s)
quote:
Gởi bởi viethoaiphuong

“Chúng tôi ngồi vào phòng độ chừng 30 phút thì Công Nhân được dẫn ra, em mặc bộ đồ tù sọc trắng sọc xanh như tôi đã từng mặc hơn hai mươi năm trước khi ra tòa cũng cùng tội danh với em ngày nay: ‘Tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa’. Nhìn em nước da rất trắng tóc dài đen, vóc người nhỏ con, cao chừng độ hơn 1m50 nhưng phát ra phong cách ung dung tự tại của người trượng phu. Em nói năng xác tín vững vàng đầy dũng khí nhưng vị tha và hồn nhiên lắm”.

...

Lúc hết giờ thăm, tất cả đứng dậy. Viên thượng tá kéo tay Công Nhân trở vào trại giam. Không ai nói nên lời. Ms Nguyễn Hồng Quang đã kết luận về Lê Thị Công Nhân như sau: “Tôi thấy Ls Lê Thị Công Nhân quả là một tâm hồn trong sáng như hoa hướng dương, không hướng tâm hồn vào sự tầm thường và bóng tối, luôn hướng thẳng về phiá mặt trời công nghĩa, dù trong ngục thất vẫn hướng lòng mình nơi bình minh Chân lý mới vừa ló dạng, quả thật Công Nhân là người Chúa chọn”.




Đọc bản tin tự dưng nhớ đến nhạc sĩ Miên Đức Thắng với bài hát "Thương Quá Việt Nam". Ngày còn bé nghe nhưng không thấy thấm... giờ nghe lại thấy sao thương quá VN... hơn thế nữa... ôi thương quá người con gái VN mà Lê Thị Công Nhân là đại diện tiêu biểu.

Cám ơn chị VHP thực nhiều !
viethoaiphuong
#67 Posted : Tuesday, March 4, 2008 1:41:18 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
quote:
Gởi bởi camel

quote:
Gởi bởi viethoaiphuong

“Chúng tôi ngồi vào phòng độ chừng 30 phút thì Công Nhân được dẫn ra, em mặc bộ đồ tù sọc trắng sọc xanh như tôi đã từng mặc hơn hai mươi năm trước khi ra tòa cũng cùng tội danh với em ngày nay: ‘Tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa’. Nhìn em nước da rất trắng tóc dài đen, vóc người nhỏ con, cao chừng độ hơn 1m50 nhưng phát ra phong cách ung dung tự tại của người trượng phu. Em nói năng xác tín vững vàng đầy dũng khí nhưng vị tha và hồn nhiên lắm”.

...

Lúc hết giờ thăm, tất cả đứng dậy. Viên thượng tá kéo tay Công Nhân trở vào trại giam. Không ai nói nên lời. Ms Nguyễn Hồng Quang đã kết luận về Lê Thị Công Nhân như sau: “Tôi thấy Ls Lê Thị Công Nhân quả là một tâm hồn trong sáng như hoa hướng dương, không hướng tâm hồn vào sự tầm thường và bóng tối, luôn hướng thẳng về phiá mặt trời công nghĩa, dù trong ngục thất vẫn hướng lòng mình nơi bình minh Chân lý mới vừa ló dạng, quả thật Công Nhân là người Chúa chọn”.




Đọc bản tin tự dưng nhớ đến nhạc sĩ Miên Đức Thắng với bài hát "Thương Quá Việt Nam". Ngày còn bé nghe nhưng không thấy thấm... giờ nghe lại thấy sao thương quá VN... hơn thế nữa... ôi thương quá người con gái VN mà Lê Thị Công Nhân là đại diện tiêu biểu.

Cám ơn chị VHP thực nhiều !



VHP cũng rất cám ơn Camel những chia sẻ cho Lê Thị Công Nhân và tất cả mọi người con gái Việt Nam khác, đúng là chỉ biết tâm niệm trong tâm tưởng triền miên bốn chữ "Thương Quá Việt Nam" ! Đôi khi đến nghẹt thở...!!
Chúc Camel an vui,
VHP
viethoaiphuong
#68 Posted : Friday, March 7, 2008 7:51:01 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Cái loa Lê Thị Công Nhân, nỗi khiếp sợ của bầy lang sói

Diệp Quang Thanh
(từ Hà Nội)

Cái LOA ấy là hồi kèn giục giã
Kêu gọi mọi người hãy bừng tỉnh vùng lên
Lật đổ lũ tham tàn, phản nước hại dân
Cái LOA ấy là hồi kèn xung trận...
Kêu Gọi Mọi Người Xốc Tới, Xông Lên


* Luật sư Lê Thị Công Nhân
Có lẽ ở trên đời có nhiều loại người để cho ta đáng khinh bỉ. Nhưng có một loại người đáng bị khinh bỉ và đáng bị phỉ nhổ nhất! Đó là loại người vô liêm sỉ, đê tiện. Vậy thế nào là vô liêm sỉ? Thế nào là đê tiện?
Loại người vô liêm sỉ là loại người không biết phân biệt phải trái, không biết thế nào là đạo lý? Không biết rung động trước những việc làm nghĩa hiệp của người khác? Biết thế nào là nhục là vinh mà vẫn lao thân vào để làm những việc trái với đạo lý, trái tình người.
Làm điều gì? Hành xử điều gì! Vẫn không biết xấu hổ với những hành vi trái đạo của mình. Chỉ vì miếng cơm manh áo, chỉ vì lo thân, chỉ vì cái lợi nhỏ cho bản thân đã bán rẻ đi tất cả, để làm tay sai, làm đầu sai, làm theo mệnh lệnh của thượng cấp, của bọn quan thầy tự xung là "lãnh đạo" để hại người, để hại đời, nhắm mắt, ngu muội bất chấp tất cả để làm cái việc hèn hạ là hãm hại người tốt, cố tình bôi xấu những nhân vật anh hùng bất khuất, ấy là loại người đê tiện.
Không hiểu tên bồi bút Bảo Sơn nào đó, có thấy nhục nhã, có thấy ti tiện không? Khi mà quan thầy lãnh đạo của chúng, đáng tuổi cha chú Ls Lê Thị Công Nhân, đã táng tận lương tâm, không còn tính người, hạ lệnh cho thuộc cấp bắt giam em, nhốt em vào ngục tối, chỉ vì em dám anh dũng lên tiếng tố cáo chúng. Chỉ vì em dám làm cái việc mà hàng chục triệu người đã hèn nhát không dám làm. Em đã dùng tiếng nói đầy khí phách của lương tri vạch mặt chỉ tên lũ bán nước hại dân. Chỉ vì em dám khẳng khái chống lại cả một bầy quỉ dữ mặt người dạ thú cướp đoạt của dân, đày đọa dân, tàn hại đất nước dân lành những tài sản có giá trị cao quí nhất. Đó là tư do, đó là dân quyền...
Dẫu biết rằng cái công cụ này của đảng là những con người không có tim, là loại hình nhân, mặt thì vẫn là mặt người, nhưng lòng dạ chúng là loài cầm thú. Như chúng ta đã biết, không phải chỉ có các nhà dân chủ bị chúng đàn áp, mà trên đất nước ta, hàng ngày hàng giờ có hàng bao nhiêu người dân vô tội là nạn nhân của chúng, bị chúng bắt bớ giam cầm oan khuất... đau khổ trước tội ác của chúng!
Nhưng ta vẫn cứ nao lòng đau xót khi thấy em bị bắt giam, ta vẫn thấy căm giận lũ người tàn ác. Chúng đã mất hết tính người, chúng định dùng nhục hình hòng khuất phục em, người con gái chân yếu tay mềm, tuổi đời còn rất trẻ.
Chúng định khuất phục chính người con ưu tú, người đại diện chân chính, tiếng nói của lương tâm, đạo lý của chính dân tộc của chúng chăng?
Hay chúng định bắt dân tộc này, dân tộc sinh ra chúng phải quì gối, cúi đầu trước cường quyền, gian tham của bè lũ hại dân của chúng chăng?
Chúng định tự tay chúng hủy diệt tinh hoa của dân tộc mình, của nòi giống tiên rồng mình. Có phải chúng đang là kẻ "nối giáo" cho lũ giặc phương bắc thuở xưa. Giở thủ đoạn dùng kế gian thâm độc. Chôn trụ đồng để triệt anh tài liệt nữ nước Nam ta chăng?
Ôi! đau đớn làm sao! Ta tự hào về người nữ anh hùng bất khuất bao nhiêu, thì ta căm giận lũ sói lang bấy nhiêu! Nếu là lũ giặc ngoại xâm cướp nước đi một nhẽ! Nhưng đây lại là lũ người bất lương, những hành vi của các ngươi, làm cho ta thấy xấu hổ... cho chính dân tộc mình. Ôi nhục nhã làm sao!
Không biết khi theo lệnh quan trên, tên bồi bút Bảo Sơn viết xong bài báo để lên khuôn, lương tâm y có day dứt không, khi mà đêm đến y được nằm trên gường êm, nệm ấm, ngủ cùng vợ con của y. Y có thấy sao lòng khi chợt nghĩ nạn nhân của y giờ đang nằm co ro, thoi thóp thở trên nền xi măng lạnh giá của nhà giam hay không.
Không biết y có thấy nhục nhã cắn dứt lương tâm không? Khi mà y đang ăn uống no say, đớp hít chén chú chén anh, hỉ hả chúc tụng nhau bên bàn tiệc máu... Thì em đang tuyệt thực nhịn ăn trong ngục tối đã 12 ngày nay!
Tuyệt thực! Đó là thứ vũ khí duy nhất, để em kiên cường bất khuất chống lại lũ lang sói, cho dù em biết rằng, hành động của em sẽ không mảy may rung động chúng, không làm mềm lòng giống sài lang. Cho dù em biết rằng có thể em sẽ phải hy sinh. Nhưng sự hy sinh của em sẽ gióng lên hồi chuông báo tử cho lũ phản dân hại nước, kêu gọi mọi người hãy noi gương em bừng tỉnh vùng lên. Không hiểu tên bút nô Bảo Sơn có cảm thấy nhục nhã không? Khi mà chúng! một lũ đàu trâu mặt ngựa, binh hùng tướng mạnh, đầu đen đầu bạc, phương phi phì nộn, hùm ăn không hết thịt, mà vẫn còn thèm muốn đói khát, xúm vào, hùa nhau để cắn xé em bằng tất cả những gì chúng có. Nào là vũ lực! Nào nhà tù! Nào báo chí.. truyền hình!!! Nhưng! Tất cả lũ các ngươi phải cúi đâù run sợ trước khí phách của em.
Không biết tên văn nô Bảo Sơn có thấy hổ thẹn, khi ngồi trên ghế nhà trường học những tấm gương về bà Trưng bà Triệu, về Minh Khai của chúng... thì sau này chính những con cháu của các bà, lại là nạn nhân của y? Chính ngòi bút của y đã xóa nhòa tất cả đạo lý, xóa nhòa khái niệm, đâu là chính nghĩa, đâu là bạo tàn! Y đã xổ toẹt vào những điều y được học hành dạy dỗ.
Không biết y có thấy xâu hổ không? Khi y lại vu cho em là cái "loa". Chao ôi! Sao mà ghê tởm cho ngươi, tội nghiệp cho ngươi. Ngươi hãy lắng nghe đi!!!.....!!!....!!!
Đấy là tiếng nói tự do!!!
Tiếng nói của những người dân oan!!!
Tiếng nói của hồn thiêng núi sông, tiếng nói của lòng can đảm tuyệt vời!!!
Tiếng nói của lương tri, tiếng nói của thời đại đấy chứ!
Chính cái LOA đó đã làm các ngươi run sợ đến nỗi phải dùng bạo quyền để bắt giam, nhốt cái LOA ấy vào, không thì cái LOA đó sẽ là hồi kèn xung trận, kêu gọi mọi người xông lên xốc tới tiêu diệt lật đổ các ngươi. Không thì hà cớ gì mà các ngươi phải sợ hãi, hèn hạ bắt nhốt giam cầm em?
Ngươi hãy nhìn lại chính ngươi đi! Ngươi hãy nhìn lại quan thầy của ngươi. Hay cái "loa" chính hiệu Lê Dũng của ngươi đi! Xem ai là cái "loa". Ai là cái "máy nói". Xưa nay các ngươi chỉ quen thói vu vạ, gian dối "gắp lửa bỏ tay người". Cái mồm thối tha, cái bàn tay bẩn thỉu nhơ nhớp của các người, xưa nay chỉ quen trở thành cái loa, cái máy viết theo lệnh quan thầy để vu khống cho người khác, chỉ quanh quẩn trong cái quyền lực do các ngươi độc quyền tạo ra để tự tung tự tác, khua môi múa mỏ, để vo tròn bóp méo theo lệnh quan thầy của ngươi! Liệu có dám thò mặt ra thế giới bên ngoài hay không. Liệu có dám ra mặt trên mạng điện tử để cùng nhau tranh tài cao thấp, để biết thế nào là chính tà, trung thực giả dối hay không! Ta đố ngươi đó.
Hay ngươi chỉ quen thói dùng bạo quyền bắt nạt những con người hèn nhát, như đoàn luật sư Hà Nội mà thôi. Trong bài viết của y, y đã thể hiện sự trịch thượng để ra lệnh cho họ, lên mặt dạy đời cho họ "không hiểu sau sự việc này, đoàn Ls Hà Nội có cách gì để giáo dục, quản lý đội ngũ Ls". Thật là vô liêm sỉ, lúc nào giọng lưỡi của y, thâm tâm của y cũng bắt mọi người phải cúi đầu tuân theo như ý muốn của bọn quan thầy y. Chúng đã quen thói bắt họ trở thành bù nhìn, hay thành những con rối trên sân khấu pháp đình, đã bắt cả dân tộc này trở thành trâu ngựa, làm nô lệ cho chúng rồi, lên giọng lưỡi của chúng lúc nào cũng thế!!!
Nhưng chúng đã nhầm to! Chúng hãy ngoảnh lại nhìn lịch sử của đất nước đi, chỉ khi nào nước Nam hết cỏ thì khi đó sẽ hết những người phản kháng, đấu tranh lật đổ chế độ bạo tàn của chúng. Anh hùng hào kiệt nước Nam thời nào cũng có. Chúng định hãm hại tiêu diệt người này, thì sẽ có người khác lên thay. Chúng định giam cầm bức hại Lê Thi Công Nhân, thì sẽ có hàng trăm, hàng ngàn Lê Thị Công Nhân, noi theo tấm gương của em tiếp bước theo em, can đảm đứng lên đấu tranh chống lại chúng.
Các ngươi cũng biết. Ở đâu có áp bức ở đó sẽ có đấu tranh. Đó là chân lý không bao giờ thay đổi. Điều dó có nghĩa là nếu các ngươi không chịu theo con đường chính nghĩa, không chịu cải tà qui chính, trở về con đường mà nhân loại và nhân dân đã lựa chọn, thì sẽ vẫn còn những tấm gương, những người con ưu tú đấu tranh chống lại các ngươi. Cho đến hơi thở cuối cùng. Cho đến khi chân lý thuộc về nhân dân.

Hà Nội ngày 17/3/2007
Diệp Quang Thanh

viethoaiphuong
#69 Posted : Friday, March 7, 2008 8:04:38 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Một Bông Hồng Cho Chị Lê Thị Công Nhân

Nguyễn Thị Mỹ Linh

Đất nước Việt Nam ta, hiện tại có một người con gái phi thường tên Lê Thị Công Nhân. Chị ra đời ở miền Nam, mới 2 tuổi, chỉ sống với mẹ vì người cha đã bỏ nhà ra đi biền biệt, chưa một lần gọi điện thoại hay thư từ thăm hỏi. Tuổi thơ của chị chắc chắn phải trải qua những sóng gío của cuộc đời vì thiếu vắng sự dạy dỗ của người cha, ấy thế mà chị đã vượt qua tất cả. Cái tuổi 28 này với một người luật sư như chị, đáng lẽ đang được sống hạnh phúc riêng tư bên chồng con dưới một mái ấm gia đình. Nhưng không, chị đã chọn một con đường đầy chông gai, một con đường chấp nhận tù tội để lo cho cái chung của toàn dân: Tự Do, Dân Chủ, và Nhân Quyền cho Việt Nam. Chúng ta mỗi người xin gởi một bông hồng đến cho chị .
Thấm thoát mà đã 15 ngày trôi qua kể từ khi nhà cầm quyền CS Hà Nội bắt giam chi. Lê Thị Công Nhân. Hôm nay ngày 21 tháng 3 năm 2007, mẹ của chị Lê Thị Công Nhân đã đến trại giam để thăm chị. Thật là tàn nhẫn và hành dân, mẹ chị LTCN đã đến cơ cở công an nhân dân 4 lần, và đã đến trại giam lần thứ 3 và thứ 4 mới được phép gởi đồ ăn thăm nuôi đến chị. Điều oái oăm là những tên công an trại giam lại không khẳng định được chi. LTCN có tuyệt thực hay không nhưng những tên công an lại bảo rằng: "cứ gởi thêm đồ ăn vào cho chị ấy." Về quần áo chăn màng thì bọn CA nói rằng không cần tiếp tế vì họ đã cung cấp đầy đủ cho chi. LTCN.
Trước ngày chị bị bắt giam 6 tháng 3, cả 2 diễn đàn Paltalk trên 400 người, gần như đã bậc khóc bằng hàng trăm những gương mặt nước mắt cùng những bông hồng được gởi trên màn ảnh, ngay cả anh MC cũng nghẹn ngào không thốt nên lời, tiếng nói anh hùng, uất nghẹn của chị vẫn còn được nghe văng vẵng bên tai:
"Thực sự tôi không thể đoán được việc gì có thể xảy ra đối với tôi. Nhưng tôi khẳng định với tất cả lương tâm, trách nhiệm của mình đối với đất nước Việt Nam và dân tộc VN, tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn có một mình tôi đấu tranh. Truớc hết là để giành lấy nhân quyền cho chính mình và giành lấy quyền tự do cho người VN. Và CSVN đừng có mong chờ bất kỳ một điều gì là thỏa hiệp chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi. Tôi không thách thức, nhung nếu CSVN đã quyết tâm thực hiện những hành vi tội ác bằng cách chà đạp lên nhân quyền của nguời dân Việt Nam và muốn dìm đất nước VN trong tăm tối về mặt chính trị, nghèo nàn về mặt kinh tế, lạc hậu về mặt văn hóa, kéo dài cho tới trọn đời con cháu của chúng ta cung như của chính những nguời CS thì họ cứ việc hành xử với những gì mà họ có.
Gia đinh tôi đã chuẫn bị cho truờng hợp xấu nhất, đó là tôi sẽ bị khởi tố và có thể bị đi tù. Tôi xin khẳng định một lần nữa, đó chua phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra ...
Tôi đã đuợc sinh ra là một con nguời thì tôi có đầy đủ nhân quyền cơ bản mà đấng tạo hóa đã ban ra cho tôi và tôi đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cho VN hoàn toàn xuất phát từ niềm tin, từ lương tâm và trách nhiệm của tôi đối với chính tôi, với dân tộc VN và đối với đấng tạo hóa đã sinh ra tôi.
Những gì tôi đã làm đuợc, tuy hết sức là nhỏ bé, nhung nếu như mỗi cá nhân chúng ta đừng thơ, nghiã là chưa ủng hộ hay ủng hộ rồi mà chua tham gia hay tham gia rồi mà chưa tích cực, xin hãy mạnh dạng nói lên tiếng nói của mình .
CS đã hết sức thành công trong việc làm cho dân tộc VN sống chìm trong nỗi sợ hãi hàng chục năm trời. Nếu chúng ta đều sợ hãi như vậy thì tôi e rằng chúng ta đã sợ hãi quá mức cần thiết, tù tội cũng chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Tôi không muốn nói mình là một tấm gương, nhưng nếu như tôi có bị tạm thời nhận một nhiệm sở mới hết sức là bất đắc dĩ, đó là nhà tù thì tôi mong rằng các nhiệm sở ở bên ngoài tức là xã hội sẽ có nhiều những nguời con VN tiếp tục những công việc mà tôi đang làm. Cố nhiên trong nhiệm sở bất đắc dĩ đó tôi sẽ cố gắng hết sức để vẫn tiếp tục công việc truyền bá dân chủ, dân quyền và đấu tranh cho nền dân chủ nhân quyền và tự do cho nguời dân VN.
Kính thưa các vị khách quốc tế , những gì mà quý vị đã ủng hộ, đã lên tiếng, đa thể hiện sự quan tâm và ủng hộ của quý vị cho công cuộc đấu tranh của chúng tôi, thật sự là vô cùng quý báu và xuất phát từ lương tri của quý vị . Tôi có thể nói một cách ngắn gọn là - tôi tri ân quý vị.
Nhà cầm quyền Việt Nam, tôi xin khẳng định với tư cách là một nguời dân VN bình thuờng và tôi mong quý vị hiểu đuợc điều đó là CSVN xuất phát từ một nền văn hóa thấp kém, một nhà cầm quyền phi nhân đạo, phi nhân bản, chuyên áp dụng bạo lực để đàn áp, để trấn áp với một mục tiêu hoàn toàn phi đạo lý,vô chính trị và có thể nói là phi pháp. Đó là tịch thu tất cả quyền lãnh đạo đất nuớc và xã hội vào một nhóm nguòi nhỏ bé và truờng kỳ thực hiện thi hành một chế độ độc tài.
Tất cả những điều đó đã tạo nên một tâm lý chủ nhân và họ rất sợ truớc những áp lực quốc tế, truớc tiếng nói của đất nuớc văn minh , những tổ chức nhân quyền trên thế giới.
Tại sao họ sợ, họ sợ là vì nơi đó có một sức mạnh rất là lớn trên trường quốc tế mà bản thân của những nguời Việt nam của chúng tôi ở quốc nội thì không nói đuợc, nhung ở những nuớc văn minh và phát triển ...tôi rất mong muốn không chỉ trong trường hợp khẩn nguy như hiện nay mà báo giới quốc tế, cũng như những nguời có đời sống tâm linh trên toàn thế giới hãy nói lên tiếng nói của mình một cách mạnh mẽ, một cách kịp thời để sau này không có những giây phút hối hận rằng chúng ta đã không làm hết sức mình, đã không dùng hết sức mình trong khi chúng ta có thể làm đuợc nhiều hơn để giúp đỡ cho nguời dân đang sống ở một cái đất nước bé nhỏ, nghèo khó và lạc hậu như VN .
Những người dân đó đã can đảm chấp nhận tất cả những hy sinh về vật chất về an ninh cá nhân để nói lên tiếng nói lương tri của mình, chỉ mong lấy lại những nhân quyền cơ bản nhất của một con người, mà những điều đó đã bị chế độ độc tài CSVN không những đã cuớp đi mà còn chà đạp và thủ tiêu hằng chục năm đằng đẳng vừa qua và sẽ còn tiếp tục tùy thuộc vào công cuộc đấu tranh của chúng ta mạnh mẽ và hiệu quả .
Một lần nữa tôi xin khẳng định những sự đàn áp này không làm ảnh huởng tiêu cực đuợc đến phong trào đấu tranh của khối 8406 của Đảng Thăng Tiến VN"
Một người con gái can trường, vượt trên những nỗi sợ hãi, không chấp nhận đầu hàng đối với bạo quyền Hà Nội. Chị chính là những người con yêu của me. Việt Nam, ấy thế mà bây giờ phải nằm trong tù, vô lý thật. Những nhà đấu tranh kiên cường khác cũng không kém như linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài, mục sư Hồng Trung, anh Nguyễn Phong, chi. Hoàng Thị Anh Đào ... đang bị trù dập tàn nhẫn trong khi đó những con hạm đục khoét tài sản quốc gia qua những PMU 18, qua đường dây cao thế 500 kilovolt, dự án Nhà Máy Lọc Dầu Dung Quất thì lại sống nhỡn nhơ ngoài vòng luật pháp. Theo nguồn tin đặc biệt, trên các diễn đàn Paltalk, Nhà nước VC đã ký kết với hãng dầu Mitsubishi Oli vào năm 1994, một khế ước khai thác dầu khí tại những khu vực xung quanh Vũng Tàu dài 20 năm, coi như hãng dầu MO đã khai thác được 13 năm. Theo một nhân viên làm việc cho hãng MO ước lượng, một ngày MO rút dầu từ 70 ngàn đến 100 thùng dầu thô, vị chi trung bình mỗi ngày 6 triệu đô la tiền dầu thô chạy ra khỏi VN, một năm 2.2 tỉ đô la, 44 tỉ đô la tổng cộng trong suốt 20 năm. Điều đau đớn là không người dân nào biết rõ chi tiết Bản Khế Ước này là VN sẽ hưởng được bao nhiêu tiền. Chỉ biết Nhật Bản tài trơ. VN xây dựng con đường 60 km từ Ngã Ba Vũng Tàu đi đến Vũng Tàu. Đối với các quốc gia dân chủ, tài sản dầu khí là tài sản quốc gia của chung, người dân Việt Nam có quyền biết rõ nội dung Bản Khế Ước này.
Ngoài tổng số 27 quốc gia trong khối Âu Châu đã áp lực bạo quyền Hà Nội qua những kháng thư tố cáo sự vi phạm nhân quyền của Hà Nội qua việc đàn áp các nhà dân chủ trong nước, Úc Châu và Hoa Kỳ cũng lên án rất mạnh mẽ. Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ là bà Condolizza Rice đã đặt vấn đề Nhân Quyền lên hàng đầu khi Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm đến Mỹ và cũng tố cáo Hà nội đã vi phạm những gì HN ký kết trước khi được vào WTO, và trước khi được lấy ra khỏi danh sách hằng quan tâm đặc biệt (CPC List) và cho Hà Nội hưởng quy chế mậu dịch bình thường (PNTR). Đã đến lúc, chúng ta không thể ngồi yên để đứng nhìn những tên cộng sản sâu bọ đang đục phá đất nước VN của chúng ta. Đã đến lúc chúng ta không thể ngồi yên nhìn bọn cộng sản sâu bọ này giam giữ chị LTCN và biết bao nhiêu nhà dân chủ khác. Đã đến lúc chúng ta cũng đứng lên để giải quyết vấn đề VN của chính chúng ta. Nếu mỗi người Việt Nam chúng ta gởi một cành hoa hồng đến chi. Lê Thị Công Nhân chúng ta nhất định phải đạt được niềm mơ ước chung của toàn dân: Tự Do, Dân Chủ, và Nhân Quyền cho Việt Nam.

Ngày 21 tháng 3 năm 2007
Nguyễn Thị Mỹ Linh
Mylinhng@aol.com
viethoaiphuong
#70 Posted : Wednesday, March 19, 2008 7:41:54 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam
14550 Magnolia St., Suite 203 * Westminster, CA 92683 - USA
Tel: (714) 897-1950 & 719-5220 * Fax (562) 422-7676
Email: vnhrnet@vietnamhumanrights.net * http://www.vietnamhumanrights.net/

* * *

Thông Cáo Báo Chí Xin liên lạc: Nguyễn Thanh Trang
Ngày 19 tháng 3 năm 2008 Văn Phòng: (858) 484-1428
Lưu động: (858) 837-2152


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam
đề cử luật sư Lê Thị Công Nhân
ứng viên chính thức cho Giải Nhân quyền Gwangju 2008



Ngày 18 tháng 3 năm 2008, Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang, Trưởng Ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQ) đã đệ nạp hồ sơ chính thức đề cử luật sư Lê Thị Công- Nhân - hiện đang bị cầm tù ở Việt Nam - cho giải thưởng Nhân Quyền 2008 Gwangju ở Nam Hàn. Một số dân biểu liên bang trong Quốc hội Hoa Kỳ cũng đã được thỉnh cầu gửi văn thư đề cử tương tư; Văn thư của Dân biểu Ed Royce đã được gửi đến tổ chức Gwangju.

Được biết ngoài trị giá tiền mặt là 50 ngàn Mỹ kim, Giải Nhân Quyền Gwangju còn gồm một mề đay bằng vàng & bằng tưởng lục. 2008 là năm thứ 8 của tổ chức Gwangju - được thiết lập để ghi nhớ Ngày Tổng Nổi Dậy Vì Dân Chủ 18 tháng 5, 1980 của Nam Hàn. Trong số 9 cá nhân, và tổ chức đã được trao giải có bà Aung San Suu Kyii ở Miến Điện, sau đó đã được nhận thêm giải Nobel về Hòa Bình.

Theo Kỹ Sư Nguyễn Giao, người đặc trách thu thập và soạn thảo hồ sơ đề cử, trong số những cá nhân can trường và yêu nước đang tranh đấu cho nhân quyền, tự do và dân chủ tại Việt Nam, MLNQ dễ dàng chọn luật sư Công-Nhân căn cứ vào 3 lý do độc đáo được tóm tắt như sau:

1. Luật sư Công-Nhân đã được MLNQ trao giải Nhân Quyền Năm 2007, nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12, năm 2007;
2. Luật sư Công-Nhân là một thiếu nữ trẻ tuổi, hiểu biết, yêu nước và thương dân tộc Việt Nam; và
3. Trong khi đơn thân không dựa dẫm vào một đoàn thể, hay tổ chức nào, luật sư Công-Nhân tự tin, quả cảm, và quyết tâm - mang cả sinh mạng của mình trực diện bạo quyền - thể hiện niềm tin và lý tưởng tranh đấu cho một tương lai xứng đáng hơn cho dân tộc Việt Nam.

Đóng góp phần khiêm nhượng của mình trong việc đề cử, MLNQ tin tưởng luật sư Công-Nhân sẽ bớt cô đơn trong xà lim, bạo quyền Hà Nội sẽ bị chùn tay trong nỗ lực đầy đọa thể xác và khủng bố tinh thần luật sư Công-Nhân, và cộng đồng thế giới văn minh – trong đó có 3 triệu người Việt ở hải ngoại – sẽ chú ý nhiều hơn về những vi phạm nhân quyền trầm trọng mà nhà cầm quyền Hà Nội đang gian manh tiếp tục một cách tinh vi, và có hệ thống ở Việt Nam.

Tổ chức Gwangju sẽ công bố Giải Nhân Quyền 2008 đúng vào ngày 18 tháng 5 tại thủ đô Hán Thành của Nam Hàn..

viethoaiphuong
#71 Posted : Thursday, March 20, 2008 4:43:22 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Luật sư Lê Thị Công Nhân được đề cử Giải thưởng Nhân quyền Gwangju 2008
2008.03.20
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Luật sư Lê Thị Công Nhân, gương mặt trẻ đấu tranh cho tự do- dân chủ đang bị cầm tù tại Việt Nam vừa được đề cử cho Giải Thưởng Nhân Quyền Gwangju 2008.

Nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân tại phiên tòa púc thẩm ở Hà Nội hôm 27-11-2008. AFP PHOTO.
Để tìm hiểu thêm chi tiết, Trà Mi có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Nguyễn Thanh Trang, trưởng ban phối hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trụ sở tại Hoa Kỳ, đơn vị đệ nạp hồ sơ đề cử cô Công Nhân cho giải thưởng quốc tế uy tín này.

Giải Nhân Quyền Gwangju
GS Nguyễn Thanh Trang: Giải Nhân Quyền Gwangju (Gwangju Prize for Human Rights) của Nam Hàn được thiết lập từ năm 2000. Đó là một giải rất có uy tín là bởi vì nó đánh dấu Ngày Tổng Nổi Dậy Vì Dân Chủ 18-5-1980 (the May 18 Democratic Uprising) của nhân dân Nam Hàn và nhờ đó mà Nam Hàn đã biến đổi từ một thể chế độc tài quân phiệt trở thành một xứ sở dân chủ tiến bộ. Ở đây là giải thưởng cho những nhà đấu tranh dân chủ và nhân quyền tại Á Châu.
Người đựơc chọn để trao giải, ngoài bằng tưởng lục còn được trao tặng một mề đay vàng và một số hiện kim là 50 ngàn Mỹ kim. Trong số 9 cá nhân đã đựoc giải này trong 8 năm qua có bà Aung San Suu Kyi từ Miến Điện là một nhân vật nổi tiếng mà sau đó đã được Giải Nobel Hoà Bình.
Trà Mi: Thưa, ông có thể cho biết những điều kiện, yêu cầu để được đề cử hoặc để được trao giải là gì không?
GS Nguyễn Thanh Trang: Cũng như hầu hết các giải nhân quyền khác, giải nhân quyền này đề cao vai trò của những nhân vật nào đã hy sinh can trường vì phúc lợi của dân tộc, vì nhân quyền và dân chủ, và đặc biệt là tranh đấu trong tinh thần ôn hoà và bất bạo động.

Nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân
Trà Mi: Thưa, vì sao Mạng Luới Nhân Quyền Việt Nam lại chọn Luật sư Lê Thị Công Nhân là ứng viên đề cử cho giải thưởng năm nay, thưa ông?
GS Nguyễn Thanh Trang: Mạng Lưới Nhân Quyền được tổ chức The May 18 Memorial Foundation ở Nam Hàn, tức là tổ chức đã khởi xướng và thành lập Giải Nhân Quyền Gwangju, mời chúng tôi đề cử một nhân vật đặc biệt cho giải này. Chúng tôi đã đi đến quyết định là chọn cô Lê Thị Công Nhân vì trước hết cô Lê Thị Công Nhân cũng là một trong những nhân vật đã được Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tặng giải nhân quyền nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10-12-2007.
Thứ hai, Luật sư Lê Thị Công Nhân mới có 28 tuổi thôi nhưng là một người yêu nước tha thiết; cô đã đứng lên tranh đấu một cách đơn phương, không phải dựa vào một đảng phái, hay là không phải vì một tổ chức tôn giáo hay đoàn thể nào, mà cô đã dấn thân tranh đấu vì niềm tin một cách mãnh liệt là đất nước và dân tộc cần phải có nhân quyền, cần phải có dân chủ thì mới có thể tiến bộ, mới có thể phát triển và sánh vai cùng với thế giới tiến bộ.

Nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân lúc chưa bị bắt giam. Hình do gia đình cung cấp.
Và cô đã từng tuyên bố một câu mà chúng tôi còn nhớ là cô biết việc tranh đấu của cô là cô sẽ phải trả một cái giá rất đắc, nhưng cô không ngại, cho dù không còn ai tranh đấu nữa thì một mình cô đơn phương cô sẽ vẫn tiếp tục con đường vì lý tưởng mãnh liệt.
Trà Mi: Trước đây đã từng có người Việt Nam nào được đề cử giải này chưa, thưa ông?
GS Nguyễn Thanh Trang: Theo chỗ chúng tôi biết thì có lẽ đây là lần đầu tiên mà một nhân vật Việt Nam được đề cử cho giải này. Cố nhiên là tại Việt Nam có rất nhiều nhà tranh đấu khác cũng rất xứng đáng nhưng mà đặc biệt Lê Thị Công Nhân là một thiếu nữ trẻ tuổi có một tương lai rực rỡ có thể đang chờ đón nhưng cô đã hy sinh hết tất cả cái tương lai đó vì nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam.
Trà Mi: Cái quá trình xét chọn để trao giải thưởng Gwangju này như thế nào? Ông có thể chia sẻ thêm?
GS Nguyễn Thanh Trang: Họ có đòi hỏi 4 hồ sơ: (1) Tiểu sử, quá trình tranh đấu của đương sự.
(2) Hội đồng tuyển cử đó sẽ xét đến những ghi nhận của dư luận ở trong nước cũng như quốc tế về nhân vật đó.
(3) Họ cũng đưa ra một số vấn đề, ví dụ như kinh nghiệm, liên hệ làm việc, quá trình hợp tác chứng tỏ được là đương sự có tinh thần hợp tác, có tinh thần làm việc bất vụ lợi, có sự tin tưởng mãnh liệt và hy sinh cao cả.
(4) Cuối cùng họ cũng muốn biết phản ứng của quốc tế , phản ứng tại Việt Nam. Và cuộc tranh đấu của đương sự đã ảnh hưởng đến như thế nào trên công cuộc vận động cho nhân quyền và dân chủ tại đất nước Việt Nam.

Ý nghĩa của việc trao giải cho LS Công Nhân
Trà Mi: Chúng tôi cũng được biết là ngoài hồ sơ đệ nạp, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cũng có thỉnh nguyện một số dân biểu Hoa Kỳ gửi văn thư đề cử Luật sư Lê Thị Công Nhân. Xin ông cho biêt lời kêu gọi này cho đến nay đã đựoc đáp ứng ra sao?
GS Nguyễn Thanh Trang: Vâng. Chúng tôi cũng đã vận động 4 vị dân biểu: 3 vị ở California và 1 vị ở Maryland. Cho đến ngày hôm qua thì chúng tôi đã nhận được thư của Dân Biểu Ed Royce đề cử cô Lê Thị Công Nhân cho giải thưởng này.
Ngoài Dân Biểu Ed Royce, chúng tôi hy vọng là sẽ có thêm các vị dân biểu khác đề cử. Nhưng mà chúng tôi cũng biết đây là thời gian hết sức là bận rộn ở Quốc Hội, và vì cuối tháng này là hết hạn cứu xét những hồ sơ này, cho nên thời gian là một yếu tố rất quan trọng. Chúng tôi không biết quý vị dân biểu có đáp ứng kịp thời hay không.
Trà Mi: Và trong trường hợp cô Lê Thị Công Nhân mà được trao Giải Nhân Quyền Gwangju 2008 thì ông dự đoán là ảnh hưởng, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc này đối với giới trẻ Việt Nam như thế nào, thưa ông?
GS Nguyễn Thanh Trang: Chúng tôi tin rằng nếu cô Lê Thị Công Nhân được lựa chọn thì nó sẽ tạo một tiếng vang rất tốt ở tại Việt Nam.
Thứ nhất là anh em trẻ, những người lâu nay đã từng đấu tranh cũng như những người sẽ tham gia công cuộc đấu tranh, sẽ tin tưởng rằng cuộc đấu tranh của họ được cộng đồng người Việt hải ngoại luôn luôn quan tâm và ủng hộ.
Thứ hai là dư luận quốc tế cũng quan tâm và ủng hộ những công cuộc đấu tranh của tất cả những nhân vật hy sinh vì phúc lợi cho dân tộc mà tranh dấu cho nhân quyền, cho tự do tôn giáo, cho dân chủ Việt Nam.
Và hy vọng nhờ đó sẽ làm cho nhà cầm quyền Hà Nội phải dừng lại tất cả những chính sách độc tài và vi phạm nhân quyền để cho dân chúng có thể hưởng đựoc tự do dân chủ, nhờ đó đất nước sẽ được phồn thịnh, dân chúng sẽ được hạnh phúc sung sướng hơn.
Trà Mi: Thưa, xin được hỏi một câu cuối cùng. Giải Thưởng Gwangju sẽ được công bố khi nào và ở đâu, thưa ông?
GS Nguyễn Thanh Trang: Giải Thưởng Gwangju 2008 sẽ được công bố vào ngày 18-5-2008 tại Nam Hàn.
Trà Mi: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thời gian ông đã dành cho chúng tôi.
viethoaiphuong
#72 Posted : Friday, March 28, 2008 8:03:49 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Luật Sư Lê Thị Công Nhân Không Cô Đơn

VI ANH - Việt Báo Thứ Sáu, 3/28/2008, 12:02:00 AM

Luật sư Lê Thị Công Nhân

Không cô đơn đâu, thưa luật sư Lê thị Công Nhân. Xu thế chánh tri dân chủ hóa toàn cẩu, tư do hóa kinh tế hoàn vũ và nhứt là đồng bào quốc nội và hải ngoại, kể cả nhiều tổ chức và nhân vật ngoại quốc đứng bên cạnh Cô và hành động giúp Cô.



Đúng vậy, dù Cô là một cô gái sinh ở Gò Công, năm nay mới có 28 tuổi. Cô sinh ra sau Chiến tranh VN, Cô không thể bị CS Hà nội chụp mũ nặng quá khứ nên quá khích như đã chụp mũ những đồng bào lớn tuổi đã kiên trì đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Là người trẻ có học, có bằng hành nghề luật sư, Cô thừa sức sống trong ngành luật đang còn thiếu thốn ở VN - làm giàu, vinh thân phì da không khó.


Nhưng Cô chọn con đường đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN ngay trong lòng địch. Chắc chắn Cô biết khó khỏi vào tù ra khám dưới chế độ độc tài đảng trị toàn diện của CS Hà nội. Lòng dũng cảm của Cô và những nhà dân chủ trong nước đôi khi còn lớn hơn lòng can đảm của một chiến sĩ khi xung phong. Cô phải đối phó một ngày 24 giờ, một tuần 7 ngày với công an mật vụ CS bạo ác vô cùng, cái gì cũng dám làm, kể cả việc giả danh, giả dạng côn đồ, du thủ, du thực để khủng bố đen, trắng, xám những nhà đấu tranh.


Cô đứng lên đấu tranh không do một tôn giáo, đảng phái, phong trào nào trong hay ngoài nước công khai hay âm thầm tổ chức. Cô tranh đấu vì Cô tin tưởng đất nước và người dân VN phải có tự do, dân chủ, và nhân quyền thì mới khá được, mới có thể phát triễn theo đà tiến bộ của thế giới được. Niềm tin sắt đá đó khó lay chuyển vì Cô khẳng định lập trường dù Cô biết Cô phải trả cái giá rất đắt. Nhưng Cô vẫn làm và dù còn một mình, Cô cũng dấu tranh cho lý tưởng, niềm tin, và hy vọng ấy.


Đúng như Quân sư của người anh hùng áo vải đất Lam Son Lê Lợi là ông Nguyễn Trãi nói trong hịch kêu gọi quốc dân đứng lên đánh duổi quân Tàu, "đất nước có lúc thịnh suy nhưng anh hùng hào kiệt đời nào cũng có". Người Việt bản tánh bất khuất. Người tốt, người thương nước thương dân, người vì nước vì dân không thiếu. Nên, thưa Luật sư Lê thị Công Nhân, Cô không cô đơn đâu, thưa Cô. Tên họ Cô, trường hợp của Cô thường xuất hiện trên nhiều bích chương, biểu ngữ chống CS Hà nội chà đạp nhân quyền, của hầu hết các đoàn thể của đồng bào Việt ở hải ngoại, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, Bắc hay Nam.



Trường hợp của Cô, vụ án mà CS trấn áp Cô, hoạt động của Cô cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN cũng được dân biểu, nghị sĩ, các hội quốc tế như Phóng Viên Không Biên Giới, Ân xá Quốc Tế Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc châu thường xuyên nhắc nhở, đòi hỏi CS Hà nội phải trả tự do. Kể cả bản phúc trình thường niên của Bô Ngoại Giao Mỹ cũng xem trường hợp của Cô là một vi phạm nhân quyền tiêu biểu của CS Hà nội.



Và mới đây, Mạng Lưới Nhân Quyền VN, trụ sở chính ở Little Saigon, Tiểu bang California, đại đa số thành viên là đồng bào của Cô, chắc chắn nhiều người Cô không biết mặt, biết tên, nhưng tất cả biết Cô, trọng nể Cô, hãnh diện về Cô như là một trí thức trẻ VN dám nói, dám làm, "phú quí bất năng di, uy vũ bất năng khuất". Và đồng bào Cô ở hải ngoại, ai cũng muốn làm một điều gỉ đó để giúp Cô. Tổ chức Mạng Lưới Nhân Quyền VN đã chánh thức bình chọn và đề nghị Cô làm ứng viên Giải thưởng Nhân quyền Gwangju 2008 (Gwangju Prize for Human Rights) của Nam Hàn được thiết lập từ năm 2000. Đó là một giải thưởng rất cao quí dành cho những nhà đấu tranh dân chủ và nhân quyền tại Á Châu. Người đựơc chọn để trao giải, ngoài bằng tưởng lục còn được trao tặng một mề đay vàng và một số hiện kim là 50 ngàn Mỹ kim. Trong 8 năm qua, trong số 9 nhân vật đã đựơc giải này có bà Aung San Suu Kyi từ Miến Điện, sau khi được trao giải này được luôn Giải Nobel Hoà Bình.


Thưa Luật sư Lê thị Công Nhân, kể cả những dân biểu Mỹ từng vận động cho nhân quyền VN, 3 ở California và 1 vị ở Maryland, theo thăm dò của Mạng lưới Nhân Quyền VN, có tin đã tỏ ra hài lòng với đề nghị này. Dân Biểu Ed Royce đã có văn thư gởi ủng hộ.



Sự bình chọn, đề nghị, và ủng hộ Cô làm ứng viên cho Giải thưởng Nhân quyền Gwangju 2008, còn có ý nghĩa sâu xa nếu nhìn vấn đề trong tình liên đới và tương quan giữa thời gian và không gian. Ai dũng cảm, thành tín đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN đều được đồng bào và các tổ chức đấu tranh trọng vọng, ghi ơn. Không phân biệt người trong nước hay ngoài nước. Không phân biệt Miền Bắc hay Miền Nam. Không phân biệt tuổi trẻ hay tuổi già. Việc Luật sư Lê thị Công Nhân một cô gái 28 tuổi, sanh sau Chiến Tranh VN, ăn học dưới mái trường CS, thừa sức bon chen để vinh thân phì da, nhưng lại hy sinh tuổi thanh xuân hoa mộng của đời mình dấn thân vào con đường tranh đấy đầy chông gai, tù đày - là một đánh động, một thức tỉnh đối với tuổi trẻ VN trong cũng như ngoài nước.



Lớp trẻ trong nước tự hỏi "mình đã làm gì cho đất nước dân tộc được tự do, dân chủ chưa". Chẳng lẽ kéo lê những ngày bị cướp đoạt những quyền bất khả tương nhượng với tư cách là con người. Lớp trẻ hải ngoại tự hỏi "từ đâu mình đến đây, mình qua thừa tư do, dân chủ, trong bạn đồng trang lứa, đồng bào ở nước nhà bị cướp mất tất cả tư do, mình không giúp đấu tranh cho đồng bào thì ai làm".



Sau cùng, sự bình chọn, đề nghị, và ủng hộ Cô làm ứng viên cho Giải thưởng Nhân quyền Gwangju 2008 là một phản tuyên truyền sâu sắc, phủ nhận rõ rệt đối với tuyên truyền của CS chia rẽ trẻ già, chụp mũ những người lớn tuổi đã kiên trì đấu tranh chống CS suốt 32 năm qua là nặng quá khứ nên quá khích chống Cộng. Vì thực sự và thực tế mà nói, người Việt trong ngoài nước đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN là vì tương lai của đất nước, quyền lợi nhân dân VN, là bổn phận và nhiệm vụ của người Việt nói chung, không phân biệt già trẻ gì cả. Người lớn tuổi nhứt là người ở hải ngoại đấu tranh cho đất nước và đồng bào, mà lớp trẻ trong nước là tương lai, rường cột, chớ không phải cho mình trở về làm tướng tá, bộ trưởng, dân biểu, nghị sĩ như Việt Cộng tuyên truyền nhảm.

viethoaiphuong
#73 Posted : Friday, March 28, 2008 11:54:05 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Nữ Ls LTCN: Người nữ anh hùng thời đại mới dang bị quãn thúc một cách vô nhân dạo bỡi csVN..

<<<>>>

Nguyễn Minh Cần



Trước ngưỡng cửa thế kỷ 21, nhiều bông hoa rực rỡ của tuổi trẻ đã trỗi lên trong phong trào dân chủ Việt Nam. Đó là những Phạm Hông Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Trần Khải Thanh Thuỷ, Nguyễn Khắc Toàn, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Chính Kết, v.v... Đặc biệt từ cao trào dân chủ năm 2006, đã bừng nở rộ thêm nhiều đoá hoa tươi thắm, chói lọi của tuổi trẻ dấn thân trên con đường đấu tranh cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền, trong đó nổi bật nhất là hai luật sư Nguyễn Văn Đài & Lê Thị Công Nhân.

Công Nhân sinh năm 1979, là nhà dân chủ rất trẻ. Cô lớn lên trong một gia đình gia giáo tốt đẹp. Mẹ của cô là một trí thức, bà nuôi dạy con vừa theo truyền thống đạo đức dân tộc, vừa theo phong cách tự do, dân chủ của xã hội văn minh. Chính vì thế, dù Công Nhân được "đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa" nặng tính nhồi sọ ý thức hệ cộng sản, theo lề thói áp đặt tư duy của tập đoàn thống trị, nhưng cô sớm có tư tưởng độc lập, sớm có khát vọng tự do, dân chủ, sớm hiểu được nỗi đau của người dân vô quyền, bị tước đoạt tự do và nhân quyền trong chế độ độc tài toàn trị.

Cô học hành chăm chỉ và khá thành đạt về mặt học vấn cũng như nghề nghiệp. Mới 24 tuổi đời, cô đã là một luật sư thành danh có chân trong Đoàn luật sư Hà Nội. Một tương lai xán lạn mở rộng ra trước mắt cô luật sư trẻ trung đầy sinh lực! Nhưng, là một trí thức có ý thức trách nhiệm công dân trước nỗi đau của đất nước đang chìm đắm dưới chế độ cực quyền cộng sản, trước nỗi đau của đồng loại vô quyền đang quằn quại trong chế độ đầy tham nhũng, bị bọn quan tham ô lại và cường hào mới sách nhiễu áp bức, tóm lại, cô biết đau nỗi đau của đất nước và đồng loại, nên đã coi nhẹ giàu sang, phú quý, quyền lợi, địa vị và tiền đồ riêng tư để dấn thân vào con đường đấu tranh đầy chông gai và gian khổ vì Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho đất nước và dân tộc.

Ngày 8 tháng 4 năm 2006, Công Nhân đã đặt bút ký tên mình dưới bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006. Đó là bản tuyên ngôn lịch sử đầu tiên của 118 chiến sĩ dân chủ trong nước đi tiên phong, công khai đòi quyền tự do, dân chủ và nhân quyền, chống lại chế độ độc tài toàn trị của Đảng cộng sản (ĐCS) bằng phương thức bất bạo động. Sau đó, cô tham gia Khối 8406, rồi là thành viên và phát ngôn nhân của Đảng Thăng Tiến Việt Nam, một chính đảng dân chủ công khai, chủ trương đấu tranh ôn hoà. Đến tháng 10 năm 2006, cô tham gia Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam, một kết hợp của nhiều trí thức dân chủ và nhiều tổ chức, đảng phái dân chủ trong và ngoài nước.

Công Nhân là một luật sư có trình độ hiểu biết cao, cô nhận thức rõ luật pháp dưới chế độ độc tài toàn trị của ĐCS chỉ là một mớ văn bản để làm như tuồng chế độ của họ có luật pháp đàng hoàng và có tính dân chủ, nhưng thực ra mớ văn bản ấy chỉ để che đậy thủ đoạn của ĐCS tước đoạt quyền tự do, dân chủ của người dân. nên cô thấy cần thiết phải nghiên cứu sâu luật pháp trong nước đồng thời đối chiếu với công pháp quốc tế - mà nước Việt Nam đã đặt chữ ký bên dưới - để vạch ra những thủ đoạn bóp nghẹt tự do, dân chủ của kẻ cầm quyền.

Hồi cuối tháng 10 năm 2006, khi cô được mời đến Warszawa, thủ đô Ba Lan, để tham gia Hội nghị yểm trợ Công Đoàn Độc Lập Việt Nam, cô đã chuẩn bị bài tham luận, nhưng đến phút chót kẻ cầm quyền đã ngăn cản, không cho cô lên máy bay. Tại hội nghị, bài tham luận của cô đã được tuyên đọc, trong đó cô phân tích rõ Tổng Công Đoàn Việt Nam tuy mang danh là tổ chức cúa công nhân lao động, nhưng thực ra chẳng bảo vệ gì quyền lợi cho công nhân lao động cả, trái lại hùa theo cán bộ ĐCS để bảo vệ quyền lợi của giới chủ nhân, chính vì thế công nhân lao động cần thành lập tổ chức riêng của mình là các công đoàn tự do để bảo vệ quyền lợi cho mình. Đó là một việc làm hoàn toàn hợp lý và hợp pháp. Cô còn kêu gọi mọi người, mọi tổ chức ra sức yểm trợ cho Công Đoàn Độc Lập mới ra đời trong nước.

Vào tháng 12 năm 2006, khi trả lời phỏng vấn của Đối Thoại Online về chỉ thị số 37 CT-TTg ngày 29.11.2006 của Thủ tướng CHXHCNVN, Công Nhân đã thẳng thắn nói: Chỉ thị này nhằm chính thức hoá thông báo số 41 của Bộ chính trị ĐCS ra ngày 11.10.2006, nó có hai nội dung, một là tăng cường quản lý triệt để tất cả các báo chí ở trong nước thuộc quyền quản lý của nhà nước, và hai là xác nhận lại một lần nữa thái độ ấu trĩ và ngoan cố của nhà cầm quyền Việt Nam nhất quyết không cho có báo chí tư nhân tại Việt Nam. Cô nhấn mạnh: Trước mặt tôi là Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992 hiện đang có hiệu lực. Có thể nói ngắn gọn một câu thôi là chỉ thị 37 này là thể hiện sự độc tài tuyệt đối của đảng CSVN trên hệ thống bộ máy nhà nước của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là hệ thống hành pháp (tức chính phủ) cũng như hệ thống tư pháp. Gần như tất cả các hệ thống này, kể cả lập pháp (quốc hội) đều nằm hoàn toàn dưới quyền cai trị của đảng CSVN mà cơ quan có quyền lực nhất chính là Bộ Chính trị. Sau khi đưa ra các điều 33, 69 trong Hiến pháp CHXHCNVN năm 1992, và điều 19 Công ước LHQ về quyền dân sự và chính trị năm 1966 để đối chiếu, cô kết luận: "Là một luật sư, tôi xin khẳng định với những hiểu biết cá nhân của mình rằng chỉ thị 37/TTg ngày 29.11.2006 là hoàn toàn vi hiến… Tôi nghĩ rằng chỉ thị 37 này là một sự bất công rất lớn đối với báo giới Việt Nam".

Luật sư Lê Thị Công Nhân cũng đã viết một bài công phu, phân tích việc bỏ Nghị định 31 CP về quản chế hành chính, mà thực ra là nhà cầm quyền đã đưa việc quản chế hành chính vào các văn bản pháp lý khác.

Chính việc làm thẳng thắn đó của một luật sư chân chính đã làm cho kẻ cầm quyền vô cùng căm tức cô. Họ đã cho công an sách nhiễu cô bằng nhiều cuộc hỏi cung liên tiếp. Trong một cuộc phỏng vấn của đài RFA (Đài Á châu Tự do), cô kể lại: "… Họ vẫn nói tôi phạm điều 79 bộ Luật hình sự Việt Nam là lật đổ chính quyền, và Đảng Thăng Tiến phạm điều 4 Hiến pháp… qua những ngày làm việc với khá nhiều cán bộ an ninh điều tra, vì một mình tôi làm việc với bốn năm người… tôi thấy đó là do miếng cơm manh áo nên họ phải làm thế là đương nhiên. Tôi cũng cảm nhận một thiểu số nhỏ trong họ có nhận thấy tình hình hiện nay".

Đầu tháng 12 năm 2006, luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân tổ chức một hội thảo dân chủ và nhân quyền tại Văn phòng luật sư Thiên Ân. ĐCS cầm quyền cho rằng họ mở lớp huấn luyện những phần tử chống đảng và chống chế độ, nên đã ra lệnh xoá bỏ tên cô và anh Nguyễn Văn Đài khỏi danh sách Đoàn luật sư Hà Nội và chuẩn bị bắt giam hai luật sư trẻ tuổi này.

Trong những ngày gian nguy hết sức căng thẳng, Công Nhân vẫn dành thì giờ để tham gia Diễn đàn Dân chủ, và lúc 3 giờ 40 phút sáng ngày 26.02.2007, tức là vài ngày trước khi bị bắt, cô đã tuyên bố rất chân thành: "… Tôi là thành viên cuối cùng trong bốn thành viên của đảng Thăng Tiến Việt Nam được công an triệu tập làm việc chính thức, tính từ sau Tết âm lịch đến nay. Và thật sự tôi cũng không đoán trước được cụ thể những việc gì có thể xẩy ra với tôi. Nhưng tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của mình đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam là: tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn một mình tôi, trước hết là giành lấy nhân quyền cho chính mình và giành lấy nhân quyền, dân chủ và tự do cho người Việt Nam. Và Cộng sản Việt Nam đừng có mong chờ bất cứ một điều gì dù chỉ là thoả hiệp, chứ đừng nói là đầu hàng về phía tôi. Tôi không thách thức, nhưng Cộng sản Việt Nam nếu đã hạ quyết tâm thực hiện những hành vi tội ác bằng cách chà đạp lên nhân quyền của người dân Việt Nam và muốn tiếp tục dìm đất nước Việt Nam trong một sự tăm tối về mặt chính trị, nghèo nàn về mặt kinh tế, lạc hậu về mặt văn hóa kéo dài cho tới tận đời con cháu của chúng ta cũng như của chính người Cộng sản thì tuỳ họ và họ có quyền hành xử với những cái gì họ có. Gia đình tôi đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, đó là tôi có thể bị khởi tố và có thể đi tù. Nhưng tôi xin khẳng định một lần nữa: đó là chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xẩy ra".

Đến ngày 06.03.2007, kẻ cầm quyền đã ra lệnh bắt giam cô tại Hà Nội. Sau hơn hai tháng tạm giam, vào tháng 5 năm 2007 hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị đưa ra xét xử tại toà án sơ thẩm. Trong cáo trạng, người ta buộc tội cô vi phạm điều 88 bộ Luật hình sự, tức là tuyên truyền chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa. Cả hai người đều khẳng định trước toà rằng họ không hề phạm tội gì, mà họ đã bị trừng trị chỉ vì niềm tin của họ, họ bị bỏ tù chỉ vì nói lên ý kiến bất đồng với chính phủ và ĐCS. Công Nhân còn xác nhận thêm là cô luôn luôn khuyến khích đấu tranh bất bạo động để đòi dân chủ. Thực ra, những việc làm của hai luật sư trẻ là hoàn toàn vô tội, họ chỉ sử dụng quyền hiến định của công dân để phát biểu ý kiến của mình, thế mà toà vẫn kết án luật sư Đài 5 năm tù giam, 4 năm "tù" quản chế, luật sư Công Nhân 4 năm tù giam, 3 năm "tù" quản chế!

Họ đã chống án. Và ngày 27.11.2007, hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị đưa ra xét xử lại tại toà phúc thẩm ở Hà Nội. Trước ngày mở phiên toà, dư luận trong nước, cũng như dư luận thế giới đều rất xôn xao. Liên đoàn luật gia quốc tế có ý định mời bà Trần Thị Lệ đến Paris để tiếp xúc, nhưng giới cầm quyền đã không cho bà đi. Các luật gia quốc tế muốn gửi luật sư bào chữa cho Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đều không được chấp nhận. Họ chỉ cho một số luật sư trong nước bào chữa mà thôi. Tại phiên toà phúc thẩm Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đều khẳng định họ không phạm tội gì hết, họ chỉ thực thi quyền được phát biểu ý kiến của mình, mà quyền đó thì có ghi rõ trong hiến pháp hiện hành. Các luật sư bào chữa cũng đều nói: những bài viết và bài nói của các bị cáo là ý kiến riêng của họ, mà quyền phát biểu ý kiến thì không có luật nào ghi là có tội cả. Họ cũng vạch rõ những sai phạm của toà sơ thẩm, nhất là "đã hạn chế đến mức đã ngăn cản việc tranh luận. Đánh giá chứng cứ cần tranh luận, nhưng không được thực hiện. Định tội, lượng hình cũng không được tranh luận". Thế nhưng, toà phúc thẩm vẫn giữ nguyên lời buộc tội ghi trong cáo trạng là vi phạm điều 88 bộ Luật hình sự, chỉ có giảm mức án cho mỗi người bớt đi môt năm tù ngồi, còn mức án quản chế thì vẫn giữ nguyên như trước!

Trong nhà tù, Công Nhân vẫn tiếp tục đấu tranh. Những ai đã từng biết nhà tù cộng sản, đều hiểu rõ tính chất độc ác, phi nhân của nó. Vì ĐCS và kẻ cầm quyền muốn dùng nhà tù để đày đoạ tù nhân về thể xác và tinh thần, bắt họ phải sống trong cảnh chật hẹp, bẩn thỉu, nóng bức, mất vệ sinh, bắt phải làm việc vất vả, phải chịu đựng những cảnh bạo hành, đâm chém, cướp giật diễn ra hàng ngày trong tù, lại thường xuyên bị đám cai tù (mệnh danh là quản giáo) trấn áp về mặt tinh thần và tâm lý cốt đè bẹp ý chí phản kháng của tù nhân chính trị, bắt họ phải khuất phục, đầu hàng. Xin các bạn cứ thử hình dung một tù nhân chính trị mà bắt phải sống chung với đám tù hình sự, trong đó không ít kẻ lưu manh tay đã từng nhuốm máu tội ác! Một người con gái mảnh mai như Công Nhân, quen sống trong môi trường có văn hoá, có giáo dục, tâm hồn trong trắng nay bị đày đoạ trong một cuộc sống kinh khủng như vậy thì đủ hiểu thấu tâm trạng của cô khi phải ở tù. Kẻ thù muốn cô cúi đầu khuất phục, nhưng cô vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu.

Bị nhốt chung với đám tù hình sự, cô còn bị cai tù xúi giục đám người này khích bác, hạ nhục bằng những lời lẽ thô bỉ, còn bị cho thức ăn thiu gây tiêu chảy và bị tịch thu Kinh Thánh mà cô coi như "cuốn sách gối đầu giường" quý báu, nên cô đã quyết định tuyệt thực từ ngày 27.12.2007 để phản đối. Bọn cai tù bỏ mặc Công Nhân vật vã, ốm đau trong những ngày tuyệt thực. Chẳng những thế khi cô tuyệt thực đã bảy ngày, đang ốm yếu đến kiệt sức mà ban quản trị trại tù còn ra lệnh chuyển tù đưa cô đến nơi khác trên một chặng đường xa 225 km, bắt cô phải nằm trong chiếc xe tù bịt bùng kín mít, ngột ngạt đến nỗi cô đã ngất xỉu, khi đến nơi phải khiêng cô xuống, làm mọi người tưởng là cô đã chết.

Biết bao đoạ đày, khốn khổ, gian truân kẻ cầm quyền đã giáng xuống cái thân hình mảnh mai, nhỏ bé của Công Nhân, nhưng cô không hề chùn bước, cô vẫn giữ vững khí tiết bất khuất của mình.
Những lời nói nồng nhiệt của cô sáng ngày 26.02.2007 vẫn còn mãi mãi âm vang: "…Nhưng tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của mình đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam là: tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn một mình tôi, trước hết là giành lấy nhân quyền cho chính mình và giành lấy nhân quyền, dân chủ và tự do cho người Việt Nam. Và Cộng sản Việt Nam đừng có mong chờ bất cứ một điều gì dù chỉ là thoả hiệp, chứ đừng nói là đầu hàng về phía tôi…".
Đúng là trái tim hồng nóng bỏng của cô bơm trong huyết quản dòng máu hào kiệt của Hai Bà Trưng, Bà Triệu và của muôn nghìn vị Anh hùng tiên liệt của Tổ quốc Việt Nam. Dòng máu đó đã giúp cô đứng vững trước cơn bão táp bạo tàn mà ĐCS và giới cầm quyền toàn trị đã trút xuống đầu cô. Giới trẻ Việt Nam ngày nay có quyền tự hào là đã có một nữ anh hùng kiệt xuất trong thời đại đấu tranh cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền để mà noi gương. Dân tộc Việt Nam cũng tự hào đã có một người con trung kiên như thế biết yêu nước, thương dân rất mực.

Chính vì thế, khi được tin Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã tiến cử luật sư Lê Thị Công Nhân – người đã từng được Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trao Giải Nhân Quyền năm 2007 nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 năm 2007, cùng với luật sư Nguyễn Văn Đài và giáo sư Hoàng Minh Chính – làm ứng viên Giải Nhân Quyền Gwangju 2008 của Nam Hàn thì mọi người dân chủ trong và ngoài nước đều nhiệt liệt hoan nghênh, đều cầu mong cho ứng viên Lê Thị Công Nhân sẽ được trúng giải.

Giải Nhân Quyền Gwangju 2008 sẽ là nguồn khích lệ lớn lao cho chính người tù chính trị và lương tâm Lê Thị Công Nhân đang phải chiến đấu thân cô thế cô trong ngục tù cộng sản, sẽ là nguồn khích lệ cho mọi người thân yêu của Công Nhân, trước hết là cho bà mẹ hiền của cô - bà Trần Thị Lệ - đã hết lòng hết dạ vì con gái yêu quý và đã quyết định theo con đến cùng trong thời gian con bị đoạ đày trong tù ngục, cũng như trong cuộc đấu tranh ôn hoà của con để chống lại bạo quyền vì Công lý, vì Tự do. Đó cũng sẽ là nguồn khích lệ lớn lao cho giới trẻ và trí thức dân chủ Việt Nam, cổ vũ họ mạnh dạn dấn thân vào cuộc đấu tranh bất bạo động vì Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho nhân dân. Đó cũng sẽ là nguồn động viên mạnh mẽ cho phong trào dân chủ đang cố vươn lên sau trận khủng bố ác liệt vừa qua của ĐCS và giới cầm quyền toàn trị.

Mong sao Giải Nhân Quyền Gwangju 2008 sẽ về tay luật sư Lê Thị Công Nhân!

Moscow, ngày 23.03.2008

Thiên Thần Trong Bóng Tối - Diễm Liên & Y Phương

http://www.youtube.com/watchv=QZqjVfOjKho

======
======

A Heroine Of The New Era NGUYEN MINH CAN . Việt Báo Thứ Sáu, 3/28/2008, 12:02:00 AM

(A summarized translation)
Many splendid flowers of youth have blossomed early at the beginning of the 21st century in Vietnam's democratic movement, including Phạm Hông Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Trần Khải Thanh Thuỷ, Nguyễn Khắc Toàn, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Chính Kết, etc… In particular, the democracy trend in 2006 was enthusiatically followed with fresh and bright figures of young activists for Freedom, Democracy, and Huam Rights, of which the most outstanding were lawyers Nguyễn Văn Đài and Lê Thị Công Nhân (LTCN).
LTCN is a young democracy activist, born in 1979 in a well eduated family and brought up by an intellectual mother who raised her in both the Vietnamese ethical traditions and the modern world’s concepts of freedom and democracy. Despite her socialist schooling under heavy communist indoctrination and mind control, she has developed at an early age an independent viewpoint on freedom and democracy and a deep compassion for her people whose human rights and freedom have been denied by the authoritarians. At the age of 24 and a successful but responsible lawyer unable to tolerate social injustices and corruption, LTCN decided to commit herself to the tough and risky fight for huamn rights, freedom and democracy. On 4-8-2006, she bacame a signatory of the ‘Declaration of freedom and democracy for Vietnam 2006’, the first such document in history openly made by 118 non-violent democracy pioneers against the Vietnamese communist party (VCP) and its dictatorship. Very soon afterwards, she joined the 8406 Bloc and became the spokesperson for the Vietnam Progression Party, a political party fighiting peacefully in public for democracy. In 10-2006, she participated in the Alliance for Democracy and Human Rights in Vietnam, an assembly of democratic intellectuals, parties and organizations in Vietnam and overseas.
Being a clever, serious and responsible lawyer working fearlessly for the protection of the oppressed, mainly workers, she was invited late in 2006 to Warsaw, Poland, to deliver a speech at the Conference in support of an Indepedentent Labor Union in Vietnam. She was prevented at the last minute by the Vietnamese authorities from boarding her plane; however, her speech was read, showing her claim that the state-controlled Vietnam's Labor Union was merely a pro-employers agency that has tried to disregard the workers’ rights in accordance with the VCP policies. In an interview with the Doi Thoai (Dialogue) Online in 12-2006 concerning the Vietnamese Premier’s memorandum No. 37 CT-TTg of 11-29-2006, she explained that it was just another measure of suppression against the media, actually a repeated but complete ban of private newspapers, directed by the VCP politburo that, in reality, controls over all 3 branches of government. “The memorandum was totally unconstitutional,” she added.
Together with other analytical writings criticising the regime, she became the target of the Vietnamese police harrassment through continual interrogation. Early in 12-2006, a seminar held by her and lawyer Nguyễn Văn Đài was labeled by the government as a training class for anti-party dissidents, resulting in their names removed from the list of Hanoi lawyers. She sensed that her arrest was unavoidable and near; however, on 2-26-2007, she made a sincere report of the trouble she had had with the police in her capacity of being the last of four members of the Progression Party, and asserted that, whatever happened to her, she would keep fighting to the end for her own human rights and those, together with freedom and democracy, of her Vietnamese people. She advised the VCP never to expect her surrender, and challenged it to keep the Vietnamese people and their descendants in darkness and poverty against their will. For her part, she told the VCP that her family and herself had prepared for the worst, and nothing could change her determination.
On 3-6-2007, she was arrested in Hanoi. Two months later, she and lawyer Nguyễn Văn Đài were brought to court where they both admitted no guilt, arguing that the reason they were detained was because they had voiced what they believed, in opposition to the VCP and its government. Despite her claim of peaceful fighting, she was sentenced to 4 years in prison and 3 years under house arrest.
Upon their appeal, lawyer Nguyễn Văn Đài’s and her case was re-examined on 11-27-2007 by the Hanoi High Court among international uproars in their support. Their voluntary defense lawyers, nevertheless, were banned from coming to Vietnam. And, despite logical arguments by lawyers in Vietnam, the court only lowered her previous sentencing from 4 to 3 years in prison, with no change in her house arrest.
In prison, LTCN kept fighting. Vietnamese prisons have been notorious for their worst living conditions, physical, mental, as well as spiritual. She had to labor hard every day and share her narrow space of detention with criminals who kept abusing her orally, usually on secret order from the communist prison wards. As her digestion was upset by dirty and spoiled foods, together with the confiscation of her ‘Bible’ against a promise made by a high ranking police official to allow her to keep it, she decided to go on a hunger striike in protest beginning on 12-27-2007. She was left uncared for 7 straight days then moved in a tightly close small truck to another prison 225 km away despite her dangerous weakness. At her destination, she was thought to have died. But thanks to her strong determination, supported by her admiration of Vietnam's two heroic sisters Trung Trac and Trung Nhi and other brave patriots, she still survived. She became the pride for Vietnamese youths who look up to her for their aspiration for a free and democratic Vietnam.
The news of her being honorably nominated for the South Korea’s 2008 Gwangiu Human Rights Prize by the Vietnam Human Rights Network, who offered her its 2007 Human Rights Award, caused speical joy among democracy activists in and out of Vietnam who wholeheartedly wish her the best. The honor is a great inspiration for LTCN as a political prisoner, also a remarkable consolation for her own mother, and for the intellectual youths in their non-violent fight for freedom and democracy and human rights for the Vietnamese people. It is indeed a powerful encouragement for the democracy movement to move ahead following the recent ruthless suppression by the VCP and its subordinates.
Let’s pray for LTCN to be the winner of the 2008 Gwangju Prize!
Nguyễn Minh Cần
viethoaiphuong
#74 Posted : Wednesday, April 16, 2008 6:11:23 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
LÊ THỊ CÔNG NHÂN BẬC NỮ LƯU PHI THƯỜNG



Có thể nói dân tộc Việt Nam là một dân tộc có nhiều đặc tính dị biệt với nhiều dân tộc khác trên trái đất. Một trong những đặc tính ấy là tuy đã từ nhiều ngàn năm ra khỏi chế độ mẫu hệ, nhưng trên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta, người phụ nữ đã không hề chỉ lo chuyện nội trợ mà còn lắm phen góp sức với đời, tham gia chính sự kể cả có khi cầm quân đánh giặc. Từ ngày dựng nước và trong mỗi thời đại đều thấy xuất hiện các bậc anh thư, anh tài văn võ. Dân ta ai là người không hãnh diện và tôn thờ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, ai không trân quý Huyền Trân Công Chúa, Công Chúa Ngọc hân, ai không mến mộ văn tài của bà Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan, bà Hồ Xuân Hương, ai không thánh phục Thái Hậu Dương Vân Nga, nữ tướng Bùi Thị Xuân ? Và còn bao nhiêu bậc nữ lưu, anh thư khác nữa. Đời nào cũng có.

Quả thật người phụ nữ Việt Nam luôn luôn gắn liền với dân tộc, gắn liền với vận mạng của lịch sử thăng trầm. Trong chiến tranh và nhất là từ ngày 30/04/1975 đến nay, sự hy sinh, nhẫn nhục, đau khổ của người phụ nữ đã lên đến cùng cực. Nhưng nếu tuyệt đại đa số các bà, các chị, các em âm thầm chịu đựng cảnh chồng con đi tù, nhà cửa bị cướp đoạt, bán từng mảnh vụn nữ trang gom góp thăm nuôi chồng con trong tù... Dưới chế độ cộng sản, biết bao bông hoa đã bị héo tàn trong vùi dập ? Biết bao xác thân phụ nữ đã nổi trôi trên mặt đại dương ? Tất cả đã diễn ra trong câm lặng.

Nhưng từ gần hai chục năm nay, người dân, trong đó có đông đảo phụ nữ đã lên tiếng phản đối sự trù dập của chế độ CSVN, lên tiếng bảo vệ chồng con đấu tranh cho dân chủ, nhân quyềnn. Và hơn nữa các bà, các cô đã trực tiếp đứng lên đấu tranh bất bạo động, đối đầu với bạo quyền cộng sản đòi hỏi tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và những quyền căn bản của con người, đòi lại đất đai tài sản bị cộng sản cướp đoạt. Người ta biết đến những người phụ nữ như Dương Thu Hương, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân... đã can đảm đấu tranh cho tự do, Nhân Quyền và đã bị CSVN bắt giam, tù đày, hành hạ.

Có thể khuôn mặt tiêu biểu nhất trong những người phụ nữ phi thường này là luật sư Lê thị Công Nhân. Cô sinh năm 1979 tại Tiền Giang, tốt nghiệp cử nhân luật khoa năm 2001. Cô đã can đảm tố cáo chế độ CSVN độc tài, vận động bảo vệ quyền lợi công nhân lao động và đòi hỏi thành lập công đoàn tự do. Khi phong trào đấu tranh cho dân chủ bùng phát, cô đã mạnh dạn tham gia vào Khối 8406, và đã trở thành phát ngôn nhân của Đảng Thăng Tiến Việt Nam. Bạo quyền cộng sản Hà Nội đã tìm đủ cách uy hiếp cô và gia đình cô. Nhưng cô luôn kiên quyết giữ vững lập trường. Cô đã thẳng thắng tuyên bố : "Tôi xin khẳng định, bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của mình đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam, là tôi sẽ chiến đấu tới cùng, cho dù chỉ còn có một mình tôi để đấu tranh trước hết là giành lấy nhân quyền cho riêng mình và giành lấy nhân quyền dân chủ và tự do cho người dân Việt Nam và CSVN đừng có mong chờ bất cứ một điều gì là thỏa hiệp chứ đừng nói là sự đầu hàng từ phía tôi". Đang nằm trong lòng chế độc cộng sản độc tài, đây quả là lời tuyên bố phi thường của một bậc nữ lưu phi thường. Biết không thể hăm dọa được cô, cộng sản Hà Nội đã bắt giam cô ngày 6/3/2007 và đã gán ghép cô vào tội "tuyên truyền chống chế độ" ghi trong điều 88 của bộ luật hình sự cộng sản để đưa cô ra xét xử trong một phiên tòa trò hề để kết án cô 4 năm tù giam cộng thêm 3 năm quản chế.

Cho tới ngày hôm nay, cô đã bị giam cầm từ hơn 1 năm rồi. Nhưng thế giới không quên cô, cộng đồng Hải Ngoại không quên cô vì cô là đại diện cho tất cả những người đấu tranh, những dân oan đang đòi công lý, Nhân Quyền và dân chủ tại Việt Nam. Cụ thể tại Úc Châu, cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn đã tổ chức "MỘT NGÀY DÀNH CHO LÊ THỊ CÔNG NHÂN". Ngày đó sẽ là ngày 11/04/08 tại tiểu bang Victoria; ngày 12/04 tại New South Wales, Queensland, Bắc Úc; ngày 13/04 tại Tây Úc; ngày 26/04 tại Nam Úc, Wollongong; ngày 27/04 tại ACT (Canberra). Theo Ban Tổ Chức thì ý nghĩa ngày này là 1) Ngày cho quê hương, ngày hỗ trợ công cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam; 2) Ngày phát huy tinh thần anh dũng của tiền nhân để giải trừ chế độ cộng sản tại Việt Nam; 3) Ngày phát hành tem thơ, sách báo về cuộc tranh đấu của anh thư nước Việt : Lê Thị Công Nhân.

Cũng nên biết là hiện nay bưu điện của nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận phát hành tem thư do các tổ chức hay tư nhân đặt thực hiện và có giá trị bưu điện chính thức để gửi thư trên toàn quốc và ra nước ngoài. Trước đây 1 tháng, nhân kỷ niệm 1 năm cô bị bắt giữ, tại Pháp đã thực hiện tem thư có hình nửa người của luật sư Lê Thị Công Nhân. Tất nhiên không thể có tem thư mang hình tất cả những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền đang bị cầm từ như linh mục Nguyễn Văn Lý, anh Nguyễn Quốc Quân, anh Nguyễn Thế Vũ, anh Somsak Khunmi hay từng người dân oan như các chị Vũ Thanh Phương, Lư Thị Thu Duyên, Lư Thị Thu Trang, Cụ bà Phạm Kim Thu 81 tuổi, vv...

Ngày Dành Cho Lê Thị Công Nhân phải hiểu là NGÀY DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI TRANH ĐẤU CHO DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM.

Trần Đức Tường


==
Xin cám ơn Vi - "cơn mưa nhỏ" đã post bài trên đây trong MGP, tặng cho chị Thy "hạt mưa nghìn dấu hỏi" .
Và xin mời quý bạn nghe lại một ca khúc về LTCN đã làm VHP rất xúc động !

http://thongtin.brinkste...hienthantrongbongtoi.htm
viethoaiphuong
#75 Posted : Tuesday, June 24, 2008 1:10:53 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Bao Giang <baogiang_54@yahoo.com.au> wrote:

Tuần trước, hai đoàn công an thuộc sở An Ninh Hà Nội đã vào Thanh Hóa, đến tận nhà tù và và mời LT Công Nhân lên làm việc.

Mục đích của cuộc làm việc này là dụ dổ rồi áp lực Công Nhân phải nhận lời sang Hoa Kỳ định cư một khi Công Nhân được trả tự do.

" Vào hai ngày 10 và 11-6-2008, có 4 viên công an trung, cao cấp thuộc an ninh A42 thuộc bộ CA đã đến trại giam Thanh Hoá để thẩm vấn Lê thị Công Nhân. Trong cuộc thẩm vấn này, các công an đã đặt đi đặt lại một câu hỏi là: Chị có đồng ý sang Mỹ định cư một khi được trả tự do sớm hay không?

Công Nhân trả lời rằng: "Trời đã cho tôi sinh ra ở Việt Nam là phải có lý do và một ý nghĩa nào đó.. Là người Việt Nam, tôi chỉ muốn ở trên đất nưóc mình để chung vai sát cánh với những người đấu tranh dân chủ, dẫu đường có chông gai gian khổ thì cũng phải đi đến đích điểm là đòi lại Tự Do Dân Chủ, Nhân Quyền, không riêng gì cho chúng tôi mà cho cả đồng bào Việt Nam." .

- Chị bảo sao? Thế nhà nước này không thực hiện tự do dân chủ cho dân à?

- Nếu có thì tôi đã không phải ngồi tù! Ép tôi đi ngoại quốc là tự do dân chủ à?

Thuyết phục CN không được, chúng quay sang mỉa mai chuyện này chuyện khác và doạ dẫm là cứ ngồi đấy đến gìa, Hết ba năm này sẽ có ba năm khác! Có kẻ còn bảo là:

" Dạo này nom chị đen và gìa, xấu hẳn đi, Chị ở lại đây làm gì?

Công nhân trả lời:

" Đúng thế, đây chính là sản phẩm của nhà nước cộng sản đấy!"

Có kẻ hỏi là: Chị làm gì mà thư từ ở các nơi, cả ngoại nữa gởi về đây cả hàng xe tải thế? Nhà tù này làm gì có đủ chỗ để chứa thư của cô?

": Anh bảo sao? Thơ đồng bào gởi cho tôi cả hàng xe tải à? thư đâu? Thư đồng bào gởi cho tôi hay là gởi cho công an mà các anh giữ thế? Tự Do nhỉ?

Biết không thể thuyết phục được Công Nhân vào thời điểm này. Chúng rời nhà tù bằng lời hăm dọa: Đây có thể là địa chỉ vĩnh viễn của nhà đấu tranh đấy!

Cũng theo nguồn đáng tin cậy thì Công Nhân ít được ra ngoài tham gia lao động. Công việc chính chúng buộc Công Nhân phải làm mỗi ngày là lau rửa nhà vệ sinh. Chúng còn dùng những tù hình sự, đĩ điếm, bất hảo dùng lời nói xỉ nhục Công Nhân mỗi ngày để lĩnh thưởng.. Càng nói cay độc, càng được phê điểm tốt.

Nguoi đưa tin TT.
viethoaiphuong
#76 Posted : Monday, July 21, 2008 7:43:13 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
viethoaiphuong
#77 Posted : Monday, July 28, 2008 8:57:44 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Bản tin về hiện trạng của Luật Sư Lê Thị Công Nhân

"Dạo này cháu vẫn khỏe chứ?" - Vâng cô ạ ! Nhưng còn em Nhân thì sao hở Cô? . Đó là mẫu đối thoại ngắn ngủi giữa hai cô – cháu, trước khi cả hai nghẹn ngào, vì giờ này mẹ không được ở gần con và anh cũng không được ở gần em. Và sau mẫu đối thoại thân tình là tin tức mới nhất về nụ hoa Dân Chủ VN: Lê Thị Công Nhân đang bị giam cầm trong nhà tù gọi là Trại Giam Số 5, trong núi rừng tỉnh Thanh Hóa.


Hôm qua, nhân ngày sinh nhật của Luật sư Lê Thị Công Nhân (CN), gia đình đã được vào thăm em tại Trại Giam số 5, trong tỉnh Thanh Hóa. Nhìn CN trong bộ áo tù đang cười e ấp thật tươi bên vành nón lá mong manh, mà thấy sao thương quá là thương. Gia đình cũng có mang hoa hồng sinh nhật đến cho em. Lần đầu tiên sau hơn 1 năm 4 tháng dài dăng dẳng, CN mới được cầm trong tay những đoá hoa hồng tươi thắm mùi hương thiên nhiên và đầy ngát tình người, tình thân thiết gia đình, trong chuyến đi thăm tù đặc biệt nầy.... Kể sao cho xiết nổi niềm nhớ nhung thương mến !.







Và cũng may là người quản giáo hôm nay dễ dãi cho CN được mang hoa sinh nhật nầy theo em vào phòng giam sau buổi thăm viếng.



Trời mùa hè năm nay oi bức nhiều, nhất là gió Lào thổi xuống Thanh Hoá nên khí trời nóng như thiêu đốt. Bởi vậy gia đình không thể mang bánh sinh nhật hoa kem cho CN được. Thay vào đó gia đình mang chè long nhãn hạt sen (để đông đá) làm quà sinh nhật cho đứa con gái đang ở tù vì nước vì dân của mình. Chè long nhãn là loại chè mà CN rất thích khi còn ở nhà và thường được thân mẫu nấu cho ăn.


Theo thân mẫu của CN là bà Trần Thị Lệ cho biết thì lần đi thăm nầy bà thấy sức khỏe của con gái vẫn bình thường, bệnh viêm mũi do dị ứng có phần thuyên giảm nhưng không thể lành hẵn được, vì đang ở tù kia mà. CN nói với mẹ là mùa hè này, Trại Giam số 5 Thanh Hóa cung cấp nước dùng rất ít, nên cô phải luôn luôn canh chừng lúc người ta bom nước giếng lên thì hứng từng ca nước lẻ loi để dùng. Nếu không thì không đủ nước để tắm giặt. Có 1 giếng nước rất sâu ở ngoài trời trong khuôn viên trại giam, nhưng CN là thân gái yếu đuối nên không thể kéo nước từ dưới giếng sâu hơn 10 mét để tắm giặt. Nước uống cũng không được cung cấp đầy đủ mà ngược lại tù nhân phải bỏ tiền ra mua thêm để đủ uống, vì cái nóng nung người của núi rừng Thanh Hóa trong mùa hè. Vì vậy CN phải khó khăn vất vả lắm mới có đủ nước uống trong mùa hè nầy.

Tình hình trại giam vẫn y như cũ chứ không cải thiện chút nào. CN phải vất vả lao đông quét dọn phòng giam, trong khi CN bị dị ứng mũi nên hít phải bụi bặm vào càng tăng thêm bịnh dị ứng (allegie) của cô. CN có làm đơn xin nhà cầm quyền đổi cho công việc lao động khác vì lý do sức khỏe, nhưng lao động là một vũ khí dùng hành hạ tù chính trị nên họ không cho CN được đổi việc lao động.


Ở trong tù CN luôn luôn khao khát thông tin bên ngoài nhất là tình hình biến chuyển của VN và quốc tế. CN luôn luôn quan tâm và hỏi thăm tình trạng của LM Nguyễn Văn Lý, LM Phan Văn Lợi và các nhà dân chủ trong nước ra sao. Vi luôn luôn bị công an trại giam theo dõi và giám sát buổi thăm viếng nên gia đình chỉ có thể cho CN biết một cách chung chung và hết sức tế nhị. Nếu không thì công an dùng bạo lực cắt đứt cuộc thăm viếng ngay.

Nhân dịp nầy, cô CN đã khéo léo nhờ thân mẫu chuyển lời tri ân các tổ chức và lời cảm ơn đến tất cả đồng bào trong và ngoài nước đã yểm trợ tích cực cho công cuộc đấu tranh cho dân chủ tự do của nước nhà. Cô CN cũng nói với thân mẫu là xin những tấm lòng vàng quan tâm giúp đỡ tinh thần, vật chất cũng như can thiệp với nhà cầm quyền đòi tự do cho cô hãy nhận nơi cô một lời cảm ơn nồng ấm trong hoàn cãnh nghiệt ngã nầy.

Tường trình từ Thanh Hóa - Việt Nam, 21/07/2008

Phóng viên Dân Chủ
ĐT.
viethoaiphuong
#78 Posted : Wednesday, March 4, 2009 4:52:47 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
LS Lê Thị Công Nhân được đề cử giải thưởng quốc tế Gruber về Luật
Tuesday, March 03, 2009


PARIS 3-3 (NV) - Nữ Luật Sư Lê Thị Công Nhân được Nghiệp Ðoàn Luật Sư Quốc Tế đề cử giải thưởng nhân quyền về nghề luật cho giải thưởng quốc tế Gruber International Prize Program.

“Luật Sư Lê Thị Công Nhân được Nghiệp Ðoàn Luật Sư Quốc Tế (UIA) đề nghị cho giải thưởng về nghề luật của tổ chức Peter and Patricia Gruber Foundation”. Ðiện thư gửi tới cho báo Người Việt từ nhóm thân hữu của Luật Sư Công Nhân báo tin này ngày hôm qua.

Ðây là một giải thưởng có giá trị tiền bạc khá lớn và một số người được trao giải thưởng này sau đó đã được trao giải thưởng Nobel.

“Ðính kèm theo thư này là đơn đề cử của UIA. Nữ Luật Sư Lê Thị Công Nhân hiện đang bị cầm tù... Cũng đính kèm theo thư này là các tài liệu liệt kê thành tích của cô Lê Thị Công Nhân trong lãnh vực luật pháp bảo vệ nhân quyền khi cô hành nghề luật sư tại Việt Nam”. Bức thư của bà Julie Goffin, đồng phối trí viên bộ phận Nhân Quyền và Sự Bênh Vực Quyền Bào Chữa (Human Rights & Defence of The Defence Co-Ordinator) của tổ chức UIA, viết như vậy cho bà Sarah Hreha, phó chủ tịch điều hành Gruber Foundation.

Gruber Foundation đặt theo tên của vợ chồng ông Peter và bà Patricia Gruber. Ông Peter Gruber, sinh năm 1929, là di dân từ Hung Gia Lợi. Ông đã theo cha mẹ trốn được sang Ấn Ðộ với cha mẹ năm 1939 trước Thế Chiến Thứ Hai có hai tháng. Ông được gửi đi học ở một trường Dòng Tên ở Himalayas, nơi ông có cơ hội tìm hiểu ý nghĩa cũng như mục đích của đời người.

Thế Chiến II chấm dứt, ông trở nên chú ý nhiều đến cả khoa học, tôn giáo và triết học khi du học ở Úc. Ông cũng nghiên cứu về đạo Phật một thời gian và di cư đến New York Hoa Kỳ mà nơi đây ông thành lập Hội Nghiên Cứu Ðông Phương, bảo trợ các công trình phiên dịch và xuất bản sang Anh ngữ các tài liệu bằng chữ Tây Tạng.

Có một thời gian ngắn, ông phục vụ trong ngành tài chính của quân đội Hoa Kỳ rồi sau đó hoạt động ở thị trường chứng khoán New York.

Ông đã tạo lập được một tài sản lớn lao nhờ kinh doanh quản trị tài sản. Từ đó vợ chồng ông đã quyết định thành lập Gruber Foundation từ năm 1993 để hàng năm trao giải thưởng cho các nhân vật quốc tế đáng ca ngợi trong các lãnh vực về thần kinh học, thiên văn học, di truyền học, nữ quyền và luật pháp. Tiền cho mỗi giải thưởng hàng năm là $500,000 đô la.

“Tôi có được thông báo về chuyện này. Ðây là một vinh dự cho con gái tôi khi được đề cử dự tranh một giải thưởng quốc tế cao quí. Có nhiều người cũng được đề cử để tùy Hội Ðồng Cứu Xét tuyển chọn.” Bà Trần Thị Lệ, mẹ nữ luật sư Lê Thị Công Nhân nói như vậy với báo Người Việt sáng 3 Tháng Ba 2009.

Bà mới đi thăm con gái cách đây hơn một tuần lễ. Cô vẫn bị giam chung với những người khác gồm 60 tất cả trong một căn phòng chật hẹp hơn 40m2. Mỗi người chỉ được chia cho bề ngang có 80cm nên hè nóng cũng như Mùa Ðông phải nằm cài vào nhau trên sàn xi măng. Không đủ chỗ cho từng đó người nên phải xây thêm một cái “gác lửng” bằng xi măng thành 2 tầng trong một căn phòng giam.

Vì chế độ ăn uống dành cho tù nhân chỉ gồm ít cơm hẩm và rau luộc, bà Lệ phải tiếp tế đồ ăn khô cho con gái. Ðây cũng là trường hợp của Luật Sư Nguyễn Văn Ðài, (cùng vụ án với Luật Sư Lê Thị Công Nhân) và bao nhiêu tù nhân khác. Gia đình phải tiếp tế lương thực, quần áo, chăn màn cho thân nhân ở trong tù.

Bà Lê cho hay khoảng 4 tháng trước, bà có nhờ Tòa Ðại Sứ Mỹ chuyển qua đường ngoại giao vào nhà tù cho con gái 2 quyển tự điển lớn, một số sách thuật ngữ luật. Ðồng thời, Tòa Ðại Sứ Mỹ cũng gửi thêm vào cho Lê Thị Công Nhân một số sách. Cho đến nay, những thứ sách đó vẫn không được trao cho cô dù không phải là các loại sách bị cấm đọc trong tù.

Nữ Luật Sư Lê Thị Công Nhân, 30 tuổi, và Luật Sư Nguyễn Văn Ðài, 40 tuổi, bị CSVN vu cho tội “tuyên truyền chống nhà nước” và bị kết án tù ngày 11 Tháng Năm 2007. Phiên tòa phúc thẩm ngày 27 Tháng Mười Một 2007 chỉ giảm án từ 4 năm còn 3 năm cho Luật Sư Lê Thị Công Nhân và từ 5 năm xuống còn 4 năm cho Luật Sư Nguyễn Văn Ðài dù các luật sư biện hộ đã chứng minh rất thuyết phục cho thấy không những hai người này không hề vi phạm điều luật nào của chế độ, hệ thống tòa án CSVN đã sai trái trong thủ tục tố tụng hình sự.

Dù vậy, họ vẫn bị nhốt vào tù. Nhiều chính phủ Tây phương và các tổ chức nhân quyền quốc tế đã kịch liệt đả kích chế độ Hà Nội đã bóp nghẹt quyền làm người của Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân cũng như của những người tham gia đấu tranh đòi tự do dân chủ ở trong nước.

Mới đây, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố bản phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền thế giới đã nói rằng tình hình nhân quyền tại Việt Nam vẫn tồi tệ.


http://www.nguoi-viet.co...nmviewer.asp?a=91564&z=2
Xuân Yên
#79 Posted : Monday, June 8, 2009 1:54:20 PM(UTC)
Xuân Yên

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 88
Points: 0


Đề Nghị Phụ Nữ Việt hỗ trợ LS Lê Thị Công Nhân[/b]

Kính gởi Ban Điều Hành Phụ Nữ Việt: Chúng ta có thể nhân danh Phụ Nữ Việt hải ngoại gởi một món quà đến cô Lê thị Công Nhân để vinh danh, và hỗ trợ tinh thần cho cô hiện trong vòng lao lý. Xin nhớ cho rằng, chồng, anh em chúng ta, ngay cả các chị đã từng ở tù trong thời kỳ sau 1975, chắc chúng ta biết nỗi khổ của kiếp tù. Vậy tôi xin gióng tiếng nói của một người chị gái ở hải ngoại, cùng nhau nắm tay Lê thị Công Nhân, xin tiếp sức hà hơi cho em thêm can đảm, và cũng để hãnh diện vì em...!

Tôi nghĩ rằng, Web site của Phụ Nữ Việt là đại diện cho MỘT TẦNG LỚP Phụ Nữ trí thức ở Hải ngoại, xin qúy vị hảy cùng nhau lên tiếng gởi vài lời tâm sự, an ủi cho con cháu chúng ta ở trong nước, như Lê thị Công Nhân, cô gái đáng mặt là MỘT PHỤ NỮ VIỆT.

Chúng ta ra hải ngoại chẳng phải để ăn và chết, thì mong chị em chúng ta góp một bàn tay, một lời, dù cho món quà rất ư nhỏ mọn đi nữa, nhưng để gọi là chia xẻ, vinh danh và hãnh diện cho một Cô Gái Việt đã hy sinh tự do hạnh phúc của cá nhân mình, và góp phần vào tiến trình hỗ trợ Tự Do cho Việt Nam.

Mời chị nào lớn tuổi, đứng ra nhận lãnh, và kêu gọi tất cả các chị em thành viên cũng như trong Ban Điều Hành góp tay và cỗ động.

Theo thiển nghĩ của tôi, chúng ta là Phụ Nữ Việt, thì đây là việc đáng làm và nên làm. Không tiếng nói nào ngọt ngào và chia xẻ bằng tiếng nói của người mẹ nói với con gái, hay tiếng nói của người chị gái nói với em, hay tiếng nói của người em gái nói với chị.

Mời Việt hoài Phương và các bạn hỗ trợ giúp đỡ, và tôi Xuân Yên xin đóng góp phần mọn của mình.

Kính
Xuân Yên
oc huong
#80 Posted : Monday, June 8, 2009 8:38:58 PM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

Trước hết, OH cảm ơn VHP đã bỏ công thu thập những bài viết và những bài tường trình về người nữ anh hùng Lê Thị Công Nhân, một nhân vật NỮ nổi bật trong thời đại chúng ta bằng ý chí cường trường và bất khuất. Mỗi lần đọc về LTCN, OH cảm thấy mình tầm thường và nhỏ bé quá trước công cuộc đấu tranh vì nhân quyền và tự do cho người dân mình, cuộc đấu tranh mà đảng Cộng Sản Việt Nam đã và đang dùng bạo lực để đàn áp.

Chị Xuân Yên mến,
OH ủng hộ ý kiến bằng một cách nào đó, những người phụ nữ chúng ta chung nhau góp một bàn tay để gọi là vinh danh, chia sẻ, và bày tỏ cũng như phổ biến lòng hãnh diện cho người phụ nữ Lê Thị Công Nhân đã hy sinh hạnh phúc cá nhân để góp phần vào tiến trình hỗ trợ Tự Do cho Việt Nam.
OH không nằm trong ban điều hành diễn đàn Phụ Nữ Việt. org và cũng không sinh hoạt thường xuyên nhưng sẽ đóng góp. Cách nào đây? OH mong sự góp ý của mọi người.
OH
Users browsing this topic
Guest (16)
6 Pages«<23456>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.