Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Liệt Nữ Anh Thư của phương trời Nam
tla
#1 Posted : Monday, January 31, 2005 4:00:00 PM(UTC)
tla

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 53
Points: 0

Liệt Nữ Anh Thư của phương trời Nam

1) Phương Bắc có một HUYỀN TRÂN Công Chúa hy sinh cuộc đời để nước Việt được thêm hai châu Ô & Lý (tức Thuận và Hóa) thì phương Nam cũng có một NGỌC VẠN CÔNG CHÚA, con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên được gả cho vua Chân Lạp Chei Chetta IỊ

2) Ngọc Vạn Công Chúa của phương nam dâng cả nước Chân Lạp cho cố tổ Việt. Nàng ra đi ngàn dặm, mở mang bờ cõi đất nước. Con cháu nàng sau này là những liệt nữ lừng danh phương trời Nam.

......Me. bồng con ngồi cầu Ái Tử
......Thiếp trông chồng đứng núi Vọng Phu


3) Đất QUẢNG TRỊ hùng vĩ đã sanh ra những nữ lưu bất tử như bà VŨ KIM CHI, mẹ của Đào Duy Từ (sau này là một đại công thần dân tộc đã giúp chúa Nguyễn mở mang biên giới nước Nam). Bà đã oanh liệt thà chết chứ không chịu sự uy hiếp áp bức của quan huyện Lưu Minh Phương.

4) HỒ THỊ HOA, một giai nhân tuyệt hảo, đạo đức. Nàng là con của quan thần Hồ Văn Vui giữ ngựa cho vua Gia Long. Nàng được Gia Long và Thuận Thiên Hoàng Hậu chọn làm dâu (vợ cho Minh-Mạnh và là mẹ của Thiệu Trị). Vì tánh tình thẳng thắn thật thà, nàng đã được Gia Long đặt tên là "THẬT". Từ đó về sau, dân ta thường nói lái chữ "THẬT" thành "THIỆT" để tránh tên nàng. Và cùng thời đọc "HÓA" thành "HUẾ" cũng để tránh tên gọi của nàng.

5) Địa Linh Nhân Kiệt - đất thiêng GIA ĐỊNH đã xuất phát biết bao anh thư liệt nữ trong lịch sử Việt. Đứng đầu là TỪ DŨ THÁI HẬU, người đàn bà phi thường đã từng vận chuyển guồng máy chính trị sau lưng vua Tự Đức. Bà là một bà mẹ CÁCH MẠNG nỗ lực đệ nhất nước Việt. Nhờ sự hướng dẫn của bà, Tự Đức đã là ông vua Nguyễn siêng năng và giỏi chữ nhất trong những vua dưới triều đại Nguyễn.

6) Cùng thời với bà, đất gia định đã sanh thêm một liệt nữ được phong là LIỆT PHỤ KHẢ GIA . Bà chính là bà NGUYỄN THỊ TỒN, vợ của ông thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, làm quan tri Phủ tại Châu Đốc.

Vì bảo vệ quyền lợi của dân thiểu số, ông đã bị quan trên tham nhũng bắt giam và tiến đơn sử trảm.

Bà thủ khoa một mình mạnh dạn lặn lội ra Huế KÍCK CỔ ĐĂNG VĂN (ĐÁNH TRỐNG TAM TOÀ) để xin giải oan cho chồng. Sự can đảm của bà đã động lòng thái hậu Từ Dũ và bà được phong là Liệt Phụ Khả Gia .

Nhờ công ơn của bà mà ngày nay chúng ta được thưởng thức đệ nhất văn chương của thủ khoa Nghĩa qua những thi văn, tuồng ki.ch. Ddặc sắc nhất là KIM THẠCH KỲ DUYÊN.

....... Đồng Nai có bốn rồng vàng
....... Lộc hoa, Lễ phú, Sang đàn, Nghĩa thi


Nghĩa thi đây chính là thi sĩ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa .

Câu đối thờ vợ là bà Nguyễn thị Tồn của ông Bùi Hữu Nghĩa

Ngã chi bần khanh năng độc trợ, ngã chi oan khanh năng độc
minh, triều quân giai xưng khanh thị phụ
Khanh chi bệnh ngã bất năng dưỡng, khanh chi tử ngã bất năng
táng, giang sơn ưng tiếu ngã phi phu


dịch nghĩa:

Tớ nghèo mình lo giúp, tớ oan mình lo kêu chòm xóm đều khen
mình đáng vợ
Mình đau tớ không nuôi, mình chết tớ không táng non sông thẹn
phận tớ làm chồng


7) Phương Bắc có Hồng Hà Nữ Sĩ (Ddoàn Thị Ddiểm) thì Phương Nam cũng có một MỘNG TUYẾT NỮ SĨ. Nàng là con cháu của Mạc Cửu liệt anh của Hà Tiên.

Nàng đúng là một đoá thiên sen biểu tượng cho gái Phương Nam với bao nhiêu giòng máu hoà hợp của Việt, Tàu, Chàm, và các dân thiểu số khác.

Giòng họ nàng ngoài hòang tộc Mạc còn có Học Sĩ Nguyễn Nghị Chồng nàng, nhà thi sĩ Dđông Hồ là bậc nhất danh nhân với những bài thơ bất hủ.

Công trình của nàng trong CHIÊU ANH CÁC (hội thơ chiêu thi sĩ văn nhân để lập HỌC NGHĨA ĐƯỜNG, chiêu mộ các anh tài, bảo tồn văn hóa...) đã để lại cho hậu duệ một kho tàng văn chương giá trị

8) Cô Ba Ngoạn

Lưu Thị Ngoạn (Cô Ba Ngoạn) nghệ sĩ hát bội tài sắc vẹn toàn. Vào năm 1913, nàng đã được Vua Thành Thái khen tặng một bộ chén ngọc. Qua những diễn đàn, nàng đã đề cao tinh thần dân tộc dưới sự đàn ép của thực dân Pháp. Thành Thái, ông vua bình dân, đã sùng bái tài năng và chí khí cuả nàng trong những thập niên 1910-1920.

Nói đến Thành Thái phải nhắc lại người đàn bà Nam Kỳ can đảm theo chồng đi tù đày ở đảo Réunion. Đó là bà Chánh Thất của Thành Tháị Sau khi trở lại Việt Nam, bà đã cùng chồng sống cuộc đời khó khăn nghèo nàn cho đến khi cựu hoàng băng hà. Đáng khen thay người liệt nữ trunh thành.

9) Cô Ba Viện

Đất thiêng MỸ THO (Vĩnh Kim) đã sanh ra cô Ba Viện tạo ra gánh hát đàn bà đầu tiên tại Việt Nam (1926). Gánh hát này hoàn toàn do các "diễn viên" nữ phụ trách và diễn đàn. Cô còn là một nữ sĩ, nghệ sĩ xuất chúng. Cô rất giỏi về đàn tranh và đàn tỳ bà.

Cô tên thật là TRẦN NGỌC VIỆN sanh trưởng trong một gia đình nổi tiếng về âm nhạc. Thân phụ của cô là nhạc sĩ Trần Quang Diện. Cô là cô ruột của giáo sư tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê .

Gánh nhạc của cô đã bậc thang đầu tiên cho phái nữ vượt bức tường phong kiến "khuê môn bất xuất". Cô đã mở đường cho biết bao nhiêu nữ sĩ sau này .

Tên tuổi của cô và tuồng BẠCH THU HÀ đã gán liền từ thập niên 20's.

Người nữ sĩ sau này đã gia nhập phong trào cách mạng chống thực dân Pháp tại miền nam (1940's). Kỳ công của nàng còn ghi trong những trang lịch sử cách mạng lừng danh tại miền nam.

Cô mất năm 1944 sau bao ngày tranh đấu với mặt trận cách mạng chống Pháp.

10)

Gió đưa lá cải về trời
Rau Răm ở lại chịu lời đắng cay....

Đây là câu ca dao khóc bà Lê Thị Răm. Bà là cung Phi của Chúa Nguyễn Ánh và là mẹ của hoàng tử Cải . Nguyễn Ánh vì muốn cầu viện với Pháp nên sai Hoàng tử Cải đi làm con tin qua Pháp. Hoàng tử Cải cãi lệnh cha vì không muốn phạm tội CÕNG RẮN VÀO NHÀ nên đã bị vua cha ném xuống biển mà chết.

Bà Răm không đồng ý cho con đi làm con tin để mở đường cho Pháp cũng bị đày ra Côn Ddảo chịu đói khổ. Sau này bà bị tên Biện làm nhục phải tự tử.

11) HỒNG THIÊN NỮ SĨ

CẢNH VẬT VŨNG TÀU

Dạo xem nước ngọt tại Long Thành
Núi Cấp bao la cảnh hữu tình.
Bãi Tỵ lạnh lùng phơi cát trắng
Hòn Rùa, lặng lẽ, ngắm mây xanh
Trời mây phô đủ trăm màu sắc
Non nước thu vào một bức tranh
Sơn-tự huy hoàng cao chót vót
Chuông chiều còn vọng mãi âm thanh.


HỒNG THIÊN NỮ SĨ

Trong giới Thi Nhân của phương trời nam thì phải có nữ sĩ HỒNG THIÊN.

Nàng có tài xuất khẩu thành thơ, văn thơ lưu loát. Nàng là hậu duệ của TAM-NGUYÊN YÊN ĐỔ (cụ có tên đường trên thủ đô Sài Gòn). Nàng đã được tôn lên ngang hàng với Đoàn Thị Điểm với tài năng xướng họa chớp nhoáng. Lời thơ linh láng kiệt tác của nàng đã đóng góp xây dựng cho nền văn hoá Việt Nam.

12) Lê Thị Điền là em gái của ông Lê Tăng Quýnh vừa là bạn vừa là học trò của Nguyễn Đình Chiểu . Ái mộ nhà thơ thông thái, Lê Tăng Quýnh đã gả em gái cho NDC.

Khen thay cho người liệt nữ Điền, chẳng ngại cảnh mù loà của lang quân mà chỉ muốn tìm tấm chồng sĩ phu tương đồng học thức. Nàng đã giả trai đóng màn LƯƠNG SƠN BÁ - TRÚC ANH ĐÀO để thử lòng Đồ Chiểụ

13) Trong lịch sử Việt Nam có lẽ trường hợp ''độc nhất vô nhị" người đẹp thôn dã được vua sủng ái phong danh xứng đáng với loài hoa thanh tao "vương giả" siêu tuyệt là Nguyên Phi ỷ Lan triều Lý. Tục truyền rằng vua Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà chưa có con trai kế nghiệp ngôi báu, vua rất sầu não và đã đi cầu tự khắp nơi nhưng vẫn chưa ứng nghiệm. Một sớm mùa xuân về trang Thổ Lỗi dụ hội chùa Dâu, đi đến đâu là dân làng nô nức nghênh giá. Lúc đó, chỉ có một cô gái vẫn điềm nhiên hái dâu và cất tiếng hát bên gốc lan với lời ca khẩu khí:

"Tay cầm bán nguyệt xênh xang
Bao nhiêu cây cỏ lai hàng tay ta"


Vua cho gọi hỏi, thấy cô gái đối đáp thông minh, cử chỉ đoan trang bèn tuyển về cung. Kỷ niệm cuộc gặp gỡ với cô gái đứng bên gốc lan, vua phong danh hiệu cho nàng là Nguyên Phi ỷ Lan rồi xây Lan cung cực kỳ qui mô, huy hoàng. Hơn 9 thế kỷ đã trôi qua, thiên hạ vẫn không ngừng tìm hiểu loài lan nào mà Nguyên Phi ỷ Lan có diễm phúc gắn bó duyên phận, từ thuở hàn vi đến khi trở thành bà hoàng uy tín lẫy lừng: 2 lần thay chồng con nhiếp chính triều đình. Việc Nguyên Phi ỷ Lan được phong danh hiệu cao quí khiến người viết bài liên tưởng một câu chuyện khác cũng liên quan đến hoa lan. Theo cuốn "Tả truyện" Tuyên công năm thứ 3 có ghi: thời Xuân Thu Trịnh Văn Công có ái thiếp tên là Yến Khiết, có lần mộng thấy trời ban cho một bông lan. Sau đó sinh ra Mục Công. Về sau người đời thường cho rằng mộng thấy hoa lan là điềm sinh quí tử.

14) Nếu Nguyên Phi ỷ Lan có duyên tình với hoa lan thì Tuyên phi Đặng Thị Huệ lại có "mệnh" với hoa huê.. Từ cô gái hái chè ở đất Tiên Sơn (Bắc Ninh), Đặng Thị Huệ đã lọt vào mắt chúa Trịnh Sâm do nàng có nhan sắc diễm lệ và nhất là tài nữ công gia chánh khéo léọ Không phải ngẫu nhiên Đặng Thị Huệ được Tinh Đô vương Trịnh Sâm "thiên vị" bội phần. Ngay từ phút ban đầu Đặng Thị Huệ đã chiếm được cảm tình của một ông chúa "cứng rắn, thông minh, quyết đoán, sáng suốt, trí tuệ hơn người, có đủ cả tài văn lẫn võ, đã xem khắp kinh sử, biết làm thơ làm văn... (Hoàng Lê Nhất Thống chí của Ngô gia Văn Phái). Nàng đã đánh trúng tâm lý của Trịnh Sâm ở "điểm yếu nhất": say mê cái đẹp, cái mới lạ. Vì nàng đã nhuộm khay hoa huệ bằng các loại phẩm màu tươi thắm, rực rỡ, kỳ ảo gây ấn tượng thẩm mỹ khác thường đối với chúa Trịnh Sâm - một bậc hào hoa sành điệu thưởng ngoạn. Hoa huệ vốn màu trinh bạch, theo tín ngưỡng dân gian dùng vào việc cúng Phật giỗ kỵ, chứ mấy ai dám cung tiến người sống và các vị tân chúa, ấy thế mà Đặng Thị Huệ đã "cả gan" làm "chuyện ngược đời" có thể mắc vào tội khi quân lắm chứ? Nàng gửi gắm vào khay hoa huệ một ý niệm "nữ tính" và đem cho tạo vật, tâm hồn vẻ đẹp đa dạng không nhàm chán đồng thời ngầm giới thiệu tên tuổi danh phận mình để thăm dò tình cảm của chúa Trịnh Sâm và dư luận xã hội . Tuyên phi Đặng Thị Huệ là người đẹp Việt Nam đầu tiên có nghệ thuật cắm hoa độc đáo . Hoa và những người đẹp nổi tiếng Việt Nam đã trở thành những "sự kiện lịch sử". Và tình hoa đặc biệt ấy đã tô thắm thêm cốt cách hào hoa cho các nhân vật trong cuộc đồng thời đề cao bản chất yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên của dân tộc ta .

ST
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.