TRANG CHÍNH VIỆT NAM QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN MULTIMEDIA TẠP CHÍ TƯ LIỆU HỖ TRỢ DIỄN ĐÀN
Tổ chức “Cô Việt Nam”: Chương trình cho vay vốn cho các phụ nữ nghèo ở Việt Nam2007.10.29
Phương Anh, phóng viên đài RFA
Sau thời gian mở cửa, và nay, Việt Nam đã được gia nhập WTO, thu hút nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Nhìn chung, cuộc sống của người dân có vẻ khá hơn trước. Thế nhưng, một thực tế không ai có thể phủ nhận là đời sống của nông dân vẫn còn rất nhiều khó khăn và nghèo khổ.
Bấm vào đây để nghe câu chuyện này
Tải xuống để nghe
Trang web Cô Việt Nam
Chuyện các thiếu nữ Việt lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc để mong được đổi đời vẫn còn là một thực trạng khó có thể chấm dứt cho dù biết bao thảm cảnh xảy ra. Vào năm 2004, CÔ Việt Nam, một tổ chức vô vị lợi được chính thức thành lập tại San Francisco, bang California, Hoa Kỳ nhằm mục đích giúp cho chị em phụ nữ Việt Nam nghèo có cơ hội để thay đổi cuộc sống khó khăn của chính mình và gia đình.
Người thành lập tổ chức này là cô Hanna Bùi Eve, tên Việt Nam là Bùi Ngọc Hân. Trang Phụ Nữ kỳ này xin gửi đến quí vị các thông tin về tổ chức này.
Cô Bùi Ngọc Hân
Thưa quí vị thính giả, năm 1979, cô Bùi Ngọc Hân cùng với gia đình vượt biên đến trại tị nạn. Một thời gian ngắn sau, cả gia đình định cư tại California. Sau khi đã tốt nghiệp luật sư về thương mại, làm đại diện cho các hãng công nghệ thông tin lớn ở Hoa Kỳ, cô trở về Việt Nam thăm lại quê cha đất tổ ở Bến Tre.
Trong chuyến đi đầu tiên, chứng kiến nhiều cảnh phụ nữ vô cùng nghèo khổ, sống chật vật và mặc dù siêng năng, cần cù làm việc cho đến đâu chăng nữa, vẫn không có cơ hội để vươn lên. Trở về Hoa Kỳ, cô nảy ra ý định làm cách nào để giúp cho những phụ nữ ấy có cơ hội làm ăn. Và thế là cùng với sự hỗ trợ của một số bạn bè, cô đứng ra thành lập tổ chức CÔ VIÊT NAM. Mời quí vị nghe cô giải thích:
“Hân cảm thấy phụ nữ Việt Nam vẫn còn nghèo khổ và làm ăn rất cực nhọc. Hân thấy đây là chị em của mình, cùng là mầu da, cùng là tiếng nói, Hân không thấy mình giỏi hơn, hay là hay hơn những phụ nữ Việt Nam, mình chỉ được may mắn, có cơ hội để vươn lên. Khi trở về bên Mỹ, Hân nghĩ rằng trời đã cho Hân cơ hội đó thì phải làm sao đem cơ hội đó để giúp cho những phụ nữ Việt Nam vươn lên.
CÔ Việt Nam có nghĩa là “Creating Opportunities for Vietnam”, viết tắt là CO Việt Nam, mà Hội của Hân là giúp cho phụ nữ Việt Nam, nên nghe nó đúng với tôn chỉ của Hội. Mục đích chính là muốn đem cơ hội cho phụ nữ Việt Nam, giúp đỡ phụ nữ, tự tay mình nâng cao cuộc sống của chính mình và của gia đình, cho “cần” câu, nhưng không cho “cá”, chỉ đem cơ hội đến mà thôi, và người phụ nữ đó phải dùng cơ hội đó để tự giúp mình.
Cô Bùi Ngọc Hân
CÔ Việt Nam có nghĩa là “Creating Opportunities for Vietnam”, viết tắt là CO Việt Nam, mà Hội của Hân là giúp cho phụ nữ Việt Nam, nên nghe nó đúng với tôn chỉ của Hội. Mục đích chính là muốn đem cơ hội cho phụ nữ Việt Nam, giúp đỡ phụ nữ, tự tay mình nâng cao cuộc sống của chính mình và của gia đình, cho “cần” câu, nhưng không cho “cá”, chỉ đem cơ hội đến mà thôi, và người phụ nữ đó phải dùng cơ hội đó để tự giúp mình.
Hiện giờ Hội tài trợ và khuyến khích phụ nữ nghèo và có chí, bằng cách cho mượn vốn kinh doanh nhỏ và huấn luyện. Khi họ được huấn luyện và mượn vốn, thì họ sẽ mở một kinh doanh nhỏ. Nếu họ đã có business rồi thì làm to hơn.”Giúp những người khác để họ giúp lấy chính mìnhTheo lời cô cho biết, với phương châm “giúp những người khác để họ giúp lấy chính mình”, sau khi tìm cách gây quỹ, vận động bạn bè là những doanh nhân thành công ở Mỹ, tổ chức CÔ VIỆT NAM chính thức bắt tay vào việc:
“
Cuối 2005 mới bắt đầu gửi tiền về Việt Nam, và Hân về Việt Nam rất nhiều lần, nhưng khó mà điều hành từ bên Mỹ, nên Hân làm việc chung với một Hội ở Việt Nam, gọi là Qũy Khuyến Khích Tự Lập, CÔ Việt Nam giao tiền cho Qũy Khuyến Khích Tự Lập, là tổ chức của Mỹ có mặt tại Việt Nam.Hội này đang làm việc ở Thừa Thiên Huế và đã giới thiệu cho Hân một làng. Hiện nay, trong làng có 920 gia đình, coi như nguyên cả làng đã được cho vay vốn hết và tổng cộng khoảng 30 chục ngàn dollars.”
Khi hỏi làm cách nào để lựa chọn những phụ nữ mà tổ chức mạnh dạn cho vay vốn, cô Ngọc Hân cho hay:
“Thứ nhất là họ phải nghèo, thứ nhì là phải có uy tín, thứ ba là họ nộp đơn xin mượn vốn thì mình phải xem họ dùng cái vốn đó để làm gì? Khi mình thấy họ có óc sáng tạo và hợp lý thì mình chọn những người đó. Thường mình cho mượn trong một tổ, một tổ có 10 phụ nữ. Thí dụ, một người không trả thì 9 người kia sẽ không được mượn vòng thứ hai.
Như vậy, họ sẽ giúp lẫn nhau. Nếu một người có vấn đề thì 9 người kia sẽ ủng hộ về tinh thần và nhiều khi về tiền bạc nữa, họ nâng đỡ nhau, tình nâng đỡ đó rất quan trọng. Mỗi tháng họ họp nhau lại và nhân viên của CÔ Việt Nam đến đó tiếp xúc, huấn luyện về kinh doanh và cho các phụ nữ trong tổ trao đổi với nhau…10 người đó phải giúp đỡ lẫn nhau. Sau 3 vòng thì họ không cần mượn nữa.”Thứ nhất là họ phải nghèo, thứ nhì là phải có uy tín, thứ ba là họ nộp đơn xin mượn vốn thì mình phải xem họ dùng cái vốn đó để làm gì? Khi mình thấy họ có óc sáng tạo và hợp lý thì mình chọn những người đó. Thường mình cho mượn trong một tổ, một tổ có 10 phụ nữ. Thí dụ, một người không trả thì 9 người kia sẽ không được mượn vòng thứ hai.
Cô Ngọc Hân
Cũng theo lời cô, tùy theo từng hoàn cảnh cư ngụ của những chị em phụ nữ này mà tổ chức cho vay vốn với số tiền khoảng từ 150 dollars đến 600 dollars. Cô nói tiếp:
“Trước hết, mình phải chọn người cho vay vốn. Ở miền quê thì tuỳ vùng. Ở Huế, miền quê thì ở làng khoảng 150 dollars, nhưng ở ngoài thành phố thì cao hơn, có thể lên đến 5 hay 600 dollars. Số vốn này sẽ được trả lại trong vòng 1 năm đến 1 năm rưỡi, có tiền lãi nhưng rất ít. Chương trình hiện đang làm ở Thừa Thiên Huế, số hoàn trả lại là 98%.
Những trường hợp không trả lại được là do người thân trong gia đình bị chết, hay bị bệnh, nhưng thường thường trả lại hết. Hơn nữa, những làng mà CÔ Việt Nam đang làm việc, dân ở đó sống lâu đời, nên uy tín rất quan trọng, nên bằng mọi cách, họ đều ráng trả lại. Hiên nay, tại một làng ở Thưà Thiên Huế, có dịch heo tai xanh, nên heo chết nhiều lắm nên tụi này chỉ thu được 80%- 85% thôi, nhưng mình đang kiếm cách để giải quyết, và giúp đỡ người dân.”Những băn khoănChỉ sau hai năm hoạt động, cho đến nay, tổ chức CÔ Việt Nam đã tạo được rất nhiều uy tín trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại cũng như những chị em phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa tại tỉnh Thưà Thiên- Huế. Bên cạnh đó, cô Bùi Ngọc Hân còn tìm cách đưa những sinh viên Hoa Kỳ đang theo học Cao Học ngành Quản Trị Kinh Doanh về tận điạ phương mà tổ chức CÔ Việt Nam đang có mặt để tạo điều kiện cho hai bên có sự trao đổi học hỏi lẫn nhau.
Nhưng điều băn khoăn nhất của cô Ngọc Hân hiện nay là làm thế nào để mang cơ hội này đến các tỉnh biên giới Việt Nam, là nơi có nhiều phụ nữ lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc hay có nguy cơ bị buôn bán ra nước ngoài nhiều nhất. Cô tâm sự:
“Năm tới sẽ tiếp tục gây quỹ và làm thêm một làng nữa ở Thừa Thiên -Huế. Nhưng, một điều ao ước là Hân muốn đem chương trình này về những làng ở gần biên giới có tệ nạn phụ nữ bị bán qua biên giới, như An Giang, nhưng mấy năm nay, Hân đã về Việt Nam để kiếm “local partner” (Hội làm chung ở địa phương) nhưng chưa kiếm được.”Nhân đây, Phương Anh cũng liên lạc với anh Cary Shriad, một sinh viên vừa tốt nghiệp cao học quản trị kinh doanh, đã có mặt tại Việt Nam vào tháng 7 vừa qua. Anh cho biết:
“Một trong những người bạn của tôi ở trường đã làm việc với Cô Việt Nam và tôi biết đến Hội này. Tôi đã làm việc với ở Việt Nam một tháng và thấy rằng tổ chức của họ ở Việt Nam thật là qui củ, thật tốt mà tôi chưa từng gặp bao giờ. Tôi cũng làm việc với những người được cho mượn vốn để tìm hiểu xem những phụ nữ này đã làm như thế nào với số vốn đó.
Cũng có chương trình của nhà nước Việt Nam cho vay mượn vốn nhưng tôi thấy là còn rất nhiều người cần nhưng nhà nuớc đòi hỏi một số điều kiện mà một số phụ nữ không thể nào đáp ứng được. Chẳng hạn những người sống trên thuyền, họ không hề có đất đai, họ chẳng có tài sản gì ngoài chiếc thuyền, họ chỉ biết nghề câu cá…
Anh Jay Young Choice
Thí dụ họ nuôi heo ra sao, thu hoạch vụ mùa như thế nào. Hoặc những người kinh doanh nhỏ thì họ buôn bán ra sao…Tôi rất cảm phục những phụ nữ này vì họ vừa là vợ, là mẹ vừa phải bươn chải, phấn đấu với cuộc sống khó khăn hàng ngày để vươn lên.”Một sinh viên khác, anh Jay Young Choice, cũng cho hay:
“Tôi rất ngạc nhiên về chương trình cho vay vốn kinh doanh nhỏ theo kiểu “vi mô” này. Lúc đầu, họ cũng e ngại vì không biết dùng tiền như thế nào cho hiệu quả, nhưng khi hướng dẫn họ cách kinh doanh thì họ mạnh dạn và những người được mượn đều trả lại tới 98%”.Phụ nữ nông thôn Việt NamĐược biết, hiện nay, nhằm nỗ lực cải thiện đời sống nông thôn, nhà nước đã và vẫn đang có chương trình cho những người nghèo vay vốn với lãi suất thấp. Thế nhưng, theo lời cô Ngọc Hân cho biết thì:
“Ở nông thôn Việt Nam, có nhà băng cho mượn, tiền lãi rất rẻ, nhưng không phải tất cả mọi người đều được mượn, và họ không đi vùng sâu và những người ở vùng sâu, vùng xa, mỗi tháng phải đi ra ngoài thành thị để trả tiền hay phải lấy tiền thì rất khó cho họ. Cô Việt Nam đã đem nhân viên đến tận nơi, mà nhà băng không thể làm được.”Anh Jay Young Choice cũng nhận xét:
“Cũng có chương trình của nhà nước Việt Nam cho vay mượn vốn nhưng tôi thấy là còn rất nhiều người cần nhưng nhà nuớc đòi hỏi một số điều kiện mà một số phụ nữ không thể nào đáp ứng được. Chẳng hạn những người sống trên thuyền, họ không hề có đất đai, họ chẳng có tài sản gì ngoài chiếc thuyền, họ chỉ biết nghề câu cá…
Họ không thể vay vốn của ngân hàng được vì không có tài sản thế chấp, không có giấy tờ, chứng minh nhân dân nên những thành phần này chỉ còn biết nhờ đến Cô Việt Nam mà thôi. Và Cô Việt Nam giúp họ bằng cách làm việc với chính quyền điạ phương, xác nhận địa chỉ, và giúp cho họ vay vốn.Trở lại với cô Ngọc Hân, khi được hỏi nhận xét gì về chị em phụ nữ Việt Nam ở nông thôn, cô phát biểu:
“Khi Hân về nông thôn thì thấy phụ nữ Việt Nam có rất nhiều khả năng, biết đọc biết viết, rất thông minh. Nhưng cái họ không có là cơ hội. Bây giờ ở nông thôn Việt Nam, đất rất ít, khi làm ruộng, hay trồng trọt thì không lời nhiều, đi kiếm việc làm thì những hãng xưởng không đến nông thôn, thành ra họ không có cơ hội.
Người phụ nữ Việt Nam lại rất giỏi về buôn bán nhỏ. Đó là cái mà Hân cảm thấy rằng cho mượn vốn thì những phụ nữ này có thể kinh doanh nhỏ và làm cho cuộc sống của họ tốt hơn.”Quí vị vừa nghe những thông tin về tổ chức Creating Opportunites for Vietnam, xin tạm dịch “Tổ chức Tạo Dựng Cơ Hội”, cho các phụ nữ nghèo ở nông thôn Việt Nam, gọi tắt là CÔ Việt Nam. Trang Phụ Nữ xin dừng nơi đây. Hẹn gặp lại qúi vị và các bạn vào kỳ sau.
Thông tin trên mạng:
- Trang web Cô Việt Nam
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Phim tình cảm Hàn Quốc ảnh hưởng đến đời sống ở Việt Nam
Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong kinh doanh ngày nay
Nữ khoa học gia gốc Việt đoạt giải thiên tài của MacArthur Foundation
Bùi Phương Phoenix và hội Foundation for the Children of Vietnam
Hoa hậu Elizabeth Bích Liên và công tác từ thiện
Hoa hậu Việt Nam giúp chữa bệnh mắt tại Cambodia
Cơ sở bảo trợ người tâm thần Trọng Đức tại Lâm Đồng
Elena Trần, người sáng lập hội Sunflower Mission, xây trường học cho trẻ em miền quê Việt Nam
Hội Bạn Người Cùi Việt Nam ở Hoa Kỳ
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »Tải và cài đặt Audio Player »Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA
202-530-4900 |
vietweb@rfa.org | RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia
http://www.rfa.org/vietn...anisatioToFinance_PAnh/