Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Về một đề nghị giúp đỡ cụ thể các cô gái
PC
#1 Posted : Saturday, August 18, 2007 4:00:00 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Vừa qua PC có được một thành viên Diễn Đàn trao đổi qua điện thọai, bức xúc về trường hợp cô Hùynh Mai, một cô dâu bị chồng người Hàn Quốc đánh chết theo tin tức mà các báo đưa tin trong tuần qua, và chị thành viên có đặt vấn đề PNV có nên làm cái gì đó để giúp đỡ cụ thể các cô gái nạn nhân này hay không? Câu hỏi này cũng đã được đặt ra trước đây, và PC cũng xin trả lời là đây là một diễn đàn chung cho các bạn, các bạn có thể đưa vấn đề ra để tìm sự đồng cảm, đồng ý của các bạn khác và có thể ai đó có khả năng, nhân lực, tài lực hay ý kiến cùng nhau đóng góp hầu chúng ta có thể làm cái chi đó thể hiện mối quan tâm đến hạnh phúc của người phụ nữ Việt.

PNV luôn tán đồng và hỗ trợ các họat động giúp đỡ các hoàn cảnh khốn khổ, khó khăn của mọi người.

Hiện nay PNV vẫn chưa đăng ký như là một hội đoàn vô vị lợi (non-profit organization) cho nên các cuộc lạc quyên mang tầm vóc lớn lao vẫn chưa thể tiến hành. Tuy nhiên thiết tưởng bất cứ việc lớn lao nào cũng thường khởi đi từ những việc nhỏ, từ một ý định, một xúc động cá nhân, cho nên chúng tôi cũng xin đăng lên đây, nếu bạn nào có dự định thực hiện các chương trình hay công tác giúp đỡ thiết thực cho các chị em bạn gái Việt Nam thì xin đưa ra các đề nghị, các kế họach cụ thể để chúng ta cùng nhau thảo luận góp ý và kêu gọi sự góp tay của các vị có hằng tâm hằng sản.

Thân mến,

LanHuynh
#2 Posted : Monday, August 20, 2007 10:51:33 AM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36

Chúng ta là phụ nữ Việt Nam, may mắn được sống trong đất nước tự do, nhân quyền, đầy đủ vật chất và tinh thần, nhưng thử nhìn quanh trên thế giới, có phụ nữ nào khốn khó cho bằng những chị em phụ nữ nước Việt. Trãi qua bao thế hệ, vì chiến tranh, phụ nữ Việt Nam, lắm kẻ bị hóa bụa, chồng bị tù tội, phải gánh vác việc nhà vất vã, thay chồng nuôi con, thăm nuôi chồng con trong lúc bị tù đày, người phụ nữ Việt Nam cũng đã từng anh dũng chiến đấu, đuổi giặc ngọai xâm, như Hai Bà Trưng, Bà Triệu.

Qua bao nhiêu khốn khó, lầm than vì giặc ngọai xâm, chiến tranh, nhưng vẫn chưa hết, bây giờ lại thêm cái nạn nghèo, phải đem thân mình gã cho đàn ông xứ khác, hết Đài Loan, Trung Quốc, đến Đại Hàn,....nay bị hành hạ đánh đập, hết sức tàn ác, ô nhục, không được coi trọng như một con người.

Các bạn có thấy chúng ta là những người được may mắn, khi đọc những hàng tin dưới đây có ai mà không cảm thấy buồn, thương, giận cho số phận các phụ nữ kém may mắn như cô Hùynh Mai, cô Lê thị Kim Đồng.v.v.v....

Chúng ta phải nên làm gì đây.......các chị? nên đóng góp một ý kiến! một lời khuyên! hay một hành động gì, để nhằm giúp các phụ nữ đang gặp khó khăn như hai trường hợp sau đây?


RoseRoseRoseRoseRose

Thứ Ba, 21/08/2007, 04:06 (GMT+7)

Thêm một cô dâu Việt chết trên đất Hàn:

“Chồng con đánh nữa rồi, ba ơi!...”


Cô gái trẻ bạc phận Lê Thị Kim Đồng trong ngày cưới - Ảnh do gia đình cung cấp

TT - Cô dâu Việt chết tức tưởi và thảm khốc trên quê chồng Hàn Quốc mà Đài truyền hình MBC (Hàn Quốc) gọi là “Trần Thị Thu An” chính là Lê Thị Kim Đồng, quê ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. Cô gái trẻ trút hơi thở cuối cùng ngày 30-4-2007, sau cuộc đào thoát bất thành từ nhà chồng trước đó năm ngày.

Hôm qua, phóng viên Tuổi Trẻ đã tìm đến nhà cô gái bạc phận tại Cần Thơ.

Chỉ có vài tấm ảnh của Kim Đồng trong tập album do gia đình cung cấp. Đó là những tấm ảnh hiếm hoi được chụp trong ngày cưới của cô gái. Trong bức ảnh, cô gái xinh xắn và nụ cười rạng ngời hạnh phúc bên chồng. Cô còn rất trẻ, 21 tuổi.

Ngày 10-7, trong chương trình “Nhật ký phóng viên” (một chương trình khá ăn khách), Đài truyền hình MBC đã phát một bản tin về cái chết đáng thương của một cô dâu Việt. Theo MBC, cô dâu có tên “Trần Thị Thu An” (tên Kim Đồng đã được MBC đổi) đang có thai và do bị gia đình nhà chồng hành hạ, đã tìm mọi cách trốn khỏi nhà chồng.

12 đêm 25-4-2007, từ chung cư ở Daegu (một thành phố miền trung Hàn Quốc, cách Seoul 400km), “Thu An” đã tìm cách trốn khỏi nhà nhưng cô không dám đi thang máy vì sợ camera của thang máy phát hiện nên đã buộc rèm cửa vào người và nhảy xuống từ bancông lầu 9. Không may rèm cửa bị tuột và “Thu An” bị thương rất nặng. Cô được đưa vào bệnh viện cứu chữa nhưng đến ngày 30-4 thì không qua khỏi.

ĐIỆP - OANH

Con đường vào nhà cô tại xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ đầy cỏ dại, lầy lội, dân cư thưa thớt. Cũng như nhiều người ở đây, gia đình cô rất nghèo. Trước khi cô đi lấy chồng, gia đình đang chịu món nợ 60 triệu đồng do mùa màng thất bát liên tục.

Khi chúng tôi đến, bà Nguyễn Thị Huệ (mẹ Kim Đồng) đang ở nhà một mình, thắp nhang cho con trên bàn thờ. Ông Lê Quang Thắng (cha cô) đã đi làm đồng từ sáng sớm, cách nhà hàng chục cây số, khi nghe chúng tôi đến tất tả chạy về. Bốn anh em của cô, người thì lập gia đình ra riêng, người còn đi học... “Từ ngày con tôi chết, tôi khóc hết nước mắt. Đời sao quá đen bạc với con. Cũng vì cái khó của gia đình mà Đồng nhất quyết ra đi để cha mẹ già ở nhà bớt khổ. Lấy chồng Hàn Quốc tôi cứ tưởng đâu con sẽ hạnh phúc...” - bà Huệ ôm mặt nức nở.

Để lấy chồng Hàn, Kim Đồng phải lên TP.HCM theo một đường dây tuyển chọn cô dâu cho các chú rể Hàn. Do có nhan sắc nên cô được phía “đối tác” ưng ý liền và ngay sau đó là một đám cưới tập thể với ba đôi vợ Việt chồng Hàn Quốc khác, được tổ chức tại Đầm Sen ngày 13-9-2006. Xong đám cưới nhà gái chỉ nhận được 300 USD và duy nhất một tấm hình cưới tập thể khổ to. Sau đó cô dâu trở về quê làm giấy tờ, còn chú rể quay về Hàn Quốc. Đến ngày 14-1-2007 Kim Đồng được rước qua Hàn Quốc, sau đó sáu ngày cô làm đám cưới tại xứ kim chi. Qua xứ Hàn được một tháng, cô gửi về cho gia đình được 300 USD lo sửa lại căn nhà lá vốn đã mục nát.

Nhưng tiếp sau đó là những bi kịch dồn dập đến. Chồng nhốt trong nhà không cho ra ngoài, đánh đập cô tàn nhẫn và bắt “phục vụ” suốt đêm không cho ngủ khiến cô hoảng loạn... “Nhiều lần con gái tôi điện thoại về khóc nức nở, nói bị chồng đối xử tệ. Chồng không cho con ra ngoài. Con tôi vừa nói vừa khóc trong thời gian rất ngắn rồi tắt máy, bởi vì cháu đợi lúc chồng đi tắm mới có thể lấy điện thoại gọi về nhà” - ông Thắng nhớ lại. Còn mẹ cô thì kể: “Trước khi con tôi chết vài ngày cháu có điện về liên tục năm lần nhưng đều bị nhỡ. Chắc con định cầu cứu chuyện gì đấy nhưng hôm đó trời mưa lớn quá tôi không nghe được tiếng chuông đổ. Sau đó tôi giữ điện thoại liên tục trong người nhưng chẳng thấy con gọi về nữa”.

Ông Thắng cho biết cô con gái của ông được đưa vào Bệnh viện Đại học tôn giáo Daegu ngày 25-4-2007 trong tình trạng não bộ xuất huyết do chấn thương, sau đó năm ngày thì qua đời tại bệnh viện ngày 30-4. Đến ngày 8-5 ông nhận được điện thoại từ đại sứ quán Hàn Quốc báo tin con ông đã chết. “Đến nay gia đình tôi chưa biết nhiều thông tin về vụ việc này. Con chúng tôi vì sao chết? Hài cốt bao giờ gia đình mới được nhận? Gia đình chúng tôi nghèo quá, không thể tự đi lo được chuyện hậu sự của con gái mình. Gia đình chỉ biết nhờ vào các cơ quan chức năng của hai nước giải quyết, nhưng hơn ba tháng rồi vẫn chưa biết kết quả ra sao...” - ông Thắng nói.

Mắt ông Thắng đỏ hoe khi nhắc đến lời kêu cứu của con gái trước khi chết: “Chồng con lại đánh con nữa rồi, ba ơi!”.

Hàn Quốc: nhiều tổ chức và người dân tưởng niệm Huỳnh Mai


Đặt hoa tưởng niệm người xấu số - Ảnh: Oanh K.
Trưa 19-8, nhiều người dân Hàn Quốc và VN đã tham gia buổi lễ tưởng niệm cô dâu xấu số Huỳnh Mai tại nơi Mai đã sống là nhà ga Cheoan (Incheon). Tham dự buổi đặt hoa tưởng niệm cho Huỳnh Mai có ông Kim Ki Shu - hội trưởng Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài tại Cheoan và bà Lee Jong Min - viện trưởng Bệnh viện EWHA, chủ tịch Hội giải pháp cùng nhiều người Hàn Quốc. Hàng trăm cô dâu VN khác cũng đã đến dự buổi tưởng niệm và quyên góp tiền hỗ trợ gia đình Huỳnh Mai.

Đặc biệt một hội mang tên Hội giải pháp được thành lập ngày 17-6 sau sự kiện Huỳnh Mai bị chồng sát hại tại Cheoan. Hội được lập ra với mục đích quyên góp tiền để giúp đỡ cho gia đình Mai và xác lập các giải pháp giúp đỡ cô dâu người nước ngoài tại Hàn Quốc, giúp các cô dâu nước ngoài có thể thích ứng một cách nhanh nhất với đời sống Hàn Quốc.

HOÀNG ĐIỆP - OANH K.

Bài viết nầy đăng từ báo Tuổi Trẻ



Tonka
#3 Posted : Thursday, August 23, 2007 6:39:21 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Sáng nay em nghe trên đài Little Saigon Radio có nhận hiện kim để gởi giúp cho nạn nhân hay gia đình của họ. Ngoài điều này ra, em không biết mình có thể làm gì khác???

Chồng đánh vợ có lẽ là một vấn đề chung cho rất nhiều quốc gia ở Á châu, trong đó có cả Việt Nam mình nữa chứ không riêng gì Đại Hàn hay Đài Loan. Các ông có thể nhậu nhẹt say sưa, bài bạc hay bất cứ lý do gì gì đó rồi về nhà nện vợ nện con đến mang thương tích Question

Em phải đi cái đã, ai có ý kiến gì tiếp không?


LanHuynh
#4 Posted : Thursday, August 23, 2007 2:14:08 PM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36

LH có ý kiến nầy, ngòai đề nghị trên mình nên giúp những cô gái miền Tây có tương lai, bằng cách tạo công ăn việc làm, chẳng hạn như hình thức kinh doanh nhỏ, chọn các cô có cha mẹ nghèo mà không có tiền, cho con đi học hoặc họ không có vốn kinh doanh nhỏ để sinh sống, thì mình sẽ giúp.

Đề nghị thứ hai là trợ cấp học bổng theo các điều kiện sau đây:

-1- Giúp cho các bé gái từ lớp 1 tuổi trở lên
-2-Gia đình nghèo khó khăn
-3-Đang ở các tỉnh miền Tây
Tonka
#5 Posted : Friday, August 24, 2007 1:49:49 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)

Chị Lan -
Việc trợ cấp học bổng đi học thì ban từ thiện vẫn đang thực hiện, cũng được mấy mùa mưa nắng rồi. Các em này (không phân biệt tuổi tác hay giới tính) có gia cảnh khó khăn. Cha mẹ và đôi khi cả ông bà nội ngoại nữa đều vẫn phải vất vả mưu sinh hằng ngày. Các mạnh thường quân của chúng ta giúp cho các em có điều kiện đi học bằng cách đóng tiền học phí, sách vở, quần áo, bảo hiểm, v.v... Một số ít các em đã lớn tuổi, khó có thể đi học chữ được, thì chúng ta giúp các em học nghề như cắt may, hớt tóc. Tuy nhiên, sự giúp đỡ của chúng ta vẫn ở trong phạm vi rất hạn hẹp và khiêm tốn. Lý do là nguồn tài chánh không được dồi dào cho lắm vì mình không biết cách gây quỹ như các hội đoàn lớn. Lý do thứ hai là liên lạc viên của chúng ta chưa có điều kiện đi xa đến các tỉnh để thăm dân cho biết sự tình nếu không có thổ địa ở địa phương đó chỉ dẫn, cho nên chỉ quanh quẩn ở Sàigon và vùng phụ cận.
Còn có những khó khăn khác: Không thể thuyết phục cha mẹ các em cho con mình đi học. Vì đói và nghèo nên các em nhỏ cũng phải lăn ra đời kiếm sống và đóng góp nhỏ nhoi của các em đôi khi lại là một nguồn thu nhập quan trọng trong gia đình. Vì vậy mà đôi khi liên lạc viên của chúng ta ngỏ ý với cha mẹ cho con đi học thì họ lắc đầu nguầy nguậy từ chối Question

Nề nếp, lối sống, văn hóa của các nước Á châu xưa nay xem người phụ nữ là những món hàng để trao đổi đã ăn sâu vào tâm thức của con người qua một thời gian quá dài, khó có thể mà thay đổi trong chốc lát. Xưa giờ chỉ thấy con gái đi lấy chồng ngoại quốc để giúp đỡ gia đình, không biết mấy ông quý tử biến đâu mất hết rồi [}:)] Việc đánh đập vợ con cũng lại là chuyện xảy ra như cơm bữa của nhiều gia đình, và hầu như hàng xóm hay gia đình cũng làm thinh nếu như chưa có án mạng xảy ra. Thất học là một trong những nguyên nhân gây ra những thảm cảnh của các cô dâu nêu trên. Một cái vòng luẩn quẩn không biết nên gỡ từ đâu Question Thôi thì trở lại cái bước nhỏ nhất mà chúng ta đang cố gắng làm, đó là cho các em nhỏ đi học, ráng thuyết phục cha mẹ cho con em mình đi học lấy mấy chữ, hy vọng rằng thế hệ sau sẽ khá hơn.

Về việc kinh doanh nhỏ thì chị có ý định như thế nào? Giúp cụ thể bao nhiêu cho mỗi gia đình đủ để kinh doanh? Có ai có khái niệm về việc này không? Em hoàn toàn không biết rồi đó. Nếu dự án nêu ra feasible, thì em nghĩ sẽ có người ủng hộ.
LanHuynh
#6 Posted : Friday, August 24, 2007 1:07:13 PM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36

Tonka! Ý kiến giúp học một nghề, để đi làm sinh sống cũng rất hay, nếu cha mẹ không cho các em đi học vì các em phải đi kiếm tiền giúp cho g đ, thì nên giúp cha mẹ có một nghề nào hợp với khả năng họ, thì sẽ khá hơn.

Về việc kinh doanh nhỏ thì còn tùy ở địa phương đó, chẳng hạn như khoảng từ $200....đến 300. Đô,
số tiền nầy hình như các cô gái đánh đổi để được làm đám cưới. Nhưng việc tìm người để lo việc nầy phải nhờ người ở miền Tây, tại vùng xa không biết có người chịu đi giúp về việc nầy không? LH
sẽ cố gắng hỏi thăm xem.
Tonka
#7 Posted : Saturday, August 25, 2007 2:01:50 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Chị - Nếu như ai đó có người quen ở các miền xa, biết được trường hợp nào cần giúp đỡ, mình nêu lên đây cho mọi người biết. Nếu thấy thích hợp thì em nghĩ mọi người cũng sẽ giúp đỡ ít nhiều.

LanHuynh
#8 Posted : Saturday, August 25, 2007 11:42:47 AM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36

LH có liên lạc người bạn ở Bến Tre, để chờ xem chị trả lời, sau khi liên hệ với người ở bên đó.
PC
#9 Posted : Sunday, October 21, 2007 12:54:00 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Một tổ chức nhân đạo ra đời cứu giúp các nạn nhân là kẻ bị buôn bán theo kiểu nô lệ tình dục

Oct 19, 2007

Cali Today News - Tổ chức đó có tên là Transitions Cambodia, Inc. có trụ sở chính ở Hillsboro, Oregon, Hoa Kỳ và hiện tổ chức này đang tung ra chương trình giúp đỡ của họ ở thủ đô Nam Vang của Cambodia.

Theo Athena Pond, Giám Đốc của tổ chức thì mục tiêu là giúp những người sống sót sau các cuộc buôn bán nô lệ tình dục có cơ hội làm lại cuộc đời. Cách làm việc của họ là lập ra các trung tâm nhỏ với một số nhân viên làm việc toàn thời gian, mỗi lần giúp cho từ 10 đến 15 nạn nhân.

Các trung tâm này được thiết lập theo kiểu như các phòng chung cư, với mục tiêu giúp các nạn nhân bước đầu chuyển tiếp qua một đời sống mới của một con người trưởng thành.

Transitions Cambodia, Inc. cung cấp cho họ nhà cửa, huấn luyện cho họ khả năng thích hợp với cuộc sống mới, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và răng và dạy nghề để các cô gáí trẻ có thể kiếm sống.

Tuỳ theo năng khiếu từng người, các huấn luyrện viên sẽ chỉ dạy nhiều thứ, từ công việc văn phòng đến nghề thợ may hay các nghề khác để các em gái này có cuộc sống ổn định và không sa vào lại nghề xấu xa cũ.

Hiện nay trên khắp thế giới vẫn còn hàng trăm ngàn trẻ em bị xô đẩy vào con đường nô lệ tình dục. Nếu không còn nhan sắc, các em sẽ bị vất ra không thương tiếc. Cambodia là một trong những quốc gia bị tổn thương nhiều nhất, do lịch sử xáo trộn gần đây và xứ này thiếu các cơ cấu hạ tầng bảo vệ trẻ em.

Hai vợ chồng James và Anthena Pond đã đến Cambodia và thấy họ cần phiả làm gì để giúp các nạn nhân khổ đau bị lợi dụng tình dục. Năm 2006 họ lập tra trung tâm Transitional Living Center, được đánh giá hoạt động chuyên nghiệp và hữu hiệu. Hiện nay hai ông bà cần nhiều người tình nguyện giúp đở thêm trong lãnh vực nhân đạo này ở Cambodia.

Nguyễn Dương, source Transitions Cambodia, inc.



Sau đây là website của tổ chức nhân đạo nói trên:

http://transitionscambodia.org/index.php
LanHuynh
#10 Posted : Sunday, October 21, 2007 3:39:54 PM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36

Cám ơn chị PC
Tonka
#11 Posted : Monday, October 29, 2007 2:59:23 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
TRANG CHÍNH VIỆT NAM QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN MULTIMEDIA TẠP CHÍ TƯ LIỆU HỖ TRỢ DIỄN ĐÀN

Tổ chức “Cô Việt Nam”: Chương trình cho vay vốn cho các phụ nữ nghèo ở Việt Nam

2007.10.29
Phương Anh, phóng viên đài RFA

Sau thời gian mở cửa, và nay, Việt Nam đã được gia nhập WTO, thu hút nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Nhìn chung, cuộc sống của người dân có vẻ khá hơn trước. Thế nhưng, một thực tế không ai có thể phủ nhận là đời sống của nông dân vẫn còn rất nhiều khó khăn và nghèo khổ.

Bấm vào đây để nghe câu chuyện này
Tải xuống để nghe

Trang web Cô Việt Nam
Chuyện các thiếu nữ Việt lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc để mong được đổi đời vẫn còn là một thực trạng khó có thể chấm dứt cho dù biết bao thảm cảnh xảy ra. Vào năm 2004, CÔ Việt Nam, một tổ chức vô vị lợi được chính thức thành lập tại San Francisco, bang California, Hoa Kỳ nhằm mục đích giúp cho chị em phụ nữ Việt Nam nghèo có cơ hội để thay đổi cuộc sống khó khăn của chính mình và gia đình.

Người thành lập tổ chức này là cô Hanna Bùi Eve, tên Việt Nam là Bùi Ngọc Hân. Trang Phụ Nữ kỳ này xin gửi đến quí vị các thông tin về tổ chức này.


Cô Bùi Ngọc Hân

Thưa quí vị thính giả, năm 1979, cô Bùi Ngọc Hân cùng với gia đình vượt biên đến trại tị nạn. Một thời gian ngắn sau, cả gia đình định cư tại California. Sau khi đã tốt nghiệp luật sư về thương mại, làm đại diện cho các hãng công nghệ thông tin lớn ở Hoa Kỳ, cô trở về Việt Nam thăm lại quê cha đất tổ ở Bến Tre.

Trong chuyến đi đầu tiên, chứng kiến nhiều cảnh phụ nữ vô cùng nghèo khổ, sống chật vật và mặc dù siêng năng, cần cù làm việc cho đến đâu chăng nữa, vẫn không có cơ hội để vươn lên. Trở về Hoa Kỳ, cô nảy ra ý định làm cách nào để giúp cho những phụ nữ ấy có cơ hội làm ăn. Và thế là cùng với sự hỗ trợ của một số bạn bè, cô đứng ra thành lập tổ chức CÔ VIÊT NAM. Mời quí vị nghe cô giải thích:

“Hân cảm thấy phụ nữ Việt Nam vẫn còn nghèo khổ và làm ăn rất cực nhọc. Hân thấy đây là chị em của mình, cùng là mầu da, cùng là tiếng nói, Hân không thấy mình giỏi hơn, hay là hay hơn những phụ nữ Việt Nam, mình chỉ được may mắn, có cơ hội để vươn lên. Khi trở về bên Mỹ, Hân nghĩ rằng trời đã cho Hân cơ hội đó thì phải làm sao đem cơ hội đó để giúp cho những phụ nữ Việt Nam vươn lên.

CÔ Việt Nam có nghĩa là “Creating Opportunities for Vietnam”, viết tắt là CO Việt Nam, mà Hội của Hân là giúp cho phụ nữ Việt Nam, nên nghe nó đúng với tôn chỉ của Hội. Mục đích chính là muốn đem cơ hội cho phụ nữ Việt Nam, giúp đỡ phụ nữ, tự tay mình nâng cao cuộc sống của chính mình và của gia đình, cho “cần” câu, nhưng không cho “cá”, chỉ đem cơ hội đến mà thôi, và người phụ nữ đó phải dùng cơ hội đó để tự giúp mình.

Cô Bùi Ngọc Hân
CÔ Việt Nam có nghĩa là “Creating Opportunities for Vietnam”, viết tắt là CO Việt Nam, mà Hội của Hân là giúp cho phụ nữ Việt Nam, nên nghe nó đúng với tôn chỉ của Hội. Mục đích chính là muốn đem cơ hội cho phụ nữ Việt Nam, giúp đỡ phụ nữ, tự tay mình nâng cao cuộc sống của chính mình và của gia đình, cho “cần” câu, nhưng không cho “cá”, chỉ đem cơ hội đến mà thôi, và người phụ nữ đó phải dùng cơ hội đó để tự giúp mình.

Hiện giờ Hội tài trợ và khuyến khích phụ nữ nghèo và có chí, bằng cách cho mượn vốn kinh doanh nhỏ và huấn luyện. Khi họ được huấn luyện và mượn vốn, thì họ sẽ mở một kinh doanh nhỏ. Nếu họ đã có business rồi thì làm to hơn.”



Giúp những người khác để họ giúp lấy chính mình

Theo lời cô cho biết, với phương châm “giúp những người khác để họ giúp lấy chính mình”, sau khi tìm cách gây quỹ, vận động bạn bè là những doanh nhân thành công ở Mỹ, tổ chức CÔ VIỆT NAM chính thức bắt tay vào việc:

Cuối 2005 mới bắt đầu gửi tiền về Việt Nam, và Hân về Việt Nam rất nhiều lần, nhưng khó mà điều hành từ bên Mỹ, nên Hân làm việc chung với một Hội ở Việt Nam, gọi là Qũy Khuyến Khích Tự Lập, CÔ Việt Nam giao tiền cho Qũy Khuyến Khích Tự Lập, là tổ chức của Mỹ có mặt tại Việt Nam.

Hội này đang làm việc ở Thừa Thiên Huế và đã giới thiệu cho Hân một làng. Hiện nay, trong làng có 920 gia đình, coi như nguyên cả làng đã được cho vay vốn hết và tổng cộng khoảng 30 chục ngàn dollars.”

Khi hỏi làm cách nào để lựa chọn những phụ nữ mà tổ chức mạnh dạn cho vay vốn, cô Ngọc Hân cho hay:

“Thứ nhất là họ phải nghèo, thứ nhì là phải có uy tín, thứ ba là họ nộp đơn xin mượn vốn thì mình phải xem họ dùng cái vốn đó để làm gì? Khi mình thấy họ có óc sáng tạo và hợp lý thì mình chọn những người đó. Thường mình cho mượn trong một tổ, một tổ có 10 phụ nữ. Thí dụ, một người không trả thì 9 người kia sẽ không được mượn vòng thứ hai.

Như vậy, họ sẽ giúp lẫn nhau. Nếu một người có vấn đề thì 9 người kia sẽ ủng hộ về tinh thần và nhiều khi về tiền bạc nữa, họ nâng đỡ nhau, tình nâng đỡ đó rất quan trọng. Mỗi tháng họ họp nhau lại và nhân viên của CÔ Việt Nam đến đó tiếp xúc, huấn luyện về kinh doanh và cho các phụ nữ trong tổ trao đổi với nhau…10 người đó phải giúp đỡ lẫn nhau. Sau 3 vòng thì họ không cần mượn nữa.”


Thứ nhất là họ phải nghèo, thứ nhì là phải có uy tín, thứ ba là họ nộp đơn xin mượn vốn thì mình phải xem họ dùng cái vốn đó để làm gì? Khi mình thấy họ có óc sáng tạo và hợp lý thì mình chọn những người đó. Thường mình cho mượn trong một tổ, một tổ có 10 phụ nữ. Thí dụ, một người không trả thì 9 người kia sẽ không được mượn vòng thứ hai.

Cô Ngọc Hân
Cũng theo lời cô, tùy theo từng hoàn cảnh cư ngụ của những chị em phụ nữ này mà tổ chức cho vay vốn với số tiền khoảng từ 150 dollars đến 600 dollars. Cô nói tiếp:

“Trước hết, mình phải chọn người cho vay vốn. Ở miền quê thì tuỳ vùng. Ở Huế, miền quê thì ở làng khoảng 150 dollars, nhưng ở ngoài thành phố thì cao hơn, có thể lên đến 5 hay 600 dollars. Số vốn này sẽ được trả lại trong vòng 1 năm đến 1 năm rưỡi, có tiền lãi nhưng rất ít. Chương trình hiện đang làm ở Thừa Thiên Huế, số hoàn trả lại là 98%.

Những trường hợp không trả lại được là do người thân trong gia đình bị chết, hay bị bệnh, nhưng thường thường trả lại hết. Hơn nữa, những làng mà CÔ Việt Nam đang làm việc, dân ở đó sống lâu đời, nên uy tín rất quan trọng, nên bằng mọi cách, họ đều ráng trả lại. Hiên nay, tại một làng ở Thưà Thiên Huế, có dịch heo tai xanh, nên heo chết nhiều lắm nên tụi này chỉ thu được 80%- 85% thôi, nhưng mình đang kiếm cách để giải quyết, và giúp đỡ người dân.”



Những băn khoăn


Chỉ sau hai năm hoạt động, cho đến nay, tổ chức CÔ Việt Nam đã tạo được rất nhiều uy tín trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại cũng như những chị em phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa tại tỉnh Thưà Thiên- Huế. Bên cạnh đó, cô Bùi Ngọc Hân còn tìm cách đưa những sinh viên Hoa Kỳ đang theo học Cao Học ngành Quản Trị Kinh Doanh về tận điạ phương mà tổ chức CÔ Việt Nam đang có mặt để tạo điều kiện cho hai bên có sự trao đổi học hỏi lẫn nhau.

Nhưng điều băn khoăn nhất của cô Ngọc Hân hiện nay là làm thế nào để mang cơ hội này đến các tỉnh biên giới Việt Nam, là nơi có nhiều phụ nữ lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc hay có nguy cơ bị buôn bán ra nước ngoài nhiều nhất. Cô tâm sự:

“Năm tới sẽ tiếp tục gây quỹ và làm thêm một làng nữa ở Thừa Thiên -Huế. Nhưng, một điều ao ước là Hân muốn đem chương trình này về những làng ở gần biên giới có tệ nạn phụ nữ bị bán qua biên giới, như An Giang, nhưng mấy năm nay, Hân đã về Việt Nam để kiếm “local partner” (Hội làm chung ở địa phương) nhưng chưa kiếm được.”

Nhân đây, Phương Anh cũng liên lạc với anh Cary Shriad, một sinh viên vừa tốt nghiệp cao học quản trị kinh doanh, đã có mặt tại Việt Nam vào tháng 7 vừa qua. Anh cho biết:

“Một trong những người bạn của tôi ở trường đã làm việc với Cô Việt Nam và tôi biết đến Hội này. Tôi đã làm việc với ở Việt Nam một tháng và thấy rằng tổ chức của họ ở Việt Nam thật là qui củ, thật tốt mà tôi chưa từng gặp bao giờ. Tôi cũng làm việc với những người được cho mượn vốn để tìm hiểu xem những phụ nữ này đã làm như thế nào với số vốn đó.

Cũng có chương trình của nhà nước Việt Nam cho vay mượn vốn nhưng tôi thấy là còn rất nhiều người cần nhưng nhà nuớc đòi hỏi một số điều kiện mà một số phụ nữ không thể nào đáp ứng được. Chẳng hạn những người sống trên thuyền, họ không hề có đất đai, họ chẳng có tài sản gì ngoài chiếc thuyền, họ chỉ biết nghề câu cá…

Anh Jay Young Choice
Thí dụ họ nuôi heo ra sao, thu hoạch vụ mùa như thế nào. Hoặc những người kinh doanh nhỏ thì họ buôn bán ra sao…Tôi rất cảm phục những phụ nữ này vì họ vừa là vợ, là mẹ vừa phải bươn chải, phấn đấu với cuộc sống khó khăn hàng ngày để vươn lên.”


Một sinh viên khác, anh Jay Young Choice, cũng cho hay: “Tôi rất ngạc nhiên về chương trình cho vay vốn kinh doanh nhỏ theo kiểu “vi mô” này. Lúc đầu, họ cũng e ngại vì không biết dùng tiền như thế nào cho hiệu quả, nhưng khi hướng dẫn họ cách kinh doanh thì họ mạnh dạn và những người được mượn đều trả lại tới 98%”.


Phụ nữ nông thôn Việt Nam

Được biết, hiện nay, nhằm nỗ lực cải thiện đời sống nông thôn, nhà nước đã và vẫn đang có chương trình cho những người nghèo vay vốn với lãi suất thấp. Thế nhưng, theo lời cô Ngọc Hân cho biết thì:

“Ở nông thôn Việt Nam, có nhà băng cho mượn, tiền lãi rất rẻ, nhưng không phải tất cả mọi người đều được mượn, và họ không đi vùng sâu và những người ở vùng sâu, vùng xa, mỗi tháng phải đi ra ngoài thành thị để trả tiền hay phải lấy tiền thì rất khó cho họ. Cô Việt Nam đã đem nhân viên đến tận nơi, mà nhà băng không thể làm được.”

Anh Jay Young Choice cũng nhận xét: “Cũng có chương trình của nhà nước Việt Nam cho vay mượn vốn nhưng tôi thấy là còn rất nhiều người cần nhưng nhà nuớc đòi hỏi một số điều kiện mà một số phụ nữ không thể nào đáp ứng được. Chẳng hạn những người sống trên thuyền, họ không hề có đất đai, họ chẳng có tài sản gì ngoài chiếc thuyền, họ chỉ biết nghề câu cá…

Họ không thể vay vốn của ngân hàng được vì không có tài sản thế chấp, không có giấy tờ, chứng minh nhân dân nên những thành phần này chỉ còn biết nhờ đến Cô Việt Nam mà thôi. Và Cô Việt Nam giúp họ bằng cách làm việc với chính quyền điạ phương, xác nhận địa chỉ, và giúp cho họ vay vốn.


Trở lại với cô Ngọc Hân, khi được hỏi nhận xét gì về chị em phụ nữ Việt Nam ở nông thôn, cô phát biểu:

“Khi Hân về nông thôn thì thấy phụ nữ Việt Nam có rất nhiều khả năng, biết đọc biết viết, rất thông minh. Nhưng cái họ không có là cơ hội. Bây giờ ở nông thôn Việt Nam, đất rất ít, khi làm ruộng, hay trồng trọt thì không lời nhiều, đi kiếm việc làm thì những hãng xưởng không đến nông thôn, thành ra họ không có cơ hội.

Người phụ nữ Việt Nam lại rất giỏi về buôn bán nhỏ. Đó là cái mà Hân cảm thấy rằng cho mượn vốn thì những phụ nữ này có thể kinh doanh nhỏ và làm cho cuộc sống của họ tốt hơn.”


Quí vị vừa nghe những thông tin về tổ chức Creating Opportunites for Vietnam, xin tạm dịch “Tổ chức Tạo Dựng Cơ Hội”, cho các phụ nữ nghèo ở nông thôn Việt Nam, gọi tắt là CÔ Việt Nam. Trang Phụ Nữ xin dừng nơi đây. Hẹn gặp lại qúi vị và các bạn vào kỳ sau.


Thông tin trên mạng:

- Trang web Cô Việt Nam

Tiếng Việt



© 2007 Radio Free Asia



Các tin, bài liên quan
Phim tình cảm Hàn Quốc ảnh hưởng đến đời sống ở Việt Nam
Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong kinh doanh ngày nay
Nữ khoa học gia gốc Việt đoạt giải thiên tài của MacArthur Foundation
Bùi Phương Phoenix và hội Foundation for the Children of Vietnam
Hoa hậu Elizabeth Bích Liên và công tác từ thiện
Hoa hậu Việt Nam giúp chữa bệnh mắt tại Cambodia
Cơ sở bảo trợ người tâm thần Trọng Đức tại Lâm Đồng
Elena Trần, người sáng lập hội Sunflower Mission, xây trường học cho trẻ em miền quê Việt Nam
Hội Bạn Người Cùi Việt Nam ở Hoa Kỳ


Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ


Giúp nghe đài RFA trên mạng »Tải và cài đặt Audio Player »Ăng-ten chống phá sóng »

Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA
202-530-4900 | vietweb@rfa.org | RFA Jobs

© 2005 Radio Free Asia




http://www.rfa.org/vietn...anisatioToFinance_PAnh/
Users browsing this topic
Guest (8)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.